THÂM CUNG BÍ SỬ

Vương thái hậu Biện Thị nghe tin, cuống quýt sợ hãi chạy đến xin hộ Tào Thực, mong Tào Phi nghĩ tình anh em cùng mẹ mà khoan thứ.
Tào Phi gọi Thực tới mắng: "Ta với ngươi tuy tình là huynh đệ nhưng nghĩa là quân thần, nếu không kính nể Thái hậu thì ta quyết không tha cho ngươi. Xưa nay ngươi vẫn cậy tài, vậy hôm nay để chuộc lỗi ngươi hãy đứng trước ba bảy bước tiến về phía ta. Hết bảy bước chân, nếu không làm xong bài thơ thì ta sẽ xử không tha. Trong lời thơ, ngươi không được nhắc gì tới hai chữ huynh đệ và nhắc tới chuyện hôm nay. Ngươi có làm được không?".
Tào Thực xụp lạy nói: "Xin tuân mệnh". Sau đó, lùi xa bảy bước và ung dung tiến lên. Biện thị và các thị thần xung quanh chăm chú nhìn Tào Thực, phập phồng lo sợ. Tào Thực đi lên. Một bước, hai bước, ba bước… vẫn chưa đọc được gì. Mọi người, nhất là Biện thị càng lo thắt ruột. Bỗng dưng Thực ngẩng cao đầu, sang sảng đọc:
- Thất bộ thi
- ...
- Chử đậu trì tác canh,
- Lộc thị dĩ vi trấp,
- Cơ tại phủ há nhiên.
- Đậu tại phủ trung khấp,
- Bản tự đồng căn sinh,
- Tương tiễn hà thái cấp.
- Bài thơ bảy bước
- ...
- Đun đậu nấu làm canh,
- Lọc đậu để lấy nước.
- Cành đậu đốt ở dưới nồi,
- Hạt đậu ở trong nồi khóc.
- Vốn từ một gốc sinh ra,
- Sao lại thiêu đốt nhau khốc liệt như vậy?
Từ bước thứ tư tới bước thứ bảy, mỗi bước đọc xong một câu thơ. Ý thơ khiến Tào Phi cũng phải trào nước mắt, ân hận làm ba mẹ con ôm nhau khóc. Mọi người vừa xúc động, vừa vui mừng cảm phục tài năng mẫn tiệp của Tào Thực.
Dù vậy, Tào Phi vẫn giáng tước Lâm Truy hầu của Thực và giáng xuống một tước thấp hơn, về đất phong ở xa kinh thành.
Câu chuyện Thất bộ thi của Tào Thực trở thành một giai thoại trong lịch sử văn học Trung Quốc và được truyền tụng.
Bài thơ xuất hiện sớm nhất trong bút ký Thế thuyết tân ngữ của văn nhân Lưu Nghĩa Khánh ở triều đại Lưu Tống (420-479). Khi cuốn sách ra đời, Tào Thực đã chết hơn 200 năm. Đây cũng là nguồn gốc duy nhất của bài Thất bộ thi, những ghi chép sau này đều dẫn lại từ cuốn sách. Một số nhà nghiên cứu cho rằng nội dung trong Thế thuyết tân ngữ có căn cứ vì Lưu Nghĩa Khánh thông minh, tài năng xuất chúng, nhiều thông tin khác của Thế thuyết tân ngữ đáng tin cậy.
Tuy nhiên, Thất bộ thi không được ghi chép trong cả hai bộ Tuyển tập Tào Thực, một bộ do chính tay Tào Thực biên soạn, một bộ do Tào Duệ (con trai Tào Phi) sai người tổng hợp. Có ý kiến cho rằng có thể Tào Duệ không cho ghi chép bài Thất bộ thi nhằm bảo vệ hình tượng cho cha.
2/ Câu chuyện này cũng được sách Quốc triều chánh biên toát yếu lược thuật ngắn gọn rằng: “Năm Giáp Dần thứ 7 (1854), Hồng Bảo mưu nghịch tự tử (vì không được lập cho nên mưu nghịch; khi có tội triều đình đổi ra họ Đinh). Con trai, con gái Hồng Bảo và người dự mưu là Tôn Thất Bật đều bị xóa tên trong sổ Tôn thất”.
Tuy nhiên, do cái chết của Hồng Bảo quá nhiều mờ ám nên đương thời còn truyền tụng giai thoại về bài thơ “răng cắn lưỡi” của Nguyễn Hàm Ninh được tác giả Trần Đức Anh Sơn kể lại trong cuốn Huế triều Nguyễn - một cái nhìn (Omega và NXB Thế giới ấn hành): “Chuyện kể rằng trong một dịp vua Tự Đức ban yến cho bá quan văn võ, trong lúc đang ăn bỗng dưng nhà vua cắn phải lưỡi của mình. Là một người hay chữ, giỏi ứng biến vua Tự Đức liền bảo với đình thần là ông muốn nhân việc này để mời các quan làm thơ với chủ đề ‘răng cắn lưỡi’. Ai làm thơ hay sẽ được ban thưởng. Dự yến tiệc hôm ấy có một vị quan tên là Nguyễn Hàm Ninh, quê Quảng Bình. Ông xin đọc bài thơ do ông vừa ứng tác, tựa là Xỉ giảo thiệt (Răng cắn lưỡi):
Sinh ngã chi sơ nhữ vị sinh Nhữ sinh chi hậu ngã vi huynh Nhất đường cộng hưởng trân cam vị Hà nhẫn tương thương cốt nhục tình
(Dịch:
Thuở tớ sinh ra chú chưa sinh Tớ sinh ra trước tớ là anh Một nhà chung hưởng bao bùi ngọt Cốt nhục mà sao nỡ dứt tình)".
Vua Tự Đức sau khi nghe xong bài thơ dù có khen “thơ của ngươi tuy hay
nhưng giọng điệu xúc xiểm. Ta thưởng cho ngươi 5 lạng bạc nhưng cũng
phạt ngươi 3 roi. Nói đoạn sai người mang 5 lạng bạc ban thưởng cho
Nguyễn Hàm Ninh, rồi nọc ông ra giữa sân đánh 3 roi” (sách đã dẫn của
Trần Đức Anh Sơn, trang 593).
Ảnh thật của các vị vua chúa Việt Nam thời nhà Nguyễn
Bạn muốn biết diện mạo thực sự của các vua chúa Việt Nam thời nhà Nguyễn ra làm sao không?
Bộ sưu tập gồm các bức ảnh chụp, duy chỉ có chân dung của vua Gia Long và Hoàng tử Cảnh là tranh vẽ truyền thần.
Vua Gia Long, người thành lập Triều đại nhà Nguyễn (1802-1820):
Hoàng tử Cảnh (hình vẽ bên Pháp bởi họa sĩ Maupérin vào năm 1787)
Vua Minh Mạng (1820-1840)
Di ảnh vua Hàm Nghi
Vua Đồng Khánh (1885-1889)
Còn đây là một số hình ảnh sinh hoạt xã hội dưới các triều đại nhà Nguyễn…
Nhận xét
Đăng nhận xét