Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2016

NHÂN TÍNH 21

-Loài người tưởng mìmh khôn "ngoan" nhất, nhưng thật ra là khôn "hư" nhất!
-Loài người thường cho rằng thú tính xấu xa hơn nhân tính, nhưng thật ra là loài vô đạo đức nhất, vì độc ác nhất, thủ đoạn bẩn thỉu nhất, trả thù hèn hạ nhất, sống đồi bại nhất...!
-Nhân tính như tấm huân chương với hai mặt xấu xa nhất và tốt đẹp nhất của nó.
-Chỉ khi nhân tính chuyển biến thành đẹp đẽ hơn thú tính, thì lúc đó mới có xã hội cộng sản đích thực, loài người mới sống đại đồng được!...

--------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Rùng mình hình phạt hà khắc của người Ai Cập cổ đại

Cập nhật lúc: 20:00 15/10/2015

(Khám phá) - Nếu một người Ai Cập trộm động vật, anh ta phải chịu phạt đánh 100 roi và bị đâm 5 lần vào lưng trước khi quay lại làm việc.

Từ những bộ xương người chôn trong nghĩa trang thường dân ở Amarna, Minya, Ai Cập, các nhà nghiên cứu suy luận 5 người đàn ông với những vết thương trên xương vai bị phạt. 
Theo USA Today, một bức tranh khắc trên tường chỉ ra hình phạt cho tội trộm cắp da động vật, nhưng nhóm nghiên cứu không rõ nó có diễn ra trong thực tế hay không.
Tội lỗi mà những người đàn ông mắc phải cũng như danh tính của họ chưa được làm rõ. Nếu vết đâm trên vai họ là một hình phạt, họ có thể phải quay lại làm việc ngay sau đó. Những thợ xây được tập hợp về Amarna cách đây khoảng 3.300 năm để dựng các đền thờ và cung điện khổng lồ cho vua Akhenaten.

Mô tả ảnh.
Một bức tranh mô tả cảnh xử phạt ở Ai Cập cổ đại.
Nhà khảo cổ học Gretchen Dabbs ở Đại học Southern Illinois và các đồng nghiệp đang nghiên cứu những bộ xương khai quật từ nghĩa địa Amarna. Họ phát hiện những thợ xây ở Ai Cập cổ đại phải chịu cảnh thiếu thốn thức ăn và lao động vất vả.
Những người thường dân được chôn cất trong nghĩa địa có tỷ lệ mắc bệnh khớp cao, nhiều khả năng là hậu quả từ việc mang vác vật nặng. Bộ xương của họ cũng có dấu hiệu của những căn bệnh liên quan đến đói kém như thiếu vitamin C.
Nhóm nghiên cứu ghi nhận, một số bộ xương có vết thương dài và sâu ở phần xương vai, giống như có người đâm họ từ phía sau và làm họ bị thương. Chúng không giống vết thương do rơi ngã hoặc chiến đấu.
Ở thời cổ đại, một số người Ai Cập từng bị xử tử vì nhiều loại tội khác nhau, trong đó có trộm mộ. Một số bị đánh đập, cắt mũi, tai, bàn tay hoặc lưỡi. Theo Facts on File, những người phụ nữ bị cắt mũi để hủy dung, như vậy họ sẽ không thể tái phạm.
Tương tự các nền văn minh cổ đại khác, phụ nữ Ai Cập cổ đại bị xử phạt nghiêm khắc hơn đàn ông. Một người đàn ông ngoại tình với phụ nữ có chồng chỉ phải chịu phạt 1.000 gậy. Tuy nhiên, nếu cưỡng hiếp một phụ nữ có quyền công dân, anh ta sẽ bị thiến.
Các nhà khoa học chưa tìm ra bộ luật chung ở Ai Cập cổ đại, nhưng các hình phạt được ghi chép lại ở tài liệu tang lễ, biên bản xét xử chép tay và nhiều giấy tờ khác. Dabbs cho biết, có thể hình phạt đâm vào vai chỉ phổ biến ở Amarna.

Tứ mã phanh thây – Hình phạt hãi hùng nhất trong lịch sử

Bên cạnh lăng trì, tứ mã phanh thây cũng được xem là một trong những hình phạt thảm khốc nhất trong lịch sử. Cái chết từ từ khi xác thịt lần lượt bị xé thành từng mảnh còn đau đớn hơn gấp trăm lần so với việc bị chém đầu hay uống thuốc độc.

Tứ mã phanh thây là gì ?
Tứ mã phanh thây (hay còn gọi là tứ mã phân thây) là một hình phạt được sử dụng tại các triều đại phong kiến Trung Quốc và các quốc gia trung đại châu Âu. Tứ chi của phạm nhân bị cột vào 4 sợi dây nối vào 4 con ngựa. Bên cạnh đó còn có 4 nài ngựa (người huấn luyện ngựa) để thúc ngựa chạy.
83f902163a2e4a934ad4cd19c64d31ca.jpg
Ngựa chạy kéo dây khiến tứ chi phạm nhân bị xé thành từng mảnh
Khi bắt đầu hành hình, các nài ngựa sẽ thúc ngựa phi ra bốn hướng khác nhau, nếu không thì sẽ hét lớn để ngựa sợ bỏ chạy, khiến 4 sợi dây bị kéo căng làm tứ chi phạm nhân bị xé ra thành nhiều mảnh. Hình phạt được tiến hành trước công chúng, sau đó bỏ mặc phạm nhân cho chảy máu đến chết. Ngoài ra còn có một biến thể khác là ngũ mã phanh thây với sợi dây thứ 5 buộc vào cổ tội phạm.
Nguồn gốc của hình phạt tàn khốc này
Đúng như tên gọi, tội nhân phải bị 4 con ngựa kéo lìa thân xác thì tứ mã phanh thây có nguồn gốc chính xác từ châu Âu bởi 2 trường hợp bị xử tử đầu tiên bằng hình phạt này là François Ravaillac (1610) và Robert-François Damiens (1757) theo như khung hình phạt mà Hoàng đế La Mã Charles V đã nêu ra trước đó.
 
be436f4db611775a95aaafb4a46ec8a0.jpg
Phiến quân Peru Tupac Amaru II bị tứ mã phanh thây
Vào cuối năm 1781, sự trừng phạt khủng khiếp này đã được chính quyền thực dân Tây Ban Nha sử dụng trên các lãnh đạo phiến quân Peru Tupac Amaru II với mục đích răn đe trước công chúng. Ngoài ra, tứ mã phanh thây còn được một số quốc gia châu Âu khác áp dụng đối với người phạm tội di giáo.
 
