Thứ Năm, 4 tháng 1, 2024

TUNG CÁNH GIANG HỒ 2/ Bảy Đởm

TUNG CÁNH GIANG HỒ 2/ Bảy Đởm

1-Những ám ảnh kinh hoàng về trùm phỉ Bảy Đởm vùng thất sơn - Tên cướp cạn có võ gồng Trà Kha (Kỳ 1)                                                      Ven tỉnh lộ 948, đoạn dốc Tà Đét dưới chân núi Bà Đội Om thuộc huyện Tịnh Biên (tỉnh An Giang) có một ngôi miếu cô hồn được cư dân địa phương gọi là "miếu ông Bảy". Theo lời đồn, "ông Bảy rất quậy".

01-1639205867.JPG
Ngôi miếu Bảy Đởm tại dốc Tà Đét, dưới chân núi Bà Đội Om

Dân tài xế đường dài và con buôn đường xa, mỗi khi có dịp đi ngang đều phải dừng chân ghé vào nộp mãi lộ cho ông Bảy vài điếu thuốc lá thơm hoặc một mớ tiền vàng mã. Nếu không cúng hối lộ như thế, chuyến đi sẽ gặp nhiều tai ương.

Những bậc kỳ lão địa phương cho biết, "ông Bảy" là một nhân vật có thật trong lịch sử có tên cúng cơm là Phạm Văn Đởm - vốn là 1 tên cướp thuộc loại lục lâm thảo khấu được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trưng dụng cho đeo hàm Trung tá chỉ huy trưởng Tiểu đoàn Địa phương quân Tiểu khu Châu Đốc thuộc Vùng bốn Chiến thuật.

Khi còn sống, mức độ tàn ác phi nhân của ông ta đã khiến nhiều người lương thiện nghe đến cái tên Bảy Đởm đã phát sốt. Nhiều bậc kỳ lão địa phương vẫn còn rùng mình, dù ông ta đã đền mạng cách nay nửa thế kỷ.

Tình cờ, khi đi tìm hiểu về lai lịch "miếu ông Bảy", chúng tôi gặp được ông Hai Trà, cư ngụ tại xã Tân Lộc (Thốt Nốt, Cần Thơ) đang trên đường hành hương lên Thiên Cẩm Sơn. Thời còn trẻ, ông Hai Trà từng bị Bảy Đởm dí súng ngắn vào đầu buộc phải ghi danh làm lính thuộc quyền. Rơi vào thế bắt buộc, ông Hai Trà trở thành thuộc hạ Bảy Đởm hơn 3 tháng. Không chịu đựng nỗi khi hàng  ngày phải chứng kiến sự tán ác vô luận của Bảy Đởm, ông Hai Trà bỏ trốn.

Ông Hai Trà từng là lính trơn của Bảy Đởm kể rằng: Thời ông Bảy Đởm còn sống, không chỉ người dân vùng đất Thất Sơn, An Giang mà người dân Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp đều kinh sợ. Không ai dám nhắc tới tên Bảy Đởm. Người ta chỉ dám gọi là ông Bảy. Năm 1950, ông Bảy Đởm có đưa lính về đóng ở rạch Bà Chiêu. Ông ta chọn 1 cây trâm mọc ven bờ rạch để thu mãi lộ. Ghe nào đi ngang đều phải tự giác tấp vô cây trâm nộp tiền. Ghe nào đi ngang mà đợi lính ngoắc mới tấp vô thì kể như chủ ghe bị trói thúc ké vô gốc cây trâm rồi bị lính dộng chày vồ vô ngực 3 cái. Người nào khỏe mạnh, "ăn" đến cái chày thứ 3 cũng ho ra 1 bụm máu tươi. Người nào yếu thì bất tỉnh tại chỗ, đưa về nhà cầm cự được 3 ngày, rồi cũng về với tổ tiên. Nếu bắt được người của cách mạng, ông ta đích thân dùng con dao dâu luôn mang theo bên người thọc huyết, mổ bụng, moi gan rồi lấy máu nạn nhân pha vô bình rượu đế luôn đeo kè bên hông, lâu lâu uống một ngụm. Ông ta còn cắt lá gan nạn nhân phát cho mỗi tên lính trung thành một miếng, buộc phải ăn. Khi “được mời ăn” không ai dám từ chối.

Nhờ sự điềm chỉ của ông Hai Trà, chúng tôi đã tìm được rất nhiều địa chỉ nhân chứng sống để thu thập, góp nhặt tư liệu có liên quan đến viên sỹ quan tàn ác này. Sau nhiều ngày tìm hiểu, chúng tôi có được gần trọn vẹn chân dung Bảy Đởm.

Bảy Đởm có tên khai sinh chính thức là Phạm Văn Đởm. Tuy nhiên, thời điểm làm cướp cạn ở vùng giáp biên Việt - Cam, ông ta lại thích được gọi là Tà Đởm (trong tiếng Kh'mer, "tà" là thánh, thần).

Phạm Văn Đởm sinh năm 1918, tại ấp Núi Voi, xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên, An Giang. Ông là con ruột của thầy pháp Phạm Văn Phải và bà Ngô Thị Có. Phạm Văn Đởm có tất cả 9 anh chị em ruột.

Có tài liệu cho rằng, ông Phải là một tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương. Trong phong trào khởi nghĩa chống Pháp bằng phép thuật của Phan Xích Long, ông Phải là một trong những đàn chủ bí mật ở vùng núi Voi. Sau khi cuộc kháng chiến của Phan Xích Long thất bại, lo sợ quân Pháp truy lùng, ông Phải lánh về vùng núi Tà Lơn ẩn cư. Tại đây, ông bái sư một pháp sư Kh'mer thuộc trường phái Trà Kha.

Khi trở về núi Voi, ông Phải mở lò dạy võ Trà Kha, đồng thời lập đàn trị bệnh cho xóm giềng bằng bùa chú. Trước khi trị bệnh, ông Phải thường biểu diễn phép gồng bằng cách niệm chú rồi dùng lưỡi mác bén như dao cạo tự chém cật lực vào lưng, bụng mình nghe phành phạch khiến người chứng kiến khiếp hãi, rụng rời. Thỉnh thoảng cao hứng ông còn nhờ thân nhân người bệnh chém giúp. Điều lạ là lưỡi mác chạm vào da ông như chạm vào lốp xe ôtô, bật ra chứ không tạo thành vết thương. Nhờ những chiêu biểu diễn ấy, người ta tin ông là lục tà (thần sống).

Một bô lão cư ngụ dưới chân núi Voi khẳng định, ông Phải không theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương mà chỉ là một pháp sư theo phái Trà Kha chuyên dùng tà thuật trị bệnh. Ai đau bệnh gì ông cũng dùng máu tươi gà phun lên người bệnh nhân rồi bắt ấn, đọc thần chú. Ông Phải còn nỗi tiếng dùng bùa ngải thư ếm người khác.

Là con trai lục tà Trà Kha, từ nhỏ Bảy Đởm nỗi tiếng quậy phá. Bảy Đởm sẵn sàng đánh nhau với bất kỳ đứa trẻ nào dám thách thức. Khi cao hứng, Bảy Đởm còn phình bụng cho đám trẻ nít cùng lứa đấm mạnh vào để khoe mình có phép "gồng Trà Kha". Nhờ chiêu đó, Bảy Đởm trở thành thủ lĩnh của đám nhóc cùng xóm. Để chứng tỏ bản lĩnh, hàng ngày, Bảy Đởm kéo đàn em vào các xóm lân cận ăn trộm gà hoặc gây sự. Những đứa trẻ ở xóm khác đi ngang qua xóm nhà Bảy Đởm đều phải nộp tiền mãi lộ. Vì thường xuyên bị cha đánh đập bất ngờ, ban đêm Bảy Đởm không ở nhà mà chui vào lùm cây, bụi cỏ dưới chân núi Voi ngủ lăn lóc. Thuở này, Bảy Đởm đã nỗi tiếng tàn ác, gan góc và lỳ lợm.

02-1639206592.JPG
Núi Bà Đội Om

Năm 13 tuổi, một đêm hắn chui vào chuồng gà nhà hàng xóm bắt 1 con vặn trẹo cổ. Khi cắp nách con gà chui ra, bị chú chó con phát hiện. Chưa kịp sủa, chú chó đã bị Bảy Đởm thọc tay vào cuốn họng đẩy sâu đến tận ruột. Một tay xỏ ruột con chó, một tay xách con gà gãy cổ, Bảy Đởm ung dung rời khỏi nhà khổ chủ. Không ngờ, vừa ra đến sân, Bảy Đởm chạm ngay mặt chủ nhà.

Tuy tức giận nhưng trông thấy cảnh hãi hùng trước mặt, khổ chủ chỉ còn biết xua tay cho hắn đi nhanh khỏi nhà mình. Cho rằng chủ nhà khinh miệt mình, Bảy Đởm ghi nhớ vào lòng.

Đêm sau, Bảy Đởm ra cánh rừng dưới chân núi Voi chất củi "nướng y" con chó và con gà rồi nốc uống rượu ăn sạch. Đó là chai rượu bùa mà ông pháp sư Phải dùng để nắn trật xương khớp cho bệnh nhân, là các thảo dược có độc tố. Với người lớn, chỉ cần uống 1 chung nhỏ là đủ về trời chầu ông bà. Bảy Đởm uống hết 1 xị, nằm sùi bọt mép ven đường.

Sáng sớm, một người đi ruộng bắt gặp nhóc tỳ Bảy Đởm nằm chết đã bế xác mang về giao cho ông pháp sư Phải. Là pháp sư, ông Phải không thể bó tay. Ngay tức khắc, ông lập đàn "trục vong" nhóc Đởm về.

Có thể ông pháp sư Phải cao tay ấn, cũng có thể thảo dược trong rượu bùa thuộc loại dỏm. Sau 1 buổi hô phong hoán vũ với khói nhang nghi ngút, nhóc tỳ Bảy Đởm cựa quậy rồi nôn hết các loại trong dạ dày. Thế là thoát chết.

Ca cứu con bằng pháp thuật đã khiến tên tuổi pháp sư Phải lừng lẫy khắp vùng Tịnh Biên, lan đến Châu Đốc rồi tỏa ra khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ lẫn quốc gia láng giềng Campuachia. Sau đó một thời gian dài, người bệnh từ khắp nơi ùn ùn đổ xô về núi Voi cầu xin được pháp sư Phải chữa trị. Từ xơ gan cho đến sốt rét, ghẻ lở, bệnh nào pháp sư Phải cũng chỉ dùng 1 nước mưa thổi bùa rồi đưa cho bệnh nhân uống.

Sau trận thoát chết đó, Bảy Đởm đã lỳ lợm càng thêm hung tợn. Nhớ lại vụ bị ông chủ gà xua đuổi, Bảy Đởm âm thầm rửa hận. Hắn thủ 1 cục đá bằng nắm tay, chui người vào một bụi cây ven đường chờ ông chủ gà đi ngang qua. Bị Bảy Đởm ném cục đá trúng đầu, ông chủ gà ngất xỉu, đổ gục. Chưa hả cơn hận, Bảy Đởm còn ném thêm mấy phát nữa. Vụ tấn công hung bạo bằng đá của Bảy Đởm khiến ông chủ gà bị liệt nửa người sau hàng tháng chữa trị.

Vụ việc được đưa ra tòa án Châu Đốc. Vì hung thủ còn tuổi thiếu niên nên tòa miễn truy tố nhưng ông pháp sư Phải phải chịu bồi thường tổn hại sức khỏe hàng chục cây vàng.

Vốn là người mù chữ đầu óc lại chứa đầy chuyện huyền bí, ông Phải cho rằng con trai mình bị quỷ nhập. Ông trói cậu con trai lại rồi dán bùa khắp người cậu bé, sau đó dùng nhánh cây tầm ma làm roi, quất 1 trận tươm máu toàn thân.

Sau trận roi nhớ đời đó, Bảy Đởm nuôi lòng hận thù cha. Hắn bỏ nhà sống vạ vật trong lùm cây, ngọn cỏ dưới chân núi Voi.

Để có cái ăn, hắn qui tựu đám trẻ nít cùng trang lứa thực hiện những vụ trộm táo bạo. Mầm mống cướp cạn bắt đầu nảy nở trong lòng Bảy Đởm.

Dân tài xế đường dài và con buôn đường xa, mỗi khi có dịp đi ngang đều phải dừng chân ghé vào nộp mãi lộ cho ông Bảy vài điếu thuốc lá thơm hoặc một mớ tiền vàng mã. Nếu không cúng hối lộ như thế, chuyến đi sẽ gặp nhiều tai ương.

Những bậc kỳ lão địa phương cho biết, "ông Bảy" là một nhân vật có thật trong lịch sử có tên cúng cơm là Phạm Văn Đởm - vốn là 1 tên cướp thuộc loại lục lâm thảo khấu được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trưng dụng cho đeo hàm Trung tá chỉ huy trưởng Tiểu đoàn Địa phương quân Tiểu khu Châu Đốc thuộc Vùng bốn Chiến thuật.

Khi còn sống, mức độ tàn ác phi nhân của ông ta đã khiến nhiều người lương thiện nghe đến cái tên Bảy Đởm đã phát sốt. Nhiều bậc kỳ lão địa phương vẫn còn rùng mình, dù ông ta đã đền mạng cách nay nửa thế kỷ.

Tình cờ, khi đi tìm hiểu về lai lịch "miếu ông Bảy", chúng tôi gặp được ông Hai Trà, cư ngụ tại xã Tân Lộc (Thốt Nốt, Cần Thơ) đang trên đường hành hương lên Thiên Cẩm Sơn. Thời còn trẻ, ông Hai Trà từng bị Bảy Đởm dí súng ngắn vào đầu buộc phải ghi danh làm lính thuộc quyền. Rơi vào thế bắt buộc, ông Hai Trà trở thành thuộc hạ Bảy Đởm hơn 3 tháng. Không chịu đựng nỗi khi hàng  ngày phải chứng kiến sự tán ác vô luận của Bảy Đởm, ông Hai Trà bỏ trốn.

Ông Hai Trà từng là lính trơn của Bảy Đởm kể rằng: Thời ông Bảy Đởm còn sống, không chỉ người dân vùng đất Thất Sơn, An Giang mà người dân Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp đều kinh sợ. Không ai dám nhắc tới tên Bảy Đởm. Người ta chỉ dám gọi là ông Bảy. Năm 1950, ông Bảy Đởm có đưa lính về đóng ở rạch Bà Chiêu. Ông ta chọn 1 cây trâm mọc ven bờ rạch để thu mãi lộ. Ghe nào đi ngang đều phải tự giác tấp vô cây trâm nộp tiền. Ghe nào đi ngang mà đợi lính ngoắc mới tấp vô thì kể như chủ ghe bị trói thúc ké vô gốc cây trâm rồi bị lính dộng chày vồ vô ngực 3 cái. Người nào khỏe mạnh, "ăn" đến cái chày thứ 3 cũng ho ra 1 bụm máu tươi. Người nào yếu thì bất tỉnh tại chỗ, đưa về nhà cầm cự được 3 ngày, rồi cũng về với tổ tiên. Nếu bắt được người của cách mạng, ông ta đích thân dùng con dao dâu luôn mang theo bên người thọc huyết, mổ bụng, moi gan rồi lấy máu nạn nhân pha vô bình rượu đế luôn đeo kè bên hông, lâu lâu uống một ngụm. Ông ta còn cắt lá gan nạn nhân phát cho mỗi tên lính trung thành một miếng, buộc phải ăn. Khi “được mời ăn” không ai dám từ chối.

03-1639207396.JPG
Núi Voi - Nơi nuôi dưỡng tuổi thơ hung bạo của Bảy Đởm

Nhờ sự điềm chỉ của ông Hai Trà, chúng tôi đã tìm được rất nhiều địa chỉ nhân chứng sống để thu thập, góp nhặt tư liệu có liên quan đến viên sỹ quan tàn ác này. Sau nhiều ngày tìm hiểu, chúng tôi có được gần trọn vẹn chân dung Bảy Đởm.

Bảy Đởm có tên khai sinh chính thức là Phạm Văn Đởm. Tuy nhiên, thời điểm làm cướp cạn ở vùng giáp biên Việt - Cam, ông ta lại thích được gọi là Tà Đởm (trong tiếng Kh'mer, "tà" là thánh, thần).

 Phạm Văn Đởm sinh năm 1918, tại ấp Núi Voi, xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên, An Giang. Ông là con ruột của thầy pháp Phạm Văn Phải và bà Ngô Thị Có. Phạm Văn Đởm có tất cả 9 anh chị em ruột.

Có tài liệu cho rằng, ông Phải là một tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương. Trong phong trào khởi nghĩa chống Pháp bằng phép thuật của Phan Xích Long, ông Phải là một trong những đàn chủ bí mật ở vùng núi Voi. Sau khi cuộc kháng chiến của Phan Xích Long thất bại, lo sợ quân Pháp truy lùng, ông Phải lánh về vùng núi Tà Lơn ẩn cư. Tại đây, ông bái sư một pháp sư Kh'mer thuộc trường phái Trà Kha.

Khi trở về núi Voi, ông Phải mở lò dạy võ Trà Kha, đồng thời lập đàn trị bệnh cho xóm giềng bằng bùa chú. Trước khi trị bệnh, ông Phải thường biểu diễn phép gồng bằng cách niệm chú rồi dùng lưỡi mác bén như dao cạo tự chém cật lực vào lưng, bụng mình nghe phành phạch khiến người chứng kiến khiếp hãi, rụng rời. Thỉnh thoảng cao hứng ông còn nhờ thân nhân người bệnh chém giúp. Điều lạ là lưỡi mác chạm vào da ông như chạm vào lốp xe ôtô, bật ra chứ không tạo thành vết thương. Nhờ những chiêu biểu diễn ấy, người ta tin ông là lục tà (thần sống).

Một bô lão cư ngụ dưới chân núi Voi khẳng định, ông Phải không theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương mà chỉ là một pháp sư theo phái Trà Kha chuyên dùng tà thuật trị bệnh. Ai đau bệnh gì ông cũng dùng máu tươi gà phun lên người bệnh nhân rồi bắt ấn, đọc thần chú. Ông Phải còn nỗi tiếng dùng bùa ngải thư ếm người khác.

Là con trai lục tà Trà Kha, từ nhỏ Bảy Đởm nỗi tiếng quậy phá. Bảy Đởm sẵn sàng đánh nhau với bất kỳ đứa trẻ nào dám thách thức. Khi cao hứng, Bảy Đởm còn phình bụng cho đám trẻ nít cùng lứa đấm mạnh vào để khoe mình có phép "gồng Trà Kha". Nhờ chiêu đó, Bảy Đởm trở thành thủ lĩnh của đám nhóc cùng xóm. Để chứng tỏ bản lĩnh, hàng ngày, Bảy Đởm kéo đàn em vào các xóm lân cận ăn trộm gà hoặc gây sự. Những đứa trẻ ở xóm khác đi ngang qua xóm nhà Bảy Đởm đều phải nộp tiền mãi lộ. Vì thường xuyên bị cha đánh đập bất ngờ, ban đêm Bảy Đởm không ở nhà mà chui vào lùm cây, bụi cỏ dưới chân núi Voi ngủ lăn lóc. Thuở này, Bảy Đởm đã nỗi tiếng tàn ác, gan góc và lỳ lợm.

Năm 13 tuổi, một đêm hắn chui vào chuồng gà nhà hàng xóm bắt 1 con vặn trẹo cổ. Khi cắp nách con gà chui ra, bị chú chó con phát hiện. Chưa kịp sủa, chú chó đã bị Bảy Đởm thọc tay vào cuốn họng đẩy sâu đến tận ruột. Một tay xỏ ruột con chó, một tay xách con gà gãy cổ, Bảy Đởm ung dung rời khỏi nhà khổ chủ. Không ngờ, vừa ra đến sân, Bảy Đởm chạm ngay mặt chủ nhà.

Tuy tức giận nhưng trông thấy cảnh hãi hùng trước mặt, khổ chủ chỉ còn biết xua tay cho hắn đi nhanh khỏi nhà mình. Cho rằng chủ nhà khinh miệt mình, Bảy Đởm ghi nhớ vào lòng.

Đêm sau, Bảy Đởm ra cánh rừng dưới chân núi Voi chất củi "nướng y" con chó và con gà rồi nốc uống rượu ăn sạch. Đó là chai rượu bùa mà ông pháp sư Phải dùng để nắn trật xương khớp cho bệnh nhân, là các thảo dược có độc tố. Với người lớn, chỉ cần uống 1 chung nhỏ là đủ về trời chầu ông bà. Bảy Đởm uống hết 1 xị, nằm sùi bọt mép ven đường.

Sáng sớm, một người đi ruộng bắt gặp nhóc tỳ Bảy Đởm nằm chết đã bế xác mang về giao cho ông pháp sư Phải. Là pháp sư, ông Phải không thể bó tay. Ngay tức khắc, ông lập đàn "trục vong" nhóc Đởm về.

Có thể ông pháp sư Phải cao tay ấn, cũng có thể thảo dược trong rượu bùa thuộc loại dỏm. Sau 1 buổi hô phong hoán vũ với khói nhang nghi ngút, nhóc tỳ Bảy Đởm cựa quậy rồi nôn hết các loại trong dạ dày. Thế là thoát chết.

Ca cứu con bằng pháp thuật đã khiến tên tuổi pháp sư Phải lừng lẫy khắp vùng Tịnh Biên, lan đến Châu Đốc rồi tỏa ra khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ lẫn quốc gia láng giềng Campuachia. Sau đó một thời gian dài, người bệnh từ khắp nơi ùn ùn đổ xô về núi Voi cầu xin được pháp sư Phải chữa trị. Từ xơ gan cho đến sốt rét, ghẻ lở, bệnh nào pháp sư Phải cũng chỉ dùng 1 nước mưa thổi bùa rồi đưa cho bệnh nhân uống.

Sau trận thoát chết đó, Bảy Đởm đã lỳ lợm càng thêm hung tợn. Nhớ lại vụ bị ông chủ gà xua đuổi, Bảy Đởm âm thầm rửa hận. Hắn thủ 1 cục đá bằng nắm tay, chui người vào một bụi cây ven đường chờ ông chủ gà đi ngang qua. Bị Bảy Đởm ném cục đá trúng đầu, ông chủ gà ngất xỉu, đổ gục. Chưa hả cơn hận, Bảy Đởm còn ném thêm mấy phát nữa. Vụ tấn công hung bạo bằng đá của Bảy Đởm khiến ông chủ gà bị liệt nửa người sau hàng tháng chữa trị.

Vụ việc được đưa ra tòa án Châu Đốc. Vì hung thủ còn tuổi thiếu niên nên tòa miễn truy tố nhưng ông pháp sư Phải phải chịu bồi thường tổn hại sức khỏe hàng chục cây vàng.

Vốn là người mù chữ đầu óc lại chứa đầy chuyện huyền bí, ông Phải cho rằng con trai mình bị quỷ nhập. Ông trói cậu con trai lại rồi dán bùa khắp người cậu bé, sau đó dùng nhánh cây tầm ma làm roi, quất 1 trận tươm máu toàn thân.

Sau trận roi nhớ đời đó, Bảy Đởm nuôi lòng hận thù cha. Hắn bỏ nhà sống vạ vật trong lùm cây, ngọn cỏ dưới chân núi Voi.

Để có cái ăn, hắn qui tựu đám trẻ nít cùng trang lứa thực hiện những vụ trộm táo bạo. Mầm mống cướp cạn bắt đầu nảy nở trong lòng Bảy Đởm./.

Nông Huyền Sơn

Những ám ảnh kinh hoàng về trùm phỉ Bảy Đởm vùng thất sơn - Sâm “chó đẻ” - Cặp bài trùng của Bảy Đởm (Kỳ 2)

13/12/2021 08:44

Theo dõi trên

Từ trận đó, đám nhóc bụi đời tin rằng Bảy Đởm có võ gồng và bùa Trà Kha nên dao chém không đứt, súng bắn không thủng. Cũng từ trận thư hùng này, Sâm "chó đẻ" trở thành đệ tử trung thành nhất của Bảy Đởm . 

Những ám ảnh kinh hoàng về trùm phỉ Bảy Đởm vùng thất sơn - Sâm “chó đẻ” - Cặp bài trùng của Bảy Đởm (Kỳ 2)

13/12/2021 08:44

Theo dõi trên

Từ trận đó, đám nhóc bụi đời tin rằng Bảy Đởm có võ gồng và bùa Trà Kha nên dao chém không đứt, súng bắn không thủng. Cũng từ trận thư hùng này, Sâm "chó đẻ" trở thành đệ tử trung thành nhất của Bảy Đởm .

01-1639209052.JPG
Bà Bảy Nh. - một nhân chứng về quá khứ Bảy Đởm

Pháp sư Phải mở thêm 1 lò luyện võ bùa. Học trò các nơi về học rất đông. Mỗi học trò đến bái sư nộp 1 cặp gà trống thiến nhập môn. Làm lễ nhập môn xong, học trò sẽ được pháp sư Phải đốt 1 lá bùa thành tro hòa vào nước lã cho uống. Uống xong lá bùa, xem như học trò đã "có võ trong người, dao súng không xâm phạm được thân thể và đủ sức hạ gục voi, cọp" - như lời truyền giảng của pháp sư Phải. Tuy nhiên, học trò chưa được hạ sơn mà phải ở lại ít nhất 1 năm để luyện chú, nâng cao công năng. Suốt 1 năm tu luyện, học trò không phải đóng tiền, góp gạo nhưng suốt ngày phải chăm sóc ruộng đồng cho sư phụ.

Vừa phát bùa trị bệnh vừa huấn luyện học trò, pháp sư Phải hầu như bỏ quên bầy con nheo nhóc 8 đứa. Những đứa con lớn có ý thức giúp cha quán xuyến việc nhà, chăm sóc những đứa nhỏ. Riêng Bảy Đởm ngỗ ngáo thì hay cãi lời anh chị nên ai cũng ghét, không quan tâm.

Thỉnh thoảng, trong bữa cơm pháp sư Phải cũng "điểm danh" số con của mình và phát hiện thằng nhóc thứ bảy vắng mặt. Ông vội vã đi tìm. Ông không tìm để thể hiện lòng yêu thương mà lôi về để dùng chiếc roi tầm ma và những lá bùa "trục vong quỷ". Sau mỗi lần bị cha phát hiện, Bảy Đởm dời nơi trú ẩn xa nhà hơn. Vô tình, pháp sư Phải đẩy con trai mình đến gần ngôi chợ Nhà Bàng. Đó là một ngôi chợ nhỏ, mỗi sáng sớm, nông dân Kh'mer và Kinh đem những sản vật đến trao đổi nhiều hơn mua bán.

Bảy Đởm phát hiện ra "kho thức ăn" dồi dào nằm trong cái chợ đó. Thế là mỗi khuya về sáng, hắn lần mò ra chợ để "thó" thức ăn. Nơi nào có thức ăn, nơi đó ắt có nhiều ruồi. Ở cái chợ khuya đó, không chỉ mỗi mình Bảy Đởm mà có hàng chục đứa trẻ lang thang cơ nhỡ kiếm ăn. Thế là xảy ra một số vụ ẩu đả giành địa bàn giữa đám nhóc bụi đời đã "định cư" trước đó với Bảy Đởm. Phần thắng luôn nghiêng về phía kẻ hung bạo, gan dạ và lỳ đòn. Điều đó, Bảy Đởm có thừa. Có trận, Bảy Đởm bị cả chục thằng nhóc xúm nhau "bề hội đồng" túi bụi, ngã lăn ra đất. Thế nhưng càng bị đánh, Bảy Đởm càng hăng máu và càng khỏe mạnh. Máu me khắp người nhưng hắn vẫn chộp được cục đá xanh, vùng dậy trả đũa khiến đám nhóc ở chợ ôm đầu máu chạy biến.

Sau vài trận đụng độ đẫm máu, đám nhóc ở chợ nhận ra mình không phải là đối thủ của thằng "trẻ trâu" Bảy Đởm. Chúng cầu viện một "đại ca" sừng sỏ ở chợ trờ biên giới Tịnh Biên. "Đại ca" này có hỗn danh là Sâm "chó đẻ".

Bây giờ, không ai còn nhớ chi tiết nhân thân của Sâm "chó đẻ". Bà Lâm Thạch Yến, thường được gọi là bà Bảy Nh - Hiện đã hơn 90 tuổi, đang tu ở một ngôi chùa trên Thiên Cẩm Sơn, kể: "Hồi đó, gia đình tôi cư ngụ ở gần chợ Tịnh Biên. Anh Hai tôi theo lính Hòa Hảo của ông Hai Ngoán. Lúc nhỏ, tôi thường nghe anh Hai tôi kể mẹ ông Sâm "chó đẻ" bị một người Khmer đi lính cho Tây hiếp dâm sinh ra ổng. Tên của ổng là Thạch Sâm nhưng vì hận thù, mẹ của ổng cứ gọi ổng là chó đẻ. Bởi vậy, người ta mới gọi ổng là Sâm "chó đẻ". Suốt ngày, ông Sâm cứ la cà ngoài đường đánh lộn. Ổng lớn hơn Bảy Đởm vài tuổi".

Nhận được lời cầu cứu của đám nhóc tỳ chợ Nhà Bàng, Sâm "chó đẻ" đi tìm Bảy Đởm để hỏi tội. Trận chạm mặt giữa Bảy Đởm và Sâm "chó đẻ" trở thành gạch nối của hai con người. Sau này, khi Bảy Đởm trở thành "phó ông trời" vùng Bảy Núi thì Sâm "chó đẻ" là "phó của phó ông trời" vùng Bảy Núi.

Trở lại vụ chạm mặt giữa Bảy Đởm và Sâm "chó đẻ".

Sâm "chó đẻ" lớn hơn Bảy Đởm vài tuổi nên to xác hơn và khỏe mạnh hơn nhưng vẫn thua Bảy Đởm vài nấc đẳng cấp. Đó là Bảy Đởm không biết sợ chết.

Một buổi sáng, những người buôn bán ở chợ Nhà Bàng trông thấy Bảy Đởm và Sâm "chó đẻ" đứng đối diện, cách nhau khoảng 5 mét. Ở giữa 2 thằng nhóc có hai con dao dâu đặt dưới đất. Chung quanh hai thằng là hàng chục đứa con nít lang thang bụi đời làm khán giả.

Dao dâu là loại dao được người dân vùng Bảy Núi sử dụng phổ biến. Nó dài khoảng 30 cm, lưỡi nhỏ khoảng 3 cm, được rèn bằng thép, mỏng và bén. Những người dệt vải dùng loại dao này sắc nhuyễn lá dâu để cho tằm ăn. Ngoài ra, đàn ông còn dùng dao dâu để cạo râu.

02-1639209104.jpg
Chợ Nhà Bàng ngày nay

Chờ một đứa trẻ đứng bên ngoài hét "quây!" (tiếng Khmer: Đánh), lập tức Bảy Đởm và Sâm "chó đẻ" cùng lao về phía đặt 2 con dao dâu đoạt lấy. Sâm "chó đẻ" đoạt được con dao trong khi Bảy Đởm chưa kịp tới nơi đã té sấp mặt. Sâm "chó đẻ" lia nhanh 1 nhát dao ngang lưng Bảy Đởm. Tuy nhiên, có lẽ do hấp tấp, Sâm "chó đẻ" đã chém bằng sống lưng con dao nên phần da của Bảy Đởm không rách mà chỉ hằn 1 lằn dài. Với kẻ sợ chết, dù không bị thương nhưng trong tình thế đó đã bỏ chạy dài. Bảy Đởm vẫn chồm tới chộp lấy con dao. Ngay lúc đó, một đứa trẻ bên ngoài thét lớn: "A dui! Thằng Đởm có bùa gồng Trà Kha, dao chém không ăn nhằm ăn nhò gì hết".

Nghe thằng nhóc nói, Sâm "chó đẻ" rụng rời tay chân. Chưa kịp định thần, Sâm "chó đẻ" đã lãnh một đường dao vắt ngang mặt. Kinh hãi, Sâm "chó đẻ" quỳ sụp xuống chắp tay xin thua. Thấy "đại ca" đầu hàng, đám nhóc chợ Nhà Bàng cũng vội vã kéo nhau quỳ xuống quy phục Bảy Đởm.

Từ trận đó, đám nhóc bụi đời tin rằng Bảy Đởm có võ gồng và bùa Trà Kha nên dao chém không đứt, súng bắn không thủng. Cũng từ trận thư hùng này, Sâm "chó đẻ" trở thành đệ tử trung thành nhất của Bảy Đởm (mặc dù ông ta lớn hơn Bảy Đởm vài tuổi).

Năm 1957, trong 1 trận giao tranh với quân của Ngô Đình Diệm, Bảy Đởm bị đối phương ném 1 quả lựu đạn trúng đầu. Quả lựu đạn rơi ngay trước mặt Bảy Đởm. Sâm "chó đẻ" đã xả thân nằm đè lên quả lựu đạn để cứu Bảy Đởm. Bảy Đởm ôm xác của Sâm "chó đẻ" khóc ngất, thốt: "Mày biết súng đạn không ăn tao mà. Hà cớ chi mày ấy thân đè lựu đạn cứu tao".

Đến năm 15 tuổi (năm 1933) nhận thấy việc ăn trộm vặt ở chợ Nhà Bàng chỉ vừa đủ đáp ứng miếng ăn hàng ngày, Sâm "chó đẻ" rủ Bảy Đởm làm những phi vụ lớn hơn để có tiền ra chợ tỉnh kiếm gái.

Giai đoạn đó, nhiều hộ nông dân nuôi bò, trâu thành đàn hàng trăm con, thả rông ăn cỏ khắp các cánh rừng Bảy Núi. Bảy Đởm và Sâm "chó đẻ" chọn 2 con mập mạp nhất đàn, điềm nhiên leo lên cỡi, đủng đỉnh dong sang biên giới Cao Miên (tên gọi nước bạn Campuchia ngày nay). Xong 1 chuyến trộm bò, cả hai cặp kè nhau bắt xe đò đến chợ Châu Đốc, Long Xuyên hoặc Ngã Ba Cái Sắn ăn chơi.

Ở Ngã Ba Cái Sắn có một đồn điền lính Pháp trú đóng. Một gã ma cô người gốc Cao Miên cất một nhà thổ để phục vụ cho đám lính Pháp. Gã ma cô có thời gian đi lính cho Pháp, bị thương phải cưa 1 chân nên được giải ngũ. Dân địa phương không biết tên gã nên cứ gọi là On Cụt. Vì ỷ lại có công cán phục vụ cho thực dân nên gã On Cụt không ngán sợ ai.

Một chuyến bán bò trộm xong, Bảy Đởm và Sâm "chó đẻ" lần mò vào nhà thổ của gã On Cụt. Trông thấy 2 thằng nhóc ăn bận dơ dáy, rách rưới, nhếch nhác bước vào nhà thổ, các cô gái tỏ ý khinh miệt. Ném số tiền bằng nửa con bò ra các cô gái vẫn không thèm quan tâm, Bảy Đởm nỗi điên túm cổ 1 cô đấm túi bụi vô mặt.

Ngay lập tức, On Cụt xuất hiện với cái chày vồ trên tay. On Cụt chưa kịp nói lời nào đã bị Bảy Đởm vung con dao dâu chém đứt ngọt cổ họng.

03-1639209168.JPG
Mộ phần pháp sư Phải

Trong lúc On Cụt còn nằm co giật trong vũng máu, Bảy Đởm quật cô gái xuống đất rồi vừa bóp cổ đến chết vừa ngấu nghiến cưỡng hiếp. Các cô gái còn lại khiếp vía, một số chạy tán loạn về phía đồn lính kêu cứu, một số ngất xỉu. Cưỡng hiếp xong, Bảy Đởm đoạt lấy chiếc chày vồ của On Cụt rồi ung dung tẩu thoát. Sâm "chó đẻ" đứng chết trân khi chứng kiến sự hung bạo, liều lĩnh của Bảy Đởm.

Khi lính trong đồn chạy đến hiện trường thì Bảy Đởm và Sâm "chó đẻ" đã biến mất. Ngày hôm sau, cò Pháp dán hình họa Bảy Đởm và Sâm "chó đẻ" khắp tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên để truy nã. Vì không biết tên hung thủ nên cò Pháp nhờ họa sỹ vẽ ảnh theo lời mô tả của các cô gái nhà thổ. Không hiểu do họa sỹ vẽ tồi hay do các cô gái kể không chính xác, cả Bảy Đởm lẫn Sâm "chó đẻ" đứng xem giấy truy nã của chính mình dán trên cột dây thép cũng không nhận ra (cả hai đều mù chữ).

Chiếc chày vồ của On Cụt được Bảy Đởm giữ làm kỷ niệm. Khi trở thành sỹ quan của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, Bảy Đởm vẫn dùng để thị uy và để tra tấn lương dân bị bắt./.

Nông Huyền Sơn 
 

Những ám ảnh kinh hoàng về trùm phỉ Bảy Đởm vùng thất sơn - Tướng cướp chày vồ trên dốc Tà Đét (Kỳ 3)

13/12/2021 16:25

Theo dõi trên

Từ sau vụ giết chết On Cụt, 2 thằng chỉ quanh quẩn khu vực Châu Đốc. Chúng sợ người thân của On Cụt trả thù chứ hoàn toàn không biết mình bị cò Pháp treo giá "ai bắt được hung thủ được thưởng 1000 đồng Đông Dương". Vì không biết chữ nên Bảy Đởm và Sâm "chó đẻ" không biết mình bị truy nã, vẫn cứ ung dung lê la khắp nơi, lấy gốc cây làm nhà.

Những ám ảnh kinh hoàng về trùm phỉ Bảy Đởm vùng thất sơn - Tướng cướp chày vồ trên dốc Tà Đét (Kỳ 3)

13/12/2021 16:25

Theo dõi trên

Từ sau vụ giết chết On Cụt, 2 thằng chỉ quanh quẩn khu vực Châu Đốc. Chúng sợ người thân của On Cụt trả thù chứ hoàn toàn không biết mình bị cò Pháp treo giá "ai bắt được hung thủ được thưởng 1000 đồng Đông Dương". Vì không biết chữ nên Bảy Đởm và Sâm "chó đẻ" không biết mình bị truy nã, vẫn cứ ung dung lê la khắp nơi, lấy gốc cây làm nhà.

01-1639209683.JPG
Ông Nguyễn V B - Nhân chứng, từng là học trò của pháp sư Phải

Dù hai thằng cứ nhởn nhơ vạ vật khắp vỉa hè tỉnh Châu Đốc vẫn không bị đám cò Tây phát hiện. Có lẽ, bọn cò không ngờ hung thủ giết On Cụt một cách man rợ là 2 thằng nhóc hỷ mũi chưa sạch. Trong khi đó, cò Tây ở Long Xuyên căn cứ vào mô tả của các nhân chứng đã lần mò ra nhà cha mẹ của Bảy Đởm. Ngay lập tức, chúng trói thúc ké pháp sư Phải lên xe đưa về Long Xuyên điều tra.

Cú sốc ấy đã khiến mẹ Bảy Đởm ngã bệnh.

Sau một ngày điều tra, cò Tây thả ông pháp sư Phải về nhà với điều kiện: Phải giao nộp Bảy Đởm và nộp tiền bồi thường nhân mạng cho 2 nạn nhân. Ngoài ra, ông Phải còn bị buộc giải tán các đệ tử và bỏ nghề pháp sư. 2 tuần sau, vợ ông tức bà Ngô Thị Có qua đời ở tuổi 49 (tháng 8 - 1933). Vì lo nghĩ, sau khi hoàn tất đám tang cho vợ, ông pháp sư Phải cũng ngã bệnh. Hôm đó trời mua sụt sùi, đang vun vén nấm mộ mới cho vợ, trời đang âm u vần vũ bỗng nổ bùng một tiếng sét gần dó. Ông pháp sư Phải ôm ngực ho một tràng dài rồi phun máu mồm, ngã ra đất bất tỉnh. Được người thân đưa vào nhà, ông nằm liệt giường cả tuần lễ mới gượng dậy nỗi. Đứa con bất hiếu Bảy Đởm hoàn toàn không hay biết mình đã giết chết mẹ và hạ gục cha.

Tuy vậy, khi trở thành chỉ huy 1 đội quân của lực lượng Dân Xã, Bảy Đởm thường kể với thuộc hạ rằng, ông ta thù Tây vì Tây giết mẹ ông. Ông đi ăn cướp để… trả thù cho mẹ.

Tết năm đó, Bảy Đởm mò về nhà mới biết hung tin. Dù vẫn còn đau yếu nhưng pháp sư Phải vẫn quyết bắt Bảy Đởm trói lại để giao cho Tây. Bảy Đởm vùng vẫy thoát được, chạy biến đi. Từ đó, Bảy Đởm đoạn tuyệt luôn với gia đình.

Tháng 6-1934, pháp sư Phải trút hơi thở cuối cùng. Khi chết, ông vẫn mở trừng mắt như chờ đứa con hư đốn trở về nhìn mặt lần cuối. Ông đâu ngờ, lúc này Bảy Đởm trở thành hung thần của dân buôn tại dốc Tà Đét, dưới chân núi Bà Đội Om. Bảy Đởm lên núi Bà Đội Om chọn một hang đá làm bản doanh, quy tụ đàn em lập băng cướp cạn.

Thuở đó, từ Châu Đốc đi Long Xuyên chỉ có 2 con đường. Con đường thứ nhất là đường thủy xuôi dòng sông Hậu. Nếu đi đường thủy, khách bộ hành phải mất 12 giờ ngồi trên  ghe chạy đò (một loại xuồng máy có mui).

Con đường thứ 2 là đường bộ, chỉ mất 5 giờ ngồi trên xe đò "Bộ Hiền". Đó là loại xe ô tô du lịch 5 chỗ ngồi, được cải tạo kỹ thuật thùng xe để có thể chứa 12 hành khách và chất cả tấn hàng trên mui. Lúc đó chỉ có duy nhất con đường bộ nối liền Châu Đốc đến Long Xuyên, phải đi qua đoạn dốc Tà Đét - Núi Cấm - Tri Tôn. Gọi là đường bộ nhưng nó chỉ là một con đường mòn chạy xuyên giữa những cánh rừng cây rậm rạp qua những quả núi thấp. Vào những năm đầu thế kỷ 20, quân Pháp có đưa phu cưa cây đắp đất khai thông con đường này để làm đường tiếp liệu, chi viện vũ khí cho tỉnh Châu Đốc.

Khách thương hồ Châu Đốc thường chọn chuyến "tài nhất" (chuyến xe đầu tiên trong ngày), khởi hành lúc 1 giờ sáng để kịp giao hàng tươi sống thu mua từ nông dân Cao Miên cho các chủ sạp ở Long Xuyên, Cần Thơ bán phiên chợ sáng. Vì vậy chuyến tài nhất luôn đắt khách hàng con buôn hơn các chuyến tài trong ngày. Nhà xe chở con buôn có lợi hơn chở khách bộ hành vì xe luôn đầy hàng hóa.

Để có được chuyến "tài nhất" trên đường bộ, chủ hãng kinh doanh xe vận tải hành khách Tân Thành chấp nhận cho chủ tỉnh Châu Đốc là Roger Nais một cổ phần hùn. Gọi là hùn hạp nhưng Roger Mais không bỏ ra 1 đồng xu, vẫn được chia tiền hàng ngày từ chủ hãng xe Tân Thành.

Chủ hãng xe Tân Thành tên là Giang Ý Hía - Một người Việt gốc Hoa. Còn Roger Nais mang quốc tịch Pháp, không giỏi tiếng Việt, vốn là một cha cố Thiên Chúa giáo xin hoàn tục để đăng lính mặc áo nhà binh. Nhờ có công đánh chiếm Châu Đốc nên quân Pháp giao cho ông ta làm chủ tỉnh. Tuy xuất thân từ nhà dòng nhưng ông ta rất thâm độc, tham lam và xảo quyệt. Kể từ khi nhận chia chác với Giang Ý Hía, Rogers Nais ra lệnh chỉ mỗi hãng xe Tân Thành mới được xuất bến đầu tiên trong ngày, tức được quyền khai thác "tài nhất".

02-1639209724.jpg
Loại xe "Bộ Hiền" xưa ở Nam bộ

Kể từ khi Bảy Đởm đóng "bản doanh" ở núi Bà Đội Om, hãng xe Tân Thành trở thành "kho lương thực" của hắn. Chuyến đầu tiên, Bảy Đởm cùng Sam "chó đẻ" chỉ huy đàn em chặt cây rừng ngáng ngang con đường ở đoạn giữa dốc Tà Đét. Do không tu bổ thường xuyên nên đoạn đường dốc Tà Đét đầy những ổ gà, ổ voi và đá lởm chởm. Xe chở nặng, gặp ổ gà lại bò lên dốc, bất ngờ gặp cây lớn nằm ngang, tài xế chỉ còn biết đạp cứng thắng và chờ… đám thảo khấu trên núi tràn xuống vơ vét. Thời đó, xe chưa có thắng tay nên tài xế cứ gồng người đạp giữ chân thắng.

Đám thảo khẩu nhảy lên xe kề dao vào cổ từng con buôn khảo tiền. Lần đầu tiên bị cướp, ai nấy kinh hồn bạt vía, vội vã móc hết "ruột gà", "ruột tượng" (một loại túi vải đựng tiền buộc quanh bụng ngày xưa) dâng cho đám cướp. Bảy Đởm hạ lệnh cho đàn em khiêng hết những bội gà thịt trên xe đem về "doanh trại".

Lúc chuẩn bị rút đi, Bảy Đởm chợt trông thấy một phụ nữ xinh đẹp trạc 30 tuổi đang run rẩy trong góc xe. Đó là vợ nhỏ của Giang Ý Hía đi theo để thu tiền xe. Bảy Đởm túm tóc người phụ nữ đè nghiến xuống nền xe, điềm nhiên hiếp dâm trước mặt hàng chục bạn hàng đang tái xanh, tái xám mặt mày.

Chờ cho đám cướp cạn rút đi hết, tài xế mới dám nhả thắng xe, chạy ngược về Châu Đốc báo cáo.

Nhận được tin, chủ tỉnh Châu Đốc Roger Nais lệnh cho viên Chánh sở Cẩm (sở cảnh sát) là Henri Ribes phải đích thân điều tra vụ việc và tổ chức tiểu trừ đám phỉ Bảy Đởm.

Henri Ribes cũng xuất thân từ giới cướp cạn ở Marseille, Pháp. Thời đó, mật thám Pháp thường tuyển những thành phần bất hảo, từng có kinh nghiệm sống trong thế giới đầu trộm đuôi cướp để đào tạo. Nhờ có kinh nghiệm cướp cạn nên Henri Ribes nhanh chóng phá được nhiều vụ án tưởng chừng mất hút dấu vết. Khi còn là Chánh sở Cẩm ở Bạc Liêu, Henri Ribes nỗi tiếng độc ác, có nhiều ngón đòn tra tấn kinh hoàng khiến người ta thường nói ví von rằng: "Cục đá bị Hăng Ri tra tấn cũng phải khai nhận tội". Năm 1940, chính Henri Ribes là tác giả cuộc truy lùng, đàn áp đẫm máu cuộc khởi nghĩa kháng Pháp Hòn Khoai. Hễ nơi nào bất ổn về tình hình trị an là chính quyền thuộc địa Pháp điều chuyển Hanri Ribes về đó làm Chánh sở Cẩm.

Nhận được lệnh của chủ tỉnh, Hanri Ribes trưng dụng 1 trung đội lính Commander trang bị vũ trang tiến lên núi Ba Đội Om lùng sục. Sau 3 ngày săn lùng, toán lính này chỉ lùa được hơn 1 chục nhà sư theo trường phái Mật tông đang ẩn tu trong các hang đá ra khỏi núi. Bọn Bảy Đởm lặn mất tăm hơi, chỉ để lại một số lông gà ở lưng chừng núi.

Đêm hôm sau, viên chủ tỉnh Roger Nais đang ngủ, bị đánh thức. Mở mắt ra, ông ta trông thấy toàn bộ gia đình mình bị trói gô nằm lăn lóc dưới đất. Hai tên đàn em của Bảy Đởm đang cầm con dao dâu mài dọa trên cổ từng người. Bảy Đởm thì đang cầm con dao dâu bén ngót vừa cạo bộ râu củ ấu của viên chủ tỉnh vừa hầm hừ đòi giết. Viên chủ tỉnh hoảng vía năn nỉ xin tha mạng và hứa không đụng chạm đến lãnh địa của Bảy Đởm. Dù nửa đêm, Roger Nais cũng phải "gọi dây thép" cho Chánh sở Cẩm là Henri Ribes phải hủy lệnh truy nã nhóm phỉ trên núi Bà Đội Om.

03-1639209802.jpg
Loại chày vồ Bảy Đởm thường dùng tra tấn nạn nhân (ảnh chỉ mang tính minh họa, người trong ảnh không liên quan đến nội dung)

Kể từ đó, trở thành thông lệ, cứ xe đò của hãng Tân Thành chạy đến dốc Tà Đét dưới chân núi Bà Đội Om là phải dừng lại rồi cử 1 người ôm tiền chạy lên núi nộp tiền mãi lộ cho Bảy Đởm như nộp phí cầu đường. Bảy Đởm nhận tiền xong, xe mới dám chạy lên dốc.

Có đêm, do ăn nhậu no say, chúng ngủ quên không ra thu tiền mãi lộ. Hãng xe tưởng thoát được một chuyến "thuế". Không ngờ đêm sau, chúng chặn xe lôi tài xế xuống đánh vì tội đến "trạm" mà không bóp còi báo cho chúng thức.

Trở thành thông lệ, thời điểm đó, con buôn đi chuyến "tài nhất" ngoài tiền vé xe còn phải nộp cho chủ xe thêm tiền "xâu" để nộp thảo khẩu trên dốc Tà Đét. Vì sợ bị cướp hiếp, nhà xe không nhận chở phụ nữ trẻ.

Sau vài đêm chặn xe, không thấy phụ nữ, Bảy Đởm lôi tài xế xuống trói dựa vào một gốc cây rồi dùng chiếc chày vồ đánh vào ngực. Tiếng chày vồ đập vào lồng ngực nạn nhân phát ra tiếng "thình thình" kèm theo tiếng ho của nạn nhân giữa đêm thanh vắng khiến ai cũng rợn tóc gáy. Chỉ cần nhận 3 chày vồ là nạn nhân hộc máu mồm.

Từ đó, cứ mỗi tuần nhà xe phải thuê một gái mại dâm, để đáp ứng dục vọng của Bảy Đởm và lũ đầu lâu. Dạo đó, dân địa phương gọi Bảy Đởm là "tướng cướp dao dâu" hoặc "tướng cướp chày vồ"./.

Nông Huyền Sơn
 
 
 

Những ám ảnh kinh hoàng về trùm phỉ Bảy Đởm vùng thất sơn - Trận đấu quyết tử với tướng cướp Châu Uốt (Kỳ 4)

15/12/2021 13:00

Theo dõi trên

Bảy Đởm lộng hành tại vùng núi Bà Đội Om từ năm 1933. Năm 1934, pháp sư Phải từ trần. Dù nghe tin cha chết những Bảy Đởm dứt khoát không về chịu tang. Bảy Đởm và đồng bọn ẩn trú trên núi Bà Đội Om thu tiền mãi lộ cho đến năm 1939 thì một băng nhóm khác xuất hiện. 

Đó là băng cướp Châu Uốt. Sau 1 trận thư hùng giành lãnh địa, Bảy Đởm thua cuộc ê chề. Ông ta nhận ra, bấy lâu nay mình chỉ thuộc hạng không sợ chết, chứ không hề có bản lĩnh chiến đấu thật sự. Bảy Đởm quyết tầm sư học võ.

Ông Huỳnh Văn Ngoan cư ngụ tại Cô Tô, Tịnh Biên, An Giang kể: "Cha tôi là cán bộ cách mạng hoạt động tại vùng Tịnh Biên từ thời kỳ đầu giai đoạn chống Mỹ. Ông đã hy sinh. Lúc ông còn sống thường kể cho tôi nghe về một lực lượng cướp có vũ trang hoạt động ở vùng này từ những năm 1936. Đó là đảng Khăn Trắng do Châu Uốt cầm đầu. Băng cướp này đối đầu với băng Bảy Đởm rất dữ. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa tổ chức đánh nhiều lần nhưng không dẹp được băng cướp này. Đến năm 1966, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đành mời Châu Uốt hợp tác".

01-1639210224.JPG
Ông Huỳnh Văn Ngoan

Trong hồ sơ cảnh sát của chế độ cũ để lại cũng có nhắc đến đảng Khăn Trắng này nhưng chỉ có vài dòng ít ỏi. Men theo lời kể của ông Huỳnh Văn Ngoan, chúng tôi đi tham khảo một số người lớn tuổi ở địa phương thì được biết, Châu Uốt là 1 người Việt gốc Khmer, sinh ở Tịnh Biên.

Trong khi Bảy Đởm làm mưa làm gió ở vùng núi Bà Đội Om thì Châu Uốt cũng qui tựu một số thiếu niên Khmer lêu lỏng ở vùng Cô Tô để trộm vặt rồi dần dần tổ chức trấn lột, cướp của. Bảy Đởm chuyên chặn xe thu tiền mãi lộ. Còn Châu Uốt thì xông thẳng vào nhà nạn nhân kề dao vào cổ khảo của. Băng Bảy Đởm gặp phụ nữ đẹp thì đè nghiến xuống cưỡng hiếp tại chỗ rồi tha mạng cho nạn nhân. Băng Châu Uốt gặp phụ nữ đẹp thì bắt cóc đem về núi thay nhau cưỡng hiếp nhiều ngày cho đến chết. Bảy Đởm chỉ tấn công khi nạn nhân phản kháng. Châu Uốt thì tấn công nạn nhân trước khi cướp. Bảy Đởm thu phục lâu la đủ các sắc tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm… Ai đến đầu quân, Bảy Đởm cũng nhận. Còn Châu Uốt thì chỉ thu nhận lâu la là người gốc Khmer. Bảy Đởm dám đương đầu trực tiếp với chính quyền còn Châu Uốt thì thường lẫn tránh đụng độ.

Từ năm 1935, đảng cướp Khăn Trắng do Châu Uốt cầm đầu đã bắt đầu xuất hiện. Chúng luôn dùng khăn màu trắng đội đầu, bịt mặt nên người dân gọi là cướp Khăn Trắng. Băng cướp này rất táo tợn. Nạn nhân của chúng, đa phần là những gia đình giàu có ở địa phương. Hầu hết những vụ cướp của Khăn Trắng đều thực hiện vào lúc giữa trưa. Chúng xông vào nhà dùng dao quắm cắt cổ 1 người để thị uy rồi sau đó kề dao vào cổ khống chế các thành viên còn lại trong gia đình nạn nhân trói gô hết lại. Chủ hộ sẽ bị trói đứng dựa vào cột nhà để Châu Uốt trực tiếp tra khảo. Y dùng 1 cây đinh sắt dài khoảng 30 cm găm vào giữa trán nạn nhân. Sau 1 câu hỏi, nếu nạn nhân trả lời không thỏa mãn, Châu Uốt sẽ đóng sâu cây đinh vào trán nạn nhân 1 nấc. Câu hỏi của Châu Uốt chỉ xoay quanh nơi gia chủ cất vàng, châu báu. Hầu như mọi nạn nhân đều thật thà khai nơi cất giấu gia sản để mong được "của đi thay người". Dù vậy, Châu Uốt không bao giờ tin lời của nạn nhân khi cây đinh chưa được đóng sâu vào nửa hộp sọ.

Hộp sọ bị cây dinh ghim sâu vào nửa hộp sọ không làm nạn nhân chết mà chỉ mê sảng, hỏi gì đáp nấy trong trạng thái vô thức. Sau vụ cướp, nạn nhân thoi thóp vài tháng mới chết. Sau khi vơ vét hết tài sản, Châu Uốt lựa 1 người phụ nữ xinh nhất trong gia đình nạn nhân đem về núi. Người đó không bao giờ có cơ hội về đoàn tụ với gia đình. Những hành vi tàn ác vô nhân tính của đảng cướp Châu Uốt khiến người dân địa phương hãi hùng khi nhắc đến.

Bảy Đởm cũng đã nghe tiếng tăm về đảng cướp Châu Uốt.

02-1639210329.JPG
Tấm biển khu mộ họ Phạm của Bảy Đởm

Một ngày giữa năm 1939, Bảy Đởm cùng Sâm "chó đẻ" đi Tri Tôn bắt bò về núi cho đám lâu la làm thịt ăn khao. Hai thầy trò đi đến dốc Sương Mù ở Chi Lăng thì bắt gặp 1 đám thanh niên đang đá gà dưới một chòm thốt nốt. Vốn mê đá gà, Bảy Đởm kéo tay Sâm "chó đẻ" vào xem. Đám thanh niên chỉ tổ chức đá gà mua vui chứ không bắt độ. Bảy Đởm nói với mọi người: "Đá gà mà không có mùi cá độ thì coi đá dế sướng hơn". Dứt lời, Bảy Đởm ném ra 1 lượng vàng đặt cược "ăn 1, thua 10".

Một thanh niên trong nhóm đá gà có thân hình vạm vỡ, đen nhẻm như sắt nung lẳng lặng ném ra 1 chỉ vàng để bắt độ với Bảy Đởm. Gà Bảy Đởm đá đứt hầu gà của gã thanh niên. Bảy Đởm chưa kịp thu vàng thắng cược thì người thanh niên thua độ hất hàm hỏi: "Lấy vàng xong, có dám ra khỏi chòm thốt nốt này không?". Bảy Đởm trả lời: "Có nghe danh Bảy Đởm chưa? Vùng Bảy Núi này là của Bảy Đởm. Ông trời muốn vào đây cũng phải xin phép Bảy Đởm". Người thanh niên đáp: "Thì ra mày là Bảy Đởm. Hôm nay là ngày Bảy Đởm phải rạch trời ra làm hai, vì vùng này là của tao, tức Châu Uốt".

Châu Uốt khoát tay, đám thanh niên bao quanh Bảy Đởm và Sâm "chó đẻ". Điều đáng ngại là trên tay mỗi tên đều thủ 1 con dao quắm. Liệu sức 2 không thể đấu với 10, nhớ lại trận thu phục Sâm “chó đẻ”, Bảy Đởm tính kế: "Mày xưng hùng ở đây mà chơi vậy không ngon. Có ngon, tao với mày bặt co tay đôi, chết bỏ (ý nói, đánh nhau đến chết mới thôi- TG). Thắng tao, mày làm ông trời vùng Bảy Núi này".

Sau mấy giây suy nghĩ, Châu Uốt nhận lời.

Cả hai đứng cách nhau 20 mét, ở giữa đặt 2 con dao quắm. Tuy không giao ước trước nhưng sau hiệu lệnh, cả hai đều không màng đến 2 con dao mà xông vào nhau đấm đá bằng tay chân. Bảy Đởm và Châu Uốt tương đồng nhau về vóc dáng lẫn thể lực nên trận đấu gần như bất phân thắng bại. Tuy nhiên, Bảy Đởm láo cá hơn Châu Uốt. Cả hai quần thảo tung bụi mịt mù hơn nửa giờ. Chợt Bảy Đởm té nằm xuống đất. Thừa cơ hội, Châu Uốt bay người toan đè bẹp Bảy Đởm xuống. Châu Uốt không ngờ Bảy Đởm chỉ vờ té để chộp nắm cát vào tay. Chờ Châu Uốt vừa áp sát, Bảy Đởm vung nắm cát lên.Bị cát bắn vào mắt, Châu Uốt chỉ còn biết ôm mặt cho Bảy Đởm đánh tự do. Bảy Đởm dồn hết sức lực tung một cú trời giáng vào bụng Châu Uốt. Tưởng Châu Uốt sẽ xuất hồn khỏi cơ thể sau khi ăn cú đấm đó. Không ngờ, tay Bảy Đởm tê dại.

Từ bấy lâu nay, Bảy Đởm thường khoe với đám thuộc hạ là mình được cha truyền dạy võ gồng Trà Kha. Thật ra, Bảy Đởm chưa từng được học dù chỉ 1 chiêu. Khi đánh nhau, Bảy Đởm thường thắng nhờ liều mạng. Đây là lần đầu tiên Bảy Đởm chạm trán với một người có võ gồng thực sự. Lần đầu tiên Bảy Đởm nhận ra, nếu mình không chịu khó học hành 1 điều gì đó thì không thể tồn tại lâu dài.

Nhân cơ hội Châu Uốt còn ôm mặt, Bảy Đởm cùng Sâm "chó đẻ" chạy bay biến khỏi chòm thốt nốt.

mieu-tho-bay-dom-duoi-chan-nui-ba-doi-om-1639210407.JPG
Miếu thờ Bảy Đởm dưới chân núi Bà Đội Om

Trận đánh khiến thân nình Bảy Đởm tàn tạ như nhúm giẻ rách. Bảy Đởm ghé vào một nhà dân xin nước tắm rửa và nhân cơ hội hỏi thăm về Châu Uốt. Chủ nhà cho Bảy Đởm biết, trước kia Châu Uốt có theo học võ gồng Trà Kha. Sau đó, Châu Uốt có bái sư ở lò võ Bảy Hoành ở Chắc Cà Đao (Nay thuộc huyện Châu Thành, An Giang). Bảy Hoành là võ sư Thất Sơn Thần Quyền. Châu Uốt chỉ học Thất Sơn Thần Quyền được 1 năm thì bị sư phụ Bảy Hoành đuổi vì ăn trộm gà của một người dân.

Tắm rửa xong, Bảy Đởm bỏ ý định đi mua bò mà đi thẳng đến Chắc Cà Đao tìm thầy võ Bảy Hoành.

Việc tìm Bảy Hoành bái sư học võ là 1 bước ngoặc lớn trong đời Bảy Đởm. Nếu không gặp Bảy Hoành, có thể Bảy Đởm chỉ là 1 tên cướp cạn cho đến khi chấm hết cuộc đời tại vùng núi Bà Đội Om.

Thời điểm đó, Bảy Hoành đang mở cửa chiêu mộ đệ tử nhưng thật ra là chiêu mộ binh sỹ cho một mưu đồ chính trị lâu dài./.

Nông Huyền Sơn

Những ám ảnh kinh hoàng về trùm phỉ Bảy Đởm vùng thất sơn - Lò võ Bảy Hoành (Kỳ 5)

16/12/2021 11:51

Theo dõi trên

Sau trận đụng độ nảy lửa với Châu Uốt, Bảy Đởm đi Chắc Cà Đao tìm lò võ của thầy Bảy Hoành. Bảy Hoành tên thật là Huỳnh Kim Hoành là cậu ruột của Lê Quang Vinh tức Ba Cụt. Sau này, Ba Cụt trở thành 1 tướng lĩnh của quân đội Hòa Hảo.

01-1639211191.jpg
Chân dung Ba Cụt trong sắc phục sỹ quan Pháp

Thời điểm này, Bảy Hoành dùng lò võ chiêu mộ học trò, thật ra là quy tựu binh sỹ cho lực lượng quân sự Hòa Hảo sau này.

Ba Cụt sinh năm 1923, ở rạch Bằng Tăng, phường Thới Long, quận Ô Môn, Cần Thơ. Có tài liệu cho rằng Ba Cụt sinh ra trong một gia đình khá giả. Tuy nhiên, những cụ già cao niên hiện đang sinh sống tại rạch Bằng Tăng khẳng định, gia đình Ba Cụt rất nghèo. Từ nhỏ, ông đã phải đi chăn vịt chạy đồng cho một điền chủ ở cù lao Cát (ngày nay là phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt).

Tính tình ngang bướng và nóng nảy, Ba Cụt mê đánh lộn hơn chăn vịt. Một hôm, chủ vịt phát hiện Ba Cụt để vịt đói nên đã rầy la. Thế là Ba Cụt đập chết hết bầy vịt rồi bỏ về nhà cha mẹ.

Bị chủ vịt mắng vốn, người cha tức giận đét vào mông Ba Cụt vài roi. Không ngờ, Ba Cụt đấm cha ruột một phát bất tỉnh rồi lấy dao thái chuối chặt đứt một ngón tay với lời thề: "Có chết phanh thây cũng không về căn nhà này nữa". Vì lý do đó, ông ta có hỗn danh là Ba Cụt.

Sau khi bỏ nhà đi bụi, Ba Cụt đến Chắc Cà Đao (nay thuộc huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) đến nhà người cậu ruột là ông Huỳnh Kim Hoành xin tá túc. Huỳnh Kim Hoành là họ hàng của giáo chủ Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ. Trong kế hoạch xâm chiếm Đông Dương bằng chiêu bài "Ủng hộ Cường Để", Nhật đã chọn lực lượng Hòa Hảo làm 1 trong những lực lượng nội ứng nhằm hất chân Pháp khỏi Việt Nam.

Huỳnh Kim Hoành quy tựu lực lượng vũ trang thông qua nhiều hình thức. Trong đó có hình thức "chiêu sinh luyện võ". Trước khi nhập mộn, võ sinh mới phải tuyên thệ gia nhập "Nghĩa sỹ đảng". Tại đây, Ba Cụt được cậu, tức Huỳnh Kim Hoành giao cho nhiệm vụ chỉ huy đám võ sinh.

Hàng đêm, võ sư Bảy Hoành huấn luyện vò thuật còn võ sư Sáu Kim huấn luyện điều lệnh đội ngũ quân đội, sử dụng các lại binh khí, vũ khí.

Là cháu ruột võ sư, Ba Cụt dễ dàng lôi kéo đám võ sinh chiếm bến đò Chắc Cà Đao làm lãnh địa. Chúng dùng nắm đấm và mã tấu tranh cướp việc bốc dỡ hàng hóa từ ghe hàng lên bến. Trong đó có cả Bảy Đởm và Sâm "chó đẻ".

Tuy lớn hơn Ba Cụt đến 5 tuổi nhưng trong lớp võ, Bảy Đởm phải chịu làm sư đệ.

Học được 1 tuần, Bảy Đởm và Sâm "chó đẻ" không đủ nhẫn nại theo tiếp nên đào tẩu trở về núi. Dù vậy, Bảy Đởm cũng khoe với thuộc hạ là mình đã có bùa trong người, đạn bắn không thủng.

Sâm "chó đẻ" và Bảy Đởm cùng ca tụng nhau về những ngày theo sư phụ Bảy Hoành uống bùa, luyện võ thần. Để cho đám lâu la tin mình có bùa thật, Bảy Đởm đứng dựa người vào gốc cây cho Sâm "chó đẻ" dùng súng rulo ngắm bắn.

Sâm "chó đẻ" nhắm thẳng mặt Bảy Đởm bắn liền 4 phát súng. Súng nổ, Bảy Đởm giật nảy người, há mồm đớp nhanh không khí. Trước ánh mắt kinh hoàng của đám lâu la, Bảy Đởm phun từ mồm ra 3 đầu đạn và xòe bàn tay để khoe đầu đạn thứ 4. Đám lâu la thán phục quì xuống lạy Bảy Đởm như lạy thánh.

Họ đâu biết rằng, Sâm "chó đẻ" bắn bằng đạn mã tử. Bảy Đởm ngậm sẵn 3 đầu đạn, tay nắm sẵn 1 đầu đạn.

02-1639211250.jpg
Bảy Đởm (vòng tròn bên trái) và Trần Văn Soái (vòng tròn bên phải) chụp ảnh lưu niệm cùng các sỹ quan Pháp

Trong khi Bảy Đởm vẫn tiếp tục lấy núi Bà Đội Om làm bản doanh thu tiền mãi lộ của dân thương hồ thì Ba Cụt đã được đưa vào đội bảo vệ bí mật giáo chủ Hòa Hảo.

Hầu như mọi tín đồ Hòa Hỏa đều truyền tai giai thoại "Phật thầy trùm bội nhốt gà vào đầu Ba Cụt". Đó là năm 1940, Ba Cụt đi xem Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ thuyết giảng đạo pháp Phật giáo Hòa Hảo tại Chắc Cà Đao.

Khi kết thúc buổi buổi thuyết giảng, Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ bị Ba Cụt chặn đường, ngổ ngáo thách đố: "Ông là Phật sống, có ngon dùng phép thuật biến hóa cho tui coi. Ông làm được, tui theo đạo của ông". Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ chẳng nói chẳng rằng, vơ cái bội nhốt gà ven đường chụp lên đầu Ba Cụt rồi đi thẳng. Những người chứng kiến tưởng Ba Cụt sẽ tấn công Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ. Không ngờ Ba Cụt cứ đứng im lặng suy nghĩ rất lâu. Không ai hiểu vì sao Ba Cụt lại đứng "chết trân" như thế. Khi trở thành tư lệnh một đơn vị quân đội Hòa Hảo, Ba Cụt tâm sự với Bảy Đởm: "Lúc ổng mới trùm bội nhốt gà lên đầu, tao cứ tưởng ổng dùng phép thuật gì đó. Tao đứng yên để xem phép thuật biến hóa ra sao. Ai dè, đứng hoài không thấy gì hết. Khi ngẩng lên thì ổng đã đi mất tiêu rồi".

Thời điểm này, phong trào ủng hộ Cường Để đang ngấm ngầm lan rộng khắp các tỉnh Nam Bộ. Một lực lượng quân sự kháng Pháp trong giáo phái Hòa Hảo dần hình thành. Lúc đầu, lực lượng này được gọi chung chung là "Nghĩa sỹ đảng".

Đến năm 1944, đội Bảo An quân ra đời. Ba Cụt nghiễm nhiên trở thành chỉ huy 1 đại đội. Ai ghi danh đều được đưa vào lực lượng này mà không cần tham gia khóa huấn luyện nào cả. Vì vậy, Đại đội của Ba Cụt nhanh chóng nảy nở quân số dần thành Tiểu đoàn, rồi Trung đoàn.

Ngày 9-03-1945 Nhật Đảo chính Pháp, ở Cần Thơ chủ tỉnh De Montaigut trốn về Cán Gáo, Cà Mau trú ẩn. Bất ngờ, Huỳnh Khai - Một người họ hàng với Bảy Hoành và Huỳnh Phú Sổ, đã từng du học từ Nhật về đã chỉ huy lực lượng Nghĩa sỹ đảng xông vào trú đóng các dinh thự bỏ trống của Pháp. Ba Cụt cũng chỉ huy 1 cánh quân "Nghĩa sỹ đảng" kéo vào Cần Thơ để thi uy lực lượng. Hôm sau, tức ngày 10-03-1945, tướng Sato Nhật kéo 600 lính bộ binh và 100 lính hiến binh đến Cần Thơ bắt tay với Huỳnh Khai lập 1 chính quyền thân Nhật và giao cho Lưu Văn Tào - một cựu Đốc phủ sứ của Pháp làm tỉnh trưởng. Một cựu đốc phủ sứ khác của Pháp là Nguyễn Ngọc Thơ được chính quyền thân Nhật giao làm quận trưởng Châu Thành (Sau này, ông Thơ được Diệm giao nhiệm vụ dụ hàng Ba Cụt để chém đầu). Được thế, đội quân ô hợp Nghĩa sỹ đảng ngông nghênh hống hách gây nhiều phiền toái cho dân lành.

Chỉ vài tháng sau, chính quyền thân Nhật ở miền Tây Nam bộ sụp đổ vì quốc vương Nhật đầu hàng quân Đồng Minh (ngày 15-08-1945). Toàn Nam bộ, chính phủ thân Nhật bàn giao chính quyền cho lực lượng Việt Minh.

Thế nhưng, các lực lượng quân sự Hòa Hảo vẫn không giải tán mà rút về các vùng ngoại thành lập căn cứ đế bắt tay với quân Pháp đang âm mưu tái chiếm Nam bộ. Khi Pháp tái chiếm Nam Bộ, nhóm vũ trang của Ba Cụt được sáp nhập với lực lượng Vệ quốc Liên đội Nguyễn Trung Trực, trực thuộc lực lượng quân sự Hòa Hảo do Trần Văn Soái làm chỉ huy. Ba Cụt được giao "lãnh địa" trải dài từ Ô Môn (Cần Thơ) đến Long Xuyên, sang Tri Tôn (hiện giờ là tỉnh An Giang). Khu vực Tà Đét, núi Bà Đội Om nằm trong vùng trách nhiệm của Ba Cụt. Trước khi hồi hương, quân Nhật trao toàn bộ vũ khí cho lực lượng Nghĩa sỹ đảng. Nhờ vậy, quân Nghĩa sỹ đảng rất mạnh về hỏa lực.

Thời điểm này, Ba Cụt và Bảy Đởm tái ngộ.

di-tich-tong-hanh-dinh-cua-ba-cut-o-bang-tang-o-mon-can-tho-1639211302.jpg
Di tích Tổng hành dinh của Ba Cụt ở Bằng Tăng, Ô Mộn, TP. Cần Thơ

Sau khi Ngô Đình Diệm được Mỹ tiếp sức trao quyền làm Tổng thống chính quyền ngụy tạo, nhận thấy lực lượng quân sự Nghĩa sỹ đảng (được người dân gọi là lực lượng quân đội Hòa Hảo) là một cái gai trong mắt cần phải loại bỏ. Ngô Đình Diệm đã xua quân về miền Tây Nam bộ để triệt tiêu lực này. Trước khi thực hiện chiến dịch quân sự càn quét, Mỹ đã cử 1 sỹ quan cao cấp của CIA đi tiếp xúc để mua chuộc từng nhân vật chỉ huy của quân đội Hòa Hảo đem quân về "phò" Diệm.

Cuộc chiến giữa chính quyền Ngô Đình Diệm và các lực lượng quân sự Hòa Hảo đã khiến người dân vùng miền Tây Nam bộ chịu nhiều thống khổ, mất mát. Và cũng chính cuộc chiến này đã tạo cơ hội cho Bảy Đởm - Một tướng cướp mang linh hồn ác quỷ - được trọng dụng./.

Nông Huyền Sơn 
 

Những ám ảnh kinh hoàng về trùm phỉ Bảy Đởm vùng thất sơn - Giai thoại về chiếc nanh heo lục chiếc (Kỳ 6)

17/12/2021 01:12

Theo dõi trên

Ba Cụt cũng cần những người như Bảy Đởm để lực lương thêm mạnh. Ba Cụt thu nhận. Số lâu la của Bảy Đởm biến thành 1 đại đội "nghĩa sỹ cách mạng". 

Những ám ảnh kinh hoàng về trùm phỉ Bảy Đởm vùng thất sơn - Giai thoại về chiếc nanh heo lục chiếc (Kỳ 6)

17/12/2021 01:12

Theo dõi trên

Ba Cụt cũng cần những người như Bảy Đởm để lực lương thêm mạnh. Ba Cụt thu nhận. Số lâu la của Bảy Đởm biến thành 1 đại đội "nghĩa sỹ cách mạng".

01-1639372203.jpg
Chùa Năm Thuyền trên đỉnh núi Tà Lơn - Nơi Bảy Đởm khoe từng học bùa chú

Được hậu thuẫn của Pháp, lực lượng quân đội do Trần Văn Soái chỉ huy cải hoán thành lực lượng Vệ quốc Liên đội Nguyễn Trung Trực. Dù vậy, người dân vẫn cứ quen mồm gọi đó là lực lượng quân đội Hòa Hảo. Về danh nghĩa, lực lượng ô hợp của Ba Cụt trực thuộc Vệ quốc Liên đội Nguyễn Trung Trực. Tuy nhiên, Ba Cụt không chịu sự chỉ huy của Trần Văn Soái. Ba Cụt hoạt động tự do.

Giai đoạn này, không ai biết Ba Cụt chỉ huy đội quân này phục vụ cho ai. Miệng thì hô hào đánh Pháp lấy lại độc lập cho dân Việt nhưng Ba Cụt lại nhận cấp hàm Thiếu tá do quân Pháp cấp và đánh Việt Minh. Nhận hàm của Pháp nhưng Ba Cụt lại đánh luôn quân của Trần Văn Soái.

Ngày 18/5/1947, Trần Văn Soái ký kết một hiệp định liên kết với đại tá Cluzet - Tư lệnh Phân khu Tây Nam Bộ của Pháp. Từ hiệp định đó, quân của Trần Văn Soái - một lực lượng kháng Pháp, trở thành Lực lượng Dự bị (Suppletif Forces) của quân đội Pháp.

Căn cứ vào chuyện đó, Ba Cụt tuyên bố ly khai với Trần Văn Soái, đặt tên mới cho lực lượng quân sự của mình là "Nghĩa quân Cách mạng". Không ai biết lực lượng "nghĩa quân" của Ba Cụt hoạt động với mục đích gì, bởi ông ta chống lại tất cả mọi lực lượng quân sự khác, từ quân đội Hòa Hảo, Pháp, kể cả Việt Minh…

Ba Cụt đóng bản doanh tại Bằng Tăng (Ô Môn, Cần Thơ) cát cứ một cõi theo kiểu thổ phỉ và trở thành nỗi khiếp hãi của nhân dân địa phương. Quen thói côn đồ chợ, Ba Cụt đối xử với binh lính và quần chúng rất tàn nhẫn, ác độc. Cho đến tận bây giờ, nhiều vị kỳ lão địa phương vẫn rùng mình khi nhớ về giai đoạn "sống chung với quân Ba Cụt".

Để có tiền nuôi quân, Ba Cụt lệnh cho nhân dân trong vùng phải đóng thuế. Ai nộp thuế chậm, Ba Cụt cho quân bắt trói thúc ké nằm phơi nắng lăn lóc dưới sân suốt ngày đến khi nào người thân đem tiền đến nộp mới thả. Đối với những người bị tình nghi là phe địch (Mật thám Pháp, mật thám của Trần Văn Soái và Việt Minh) bị bắt, Ba Cụt thường dùng cây đinh dài 10 cm đóng vào 2 lỗ tai rồi thả. Nạn nhân được thả chạy sảng quanh một lúc lâu mới lăn ra co giật rồi chết.

Có lần tình cờ đi ngang nhà hai vợ chồng nọ đang gây gổ nhau. Thấy người phụ nữ mắng chồng leo lẻo, Ba Cụt lệnh cho thuộc hạ xông vào bắt trói. Đích thân ông ta dùng dao rạch miệng người phụ nữ đến mang tai, mặc cho ông chồng quỳ lạy van xin. Mấy hôm sau nạn nhân chết, ông chồng tự tử theo.

Năm 1945, Bảy Đởm vẫn còn đóng trại cướp trên lưng chừng núi Bà Đội Om và vẫn thu tiền mãi lộ những ai đi ngang qua đoạn đường này. Theo lệnh của Pháp, một hôm Ba Cụt cho một tiểu đội lính tuyển mai phục bắt trọn ổ nhóm cướp Bảy Đởm trói gô lại chở  về "Tổng hành dinh" ở Bằng Tăng.

Cuộc gặp gỡ này đã nâng cấp cuộc đời tướng cướp Bảy Đởm.

Gặp Ba Cụt, tướng cướp Bảy Đởm quỳ sụp xuống vừa lạy như tế sao vừa ca ngợi Ba Cụt như một vị tướng trời. Bảy Đởm nhắc về giai đoạn cùng chung băng nhóm Nghĩa sỹ đảng ở Chắc Cà Đao và thề sống chết, nếu Ba Cụt tha mạng, sẽ trung thành phò tá suốt đời. Tất nhiên Bảy Đởm không quên nhắc những ngày cùng nhau thọ giáo võ sư Hoành Chắc Cà Đao.

Ba Cụt cũng cần những người như Bảy Đởm để lực lương thêm mạnh. Ba Cụt thu nhận. Số lâu la của Bảy Đởm biến thành 1 đại đội "nghĩa sỹ cách mạng". Ba Cụt giao cho Bảy Đởm và đại đội này đóng chốt tại núi Cấm. Từ một thảo khấu cướp đêm, chớp mắt Bảy Đởm trở thành thảo khấu cướp ngày công khai, núp dưới danh nghĩa "kháng chiến quân".

02-1639372253.jpg
Trần Văn Soái - Chỉ huy lực lượng quân dự bị của Pháp

Từ khi mang danh nghĩa kháng chiến, Bảy Đởm thường khề khà nói với thuộc hạ: "Vùng này, anh Ba (tức Ba Cụt) là ông trời, còn tao là phó ông trời". Được trao quyền sinh sát, Bảy Đởm thỏa sức thể hiện bản chất độc ác của một tên đồ tể. Hắn dùng việc tra tấn, giết chóc, cướp bóc, ức hiếp dân lành làm thú vui.

Để lấy uy trấn áp đám thuộc hạ - hầu hết là lưu manh, côn đồ - Bảy Đởm thường khoe mình được cha truyền thụ võ bùa gồng Trà Kha đến mức thượng thừa. Bảy Đởm xâm lên người hàng chục chữ Phạn.  Mỗi khi ngà ngà rượu, Bảy Đởm giả vờ như bị thần nhập, múa võ loạn xị, nhào lộn tưng bừng. Trên cổ, Bảy Đởm đeo một đống các loại dây cà tha, niệc. Đặc biệt trong số đó có 1 chiếc nanh heo lục chiếc dài hơn 1 gang tay, cong thành 1 vòng tròn. Bảy Đởm cho rằng, đó là chiếc nanh heo có công năng xua đuổi làn đạn ra khỏi thân thế.

Bảy Đởm thường kể rằng, hồi còn thiếu niên ông ta đã từng sang hòn núi linh thiêng Tà Lơn (Kampot, Campuchia) học đạo. Để lên được đỉnh ngọn núi huyền bí đó, ông ta phải đi xuyên cánh rừng rậm hoang vu suốt hàng tháng trời. Một hôm, khi đang nằm nghỉ chân bên một cây đại thụ, ông ta mệt mõi ngủ thiếp đi. Trong mơ, một ông lão già nua xấu xí có lỗ mũi to chiếm nửa gương mặt hiện ra tự giới thiệu là một con heo lục chiếc sống hơn 200 năm trên núi đã tu luyện thành thần. Sau khi thành chánh quả, heo tìm đến gốc cây đại thụ này thoát xác để về trời. Nhưng còn nghiệp quả ở dương thế nên các đấng bề trên chưa cho vào cõi trời. Vì vậy, thần heo trở lại dương thế để trả quả bằng cách tìm người phù trợ làm đế vương. Thần heo bảo Bảy Đởm mò tìm xung quanh gốc cây sẽ gặp 1 cặp nanh của xác heo rũ. Linh hồn thần heo nằm trong cặp nanh heo đó. Bảy đởm đeo cặp nanh heo đó trên người để thần heo theo sát bên mình.

Thức giấc, Bảy Đởm mò trong đám lá mục thì tìm thấy cặp nanh heo. Bảy Đởm đeo cặp nanh heo vào cổ rồi tiếp tục lên núi tìm thầy học đạo.

Bảy Đởm đã tìm gặp được một vị cao tăng người Kh'mer đã hóa thánh sống trên đỉnh Tà Lơn. Vị thánh sống này nhận Bảy Đởm là đệ tử và truyền thụ phép thuật. Thế nhưng học hoài không vô nỗi 1 bài. Lấy làm lạ, sư phụ đưa tay bấm quẻ thì phát hiện Bảy Đởm đeo cặp nanh heo nghiệp chướng trên người. Thì ra, bao nhiêu bài học sư phụ truyền thụ, thần heo lĩnh hội hết nên Bảy Đơm học không vô. Bị thầy quở phạt, tức giận, Bảy Đởm ném cặp nanh heo xuống sườn núi.

Không ngờ, không còn nanh heo, Bảy Đởm học cũng không vô. Sư phụ lại bấm quẻ. Quẻ lần này cho biết, kiếp trước Bảy Đởm là … Võ Tòng trong truyện Thủy Hử bên Tàu. Võ Tòng giỏi võ nhưng dốt chữ nên chỉ có thể làm tướng chứ không làm vua được. Kiếp này, Bảy Đởm cũng sẽ không bao giờ thuộc nỗi mặt chữ. Bảy Đởm muốn giỏi phải có quân sư kế cạnh. Sực nhớ đến linh thần heo trong cặp nanh, sư phụ khuyên cứ để thần heo học thay thế Bảy Đởm.

Bảy Đởm vội xuống thung lũng tìm cặp nanh heo. Quần thảo hàng tháng trời dưới khe núi, Bảy Đởm cũng chỉ tìm được 1 chiếc.

Từ đó, Bảy Đởm vẫn học đạo nhưng chiếc nanh heo tiếp thu kiến thức. Vì chỉ còn 1 chiếc nanh nên thần heo cũng chỉ tiếp thu được phân nửa những kiến thức của sư phụ truyền dạy. Nếu không mất 1 chiếc nanh, có lẽ Bảy Đởm đã thành tướng!?! Chuyện vô lý như vậy, Bảy Đởm cũng nghĩ ra.

nghia-trang-linh-dan-xa-dang-1639372289.jpg
Nghĩa trang lính Dân Xã Đảng

Có lần, Bảy Đởm đi ngang đám thuộc hạ, bất thần quả lựu đạn đeo bên hông sút kíp an toàn rơi lông lốc dưới đất. Trong khi đám thuộc hạ hoảng vía nằm bẹp xuống đất thì Bảy Đởm đưa tay bắt ấn quyết, miệng hô lớn thần chú. Quả lựu đạn không nổ. Thật ra, quả lựu đạn đã bị Bảy Đởm cắt bỏ kíp nổ từ trước. Từ 2 chiêu "bùa" đó, đám thuộc hạ truyền tai nhau rằng: "Thân thể ông Bảy bất khả xâm phạm bởi súng đạn, dao, búa".

Bắt chước Bảy Đởm, đám thuộc hạ đều lùng tìm nanh heo đeo lũng lẳng trên cổ. Vì vậy, một số người dân địa phương còn gọi đám binh lính của Bảy Đởm là "lính nanh heo" hoặc "lính lục chiếc".

Để tăng thêm sự can đảm cho thuộc hạ, Bảy Đởm dùng lụa vàng vẽ chữ bùa bằng mực tàu gọi là bùa "đạn né" rồi phân phát khắp đại đội. Ai đã có bùa hộ mạng mà vẫn bị trúng đạn, Bảy Đởm đổ thừa nạn nhân không thành tâm với "phó ông trời” nên bị nạn./.

Nông Huyền Sơn 
 

Những ám ảnh kinh hoàng về trùm phỉ Bảy Đởm vùng thất sơn - Cuộc tàn sát vũ trường Thanh Đạm (Kỳ 7)

18/12/2021 15:05

Theo dõi trên

Năm 1953, để thi ụy với chính quyền Bảo Đại do Pháp lập và cũng để đòi hỏi Pháp cung cấp nhiều tiền cho lực lượng "Nghĩa sỹ cách mạng", Ba Cụt lệnh cho Bảy Đởm thực hiện một trận đánh kinh hoàng mà báo chí thời đó gọi là "cuộc thảm sát tại vũ trường Thanh Đạm". 

Vũ trường Thanh Đạm do một bà đầm Tây (người việt lấy chồng Pháp) đầu tư, xây dựng cách tỉnh lỵ Châu Đốc 2 km, trên đường vào núi Sam (nay là đường Thoại Ngọc Hầu). Thời đó, đoạn đường này rất vẳng vẻ, thưa thớt nhà cửa. Mỗi tối, hầu hết các quan chức và sỹ quan quân đội, cảnh sát của chính phủ Bảo Đại, các nhà đại phú hào thường vào vũ trường Thanh Đạm uống bia và kiếm gái.

Ở vũ trường Thanh Đạm, ngoài các cô me Tây (cave người Việt) còn có gái mang quốc tịch Pháp phục vụ khách làng chơi. Vũ trường này còn là nơi bán ma túy công khai của chính quyền.

01-1639373236.jpg
Di tích trụ sở của quân đội Ba Cụt tại Thới Long, Ô Môn, Cần Thơ

Một đêm, khi mọi người đang ngã ngớn trong tiếng nhạc, bất ngờ xuất hiện một chiếc xe du lịch hiệu Traction đỗ xích trước cửa vũ trường. Từ chiếc xe du lịch bước xuống một toán người mặc đồ đen, bịt khăn đen, tay cầm súng rulo và dao quắm. Nhân viên gác dan là một người Ấn kiều chưa kịp hiểu chuyện gì đã bị 1 người trong toán áo đen dùng dao quắm cắt đứt cổ họng nằm giảy đành đạch trong vũng máu.

Toán người áo đen xông vào vũ trường bắn chỉ thiên 1 loạt súng khiến mọi người có mặt khiếp vía. Chúng chỉa súng dồn mọi người vào góc vũ trường. Trong đó có một người mặc sắc phục sỹ quan bộ binh của chính quyền Bảo Đại, cấp hàm Thiếu úy. Những cô gái cave được chúng trói giật cánh khuỷu rồi đưa ra xe. 32 người còn lại - trong đó có một số người là viên chức của chính quyền - bị chúng xả súng bắn chết hết. Bắn xong, chúng kéo xác các nạn nhân ra sân vũ trường nhằm mục đích thị uy rồi rút đi.

Suốt 1 tháng sau đó, người ta lần lượt tìm thấy thi thể 16 cô gái đã bị chúng bắt đi ở nhiều địa chỉ khác nhau trong địa bàn Châu Đốc. Hầu hết các thi thể đều có biểu hiện bị cưỡng hiếp tập thể và bị cắt rời từng bộ phận thân thể cho đến chết. Ám ảnh kinh hoàng, người dân địa phương đã tự lập 1 ngôi miếu để hương khói cho các vong hồn bị chết oan tại vũ trường Thanh Đạm. Vì vậy, ngôi miếu được người dân gọi là miếu cô hồn Thanh Đạm.

Sau khi thực hiện xong phi vụ tàn sát đó, Ba Cụt "bắn tiếng" cho chính quyền Bảo Đại biết "chiến công" đó là của Bảy Đởm - Thuộc hạ của ông ta.

Để trả thù, chủ tỉnh Châu Đốc lệnh cho 1 tiểu đoàn hỗn hợp tấn công vào núi Cấm truy lùng quân của Bảy Đởm.

Hôm đó, Bảy Đởm cùng các thuộc hạ mổ bò ăn mừng tại Vồ Bồ Hong. Tất cả đều say mềm, ngủ quặt quại, la liệt trong các hốc đá. Có dư luận cho rằng, mật thám đã cử 1 người giả dạng làm dân thường vờ lên núi Cấm hành hương để cho quân của Bảy Đởm bắt.

Người này vừa gặp Bảy Đởm đã quỳ lạy, ca ngợi: "Con nghe tiếng ông Bảy oanh liệt từ rất lâu. Con rất ngưỡng mộ tài thao lược của ông Bảy. Giờ mới gặp. Gia đình con cũng thuộc hạng khá giả trong vùng. Ông Bảy cho phép con gọi người nhà đem biếu ông Bảy 1 con bò và vài thùng rượu tây để khao quân".

Nghe sướng tai, Bảy Đởm đồng ý thả viên mật thám đóng vai người hành hương. Hôm sau, "người hành hương" đưa lên núi Cấm 1 con bò và mấy thùng rượu tây. Bảy Đởm cùng đám thuộc hạ hý hửng mổ bò làm món nhậu. Chúng không biết những chai rượu tây đã pha một liều lượng thuốc ngủ.

Chờ cho bọn Bảy Đởm ngấm thuốc ngủ, "người hành hương" trở xuống chân núi báo cho quân Bảo Đại tấn công.

May cho Bảy Đởm, cuộc nhậu đó vắng mặt Sâm "chó đẻ".

02-1639373296.jpg
Lực lượng quân sự ô hợp của Bảy Đởm và Ba Cụt

Thời điểm đó ông ta xuống núi tìm gái bắt cóc để hãm hiếp. Khi Sâm "chó đẻ" trở lại căn cứ trên núi Cấm thì thầy đồng bọn đang ngủ say như chết. Đúng lúc đó, quân Bảo Đại tấn công lên. Sâm "chó đẻ" cõng Bảy Đởm giấu vào một hốc đá rồi một mình chiến đấu với cả đại đội Bảo Đại suốt 1 buổi chiều. Do địa hình lởm chởm đá nên quân Bảo Đại bị ghìm chân.

Nửa đêm, Bảy Đởm và đồng bọn mới tỉnh dậy và tiếp sức với Sâm "chó đẻ" đẩy quân Bảo Đại khỏi núi Cấm.

Cũng có dư luận kể rằng, Bảy Đởm đã biết người hành hương là mật thám. Chờ ông ta đưa bò và rượu tây lên dâng, Bảy Đởm trói thúc ké rồi lần lược xẻo từng miếng thịt cho đến chết. Vì vậy, khi quân Bảo Đại kéo lên núi đã rơi vào trận địa bày sẳn của Bảy Đởm. Từ trên núi, quân Bảy Đởm lăn đá xuống khiến quân của Bảo Đại bị thương vong rất nhiều. Sau 3 ngày nỗ lực tấn công lên núi, quân của Bảo Đại đành rút lui.

Sau khi được Bảo Đại cho làm thủ tướng, vào năm 1955, Ngô Đình Diệm xua quân thực hiện chiến dịch mang tên Hoàng Diệu nhằm triệt tiêu các lực lượng quân đội Hòa Hảo. Trước khi tấn công bằng quân sự, chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện "chương 1" trong chiến dịch Hoàng Diệu là tuyên truyền. Để tuyên truyền, ông ta cho tổ chức 1 cuộc thi chạy bộ ma ra tông xuyên qua các địa danh có quân của Năm Lửa, Ba Cụt và Hai Ngoán trú đóng: Châu Đốc, Long Xuyên, Lấp Vò, Sa Đéc, Nha Mân và Vĩnh Long.

Trong số những nhân viên làm công tác tổ chức, bảo vệ đoàn thể thao có rất đông các mật thám. Những mật thám này núp trong đoàn thể thao để dọ thám địch tình các lực lượng quân đội Hòa Hảo. Ngoài ra, các ký giả cũng được mời theo đoàn thể thao để viết bài lăng xê.

Cuộc chạy thi được khai mạc tại Châu Đốc. Trước ngày khai mạc, các ký giả được xe hơi của Tư lệnh chiến dịch Hoàng Diệu là Đại tá Lâm Văn Phát đưa từ Sài Gòn về Châu Đốc để viết bài tường thuật.

Ngay khi các ký giả vừa đặt chân xuống Châu Đốc đã bị ban tổ chức lùa vào phòng họp để đưa ra khuyến cáo: "Không được rời khỏi khu vực chỉ huy của ban tổ chức nếu muốn an toàn tính mạng". Không ai hiểu vì sao ban tổ chức lại đưa ra khuyến cáo nghiêm trọng như vậy. Trong bữa tiệc chiêu đại đầu tiên, một vài ký giả xúm nhau phục rượu một quan chức địa phương. Khi ông này bắt đầu xỉn, họ hỏi khéo. Đã có "thần men" nhập hồn, tay quan chức nọ lè nhè bảo: "Ở xứ Châu Đốc này, chính quyền chỉ sợ 2 người. Người thứ nhất đáng sợ là ông Trời. Người thứ 2 là ông Bảy Đởm". Dù đã có thần men trợ giúp, vị quan chức nọ vừa nhắc đến tên Bảy Đởm đã tỉnh rượu, không dám nói tiếp nữa.

Các ký giả vẫn chưa biết Bảy Đởm là ai. Vì tò mò, sáng sớm hôm sau, họ lân la ra chợ gặp dân tiểu thương hỏi thăm. Được dịp "tám", các bà tiểu thương thỏa sức kể cường điệu về hung thần Bảy Đởm. Qua lời "tám" của các bà tiểu thương, các ký giả Sài Gòn hình dung Bảy Đởm như một quái vật kinh dị Dù rất háo hức, muốn tìn gặp Bảy Đởm nhưng tất cả các tiểu thương đều cản ngăn: "Mấy ông mà gặp ông Bảy thì kể như tiêu đời. Hễ gặp người lạ là ông Bảy làm thịt". Thế là không ai còn ý định tìm gặp Bảy Đởm nữa.

chan-dung-ba-cut-1639373342.jpg
Chân dung Ba Cụt

Kết thúc cuộc đua, các ký giả trở về Sài Gòn. Thay vì tán đương giới thiệu về cuộc đua, hầu hết các báo đều đăng bài viết về Bảy Đởm. Có báo giật tít "Tướng cưới dao dâu, phó ông trời vùng Thất Sơn". Có báo viết tường tận như thể ký giả được Bảy Đởm mời vào doanh trại ăn ở suốt cả tuần. Thậm chí có báo còn ca ngợi Bảy Đởm như một anh hùng hảo hán của Lương Sơn Bạc trong truyện Tàu: "Ông Bảy luyện được phép mình đồng da sắt, dao chém không đứt, súng bắn không thủng. Mỗi đêm, ông Bảy bỏ dầu chai vào chảo đun sôi lên rồi vào ngồi luyện cho da cứng cáp. Trong trận đánh lên núi Cấm, lính chính phủ bao vây dầy đặc dưới chân núi. Ông Bảy dọa hù lính chính phủ bằng cách tàng hình rồi đứng trước mặt từng người quẹt lọ nghẹ vô mũi chơi cho vui. Ông Bảy ăn gan người để luyện phép thần thông. Ông Bảy căm thù người của chính phủ…".

Kể như cuộc đua nhằm cổ xúy cho việc thanh trừng quân đội Hòa Hảo - Trong đó có lực lượng của Bảy Đởm - không chỉ bị phá sản mà còn có tác dụng ngược. Trước kia, dân Sài Gòn không biết Bảy Đởm là ai. Nhờ cuộc đua, tiếng tăm Bảy Đởm vang khắp miền Nam./.

Nông Huyền Sơn

Những ám ảnh kinh hoàng về trùm phỉ Bảy Đởm vùng thất sơn - 7 vợ và 18 đứa con vô thừa nhận (Kỳ 8)

21/12/2021 09:59

Theo dõi trên

Ba Cụt kéo hơn 50 thuộc hạ tin cẩn nhất về rạch Bằng Tăng (nay là Thới Long, Quận Ô Môn, tp Cần Thơ) lập doanh trại bộ chỉ huy. Bảy Đởm kéo "tiểu đoàn rơi lệ" án ngữ ở rạch Bà Chiêu. Nói án ngữ cho oai, thật ra là lẫn trốn sự truy lùng của Diệm.

Những ám ảnh kinh hoàng về trùm phỉ Bảy Đởm vùng thất sơn - 7 vợ và 18 đứa con vô thừa nhận (Kỳ 8)

21/12/2021 09:59

Theo dõi trên

Ba Cụt kéo hơn 50 thuộc hạ tin cẩn nhất về rạch Bằng Tăng (nay là Thới Long, Quận Ô Môn, tp Cần Thơ) lập doanh trại bộ chỉ huy. Bảy Đởm kéo "tiểu đoàn rơi lệ" án ngữ ở rạch Bà Chiêu. Nói án ngữ cho oai, thật ra là lẫn trốn sự truy lùng của Diệm.

01-1639373747.jpg
Đường vào rạch Bà Chiêu - Nơi Bảy Đởm từng đóng quân, gây nhiều tội ác

Năm 1955, Mỹ chính thức hất chân Pháp, đồng thời đặt nền móng xâm lược nước ta qua lá bài Ngô Đình Diệm. Lúc còn chân ướt chân ráo trên đỉnh chính trường, trong tay Diệm chỉ loe ngoe vài đơn vị quân đội là tàn quân của Pháp. Diệm rất cần thu phục những lực lượng quân sự của các giáo phái về dưới trướng. Với sự hỗ trợ đắc lực từ phía CIA, Diệm dùng tiền mua chuộc, lôi kéo các lực lượng quân sự giáo phái, sát nhập vào lực lượng quân sự chính phủ của Diệm. Ai chống lại thì tàn sát. Ba Cụt cũng nằm trong danh sách cần qui phục. 

Thời điểm này Ba Cụt tự xưng là thiếu tướng lực lượng quân sự "đảng Dân Xã", cát cứ vùng Thốt Nốt thuộc tỉnh Long Xuyên (nay là tp Cần Thơ). Ba Cụt phong cho Bảy Đởm cấp bậc thiếu tá, chỉ huy một nhóm lâu la ô hợp khoảng 100 tay súng. Tuy chỉ có bấy nhiêu quân số nhưng đơn vị này vẫn được Ba Cụt "đôn" thành tiểu đoàn tự đặt phiên hiệu là 206 - Lê Lợi. Một số người dân gọi biếm là tiểu đoàn "rơi lệ".

Ba Cụt kéo hơn 50 thuộc hạ tin cẩn nhất về rạch Bằng Tăng (nay là Thới Long, Quận Ô Môn, TP. Cần Thơ) lập doanh trại bộ chỉ huy. Bảy Đởm kéo "tiểu đoàn rơi lệ" án ngữ ở rạch Bà Chiêu. Nói án ngữ cho oai, thật ra là lẫn trốn sự truy lùng của Diệm.

Suốt thời gian đóng chốt lập trạm kiểm soát ở Rạch Bà Chiêu, Bảy Đởm trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của lương dân. Từ xuồng câu đến tàu chở hàng, khi qua trạm đều phải "nộp thuế nuôi quân cho ông Bảy". Mức thuế được Bảy Đởm qui định là 10% trên tổng số giá trị hàng hóa. Tàu chở 100 bao lúa, lính Bảy Đởm "thu" 10 bao. Người nộp thuế chỉ cần buông lời than thở là bị lính Bảy Đởm quy chụp là "phần tử phản loạn chống đối". Nạn nhân bị trói gô đứng dựa lưng vào gốc cây gáo ven sông cho Bảy Đởm trực tiếp xét hỏi. Tội nhẹ nhất là "không có biểu hiệu phản loạn" thì sẽ được Bảy Đởm cho "ăn" 3 chày vồ vào ngực. Tội trung bình là "có biểu hiện phản loạn" thì được Bảy Đởm xử 3 chày vồ vào ngực và 3 chày vồ vào đầu. Hiếm ai sống sót sau khi bị nhát chày vồ đầu tiên đập vào đầu. Tội nặng là có biểu hiện rỏ ràng làm do thám cho các lực lượng quân sự khác, Bảy Đởm đập đầu chết ngay tại chỗ.

Bảy Đởm kết tội không theo bất kỳ nguyên tắc nào mà chỉ dựa vào cảm tính. Vì vậy, hầu hết nạn nhân của Bảy Đởm đều là lương dân vô tội.

Bà Lương H Ph, 86 tuổi, cư ngụ tại Trung An, Thốt Nốt, Cần Thơ kể: "Cha tôi là người gốc Hoa ở Bạc Liêu. Ông mua lò, nồi đất từ Ba Hòn dùng ghe chèo tay chở đi khắp các ngã sông bán dạo. Mẹ tôi và tôi cũng theo ghe. Cả gia đình tôi lấy ghe làm nhà. Khi ba tôi chèo ghè, mẹ tôi thường dùng lưỡi câu móc mồi rồi thả xuống nước để câu cá cho bửa ăn hàng ngày. Khi chạy tới rạch Ba Chiêu, lính Bảy Đởm ngoắc ghe của ba tôi vô bắt nộp thuế. Chuyến đó bán ế nên không đủ tiền nộp thuế, ba tôi nài nỉ xin nộp thuế bằng 20 cái nồi đất. Lính Bảy Đởm chịu lấy nồi. Lúc đó ông Bảy Đởm ngồi uống rượu trên sạp tre gần đó. Nước da ổng đen nhẻm. Người mập chắc, cao khoảng 1,7 mét. Đôi mắt ổng lúc nào cũng trợn ngược, đỏ au. Lúc lính đang chuyển nồi đất lên bờ, tự dưng ổng la lớn: Ê, thằng già lên biểu. Thằng già là ba tôi. Ba tôi vừa bước lên bờ thì ổng nắm đầu ba tôi vật té xuống đất. Ổng hô lớn với đám lính: Tụi bay khám xét xem nó giấu cái gì dưới nước. Ý ổng nói là sợi dây câu của má tôi. Xui cho gia đình tôi. Lúc lính kéo dây câu lên thì thấy lưỡi câu mắc dính vô 1 cái chai không. Ấy vậy mà ông Bảy Đởm cứ đoan chắc ba tôi dấu tài liệu trong chai. Ổng cột cha tôi vô gốc cây rồi cầm chày vồ hỏi: Ê, thằng già! Tài liệu trong chai, mày vất bỏ ở đâu? Ổng hỏi 3 câu là ba tôi bị đánh 3 cái vô ngực hộc máu tươi. Mẹ tôi khóc gào quì lạy, ổng cho lính trói luôn mẹ tôi. Ba tôi bị đánh chết tại chỗ. Ổng lôi mẹ tôi vô lùm cây. Lát sau má tôi đi ra, mắt ráo hoảnh. Bà ôm xác cha tôi đưa xuống ghe. Bà chèo ghe đến tối mịt thì tấp vô một bãi đất hoang dùng tay moi đất chôn cha tôi rồi nằm ôm nấm đất đó cho tới sáng. Bà quyết định lấy miếng đất hoang làm nơi tá túc luôn. Bà tá túc ở đó để chờ cơ hội trả thù cho cha tôi. Bà chưa có dịp trả thù thì ông Bày Đởm chết".

Cho đến tận bây giờ, khi nhắc đến tên Bảy Đởm, người dân rạch Ba Chiêu đều lắc đầu rùng mình, nói: "Ổng là ác quỷ!".

02-1639373807-1640055512.jpg
Vồ Bồ Hong trên núi Cấm - Nơi Bảy Đởm đóng quân

Trong thời gian Bảy Đởm đóng quân ở đây, phụ nữ rạch Bà Chiêu mỗi khi ra khỏi nhà đều dùng bùn non, tro bếp pha nước hoặc bột nghệ vàng bôi trát lên mặt cho xấu xí để "phó ông trời" không thèm chú ý. Bởi, Bảy Đởm khen người phụ nữ nào đẹp thì ngay lập tức được đội cận vệ "mời" - bất kể đã có chồng hoặc chưa - về doanh trại. Cưỡng hiếp chán, hắn "thưởng" cho thuộc hạ.

Bảy Đởm có tổng cộng 7 người vợ thì có 5 bà đều bị hắn cưỡng hôn bằng một kịch bản gần giống nhau: Cho thuộc hạ vu oan cha cô gái tội làm gián điệp cho Tây rồi bắt trói.  Chúng dàn cảnh như sắp tử hình nạn nhân rồi khuyên cô gái: "Đi gặp ông Bảy xin tội cho cha". Khi cô gái đến xin "tội", Bảy Đởm nói thẳng: "Muốn cứu mạng cha thì phải chịu làm vợ của qua".

Duy người vợ Út ở Cái Dầu và người vợ thứ 3 (hiện bà vợ thứ 3 và các con vẫn cư ngụ ở rạch Bà Chiêu, quận Thốt Nốt, Cần Thơ) Bảy Đởm không dùng chiêu "Thúy Kiều chuộc cha" mà xách súng vào thẳng nhà xin cưới dù không quen biết. Không rào trước đón sau, ông ta nói gọn với cha mẹ cô gái: "Ngày mai tôi cưới con gái ông".

Không cần biết cha cô gái đồng ý hay không, ngày hôm sau, Bảy Đởm lệnh cho cả đại đội đem bò, heo đến nhà cô gái làm thịt bày cỗ ăn nhậu. Đến giờ hợp cẩn, Bảy Đởm vận quân phục khệnh khạng xuất hiện bắn một tràng tiểu liên lên trời "báo tin vui". Đám thuộc hạ cũng bồng súng bắn ăn mừng vang động một góc trời. "Đốt pháo mừng" xong, Bảy Đởm đến trước bàn thờ gia tiên xá chiếu lệ vài cái, ném cho cha mẹ vợ đang ngồi chết khiếp một bao tiền rồi bế thốc cô dâu xuống chiếc phà kết hoa. Vậy là xong lễ cưới.

Người vợ cả của Bảy Đởm quê quán ở núi Voi. Ông ta kết hôn với bà này khi còn là thổ phỉ vùng núi Bà Đội Om. Sau khi cưới 1 thời gian ngắn, ông ta bỏ rơi hẳn để sống chính thức như vợ chồng với 1 người phụ nữ ở Vĩnh Trinh. Khi đóng quân ở rạch Bà Chiêu, ông ta cưỡng hôn bà vợ thứ 3. Người vợ thứ tư là người dân tộc Kh'mer có tên là Cà My, quê quán ở Thốt Nốt. Người vợ Út quê quán ở Cái Dầu. Riêng người vợ thứ 5 và thứ 6 không ai biết lai lịch.

Suốt nửa thế kỷ qua, dù Bảy Đởm đã chết, những người vợ của Bảy Đởm không bao giờ hé răng một lời về cuộc hôn nhân khủng khiếp đó. Con cái của họ chưa từng có dịp nghe mẹ kể về cha mình.

Để thực hiện bài viết, chúng tôi đã đến tận nhà người vợ thứ 3 của Bảy Đởm ở rạch Bà Chiêu. Tại ngôi nhà tàn tạ nằm ven con rạch chúng tôi gặp một người đàn ông hơn 40 tuổi đang xoay trần trùng trục ngồi trong 1 căn chòi nằm gác nửa mặt sàn dưới mặt nước. Đó là ông K - Người con đầu của Bảy Đởm với người vợ thứ 3.

Ông K không hé nửa lời về người cha quá cố của mình. Đưa ánh mắt nhìn xa xăm, ông K nói như van nài với chúng tôi: "Đó là quá khứ buồn, tôi không hề muốn nhắc đến". Ông K quyết liệt từ chối khi chúng tôi đề nghị được chụp ảnh và phỏng vấn bà quả phụ Bảy Đởm.

Những cụ già hàng xóm đã từng là thuộc hạ của Bảy Đởm cho biết: "Người vợ thứ 3 của Bảy Đởm là con thứ 6 trong gia đình. Ổng cưng chiều bà này và bà Út ở Cái Dầu nhất trong số 7 bà vợ. Sau khi cưới, Bảy Đởm cất cho bà thứ 3 căn nhà lớn nhất vùng này. Kể từ khi Bảy Đởm làm rể nhà đó, chòm xóm không ai dám liên lạc, qua lại. Người ta ngại liên can. Sau khi ông Bảy Đởm chết, bà vợ thứ 3 cùng không giao tiếp với chòm xóm. Tội lắm! Bị ép buộc làm vợ, chứ bà ấy có muốn đâu".

Dù có 7 vợ, 18 đứa con, nhưng ngày Bảy Đởm đền tội, chỉ duy nhất  bà vợ ở Cái Dầu dự đám tang. Dự đám tang nhưng bà không đội khăn tang. Những việc làm ác của Bảy Đởm khiến chính con ruột của ông ta cũng phải xấu hổ, không muốn nhắc đến...

Nông Huyền Sơn 
 

Những ám ảnh kinh hoàng về trùm phỉ Bảy Đởm vùng thất sơn - Những ngày cô độc (Kỳ cuối)

27/12/2021 15:11

Theo dõi trên

Đám tang Bảy Đởm diễn ra lặng lẽ. Ngoài thân tộc và tổ mai táng của quân đội Việt Nam Cộng hòa không ai muốn đưa tiễn lần cuối cùng kẻ đã gieo rắc tang thương cho hàng trăm gia đình lương thiện. Bảy Đởm chết trong lặng lẽ, cô độc.

Sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Nguyễn Văn Thiệu được Mỹ phù phép lên ghế Tổng thống. Lúc này, theo sự gợi ý của các cố vấn quân sự Mỹ, viên Trung tá tỉnh trường Châu Đốc là Nguyễn Văn Huệ cử người vào núi Cấm gởi thư cho Bảy Đởm. Viên Trung tá lòng vòng về chuyện trên trời dưới đất, cho đến gần cuối thư mới đề nghị Bảy Đởm nên "về với chính nghĩa quốc gia" để hưởng những sự đãi ngộ. Nguyễn Văn Huệ còn tán dương Bảy Đởm như là một chí sỹ yêu nước, vì chưa gặp minh chủ nên thất cơ lỡ vận.

Dù không biết chữ nhưng ghe giọng đọc ai oán của gã thuộc hạ, Bảy Đởm rưng rưng nước mắt. Ông ta gật đầu đồng ý ngay.

Viên "sứ giả" của Nguyễn Văn Huệ vừa rời núi Cấm những thuộc hạ thân tín của Bảy Đởm tranh nhau cản. Họ cho rằng Nguyễn Văn Huệ chỉ dùng kế "điệu hổ ly sơn" để sát hại Bảy Đởm chứ không hề có chuyện chính quyền mời tướng cướp ra thành. Họ đem gương của Ba Cụt ra dẫn chứng khiến Bảy Đởm tháo mồ hôi.

01-1639638404.JPG
Mộ Bảy Đởm dưới chân núi Voi

Để chắc ăn, Bảy Đởm cử người ra gặp Nguyễn Văn Huệ đưa ra điều kiện: "Nếu chính phủ thật sự tin dùng tôi thì phải gởi vào núi cái quyết định thăng hàm Trung tá do chính Tổng thống Thiệu ký".

Đúng 1 tháng sau, Bảy Đởm nhận được công văn của Nguyễn Văn Thiệu phiên hàm cho Bảy Đởm là Trung tá. Toàn bộ lâu la của Bảy Đởm đều được cấp hàm và hưởng lương chính thức của chính phủ VNCH, kể cả vợ con.

Nhận được công văn nhưng Bảy Đởm vẫn chưa tin. Ông ta lại cử người ra Châu Đố gặp tỉnh trưởng Nguyễn Văn Huệ thăm dò. Người đệ tử của Bảy Đởm vào dinh tỉnh trưởng được Nguyễn Văn Huệ gọi là Đại úy và chiêu đãi ăn uống một bữa thịnh soạn. Những hạ sỹ quan trong dinh tỉnh trưởng gặp y đều dập gót chào đúng quân cách nhà binh. Khi trở về, anh ta báo cáo đầy đủ những chi tiết đó, Bảy Đởm mới tin là mình không bị Thiệu lừa như Diệm lừa Ba Cụt.

Bảy Đởm gởi thư mời Nguyễn Văn Huệ vào tham quan bản doanh trên núi Cấm. Nguyễn Văn Huệ cho biết là sẽ đưa khoảng 1 đại đội lính theo để học hỏi kinh nghiệm chiến đấu của "đội quân cảm tử núi Cấm". Bảy Đởm đồng ý.

Một ngày cuối tháng 12-1966, Nguyễn Văn Huệ cùng 1 đại đội võ trang đầy đủ đi xe vận tải quân sự GMC thành một đoàn dài tiến lên núi Cấm. Bảy Đởm và các thuộc hạ đứng dàn hàng chào nghiêm chỉnh. Nguyễn Văn Huệ bước đến bắt tay Bảy Đởm. Trong lúc đó, các binh sĩ của Nguyễn Văn Huệ bất ngờ tước hết súng của các thuộc hạ Bảy Đởm.

Bảy Đởm chưa kịp nói lời nào thì Nguyễn Văn Huệ vỗ vai cười vui bảo: "Dù sao, toa cũng đã chính thức là sỹ quan cao cấp của VNCH, không thể để binh sỹ xài các loại vũ khí cổ lỗ sĩ thời Pháp thuộc. Moa cho anh em lấy để nhập kho. Vài hôm nữa về Châu Đốc làm lễ qui thuận quốc gia, moa cho trang bị lại súng của Mỹ, ngon hơn".

Bảy Đởm đành cười chiếu lệ.

Thật ra, Nguyễn Văn Huệ vẫn e ngại Bảy Đởm phản trắc nên tước súng cho an tâm.

Một ngày đầu tháng 1-1967, một đoàn xe GMC chạy lên núi Cấm chở hết lâu la của Bảy Đởm đưa đến sân lễ Tiểu khu Châu Đốc trước sự chứng kiến của vài phóng viên báo quân đội của VNCH.

Hình ảnh các phóng viên Tâm lý chiến là toàn bộ lâu la của Bảy Đởm râu tia xồm xoàm, quần áo rách tả tơi. Họ trông như những con ma đói.

Vừa bước xuống xe, họ xếp hàng ngay ngắn rồi được các binh lính quân nhu phân phát mỗi người 1 ba lô quần áo, kèm súng ống. Trong buổi lễ qui thuận, Bảy Đởm súng sính trong bộ đồ trận rằn ri mới toanh, nói lám giáp không đầu không đuôi khoảng 30 phút nhưng có thể hiểu ngắn gọn thành 1 câu: Đội quân của Bảy Đởm sẽ hết lòng phục vụ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu với điều kiện phát lương đầy đủ và kịp thời hàng tháng.

Kể từ đó, lực lượng phỉ Bảy Đởm được đồng hóa thành Tiểu đoàn địa phương quân tỉnh Châu Đốc chịu sự chỉ huy của Tỉnh trưởng Nguyễn Văn Huệ.

Lúc đầu, Bảy Đởm và tiểu đoàn địa phương quân được đóng doanh trại ở Thành Lính Tây (Thời Pháp là đồn lính nên dân địa phương gọi nơi đây là Thành Lính Tây) sát nách Tiểu khu. Trở thành Tiểu đoàn trưởng địa phương quân Châu Đốc, suốt ngày Bảy Đởm ngồi xe jeep đi săn lùng người lương thiện bắt cóc về tra tấn khảo của rồi nhắn tin cho người nhà đem tiền đến chuộc.

Ban đêm thì đám lính ô hợp thiếu tính chính qui của Bảy Đởm đón gái về nhảy múa nhậu nhẹt đến sáng.

02-1639638442.JPG
Miếu Bảy Đởm dưới chân núi Ba Đội Om

Không chịu đựng nỗi, tỉnh trưởng Nguyễn Văn Huệ cho lính công binh lên núi Cấm xây cất doanh trại rồi đẩy hết đám Bảy Đởm trở về đó đóng quân. Trước khi về doanh trại mới trên nền bản doanh cũ, Bảy Đởm cho binh lính thuộc quyền điệu võ dương oai rất ầm ĩ.

Đoàn xe GMC đến chân núi dừng lại. Binh lính trên xe bồng súng nhảy xuống rồi ẩn nấp vào các tảng đá như thể sắp nhảy vào giữa ổ phục kích của đối phương. Sau đó, Bảy Đởm cho lính truyền tin gọi pháp bầy từ Tiểu khu nã vào đỉnh núi Cấm suốt 1 buổi.

Nơi đó, trước khi ra hàng Việt Nam Cộng hòa, Bảy Đởm đã sai đàn em chôn giấu một số súng ống thời Pháp. Sau khi nã hàng trăm quả cối, Bảy Đởm cho đàn em ôn súng di chuyển lên núi từng chút một. Lính Bảy Đởm bò tới đâu, phóng viên Tâm Ký chiến bò theo quay phim đến đó. Khi quân Bảy Đởm tiếp cận "bãi chiến trường" thì không thấy tử thi đối phương mà chỉ thấy toàn vũ khí. Hôm sau, tại Châu Đốc diễn ra một cuộc triển lãm thành tích "đánh bật một tiểu đoàn Việt Cộng ra khỏi núi Cấm" của tiểu đoàn địa phương quân Bảy Đởm.

Dù hùm báo với dân chúng nhưng suốt thời gian chỉ huy tiểu đoàn thổ phỉ mang danh "Quân đội quốc gia", mỗi lần đụng trận với du kích Tri Tôn là mỗi lần đám phỉ chạy thục mạng.

Cùng thời điểm đó, Châu Uốt cũng đem đảng cưới Khăn Trắng ra đầu hàng chính phủ Thiệu. Băng đảng của Châu Uốt cũng được phiên thành 1 tiểu đoàn Biệt Động quân gồm 3 đại đội đóng tại khu vực núi Cô Tô.

Thỉnh thoảng, nhớ thù xưa, Bảy Đởm và Châu Uốt cho vài đàn em sang phía kia bắn lén vài phát rồi rút về. Tuy chưa có trận nào ầm ĩ nhưng có ít nhất 10 người thiệt mạng trong các vụ tấn công bí mật này.

Năm 1969, Châu Uốt bị lực lượng du kích xử tử hình tại vùng núi Cô Tô khi y đang ngồi xe jeep trở về doanh trại sau 1 chầu bia với gái nhảy ở Long Xuyên. Mối oán thù giữa Bảy Đởm và Châu Uốt kể như được xóa.

Ngày 12-11-1969, (Lúc này tỉnh trưởng Châu Đốc là Lý Bá Phẩm) Bảy Đởm ngồi trên xe jeep chỉ huy đám thuộc hạ càn quét, mở đường cho xe chở đạn của Trung đoàn 16 tiếp tế cho đơn vị Pháo binh trên núi Cấm. Bảy Đởm không hề biết Tòa án chính quyền cách mạng đã tuyên án tử cho hắn. Một du kích có tài bắn tỉa đã nằm trên lưng chừng núi Bà Đội Om chờ Bảy Đởm suốt 7 giờ. Khi trông thấy xe jeep của Bảy đởm tiến đến khu vực núi Bà Đội Om, xạ thủ siết cò. Một phát đạn duy nhất xuyên thẳng vào hốc mắt, thủng sọ đã kết thúc cuộc đời tàn ác của tướng cướp của Bảy Đởm. Người ta đồn rằng, vì Bảy Đởm chưa luyện được mắt sắt nên bị đạn Bảy Đởm không chết ngay. Trong 1 giờ cuối cùng cuộc đời, Bảy Đởm cứ rống ồ ồ và toàn thân co giật cho đến khi có một vị sư được dời đến đọc 1 bài kinh sám hối. Có lẽ những oan hồn nạn nhân của ông ta đã bao vây đòi nợ trần thế. Bảy Đởm đền tội ngay Dốc Tà Đảnh, dưới chân núi Bà Đội Om - Nơi ông ta khởi sự gây tội ác cũng là nơi ông ta trả mạng. Thời điểm cận tử của ông cũng giống như kiểu cận tử của những người bị ông dùng chày vồ đập đầu cho đến chết.

bia-chi-tren-mo-bay-dom-1639638557.JPG
Bia chí trên mộ Bảy Đởm

Đám tang Bảy Đởm diễn ra lặng lẽ. Ngoài thân tộc và tổ mai táng của quân đội Việt Nam Cộng hòa không ai muốn đưa tiễn lần cuối cùng kẻ đã gieo rắc tang thương cho hàng trăm gia đình lương thiện. Bảy Đởm chết trong lặng lẽ, cô độc. Để an ủi Bảy Đởm, chính quyền Việt Nam Cộng hòa "đôn" cho ông ta hàm đại tá. Một người cháu của ông ta cho biết, kể từ ngày Bảy Đởm chết đến nay, chưa từng có bất kỳ một người bạn, một thuộc hạ hay bất cứ ai đến viếng mộ, ngoài thân tộc.

Cho đến tận bây giờ, những đứa con của ông ta - kết quả của những vụ cưỡng hôn - cũng không muốn nhận mình là dòng máu của đồ tể Bảy Đởm.

Dù bị ông ta gieo rắc nhiều nỗi tang thương, cư dân địa phương vẫn cất một ngôi miếu nơi Bảy Đởm trút hơi thở cuối cùng dưới chân núi Bà Đội Om để làm nơi trú ngụ linh hồn không siêu thoát của ông ta./.

Nông Huyền Sơn
 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét