NGUYÊN NHÂN TẤT YẾU, KẾT CUỘC TẤT YẾU 17/a (Đêm trước)
(ĐC sưu tầm trên NET)


Bán như cho
Chân dung cố nhà văn Phùng Gia Lộc
Phùng Gia Lộc gắn liền với bài bút ký Cái đêm hôm ấy...đêm gì
chấn động văn đàn và dư luận Việt Nam cuối những năm 80 của thế kỷ XX
và vẫn còn lan xa, vang vọng, day dứt mãi không thôi. Chừng nào cõi nhân
gian còn có áp bức của cường quyền và lương tri con người còn biết lên
tiếng, người ta sẽ còn nhắc tới ông và thiên ký sự năm nào.
Phùng Gia Lộc có lúc làm thầy giáo tiểu học, giảng về Truyện Kiều có thể mê hoặc anh nông dân quê quên cả buổi cày. Vốn được nhiều người hâm mộ nên có khi ông cũng bị tai tiếng với những chuyện tình cảm phong lưu đến phải chuyển công tác.
Thời làm văn nghệ ở phòng văn hóa huyện Thọ Xuân, ông sáng tác rất nhiều: viết văn, làm thơ, viết kịch, cải lương, chèo, trong đó có rất nhiều vở do ông viết và dàn dựng cho các đội văn nghệ cấp xã gây được tiếng vang ở các cuộc thi trong tỉnh. Thời gian này ông là hội viên Hội văn nghệ Thanh Hóa.
Đó là thời gian trước đổi mới 1986, ở Thanh Hóa quê ông và sau này được biết là khắp nông thôn miền Bắc, nạn "cường hào mới" nổi lên khắp nơi. Một số cán bộ vốn là "đầy tớ của nhân dân", thời chiến tranh được nhân dân nuôi nấng, che chở, bây giờ thành "người có công" lên nắm quyền hành, lợi dụng quyền thế ức hiếp dân lành gây nhiều bức xúc. Chính sách thuế khóa từ trên áp đặt xuống, các địa phương phải tận thu để đủ chỉ tiêu cùng với nhiều chính sách đường lối thời bao cấp khác làm cho người dân ngày càng nghèo mạt, người nông dân trực tiếp làm ra lúa gạo vẫn phải đói thiếu. Việc người anh họ của ông, Phùng Gia Phan bị giết hại, được cho là có liên quan tới truyện ngắn trước đó của ông "Được vật báu" đăng trên báo Văn nghệ. Sự kiện này tác động mạnh tới Phùng Gia Lộc, cũng là tột cùng của đêm tối trong đời ông. Phùng Gia Lộc chạy ra Hà Nội, để tìm câu trả lời cho sự công bằng cho ông và những người xung quanh mình. May cho ông và may cho nền văn học nước nhà, lúc đó sự kiện cởi trói văn nghệ bắt đầu. Phùng Gia Lộc viết lại những trải nghiệm của ông về thực trạng nông thôn và những người nông dân quê ông trong bài bút ký Cái đêm hôm ấy... đêm gì, sau này gắn liền với tên tuổi của ông, gây nên một cơn địa chấn trong làng báo và dư luận nước nhà.
Như nhà thơ Bế Kiến Quốc từng viết: "Người ta không thể “bất ngờ” viết ra được Cái đêm hôm ấy...đêm gì? nếu không gắn bó, từng trải tất cả những buồn vui sướng khổ của người nông dân đích thực như Lôc"3. Giá trị của bài bút ký chính là sự thật của câu chuyện làm thức tỉnh nhận thức cả xã hội trong đêm dài tăm tối trước đổi mới (Xem thêm sách và loạt bài Đêm trước đổi mới). Một gía trị khác chính là nhân cách, lương tri của người viết, một người cầm bút dũng cảm trước thời cuộc, trước đồng bào của mình. Đây là yếu tố làm nên tên tuổi Phùng Gia Lộc và sẽ khiến người ta còn nhắc tới ông, cũng là "thiên chức của người cầm bút" như ông thường nói, dám nói thẳng nói thật, nói đúng lúc cần thiết để xã hội tiến bộ.
Sinh thời, ông thường ngâm ngợi và gửi gắm triết lý về một bậc vương giả trong nhân gian qua những câu ca dao như: Núi cao bởi có đất bồi, núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu? hay triết lý nhân sinh qua những câu như: Con ong làm mật yêu hoa, con cá bơi yêu nước con chim ca yêu trời...
Bài thơ Vô đề ông viết lúc cuối đời là những trăn trở, nỗi niềm đau đáu của ông trước những phận đời thấp bé luôn muốn vươn lên, đằng sau đó là mong muốn cứu khốn phò nguy âm ỉ trong ông chưa bao giờ tắt.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 15:09, ngày 4 tháng 3 năm 2014.
"Đêm trước" đổi mới: Ký ức thời “sổ gạo”
TT - Hòa bình rồi, tiếng reo vui chưa được
bao lâu thì người dân hai miền Nam - Bắc phải đối mặt với biết bao gian
nan. Cả nước chạy gạo ăn từng bữa.
Các
bà nội trợ chờ mua gạo tại cửa hàng lương thực phường 10, quận 5,
TP.HCM (ảnh chụp ngày 15-10-1983) - Ảnh tư liệu báo Tuổi Trẻ
Chờ đợi mua chất đốt ở phường 17, quận 5, TP.HCM (ảnh chụp tháng 10-1984) Ảnh tư liệu báo Tuổi Trẻ
Sài Gòn những năm 1980
Sống giữa Sài Gòn thời ấy, ông giáo Nguyễn Văn Hàng
thèm bát cơm trắng và đủ thứ: cây viết trơn tru, tờ giấy trắng, chiếc
lốp xe chưa vá, chiếc xích chưa lộn... Hơn 20 năm rồi ông Hàng vẫn còn
nhớ cái hôm chiếc xe đạp cà tàng bị banh niền.
Ông mượn cây kim to và sợi cước dài vật lộn với chiếc
lốp suốt đêm. Sáng hôm sau, ông đến lớp mà không cầm nổi viên phấn nhưng
không biết phải giải thích thế nào với học sinh. Mấy ngón tay nứt toét,
sưng lên. Thế mà ông vẫn ngày hai buổi đến lớp.
Năm ấy, vợ ông sinh con đầu lòng. Tiêu chuẩn gạo hằng
tháng được 13kg/khẩu, nhưng thường chỉ lĩnh được 3kg, còn lại qui đổi
lúc bo bo, lúc bột mì, lúc mì sợi vụn, lúc khoai lang...
Cả tiêu chuẩn gạo của ông giáo Hàng cũng ưu tiên dành
cho vợ, mấy tháng trời ông quên mất trên đời còn có món cơm trắng. Còn
thịt chỉ là thứ mơ ước. Một hôm hội đồng giáo viên bỗng nảy ý định biến
mơ ước thành hiện thực: nuôi một con heo.
Nhưng bằng cách nào? Cả tập thể nhảy vào bàn bạc và
quyết định tập thể cùng nuôi. Con heo được nhốt vào khoảng trống giữa
hai dãy phòng học. Ai có thức ăn thừa mang đến, nhưng khổ nỗi người
không đủ ăn thì làm gì có thừa cho heo.
Nhưng rồi vẫn có: nước vo gạo, ruột cá, gốc rau...
Nhưng nước vo gạo thì trong veo, gốc rau thì cụt ngủn. Con heo con thèm
cám như trẻ con thèm sữa.
Một học kỳ trôi qua, con heo chẳng lớn được bao nhiêu.
Nhưng đến ngày đến tháng hội đồng giáo viên cũng đành xẻ thịt liên hoan.
Thế mà buổi liên hoan vẫn linh đình vì có được mấy miếng thịt.
Thầy Hàng bảo nửa năm rồi ông chưa ngửi được mùi thịt.
Nuôi heo cực quá, trường thầy Hàng chuyển hướng “đầu tư” nuôi chó. Ông
hiệu trưởng “lý luận”: không có gì cho chó ăn thì nó vẫn có thể tự kiếm
lấy cái ăn.
Tưởng nói đùa hóa ra ông hiệu trưởng đi xin chó con
thật rồi gửi nuôi ở nhà bà cụ trong trường. Thầy cô giáo có canh thừa,
cá cặn lại gom góp mang đến cho con chó của tập thể.
Cuộc sống cứ thế trôi. Cây vẫn đơm hoa kết trái. Thầy
cô cưới nhau trong cảnh mượn của người này chiếc áo trắng, của người kia
chiếc cà vạt. Chén, đũa, ly, đĩa... tập hợp của nhau lại bày cho đủ
mâm.
Nói thế cho sang chứ khẩu phần mỗi người ăn cỗ cưới chỉ
có một miếng chả giò, một miếng dưa hấu và một quả chôm chôm. Thầy Hàng
ra sân trường chặt một cành sứ vào trang trí, quét dọn sơ sơ để biến
thành căn phòng... hạnh phúc.
Nhưng chiếc giường quá ọp ẹp, chân gãy tự bao giờ. Một
ông thầy bạn thân thầy Hàng vốn khéo tay được tín nhiệm giao chăm chút
lại “tổ ấm” cho đôi uyên ương. Chiếc giường đến giờ chót đủ bốn chân.
Chú rể cười: xem như xong cái căn bản nhất...
Không chỉ giới công chức, nhà giáo mà giới kinh doanh
cũng khốn khó. Khi cuộc cải tạo công thương bắt đầu thì cuộc sống của
ông Trần Văn Thành (nay trú tại 26C, ấp 4, xã Tân Kiên, Bình Chánh,
TP.HCM), từng là chủ xe ca chạy tuyến miền Trung, nhà cửa đàng hoàng,
thường ăn cơm tiệm, cuối tuần hay đi mua sắm... cũng bắt đầu đổi khác.
Sau bữa cơm đạm bạc, cha con đưa đẩy nhường nhau bát
cơm độn, ông Thành xách túi ra xe kéo theo cái nhìn lo âu và tiếng thở
dài của người thân. Bởi cái xe của ông quá cũ nát không an toàn khi bắt
buộc phải chở quá tải trên những đoạn đường trường, bởi chắc chắn ông sẽ
phải cố tìm một vài mặt hàng lậu để bù vào tiền xăng, dầu, bơm vá…
Tiền lương của ông mỗi tháng không đủ chi tiêu cho một
tuần sinh hoạt gia đình. Vì sao vậy? Ông kể: nối nghiệp gia đình theo
nghề lái xe, đến năm 1973 ông Thành sắm được một chiếc xe ca trị giá 3,5
triệu đồng, tương đương hơn 100 lượng vàng thời đó.
Đây là một tài sản lớn, nghề khác không dễ có được. Ông
Thành được xem là nhà tư sản “nhỏ” và ông đã có thể mơ đến chuyện thành
lập một hãng xe. Lúc ấy dân tài xế nói riêng, những nhà buôn, dịch vụ
nói chung làm ăn khấm khá.
Bến xe miền Tây khi đó có một số hãng xe lớn sở hữu
hàng chục phương tiện đắt tiền như Hiệp Thành, Phi Long, Á Đông... không
ngừng phát triển.
Nhưng sự phát triển đã dừng lại bởi “sáng kiến” công ty
công tư hợp doanh. Tất cả mọi chiếc xe lớn nhỏ dù của ai cũng đều phải
đem góp vào công ty. Giá xe do Nhà nước định mà trên thực tế thì nó chỉ
tương đương với
1% giá thật. Đã vậy, công ty chỉ mua chịu trả dần, mỗi
lần một ít. Có người đến khi không còn ở công ty, hoặc đã chết vẫn chưa
được trả hết. Mà dù có được trả hết thì khoản tiền đó cũng không đủ mua
chiếc xích lô.
Bán xe xong, ai biết lái xe thì được nhận làm công nhân
của công ty. Lái theo chuyến, ăn lương theo qui định. Ai không biết lái
xe thì coi như mất xe.
Có những ông chủ hãng xe 30- 40 chiếc, cai quản hàng
trăm lái, phụ xe nay muốn quá giang 30-40km nếu không mua được vé thì
vẫn bị đẩy xuống bến xe ngơ ngác trong bụi khói. Nhiều ông chủ xe xin
mãi mới được làm phụ xe, còn bị anh lái xe mình thuê ngày xưa mắng mỏ
mỗi khi trái ý.
Hà Nội sau niềm hân hoan
Bà Đinh Thị Vận - 63 tuổi, phường Tương Mai, Hai Bà
Trưng (Hà Nội), là công nhân Nhà máy Dệt 8-3 - vẫn còn nhớ: sau giải
phóng miền Nam, gia đình, cơ quan, khu phố của bà cũng như nơi nơi đều
ngất ngây trong niềm hạnh phúc vô bờ.
Nhưng sau đấy một vài năm thì giá cả tăng vùn vụt, cơ
quan của bà không việc làm. Nồi cơm của gia đình bà nấu gạo “mậu dịch”
(gạo từ kho các cửa hàng lương thực của Nhà nước) hôi đủ các thứ mùi:
gián, mốc và có khi là xăng dầu..., có khi lẫn những hạt sạn to như hạt
ngô.
Sau đó gạo mậu dịch cũng thiếu và ngày một lẫn đầy
những sắn, ngô, khoai... Hường, con gái bà, từng nói lên mơ ước trong
bài văn nộp cô giáo: “Ngày tết em mong sao có một nồi cơm trắng và một
bát thịt kho...”. Một ước mơ không có trong tâm thức những người trẻ bây
giờ, nhưng không phải hiếm thời đó.
Mỗi tháng, theo chỉ tiêu, cả nhà bà Vận được nhận 2kg
thịt. Gọi là thịt nhưng toàn mỡ vụn, bạc nhạc và lại chia làm hai lần.
Lần nào cơ quan bà cũng chỉ đủ thịt chia cho 2/3 công nhân.
Mỗi tổ phải tự bắt thăm. Ai trúng thì lĩnh trước, không
trúng thì chờ đợt sau. Các chị tiếp phẩm (bộ phận chia thực phẩm) cân
hụt mất một lạng, có biết cũng phải cố mà cười. Ngày lĩnh thực phẩm cả
nhà cứ phấp phỏng, rình mò và hít khói bếp.
Rán cho cùng kiệt mỡ, cẩn thận đổ vào liễn rồi bà mới
cho “cả làng” muối, mắm mặn chát vào kho với mấy miếng thịt để ăn dè. Cả
khu tập thể công nhân nhà máy vui như hội. Khu phố lên đèn, ở những gia
đình không được lĩnh, có tiếng chì chiết của ông chồng nào đó vì vợ
không bốc trúng thăm...
Rất nhiều nhu yếu phẩm khác như xà phòng, mì chính,
chất đốt... của tất cả cán bộ công nhân viên chức khác cũng như vậy. Có
năm ba tháng liền bà chỉ được lĩnh vải mà không xà phòng.
Có người như cô Hoa chồng chết, nhà có bốn người toàn
phụ nữ (mẹ chồng, Hoa và hai con gái) nhưng khi lĩnh tiêu chuẩn quần áo
lót thì toàn quần đùi, áo may ô và... dao cạo râu. Cô Hoa khóc cả tuần
liền...
Công ty của em bà sản xuất sứ tích điện. Không có tiền,
công ty trả lương cho công nhân bằng tích điện. Đơn vị có cao su trả
bằng cao su, xí nghiệp có mũ cứng thì trả lương công nhân bằng mũ
cứng... Những lúc như vậy lĩnh lương xong cũng không biết đem về đâu, để
làm gì?
Chuyên gia kinh tế Lê Văn Viện bảo rằng đó là bối cảnh
chung của đời sống người dân trước năm 1986. Hầu như những mặt hàng
thiết yếu đều đến tay người tiêu dùng qua kênh phân phối bằng hiện vật,
tem phiếu và định lượng bằng chỉ tiêu.
HÀNG CHỨC NGUYÊN - XUÂN TRUNG - QUANG THIỆN
“Đêm trước” đổi mới: “Vòng kim cô”
TT - Những câu chuyện bi hài của “đêm
trước” đổi mới thật khó tưởng tượng được nếu không phải là chứng nhân
thời kỳ đó. Tất cả đều chạy theo và chạy đua với chỉ tiêu được ấn từ
trên xuống bất chấp qui luật thị trường. Người ta tìm mọi cách để hoàn
thành chỉ tiêu cho thật đẹp sổ sách báo cáo, còn đằng sau là đủ thứ sáng
kiến cải tiến, cải lùi.
Chỉ tiêu “đổ than”
Câu chuyện thời bao cấp khó tin nhưng có thật: Năm
1979, một công ty khai thác than ở Thái Nguyên được giao chỉ tiêu khai
thác 150.000 tấn than. Nhưng năm đó các công ty khách hàng không đủ
nguyên liệu sản xuất, máy móc, dây chuyền hỏng hóc... nên hoạt động cầm
chừng, không cần nhiều đến than. Sản phẩm của công ty than nọ cứ ngày
một chất chồng trong kho bãi. Đến lúc kho bãi không thể chứa thì công
tác khai thác cũng phải “phanh” dần.
Tuy nhiên chỉ còn hai tháng nữa là hết năm mà cái chỉ
tiêu đó mới thực hiện được hơn nửa. Nỗi ám ảnh không đạt chỉ tiêu đe dọa
số phận chính trị của tất cả ban lãnh đạo công ty, đến đồng lương tất
cả cán bộ công nhân cũng như danh hiệu thi đua của toàn đơn vị. Không
thể “bó tay”, ban lãnh đạo công ty quyết định ăn ngủ tại công trường,
thức trắng đêm cùng công nhân, vượt qua sương muối, gió may miệt mài
khai thác cho bằng đủ chỉ tiêu được giao. Công việc lúc này bận rộn và
khó khăn gấp đôi bình thường vì sau khi mất công khai thác, công ty còn
mất một công nữa là... đổ than đi. Đổ xuống vực, xuống suối, xuống
hang... hay bất cứ đâu cũng được.
Sự việc cuối cùng cũng đến tai cấp trên. Giám đốc công
ty than bị khiển trách. Thế nhưng trong phiên họp tổng kết năm của toàn
công ty, ông giám đốc mặt mũi đen nhẻm, hốc hác chạy lên bục phát biểu
hào hứng: mặc dù gặp rất nhiều khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua,
nhưng với tinh thần đoàn kết, nhất trí cao, chúng ta đã phát huy phẩm
chất sáng tạo, nỗ lực lao động và đã hoàn thành tốt chỉ tiêu cấp trên
giao. Tỉnh đã có bằng khen cho tất cả các đơn vị hoàn thành chỉ tiêu.
Ông Bùi Văn Long, nguyên tổng giám đốc Liên hiệp Dệt VN
(tiền thân Tổng công ty Dệt may), vẫn còn ám ảnh những con số chỉ tiêu:
Dệt Thành Công được giao chỉ tiêu sản xuất 3 triệu m2 vải/năm. Nhưng
khi 1/3 dây chuyền đắp chiếu vì không phụ tùng thay thế, vốn lưu động
Nhà nước cấp không nổi 1/2 nhu cầu thì cái chỉ tiêu ấy vẫn giữ nguyên.
Đến lúc công ty khắc phục được khó khăn, năng lực dư
thừa, thị trường “cháy” hàng thì chỉ tiêu ấy cũng không thay đổi. Hai
chữ “chỉ tiêu” trở thành “vòng kim cô” khủng khiếp trùm lên toàn bộ mọi
hoạt động sản xuất. Nhà nước cung cấp nguyên nhiên vật liệu và vốn lưu
động mỗi năm cho doanh nghiệp, kèm theo một con số sản phẩm nhất định mà
doanh nghiệp phải làm ra rồi cũng nộp cho Nhà nước.
Tuy nhiên, do thiếu tất cả mọi thứ cộng với phương thức
quản lý “của chung” nên hầu như không bao giờ những gì Nhà nước giao
tương ứng với những gì Nhà nước muốn thu lại từ doanh nghiệp. Và những
chỉ tiêu này cũng hủy diệt gần như hoàn toàn mọi sáng tạo, năng động của
doanh nghiệp.
Chuyên gia sử kinh tế Đặng Phong kể lại câu chuyện cao
su chạy từ Nam ra Bắc rồi quay lại Nam cũng chỉ vì cái “vòng kim cô” chỉ
tiêu: Xí nghiệp Đồ hộp xuất khẩu TP.HCM vì thiếu miếng lót cao su dưới
nắp hộp trái cây xuất khẩu nhưng đến mua ở Công ty Cao su miền Nam không
được. Lý do: không có chỉ tiêu kế hoạch. Xí nghiệp cầu cứu Ủy ban Kế
hoạch TP thì nơi đây chuyền “quả bóng” cho Ủy ban Kế hoạch nhà nước.
Sau khi cân đối đầu ra - đầu vào, Ủy ban Kế hoạch nhà nước đồng ý giao
chỉ tiêu 300kg mủ cao su cho xí nghiệp nhưng đó là chỉ tiêu năm tới. Hỡi
ôi, trái cây không thể chờ sang năm mới đóng hộp xuất khẩu. Xí nghiệp
không thể chịu chết vì cái chỉ tiêu kế hoạch vô hồn. Bà giám đốc xí
nghiệp sực nhớ có quen ông giám đốc Nhà máy cao su Sao Vàng Hà Nội. Đánh
liều bay ra đàm phán với “ông Sao Vàng”, “bà Đồ Hộp” vay được 300kg mủ
cao su quí ơi là quí. Sau đó xí nghiệp không có mủ mà trả, đành trả bằng
đồ hộp. “Ông Sao Vàng” càng mừng vì có quà cải thiện đời sống công
nhân.
Cuộc sống quá khốn khó, động lực sản xuất, tinh thần
trách nhiệm ngày một tiêu hao, nhiều căn bệnh phát sinh ở hầu hết các
nhà máy xí nghiệp. Điển hình nhất là tệ ăn cắp. Ông Nguyễn Xuân Hà
(nguyên giám đốc Công ty dệt Thành Công) vẫn còn nhớ kỷ niệm buồn: năm
1982, khi ông chuyển sang làm giám đốc Công ty dệt Thắng Lợi, có 5.000
công nhân nhưng tệ nạn trộm cắp trong nhà máy quá mức khủng khiếp.
Trong ba tháng thực hiện “bàn tay sạch”, nhà máy bắt
được 15 kẻ gian trong đó có năm đảng viên. Thậm chí cả bí thư chi bộ
cũng lấy cắp môtơ. Trộm cắp được lập thành băng nhóm trong cơ quan, liên
kết với bên ngoài và thực hiện bằng các thủ thuật rất tinh vi. Nhưng
khi tìm hiểu thì hầu hết thủ phạm đều từng là những người lao động rất
tốt nhưng vì hoàn cảnh túng bấn nên họ nhắm mắt làm liều.
Xe chạy xăng thành... chạy than
Ông Trần Văn Khang, nguyên giám đốc Công ty công tư hợp
doanh Điều hành bến xe miền Tây, nói: sau giải phóng vài năm thì xăng
không đủ cấp cho xe chạy. Những xe chạy xăng thời đó là loại hiện đại,
máy móc tốt nhưng chẳng lẽ để đắp chiếu. Một đề tài khoa học rất... nổi
tiếng thời đó có khả năng biến loại động cơ hiện đại lùi lại hàng trăm
năm đã được áp dụng. Đó là cải tạo xe chạy xăng thành chạy than.
Thế là từ vận tốc 70-100km/g thành 20-35km/g. Từ êm nhẹ
chiếc xe thành con quái vật không ngớt kêu gào. Xe chạy đến đâu, lửa,
xỉ than rơi vãi ra đường đến đó và lửa từng làm cháy rừng khi đi qua
rừng núi. Hành khách, nhà xe mặt lúc nào cũng đen như người âm phủ. Gặp
dốc lớn, tất cả lại xuống xe: 1- 2 -3 hò dô ta... đẩy xe lên dốc.
Bến xe miền Tây (TP.HCM) hai mươi mấy năm trước khi
thành phố chỉ có 1/4 lượng khách so với bây giờ, nhưng cảnh chen chúc vạ
vật của người chờ xe không khác gì chạy loạn. Nhiều người đi từ tờ mờ
sáng, ngoài tư trang, hàng hóa, họ còn đem theo một viên gạch. Đến cửa
quầy bán vé khi trời chưa rõ mặt người, hành khách đã đua chen nhau đặt
hòn gạch để xí chỗ xếp hàng mong mua vé trước. Vậy mà không ít người đợi
đến 2-3 ngày vẫn không mua được vé, đành ra về. Lễ tết thì khỏi phải
nói.
Bến xe phía Nam (Hà Nội) cũng y như thế. Thời bao cấp
không mấy khi hành khách mua được vé trực tiếp từ bến xe mà chủ yếu là
vé chợ đen. Riêng bến xe Kim Liên - Hà Nội (cũ) lúc nào cũng có 5-7 băng
nhóm phe vé. Mỗi nhóm 5-7 người. Bọn họ bám chặt và sống ký gửi vào bến
xe này với công việc duy nhất: mua càng nhiều vé xe càng tốt. Ngày đó
những cảnh như một bà lão còng lưng dốc hết tay nải để tìm những đồng
tiền cuối cùng nhưng vẫn không đủ đòi hỏi của tay phe vé. Bà phải rớt
chuyến. Những hành khách tội nghiệp như bà vừa khóc vừa liêu xiêu giữa
bến xe chiều không phải là chuyện hiếm.
Lái xe Trần Văn Thành than: hành khách khốn khổ thì
phận lái xe cũng rất khốn nạn. Săm lốp, phụ tùng, thùng, máy, xăng
dầu... đều được tính theo chỉ tiêu (tính số kilômet vận hành để được cấp
mới hay trung đại tu) nhưng cái chỉ tiêu ấy chỉ có thể áp dụng trên
giấy vì nó rất phi lý. Hỏng hóc thiếu thốn, chắp vá đủ kiểu nhưng vẫn
không thể sống được. Nhiều người bỏ xe giữa đường, bỏ nghề, bỏ cơ quan
về luôn.
Mấy tháng sau, địa phương yêu cầu công ty mới cho xe ra
kéo cục sắt ấy về. Ai không dám bỏ nghề thì buộc phải bỏ tiền túi mà
cải tạo. Tiền đâu? Lại phải buôn hàng lậu (thật ra chỉ là gạo, thịt, mắm
muối, xà phòng...) hay bắt thêm khách, lại phải lo lót, luồn cúi...
Trong giới lái xe cũng có rất nhiều người đã phải bán nhà để sửa xe cho
Nhà nước. Cho đến tận bây giờ nhiều người khi đã bỏ nghề chạy xe vẫn
không mua nổi căn nhà cũ để ở.
XUÂN TRUNG - QUANG THIỆN“Đêm trước" đổi mới: Khi chợ trời bị đánh sập
02/12/2005 08:31 (GMT + 7)
TT - Chuyện mua bán thời bao cấp với cảnh
ngăn sông cấm chợ, giá dưới đất giá trên trời, mua không được bán không
xong... là kết quả của quá trình siết chặt quá nóng vội, mạnh tay. Ông
Hà Đăng (nguyên tổng biên tập báo Nhân Dân) gọi đó là “một đêm đánh sập
chợ trời”.
Thời của trạm gác
Một chiếc xe tải lấm đầy bùn đất xịt khói đen chạy ầm
ầm qua đường. Thùng xe bịt một tấm bạt lớn đập phần phật. Đi ngược nó là
đoàn xe công tác của cán bộ. Và lập tức ông cán bộ cho quay xe đuổi
theo. Đến ngang chừng chiếc xe tải, ông rút súng ngắn chĩa lên trời bắn
ba phát đạn đanh giòn rợn tóc gáy.
Chiếc xe tải sợ hãi dừng lại. Người rượt đuổi là một
ông phó chủ tịch UBND tỉnh muốn kiểm tra hàng lậu. Ông Chín Cần (Nguyễn
Văn Chính), nguyên bí thư Tỉnh ủy Long An, kể lại câu chuyện mà ông được
chứng kiến tại tỉnh mình vào thời kỳ bao cấp với mệnh lệnh cấm buôn bán
tự do như thế.
Chiếc xe tải đó thật ra giống như bất cứ phương tiện
nào. Cứ có dấu hiệu chở được thứ gì đó thì sẽ bị cán bộ kiểm tra. Bởi
tất cả mọi thứ hàng hóa không phải của ngành thương mại thì đều là hàng
lậu. Trong khi cuộc sống đang cần càng nhiều hàng thì nguồn cung từ quốc
doanh chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ.
Chính vì vậy mà gạo, thịt, bánh kẹo, bột giặt, áo quần,
mũ dép... đều có thể là hàng lậu ở bất cứ nơi nào, lúc nào... Thời đó,
người dân nào cũng có thể là “con phe” (dân buôn lậu) nên cán bộ chống
buôn lậu rất nhiều. Công an, thuế vụ có thể kiểm tra xét hỏi bất cứ
chiếc bì, thúng, sọt, túi... của ai, ở đâu.
Ngoài hai lực lượng này, mọi cán bộ nhà nước đều có thể
bắt hàng lậu. Ông Chín Cần kể: “Một đoạn đường vài cây số nhưng có tới
hơn chục trạm gác kiểm soát hàng hóa. Những trạm gác này thường bắt được
những ông cán bộ mặc quần hai lớp để đựng gạo, chị hàng thịt cuốn quanh
người những tảng mỡ heo rồi mặc áo trùm bên ngoài.
Và đặc biệt nhất là chuyện chở heo trốn qua trạm gác.
Một con heo 60kg đã mổ thịt lấy đi lòng, tiết chở ra chợ bằng cách chằng
sau yên xe với tư thế ngồi chạng chân sang hai bên. Áo mưa trùm kín
“người” rồi đội cho chú “heo người” một cái nón lấp mặt.
Khi qua trạm gác, trời mới tang tảng sáng, người “mẹ”
vừa đạp xe vừa quàng tay ra phía sau vỗ về và nhắc nhở “con” đóng giả mẹ
chở con đi học. Tuy nhiên cái cảnh “gia đình đầm ấm” ấy sau cũng bị cán
bộ phát hiện.
Và người dân lại tìm những cách khác để đối phó với
mạng lưới chống buôn lậu. Mục đích cuối cùng của người dân chỉ là mong
bán được những thứ mình làm ra để lo cho cuộc sống.
Mua như cướp
Thời ấy, bà Tư Tây, nông dân ấp Hòa Thạnh, xã Hòa Bình
Thạnh, huyện Châu Thành (An Giang) có 50 công ruộng. Mỗi năm thu hoạch
hơn trăm giạ lúa. Theo qui định của Nhà nước, nhà bà chỉ được giữ lại
khoảng 60% (đủ để ăn), số còn dư buộc phải bán cho Nhà nước.
Giá bán thấp hơn tiền vốn bỏ ra nên nhà bà cũng như tất
cả những nông dân trong vùng đều cố gắng tìm cách giấu lúa không cho
chính quyền biết. Cuối vụ từng đoàn cán bộ, có khi cả du kích đeo súng
vào từng nhà đo bồ (kiểm tra lúa).
Ai thừa định mức bị buộc phải bán tại chỗ. Có vụ, nhà
bà phải xay thành gạo và giấu trong tủ thờ. Đến khi mở ra thì chuột ăn
hết quá nửa. Có nhà, vợ giấu gạo, cầm chìa khóa đi vắng, chồng con ở nhà
phải nhịn đói...
Để giấu lúa qua trạm thời đó bà con thường làm ghe,
xuồng có hai đáy, khi vận chuyển thì đổ trấu lên đáy trên, đựng lúa ở
đáy dưới. Trong nhà thì họ khoét rỗng đống rơm rồi thả lúa vào giữa...
Người dân Bến Tre thường đi xuồng xuống Cà Mau mua lúa.
Mỗi chuyến đi cả trăm cây số nhưng cũng chỉ có thể mua 1
tạ trở xuống. Dọc tuyến đường độc đạo này có rất nhiều trạm gác. Có lần
một bà nông dân bị cán bộ phát hiện chở lúa. Cán bộ bê bao lúa lên thì
bà ta ngất xỉu. “Họ uất ức quá, gia đình đói khổ, quần áo te tua, đi mấy
ngày mới tới Cà Mau, cả tuần lễ mới mua được bì lúa. Cả nhà trông vào
đó...”.
Chuyện thu mua lúa hay thu mua vải đều giống nhau cả. Năm 1978 giá thành 1m2 vải
calicot sản xuất tại xưởng của Công ty Dệt Thành Công là 1,5 đồng. Thế
nhưng tất cả lượng sản phẩm có được, công ty đều phải bán cho Nhà nước
với giá 1,2đ/m2.
Giá thành 1m2 vải dệt theo kiểu oxford hết 10đ nhưng công ty phải bán cho Nhà nước giá 9đ/m2.
Giá của hai thứ vải trên nếu bán ở thị trường tự do thì cao gấp 10-12
lần. Tương tự như vậy, tất cả mọi sản phẩm công ty sản xuất được đều
chung tình cảnh trên.
“Sau bao nhiêu ca lao động cật lực để vượt qua những
khó khăn mà Nhà nước không thể hỗ trợ như máy hỏng, nguyên nhiên liệu,
vốn... thiếu thì nhà máy mới ra đời được một lượng hàng ít ỏi. Thế nhưng
nhìn cảnh đóng hàng xuất cho nội thương với giá thấp hơn vốn bỏ ra, cán
bộ công nhân rơi nước mắt...”.
Ông Trần Đức Nguyên, nguyên trưởng Ban nghiên cứu của
Thủ tướng, cho rằng cái từ “thu mua” (vừa thu vừa mua) được hình thành
từ thực tế này. Còn dân gian gọi đó là: mua như cướp. Và chuyện “thu
mua” tồn tại dưới nhiều hình thức: mua theo giá nghĩa vụ, mua theo giá
khuyến khích, bán theo cơ chế có thưởng...
Mục đích là loại bỏ thị trường tự do nhưng cả về thực
tế (Nhà nước không đủ hàng) lẫn lý thuyết (giá Nhà nước phải căn cứ theo
giá chợ để hình thành) thì hệ thống thị trường chính thống lại bị phụ
thuộc vào thị trường tự do.