f2681d8da34c79b7648d8b88825e32b5.jpg
Hình phạt này cũng đã được sử dụng trong các triều đại Trung Quốc
Trước đó, vào triều đại nhà Tần, một hình phạt tương tự mang tên Ngũ mã phanh thây cũng đã được áp dụng, với con ngựa thứ 5 cột vào cổ phạm nhân. Đến triều đại nhà Hán (206 TCN – 220) và Đường (618-907), hình phạt này trở nên thịnh hành hơn, chuyên dùng để trừng trị những người phạm vào tội khi quân, mưu phản. Tuy nhiên, không có tài liệu ghi chép cụ thể về số trường hợp đã bị xử phạt do các triều đại sau hầu như không sử dụng.
Kinh Kha bị ngũ mã phanh thay khi ám sát Tần Thủy Hoàng không thành
Kinh Kha là người từng chịu hình án này nổi tiếng nhất trong lịch sử, cuộc đời của ông còn được các nhà làm phim khai thác trong tác phẩm “Hoàng đế và thích khách” (1999). Ông là người nước Vệ nhưng đã rời quê hương vì không được vua Vệ trọng dụng. Sau khi thăm thú các nước, ông tới nước Yên và được tiến cử đến thái tử Đan nước này.
 
40d87f845d34f9b25c1faf3af39dc8e6.jpg
Kinh Kha ám sát Tần Thủy Hoàng không thành
Thái tử Đan có âm mưu ám sát hoàng đế Tần Thủy Hoàng nên cử Kinh Kha thực hiện nhiệm vụ đó. Kinh Kha mang theo một thanh chủy thủ tẩm thuốc độc giấu trong tờ bản đồ. Trước mặt Tần Thủy Hoàng, ông lấy bản đồ dâng nộp và nhanh chóng rút thanh chuỷ thủ đâm Tần Thuỷ Hoàng. Tuy nhiên, do đâm trượt nên Tần Thủy Hoàng có cơ hội bỏ chạy, việc ám sát không thành khiến Kinh Kha bị liệt vào tội khi quân và phải chịu hình án ngũ mã phanh thây.
Thủy Tiên (Thế giới trẻ)

Lạnh người những cách xử tử man rợ nhất trong lịch sử nhân loại

Soha

Có nhiều cách hành hình rùng rợn trong giai đoạn thời Trung cổ mà sử sách vẫn còn lưu lại.
Lăng trì - hình thức cực hình man rợ nhất thời Trung cổ
Lăng trì (còn gọi là tùng xẻo, xử bá đao) là hình thức xử tử tàn độc, dã man và ghê rợn bậc nhất thời trung cổ. Lăng trì xuất hiện từ khoảng những năm 900 ở Trung Quốc và tồn tại cho đến khi được bãi bỏ năm 1905.
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
Dựa theo những bức tranh vẽ và sách xưa viết lại thì thường phạm nhân sẽ bị trói vào cột, đao phủ nghe hiệu lệnh bằng tiếng trống và chặt hết tay chân rồi dùng dao sắc xẻo từng miếng thịt cho đến chết. Tùy theo từng nơi, từng luật mà quy định mà phải sau đúng bao nhiêu nhát xẻo thì nạn nhân mới được chết.
Thịt bị lóc ra sẽ được trưng bày nơi công cộng với mục đích răn đe dân chúng. Có những nơi nhân đạo hơn, phạm nhân sẽ được sử dụng nha phiến trước khi hành hình để làm nhẹ bớt cơn đau đớn. Hình phạt này áp dụng cho người sống và cả người đã chết nhằm mục đích lăng nhục.
Tứ mã phân thây
Đây là hình phạt mà tứ chi của phạm nhân bị cột vào bốn sợi dây nối vào bốn con ngựa. Trên ngựa có thể có nài ngựa hoặc không. Khi hành hình, các nài ngựa sẽ thúc ngựa phi ra bốn hướng còn không có nài ngựa thì người ta sẽ hét lớn hoặc đánh ngựa để chúng hoảng sợ bỏ chạy. Từ đó bốn sợi dây sẽ kéo tứ chi phạm nhân đến khi thân thể của phạm nhân bị xé thành năm mảnh gồm đầu, thân và tứ chi. Phạm nhân sẽ bị bỏ mặc cho máu chảy đến chết.
Tranh Martyrium of the Hippolyt của Dieric Bouts, diễn tả một người đang bị tứ mã phân thây
Hình phạt này còn có một biến thể khác là ngũ mã phân thây với con ngựa thứ năm cột vào cổ phạm nhân. Hình phạt này cũng được áp dụng khá rộng rãi ở một số nước châu Á, châu Âu thời cổ đại, là một niềm khiếp sợ đối với phạm nhân và những người chứng kiến.
Trong hàng nghìn năm xã hội loài người chưa tiến đến văn minh, còn có rất nhiều hình phạt tàn độc khác nữa như ném đá tới chết, lột da, xiết đai diêm vương, chặt ngang lưng, tự rạch bụng, bị ép phải đấu gươm, đấu súng... Cùng với sự tiến bộ của loài người, công lý cũng được thực thi một cách nhân đạo hơn.
Lột da đến chết
Kiểu hành hình này được thực hiện nhiều nhất ở Trung Đông và châu Phi cách đây khoảng 1000 năm. Đối tượng phải chịu hình phạt này là các loại tội phạm, tù binh và những người bị cáo buộc sử dụng ma thuật.
Sau khi được treo lên giá, quá trình “tước” da sống bắt đầu và cái kết thúc của án hình là nạn nhân sẽ phải chịu đau đớn cùng cực cho đến chết, bộ da của họ được “đính” lên tường như một lời cảnh báo cho những ai dám cả gan coi thường luật pháp. Hình phạt này là một niềm khiếp sợ đối với cả phạm nhân và những người chứng kiến.
Voi giẫm đến chết
Tồn tại khá phổ biến hàng mấy nghìn năm trong hệ thống thực thi pháp luật ở các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á, án hình voi giày là cách người ta huấn luyện những con voi biết giết người, áp dụng cho những tử tội chống lại triều đình hay những phe phái phiến loạn bằng cách để chúng dùng chân giẫm lên cơ thể phạm nhân hay dùng vòi cuốn nạn nhân lên cao và quật xuống đất.
Ngoài ra, người ta còn dùng những phiến đá nặng đè lên ngực hay toàn thân phạm nhân khiến họ ngạt thở và chết từ từ sau đó.

Những kẻ tàn bạo nhất mọi thời đại

(VTC News) - Bà rất tàn nhẫn, độc ác, tàn bạo, trụy lạc và đã khiến cuộc sống của người dân rơi vào cảnh hỗn loạn.

1. Nữ vương Võ Tắc Thiên

Võ Tắc Thiên là hoàng hậu của Trung Quốc từ tháng 10 năm 690 đến tháng 2 năm 705. Bà là người phụ nữ duy nhất trong lịch sử Trung Quốc cai trị đất nước bằng uy quyền của mình. Bà rất tàn nhẫn, độc ác, tàn bạo, trụy lạc và đã khiến cuộc sống của người dân rơi vào cảnh hỗn loạn.


Hàng ngày bà đều ban xuống các lệnh tra tấn, hành quyết và buộc người khác phải tự tử. Bà đã tiêu diệt tất cả đối thủ của mình bằng các hình phạt như lưu đày hay tử hình bao gồm cả hoàng hậu Vương.

Bà cũng áp dụng các hình phạt này với cả thành viên trong gia đình bao gồm cháu gái, cháu trai và thậm chí là con gái mới sinh của bà. Ngay cả những người con trai của mình, bà cũng ra lệnh đưa đi lưu đày, và ép buộc một trong số những con trai mình tự tử. Võ Tắc Thiên đã ra lệnh đầu độc, thắt cổ hàng ngàn người và thiêu họ ngay cả khi họ còn sống. Bà qua đời vào tháng 12 năm 705 ở tuổi 81.

2. Tần Thủy Hoàng

Tần Thủy Hoàng là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc từ năm 221 TCN (trước Công nguyên) đến năm 210 TCN. Ông là người hoang tưởng, tàn bạo, độc ác, hay nổi nóng và tàn sát người dân của mình.

Trong năm đầu tiên nắm quyền, hơn 120.000 gia đình đã buộc phải di dời khỏi nhà của họ. Ông đốt gần như tất cả sách và văn thơ của Trung Quốc và đã có hàng trăm học giả bị chặt đầu, chôn sống. Ông hành hạ người dân của mình bằng cách tăng thuế.



Có thời điểm, 1 triệu người đã bị bắt ép làm việc để xây dựng 4.700 km đường giao thông. Ông là người đã đặt nền móng cho việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành, nhưng cũng vì công trình xây dựng này mà có hàng trăm ngàn người đã bị bắt ép làm việc, bị chết đói và bị giết.

Tần Thuỷ Hoàng là người bị ám ảnh nhiều nhất về phương thuốc trường sinh bất lão. Ông đã chôn sống 480 thái y và các học giả khi họ không tìm ra cách để bào chế thuốc trường sinh bất lão.

Ngay cả khi sắp chết, ông cũng lo sợ rằng mình sẽ bị tấn công, do đó, ông ra lệnh cho xây dựng một lăng mộ rộng 3 dặm với 700.000 người dân tham gia xây dựng. Hầu hết trong số họ đã thiệt mạng trong quá trình xây dựng lăng mộ. Tần Thủy Hoàng chết vào tháng 9 năm 210 TCN.

3. Godfrey của Bouillon

Godfrey của Bouillon là một hiệp sĩ Frăng, người lãnh đạo cuộc Thập Tự Chinh đầu tiên - một đoàn quân của Kitô Giáo phương Tây nhằm lấy lại Đất Thánh, trong đó có hàng chục ngàn người đã thiệt mạng vì cuộc chiến này.

Ông đã quyết định trả thù cho máu của Chúa Giêsu trên những người Do Thái. Năm 1099, ông và quân đội của mình đến Jerusalem. Họ tấn công vào thành phố và giết bất cứ ai không chịu rời đi. Họ phá hủy các địa điểm thờ Thánh linh thiêng. Những người lính, dân thường, người Do Thái và người Hồi giáo đều đã thiệt mạng.



Những người Do Thái sống sót chạy trốn đến một giáo đường Do Thái, nơi mà sau đó đã bị Godfrey châm lửa đốt. Ông ra lệnh cho lính của mình săn lùng và giết tất cả những người còn sống sót. Có thể là khoảng 70.000 người Hồi giáo đã bị giết chết trong cuộc tấn công này. Cuối cùng Godfrey chết vì bệnh dịch hạch vào tháng 7-1100 khi mà mục tiêu của ông đã hoàn thành.

4. Vua Herod

Herod là vua của Jueda từ năm 37 TCN đến năm 4 TCN. Ông là người nhẫn tâm, hoang tưởng và khát máu. Ông là con thú được biết đến với ý nghĩ muốn giết Chúa Giêsu và thực hiện vụ thảm sát những con chiên của Chúa.

Theo Kinh Thánh, Herod đã ra lệnh giết tất cả bé trai dưới 2 tuổi ở Bethlehem. Dự đoán có khoảng 10.000 đến 150.000 bé trai đã bị sát hại, nhưng Bethlehem chỉ là một ngôi làng, do đó, các nhà sử học nghĩ rằng chỉ có khoảng vài chục bé trai bị giết.



Ông ra lệnh giết chết hàng ngàn người bao gồm cả các linh mục cấp cao, các đối thủ của mình, ông của vợ, mẹ vợ, anh em vợ, họ hàng nhà vợ và 3 con trai (một trong 3 người con trai của ông đã bị giết chỉ vài ngày trước khi Herod chết) và bất cứ ai mà ông không tin tưởng và nghĩ là mối đe dọa cho mình.

Ngay trước khi chết, Herod ra lệnh những người quan trọng trong Jueda phải bị tử hình. May mắn thay, lệnh này đã bị bác bỏ. Ông qua đời năm 4 TCN do bệnh tật. Con trai của ông cũng trở thành nhân vật phản diện của Kinh Thánh.

5. Vua John

John là vua nước Anh từ tháng 4-1199 đến tháng 10-1216. Ông là người tham lam, bạo lực, độc ác, tàn nhẫn và phóng đãng. Ông đã phản bội bạn bè, cha, anh em, vợ, và ngay cả quốc gia của mình.

Ông dụ dỗ vợ và con gái của bạn bè cũng như kẻ thù của mình (ông đã sinh ra 12 đứa trẻ ngoài giá thú) và lưu đày người thân và cha mẹ của họ. Ông giam cầm và giết chết bất cứ ai đe dọa hoặc sánh ngang với ông, kể cả cháu trai của mình, Arthur. Khi người dân không tuân lệnh, ông sẽ nhốt họ vào tù và bỏ đói cho đến chết.

Ông đã cướp bóc các khoản thu của Giáo Hội và ra lệnh cho mọi linh mục, giám mục và tu viện trưởng rời khỏi nước Anh. Ông tuyên bố chống lại nước Pháp và các nam tước, trong đó hàng chục ngàn người có thể đã thiệt mạng.



Vua John thường giết hoặc lưu đày những người thân của kẻ thù. Ông tra tấn, treo cổ, chặt đầu, hàng ngàn người đã bị mù và bị bỏ đói cho đến chết. Ông thực thi một chiến dịch đối với tất cả người Do Thái ở Anh, nhằm lấy tiền của họ, bỏ tù và tra tấn họ.

Vua John tìm mọi cách để lấy tiền từ người dân của mình. Ông thực hiện chính sách tăng thuế và tận dụng một cách tàn nhẫn các đặc quyền phong kiến của mình. Một số loại thuế đã được nâng lên đến 300%. Những loại thuế này đã hủy hoại cuộc sống của hàng chục ngàn người. Sau đó ông đã ký hiệp định Magna Carta.

Theo hiệp định, nếu ông thua trong cuộc chiến chống lại các kẻ thù của mình thì vương quốc Anh sẽ rơi vào tay nước Pháp. Tuy nhiên, vua John đã chết trước khi ông có thể bắt đầu một cuộc chiến tranh quy mô vào tháng 10 - 1216 do ăn quá nhiều đào và uống quá nhiều rượu.

6. Vua Tamerlane

Tamerlane là người thống lĩnh Tây Á, Trung Á và Nam Á vào thế kỷ 14 và là người sáng lập ra Đế quốc Timurid và Triều đại Timurid. Ông tin rằng ông chính là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn.

Ông là một vị vua độc ác, tàn nhẫn, vô tâm và khát máu. Tại một số nơi, hàng ngàn người bị buộc phải nhảy từ trên cao xuống. 200.000 người lính và thường dân đã thiệt mạng ở Ấn Độ. Khoảng 20.000 người dân ở Aleppo, 70.000 người Ifshan, 70.000 người Tikrit và 90.000 người ở Baghdad đã bị chặt đầu.



Vào một số dịp, ông đã ra lệnh treo cổ hàng ngàn người. Một chiếc tháp khổng lồ được làm từ đầu của kẻ thù đã được ông cho xây dựng. Ông đã giết chết 15 đến 20 triệu người. Vua Tamerlane qua đời vào tháng 2-1405 do các nguyên nhân tự nhiên.

7. Nero

Nero là vị vua thứ 5 của Rome từ năm 54 SCN (sau công nguyên) đến năm 68 SCN. Ông đã khiến cho đế quốc Rome trở nên tàn lụi. Ông đã đốt cháy nhiều thành phố, giết hại hàng ngàn người bao gồm cả cô ruột, vợ cũ, mẹ, vợ và anh em cùng cha khác mẹ.

Các hình phạt ông thường sử dụng như đầu độc, chặt đầu, thiêu và đóng đinh. Trong khi thành Rome bị cháy thì ông đang chơi đùa trong cung điện. Trong trận cháy này đã có nhiều người dân thành Rome bị thiêu chết và khiến cho hàng trăm nghìn người sống trong cảnh nghèo đói.



Có thể là Nero đã châm lửa đốt thành Rome nhưng ông lại đổ lỗi hoàn toàn việc này cho những người dân theo đạo Cơ-đốc. Hàng nghìn người theo đạo Cơ-đốc đã bị bỏ đói cho đến chết, bị thiêu, bị ném cho sư tử ăn và nhiều hình thức tra tấn dã man khác.

Nero đã bị buộc phải tự sát khi ông nhận ra ông đã thất bại trong cuộc chiến dẹp bỏ các cuộc nổi loạn và mạng sống của ông đang bị đe doạ.

Bích Ngọc 

Những đòn ghen giành chồng tàn độc của các bà hoàng hậu

16-05-2012 07:08:09

Hậu cung được xem là cái đích vươn tới của rất nhiều phụ nữ, đó là đỉnh cao quyền lực và cũng là địa ngục trần gian với những mưu mô thâm độc nhất mà con người ta không thể tưởng tượng được. Càng đẹp thì sự độc ác lại càng lớn...

Người Trung Quốc gọi những người đàn bà hiểm độc là “độc phụ”. Nghiên cứu lịch sử nước Trung Quốc phong kiến mấy ngàn năm, người ta thấy “độc phụ” có rất nhiều, hầu như triều đại nào cũng có.
Biến ái phi của Hoàng đế thành người lợn

Lã Hoàng hậu tên thật là Lã Trĩ, là người vợ từ thuở còn hàn vi của Hán Cao Tổ Lưu Bang, người đã sáng lập nên triều đại nhà Hán. Cũng vì là người vợ từ thuở hàn vi, vào sinh ra tử vì sự nghiệp của chồng, có lúc còn bị bắt làm con tin, sống trong cảnh nghèo khó, khổ cực nên khi Lưu Bang đánh thắng Hạng Vũ, giành được thiên hạ, Lã Trĩ được ông phong cho làm Hoàng hậu. Tuy nhiên, khi Lã Trĩ đội lên trên đầu mình chiếc mũ phượng quyền uy thì cũng là lúc bà chẳng còn thanh xuân nữa.

Trong khi đó, xuất thân là một vị tướng cầm quân, xông pha trận mạc, nay phải sống trong cảnh yên bình nhàn rỗi nên bao nhiêu sức lực và năng lượng bí bức, Hán Cao Tổ dồn hết vào những cuộc ăn chơi với những cung phi trẻ tuổi, xinh đẹp.

Sau khi Hoàng đế băng hà, Thích phu nhân đã bị Lã hậu ra tay tàn độc

Sự xuất hiện của những cung tần mỹ nữ, đặc biêt là Thích phu nhân khiến cho bà cả già nua Lã Trĩ ngày càng bị Hán Cao Tổ lạnh nhạt. Người Trung Quốc có câu “Nam nhi ái hậu phụ, nữ tử trọng tiền phu” (Đàn ông thì yêu vợ sau, đàn bà thường trọng người chồng trước). Thích Phu nhân mặt đẹp như hoa, thân hình gợi cảm, hát hay múa giỏi, lại sinh được cho Lưu Bang hoàng tử Như Ý. Điều này có lẽ cũng chẳng làm Lã Hoàng hậu lo lắng lắm. Nhưng bà thực sự lo lắng khi sự việc này ảnh hưởng đến ngôi Thái tử của Lưu Doanh, đứa con trai do bà sinh ra. 

Số là khi đó, Hán Cao Tổ rất sủng ái Thích phu nhân nên cũng đâm ra yêu luôn đứa con trai Như Ý do bà sinh ra. Lưu Bang ngày càng thấy Như Ý thông minh, tài cán và có khí chất đế vương hơn Lưu Doanh nên có ý phế bỏ ngôi vị Thái tử của Lưu Doanh, đưa Như Ý lên thay.

Lã Hậu biết chuyện lo sợ, không biết làm thế nào. Có người nói với Lã Hậu nên hỏi Trương Lương. Lã Hậu bèn sai em là Lã Trạch đến nhờ. Ban đầu Trương Lương từ chối nhưng Lã Trạch cố nài nên Lương nhận lời. 

Nhờ Trương Lương giúp, Lưu Doanh mời được 4 hiền sĩ trong thiên hạ là Đông Viên Công, Giác Lý tiên sinh, Ỷ Lý tiên sinh, Hạ Thạch Công mà trước đó chính Lưu Bang không sao mời nổi. Sau sự việc đó, Lưu Bang nghĩ rằng, Lưu Doanh rất giống mình, dù tài năng không thực sự xuất sắc nhưng có thể thu hút nhân tài về xung quanh mình, đó là một phẩm chất cần thiết của một ông vua, vì vậy, quyết định giữ nguyên ngôi Thái tử cho Lưu Doanh còn Như Ý được Lưu Bang phong cho làm Triệu vương.

Mặc dù giữ được ngôi Thái tử cho con trai song mối hận của Lã Hoàng hậu đối với Thích phu nhân thì không thể nào nguôi ngoai được. Tuy nhiên, vì Hán Cao Tổ Lưu Bang cho đến tận khi nhắm mắt xuôi tay, vẫn một mực sủng ái Thích phu nhân nên Lã Hoàng hậu không có cách nào trả thù được. 

Cơ hội đến với Lã Hậu khi Hán Cao Tổ về với tổ tiên trước bà. Năm 195 trước công nguyên, Lưu Bang mất, Lưu Doanh lên nối ngôi, tức là Hán Huệ Đế. Vì phụ thuộc vào những toan tính của mẹ từ khi còn là Thái tử, nên tuy là Hoàng đế nhưng Lưu Doanh lại không hề có chút quyền lực nào. Mọi việc điều hành trong triều đình đều do một tay Lã Hậu quyết định. Và đây chính là thời điểm mà Lã Hoàng hậu bắt đầu “phát tiết” cơn ghen đã nung nấu trong lòng từ bấy lâu nay.

Để trả thù Thích phu nhân, Lã Hoàng hậu sai người trói bà vào trục đá lớn của cối xay rồi bắt kéo. Thân là quý phi từng được Hoàng đế hết sức sủng ái, con lại được phong vương, nay bị người ta bắt kéo cối xay như trâu ngựa khiến Thích phu không cầm được nước mắt mà than rằng: “Con làm vương mà mẹ thân tù”. 

Không ngờ câu nói này đến tai Lã hậu. Lã hậu cho rằng tình địch của mình có ý chống đối kích động con trai báo thù, vì vậy quyết định diệt luôn Triệu Vương Như Ý để trừ hậu họa. Lã hậu cho nhốt Thích phu nhân vào lãnh cung rồi gọi Như Ý về triều. Huệ Đế thương em, biết là mẹ có ý định hãm hại Như Ý nên thân hành ra đón rồi luôn luôn ở cạnh Như Ý ngay cả khi đi lại lẫn ăn uống khiến Lã hậu muốn giết Như Ý nhưng không có dịp nào. 

Cho tới tháng 12 năm 194 trước công nguyên, Huệ Đế đi săn vào buổi sáng sớm. Triệu Vương Như Ý vì còn quá nhỏ nên không thể dậy sớm được. Lã Hoàng hậu nghe tin Như Ý ở có một mình bèn sai người mang thuốc độc đến cho Như Ý uống. Như Ý uống xong thì chết.  

Sau khi đã giết được Như Ý, Lã hậu mới quay lại “xử lý” Thích phu nhân và lần này thì bà ta không còn kiêng dè gì nữa. Lã Hoàng hậu sai người chặt hết tay chân Thích phu nhân, rồi gọt đầu, móc mắt, cắt lưỡi, đổ lưu huỳnh vào tai, sau đó ném cả hình hài què cụt, mù lòa, câm điếc ấy vào chuồng lợn, gọi là “con người lợn”. 

Chưa dừng lại ở đó, Lã hậu còn gọi Hán Huệ đế đến xem cho vui. Khi biết “con người lợn” đáng thương ấy chính là Thích phu nhân, sủng phi của cha mình đồng thời là mẹ của Như Ý, Huệ đế đã giật mình rồi khóc rống lên. 

Sau đó, Huệ Đế vì quá đau lòng nên mắc bệnh, sai người nói với Lã hậu rằng: “Việc làm đó không phải là việc con người làm! Tôi là con của Thái hậu, không thể nào trị thiên hạ được”. 

Đòn ghen ghê rợn của Lã hậu đã phải trả một cái giá đắt khi Huệ Đế cảm thấy bất lực trước sự độc ác của mẹ, không có cách nào ngăn cản được, nên ngày đêm uống rượu chơi bời dâm dật, không nghe chính sự, sinh bệnh rồi mất khi mới 22 tuổi. Và mặc dù sau đó qua đời vì già yếu nhưng tiếng xấu về một Hoàng hậu quá sức độc ác Lã Hoàng hậu thì vẫn còn được lưu truyền cho tới tận ngày nay.

Chiêu Tín: Quái vật trong triều Hán 

Chiêu Tín là cơ thiếp của Quảng Xuyên Vương Lưu Khứ, cháu nội vua Hán Cảnh Đế. Chiêu Tín đẹp thế nào thì không thấy sử sách ghi, nhưng tính tình tàn nhẫn hiểm ác thì vào loại hàng đầu trong lịch sử Trung Quốc.

Chiêu Tín vu cáo Vọng Ngưỡng, một ái thiếp khác được Lưu Khứ sủng ái. Nghe Chiêu Tín, Lưu Khứ cho gọi các phi tần cùng kéo đến nơi Vọng Ngưỡng ở, lột hết quần áo nàng, bắt các phi tần dùng dùi nung đỏ ép vào người nàng. Vọng Ngưỡng bỏ chạy, nhảy xuống giếng tự vẫn, Chiêu Tín lôi lên, dùng giáo đâm vào chỗ kín, xẻo mũi cắt miệng, cắt lưỡi nàng… đem nấu chín, bắt các phi tần khác xem.

Chưa hết, Chiêu Tín còn vu cáo hãm hại một cung phi là Vinh Ái. Vinh Ái sợ quá nhảy xuống giếng nhưng không chết. Chiêu Tín lôi lên, trói lại, ấn dao nung làm mù hai mắt, cắt hai tay, nung chì đổ vào miệng nàng. Vinh Ái chết, Chiêu Tín còn sai phanh thây bắt chôn mỗi thứ một nơi. Có tới 14 cung phi từng được Lưu Khứ sủng ái bị Chiêu Tín hành hạ như vậy.

Theo sử chép thì lúc đầu Lưu Khứ rất sủng ái hai nàng Vương Chiêu Bình, Vương Địa Dư, hứa hẹn lập họ làm hoàng hậu. Nhưng vốn là kẻ hoang dâm vô độ nên sau này ông ta lại quay ra sủng ái Chiêu Tín. Chiêu Bình, Địa Dư rất căm tức nên bàn mưu định hại Chiêu Tín.

Chuyện bị bại lộ, Lưu Khứ bắt Chiêu Bình ra dùng khổ hình tra khảo. Đánh roi mây, Chiêu Bình nén chịu không khai, chuyển sang dùng dùi sắt đâm, Chiêu Bình đau quá phải khai. Thế là Lưu Khứ bèn triệu tập các phi tần đến, bắt họ dùng kiếm đâm chết Địa Dư, còn Chiêu Bình thì để Chiêu Tín đâm chết. Ông ta còn cho treo cổ 3 thị tỳ, sau đó đem đốt xác hai người đẹp ông ta hằng yêu dấu thành tro rồi đổ đi.

Ghen ngược với vợ cả

Khác với thói ghen tuông của những người đàn bà thường dân, cơn ghen của các bà hoàng nhiều khi không phải vì tình mà vì quyền lợi. Nghĩa là dù chẳng yêu thương gì mấy vị vua đó nhưng người đàn bà trong thâm cung vẫn phải triệt hạ tình địch một cách tàn độc để bảo vệ địa vị của mình. Đó cũng là điều mà Võ Tắc Thiên đã thực hiện mà nạn nhân là hoàng hậu và ái phi của Đường Cao tôn Lý Trị, hai người đàn bà thế lực nhất hậu cung ở thời điểm Võ Tắc Thiên vẫn chỉ là cung phi của ông vua đã chết và đang phải làm ni cô.

Được Hoàng đế sủng ái, Võ Tắc Thiên lập tức ra tay với hai “vị tiền bối”

Để giảm bớt ảnh hưởng của Tiêu Thục phi, người đang được Cao tôn sủng ái nhất, Vương hoàng hậu đã chấp nhận đưa ni cô họ Võ nhập cung. Vị hoàng hậu dại dột này đã đạt được mục đích: Tiêu Thục phi hết được sủng ái, nhưng bà lại gặp một đối thủ còn kinh khiếp hơn nhiều. Sau khi thành người được Hoàng đế sủng ái nhất, Võ Tắc Thiên lập tức ra tay với hai “vị tiền bối”. Vương hoàng hậu bị gán cho tội nặng và bị phế truất, đày vào lãnh cung. Ngôi hoàng hậu về tay người đẹp họ Võ. Tiêu Thục phi cũng bị kết tội và tống giam.

Một lần thơ thẩn dạo quanh, vua Đường tình cờ đi qua khu giam giữ hai người đàn bà bất hạnh ấy. Nghĩ đến tình xưa, ông có vẻ ngậm ngùi thương cảm. Sợ chồng khôi phục lại địa vị cho tình địch, Võ hậu lập tức sai chặt tay chân họ, ngâm vào chum rượu cho đến chết.

Hoàng đế bị bạt tai vì dám... lăng nhăng

Hoàng đế Tống Nhân Tông Triệu Trinh làm vua thời Bắc Tống nổi tiếng là ông vua nhân đức. Tuy nhiên dù là vị Hoàng đế nhân đức cỡ nào thì trong cung cũng không thể thiếu được bóng hình các mỹ nữ. Vì thế, dù ngay sau khi lên ngôi, Triệu Trinh đã phong cho Quách thị, người vợ ông lấy từ khi còn là Thái tử lên làm Hoàng hậu song trước hàng ngàn mỹ nhân xinh đẹp, Triệu Trinh cũng có phần nào lơ là, lạnh nhạt với “bà cả”. Và điều này là nguyên nhân khiến Triệu Trinh trở thành Hoàng đế duy nhất trong lịch sử lãnh trọn một cú bạt tai của vợ mình.

Khi đó, Triệu Trinh rất sủng ái hai mỹ nhân họ Thượng và họ Dương. Khi được Hoàng đế yêu chiều, họ Thượng và họ Dương bắt đầu không coi Hoàng hậu ra gì nữa, còn hay nói xấu sau lưng Hoàng hậu với Triệu Trinh. Quách Hoàng hậu cho rằng, họ Thượng và họ Dương hỗn láo là do Hoàng đế quá yêu chiều nhưng thân là thê thiếp bà cũng không thể đem Hoàng đế ra chửi mắng đánh đập được, chỉ đành nuốt giận vào trong lòng, cố gắng chịu đựng. 

Cho tới một hôm, Quách Hoàng hậu có việc tới cung của Hoàng đế. Khi tới cửa thì nghe thấy tiếng cười đùa của Hoàng đế cùng hai mỹ nhân kia vọng từ bên trong ra. Tới gần hơn, Quách Hoàng hậu mới nghe thấy rằng, họ Thượng và họ Dương đang “nói xấu mình”. Không kìm được lửa giận, Quách Hoàng hậu đẩy cửa xông về phía hai cô mỹ nữ, giống như một bà vợ xông vào bắt quả tang chồng ngoại tình. 

Triệu Trinh thấy Hoàng hậu xông về phía hai mỹ nhân của mình, theo phản xạ tự nhiên mới đưa người ra che. Quách Hoàng hậu cũng không ngờ Hoàng đế lại che chở cho hai đứa con gái xấu xa kia thành ra toàn bộ cái tát với bao nhiêu căm tức phẫn nộ và uất hận dồn cả lên mặt Triệu Trinh. Ông vua nhà Tống được một phen choáng váng mặt mày vì đòn ghen của bà vợ cả. 

Tống Nhân Tông có lẽ là ông vua duy nhất bị ăn bạt tai vì thói trăng hoa nhưng không phải là ông vua duy nhất bị “đánh ghen”. Từ vài thế kỷ trước đó, Tùy Văn Đế Dương Kiên, Hoàng đế nhà Tùy đã nhiều phen khóc lóc vì những đòn ghen nhẹ nhàng nhưng không kém phần tàn nhẫn của bà vợ cả. 

Chặt tay tình địch gửi tặng chồng

Và khi đó, người ta sẽ được chứng kiến những đòn ghen độc nhất vô nhị trong thiên hạ mà đến tưởng tượng nhiều người cũng khó có thể nghĩ ra được. Chuyện Hoàng hậu Lý Phượng Nương chặt tay “tình địch” làm quà tặng cho đức lang quân của mình là một điển hình cho kiểu đánh ghen thuộc loại này.

Chuyện kể rằng, Hoàng hậu Lý Phượng Nương, vợ vua Tống Quang Tông nổi tiếng là người ghen tuông vô lối. Lại thêm, bản thân Tống Quang Tông bạc nhược, chuyện gì cũng không dám làm trái ý bà thành ra Hoàng hậu họ Lý càng được thể, sẵn sàng làm bất cứ điều gì để thỏa mãn cơn ghen của mình.

Bất cứ cung phi nào có ý định gần gũi hay được Tống Quang Tông có ý sủng ái là y như rằng họ gặp tai họa. Ngấm ngầm, hoặc công khai, Lý Hoàng hậu tìm mọi cách để triệt hạ đối thủ cạnh tranh với mình để độc chiếm Hoàng đế. Dường như ghen tuông với các quý phi vẫn chưa cảm thấy đủ, ngay cả đến những cô hầu gái, Lý Hoàng hậu cũng quyết không tha. 

Một lần, có cô cung nữ trong cung bưng nước ra hầu Quang Tông rửa tay. Cô cung nữ này vốn cũng chẳng xinh đẹp gì nhưng đôi tay lại trắng trẻo, nuột nà như ngọc chuốt khiến Hoàng đế Quang Tông vô cùng thích thú. 

Vốn là vị chúa tể của cả thiên hạ, Quang Tông hết trầm trồ rồi cầm đôi tay của cô cung nữ lên ngắm nghía, vuốt ve giống như gặp được một viên ngọc quý. 

Chiêu “chặt tay” tình địch làm quà tặng cho chồng vẫn chưa phải 
là đòn ghen ghê rợn nhất từng được lịch sử ghi chép

Chuyện này đương nhiên không thể qua khỏi con mắt sát sao của bà chúa trong chốn hậu cung Lý Hoàng hậu. Ngay ngày hôm sau, vua Quang Tông nhận được một món quà của Hoàng hậu đựng trong chiếc hộp rất lộng lẫy. Quang Tông hỏi cái gì ở bên trong thì thị nữ theo lời dặn của Hoàng hậu trả lời rằng đó là một vật mà nhà vua rất yêu thích. Quang Tông hăm hở mở ra xem và kêu ối một tiếng, mặt mày hoảng hốt. Trong cái hộp là đôi tay tuyệt đẹp của cung nữ xấu số nọ, đã bầm tím và vấy máu. 

Sợ mất mật, Quang Tông chẳng những không dám ho he gì Hoàng hậu mà từ đó còn rụt rè hơn trong việc ái ân với các cung phi. Còn các giai nhân trong cung cũng lo giữ mạng, không dám mời mọc gì Hoàng đế cả. Thế mới biết, đòn ghen của Lý Hoàng hậu ám ảnh đối với những kẻ tình địch đến thế nào. 

Chiêu “chặt tay” tình địch làm quà tặng cho chồng vẫn chưa phải là đòn ghen ghê rợn nhất từng được lịch sử ghi chép. 

Hoàng hậu bắt Hoàng đế chung thủy "một vợ một chồng"

Độc Cô Hoàng hậu, vợ của Dương Kiên vốn nổi tiếng là một người phụ nữ hiền lương, nhân ái. Điều này đã được hầu hết các sử gia ghi chép lại trong sử sách. Tuy nhiên, ngoài những đức tính tốt, Độc Cô Hoàng hậu cũng là người nổi tiếng ghen tuông. Mặc dù Dương Kiên là Hoàng đế nhưng suốt cả cuộc đời gần như không nạp thêm thê thiếp nào ngoài Độc Cô Hoàng hậu bởi vì bà tìm mọi cách để bắt Dương Kiên kiên trì giữ gìn một vợ một chồng.

Tới mức, cả năm người con trai của Dương Kiên đều do một mình Độc Cô Hoàng hậu sinh ra. Trong sách “Tùy thư” có chép: “Độc Cô Hoàng hậu tính hay ghen nên trong hậu cung chẳng có ai được Hoàng thượng sủng ái đến”. Điều đó có nghĩa là, tam cung lục viện 72 phi tần trong hậu cung của Hoàng Đế Dương Kiên thực tế chỉ là bày ra cho có, chứ Dương Kiên tuyệt nhiên chẳng có người thiếp nào. Một vị Hoàng đế làm chủ cả thiên hạ, ngày ngày ăn đủ sơn hào hải vị giờ lại bắt ông ta “chung thủy” với một người vợ suốt cả cuộc đời thì quả thực là việc vô cùng khó khăn. 

Vì vậy, rất nhiều trường hợp, Hoàng đế  Dương Kiên cũng cả gan vượt khỏi vòng kiểm soát của bà vợ ranh ma để ăn trái cấm. Song bất cứ cô gái nào muốn nhòm ngó long sàng của Hoàng đế hay bị Hoàng đế nhòm ngó đến thì kẻ đó chắc chắn không có kết cục tốt lành gì. 

Sử sách chép rằng, Dương Kiên có một kẻ thù không đội trời chung là Uất Trì Quýnh. Khi Uất Trì Quýnh bị quân của Dương Kiên đánh bại, Uất Trì Quýnh tự sát, còn cô cháu gái xinh đẹp của y thì bị bắt làm tù binh rồi được đưa vào cung làm người hầu. 

Dương Kiên đã chết mê chết mệt cô gái họ Uất Trì này ngay từ lần đầu tiên gặp mặt. Một hôm chẳng hiểu tinh thần phấn khích thế nào, Dương Kiên đi tìm cô cung nữ này rồi ngủ lại một đêm với cô ta. Chuyện đến tai Độc Cô Hoàng hậu và ngay ngày hôm sau, nhân lúc Hoàng đế còn đang bận thiết triều thì Hoàng hậu mượn cớ bắt kẻ gian sai người giết chết cô người hầu này. 

Một cô gái xinh đẹp vừa cùng mình đầu gối tay ấp, giờ đã thành cái xác không hồn, Dương Kiên giận đùng đùng nhưng không thể làm gì được Hoàng hậu. Chẳng còn biết làm thế nào, vị chúa tể thiên hạ một mình một ngựa bỏ triều đình lên vùng núi cao rồi ở đó không chịu về. Khi quần thần tìm đến, Dương Kiên vẫn còn nước mắt nước mũi đầm đìa nói: “Ta thân là thiên tử thế mà chẳng được tự do!”. Mãi tới khi một quan đại thần tên là Cao Dĩnh nói với Hoàng đế rằng: “Bệ hạ không thể vì một người phụ nữ mà coi nhẹ thiên hạ”, Dương Kiên mới đổi ý quay trở về cung.

Đòn ghen theo lối “kìm kẹp” của Độc Cô Hoàng hậu phải nói là cực kỳ hiệu quả và có sức ám ảnh rất lớn. Chẳng thế mà ngay khi Độc Cô Hoàng hậu qua đời, Hoàng đế Dương Kiên trong một ngày đã cưới luôn 2 cô vợ trẻ. Song khi ấy, một ông lão đã bước sang tuổi 60 làm sao chịu được sự “dày vò” đó. Thế nên chẳng bao lâu sau, Hoàng đế Dương Kiên lại theo về đoàn tụ với Độc Cô Hoàng hậu để tiếp tục cuộc “sống một vợ một chồng” cho trọn tình trọn nghĩa.

Chiêu "im lặng tới chết" của Hoàng hậu Viên thị

Thực ra, đã là đàn bà, ghen tuông là chuyện thường tình. Các bà Hoàng hậu cũng như vậy. Có điều, thân là bậc mẫu nghi thiên hạ, là vợ cả của Hoàng đế, họ không được cái quyền “phát tiết” cơn ghen của mình ra bên ngoài. Chính vì thế, rất nhiều bà Hoàng hậu lựa chọn cách đánh ghen vô cùng “hiểm”  mà lại phù hợp với các quy tắc của triều đình: Im lặng. 

Viên thị là vợ của Lưu Nghĩa Long từ khi ông ta còn là Thái tử. Khi Lưu Nghĩa Long lên ngôi, Viên thị cũng theo đó được phong Hoàng hậu. Đồng thời, con trai do Viên thị sinh ra là Lưu Thiệu cũng được Lưu Nghĩa Long phong cho làm Hoàng thái tử. Một người phụ nữ khi lựa chọn số phận gắn bó với Hoàng đế có hai mục đích chính, khi còn trẻ, được Hoàng đế sủng ái và khi về già, con đẻ của mình được làm người kế vị. 
Viên thị được phong làm Hoàng hậu chứng tỏ Lưu Nghĩa Long rất yêu chiều bà ta, con trai do Viên thị sinh ra lại được phong làm Thái tử, như vậy, cả hai mục đích Viên thị đều đã đạt được, chẳng còn gì phải lo lắng nữa. Thế nhưng, mọi chuyện trở nên rắc rối khi có sự xuất hiện của Thục phi họ Phan. Phan Thục phi xinh đẹp, lại trẻ trung nên ngày càng được Lưu Nghĩa Long sủng ái. 

Ít bà ghen theo cách “im lặng” như Viên Hoàng hậu

Thục phi cũng vì thế mà được đà, rất hay khoe khoang sự sủng ái của Hoàng thượng và cho rằng, có ngày cô ta sẽ thay ngôi Viên thị làm Hoàng hậu. Một lần, trước mặt Viên thị, Thục phi khoe rằng, một khi cô ta cần tiền thì Hoàng đế sẽ không bao giờ từ chối, dù số tiền cô ta muốn là bao nhiêu. Thực tế thì Lưu Nghĩa Long vốn là một ông vua sống rất tiết kiệm. 

Ngay cả khi tặng tiền bạc cho Hoàng hậu, mỗi lần cũng chỉ vài ba vạn đồng. Điều này, một người vợ sống cùng Lưu Nghĩa Long lâu năm như Viên thị sao lại không biết? Thế mà nay, ả Thục phi lại nói rằng, ả muốn bao nhiều tiền đều được chẳng phải là nói xằng nói bậy là gì. 

Viên thị không tin nhưng vẫn muốn kiểm tra thực hư nên mới mượn danh Phan Thục phi đòi Hoàng đế cho 30 vạn đồng. Không ngờ, Văn Đế Lưu Nghĩa Long quả thực rất nhanh đưa đến 30 vạn không thiếu một đồng một cắc. 

Viên Hoàng hậu nhìn 30 vạn đồng tiền ngồn ngộn trước mặt, uất nghẹn không nói nên lời. Từ đó, bà lấy cớ bị bệnh, không chịu gặp Lưu Nghĩa Long. Hoàng đế dù nắm quyền sinh quyền sát, nhưng nay Hoàng hậu nói bị bệnh, không thể gặp cũng không thể nào làm gì được, chỉ đành quay về. Những tưởng Viên Hoàng hậu “chiến tranh lạnh” một thời gian rồi “hòa bình” sẽ trở lại. Tuy nhiên, bà hậu họ Viên quyết định im lặng cho tới tận khi nhắm mắt xuôi tay.

Giờ phút Viên Hoàng hậu lâm chung, Hoàng đế nắm chặt tay bà hỏi bà có muốn nói điều gì không song Viên Hoàng hậu một từ cũng không nói, chỉ nhìn trừng trừng Lưu Nghĩa Long, sau đó tự kéo chăn trùm kín mặt, nhất quyết không nhìn mặt ông. 

Cũng vì chuyện này mà Tống Văn Đế đã phải trả một cái giá cực đắt. Sau khi Viên Hoàng hậu qua đời chưa được bao lâu thì Thái tử Lưu Thiệu đã mưu phản, giết chết cả Văn Đế lẫn Thục phi trả thù cho mẹ. Nhiều người nói rằng, nếu như Viên Hoàng hậu chịu nói với Văn Đế một câu trước khi bà về với tổ tiên, có lẽ mọi chuyện đã không kết thúc thê thảm như vậy. Song, một khi các bà hậu đã nổi cơn ghen thì khó ai có thể tính trước lường sau được điều gì.

Thực tế thì không phải bà Hoàng hậu nào cũng đánh ghen theo cách “im lặng” như Viên Hoàng hậu. Đa phần các bà Hoàng hậu đều phản ứng theo hai cách, một là an phận với “kiếp chồng chung”, “ngậm bồ hòn làm ngọt”, nghĩa là không có chuyện ghen tuông. Số này thường là đông hơn. Hai là ghen tuông một cách quyết liệt và đánh ghen một cách tàn nhẫn bằng tất cả thủ đoạn mà họ có thể nghĩ ra. 

 Theo Tú Linh (TH) / Trí Thức Trẻ 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét