Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

HÁT NỮA ĐI, ĐỜI ! 21

 (ĐC sưu tầm trên NET)

Nhạc chế ra đời từ đâu?

Thanh Niên 8 liên quan

(iHay) Một ca khúc ra đời được công chúng đón nhận với những mức độ tình cảm khác nhau. Người không thích nó có thể coi như chưa hề nghe đến nó. Người yêu thích nó thì có thể thấm âm được ngay giai điệu toàn bài. Có một lúc nào đó, giai điệu tự nhiên ngân vang trong ký ức của họ và họ... tự đặt ra một ca từ mới để hát cho vui. Nhạc chế ra đời như vậy.
Nhac che ra doi tu dau? - Anh 1
Minh họa: DAD
Tôi còn nhớ năm 1965, bộ tiểu thuyết Ỷ thiên Đồ long ký của Kim Dung được dịch giả Tiền Phong Từ Khánh Phụng dịch ra với tựa đề Cô gái Đồ long rất thịnh hành tại Sài Gòn. Ngày tết, người Sài Gòn thường chơi bầu cua cá cọp để lấy may. Vậy là một ai đó đã chế ra một câu hát khá vui theo giai điệu một bài tình ca của một nhạc sĩ viết trước đó: “Có cô gái Đồ long lắc bầu cua/Lắc một cái ra hai con gà mái/Hai chú cọp/Hai trái bầu”. Câu nhạc chế nổi tiếng hơn cả bản nhạc của chính tác giả, phổ biến rộng rãi đến độ đi vào một con hẻm nào có người chơi bầu cua là cũng nghe được thiếu nhi hát. Tôi cũng lẩm nhẩm hát theo “Có cô gái Đồ long lắc bầu cua...”.
Nhạc chế ra đời như một tất yếu của sự thưởng ngoạn âm nhạc . Vốn trước đó, người nhạc sĩ viết ra ca khúc chỉ có một con đường để đi, một tâm trạng cần diễn đạt, một nội dung cần gởi gắm. Ca khúc đi vào cuộc đời và “sinh mệnh” của nó phụ thuộc vào sự yêu thích của người thưởng ngoạn. Một ca khúc hay có thể hàng vạn, thậm chí hàng triệu người nghe (hoặc xem). Và bởi công chúng thưởng ngoạn đông đảo quá cho nên cách thưởng ngoạn cũng rất khác nhau. Có những người không thích, nghe hoặc xem qua một lần rồi không chú ý nữa. Có những người yêu thích, mới nghe hát vài lần đã thẩm thấu giai điệu ca khúc dù không thể thuộc và nhớ trọn vẹn phần lời. Vậy là trong một lúc cao hứng, người ta... nghĩ ra một lời mới - thông thường là một lời vui vui, đặt vào giai điệu của ca khúc. Thuật ngữ của pháp luật gọi đó là tác phẩm phái sinh (nếu so với nguyên tác). Ngôn ngữ phổ thông gọi đó là nhạc chế.
Có nhiều nhạc sĩ cảm thấy khó chịu, bực bội khi nghe người khác chế lời mới cho giai điệu ca khúc của mình. Họ đứng ở góc độ chủ quan của người sáng tác, cứ muốn cho đứa con tinh thần mình còn gin mãi nên rất sợ người khác pha chế nó. Họ gọi việc chế ra lời hát khác là hành động xuyên tạc lời bài hát (nguyên tác). Tôi đã chứng kiến một cảnh khá hy hữu trước năm 1975: một nhạc sĩ gây gổ rồi nhào vào định đánh một diễn viên kịch hài khi anh này hát “Khói lam buồn như khói của tàu bay” (nguyên tác: Khói lam buồn như muốn ngừng thời gian).
Tôi thì ngược lại không bao giờ nghĩ như vậy và cũng không bao giờ phiền trách một người nào đó chế nhạc của mình ra với lời mới của họ. Chuyện hiển nhiên là nhạc sĩ không thể cấm đoán người thích nghe ca khúc của mình chế ra một lời mới bởi nhạc sĩ không thể biết họ là ai, họ ở đâu. Người ta có yêu thích giai điệu ca khúc của nhạc sĩ thì mới chịu khó gia công chế ra lời mới, chứ không yêu thích thì huỡn đâu mà chế với pha cho tốn thì giờ.
Những năm 1993, chiếc phonelink (máy nhắn tin) được xem là phương tiện tiên tiến để truyền đạt thông tin di động. Báo Thanh Niên ký hợp đồng thuê bao cả chục chiếc phonelink, trang bị cho ban biên tập, thư ký tòa soạn và trưởng ban. Bạn có chiếc phonelink trong người, cơ quan muốn thông tin cho bạn thì chỉ cần gọi điện thoại bàn đến tổng đài, nhờ nhắn tin cho phonelink số đó. Câu nhắn tin thường ngắn gọn “Về cơ quan gấp. Họp giao ban”. Tổng đài truyền thông tin ấy đi là 1 phút sau bạn nhận được thông tin.
Ai có phonelink, mỗi tháng phải đóng phí 30.000 đồng cho tài vụ. Vàng thời điểm ấy giá 300.000 đồng/chỉ; nghĩa là số tiền cước phí phonelink hằng tháng tương đương 350.000 đồng ngày nay. Mất hết 30.000 đồng để mỗi tháng chỉ nhận được cỡ... 10 câu nhắn tin, quả thật là cái giá quá mắc. Tôi cũng có một cái phonelink như vậy và mỗi tháng cũng ngoan ngoãn đóng 30.000 đồng cho nhà mạng thông qua hình thức trừ lương.
Chính vì vậy mà anh em trong Báo Thanh Niên lưu truyền bài Phonelink ca - chế theo giai điệu Tàu đêm năm cũ của nhạc sĩ Trúc Phương: “Trời ơi là trời/Tôi có phonelink nên nó trừ lương tôi dài dài/Hỡi quý công ty, tôi trả lại phonelink được không?/Nếu không tôi phải đeo/Nó trừ lương là méo/Một đêm dần tàn/Tay xách phonelink tôi thẫn thờ đi qua cầu Hàn/Liệng xuống sông sâu cho của nợ trôi theo dòng ngâu/Bởi phonelink còn đeo/Nó trừ lương là nghèo”.
Tháng 8.1995, tôi đến thăm nhạc sĩ Trúc Phương, vui miệng khoe luôn ra chuyện có bài Phonelinkca chế theo giai điệu Tàu đêm năm cũ. Anh Trúc Phương nói: “Đâu đâu, em hát cho anh nghe coi”. Tôi lên dây đàn, chơi đúng boléro mùi, hát bài nhạc chế trên. Nhạc sĩ Trúc Phương không được khỏe lắm nhưng nghe bài hát thì cười tươi như hoa: “Hay! Hay! Nghe vừa thú vị vừa tức cười lắm”. Anh bảo tôi hát lại rồi lẩm nhẩm hát theo “Trời ơi là trời/Tôi có phonelink nên nó trừ lương tôi dài dài...”.
Ca khúc là tài sản riêng của từng nhạc sĩ nhưng âm nhạc lại là cái vốn chung của con người. Bạn thấy đó, nhạc chế chính là con đường để phát triển dân ca, đặc biệt là trong nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ. Thoạt tiên, các nhạc sư, thầy đờn hoặc một người nào đó sáng tác được bài bản. Nếu giai điệu bài bản ấy hay, người đi sau có quyền lấy giai điệu ấy làm nền, viết ra lời mới, diễn tả một tâm tình mới, nội dung mới. Thí dụ chỉ một giai điệu nhạc bài Văn Thiên Tường, những người yêu đờn ca tài tử có thể viết cả ngàn bài Văn Thiên Tường khác với cả ngàn nội dung khác nhau. Ví giặm Nghệ An, quan họ Bắc Ninh cũng được phát triển như vậy.
Trong các mục đích của sinh hoạt âm nhạc thì mục đích cơ bản nhất, gần gũi nhất vẫn là nhằm góp phần giải trí cho con người. Buồn hay vui, không buồn hay không vui thì chuyện đầu tiên của âm nhạc cũng hướng đến việc giải trí. Nhạc chế chủ yếu tạo ra nụ cười hồn nhiên; mà có thêm được nụ cười thì càng tốt cho cuộc sống con người. Một lần tôi đau răng, phải đến nha sĩ. Trong khi chờ, tôi nghe một ông khách cao hứng hát: “Xưa hôn em một lần/Về đau răng một tháng”. Câu hát ngộ nghĩnh khiến tôi cười lăn cười bò. Một lần khác, tôi về quê ở Duy Xuyên (Quảng Nam), nghe một anh hát trên bàn nhậu: “Trồng cỏ ta nuôi bò/Bò ăn cho bò béo/Béo nên bò vàng ươm mỡ sa”. Tôi hỏi người hát: “Nhạc ai vậy anh?”. Đáp: “Đó là bài Bài thơ quê lụa của Vũ Đức Sao Biển. Nguyên ổng viết là Trồng dâu ta nuôi tằm nhưng quê tôi chừ đã mất nghề trồng dâu nên bà con tôi chế ra như vậy. Trồng cỏ thực tế hơn trồng dâu”. Tôi thật vui khi thấy anh có lý hơn mình. Cũng may, anh không biết tôi là tác giả của Bài thơ quê lụa.
Lại một lần khác, một ca sĩ ở nước ngoài về, hát bài nhạc chế bằng tiếng Anh theo giai điệu ca khúc Điệu buồn phương Nam của tôi: “I want to love you/I want to see you/I want to find you, I want to sleep with you/I want to find yau, I want to sleep with you”. Tôi xin lỗi, không hiểu những câu tiếng Anh trên có sai sót gì không bởi nó là nhạc chế, ai muốn chế cỡ nào thì chế. Những câu này không do tôi viết ra. Thế nhưng, bản dịch nhạc chế này ra tiếng Việt thì cực kỳ xuất sắc, e còn hay hơn cả ca từ trong nguyên tác của tôi “Anh muốn yêu em/Muốn trông em hoài/Muốn được nhìn em, anh muốn ôm em ngủ vùi/Muốn được nhìn em, anh muốn ôm em ngủ say”. Tôi tạm gọi bài trên đây là Điệu buồn phương... Tây; bởi chỉ có ở phương Tây mới có ca từ tiếng Anh được hát theo giai điệu của dân ca Việt!
Trong vòng mười năm trở lại đây, các trang mạng xã hội phát triển cực nhanh. Sự phát triển ấy tạo điều kiện cho các bạn trẻ muốn được đóng góp, muốn được tự giới thiệu, muốn được tự chứng tỏ nên tham gia rộng rãi những tiết mục “chế biến” độc đáo, mới lạ. Đã có nhiều tài năng, kỹ năng mới được khen ngợi; nhiều sáng kiến được cộng đồng mạng yêu thích. Cái hay nhất của những tiết mục chế biến này là đem lại nụ cười vui tươi, sảng khoái cho đông đảo dân cư mạng; đồng thời thu nhận được các ý kiến chia sẻ tích cực. Cuộc sống thường ít niềm vui, nhiều lo nghĩ; các bạn đem lại nụ cười cho cuộc sống là hành động giàu tính nhân văn, nhân hậu. Hãy cứ suy nghĩ tích cực như vậy để thấy nhạc chế đem lại nhiều ích lợi cho cuộc sống. Tất nhiên ở mặt khác, rất mong các bạn cũng nên quan tâm chọn cách chế cho thích hợp, chủ yếu để làm vui cho đời mà không tổn thương chính tác giả.
Vũ Đức Sao Biển

"Thánh chế" Củ Tỏi: "Mình thật sự là một thảm họa âm nhạc"

00:06:00 30/01/2016

Có bạn nào từng mê mẩn những clip chế tỉnh như ruồi của "Thánh chế" Củ Tỏi chưa?

Từ lâu, mạng xã hội phát triển cho ra đời rất nhiều trào lưu, trong đó là trào lưu "chế": chế hình, chế bài hát, chế phim...Và cũng từ "nghệ thuật chế" này đã cho ra đời rất nhiều gương mặt trẻ đầy tài năng và sáng tạo, mà mỗi sản phẩm của họ đều được đám đông chờ đón theo dõi cũng như ủng hộ.
Và nhắc tới "nhạc chế", không thể không nhắc tới chàng trai được mệnh danh là "Thánh chế" Củ Tỏi. Xấu trai, tỉnh tỉnh, điên điên...những clip chế của Củ Tỏi luôn khiến người ta phải cười nghiêng ngả vì điệu bộ cũng như sự sáng tạo mà cậu mang đến, đặc biệt là clip chế "Con người ta"(ăn theo ca khúc Vợ người ta) đang rất nổi gần đây. Nhiều người còn gọi cậu là một hiện tượng mạng tương tự như Lệ Rơi. Thậm chí, trong bảng xếp hạng 10 nhân vật bất ngờ nổi tiếng trên mạng xã hội năm 2015 vừa qua, Củ Tỏi đã đứng đầu danh sách, vượt xa những cái tên như Cô giáo Lê Na, mỹ nữ Hạ Vi, Rocker Nguyễn...
Vậy "thánh chế" Củ Tỏi là ai?
Gặp Củ Tỏi, ấn tượng đầu tiên chính là "Xấu y chang trong clip". Tuy vậy, khác với vẻ tưng tửng, ngoài đời Củ Tỏi lại khá nghiêm túc và trầm lặng. Các câu hỏi được cậu trả lời rành mạch, gọn gàng. Đôi lúc, dường như có cảm giác đây không phải là Củ Tỏi trong các clip chế đang xuất hiện đầy trên mạng nữa. Mà thường như vậy đấy, không phải ai cũng có khả năng biến hóa thành một hình tượng khác xa con người thật của mình như anh chàng này đâu!
"Thánh chế" Củ Tỏi: "Mình thật sự là một thảm họa âm nhạc" - Ảnh 1.
Củ Tỏi
Tên thật: Nguyễn Tiến Dũng
Năm sinh: 01-05-1994
  • Hiện đang là sinh viên năm 2 của trường Đại Học Sân Khấu Điện Ảnh HCM, khoa đạo diễn điện ảnh truyền hình.
  • Chủ nhân của hàng loạt clip chế như Cô gái Trung Hoa, Xăng tăng giá, Con người ta, Tôi là tôi chế...
Một số clip chế nhận được nhiều lượt xem nhất của Củ Tỏi

Thánh chế Củ Tỏi: Mình thật sự là một thảm họa âm nhạc - Ảnh 2.
 "Thánh chế" Củ Tỏi. 
Xin chào "Thánh chế" Củ Tỏi. Khi bắt đầu được mọi người biết đến, bạn cảm thấy như thế nào?
Mình cảm thấy rất thú vị khi được nhiều người quan tâm đến như vậy, đi đâu cũng hỏi mình có phải là người hát bài Con Người Ta hay không.
Bạn còn nhớ về clip chế đầu tiên của bạn không? 
Clip chế đầu tiên của mình không hẳn là chế, mà là hát cover bài You Are Beautiful bằng tiếng Việt. Sau một vài clip ra mắt thì mình bắt đầu chế bài đầu tiên là Cô Gái Trung Hoa, nhưng cũng chỉ chế một đoạn chứ không chế hoàn toàn cả bài.
Thánh chế Củ Tỏi: Mình thật sự là một thảm họa âm nhạc - Ảnh 5.
Thánh chế Củ Tỏi: Mình thật sự là một thảm họa âm nhạc - Ảnh 6.
Lúc bắt đầu làm, bạn có nghĩ tới ngày mình nổi tiếng không?
Ban đầu mình chỉ quay clip lại và đăng lên Facebook để bạn bè mình vào xem giải trí thôi, dần dần được bạn bè ủng hộ nhiều nên mình bắt đầu "chế" nhiều hơn. Không nghĩ sẽ được hưởng ứng và trở nên nổi tiếng như vậy, thật bất ngờ.
Thường thì một đề tài, một ca khúc như thế nào sẽ tạo cho bạn cảm hứng để chế?
Thường thì mình chọn các bài có giai điệu vui tươi, và phải có beat không lời, sau đó dùng chính tựa của bài gốc để làm chủ đề và từ từ chế lời bài hát.
Thánh chế Củ Tỏi: Mình thật sự là một thảm họa âm nhạc - Ảnh 7.
Thánh chế Củ Tỏi: Mình thật sự là một thảm họa âm nhạc - Ảnh 8.
Quá trình thực hiện 1 clip chế sẽ như thế nào nhỉ, ví dụ từ ý tưởng cho đến chế lời tốn bao nhiêu thời gian? Rồi quá trình ghi hình như thế nào?
Quá trình chế bài hát cũng không phức tạp lắm. Đầu tiên mình chọn bài, thường là những bài mới, nhạc vui tươi, nhạc hay, hit, và phải có beat không lời. Sau đó mình tiến hành xác định chủ đề của bài hát, rồi mới bắt đầu chế từng lời bài hát. Mình mở bảng chữ cái để ghép chữ rồi điền khuyết từng câu, chỗ nào khó mình bỏ qua, sau đó mới quay lại. Quá trình chế này mất từ vài tiếng cho đến cả tháng nếu như lịch của mình quá dày.
Quá trình ghi hình cũng không khó, mình đặt camera cạnh màn hình để có thể xem lại lời nếu lỡ quên, tận dụng độ sáng của màn hình để chiếu sáng mặt. Để có thể diễn tự nhiên mà không bị áp lực, mình thu âm và mix giọng thu vào nhạc beat trước, rồi lúc quay thì nghe nhạc nhép theo, đôi khi nhép sai, mình quay lại từ đầu, làm cho tới khi có được đoạn vừa ý rồi tiến hành biên tập, làm phụ đề. Quá trình này cũng tốn vài tiếng.
Thánh chế Củ Tỏi: Mình thật sự là một thảm họa âm nhạc - Ảnh 9.
Khó khăn nhất khi thực hiện clip chế nằm ở khâu nào?
Mình nghĩ là khâu chọn chủ đề, vì mình mất nhiều ngày để chọn chủ đề. Còn chế lời thì chỉ tốn vài tiếng nếu thời gian rảnh xuyên suốt.
Clip chế nào của bản thân mà bạn thích nhất hoặc ấn tượng nhất?
Mình thích clip hát trộn Nghe Tháng Sáu và Xuân Họp Mặt nhất, trông mình hát rất là dễ thương, giai điệu và bài hát rất vui tươi. Nhưng có vẻ clip này lại không được hưởng ứng nhiều.
Một vài người so sánh bạn với Lệ Rơi vì ngoại hình lạ cũng như phong cách không giống ai. Bạn cảm thấy thế nào?
Mình nghĩ họ nói cũng đúng, do giọng hát của mình không hát theo kiểu đàng hoàng, có thể gọi là một thảm họa âm nhạc. Nhưng sao cũng được, mình chỉ hướng đến việc làm clip vui mà thôi.

Thánh chế Củ Tỏi: Mình thật sự là một thảm họa âm nhạc - Ảnh 10.
Thánh chế Củ Tỏi: Mình thật sự là một thảm họa âm nhạc - Ảnh 11.
Có bao giờ bạn phải đối diện với những comment thiếu tế nhị?
Trước đây những hình chế của mình cũng đã đối mặt với những comment như thế, nhưng mình nghĩ đó cũng là một thành phần của xã hội, có khen thì phải có ném đá, như vậy bản thân mới cân bằng và tự sửa chữa lỗi mỗi khi ra sản phẩm tiếp theo.
Comment chê bai hoặc phê bình nào mà bạn nhớ nhất? 
Comment chê bai nhiều nhất là "nổi được nhờ clip Con Người Ta, sau đó ra thêm nhiều clip lại hết hay" Thật ra, mình bắt đầu hát chế từ năm 2012 rồi. Nhưng mãi đến clip Con Người Ta thì mới may mắn được chú ý.  Bản thân mình vẫn thường xuyên làm clip mới khi ý tưởng mới. Chẳng qua là do clip Con Người Ta quá hay nên những clip khác bị dìm xuống mà thôi.
Thánh chế Củ Tỏi: Mình thật sự là một thảm họa âm nhạc - Ảnh 12.
Thánh chế Củ Tỏi: Mình thật sự là một thảm họa âm nhạc - Ảnh 13.
Chắc hẳn sự nổi tiếng cũng mang lại nhiều phiền toái đúng không? 
Nhiều lắm. Tin nhắn xin kết bạn gửi đến liên tục, mình rất khó để lọc lại những tin quan trọng và tin của bạn bè, người thân. Trong số đó có rất nhiều tin nhắn khiếm nhã của những bạn anti. Tài khoản Facebook và Gmail thì liên tục báo có người cố gắng truy cập.  Một vài bạn xin add Facebook rồi tự ý tag em vào các bài không liên quan để quảng cáo sản phẩm, câu like, câu follow...
Còn điều tuyệt vời nhất? 
Đó là các mối quan hệ từ các nhà đầu tư truyền thông, họ tìm đến mình để hợp tác và giúp mình cơ hội để vươn xa hơn.
Bạn có kiếm được tiền từ các clip chế của mình không?
Những clip trước đây, kể cả clip Con Người Ta, mình đều không kiếm được tiền.  Nhưng dạo này mình đã lập kênh Youtube riêng nên đã bắt đầu kiếm được thu nhập nhờ quảng cáo.
Thánh chế Củ Tỏi: Mình thật sự là một thảm họa âm nhạc - Ảnh 14.
Gia đình có biết về sự nổi tiếng của cậu con trai? 
Hiện tại mẹ mình vẫn không biết gì về chuyện này, nhưng mình đoán khi mẹ biết thì cũng không có chuyện ngăn cấm gì xảy ra cả. Do bản thân mình đang học đạo diễn, đi đóng phim cũng khá nhiều nên mẹ cũng đã quen những chuyện này rồi.
Bạn có dự định phát triển kế hoạch cá nhân nào nữa không, hay có dự định tham gia showbiz ở lĩnh vực đóng hài chẳng hạn? 
 Hiện tại mình vẫn đang tiếp tục thực hiện việc học, song song là đi làm các phim ngắn, tham gia đủ khâu trong quá trình làm phim như kịch bản, đạo diễn, dựng phim, diễn viên.
Xin cảm ơn Củ Tỏi và chúc bạn ngày càng thành công hơn nữa. 
Theo Pat; Ảnh: Vivian / Trí Thức Trẻ

Tác giả nhạc chế 'Hậu duệ mặt trời' nổi tiếng mạng là ai?


    Đó là Nguyễn Xuân Tài, đến từ Nghệ An. 9X sở hữu khá nhiều clip vui nhộn như parody "Ai là triệu phú", "Hãy yêu trai Phan", "Gái Phan là của trai Phan"...
    Nguyễn Xuân Tài (sinh năm 1994, Nghệ An) hiện là sinh viên ngành Kỹ sư phần mềm, Đại học FPT Hà Nội. Không có chiều cao lý tưởng, cũng không sở hữu gương mặt chuẩn Hàn hay thân hình cơ bắp, song chàng trai này lại được nhiều cô gái để ý theo một cách khác: học giỏi, hài hước.
    Học sinh giỏi tỉnh môn Tin lớp 12, Trưởng ban tổ chức sự kiện tại trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An), học bổng toàn phần Đại học FPT, giải nhất cuộc thi hát tiếng Nhật năm 2013 tại Đại học FPT... là vài nét về Xuân Tài.

    Có năng khiếu sáng tác và cover nhạc

    Cựu học sinh trường THPT Chuyên Phan Bội Châu là chủ nhân của khá nhiều clip vui nhộn, mang tính sáng tạo, nhận được sự quan tâm từ dân mạng như Parody Ai là triệu phú, Hãy yêu trai  Phan, Gái Phan là của trai Phan, bài hát Đêm chia tay...
    Chia sẻ với Zing.vn, 9X cho biết: "Ai là triệu phú Parody là kỷ niệm khá vui khi cả hai nhân vật đều do mình đóng nhưng có nhiều bạn không nhận ra và nghĩ có sự tham gia của người khác. Mình cảm thấy đó là thành công bước đầu".

    Nguyễn Xuân Tài bắt đầu có ý tưởng thực hiện khi còn là sinh viên năm nhất. Trước đây, chàng trai chủ yếu cover các ca khúc hot theo theo lối diễn vui nhộn để giải tỏa những căng thẳng sau giờ học, cũng như muốn dành tặng bạn bè sự vui vẻ, bất ngờ.
    Ngoài cover nhạc, nam sinh còn có năng khiếu sáng tác và viết lời. "Ngày sinh nhật bạn bè, trước hoặc sau các sự kiện ở trường lớp, hoặc nhiều khi đột nhiên có cảm hứng, mình có thể cho ra đời sản phẩm.
    Mình sử dụng smartphone và học cách dùng các phần mềm chỉnh sửa video, cắt ghép nhạc…, tận dụng nội dung tìm được trên mạng, nảy ra ý tưởng là làm luôn, tránh để lâu quên", 9X tâm sự.
    Tháng 9-12/2015, nam sinh này có cơ hội thực tập tại Nhật Bản. Thời gian đó, từ sáng đến tối phải đi làm, đêm về, chàng sinh viên FPT ngồi nghĩ nội dung và bắt tay thực hiện clip để vơi bớt nỗi nhớ nhà.
    Ngoài clip Gái Phan là của trai Phan, phần MV hình ảnh cần sự trợ giúp của bạn bè, các video còn lại đều do chàng trai tự lên kịch bản, ý tưởng, tự hát và biểu diễn.
    "Mình thích kiểu con gái nhỏ nhắn dễ thương, hay cười, biết thông cảm, thông minh một chút", Tài bật mí.
    Sau mỗi đoạn video được đăng tải, chàng trai cho biết nhận được khá nhiều lời khen và hưởng ứng tích cực của mọi người. Chính những sự cổ vũ này khiến Tài thấy hạnh phúc khi công sức mình bỏ ra được công nhận.
    "Mình nhận được một số tin nhắn động viên và quan tâm từ phía bạn bè và cả những người chưa có dịp nói chuyện ngoài đời. Có bạn còn vẽ tặng tranh, còn tỏ tình thì chưa có", 9X thổ lộ.
    Tuy nhiên cũng có không ít bình luận trái chiều, cho rằng nội dung chưa hay, giọng hát không nổi bật hay MV chưa được đầu tư công phu. Chàng sinh viên cho biết cũng không bị ảnh hưởng nhiều vì mục tiêu ban đầu "sản phẩm" chủ yếu để dành cho bạn bè và những người yêu quý mình.
    Tac gia nhac che 'Hau due mat troi' noi tieng mang la ai? hinh anh 1
    Ở trường, lớp, Tài được bạn bè nhận xét dễ gần, hòa đồng, lúc nào cũng tạo niềm vui cho mọi người xung quanh. Ảnh: NVCC.

    Sẽ quay lại Nhật làm việc

    Chàng trai xứ Nghệ cho biết dự định sắp tới tập trung hoàn thành chương trình đại học năm cuối và bảo vệ đồ án tốt nghiệp thật tốt. Sau khi học xong, Tài muốn làm việc tại công ty Nhật trước đây từng thực tập.
    Tài nghĩ rằng nghề nghiệp đối với mỗi người cũng là cái duyên, khó có thể nói trước. Vì vậy, biết đâu mọi người sẽ được thấy cái tên Nguyễn Xuân Tài trong ngành nghệ thuật trong tương lai không xa. Còn con đường nam sinh chọn hiện tại vẫn là kỹ sư phần mềm, âm nhạc chỉ dừng lại ở mức đam mê và sở thích.
    Tài nhớ kỷ niệm ở Nhật thường đi xe đạp đến ga tàu điện gần nhà để đi làm. Những người trông giữ xe ở đây khá niềm nở, thân thiện. Có lần, xe Tài bị hỏng khóa nên gửi mà không khóa trong gần một tuần.
    "Bỗng một hôm đi làm về, thấy xe bị khóa và chìa vẫn còn trong ổ, mình nhận ra các bác bảo vệ làm giúp. Lúc đó khá muộn nên ngày hôm sau mình mới cảm ơn các bác được. Hành động nhỏ thôi nhưng thật sự khiến mình ấn tượng và biết ơn con người nơi đây", một trong những lý do thôi thúc nam sinh xứ Nghệ quay trở lại đất nước Mặt trời mọc lần nữa.


    Huy Cung: 'Mình từng mất giọng 3 ngày vì làm vlog'

    Chàng trai sinh năm 1995 chia sẻ, anh từng tắt tiếng đến 3 ngày sau khi phải nói lớn, liên tục trong nhiều giờ đồng hồ thực hiện vlog.
    Thúy Hằng
    Xem tiếp...

    Nhạc sĩ Trúc Phương

    (ĐC sưu tàm trên NET)

    Trúc Phương

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Trúc Phương
    Trucphuong.jpg
    Thông tin nghệ sĩ
    Tên khai sinh Nguyễn Thiên Lộc
    Sinh 1933
    xã Mỹ Hòa, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.
    Mất 18 tháng 9, 1996 (62–63 tuổi)
    Thành phố Hồ Chí Minh
    Nghề nghiệp Nhạc sĩ
    Thể loại nhạc vàng
    Ca khúc tiêu biểu Ai cho tôi tình yêu, Chiều cuối tuần, Chiều làng em, Đò chiều, Mưa nửa đêm, Nửa đêm ngoài phố, Thói đời, Tàu đêm năm cũ
    Ca sĩ trình bày thành công Chế Linh, Thanh Thúy
    Trúc Phương, tên thật là Nguyễn Thiên Lộc (1933 - 1995) là một nhạc sĩ nhạc vàng nổi tiếng tại miền Nam Việt Nam trước ngày 30 tháng 4 năm 1975.

    Thân thế & sự nghiệp

    Trúc Phương sinh năm 1933 tại xã Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, một xứ chùa tháp ở hạ lưu sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Ông sinh hoạt văn nghệ tại Ty Thông tin tỉnh Vĩnh Bình cuối thập niên 1950 trong một thời gian ngắn rồi lên Sài Gòn. Trúc Phương bắt đầu học nhạc ở lớp nhạc của nhạc sĩ Trịnh Hưng chung với Đỗ Lễ, Thanh Thúy, Ánh Tuyết...và lập nghiệp luôn ở đó. Những sáng tác đầu tay của Trúc Phương là hai bản Tình thương mái lá, Tình thắm duyên quê viết vào năm 1957, sau đó là Chiều làng em (1958) và Đò chiều (1959)... Bản nhạc Tàu đêm năm cũ bất hủ của ông được viết vào đầu thập niên 1960, tặng cho những người sĩ quan phải đi xa nhà vì lúc đó chính quyền Ngô Đình Diệm có sắc lệnh hoán chuyển công tác sĩ quan, công chức miền Nam ra miền Trung và ngược lại.
    Trúc Phương có một số lượng sáng tác gần 70 bài hát, được biết đến từ những năm cuối thập niên 1950 và được phổ biến nhiều trong suốt thập niên 1960 và sau này tại hải ngoại như: Nửa đêm ngoài phố, Buồn trong kỷ niệm, Thói đời, Hai lối mộng, Kẻ ở miền xa...
    Sau 1975, Trúc Phương vẫn còn sáng tác thêm một số bài nói về tình yêu cây lá, tình yêu quê hương nhưng hầu hết ca khúc này, như ông xác nhận, không thành công lắm, chỉ với lý do: Ông không còn cảm hứng dồi dào như những bài tình ca đã được đón nhận từ trước 1975. Xin cảm ơn đời là ca khúc cuối cùng Trúc Phương viết tháng 3 năm 1995. Lời ca khúc này có thể coi như những tâm tình, uẩn khúc nhất mà ông muốn gửi lại cho đời lần sau chót.
    Nhiều ca sĩ nổi tiếng nhờ trình bày những tác phẩm của ông như Thanh Thúy, Chế Linh...
    Cuối thập niên 60, ông có mở một lớp nhạc ở số 33/230, đường Gia Long, Gò Vấp gọi là Trúc Phương Tự Lực đào tạo được một số ca sĩ như Thy Lệ Dung, Thy Lệ Huyền, Chinh Thông, nhưng không mấy thành công.
    Năm 1975, Trúc Phương không di tản và sống tại Sài Gòn. Ông vượt biên lần đầu năm 1976 nhưng không thành công, do vậy bị tịch thu nhà số 301 Lý Thường Kiệt, Quận 11. Những năm sau đó ông vượt biên thêm 2 lần nhưng vẫn không thành công. Lúc ra tù, vợ con li tán, ông sống không nhà cửa, không giấy tờ tuỳ thân. Khoảng giữa năm 1985, ông được nhận vào công tác tại Hội Văn nghệ Cửu Long và được cấp một căn phòng tại số 6 Hưng Ðạo Vương, thị xã Vĩnh Long để ở. Không lâu sau, ông trở về sống ở Thành phố Hồ Chí Minh. 
    Sau 3 lần vượt biên không thành công, ông không nhà cửa, không người thân, giấy tờ, sống lây lất khắp nơi (các con trai của ông đã vượt biên thành công sang Mỹ & Úc trước đó). Tuy hoàn cảnh rất bi đát nhưng ông chưa hề ngửa tay xin ai một đồng nào, ngay cả những người quen của ông lúc trước. Ông mất ngày 18 tháng 9 năm 1995 vì bệnh sưng phổi, được gia đình an táng tại nghĩa trang Lái Thiêu, tỉnh Sông Bé.
    Lúc Trúc Phương mất, nhạc sĩ Nhật Ngân (lúc này đã định cư ở Mỹ) có viết tặng Trúc Phương bài Gửi người về cát bụi với lời nhạc có nhắc tên một số bài hát của ông.
    Năm 2014, lần thứ hai Trung tâm Asia có thực hiện chương trình đặc biệt Trúc Phương - Ông hoàng của dòng nhạc Bolero (DVD Asia 74) để vinh danh ông.

    Ca khúc phổ thông

    • 24 giờ phép
    • Áo cưới mùa đông
    • Ai cho tôi tình yêu
    • Bông cỏ may
    • Bóng nhỏ đường chiều
    • Buồn một mình
    • Buồn trong kỷ niệm
    • Chàng trai si tình (Có buồn nào buồn hơn)
    • Chắp tay lạy người
    • Chiều cuối tuần
    • Chiều làng em
    • Chín dòng sông hò hẹn
    • Chuyện chúng mình
    • Chuyện ngày xưa
    • Con đường mang tên em (Còn chuyện chúng mình)
    • Để trả lời một câu hỏi 
    • Đêm gác trọ
    • Đêm tâm sự
    • Đêm trên vùng đất lạ
    • Đêm Việt Nam
    • Đò chiều
    • Đôi mắt người xưa 
    • Đường chiều cao nguyên
    • Hai chuyến tàu đêm
    • Hai lối mộng
    • Hình bóng cũ
    • Kẻ ở miền xa
    • Lời ca nữ
    • Mắt chân dung để lại 
    • Mắt em buồn
    • Một lần thương nhớ
    • Một người đi xa
    • Mưa nửa đêm
    • Mười đầu ngón tay
    • Ngỏ ý
    • Người giãi bày tâm sự
    • Người nhập cuộc
    • Người xa về thành phố
    • Người xóm cũ
    • Người yêu lên tiếng
    • Những lời này cho em (Cho chuyện chúng mình)
    • Nửa đêm ngoài phố
    • Sau lưng kỷ niệm
    • Siết chặt bàn tay (Văn Khánh)
    • Tàu đêm năm cũ
    • Thói đời
    • Thư gửi người miền xa (Viết thư tình)
    • Tiếng chày bên sông
    • Tình người chiến binh
    • Tình thắm duyên quê
    • Tình thương mái lá
    • Tình yêu trong mắt một người
    • Trả nhau ngày tháng cũ
    • Trên bốn vùng chiến thuật
    • Trước mặt tình yêu (Lại chuyện chúng mình)
    • Tôi thương tôi
    • Tự tình trong đêm
    • Tuổi tình yêu
    • Vòng tay lửa (Nhận diện thời gian)
    • Xin cảm ơn đời

    Khác

    Sau 1975, Trúc Phương về Trà Vinh, Vĩnh Long và một số nơi khác. Thời gian này ông sáng tác một số ca khúc và tặng bản thảo do chính tay ông viết cho một số bạn bè. Một số bài được biết đó là: Chiều phố huyện, Hoa sách về xa, Trà Vinh trong những tình mật ngọt, Về An Quảng Hữu...
    Nhc Sĩ Trúc Phương,
    người tài hoa nhưng s phn bi đát

    Nguyễn Trung



    Nhạc sĩ Trúc Phương



    ………..Phải nhìn nhận một điều là, hầu như các bài hát của ông có một sức thu hút mãnh liệt trong suốt hơn bốn chục năm qua và mãi cho đến ngày hôm nay ở bất cứ nơi nào có người Việt Nam đang sinh sống. Tài năng của ông thì vô cùng nổi trội, có thể nói là đạt đến đỉnh cao của nền âm nhạc mang âm hưởng miền Nam. Nhưng đời sống của ông thì lại trải qua quá nhiều bất hạnh và đau thương, khốn khổ cho đến tận những giờ phút cuối cùng.

    Nhạc sĩ Trúc Phương tên thật là Nguyễn Thiện Lộc. Ông sanh năm 1939 tại xã Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh (Vĩnh Bình) ở vùng hạ lưu sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Cha ông là một nhà giáo sống thầm lặng và nghiêm khắc. Nhưng tâm hồn của chàng trai Thiện Lộc thì rất lãng mạn, yêu thích văn nghệ nên đã tự học nhạc, và bắt đầu sáng tác những bài hát đầu tiên lúc vừa 15 tuổi. Xung quanh nhà ông có trồng rất nhiều tre trúc, nên từ nhỏ ông đã yêu mến những âm thanh kẽo kẹt của tiếng tre va chạm với nhau và sau này đã chọn tên là Trúc Phương để nhớ về thời thơ ấu của ông với những cây tre trúc. Cuối thập niên 1950, ông sinh hoạt văn nghệ với các nghệ sĩ ở ty Thông Tin tỉnh Vĩnh Bình một thời gian ngắn, rồi lên Sài Gòn dạy nhạc và bắt đầu viết nhạc nhiều hơn. Bài hát “Chiều Làng Quê” được ông sáng tác vào thời gian này để nhớ về khung cảnh thanh bình ở làng xóm của ông ,một bài khác cũng rất nổi tiếng với giai điệu trong sáng, vui tươi là “Tình Thắm Duyên Quê”.

    Không tiền bạc và không một ai thân quen ở đô thành Sài Gòn, ban đầu Trúc Phương ở trọ trong nhà một gia đình giàu có bên Gia Định và dạy nhạc cho cô con gái của chủ nhà. Không bao lâu sau thì cô gái này đã yêu chàng nhạc sĩ nghèo tạm trú trong nhà, vì con tim cô ta đã dần dần rung động trước tài năng của Trúc Phương. Biết được chuyện này, ba mẹ của cô gái bèn đuổi Trúc Phương đi nơi khác. Sau chuyện tình ngang trái này, Trúc Phương càng tự học thêm về âm nhạc và càng sáng tác hăng hơn. Nhưng những bài hát sau này lại nghiêng về chủ đề tình yêu đôi lứa với những nghịch cảnh chia lià.

    Trúc Phương sáng tác rất dễ dàng, nhưng với bản tính trầm lặng, bi quan và khép kín sau những cuộc tình dang dỡ, những bài hát sau này của ông thường mang âm điệu u buồn, thê lương như phảng phất nỗi sầu của cổ nhạc miền Nam. Nổi tiếng nhất là “Nửa Đêm Ngoài Phố” với tiếng hát liêu trai Thanh Thúy. Sau đó là “Buồn Trong Kỷ Niệm” với những câu hát đớn đau, buốt nhói tim gan người nghe như “Đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần buồn. Đôi khi nhầm lẫn đánh mất ân tình cũ, có đau chỉ thế, tiếc thương chỉ thế. Khi hai mơ ước không chung lối về …”. Có người cho là bài hát này ông đã viết ra sau khi bị thất tình một cô ca sĩ lừng danh thời đó. 

    Nhạc của Trúc Phương có một giai điệu rất đặc biệt của riêng ông, mà khó lầm lẫn với người khác được.Nhạc của ông có âm hưởng cổ nhạc miền nam,Nó có vẻ trầm buồn, ray rức, ưu tư trước thời cuộc dạo đó (là chiến tranh triền miên) và buồn phiền vì những mối tình dang dở, trái ngang. Nên khi soạn hòa âm cho những bài hát của Trúc Phương, nhạc sĩ hòa âm phải sử dụng ít nhất là một trong vài loại nhạc khí cổ truyền của miền Nam như đàn bầu, đàn tranh, hay đàn cò (hoặc violon) thì mới có thể diễn tả hết cái hay của giòng nhạc Trúc Phương và người nghe lại càng thấm thía với nỗi muộn phiền, nhức nhối tim gan của ông sau này. 

    Điều trớ trêu là tuy tên tuổi và tài năng sáng chói, nổi bật so với những người viết nhạc thời bấy giờ, nhưng tình duyên của nhạc sĩ Trúc Phương thì vô cùng lận đận. Khoảng năm 1970, Trúc Phương được một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp, cao sang đài các đem lòng yêu thương ông, do sự rung cảm truyền đạt từ tài năng và những tác phẩm tuyệt vời của ông. Kết cuộc là cả hai đã nên duyên chồng vợ. Tuy sống trong cảnh nghèo nàn, nhưng đời sống của họ rất là nghệ sĩ. Đó là những năm tháng hạnh phúc nhất trong cuộc đời của Trúc Phương và sức sáng tạo nghệ thuật của ông càng sung mãn hơn bao giờ hết với hàng chục bài hát ra đời mỗi năm. Nhưng niềm vui của đôi uyên ương này lại không kéo dài được lâu bền. Bởi vì sau một thời gian chung sống với nhau, những tình cảm ban đầu trở nên phai lạt dần theo năm tháng và hai người đã lặng lẽ chia tay nhau. Câu hát ngày nào lại rơi đúng vào trường hợp này “khi hai mơ ước đã không cùng chung hướng về” và “đường vào tình yêu có trăm lần vui, nhưng có vạn lần buồn” ? Giờ thì nhạc sĩ Trúc Phương âm thầm đau khổ trong cô đơn và lại vùi đầu vào men rượu để sáng tác thêm nhiều bài hát trong nỗi đau thương cùng cực, pha chút chán chường cho nhân tình thế thái. 

    Bạn bè thường gặp ông ngồi yên lặng bên những ly rượu nơi một quán nhỏ ở đường Tô Hiến Thành, quận 10, gần nhà của ông. Có lẽ đó là một cách làm cho nhạc sĩ tạm quên đi những cay đắng của tình đời. Đó cũng chính là lúc bài hát “Thói Đời” được sáng tác với những câu như “Bạn quên ta, tình cũng quên ta, nên chung thân ta giận cuộc đời, soi bóng mình bằng gương vỡ nát, nghe xót xa ngùi lên tròng mắt”… và “Người yêu ta rồi cũng xa ta … “Cỏ ưu tư” buồn phiền lên xám môi …”. Thực ra phải nói là “cỏ tương tư” tức “tương tư thảo” là tên gọi văn hoa của thuốc lá. Khi những người đang yêu nhau, nhớ nhau, hẹn hò nhau thì châm điếu thuốc thả khói mơ màng, nhìn rất thơ mộng và nghệ sĩ [ngó trên tay thuốc lá cháy lụi dần, anh nói khẽ gớm sao mà nhớ thế (Hồ Dzếnh)]. Nhưng đối với Trúc Phương trong “Thói Đời” thì điếu thuốc lá “cỏ tương tư” lại biến thành ra “cỏ ưu tư” làm cho đôi môi trở nên màu xám xịt qua những nỗi đau thương, nhung nhớ ngập tràn. Những giọt rượu nồng của cõi “trần ai” này lại càng gợi thêm “niềm cay đắng” để cho nỗi ưu tư “in đậm đường trần” và ông đã than thở “mình còn ai đâu để vui ? khi trót sa vũng lầy nhân thế ”? 

    Bài hát "Thói Ðời" đã gây xúc động cho hàng triệu con tim cùng chung số phận nghiệt ngã của cuộc đời. Với riêng bản thân Trúc Phương thì “Thói Đời” lại như là một lời tiên tri thật chính xác cho quãng đời còn lại của ông suốt gần 25 năm sau đó (1971-1995).

    Sau năm 1975 thì sự nghiệp sáng tác nhạc của ông dừng lại, tất cả những ca khúc của ông đều bị cấm phổ biến và trình diễn.. Không có nghề nghiệp gì trong tay, ông làm đủ mọi việc để sinh sống.Với hai bàn tay trắng, ông trở về quê cũ sống nhờ vả bạn bè, mỗi nơi một thời gian ngắn. Có người hỏi sao ông không về quê ở hẳn với thân nhân, Trúc Phương đã trả lời “Má của tôi thì già yếu đang ở dưới quê Cầu Ngang (Trà Vinh), nhưng bà nghèo quá, lại phải nuôi đám cháu nheo nhóc, không đủ ăn … nên tôi không thể về đó để làm khổ cho bà thêm nữa .” 

    Ở dưới tỉnh nhà Trà Vinh với bạn bè xưa cũ một thời gian, Trúc Phương lại tìm đường về Sài Gòn. Ban ngày ông làm thuê, làm mướn đủ mọi thứ nghề và lang thang khắp nơi.
    Ông có tâm sự lại vài lời xót xa, nghẹn ngào, xúc động trên một đoạn video clip ngắn ngủi về đời sống của chính bản thân ông lúc đó như sau :

    “Sau cái biến cố cuộc đời, tôi sống cái kiểu rài đây mai đó,”bèo dạt hoa trôi”…Nếu mà nói đói thì cũng không đói ngày nào, nhưng mà no thì chẳng có ngày nào gọi là no…Tôi không có cái mái nhà, vợ con thì cũng tan nát rồi, tôi sống nhà bạn bè, nhưng mà khổ nổi hoàn cảnh họ cũng bi đát, cũng khổ, chứ không ai đùm bọc ai được…đến nửa lúc đó thì vấn đề an ninh có khe khắc, lúc đó thì bạn bè tôi không ai dám “chứa” tôi trong nhà cả, vì tôi không có giấy tờ tùy thân, cũng chẳng có thứ gì trong người cả.Tôi nghĩ ra được một cách..là tìm nơi nào mà có khách vãng lai rồi mình chui vào đó ngủ với họ để tránh bị kiểm tra giấy tờ…Ban ngày thì lê la thành phố, đêm thì phải ra xa cảng thuê một chiếc chiếu, 1 chiếc chiếu lúc bấy giờ là 1 đồng…thế rồi ngủ cho tới sáng rồi xếp chiếc chiếu trả người ta..thế là mình lấy 1 đồng về….như là tiền thế chân…Một năm như vậy, tôi ngủ ở xa cảng hết 9 tháng…Mà nói anh thương…khổ lắm….Hôm nào mà có tiền để đi xe lam mà ra sớm khoảng chừng năm giờ có mặt ngoài đó thế rồi thuê được chiếc chiếu trải được cái chỗ lịch sự chút tương đối vệ sinh một tí mà hôm nào ra trễ thì họ chiếm hết rồi, những chỗ sạch vệ sinh họ chiếm hết rồi ,tôi đành phải trải chiếu gần chỗ “thằng cha đi tiểu vỉa hè”, thế rồi cũng phải nằm thôi.Tôi sống có thể nói là những ngày bi đát…mà lẽ ra tôi nên buồn cho cái hoàn cảnh như thế nhưng tôi không bao giờ buồn …Tôi nghĩ mà thôi , còn sống cho tới bây giờ và đó cũng là một cái chất liệu để tôi viết bài sau này..

    Có thể nói rằng một điều là suốt mấy chục năm trời và cho đến hôm nay đã có rất nhiều ca sỹ , trung tâm băng nhạc, hãng đĩa đã thu âm, hát lại nhạc của ông, nhưng chắc chắn là ít có người đã biết tin ông âm thầm từ giã cõi đời trong cảnh nghèo nàn, bi đát và cô đơn trong căn phòng trọ tồi tàn, nhỏ hẹp ở quận 11, Sài Gòn vào ngày 18 tháng 9 năm 1995, tài sản của ông có được lúc đó chỉ là một đôi dép..


    Nhạc Trúc Phương, bên cạnh những bản viết về quê hương,còn ghi lại biết bao cuộc tình lãng mạn ướt át nồng nàn.”Nửa đêm ngoài phố” lang thang, tình cờ làm quen một người con gái lạ, rồi để lòng vương vấn mãi: “Buồn vào hồn không tên, thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời. Ðường phố vắng đêm nao quen một người..” hoặc “Trở lại chuyện hai chúng mình. Khi em với anh...” làm quen, hẹn hò cùng nhau đi tới mòn lối, khiến nó trở thành “Con đường mang tên em”. Cũng có những lúc cô đơn, rút về nhốt mình nơi nhà trọ, nhưng Ðêm gác trọ chỉ nói lên nỗi buồn bâng quơ có vương chút phấn chấn nhờ thể điệu Tango, mà TP ít khi dùng trong hầu hết các nhạc phẩm của mình. Rồi có lúc người yêu xưa tìm đến, cùng nhau ôn chuyện cũ, nhắc lại Chuyện ngày xưa, được ghi lại như sau: “Hôm nào em đến thăm, mà quên mang tiếng cười, lặng yên không nói. Hai mươi tuổi đời qua mất rồi.. (ÐK):Thôi em nhé, xin trả về niềm cô đơn trước, cho anh bước xuôi ngược, khi hai chúng mình, vòng tay trót buông xuôi, dù gặp nhau ta cúi mặt bước mà đi ”
    Tâm hồn TP như luôn vương vấn điều gì u uất cho nên hầu hết nhạc ông lúc nào cũng có âm điệu buồn buồn. Ta thử ca lại vài bài nhạc tình khác, như Buồn trong kỷ niệm: “Ðường vào tình yêu có trăm lần vui có vạn lần buồn. Ðôi khi nhầm lỡ đánh mất ân tình cũ...(đoạn kế) Mình vào đời nhau lúc môi còn non, tuổi mộng vừa tròn. Hương thơm làn tóc, nước mắt chưa lần khóc.Ðến nay thì đã, đắng cay nhiều quá. Thơ ngây đi mất trong bước buồn giờ mới hay..” Dường như hình ảnh người tình trong nhạc TP không phải là của một người, nhưng tất cả đã xa. “Ai cho tôi tình yêu, của ngày thơ ngày mộng. Tôi xin dâng vòng tay mở rộng, để đón người đi vào tim tôi bằng môi trên bờ môi..” Thế nhưng không biết đã yêu thương được bao lâu thì TP lại “Xin giã biệt bạn lòng ơi, trao trả môi người cười. Hai lối mộng hai hướng trông. Mình yêu nhau chưa trót. Thì chớ mang nỗi buồn theo bước đời. Cho dù chưa lần nói...thì đành xa nhau. Ðể chốn nao với chiều mưa gió lộng. Ta dừng vui bến mộng... Bao lần đi, gối mõi chân mòn. Tâm tư nặng vai gánh, đường trần cho đến nay, chỉ còn, bờ mi khép kín. Giấc ngủ nào tìm quên? Giấc ngủ nào gọi tên?.Ðôi khi ông có chút cay đắng cho Thói đời, vì Người yêu ta rồi cũng xa ta nhưng không oán trách người mà chỉ than thân một mình. Những Chiều cuối tuần đã xa: “Hôm nao tôi lên đường phố cũ, chiều xưa, lần hẹn hò. Trao nhau, niềm vui cuối tuần...” Trên gác nhỏ, cô đơn, trằn trọc: “Ðêm chưa ngủ, nghe ngoài trời đổ mưa từng hạt rơi. Gác nhỏ đèn le lói bóng dáng ai trên tường loang...” Trong lúc Mưa nửa đêm: “Ai biết ai vì đời, cùng ngược xuôi chung lối mòn. Ngày tôi hai mươi tuổi, em đôi tám trăng tròn. Ðêm lạnh còn nghe chăn gối lẽ nằm thao thức...” nhớ về Bóng nhỏ đường chiều, chỉ còn là kỷ niệm: “Ta đến nơi hẹn hò, cùng gặp nhau trên phố nhỏ. Ta nhẹ dìu nhau trong tiếng thở..”



    ………………..Buồn vào hồn không tên.Thức giấc nửa đêm, nhớ chuyện xưa vào đời. Ðường phố vắng đêm nao quen một người. Mà yêu đương trót trao nhau trọn lời.- Ðể rồi làm sao quên. Biết tên người quen biết nẻo đi đường về. Và biết có đêm nao ta hẹn hò. Ðể tâm tư những đêm ngủ không yên. 

    Nửa đêm lạnh qua tim. Giữa đường phố hoa đèn. Có người mãi đi tìm. Một người không hẹn đến. Mà tiếng bước buồn thêm.-Tiếc thay hoài công thôi. Phố đã vắng thưa rồi. Biết rằng chẳng duyên thừa. Ðể người không gặp nữa. Về nối giấc mơ xưa..
     

    Ngày buồn dài lê thê. Có hôm chợt nghe gió lạnh đâu tìm về. Làm rét mướt qua song len vào hồn. Làm khô môi biết bao nhiêu lần rồi.- Ðời còn nhiều bâng khuâng. Có ai vì thương góp nhặt ân tình này. Gởi giúp đến cố nhân mua nụ cười.xin ..ghi kỷ niệm một đêm thôi.


    Các sáng tác nổi tiếng : Ai Cho Tôi Tình Yêu, Nửa Đêm Ngoài Phố, Thói Đời, Buồn Trong Kỷ Niệm, Mưa Nửa Đêm, Hai Chuyến Tàu Đêm, Chiều Cuối Tuần, Đêm Tâm Sự,…..và còn rất nhiều những sáng tác rất tuyệt vời.


    Nguồn:  http://www.englishtime.us/forum/default.aspx?g=posts&t=4243

    Cố nhạc sĩ Trúc Phương: Phũ phàng duyên phận

    Xã Hội
    Xahoi - Thường, khi nhắc đến sự lận đận trong đường tình, người ta nghĩ đấy vốn là phần số của phận má hồng.
    Cố nhạc sĩ Trúc Phương
    Bởi, nói cho cùng, trong đời sống và trong tình yêu, người phụ nữ bao giờ cũng chịu nhiều thiệt thòi hơn. Tuy nhiên xưa nay, con tạo an bày, đã cho mang lấy kiếp tài hoa thì mệnh bạc cứ thế mà vận vào, có chừa nam hay nữ đâu. Trong số này, tôi chọn viết về cố nhạc sĩ Trúc Phương – người nhạc sĩ tài hoa được mệnh danh là ông vua của thể điệu boléro nhưng tình riêng lại lắm nỗi long đong.
    Ngang trái tình đầu
    Cố nhạc sĩ Trúc Phương tên thật là Nguyễn Thiện Lộc, ông sinh năm 1933 tại Vĩnh Bình (cũ), nay là huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Mê nhạc từ nhỏ nên ông đã mày mò tự học guitar rồi tập tễnh sáng tác. Do gia cảnh khó khăn, ông chỉ tham gia sinh hoạt văn nghệ tại Ty thông tin tỉnh Vĩnh Bình một thời gian rồi lên Sài Gòn mưu sinh. Theo lời kể của tác giả Hàn Phương, nhạc sĩ có dáng người cao, lưng hơi tôm, dù nhà nghèo nhưng có thói quen ăn mặc rất chỉnh tề. Vĩnh Bình ngày ấy được bao bọc bởi nhiều rặng tre trúc nên khi chọn bút hiệu, chàng trai Nguyễn Thiện Lộc đã lấy hai chữ “Trúc Phương” như một cách hoài nhớ về quê hương.
    Nhạc sĩ Trúc Phương đã sống qua thời vàng son, rực rỡ nhất của nền văn nghệ miền Nam với các sáng tác được biết đến từ cuối những năm 50, phổ biến rộng rãi trong những năm 60 qua tiếng hát khàn đục, mộng mị và liêu trai của danh ca Thanh Thúy. Dư âm của những ca khúc ấy còn lan rộng đến ngày hôm nay. Tôi tin, khi cất câu hát: Buồn vào hồn không tên/Thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời/Đường phố vắng đêm nao quen một người/Mà yêu thương trót trao nhau trọn lời... bất cứ người miền Nam nào dù mới thoáng nghe cũng có thể ư ử hát theo được.
    Bản Nửa đêm ngoài phố vừa kể trên đã mở đường và định hình phong cách Trúc Phương trong lòng người yêu nhạc. Nó mang âm hưởng cổ nhạc miền Nam, lại thấm thía với nỗi muộn phiền, nhức nhối tim gan của tác giả. Trong các nhạc phẩm của Trúc Phương, người ta thấy thấp thoáng những hy vọng và hiển hiện những chia ly, những mong ngóng, đứt gãy, những cuộc hẹn hò lãng đãng như sương, mỏng manh như khói, những cuộc tình dở dang, ngang trái. Nói là định hình bởi trước Nửa đêm ngoài phố, nhạc sĩ Trúc Phương có viết Chiều làng quê và Tình thắm duyên quê với giai điệu cực kỳ vui tươi, trong sáng. Khởi nguồn cho sự chuyển đổi phong cách sáng tác đột ngột này, có lẽ là do thực tại đời sống đã cứa vào trái tim vốn nhạy cảm, mong manh của chàng trai tuổi vừa đôi mươi những vết thương lòng sâu hoắm. Những ngày đầu đặt chân lên đất Sài Gòn, không tiền bạc, không một ai thân quen, Trúc Phương nhận dạy nhạc cho cô con gái của một gia đình giàu có. Thương hoàn cảnh đơn côi của ông, gia đình ấy đã cho ông trọ lại tại nhà. Cảm thông, rồi dần dần ngưỡng mộ tài năng, trái tim cô con gái của chủ nhà đã rung động trước chàng nhạc sĩ nghèo. Quyết ngăn cản tình yêu của đôi trẻ, ba mẹ của cô gái đã đuổi xua ông đi nơi khác. Ngậm ngùi cho số kiếp nổi trôi, Trúc Phương đành trút tâm sự vào những câu hát đớn đau, sầu tủi.
    Duyên kiếp long đong
    Sau đó là hàng loạt các bản nhạc như rút tâm can của người nghe: Tàu đêm năm cũ, Mưa nửa đêm, Buồn trong kỷ niệm, Hai lối mộng, Thói đời… Người ta cho rằng những bài hát này ông viết khi ôm mối tình đơn phương, vô vọng với nữ danh ca Thanh Thúy. Khoảng năm 1970, nhạc sĩ Trúc Phương lập gia đình với một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp, cao sang đài các. Tuy sống trong cảnh nghèo nàn, nhưng đời sống của họ rất nghệ sĩ. Đó, có lẽ là những tháng ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời ông. Đớn đau thay, những tháng ngày hạnh phúc cứ phai nhạt dần theo năm tháng. Họ lặng lẽ chia tay nhau. Nhạc sĩ Trúc Phương vùi đầu vào men rượu để tìm quên. Bạn bè thường gặp ông ngồi yên lặng bên những ly rượu nơi một quán nhỏ ở đường Tô Hiến Thành, quận 10 gần nhà của ông.
    Theo ghi chép của bè bạn, nhạc sĩ Trúc Phương cũng có nhiều mối tình thoáng qua đầy lãng mạn. Mà tình yêu, trong trái tim người nghệ sĩ, có gì lớn lao, to tát đâu. Có khi, chỉ một câu chuyện, một ánh mắt, một lời hẹn cũng đủ để trái tim nhạy cảm ngần ngật đập, ngần ngật sống và không nguôi hy vọng. Cố nhạc sĩ Thanh Sơn từng kể lại rằng: “Mối tình không thành như loại hoa phù dung sớm nở tối tàn. Ngày đó, nhân chuyến đi Phan Thiết, mua vé ở ga xe lửa Sài Gòn, vô tình trên tàu, anh gặp cô Trần Thị Thắm, 22 tuổi. Chuyện trò qua lại, hai người hợp lòng nhau. Đến Phan Thiết, họ chia tay và hẹn 3 hôm sau ra ga trở lại Sài Gòn. Anh đến ga đợi mãi đến 9 giờ tối, Thắm không đến, bèn trở về một mình. Không thể nào quên mối tình ngắn ngủi, anh đã viết bài Hai chuyến tàu đêm.”
    Sau chuyện tình cảm tan vỡ, với nỗi bơ vơ cùng cực, với hai bàn tay trắng, lại mang bệnh suyễn trong người, ông trôi dạt về Trà Vinh một thời gian rồi lại lang bạt lên Sài Gòn. Có người hỏi sao ông không về quê hẳn luôn, ông buồn bã đáp: “Má tôi già yếu đang ở dưới quê Cầu Ngang (Trà Vinh), nhưng bà nghèo quá, lại phải nuôi đám cháu nheo nhóc, không đủ ăn … nên tôi không thể về đó để làm khổ cho bà thêm nữa.” Tại Sài Gòn, ông làm thuê, làm mướn đủ nghề để kiếm sống và lang thang khắp nơi. Ông từng trải lòng: “Nếu mà nói đói thì cũng không đói ngày nào, nhưng mà no thì chẳng có ngày nào gọi là no. Một năm như vậy, tôi ngủ ở xa cảng hết 9 tháng. Khổ lắm! Hôm nào có tiền để đi xe lam, ra đó sớm khoảng chừng năm giờ chiều, thuê được chiếc chiếu trải được cái chỗ lịch sự, tương đối vệ sinh một tí. Nhưng mà hôm nào ra trễ thì họ chiếm hết rồi, những chỗ sạch sẽ, người khác chiếm hết rồi, tôi đành phải trải chiếu gần chỗ “thằng cha đi tiểu vỉa hè”, cũng phải nằm thôi.”
    Ngày 21/9/1996, ông từ giã cõi đời trong một căn phòng trọ tồi tàn ở quận 11. Tài sản quý giá nhất của ông lúc đó là một đôi dép đứt.
    Đường tình của cố nhạc sĩ Trúc Phương như giọt rượu nồng giữa cõi trần ai. Càng đượm ưu tư, càng in đậm đường trần, càng xót xa, buồn tủi thì sáng tác của ông càng thăng hoa, xa xót, người nghe càng ngậm ngùi, đồng cảm. Cái giá phải trả cho một kiếp tằm rút ruột nhả tơ sao mà đắt đỏ đến thế?

    Trúc Phương - Tài hoa và bất hạnh

    CỐ NHẠC SĨ TRÚC PHƯƠNG
    Tài hoabất hạnh





    Chắc hẳn trong chúng ta, những người yêu quý dòng Nhạc Sến – Nhạc Mùi không ai không biết đến điệu Boléro nổi tiếng, có thể gọi là đặc trưng của dòng nhạc này và mang đậm dấu ấn của miền Nam. Và người nhạc sĩ, được ca tụng là “Ông hoàng Boléro” không ai khác là Nhạc sĩ Trúc Phương.

    Hôm nay, tôi xin mạo muội viết đôi lời về cố nhạc sĩ tài hoa nhưng bất hạnh này (có trích dẫn thông tin từ một số bài viết từ một số nguồn trên internet), đề chúng ta – các Sen-er (cách tôi vừa nghĩ ra khi thực hiện bài này để chỉ các thành viên của Nhà Sến), hiểu rõ và cảm thông cho vị cố nhạc sĩ tài hoa mà chúng ta yêu quý qua các tác phẩm kinh điển như: Mưa nửa đêm, Nửa đêm ngoài phố, Ai cho tôi tình yêu, Thói đời…

    Nhạc sĩ Trúc Phương tên thật là Nguyễn Thiện Lộc. Ông sanh năm 1939 (cũng có tài liệu cho rằng ông sinh năm 1933) tại xã Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh (Vĩnh Bình) ở vùng hạ lưu sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Cha ông là một nhà giáo sống thầm lặng và nghiêm khắc. Nhưng tâm hồn của chàng trai Thiện Lộc thì rất lãng mạn, yêu thích văn nghệ nên đã tự học nhạc, và bắt đầu sáng tác những bài hát đầu tiên lúc vừa 15 tuổi. Ông sinh hoạt văn nghệ tại Ty Thông tin tỉnh Vĩnh Bình cuối thập niên 1950 trong một thời gian ngắn rồi lên Sài Gòn. Theo tác giả Hàn Phương kể, địa phương nơi họ Nguyễn trải qua thời niên thiếu là một vùng đất bao bọc bởi nhiều rặng tre, trúc... Do đấy, khi cần chọn cho mình một bút hiệu, họ Nguyễn chọn hai chữ “Trúc Phương”. Trúc Phương bắt đầu học nhạc ở lớp nhạc của nhạc sĩ Trịnh Hưng chung với Đỗ Lễ, Thanh Thúy, Ánh Tuyết...và lập nghiệp luôn ở đó. Trúc Phương có dáng người cao, lưng hơi tôm. Anh bị cận thị, lãng tai và mắc bệnh suyễn nặng, ông có thói quen ăn mặc rất chỉnh tề, thích ăn ngọt.

    Cuộc đời sáng tác của Trúc Phương luôn để lại trong lòng chúng ta ấn tượng về những cuộc tình ngang trái, lứa đôi chia lìa và những nỗi buồn không tên man mác như những Mưa nửa đêm, Nửa đêm ngoài phố, Ai cho tôi tình yêu… và cuộc đời đau khổ, bất hạnh như Thói Đời. Như một số tư liệu đã từng thống kê, hầu như trong sự nghiệp của mình, Trúc Phương chỉ có 02 bài có giai điệu vui tươi là “Chiều làng em” và “Tình thắm duyên quê” đều viết về khung cảnh làng quê thanh bình, mộc mạc.

    Không tiền bạc và không một ai thân quen ở đô thành Sài Gòn, ban đầu Trúc Phương ở trọ trong nhà một gia đình giàu có bên Gia Định và dạy nhạc cho cô con gái của chủ nhà. Không bao lâu sau thì cô gái này đã yêu chàng nhạc sĩ nghèo tạm trú trong nhà, vì con tim cô ta đã dần dần rung động trước tài năng của Trúc Phương. Biết được chuyện này, ba mẹ của cô gái bèn đuổi Trúc Phương đi nơi khác. Sau chuyện tình ngang trái này, Trúc Phương càng tự học thêm về âm nhạc và càng sáng tác hăng hơn. Nhưng những bài hát sau này lại nghiêng về chủ đề tình yêu đôi lứa với những nghịch cảnh chia lìa. làm mủi lòng, gây thương cảm cho hàng triệu thính giả thời ấy.

    Nhạc của Trúc Phương có một giai điệu rất đặc biệt của riêng ông, mà khó lầm lẫn với người khác được.Nhạc của ông có âm hưởng cổ nhạc miền nam,Nó có vẻ trầm buồn, ray rức, ưu tư trước thời cuộc dạo đó (là chiến tranh triền miên) và buồn phiền vì những mối tình dang dở, trái ngang. Nên khi soạn hòa âm cho những bài hát của Trúc Phương, nhạc sĩ hòa âm phải sử dụng ít nhất là một trong vài loại nhạc khí cổ truyền của miền Nam như đàn bầu, đàn tranh, hay đàn cò (hoặc violon) thì mới có thể diễn tả hết cái hay của giòng nhạc Trúc Phương và người nghe lại càng thấm thía với nỗi muộn phiền, nhức nhối tim gan của ông sau này.

    Từ những cuộc tình ngang trái đó và kiếp sống nổi trôi, “Nửa Đêm Ngoài Phố” với tiếng hát liêu trai Thanh Thúy, sau đó là “Buồn Trong Kỷ Niệm” đã ra đời với những câu hát đớn đau, buốt nhói tim gan người nghe như “Đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần buồn. Đôi khi nhầm lẫn đánh mất ân tình cũ, có đau chỉ thế, tiếc thương chỉ thế. Khi hai mơ ước không chung lối về …”. Có người cho là bài hát này ông đã viết ra sau khi bị thất tình một cô ca sĩ lừng danh thời đó.

    Điều trớ trêu là tuy tên tuổi và tài năng sáng chói, nổi bật so với những người viết nhạc thời bấy giờ, nhưng tình duyên của nhạc sĩ Trúc Phương thì vô cùng lận đận. Khoảng năm 1970, Trúc Phương được một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp, cao sang đài các đem lòng yêu thương ông, do sự rung cảm truyền đạt từ tài năng và những tác phẩm tuyệt vời của ông. Kết cuộc là cả hai đã nên duyên chồng vợ. Tuy sống trong cảnh nghèo nàn, nhưng đời sống của họ rất là nghệ sĩ. Đó là những năm tháng hạnh phúc nhất trong cuộc đời của Trúc Phương và sức sáng tạo nghệ thuật của ông càng sung mãn hơn bao giờ hết với hàng chục bài hát ra đời mỗi năm. Nhưng niềm vui của đôi uyên ương này lại không kéo dài được lâu bền. Bởi vì sau một thời gian chung sống với nhau, những tình cảm ban đầu trở nên phai nhạt dần theo năm tháng và hai người đã lặng lẽ chia tay nhau. Câu hát ngày nào lại rơi đúng vào trường hợp này “khi hai mơ ước đã không cùng chung hướng về” và “đường vào tình yêu có trăm lần vui, nhưng có vạn lần buồn”. Giờ thì nhạc sĩ Trúc Phương âm thầm đau khổ trong cô đơn và lại vùi đầu vào men rượu để sáng tác thêm nhiều bài hát trong nỗi đau thương cùng cực, pha chút chán chường cho nhân tình thế thái.

    Bạn bè thường gặp ông ngồi yên lặng bên những ly rượu nơi một quán nhỏ ở đường Tô Hiến Thành, quận 10, gần nhà của ông. Có lẽ đó là một cách làm cho nhạc sĩ tạm quên đi những cay đắng của tình đời. Đó cũng chính là lúc bài hát “Thói Đời” được sáng tác với những câu như “Bạn quên ta, tình cũng quên ta, nên chung thân ta giận cuộc đời, soi bóng đời bằng gương vỡ nát, nghe xót xa ngùi lên tròng mắt”… và “Người yêu ta rồi cũng xa ta … “Cỏ ưu tư” buồn phiền lên xám môi …”. Thực ra phải nói là “cỏ tương tư” tức “tương tư thảo” là tên gọi văn hoa của thuốc lá. Khi những người đang yêu nhau, nhớ nhau, hẹn hò nhau thì châm điếu thuốc thả khói mơ màng, nhìn rất thơ mộng và nghệ sĩ. Nhưng đối với Trúc Phương trong “Thói Đời” thì điếu thuốc lá “cỏ tương tư” lại biến thành ra “cỏ ưu tư” làm cho đôi môi trở nên màu xám xịt qua những nỗi đau thương, nhung nhớ ngập tràn. Những giọt rượu nồng của cõi “trần ai” này lại càng gợi thêm “niềm cay đắng” để cho nỗi ưu tư “in đậm đường trần” và ông đã than thở “mình còn ai đâu để vui ? khi trót sa vũng lầy nhân thế ”?
    Bài hát "Thói Ðời" đã gây xúc động cho hàng triệu con tim cùng chung số phận nghiệt ngã của cuộc đời. Với riêng bản thân Trúc Phương thì “Thói Đời” lại như là một lời tiên tri thật chính xác cho quãng đời còn lại của ông suốt gần 25 năm sau đó (1971-1995).

    Sau năm 1975 thì sự nghiệp sáng tác nhạc của ông dừng lại, tất cả những ca khúc của ông đều bị cấm phổ biến và trình diễn. Không có nghề nghiệp gì trong tay, ông làm đủ mọi việc để sinh sống.Với hai bàn tay trắng, ông trở về quê cũ sống nhờ vả bạn bè, mỗi nơi một thời gian ngắn. Có người hỏi sao ông không về quê ở hẳn với thân nhân, Trúc Phương đã trả lời “Má của tôi thì già yếu đang ở dưới quê Cầu Ngang (Trà Vinh), nhưng bà nghèo quá, lại phải nuôi đám cháu nheo nhóc, không đủ ăn … nên tôi không thể về đó để làm khổ cho bà thêm nữa .”
    Ở dưới tỉnh nhà Trà Vinh với bạn bè xưa cũ một thời gian, Trúc Phương lại tìm đường về Sài Gòn. Ban ngày ông làm thuê, làm mướn đủ mọi thứ nghề và lang thang khắp nơi.
    Ông có tâm sự lại vài lời xót xa, nghẹn ngào, xúc động trên một đoạn video clip ngắn ngủi về đời sống của chính bản thân ông lúc đó như sau :

    “Sau cái biến cố cuộc đời, tôi sống cái kiểu rày đây mai đó,”bèo dạt hoa trôi”…Nếu mà nói đói thì cũng không đói ngày nào, nhưng mà no thì chẳng có ngày nào gọi là no…Tôi không có cái mái nhà, vợ con thì cũng tan nát rồi, tôi sống nhà bạn bè, nhưng mà khổ nổi hoàn cảnh họ cũng bi đát, cũng khổ, chứ không ai đùm bọc ai được…đến nửa lúc đó thì vấn đề an ninh có khe khắc, lúc đó thì bạn bè tôi không ai dám “chứa” tôi trong nhà cả, vì tôi không có giấy tờ tùy thân, cũng chẳng có thứ gì trong người cả.Tôi nghĩ ra được một cách..là tìm nơi nào mà có khách vãng lai rồi mình chui vào đó ngủ với họ để tránh bị kiểm tra giấy tờ…Ban ngày thì lê la thành phố, đêm thì phải ra xa cảng thuê một chiếc chiếu, 1 chiếc chiếu lúc bấy giờ là 1 đồng…thế rồi ngủ cho tới sáng rồi xếp chiếc chiếu trả người ta..thế là mình lấy 1 đồng về….như là tiền thế chân…Một năm như vậy, tôi ngủ ở xa cảng hết 9 tháng…Mà nói anh thương…khổ lắm….Hôm nào mà có tiền để đi xe lam mà ra sớm khoảng chừng năm giờ có mặt ngoài đó thế rồi thuê được chiếc chiếu trải được cái chỗ lịch sự chút tương đối vệ sinh một tí mà hôm nào ra trễ thì họ chiếm hết rồi, những chỗ sạch vệ sinh họ chiếm hết rồi ,tôi đành phải trải chiếu gần chỗ “thằng cha đi tiểu vỉa hè”, thế rồi cũng phải nằm thôi.Tôi sống có thể nói là những ngày bi đát…mà lẽ ra tôi nên buồn cho cái hoàn cảnh như thế nhưng tôi không bao giờ buồn …Tôi nghĩ mà thôi , còn sống cho tới bây giờ và đó cũng là một cái chất liệu để tôi viết bài sau này..
    Một kỷ niệm khó quên do ông Tín Đức – hội viên Hội Văn Nghệ Vĩnh Long kể về Trúc Phương (đã được đăng trên báo Tuổi Trẻ), nay xin trích dẫn lại để các bạn theo dõi:

    “Có một kỷ niệm tôi nhớ mãi là vào năm 1988, lúc này Trúc Phương đang sống ở Sài Gòn, tôi đang theo học Trường đại học Mỹ thuật. Ngoài giờ học, tôi cùng một số bạn bè đi làm thêm về mỹ thuật cho nhà hàng Ðại Dương (nằm trên đường Kỳ Ðồng, gần nhà thờ Chúa Cứu Thế, Q.3) do thầu khoán Chín Củi lãnh xây dựng. Anh Chín Củi gốc là dân Trà Vinh, quen thân với anh Trúc Phương, đã cưu mang anh trong thời gian này.

    Gần chỗ công trình đang xây dựng có một quán cơm bụi giá rẻ như bèo. Hằng ngày, chúng tôi thường cùng ra ăn cơm ở đó. Hôm đó nhằm chiều thứ bảy cuối tuần, anh Chín Củi dẫn cả bọn tôi ra quán cơm bụi này để bồi dưỡng ...cơm bình dân và lai rai rượu thuốc. Anh Trúc Phương dù không uống rượu nhưng cũng ngồi chung với chúng tôi. Cuộc vui kéo dài nửa chừng, trời bắt đầu mưa tầm tã. Bất chợt có hai người hành khất, một cụt chân, một mù hai mắt đội mưa bước vào! Cả hai - một đàn guitar thùng, một hát bài Mưa nửa đêm.

    Lúc đó ánh mắt của anh Trúc Phương tối sầm lại. Anh lẩm bẩm: "Nhạc của mình biến thành nhạc ăn mày rồi!".

    Thấy vậy, anh Chín Củi đứng dậy, kéo tay hai người hành khất kia, miệng nói:

    - Lại đây hai chú em, ngồi xuống cùng ăn cơm và lai rai với chúng tôi cho vui.

    Khi cả hai cùng ngồi xuống, bất chợt Trúc Phương buột miệng:

    - Hai chú mày hát nhạc của ai, biết không?

    Một người nhanh nhảu trả lời:

    - Dạ biết, nhạc Trúc Phương đó!

    Trúc Phương cười buồn, mắt ngân ngấn nước:

    - Trúc Phương chính là anh, chính tác giả đây!

    Hai người ăn mày sửng sốt trong giây phút, rồi người cụt chân chợt quỳ sụp xuống, hai tay nâng cây đàn lên ngang mày, miệng nói:

    - Ôi, em xin bái kiến sư phụ. Em hát nhạc của sư phụ, mãi đến hôm nay mới được diện kiến sư phụ. Xin sư phụ chỉ giáo cho em!

    Trúc Phương cầm lấy cây đàn:

    - Ðể anh hát tặng mấy chú em bài hát này nhé!

    Tôi muốn hỏi có phải vì đời chưa trọn vòng tay/ Có phải vì tâm tư giấu kín trang thư còn đây/ Nên những khi mưa nửa đêm/ Làm xao xuyến giấc ngủ chưa đến tìm... Anh hát say sưa giữa hè phố Sài Gòn, hát tặng những người hành khất trong một quán cơm nghèo! Những người lao động có mặt trong buổi chiều mưa hôm đó ngồi lặng lẽ rồi lần lượt đến vây quanh anh. Cô bé con chủ quán cơm xúc động, giơ tay dụi mắt giấu lệ! Hôm ấy, Trúc Phương hát như một lời than đau đớn...”

    Có thể nói rằng một điều là suốt mấy chục năm trời và cho đến hôm nay đã có rất nhiều ca sỹ , trung tâm băng nhạc, hãng đĩa đã thu âm, hát lại nhạc của ông, nhưng chắc chắn là ít có người đã biết tin ông âm thầm từ giã cõi đời trong cảnh nghèo nàn, bi đát và cô đơn trong căn phòng trọ tồi tàn, nhỏ hẹp ở quận 11, Sài Gòn vào ngày 18 tháng 9 năm 1995 (theo tài liệu của ông Tín Đức là ngày 21-9-1996), tài sản của ông có được lúc đó chỉ là một đôi dép…

    P/s: Bài viết này tôi thực hiện không phải vì trách nhiệm, cũng không phải là sự ca ngợi suông về một tài năng đã ra đi, mà vì một sự thành tâm kính trọng, khâm phục tài năng và tưởng nhớ của cá nhân tôi dành cho cố nhạc sĩ Trúc Phương.
    Xem tiếp...

    CÂU CHUYỆN VỤ ÁN 48

    (ĐC sưu tầm trên NET)

    10 vụ án chấn động thế giới năm 2012

    Một năm 2012 đầy chật vật trong nỗi bán tín bán nghi “năm tận thế” cuối cùng cũng qua đi. Trong sự ảm đạm của nền kinh tế toàn cầu, những vụ án nghiêm trọng dù không ai muốn nhưng vẫn tiếp diễn với nhiều tình tiết kinh hoàng. Dưới đây là 10 vụ án được xem là chấn động nhất trong năm qua.

    Xả súng tại trường tiểu học Sandy Hook
      10 vụ án chấn động thế giới năm 2012 - Ảnh 1 Trường tiểu học Sandy Hook
    Khi không khí của kỳ nghỉ Giáng sinh đang tràn qua từng con phố thì người dân không chỉ nước Mỹ mà còn trên toàn thế giới giật mình thảng thốt trước vụ thảm sát kinh hoàng ở thành phố Newtown, bang Connecticut. 9h30 ngày 14/12, tay súng Adam Lanza, 20 tuổi đã xông vào trường tiểu học Sandy Hook và xả súng điên cuồng.
    Tổng cộng, 28 người thiệt mạng trong vụ thảm sát kinh hoàng thứ 2 trong lịch sử nước Mỹ này, gồm cả nghi phạm và mẹ của hắn là Nancy Lanza. 8 bé trai, 12 bé gái đã về với Chúa trời khi mới 6, 7 tuổi. Vụ việc đã ngay lập tức buộc giới chức Mỹ phải cân nhắc việc thắt chặt luật kiểm soát vũ khí tại nước này.
    Thảm sát tại rạp chiếu phim Colorado
      10 vụ án chấn động thế giới năm 2012 - Ảnh 2 James Eagan Holmes
    Ngày 20/7/2012, hàng triệu người trên khắp thế giới đổ xô đến những rạp chiếu phim đông đúc để trở thành một trong những người đầu tiên được xem tập mới nhất trong loạt phim về “Người Dơi” có tên The Dark Knight Rises. Tuy nhiên, tại thành phố Aurora, bang Colorado của nước Mỹ, trước khi bộ phim được công chiếu, một thảm kịch kinh hoàng đã xảy ra.
    James Eagan Holmes - một sinh viên đã bỏ học của trường đại học Colorado - đã xông vào rạp chiếu phim từ cửa thoát hiểm.
    Thanh niên 24 tuổi này đã ném một quả bom chứa khí độc về khía khán phòng rồi rút khẩu súng trường Smith & Wesson M&P 15, một khẩu súng ngắn Remington 870 Express Tactical và 2 khẩu súng ngắn Glock 22 ra, nhằm thẳng đám đông những người đang tụ tập tại rạp chiếu phim.
    Tổng cộng đã có 22 người thiệt mạng và 58 người bị thương. Holmes sau đó đã tự nộp mình cho cảnh sát và đến ngày 30/7 vừa qua, kẻ sát nhân này đã bị buộc 24 tội danh giết người ở cấp độ 1 và 116 tội danh âm mưu giết người.

    Vợ ông Bạc Hy Lai bị buộc tội giết người
      10 vụ án chấn động thế giới năm 2012 - Ảnh 3 Vợ chồng bà Cốc Khai Lai và ông Bạc Hy Lai
    Tháng 3/2012, ngôi sao đang lên trên chính trường Trung Quốc Bạc Hy Lai đã bị bãi miễn chức vụ Bí thư thành ủy Trùng Khánh chỉ vài tháng trước cuộc chuyển giao quyền lực 10 năm một lần tại Trung Quốc.
    Vụ bê bối của Bạc bị phanh phui sau khi cấp dưới của ông ta là Vương Lập Quân chạy vào Lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô để trình báo về nghi vấn bà Cốc Khai Lai – vợ ông Bạc – có liên quan đến vụ giết hại doanh nhân người Anh Neil Heywood. Ít lâu sau, bà Cốc đã bị bắt giữ và bị kết án tử hình về tội giết người.
    Còn ông Bạc hiện bị giam giữ vì cáo buộc vi phạm kỷ luật đảng và dự kiến sẽ bị Tòa án tối cao xét xử trong một ngày gần đây.
    Vụ bê bối tình dục của Saville
      10 vụ án chấn động thế giới năm 2012 - Ảnh 4 Jimmy Savile
    Một năm sau khi qua đời, Jimmy Savile – ngôi sao truyền hình từng được yêu thích nhất ở Anh - đã bị phanh phui bê bối lạm dụng tình dục trẻ em gây chấn động đất nước.
    Một nguồn tin cấp cao tham gia vào cuộc điều tra cho biết, tổng cộng đã có 450 người đứng ra tố cáo cựu ngôi sao của đài BBC, chủ yếu là cáo buộc tấn công tình dục. Savile bị cáo buộc về 31 vụ hiếp dâm tại 7 vùng khác nhau trên khắp nước Anh.
    80% nạn nhân của Savile là nữ giới và người dẫn chương trình danh tiếng một thời này được cho là một trong những tên tội phạm tình dục tồi tệ nhất trong lịch sử Anh.
    Lời thú tội sau 33 năm
    Ngày 25/5/1979, một cậu bé 6 tuổi tên Etan Patz bỗng dưng mất tích khi tự mình bắt xe buýt đến trường ở quận Manhattan. Một thẩm phán sau đó đã buộc tội giết chết Patz đối với một kẻ từng bị buộc tội lạm dụng trẻ em nhưng thi thể đứa bé chưa bao giờ được tìm thấy.
    Mọi việc sẽ mãi chìm vào quên lãng nếu không có việc đầu năm 2012, một người đàn ông tên Pablo Hernandez, 51 tuổi thú nhận rằng ông ta mới là kẻ giết người.
    Theo lời Hernandez, ông ta đã dụ dỗ và giết hại bé Patz khi đang làm việc ở một cửa hàng ở SoHo, quận Manhattan. Hernandez sau đó đã bị buộc tội giết người ở cấp độ 2 nhưng câu hỏi mà các thẩm phán cần phải trả lời là làm thế nào để có thể kết án người đàn ông này chỉ với bằng chứng là sự thú nhận của ông ta.
    Cắn nát mặt người vì “phê” ma túy
    Ngày 26/5/2012, tên Rudy Eugene đang lái xe đến nhà một người bạn chơi thì chiếc xe bỗng bị xịt lốp. Hắn liền xuống xe và đi bộ về nhà. Dưới cái nắng oi bức của mùa hè, gã đàn ông 31 tuổi đã cởi bỏ dần quần áo và khi đến cầu MacArthur Causeway thì thành ra khỏa thân.
    Trên cầu, Ronald Poppo – một người đàn ông vô gia cư, 65 tuổi – đang say sưa ngủ. Thấy vậy, Eugene liền nhảy lên người Poppo, tìm cách lột quần áo, xông vào cắn xé ông này. Vụ tấn công đã được camera giám sát ghi lại và những người đi đường đã gọi điện báo cảnh sát. Vì không thể ngăn được Eugene nên cảnh sát sau đó đã bắn chết Eugene.
    Theo kết quả y khoa, hơn 75% khuôn mặt của Poppo đã bị cắn nát, trên người có nhiều vết thương. Trong khi đó, giám định pháp y cho thấy tên Eugene đã dùng ma túy trước khi gây án.
    “Trùm” Megaupload bị bắt
    Trang web chia sẻ dữ liệu Megaupload của Kim Dotcom có lúc lưu trữ đến 50 petabytes (50 triệu tỉ byte) dữ liệu. Theo FBI, người đàn ông cao đến hơn 2m, nặng khoảng 136kg này đã kiếm được đến 175 triệu USD nhờ việc sao chép, chia sẻ các bộ phim, chương trình truyền hình và phần mềm có bản quyền.
    Dotcom, 38 tuổi, bị bắt tại biệt thự của mình ở Coatesville, New Zealand hồi tháng 1/2012, sau một cuộc điều tra do FBI dẫn đầu và kéo dài trong 2 năm. Nhưng vì tính phức tạp trong vấn đề pháp lý của vụ việc nên phiên điều trần về cáo buộc vi phạm bản quyền của Dotcom đã bị lùi từ tháng 8/2012 sang tháng 3/2013.
    Anders Behring Breivik bị kết án
    Trong suốt một thời gian dài, phòng xử án trong phiên tòa xét xử một trong những kẻ giết người hàng loạt nguy hiểm nhất trong lịch sử đã bị biến thành nơi để Breivik trình bày đi trình bày lại quan điểm của hắn về sự xâm nhập của người Hồi giáo và người không theo Kito giáo vào châu Âu.
    Phiên tòa không hề tập trung vào những câu hỏi về tội danh của Breivik khi hắn cho nổ tung một chiếc xe bom ở thủ đô Oslo và bắn chết 69 người ở đảo Utoya.
    Câu hỏi được đem ra tranh luận lại là: đâu mới là mức án phù hợp với tội danh của Breivik khi mà hắn được cho là đã bị điên. Cuối cùng, sau nhiều tranh cãi, một nhóm các chuyên gia tâm lý đã tuyên bố Breivik không bị điên. Vì thế, hắn đã phải nhận mức án 21 năm tù – một mức án mà nhiều người cho là quá nhẹ với một tội ác kinh hoàng đến như vậy.
    Cảnh sát Drew Peterson bị buộc tội giết vợ
    Sau 2 lần tan vỡ hôn nhân, cựu trung sỹ cảnh sát thành phố Bolingbrook, Illinois đã gặp người vợ thứ 3 là cô Kathleen Savio. Tuy nhiên, 6 tháng sau vụ ly hôn đầy tranh cãi, ngày 1/3/2004, Savio đã thiệt mạng trong một vụ việc được cho là vô tình chết đuối, dù có rất nhiều tình tiết đáng ngờ trong cái chết của nạn nhân. Nhưng phải đến khi người vợ thứ 4 của Peterson là Stacey Ann Cales biến mất vào tháng 10/2007, nhà chức trách mới mở lại vụ việc của Kathleen Savio.
    Thi thể của Savio sau đó đã được khai quật và nguyên nhân tử vong cuối cùng được xác định là một vụ giết người nhưng đã được dàn dựng cho giống với một tai nạn. Năm 2009, Peterson đã phải ra hầu tòa về tội giết người. Đến cuối tháng 11/2012, Drew Peterson đã bị buộc tội giết chết Kathleen Savio. Người đàn ông này sẽ bị kết án vào ngày 10/1 tới đây. Trong khi đó, cô vợ thứ 4 Stacey Peterson vẫn đang mất tích.
    “Nữ hoàng cocaine” Griselda Blanco bị sát hại
    Tháng 9/2012, Griselda Blanco, 70 tuổi, đã bị một tay súng đi trên xe mô tô bắn chết khi đang cùng con dâu đi mua đồ tại thị trấn quê nhà Medellin, Colombia. Người phụ nữ được xem là một trong những “kiến trúc sư” của ngành kinh doanh ma túy trái phép này đã cùng chồng bắt đầu sự nghiệp ở thành phố New York của Mỹ từ những năm 1970. Dần dà, bà ta đã xây dựng được một mạng lưới cung cấp ma túy trải dài trên tất cả những ngóc ngách của Mỹ và Colombia.
    Blanco ở thời kỳ đó là một nhân vật lẫy lừng về độ giàu có cũng như mức độ bạo lực mà bà ta sử dụng trước những đối thủ kinh doanh cái chết trắng. Giới chức Miami cho rằng người phụ nữ này có dính líu đến ít nhất 40 vụ giết người. Blanco cũng trở thành một huyền thoại trong giới buôn ma túy khi “sáng lập” ra phương thức ám sát bằng xe mô tô và cả hành vi giết chồng dã man.
    Năm 1985, Blanco bị kết án 10 năm tù về tội buôn ma túy. Năm 2004, bà ta bị trục xuất về Colombia sau khi thụ xong một phần bản án 20 năm tù vì tội giết người.
    Theo PLVN

    Những vụ án chấn động chưa có lời giải trên thế giới

    04/05/2016 11:58:10
    Đây đều là những vụ án giết người tàn nhẫn và đẫm máu, nhưng đến nay vẫn chưa tìm ra hung thủ thật sự.
    Không phải vụ án nào cảnh sát cũng phá được Trên thế giới có không ít vụ án mạng đẫm máu nhưng đến nay nó vẫn là một câu đố chưa tìm thấy đáp án cũng như vẫn còn là nỗi ám ảnh của nhiều người.
    1. Jack the Ripper (1888)
    Đây là tên người ta đặt cho tên gã sát nhân, đồng thời là tên vụ án giết người hàng loạt xảy ra tại khu vực phía đông giáo đường Whitechapel. Nạn nhân là những cô gái bán dâm. Họ bị cắt cổ họng và đâm liên tục lên cơ thể. Sau đó, gã sát nhân sẽ móc nội tạng của những cô gái này ra.
    Tuy nhiên, cảnh sát chưa bao giờ tìm ra đầu mối về kẻ giết người này vì sau khi gây án, hắn hoàn toàn chìm vào trong bóng đêm. Có giả thuyết, đó là một nhóm tội phạm. Nhưng dù thế nào, đến nay Jack the Ripper vẫn là vụ án kinh hoàng không có lời giải khiến nhiều người phải nổi da gà.
    2. Quỷ chặt đầu người bằng rìu ở New Orleans (1918 - 1919)
    Những vụ chặt đầu người xảy ra ở Italia. Gã sát nhân nhiều khả năng là người da trắng, có thù oán sâu nặng với những người mở tiệm tạp hóa tại đất nước hình chiếc ủng này. Ít nhất có 8 người chủ tiệm tạp hóa đã bị sát hại.
    Thủ đoạn gã sát nhân này thường dùng là nhân lúc ban đêm, cậy cửa lẻn vào nhà và dùng búa chặt đầu người đang ngủ say. Vụ án kéo dài từ năm 1918 đến tháng 10/1919 thì đột ngột dừng lại. Người ta đặt ra giả thuyết gã sát nhân đã qua đời. Nhưng đến nay, mọi thôi tin về kẻ gây án cũng như động cơ giết người vẫn còn là câu đố bí ẩn.
    3. Giết người dưới ánh trăng (1946)
    Đây cũng là một trong số vụ án nổi tiếng vì đi vào ngõ cụt, được ghi lại trong "Bách khoa toàn thư về các vụ giết người". Gã sát nhân là một kẻ thích SM. Nửa đầu năm 1946, có tổng cộng 3 nam 2 nữ sống tại một thị trấn nhỏ ở tiểu bang Arkansas (Mỹ) đã bị giết dưới đêm trăng tròn.
    Kẻ bị tình nghi là hung thủ đã tự tử trên một đường tàu vài ngày sau khi vụ thảm sát diễn ra. Đến nay, bí ẩn xung quanh câu chuyện giết người dưới ánh trăng vẫn chưa được giải đáp.
    4. Giết người chặt đầu ở Cleveland (1933 - 1937)
    Vụ án giết người chặt đầu ở Cleveland, thuộc bang Ohio (Mỹ) xảy ra trong 4 năm liền được phán đoán do một nhóm người gây ra. Mỗi lần gây án, những kẻ này lại giết 2 người, băm xác và trộn lẫn vào nhau, đồng thời mang đầu của nạn nhân đi.
    Sau một thời gian gây ra nỗi ám ảnh cho người Mỹ cũng như khiến cảnh sát đau đầu vì không tìm ra hung thủ, những vụ giết người bất ngờ dừng lại năm 1937. Đến nay, nó vẫn là một trong những bức màn bí ẩn chưa được vén.
    5. Lizzie Bowden (1892)
    Tuy không thừa nhận, nhưng rất nhiều cho rằng Lizzie Bowden chính là thủ phạm gây ra vụ án giết người bằng rìu đẫm máu tại Fall River, Massachusetts (Mỹ). Nạn nhân là cha và mẹ kế của cô. Cha cô bị chém 13 nhát còn mẹ kế chịu 18 nhát đến khi vỡ hộp sọ mới thôi.
    Sau hơn  nửa năm hầu tòa, cuối cùng Lizzie được xử trắng án vì không đủ chứng cớ buộc tội dù nhiều người cho rằng, trước đó cô đã nói bóng gió sẽ giết hại hai người này vì quá hận mẹ kế. Đến nay, liệu thực sự Lizzie Bowden có phải là hung thủ gây ra vụ thảm án hay không vẫn chưa có câu trả lời.
    Bạch Ngân - Theo Kejixun
    Xem tiếp...