Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

ĐÂU LÀ SỰ THẬT? 4

LỊCH SỬ CHƯA HẲN LÀ SỰ THẬT VÀ NGƯỢC LẠI, SỰ THẬT CHƯA HẲN LÀ LỊCH SỬ! 

-Nhiều khi sai lầm là của cấp trên, nhưng vì yêu nước cực đoan nên mù quáng cứ đinh ninh là của cấp dưới!
-Phải đâu lãnh đạo bao giờ cũng đúng cả?!
-"Không được nổ súng trước" là chủ trương lớn trong tình hình bấy giờ. Có thể lãnh đạo trong lúc chỉnh huấn, truyền đạt chủ trương cho cấp dưới nói không rõ ràng, chủ trương thành mệnh lệnh: "Không được nổ súng!".
-Kể được câu chuyện ấy, phải có khí phách anh hùng!
-Nếu có sai hay nhầm lẫn, hãy từ tốn tìm hiểu nguyên nhân và vẫn có thể thông cảm được.
-Chửi bới, nhục mạ người anh hùng là lũ hèn nhát, khốn nạn!
- Người đúng chưa chắc đúng cả và người sai chưa chắc sai cả!
-Thần Kim Qui nói: "Giặc ở sau lưng mà không biết!"
-Chúng ta nói: "Có lửa mới có khói!". 
-Chửi đồng đội mình là kẻ hèn hạ, bạc lòng! 
-Có bao giờ bề dưới chửi nhau, bề trên vô can!?

----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Tướng Vĩnh: Lê Đức Anh 'phản quốc' trong trận Gạc Ma

Đại tướng Lê Đức Anh: Nhà chính trị - quân sự xuất sắc

VietTimes -- Đại tướng Lê Đức Anh không chỉ là chứng nhân mà còn là một yếu nhân đã tham gia vào các sự kiện quan trọng của cách mạng và đất nước trong hơn 50 năm của nửa cuối thế kỷ 20 và hai thập niên đầu của thế kỷ 21.
Đại tướng Lê Đức Anh
Đại tướng Lê Đức Anh
Hoạt động đa dạng và phong phú
Ông đã in dấu ấn sâu sắc vào nhiều sự kiện trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Chống Mỹ cứu nước, vào cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc và phía Tây Nam, làm nghĩa vụ quốc tế vẻ vang ở Campuchia, vào công cuộc đổi mới đất nước cũng như tham gia hoạch định nhiều chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta cả về đối nội và đối ngoại.
Công lao to lớn của ông được ghi nhận bằng Huân chương Sao vàng là Huân chương cao quí nhất, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Chiến công và Quân công, Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng cùng nhiều  phần thưởng cao quí khác của Đảng, Nhà nước ta và của các nước.
Đại tướng Lê Đức Anh ở quần đảo Trường Sa năm 1988 (Ảnh tư liệu)Đại tướng Lê Đức Anh ở quần đảo Trường Sa năm 1988 (Ảnh tư liệu)
Đại tướng Lê Đức Anh có cuộc đời hoạt động cách mạng đa dạng, phong phú, đứng ở nhiều vị trí đương đầu với khó khăn, thử thách khắc nghiệt trên các mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao.
Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương sau này là Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 5 năm 1938, hoạt động trong phong trào công nhân cao su ở Lộc Ninh, Phú Riềng và các tỉnh Nam Bộ cho đến Cách mạng Tháng 8-1945.
Từ tháng 8-1945, ông tham gia quân đội, giữ các chức vụ từ Trung đội trưởng đến chính trị viên Tiểu đoàn.
Từ năm 1948 đến năm 1954, ông đã kinh qua nhiều chức vụ như Tham mưu trưởng các Quân khu 7, 8 và Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn, quyền Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Nam Bộ.
Năm 1954 ông tập kết ra Bắc và từ năm 1955 đến năm 1963, ông là Cục phó Cục Tác chiến, Cục trưởng Cục Quân lực, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Từ tháng 2-1964 đến năm 1975, ông trở lại Miền Nam chiến đấu trên cương vị Phó Tư lệnh Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam, Phó Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh kiêm Tư lệnh Cánh quân Tây Nam.
Từ tháng 5-1976 đến năm 1986, ông được giao nhiều trọng trách lớn như Tư lệnh Quân khu 9, Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia, Trưởng đoàn Chuyên gia Việt Nam ở Campuchia.
Năm 1986, ông là Tổng Tham mưu trưởng và là Bộ trưởng Quốc phòng từ năm 1987 đến năm 1991. Ông được bầu làm Chủ tịch nước từ năm 1992 đến năm 1997.
Tham gia Quân đội, ông được phong quân hàm Đại tá năm 1958, phong vượt cấp lên Trung tướng năm 1974. Năm 1980 là Thượng tướng và năm 1984 là Đại tướng. Ông tham gia Ban Chấp hành Trung ương  nhiều khóa, là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và là cố vấn của Trung ương Đảng từ năm 1997 đến năm 2001.
Sau khi nghỉ công tác, ông vẫn nghiên cứu và đề xuất nhiều ý kiến tâm huyết, có tầm chiến lược đối với Đảng và Nhà nước ta. Ngoài những đóng góp to lớn cho cách mạng và đất nước, có thể coi ông là một trong những kiến trúc sư, tham gia quan trọng vào tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và Việt Nam - Trung Quốc.
Nhớ lại những thời điểm quyết định đầy cam go và đối mặt với không ít những quan điểm trái chiều, vị Đại tướng cười bảo: “Có người cho tôi là “thân Trung Quốc”, rồi sau khi xảy ra chuyện ta khai thông quan hệ với Mỹ như thế thì lại cho tôi là “thân Mỹ”. Tôi chỉ cười."
Nhưng từ đây tôi mới rút ra một điều rằng, quan hệ của ta với Trung Quốc và với Mỹ là hai mối quan hệ ngoại giao quan trọng nhất của Việt Nam. Các nước lớn thì thường vừa đấu tranh vừa hợp tác với nhau. Còn ta là nước nghèo và so với họ thì là nước nhỏ, nên trong quan hệ với mỗi nước đó ta cần suy nghĩ rất kỹ, và dĩ nhiên phải đứng trên lập trường độc lập và lợi ích dân tộc của ta”.
Lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia và chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc phải là tối thượng, với vị tướng già, đó đơn giản là một lẽ sống, một điểm tựa để ông quyết định phải - trái, đúng - sai và khi đã tin, đã quyết là theo đuổi đến cùng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng sinh nhật Đại tướng Lê Đức AnhTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng sinh nhật Đại tướng Lê Đức Anh
 Người khởi xướng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”
Là phóng viên Báo Quân đội Nhân dân, tôi có nhiều dịp được tham gia các Đoàn do ông lãnh đạo đi thăm và làm việc tại nhiều địa phương và các nước ở nhiều châu lục. Đặc biệt trong những năm quan hệ láng giềng căng thẳng và phức tạp, chiến tranh biên giới phía bắc, đánh chiếm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông, tôi đã viết nhiều bài bình luận lên án bành trướng xâm lược.
Với cương vị Bộ trưởng Quốc phòng, ông đã trực tiếp duyệt một số bài do tôi viết. Ông đọc đi đọc lại bài viết, chỉ cho tôi những đoạn cần phải viết lại cho chặt chẽ và sâu sắc mà không trực tiếp sửa như một số nhà lãnh đạo khác. Tôi đã chữa bài theo chỉ đạo của ông.
Chữa xong, ông đọc lại kỹ lưỡng trước khi phê duyệt đồng ý cho đăng báo. Được gần ông trong các chuyến công tác, tôi kính trọng ông như là một chính khách có tầm nhìn xa rộng, một nhà lãnh đạo chính trị quân sự có thực tiễn hoạt động phong phú và dày dạn kinh nghiệm.
Ông đã đề xuất việc xây dựng quân đội tinh gọn, hiện đại có tính sẵn sàng chiến đấu cao và  cắt giảm lực lượng vũ trang để tập trung cho phát triển đất nước trong thời điểm nhất định.
Ông là người khởi xướng và đề xuất việc Đảng và Nhà nước ta phong tặng Danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng để tri ân những tấm gương phụ nữ cao quí hy sinh chồng con trong các cuộc chiến tranh yêu nước.  Nhân dân và lịch sử ghi nhận và đánh giá công bằng sự hy sinh và đóng góp của ông cho đất nước.
Đánh giá về ông có lẽ không có gì ngắn gọn mà đầy đủ hơn lời của người đồng chí sát cánh cùng ông trong cả thời chiến lẫn thời bình, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt: “Với ngần ấy công sức, tâm lực, cống hiến cho đất nước và dân tộc, anh xứng đáng được trân trọng”.     

Lễ tang cho những đồng chí đã “mắc những lỗi lầm nghiêm trọng”


Nhắc tới ông Lê Đức Anh, người ta liên tưởng đến việc Việt Nam mất hàng loạt bãi đá ở quần đảo Trường Sa và vụ thảm sát tại bãi đá Gạc Ma.
Trân Văn
Tuy tin đồn ông Lê Đức Anh, cựu Bộ trưởng Quốc phòng (1987 – 1991), cựu Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992 – 1997), cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN (1982 – 1997), đã qua đời hôm 23 tháng 2 không chính xác nhưng vài nguồn thạo tin (trong đó có cả con trai ông Nguyễn Tấn Dũng, cựu Thủ tướng Việt Nam) đã đưa ra một số chứng cứ, cho thấy ông Anh đang trong tình trạng “thập tử, nhất sinh”.
Liệu hệ thống công quyền Việt Nam có tổ chức quốc tang cho ông Anh, người đã được nhiều đồng chí của mình loan báo công khai đã phạm một số sai lầm nghiêm trọng?
***
Nhắc tới ông Lê Đức Anh, người ta liên tưởng đến việc Việt Nam mất hàng loạt bãi đá ở quần đảo Trường Sa và vụ thảm sát tại bãi đá Gạc Ma.
Năm 1988, lần đầu tiên Trung Quốc đổ quân chiếm các bãi đá ở quần đảo Trường Sa. Ngày 31 tháng 1 năm 1988, Việt Nam mất bãi đá Chữ Thập. Ngày 18 tháng 2 năm 1988, Việt Nam mất thêm bãi đá Châu Viên. Ngày 26 tháng 2 năm 1988, Trung Quốc tiếp tục chiếm bãi đá Ga Ven. Ngày 28 tháng 2 năm 1988, tới lượt bãi đá Tư Nghĩa lọt vào tay Trung Quốc...
Để ngăn chặn Trung Quốc chiếm toàn bộ các bãi đá, cô lập những hòn đảo mà Việt Nam đang kiểm soát tại quần đảo Trường Sa, Hải quân Nhân dân Việt Nam đổ người và phương tiện xuống một số bãi đá còn lại và ngày 14 tháng 3 năm 1988, xung đột Việt – Trung bùng phát tại bãi đá Gạc Ma, 64 người lính của Hải quân Nhân dân Việt Nam mất mạng, ba tàu vận tải bị bắn chìm.
Lúc đầu, người ta gọi Gạc Ma là trận hải chiến thứ hai giữa Việt Nam và Trung Quốc trên biển Đông (trận hải chiến đầu tiên xảy ra ngày 19 tháng 1 năm 1974 tại quần đảo Hoàng Sa giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòa và Trung Quốc), tuy nhiên theo thời gian, một số binh sĩ, sĩ quan của Hải quân Nhân dân Việt Nam may mắn sống sót, tiết lộ, hai bên không hề giao tranh. Bởi những người lính của Hải quân Nhân dân Việt Nam bị cấm dùng súng, kể cả bắn trả, thành ra họ đã trở thành bia sống cho Trung Quốc tác xạ.
Nói cách khác, sự kiện Gạc Ma hồi 14 tháng 3 năm 1988 chỉ là một cuộc đổ bộ nhằm khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển nhưng Việt Nam đã không vũ trang cho những người lính lại còn cấm họ kháng cự, thành ra chỉ trong vài phút, kẻ thù giết gần như sạch sẽ một nửa đại đội.
Năm 2011, tại một cuộc hội thảo về sự kiện Gạc Ma 1988 do Trung tâm Minh Triết tổ chức, tướng Lê Mã Lương, Anh hùng các Lực lượng Vũ trang nhân dân, cựu Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, chính thức thừa nhận có lệnh cấm kháng cự ngoại xâm ở Gạc Ma. Tuy nhiên tướng Lương chỉ không nêu tên người ra lệnh mà chỉ nói đó là một “lãnh đạo cao cấp”. Năm 2012, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cung cấp thêm, “lãnh đạo cao cấp” đó là ông Lê Đức Anh (1).
Sau khi bãi đá Gạc Ma rơi vào tay Trung Quốc ngày 14 tháng 3 năm 1988. Ngày 23 tháng 3 năm 1988, Trung Quốc làm chủ bãi đá Xu Bi...
Những bãi đá Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma, Xu Bi mà Trung Quốc chiếm giữ hồi 1988 giờ đã được bồi đắp thành đảo nhân tạo. Chuỗi căn cứ quân sự mà Trung Quốc xây dựng trên các đảo nhân tạo này đang giúp Trung Quốc biến giấc mơ kiểm soát toàn bộ biển Đông thành hiện thực.
***
Nhắc tới ông Lê Đức Anh người ta còn liên tưởng tới “Hồi ức và suy nghĩ” của ông Trần Quang Cơ, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam (1986 – 1994) (2).
Trong “Hồi ức và suy nghĩ”, ông Cơ – nhân vật từng từ chối hàm Ngoại trưởng khi được giới lãnh đạo Đảng CSVN “phân công” thay ông Nguyễn Cơ Thạch (1980 – 1991), có 40 năm làm việc trong lĩnh vực ngoại giao (1954 – 1994) và được những viên chức ngoại giao cao cấp của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem là người “bảo vệ tất cả những kế sách mà ông cho là hiệu quả trong cuộc đấu tranh không cân sức với Trung Quốc đến tận cuối đời” (3), rồi vì bất lực, ngán ngẩm khi quanh ông chỉ gồm toàn những “con bạc khát nước” nên tuyên bố từ bỏ cuộc chơi (xin rời khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN – BCH TƯ Đảng CSVN, rời ngành ngoại giao không hề do dự) (4) – đã khắc họa rất rõ tâm, tầm của ông Lê Đức Anh.
Trong số các nhân vật tham gia hoạch định và chỉ đạo xúc tiến việc “bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc hồi đầu thập niên 1990, ông Lê Đức Anh chính là người chủ động sắp đặt mọi thứ, cả công khai lẫn kín đáo để cuối cùng hướng Việt Nam tới kết quả mà ông Phạm Văn Đồng, cựu Thủ tướng Việt Nam suốt từ 1957 đến 1987, phải buột miệng than trong một cuộc họp Bộ Chính trị diễn ra trong ba ngày từ 15/05/1991 đến 17/05/1991: “Đã hớ, đã dại rồi mà còn nói đặt sự nghiệp cách mạng lên trên hết… Người lãnh đạo không nên làm như vậy. Với Trung Quốc, vừa qua không phải là chúng ta bình thường hóa, mà là chúng ta đã bị ‘phụ thuộc hóa’ quan hệ” (Trần Quang Cơ - “Hồi ức và suy nghĩ”, Phần “Thành Đô là thành công hay là thất bại của ta?”) (5).
***
Tháng 8 năm ngoái, ông Trần Hùng – Trưởng nam của tướng Trần Độ, kể về tang lễ của cha mình hồi 2002.
Lễ tang tướng Trần Độ thuộc loại xưa nay chưa từng có. Tướng Trần Độ - một trong những công thần của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam – được gọi gọn lỏn là “ông”. Hàng chữ “vô cùng thương tiếc” trên bức trướng được Ban Tổ chức lễ tang che lại. An ninh vây kín Nhà tang lễ, tạm giữ các vòng hoa để lột bỏ cho bằng hết những chữ liên quan đến việc bày tỏ sự tiếc thương hay xưng tụng ông Trần Độ là tướng. Ban Tổ chức lễ tang còn toan thu Sổ tang mà những người quý mến tướng Trần Độ đã chia sẻ suy nghĩ, tình cảm của họ về ông. Nỗ lực thu giữ bất thành thì xé bỏ những trang mà nội dung… không thích hợp.
Kịch tính lên tới đỉnh khi ông Vũ Mão, lúc đó là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội lên đọc điếu văn với tư cách Trưởng Ban Lễ tang. Dẫu là Điếu văn nhưng nội dung thì rất nghiêm khắc, nhấn mạnh ông Độ “đã mắc những lỗi lầm nghiêm trọng”. Khi đáp từ, Trưởng nam của ông Trần Độ tuyên bố, gia đình Trần Độ không chấp nhận Điếu văn. Hàng ngàn người đến tiễn đưa tướng Trần Độ đồng loạt vỗ tay (6).
Năm năm sau (2007), lúc đã nghỉ hưu, ông Vũ Mão mới phân trần rằng, ông được “tổ chức” chỉ đạo đọc Điếu văn trong lễ tang tướng Trần Độ. Biết ông không đồng tình với nội dung Điếu văn, các “đồng chí” trấn an, “khi đọc về những đóng góp của tướng Trần Độ thì đọc to, đoạn nói về thiếu sót, khuyết điểm thì đọc nhỏ thôi”. Ông Mão đã làm đúng như thế vì không còn lựa chọn nào khác (7).
Tướng Trần Độ - người từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN, từng là Trưởng Ban Văn hóa Văn nghệ BCH TƯ Đảng CSVN, Phó Ban Tuyên huấn BCH TƯ Đảng CSVN, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Hội đồng Nhà nước – “đã mắc những lỗi lầm nghiêm trọng” nào để hệ thống công quyền Việt Nam phải tổ chức phân biệt đối xử cho thật rõ ràng đến như vậy?
“Những lỗi lầm nghiêm trọng” của tướng Trần Độ là việc truyền bá công khai các nhận định riêng như: “Nguyên nhân sâu xa của các hiện tượng tiêu cực trong Đảng và phần nào trong xã hội là ở cơ chế lãnh đạo toàn diện tuyệt đối của Đảng”. Thành ra: “Đảng phải tự mình từ bỏ chế độ độc đảng, toàn trị, khôi phục vai trò, vị trí vốn có của Quốc hội, chính phủ. Phải thực hiện đúng Hiến pháp, tức là sửa chữa các đạo luật chưa đúng tinh thần Hiến pháp. Đó là phải có những đạo luật ban bố quyền tự do lập hội, lập đảng, tự do ngôn luận, luật báo chí, xuất bản. Sửa chữa các luật bầu cử ứng cử tự do, từ bỏ quyền quyết định của cơ quan tổ chức Đảng, trừ bỏ ‘hiệp thương’ mà thực chất là gò ép”…
***
Tháng 3 năm 1974, ông Trần Độ và ông Lê Đức Anh cùng được phong trung tướng. Họ vẫn được xem như những nhân vật cùng thời. Vì đã “mắc những lỗi lầm nghiêm trọng” nên dẫu “nhắm mắt, xuôi tay”, tướng Trần Độ cũng chưa được tha.
Vậy tướng Lê Đức Anh có “mắc những lỗi lầm nghiêm trọng” nào không? Giới lãnh đạo Đảng CSVN chưa xác định. Chuyện mà nhiều nhân chứng như ông Trần Quang Cơ đã bạch hóa: “Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc” bằng mọi giá, kể cả “phụ thuộc hóa” vào Trung Quốc vì cả hai đều là cộng sản, có thể dựa vào nhau để cùng tồn tại… hình như không phải chỉ là mơ ước và nỗ lực riêng của ông Lê Đức Anh.
Xem mơ ước và những nỗ lực kiểu đó là “mắc những lỗi lầm nghiêm trọng” sẽ giảm đáng kể số lượng quốc tang.
Chú thích
(1) https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/who-ord-no-fir-in-garma-03122015052720.html
(2) http://www.truyen-thong.org/so14/so14.html
(3) http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/06/150629_tranquangco_profile
(4) http://www.viet-studies.net/THDung/DocLaiHoiKyTQCo_HongKhiem.htm
(5) http://www.truyen-thong.org/so14/43.html
(6) http://trandotacpham.blogspot.de/2017/08/co-mot-am-tang-rat-buon.html
(7) http://www.hophammientrung.vn/tin-tuc-moi-cap-nhat/17/350/thu-ong-vu-mao-ve-dam-tang-tuong-tran-do-/cong-nghe-so.html
16x9 Image

Trân Văn

Trân Văn là bút danh của một nhà báo có 28 năm làm việc ở nhiều vị trí khác nhau (Cộng tác viên, Phóng viên, Biên tập viên, Thư ký Tòa soạn) của một số đài truyền hình, đài phát thanh, nhật báo, tuần báo, báo điện tử tại Việt Nam và Hoa Kỳ.

Ai ra lệnh không được nổ súng trong trận Gạc Ma?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-03-12
Tàu chiến Trung Quốc trực xạ bắn vào tàu vận tải công binh của Việt Nam khiến 64 chiến sĩ Hải quân VN đã hy sinh cùng với lệnh không được nổ súng...
Tàu chiến Trung Quốc trực xạ bắn vào tàu vận tải công binh của Việt Nam khiến 64 chiến sĩ Hải quân VN đã hy sinh cùng với lệnh không được nổ súng...
Files photos
Mỗi năm vào ngày 14 tháng Ba, hình ảnh cuộc tàn sát 64 bộ đội công binh Quân đội Nhân dân Việt Nam lại ám ảnh gia đình họ và người có quan tâm. Những cái chết này là một sự kiện lịch sử cần phải làm rõ ai là thủ phạm trực tiếp, trói tay bộ đội bằng chính sách kềm chế trước đội quân hung hãn Trung Quốc
Lệnh không được nổ súng
Từ đầu năm 1988 Trung Quốc đã có những hành động lấn chiếm các đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa bằng cách đưa hai chiến hạm thị uy chung quanh khu vực. Trước hành động khiêu khích công khai ấy Việt Nam đã khởi động chiến dịch có tên Chủ quyền 88 viết tắt là CQ-88 bằng cách gửi bộ đội công binh mang vật liệu xây dựng tới nhóm đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma để xây dựng các cơ sở tại đây nhằm khẳng định sự có mặt của Việt Nam trên nhóm đảo quan trọng này.
Tuy biết trước sự hiếu chiến và quyết tâm chiếm đảo của Trung Quốc nhưng bộ đội công binh Việt Nam lại không được trang bị vũ khí và quan trọng hơn nữa họ được lệnh không được bắn trả lính Trung Quốc. Chỉ một vài bộ đội trên tàu mang vũ khí cá nhân và nhóm bộ đội tiến vào cắm cờ trên đảo Gạc Ma đã tay không đối diện với giặc. Anh Nguyễn Văn Thống một người sống sót trong khi tiến vào Gạc Ma xác nhận với Đài Á Châu Tự Do lệnh không được nổ súng này
-Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bất kỳ giá nào cũng không được nổ súng.
Thượng tá Hoàng Hoan, Chỉ huy phó Chính trị trung đoàn công binh 83 kể lại với báo chí cái chết của trung úy Trần Văn Phương người đầu tiên ôm cờ chịu bị lính Trung Quốc bắn chết trước mặt đồng đội. Thượng tá Hoan xác nhận đây là hành động kềm chế trước sự hung hãn của lính Trung Quốc:
Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bất kỳ giá nào cũng không được nổ súng
Anh Nguyễn Văn Thống
-Sau một thời gian giằng co nhau quyết liệt và xảy ra việc Phương bị thương và sau chết tại đảo và Lanh thì bị thương nằm gục xuống rồi thì anh em cùng với nhau đối với bọn Trung Quốc đó cuối cùng thì bọn nó nhanh chóng rút lui ra. Nhưng mà nó có cái chuyện, tức là nó nổ súng trước còn ta thì có thái độ kềm chế chủ yếu là mềm dẻo để giải quyết đúng đắn khẳng định rõ chủ quyền Việt Nam, tôi đã ở đây rồi! Thế nhưng phía Trung Quốc vẫn cứ nổ súng vào cán bộ chiến sĩ của xây dựng và đi giữ đảo.
Câu chuyện của 27 năm về trước vẫn nằm im trong những trang sử của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Lời kể của những bộ đội công binh không đủ sức thuyết phục dư luận cho đến khi chính một vị tướng chính thức lên tiếng về việc này. Ông là thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, từng giữ chức Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nói trước cuộc tọa đàm kỷ niệm cuộc chiến Gạc Ma do Trung tâm Minh triết tổ chức vào năm ngoái, Tướng Lê Mã Lương cho biết:
-Nó có một câu chuyện như thế này: Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh bộ đội ta không được nổ súng nếu như đánh chiếm cái đảo Gạc Ma hay bất kỳ đảo nào ở Trường Sa. Không được nổ súng! Và sau này nó có một câu chuyện và nó đã được ghi vào tài liệu mà ta đã rõ rồi là khi trong một cuộc họp của Bộ Chính Trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đập bàn và nói là ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?
Những người lính hy sinh đầu tiên ấy cộng thêm con số bộ đội bị quân Trung Quốc sát hại nâng lên 64 người là một vết thương lớn cho người lính bất cứ quân đội nào khi họ không được cầm súng chống lại quân thù, tướng Lê Mã Lương chia sẻ:
Ngài Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hồi bấy giờ là ngài Lê Đức Anh đã ra cái lệnh như vậy mà anh Lê Mã Lương đã tường thuật trong hội thảo tưởng niệm Gạc Ma của chính Trung tâm Minh Triết tổ chức ở Khách sạn Công đoàn năm ngoái, thì bây giờ ta phải công khai cái này
Ông Nguyễn Khắc Mai
-Trong lịch sử của Hải quân Nhân dân Việt Nam chưa có trận nào mà hải quân ta chỉ có mấy phút thôi chúng ta chết đến hơn nửa đại đội. Không có chuyện lịch sử Hải quân, lịch sử của các đơn vị chiến đấu bộ binh chỉ trong mấy phút mà tiêu như thế, trừ bom, nó bỏ trúng đội hình đang hành quân hoặc là nó thả trúng đội hình đang đóng quân còn trong đánh nhau ta cũng trong thế chủ động thì không có chuyện đó. Cho nên đó là cái nỗi đau mà nỗi đau này nó âm ỉ và nó sẽ đi với người lính cho tới khi kết thúc sứ mệnh trên cái đất này.
TS Nguyễn Văn Khải người tham dự buổi hội thảo cho biết nhận xét của ông về việc tướng Lương công khai điều mà Bộ quốc phòng Quân đội Nhân dân Việt Nam giấu kín sau sự cố Gạc Ma:
-Câu đó của Lê Mã Lương là hoàn toàn đúng bởi vì những năm 80 tôi là TS Thiếu tá và có anh họ là Lê Ngọc Hiền là Thứ trưởng Quốc phòng, Lê Trọng Tấn là Tổng Tham mưu trưởng quân đội cho nên những chuyện này chúng tôi biết cả.
Bộ trưởng Quốc phòng, Lê Đức Anh
Ông Nguyễn Khắc Mai giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Minh Triết cho biết vai trò của ông Lê Đức Anh lúc ấy là Bộ trưởng Quốc phòng, người được xem là đã ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng:
-Ngài Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hồi bấy giờ là ngài Lê Đức Anh đã ra cái lệnh như vậy mà anh Lê Mã Lương đã tường thuật trong hội thảo tưởng niệm Gạc Ma của chính Trung tâm Minh Triết tổ chức ở Khách sạn Công đoàn năm ngoái, thì bây giờ ta phải công khai cái này.
Một Bộ trưởng Quốc Phòng thấy giặc nó xâm lấn bờ cõi của mình mà ra lệnh không được chống lại, đứng im như thế cuốn cờ lên người mình để cho nó nã súng nó bắn!
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một nhà ngoại giao kỳ cựu, am hiểu sâu sắc vấn đề Trung Quốc đánh giá quyết định không nổ súng của Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh:
-Tôi cho rằng lúc bấy giờ ông Lê Đức Anh được đưa lên làm Bộ trưởng Quốc phòng mà làm cái việc như thế là một việc phản quốc. Ra lệnh không được bắn lại để cho Trung Quốc nó giết chiến sĩ của mình như là bia sống thì tôi cho đó là một hành động phản động, phản quốc.
Ông Lê Đức Anh là cai đồn điền cao su của một người tình báo của Pháp chứ ông ta không phải tham gia cách mạng lâu dài gì đâu. Chẳng qua ông ấy khai man lý lịch rồi thì được lòng ông Lê Đức Thọ, ông Lê Đức Thọ cứ đưa ông ấy lên vù vù trở thành Bộ trưởng Quốc phòng, sau này thành chủ tịch nước. Cái điều đó những người biết chuyện như tôi lấy làm đau lòng lắm và cho là một nỗi nhục của đất nước.
Cho đến hôm nay 64 người anh hùng liệt sĩ ở Gạc Ma đấy nhiều người xác vẫn còn nằm dưới biển và cái ông Nông Đức Mạnh nguyên Tổng bí thư lại trả lời rằng thôi cứ để yên như thế! Đáng lẽ anh phải... tìm cách vớt và đưa thân xác của các liệt sĩ ấy về quê mẹ thì anh lại để im...
Ông Nguyễn Khắc Mai
Sau khi bị tàn sát, thi thể những người lính tay không súng ống ấy không phải đều được về nhà mà một số rất lớn đã trôi dạt khắp vùng biển quê hương bởi Bộ Quốc phòng Việt Nam không có một một cố gắng nào mang họ về đất liền như tất cả mọi quân đội khác trên thế giới phải làm. Ông Nguyễn Khắc Mai nhận xét:
-Cho đến hôm nay 64 người anh hùng liệt sĩ ở Gạc Ma đấy nhiều người xác vẫn còn nằm dưới biển và cái ông Nông Đức Mạnh nguyên Tổng bí thư lại trả lời rằng thôi cứ để yên như thế! Đáng lẽ anh phải can thiệp với Chữ thập đỏ quốc tế để tìm cách vớt và đưa thân xác của các liệt sĩ ấy về quê mẹ thì anh lại để im, bởi vì anh sợ Tàu mà. Động chạm đến Tàu thì anh run lên vì anh bị cầm tù rồi.
Tại sao cứ im lặng? chỉ cho mấy cái anh cấp người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói tới nói lui một điệp khúc nhàm chán vô cùng và bọn Trung Quốc nó không thèm đếm xỉa gì tới, nó coi đấy là cái chuyện tào lao thì đấy là cái đau, đấy là cái nhục về Gạc Ma.
Ngày 14 tháng Ba mỗi năm không những là ngày giỗ chung của 64 gia đình liệt sĩ nhưng còn là ngày mà lịch sử Việt Nam sẽ phải làm rõ ai là thủ phạm chính trong cuộc tàn sát này. Mặc dù nó được phóng lớn lên thành cuộc chiến Gạc Ma nhưng người trong cuộc biết rõ đó là một cuộc chiến mà bên bị hại không được nổ súng.
  
                     Những sai phạm của Lê Đức Anh khi còn ở Tổng Cục II ít người biết đến

Tội đồ dân tộc Lê Đức Anh và trận hải chiến Gạc Ma

Lê Đức Anh thề thốt gì sau trận Gạc Ma?
 
Hoàng Trần (Danlambao) – Ngày 14/3/1988, 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam đã bị Tàu Cộng thảm sát trong trận chiến kéo dài 15 phút tại Gạc Ma, Trường Sa. Thủ phạm tiếp tay Trung Cộng chính là đại tướng Lê Đức Anh, khi ấy giữ chức bộ trưởng quốc phòng, kẻ đã ra lệnh bộ đội Việt Nam không được nổ súng chống lại bọn giặc xâm lăng.
Ngày 7/5/1988, tức gần 2 tháng sau, Lê Đức Anh đã đích thận đến đảo Trường Sa lớn để bày trò thề thốt trong buổi lễ kỷ niệm 33 năm ngày truyền thống hải quân Việt Nam.
Lê Đức Anh trong bài phát biểu được gọi
là ‘Lời thề Trường Sa’ năm 1988
Trong bài diễn văn được bộ máy tuyên truyền CS gọi là “Lời thề Trường Sa” này, Lê Đức Anh khoe khoang những điều được gọi là “chiến công oanh liệt”‘ của lực lượng hải quân trong cuộc chiến với ‘Mỹ-Ngụy’.
Đáng chú ý, “Lời thề Trường Sa” của Lê Đức Anh không hề đả động gì về trận Gạc Ma – nơi Trung Cộng đã ra tay thảm sát 64 người lính Việt Nam cách đó chưa đầy 2 tháng.
Lê Đức Anh khẳng định, trong cuộc chiến tranh cưỡng chiếm miền Nam, sự giúp đỡ của của Tàu Cộng từ những năm 1950 cho đến 1970 “là rất to lớn và hiệu quả”.
“Nhân dân Việt Nam vô cùng biết ơn sự giúp đỡ to lớn đó của nhân dân Trung Quốc đã dành cho mình…
 
…Nói tóm lại cả hai nước đã giúp đỡ lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực, với tinh thần anh em sâu đậm”. Trích bài phát biểu của Lê Đức Anh tại Trường Sa, ngày 7/5/1988, theo VietNamNet
Sau cùng, trước vong linh của 64 chiến sỹ hải quân Việt Nam vẫn đang trôi dạt dưới đáy biển vì bị hải quân Trung Cộng sát hại, Lê Đức Anh kết thúc bài diễn văn bằng tuyên bố:
“Chúng ta nhớ mãi không bao giờ quên tình sâu nghĩa nặng giữa nhân dân hai nước Việt-Trung, kiên trì phấn đấu để khôi phục tình hữu nghị giữa hai nước, đồng thời chúng ta nhất quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc chúng ta”.
Khi đọc lại những tài liệu trên, chúng ta không khó để có thể đưa ra kết luận về bộ mặt phản quốc, hại dân của tên tội đồ dân tộc Lê Đức Anh. Hội nghị Thành Đô diễn ra sau đó ít lâu, cộng với việc Lê Đức Anh lên làm chủ tịch nước là bằng chứng bán nước không thể chối cãi của tập đoàn CSVN.
Trong cuộc phỏng vấn gần đây trên báo VietNamNet, Lê Đức Anh kể rằng khi đến Trường Sa và đọc bài phát biểu trên, ông ta cảm thấy rất “đau lòng”. Vở kịch nước mắt cá sấu này cũng chẳng lừa được ai.
Hiện nay, Trung Cộng đã gần như hoàn tất việc xây cất căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma, biến nơi này thành một tiền đồn trực tiếp uy hiếp toàn bộ miền Nam Việt Nam. Đây cũng là hậu quả rõ rệt sau những phi vụ bán nước có hệ thống của tên Việt gian Lê Đức Anh và đảng CSVN tại Mật nghị Thành Đô 1990.
Việt gian Lê Đức Anh ‘sám hối’?
Nhân dịp sinh nhật lần thứ 94 của cựu chủ tịch nước Lê Đức Anh, báo VietNamNet đã có bài phỏng vấn tiêu đề Đại tướng Lê Đức Anh trăn trở Lời Thề ở Trường Sa”.
Động thái trên như để bào chữa trước các thông tin khẳng định đại tướng Lê Đức Anh khi còn đương chức chính là thủ phạm đã tiếp tay cho Tàu Cộng đánh chiếm đảo Gạc Ma (Trường Sa) vào ngày 14/3/1988.
Trong vai trò là bộ trưởng bộ quốc phòng, Lê Đức Anh đã ra lệnh cho hải quân Việt Nam ‘không được nổ súng’, dẫn đến hậu quả hải quân Trung Cộng dễ dàng đánh chiếm đảo Gạc Ma và ra tay thảm sát 64 người lính hải quân Việt Nam chỉ sau một trận chiến ngắn.
Hành động bán nước của Lê Đức Anh đã được thiếu tướng Lê Mã Lương tiết lộ hôm 14/6/2014 tại hội thảo Minh Triết Biển Đông.
Đại tướng “đau lòng”?
Hiện nay, dù đã về hưu nhưng Việt gian Lê Đức Anh vẫn là một thế lực đáng sợ trong giới chóp bu Ba Đình. Nhân vật này là người đỡ đầu quyền lực cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, còn con trai là Lê Mạnh Hà đã giữ chức phó chủ tịch ủy ban nhân dân thành Hồ.
Trong bài phỏng vấn được đăng trên báo VietNamNet hôm 30/11/2014, Lê Đức Anh nói rằng sau khi xảy ra “cuộc đụng độ” tại Gạc Ma, ông ta đã ra Trường Sa và cảm thấy “đau lòng” khi nói “lời thề giữ gìn chủ quyền biển đảo”.
“Tôi ra Trường Sa đúng dịp kỷ niệm ngày truyền thống bộ đội Hải quân và ngay sau khi vừa diễn ra cuộc đụng độ giữa bộ đội Hải quân của ta với tàu chiến của Hải quân Trung Quốc ở các đảo Gạc Ma, Chữ Thập. Lúc bấy giờ, tôi thấy cần thiết phải ra Trường Sa. Khi nói lời thề giữ gìn chủ quyền biển đảo ở Trường Sa, tôi đau lòng nhìn thấy một đất nước trải qua bao nhiêu năm chiến tranh mà vẫn không trọn vẹn, Hoàng Sa bị lấy mất rồi…”, báo VietNamNet trích lời Lê Đức Anh nói.
Trước vong linh của 64 chiến sỹ hải quân Việt Nam đã hy sinh vì lệnh không được nổ súng, tên Việt gian Lê Đức Anh có thực sự đau lòng hay không? Chỉ biết rằng sau trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, tên Việt gian này đã trực tiếp “đi đêm” với Bắc Kinh, dẫn tới kết quả là Hội Nghị Thành Đô diễn ra vào năm 1990.
Sám hối hay ngụy biện?
Hậu quả Mật nghị Thành Đô với vai trò của Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh… đã khiến Việt Nam bị mất hàng chục ngàn km vuông lãnh hải, lãnh thổ vào tay Tàu Cộng.
Tàu cộng đã ráo riết xây sân bay quân sự trên đảo Gạc Ma, biến nơi này thành một tiền đồn uy hiếp toàn bộ khu vực miền Nam của Việt Nam.
Những phát biểu trên của Lê Đức Anh là một lời sám hối lúc tuổi già, hay chỉ là một lời biện minh về hành vi  bán nước cho Tàu Cộng?
Nếu thực sự sám hối, Lê Đức Anh hãy công khai cho toàn dân biết về những thỏa ước mà bộ chính trị đảng CSVN đã bí mật ký kết với Trung Cộng tại Hội nghị Thành Đô năm 1990.
Ngược lại, mọi lời biện minh đều trở thành giả dối. Lê Đức Anh và bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước dân tộc bởi tội danh phản quốc về hành vi bán nước cho Tàu Cộng.
*
Thủ phạm tiếp tay Tàu cộng đánh chiếm Gạc Ma là Lê Đức Anh
Video: Tướng Lương chua chát tiết lộ thủ phạm tiếp tay Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma, sát hại 64 chiến sỹ hải quân Việt Nam năm 1988
CTV Danlambao – Thiếu tướng quân đội Lê Mã Lương gián tiếp tiết lộ thủ phạm tiếp tay cho Tàu cộng đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam chính là ‘một đồng chí lãnh đạo cấp cao’.
Theo tướng Lương, trước khi xảy ra trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, quân đội Việt Nam đã phải phải nhận lệnh ‘không được nổ súng’ trong trường hợp Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa.
Hậu quả là ngày 14/3/1988, hải quân Trung Quốc dễ dàng đánh chiếm đảo Gạc Ma và ra tay thảm sát 64 người lính hải quân Việt Nam chỉ sau một trận chiến ngắn.
Ai ra lệnh không được nổ súng?
Mặc dù tướng Lương không nêu tên đích danh, nhưng ai cũng hiểu “đồng chí lãnh đạo cấp cao” là để ám chỉ Lê Đức Anh, khi ấy đang giữ chức Bộ trưởng bộ quốc phòng.
Lê Đức Anh là người duy nhất trong bộ chính trị CS vào năm 1988 có đủ quyền lực để ra lệnh cho quân đội Việt Nam không được nổ súng.
Theo tướng Lương, trong một cuộc họp của bộ chính trị diễn ra sau đó, bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đập bàn chất vấn: Ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?
Theo các tài liệu đã được tiết lộ một phần, sau trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, Lê Đức Anh đã ‘đi đêm’ với Tàu cộng, dẫn tới kết quả là Hội Nghị Thành Đô diễn ra vào năm 1990.
Phía Tàu Cộng áp lực CSVN phải loại bỏ bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch vì quan điểm chống Trung Quốc của ông này.
Bộ chính trị CSVN đã chấp nhận các yêu cầu của Tàu Cộng “để bình thường hóa quan hệ”. Vài tháng sau, ông Nguyễn Cơ Thạch bị gạt bỏ mọi quyền lực. Còn tên Việt gian Lê Đức Anh chỉ 2 năm sau lên làm chủ tịch nước.
Nỗi đau người lính
Thiếu tướng Lê Mã Lương là cựu giám đốc bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Từng tham chiến trong cuộc chiến tranh Việt Nam, chiến tranh biên giới Việt-Trung.
Ông được phong làm anh hùng lực lượng vũ trang ở tuổi 21. Theo sách vở cộng sản, tướng Lương là người nổi tiếng với câu nói: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”.
Phát biểu của tướng Lê Mã Lương được đưa ra hôm 14/6/2014 tại hội thảo Minh Triết Biển Đông. Video phần phát biểu đã được báo Pháp Luật Việt Nam ghi lại.
Trong video, có thể thấy vị tướng này tỏ ra rất xúc động khi nói về trận Hải chiến Trường năm 1988. Có những đoạn, dường như ông phải cố gắng kiềm chế để tránh nói ra hết những hiểu biết của mình.
Về câu hỏi vì sao Tàu cộng chỉ tập trung đánh chiếm Gạc Ma, tướng Lương thuật lại lời đô đốc Giáp Văn Cương – người đứng đầu hải quân Việt Nam năm 1988 nói:
“Nó chỉ có thể lấy được Gạc Ma. Còn những đảo khác, nếu lấy thì vấn đề không phải như thế… không còn là câu chuyện của 64 chiến sỹ hy sinh và 3 tàu của chúng ta chìm dưới biển như thế”.
Tướng Lương giải thích tiếp:
“Bởi vì câu chuyện như thế này, có đồng chí lãnh đạo cấp cao đã lệnh là bộ đội ta không được nổ súng nếu như [Trung Quốc] đánh chiếm đảo Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa.
 
Không được nổ súng!
 
Và sau này có một câu chuyện và tài liệu đã rõ rồi. Cho nên trong một cuộc họp của bộ chính trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đã đập bàn và nói: Ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?
 
Chính vì thế khi Trung Quốc tấn công vào đảo Gạc Ma, nó chỉ có hơn 40 lính với mấy cái xuồng bằng hợp kim nhôm đổ bộ vào. Trong khi bộ đội ta, trong đấy có một người sau này được truy tặng anh hùng là thiếu úy Trần Văn Phương chỉ có mỗi tay không và giữ chặt lá cờ trên đảo Gạc Ma. Không có súng.
 
Và rồi lính Trung Quốc bắn, nó đâm. Nó đâm hạ sỹ Nguyễn Văn Lanh nhiều nhát trọng thương. Anh em cứ quần lộn với lính Trung Quốc như vậy… 
 
Nó vừa chiếm được đảo Gạc Ma sau đó nó chuyển hướng, nó bắn tàu 505, 604, 605.” 
Tàu HQ-604 của hải quân Việt Nam hứng chịu đạn pháo dữ dội 
của lính Tàu Cộng và chìm dần xuống biển.
 
Theo tướng Lương, lệnh không được nổ súng cộng với sự chênh lệch lực lượng và khí giới đã khiến cho Trung Quốc dễ dàng đánh chiếm đảo Gạc Ma, 64 người lính hải quân Việt Nam hy sinh trên biển. Vị tướng này chua xót nói:
“Đứng về góc độ người lính, đây là nỗi đau không chỉ của người lính hải quân mà cả người lính quân đội nhân dân Việt Nam.
 
Trong lịch sử hải quân Việt Nam, chưa có trận nào mà chỉ có mấy phút thôi mà hải quân ta chết đến hơn nửa đại đội. Lịch sử của các đơn vị chiến đấu bộ binh cũng thế, làm gì có mấy phút mà ‘đi’ như thế… trong đánh nhau, ta cũng trong thế chủ động thì không có chuyện đó.
Đó là nỗi đau, mà nỗi đau này nó âm ỷ và sẽ đi cùng người lính cho đến khi kết thúc sứ mệnh trên mảnh đất này.”
Trong phát biểu của tướng Lương, có một phần mà đoạn video đã không ghi lại.
Đó là câu chuyện dưới thời TBT Nông Đức Mạnh, một quan chức ngoại giao đã đề nghị nhà nước nên yêu cầu Tàu cộng để phía Việt Nam được đến Gạc Ma trục vớt 3 chiếc tàu bị bắn chìm cùng 61 thi thể các chiến sỹ hy sinh trên biển.
TBT Nông Đức Mạnh nghe xong liền nói: “Có nên làm việc đó không? Cứ để họ nằm đó cũng đã làm sao”.

CTV Danlambao
Xem tiếp...

GIAN NAN TÌNH NGƯỜI 9

-Thường, để nói lên sự tàn ác của một con người, chúng ta hay so sánh: "Ác như dã thú!", hay: "Man rợ như thú vật!".
-Nói như thế là hoàn toàn sai, là vu oan giá họa cho động vật hoang dã. Động vật hoang dã không thể hành động ác hơn hay thiện hơn loài người được.
-Vì loài vật sống thiếu tư duy, hành động của chúng hầu hết theo bản năng, thiếu tính ý chí, nên tính "tội ác", "man rợ", "ghê rợn" cũng thể hiện lờ mờ, không rõ ràng và hầu như chỉ là sự vô thức, vô tình.
-Loài người có trí khôn, tình cảm đã trở nên sâu sấc, hành động có ý chí, có hoạch định nên tính "tội ác", "man rợ" và "ghê rợn" cũng thể hiện nổi bật, rõ ràng hơn hẳn loài vật.
-Nếu bản tính thiện - ác thể hiện ra ở hoạt động sống của loài vật chỉ là sự giả tạo, chỉ là sự gán ghép của loài người cho chúng, thì ở loài người, bản tính thiện - ác ấy là hiện thực, thể hiện thường xuyên trong hoạt động sống của con người, hun đúc nên tính cách đặc thù ở con người, chỉ loài người mới có
-Nhân tính như một tấm huân chương có hai mặt tương phản nhau. Mặt phải thường được qui ước là "thiện" và mặt trái là "ác".
-Do tình cảm đã trở nên sâu sắc nên hoạt động tinh thần, thể hiện "hỉ, nộ, ái, ố" của con người cũng hơn hẳn con vật, tùy điều kiện, hoàn cảnh mà có thể phát triển đến trạng thái cực đoan: "thiện" đến tột cùng "thánh thiện" mà "ác" cũng hết cỡ "ác quỉ".
-Như vậy, rõ ràng loài người tốt hơn loài vật bao nhiêu thì cũng có thể xấu hơn loài vật bấy nhiêu! 
-Một con người, được định nghĩa là xấu hay tốt, hiền hay ác trong khoảng thời gian nhất định hay suốt cuộc đời, tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh đưa đẩy mà mặt nào trong hai mặt tương phản đó của nhân tính thể hiện nổi trội, lấn át.
--------------------------------------------------------------

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
RANH GIỚI TRẮNG ĐEN | Kỳ 11 | Ly Rượu Độc

Gian nan hoạn nạn và câu chuyện về tình bạn

Trong cuộc sống đôi khi chúng ta nên làm phép thử để thử lòng những người ta đã giúp, những người ta thân thiết để biết được họ có thực lòng hay không.
Nhân sinh cảm ngộ: Gian nan hoạn nạn mới biết được lòng người
Có câu rằng: “Lúc gian nan hoạn nạn mới hiểu được lòng người!” Cuộc đời chính là như thế, thông thường chỉ khi rơi vào khó khăn, bế tắc, chúng ta mới biết được ai thực sự là bạn, là người yêu thương, là người thân của mình.
Khi bạn thiếu tiền, người thực sự giúp bạn, hỏi có được mấy người?
Người bạn quen có thể là rất nhiều, người bạn biết cũng là rất nhiều, nhưng người có thể thực sự giúp đỡ bạn khi khốn khó hỏi được bao nhiêu?
Không cần biết rằng bạn từng chơi với bao nhiêu người, chỉ xem khi bạn khó khăn có bao nhiêu người vẫn ở bên bạn?
Ngẫm nghĩ một chút…Bạn sẽ phát hiện ra rằng, thực sự rất ít. Hàng ngày có thể cùng họ vui chơi, ăn uống vui vẻ với nhau, nhưng khi có việc thì họ không nhất định có thể giúp đỡ bạn. Đó là thực tế cuộc sống!
Vậy nên:
Bạn bè chỉ cần chất lượng, không cần số lượng. Giống như một xe khoai tây chất đầy, không bằng cầm theo một viên ngọc quý.
Người có một trái táo, sẵn lòng chia cho bạn một nửa, ấy chính là tình bạn.
Người có một trái táo nhưng chỉ cắn một miếng, còn lại dành hết cho bạn, ấy chính là tình yêu.
Người có một trái táo nhưng không ăn miếng nào, dành lại cho bạn hết, ấy chính là cha mẹ của bạn.
Trong hiện thực cuộc sống:
Người ta nói, nam nhân, chỉ có rơi vào bần cùng một lần, mới biết người phụ nữ nào yêu thương mình nhất.
Nữ nhân chỉ có xấu một lần, mới biết người đàn ông nào thực sự gắn kết với mình, sẵn sàng ở bên mình.
Con người chỉ có nghèo túng một lần mới biết được ai thực sự tốt, thực sự quan tâm đến mình.
Tình bạn, không phải có địa vị tiền tài mới đến bên nhau, quý trọng nhau. Trong tình yêu, không phải xinh đẹp mới quan tâm chăm sóc. Thứ mà thời gian lưu giữ lại, không phải tài phú, không phải vẻ đẹp, mà chính là sự chân thành.
Ở bên nhau lâu ngày, không nhất định sinh ra tình cảm, nhưng nhất định sẽ biết được lòng người! Con người luôn ở lúc sau khi mất đi thì mới nhận ra điều gì là tốt đẹp, đáng trân quý.
Giả khổ mượn tiền 9 người bạn thân, 7 người từ chối, 2 người còn lại nói rằng…
Người ta vẫn thường nói: “Gian nan mới hiểu lòng người”. Cuộc sống này, nếu như có được một người sẵn sàng đưa tay ra với bạn những lúc khó khăn nhất, thì đó chính là người bạn phải trân quý muôn phần.
Tháng trước, một người bạn tên Nam của tôi vì xảy ra chút vấn đề trong việc làm ăn nên anh đang cần gấp một số tiền. Khi anh gọi điện thoại cho tôi, tôi cảm thấy có chút kỳ lạ bởi vì quan hệ của chúng tôi chỉ dừng lại ở bạn bè thông thường mà thôi. Vì vậy, tôi có chút do dự.
Tôi nói: “Lát nữa tôi sẽ gọi lại cho anh nhé!”. Tôi suy nghĩ 10 phút rồi quyết định cho anh ta mượn số tiền đó.
Tuần trước, anh ấy đã đem tiền trả cho tôi, sau đó mời tôi đi uống trà.
Anh ta nói: “Anh đồng ý cho tôi mượn tiền thực sự là nằm ngoài dự đoán của tôi đó!”.
Tôi hỏi: “Tại sao vậy?”
Anh ta trả lời rằng: “Trước khi gọi cho anh tôi đã gọi 9 cuộc điện thoại, anh là người thứ 10. Khi anh nói một lát sẽ gọi lại cho tôi, tôi cho rằng mình cần phải gọi cuộc điện thoại thứ 11 rồi. Tôi dựa vào độ thân thiết mà gọi 10 cuộc điện thoại này, càng gọi về sau thì càng không có lòng tin. Vì vậy, lúc gọi cho anh thì tâm trạng của tôi chỉ là thử vận may mà thôi”.
Với chủ đề này mà chúng tôi đã bàn luận rất nhiều chuyện, cuối cùng anh tổng kết một câu: “Nếu không phải lần mượn tiền này, tôi còn tưởng rằng mình có rất nhiều bạn bè, bây giờ tôi mới hiểu thì ra tôi cô đơn đến như vậy”.
Mấy ngày sau tôi đều nghĩ về chuyện này. Sau đó tôi quyết định tìm hiểu xem rốt cuộc mình có cô đơn như người bạn đó của tôi không?
Trước khi bắt đầu, tôi đã gọi điện thoại nói cho người bạn đó biết về dự định của mình, anh cười và nói rằng: “Tôi khuyên anh vẫn không nên làm trò đùa này, nếu không chính nó sẽ khiến anh cảm thấy rơi từ Thiên đường xuống Địa ngục đó”.
Tôi chọn ra tên của những người mà tôi tự cho là thân thiết đang ở bên cạnh tôi hiện nay, những người này đều đang ở trong nước, những người ở nước ngoài tạm thời không cho vào.
Họ và tôi từ trước đến giờ chưa từng có sự vay mượn về tiền bạc và cũng không có liên quan gì đến công việc. Chúng tôi thường đi cùng nhau, hoặc là đi ăn cơm, hoặc là đi uống trà, hoặc là đến quán rượu. Tôi từng giúp họ trong những chuyện nhỏ nhặt rất nhiều lần, có 9 người bạn cùng chơi xưa nay. Vả lại với thực lực tài chính của họ thì cho mượn mấy triệu đồng chắc chắn không phải vấn đề gì to tát.
Tôi gửi tin nhắn với nội dung gần giống nhau cho từng người trong số đó: “Bây giờ em gặp phải một chút rắc rối, cần hỏi mượn anh ít tiền, em sẽ trả trong vòng một tháng. Nếu như được thì gọi cho em, không được thì gửi lại một tin nhắn, cũng không sao, em chờ câu trả lời của anh”.
Tôi gửi tin nhắn từ chiều hôm qua, chưa đến giờ cơm tối đã nhận được 7 tin nhắn và 2 cuộc điện thoại. Trong đó có một cuộc điện thoại gọi đến sau khi tôi gửi tin nhắn đi khoảng 20 phút, còn một cuộc điện thoại gọi đến sau khi tôi gửi tin nhắn đi khoảng hai tiếng rưỡi.
7 tin nhắn có nội dung như sau:
1. Tú: Thực sự xin lỗi! Hiện tại anh có chút khó khăn, thật đó, nếu không vấn đề của em chắc chắn không cần phải nói đâu. Em hỏi người khác xem sao, xin lỗi nha.
2. Nam: Tuần trước em vợ anh vừa mới hỏi mượn 33 triệu xong, tháng sau thì may ra anh mới có thể cho chú mượn, thực sự xin lỗi!
3. Hải: Thời gian này bản thân anh cũng rất khó khăn, cách đây không lâu anh chơi cổ phiếu đã thua rất nhiều tiền. Xin lỗi nha, nếu tình hình của anh mà ổn thì không thành vấn đề.
4. Khải: Thực sự xin lỗi, tiền của anh đều ở trong cổ phiếu hết rồi!
5. Thanh: Sao em lại phải mượn tiền vậy? Hôm qua anh mới cho người ta vay 33 triệu, cho vay lấy lời, em lại không nói sớm hơn. Xin lỗi nha, em nghĩ cách khác xem.
6. Sáu: Xin lỗi nhé, gần đây anh đổ tiền vào cổ phiếu hết rồi, trong tay không có tiền mặt, thật ngại quá.
7. Chính: Con trai anh khai giảng là phải chuyển đến trường học mới, khai giảng là phải đóng 11,5 triệu. Thực sự anh không thể nào giúp em, mong em thông cảm.
Cuộc điện thoại là do người bạn Kiên và Tuấn gọi đến.
Cuộc điện thoại đầu tiên:
Kiên: Alô, em phải không?
Tôi: Chào anh, là em đây!
Kiên: Em làm sao vậy hả? Sao có vài triệu đồng cũng phải mượn hả? Em xảy ra chuyện gì vậy?
Tôi: Không xảy ra chuyện gì cả, tiền của em cho người khác vay, hiện giờ chưa lấy lại được. Em trai em có chút việc nên cần dùng gấp.
Kiên: Không có chuyện gì là tốt rồi. Em đang ở công ty hả?
Tôi: À, vâng.
Kiên: Con trai anh đi học bị xe đạp của người ta đâm trúng, chân bị gãy xương, anh đã mấy ngày không đi ra ngoài rồi.
Tôi: Hả? Con trai anh gãy xương sao không nghe nói vậy? Anh cần giúp đỡ không?
Kiên: Anh xin nghỉ phép một tuần rồi, công ty của vợ anh lại không cho nghỉ phép. Anh đang định tuần sau kêu mẹ anh đến giúp chăm sóc con. Thôi, giờ đọc số tài khoản ngân hàng của em cho anh đi, anh bảo vợ anh ngày mai đi làm chuyển khoản cho em.
Cuộc điện thoại thứ hai:
Tuấn: Alô, cậu hả, tớ đây, bây giờ cậu đang ở đâu?
Tôi: Tớ đang ở công ty.
Tuấn: Ồ, tới vừa mới đến cửa hàng, tiền có sẵn đây, tớ mang qua cho cậu hay là cậu qua lấy?
Tôi: Sao có thể để cậu mang đến đây chứ. Như vậy đi, lát nữa tớ qua chỗ cậu lấy.
Tuấn: Vậy cậu gửi số tài khoản cho tớ, bây giờ tớ sẽ chuyển qua cho cậu.
Tôi: OK
Buổi tối, anh Nam lại cùng tôi đến quán rượu và cả hai chúng tôi than thở. Tôi nói với anh: “Hai người bạn cho em mượn tiền đó ngày thường chưa từng làm phiền em bất cứ chuyện gì; những người bạn còn lại thì động một chút là làm phiền em, lúc thì là vấn đề về máy tính, lúc thì là vấn đề cổ phiếu, lúc thì là vấn đề đầu tư…”
Anh hỏi tôi: “Em có nói cho hai người bạn cho em mượn tiền biết sự thật không?”
Tôi nói: “Tất nhiên là không rồi”.
Anh cười xong rồi nói đùa: “Bắt đầu từ bây giờ, em chỉ có hai người bạn đó thôi”.
Tôi không nhớ là đã từng đọc cuốn sách gì nhưng hình như có một câu nói như vậy: “Người đã từng giúp đỡ bạn thì mãi mãi sẽ giúp đỡ bạn, nhưng người bạn từng giúp đỡ thì chưa chắc”.
Tôi cũng cười, nhìn bâng quơ một chút rồi nói rất nhạt nhẽo: “Trong lòng hiểu rồi, ngoài miệng không nói ra, cũng không có gì là không tốt. Như vậy sau này thực sự gặp phải khó khăn, sẽ biết nên tìm người nào giúp đỡ, không phải phí sức cầu xin một số người không đáng tin cậy. Trong lòng mình buồn, trong lòng người ta xấu hổ, còn làm lỡ mất chuyện. Biết được người bạn nào có thể chơi cùng nhau, biết được người bạn nào có thể nhờ cậy.
Đối với những người bạn có thể chơi cùng thì ngày thường cùng nhau vui vẻ, không dùng việc riêng để làm phiền đến họ; đối với những người bạn có thể nhờ cậy, thì phải đối xử tốt với họ. Đừng tưởng là tôi nhiều bạn bè, người thực sự có thể nhờ cậy chỉ có vài người mà thôi”.
Có câu nói rằng: “Yêu quý những người bạn mà mình có thể tin cậy, cố gắng khiến mình trở thành người bạn mà người khác có thể nhờ cậy, như vậy, mới có thể cắm rễ trong thành phố này”.
Thật ra, trước đây tôi từng đọc qua câu nói này. Hình như câu nói đó bắt nguồn từ câu chuyện nhờ giúp đỡ của một thương gia người Do Thái, tôi cũng cho rằng câu nói này rất có lý. Rốt cuộc thế nào mới là bạn bè? Tôi cảm thấy vài câu nói dưới đây có thể minh họa điều này rất đúng:
1. Khi bạn bè tốt ở cùng nhau, đôi khi tâm sự rất nhiều, thậm chí không muốn ngừng lại. Tuy nhiên, dù không có gì để nói, họ vẫn cảm thấy thân thiết, không ngượng ngùng.
2. Bạn bè chính là người đã nhìn thấu con người bạn, mà vẫn bằng lòng chơi với bạn.
3. Bạn bè chính là người đến thăm bạn không vì bất cứ lý do gì.
Cho dù nhân duyên của bạn có tốt đến mấy thì người có thể giúp đỡ bạn trong lúc bạn gặp khó khăn chỉ có một số ít mà thôi. Người bạn thực sự chính là người có thể cùng bạn vượt qua lẻ loi, cô độc và sự im lặng.
Tổng hợp
Nguyễn Tâm

Gian nan hành trình truy nã và thức tỉnh tội phạm
Truy bắt, truy nã là cuộc hành trình dài đầy khó khăn và nguy hiểm. Tuy nhiên tội phạm cũng là một con người, sâu thẳm trong họ vẫn có sự lương thiện. Bên cạnh việc quyết liệt truy bắt thì với những biện pháp tâm lý, dùng tình cảm, lý lẽ để thuyết phục đối tượng ra đầu thú, hưởng sự khoan hồng của pháp luật, cũng là một nét nhân văn đầy tình người của lực lượng Cảnh sát truy nã tội phạm.

Hành trình truy bắt tội phạm

Tiếp xúc với các trinh sát truy nã tội phạm Cục Cảnh sát truy nã (C52) những ngày cuối năm, chúng tôi mới thấy được, đằng sau những vụ án đã ­xét xử được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng là hành trình truy bắt tội phạm đầy gian nan, nguy hiểm để buộc chúng phải ra đứng trước vành móng ngựa. Bởi các đối tượng truy nã thường là những tên tội phạm đặc biệt nguy hiểm, nếu bị bắt sẽ phải chịu mức án rất nặng, có thể chung thân hoặc tử hình. Vì thế, chúng rất manh động, sẵn sàng chống trả lại lực lượng truy bắt.

Nói là vậy, nhưng khi đề nghị được viết về những hành trình truy nã khó khăn, gian khổ, các anh lại đề nghị chỉ kể về công việc, nghe chừng đơn giản nhưng cũng khiến người nghe phải suy ngẫm. Kể về lần bắt truy nã gần đây là đối tượng Bùi Đăng Đức, 50 tuổi, trú tại Hàng Bạc, Hà Nội, một đối tượng rất manh động, có đầy tiền án tiền sự. Các trinh sát cho biết, Đức nằm trong đường dây ma tuý của Sa Văn Cầu, thường xuyên vận chuyển heroin sang Trung Quốc, qua vùng biên tỉnh Quảng Ninh để tiêu thụ, số ít tiêu thụ ở trong nước. Hắn mua được khẩu súng ekolt của Đức  60 triệu, luôn thủ trong người, sẵn sàng tiêu diệt bất cứ ai tố cáo hắn và lực lượng Công an truy lùng. Vì vậy các trinh sát luôn phải rất cẩn thận khi tiếp cận. Phòng PC47 Công an tỉnh Quảng Ninh cũng đã nhiều lần truy bắt Đức nhưng không thành công.


Thiếu tướng Nguyễn Dĩnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát truy nã tội phạm
trao thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.

Sau một thời gian dài dày công truy tìm, Cục C52 lập chuyên án tập trung truy bắt. Một tổ trinh sát Phòng 4, không kể ngày đêm, nắng mưa kiên trì tiếp cận với hàng xóm khu vực nơi Đức sinh sống để nắm thông tin. Qua một thời gian, trinh sát xác định được thông tin là cứ hôm nào trời mưa, sẩm tối là vợ Đức đưa con bắt taxi đi đâu không rõ, 2 - 3 ngày sau mới trở về. Trước khi đi, vợ hắn mua sắm rất nhiều vật dụng sinh hoạt, nên khả năng đi thăm Đức là rất cao.

Một hôm có tin trinh sát báo về, vợ Đức chuẩn bị đi thăm chồng, một tổ công tác tìm cách tiếp cận, nhưng khi đến gần nhà thì biết vợ con Đức đã đi mất. Nhận định vợ con Đức sẽ hướng về Giáp Bát, tổ công tác lập tức lên đường. Phát hiện vợ con đối tượng đứng ngoài đường bắt xe, trinh sát liền bám theo. Lúc đầu ngỡ mẹ con chị ta sẽ về Ninh Bình, trinh sát đã liên lạc với Công an địa phương sẵn sàng tiếp ứng, nhưng đến Hà Nam, vợ con Đức bất ngờ xuống xe. Tổ công tác buộc phải thay đổi kế hoạch, thông báo cho Công an Hà Nam phối hợp, đồng thời cũng xuống xe để tiếp tục đeo bám.

Khi xác định được nơi đối tượng Đức lẩn trốn là một xóm trọ, trinh sát tiếp cận nơi Đức ở, nhưng khi vào đến nơi, Đức đã chở vợ con đi mất. Qua tìm hiểu, trinh sát được biết Đức và một bạn tù khác đóng giả là cán bộ đo đạc địa chất thuê trọ để tránh bị phát hiện. 2 trinh sát được bố trí ở lại khu trọ tiếp tục theo dõi, nắm thông tin, đồng thời tổ công tác tìm gặp chủ nhà để vẽ lại toàn bộ sơ đồ khu trọ, đề nghị chủ nhà cộng tác, lên phương án bắt giữ đối tượng, đảm bảo không bị lộ và tuyệt đối an toàn cho những người ở trọ xung quanh. Buổi tối, khi Đức về nhà, mọi sinh hoạt trong xóm diễn ra bình thường nhưng thực tế các trinh sát đã giám sát chặt chẽ, bố trí đủ lực lượng và chờ khi Đức lên giường đi nghỉ, các trinh sát ập vào bắt giữ, khoá tay hắn lại khiến hắn không kịp trở tay, dù súng đã lên đạn, trước sự ngạc nhiên, bất ngờ của những người xung quanh.

Hành động nhân văn, lương tâm thức tỉnh

Việc truy bắt đối tượng truy nã luôn đầy gian nan, nguy hiểm không chỉ cho lực lượng truy bắt mà cả những người dân xung quanh. Vì vậy, trong những biện pháp nghiệp vụ, vận động đầu thú luôn được coi trọng thực hiện. Đó là biện pháp của lực lượng Công an, dùng nghệ thuật đánh vào lòng người, đánh vào ý chí lẩn trốn của đối tượng,  đánh vào ý chí che giấu đối tượng của gia đình đối tượng bị truy nã; thức tỉnh lương tri tội phạm, giúp cho đối tượng nhận thức được hành vi phạm tội của mình, để từ đó ăn năn, hối cải, đầu thú, thành khẩn khai báo và cải tạo tốt, trở về sống lương thiện trong cộng đồng.

Kể về một lần vận động truy nã như vậy, trinh sát cho biết: Năm 2011, C47 và Công an tỉnh Quảng Ninh đã phá thành công chuyên án ma tuý lớn nhất cả nước thời điểm đó, bắt hàng trăm đối tượng, hàng nghìn bánh heroin và ma tuý tổng hợp. Trong vụ án này, các đối tượng câu kết rất chặt chẽ tạo thành một mạng lưới vận chuyển, mua bán ma túy xuyên quốc gia.


Đối tượng trốn truy nã người Trung Quốc đang khai báo với cơ quan chức năng Trung Quốc và Công an Việt Nam.

Theo đó, Nguyễn Tuấn Anh, trú tại Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc là đại lý cấp 1 trong đường dây của Nguyễn Thanh Tuân cùng vợ là Vũ Thị Thanh Hiền cầm đầu đã trốn thoát. Xác định đây là đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm, lãnh đạo Cục C52 chỉ đạo Phòng 4 triển khai nhiều tổ truy tìm đối tượng. Qua bám sát nắm tình hình, tổ công tác biết được Tuấn Anh có vợ là Vũ Thị Hường đang làm giáo viên tại Vĩnh Tường. Sau khi Tuấn Anh bỏ trốn, Hường đưa hai con trai về nhà mẹ đẻ ở thành phố Tuyên Quang mở một siêu thị gia đình để sinh sống. Sau khi vào gặp bố mẹ đẻ Tuấn Anh, ông bà cho biết, từ khi bỏ trốn, Tuấn Anh không liên lạc về nhà, tổ công tác quyết định lên kế hoạch về Tuyên Quang để gặp vợ Tuấn Anh.

Với nhiều biện pháp nghiệp vụ, sau vài giờ đồng hồ hỏi han, chuyện trò, trinh sát dần lấy được tình cảm và niềm tin của Hường. Tuy nhiên, vốn là một người phụ nữ thông minh, sắc sảo, Hường nhanh chóng đoán được anh không phải là khách vào mua hàng. Lúc này, trinh sát Phòng 4 C52 cũng tự giới thiệu mình là Công an đang truy tìm Tuấn Anh, vì không muốn làm hàng xóm, gia đình biết chuyện nên gặp Hường trực tiếp để nắm thông tin.

Trong câu chuyện, biết Hường hay đau đầu, trinh sát đã động viên cô xuống Hà Nội khám bệnh và sẽ nhờ bạn bè giúp đỡ. Bên cạnh đó, trinh sát còn phân tích lí lẽ để Hường hiểu, Tuấn Anh đang là đối tượng bị truy nã, truyền hình, báo chí đều đã đưa tin, cả nước đều biết đến, nếu bị bắt sẽ phải lĩnh án tử hình. Trong thời gian trốn chạy, sẽ không được công khai gặp gỡ gia đình, vợ con. Nếu Tuấn Anh đầu thú, sẽ được hưởng nhiều tình tiết giảm nhẹ, sớm trở về cộng đồng để làm lại cuộc đời. Lúc đầu, Hường định không đi khám bệnh nhưng nhờ sự động viên, khuyên nhủ của anh em trinh sát nên Hường lại đổi ý.

Vài ngày sau, khi Hường xuống Hà Nội, một số anh em trinh sát ra bến xe đón Hường và tận tình đưa đi khám bệnh khiến cô rất cảm động. Biết mình không có bệnh gì nghiêm trọng, Hường vui vẻ về gặp trinh sát, cô cũng thành thật khai nhận, Tuấn Anh có liên lạc về và thi thoảng, Hường vẫn đi thăm chồng. Cô hứa sẽ vận động Tuấn Anh ra đầu thú và hỗ trợ các chiến sĩ hết mình để mong chồng được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.

Ngay khi Hường cung cấp số điện thoại của Tuấn Anh, trinh sát yêu cầu Hường gọi điện bảo Tuấn Anh điện thoại trực tiếp cho trinh sát. Ít hôm sau, Tuấn Anh gọi điện cho trinh sát đúng số mà Hường cung cấp. Lúc đầu, Tuấn Anh không tin các trinh sát biết mình đang ở Phú Thọ, nhưng sau khi được phân tích, khuyên nhủ, nhất là khi bị nói đúng khu vực hắn đang ở, thậm chí còn biết rõ hắn đang sống cùng với ai, nếu không ra đầu thú mà bị bắt, người thân sẽ bị ảnh hưởng thế nào, thì Tuấn Anh mới giật mình và xin với trinh sát cho hắn một tuần nữa để ra đầu thú. Ngày Tuấn Anh ra đầu thú, hắn ngỏ ý muốn được gặp vợ con và qua nhà gặp cha mẹ. Các cán bộ Phòng 4 đã tạo điều kiện cho Tuấn Anh gặp vợ con, gia đình.

Sau bao tháng ngày trốn chạy, sống chui lủi, nay được gặp lại gia đình, Tuấn Anh và gia đình đều rất cảm động. Khi về đến Hà Nội, Tuấn Anh đã tâm sự với các trinh sát rằng: "Bây giờ em mới thanh thản, ngồi trên xe được ngủ một giấc ngon lành mà chẳng phải lo lắng gì". Sau này, Tuấn Anh thực sự thay đổi, góp phần đắc lực giúp lực lượng Công an triệt phá thành công toàn bộ chuyên án.

Phối hợp biện pháp vận động đầu thú cùng với các biện pháp nghiệp vụ truy bắt khác, các cán bộ Cục C52 đã và đang hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Lưới trời lồng lộng, dù các đối tượng phạm tội có thủ đoạn, xảo quyệt đến đâu, chúng cũng không thoát khỏi vòng vây của các trinh sát dày dạn kinh nghiệm. Đầu thú là cách duy nhất để phạm nhân được hưởng sự khoan hồng của pháp luật, nhanh chóng được trở về gia đình, xã hội để làm lại cuộc đời.

Năm 2014, lực lượng Công an đã bắt, vận động 7759 đối tượng truy nã, trong đó có 2111 đối tượng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm. Riêng Cục C52 đã bắt, vận động đầu thú 507 đối tượng, trong đó có 242 đối tượng đặc biệt nguy hiểm. Đã có 80 lượt tập thể, cá nhân nhận được khen thưởng, trong đó có 1 Huân chương Chiến công hạng Ba; 3 tập thể được tặng Bằng khen của Chính Phủ; 5 tập thể, cá nhân được Bộ Công an tặng Bằng khen; 10 tập thể, 19 cá nhân được Tổng cục VI tặng giấy khen. C52 tặng Giấy khen cho 3 tập thể, 32 cá nhân. 5 đồng chí được tặng Bằng khen, giấy khen của UBND tỉnh và Giám đốc Công an tỉnh.

Nguồn: cand,.com.vn

Gian nan như... làm người tốt

Lòng tốt của con người là đáng quý, nhưng nếu vấp phải quá nhiều sự nghi ngờ biết đâu họ sẽ phải e dè hơn khi thể hiện lòng tốt của chính mình.
Từ hôm qua đến nay, hình ảnh cô bán thịt heo ở Hải Phòng ngồi thẫn thờ bên cạnh phản thịt bị té đầy dầu nhớt trộn phân lan truyền trên mạng xã hội. Nguyên nhân bởi cô bán rẻ hơn hàng bên cạnh và bị “dằn mặt”.
Ở Hà Nội, hai thanh niên đi ô tô, thấy một chị ngã xe nằm đường liền quay lại đưa nạn nhân đi cấp cứu và tìm cách báo cho người nhà. Hơn 1 giờ sau, cậu con trai nạn nhân đến viện và ngay lập tức hằm hằm tát bốp vào mặt cậu lái xe: Mày đi đứng kiểu đó à?
Tại TP.Hồ Chí Minh, một quán ăn đúng giờ đông khách, phải đón nhóm thực khách 4 người vào bàn, chỉ gọi 4 chai nước suối rồi mang đồ mang theo ra ăn uống. Sau gần 2 giờ, khi thanh toán, thấy bị tính giá dịch vụ cao bởi mang đồ ăn bê ngoài vào, nhóm khách này đã gây gổ náo loạn với nhân viên, khiến thực khách chạy tán loạn. Tìm hiểu ra, nhóm người này được một chủ nhà hàng gần đó thuê quậy phá đối thủ kinh doanh….
Gian nan như... làm người tốt - 1
(Ảnh minh họa).
Còn nhiều câu chuyện tương tự đang xảy ra ở nhiều nơi trên khắp cả nước, khiến chúng ta không thể không suy nghĩ về tình người trong xã hội hiện nay. Có xa xỉ lắm không, khi mong ước một điều lẽ ra phải là sự đương nhiên trong cộng đồng xã hội?
Liệu rằng cuộc sống đua chen, xã hội đồng tiền có xóa nhòa ranh giới kẻ xấu và người tốt, cái mà người ta vẫn hay nhắc nhở nhau bằng hai chữ “tử tế”.
Tinh thần tương thân tương ái là nét đẹp bao đời của người Việt Nam. Vậy mà giờ đây, trên nhiều trang báo và mạng xã hội tràn ngập những câu chuyện làm người tốt thật khó.
Một người chạy xe ôm quanh khu vực Bệnh viện Từ Dũ, TP.Hồ Chí Minh kể mình cùng những người chạy xe ôm, vá xe ở đây thỉnh thoảng “thấy chuyện bất bình” cũng nhảy vào bênh vực, can ngăn nhưng điều họ nhận lại là sự hồ nghi của những người được giúp.
Bạn trẻ tên là Phạm Tuấn thì trăn trở mãi không tìm được câu trả lời vì sao một bà cụ anh gặp trên đường cứ từ chối không cho anh chở về nhà dù trời đang mưa.
“Cụ cứ đi về phía trước, tôi đạp xe tới gần cụ và mong muốn được chở cụ về nhưng bà cụ vẫn cứ không chịu và đi bộ trong mưa về nhà. Trên đường về, tôi vẫn không hiểu tại sao?”, anh Tuấn tự hỏi.
­­­­­­­Người có tâm tốt thật thì giúp người rất vô tư, chẳng hề nghĩ tới lợi ích của bản thân hay có ý đồ gì khác. Nhưng khi lòng tốt của mình bị đem ra làm đề tài bàn tán, soi mói... có lẽ người ta chẳng thể nào vui được, nhiều khi phải tự hỏi ngược lại mình rằng liệu làm như thế đúng hay sai, có thực sự tốt hay không?
Lòng tốt của con người là đáng quý, nhưng nếu vấp phải quá nhiều sự nghi ngờ biết đâu họ sẽ phải e dè hơn khi thể hiện lòng tốt của chính mình. Không ít người phải thốt lên: "Bây giờ, làm người tốt cũng gian nan quá", thế nhưng dù có ra sao đi nữa, xã hội không thể nào thiếu được họ.
Người tốt luôn vậy, một khi đã quyết tâm giúp người rồi thì họ cũng có đủ bao dung để thông cảm cho miệng lưỡi của những người chưa thực sự hiểu ý và cứ thế bước đi trên con đường làm việc thiện của mình.
Tôi vẫn thấy trên đường phố Sài Gòn, những thùng nước mát miễn phí phục vụ mọi người giữa trưa hè nõng rẫy. Tôi vẫn thấy những thùng bánh mì thiện nguyện được chuyển đến phục vụ bệnh nhân và người nhà ở các bệnh viện tại Hà Nội. Tôi vẫn thấy cộng đồng mạng kêu gọi, hỗ trợ người lái xe hơi bị hỏng xe giữa đêm vắng gần Đà Nẵng. Tôi vẫn thấy người dân cả nước đồng lòng góp sức giúp đỡ bà con vùng lũ, hay chung tay giải cứu nông sản cho nông dân mỗi khi được mùa rớt giá.
Tôi vẫn thấy và vẫn mong những câu chuyện về tình người, sự tử tế và những việc làm tốt xuất hiện nhiều hơn nữa trong mỗi chúng ta và cho xã hội. Cuộc đời này cần lắm những điều như thế.
                                                                                     
Gia Trung

Nỗi sợ hãi mang tên "Bất tuân luật pháp"

Những sự bất tuân luật pháp giống nhau, một cách có ý thức, khiến các câu chuyện trên trở nên đáng sợ hơn rất nhiều so với hậu quả mà nó gây ra.
Cùng thời điểm xảy ra vụ tai nạn giao thông ở Gia Lai, khi xe tải chạy ngược chiều với tốc độ hơn 100km/h đâm thẳng vào xe khách khiến 13 người tử vong, tại Hà Nội, một nhóm người thoải mái mang hung khí vào Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bình thản truy tìm đối phương trong số các bệnh nhân đang được cấp cứu để đâm chém.
Nỗi sợ hãi mang tên "Bất tuân luật pháp" - 1
Vụ tai nạn giao thông kinh hoàng làm 13 người chết, 32 người bị thương. 
Hai câu chuyện rùng mình xảy ra ở cùng thời điểm này có điểm gì chung? Đó là sự bất tuân luật pháp một cách có ý thức. Những nhân vật chính của sự kiện đều thực hiện hành vi bất tuân luật pháp của họ trong một trạng thái có ý thức.
Nhóm côn đồ ở Hà Nội hành động một cách có tổ chức, bình tĩnh xác định đúng đối tượng để ra tay.  Còn ở vụ tai nạn giao thông tại Gia Lai, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho rằng: “Chạy hơn 20km với tốc độ cao, lại chạy ngược chiều như thế là rất không bình thường”.  
Nhưng người tài xế 27 tuổi đó đã có nhiều năm kinh nghiệm lái xe, được xác định không sử dụng ma túy, tức là hoàn toàn có đủ năng lực hành vi và hoàn toàn có thể không bị kích động một cách bất thường.
Những sự bất tuân luật pháp giống nhau, một cách có ý thức, khiến các câu chuyện trên trở nên đáng sợ hơn rất nhiều so với hậu quả mà nó gây ra. Bởi nó cho thấy sự mất an toàn của người dân không phải là điều bất thường nữa.
Điều dễ dàng nhận thấy không chỉ từ hai câu chuyện kinh hoàng ngày 7/5. Một loạt câu chuyện thời sự trong vòng một tháng qua đều có chung những dấu hiệu đó.
Vụ bắt giữ người thi hành công vụ ở Mỹ Đức (Hà Nội); Sau đó là vụ hai mẹ con nhốt giữ 6 cán bộ ở Đồng Nai vừa đưa ra khởi tố hôm 2/5; Tiếp theo là việc một nhóm nhân viên đo đạc dự án đã bị người dân ở Lục Nam chặn lại đưa vào nhà văn hóa để thẩm vấn, dù không bắt giữ nhưng cũng vi phạm quyền tự do đi lại và hoạt động trong khuôn khổ luật pháp.
Tất cả những vụ việc này đều giống nhau ở chỗ, người dân hoàn toàn chủ động bất tuân pháp luật, một cách có ý thức, tức là chủ động không chấp nhận bị điều chỉnh hành vi bởi luật pháp.
Sự phổ biến của những câu chuyện bất tuân pháp luật một cách chủ động, có ý thức là điều đáng sợ. Bởi chúng ta chỉ có thể có được cảm giác an toàn, an tâm khi biết rằng mình đang sống trong một xã hội có luật pháp, và mọi hành vi của con người đều nằm trong sự điều chỉnh của pháp luật. Khi sự điều chỉnh này yếu đi, mỗi cá nhân trong xã hội đều phải đối mặt với việc không biết thế nào để được an toàn.
Đó là một mối lo có thật, một nguy cơ hiện hữu khi mà việc không tuân thủ luật pháp trở nên phổ biến, và được nhìn nhận không đúng mức.
Bởi thế, đã đến lúc thay vì nhìn nhận nguyên nhân của những vụ tai nạn do xe điên, thay vì nhìn nhận những vụ đâm chém trong bệnh viện do một nhóm người manh động, những vụ bắt giữ người trái phép do một bộ phận người dân quá bức xúc, và thiếu nhận thức về pháp luật… đã đến lúc, cần phải cải thiện năng lực thực thi pháp luật để ngăn chặn những hành động bất tuân pháp luật ngay từ trong ý nghĩ.
Phạm Trung Tuyến

Vụ tai nạn thảm khốc tại Gia Lai: Vợ tài xế xin lỗi nạn nhân

"Sự việc xảy ra rất đau buồn, các gia đình nạn nhân đã mất mát quá lớn, tôi thay mặt gia đình gửi lời xin lỗi tới tất cả mọi người" – chị Phúc nói rồi ôm mặt khóc.
Trước khi xảy ra vụ tai nạn thảm khốc, một tổ tuần tra CSGT Công an Gia Lai phát hiện chiếc xe tải chạy tốc độ cao, bóp còi bất thường nhưng không ra hiệu lệnh dừng xe và đang chạy ngược chiều.
Sáng 8-5, Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Gia Lai cho biết tài xế xe tải Võ Văn Quý (trong vụ tai nạn thảm khốc ở Gia Lai) bị chấn thương rất nặng, tiên lượng xấu.
Theo anh Võ Văn Xưa (anh trai Quý) cho biết sau khi tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành kế toán, Quý làm việc tại TP Hồ Chí Minh khoảng 2 năm. Các đây chừng 2 tháng, do vợ mới sinh và thu nhập không cao nên Quý về nhà xin lái xe.
"Buổi tối 6-5, vợ Quý có sang nhà tôi mượn tiền nói là gửi cho Quý để đi sửa xe" – anh Xưa nói và cho biết từ nhỏ Quý là người hiền lành, không có thói hư tật xấu gì.
Vụ tai nạn thảm khốc tại Gia Lai: Vợ tài xế xin lỗi nạn nhân - 1
Chị Quách Thị Phúc thay mặt gia đình xin lỗi nhưng nạn nhân trong vụ tai nạn.
Chị Quách Thị Phúc (vợ Quý) cũng cho cho biết hai vợ chồng lấy nhau từ năm 2011, hiện đang ở cùng với cha mẹ chồng. Thường ngày, chị Phúc ở nhà làm nông và chăm sóc gia đình, thu nhập chính do Quý gửi về. Sau khi gia đình biết tin về tai nạn, tất cả đã rất sốc. Mẹ chồng chị liên tục ngất xỉu.
Chị Phúc cũng thay mặt gia đình xin lỗi những người bị nạn và thân nhân của họ. "Sự việc xảy ra rất đau buồn, các gia đình nạn nhân đã mất mát quá lớn, tôi thay mặt gia đình gửi lời xin lỗi tới tất cả mọi người" – chị Phúc nói rồi ôm mặt khóc.
Vụ tai nạn thảm khốc tại Gia Lai: Vợ tài xế xin lỗi nạn nhân - 2
Một thi thể nạn nhân được đưa tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, đại tá Phạm Văn Uấn - Trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh Gia Lai, cho biết rạng sáng ngày 7-5, tổ tuần tra của lực lượng CSGT làm việc trên quốc lộ 14 đã phát hiện chiếc xe tải chạy tốc độ cao, bóp còi bất thường và nghi ngờ xe bị mất thắng.
Do đang đi ngược chiều với xe này nên tổ CSGT đã không ra hiệu lệnh dừng xe, không truy đuổi. Sau đó khoảng 10 phút thì nhận được tin về vụ tai nạn và phối hợp cùng người dân đưa người bị thương đi cấp cứu.
Trung tá Trần Ngọc Anh, Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Gia Lai, cho biết lực lượng công an tỉnh đang trong quá trình hoàn tất hồ sơ để khởi tố vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng này.
Theo Hoàng Thanh (Người Lao động)

"Nhảy xuống đi em, hãy sống để còn nuôi con!"

Mỗi ngày, cả nước có khoảng gần 30 người chết vì tai nạn giao thông. Biết bao giờ nỗi ám ảnh này mới nguôi?
"Nhảy xuống đi em, hãy sống để còn nuôi con!" - 1
Hiện trường vụ tai nạn thảm khốc tại Gia Lai. 
Sáng sớm Chủ nhật, tràn đầy trên truyền thông và các trang mạng là những hình ảnh tang thương của vụ tai nạn giao thông thảm khốc ở Gia Lai, khi xe tải đang chạy với tốc độ 105km/h tông thẳng vào xe khách giường nằm. 13 người chết tại chỗ, hàng chục người khác bị thương nặng. Biết bao gia đình bỗng chốc xa lìa những người thân yêu!
Từ tuần trước tới giờ, tôi vẫn chưa thôi ám ảnh về đoạn video ở Bắc Giang, ghi lại hình ảnh chiếc xe tải hàng nặng hàng chục tấn lao sang từ bên kia đường, chồm lên hai anh em ruột đang chở nhau trên xe máy ở sát mép phải lề đường. Họ chết trong khi vừa quàng vai nhau thân thiết trước đó mấy giây.
Trưa Chủ nhật, hú hồn xem đoạn clip chiếc xe bồn lấn sát vào hai mẹ con đèo nhau bằng xe máy dừng bê lề đường. Chỉ chút xíu nữa thôi là có thêm vụ tai nạn thương tâm, khi người lái xe tải không thể nhìn thấy chiếc xe máy cùng hai mẹ con, bởi nó đứng đúng “điểm mù” của chiếc xe tải.
Tối Chủ nhật, tôi thẫn thờ nhận tin báo và hình ảnh về vụ tai nạn tại Bắc Giang, khi hai xe ô tô đấu đầu nhau lúc đang phóng tốc độ cao. 2 người thiệt mạng tại chỗ, 3 người khác bị thương nặng.
Mỗi ngày, cả nước có khoảng gần 30 người chết vì tai nạn giao thông. Biết bao giờ nỗi ám ảnh này mới nguôi?
Tôi nhớ đến người bạn lái xe tải gần 1 năm rồi bỏ ngang, về công trường lái máy xúc. Anh nói không thể xóa được những hình ảnh hãi hùng về những vụ tai nạn giao thông thảm khốc mà những người lái xe gặp phải trên đường. Từ lúc nào không biết, xe tải đã trở thành những hung thần trên mọi cung đường.
Theo thống kê, xe tải là phương tiện gây nhiều tai nạn giao thông thứ hai ở Việt Nam, chỉ sau xe máy. Các cơ quan chức năng đã từng bước siết chặt từ khâu dạy nghề, đến kiểm định phương tiện, giám sát hành trình và kiểm tra gắt gao việc chấp hành an toàn giao thông của các tài xế và phương tiện, nhất là xe tải, trên mọi cung đường. Số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng có chiều hướng giảm đi, nhưng vẫn diễn biến hết sức phức tạp và khó lường.
Phải chăng ngoài vấn đề đạo đức kém của một số lái xe, những nguyên nhân khác như mật độ giao thông cao; quá nhiều loại phương tiện cùng lưu thông trên cùng một phần đường; ý thức chấp hành luật lệ của những người tham gia giao thông rất kém; hạ tầng giao thông chưa theo kịp sự phát triển của những phương tiện giao thông… đang khiến cho tai nạn giao thông ở Việt Nam vẫn là nỗi ám ảnh của mọi người, mọi nhà.
Mớ bùng nhùng này sẽ được gỡ nút từ chỗ nào đây?
May sao, ngay đầu tuần, đã có một tin tốt làm nhẹ lòng đi một chút: Ở Bắc Cạn, người chồng lái xe tải chở vợ đi giao nước. Xuống dốc núi, xe mất phanh, anh bật cửa bên phụ, gào vào tai vợ: Nhảy xuống đi em, hãy sống để còn nuôi con nhé!
Chị vợ liều mình nhảy xuống đường, ngất lịm. Người chồng điều khiển chiếc xe lao xuống dốc và đâm vào gốc cây để tránh va chạm những người đi ngược chiều. May mắn sao cả hai anh chị chỉ bị thương. Họ ôm nhau khóc ngay bên vệ đường, cách không xa chiếc xe tải bẹp dúm đầu và những thùng nước lăn tung tóe.
Cầu mong nhiều may mắn đến với mọi người đang tham gia giao thông ở Việt Nam. Cầu mong sao cho những tai nạn thảm khốc không còn gây nên những nỗi đau xé lòng nữa. Cầu mong. Mong lắm!                                                                                   
Gia Trung

Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG I/142

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Bản tin quốc tế - International News 30-08-2018
 
Tin Nhanh 60 Giây - Ngày 30/08/2018 - Tin Tức Mới Nhất
 
Nhật ký an ninh mới nhất ngày 30/08/2018 | Tin tức | Tin nóng mới nhất | ANTV
 
Tin tức | Tin mới | Tin tức 24h mới nhất hôm nay 31/08/2018
 
Robot "sát thủ" Nga lộ diện: Giống người ngoài hành tinh
 
Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè - Dương Hồng Loan





















































































Thành phố Hồ Chí Minh và Trùng Khánh (Trung Quốc) thiết lập quan hệ thành phố hữu nghị

Trưa 30/8, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Trần Vĩnh Tuyến đã tiếp Thị trưởng thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc) Tang Liangzhi ...
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi






























































Cơm tấm Kiều Giang bị phạt 2,3 triệu đồng

Bà Phạm Khánh Phong Lan đã ký Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xuất nhập khẩu Kiều Giang với tổng số ...
Sài gòn Giải Phóng





























































Dân Úc giật mình vì thiên thạch

Nhà chức trách cho biết nhận được hàng loạt cuộc gọi trình báo về sự xuất hiện của một quả cầu lửa sáng rực trên bầu trời kèm theo tiếng nổ.
Thanh Niên




















































Xem tiếp...