THĂM ĐỀN ÔNG
THĂM ĐỀN ÔNG (“Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây” - Nguyễn Trung Trực) Gặp em trước cửa đền thờ ÔngDuyên dáng khoe đời những đường congÁo xanh nhuộm từ trời xanh thắmRộn lên trong anh tiếng "Lạc Hồng" Mang trong mình giọt máu tiên rồng Gắng một lòng nối gót cha ông Chứng giám cho lời Ông bất khuấtTrường tồn một cõi Nước Nam! Gặp em trước cửa đền thờ ÔngĐịnh "thả" đôi câu ghẹo đóa hồngSợ phạm thượng, Ông buồn hậu thếVội sửa sang, nghiêm cẩn chào Ông!... Trần Hạnh Thu
Lễ hội Nguyễn Trung Trực năm 2020 sẽ không tổ chức phần "hội"
Lễ hội truyền thống Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực là nét đẹp văn hóa truyền thống mang ý nghĩa sâu sắc, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Thông qua các hoạt động tại Lễ hội nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội, giới thiệu, quảng bá các tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc trưng của Kiên Giang đến với du khách trong và ngoài tỉnh.
Theo kế hoạch, Lễ hội truyền thống kỷ niệm 152 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868 - 2020) diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 12.10 đến ngày 14.10 (nhằm ngày 26.8 đến ngày 28.8 âm lịch) tại di tích lịch sử - văn hóa Đình thần Nguyễn Trung Trực (Thành phố Rạch Giá, Kiên Giang).
Lễ hội có hai phần chính là phần Lễ và phần Hội. Tuy nhiên, để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định và bảo vệ tốt nhất sức khỏe cho nhân dân và du khách, năm nay Ban Tổ chức thống nhất không tổ chức phần Hội.
Trao đổi với ông Nguyễn Phước Hoa, Phó ban Bảo vệ Di tích lịch sử văn hóa mộ và đình Nguyễn Trung Trực cho biết dù phần hội không tổ chức nhưng phần lễ như Thượng Đại kỳ, phần hương, tế đàn cả, hậu phối... vẫn làm theo đúng nghi thức truyền thống.
Ông Hoa thông tin thêm: “Bà con đến viếng thắp nhang sẽ được bố trí theo từng đợt vào trong, tránh tập trung quá đông. Chúng tôi cũng bố trí 7 máy rửa tay sát khuẩn tự động và các bình xịt dung dịch rửa tay, khẩu trang thêm ở phía ngoài cho bà con”.
Vào thời điểm này như mọi năm bà con đã đến viếng rất đông tuy nhiên năm nay do dịch bệnh nên số lượng có phần sụt giảm. Bà Cao Thị Thanh, 60 tuổi, ngụ tỉnh An Giang đến đến viếng đình cho biết: “Mặc dù không tổ chức hội đông vui như mọi năm cũng không được ở lại mấy ngày cùng nhau chung tay làm công quả phục vụ cho lễ nhưng tôi thấy cũng không buồn. Bởi vì mình đến thắp 1 nén nhang cho ông tỏ lòng thành kính là đã thấy vui rồi”.
Ông Trần Văn Ba, 45 tuổi đến từ Đồng Tháp chia sẻ: “Hơn 10 năm nay cứ đến ngày này là tôi sang đây làm phục vụ cho lễ hội. Ai nấy đều vui vẻ, tự nguyện tham gia cùng nhau tổ chức lễ giỗ cho ông thật chu toàn. Quan trọng ở cái tâm của mình có lòng thành còn có tổ chức hội thì đông vui thêm mà không tổ chức hội cũng không sao”.
Năm 1988, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã cấp bằng công nhận là di tích lịch sử văn hóa mộ và đình Nguyễn Trung Trực cấp quốc gia. Lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày hy sinh của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực đã có lịch sử hình thành hơn 100 năm, có sức ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người dân Kiên Giang, các tỉnh miền Tây nói riêng và cả nước nói chung.
Nhận xét
Đăng nhận xét