THUYỀN LẠC, BẾN CHỜ
THUYỀN LẠC, BẾN CHỜ
Thuyền ơi bơi mãi về đâu Tìm về bến cũ bạc màu nắng sương? Trải qua năm tháng vô thường Quên chưa một thuở tình thương mặn nồng? Thuyền ơi có nhớ bến không? Bến thì một dạ đợi mong hóng thuyền Đêm chờ mòn mỏi trăng lên Nhờ trăng soi rọi khắp miền nước non Tìm cánh buồm thuở sắt son Thuở niềm thương nhớ vẫn còn đinh ninh Ai làm bến phải xa thuyền Cho thuyền lạc bến, cho niềm thương đau? Ai đành đoạn dứt tình yêu Cho thuyền lẻ bóng, tiêu điều bến mơ? Những ngày lũ ngập bến bờ Thuyền tình trôi nổi, vật vờ, lênh đênh... Lạc bờ thuyền có thất tình? Bến không thuyền đậu tủi mình cô liêu?...
Hoàng hôn gió lộng trời
chiều
Buồm căng chi nữa, bến sầu còn mong?!
Quảng Ninh: Truyền nhân đời thứ 17 đóng thuyền buồm chạy ngược gió
Quảng Ninh - Nghệ nhân nhân dân Lê Đức Chắn là truyền nhân đời thứ 17 của nghề đóng tàu, thuyền ba vách truyền thống ở phường Phong Hải, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh). Đây là một trong những kiểu thuyền độc đáo có một không hai - thuyền buồm chạy ngược gió.

Người cất giấu nghệ thuật đóng thuyền độc nhất vô nhị
Là dòng con cháu trong dòng họ Lê Đức, nghệ nhân Lê Đức Chắn cũng là truyền nhân đời thứ 17 của nghề đóng tàu, thuyền truyền thống ở làng Cống Mương, phường Phong Hải (đảo Hà Nam), thị xã Quảng Yên, trong đó có bí kíp và tri thức về kỹ thuật làm thuyền ba vách.
Tuổi thơ của ông gắn liền với lưỡi cưa, chiếc búa. Đến năm lên 10, ông nội và cha mang tất cả bí kíp của nghề truyền dạy cho ông.

Bài học đầu tiên mà ông được truyền dạy đó là phải sống hết mình với nghề, phải học tâm đức trước rồi mới học đến kỹ thuật làm thuyền. Dù khó mấy, khổ mấy cũng phải giữ ngọn lửa của tổ tiên để lại.
Càng yêu thuyền, gắn bó với nghề, ông càng tự hào về những con thuyền ba vách độc nhất vô nhị. Theo sự lý giải của ông, sự đặc biệt của những chiếc thuyền ba vách chính ở khả năng di chuyển ngược nước, ngược gió rất linh hoạt.
Khi chạy xuôi gió thì vật buồm kiểu cánh tiên, khi chạy ngang gió thì cột buồm kiểu pha chằng và cột vát 2 buồm khi chạy ngược nước, ngược gió.

Khi gió lên, phải gò sát dây lèo buồm sau, ở phía lái vào một bên mạn thuyền cho buồm căng lên, hơi chéo góc hướng về cánh buồm phía trước đã được thả hơi chùng. Gió đập vào cánh buồm sau vốn rất căng nên bật lại đập ngược về cánh buồm trước tạo thành sức đẩy con thuyền tiến lên. Con thuyền sẽ chạy vát nghiêng về bên không có gió, tiến lên theo đường chữ “Chi”.
Đây là một trong những kiểu thuyền độc đáo nhất trong cả nước và trên thế giới. Không chỉ có hình thức đẹp, cân đối, vững chãi, linh hoạt trong di chuyển, thuyền ba vách còn là minh chứng lưu dấu chiến thắng của quân dân nhà Trần trong trận Bạch Đằng Giang lịch sử năm 1288. Chính những con thuyền này là cơ duyên hình thành nên Đoàn tàu Không số vận tải lương thực, thực phẩm để chi viện cho chiến trường miền Nam.
Để những con thuyền ba vách không chỉ là hoài niệm
“Bạch Đằng giang còn đó
Thuyền ba vách còn đây
Lịch sử vẫn còn ghi
Dân Hà Nam anh hùng”.
Những câu thơ nói về thuyền ba vách trên dòng sông Bạch Đằng vẫn còn vang vọng mãi trong tâm trí ông Chắn và người dân nơi đây. Hình ảnh đoàn thuyền 3 vát giăng buồm ra khơi mỗi sáng ở vùng đảo Hà Nam này đẹp tựa như những cánh tiên khiến ông luôn khắc khoải, nhung nhớ.

Theo dòng chảy của cuộc sống, những năm 1990, mở cửa khẩu, máy móc, cơ giới tràn về Việt Nam, người dân chuyển dần sang đóng thuyền gắn động cơ, cánh buồm ba vách dần mất đi. Giờ đây, thuyền 3 vách không có ai đặt hàng đóng nữa.
Hoài niệm về con thuyền xưa được ông và những người làm nghề gửi gắm vào những món quà lưu niệm nhỏ xinh. Đó là mô hình những con thuyền ba vách xưa được thể hiện theo tỉ lệ phóng của bản thiết kế để bán cho du khách. Ông Chắn mong muốn, trong một tương lai không xa, con thuyền ba vách của ông sẽ theo chân du khách gần xa giới thiệu về quê hương Cống Mương giàu truyền thống về tinh hoa nghề đóng thuyền một thời và về một kiểu thuyền độc nhất vô nhị trên thế giới. Như thế, bằng cách này hay cách khác, thuyền ba vách sẽ mãi khẳng định được giá trị của mình, làm giàu cho quê hương.

Nhận xét
Đăng nhận xét