Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Tư liệu về tâm linh 5

1. Chữa bệnh vào ngày nhật thực
Người dân vùng Karnataka Bang Guer Bega (Ấn Độ) cho rằng thời điểm nhật thực có thể mang đến năng lực siêu nhiên và chữa trị những căn bệnh hiểm nghèo.
 Những câu chuyện không thể lý giải , Phi thường - kỳ quặc,
Vào ngày diễn ra nhật thực, người dân chuẩn bị sẵn đống đất trộn lẫn phân bón đắp thật cao sau đó đưa các em nhỏ bị liệt toàn thân ngồi vào chính giữa. Người bản địa cho rằng cách làm là có căn cứ lịch sử vì từ nhỏ đến lớn đều lớn lên trong những câu chuyện về năng lực siêu nhiên.
2. Phát hiện UFO
 Những câu chuyện không thể lý giải , Phi thường - kỳ quặc,
Trên bầu trời cách vùng hồ Urswit thành phố Penrith Cumbria (Anh) không xa từng xuất hiện những vật thể lạ có thể di chuyển vào khoảng 11 giờ đêm. Những người phát hiện ra hiện tượng này kiên quyết cho rằng đây là minh chứng về sự xuất hiện của người ngoài hành tinh tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại thì vẫn chưa một nhà nghiên cứu nào dám khẳng định suy đoán trên là đúng hay sai.
3. Trên miếng gỗ thấy hình đức mẹ
 Những câu chuyện không thể lý giải , Phi thường - kỳ quặc,
Tại một thôn trang nhỏ ở Ailen những người thợ mộc đã phát hiện ra hình ảnh thánh mẫu Mary ngay trên mặt miếng gỗ phẳng. Sự việc này đã làm xôn xao dư luân trong thời gian dài và nó còn gây ra cuộc tranh cãi và hiệu ứng quyết liệt từ phát ngôn của những người trái giáo phái.
4. Vết chân bí ẩn trên gỗ
 Những câu chuyện không thể lý giải , Phi thường - kỳ quặc,
Trong một ngôi chùa nhỏ thuộc vùng biển Thanh Hải Trung Quốc, người ta phát hiện ra một vết chân kỳ lạ in rõ rệt trên phiến gỗ cứng. Người bản địa cho rằng đây là dấu chân của vị thánh nhân từng 10 năm liền đến cầu khấn thành tâm ở chùa lưu lại. Tuy nhiên tất cả chỉ là phỏng đoán hoặc những câu chuyện truyền thuyết truyền tai chứ chưa một người nào dám khẳng định hoặc giải thích xuất xứ thật sự của nó.
5. Hình chúa Jesus trên đá
 Những câu chuyện không thể lý giải , Phi thường - kỳ quặc,
Rosemary Arthur Reed là người phụ nữ say mê nghệ thuật sáng tạo DIY. Dù đã là mẹ của 3 đứa trẻ nhưng điều này vẫn không thể cản trở sở thích này của cô. Vào một ngày, trong khi đng giúp chồng thu dọn vật dụng trong vườn nhà, Reed bỗng phát hiện hình ảnh chúa Jesus trên phiến đá một cách rõ rệt. Cô đã rất xúc động nhưng cũng vô cùng tò mò khi không thể tìm ra lời lý giải.
6. Linh hồn Michael Jackson xuất hiện
Sự ra đi bất ngờ của Michael Jackson cho tới giờ vẫn khiến khán giả yêu nhạc không nguôi thương nhớ. Bên cạnh đó, suy nghĩ và những trăn trở về sự việc xảy ra ngày 7/2 – ngày CNN chọn để tưởng niệm chàng ca sĩ bạc mệnh này cho tới giờ vẫn khiến công chúng ‘đau đáu khôn nguôi’.
 Những câu chuyện không thể lý giải , Phi thường - kỳ quặc,
Trong khi thực hiện cuốn video phỏng vấn hiện trường – mảnh vườn và nơi Michael sinh sống trước lúc ra đi, máy quay đã vô tình ghi lại được 1 bóng đen mờ ảo mang hình dạng của ông hoàng nhạc Pop. Sau này, khi chương trình phát sóng thì sự kiện trên đã thực sự gây chấn động cả thế giới. Chưa một nhà khoa học nào có thể lý giải sự xuất hiện bất ngờ của ‘cái mà được cho là linh hồn của Michael Jackson’.
 
Xem tiếp...

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

ĐÊM TRĂNG THU

 
Đêm thu xưa thoáng mây
Trăng treo sáng mọng dày
Tỏa hương lừng Vũ Trụ
Lắng xuống Thế Gian này

Dòng sông sóng sánh đầy
Chiếc cầu thỏa thuê say
Con thuyền mê mẫn ngủ
Quên hết nỗi tháng ngày

Hàng cây đứng ngất ngây
Con đương vàng trải dài
Hương trăng thơm ngan ngát
Giọt đèn ngơ ngẩn hoài

Trên ghế đá miệt mài
Là nụ hôn nồng cay
Đôi tình nhân hổn hển
Tắm trong bầu thiên thai

 

Thế rồi đêm thu nay
Gió bỗng nhiều, mây bay
Trăng xanh xao, quầng mắt
Thổn thức nỗi vơi đầy

Dòng sông trơ bãi lầy
Chiếc cầu lọm khọm say
Con thuyền chòng chành mãi
Ru giấc ngủ mệt ngoài

Hàng cây theo gió lay
Lá rơi dọc đường dài
Giọt đèn vàng run rẩy
Ghế đá lạnh sõng soài

Giữa hoang vắng liêu trai
Dưới mái lá sơ sài
Một cuộc tình lẩy bẩy
Thấp thỏm chờ ban mai

Xin gió đừng kéo mây
Cho trăng lại sáng đầy
Tỏa hương lừng Vũ Trụ
Đằm thắm cõi đời này!


               Trần Hạnh Thu



Xem tiếp...

THAN THỞ


 

Đời ta chán ngắt ai ơi
Tỉnh không ra tỉnh, say thời chẳng say
Học hành, chẳng hiểu mảy may
Nhân tình thế thái, cứ ngây ra nhìn
Lò dò, khẽ hỏi thánh hiền:
"Rong chơi, mơ mộng không tiền, được không?"
Thánh cười ha hả:"Thằng khùng!
Không tiền mà sướng chỉ ông...Thần Tài!"

Đời ta nản thật ai ơi
Làm trai thì sợ, dở hơi thì đầy
Trời táng cho cái bạt tai
Nổi cơn gàn rở, cứ đòi bò ngang
Lấy lưỡi mài sắc hàm răng
Cắn rơm, cắn cỏ, cắn càn giải khuây
Nhai tan nát kiếp an bài
Xác ngồi một đống, hồn bay lạc đường
Giữa lòng đô hội lại buồn
Cô đơn ngay giữa mười phương ồn ào
Người thương trốn những đẩu đâu
Thương người lại bị đá vào bạc vôi

Đời ta tệ lắm ai ơi
Lêu têu trần thế, làm bồi cõi trên
Ngơ ngơ ngác ngác, nghênh nghênh
Tưởng mình vua chúa, hóa tên ăn mày!


                                       Trần Hạnh Thu



Tự nhận xét:

 Nhưng em ơi! Một đêm hè
Hoa xoan nở, xác con ve hoàn hồn
Dừng chân trên bến sông buồn
Nhà nghệ sĩ tưởng đò còn chuyến sang

                                    Nguyễn Bính

Hôm nay trời nhẹ lên cao
Tôi buồn, không hiểu vì sao tôi buồn...
...
...
Êm êm, chiều ngẩn ngơ chiều
Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn...

                                         Xuân Diệu

Ta già nghe chẳng sao đâu
Tuổi xanh nghe, khéo bạc đầu như chơi!

                                         Đường thi

Trong nỗi buồn mênh mông thì chỉ một nụ cười cũng là niềm vui lớn.

                                                           Ngạn ngữ Pháp

Vui-buồn như một khối băng trên đại dương mà vui là phần nổi...Hãy gìn giữ và ấp ủ nỗi buồn!


                                                                                                                      Đại Chúng






Xem tiếp...

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Tư liệu về tín ngưỡng 2

(Đại Chúng sưu tầm)

Học thuyết kinh hoàng khiến hàng trăm ngàn người bị giết

00:01:02 21/04/2013
 

    Đây là một trong những học thuyết gây tranh cãi nhất thế giới, nó khiến hàng trăm ngàn người bị giết, triệt sản hoặc giam giữ...

    Có vô vàn những học thuyết được các nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra. Có những học thuyết đem lại cho nhân loại giá trị to lớn nhưng bên cạnh đó, có những học thuyết mang đến vô vàn hệ lụy đáng sợ. Thuyết ưu sinh là một trong những thuyết như vậy. 

    Đây là một trong những học thuyết gây tranh cãi nhất của thế giới, nó khiến hàng trăm ngàn người bị giết, bị triệt sản, bỏ tù...

    Thuyết ưu sinh là gì?

    Thuyết ưu sinh (eugenics) là học thuyết nổi tiếng những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Học thuyết cho rằng, các chủng tộc loài người có thể cải tiến bằng cách nhân giống chọn lọc có kiểm soát, tạo ra những đứa trẻ với đặc điểm mong muốn, tính trạng hoàn hảo về sức khỏe, vóc dáng, trí tuệ. 

    Học thuyết kinh hoàng khiến hàng trăm ngàn người bị giết 1
    Người đưa ra học thuyết tranh cãi này là nhà nhân chủng học người Anh - Francis Galton. Ông là em họ của Charles Darwin, tác giả của học thuyết tiến hóa vĩ đại.

    Sau khi đọc cuốn sách nguồn gốc các loài của anh họ mình, Francis Galton đã nêu ra rằng: “Các cơ chế của chọn lọc tự nhiên, sự tiến hóa có thể bị cản trở bởi văn minh con người. Các xã hội thường bao bọc người yếu kém nhất, dẫn đến sự tụt lùi trong nhiều thế hệ. Chỉ tới khi thay đổi hoàn toàn các chính sách ấy thì xã hội loài người mới thoát khỏi sự tầm thường”.

    Học thuyết kinh hoàng khiến hàng trăm ngàn người bị giết 2
    Nhà nhân chủng học Francis Galton - cha đẻ của thuyết ưu sinh.

    Học thuyết này ngay lập tức đã trở thành đề tài tranh cãi và nghiên cứu của các nhà khoa học. Nó cũng nhận được nhiều sự hậu thuẫn bởi các chương trình khoa học ứng dụng và phong trào sinh học. Các nhà ưu sinh học ủng hộ việc sử dụng những phương thức triệt sản nhằm cải thiện cấu tạo gene của dân số loài người.  

    Học thuyết tàn bạo

    Sau khi được truyền bá rộng rãi trong giới khoa học, thuyết này dần được nhiều chính khách, nguyên thủ quốc gia ủng hộ dùng làm công cụ để “rửa sạch giống nòi”. 

    Từ đây, học thuyết này là nguyên nhân khiến rất nhiều người bị ép buộc triệt sản nhằm loại bỏ các cá thể khuyết tật như người bị tâm thần, mù, điếc, phụ nữ có quan hệ tình dục bừa bãi, người đồng tính hay bộ tộc bị xếp vào loại “thoái hóa” hoặc “không đủ tiêu chuẩn” để tồn tại.

    Học thuyết kinh hoàng khiến hàng trăm ngàn người bị giết 3

    Thời bấy giờ, Mỹ là quốc gia đầu tiên đưa các luận điểm của thuyết ưu sinh vào trong luật pháp cho phép triệt sản các cá nhân thoái hóa. Trong giai đoạn 1907 - 1963, 64.000 người bị ép buộc triệt sản theo luật ưu sinh. 

    Theo tài liệu mật ghi lại, California là nơi có tỉ lệ triệt sản cao nhất, với khoảng 20.000 ca, chiếm 1/3 trong tổng ca triệt sản ở Mỹ từ năm 1909 tới thập niên 1960. Ý tưởng tạo ra thiên tài và tài năng từ ưu sinh đã được quảng cáo khá rùm beng. William Graham Sumner - người sáng lập Hiệp hội Xã hội học Mỹ cũng đã ủng hộ ý tưởng này. 

    Sumner cho rằng, nếu chính phủ không can thiệp loại bỏ thì những người khiếm khuyết và nhóm tội phạm sẽ sinh sôi nảy nở ngày càng nhiều, tạo gánh nặng cho xã hội. 

    Học thuyết kinh hoàng khiến hàng trăm ngàn người bị giết 4
    Với việc thông qua đạo luật nhập cư năm 1924, các nhà ưu sinh học lần đầu tiên đóng vai trò là cố vấn trong các cuộc thảo luận của Quốc hội về nguy cơ bị "ô nhiễm" bởi “nguồn gene hạ đẳng” do dân nhập cư từ Đông và Nam Âu. Điều luật này đã làm lượng nhập cư vào Hoa Kỳ giảm tới 15% và gây nên những vụ thù hằn lớn giữa các dân tộc.

    Đầu thế kỷ XX, Mỹ, Canada là “cái rốn” nhập cư, nhất là từ Đông và Nam Âu nên 2 nước này đã thông qua các điều luật phân loại thứ bậc quốc tịch. 

    Theo đó, những người được ưu tiên nhập tịch là nhóm người Anglo-Saxon và người Nordic mà theo thuyết ưu sinh là nhóm dân số ưu việt nhất của loài người. Trong khi đó, một số dân tộc khác lại bị “soi” kỹ hơn, thậm chí còn bị cấm nhập cư vào Mỹ. 

    Học thuyết kinh hoàng khiến hàng trăm ngàn người bị giết 5
    Cuộc thi của trẻ con phục vụ cho chương trình triệt sản theo thuyết ưu sinh ở bang Indiana, Mỹ năm 1931.

    Thế nhưng đáng sợ hơn cả là ứng dụng của thuyết ưu sinh ở Đức, học thuyết này rất được trùm phát xít Hitler tin tưởng, hắn thực hiện các cuộc thanh trừng, diệt chủng, chọn lọc để tạo ra những người ưu việt nhất. 

    Trong thập niên 1930 - 1940, chế độ phát xít đã thực hiện triệt sản ép buộc với hàng trăm nghìn người mà chúng coi là không đủ sức khỏe thể chất và tinh thần. 400.000 người bị triệt sản là con số ước tính trong giai đoạn từ 1934 - 1937 tại đây. Chế độ phát xít còn tàn bạo đến mức ép buộc những người tật nguyền phải chết thông qua chương trình “chết tình nguyện” bằng cách tiêm chất độc Hydro xyanua (HCN).

    Học thuyết kinh hoàng khiến hàng trăm ngàn người bị giết 6

    Hitler từng tuyên bố nhiều lần: “Chúng ta phải tạo ra một giai cấp ưu việt nhất, có khả năng thống trị trong nhiều thế kỷ. Đội quân của chúng ta phải được lựa chọn trên nguyên tắc của học thuyết ưu sinh, để con cái sau này thuộc giai cấp quý tộc của hiện tại và tương lai, không chỉ ở nước Đức mà trên toàn thế giới". 

    Theo lệnh của Hitler, nước Đức đã thành lập các "trại giống". Những chàng trai ưu tú trong quân đội, được tuyển chọn qua chu trình cực kỳ nghiêm ngặt, những cô gái hoàn mỹ về ngoại hình, thể lực, về tinh thần và tư tưởng (theo tiêu chuẩn của chủ nghĩa phát xít Đức) đều tập trung tại đây. 

    Học thuyết kinh hoàng khiến hàng trăm ngàn người bị giết 7
    Những chàng trai ưu tú trong quân đội được tuyển chọn qua chu trình cực kỳ nghiêm ngặt.
    Họ được chăm sóc, nuôi dưỡng cẩn thận để giao phối với nhau và sinh con. Tất cả nhằm thực hiện và chứng minh học thuyết ưu sinh, tuy nhiên, kết quả thu được khá thất vọng.

    Có khoảng 50.000 trẻ em ra đời từ các "trại giống" người “thượng đẳng” này. Sau khi chủ nghĩa phát xít thất bại và tan rã, người ta biết rằng, phần lớn các em nhỏ đó có chỉ số thông minh dưới trung bình. Ngoài ra, số trẻ đần độn nhưng tính tình hung hãn cao hơn mức bình thường đến vài lần. 

    Điều này đánh dấu chấm hết cho những tranh cãi còn dai dẳng, xóa nhòa khả năng thực hiện thuyết ưu sinh đối với con người. 

    Muôn vàn hệ lụy của thuyết ưu sinh...

    Ngoài việc dùng thuyết ưu sinh để phục vụ cho mục đích chính trị, cho ra đời nhiều đạo luật gây phân biệt chủng tộc, làm tăng sự hận thù giữa các quốc gia, việc áp dụng thuyết ưu sinh không đúng mục đích còn tạo ra vô vàn hệ lụy khác. 

    Học thuyết kinh hoàng khiến hàng trăm ngàn người bị giết 8

    Sau Chiến tranh Thế giới thứ II, ý tưởng thanh trừng chủng tộc của Đức Quốc xã đã bị loài người lên án công khai vì nó mang tính phi đạo đức, đi ngược lại các tuyên ngôn của Liên Hiệp Quốc về quyền con người. Từ đó, thuyết ưu sinh bị gắn liền với chủ nghĩa phát xít mỗi khi được nhắc tới.

    Việc thực hiện những mặt tiêu cực của thuyết ưu sinh ngày nay bị liệt vào tội diệt chủng quốc tế. Trong thực tế có không ít người khuyết tật hoặc sức khỏe không tốt mà vẫn thành công trong cuộc sống, trở thành thiên tài như nhạc sĩ Schuman, nhạc sĩ Franciszek Chopin, họa sĩ thiên tài Van Gogh, nhà bác học Newton... Hoặc ngược lại, nhiều người bình thường nhưng lại có những suy nghĩ và hành vi điên rồ như chính Hitler vậy.

    Học thuyết kinh hoàng khiến hàng trăm ngàn người bị giết 9
    Điều này chứng tỏ không phải gene di truyền hoàn toàn quyết định mà nó còn liên quan đến nhiều yếu tố khác như môi trường nuôi dưỡng, chế độ giáo dục, yếu tố tiến hóa và cả những điều mà chính con người đến nay vẫn chưa khám phá hết. Việc đánh giá con người chỉ qua vẻ bề ngoài và cha mẹ của họ thực sự vẫn chỉ là điều ấu trĩ, điên rồ nhất.

    Xem tiếp...

    Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

    HÌNH ẢNH 3

      (Đại Chúng sưu tầm)                       

                               (Lấy trên g+)
                                                       -Bé nhưng mà bé hạt tiêu
                                                        Bé cay, bé đắng, bé xiêu lòng người         
                                                       -Chồng chúa vợ tôi
                                                       -Chồng sang được vợ đi dày
                                                         Vợ ngoan chồng được tối ngày cậy trông
                                                       -Chồng lớn vợ bé thì xinh
                                                         Vợ lớn chồng bé ra tình chị em
                                                       -Chồng ta áo rách ta thương
                                                         Chồng người áo gấm xông hương mặc người
                                                       -Dù ai cho bạc cho vàng
                                                        Chẳng bằng trông thấy mặt chàng hôm nay
                                                      -Dù chàng năm thiếp bảy thê
                                                        Cũng không tránh khỏi gái xề này đâu
                                                      -Vợ chồng là nghĩa cả đời
                                                        Ai ơi chớ nghĩ những lời thiệt hơn
                                                      -Xấu xa cũng thể chồng ta
                                                       Dù cho tốt đẹp cũng ra chồng người
                                                     -Đã có một lượt thì thôi
                                                       Lượt này lượt khác người đời khen chê
                                                     -Chồng người đi ngược về xuôi
                                                      Chồng tôi nấp bếp thò đuôi ra ngoài
                                                     -Ăn lắm thì hết miếng ngon
                                                       Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ

                                                                                     (Ca dao tục ngữ Việt Nam)

         (Lấy trên g+)
                                                                                                                                                           Nhận xét:

                                                     -Công cha như núi thái sơn
                                                       Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
                                                       Đời đời thờ mẹ kính cha
                                                       Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
                                                     -Lên non mới biết non cao
                                                      Nuôi con mới biết công lao mẫu từ
                                                     -Con dại cái mang
                                                     -Mẹ nào con nấy


                                                                                  (Ca dao tục ngữ Việt Nam)
                                   
     




    Xem tiếp...

    Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

    (Đại Chúng sưu tầm từ bantroik6.blog)

    Đỏ tái mặt xem tranh Bùi Xuân Phái minh họa thơ Hồ Xuân Hương



    Những ý thơ gợi tình của nữ sĩ Hồ Xuân Hương được khắc họa sinh động qua nét bút phóng khoáng của cố danh hoạ Việt Nam.

    Đó là bộ tranh của họa sĩ Bùi Xuân Phái vẽ theo ý thơ của Hồ Xuân Hương, được cố danh họa thực hiện từ năm 1982 đến 1986. Bộ tranh này hiện do người con trai của ông là họa sĩ Bùi Thanh Phương lưu giữ. Gầy đây, nhiều tác phẩm trong bộ tranh đã được giới thiệu trên mạng.

    1 - Đèo Ba Dội



    Một đèo, một đèo, lại một đèo
    Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo
    Cửa con đỏ loét tùm hum nóc
    Hòn đá xanh rì lún phún rêu.

    Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc,
    Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo.
    Hiền nhân quân tử ai là chẳng
    Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.

    (Hồ Xuân Hương)



    Chú thích: (1) Đèo Ba Dội hay Ba đèo tên chữ là đèo Tam Điệp, thuộc huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hoá.


    Tự Tình (1)


    Canh khuya văng vẳng trống canh dồn.
    Trơ cái hồng nhan với nước non.
    Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh,
    Vừng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn.






    Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám,
    Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
    Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
    Mảnh tình san sẻ tí con con.

    (Hồ Xuân Hương)




    Hang Cắc Cớ




    Trời đất sinh ra đá một chòm.
    Nứt làm đôi mảnh hỏm hòm hom.
    Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn,
    Luồng gió thông reo vỗ phập phòm.

    Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm,
    Con đường vô ngạn tối om om.
    Khen ai đẽo đá tài xuyên tạc,
    Khéo hớ hênh ra lắm kẻ dòm!

    (Hồ Xuân Hương)







    Tranh Hai Tố Nữ




    Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình?
    Chị cũng xinh mà em cũng xinh.
    Đôi lứa như in tờ giấy trắng,
    Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh.

    Phiếu mai chi dám tình trăng gió,
    Bồ liễu thôi đành phận mỏng manh.
    Còn thú vui kia sao chẳng thấy,
    Trách ông thợ vẽ khéo vô tình!

    (Hồ Xuân Hương)








    2 - Quả mít




    Thân em như quả mít trên cây
    Da nó xù xì, múi nó dầy
    Quân tử có thương thì đóng cọc
    Xin đừng mân mó, nhựa ra tay.

    (Hồ Xuân Hương)






    Kiếp Tu Hành




    Cái kiếp tu hành nặng đá đeo,
    Vị gì mà chút tẻo tèo teo
    Thuyền cừ cũng muốn về Tây Trúc
    Trái gió cho nên phải lộn lèo.

    (Hồ Xuân Hương)







    Giếng Nước

    Ngõ sâu thăm thẳm tới nhà ông
    Giếng ấy thanh tân, giếng lạ lùng...

    Cầu trắng phau phau đôi ván ghép
    Nuớc trong leo lẻo một dòng thông...

    Cỏ gà lún phún leo quanh mép,
    Cá giếc le te lách giữa dòng.
    Giếng ấy thanh tân ai đã biết?
    Đố ai dám thả nạ rồng rồng
    (Hồ Xuân Hương)



    Thiếu nữ ngủ ngày

    Mùa hè hây hẩy gió nồm đông,
    Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng.
    Lược trúc chải cài trên mái tóc,
    Yếm đào trễ xuống dưới nương long.
    Đôi gò Bồng đảo sương còn ngậm
    Một lạch Đào nguyên nước chửa thông...
    Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt,
    Đi thì cũng dở, ở không xong.

    (Hồ Xuân Hương)







    Vịnh Cái Quạt (1)



    Mười bảy hay là mười tám đây?
    Cho ta yêu dấu chẳng rời tay.
    Mỏng dầy chừng ấy chành ba góc,
    Rộng hẹp dường nào cắm một cây.






    Càng nóng bao nhiêu càng muốn mát,
    Yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày.
    Hồng hồng má phấn duyên vì cậy,
    Chúa dấu vua yêu một cái này.

    (Hồ Xuân Hương)



    Vịnh cái quạt (2)

    Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa
    Duyên em dính dán tự bao giờ
    Chành ra ba góc da còn thiếu
    Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa...
    Mát mặt anh hùng khi tắt gió
    Che đầu quân tử lúc sa mưa...
    Nâng niu ướm hỏi người trong trướng
    Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?

    (Hồ Xuân Hương)








    Đánh Đu



    Tám cột khen ai khéo khéo trồng,
    Người thì lên đánh, kẻ ngồi trông.
    Trai đu gối hạc khom khom cật,
    Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.

    Bốn mảnh quần hồng bay phất phới.
    Hai hàng chân ngọc duỗi song song...


    Chơi xuân ai biết xuân chăng tá!
    Cột nhổ đi rồi, lỗ bỏ không.

    (Hồ Xuân Hương)






    Trống Thủng




    Của em bưng bít vẫn bùi ngùi.
    Nó thủng vì chưng kẻ nặng dùi,
    Ngày vắng đập tung dăm bảy chiếc,
    Đêm thanh tom cắc một đôi hồi.


    Khi giang thẳng cánh bù khi cúi,
    Chiến đứng không thôi lại chiến ngồi
    Nhắn nhủ ai về thương lấy với,
    Thịt da ai cũng thế mà thôi.

    (Hồ Xuân Hương)






    Dệt Vải




    Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau,
    Con cò mấp máy suốt đêm thâu.
    Hai chân đạp xuống năng năng nhắc,
    Một suốt đâm ngang thích thích mau.


    Rộng, hẹp, nhỏ, to, vừa vặn cả.
    Ngắn, dài, khuôn khổ cũng như nhau.
    Cô nào muốn tốt ngâm cho kỹ,
    Chờ đến ba thu mới dãi mầu.

    (Hồ Xuân Hương)




    Mời ăn Trầu



    Quả cau, nho nhỏ, miếng trầu ôi
    Này của Xuân Hương đã quệt rồi
    Có phải duyên nhau thì thắm lại
    Đừng xanh như lá, bạc như vôi

    (Hồ Xuân Hương)







    Đánh Cờ



    Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc,
    Đét đồn lên đánh cuộc cờ người.
    Hẹn rằng đấu trí mà chơi,
    Cấm ngoại thuỷ không ai được biết.

    Nào tướng sĩ dàn ra cho hết,
    Để đôi ta quyết liệt một phen.
    Quân thiếp trắng, quân chàng đen,
    Hai quân ấy chơi nhau đà đã lửa.

    Thọat mới vào chàng liền nhảy ngựa,
    Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên.
    Hai xe hà, chàng gác hai bên,
    Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ.


    Chàng lừa thiếp đương khi bất ý,
    Đem tốt đầu dú dí vô cung,
    Thiếp đang mắc nước xe lồng,
    Nước pháo đã nổ đùng ra chiếu.

    Chàng bảo chịu, thiếp rằng chẳng chịu
    Thua thì thua quyết níu lấy con.
    Khi vui nước nước non non,
    Khi buồn lại giở bàn son quân ngà.

    (Hồ Xuân Hương)




     
    Xem tiếp...