Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

DU LỊCH QUÁ KHỨ 8/a (Bắc Kỳ)

(ĐC sưu tầm trên NET)

Thời kì Lê – Mạc và cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều

(1543 - 1592)




1

2

Sau khi Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê sơ, lập lên nhà Mạc. Năm 1533 một võ quan nhà Lê tên là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa, lập một người dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa là "phù Lê diệt mạc". Sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (nhà Mạc ở phía bắc).
Hai nhà Lê - Mạc đánh nhau liên miên, dai dẳng hơn 50 năm. Suốt một vùng từ Thanh - Nghệ ra bắc đều là chiến trường. Làng mạc điêu tàn, xơ xác. Mãi đến năm 1592, Nam triều chiếm được Thăng Long, họ Mạc chạy lên cao Bằng, chiến tranh Nam - Bắc triều mới chấm dứt.

Đã có vua Lê sao lại còn có chúa Trịnh?

22/02/2010 · 
Hà Nội, mùa hoa lộc vừng nở
Trong lịch sử Việt Nam, họ Lê đã lên ngôi vua trong 3 thời kỳ khác nhau :
  • Thời Tiền Lê : Mở đầu là vua Lê Đại Hành (tức Lê Hoàn)
  • Thời Hậu Lê :
    • Nhà Lê Sơ : Mở đầu là vua Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi)
    • Nhà Lê Trung Hưng : Mở đầu là vua Lê Trang Tông (tức Lê Duy Ninh)
Vua Lê chúa Trịnh là nhắc tới thời nhà Lê Trung Hưng với việc đưa chúa Chổm trở lại thành vua. Như đã biết, sau khi đánh tan Mạc Đăng Dung, Nguyễn Kim đã đưa Lê Duy Ninh trở lại làm vua. Trịnh Kiểm xuất thân trong gia đình nghèo nhưng có chí, gia nhập đội quân của Nguyễn Kim. Sau quá trình đi theo Nguyễn Kim lập được nhiều công lao, Trịnh Kiểm đã được Nguyễn Kim gả con gái Ngọc Bảo cho. Tương truyền Nguyễn Kim và các con của mình sau đó lần lượt đã bị Trịnh Kiểm ám hại (duy chỉ có một người con thứ là Nguyễn Hoàng xin vào Nam giữa đất Thuận Hóa sau này trở thành chúa Nguyễn). Tới khi Lê Trang Tông mất, Trịnh Kiểm lập con của Trang Tông lên lấy hiệu là Trung Tông. Trung Tông lên ngôi không lâu cũng mất, Trịnh Kiểm muốn tiếm quyền nhà Lê nhưng không dám bèn đi hỏi Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trạng Trình không tiếp sứ giả mà chỉ nói vọng ra ngoài “Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản“. Trịnh Kiểm hiểu ý bèn bỏ ý định chiếm ngôi, đi tìm người trong dòng dõi nhà Lê để tôn tiếp lên làm vua nhưng bên trong thì mình nắm hết quyền hành. Do vậy thời này mới có cả vua Lê lẫn chúa Trịnh.
Ngoài việc tiếm quyền của Nguyễn Kim và các con, Trịnh Kiểm được sử gia đánh giá là một người giỏi giang. Một chi tiết cũng khá thú vị trong giai đoạn này là chính Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng là người mách nước cho Nguyễn Hoàng bằng câu “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân“. Do đó ông này mới xin được chuyển vào phía Nam, tránh được họa diệt thân từ Trịnh Kiểm và làm nên nhà Nguyễn sau này.

Nhà Hậu Lê

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhà Hậu Lê (Hán-Nôm: 家後黎・後黎朝, nhà Hậu LêHậu Lê triều; 1427-1789) là một triều đại phong kiến Việt Nam, tồn tại sau thời Bắc thuộc lần 4 và đồng thời với nhà Mạc, nhà Tây Sơn trong một thời gian, trước nhà Nguyễn.
Nhà Hậu Lê do Lê Thái Tổ lập ra, được phân biệt với nhà Tiền Lê (980-1009) do Lê Đại Hành lập ra cuối thế kỷ 10. Nhà Hậu Lê gồm có 2 giai đoạn:
Cách gọi nhà Hậu Lê bao gồm cả 2 giai đoạn Lê sơLê trung hưng. Đặc biệt, thời Lê Trung Hưng tuy kéo dài nhưng các Hoàng đế nhà Lê mất thực quyền, chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Thời kỳ đầu gọi là Nam Bắc triều, nhà Lê và nhà Mạc chia đôi nước Đại Việt.
Khi nhà Mạc bị đánh bại phải chạy lên Cao Bằng (1592, tới năm 1677) thì công thần có công đánh Mạc là họ Trịnh đã nắm hết quyền hành. Công thần họ Nguyễn không thần phục họ Trịnh, ly khai ở phía nam, do đó phần lớn hậu kỳ thời Lê trung hưng, nước Đại Việt lại bị chia cắt bởi chúa Trịnhchúa Nguyễn, gọi là Trịnh Nguyễn phân tranh.
Lịch sử nhà Hậu Lê được đề cập chi tiết tại 2 bài nhà Lê sơ, nhà Lê Trung hưng


    TNĐT- Đồn Úc Kỳ thuộc xã Nhã Lộng, Phú Bình là nơi Nguyễn Danh Phương tụ quân khởi nghĩa chống lại triều đình phong kiến Lê-Trịnh. Cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng Đồn Úc kỳ đã trở thành nhân chứng của một thời oanh liệt, là niềm tự hào của nguời dân Phú Bình.

    Đầu thế kỷ XVIII, triều đình phong kiến Lê - Trịnh suy tàn, vua chúa ăn chơi sa đọa, quan lại tham nhũng quan liêu, chính quyền phong kiến không quan tâm đến đời sống nhân dân, thiên tai dịch bệnh xảy ra, đó chính là nguyên nhân các cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp nơi. Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Danh phương là cuộc khởi nghĩa kéo dài làm cho triều đình điêu đứng, lún sâu vào bước đường suy vong.

    Nguyễn Danh Phương biệt danh là Quận Hẻo, quê ở Vĩnh Phúc. Cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo kéo dài 10 năm (1740 -1750). Ông đã dựa vào địa thế hiểm trở của vùng đất Thái Nguyên để lãnh đạo nhân dân chống lại triều đình. Ngoài  đại bản doanh ở núi Độc Tôn, Phổ Yên, Thái Nguyên ông lấy đồn Úc Kỳ, Phú Bình làm căn cứ tập trung lực lượng, tích trữ lương thảo chống lại triều đình.

    Đồn Úc Kỳ được xây dựng trên một quả đồi thấp, nằm án ngữ con đường từ Thái Nguyên xuống Hà Châu, đồn tiếp giáp với nhiều cánh đồng màu mỡ của huyện Đại Từ do đó có thể cung cấp sức người, sức của cho nghĩa quân. Trong đồn có sân rộng để nghĩa quân luyện tập, có một dãy nhà ở và một số giếng nước. Phía Bắc đồn có một con suối lớn, khi nước đầy trở thành hào bảo vệ đồn, phía đông nam có một khúc sông sâu làm tăng thêm sự kiên cố của đồn. Với kiến trúc như vậy đồn Úc Kỳ trở thành một thành lũy kiên cố của nghĩa quân Nguyễn Danh Phương.

    Năm1749, sau khi đã dẹp xong các cuộc khởi nghia khác trong nước, triều đình Lê - Trịnh quyết định tập trung lực lượng công phá đồn Úc Kỳ và đánh dẹp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương.

    Năm 1750, triều đình cử nhiều tướng giỏi có kinh nghiệm đàn áp cuộc khởi nghĩa. Quân triều đình chia làm 4 đạo tiến đánh đồn Úc Kỳ, nghĩa quân đã chống trả quyết liệt. Đích thân chúa Trịnh Doanh cưỡi trên mình voi trao kiếm cho  Nguyễn Phan, một tướng dày dạn kinh nghiệm của triều đình hạ lệnh phải tiêu diệt bằng được đồn Úc Kỳ.

    Đồn Úc Kỳ bị công phá, cơ sở cung cấp súc người, sức của cho nghĩa quân không còn, thủ lĩnh Nguyễn Danh Phương bị bắt, cuộc khởi nghĩa bị tan rã.

    Ngày nay ở Phú Bình vẫn còn dấu vết của đồn Úc Kỳ với những phế tích của một thời oanh liệt.
    TNĐT (G.T) 

    QUẬN HE NGUYỄN HỮU CẦU VỚI HỎA NGƯU TRẬN ĐỘC ĐÁO

    Hỏa Ngưu Trận
    Hỏa Ngưu Trận

    Nguyễn Hữu Cầu (?–1751) xuất thân trong gia đình nông dân nghèo huyện ở huyện Thanh Hà, Hải Dương. Ông có tài cả văn lẫn võ, lại bơi lội rất giỏi nên còn được gọi là quận He (He là tên một loài cá biển). Khi tập hợp nông dân khởi nghĩa chống tập đoàn Lê – Trịnh, ông đã lấy vùng Đồ Sơn làm căn cứ từ năm 1741 – 1751. Nghĩa quân có lúc đông tới hàng vạn người, chúa Trịnh nhiều lần cử quân đến đánh dẹp nhưng đều bị quân Nguyễn Hữu Cầu đánh cho tan tác. Tuy vậy, những nỗ lực của chúa Trịnh cũng đạt được thành quả nhất định. Trong một trận đánh không không cân sức, nghĩa quân đã bị bao vây bốn phía, gần như không còn đường thoát. Quận Trịnh tin chắc sẽ bắt được Nguyễn Hữu Cầu nên đã bắc loa dụ hàng nghĩa quân.

    Trong hoàn cảnh ấy, Nguyễn Hữu Cầu đã huy động toàn bộ số trâu của nông dân trong vùng để thực hiện Hỏa ngưu trận. Ông cho buộc những mũi lao nhọn vào sừng và hai bên sườn từng con trâu. Sau đó, đuôi trâu được buộc giẻ tẩm nhựa thông và châm lửa đốt đồng loạt.
    Đàn “trâu lửa” điên cuồng vì nóng lao thẳng vào nơi tợp hợp của quân Trịnh, húc và dẫm đạp dữ dội làm đội quân này rối loạn. Nhân đó, Nguyễn Hữu Cầu tung quân chủ lực ra đánh khiến quân Trịnh tan vỡ…
    Sách Binh Thư Yếu Lược viết về chiến thuật này như sau: “Dùng con trâu già bỏ đi, buộc dao sắc vào sừng, hai bên mình cặp tre sát vào chân cho không thể quay được, trên lưng đội một ống pháo sắt lớn chứa một đấu thuốc, thuốc để quanh co ở trong pháo; pháo chứa những thuốc liệt hỏa, thần sa, thần hỏa. Phàm khi quân giặc rất nhiều quân ta rất ít, dùng trâu ấy xông vào người ngựa gặp phải tức thì tan nát. Khi xông vào trận giặc thì lửa phát pháo nổ, thế như sấm động, ầm một tiếng không kịp bịt tai. Dù khó nhọc mấy ở trong mấy trùng vây của giặc cũng phá tan được”.

    HOÀNG CÔNG CHẤT VỚI CÔNG CUỘC
    TIỄU TRỪ GIẶC PHẺ GIẢI PHÓNG TÂY BẮC (1751-1769)

                                                                        TS. Phạm Văn Lực
                                                                                Khoa Sử - Địa, Trường Đại học Tây Bắc
      
    Abstract: The writing mentions the chaotic situation of the Northwest in the period of the ninth – eighteenth century and the role of Hoang Cong Chat in the eradication of Phe Invader in order to liberate the Northwest, contribute to the protection of the nation’s special strategic frontier.
    Tóm tắt 
    Bài viết đề cập đến tình hình loạn lạc của Tây Bắc trong thời kỳ từ IX đến XVIII và vai trò của Hoàng Công Chất trong việc tiễu trừ giặc Phẻ giải phóng Tây Bắc, góp phần bảo vệ vùng biên ải có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng của Tổ quốc.
    1. Đặt vấn đề
    Tây Bắc một phần của lãnh thổ Việt Nam, một bộ phận của Tổ quốc Việt Nam là địa bàn sinh sống lâu đời của trên 20 dân tộc anh em : Thái, Mông, Lự, Hoa, Kinh, Mường, Tày, Nùng, Dao, La Ha, Khơ Mú, Kháng, Mảng, Lào, La Hủ… 
    Trong lịch sử cũng như trong giai đoạn hiện nay, Tây Băc có tầm chiến lược quan trọng cả về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng và trong quan hệ giao lưu quốc tế. Xuất phát từ tầm quan trọng đó nên trong lịch sử Tây Bắc đã trở thành đối tượng nhòm ngó, xâm lược của nhiều thế lực ngoại bang, nhất là trong các thế kỷ IX đến thể kỷ XVIII, do đó công cuộc đấu tranh bảo vệ vùng biên ải Tây Bắc thiêng liêng của Tổ quốc được đặt ra hết sức bức thiết. Trong phạm vi của một bài viết, tôi xin đề cập đến vấn đề này như sau:
    2. Tình hình Tây Bắc trong các  thế kỷ IX-XVIII. 
    Từ đầu công nguyên, ở Tây Bắc đã có nhiều dân tộc: Khơ Mú, Kháng, Mảng, La Ha, Xinh Mun...(thuộc nhóm tiếng Nam á) và một số tụ điểm của cư dân thuộc nhóm tiếng Tày-Thái (Thái, Lào, Lự) sinh sống. Thời đó họ sống với nhau rất bình đẳng. Truyền thuyết quả bầu của dân tộc Thái có nói đến “333 giống Thái, 555 giống Xá; Xá ở địa vị làm anh, Thái ở địa vị làm em”. Đồng thời, ta cũng thấy nói giữa các nhóm dân tộc thuộc ngôn ngữ khác nhau này, quan hệ chủ yếu là đoàn kết hữu nghị. Văn hóa Thái ảnh hưởng đến văn hóa của các dân tộc khác và ngược lại. Cuốn sách mo của người Lự ở vùng Mường Thanh ghi lại: “Đó là thời kỳ thanh bình, người Lự, người Thái, người Xá ăn chung ở đụng, suốt ngày nghe tiếng cười dưới đồng, thâu đêm nghe tiếng trai gái tỏ tình bên đồi, bên nương…Lự chài ven sông được cá, Thái gặt lúa dưới đồng, Xá giã gạo bên sân nhà bình bong” [2, tr.57]
    Thế nhưng, từ thế kỷ IX do sự thiên di của nhóm cư dân Tày – Thái (Lự, Thái, Lào, San…) ở vùng Xíp xoong pănna thuộc miền nam Trung Quốc xuống phía nam và vào vùng Tây Bắc đã tạo nên những cuộc tranh chấp đất đai quyết liệt kéo dài giữa nhóm cư dân bản địa Nam á với các nhóm Thái vừa mới thiên di đến. Rồi sau đó giữa các chúa Thái, chúa Lự lại xung đột với nhau để khẳng định quyền bá chủ trong khu vực; kết quả người Lự vào chiếm cứ cánh đồng Mường Thanh (Điện Biên) và phát triển thế lực lên đến Lai Châu, Mường Lay, Sìn Hồ. Để chiếm cứ lâu dài và chống lại các chúa Thái, tại Mường Thanh, chúa Lự cho xây thành Tam Vạn rộng 1/5 cánh đồng bên trong chứa được 3 vạn cối giã gạo bằng guồng nước và 3 vạn quân nên tiếng Thái gọi là “Sam Mứn”, còn người Thái thất thế phải theo đường Tuần Giáo rút về chiếm cứ từ vùng Mường Muổi (Thuận Châu) trở xuống. Trong thế kỷ XI đến thế kỷ XVII các chúa Thái ở Mường Sang (Mộc Châu) lại lục đục với các chúa Thái ở Mường Muổi (Thuận Châu) và các chúa Thái vùng Mường Lay (Lai Châu)… Cứ như thế vùng đất Tây Bắc cho đến thế kỷ XVIII hầu như không lúc nào được bình yên. Các vương triều phong kiến dưới xuôi (Triều Lý, Trần, Lê) đã nhiều lần mang quân lên đánh dẹp nhưng do đường xá xa xôi, địa hình hiểm trở nên không mấy hiệu quả.
    Tình trạng loạn lạc ở Tây Bắc thời kỳ này, cộng với sự “nghiêng ngả” của các chúa Lự, lúc theo Việt chống Lào, lúc lại dựa vào Lào chống Việt, nhiều khi họ còn dung túng cho các chúa Thái bất mãn chống đối triều đình Trung ương dưới xuôi, mưu đồ cát cứ…Thực tế đó càng làm cho tình hình Tây Bắc thêm phức tạp “bản mường không yên vui”, dân tình đói khổ nên đã tạo cơ hội cho các đám giặc cỏ ở Lào và miền Nam Trung Quốc tràn sang cướp phá. 
    Khảng giữa thế kỷ XVIII, gữa lúc xung đột giữa các chúa Thái, chúa Lự ngày càng trở nên quyết liệt; triều đình phong kiến Trung ương lại suy yếu không còn đủ sức khống chế đến vùng Tây Bắc, lũ giặc Pẻ (hay còn gọi là Phọng, Nhuồn) - một tộc người trong nhóm cư dân Tày – Thái ở Thượng Lào và miền Vân Nam Trung Quốc do tên tướng tự xưng là Phạ chẩu Tin Tòng tràn sang cướp phá miền biên giới giữa nước ta với Lào, sau đó kéo vào chiếm cứ đất Điện Biên; các chúa Lự không chống nổi phải chạy lên vùng Mường Lự (Bình Lư), Sìn Hồ, kết thúc 19 đời chúa Lự ngự trị ở đất Mường Thanh [2, tr.67]. 
    Đúng lúc giặc Pẻ đang tìm cách để kéo xuống cướp phá Sơn La, thì phìa Khuyên muốn dựa vào chúng để tranh giành ngôi Chúa của chú ruột mình là Cầm Tom ở Mường Muổi (Thuận Châu- Sơn La) nên y đã đưa đường cho bọn giặc tràn xuống cướp phá Sơn La gây bao cảnh tang tóc cho bản, mường…Trước sự cướp phá của giặc Pẻ, các chúa Thái phải cầu cứu triều đình phong kiến dưới xuôi mang quân lên đánh dẹp và phải vất vả lắm quân triều đình mới đuổi được chúng về Mường Thanh. Thế nhưng, tại đây giặc Pẻ lại ngày càng trở nên hung hãn, thả sức cướp phá, gay bao tội ác với bản mường; chúng thẳng tay tàn sát nhân dân, hãm hiếp đàn bà, con gái; man dợ hơn chúng còn bắt tất cả trẻ em trong vùng dồn vào một cánh đồng trũng, sau đó tháo nước vào giết hết, đến khi nước cạn cả cánh đồng phơi trắng đầu lâu và xương người. Vì thế đồng bào Thái ở Điện Biên gọi cánh đồng này là “Tòng Khao” nhằm ghi lại tội ác tày trời của lũ giặc Pẻ; hoặc như cánh đồng Hong Cúm (gọi nhầm là Hồng Cúm) mang tên đó là vì xưa nhân dân chạy giặc không kịp, vứt lại đó các “cúm” là các hòm đan bằng tre hay mây đựng các vật báu; hoặc như khe Hong Ma Nao (tức khe chó rét) mang tên đó vì do đồng bào quá khiếp sợ giặc Pẻ phải chạy trong đêm, quá vội vớ nhầm chó tưởng là con địu đi, đến khe trên sờ đến địu mới biết là chó, bèn vứt bỏ lại đó, lũ chó bị rét chết hàng loạt …[2, tr.70] 
    Giặc dã đã làm cho dân chúng Mường Thanh phải phiêu dạt khắp nơi, căn thù giặc Pẻ nhiều thủ lĩnh Thái và các dân tộc khác đã tập hợp lực lượng đánh lại, nhưng nhiều lần đều bị thất bại…Tất cả những người chống đối (cả gia đình, người thân của họ) đều bị chúng dùng cực hình tàn sát dã man, như cho voi dày, tẩm dầu vào đốt đến chết, đầu lâu bị mang ra bêu dưới chân thành Tam Vạn. Để tránh bị truy nã, một số người  phải chạy sang Mường Puồn (nay là tỉnh Sầm Nưa của Lào) và họ đã gặp nghĩa quân của Hoàng Công Chất mới từ dưới xuôi kéo lên đang trú tại đó; tất cả đều tự nguyện theo Ông để đi đánh giặc Pẻ giải phóng quê hương. 
    3. Nghĩa quân Hoàng Công Chất tiễu trừ giặc Pẻ, giải phóng Tây Bắc 
    Hoàng Công Chất (1706-1769), Ông còn có tên gọi là  Hoàng Công Thư, quê ở làng Đại Lan, huyện Đông An (Đại Quan, Châu Giang, Hưng Yên), cũng có tài liệu nói rằng Ông ở Phú Xuyên – Hà Tây, hoặc ở Vũ Thư -Thái Bình [3, tr.53]. Ông là một lãnh tụ nông dân kiệt xuất, dựng cờ khởi nghĩa chống lại triều đình Lê -Trịnh cứu dân nghèo vì nghĩa lớn “Bảo Quốc an dân” diệt cường hào ác bá, lấy của giàu chia cho dân nghèo, với hoài bão xoá bỏ bất công, lập lại kỷ cương, phục hưng đất nước thống nhất giang sơn, thái bình muôn thưở. 
    Từ năm 1739, Hoàng Công Chất - người anh hùng áo nâu đã tập hợp nông dân nghèo nổi dậy hoạt động ở vùng Sơn Nam. Nghĩa quân có sở trường về thuật đánh du kích “Khi tan, khi hợp”. Để tăng cường lực lượng chống lại triều đình họ Trịnh thời Lê mạt, từ năm 1739 đến 1741, Hoàng Công Chất luôn liên kết với các lãnh tụ khởi nghĩa nông dân khác như: Vũ Đình Dung, Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ hoạt động chiến thuyền khắp vùng hạ lưu sông Hồng. Năm 1739, viên đốc lãnh Sơn Nam Hoàng Kim Tào tiến đánh nghĩa quân nhiều lần không được. Năm 1740, Trịnh Doanh chia quân ra làm 3 đạo và cử Cao Quận công Trịnh Kinh tiến đánh theo đường bộ, Trịnh quận công Hoàng Công Kỳ và Nhạc thọ hầu Phạm Trần Công cầm đầu đánh hai cánh thuỷ binh, tiến dọc hai bờ sông Hồng; về sau họ Trịnh lại cử Nguyễn Trọng Cảnh thống lĩnh cả đạo quân đóng đồn ở huyện Thượng Nguyên (nay thuộc tỉnh Nam Định) để chế ngự các mặt. Cùng năm ấy, Trịnh Doanh lại phái đốc trán Vũ Tà Liên và Đõ Doãn Thành hợp binh đánh vào Đông An, huyện Khoái Châu (nay thuộc tỉnh Hưng Yên) nhưng không thắng nổi nghĩa quân.
    Đến năm 1743, Trịnh Doanh sai thống lĩnh Trương Nhiêu tập trung quân đánh vào nghĩa quân, nhưng không thành. Cuối năm 1743, Hoàng Công Chất trá hàng, tạo thời cơ chấn chỉnh lực lượng. Trịnh Doanh bằng lòng ban quân tước cho Hoàng Công Chất quản lĩnh một khu vực Sơn Nam nhưng với điều kiện Chất phải giải binh và về triều yết bái. Tuy nhiên, Hoàng Công Chất không nghe và chiếm lấy Khoái Châu, tiếp tục chống chúa Trịnh.
    Hoàng Công Chất vẫn chiếm giữ Khoái Châu suốt hai năm 1744 – 1745. Cuối năm 1745, Hoàng Công Chất cho quân tập kích bắt sống Hoàng Công Kỳ. Chiến thắng này cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chống chúa Trịnh của nông dân Sơn Nam. Từ năm 1746- 1748, Hoàng Công Chất phối hợp với Nguyễn Hữu Cầu (tức quận He) hoạt động ở vùng Sơn Nam, có lần đã bao vây chiếm phủ Ngự Thiên (tức huyện Hưng Nhân sau này, thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Đến cuối năm 1748, sau khi tấn công vào thành Thăng Long bị thất bại, Nguyễn Hữu Cầu về Sơn Nam hợp lực với nghĩa quân Hoàng Công Chất cùng chiến đấu. Chúa Trịnh tập trung quân đánh vào Sơn Nam. Trước sự tấn công mạnh mẽ của triều đình, nghĩa quân bị thất bại. Hoàng Công Chất phải chạy vào Thanh Hoá, liên kết với Lê Duy Mật (một hoàng thân của nhà lê bất mãn với chúa Trịnh chống lại Triều đình), còn Nguyễn Hữu Cầu thì vào Nghệ An. Đến năm 1751, Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương bị quân triều đình bắt được và bị tử hình, phong trào nông dân tạm lắng xuống. Cuộc khởi nghĩa Lê Duy Mật ở vào thế khó khăn, buộc phải chuyển địa bàn lên miền Trung du và Thượng Du. Hoàng Công Chất từ miền Thượng Du Thanh Hoá tiến sang Mường Puồn (nay là tỉnh Sầm Nưa của Lào) và lên hoạt động ở Tây Bắc. 
    Khi vào Tây Bắc, nghĩa quân Hoàng Công Chất đã phối hợp với quân của thủ lĩnh người Thái là tướng Ngải, tướng Khanh (Cương mục có chép Chất liên kết với thủ lĩnh Thành) đánh giặc Pẻ cứu dân, bảo vệ miền biên giới tổ quốc.
    Được sự ủng hộ của chúa Thái và các dân tộc giúp đỡ, nghĩa quân Hoàng Công Chất theo hai con đường từ Sông Mã tiến lên bao vây thành Tam Vạn. Trận đánh diễn ra hết sức quyết liệt. Giặc Phẻ không sao chống cự được, cuối cùng phải bỏ thành Tam Vạn chạy đến Pú Vằng (Khu đồi Độc Lập) hiện nay. Đến đây, giặc Pẻ đã huy động toàn bộ lực lượng  và dùng các loại vũ khí lợi hại nhất lúc bấy giờ như: súng to châm mồi thuốc súng, bắn đạn chì gém tầm gần, nghĩa binh của Hoàng Công Chất bị thương vong rất nhiều, không sao tiến lên được. Trong lúc khó khăn, một số nghĩa binh của Hoàng Công Chất là người Lự, người Lào tham mưu và hai tướng Ngải, Khanh hiến kế cho một bộ phận người Lào, người Lự tới trước cửa thành của phạ chẩu Tin Tòng (tướng giặc Pẻ) xin hàng, chúng tin là thật nên nhận. Đêm đến, quân Hoàng Công Chất tiến đánh, được bộ phận trá hàng làm nội gián đánh ra nên quân của Công Chất thắng lớn, chém được Tin Tòng. Tàn quân giặc Pẻ phải ngược sông Nậm Nú và Nậm Rốm chạy sang Lào.
    Đuổi được giặc Pẻ, Hoàng Công Chất một mặt ra sức củng cố lực lượng, tu sửa thành lũy để ổn định lâu dài ở Tây Bắc và chống lại triều đình phong kiến dưới xuôi; một mặt cũng hành binh lên phía Sìn Hồ, Bình Lư quy phục một số chúa Lự trước đây chạy trốn giặc Pẻ; đồng thời ông cũng tìm cách mở rộng thế lực xuống tận miền Tuần Giáo, Sơn La, phía Bắc Hòa Bình và sang đến miền “sông Thao nước đỏ”. Lúc đầu Hoàng Công Chất chọn thành Tam Vạn làm nơi đóng đại bản doanh. Sau đó, nhận thấy thành tuy rộng nhưng bố phòng sơ lược, không hợp với các loại vũ khí mới xuất hiện thời kỳ này như súng thần công, súng hỏa mai… lại không hợp với  việc phòng thủ từ mặt Lào sang cũng như từ dưới xuôi đánh lên, ông đã quyết định cho xây thành ở Chiềng Lè (nay thường gọi là thành Bản Phủ, thuộc xã Noong Hẹt, huyện Điện biên). Thành Bản Phủ rộng 80 mẫu, có vị trí lợi hại, dựa lưng vào sông Nậm Rốm, tiến thoái đều tiện lợi, có đường thành đắp bằng đất  ngoài trồng tre gai mang từ xuôi lên (tre ngà), bên ngoài có hào sâu 10 mét, rộng 4-5 mét voi ngựa có thể đi trên mặt thành. Thành có 4 cửa: đông, tây, nam, băc; ở mỗi cửa có đắp đồn cao, có vọng tiêu và lính gác. Trong thành có khu ngoại vi là nơi lính đóng. Trong thành Hoàng Công Chất còn cho quân lính đào 133 giếng và ao thuộc nhiều hình dạng khác nhau, mục đích để trữ nước cho nghĩa quân vào mùa khô. Hiện nay ở Điện Biên còn tìm thấy nhiều di tích của nơi nhà ở của quân lính, nơi làm xưởng sản xuất vũ khí, kho lương, nơi chăn ngựa, giữ voi. Gữa thành là phủ của thủ lĩnh Hoàng Công Chất và bộ tham mưu.
    Cho đến nay ở Điện Biên còn lưu truyền bài hát ca ngợi thành Bản Phủ:

    “Thành to, thành đẹp
    Thành vững đứng giữa cánh đồng
    Giặc nào chẳng khiếp víaHào vây quanh thành sâu hơn mười sải
    Mặt thành rộng hai chục sải tay
    Ngựa phi, voi chạy,lính đứng gươm trần sáng loáng
    Chúa cưỡi ngựa đứng trên mặt thành uy nghiêm
    Nào ta hãy lấy tre về trồng cho khắp
    Tre Mường Thanh chúa bảo đừng lấy
    Hãy lấy tre có gai vàng như ngà
    Tận miền xuôi về trồng mới tốt
    Lấy hơn 40 ngàn khóm
    Bao quanh thành, thành vững, chúa yên lòng” [2, tr.74]

    Trong khoảng thời gian từ 1754-1769, từ Mường Thanh, Hoàng Công Chất mang quân đi đánh chiếm lại miền Thập Châu thuộc An Tây xưa đã bị bọn quan lại Trung Quốc, tỉnh Vân Nam cướp đoạt từ trước, tức các châu: Chiêu tấn (vùng Sìn Hồ hiện nay): châu Quỳnh Nhai; Châu Lai (Mường Lay, Mường Tè, Mường Xo tức Phong Thổ hiện nay). Luân Châu (một phần huyện Tuần Giáo hiện nay và khu vực Mường Mùn) thuộc tỉnh Lai Châu (nay thuộc tỉnh Điện Biên) và các đất Quảng Lãnh, Hoàng Nham, Hợp Phì, Lễ Toàn, Tuy Phụ, Khiếm Châu nay thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Nghĩa quân còn liên kết với nghĩa quân của Lê Duy Mật lúc đó lập căn cứ ở núi Trình Quang, thuộc tỉnh Trấn Ninh. Sử sách cũ chép có nhiều lần hai toán nghĩa quân này liên kết với nhau khống chế suốt một dải miền thượng Thanh Hoá, Nghệ An đến miền Hưng Hoá tức miền Tây Bắc ngày nay, Hoàng Công Chất và Lê Duy Mật lại uy hiếp triều đình bằng những cuộc tập kích vào vùng sông Thao, mạn Sơn Tây. Hoàng Công Chất chiếm toàn bộ 12 Châu Thái, tức miền Sơn La, Nghĩa Lộ và Bắc Hoà Bình. Các tù trưởng Thái như: Bun Phanh, Hà Công Ứng và tù trưởng Mường như Đinh Công Hồ chống lại nhưng đều bị thua.
    Như vậy, Hoàng Công Chất đã hoàn toàn làm chủ Tây Bắc, các chúa đất người Mường, người Thái cả một dải sông Đà, sông Thao, sông Mã đều thuần phục Ông và không chịu cống nạp về triều đình nữa. Mường Thanh trở thành khu trung tâm văn hoá, chính trị của đất Tây Bắc.
    Cho đến nay dân tộc Thái ở Tây Bắc còn lưu truyền một bài hát ca ngợi người anh hùng Hoàng Công Chất, trong đó có câu

    Dưới xuôi có vua
    Trên này có chúa…
    Chúa thật lòng yên dân
    Chúa dựng bản mường
    Mọi người mới được yên ổn làm ăn…
    Nghe chăng tiếng hát của quân Keo Chất trong phủ
    Ngân vang khắp cánh đồng Mường Thanh bao la

    Tưởng nhớ công ơn người anh hùng áo nâu Hoàng Công Chất và Tướng Lò Ngải, Lò Khanh, nhân dân trong vùng đã xây đền đúc tượng để tôn thờ và hàng năm đều mở hội cúng tế, tưởng nhớ đến người anh hùng đã có công dẹp loạn..
    Kết luận

    Trong bối cảnh các chúa Thái, chúa Lự lục đục tranh giành quyền bá chủ trong khu vực, giặc dã lại thường xuyên cướp phá gây bao cảnh tang tóc cho nhân dân; phong kiến Miến Điện, Xiêm La sau khi đã chinh phục được vương quốc Luông Phara bang (1753-1765) và một số quốc gia trong khu vực, đang tìm cách thôn tính Tây Bắc thì Hoàng Công Chất đã kịp thời kéo quân vào đánh đuổi giặc Pẻ, củng cố được sự thống nhất quốc gia, giành lại những phần đất bị phong kiến Trung Quốc lấn chiếm trước đây, vỗ an được dân chúng... có thể nói đây là đóng góp lớn nhất của Ông đối với việc bảo vệ vùng biên ải Tây Bắc thiêng liêng của Tổ quốc.
    Ngoài việc giải phóng Tây Bắc, Hoàng Công Chất còn liên kết với nghĩa quân của Lê Duy Mật chống lại triều đình Lê – Trịnh ở miền Thanh Hoá, Mộc Châu, Sơn Tây, Mai Châu... làm cho tập đoàn phong kiến đương thời phải lo chống đỡ hết sức vất vả. Việc làm này đã góp phần đẩy chế độ phong kiến Lê – Trịnh vốn đã tàn tệ nhanh chóng đi đến sụp đổ…Tuy nhiên, trong lúc sự nghiệp còn rang rở thì cuối năm 1769, Hoàng Công Chất qua đời, con là Hoàng Công Toản lên thay, nhưng không đủ sức chống lại triều đình Lê – Trịnh và bị đàn áp. 

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. (1987) Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam, NXB Khoa học xã hội Hà Nội, tr 392
    2. Đinh Xuân Lâm (1979), Điện Biên trong lịch sử, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
    3. Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (2000), Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
    4. Nguyễn Quang Ngọc (2006). Tiến trình Lịch sử Việt Nam. NXB Giáo Dục Hà Nội.
    5. Nguyễn Phan Quang (1996): Phong trào nông dân và các dân tộc miền núi dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX: Tóm tắt  luận án Phó tiến sỹ Lịch sử; Chuyên ngành Lịch sử  Việt Nam. Tài liệu lưu tại Thư viện Đại học sư phạm Hà Nội.
    6. Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (2001). Đại cương lịch sử Việt Nam. Toàn tập. NXB GD. HN.
    7. Tài liệu lịch sử địa phương của các dân tộc, như: Kể truyện bản mường của người Thái, Sách Mo của người Lự, Sách Mo của người Mường…

    Xem tiếp...

    MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 202

    (ĐC sưu tầm trên NET)

    Hai con Thứ trưởng Bộ Nội vụ đi du học không về nước


    Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho rằng, chính sách thu hút nhân tài hiện nay chưa bền vững và phần lớn đi du học không về nước làm việc.

    Sáng 29/12, tại phiên giải trình của Chính phủ về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật thanh niên, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng đề cập vấn đề thu hút nhân tài, trong đó có du học sinh.
    Hai con Thu truong Bo Noi vu di du hoc khong ve nuoc
     Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng phát biểu tại phiên giải trình sáng 29/12 tại Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Trường.
    Ông Thăng cho biết: “Chính sách thu hút nhân tài chưa bền vững. Thời gian qua, phong trào 'trải thảm đỏ' thu hút được nhiều người, với những khuyến khích về lương, phụ cấp, chính sách vay vốn… Sau đó, chính sách sử dụng phải theo Luật công chức, viên chức; thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng giao cho bộ trưởng các bộ và chủ tịch UBND tỉnh. Việc thu hút, sử dụng ra sao, môi trường làm việc thế nào là một vấn đề”.
    Đề cập ví dụ của đại biểu Quốc hội về trường hợp 12/13 nhà vô địch Olympia không về nước sau khi du học, ông Thăng nói, phần lớn học sinh, sinh viên ra nước ngoài học tập đều không trở về. Vị thứ trưởng cũng thừa nhận hai con mình đi du học không về nước.
    “Tôi nghĩ con em nhiều người ngồi ở đây cũng không về. Cá nhân gia đình tôi cũng vậy, 2 đứa không về. Ví dụ như thế thì thấy khó thật. Bây giờ tạo việc làm thế nào, thu hút làm sao, chúng tôi sẽ có báo cáo Chính phủ để xem lại chính sách”, ông Thăng nói.
    Thứ trưởng Bộ Nội vụ cũng cho rằng, quan điểm cá nhân của ông là phải có tư duy thoáng hơn. Không phải du học sinh không về nước là không yêu nước và không đóng góp cho Tổ quốc. Đây là sự cống hiến chung cho nhân loại. Có những trường hợp đưa hình ảnh Việt Nam lên rất cao, ví dụ như giáo sư Ngô Bảo Châu.
    Chuyện du học sinh ở hay về không phải chủ đề mới. Tuy nhiên, vấn đề được hâm nóng dịp cuối năm qua câu chuyện của TS Doãn Minh Đăng – người từng thi Đường lên đỉnh Olympia – có nguy cơ bị ĐH Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ buộc thôi việc sau khi nói xấu trường trên Facebook.
    Sau đó, Á quân Đường lên đỉnh Olympia mùa đầu tiên Nguyễn Thành Vinh cho rằng, về nước là sự lãng phí khi môi trường và cơ chế làm việc ở Việt Nam chưa phù hợp cho người tài phát triển. Nhiều du học sinh khác chia sẻ quan điểm này khi cho rằng ở đâu cũng tốt nếu có đóng góp cho quê hương.
    Hai con Thu truong Bo Noi vu di du hoc khong ve nuoc-Hinh-2
     Đồ họa: Tuấn Dũng.
    Tuy nhiên, luồng ý kiến tranh luận đặt vấn đề, nếu ai cũng không về thì làm sao đất nước hơn? Du học sinh giỏi thì nên trở về thay đổi những bất cập, trực tiếp đóng góp cho đất nước.
    Theo Zing

    Nghi phạm Trung Quốc bắn đồng hương vì cạnh tranh làm ăn chui


    Hiện trường vụ A Lãng (ảnh nhỏ) nổ súng bắn Li Muzi - Ảnh: Nguyễn Tú

    Hiện trường vụ A Lãng (ảnh nhỏ) nổ súng bắn Li Muzi - Ảnh: Nguyễn Tú
    Hôm qua, Công an Đà Nẵng họp báo công bố kết quả điều tra vụ một người Trung Quốc bị bắn chết ngày 26.11, gây rúng động dư luận thời gian qua. Nghi phạm không ai khác chính là đồng hương của nạn nhân.
    Theo Công an Đà Nẵng, nghi phạm bắn chết Li Muzi (A Lý, 31 tuổi, ngụ Bắc Kinh, Trung Quốc - TQ) là Feng Long Chun (27 tuổi, ngụ Quảng Tây, TQ) đã được di lý về Đà Nẵng. Công an TP xác định là án điểm, sẽ sớm kết thúc điều tra và đưa ra xét xử.


    Tại cuộc làm việc với giám đốc các sở, ban, ngành và chủ tịch UBND quận, huyện chiều 30.12 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho biết việc Công an TP bắt giữ Feng Long Chun là một chiến công đặc biệt xuất sắc của lực lượng công an. UBND TP đã quyết định thưởng nóng 50 triệu đồng để động viên các cán bộ, chiến sĩ tham gia phá án. (Hoàng Sơn)

    Gây án do cạnh tranh làm ăn
    Theo điều tra ban đầu, Feng Long Chun (thường được gọi là A Lãng) vào VN làm việc tại công trình do TQ đầu tư ở đường Hoàng Hoa Thám, Trung Hòa, Hà Nội từ năm 2012, kiêm đưa khách TQ vào VN du lịch, đồng thời bán sim card VN cho những khách này. A Lãng mở cửa hàng trên web taobao của TQ, thu nhập hơn 100 triệu đồng/tháng, trong đó 40% từ nguồn kinh doanh sim card. Đến 23.8.2013, A Lãng đăng ký kết hôn với V.T.T.H (31 tuổi, ngụ Q.Ba Đình, Hà Nội, công nhân làm việc cùng công trình). Còn Li Muzi từ 2008 từng là phượt thủ đạp xe từ Bắc Kinh đến VN. Từ đó đến năm 2011, Li hợp tác với một khách sạn ở Đà Nẵng để đưa khách đến. Trong thời gian này, Li có con nhưng chưa đăng ký kết hôn với N.T.Q.N (24 tuổi, ngụ Q.Sơn Trà). Li nhờ N. lập công ty rồi núp bóng để cùng Xu Xian De (30 tuổi) kinh doanh du lịch trái phép. Li, Xu từng bị Công an TP.Đà Nẵng phạt, buộc xuất cảnh trước hạn. Tuy nhiên sau đó, cả hai tiếp tục trở lại VN kinh doanh du lịch “chui”, từ tháng 7.2015 kinh doanh thêm sim card như A Lãng.
    Tháng 9.2015, Li phát hiện A Lãng quảng cáo sim 3G nhưng thực tế không kết nối được nên tố cáo vi phạm của A Lãng với phía TQ đình chỉ hoạt động mua bán cửa hàng trên web taobao của A Lãng. Trước đó, Li cũng từng dùng thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh khi lên mạng nói xấu nhà hàng đối thủ tại Đà Nẵng.
    Để trả thù Li, A Lãng từ TQ nhập cảnh vào Thái Lan mua súng ngắn ký hiệu M1911 (ở VN thường gọi là súng P38) với giá 1.500 USD rồi sang Campuchia để nhập cảnh vào VN bằng đường tiểu ngạch ở cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh, sau đó đón xe khách ra TP.Tam Kỳ, Quảng Nam mua xe máy BS 92L9-0594 và chạy xe đến Đà Nẵng. Sáng 26.11, Li vừa dắt xe ra khỏi nhà vợ ở đường Nguyễn Duy Hiệu, TP.Đà Nẵng thì bị A Lãng rút súng bắn chết.
    Nghi phạm ma mãnh
    Theo đại tá Lê Văn Tam, Giám đốc Công an TP.Đà Nẵng, A Lãng rất tinh ranh. Từ khi nhập cảnh vào VN đến khi gây án rồi bỏ trốn không đăng ký lưu trú ở đâu. “Đêm trước gây án anh ta ngủ trên đỉnh đèo Hải Vân, sáng sớm đi xe máy đến ăn bánh bèo trước nhà nạn nhân, gây án xong thì phóng xe ngang cầu Trần Thị Lý vứt súng xuống sông Hàn, bỏ xe ở đường Núi Thành, TP.Đà Nẵng”, đại tá Lê Văn Tam nói. Hành trình vượt biên của nghi phạm này cũng rất công phu khi y chỉ đi từng đoạn ngắn, giữa chừng thì xuống và đón xe khác tại Tam Kỳ (Quảng Nam), Bình Định, Phú Yên, TP.HCM và Tây Ninh trước khi xuất cảnh bằng đường cũ để xóa dấu vết.
    Đại tá Quách Dũng, Trưởng phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an TP.Đà Nẵng, thông tin thêm dù A Lãng rất ranh ma, dùng tên giả Hoàng Văn Hải khi mua xe máy, nhưng qua làm việc với Xu và từ manh mối chiếc xe máy bỏ lại, lực lượng đã xác định thủ phạm là người nước ngoài gây ra và do mâu thuẫn làm ăn.
    “Trong vụ án này, người dân đã giúp nhận dạng rất tích cực, Công an TQ cũng rất nhiệt tình ủng hộ, cung cấp thông tin nghi phạm. Quá trình điều tra được gia đình A Lãng phối hợp, nhất là vợ, chúng tôi đã động viên và A Lãng đã chịu nói chuyện qua điện thoại với chúng tôi. Tối 27.12, A Lãng ra đầu thú tại cửa khẩu Mộc Bài Tuy nhiên, qua vụ việc có thể thấy việc quản lý nhập cảnh đường tiểu ngạch còn lỏng lẻo”, đại tá Tam nhận định và cho rằng lực lượng công an cần phối hợp với các đơn vị khác tăng cường quản lý, để kịp thời xử lý điều chỉnh việc quản lý lưu trú và hoạt động người nước ngoài trên địa bàn.
    Nguyễn Tú

    [Video] Mỹ thông báo tiêu diệt nhiều nhân vật cấp cao của IS

    (VNEWS) Bản in


    Ngày 29/12, quân đội Mỹ xác nhận đã tiêu diệt nhiều nhân vật cấp cao của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Iraq và Syria. Đáng chú ý trong số này có một đối tượng có quan hệ mật thiết với kẻ chủ mưu loạt vụ khủng bố tại thủ đô Paris của Pháp hồi tháng trước khiến 130 người thiệt mạng.

    Phát biểu với báo giới tại Baghdad, người phát ngôn quân đội Mỹ cho biết trong tháng 12, liên quân do Mỹ dẫn đầu đã tiêu diệt 10 thủ lĩnh của IS.

    Đáng chú ý trong số này là đối tượng Charaffe el Moudan, quốc tịch Pháp đã bị tiêu diệt trong cuộc không kích do Mỹ tiến hành hôm 24/12 vừa qua ở Syria. Đối tượng này nằm trong danh sách các thủ lĩnh của IS, từng lên kế hoạch cho các vụ tấn công khủng bố nhằm vào phương Tây, và có liên hệ trực tiếp với Abdelhamid Abaaoud – kẻ chủ mưu vụ khủng bố ở Paris hôm 13/11 làm 130 người thiệt mạng. Abaaoud đã bị tiêu diệt trong cuộc vây ráp của cảnh sát Pháp tại phía Bắc thủ đô Paris 5 ngày sau vụ tấn công./.

    Lực lượng binh sỹ Mỹ ở Iraq. (Nguồn: ewn.co.za)

    Trộm đột nhập và nổ súng tại nhà Bí thư huyện




    Dân trí Bị cha con ông Bí thư huyện phát hiện, kẻ trộm đã nổ súng giải vây cho đồng bọn rồi cùng lên xe ô tô chờ sẵn ngoài đường tẩu thoát.

    ongut-1451453739420
    Căn nhà của Bí thư huyện Đức Hòa bị trộm đột nhập và nổ súng để mở đường tẩu thoát
    Trưa 30/12, Công an tỉnh Long An đang phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ làm rõ vụ súng nổ tại nhà ông Nguyễn Văn Út, Bí thư huyện ủy Đức Hòa (tỉnh Long An) vào lúc rạng sáng cùng ngày.
    Theo thông tin ban đầu từ cơ quan chức năng tỉnh Long An, khoảng 2h sáng 30/12, ông Út nghe tiếng động lạ trong nhà nên cùng con trai đi kiểm tra. Cha con ông Út phát hiện kẻ lạ mặt đột nhập vào nhà bằng cửa sổ nhà vệ sinh. Lúc này do hành động bị lộ nên kẻ gian đã tông cửa bỏ chạy, cùng thời điểm, đồng bọn ở bên ngoài đã nổ súng (xác minh ban đầu là loại súng bắn đạn cao su) để giải cứu. Viên đạn bay sượt qua hông con trai ông Út.
    
Các đối tượng trèo qua cửa chính ra ngoài và lên xe ô tô được chờ sẵn tẩu thoát (Ảnh: HD)
    Các đối tượng trèo qua cửa chính ra ngoài và lên xe ô tô được chờ sẵn tẩu thoát (Ảnh: HD)
    Khi leo cổng chính ra được bên ngoài, các đối tượng liền lên xe ô tô có người nổ máy chờ sẵn tẩu thoát.
    Sau khi vụ việc xảy ra, lực lượng chức năng địa phương đã vào cuộc điều ra. Do tính chất nghiêm trọng nên Công an tỉnh Long An và VKSND tỉnh Long An đã cử lực lượng về huyện Đức Hòa phối hợp, điều tra.
    Cơ quan điều tra cũng đã trích xuất hình ảnh từ camera an ninh của nhà ông Út phục vụ quá trình truy bắt nghi phạm.
    Trao đổi với nguồn tin của Dân trí,  ông Phạm Văn Rạnh - Bí thư Tỉnh uỷ Long An - cho biết, ông đã được báo cáo về vụ việc. “Tôi đã nghe báo cáo, có nổ súng nhưng không có thiệt hại về người, tài sản cũng chưa bị mất. Hiện các cơ quan chức năng đang làm rõ” - ông Rạnh trao đổi ngắn gọn qua điện thoại.
    Trưa cùng ngày, PV Dân trí liên lạc với ông Nguyễn Văn Đảm, Chánh Văn phòng HĐND - UBND huyện Đức Hòa nhưng ông Đảm nói chưa nắm bắt được vụ việc.
    Trung Kiên – HD

    ‘Chiến hạm Mỹ sợ, phải tuân thủ luật chơi của tàu cao tốc Iran’

    Phó đô đốc Ali Fadavi tuyên bố: " Lực lượng hải quân của Mỹ khi bước chân vào Vịnh Ba Tư phải tuân thủ luật chơi do các tàu cao tốc của Iran quy định”.

      ‘Chiến hạm Mỹ sợ, phải tuân thủ luật chơi của tàu cao tốc Iran’ - Ảnh 1
    Một biên đội tàu cao tốc cỡ nhỏ của Iran tập trận bắn tên lửa, rocket trên Vịnh Ba Tư (ảnh tư liệu - Reuters).
    Ngày 27/12/2015, một tư lệnh chỉ huy của quân đội Iran, Phó đô đốc Ali Fadavi cho biết, các chiến hạm của Mỹ triển khai ở Vịnh Ba Tư thực sự lo sợ trước sức mạnh huỷ diệt của các tàu cao tốc Iran.
    Tuyên bố của Phó đô đốc Ali Fadavi được hãng thông tấn FARS của nước này đăng tải.
    Theo lời Phó đô đốc Ali Fadavi, " Lực lượng hải quân của Mỹ khi bước chân vào Vịnh Ba Tư phải tuân thủ luật chơi do các tàu cao tốc của Iran quy định”.
    Tuyên bố này ám chỉ rằng, Iran rất tự tin trước sức mạnh của lực lượng hải quân trên vùng biển được xem như sân nhà, sát vách lãnh thổ của mình trước bất cứ đối thủ nào, dù mạnh như Mỹ.
    Bình luận của Phó đô đốc Ali Fadavi được đưa ra khi tư lệnh Iran đến tỉnh Hormozgan tham gia một sự kiện của hải quân nước này.
    “Dù là siêu cường quân sự, Mỹ vẫn sợ các tàu cao tốc của Iran vì họ biết rằng các tàu có kích thước nhỏ, đôi khi chỉ dài vài mét thôi nhưng có khả năng huỷ diệt rất mạnh, chúng có thể tiêu diệt vài tàu chiến cỡ lớn, dài hàng trăm mét bất cứ lúc nào” – vị chỉ huy hải quân Iran cho hay.
    Trong giai đoạn từ 1980 đến 1988, Iran đã phát động một loạt các chương trình phát triển sức mạnh quân sự trong bối cảnh Hoa Kỳ áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt chống nước này.
    Từ năm 1992, quân đội Iran đã bắt đầu sản xuất xe tăng, xe bọc thép chở quân, tàu chiến, tên lửa nội địa để củng cố sức mạnh quân sự của.
      ‘Chiến hạm Mỹ sợ, phải tuân thủ luật chơi của tàu cao tốc Iran’ - Ảnh 2
    Phó Đô đốc Iran Ali Fadavi
    Quân đội Iran luôn khẳng định rằng tất cả các chương trình quân sự của nước này đều được tiến hành với mục đích phòng thủ quốc gia trước các mối đe doạ chứ không nhằm vào bất cứ quốc gia đơn lẻ nào.
    Hồi tháng 9/2008, Viện nghiên cứu chính sách Cận Đông của Washington từng phải thừa nhận rằng, sức mạnh quân sự của Iran đã được nâng cao đáng kể sau hai thập kỷ kể từ khi kết thúc Chiến tranh Iraq-Iran.
    Trong các lực lượng vũ trang, Hải quân Iran là một lực lượng có tốc độ và chất lượng phát triển tốt nhất, có thể đương đầu với các cuộc chiến tranh phi đối xứng chống lại những thế lực quân sự mạnh hơn.
    Giới quan sát và phân tích quân sự cho rằng, Hải quân Iran đã chuyển đổi từ một quân chủng lạc hậu sang một lực lượng được trang bị các vũ khí tốt nhất nhờ vào các kế hoạch đầu tư chiến lược do lãnh đạo nước này nhất trí trông qua.
      ‘Chiến hạm Mỹ sợ, phải tuân thủ luật chơi của tàu cao tốc Iran’ - Ảnh 3
    Iran được xem là có khả năng kiểm soát toàn bộ tuyến đường vận chuyển dầu mỏ quan trọng đi qua Eo biển Hormuz.
    Năm 2014, Hải quân Iran đã được trang bị các tên lửa hành trình tầm xa Qader do nước này tự nghiên cứu chế tạo.
    Đáng chú ý, loại tên lửa hành trình này có thể được trang bị cho các tàu tên lửa cao tốc mà Hải quân Iran hiện nay đang rất chú trọng và tâm đắc.
    Bình luận của Phó đô đốc Ali Fadavi về khả năng và sức mạnh của các biên đội tàu cao tốc cỡ nhỏ mang tên lửa hành trình tấn công của Iran là một nhận định hết sức đáng chú ý.
      ‘Chiến hạm Mỹ sợ, phải tuân thủ luật chơi của tàu cao tốc Iran’ - Ảnh 4
    Tên lửa hành trình Qader.
    Bỏ qua những câu chữ, lời nói thể hiện sự tự hào, phô trương sức mạnh của vị tư lệnh Hải quân Iran, có thể nhận thấy, Tehran rất chú trọng đến việc phát triển các loại vũ khí, phương tiện nhỏ, gọn nhưng uy lực tấn công mạnh, có khả năng hoạt động linh hoạt để chống lại những chiến hạm, vũ khí lớn hơn của đối phương trong trường hợp có chiến tranh, xung đột.
    Đó cũng là chiến thuật dùng ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu thắng mạnh mà chỉ có một số ít quân đội có thể làm được.
    Sức mạnh kỹ thuật quân sự là yếu tố quan trọng nhưng để quyết định được hiệu quả sử dụng các loại vũ khí hiện đại đó phải do con người.
    Trong hoàn cảnh nào đi nữa, việc vận dụng sáng tạo, nhuần nhuyễn các chiến thuật tưởng chừng như lỗi thời, lạc hậu cộng với biết tận dụng “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” và có chính nghĩa, động lực và quyết tâm cao thì việc giành chiến thắng trước những đối thủ mạnh hơn cũng là điều hoàn toàncó thể xảy ra bởi điều này đã từng được chứng minh trong nhiều cuộc chiến dấu mốc trong lịch sử.
    Hoà Bình

    Thế giới 24h: Mỹ lại cáo buộc Nga không kích vào dân thường

    VOV.VN - Ngày 29/12, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã có cuộc điện đàm về cuộc khủng hoảng Syria.

    1, Trong cuộc điện đàm, Ngoại trưởng Mỹ tiếp tục bày tỏ mối lo ngại về các cuộc không kích của Nga tại Syria gây thương vong cho dân thường. 
    the gioi 24h: my lai cao buoc nga khong kich vao dan thuong hinh 0
    Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. (ảnh: Reuters).
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner cũng trích báo cáo gần đây của Tổ chức Ân xá quốc tế cho biết, các cuộc không kích của Nga tại Syria làm hàng trăm dân thường thiệt mạng. Nhiều cơ sở y tế, trường học và khu buôn bán cũng là mục tiêu của các vụ không kích. 
    Hơn 130.000 người dân Syria buộc phải sơ tán, một phần do Nga tăng cường các vụ không kích vào tháng 10 và nửa đầu tháng 11.
    Nga ngay lập tức phủ nhận các cáo buộc cho rằng các cuộc không kích của Nga gây thương vong cho dân thường. 
    Phía Nga khẳng định, chiến dịch không kích của nước này tại Syria nhằm vào những tổ chức khủng bố, nằm trong nỗ lực của Nga bảo vệ dân thường Syria.
    Nga cũng khẳng định đang hợp tác với Mỹ và Liên Hợp Quốc thúc đẩy các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt cuộc chiến tại Syria. 

    2, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk ngày 29/12 tuyên bố, nước này sẵn sàng từ bỏ các biện pháp trừng phạt thương mại chống Nga, nếu Nga quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận thực phẩm nhằm vào Ukraine cũng như thực hiện thỏa thuận về Khu vực thương mại tự do. 
    the gioi 24h: my lai cao buoc nga khong kich vao dan thuong hinh 2
    Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk (Ảnh Itar-Tass).
    Tuyên bố của Ukraine đưa ra khi Tổng thống nước này Petro Poroshenko ngày 29/12 ký dự luật cho phép Chính phủ áp dụng cấm vận thương mại đối với Nga kể từ ngày 1/1/2016. 
    Cụ thể, từ ngày 1/1/2016, Ukraine sẽ ban hành lệnh cấm vận thương mại và các biện pháp trừng phạt đáp trả Nga đã áp dụng với Ukraine.
    Nga trước đó quyết định bãi bỏ tất cả mọi ưu đãi đối với Ukraine trong thương mại, theo đó áp dụng quy chế tối huệ quốc (MFN) thay vì hiệp định khu vực thương mại tự do, cũng như áp dụng các biện pháp đáp trả kinh tế đối với nước láng giềng này từ đầu năm 2016.
    3, Ngày 29/12, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi đã đến thăm thành phố chiến lược Ramadi và tuyên bố sẽ giải phóng toàn bộ đất nước khỏi tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) trong năm 2016. 
    the gioi 24h: my lai cao buoc nga khong kich vao dan thuong hinh 3

    Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi
    Thủ tướng al-Abadi khẳng định, năm 2016 sẽ là năm của những thắng lợi vĩ đại khi nhóm Nhà nước Hồi giáo bị xóa sổ tại Iraq, đồng thời cho biết, mục tiêu tiếp theo sẽ là giải phóng Mosul, thành phố lớn nhất bị nhóm Nhà nước Hồi giáo chiếm đóng ở phía Bắc nước này. 
    Trước đó, cùng ngày, lực lượng quân đội Iraq tuyên bố đã đánh bật các tay súng nhóm Nhà nước Hồi giáo khỏi trung tâm Ramadi, thành phố bị rơi vào tay nhóm Nhà nước Hồi giáo hồi tháng 5/2015 sau một cuộc đụng độ khốc liệt.
    Việc giành lại quyền kiểm soát Ramadi là một trong những chiến thắng quan trọng nhất của các lực lượng vũ trang Iraq kể từ khi nhóm Nhà nước Hồi giáo chiếm 1/3 lãnh thổ nước này hồi năm 2014.
    4, Ngày 29/12, báo chí Mỹ và châu Âu đồng loạt tiết lộ thông tin về chương trình do thám của Mỹ nhằm vào đồng minh truyền thống Israel. 
    Tạp chí Phố Wall của Mỹ khẳng định, bất chấp cam kết hạn chế do thám đồng minh sau vụ bê bối của Cơ quan an ninh quốc gia (NSA), Mỹ vẫn tiếp tục theo dõi các cuộc liên lạc của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahou. 
    the gioi 24h: my lai cao buoc nga khong kich vao dan thuong hinh 4
    Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahou. (Ảnh: Australian National Review).
    Chính phủ Israel hiện chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào, song theo các nhà phân tích, những thông tin này sẽ càng làm cho quan hệ Mỹ và Israel vốn đã gặp nhiều sóng gió thời gian gần đây càng trở nên xa cách hơn.
    Trên thực tế, gần một năm qua Mỹ đã ngừng cập nhật tình hình cho đồng minh lâu đời nhất tại Trung Đông của mình về những tiến triển trong các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran. Đây thực sự là một cú sốc với Israel, bởi nước này không bao giờ muốn vị trí cường quốc của mình ở Trung Đông bị lung lay. 
    Một khi Iran hợp tác với Mỹ và phương Tây, vị thế của Israel sẽ bị đe dọa. Và bài phát biểu hồi đầu năm của Thủ tướng Israel trước Quốc hội Mỹ càng kéo dài hơn khoảng cách giữa hai nước. 
    5, Người Phát ngôn của Văn phòng các vấn đề Đài Loan thuộc Quốc Vụ viện Trung Quốc Mã Hiểu Quang cho biết, hôm nay (30/12), đường dây nóng giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan (Trung Quốc) đã chính thức đi vào hoạt động. 
    the gioi 24h: my lai cao buoc nga khong kich vao dan thuong hinh 5
    Cuộc gặp lịch sử giữa Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Người đứng đầu chính quyền Đài Loan Mã Anh Cửu diễn ra tại Singapore vào ngày 7/11 (Ảnh AFP).
    Đây được cho là nỗ lực của hai bên sau cuộc gặp lịch sử giữa Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Người đứng đầu chính quyền Đài Loan Mã Anh Cửu diễn ra tại Singapore vào ngày 7/11 vừa qua. 
    Ông Mã Hiểu Quang cho biết thêm, trước khi cuộc họp báo diễn ra, người phụ trách những vấn đề hai bờ eo biển của hai bên đã liên lạc với nhau qua đường dây nóng. 
    Ông nói: "Hai bên nhất trí sẽ duy trì liên lạc, thúc đẩy quan hệ hai bờ phát triển hoà bình và thu được những thành tựu mới trên cơ sở những nhận thức chung đã đạt được, làm những việc có lợi, những điều tốt lành cho nhân dân hai bờ"./.

    Phương Chi/VOV.VN Tổng hợp

    Xả súng tại Cộng hòa Degestan thuộc Nga làm 12 người thương vong

    VOV.VN - Tối 29/12 theo giờ địa phương, một kẻ lạ mặt đã nã súng vào một nhóm du khách đang thăm quan một pháo đài lịch sử ở CH Dagestan, thuộc Nga.

    Tối 29/12 theo giờ địa phương, một kẻ lạ mặt đã nã súng vào một nhóm du khách đang thăm quan một pháo đài lịch sử ở Cộng hòa Dagestan, thuộc Nga, làm 1 người thiệt mạng và 11 người khác bị thương.
    Hãng thông tấn RIA Novosti, Nga dẫn lời quan chức y tế địa phương cho biết, vụ xả súng đã khiến 12 người bị thương, trong đó có 1 người tử vong vì vết thương quá nặng. Bốn người bị thương khác đang trong tình trạng nguy kịch.
    xa sung tai cong hoa degestan thuoc nga lam 12 nguoi thuong vong hinh 0
    Hiện trường một vụ xả súng ở Nga. (Ảnh: Reuters).
    Trong khi đó, hãng thông tấn Interfax của Nga cho biết, khách du lịch đều là người địa phương. Khi họ đang thăm quan pháo đài tại quận Derbent ở thủ đô Makhachkala của Dagestan thì bất ngờ bị một kẻ lạ mặt tại một khu rừng gần đó dùng súng tấn công. Hiện tại, cơ quan chức năng đang truy lùng hung thủ vụ xả súng.
    Các vụ tấn công bằng bom và súng thường xuyên xảy ra tại Dagestan – nơi có phần lớn người Hồi giáo sinh sống, nằm ở khu vực Bắc Caucasus đầy bất ổn. Tuy nhiên, những vụ tấn công vào khách du lịch như thế này rất hiếm khi xảy ra./.

    Hồng Anh/VOV - Trung tâm Tin Theo Chanel Asia

    Quyền lực "cánh tay phải Kim Jong Un" vừa qua đời lớn đến đâu?

    Hải Võ |
    Quyền lực "cánh tay phải Kim Jong Un" vừa qua đời lớn đến đâu?
    Ông Kim Yang Gon (phía sau) tháp tùng nhà lãnh đạo Kim Jong Un rong một cuộc thị sát. Ảnh: Huanqiu

    Ủy viên Bộ chính trị đảng Lao động Triều Tiên Kim Yang Gon, "cánh tay phải" của ông Kim Jong Un, được đánh giá là một quan chức có quyền lực rất vững chắc, không bị biến động.



    Quyền lực không lay chuyển
    Ủy viên Bộ chính trị trung ương đảng Lao động Triều Tiên Kim Yang Gon đã thiệt mạng lúc 6h15 sáng 29/12 trong một vụ tai nạn xe hơi, theo hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA.
    Việc Bình Nhưỡng ngay lập tức thông báo tổ chức quốc tang cho ông Kim vào ngày 31/12 đã khiến truyền thông quốc tế phải chú ý đến vị thế của ông trong giới lãnh đạo Triều Tiên.
    Lần gần nhất nước này tổ chức quốc tang là dành cho Nguyên soái Ri Ul Sol ngày 11/11 vừa qua, trong khi trước đó là quốc tang của nhà lãnh đạo Kim Jong Il vào cuối tháng 12/2011.
    Hệ thống nhân sự của CHDCND Triều Tiên đã có nhiều biến động kể từ khi nhà lãnh đạo Kim Jong Un lên nắm quyền.
    Tuy nhiên, truyền thông Hàn Quốc chỉ ra rằng, Kim Yang Gon là nhân vật duy nhất chưa từng bị dính líu hay gặp bất kỳ rắc rối nào với các vấn đề nhân sự từ Bình Nhưỡng.
    
Kim Yang Gon (trái) là người phụ trách toàn bộ các vấn đề liên quan đến Hàn Quốc của CHDCND Triều Tiên kể từ 2007. Ảnh: Huanqiu
    Kim Yang Gon (trái) là người phụ trách toàn bộ các vấn đề liên quan đến Hàn Quốc của CHDCND Triều Tiên kể từ 2007. Ảnh: Huanqiu
    Tờ JoongAng Ilbo (Hàn Quốc) hôm 15/7 đưa tin, rất nhiều người đánh giá Bí thư đảng Lao động Triều Tiên Choe Ryong Hae hay Tổng cục trưởng Tổng cục chính trị quân đội Triều Tiên đương nhiệm Hwang Pyong So là những nhân vật xoay quanh vị trí "quyền lực số 2" của ông Kim Jong Un.
    Trong khi đó, những quan chức từng là cốt cán của Bình Nhưỡng như chú rể của Kim Jong Un là ông Jang Song Thaek hoặc cựu Bộ trưởng quốc phòng Hyon Yong Chol đều không thoát khỏi bị thanh trừng.
    JoongAng cho hay, một quan chức cao cấp cấp cao (giấu tên) thuộc Cơ quan tình báo chính phủ Hàn Quốc (NIS) tiết lộ "cần phải chú ý đến Kim Yang Gon".
    Ông Kim, giữ chức Bí thư kiêm Bộ trưởng Bộ chiến tuyến thống nhất (Mặt trận thống nhất) của Triều Tiên kể từ tháng 3/2007 cho đến khi qua đời. Ông được gọi là "tổng phụ trách các vấn đề về Hàn Quốc".
    Theo quan chức trên, "Ủy viên thứ nhất Ủy ban quốc phòng Kim Jong Un hết sức tin tưởng ông Kim Yang Gon".
    Thông tin tình báo do NIS thu được còn tin rằng Kim Yang Gon là người đã ủng hộ và hỗ trợ rất lớn cho bà Ko Yong Hui, mẹ ruột ông Kim Jong Un, trong nỗ lực đưa nhà lãnh đạo Triều Tiên đến vị trí hiện tại. Kim Jong Un cũng được cho là xưng hô với vợ ông Kim Yang Gon bằng cách gọi thân mật là "dì".
    Hồi cuối tháng 6, truyền thông Hàn Quốc đưa tin về cuộc thị sát sân bay quốc tế Bình Nhưỡng của Kim Jong Un có Kim Yang Gon tháp tùng và đánh giá ông này "có tác phong, dáng đứng thoải mái, không căng thẳng như các quan chức cấp cao khác".
    Việc quan chức cấp cao phụ trách vấn đề thống nhất 2 miền bán đảo tháp tùng cuộc thị sát sân bay cũng được báo chí Hàn Quốc cho là "không hợp lý" và phân tích rằng Kim Yang Gon "không chỉ phụ trách vấn đề Hàn Quốc, mà còn là trợ lý của Kim Jong Un trong toàn bộ công tác quản lý".
    Ông này cũng được cho là nằm trong nhóm 8 quan chức thân cận tham gia họp bàn cùng Kim Jong Un tại núi Paektu, Triều Tiên vào tháng 11/2013, trước khi Bình Nhưỡng xử lý ông Jang Song Thaek vào tháng 12 cùng năm.
    Theo đánh giá từ phía Hàn Quốc, Kim Yang Gon là nhân vật duy nhất có sự nghiệp bằng phẳng, "không lên không xuống" suốt 4 năm từ khi nhà lãnh đạo Kim Jong Un lên nắm quyền.
    Trong giai đoạn từ 1997-2007, Kim Yang Gon giữ chức Bộ trưởng ngoại giao dưới thời ông Kim Jong Il va được đánh giá là có quyền lực vững chắc trong ngành ngoại giao Triều Tiên.
    
Kim Yang Gon bắt tay người đồng cấp Hàn Quốc Hong Yong Pyo sau thỏa thuận tại Bàn Môn Điếm ngày 25/8. Ảnh: Chinanews
    Kim Yang Gon bắt tay người đồng cấp Hàn Quốc Hong Yong Pyo sau thỏa thuận tại Bàn Môn Điếm ngày 25/8. Ảnh: Chinanews
    "Tổng phụ trách" các vấn đề về Hàn Quốc
    Dù Kim Yang Gon được ông Kim Jong Il và cả Kim Jong Un tin tưởng ở vị trí lãnh đạo Bộ chiến tuyến thống nhất, thúc đẩy quá trình thống nhất 2 miền bán đảo Triều Tiên, nhưng theo JoongAng Ilbo, thành tích của ông trên cương vị này không thực sự xuất sắc.
    Vào tháng 4/2013, Bình Nhưỡng gần như đã "tự nếm trái đắng" khi định gây áp lực lên chính phủ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye - khi đó vừa lên nắm quyền 1 tháng - bằng khu công nghiệp Kaesong, nơi các doanh nghiệp Hàn Quốc tuyển dụng nhân lực từ Triều Tiên.
    Phía Triều Tiên "trở tay không kịp" khi Seoul bất ngờ ra quyết định rút toàn bộ công dân Hàn ra khỏi Kaesong.
    Tháng 7/2015, sau khi 2 miền đạt thỏa thuận về thời gian tổ chức chuyến thăm Bình Nhưỡng của phu nhân cố Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung, bà Lee Hee Ho, theo lời mời của chính ông Kim Jong Un, thì Triều Tiên lại đe dọa hủy hoạt động này.
    Đây được cho là hành động của Ủy ban hòa bình châu Á-Thái Bình Dương mà ông Kim Yang Gon làm Tổng thư ký.
    Theo Chinanews (Trung Quốc), Bộ trưởng Bộ chiến tuyến thống nhất Hàn Quốc Hong Yong Pyo cũng đã gửi điện chia buồn vào lúc 10h40 sáng nay, 30/12, tới cơ quan đồng cấp của Triều Tiên về việc ông Kim Yang Gon qua đời.
    Đây là lần đầu tiên sau 8 năm chính phủ Hàn Quốc gửi điện chia buồn về việc quan chức cấp cao Triều Tiên qua đời. Lần gần nhất là sau khi Ngoại trưởng Triều Tiên Paek Nam Sun mất tháng 1/2007.
    Được biết, Seoul có thông lệ gửi điện chia buồn sau khi các quan chức Triều Tiên phụ trách vấn đề đối ngoại với Hàn Quốc hoặc quốc tế qua đời.
    Dù vậy, chính phủ Hàn Quốc cho biết không tính tới việc cử đoàn đại biểu tham dự lễ quốc tang ở Bình Nhưỡng ngày mai.
    Người phát ngôn Bộ chiến tuyến thống nhất Hàn Quốc cũng cho biết, việc ông Kim qua đời ảnh hưởng ra sao đến quan hệ 2 miền bán đảo "vẫn còn phải quan sát", đồng thời hé lộ đây "có thể xem là lần đầu tiên Triều Tiên công khai nguyên nhân tử vong của quan chức cấp cao kể từ khi Kim Jong Un lên nắm quyền".
    theo Trí Thức Trẻ

    Chủ tịch nước: Chúng ta phải đứng trên đôi chân của chính mình

    VOV.VN - Trước thềm năm mới 2016, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trả lời phỏng vấn báo chí, chia sẻ những đánh giá và nhận định về cơ hội và thách thức đối với đất nước và dân tộc. VOV trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

    Hội nhập để phát triển đất nước
    PV: Thưa Chủ tịch nước, trước thềm năm mới 2016, xin Chủ tịch đánh giá vắn tắt về những thành tựu nổi bật về kinh tế-xã hội mà đất nước ta đạt được trong năm 2015?
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Về tình hình kinh tế -xã hội 2015, là năm cuối của kế hoạch 5 năm, Quốc hội mới đây đã họp và đánh giá rồi, tôi nói vắn tắt thôi. Năm nay là một năm hết sức khó khăn, cả về tình hình trong nước cũng như trong khu vực. Nhưng với sự nỗ lực chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, kết quả phát triển kinh tế-xã hội vẫn khá tích cực, tăng trưởng kinh tế năm 2015 đạt khá, kinh tế vĩ mô tương đối ổn định; tiềm lực kinh tế của đất nước tăng lên. Tôi cho rằng đó là một sự cố gắng rất lớn, tạo tiền đề cho năm 2016 và các năm tiếp theo.
    Bên cạnh đó, trong năm 2015, chúng ta kí kết một loạt hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với tiêu chí cao so với các tiêu chí trong các Hiệp định chúng ta đang thực hiện. Thời cơ nằm ở chỗ thị trường sẽ mở rộng nhiều, chúng ta có thể huy động  được các nguồn lực nhiều hơn, công nghệ tiên tiến có thể vào nhiều hơn, nhưng đồng thời cũng đặt ra thách thức rất lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp và nói chung là với nền kinh tế Việt Nam. Cho nên phải có một sự nỗ lực vượt bậc hơn nhiều so với trước đây mới tận dụng được tối đa cơ hội, và vượt qua được thách thức trong kế hoạch 5 năm tới 2016-2020, mà năm 2016 đã bắt đầu rồi.
    PV: Thưa Chủ tịch nước, với hàng loạt hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã được kí kết và chúng ta sẽ phải thực hiện sắp tới đây, phải chăng chúng ta đang bước vào một cuộc cạnh tranh còn quyết liệt hơn nữa ?
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Đúng như vậy. Nhìn lại thời kỳ trước đổi mới, chúng ta thấy một nền kinh tế khép kín, biệt lập, không hội nhập nên không phát triển được. Từ đó, Đảng và Nhà nước đã đề ra chủ trương, chính sách đổi mới, hội nhập quốc tế để phát triển kinh tế đất nước. Nhưng hội nhập thì phải cạnh tranh. Khi ký các Hiệp định thương mại với tiêu chí cao hơn thì phải chấp nhận cạnh tranh ở một trình độ cao hơn. So với 30 năm đổi mới vừa qua, ngày nay, với sức mạnh của đất nước, kinh nghiệm lãnh đạo, điều hành của Đảng và Nhà nước và với đội ngũ doanh nhân Việt Nam cũng đã trưởng thành hơn qua nhiều năm đổi mới, tôi tin chắc công cuộc hội nhập của đất nước  trong giai đoạn mới sẽ giành được thắng lợi.
    chu tich nuoc: chung ta phai dung tren doi chan cua chinh minh hinh 0
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trả lời phỏng vấn báo chí đầu năm mới 2016
    Chúng ta phải đứng trên đôi chân của chính mình
    PV: Cơ hội thường đến và qua đi rất nhanh; nếu muốn nắm bắt được cơ hội chúng ta phải có được một bộ máy nhà nước chuyên nghiệp và hành động nhanh chóng. Theo Chủ tịch, chúng ta phải làm gì để có được một bộ máy đáp ứng được yêu cầu này?
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Khi hội nhập, ngoài các doanh nghiệp là chủ thể trực tiếp đi vào cuộc cạnh tranh hết sức khốc liệt, thì còn có bộ máy nhà nước ở các cấp; bộ phận này có vai trò hết sức quan trọng, đòi hỏi phải tương xứng, đáp ứng được yêu cầu mới. Năng lực, phẩm chất và phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ công chức phải khác nhiều so với trước, ta phải phấn đấu nâng lên cho bằng được. Mối tương tác giữa hai chủ thể, giữa bộ máy nhà nước các cấp với đội ngũ doanh nhân hết sức quan trọng. 
    Điều lo nhất hiện nay là sức cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và của nền kinh tế nước ta còn rất thấp so với khu vực và thế giới. Với những tiêu chí hội nhập mới, thách thức còn lớn hơn. Cần phải nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Cùng với nỗ lực của doanh nghiệp, trách nhiệm của Nhà nước là rất lớn. Thời gian qua, đổi mới thể chế kinh tế chúng ta làm tương đối tốt. Khâu đào tạo nguồn nhân lực cũng có kết quả, nhưng so với yêu cầu còn có nhiều mặt hạn chế. Tới đây chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, đáp ứng cho kỳ được yêu cầu của thời kỳ tự do hóa thương mại và hội nhập sâu rộng của đất nước với tiêu chí và trình độ cao hơn so với lâu nay.
    PV: Thưa Chủ tịch, trong 5 năm tới, việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển có nhiều khó khăn, cả nguồn vốn bên ngoài lẫn nguồn vốn trong nước. Vậy trong 5 năm tới, chúng ta phải làm gì để huy động các nguồn lực đáp ứng được nhu cầu phát triển?
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Lâu nay, chúng ta xác định rất rõ, để phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập cần có một sự kết hợp chặt chẽ giữa nguồn lực trong nước và ngoài nước, trong đó không được quên rằng nguồn lực trong nước là quyết định, nguồn lực bên ngoài là hết sức quan trọng. Hội nhập nhưng phải xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phải đứng trên đôi chân của chính mình.
    Có một thực tế là thời gian gần đây, nguồn lực bên ngoài tăng nhanh trong khi bên trong tăng chậm. Nhưng điều này không phải do không có nguồn lực trong nước. Tôi cho rằng nguồn lực trong nước còn rất lớn, phải tiếp tục giải phóng nguồn lực này. Chẳng hạn như Quốc hội mới đây đưa vào nội dung luật yêu cầu các ngành các cấp không được cản trở tự do kinh doanh, giảm thiểu tối đa lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Các nước đi trước trở thành các nước công nghiệp phát triển cũng dựa vào nguồn lực trong nước là chính. Có đi vay bên ngoài cũng là để bổ sung, khơi dòng, khai thác nguồn lực bên trong.
    Khả năng thu hút nguồn lực bên ngoài cũng còn rất lớn. Tôi cho rằng thời gian sắp tới nguồn ODA, FDI có thể vẫn tăng, nhưng không được ỷ lại vào đó. Chúng ta cũng biết rằng sau cột mốc 2017-2018, lãi suất ODA sẽ khác hoàn toàn so với thời gian 30 năm qua, bởi nuớc ta đã được xếp vào hàng ngũ các quốc gia có thu nhập trung bình, phải chấp nhận lãi suất cao. Vay thì cần, nhưng trả không đơn giản; một đất nước rơi vào tình thế vay nợ mà đến thời gian trả nợ không được là mất uy tín và ảnh hưởng rất tiêu cực đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội. Khả năng thu hút đầu tư nước ngoài cũng rất lớn, tuy nhiên, cần có chọn lọc và đầu tư nước ngoài phải tạo được sự lan tỏa và thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế nước ta.
    Nguồn lực nào thì cũng phải đề phòng tham nhũng lãng phí
    PV: Một trong những điều chỉnh căn bản để thích ứng với những thay đổi về nguồn lực, phải chăng là chống lãng phí và thực hành tiết kiệm, thưa Chủ tịch?
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Đúng thế. Cùng với yêu cầu huy động các nguồn lực, thì chống tham nhũng lãng phí,thực hành tiết kiệm phải là chủ trương và hành động nhất quán của tất cả các ngành các cấp. Nguồn lực nào thì cũng phải phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Tham nhũng, lãng phí làm giảm hiệu quả đầu tư, giảm chất lượng công trình, làm hư hỏng cán bộ, làm mất lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Chúng ta day dứt trăn trở trước thực trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn tồn tại và phải cương quyết phấn đấu để nước ta không nằm trong danh sách những nước có thực trạng tham nhũng cao trên thế giới. Nguồn lực nào cũng phải quan tâm đến quản lý chặt chẽ, sử dụng một cách có hiệu quả, trong đó có việc phải chống tham nhũng, lãng phí một cách quyết liệt. Phải cố gắng khắc phục cho bằng được yếu kém này.
    PV: Thưa Chủ tịch, liên quan đến tình trạng tham nhũng lãng phí thì vẫn có một bộ phận không nhỏ cán bộ thoái hóa biến chất trong bộ máy.  Chúng ta đã có những giải pháp gì để đẩy mạnh công tác phòng chống suy thoái, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu trong những giai đoạn phát triển mới?
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Trước tình hình sự suy thoái của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trong Đảng và trong bộ máy nhà nước, Đảng đã có rất nhiều biện pháp đấu tranh, mà thể hiện tập trung nhất là các biện pháp trong Nghị quyết trung ương 4 (khóa XI) về một số vấn đề cấp bách trong  xây dựng Đảng hiện nay. Đây là một Nghị quyết được sự hưởng ứng và đánh giá cao của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đặt kì vọng lớn vào thực hiện mục tiêu mà Nghị quyết đề ra là phải ngăn chặn, đẩy lùi được tình trạng suy thoái, tiêu cực này.
    Để cái “bộ phận không nhỏ” đó không còn thì tất cả các cấp, các ngành, toàn thể cán bộ, đảng viên, nhất là những người đứng đầu các cấp ủy, các tổ chức Đảng, các cơ quan Nhà nước và toàn dân phải kiên quyết thực hiện nghiêm túc các biện pháp chống suy thoái, tiêu cực mà Nghị quyết TW4 (khóa XI) đã đề ra một cách đồng bộ và liên tục. Tôi tin chắc rằng, dù có khó đến mấy đi nữa, nhưng toàn Đảng, toàn dân quyết tâm cao, liên tục bền bỉ thực hiện thì nhất định sẽ giành thắng lợi.
    PV: Thưa Chủ tịch, với vai trò của Đảng cầm quyền, Đảng lựa chọn cán bộ cho bộ máy nhà nước, nhưng khi nảy sinh vấn đề, ai sẽ chịu trách nhiệm: cá nhân hay tập thể?
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Tôi cũng trả lời một cách rất thẳng thắn thế này: cả hai, cả tập thể và cá nhân có liên quan đều phải chịu trách nhiệm. Nhưng hiện nay, ở các cấp, các ngành, trách nhiệm tập thể nhìn chung là rõ, còn trách nhiệm cá nhân chưa rõ. Không chỉ trong công tác cán bộ mà nhiều lĩnh vực khác cũng vậy. Bên cạnh những thành tựu lớn của đất nước thì trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực công tác cán bộ, cũng bộc lộ nhiều khuyết điểm, thiếu sót. Nhưng trách nhiệm cá nhân thì không rõ, tạo ra bức xúc trong xã hội và ngay trên diễn đàn Quốc hội.
    Bây giờ nghị quyết của Đảng nhiều rồi, luật lệ của nhà nước cũng nhiều, hệ thống thể chế của Việt Nam so với 30 năm trước đây đã được hoàn thiện hơn nhiều. Hạn chế hiện nay là cả trong chủ trương của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước, những quy định về trách nhiệm cá nhân còn chưa đầy đủ. Chính từ đó cho nên có chuyện gì xảy ra, ưu điểm thì dễ tìm còn khuyết điểm, trách nhiệm cá nhân tìm vô cùng khó. Còn có cả nguyên nhân là các cơ quan quản lý cán bộ không đánh giá đúng cán bộ, nể nang, né tránh. Phải sửa điều đó và thực hiện nghiêm túc các quy định khi đã ban hành.
    chu tich nuoc: chung ta phai dung tren doi chan cua chinh minh hinh 1
    Chủ tịch nước: Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải nỗ lực phấn đấu cao hơn, mạnh mẽ hơn, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững
    Đất nước phát triển sẽ bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ
    PV: Thưa Chủ tịch, đất nước đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; xin Chủ tịch nước cho biết yếu tố nào sẽ giúp chúng ta vượt qua được những thách thức này?
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Từ thuở đất nước chúng ta có vài triệu người cho đến bây giờ trên 90 triệu, trong suốt chiều dài lịch sử đó, cả dân tộc ta đã đồng lòng chung sức, đoàn kết thành một khối vững chắc nên không một kẻ thù nào có thể đánh bại chúng ta được. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nội lực của đất nước là nguồn sức mạnh vô địch để chúng ta bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, trong thời đại toàn cầu hóa, Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, vì hòa bình, hợp tác và phát triển; bạn bè chúng ta ngày càng đông, sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam ngày càng nhiều. Đây là sức mạnh to lớn để chúng ta bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
    Tiếp tục thực hiện đường lối này, thêm bạn bớt thù, khép lại quá khứ hướng về tương lai thì chắc chắn sự ủng hộ của thế giới dành cho Việt Nam sẽ ngày càng tăng; đồng thời, đất nước chúng ta ngày càng phát triển vững chắc và ổn định, nội lực của đất nước được tăng cường, thì chúng ta ngày càng có sức mạnh để vượt qua mọi thách thức và bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
    PV: Chủ tịch nước có thể nói rõ hơn vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế hiện nay?
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Trong bối cảnh trên thế giới và khu vực có nhiều diễn biến hết sức phức tạp, Việt Nam vẫn ổn định và phát triển, vẫn là điểm đến an toàn của nhiều nhà đầu tư, thì đây là kết quả của 30 năm đổi mới. Nói rộng hơn thì đó là thành quả cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.
    Nhờ đường lối đúng đắn, đặc biệt là khi chúng ta có đường lối đổi mới thì nguồn lực trong nước được phát huy, cộng với huy động nguồn lực bên ngoài làm cho nền kinh tế chúng ta phát triển, chính trị xã hội ổn định. Từ một nước nghèo, kém phát triển, Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình, được thế giới đánh giá cao. Tại hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc trong năm qua, tôi đi dự họp cũng gặp nhiều đại biểu có chung đánh giá như vậy. Thành tựu phát triển của đất nước và đường lối đối ngoại đúng đắn, đa dạng hóa, đa phương hóa, Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế, vì hòa bình, hợp tác và phát triển, tham gia có trách nhiệm vào những vấn đề của khu vực và thế giới đã nâng cao vai trò, vị trí, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
    PV: Thưa Chủ tịch, trước thềm năm mới, Chủ tịch có thông điệp cũng như chia sẻ gì với nhân dân cả nước?
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Năm mới 2016 là năm bản lề giữa hai nhiệm kì Đại hội Đảng, Quốc hội, Chính phủ, năm chuyển tiếp giữa hai kế hoạch 5 năm 2011-2015 và 2016-2020. Trong năm 2016 và 5 năm tới, thuận lợi nhiều mặt tăng lên, nhưng khó khăn, thách thức cũng rất lớn. Trong bối cảnh đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải nỗ lực phấn đấu cao hơn, mạnh mẽ hơn, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững; củng cố quốc phòng, an ninh; nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và có sức chiến đấu cao; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước tương xứng với thời kỳ hội nhập sâu rộng và tiêu chí cao, tiếp tục nâng cao đời sống và quyền làm chủ của nhân dân. Trong đó, phải tập trung nâng cao được hiệu quả sử dụng các nguồn lực, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế; đẩy mạnh cuộc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước… như được thể hiện trong các Văn kiện Đại hội XII của Đảng.
    Nhân dịp Xuân về, tôi xin chúc toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sỹ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài đoàn kết một lòng, mang hết trí tuệ, sức lực, khả năng của mình để góp phần thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta trong giai đoạn mới.
    PV: Xin cảm ơn Chủ tịch nước./.
    VOV

    Phục kích "tóm gọn" đoàn xe siêu trường từ Hải Phòng đi Nam Định




    Dân trí Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết lực lượng chức năng vừa phục kích và bắt giữ đoàn xe siêu trường siêu trọng từ Hải Phòng đi Nam Định. Đoàn xe này không có giấy phép lưu hành và không có hóa đơn hàng hóa đã đi qua trạm kiểm soát tải trọng xe của Thái Bình nhưng không bị phát hiện.


    Đoàn xe đi qua trạm kiểm soát tải trọng xe của tỉnh Thái Bình nhưng không bị phát hiện
    Đoàn xe đi qua trạm kiểm soát tải trọng xe của tỉnh Thái Bình nhưng không bị phát hiện
    Việc kiểm tra, xử lý đoàn xe chở hàng siêu trường lưu thông trên Quốc lộ 10 được Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh Nam Định đã phối hợp với Thanh tra Cục Quản lý đường bộ I phục kích đón lõng tại Trạm Thu phí cầu Tân Đệ từ 12h đêm ngày 29/12. Đến 4h sáng ngày 30/12, đoàn xe xuất hiện gồm 3 chiếc đầu kéo sơmi rơmoóc chở hàng siêu trường đi qua cầu Tân Đệ.
    Lực lượng Thanh tra giao thông nhanh chóng triển khai, một mũi phối hợp với các lực lượng liên ngành của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động tại Km105 trên Quốc lộ 10, một mũi vượt lên chốt chặn ngay tại ngã ba đường vào Đền Trần. Khi đoàn xe đến, các lực lượng Thanh tra giao thông, Cảnh sát giao thông đã phát tín hiệu dừng xe và yêu cầu xe đỗ tránh trên đường vào Đền Trần.
    Qua kiểm tra, cả 3 xe đều chở hàng siêu trường (kích thước hàng theo chiều ngang xe là 6 m), không có Giấy phép lưu hành, không có hóa đơn hàng hóa. Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh Nam Định đã tiến hành lập biên bản đối với lái xe và chủ của 3 xe nói trên đồng thời đình chỉ lưu hành đối với cả 3 xe trên chờ xử lý.
    Những xe siêu trường này xuất phát từ cảng Hải Phòng và bị bắt giữ tại Nam Định
    Những xe siêu trường này xuất phát từ cảng Hải Phòng và bị bắt giữ tại Nam Định
    Các xe trên bao gồm: Xe 15C-17619 kéo sơ mi rơ moóc  15R-08335 của Công ty TNHH Tiến Đại Lâm, địa chỉ số 706, Trần Nhân Tông, Kiến An, Hải Phòng; Xe 29C-33948 kéo sơ mi rơ moóc 29R-03663;  xe 29C-54761 kéo sơ mi rơ moóc 29R-03045 của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ vận tải Chính Nghĩa.
    Điều đáng nói là dù không có giấy phép lưu hành nhưng cả 3 xe trên đều lấy được hàng từ cảng số 4 Xí nghiệp xếp dỡ Cảng Hoàng Diệu (thuộc Cảng Hải Phòng), khi di chuyển trên Quốc lộ 10 từ Hải Phòng đến Nam Định đoàn xe trên cũng đi qua trạm Kiểm soát tải trọng xe của Thái Bình nhưng không bị phát hiện.
    Nhận được tin báo của quần chúng nhân dân về đoàn xe siêu trường nói trên, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã yêu cầu Cục Quản lý đường bộ I phối hợp với Sở Giao thông vận tải Nam Định đón lõng và bắt giữ đoàn xe này.
    C.N.Q

    Thảm bại và mất 10 tướng lĩnh, IS "như rắn mất đầu"

    12:06, Thứ Tư, 30/12/2015 (GMT+7)
    (VnMedia) - Lực lượng liên quân do Mỹ dẫn đầu đã tiêu diệt 10 thủ lĩnh của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), trong đó có những tên liên quan đến loạt vụ tấn công ở Paris, một phát ngôn viên của quân đội Mỹ cho biết. Đây là đòn giáng kép đối với IS sau khi lực lượng này vừa thua thê thảm tại mặt trận Ramadi.
    Ảnh minh hoạ
    Ảnh minh hoạ
    Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi đã kéo lá cờ tổ quốc lên trụ sở chính quyền ở thành phố Ramadi sau khi quân đội giành lại được nơi này từ tay IS. Chiến thắng trên là một minh chứng về sự thành công trong chiến lược của ông Abadi trong việc xây dựng lại quân đội sau khi họ vấp phải những thất bại thảm hại một cách đáng ngạc nhiên trước IS.
    "Trong tháng qua, chúng tôi đã tiêu diệt được 10 thủ lĩnh IS thông qua các cuộc không kích, trong đó có nhiều tên chuyên làm nhiệm vụ lập kế hoạch tấn công ở bên ngoài. Một vài trong số đó có liên quan đến loạt vụ tấn công khủng bố kinh hoàng ở thủ đô Paris”, Đại tá quân đội Mỹ - ông Steve Warren, cũng là một phát ngôn viên của chiến dịch không kích do Mỹ dẫn đầu, cho biết.
    "Những tên khác đang lên kế hoạch để tiến hành các cuộc tấn công thêm nữa ở các nước phương Tây”, ông Warren cho biết thêm.
    Một trong những tên khủng bố bị tiêu diệt là Abdul Qader Hakim. Tên này chính là kẻ đã giúp thúc đẩy việc thực hiện loạt vụ tấn công khủng bố kinh hoàng ở thủ đô Paris mới đây, Đại tá Warren cho hay. Hakim đã bị tiêu diệt ở thành phố Mosul, phía bắc Iraq hôm 26/12.
    Hai ngày trước đó, chiến dịch không kích của liên quân ở Syria cũng đã giết chết Charaffe al Mouadan – một thành viên IS có liên quan trực tiếp đến Abdelhamid Abaaoud. Abaaoud được cho là kẻ chủ mưu loạt vụ tấn công khủng bố ở Paris hôm 13/11, khiến 130 người thiệt mạng.
    Mouadan đang lên kế hoạch tiến hành thêm nhiều cuộc tấn công khác nhằm vào phương Tây.
    Cùng với hàng loạt thất bại thảm hại trên chiến trường như ở Ramadi thuộc Iraq hay Raqqa thuộc Syria, việc IS mất 10 thủ lĩnh trong thời gian vừa qua đã khiến lực lượng này đang như “rắn mất đầu”.
    Kiệt Linh (tổng hợp)

    IS bại trận thê thảm, tháo chạy tan tác

    16:16, Thứ Hai, 28/12/2015 (GMT+7)
    (VnMedia) - Lực lượng chiến binh khủng bố thuộc tổ chức khét tiếng mang tên Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) hôm qua (27/12) đã phải tháo chạy tan tác ra khỏi thành trì cuối cùng của chúng ở thành phố Ramadi do không cầm cự nổi trước sức tấn công mạnh mẽ của quân đội Iraq.
    Đây là chiến thắng lớn nhất của quân đội Iraq kể từ khi họ phát động chiến dịch tiêu diệt khủng bố quy mô lớn khắp toàn quốc từ hồi năm ngoái.
    Ảnh minh hoạ
    Ảnh minh hoạ
    Vẫn còn một số khu liên hợp của chính quyền bị IS chiếm trước đó ở Ramadi chưa thể tiếp cận bởi lực lượng khủng bố đã rải rất nhiều bom và chất nổ trước khi rút khỏi những nơi này.
    Và trong khi tàn quân của IS vẫn còn ẩn náu đâu đó ở Ramadi thì lực lượng Iraq cho biết họ không còn phải đối mặt với bất kỳ sự kháng cự nào từ kẻ thù.
    "Tất cả các chiến binh IS đã tháo chạy. Không còn sự kháng cự ở nơi đây”, ông Sabah al-Numan – phát ngôn viên lực lượng chống khủng bố của Iraq, cho biết. Ông này tự tin tuyên bố, “chiến dịch của chúng tôi gần như sắp kết thúc”.
    Ngày hôm qua, người ta chứng kiến cảnh ở nhiều thành phố, người dân vẫy cờ Iraq chúc mừng chiến thắng ở Ramadi.
    Giới chức chính quyền Iraq đã chúc mừng quân đội nước này về việc giải phóng được thành phố Ramadi, thủ phủ của tỉnh Anbar. Chủ tịch Quốc hội Salim al-Juburi đã ra một tuyên bố trong đó chúc mừng “những người anh hùng của lực lượng an ninh về chiến thắng to lớn giúp giải phóng thành phố Ramadi khỏi chủ nghĩa khủng bố”.
    Liên minh do Mỹ dẫn đầu cũng chúc mừng thành công trong chiến dịch của quân đội Iraq ở Ramadi. "Đó là kết quả của nhiều tháng nỗ lực vượt bậc của quân đội Iraq, Cơ quan Chống khủng bố Iraq, Không lực Iraq và lực lượng cảnh sát, dân quân... cùng với sự hỗ trợ của hơn 600 cuộc không kích của liên quân kể từ hồi tháng Bảy", phát ngôn viên của liên quân do Mỹ dẫn đầu – Đại tá Steve Warren phát biểu.
    Kiệt Linh (tổng hợp)

    Iraq sẽ cân nhắc hành động quân sự nếu Thổ Nhĩ Kỳ không rút quân

    VOV.VN - Iraq ngày 30/12 một lần nữa lên tiếng yêu cầu quân đội Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi miền Bắc nước này và cảnh báo có thể sẽ cân nhắc hành động quân sự.

    Một cuộc tranh cãi giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq đã bùng phát từ hồi đầu tháng này sau khi Thổ Nhĩ Kỳ triển khai lực lượng tới một trại quân đội ở khu vực Bashiqa phía Bắc Iraq, nơi Thổ Nhĩ Kỳ đang huấn luyện các tay súng người Sunni và người Kurd chống lại tổ chức khủng bố IS.
    Chính quyền Iraq cho rằng hành động triển khai quân của Thổ Nhĩ Kỳ là một sự xâm phạm bất hợp pháp và đã nhiều lần yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ rút quân. Sau yêu cầu của Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu rút quân song chưa rút hoàn toàn.
    iraq se can nhac hanh dong quan su neu tho nhi ky khong rut quan hinh 0
    Ngoại trưởng Iraq Ibrahim al-Jaafari. (Ảnh: AP).
    Ngoại trưởng Iraq al-Jaafari cho biết sẽ tiếp tục gây áp lực bằng các biện pháp hòa bình đối với Thổ Nhĩ Kỳ, song ông cũng nhấn mạnh, nếu có bất kỳ sự đe dọa nào, Iraq sẽ xem xét hành động quân sự để bảo vệ chủ quyền của mình.
    Tuyên bố được phía Iraq đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tái khẳng định quân đội nước này sẽ tiếp tục ở lại Iraq. Ông Erdogan cho biết, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở Iraq là để bảo vệ cho đội quân huấn luyện của Thổ Nhĩ Kỳ tại Iraq.
    Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh, lực lượng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại Iraq không tham gia chiến đấu và chỉ huấn luyện cho các lực lượng người Kurd và Arabia./.
    Lệ Chi/VOV - Trung tâm Tin

    Khách nước ngoài uống đủ 7 ly rượu mới được.. mua dâm (!)




    Dân trí Núp bóng trong vỏ bọc nhà hàng, các “tú bà” Loan, Lan và Hoa đã chiêu dụ nhiều cô gái trẻ bán dâm cho khách nước ngoài để thu lợi. Mỗi khách nước ngoài phải uống đủ 7 ly rượu tại nhà hàng này mới được mua dâm.

    Ngày 30/12, TAND TPHCM đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt các bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Loan (sinh năm 1976 tại TPHCM), Nguyễn Thị Nguyệt Lan (sinh năm 1981 tại Tiền Giang) mức án 10 tháng 10 ngày tù (bằng thời gian tạm giam) về tội “môi giới mại dâm”. Cũng trong đường dây bán dâm này, Phạm Thị Hoa (sinh năm 1982 tại Tiền Giang) nhận 10 tháng tù về cùng tội danh.
    Các bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm
    Các bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm
    Theo cáo trạng, vào lúc 0 giờ 45 phút ngày 15/10/2014, cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra khách sạn W.L. (phường Bến Nghé, quận 1) bắt quả tang Trang và Linh đang bán dâm.
    Qua quá trình điều tra, cơ quan chức năng xác định được đây là 2 trong số nhiều cô gái trẻ tham gia đường dây bán dâm của Loan, Lan và Hoa.
    Từ năm 2011, Loan và Lan hùn vốn mở nhà hàng trên đường Đông Du (quận 1) nhưng thua lỗ. Đầu năm 2014, họ tuyển khoảng 10 tiếp viên trẻ đẹp, không trả lương mà chỉ cho hưởng tiền bo, khuyến khích họ bán dâm.
    Điều đáng chú ý là các tiếp viên chỉ bán dâm cho khách nước ngoài, khi chủ quán đồng ý. Tuy nhiên, Loan và Lan đặt ra quy định chỉ được đi bán dâm với khách khi uống đủ 7 ly rượu, một ly giá 70.000 ngàn đồng.
    Nếu khách không uống nổi, các tiếp viên phải đóng 500.000 đồng mới được phép đi cùng khách. Giá bán dâm từ 50 USD đến 100 USD tùy thuộc vào sự thỏa thuận của khách và nhân viên.
    Ngoài ra, nhóm gái bán dâm này còn phục vụ cho một nhà hàng khác do Hoa làm chủ, cũng chỉ chuyên bán dâm cho khách nước ngoài. Quán của Hoa làm chủ chuyên kinh doanh bi-da, bia rượu và hoạt động môi giới mại dâm như nhà hàng của Loan và Lan.
    Tại cơ quan công an, 3 bị cáo đã thừa nhận từ khi mở quán cho đến khi bị bắt đã hưởng hơn 400 triệu đồng tiền môi giới mại dâm cho các tiếp viên.
    Xuân Duy

    Trung Quốc 'không can thiệp ĐH 12'

    • 30 tháng 12 2015
    Ông Nguyễn Sinh Hùng vừa thăm Trung Quốc
    Trong một diễn biến hiếm có, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lên tiếng bác bỏ thông tin trên mạng “xuyên tạc” chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội.
    Từ 23 đến 27/12, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng đã thăm Trung Quốc, hội đàm lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc Tập Cận Bình.
    Phát biểu tại một hội nghị toàn quốc về thông tin đối ngoại ở Hà Nội ngày 30/12, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh giải thích về chuyến thăm.
    Theo ông Huynh, phía Trung Quốc bốn năm liền mời ông Nguyễn Sinh Hùng sang thăm, nhưng ông Hùng không sang cho đến khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm chính thức Hà Nội.
    "Thế mà cư dân mạng nói sang là để Trung Quốc can thiệp vào Đại hội 12 của Đảng, tác động vào nhân sự của Đại hội. Tôi xin bác bỏ những thông tin này.”
    “Tôi khẳng định Trung Quốc không thể tác động vào Đại hội 12 của Đảng", ông Đinh Thế Huynh nói, theo trang VietnamNet.
    Cả ông Nguyễn Sinh Hùng và Đinh Thế Huynh đều đang là thành viên Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng Cộng sản.
    Ông Huynh nói tiếp: "Ngay chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc mà tôi là người tham gia tất cả các hoạt động, kể cả hội đàm, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng chỉ nói 'Chúc các đồng chí tổ chức thành công ĐH Đảng lần thứ 12', không một lời tác động đến Đại hội Đảng của chúng ta.”
    "Ta có tư thế, nguyên tắc của ta, ai dám tác động nào? Mà tác động sao nổi. Đảng dày dạn trong lãnh đạo cách mạng và trong công cuộc đổi mới, có đủ bản lĩnh để giữ vững sự độc lập,” ông Huynh khẳng định.
    Trong vòng một tháng qua, trên mạng internet dồn dập xuất hiện nhiều văn bản, đơn thư chỉ trích, tố cáo nhiều lãnh đạo cao nhất của Việt Nam.
    Phát ngôn của ông Đinh Thế Huynh đưa ra trong thời điểm này dường như nhằm khẳng định sự đoàn kết nội bộ và bác bỏ thông tin trên mạng.
    Facebook chính thức của chính phủ Việt Nam cùng ngày 30/12 dẫn lời Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn nói xuất hiện “nhiều trang thông tin xấu độc thời gian gần đây”.
    Nói với báo chí bên lề hội nghị báo chí toàn quốc, ông Tuấn nhấn mạnh: “Những trang này hầu hết xuyên tạc, bôi xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước.”
    “Không chỉ từ nay cho đến Đại hội Đảng toàn quốc mà trong kỳ bầu cử Quốc hội và HĐND sắp tới, chúng tôi cũng dự báo tiếp tục sẽ có những trang thông tin xấu độc như vậy.”
    Ông Tuấn tuyên bố hầu hết các trang “xấu độc” có nguồn thiết lập ở nước ngoài.

    Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tố Nga 'ủng hộ kẻ giết 400.000 người'

    Đăng Bởi -
    Nga, Tho Nhi Ky, Syria, A Rap Saudi, to chuc khung bo IS
    Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan

    Hôm 29.12, trước khi lên đường sang thăm Ả Rập Saudi, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan chỉ trích Nga đang "bao che" cho Tổng thống Syria Bashar Al-Assad người mà theo ông Erdogan đã "giết không thương tiếc 400.000 người dân vô tội".

    Tổng thống Erdogan đã trả lời một cuộc họp báo trước khi ông đến thăm Ả Rập Saudi, nơi ông gặp Quốc vương Salman để đàm phán về cuộc chiến tại Syria và hợp tác năng lượng. Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Saudi là hai nhà tài trợ chính cho lực lượng nổi dậy Syria để lật đổ tổng thống Assad, người được Iran và Nga hậu thuẫn.
    Ông Erdogan khẳng định ông và vua Salman sẽ thỏa thuận "trong tình đoàn kết và tôn trọng ý kiến" để tìm một giải pháp chính trị cho Syria, cả hai nước cùng thúc đẩy thỏa thuận loại bỏ ông Assad khỏi chính trường.
    Ngoài ra, một điểm quan trọng mà Ankara sẽ thảo luận với Ả Rập Saudi là việc đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng, sau khi quan hệ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ rạn nứt vì vụ bắn rơi máy bay Su-24 hôm 24.11.
    "Bạn không thể đi bất cứ nơi đâu bằng cách hỗ trợ một chế độ đã giết không thương tiếc 400.000 người dân vô tội bằng vũ khí thông thường và hóa học", ông Erdogan tố Nga đang "sai lầm" khi hỗ trợ tổng thống Assad.
    Nga đã bắt đầu tiến hành chiến dịch không kích tại Syria từ ngày 30.9, và tuyên bố họ ủng hộ chính phủ Syria nhằm đánh bại tổ chức khủng bố IS cũng như các nhóm thánh chiến cực đoan khác. Tuy nhiên, phương Tây cáo buộc nhiều cuộc không kích của Nga nhắm vào các chiến binh nổi đây Syria do những nước này hậu thuẫn, cũng như nhiều cuộc không kích của Nga đã giết hại dân thường.
    Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, có khoảng 250.000 người đã thiệt mạng trong cuộc nội chiến tại Syria kéo dài gần 5 năm qua và khoảng 12 triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi tị nạn.
    Chuyến thăm lần này là chuyến thăm thứ 3 của ông Erdogan tới Ả Rập Saudi trong năm nay. Trước đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tới Riyadh hồi tháng 1 để tham dự lễ tang của Quốc vương Abdullah, và đến một lần nữa vào tháng 3 để họp bàn hợp tác với Quốc vương Salman.
    Quan hệ giữa Ả Rập Saudi và Thổ Nhĩ kỳ rất căng thẳng dưới thời Quốc vương Abdullah còn sống, người cho rằng sự ủng hộ của Ankara với phong trào Anh em Hồi giáo tại Ai Cập là một mối nguy hại cho an ninh của khu vực Trung Đông. Tuy nhiên, quan hệ giữa Ankara và Riyadh đã cải thiện dưới thời Quốc vương Salman khi cả hai nước đều muốn chống lại Iran.
    Thổ Nhĩ Kỳ là một trong 34 thành viên của Liên minh chống Khủng bố do Ả Rập Saudi mới thành lập.
    Thiên Hà (theo The Globe And Mail)

    Cận cảnh bên trong trang trại hơn 2000 tỷ của Michael Jackson

    Trang trại có diện tích 2700 mẫu Anh ở Los Olivos, California - nơi Michael Jackson từng sinh sống có giá hơn 2000 tỷ đồng.

    Huyền thoại nhạc pop - Michael Jackson mua trang trại ở Los Olivos, California vào năm 1987 với giá 19,5 triệu USD (khoảng 439 tỷ đồng). Sau đó, ông đã biến trang trại thành một công viên giải trí và khiến nó có giá trị lớn hơn rất nhiều. Ở khu trung tâm của trang trại là dinh thự Michael Jackson từng sống.
    Hiện tại, trang trại của Michael Jackson tại California đang được rao bán với giá hơn 2000 tỷ đồng.
    Hình ảnh Cận cảnh bên trong trang trại hơn 2000 tỷ của Michael Jackson số 1

    Bên trong trang trại - nơi Michael Jackson từng sinh sống. Ảnh Mirror

    Hình ảnh Cận cảnh bên trong trang trại hơn 2000 tỷ của Michael Jackson số 2
    Khu vườn hoa rộng và đẹp. Ảnh Mirror
    Hình ảnh Cận cảnh bên trong trang trại hơn 2000 tỷ của Michael Jackson số 3
    Dinh thự của Michale Jackson. Ảnh Mirror
    Hình ảnh Cận cảnh bên trong trang trại hơn 2000 tỷ của Michael Jackson số 4
    Hình ảnh Cận cảnh bên trong trang trại hơn 2000 tỷ của Michael Jackson số 5
    Michael Joseph Jackson (sinh ngày 29 tháng 8 năm 1958 và mất ngày 25 tháng 6 năm 2009) là một ca sĩ, nhạc sĩ, vũ công, doanh nhân và nhà từ thiện nổi tiếng người Mỹ. Ông được mệnh danh là "Vua nhạc pop" hay "Ông hoàng nhạc pop". Michael Jackson được công nhận là "Nhân vật giải trí thành công nhất mọi thời đại" theo sách kỷ lục Guinness
    Theo trang TMZ, Michael Jackson - huyền thoại âm nhạc một thời sở hữu tài sản lên tới con số gần 2 tỷ USD kể từ sau khi ngôi sao nhạc pop ra đi vào ngày 25/6/2009.
    Số tiền này có được từ doanh thu bộ phim This is It, show Michael Jackson: The Immortal World Tour của gánh xiếc Cirque du Soleil, 50 triệu albums đã được bán và rất nhiều những khoản đầu tư khác.
    Quốc Huy (tổng hợp)
    Nguồn : Người đưa tin

    Tăng cường thông tin chủ quyền, biển đảo bằng tiếng nước ngoài

    Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo và phân giới cắm mốc cần phải đẩy mạnh hơn trong 2016, trong đó tăng cường thông tin bằng tiếng nước ngoài

      Tăng cường thông tin chủ quyền, biển đảo bằng tiếng nước ngoài - Ảnh 1
    Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
    Ngày 30/12, phát biểu kết luận Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác thông tin đối ngoại; tuyên truyền biển, đảo và phân giới cắm mốc năm 2015; triển khai nhiệm vụ năm 2016 diễn ra tại Hà Nội, ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Công tác thông tin đối ngoại biểu dương nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong việc tăng cường hoạt động thông tin đối ngoại; tuyên truyền biển, đảo và phân giới cắm mốc, góp phần quan trọng tạo môi trường ổn định và điều kiện thuận lợi để bảo vệ và phát triển đất nước.
    Ông Đinh Thế Huynh nhấn mạnh, năm 2016 là năm tiến hành Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, là năm mở đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020; tình hình trong nước sẽ còn có nhiều khó khăn, thách thức; tình hình quốc tế, khu vực, tình hình Biển Đông dự báo tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường.
    Trong bối cảnh đó, công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo và phân giới cắm mốc biên giới cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm trên cơ sở quán triệt đường lối, quan điểm, chính sách đối ngoại của Việt Nam nêu trong các văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; hoàn thiện công tác tổ chức, cơ chế chỉ đạo, phối hợp từ Trung ương tới địa phương; tiếp tục đổi mới, đa dạng hình thức, phương thức tuyên truyền; tăng cường thông tin bằng tiếng nước ngoài.
    Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cũng yêu cầu các cơ quan thông tin cần nâng cao hơn nữa chất lượng tham mưu chỉ đạo định hướng tuyên truyền, đấu tranh phản bác các thông tin sai sự thật, luận điệu xuyên tạc của các thế lực cơ hội, thù địch; tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền quan điểm, lập trường của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế; tuyên truyền quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với các nước láng giềng, các nước lớn, đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ của Việt Nam; tranh thủ nhiều hơn nữa sự đồng tình, ủng hộ của dư luận quốc tế đối với Việt Nam trong việc bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
    Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về Công tác thông tin đối ngoại, năm 2015, công tác thông tin đối ngoại; tuyên truyền biển, đảo và phân giới, cắm mốc tiếp tục có nhiều chuyển biến quan trọng. Hiệu quả công tác chỉ đạo, phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ thông tin đối ngoại ở các ban, bộ, ngành, địa phương được chú trọng nâng cao.
    Các hoạt động thông tin đối ngoại các ban, bộ, ngành, địa phương, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan báo chí đối ngoại được tổ chức bài bản, đồng bộ hơn, ngày càng đi vào thực chất.
    Thông tin từ Việt Nam ra nước ngoài, thông tin bằng tiếng nước ngoài phát triển cả về số lượng và chất lượng. Công tác tuyên truyền các sự kiện trọng đại của đất nước; đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; các hoạt động đối ngoại nổi bật của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; tuyên truyền hội nhập quốc tế… được quan tâm đặc biệt.
    Công tác tuyên truyền về vấn đề Biển Đông, phân giới cắm mốc trên đất liền; định hướng dư luận và đấu tranh hiệu quả với các thông tin sai sự thật, luận điệu xuyên tạc của các thế lực cơ hội, thù địch, góp phần tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, người Việt Nam ở nước ngoài đối với sự nghiệp đấu tranh giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
    Bên cạnh những kết quả cơ bản, quan trọng đã đạt được, Hội nghị đã chỉ ra những hạn chế yếu kém cần tập trung khắc phục như cơ chế tổ chức, chỉ đạo, phối hợp tuy đã được cải tiến, đổi mới, nhưng vẫn chưa thật đồng bộ, chặt chẽ, do đó chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; công tác theo dõi nắm bắt, dự báo tình hình trong một số trường hợp hiệu quả còn chưa cao, ảnh hưởng đến chất lượng tham mưu, chỉ đạo định hướng; nội dung, hình thức thông tin, ấn phẩm tuyên truyền vẫn chưa thật sự phong phú, đa dạng, hấp dẫn, phù hợp với từng địa bàn, đối tượng cụ thể.
    Thông tin bằng tiếng nước ngoài mặc dù đã được tăng cường, nhưng vẫn chưa đến được với nhiều đối tượng quan trọng; vai trò của các cơ quan báo chí chủ lực, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài vẫn chưa được phát huy đầy đủ; tính hiệu quả, thuyết phục trong công tác đấu tranh phản bác vẫn còn thấp.
    Theo TTXVN

    Xét xử nguyên cán bộ công an buôn lậu ô tô, hưởng lợi 360.000 USD


    Bị cáo Lam (đứng, trái) và bị cáo Vinh đối chất tại tòa - Ảnh: Phan Thương

    Bị cáo Lam (đứng, trái) và bị cáo Vinh đối chất tại tòa - Ảnh: Phan Thương
    Vinh, Thạnh, Nguyên trực tiếp thuê các Việt kiều làm hồ sơ khống xuất nhập cảnh để buôn lậu xe, thu lợi bất chính hơn 1,5 tỉ đồng.
    Ngày 30.12, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm vụ án buôn lậu đối với các bị cáo: Nguyễn Giang Lam (40 tuổi, ngụ Q.Thủ Đức, nguyên cán bộ Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an TP.HCM), Nguyễn Quang Vinh (33 tuổi, ngụ Q.7), Trần Phước Thạnh (48 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh), Trần Thái Nguyên (33 tuổi, ngụ tỉnh Lâm Đồng, cùng làm dịch vụ thủ tục xuất nhập khẩu).
    Theo cáo trạng, từ tháng 1.2011 đến 12.2012, lợi dụng chính sách của nhà nước đối với người VN định cư ở nước ngoài khi hồi hương mỗi người được nhập một xe ô tô cá nhân đang sử dụng, Vinh, Thạnh, Nguyên móc nối với Lam tổ chức buôn lậu xe ô tô từ Mỹ về VN tiêu thụ bằng hình thức thuê 54 Việt kiều hồi hương đứng tên nhập khẩu ô tô, làm giả thủ tục, hồ sơ xuất nhập cảnh để hợp thức hóa hồ sơ nhằm thu lợi bất chính.
    Trong đó, Lam là người trực tiếp ký xác nhận tình trạng Việt kiều hồi hương để họ được nhập hộ khẩu, giới thiệu 36/54 Việt kiều cho Vinh và đóng dấu khống xuất nhập cảnh trên hộ chiếu của 36 Việt kiều, nhưng thực chất các Việt kiều này không đi nước ngoài. Mỗi người giới thiệu Lam được Vinh trả 10.000 USD. Vinh, Thạnh, Nguyên trực tiếp thuê các Việt kiều làm hồ sơ khống xuất nhập cảnh để buôn lậu xe, thu lợi bất chính hơn 1,5 tỉ đồng.
    Với 54 Việt kiều được thuê đứng tên nhập khẩu ô tô trái pháp luật, hiện có 22 Việt kiều đã tự nguyện nộp lại 915 triệu đồng và 4.300 USD để khắc phục hậu quả. Cơ quan điều tra cũng đã kê biên 38 ô tô do các Việt kiều được thuê đứng tên nhập khẩu như nói trên, số còn lại đã ủy thác cho cơ quan điều tra các tỉnh, thành phố thi hành lệnh kê biên.
    Hôm nay (31.12), phiên tòa tiếp tục với phần xét hỏi và tranh luận.
    Phan Thương

    Đường dây ma túy đá miền Trung -Tây Nguyên lãnh án

    30/12/2015 22:52 UTC+7

      (Công lý) - Để có tiền hút chích, các đối tượng mua bán ma túy rồi trở thành đầu mối cung cấp ma túy cho các con nghiện ở miền Trung.

      Ngày 30/12, TAND tỉnh Quảng Nam đã tuyên án đối với 3 bị cáo trong đường dây mua bán ma túy đá ở miền Trung - Tây Nguyên.
      Đường dây ma túy đá miền Trung -Tây Nguyên lãnh án
      Các bị cáo tại phiên tòa
      Theo cáo trạng, trong thời gian chấp hành án tại Trại giam Bình Điền (thuộc Tổng cục VIII, Bộ Công an, đóng tại  tỉnh Thừa Thiên-Huế), Trần Văn Tâm (SN 1976, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng) quen biết với Trần Hoàng Nam (Hà Nội). Sau khi cả hai mãn hạn tù, Nam biết Tâm tái nghiện nên giới thiệu Tâm mua ma túy của vợ mình là Vũ Thị Nguyên (SN 1983, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
      Để có tiền hút chích, Tâm gia nhập vào đường dây mua bán ma túy của “bà trùm” Vũ Thị Nguyên và trở thành đầu mối cung cấp ma túy cho các con nghiện ở miền Trung.
      Ngày 21/11/2014, Tâm được Nguyên giao vận chuyển gần 400 gram ma túy đá cùng 1 cây hêrôin từ Hà Nội vào TP HCM để Nguyên giao cho khách. Khi đến đoạn Duy Xuyên (Quảng Nam), xe khách mà Tâm đi bị công an huyện Duy Xuyên yêu cầu dừng để kiểm tra.
      Khi thấy công an, Tâm đã bỏ chạy. Công an huyện Duy Xuyên đã truy bắt Tâm, thu giữ tang vật và chuyển giao cho Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC47) điều tra, xử lý theo thẩm quyền.
      Được sự hỗ trợ của C47-Bộ Công an, ngày 10/3/2015, phòng PC47 đã bắt giữ Nguyên. Hơn một tháng sau, ngày 16/4/2015, tiếp tục bắt giữ Đỗ Chí Dũng, thu giữ hơn 5,2 kg ma túy đá cùng nhiều tang vật liên quan khác.
      Theo cáo trạng, Tâm tham gia mua bán hơn 430 gram ma túy đá và 74 gram heroin trong thời gian làm “chân rết” của Nguyên. Đối với bị cáo Nguyên, từ giữa năm 2014 đến tháng 3/2015, Nguyên đã bán 74 gram heroin và gần 500 gram ma túy đá cho nhiều người. Còn Đỗ Chí Dũng đã mua gần 10kg ma túy đá và 75 gram heroin từ Trung Quốc mang về bán cho các đầu mối ở Việt Nam. Được biết, Dũng và Nguyên đều nghiện ma túy và nhiễm HIV.
      Chiều cùng ngày, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Đỗ Chí Dũng mức án chung thân, hai bị cáo Vũ Thị Nguyên và Trần Văn Tâm cùng nhận mức án 20 năm tù.
        Châu Sơn

        Sao "Glee" bị bắt vì hàng nghìn bức ảnh lạm dụng tình dục trẻ em

        30-12-2015 12:48:38

        Diễn viên Mark Salling bị cảnh sát bắt với cáo buộc tàng trữ ảnh khiêu dâm trẻ em.

        Sáng ngày 29/2 (theo giờ địa phương), nam diễn viên phim Glee - Mark Salling vừa bị bắt. Thông tin này đã được đại diện sở cảnh sát Los Angeles xác nhận với FOX411. Theo trang TMZ, sau khi có giấy khám xét nhà của Mark Salling, cảnh sát đã thực thi và phát hiện hàng ngàn bức ảnh lạm dụng tình dục trẻ em trong máy tính cá nhân tại nhà riêng ở Sunland, California, Los Angeles. 

        Mark Salling
        Mark Salling vừa bị bắt vì bị cho là lạm dụng tình dục trẻ em

        Nam diễn viên 33 tuổi ngay lập tức đã được giải đến sở cảnh sát giam giữ. Những thiết bị điện tử khác như điện thoại di động, máy tính bảng của anh cũng bị tịch thu. Tuy nhiên, đại diện của Mark Salling vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về sự việc trên. Một nguồn tin tiết lộ, người báo thông tin này cho sở cảnh sát chính là bạn gái cũ của Mark.

        Mark Salling
        Ngôi nhà của Mark bị khám xét vào sáng 29/12

        Đây không phải lần đầu tiên nam diễn viên người Mỹ này dính dáng đến các vụ việc liên quan đến lạm dụng tình dục. Năm 2013, anh bị 1 phụ nữ tố cáo bắt mình quan hệ tình dục mà không dùng các biện pháp bảo vệ. Tuy nhiên sau đó nam diễn viên đã phủ nhận hoàn toàn mọi cáo buộc và đứng ra dàn xếp vụ việc ổn thỏa.

        Nam diễn viên điển trai Mark Salling nổi tiếng với vai chàng ca sĩ hài hước Noah "Puck" Puckerman trong series phim "Glee" từ năm 2009 đến năm 2015, bộ phim ca nhạc từng giành 19 đề cử Emmy, 4 Quả cầu vàng, 57 giải thưởng khác.
         Theo Trangmory / Trí Thức Trẻ

        Thể thao Việt Nam: Một năm nhộn nhịp
        Thứ năm, 31/12/2015, 03:06 (GMT+7)
        Năm 2015 chuẩn bị khép lại, nhìn lại năm qua, hoạt động của ngành thể thao đúng là rất sôi động…
        1. Việc ngành VH-TT-DL lựa chọn sự kiện “SEA Games 28 là kỳ SEA Games thành công nhất trong lịch sử Thể thao Việt Nam khi  lần đầu tiên các môn Olympic đóng góp tới 87% tỷ lệ các môn đoạt HCV” là 1 trong 10 sự kiện tiêu biểu của ngành phần nào ghi nhận thành quả đáng kể từ các HLV, VĐV. Một năm thi đấu, tranh tài của thể thao thành tích cao, SEA Games 28-2015 và vòng loại Olympic 2016 là 2 đấu trường quan trọng nhất. Tất nhiên, song hành với nó còn rất nhiều các giải đấu quốc tế quan trọng khác. Để từ đấy, những đội tuyển như bơi, bắn súng, cử tạ giành được các suất chính thức dự Olympic đầy quý giá.

         

        Ánh Viên góp phần rất lớn đưa bơi lội Việt Nam lên tầm cao mới. Ảnh: T.L

        Sự phát triển mạnh mẽ gia tăng thành tích huy chương và thu hẹp khoảng cách chuyên môn (trong một số nội dung cụ thể) tại một số môn thuộc nhóm Olympic của VĐV Việt Nam trước đối thủ khu vực, châu lục và thế giới là điều đáng ghi nhận ở năm 2015. Nguyễn Thị Ánh Viên lần đầu lọt tới bán kết cự ly khi thi đấu giải bơi VĐTG 2015 và xếp hạng 10 ở một nội dung (400m hỗn hợp cá nhân) là kết quả rất khích lệ. Thạch Kim Tuấn đoạt HCĐ giải cử tạ VĐTG 2015 và cùng cử tạ Việt Nam có 3 suất chính thức Olympic 2016 là kết quả trên mong đợi. Nguyễn Thị Huyền vượt chuẩn Olympic 2016 liên tiếp tại 2 nội dung 400m và 400m rào ngay khi thi đấu SEA Games 28-2015 là điều ít ai nghĩ tới… là những kết quả rất chú ý của VĐV thể thao thành tích cao trong năm 2015.

        Thạch Kim Tuấn (phải) đoạt HCĐ giải cử tạ VĐTG 2015. Ảnh: T.L

        Bên cạnh họ, các tuyển thủ của cờ vua, bắn súng, taekwondo, judo, karatedo, vật, bắn cung, đua thuyền, đấu kiếm, TDDC, xe đạp… ít nhiều đều có kết quả huy chương châu lục trong năm thi đấu. Cũng ở năm 2015, số VĐV của các môn trọng điểm được ra nước ngoài tập huấn dài ngày nhiều hơn. Điểm đến như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan được lựa chọn nhiều thay vì trước đây chúng ta chỉ hướng tới nơi tập tại Trung Quốc. Tất nhiên, bên cạnh sự sôi động ấy, vẫn còn nhiều việc được xem là bất cập với thể thao. Cơ sở vật chất, dụng cụ tập luyện của nhiều đội tuyển quốc gia chưa hẳn phải đầy đủ hết.

        Chúng ta hiện có 4 trung tâm huấn luyện thể thao tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và một số điểm lẻ khác nhưng nếu hỏi tại đó cơ sở vật chất đã phù hợp chưa thì nhiều VĐV đều lắc đầu. Bản thân nhà quản lý biết điều đó. Ngân sách tu sửa hàng năm chỉ có hạn nên tất cả vẫn phải co kéo. Chuyên gia dinh dưỡng và vật lý trị liệu không có. Đó cũng là một trong những nguyên do vì sao nhiều VĐV quan trọng như Hà Thanh, Kim Tuấn… gặp chấn thương bởi không có quãng thời gian trị liệu phù hợp. Nếu biết, chúng ta đã có Quy hoạch phát triển TDTT tới năm 2020, định hướng tới năm 2030. Trong quy hoạch ấy, hết năm 2015 này, thời gian tới năm 2020 chỉ còn 5 năm nữa thôi.

        2. Thể thao là của mọi người. Phát triển thể thao không chỉ có thành tích cao mà còn nhiều mảng khác. Tất cả đều chờ Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030 phải dần thực hiện tạo tính hiệu quả hơn. Năm 2015, tiến độ thực hiện không cao. Theo tìm hiểu, tính tới tháng 6-2015, mới chỉ có 47/63 tỉnh thành, thành lập được Ban chỉ đạo và xây dựng được chương trình hoạt động khung cho Đề án. Ngay như thành phố lớn là Hà Nội cũng chưa thành lập được Ban chỉ đạo và xin chậm tiến độ.

        Hiện tại, mọi việc vẫn chủ yếu trong công tác tuyên truyền thông tin. Vấn đề cốt lõi chính là kinh phí thực hiện cho đề án là rất hạn chế. Vì vậy, năm 2016, ngành thể thao hướng trọng tâm trong việc xây dựng cơ chế, chính sách dành cho doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia tài trợ cho Đề án cũng như tìm kiếm thêm nguồn lực xã hội tham gia tài trợ.
        NGUYỄN ĐÌNH
         Tập huấn ở Hy Lạp, Cuba
        Trong tháng 1-2016, dự kiến đại diện của Tổng cục TDTT sẽ tới các quốc gia như Hy Lạp, Cu Ba… để tìm hiểu mô hình hoạt động, tập huấn tập luyện thể thao tại quốc gia bạn. Thông qua đợt khảo sát, ngành thể thao Việt Nam sẽ tìm hướng phối hợp cùng các nền thể thao trên xem kết hợp trao đổi làm việc ở những môn thể thao nào là phù hợp nhất. Nếu thành công và tìm hiểu đúng về các môn thể thao thế mạnh của nước bạn, chúng ta thêm cơ hội cử các đội tuyển phù hợp đến đây tập huấn để gia tăng chuyên môn.

         Nguyễn Thị Ánh Viên xếp thứ 10 sự kiện tiêu biểu
        Bộ VH-TT-DL đã công bố 10 sự kiện tiêu biểu của ngành trong năm hoạt động 2015. Góp mặt 4 trong 15 đề cử ban đầu để bầu chọn, lĩnh vực thể thao đã có 2 sự kiện nằm trong 10 sự kiện được công bố. Các sự kiện đó là là “SEA Games 28 là kỳ SEA Games thành công nhất trong lịch sử thể thao Việt Nam khi  lần đầu tiên các môn Olympic đóng góp tới 87% tỷ lệ các môn đoạt HCV” (đứng vị trí thứ 9); “Ánh Viên vào tốp 5 nữ kình ngư xuất sắc nhất châu Á, được báo chí quốc tế mệnh danh “Cô gái thép”” (đứng vị trí thứ 10). Việc kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên được lựa chọn đứng trong 10 sự kiện tiêu biểu của ngành là ghi nhận đáng kể về nỗ lực tập luyện, thi đấu và kết quả của VĐV này. Năm ngoái, trong 10 sự kiện tiêu biểu của ngành, lĩnh vực thể thao đóng góp 3 sự kiện đứng ở các vị trí 6, 7, 8. Đồng thời, ở năm ngoái, lĩnh vực thể thao cũng có 1 VĐV được bầu chọn là 1 trong 10 sự kiện đó là Hoàng Xuân Vinh (bắn súng). Hiện tại Nguyễn Thị Ánh Viên vẫn đang tập huấn tại Mỹ cùng HLV Đặng Anh Tuấn. Trong năm 2016, Ánh Viên và bơi lội Việt Nam có mục tiêu đạt thêm chuẩn A trong các nội dung thi đấu để giành thêm suất chính thức thi đấu Olympic 2016.
        MINH CHIẾN
        Xem tiếp...