Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
ƯỚC GÌ....
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL
ƯỚC GÌ....
Ước gì ngày mới như tiền nhỉ
Xài thả ga, chẳng sợ hết tiền
Cứ ngủ dậy, sáng ra là thấy
Lại tung tăng đi buôn bướm, mua tiên!
Hết ngày mới nghĩa là tiền đã hết
Thuyền tang đưa ta cặp bến cửu tuyền*!...
Nằm yêu nghỉ bình yên không luyến tiếc
Không chút nợ nần, sầu muộn, ưu phiền!
Trần Hạnh Thu CT: *Trong tiếng Việt, cửu tuyền nghĩa là nơi chín suối, tức âm phủ. Về từ nguyên, cửu tuyền là phiên âm của chữ Hán 九泉 (đọc là Jiǔquán). Chữ 九泉 trong tiếng Hán lại có nguồn gốc từ chữ Cửu nguyên (九原 - đọc là Jiǔyuán) - tên của một nghĩa địa chôn cất thi hài các khanh sĩ (tức các quan khanh - đại phu) nước Tấn thời Xuân Thu bên Trung Quốc (nay ở về phía Bắc tỉnh Sơn Tây - Trung Quốc). Về sau người ta dùng chữ Cửu nguyên để chỉ cõi của người chết hay cõi của những linh hồn người chết đến trú ngụ. Theo cách đồng âm trong ngôn ngữ, người ta cho tên đất Cửu nguyên 九原 thành Cửu nguyên 九源 là Chín suối (chữ Nguyên có bộ thủy là suối, là nguồn nước), để từ đó dịch ra là Cửu tuyền, cũng để chỉ cõi Âm phủ. Trong bài thơ Khốc Trường Tôn thị ngự ( Khóc quan thị ngự Trường Tôn), thi thánh Đỗ Phủ có mấy câu thơ nhắc đến Cửu nguyên nghĩa là chín suối như sau:
Lưu thuỷ sinh nhai tận Phù vân thế sự không Duy dư cựu đài bách Tiêu sắt cửu nguyên trung
Tạm dịch:
Cuộc sống thì chấm dứt nhưng nước kia cứ vẫn trôi Việc đời vốn trống không như đám mây trôi Chỉ còn lại cây thông bên cơ quan cũ Người dưới chín suối thấy buồn thiu
KHÚC THỤY DU - NAM TRINH mini (Stac Anh Bằng, Guitar Mèo Ú) - OFFICIAL MUSIC VIDEO NHẠC XƯA BẤT HỦ
Tiểu sử và những bài thơ bất hủ của Đỗ Phủ người được mệnh danh "Thi Thánh"
2
(VOH)
- Đỗ Phủ được mệnh danh là ‘Thi thánh’ trong tứ đại thi nhân. Với tư
tưởng táo bạo, lối viết riêng, ông để lại kho tàng thơ lớn với hơn 1000
bài thơ cho nhân loại.
MỤC LỤC
Đời thơ của Đỗ Phủ là
một bức tranh sống động về lịch sử Trung Quốc mà nhiều người vẫn hay gọi
nó là thi sử. Lời thơ của ông thường trầm uất, nghẹn ngào bộc lộ nỗi
cảm thông, thấu hiểu với nhân dân trong cảnh lầm than và thể hiện lòng yêu nước của ông. Do đó, các tác phẩm của Đỗ Phủ được người đời đón nhận và suy tôn ông là “Thi thánh”.
1. “Thi Thánh” - Đỗ Phủ là ai?
Đỗ Phủ (712 - 770), tự
là Tử Mỹ, hiệu là Thiếu Lăng dã lão, Đỗ Lăng dã khách hay Đỗ Lăng bố y,
là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời kỳ nhà Đường. Ông cùng với Lý
Bạch được coi là những nhà thơ vĩ đại nhất của lịch sử văn học Trung
Quốc. Vì tài năng tuyệt vời và đức độ cao thượng nên Đỗ Phủ từng được
các nhà phê bình Trung Quốc gọi là Thi Sử và Thi Thánh
Theo sử sách ghi chép
lại, Đỗ Phủ sinh ra tại huyện Củng, tỉnh Hà Nam, nguyên quán ở Tương
Dương, Hồ Bắc. Tuy nhiên, sau này, ông tự xem mình là người của kinh đô
Trường An.
Song
thân của nhà thơ Đỗ Phủ đều xuất thân trong một gia đình danh giá. Cha
ông là Đỗ Nhàn. Mẹ là Thôi thị xuất thân từ Thôi Thị Thanh Hà. Tuy
nhiên, bà đã mất sau khi hạ sinh nhà thơ Đỗ Phủ.
Vì có xuất thân và được
sinh trưởng trong gia đình quyền quý từ nhỏ nên ông đã lãnh hội, tiếp
thu nền giáo dục truyền thống của Trung Quốc. Những tiếp thu này nhằm
phục vụ cho sự thăng tiến trên con đường quan lại sau này của ông. Đỗ
Phủ học thuộc lòng các tác phẩm triết học kinh điển Khổng giáo,
lịch sử và thi ca. Một số sử sách ghi chép, ông đã sáng tác một số thơ
ca ngay từ sớm, khi còn trẻ nhưng đã bị thất truyền vì nhà thơ không lưu
giữ lại.
2. Cuộc đời và sự nghiệp của Đỗ Phủ - Ánh trăng sáng của thơ ca nhà Đường
Đỗ Phủ có xuất thân từ
gia đình quyền quý nhưng cuộc đời, sự nghiệp làm quan gặp khá nhiều
truân chuyên. Để hiểu thêm về con người cũng như sự nghiệp của Đỗ Phủ,
cùng nhau tìm hiểu các thông tin sau đây nhé!
2.1 Cuộc đời và con đường quan trường truân chuyên của Đỗ Phủ
Vào năm 730, Đỗ Phủ đến
Trường An để dự thi nhưng bị trượt. Sự việc này đã tạo ra nhiều tranh
cãi, chỉ trích trong nhiều thế kỷ tiếp sau. Có người cho rằng ông bị
đánh trượt bởi cách hành văn thời bấy giờ quá rắc rối và tối nghĩa,
nhưng có người lại cho rằng ông trượt kỳ thi vì không tìm kiếm được các
mối quan hệ ở kinh đô. Song, đến nay, vẫn chưa một ai có thể đưa ra
chứng cứ để chứng minh lý do ông bị rớt trong kỳ thi mà tất cả chỉ đều
là suy đoán.
Cho
đến khoảng năm 740, cha của nhà thơ Đỗ Phủ qua đời. Theo cấp bậc của
cha, ông có thể được nhận một chức quan dân sự nhưng ông đã từ chối và
nhường lại cơ hội cho một người em khác mẹ. Sau đó, Đỗ Phủ đến Lạc Dương
để sinh sống.
Vài năm sau, Đỗ Phủ gặp
Lý Bạch - người bạn vong niên của ông. Lúc bấy giờ, ông vẫn đương ở độ
tuổi trẻ. Trong khi đó, Lý Bạch đã ở độ tứ tuần và nổi tiếng trên văn
đàn. Song đó không phải là ranh giới cản trở hai tâm hồn đồng điệu kết
thành tri kỷ.
Đến năm 746, Đỗ Phủ một
lần nữa đến Trường An để kiếm một chức quan nhưng ông lại một lần nữa
bị đánh trượt. Từ đó, ông quyết định không đi thi nữa. Thay vào đó ông
đã trực tiếp thỉnh cầu hoàng đế trong nhiều năm với mong muốn có thể
được ban một chức quan. Mãi đến năm 755, ông mới được chỉ định làm quan
coi kho vũ khí. Tuy nhiên, trước khi ông nhậm chức, một các sự kiện diễn
ra đã khiến Đỗ Phủ không thể nhận được chức quan như mong muốn.
Loạn
An Lộc Sơn xảy ra vào tháng 12/755 đã khiến Trung Hoa rơi vào cảnh lầm
than, nhà cửa bị thiêu rụi, dân chúng sống trong cảnh đói nghèo, bệnh
tật, bị triều đình bạc đãi. Trong giai đoạn này, Đỗ Phủ cũng bị khốn đốn
phải lưu lạc khắp nơi để tìm chốn dung thân.
Thế nhưng, thời gian
không hạnh phúc này lại giúp cho Đỗ Phủ có cơ hội gần gũi với cuộc sống
lầm than của người dân. Đây là yếu tố làm nảy sinh lòng cảm thông sâu
sắc với kiếp người cùng khổ, làm nên hồn thơ nhân đạo trong thơ ca Đỗ
Phủ. Cuộc chiến này vừa là sự kiện lịch sử lớn làm chao đảo triều đại
nhà Đường vừa ảnh hưởng sâu sắc đến đời thơ, phong cách sáng tác của
ông.
Năm 756, Đường Huyền
Tông (Đường Minh Hoàng) buộc phải thoái vị, bỏ kinh đô tháo chạy. Đỗ Phủ
khi ấy cũng phải đưa gia đình đi lánh nạn và tìm đường đi theo triều
đình mới của Đường Túc Tông (hoàng đế thứ 8 hay thứ 10 của nhà Đường).
Trên đường đi, ông bị quân nổi loạn bắt đưa về Trường An. Vào mùa thu
năm ấy, con trai út của Đỗ Phủ ra đời.
Về sau, trong triều đại
mới, ông được ban chức Tả thập di. Chức vụ này giúp ông có cơ hội được
gặp Hoàng đế, nhưng thực chất chỉ mang tính lễ nghi. Nhà thơ lợi dụng cơ
hội này để dâng thư can gián cho Hoàng đế việc loại bỏ Phòng Quán. Tuy
nhiên, ý kiến của ông lại không hợp lòng vị vua mới. Năm 758, Đỗ Phủ bị
giáng xuống làm Tư công tham quân ở Hoa Châu. Chức vụ này làm ông chán
ngán.
Mùa hè năm 759, Đỗ Phủ
rời bỏ triều đình và đến Tân Châu. Ở đây, ông đã sáng tác sáu mươi bài
thơ. Năm 760, ông tới Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên) và sau đó ông rơi vào
cảnh túng quẫn. May mắn, ông được Nghiêm Vũ - một người bạn, đồng môn
làm Tổng trấn ở Đô Thành giúp đỡ.
Mặc dù rơi vào cảnh khó
khăn như vậy nhưng có thể nhận định đây là một trong những giai đoạn
thanh bình, hạnh phúc của Đỗ Phủ. Cũng trong giai đoạn này nhiều bài thơ
được sáng tác miêu tả cuộc sống thanh bình đã ra đời. Tuy nhiên, đến
năm 762, để tránh cuộc bạo loạn Đỗ Phủ quyết định rời Thành Đô.
Mùa xuân 765, nhà thơ
Đỗ Phủ cùng gia đình đi thuyền xuôi sông Dương Tử quay về Lạc Dương. Thế
nhưng, chuyến đi rất chậm bởi tình trạng sức khỏe của ông lúc ấy không
tốt. Họ buộc dừng lại ở Quỳ Châu cho tới tận năm 766. Có thể nói, đây là
giai đoạn phát triển rực rỡ của ông với 437 bài thơ được sáng tác, đa
phần là thơ Đường luật.
Mùa thu 766 tổng trấn
trong vùng đã giúp đỡ tài chính và trao một chức quan thư ký nhưng không
chính thức cho Đỗ Phủ. Đến tháng 3/768, Đỗ Phủ bắt đầu hành trình đến
tỉnh Hồ Nam, tiếc thay, vào tháng 11 hay tháng 12/770, nhà thơ đã ra đi
tại Đàm Châu trên chiếc thuyền rách nát, ở tuổi 59.
2.2 Sự nghiệp sáng tác của “Thi Thánh”
Có thể nói, Đỗ Phủ gắn
liền với duyên bút mực. Ông sáng tác từ rất sớm, để lại cho đời sau với
hơn một nghìn bài thơ đang được lưu truyền cùng những tác phẩm bị thất
lạc.
Thơ của Đỗ Phủ chủ yếu
sáng tác ở 3 chủ đề là lòng yêu dân, ái quốc và tinh thần đấu tranh
chống bọn cường quyền. Những tác phẩm của ông chính là những trang thiên
ký sự về cuộc đời thăng trầm của chính nhà thơ. Trong đó, có một số bài
thơ nổi tiếng với năm tháng mà khi nhắc đến ông ai cũng đều nhớ tới
như: Vọng nhạc, Binh xa hành, Thứ lão vô thanh lệ thùy huyết, Nguyệt dạ, Xuân Vọng, Đăng nhạc dương lâu,...
Đặc biệt, thể loại thơ của Đỗ Phủ vô cùng đa dạng. Chỉ cần qua tư duy của ông thì từ ngũ ngôn,
thất ngôn, cổ thể đến cận thể đều trở nên xuất sắc, nhuần nhuyễn. Thế
nhưng, sở trường của ông vẫn là ngũ ngôn. Ở thể thơ này phải kể đến Vịnh hoài ngũ bách tự, Tráng du, Thuật hoài,... được ông trau chuốt, gọt giũa công phu tạo nên những vần thơ hoàn mỹ.
Ngoài ra, có thể chia
thơ ông thành hai loại cổ thi và cận cổ thi. Thế nhưng, dù ở thể loại
nào thì Đỗ Phủ cũng đều dụng công rất nhiều. Ông nắm vững được thanh vận
trong ngôn ngữ Trung Quốc, có thể vận dụng một cách dễ dàng và thuần
thục trong sáng tác.
Không chỉ nắm vững các
niêm luật nghiêm ngặt của thơ cổ mà nhà thơ còn tiếp thu có chọn lọc,
kết hợp với sự sáng tạo trong thơ ca đương thời, ông đa đẽo gọt những
nguyên liệu vốn có một cách tỉ mỉ nhất để làm ra những viên ngọc quý cho
đời.
Theo sử sách ghi chép
thì thời đỉnh cao mà của sự nghiệp thơ văn của nhà thơ Đỗ Phủ được công
nhận và học tập là thời kỳ Bắc Tống. Các tác phẩm thơ ca của ông thời
bấy giờ đều được đánh giá một cách toàn diện nhất. Tên tuổi ông gắn liền
với sự phát triển của Tân Khổng giáo. Ông đã dành cả đời để minh chứng
cho người đời thấy rằng dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào thì Đỗ Phủ
vẫn chưa bao giờ quên đi quân vương của mình.
Bên cạnh đó, thông qua
vần thơ của mình, ông khẳng định tấm lòng người chí sĩ giữa cảnh binh
đao loạn lạc. Có thể nhận định, dưới con mắt của một thi sĩ tài hoa thì
cảnh chiến loạn đã được phô bày một cách trọn vẹn nhất, bức tranh đầy
tang thương được phác họa một cách chân thực nhất.
3. Những bài thơ bất hủ thể hiện lý tưởng cao đẹp của Đỗ Phủ
Để lại cho đời với hơn
1000 bài thơ, song tên tuổi của Đỗ Phủ không chỉ dừng lại ở sự tài hoa
trong sáng tác thơ ca mà còn ở tư tưởng và đạo đức cao cả, không bị sự
đau thương bào mòn. Chính những tư tưởng mới lạ trong thi ca của ông đã
tạo sức ảnh hưởng to lớn đến thi ca Trung Quốc. Một số bài thơ bất hủ
sau đây thể hiện rõ tài hoa của Đỗ Phủ.
(Hồ này) phân chia đất Ngô ở phía đông, đất Sở ở phía nam
Trời đất đêm ngày trôi mãi
Bà con không có một chữ (cho biết tin tức)
Già lão sinh bệnh chỉ có mỗi con thuyền
Ở phía bắc quan ải, núi non, chiến tranh vẫn còn xảy ra
Đứng tựa hiên lầu nước mắt tuôn trào.
Dịch thơ
Động Đình nghe nói từ lâu
Hôm nay mới được lên lầu Nhạc Dương
Sở Ngô chia cắt nam đông
Ngày đêm trời đất mênh mông mặt hồ
Vắng tin bạn cũ người xưa
Chiếc thân già bệnh bơ vơ con thuyền
Chiến chinh ải bắc chưa yên
Lệ rơi chan chứa tựa hiên ngậm ngùi.
(Tác giả: Trần Trọng San dịch)
Động Đình nghe tiếng từ xưa
Mà đây lầu Nhạc bây giờ mới lên
Đông nam Ngô Sở tách miền
Mênh mang trời đất ngày đêm bềnh bồng
Bạn bè một chữ vẫn không
Thân già ma bệnh chiếc bồng lẻ loi
Bắc phương giặc giã rối bời
Bên hiên đứng tựa sụt sùi lệ sa.
(Tác giả: Nam Trân dịch)
Có thể thấy con người
tài hoa như Đỗ Phủ lúc sinh thời phải chịu cảnh cơ hàn cho đến khi tạ
thế cũng không thoát khỏi bệnh tật quấn thân. Tuy nhiên, đời thơ của ông
lại rất vẻ vang, ông mãi là bóng cây cổ thụ che rộng khắp Trung Hoa đến
muôn đời sau.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét