Nhiều năm sau khi đóng cửa, nhà tù trở thành bảo tàng và mở cửa cho công chúng tham quan.
Nhà tù kiên cố nhất nước Mỹ và vụ vượt ngục táo tợn
Vụ trốn trại liều lĩnh và bí ẩn trong lịch sử
đã diễn ra tại nhà tù vốn được coi là nơi nghiêm ngặt nhất nước Mỹ trong
những năm 90.
 |
Tên gọi Alcatraz xuất phát từ
tiếng Tây Ban Nha với nghĩa là “chim lạ” hay “chim bồ nông”. Ban đầu
người ta dựng một ngọn hải đăng trên đảo Alcatraz để dẫn đường cho các
tàu di chuyển tới bờ biển phía bắc California. Năm 1853, quân đội Mỹ bắt
đầu xây dựng một pháo đài quân sự với hơn 111 khẩu đội pháo trên đảo
nhằm bảo vệ vịnh San Francisco. Năm 1909, người ta phá bỏ ngọn hải đăng
để xây dựng nhà tù. Ảnh: KTVU |
 |
Năm 1933, Sở Tư pháp Mỹ thay
quân đội nắm quyền quản lý Alcatraz và biến nơi đây thành trại giam liên
bang – nơi giam giữ những tù nhân nguy hiểm nhất nước Mỹ. Với vị thế cô
lập giữa vùng nước lạnh và dòng chảy mạnh của vịnh San Francisco, xung
quanh bao phủ sương mù, các nhà khai thác nhà tù Alcatraz tin nó là trại giam có hệ thống an ninh nghiêm ngặt nhất nước Mỹ vào thời điểm đó. Ảnh: KTVU |
 |
Dãy phòng giam chính với những
chấn song dày được xây dựng trong hai năm (1910-1912). Nhà tù Alcatraz
còn có tên gọi khác là “The Rock” (Tảng đá), ám chỉ sự kiên cố của trại
giam khi tù nhân chỉ có thể vào mà khó có thể trốn thoát. Alcatraz nằm
cách đất liền hơn 2 km. Ảnh: KTVU |
 |
Số lượng tù nhân đã trốn thoát
khỏi "đảo ngục" Alcatraz vẫn là một dấu hỏi. 36 phạm nhân được cho là đã
tìm cách trốn trại. Trong số đó, 23 tên bị bắt, 6 kẻ bị bắn chết, hai
người chết đuối, 5 người khác mất tích. Ảnh: KTVU |
 |
Các tù nhân trốn trại thường hối lộ nhân viên an ninh
trước khi đào tẩu. Năm 1962, phạm nhân John Paul Scott đã tự bôi mỡ lợn
lên người để trèo qua cửa sổ và bơi qua vịnh San Francisco. Tên này đã
kiệt sức khi đặt chân tới cầu Cồng Vàng. Cảnh sát phát hiện hắn nằm bất
tỉnh trong tình trạng sốc nhiệt. Ảnh: KTVU |
 |
Sơ đồ vụ trốn ngục Alcatraz từ hướng bắc của hai phạm nhân Theodore Cole và Ralph Roe ngày 17/12/1937. Ảnh: KTVU |
 |
Hình ảnh về vụ trốn trại bạo
lực nhất tại Alcatraz hay còn gọi là “Cuộc chiến Alcatraz” xảy ra từ
ngày 2 đến 4/5/1946. Hai nhân viên nhà tù là William A. Miller và Harold
Stite cùng hai phạm nhân đã bị giết. Một thời gian sau, hai tù nhân
khác bị xử tử tại nhà tù San Quentin vì liên quan tới vụ việc. Ảnh: KTVU
|
 |
Cận cảnh một phòng giam tại Alcatraz. Theo AP,
ngày 11/6/1962, Frank Morris và hai anh em John và Clarence Anglin đã
thực hiện vụ vượt ngục táo tợn nhất trong lịch sử Mỹ. Ba tên cướp ngân
hàng dùng thìa và nĩa để khoét sâu những lỗ hổng và lỗ thông khí trong
xà lim. Sau nhiều tháng, chúng đã đào thành công đường hầm qua bức tường
dày 20 cm và leo lên mái nhà. Ảnh: KTVU |
 |
Những kẻ đào tẩu di chuyển qua
vịnh San Francisco trên những chiếc bè được ghép từ 50 áo mưa cao su.
Chúng không quên đánh lừa nhân viên an ninh bằng cách đặt hình nộm giả
làm từ giấy, tóc thật lên giường trong tư thế đang ngủ. Morris và anh em
nhà Anglin tẩu thoát khỏi Alcatraz mà không để lại dấu vết. Ảnh: NYDailynews
|
 |
Một cuộc truy lùng 3 kẻ đào tẩu với sự tham gia của cảnh
sát, lực lượng bảo vệ bờ biển, quân đội Mỹ đã diễn ra ngay sau đó, song
tung tích về chúng vẫn chỉ là con số không. Người ta chỉ tìm thấy bè tự
chế của 3 tội nhân trôi nổi gần đảo Angel. Cuộc điều tra sau đó cho hay
chúng đã chết đuối khi bơi vào bờ, song nhiều người lại tin rằng, những
kẻ trốn trại năm xưa vẫn sống ẩn dật ở nơi nào đó trên đất Mỹ. Ảnh: KTVU |
 |
Chân dung 3 kẻ đào tẩu, từ trái
qua: Clarence Anglin, John William Anglin và Frank Lee Morris. Nhà tù
Alcatraz ngừng hoạt động vào năm 1963 và trở thành điểm du lịch hấp dẫn
đối với du khách từ khắp nơi trên thế giới. Alcatraz là địa điểm đặt máy
quay nhiều pha vượt ngục trong các bộ phim kinh điển Hollywood. Trong
khi đó, vụ trốn trại táo bạo và bí ẩn của 3 tên cướp ngân hàng cũng trở
thành đề tài hấp dẫn đối với nhiều đạo diễn. Ảnh: Daily Mail |
Hải Anh
10 băng đảng trong tù khét tiếng nhất nước Mỹ
Bên cạnh các hoạt động phi pháp ngoài xã hội,
các băng đảng xã hội đen ở Mỹ còn luồn lách vào các nhà tù liên bang để
cung cấp ma túy và gái mại dâm cho các tù nhân.
 |
Barrio Azteca là băng đảng trong tù khét tiếng của Mỹ với
khoảng 2.000 thành viên. Địa bàn hoạt động của chúng là trong và ngoài
các nhà tù ở bang Texas và New Mexico. Thành viên của nhóm này liên hệ
mật thiết với các băng đảng buôn bán ma túy ở quốc gia láng giềng
Mexico. Phương thức kiếm tiền chính của chúng là buôn bán ma túy,
cocain, giết người, trộm cắp, tống tiền…. |
 |
Với khoảng 1.000 thành viên
được nhận diện, tổ chức tội phạm Black Guerrilla Family thống trị các
nhà tù ở California và Maryland. Băng đảng này được thành lập năm 1966
và nổi tiếng trong giới buôn bán ma túy ở Mỹ. Ngoài ra, chúng còn kiếm
tiền nhờ trộm cắp ô tô hay đâm thuê chém mướn.
|
 |
Dead Man là tổ chức tội phạm gồm trên 370 thành viên
chính thức cùng hàng nghìn các phần tử liên quan. Chúng được thành lập
năm 1980 bởi 3 tội phạm ở Maryland. Bên cạnh việc chiêu mộ, Dead Man
thôn tính các băng nhóm nhỏ hơn để mở rộng sự bành trướng. Chúng cũng
tham gia tích cực vào các vụ giết người, tống tiền và phân phối ma túy. |
 |
Neta là băng đảng xuyên quốc gia ở Mỹ với khoảng 5.000
thành viên trong nước cùng 7.000 thành viên ở Puerto Rico. Chúng nắm
quyền kiểm soát trong và ngoài các nhà tù ở 36 thành phố thuộc 9 bang
của Mỹ. Neta làm mọi việc để kiếm tiền, từ phân phối cocain tới giết
người. |
 |
Hermanos de Pistoleros Latinos là băng nhóm khoảng 1.000
thành viên có nguồn gốc từ Texas trong những năm 1980. Ngoài Mỹ, băng
nhóm này còn hoạt động tích cực ở Mexico và duy trì quan hệ mật thiết
với các băng đảng buôn ma túy ở quốc gia này. |
 |
PEN1 là tổ chức tội phạm trong tù lớn mạnh rất nhanh của
Mỹ. Hiện tại, chúng có khoảng 500 thành viên, lộng hành trong và ngoài
các nhà tù ở các thành phố ven biển của Mỹ. Chúng kiếm tiền chủ yếu nhờ
giết người, trộm cắp. |
 |
La Eme là tổ chức tội phạm trong tù với khoảng 400 thành
viên và trên 1.000 đối tác. Chúng được thành lập trong các nhà tù ở
California vào những năm 1950. Nguồn thu nhập chính của chúng là kiểm
soát các sòng bài, kinh doanh mại dâm trong các nhà giam và phân đối ma
túy trên đường phố. |
 |
Nazi Low Riders là băng đảng hoạt động trong các nhà tù
và cộng đồng người ở các thành phố ven biển Thái Bình Dương và tây nam
nước Mỹ. Chúng có từ 1.000 tới 5.000 thành viên, kiếm tiền nhờ phân phối
ma túy, cướp bóc và giết người. |
 |
Mexikanemi, còn có tên khác là Texas Mexican Mafia, ra
đời những năm 1980 trong các nhà tù ở Texas. Chúng có khoảng 2.000 thành
viên, kiếm tiền chủ yếu dựa vào các hoạt động buôn bán may túy quy mô
lớn. |
 |
Aryan Brotherhood là tổ chức
lớn nhất trong và ngoài các nhà tù ở Mỹ với khoảng 20.000 thành viên.
Chúng reo rắc ám ảnh ở khu vực tây nam nước Mỹ. Các thành viên của Aryan
Brotherhood chiến 18% tổng số phạm nhân phạm tội giết người trong các
nhà tù liên bang. Chúng buôn lậu, phân phối ma túy và các chất gây
nghiện.
|
Hồng Duy
Ảnh: Business Insider
Băng đảng khét tiếng nhất trong Hội Tam Hoàng
Thứ năm, 11/12/2014, 08:05 (GMT+7)
( Quốc tế) - 14K
là băng nhóm lớn nhất trong “tứ đại hắc bang” của Hội Tam Hoàng ở Hong
Kong, được đánh giá như con mãng xà nhiều đầu, chặt đầu này lại mọc ra
đầu khác.
Hội Tam Hoàng hay Tam Hợp Hội là tên mà người dân đặt cho giới Xã hội
đen ở Hong Kong từ hàng trăm năm nay. Trong đó, băng nhóm 14K hình
thành từ những năm 50 của thế kỷ 20 tại Hong Kong, sau này mở rộng sang
Macau và các khu vực khác trên thế giới như Tây Âu, Bắc Mỹ, Australia và
Đông Nam Á…
14K được đánh giá là một trong những băng nhóm lớn nhất và bạo lực nhất trong thế giới xã hội đen Hong Kong.
Nó có liên hệ mật thiết với nhóm Yamaguchi-gumi ở Nhật Bản, băng nhóm
Trúc Liên, Tứ Hải ở Đài Loan, nhóm Hoa Thanh ở Mỹ và Đảng hội tư ở Đông
Nam Á… Hiện nay, 14K cùng với Tân Nghĩa An, Hòa Thắng Hòa và Hòa Hợp
Đào là 4 băng đảng xã hội đen lớn nhất Hong Kong hay còn gọi là “Tứ đại
hắc bang” hay “Tứ đại gia tộc” trong xã hội đen Hong Kong.
Nguồn gốc tên gọi 14K
Tiền thân của 14K là “Hội Hồng Môn trung nghĩa” do tướng quân Cát
Triệu Hoàng của Quốc dân đảng sáng lập. Vào năm 1949, tổ chức này tháo
chạy sang Hong Kong và lấy tên là 14K.
Có một số tài liệu cho rằng, tổ chức này ban đầu có 14 thành viên đều
là người của Quốc dân đảng (Kuomintang), nên được đặt tên là 14K. Tuy
nhiên, cũng có một số người nói rằng tên 14K xuất phát từ số nhà nơi đặt
tổng hành dinh cũ của tổ chức này (số 14 đường Bảo Hoa, Quảng Châu),
còn thêm chữ “K” bên cạnh số 14 có nghĩa là kiên cường, cứng rắn. Bên
cạnh đó còn có quan điểm cho rằng tên của tổ chức có thêm chữ “K” là
viết tắt tên người sáng lập hội, là Cát Triệu Hoàng (KE, Chao-Huang).
Quy mô và quá trình phát triển
Băng đảng 14K có ảnh hưởng rất lớn, chiêu binh mãi mã không chỉ ở
Hong Kong, mà còn rất nhiều khu vực khác ở Trung Quốc và trên thế giới.
Đầu những năm 50 thế kỷ 20, khi băng đảng Thanh và nhóm chữ Hòa của Hong
Kong đang đấu đá nhau thì 14K luôn ở trạng thái trung lập, ngồi quan
sát thời thế, ngấm ngầm mở rộng địa bàn.
Sau khi băng đảng Thanh bị xóa sổ, thế lực của 14K dần lớn mạnh. Thêm
vào đó, được Quốc dân đảng đứng sau làm người đỡ đầu, 14K lớn mạnh
nhanh chóng, cuối cùng dẫn tới cuộc bạo động Cửu Long giữa phe phái của
Quốc dân đảng (kẻ ra mặt và bị bắt đại bộ phận là người của nhóm 14K) và
chính phủ. Chính cuộc bạo động này đã khiến tên tuổi của 14K càng trở
nên nổi bật.
14K là băng đảng có lượng thành viên lớn nhất hội Tam Hoàng.
Đầu những năm 60 thế kỷ trước, thành viên của băng đảng đã lên tới
80.000, bắt đầu từ những năm 70, 14K vươn “vòi bạch tuộc” ra nước ngoài,
mở rộng thế lực ra các nước khu vực Âu Mỹ và Đông Nam Á. Những năm này,
người ta phát hiện ra tổ chức 14K xuất hiện tại Nhật Bản. Tại Macau,
14K trở thành băng đảng mạnh nhất trong thế giới ngầm. Trong hoạt động
buôn bán ma túy ở Đông Nam Á, Nam Phi và Hà Lan, 14K là lực lượng chủ
đạo thao túng Thị trường.
Từ những năm 1980 trở đi, địa vị giang hồ của 14K bắt đầu đối mặt với
nhiều thách thức đến từ các thế lực mới nổi như băng đảng Tân Nghĩa An,
Hòa Thắng Hòa …
Sina dẫn thống kê của cảnh sát Hong Kong cho hay, hiện nay lượng hội
viên của 14K dao động từ 120.000 đến 200.000 người, gồm 45 nhánh nhỏ hay
còn gọi là “nhóm”, chủ yếu bao gồm nhóm chữ Tín, nhóm Hiếu Tử, nhóm chữ
Đức, nhóm chữ Nghị, nhóm chữ Kiện, nhóm Nghĩa Thắng Đường… cắm chốt ở
khắp nơi của Hong Kong, Trung Quốc đại lục và trên thế giới.
Ngoài ra, 14K còn huấn luyện một đội biệt động nữ có tên “12K Kim
thoa (Trâm vàng)” gồm 12 sát thủ “Mỹ nữ rắn”, sử dụng mỹ nhân kế để làm
“cá cắn câu”. Những năm 1990, 14K đã từng được mệnh danh là băng Tam
Hoàng lớn nhất thế giới. …
Ngoài buôn bán ma túy là nguồn thu chính thì các thành viên của 14K
còn tham gia vào nhiều hoạt động tội phạm gây nhức nhối khác, như đánh
bạc bất hợp pháp, rửa tiền, buôn lậu vũ khí, bảo kê mại dâm, buôn người,
tống tiền, làm hàng giả và cướp bóc…
Có thể khẳng định, so với các băng Tam Hoàng khác, 14K là một trong
những băng nhóm lớn nhất và bạo lực nhất ở Hong Kong. Tuy nhiên, sự quản
lý của 14K khá lỏng lẻo, nội bộ phân chia thành quá nhiều nhóm nhỏ và
chiếm giữ những khu vực khác nhau khiến cho mâu thuẫn thường xảy ra.
Trên thực tế, 14K vẫn là một băng nhóm có thế lực và hoạt động phạm
pháp diễn ra mang tính toàn cầu. Nó được đánh giá là con mãng xà nhiều
đầu, lực lượng An ninh chặt đầu này, 14K lại mọc ra đầu khác. Điều này
khiến cuộc chiến chống các băng nhóm xã hội đen tại Hong Kong còn dài
lâu và tồn tại nhiều vấn đề phức tạp.
Bí mật và kín tiếng chính là những nguyên tắc giúp Tam Hoàng tồn tại.
Cơn phẫn nộ của những vị sư chùa Thiếu Lâm
Theo lịch sử ghi lại, nguồn gốc ra đời của Hội Tam Hoàng bắt...
(Theo Đời Sống Pháp Luật)
Ông trùm Carlo Gambino khiến cho nhiều người khiếp sợ cuối cùng bị chết vì 1 cơn đau tim.
Từ khi ra đời tới nay, bộ truyện Bố Già
của Marido khiến cho rất nhiều thế hệ bạn đọc mê mẩn. Và chắc chắn nếu
tìm hiểu mọi người dễ dàng nhân ra rằng nhân vật bố già Don Vito
Corleone được xây dựng trên hình tượng của ông trùm Carlo Gambino.
Ngày 18/10/1976 là 1 ngày đau buồn là “gia đình tội ác Gambino” khi
cha đẻ của họ ra đi vì một cơn đau tim trên giường bệnh. Tuy nhiên, đây
lại là 1 ngày vui mừng cho rất nhiều người bởi Carlo Gambino từng trở
thành nỗi ám ảnh với nước Mỹ.
Đám tang của ông đượng diễn ra tại New York với sự tham gia của rất
nhiều tay chân trong mạng lưới ma túy của ông. Mặc dù có mặt tại đây
nhưng các nhân viên của FBI đã tôn trọng đám tang và không có bất kỳ
động thái nào. Thi thể Carlo Gambino được đặt trong 1 quan tài bằng đồng
giá 7.000 USD và được chôn cất cất cạnh người vợ Catherine vào năm
1971.
Sinh ra tại Sicily vào năm 1902, ông trùm Gambino bắt đầu sang Mỹ vào
năm 1921 và bước vào con đường hoạt động mafia. Đến năm 1957, Carlo
Gambino đã trở thành người đứng đầu của gia đình mafia.
Vào thời những năm 1940, thế giới ngầm New York được định hình và chi
phối bởi ngũ đại gia đình mafia. Mối liên minh giữa các gia đình này
hoặc là hình thành, hoặc bị phá vỡ, tùy thuộc vào việc các bố già dùng
mánh khóe vượt lên trước đối thủ để chiếm các vị trí tiên cơ trong giới
giang hồ như thế nào.
Thời điểm đó, “gia đình tội ác Gambino” có sức ảnh hưởng vô cùng lớn
tới toàn nước Mỹ. Carlo Gambino, gã lùn cáo già, đã lặng lẽ thâu tóm
quyền lực tối thượng, trở thành ông trùm hùng mạnh bậc nhất trong toàn
bộ thế giới tội ác Hoa Kỳ.
Là một người đàn ông thấp lùn với cặp mắt tròn sáng và cái mũi to,
Gambino luôn xuất hiện dưới dáng vẻ ẻo lả và mệt mỏi.Carlo Gambino là
một kiện tướng trong việc tạo ra và tận dụng những đòn thế chết người,
có khả năng nhìn thấy trước đối thủ cả mấy nước đi và điều đó giúp hắn
ta có thể vượt hơn đối thủ mà vẫn tạo cho họ cảm giác là thông minh hơn
hắn.
Vào những năm 1940, 5 băng đảng mafia
lớn nhất New York vẫn đang hình thành, và việc liên minh giữa những ông
chủ đang lên này diễn ra rất nhanh và bị phá huỷ cũng nhanh chóng không
kém. Cơ hội đến khi Charles “Lucky” Luciano, một trong những bố già
quyền lực và ảnh hưởng nhất, người được coi như kiến trúc sư cho hệ
thống mafia Mĩ bị trục xuất về Ý vào năm 1946.
Kế thừa vị trí của Luciano là trợ lí
đắc lực Frank Costello, kẻ được coi là “thủ tướng của thế giới ngầm” với
tính cách cởi mở suồng sã và mối quan hệ rộng với các chính trị gia và
nhà chức trách. Cái mà Costello thiếu chính là sức mạnh của băng đảng
Luciano để lại, vốn đã bị suy yếu nhiều sau khi Luciano bị trục xuất.
Để củng cố vị trí của mình, Costello
thoả hiệp với các ông trùm khác để tìm sự hỗ trợ, và bằng tiền mặt, y
mua được sức mạnh cần thiết cho băng đảng của mình. Tay chân thân cận và
giá trị nhất của Costello là Albert Anastasia, với biệt danh “Kẻ Đồ
Tể”, là trùm của băng đảng nhà Mangano. Tại thời điểm đó, cánh tay phải
của Anastasia chính là Carlo Gambino.
Kình địch của Costello, Vito Genovese
không hề giấu tham vọng trở thành bố già, khi đó muốn liên kết một vài
băng nhóm để chống lại Costello. Nhưng với sự hậu thuẫn của Anastasia,
Genovese phải chịu im hơi lặng tiếng trong một thời gian dài.
Vào năm 1957, Genovese quyết định ra
tay. Y ra lệnh cho đàn em thực hiện kế hoạch ám sát Costello gần toà nhà
do chính Costello sở hữu nằm ở phía Tây công viên Central Park. Không
may cho Genovese, viên đạn đi không trúng đích mà chỉ sượt qua trán
Costello.
Cú ám sát hụt làm các mối quan hệ và
hiệp ước giữa các băng nhóm trở nên hỗn loạn hơn bao giờ hết. Genovese
trở thành nghi vấn số một của vụ ám sát, và y hiểu rằng nếu y không tiếp
tục hành động, mọi thứ sẽ chấm dứt với y. Genovese biết rằng, nếu
Costello quyết định ra tay, hắn sẽ sử dụng Albert Anastasia. Để tự cứu
mình, Genovese thuê hai sát thủ hạ gục Anastasia ngay tại hiệu cắt tóc
quen thuộc của tên này.
 |
Gia đình Corleone. |
Vụ thủ tiêu Anastasia được thực hiện
bởi chính cánh tay phải của y, Carlo Gambino, người đã bí mật thoả hiệp
với Genovese. Y được Genovese đảm bảo sẽ được lên thay Anastasia nắm vị
trí thủ lĩnh của băng Mangano, ngay khi Genovese đạt được mục đích của
mình là trở thành capo di tutti capi – bố già – ông trùm của các ông
trùm. Frank Costello, giờ đây không còn Anastasia và băng đảng gia đình
Mangano hậu thuẫn, quyết định rút lui khỏi vị trí cao nhất thế giới
ngầm, thay vì đối đầu với Genovese nay đã rất mạnh. Gambino từ đó trở
thành thủ lĩnh của băng nhóm nhà Mangano.
Không may cho Vito Genovese, y đã
đánh giá Gambino – kẻ chưa bao giờ muốn dưới trướng bất kì ai – quá
thấp. Gambino bí mật liên lạc với Frank Costello và thành công trong
việc hoà giải với cựu trùm mafia, cho dù chính y là nguyên nhân khiến
Costello phải về hưu non.
Gambino cũng đồng thời liên lạc với
Lucky Luciano và Meyer Lansky, thủ lĩnh một băng nhóm Do Thái, người đã
cùng Luciano thiết lập nên đế chế tội phạm tại New York trong những ngày
đầu tiên. Genovese biết rằng cả Costello, Luciano và Lansky đều không
ưa gì mình, nhưng y cho rằng Gambino vẫn ở phe mình. Và đó là sự thừa
nhận, là sai lầm chết người của y.
Genovese là một trong những tên trùm
dành nhiều sự ủng hộ cho việc buôn bán ma tuý. Y nhận thấy lợi nhuận từ
các thương vụ ma tuý là quá lớn để có thể bỏ qua. Biết được quan điểm
này của Genovese, bộ tứ Luciano, Lansky, Costello và Gambino quyết định
đưa Genovese vào bẫy bằng một thương vụ ma tuý béo bở, sau đó vờ để lộ
thông tin cho chính quyền bang. Bộ tứ này trả cho một tay buôn ma tuý
người Puerto Rico 100.000USD để tên này hợp tác với bộ phận điều tra và
khai ra kẻ chủ mưu là Genovese.
Với sự thành khẩn hơn mong đợi này,
Genovese dễ dàng bị bắt và lĩnh án 15 năm tù cho hành vi chủ mưu buôn
bán ma tuý. Y chết trong tù khi chưa thực thi xong bản án. Cùng với việc
Costello bị chính quyền Liên bang cáo buộc tội trốn thuế, Luciano không
được quay trở lại Mĩ và Lansky không muốn mở rộng mạng lưới làm ăn,
Gambino dần dần trở thành tên trùm tội phạm quyền lực nhất nước Mĩ.
Gambino tiếp tục tạo thêm vây cánh
bằng việc liên kết với nhiều nhóm tội phạm khác nhau và tới những năm
1970, hầu hết các băng đảng tội phạm ở New York đều qui về dưới trướng
của y. Gambino sống trong một khuôn viên lớn nằm trên địa phận
Massapequa, Long Island, tương tự như Don Corleone trong Bố già, Phần I.
Và cũng giống như Don Corleone, Carlo Gambino chết do nhồi máu cơ tim ở
tuổi 76. Không như rất nhiều đồng bọn khác, cả Gambino và Don Corleone
đều không phải sống cảnh tù tội trong cả cuộc đời mình
|
Nhận xét
Đăng nhận xét