TỘI QUÁ NGƯỜI ƠI 10
SỰ SUY VI ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI ĐÃ ĐẾN MỨC BÁO ĐỘNG CHƯA TA?
-Ngày xưa ăn trộm bị phát hiện là chạy trối chết. Ngày nay ăn trộm bị phát hiện là hóa thành cướp của, giết người.
-Ngày xưa mại dâm nói chung là "làm ăn cá thể", "kín tiếng". Ngày nay mại dâm nói chung là "kinh doanh tập thể", công khai phô diễn, quảng cáo.
-Ngày xưa có những kẻ gọi là "mẹ mìn" rình mò bắt cóc trẻ con bán cho gia đình hiếm muộn nhưng chỉ có tính chất nhỏ lẻ, cơ hội. Ngày nay nạn đó biến tướng và có qui mô "buôn bán" rõ ràng, tương tự như một hoạt động kinh tế thực sự, nghĩa là cũng đủ các khâu (dù nấp dưới bóng từ thiện, ngầm thôi!): bỏ vốn đầu tư, thu mua và dự trữ "sản phẩm", "rao bán hàng hóa"...
-Nếu kể hết ra thì còn...nhiều lắm!...
-------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Tin liên quan
-Ngày xưa ăn trộm bị phát hiện là chạy trối chết. Ngày nay ăn trộm bị phát hiện là hóa thành cướp của, giết người.
-Ngày xưa mại dâm nói chung là "làm ăn cá thể", "kín tiếng". Ngày nay mại dâm nói chung là "kinh doanh tập thể", công khai phô diễn, quảng cáo.
-Ngày xưa có những kẻ gọi là "mẹ mìn" rình mò bắt cóc trẻ con bán cho gia đình hiếm muộn nhưng chỉ có tính chất nhỏ lẻ, cơ hội. Ngày nay nạn đó biến tướng và có qui mô "buôn bán" rõ ràng, tương tự như một hoạt động kinh tế thực sự, nghĩa là cũng đủ các khâu (dù nấp dưới bóng từ thiện, ngầm thôi!): bỏ vốn đầu tư, thu mua và dự trữ "sản phẩm", "rao bán hàng hóa"...
-Nếu kể hết ra thì còn...nhiều lắm!...
-------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Rúng động những đường dây mua bán trẻ sơ sinh
23.03.2014 | 08:33
Dương Dung (tổng hợp) |
(Seatimes) Việc mua bán trẻ sơ sinh
có quy mô, đường dây đang gióng lên hồi chuông báo động cho xã hội khi
mới đây lại thêm một đường dây buôn bán trẻ sơ sinh sang nước ngoài bị
cơ quan công an bắt giữ.
Truy ra đường dây mua bán trẻ sơ sinh từ một bà mẹ "đáng thương"
Chiều 21/3, Công an quận 7, TP.HCM đã chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng
cấp đề nghị chuyển đổi tội danh đối với Lê Thị Bích Trâm (SN 1989, trú
quận 7, tạm trú huyện Nhà Bè, TP.HCM) từ hành vi “chiếm
đoạt trẻ em” sang “mua bán trẻ em”. Trâm là bị can chính trong vụ bắt
cóc trẻ sơ sinh ở bệnh viện quận 7, TP.HCM vào đầu tháng 1/2013.
Lê Thị Bích Trâm tại cơ quan công an (Ảnh Dân trí)
Khi bị cơ quan công an bắt vì chiếm đoạt cháu bé Trương Văn Hoài, con
của sản phụ Nguyễn Thị Minh Tâm (SN 1973, trú quận 7) ở bệnh viện quận 7
Trâm khóc lóc, ngất lên xỉu xuống với lý do muốn có 1
đứa con cho gia đình chồng nên làm liều.
Xét thấy lời khai của Trâm có nhiều mâu thuẫn nên cơ quan công an đã
tiến hành điều tra. Lần theo Phương, cơ quan công an đã phá đường dây
buôn bán trẻ sơ sinh sang nước ngoài với quy mô lớn.
Theo cơ quan công an, đối tượng Nguyễn Thanh Hằng (SN 1986, trú huyện
Hóc Môn) cầm đầu, trong đó một mắt xích quan trọng là đối tượng có biệt
danh Hồng ở TP.HCM, Phòng CSHS công an TP.HCM đã điều
tra và xác định đối tượng Hồng chính là Ngô Thị Lan (SN 1970, trú quận
1, cùng đường dây này còn có Trần Thị Quỳ (SN 1970, trú quận Tân Phú),
Võ Văn Viễn (SN 1970, trú quận Gò Vấp - là chồng hờ của
Trang). Đường dây này khai nhận đã mua bán trên 20 trẻ sơ sinh bán
sang Trung Quốc.
Đường dây mua bán trẻ sơ sinh, bán cả con đẻ
Ngày 12/6/2010, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã kết thúc điều
tra, chuyển hồ sơ đề nghị VKSND tỉnh truy tố 5 bị can gồm Huỳnh Văn Hay,
Nguyễn Thị Ngọc Hiền, Phạm Văn Nam, Nguyễn Thị Nương,
Trần Văn Đực về hành vi mua bán trẻ em. Ngoài ra, các cơ quan chức
năng đang tiếp tục truy bắt đối tượng tên Hoa, người cầm đầu đường dây
tiêu thụ trẻ em.
Sau khi bán 2 đứa con sinh đôi của mình lấy 8 triệu đồng, hai vợ chồng Hiền và Hay đã gặp Hoa và thiết lập đường dây mua bán trẻ sơ sinh ra nước ngoài.
Theo đó, đôi vợ chồng này thường lân la ở các bệnh viện để mua những
đứa trẻ ngoài ý muốn hoặc không đủ khả năng nuôi dưỡng rồi bán lại cho
Hoa với giá gấp đôi.
Đến năm 2008, Hiền đến TP Vũng Tàu móc nối với vợ chồng Nguyễn Thị
Nương (41 tuổi), Trần Văn Đực (41 tuổi), ngụ xã Thạnh Tân, huyện Thạnh
Trị, tỉnh Sóc Trăng mua được 7 trẻ sơ sinh tại tỉnh Sóc
Trăng về bán lại cho Hiền và Hay với giá 3,5 triệu đồng/bé. Hiền và
Hay đem các đứa trẻ lên TPHCM bán lại với giá từ 7,5 triệu đồng đến 11
triệu đồng/bé.
Từ cuối năm 2007 đến giữa 2008, Hiền và Hay còn móc nối với Phạm Văn
Nam (55 tuổi), làm nghề chạy xe ôm, tìm được 5 đứa trẻ là con của những
cô gái bán bia ôm bán cho Hiền và Hay với giá 18 triệu
đồng. Ngoài ra, Hiền còn bán một số trẻ cho các đối tượng khác để mang
ra nước ngoài.
Nên đọc
Một thời gian sau Hiền và Hay nghi ngờ vợ chồng Đực muốn tách ra làm ăn riêng nên đến Công an TP Biên Hòa đầu thú.
Từ lời khai của Hiền và Hay, Công an tỉnh Đồng Nai đã làm rõ đường dây này đã bán từ 25 đến 30 trẻ sơ sinh.
Buôn trẻ từ trong bụng mẹ
Sau quá trình theo dõi, trưa 17/2/2008, Cơ quan CSĐT Công an quận Hoàn
Kiếm đã bắt quả tang một ổ nhóm chuyên buôn bán trẻ sơ sinh từ các tỉnh
lẻ, sau đó đưa về “tập kết” tại Hà Nội rồi đưa lên
biên giới để bán sang Trung Quốc - chủ yếu thông qua cửa khẩu Móng Cái
(Quảng Ninh).
Những đối tượng trong đường dây này gồm: Thẩm Thị Hòa (47 tuổi, từng
có 2 tiền án, hộ khẩu thường trú ở thị trấn Mộc Châu, Sơn La) cùng chồng
là Hoàng Đức Hiền (58 tuổi, hộ khẩu thường trú ở đường
Lê Hồng Phong, TP Hà Đông, Hà Tây) - cả hai cùng ở tại xã Kim An,
huyện Thanh Oai, Hà Tây và Nguyễn Thị Thinh (42 tuổi, hộ khẩu thường trú
ở huyện Thanh Hà, Hải Dương, sống tại xã Quảng Bị, huyện
Chương Mỹ, Hà Tây). Công an quận Hoàn Kiếm đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội mua bán trẻ em đối với 3 đối tượng trên.
Ngay cả những đứa trẻ còn nằm trong bụng mẹ, chưa đến ngày sinh, chưa
biết cất tiếng khóc cũng đã bị những người này dụ dỗ, gạ gẫm mẹ đẻ của
nó bán sang Trung Quốc.
Theo đó, những người này thường gạ gẫm những người rơi và tình cảnh éo
le hay không đủ điều kiện nuôi con để mua với giá 8 triệu đồng/ bé gái,
15 triệu đồng/ bé trai và bán lại với giá 15 triệu
đồng/ bé gái, 25 – 30 triệu đồng/ bé trai.
Điều khiến nhiều người ngạc nhiên là địa bàn hoạt động của ổ nhóm này
rất rộng, gồm Hà Nội, Hà Tây, Hòa Bình, thậm chí vào tận TPHCM, Bạc
Liêu… Để có “hàng”, những kẻ buôn người kể trên sử dụng thủ
đoạn rất tinh vi là tìm về các vùng quê để dụ dỗ bán trẻ.
Thêm 9 trẻ mất tích bí ẩn, sư trụ trì chùa Bồ Đề có vô can?
06.08.2014 | 10:53
Khánh Dương | TCĐNA
(Seatimes) Ngoài việc mua bán cháu
Cù Nguyên Công tại chùa Bồ Đề bị phát tán, tới nay lại có thêm thông tin
có tới 9 cháu khác trong chùa cũng đã ‘biến mất” đầy bí ẩn, nếu thông
tin này là sự thật liệu sư trụ trì có hoàn toàn vô can?
Sư trụ trì Thích Đàm Lan
Liên quan tới vụ mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề, mới đây cơ quan chức năng cho biết, những ngày qua, cơ quan điều tra đã tiếp nhận gần chục lá đơn phản ánh về việc còn 9 cháu bé khác từng được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề nhưng hiện nay đã “biến mất” một cách đầy bí ẩn.
Ngay sau khi thông tin này được đưa ra, dư luận đã đặt ra câu hỏi, việc mất tích nhiều trẻ như vậy tại sao sư trụ trì chùa Bồ Đề
lại hoàn toàn không
hay biết? Cũng không ít người tỏ ra băn khoăn, với việc mất tích
nhiều trẻ như vậy tại chùa thì sư trụ trì Thích Đàm Lan liệu có hoàn
toàn vô can và trách nhiệm của sư trụ
trì khi để ‘mất tích’ tới 9 em như vậy?
Hiện Công an Hà Nội cũng tiếp tục điều tra nghi án 9 trẻ em được nuôi
dưỡng tại chùa Bồ Đề nhưng đang mất tích. Quận Long Biên cũng vừa lập 2
đoàn thanh tra để thanh tra chùa Bồ Đề.
Trước đó, liên quan tới vụ mua bán cháu Cù Nguyên Mông Tại chùa Bồ Đề
(Long Biên, Hà Nội), vào ngày 1/8 PC45 nhận được đơn của gia đình cháu
Cù Nguyên Công mất tích. Ngày 3/8, bắt khẩn cấp Nguyễn
Thị Thanh Trang và Phạm Thị Nguyệt về hành vi mua bán trẻ em.
Nguyễn Thị Thanh Trang (SN 1978) là người quản lý khu nuôi trẻ tại
chùa Bồ Đề (phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) và Phạm Thị Nguyệt (SN
1979, quê quán tại xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh, tỉnh
Ninh Bình. Đồng thời, cơ quan điều tra cũng triệu tập 3 nghi phạm khác
để điều tra.
Trong buổi họp báo chiều ngày 5/8 vừa qua về việc mua bán trẻ em tại
chùa Bồ Đề, nói về trách nhiệm của sư trụ trì, Thượng tá Vũ Thái Hưng,
Phó trưởng Phòng CSHS Công an Hà Nội khẳng định sẽ điều
tra sự liên quan của sư Thích Đàm Lan, khi thông tin với báo chí về
kết quả điều tra vụ án mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề (Long Biên, Hà Nội) vào chiều 5/8.
Thượng tá Vũ Thái Hưng đánh giá, để xảy ra việc cháu Cù Nguyên Công bị đem bán, sư trụ trì chùa Bồ Đề - Thích Đàm Lan chắc chắn có trách nhiệm, song trách nhiệm đến đâu cần phải
tiếp tục điều tra.
Nhận xét
Đăng nhận xét