Thứ Hai, 7 tháng 11, 2022

CÓ LINH HỒN KHÔNG? 05

(Tiếp)

 
VAN SON 😊Live Show Australia | Linh Hồn Tượng Đá | Tuấn Ngọc

 

                            CÓ LINH HỒN KHÔNG?

9 - “Không có vong linh nào có thể nhập vào cơ thể chúng ta”

- Đức Phật nói: “Ai tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta”. Phật giáo đòi hỏi tin bằng trí tuệ, tin bằng thực nghiệm, không tin qua tuyên truyền.

Vụ việc ở chùa Ba Vàng đang làm mất lòng tin của nhiều người. Nhân sự kiện này, chúng tôi tìm gặp Thượng tọa Thích Tiến Đạt, Trụ trì chùa Đại Từ Ân (Hà Nôi, nguyên Uỷ viên thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội phật giáo Việt Nam, nguyên Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam để hỏi ông đâu là ranh giới của niềm tin tôn giáo và mê tín, dị đoan.

Thượng tọa giải thích: Tín ngưỡng phật giáo và tôn giáo đạo Phật là khác nhau. Tín ngưỡng của người đi chùa là khác, quan điểm của phật tử chân chính là khác, quan điểm của những nhà tu hành là khác. Ở mỗi mức độ khác nhau có cách hiểu khác nhau. (Tín ngưỡng) đối với người dân gian như thế là đúng, nhưng đối với tín đồ đạo Phật  thì chưa chắc đã đúng; hoặc đối với tín đồ đúng nhưng chưa chắc với người tu hành là đúng.

Cúng vong linh và thờ cúng tổ tiên

Ví dụ, chúng ta nói chuyện cúng vong có hay không. Đức Phật không nói như vậy nhưng tại sao các chùa lại cúng vong? Vì đó là phong tục tập quán dân gian từ xưa đến nay người ta vẫn cúng. Không thể nói là có, cũng không thể nói là không có. Nếu không có thì sẽ sụp đổ cả một nền tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên bởi nếu không có vong linh thì thờ cúng ông bà tổ tiên làm gì, như vậy sẽ sụp đổ cả hệ thống hiếu đạo.

Do vậy, chuyện này không chỉ đơn thuần ở việc có hay không có vong mà ta xem nó ở góc độ nào, nếu không cứ quy chụp rất nguy hiểm. Phật giáo chuyển đến nước nào đều thu nhập tín ngưỡng bản địa của riêng nước đó cho mình và lấy cơ sở giáo lý đạo Phật để hướng dẫn. Hiếu đạo đã có từ trước, việc thờ cúng ông bà tổ tiên đã có từ trước khi đạo Phật đến Việt Nam. Tôn giáo đến phế bỏ nó sẽ lập tức không có chỗ đứng, nên phải tiếp nhận nó. Tiếp biến văn hoá phải hiểu như thế.

{keywords}
Thượng tọa Thích Tiến Đạt


Phật giáo bác học khác, phật giáo quần chúng là khác. Tín ngưỡng đạo Phật  với tôn giáo đạo Phật là hoàn toàn khác nhau. Một đằng là tín ngưỡng phổ thông, dành cho những người đi chùa, lễ Phật mà không tu theo đạo Phật, không tìm hiểu giáo lí đạo Phật mà chỉ trong các ngày rằm, mùng Một, lễ tết đến chùa thắp hương. Tín ngưỡng phổ thông chiếm đại đa số người dân Việt Nam. Những người đi theo đạo Phật, học để tu theo đạo Phật thì số đó ít, số phật tử cũng ít, số tăng ni hiểu chuyên sâu về đạo Phật cũng ít.Chuyện cúng sao cũng vậy. Trong giáo lý đạo Phật không có chuyện cúng sao nhưng hiện nay lại có. Điều này có lí do về mặt lịch sử. Do vậy ta phải xem chỗ nào đúng, chỗ nào không đúng.

Không có gì là lạ khi Giáo hội bảo không nhưng ông trụ trì vẫn bảo có vì ông ấy có căn cứ của ông ấy nhưng vấn đề là ở mức độ nào, phạm vi nào.

Nói vậy để thấy, ta đứng vị trí nào để xem xét sự việc. Nếu nói về nhà tu hành thì phải đặt vào vị trí của người tu hành để hiểu đạo Phật chứ không thể đặt vào vị trí của người đi lễ dân gian để hiểu được. Nó gọi là thuyết chính danh.

Chúng tôi có nghe nói vụ chùa Ba Vàng. Thực ra việc này chúng tôi đã biết lâu năm nay rồi. Tất cả các chùa ở miền Bắc, miền Nam Việt Nam đều có cúng vong; cái này là đúng bởi vì cứ có người chết là đưa lên chùa để cúng vong. Chùa nào cũng cúng vong cả. Đã cúng vong là phải thỉnh vong. Đây gọi là tín ngưỡng phổ thông.

Nhập vong là hoàn toàn không đúng

Tuy nhiên, cái hiện nay người ta làm không đúng là mời một vong linh nhập vào người nào đó để nói chuyện. Điều này không đúng. Không đúng là không đúng chỗ đó, chứ cúng vong thì hầu như tất cả các chùa đều cúng. Không ai có khả năng mời vong linh đã chết nhiều đời, nhiều kiếp về hiện thân nhập vào người để nói chuyện. Việc này không nằm trong giáo lý Đạo Phật; Phật không bao giờ nói đến việc này cả. Không ai có khả năng này cả.

Thứ nữa, không có vong linh nào có thể nhập vào cơ thể chúng ta đang sống được bởi vì mạng sống của chúng ta giữa tinh thần và vật chất gắn kết với nhau. Bao giờ chết thì thần hồn ta mới tách ra được, mà đã tách ra thì người khác cũng không nhập vào được.

Khi chúng ta đang sống cũng không có linh hồn nào có thể nhập vào thân thể chúng ta được. Điều này rất rõ, nếu thỉnh vong linh nhập vào thân thể tôi được thì tôi có thể thỉnh ngay Đức Phật nhập vào thân thể tôi để thuyết pháp, không cần gì các thầy sư thuyết pháp cả.

Cúng vong là người người ta cúng trong giai đoạn trung gian giữa sau khi chết và khi nhập vào. Giai đoạn đó có 49 ngày, nhưng không nhất định là 49 ngày. Có người ra khỏi thân lập tức đi ngay, có người thì 7 ngày, có người 14 ngày và giai đoạn cuối cùng là 49 ngày. Giai đoạn này gọi là giai đoạn trung ấm, tức là khi thần thức chưa đầu thai thì người ta cúng cho nó, cúng để cảnh tỉnh họ, đừng đi lạc vào con đường tà, rơi vào tam ác đạo mà hãy hướng đến thiện đạo mà đi. Đó chính là cúng vong và khai thị cho vong.

Còn qua thời gian đó, có cúng cũng chỉ là cầu siêu chứ không có tác dụng khai thị bởi vì họ đã đi rồi, ai vào địa ngục thì vào rồi, muốn ta ra khỏi ngục thì mình thăm hỏi, động viên thôi chứ không thể ai giúp cho họ thoát được, trừ khi họ cải tạo tốt.

Phật pháp không có quan điểm, không có chủ trương mà Đức Phật gọi là Như Thị Thuyết, tức là Đức Phật thấy thế nào thì nói thế. Chủ trương, quan điểm là cá nhân mỗi người. Như Thị Thuyết là chân lí thế nào thì nói đúng như thế. Cái thấy của Đức Phật là cái thấy đúng chân lí. Do vậy, sau này mỗi trường phái xuất hiện giải thích theo mỗi cách khác nhau nên rất phức tạp.

Ví dụ, Đức Phật nói sau khi thần thức rời khỏi thân tuỳ theo nghiệp mà chuyển sinh trong khoảng thời gian 49 ngày, nhưng tuỳ theo nghiệp ấy là tuỳ từng người. Người này nghiệp nặng thì ra khỏi thân có thể vào ngay địa ngục, giống như một người phạm tội cực ác lập tức bị bắt bỏ tù, khác với những người truy tìm mãi mới có thể tìm ra án.

Thế nào là mê tín?

Ranh giới giữa tín ngưỡng đạo Phật và mê tín rất khó phân định. Mê tín được định nghĩa là tin mà không hiểu, tin một cách mù quáng. Dù là chính pháp của Phật nhưng anh tin một cách mù quáng thì vẫn là mê tín. Đức Phật nói: “Ai tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta”. Phật giáo đòi hỏi là tin bằng trí tuệ, tin bằng thực nghiệm, không tin qua tuyên truyền.

Đứng ở góc độ đạo đức, văn hoá việc thờ cúng vong linh ông bà tổ tiên là đúng. Bởi vì đó là đạo lí uống nước nhớ nguồn, thờ ông bà tổ tiên là để giáo dục hiếu đạo. Đây là một trong ba chân kiềng tạo nên văn hoá Việt Nam, không thể phủ nhận. Chúng ta đã đưa nó từ thời văn hoá thờ cúng Hùng Vương và được thế giới công nhận.

Nhưng nếu nhìn theo chiết chung của đạo Phật thì đức Phật phủ nhận chuyện này. Tôi kể một câu chuyện có thật từ thời Đức Phật. Nhà vua vào ngày giỗ bố làm cơm cúng rất lớn, mời Đức Phật và chư tăng đến ăn giỗ. Sau khi ăn xong, ông bạo gan hỏi Đức Phật: “Bạch Đức thế tôn, con cúng thế này thì bố con, mẹ con, tổ tiên nhà con có ai về ăn được không? Ăn được thì cúng thế nào và không ăn được thì có nên cúng nữa hay không?”.

Sau câu hỏi đó, Đức Phật không trả lời có, cũng không trả lời không. Đức Phật hỏi lại: “Nếu ai vi phạm pháp luật thì đại vương có bỏ tù không? Nếu gia đình họ có việc thì đại vương có thả không?”. Nhà vua trả lời không, trừ khi nào họ ra tù. Đức Phật mới nói, nếu một người phải vào địa ngục thì không ai thả cho họ về để ăn giỗ cả. Đức Phật bảo vẫn nên cúng, cúng để kỉ niệm, để tưởng nhớ những người đã mất chứ không phải cúng để ông bà tổ tiên về ăn để phù hộ. Và đốt vàng mã là sai.

Ta làm rạch ròi ra để biết thế nào là tín ngưỡng, là trục lợi. Nếu họ lợi dụng lòng tin của người khác thì đó là trục lợi. Ví dụ, rằm tháng Bảy chùa cúng vong, mọi người đăng kí đến tụng kinh để cầu siêu, sau đó nhà chùa giảng dạy đạo lí cho người ta thì đó là tín ngưỡng thuần tuý. Nhưng nếu cứ xoáy vào việc vong là báo oán, phải bỏ tiền ra thế này thế kia thì rõ ràng là trục lợi.

Lan Anh ghi

10 - Linh hồn con người có tồn tại sau khi thân xác đã chết?

Với "Người cân linh hồn", tác giả Andre Maurois đã dẫn dụ người đọc vào thế giới nội tâm kỳ lạ của con người. Thế giới không thể lý giải rõ ràng, chỉ có thể cảm nhận bằng tình yêu.

Tác phẩm Người cân linh hồn (nguyên tác tiếng Pháp Le peseur d’âmes) của nhà văn Pháp André Maurois, vừa được tái bản tại Việt Nam qua bản chuyển ngữ của dịch giả Đăng Thư vào tháng 12/2018.


Review sach Nguoi can linh hon anh 1
Bìa sách Người cân linh hồn, bản chuyển ngữ tiếng Việt.

Người cân linh hồn là một câu chuyện giả tưởng, bắt nguồn từ niềm tin vào sự tồn tại của linh hồn con người sau khi chết của bác sĩ James tại bệnh viện Saint Barnaby. Những thí nghiệm về người chết của ông được tiến hành bí mật cùng với sự theo dõi của người kể chuyện.

“Sự bất tử của linh hồn” là nỗi băn khoăn của con người qua nhiều thời đại. Các ngành khoa học tâm linh đều luôn nỗ lực hết mình để tìm kiếm và lý giải những bí ẩn. Tuy vậy, linh hồn của con người thực sự tồn tại hay không, chưa ai có thể trả lời. Hình dạng của linh hồn ra sao, không ai nhìn thấy được.

Theo các nhà khoa học đã nghiên cứu trước đó, “có tồn tại linh hồn, và linh hồn cân nặng 0,17 miligram”, và James cũng đã bắt đầu tiến hành cân tử thi sau khi cái chết xảy ra. Khi tiến hành cân tử thi, anh đã nhận thấy trọng lượng sụt giảm trong khoảng từ 0,75 tới 0,95 miligam.

Dù tìm cách cân linh hồn, James rõ ràng không hề muốn biến linh hồn thành một thứ vật chất, “vì linh hồn kết nối với cơ thể để diễn đạt những ý nghĩa của nó, cho nên cũng có khả năng là sau khi từ bỏ cơ thể, linh hồn sẽ kết nối với nguồn năng lượng bí ẩn mà chúng ta đã nhận thấy qua hiện tượng lìa khỏi thân xác”.

Sau những thí nghiệm kỳ lạ ấy, James đã thành công khi kết nối được linh hồn của hai người anh em để họ có thể ở bên cạnh nhau lâu hơn nữa sau khi chết. Chiếc lọ thủy tinh chứa đựng thứ ánh sáng lấp lánh phát ra từ việc hai linh hồn hòa quyện với nhau.

Tại sao James lại khao khát muốn làm những thử nghiệm để chứng minh sự tồn tại của linh hồn con người sau khi chết đến vậy?

Những lớp lang ngữ nghĩa được gợi lên có thể khiến độc giả gật gù nhận ra Andre Maurois đây rồi. Dù được “hóa trang” bằng lớp vỏ giả tưởng, nhưng câu chuyện của Andre Maurois chỉ có mục đích đi sâu vào tâm tư của con người, cho con người cơ hội bộ bạch những bí ẩn của mình.

James hiện ra không còn là một bác sĩ tài năng, say mê khoa học, ông còn là kẻ mị tình. James mang trong mình tình yêu si mê, tôn thờ với Hilda, cô gái Đan Mạch tuyệt đẹp. Nhưng rồi, cô ấy không còn sống trên đời bởi một tai nạn bi đát. James chưa bao giờ nguôi ngoai nỗi đau đớn ấy.

Anh khao khát điều gì, giá anh có thể cứu sống linh hồn của người yêu, giá anh có thể giữ mãi linh hồn của người yêu ở bên cạnh mình. Nhưng vào giây phút ấy, anh chưa tìm được cách.

Review sach Nguoi can linh hon anh 2
Bí ẩn đến tận giây phút cuối cùng, mới được soi tỏ.

James khi đã là người đàn ông lớn tuổi, đã gặp gỡ Philipps xanh xao và thơ ngây. Nàng có khuôn mặt giống với Hilda, nàng là diễn viên sân khấu tài năng, nhưng ở nàng toát lên vẻ ngắn ngủi tàn lụi. Là bác sĩ, James nhận rõ đoạn đời quá ngắn của nàng, và anh đã chọn ở bên cạnh nàng cả đời.

Đám cưới và hạnh phúc quá ngắn ngủi. Giữa những đoạn ấy, James đã từ bỏ nghiên cứu, dành toàn thời gian cho người vợ yếu ớt của mình.

Rồi bí ẩn lại tiếp tục được hé mở khi Philipps chết, và James đã uống thuốc độc để có thể chết cùng với nàng. Tại sao?

Bí ẩn đến tận giây phút cuối cùng, mới được soi tỏ.

Người kể chuyện đồng thời là người bạn tri kỷ, người đã chứng kiến những thí nghiệm kỳ quái của James đã được trao lại một tâm nguyện quan trọng. Andre Maurois đã thể hiện khả năng miêu tả nội tâm sâu thẳm của con người vô cùng xuất sắc bằng ngôn ngữ thấm đẫm chất thơ mộng u sầu. Đọc Người cân linh hồn, độc giả sẽ vừa ngạc nhiên bởi cốt truyện kỳ lạ, vừa say đắm bởi những ý tứ tinh tế và đẹp đẽ được gợi lên của tâm hồn.

Với Người cân linh hồn, Andre Maurois đã dẫn dụ người đọc vào thế giới nội tâm kỳ lạ của con người. Thế giới không thể lý giải rõ ràng, chỉ có thể cảm nhận bằng tình yêu.

(còn nữa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét