KHIẾU HÀI

 
Tập Tầm Vông, Nu Na Nu Nống - Bài Hát Thiếu Nhi Trò Chơi Dân Gian Vui Nhộn Cho Bé

1001+ status thả thính crush hay, bá đạo, theo tên, caption thả thính trai,  gái | Prices.vn

 KHIẾU HÀI

Mắt mở trân trân, anh thấy em hề quá                                               Có khiếu diễn hài, học đi em ơi                                                        Rồi đây may thành người nổi tiếng                                                   Cù léc bà con khuây khỏa chút tình đời

Anh ngắm em thấy lòng buồn...cười                                                Trước mắt hiện lên trò trốn tìm thuở nhỏ                                          Trốn không kỹ, bị chỉ ra, bại lộ                                                        Em bàng hoàng, mắc cỡ, mắt lúng liêng

Nhìn mặt em, niềm vui anh trào dâng                                                 Như ngày xưa, trưa hè gặp cơn gió mát                                           Đang mướt mồ hôi, uống nước lu lịm ngọt                                        Như anh và em, cùng chúng bạn tắm kênh

Trần Hạnh Thu

 
KÉO CO | Bài hát nhạc thiếu nhi vui nhộn về trò chơi dân gian bổ ích cho bé

Lý giải chuyện 'trai mùng một, gái hôm rằm'

Dân gian thường nói "Trai mùng một, gái hôm rằm. Nuôi thì nuôi vậy nhưng căm dạ này" để chỉ những đứa trẻ sinh ngày mùng một và ngày rằm có tính khí khác thường, khó nuôi.

Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng, giảng viên khoa Văn hóa phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền kể câu chuyện về người em gái của bà chào đời đúng đêm rằm năm 1974. "Các cụ vẫn bảo trai mùng một, gái hôm rằm, nghiệm từ em tôi mà ra thì thấy đúng là tính khí em ấy rất bướng bỉnh, mạnh mẽ, quyết liệt. So với tiêu chuẩn của con gái thì em tôi thừa nam tính", bà nói.

Nhiều năm làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về văn hóa, đặc biệt là văn hóa dân gian, bà Hồng cho biết, lâu nay, người ta vẫn nhầm tưởng việc sinh con trai vào ngày mùng 1 âm lịch, con gái sinh vào ngày rằm (15 âm lịch) đều "khó nuôi", tính khí khác người, nhưng sự thực hoàn toàn không phải vậy.

Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng. Ảnh: Kienthuc.

"Điều đó chỉ áp dụng cho trẻ sinh vào ban đêm chứ không mấy tác dụng đối với việc trẻ sinh vào ban ngày. Người ta cứ đánh đồng để tăng thêm sự hồ nghi, ly kỳ cho những người sinh ra vào hai ngày này", bà Hồng nhấn mạnh.

Lý giải điều này, bà Hồng cho hay: "Văn hóa phương Đông vẫn tồn tại những câu chuyện bí ẩn về việc ma cà rồng xuất hiện cùng chu kỳ của mặt trăng. Ngày mùng 1 là bắt đầu cho một chu kỳ mới, ngày 15 trăng sáng nhất lại đánh dấu chu kỳ tiếp theo là trăng mờ dần. Vì thế người ta gắn câu chuyện này vào những người được sinh ra trong hai đêm đó để tăng thêm tính huyền bí".

Tiến sĩ Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng (UIA) lý giải mối quan hệ giữa việc con trai sinh đêm mùng một, con gái sinh đêm hôm rằm trên cơ sở sức hút của mặt trăng với thủy triều.

Theo đó, sức hút của mặt trăng theo âm lịch, mặt trời theo dương lịch. Sức hút của mặt trăng gây ra trạng thái "thủy triều sinh học" trong cơ thể con người, khiến chất lỏng trong cơ thể thay đổi. Nó chính là nguyên nhân gây nên những kích thích thần kinh đến khủng hoảng, bị rối loạn và mất thăng bằng, làm trầm trọng thêm các chứng bệnh thần kinh. "Đồng thời, ai sinh vào hai đêm đó sẽ có những biến đổi sinh học đặc biệt hơn so với người sinh vào các đêm khác", ông Khanh nói.

Không nên can thiệp bằng y học

Thừa nhận quan niệm dân gian cũng có một phần cơ sở khoa học (xét trong mối quan hệ giữa ánh trăng với thủy triều) song ông Doãn Phú, Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người, lưu ý đó mới chỉ là yếu tố ban đầu ảnh hưởng đến tính cách trẻ sinh ra trong hai đêm đó. "Cơ bản, tính cách ấy chịu sự chi phối bởi những quan niệm vốn tồn tại hàng trăm năm nay", ông Phú nói.

Theo ông Phú, người Việt có phong tục thờ cúng tổ tiên, đi lễ chùa vào mùng một, ngày rằm. Ông Phú phân tích, những ngày ấy dân gian vẫn coi là ngày của thánh thần. Đứa trẻ sinh ra trong ngày đó được coi là "lộc", con người sợ nếu như không đón tiếp, chăm sóc chu đáo thì phạm vào thánh thần, đứa trẻ sẽ bỏ cha mẹ mà đi (khó nuôi). Do đó, họ đón tiếp với một thái độ khác hẳn so với những đứa trẻ sinh vào các ngày khác, đêm khác.

"Họ chiều chuộng, nâng niu hơn. Từ đó tạo cho trẻ thế ỷ lại, coi mình là nhất, đứng ở vị trí trung tâm vũ trụ, ai cũng phải phục tùng, săn đón. Tính cách ấy có thể là tốt, cũng có thể theo hướng trở thành người xấu", ông Phú nói.

Hiện nay có nhiều gia đình chọn ngày giờ sinh cho trẻ, tránh "trai mùng một, gái hôm rằm" để dễ bề chăm sóc, không "trái tính trái nết" theo quan niệm truyền thống. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Vũ Thế Khanh nếu vậy thì ai cũng sẽ chọn ngày giờ tốt cho con, làm gì còn người phải chịu cảnh khổ sở, nghèo túng nữa.

Theo tiến sĩ Khanh, việc can thiệp y học tránh sinh con vào đêm mùng một và đêm rằm cũng là tâm lý dễ hiểu, nhưng quan trọng nhất là việc phụ huynh quan tâm giáo dục con em mình ra sao, không nên nuông chiều con cái thái quá để chúng coi mình là nhất, dễ sinh hư hỏng. "Những đứa trẻ sinh ra vào hai đêm đặc biệt đó, nếu có những tính tốt thì gia đình cần giúp trẻ phát huy, ngược lại phải biết rèn giũa, uốn nắn trẻ", ông Khanh cho hay.

Cùng quan điểm, tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng cho rằng dù trẻ sinh ra vào ngày, giờ nào nếu có sự giáo dục, quan tâm chăm sóc của gia đình sẽ giúp chúng phát triển cả về thể chất lẫn tâm hồn hài hòa. "Không thể cứ đổ tội cho việc sinh vào mùng một, ngày rằm để thoái thác vai trò giáo dục của gia đình được", bà Hồng nói.

Theo Kiến thức

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH