THỜI GIAN LÀ AI
THỜI GIAN LÀ AI Thời gian ơi, ông là hiền hay ác Mà lơ đãng qua, mặc kệ tình đờiThản nhiên trôi lẫn lộn dòng trong đụcCũng chẳng quan tâm bên lở bên bồi! Thời gian ơi, sao ông có trên đờiThu dọn tương lai đổ dồn vào quá vãngMặc kệ giàu - nghèo, ngọt bùi - cay đắngQuét hiện tại lùa vào biển hư vô! Thời gian sao vô cảm, thờ ơChẳng hề rung động trước giai nhân, nhan sắc Như điếc như mù, chẳng gì lung lạc Kéo tháng năm đi lũ lượt chẳng khứ hồi Thời gian ơi, sao lãnh cảm thế người?Chẳng hiền chẳng ác mà như hiền, như ác Chẳng hề khắc bạc lại như khắc bạcTưởng chẳng yêu ai mà yêu cả trần gian! Trần Hạnh Thu Còn Tuổi Nào Cho Em (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL
Thời gian trôi, hay chúng ta trôi
Chủ Nhật, 18/12/2022, 14:05 Trong cuộc đời, chúng ta mang bên mình cảm giác
gọi là dĩ vãng. Đó là thứ ký ức lùi vào quá khứ, không cần phải vài năm,
mà chỉ cần đôi phút là tất cả đã trở nên cũ kỹ. Heraclitus cho rằng
thời gian tựa một dòng sông, nơi mọi thứ chảy trôi và không có gì thực
sự tồn tại mãi mãi. Kinh nghiệm của chúng ta về thế giới này dường như
ủng hộ quan điểm của vị triết gia cổ đại.
Vạn vật đều chảy
Heraclitus ở Ephesus nổi tiếng với câu nói “không ai tắm hai lần trên
cùng một dòng sông” nhằm ám chỉ sự vận động không ngừng của vạn vật
trong vũ trụ. Cảm hứng đến từ Vạn vật đều chảy, triết lý Heraclitus dựa
trên thời gian trôi qua, tin rằng không tồn tại thứ bất biến cố định ở
cõi đời này. Như chúng ta của hiện tại, đọc những trang sách bên lò sưởi
trong ngày đông, chờ đêm trôi qua. Ngay lúc này, chúng ta đang lướt qua
từng con chữ, nhưng chỉ một giây sau mắt ta hướng tới dòng chữ mới,
biến trang trước thành quá khứ, còn trong lòng mong đợi trang tiếp theo ở
tương lai.
Trong “Cỗ máy thời gian của não bộ”, tác giả Dean Buonomano nhắc đến
cảm giác nuối tiếc thường trực của loài người trước những gì hiện diện
vừa mới đây nhưng nhanh chóng trở thành “đống đổ nát tàn dư” còn lại
trong ký ức. Chúng ta sẽ mang theo cảm giác này suốt đời, khi vật chất
biến đổi và di chuyển, khi ý nghĩ lóe lên trong khối óc, khi cảm xúc lên
xuống như quỹ đạo tàu lượn siêu tốc, thậm chí ngay cả trong giấc mơ
hoặc cơn mê bất chợt lúc đêm buông. Vậy nên, thời gian đang cuốn chúng
ta đi rất nhanh trong một không gian vô hình.
Có vẻ như một trò đùa, nhưng loài người, trong suốt hàng nghìn năm
qua, luôn tự hỏi liệu thời gian có thực sự tồn tại. Cho đến nay, vẫn
chưa ai đưa ra được câu trả lời thỏa đáng, ngoại trừ những tranh luận
dường như không thể chấm dứt. Triết gia Elea giữ một quan điểm trái
ngược hoàn toàn với Heraclitus: không có gì thay đổi, mọi thứ vẫn ở
nguyên vị trí.Tương tự, nhiều nhà vật lý học phủ nhận ý kiến của
Heraclitus, khẳng định thời gian không thực sự trôi qua.
Bề ngoài, vạn vật nhìn đơn điệu, nhưng thực tế vốn dĩ là những ẩn số
khó lường. Trái Đất tưởng phẳng nhưng hóa ra lại dạng cầu, Mặt Trời
“chạy” trên trời mà kì thực đứng yên để con người chúng ta quay xung
quanh nó. Cấu trúc của thời gian cũng không giống như vẻ ngoài của nó,
khác với dòng chảy phổ quát của một con sông hữu hình. Nhà vật lý Ludwig
Boltzmann, từ thế kỷ 19, đã không coi thời gian như một hằng số trật tự
tự nhiên của vũ trụ, mà ngụ ý rằng con người “phát minh” ra thời gian
theo nhận thức của mình. Chẳng thế mà mỗi người chúng ta lại có cảm nhận
khác nhau về thời gian.
Thời gian tựa không gian, với quá khứ, hiện tại và tương lai đều là
những địa điểm có thực. Thời gian xuất hiện trực tiếp từ các định luật
nhiệt động lực học và cơ học lượng tử. Giới khoa học có thể bất đồng về
cách tiếp cận đối với cấu trúc của thời gian, nhưng đều thống nhất bác
bỏ quan điểm về sự tồn tại của “bây giờ”, hay khoảnh khắc ở hiện tại.
Nếu điều đó là đúng và thời gian không thực sự di chuyển, thì chúng ta
chỉ còn đối diện một câu hỏi. Chúng ta sẽ không bao giờ nhầm một dòng
sông đóng băng với một dòng sông đang chảy. Vì vậy, nếu không có gì chảy
và mọi thứ vẫn tồn tại, thì tại sao cảm giác như thời gian dường như
trôi qua?
Ảo ảnh của tâm trí
Carlo Rovelli, với “Trật tự thời gian”, phỏng đoán thời gian là một
ảo ảnh sinh ra từ kiến thức chưa đầy đủ của con người, trong mối quan hệ
với môi trường xung quanh chứ không phải thứ gì đó vốn có của vũ trụ.
Một số triết gia nói rằng thời gian trôi qua do cách chúng ta nhìn nhận
sự thay đổi. Họ lập luận các vật thể di chuyển có vẻ “động” và chúng ta
lầm tưởng sự năng động này là do thời gian trôi qua.
Tưởng tượng bộ phim trong đó mỗi khung hình được chiếu trong hai
giây. Một loạt cảnh tĩnh với người và vật ở các vị trí khác nhau. Đầu
tiên, nắm đấm của Thành Long ở đây, sau đó lệch sang chỗ kia, rồi “chạm”
khuôn mặt ai đó. Rõ ràng, mỗi hình ảnh cho thấy diễn viên ở một vị trí,
nhưng chúng ta vẫn thấy Thành Long không hề di chuyển. Cho đến khi ngồi
tại rạp chiếu phim, thưởng thức tốc độ 24 hình trên giây, đột nhiên
chúng ta cảm giác cảnh tĩnh biến mất và không thể nhận ra khung hình
tiếp theo bắt đầu hay kết thúc ở đâu. Thành Long đang “thực sự” tung
đòn. Cùng khung hình, nhưng ở hai trạng thái nhanh - chậm khác nhau.
Dòng chảy “động” xuất hiện trong rạp đơn thuần là một phẩm chất mới
mà giác quan của chúng ta thêm vào sự vật. Carlo Rovelli lý giải thế
này: tri giác loài người không chỉ thêm vẻ năng động cho tình tiết trên
phim ảnh, mà còn tô vẽ cho cả thế giới thực. Sự thay đổi trên thế giới
dường như diễn ra suôn sẻ vì giác quan của chúng ta tạo nên các vật thể
chuyển động giống như cách chúng tạo ra các khung hình “động” của Thành
Long: chồng từng khoảnh khắc lên nhau và tua thật nhanh để được kết nối.
Chúng ta, một khi không nhận ra đây là sản phẩm của tâm trí, nên cứ mãi
vương vấn niềm tin thời gian chảy mãi không ngừng.
Nếu Carlo Rovelli cho rằng sự hiểu biết của chúng ta về thời gian là
chưa trọn vẹn, thì nhiều nhà vật lý còn tiến xa hơn khi gần như khẳng
định thời gian hoàn toàn không tồn tại. Chúng ta nhìn, ngửi, nghe hoặc
cảm nhận mọi thứ đang chuyển động và thay đổi, nhưng có lẽ cảm giác thời
gian trôi qua không liên quan đến trải nghiệm cảm nhận thế giới. Như
triết gia Kristie Miller từng viết trong “Vô tận” rằng cảm giác ngày
trôi đi là ảo ảnh, loài người vốn dĩ không sở hữu thời gian. Chúng ta
vẫn chìm trong những quan hệ nhân quả, tin vào quan niệm thứ đi trước
gây ra cái đến sau. Nhưng kỳ thực, đó không phải bản phác thảo hình dạng
hay trật tự của thời gian, mà là một đặc tính cơ bản của vũ trụ.
Hoán đổi tác nhân
Trong tư duy của Kristie Miller, thời gian trôi qua là kết quả sau
khi con người trải nghiệm những thay đổi mà họ tạo ra trong cuộc sống
hàng ngày. Khi di chuyển cơ thể, ta cảm thấy mình đang tạo ra những đợt
sóng vô hình biến đổi thế giới xung quanh, như lúc với tay lấy cốc cà
phê hoặc đứng dậy khỏi bàn làm việc, ta mường tượng mình không còn bất
động. Đối với tâm trí, tập trung suy nghĩ đồng nghĩa với hành trình bản
thân tự sắp xếp lại cảnh quan bên trong không gian tư duy. Khi ấy, ta
chuyển sự chú ý của mình khỏi trang sách dày đặc chữ sang âm thanh xe cộ
ngoài khung cửa, hoặc cố gắng nhớ lại ký ức gì đó ẩn sâu trên bán cầu
não từ rất lâu.
Kristie Miller gọi đây là xu hướng “Hoán đổi tác nhân”, mà ở đó một
tác nhân (như loài người chẳng hạn) cảm thấy chính họ là nguyên nhân của
mọi biến đổi. Chừng nào chúng ta còn thức, não bộ sẽ không ngừng suy
nghĩ, nghĩa là cảm giác tạo ra những thay đổi về vật chất lẫn tinh thần
vẫn tồn tại. Ngay cả khi ai đó bị nhốt trong “Bể cô lập giác quan”, chìm
trong buồng kín sáng và âm thanh chứa đầy nước muối khoáng với nhiệt độ
cỡ 37oC để giảm thiểu các kích thích giác quan tới mức tối đa, họ vẫn
sẽ trải nghiệm những thay đổi để lờ mờ nhận ra hình như thời gian vẫn
trôi qua mà chẳng thể lý giải.
Tiểu thuyết gia Pháp Jean-Paul Sartre tuyên bố nhân loại bị kết án
phải được tự do, coi tự do của con người chẳng khác nào sự nguyền rủa.
Mặc dù chúng ta có thể thay đổi hành vi, nhưng việc không thực hiện bất
kỳ hành động thể chất hoặc tinh thần nào là hoàn toàn phi lý. Chừng nào
còn tỉnh táo, chúng ta sẽ luôn tìm cách tạo nên sự khác biệt, như thể
não bộ ép buộc tay chân chúng ta hành động. Mỗi cá thể như một cỗ máy
sống vận động không ngừng, là sản phẩm của sinh lý thần kinh liên tục
tiếp nhận, xử lý và phản hồi mọi thông tin tiếp nhận qua các giác quan.
Điều này dẫn tới sự nhầm lẫn cảm giác hoạt động, di chuyển, suy nghĩ hay
tập trung với cảm nhận thời gian trôi qua.
Có người quả quyết rằng, chúng ta chẳng ai nhận thức được thời gian
một cách rõ ràng. Sai lầm nằm ở chỗ, thay vì đổ lỗi cho sinh lý thần
kinh về cảm giác liên tục hành động, chúng ta đổ lỗi cho thế giới bên
ngoài, lầm tưởng một thế lực nào đó (như thời gian chẳng hạn) phải chịu
trách nhiệm cho trạng thái chúng ta luôn thấy mình... trôi dạt về phía
trước. Chẳng thế mà Carlo Rovelli tin vào trực giác của ông: không phải
thời gian mà chính chúng ta thực chất đang trôi. Thời gian mở ra cuộc
sống và lấy đi mọi thứ, khiến loài người nhầm lẫn động lượng của bản
thân với động lực của cả thế giới bao trùm lấy chính họ...
Thời gian trôi, hay chúng ta trôi
Trong cuộc đời, chúng ta mang bên mình cảm giác gọi là dĩ vãng. Đó là thứ ký ức lùi vào quá khứ, không cần phải vài năm, mà chỉ cần đôi phút là tất cả đã trở nên cũ kỹ. Heraclitus cho rằng thời gian tựa một dòng sông, nơi mọi thứ chảy trôi và không có gì thực sự tồn tại mãi mãi. Kinh nghiệm của chúng ta về thế giới này dường như ủng hộ quan điểm của vị triết gia cổ đại.
Vạn vật đều chảy
Heraclitus ở Ephesus nổi tiếng với câu nói “không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông” nhằm ám chỉ sự vận động không ngừng của vạn vật trong vũ trụ. Cảm hứng đến từ Vạn vật đều chảy, triết lý Heraclitus dựa trên thời gian trôi qua, tin rằng không tồn tại thứ bất biến cố định ở cõi đời này. Như chúng ta của hiện tại, đọc những trang sách bên lò sưởi trong ngày đông, chờ đêm trôi qua. Ngay lúc này, chúng ta đang lướt qua từng con chữ, nhưng chỉ một giây sau mắt ta hướng tới dòng chữ mới, biến trang trước thành quá khứ, còn trong lòng mong đợi trang tiếp theo ở tương lai.
Trong “Cỗ máy thời gian của não bộ”, tác giả Dean Buonomano nhắc đến cảm giác nuối tiếc thường trực của loài người trước những gì hiện diện vừa mới đây nhưng nhanh chóng trở thành “đống đổ nát tàn dư” còn lại trong ký ức. Chúng ta sẽ mang theo cảm giác này suốt đời, khi vật chất biến đổi và di chuyển, khi ý nghĩ lóe lên trong khối óc, khi cảm xúc lên xuống như quỹ đạo tàu lượn siêu tốc, thậm chí ngay cả trong giấc mơ hoặc cơn mê bất chợt lúc đêm buông. Vậy nên, thời gian đang cuốn chúng ta đi rất nhanh trong một không gian vô hình.
Có vẻ như một trò đùa, nhưng loài người, trong suốt hàng nghìn năm qua, luôn tự hỏi liệu thời gian có thực sự tồn tại. Cho đến nay, vẫn chưa ai đưa ra được câu trả lời thỏa đáng, ngoại trừ những tranh luận dường như không thể chấm dứt. Triết gia Elea giữ một quan điểm trái ngược hoàn toàn với Heraclitus: không có gì thay đổi, mọi thứ vẫn ở nguyên vị trí.Tương tự, nhiều nhà vật lý học phủ nhận ý kiến của Heraclitus, khẳng định thời gian không thực sự trôi qua.
Bề ngoài, vạn vật nhìn đơn điệu, nhưng thực tế vốn dĩ là những ẩn số khó lường. Trái Đất tưởng phẳng nhưng hóa ra lại dạng cầu, Mặt Trời “chạy” trên trời mà kì thực đứng yên để con người chúng ta quay xung quanh nó. Cấu trúc của thời gian cũng không giống như vẻ ngoài của nó, khác với dòng chảy phổ quát của một con sông hữu hình. Nhà vật lý Ludwig Boltzmann, từ thế kỷ 19, đã không coi thời gian như một hằng số trật tự tự nhiên của vũ trụ, mà ngụ ý rằng con người “phát minh” ra thời gian theo nhận thức của mình. Chẳng thế mà mỗi người chúng ta lại có cảm nhận khác nhau về thời gian.
Thời gian tựa không gian, với quá khứ, hiện tại và tương lai đều là những địa điểm có thực. Thời gian xuất hiện trực tiếp từ các định luật nhiệt động lực học và cơ học lượng tử. Giới khoa học có thể bất đồng về cách tiếp cận đối với cấu trúc của thời gian, nhưng đều thống nhất bác bỏ quan điểm về sự tồn tại của “bây giờ”, hay khoảnh khắc ở hiện tại. Nếu điều đó là đúng và thời gian không thực sự di chuyển, thì chúng ta chỉ còn đối diện một câu hỏi. Chúng ta sẽ không bao giờ nhầm một dòng sông đóng băng với một dòng sông đang chảy. Vì vậy, nếu không có gì chảy và mọi thứ vẫn tồn tại, thì tại sao cảm giác như thời gian dường như trôi qua?
Ảo ảnh của tâm trí
Carlo Rovelli, với “Trật tự thời gian”, phỏng đoán thời gian là một ảo ảnh sinh ra từ kiến thức chưa đầy đủ của con người, trong mối quan hệ với môi trường xung quanh chứ không phải thứ gì đó vốn có của vũ trụ. Một số triết gia nói rằng thời gian trôi qua do cách chúng ta nhìn nhận sự thay đổi. Họ lập luận các vật thể di chuyển có vẻ “động” và chúng ta lầm tưởng sự năng động này là do thời gian trôi qua.
Tưởng tượng bộ phim trong đó mỗi khung hình được chiếu trong hai giây. Một loạt cảnh tĩnh với người và vật ở các vị trí khác nhau. Đầu tiên, nắm đấm của Thành Long ở đây, sau đó lệch sang chỗ kia, rồi “chạm” khuôn mặt ai đó. Rõ ràng, mỗi hình ảnh cho thấy diễn viên ở một vị trí, nhưng chúng ta vẫn thấy Thành Long không hề di chuyển. Cho đến khi ngồi tại rạp chiếu phim, thưởng thức tốc độ 24 hình trên giây, đột nhiên chúng ta cảm giác cảnh tĩnh biến mất và không thể nhận ra khung hình tiếp theo bắt đầu hay kết thúc ở đâu. Thành Long đang “thực sự” tung đòn. Cùng khung hình, nhưng ở hai trạng thái nhanh - chậm khác nhau.
Dòng chảy “động” xuất hiện trong rạp đơn thuần là một phẩm chất mới mà giác quan của chúng ta thêm vào sự vật. Carlo Rovelli lý giải thế này: tri giác loài người không chỉ thêm vẻ năng động cho tình tiết trên phim ảnh, mà còn tô vẽ cho cả thế giới thực. Sự thay đổi trên thế giới dường như diễn ra suôn sẻ vì giác quan của chúng ta tạo nên các vật thể chuyển động giống như cách chúng tạo ra các khung hình “động” của Thành Long: chồng từng khoảnh khắc lên nhau và tua thật nhanh để được kết nối. Chúng ta, một khi không nhận ra đây là sản phẩm của tâm trí, nên cứ mãi vương vấn niềm tin thời gian chảy mãi không ngừng.
Nếu Carlo Rovelli cho rằng sự hiểu biết của chúng ta về thời gian là chưa trọn vẹn, thì nhiều nhà vật lý còn tiến xa hơn khi gần như khẳng định thời gian hoàn toàn không tồn tại. Chúng ta nhìn, ngửi, nghe hoặc cảm nhận mọi thứ đang chuyển động và thay đổi, nhưng có lẽ cảm giác thời gian trôi qua không liên quan đến trải nghiệm cảm nhận thế giới. Như triết gia Kristie Miller từng viết trong “Vô tận” rằng cảm giác ngày trôi đi là ảo ảnh, loài người vốn dĩ không sở hữu thời gian. Chúng ta vẫn chìm trong những quan hệ nhân quả, tin vào quan niệm thứ đi trước gây ra cái đến sau. Nhưng kỳ thực, đó không phải bản phác thảo hình dạng hay trật tự của thời gian, mà là một đặc tính cơ bản của vũ trụ.
Hoán đổi tác nhân
Trong tư duy của Kristie Miller, thời gian trôi qua là kết quả sau khi con người trải nghiệm những thay đổi mà họ tạo ra trong cuộc sống hàng ngày. Khi di chuyển cơ thể, ta cảm thấy mình đang tạo ra những đợt sóng vô hình biến đổi thế giới xung quanh, như lúc với tay lấy cốc cà phê hoặc đứng dậy khỏi bàn làm việc, ta mường tượng mình không còn bất động. Đối với tâm trí, tập trung suy nghĩ đồng nghĩa với hành trình bản thân tự sắp xếp lại cảnh quan bên trong không gian tư duy. Khi ấy, ta chuyển sự chú ý của mình khỏi trang sách dày đặc chữ sang âm thanh xe cộ ngoài khung cửa, hoặc cố gắng nhớ lại ký ức gì đó ẩn sâu trên bán cầu não từ rất lâu.
Kristie Miller gọi đây là xu hướng “Hoán đổi tác nhân”, mà ở đó một tác nhân (như loài người chẳng hạn) cảm thấy chính họ là nguyên nhân của mọi biến đổi. Chừng nào chúng ta còn thức, não bộ sẽ không ngừng suy nghĩ, nghĩa là cảm giác tạo ra những thay đổi về vật chất lẫn tinh thần vẫn tồn tại. Ngay cả khi ai đó bị nhốt trong “Bể cô lập giác quan”, chìm trong buồng kín sáng và âm thanh chứa đầy nước muối khoáng với nhiệt độ cỡ 37oC để giảm thiểu các kích thích giác quan tới mức tối đa, họ vẫn sẽ trải nghiệm những thay đổi để lờ mờ nhận ra hình như thời gian vẫn trôi qua mà chẳng thể lý giải.
Tiểu thuyết gia Pháp Jean-Paul Sartre tuyên bố nhân loại bị kết án phải được tự do, coi tự do của con người chẳng khác nào sự nguyền rủa. Mặc dù chúng ta có thể thay đổi hành vi, nhưng việc không thực hiện bất kỳ hành động thể chất hoặc tinh thần nào là hoàn toàn phi lý. Chừng nào còn tỉnh táo, chúng ta sẽ luôn tìm cách tạo nên sự khác biệt, như thể não bộ ép buộc tay chân chúng ta hành động. Mỗi cá thể như một cỗ máy sống vận động không ngừng, là sản phẩm của sinh lý thần kinh liên tục tiếp nhận, xử lý và phản hồi mọi thông tin tiếp nhận qua các giác quan. Điều này dẫn tới sự nhầm lẫn cảm giác hoạt động, di chuyển, suy nghĩ hay tập trung với cảm nhận thời gian trôi qua.
Có người quả quyết rằng, chúng ta chẳng ai nhận thức được thời gian một cách rõ ràng. Sai lầm nằm ở chỗ, thay vì đổ lỗi cho sinh lý thần kinh về cảm giác liên tục hành động, chúng ta đổ lỗi cho thế giới bên ngoài, lầm tưởng một thế lực nào đó (như thời gian chẳng hạn) phải chịu trách nhiệm cho trạng thái chúng ta luôn thấy mình... trôi dạt về phía trước. Chẳng thế mà Carlo Rovelli tin vào trực giác của ông: không phải thời gian mà chính chúng ta thực chất đang trôi. Thời gian mở ra cuộc sống và lấy đi mọi thứ, khiến loài người nhầm lẫn động lượng của bản thân với động lực của cả thế giới bao trùm lấy chính họ...
Nhận xét
Đăng nhận xét