Nhà có con rể mới từ chiến trường trở về, bố vợ muốn
mua tặng con một đôi dép nhựa và sắm thêm đôi chiếu cói. Ông đi bộ 18km
để lên cửa hàng mua bán của huyện. Tới nơi, cô mậu dịch viên vừa cắm cúi
thêu khăn vừa nói vọng lên: “Hết hàng!”. “Vậy đôi này thì sao?”. Hỏi
đến ba lần ông mới được cô ta gắt lên: “Mắt ông để đâu vậy? Không nhìn
thấy bảng “hàng mẫu không bán” à?”.
Về nhà có người mách ông phải gặp kẻ môi giới và trả
thêm tiền mới mua được. Chạy vạy mấy ngày, trả thêm gấp đôi tiền cùng
rất nhiều lời cảm ơn, cảm tạ cuối cùng ông cũng mua được đôi dép và cặp
chiếu cói. Câu chuyện trên của ông Nguyễn Đình Kiên, xã Gia Trung, huyện
Gia Viễn (Ninh Bình) về tình trạng quá bình thường của bản thân ông
cũng như của tất cả mọi người sống trong thời bao cấp.
Ai mua thứ gì cũng phải đến hợp tác xã mua bán hay cửa
hàng mậu dịch quốc doanh. Mua cây kim cuộn chỉ hay cái bấc đèn cũng cực
kỳ khó khăn. Nhà nước bán hàng dưới giá thành và cũng thấp hơn giá chợ
(bán phân phối), hàng hóa không đủ
1/10 nhu cầu nên nhân viên thương nghiệp kênh kiệu, xem
thường khách hàng vô cùng. “Bán như cho” là lời cửa miệng đầy xót xa
của thời ngăn sông cấm chợ lúc bấy giờ.
Các chuyên gia kinh tế bao cấp nghĩ rằng Nhà nước bán
rẻ (dưới giá thành) cho dân những mặt hàng thiết yếu thì Nhà nước cũng
phải mua sản phẩm của họ với giá rẻ (dưới giá thành). Phần chênh lệch sẽ
được tính tương đương nhau, không bên nào bị thiệt mà vẫn ổn định được
nhu cầu của mình.
Cả xã hội lúc ấy trở thành một thị trường mua không
được bán cũng không xong. Và khi không đủ hàng hóa để cung cấp, sự thất
thoát giữa các khâu phân phối trung gian quá lớn thì thương mại quốc
doanh trở thành một thứ ân sủng đối với người tiêu dùng. Vì thế thị
trường tự do không thể bị xóa bỏ triệt để nhưng cũng không ngừng bị bóp
nghẹt. Nó đã đẻ ra môi trường màu mỡ cho những thủ đoạn tiêu cực như móc
ngoặc, chà đạp, tham ô, đầu cơ. Hàng hóa đã khan hiếm lại bị đủ thứ trò
mánh mung, thiệt thòi nhất vẫn là kẻ mua mà mặt mày thường cứ như người
“mất sổ gạo”.
XUÂN TRUNG - QUANG THIỆN
Cuộc sống Hà Nội 1975-86
Mà chẳng phải đến thế kỷ XX người ta mới làm vậy. Trung quốc, ngoài các bộ chính sử kinh điển, lại sớm có từ lịch sử ăn mày, lịch sử lưu manh, tới lịch sử trò chơi, lịch sử tuyển chọn người đẹp tiến cung (bản tiếng Việt mấy cuốn này đều đã in ra từ mấy năm trước).
Xét trên mặt bằng chung đó, phải nói phòng trưng bày Cuộc sống Hà Nội thời bao cấp
là một nỗ lực khai phá mở ra một hướng nhìn lại quá khứ rất có
triển vọng. Nhờ sự gợi ý và giúp đỡ của một số tổ chức quốc tế (1),
lần đầu tiên có một cách tổng kết lịch sử theo cung cách rất hiện
đại. Nhân triển lãm người ta có thể nghĩ lại về cách sống một thời,
từ đó liên hệ với sự phát triển của con người trong hoàn cảnh của
nền kinh tế thị trường hôm nay.
Nói như ngôn ngữ thời nay,cái giá để duy trì sự nhất trí và do đó sự ổn định như vậy “ không rẻ “.Về mặt sản xuất,đã thấy chế độ bao cấp mang lại nhiều tai hại. Nó tước đi của xã hội sự năng động và khả năng điều chỉnh tự nhiên. Nó kìm hãm sức làm việc khiến cho toàn bộ sản xuất ngưng trệ thậm chí thụt lùi. Nhưng không chỉ có thế. Tác động sâu xa mà nó để lại trong đời sống tâm lý và toàn bộ cách sống của con người cũng là điều đáng để day dứt.
Bảo rằng mục tiêu của cả một thế hệ Việt Nam trong đêm trước đổi
mới là “ sống và sống đẹp “ như gần đây một vài tờ báo đã viết thì
không ai cãi lại được. Riêng những năm đầu chiến tranh thì quả là
một thời kỳ Nghiêu Thuấn. Ở Hà Nội, các nhà đi sơ tán chỉ khóa cửa
bằng một cái khóa sơ sài. Ra đường, cánh bộ đội chúng tôi vẫy xe dễ
dàng. Người nọ nghĩ về người kia với một niềm tin tự nhiên. Đẹp là
đẹp theo nghĩa ấy!
Con người và tư tưởng thời bao cấp
NHÂN CUỘC TRƯNG BÀY VỀCuộc sống Hà Nội 1975-86
Một cách làm sử
Mặt nghệt ra như mất sổ gạo. Một yêu anh có may ô -- Hai
yêu anh có cá khô để dành -- Ba yêu rửa mặt bằng khăn--- Bốn yêu anh
có cái quần đùi hoa. Những câu ca dao tục ngữ ấy được dịch hẳn ra tiếng Anh rồi được
kẻ nắn nót cẩn thận trên những bức tường lớn, dưới đó là mấy gian
trưng bày các hiện vật theo một cách thức mà trong điều kiện ở Hà
Nội này phải gọi là “hoành tráng”.Đó là một căn hộ thu nhỏ với
những vật dụng phổ biến một thời, kể cả cái hố xí được ngăn lại để
nuôi lợn. Đó là một cửa hàng gạo có kèm theo thông báo tháng này bán
gạo thế nào. Rồi một cửa hàng bách hóa với biển hiệu rỉ nát và những
bao thuốc cũ mèm, tưởng như sắp mốc đến nơi.
Bộ sưu tập Cuộc sống Hà Nội thời bao cấp đã trình diện như thế tại bảo tàng có uy tín số một hiện nay, Bảo tàng dân tộc học.
Một định hướng lớn của bộ môn lịch sử - văn hóa thời hiện đại là
đi vào những chuyện có vẻ không có gì đặc biệt, nói theo nhà nghiên
cứu F. Braudel, “những cấu trúc của sinh hoạt đời thường”.
Một lần tôi đọc tờ báo chuyên về điểm sách của Nga, được biết bên
Moskva họ cho dịch cả những cuốn kể chuyện nước Đức thời Hitler,
người dân thường đọc sách gì, xem phim gì, đi làm bằng phương tiện
gì, học sinh học sử ở trường ra sao, mơ ước về tương lai ra sao. Còn
bản thân người Nga cũng làm những cuốn tương tự, trình bày riêng về
từng giai đoạn như các thập kỷ sáu mươi, bảy mươi thế kỷ XX.
![]() |
Còn ở mình thì sao? Cách hiểu về sử quá cổ lỗ. Lịch sử thường chỉ
dành riêng cho những chuyện quen gọi là thiêng liêng, và quá khứ thì
cứ bị quấn vào hiện tại, để rồi người viết lúng túng như gà mắc tóc,
làm khoa học cũng cũng vật vờ mà làm chính trị cũng nửa vời kiểu ăn
theo, chẳng đâu vào đâu.
Giở lại cuốn Từ điển tiếng Việt của Văn Tân do NXB Khoa học xã hội cho in năm 1977, thấy mặc dù đã nói tới hiện tượng móc ngoặc đến những người chuyên nghề phe phẩy, song hai chữ bao cấp
vẫn chưa có mặt. Người ta cũng có thể quan sát thấy tình trạng
tương tự ở các từ điển từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài (chẳng hạn
từ điển Việt Hán) cùng xuất hiện trong thời gian trên. Mãi đến từ
điển Hoàng Phê mới thấy bao cấp được định nghĩa đầy đủ.
Từ nhiều năm nay trong xã hội đang tồn tại một tình trạng sinh hoạt
tinh thần có thực -- những vấn đề có ý nghĩa nhận thức như “ta đang
là gì”, “ở vào tình trạng như thế nào “ không được xã hội xem trọng
; mỗi khi cần thay đổi, chỉ thích bàn nên làm thế này thế nọ mà
không chịu nghĩ lại xem bắt đầu từ đâu, dân mình đang có những chỗ
hay chỗ dở ra sao. Nói chung nhiều lúc thích sống về phía trước hơn
là quay lại chuyện cũ.Mà khi người ta không tự hiểu mình, không có
sự đánh giá đúng đắn về quá khứ thì mọi hành động lao tới phía trước
rất dễ sai lệch.

Mọi chuyện có từ bao giờ hay là một ít sự kiện “đã thuộc về lịch sử”
Sẽ là không thừa nếu “chính danh” một chút, tức tìm cách gọi đúng tên sự vật trước khi bàn về sự vật đó.
Về mặt thời gian, lẽ ra, cuộc trưng bày trên Bảo tàng dân tộc học phải mang cái tên là Cuộc sống Hà Nội thời hậu chiến. Còn nếu muốn đi vào thực chất kiểu sống những năm ấy, thay cho bao cấp, người ta có thể dùng những chứ khác như thời trì trệ.
Bề nào mà xét thì cũng phải có cái nhìn bao quát từ chiến tranh
chống Mỹ, và lùi lại cả giai đoạn từ sau 1954 trở đi.Trong cái mạch
chung đó, giai đoạn sau từ 1975 cho tới 1986 chỉ là một phân đoạn
--- tuy là phân đoạn chín nhất, bộc lộ một cách đầy đủ nhất bản chất
của một giai đoạn phát triển xã hội.
Những ai từng đọc các bộ lịch sử Liên xô cũ hẳn nhớ, chủ nghĩa
Cộng sản thời chiến từng được giải thích khá kỹ và tinh thần của nó
còn chi phối tới khi nhà nước sụp đổ. Ở Trung quốc, những quan niệm
cơ bản đã được thể nghiệm từ thời Diên An để sau 1949 triển khai ra
toàn đại lục rộng lớn, kể cả Bắc Kinh Thượng Hải.
Còn đối với nhiều người dân Hà Nội, thì đó là cả một câu chuyện khá dài.
Trong hồi ký Cát bụi chân ai, Tô Hoài từng kể về không khí Thủ đô sau 1954:
“Chín năm ở rừng, không có lương, quần áo phát theo mùa, xà phòng
tắm và giặt cũng lấy ở kho từng miếng, cơ quan sắm dao kéo húi đầu
cho nhau. Trở lại thành phố, khó đâu chưa biết, nhưng thức ăn hàng
hóa ê hề. Chiều chiều, uống bia Đức chai lùn bên gốc liễu nhà Thủy
tạ. Nhà hàng Phú Gia vang đỏ vang hồng vang trắng vỏ còn dính rơm
như vừa lấy ở dưới hầm lên. Áo khoác da lông cừu Mông Cổ ấm rực,
người ta mua về phá ra làm đệm ghế. Hàng Trung quốc thôi thì thượng
vàng hạ cám. Kim sào, kim khâu, chỉ mầu, củ cải, ca la thầu sắng xấu
mỳ chính xe đạp cái xe trâu cao ngồng. Ca xi-rô ngọt pha vào bia cho
những người mới tập tọng uống bia. Bắt đầu được lĩnh lương tháng.
Không nhớ bao nhiêu, nhưng tối nào cũng la cà hàng quán được. Có cảm
tưởng cả loài người tiến bộ đổ của đến mừng Việt Nam Điện Biên
Phủ”(2)
Nhưng cái giai đoạn thoải mái mà Tô Hoài tả đó chỉ ngắn ngủi chốc
lát. Hàng hóa nhiều không phải vì làm ra mà vì mới tiếp quản thành
phố sẵn của kho đem bán. Nguồn hàng không phải tự mình làm ra ấy cạn
rất nhanh. Và cái câu mà một tờ báo lấy làm đầu để “màu thời gian
xám ngắt” (Tiền phong chủ nhật 17-6-06) bắt đầu từ đây.(3)
Trước tiên là sự thiếu thốn.
Nhiều mặt hàng thiết yếu sản xuất ra không đủ, phải bán nhỏ giọt
mà là nhỏ giọt theo kiểu người thời nay khó tưởng tượng được. Sách Kinh tế Việt nam 1945-2000 có
chụp lại thông báo của Sở thương nghiệp Hà Nội 11-1956, trong đó
nói rõ các đại lý diêm được “nâng mức bán lẻ từ một đến năm bao”,
tức là mỗi người được mua năm bao sau một lần xếp hàng. Đây nữa, một
ít con số mà tôi “làm cái sái nhì” lấy lại từ cuốn sách vừa dẫn.
Trên công báo 1955, có ghi mỗi công nhân viên về nguyên tắc mỗi năm
được cấp 5-7 mét vải. Đầu 1955, sinh đẻ được cấp 5 mét diềm bâu khổ
70mm, 30 kg gạo; văn phòng phí gồm 1,5 thếp giấy /tháng / người.
Bình quân 10 người / tờ báo Nhân dân, một tờ Cứu quốc.
Quạt điện cấp cho các vị từ cấp Thường vụ Ban thường trực Quốc Hội,
Bộ Thứ trưởng, các chuyên gia nước ngoài, các đoàn ngoại giao. Cũng
diện Bộ Thứ trưởng được dùng điện đèn, điện quạt tùy yêu cầu (tr.
665).
Sự thiếu thốn này kéo theo cả một quy trình sống mà người ta phải
thích ứng. Khoảng trước sau 1960, bắt đầu có chế độ sổ gạo áp dụng
cho toàn dân. Rồi tiếp sau đó, dường như tất cả nhu yếu phẩm đều có
phiếu, như phiếu mua pin cho máy thu thanh – mà hồi đó người
Hà Nội quen gọi là đài --, phiếu mua phụ tùng xe đạp. Có hai điều
không cần phải nói ai cũng biết 1/ định lượng cung cấp cho đại bộ
phận các thành viên xã hội ngày mỗi giảm 2/ chất lượng các nhu yếu
phẩm ngày một kém. Điều này đã được một cán bộ thương nghiệp nhẩm
thành bài vè Nhất gạo nhì rau – Tam dầu tứ muối – Thịt thì đuôi
đuối -- Cá biển mất mùa – Đậu phụ chua chua – Nước chấm nhạt thếch
-- Mì chính có đếch – Vải sợi chưa về -- Săm lốp thiếu ghê – Cái gì
cũng thiếu (tr 412). Tất cả cứ thế mà trượt dài cho đến giai đoạn hậu chiến.
Thích hợp nhưng để lại nhiều di lụy
Thời bao cấp (75-86) luôn được biết đến như một thời gian khó với cơ chế quản lý kinh tế xã hội không thích hợp. Trong bản giới thiệu trước khi dẫn vào Cuộc sống Hà Nội thời bao cấp có
ghi như vậy. Xét theo lẽ phải thông thường, có thể thấy điều đó là
đúng. Làm sao mà quản lý xã hội kiểu đó là thích hợp được?
Nhưng nên nhớ điểm xuất phát của chính sách này là hoàn cảnh “thời
chiến”, một cuộc chiến tranh chúng ta luôn luôn ở thế yếu và phải
có những nỗ lực vượt bậc. Tất cả cho tiền tuyến. Thóc không thiếu một cân – quân không thiếu một người.
Những khẩu hiệu đó được hiểu chính xác đến từng chữ. Người ở hậu
phương lúc này như sống theo ăn theo. Thế thì có thiếu cũng là bình
thường!
Vả chăng, để tiến hành chiến tranh, xã hội cần phải kết lại thành
một khối rắn chắc, mà muốn thế, cần ghép mọi người vào tổ chức, nói
theo một danh từ của lịch sử, là “ đoàn ngũ hóa “ họ. Việc phân phối
theo kiểu bao cấp chỉ là kết quả của một quá trình lớn lao hơn: Tất
cả những gì thuộc về con người phải được quản lý.
Nếu nhìn nhận liền cả một quá trình như thế thì có thể thấy rằng
không phải cái cơ chế quản lý kinh tế mà ta gọi là bao cấp ấy là không thích hợp, mà có thể nói nó là một cái gì hết sức thích hợp
mới đúng. Tương tự như câu chuyện hợp tác hóa. Chắc chắn là không
có hợp tác hóa không thể đánh Mỹ được.Tại sao vậy? Bởi có hợp tác
hóa thì mới dễ dàng huy động được những sản phẩm mà nông dân sản
xuất được để tiếp tế cho chiến trường. Có hợp tác hóa mới dễ đưa
người đi bộ đội.
Đó không phải là một kiểu quản lý khôn ngoan và có hiệu quả ư? Tất nhiên rồi. Nhưng không thể có cách nào khác.
Ra đời trên cơ sở một cơ chế sản xuất bị kìm hãm, quy trình bao
cấp sau đó quay trở lại củng cố sự kìm hãm đó, tức làm cho tình
trạng trì trệ càng thêm trì trệ. Cái được rất nhiều, nhưng cái mất
còn lớn hơn nữa. Và cái đáng sợ nhất là không ít người coi cách quản
lý đó là duy nhất thích hợp nên không nghĩ đến chuyện làm khác đi,
thậm chí hủy bỏ, khi hoàn cảnh đã thay đổi. Bởi nó tiếp tục duy trì
có tới cả chục năm sau chiến tranh, nên cuộc trưng bày mới được
khuôn vào quãng thời gian 75-86 nói trên. Lúc này cái chế độ bao cấp
đã đạt đến mức “ cổ điển” của nó. Người ta sống trong đó như cá
trong nước, nghĩa là tự nhiên thuần thục, và đành lòng chấp nhận tất
cả. Chỉ lấy ví dụ về lương, đây là con số đưa ra trong cuốn sách Kinh tế Việt Nam1955-2000 cách tính toán mới phân tích mới (Trần Văn Thọ chủ biên, nhà xuất bản Thống kê
2000): so với năm 1978, thì mức lương năm1980 chỉ bằng 51,1%
và năm 1984 chỉ còn 32,7%. (4) Sự vô lý đã lên đến mức không cách gì
bào chữa được nữa.
Những sự gậm nhấm thường trực
Tiếu lâm Việt Nam nổi tiếng với các loại truyện có liên quan tới
miếng ăn, từ thày đồ ăn vụng mật tới anh chàng sang nhà bố vợ, nhờ
con gà vướng dây mà gắp lia lịa. Với rất nhiều truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan, với Đói của Thạch Lam hoặc Một bữa no của
Nam Cao … người ta đã thấy văn chương tiền chiến có nhiều tác phẩm
cảm động đi vào miêu tả những liên hệ của con người với miếng ăn.
Hồi ký Từ bến sông Thương của Anh Thơ kể hồi kháng
chiến chống Pháp, có lần tác giả bắt gặp Xuân Diệu đang trên đường
vào Khu Bốn. Hỏi tại sao vào, mới biết ra ở Việt Bắc thiếu cái ăn
quá, tác giả Thơ thơ “du” Thanh Nghệ để tìm cách cải thiện sức khỏe.
Mối quan hệ giữa con người và miếng ăn vốn đặc trưng cho mỗi thời đại.
Tháng mười 1954, khi Hà Nội mới giải phóng, tôi ở vào tuổi 12.
Trong số những kỷ niệm liên quan tới sự kiện này, có việc một hôm
chính quyền bán theo giá rẻ gần như cho không mỗi hộ một kg đường.
Cả cái xóm nghèo Thụy Khuê chúng tôi háo hức chờ đợi. Và ở tuổi 12,
tôi được theo người lớn đi xếp hàng từ bốn giờ sáng. Quý lắm, hể hả
lắm, mỗi lần nói tới giải phóng Thủ đô lại nhớ cân đường mua rẻ.
Gần mười năm sau, mùa hè 1963, trong những ngày học Đại học sư
phạm Vinh, một lần lớp Văn II B của tôi lên huyện miền núi Nghi Lộc
giúp dân thu hoạch lúa. Để động viên, cấp trên phát chúng tôi mỗi
người một lạng đường gói vào tờ giấy báo. Xin phép gạt nỗi xấu hổ ra
một bên để thú thực là ngay trong buổi họp, nhiều sinh viên, trong
đó có tôi, đã giở cái gói mỏng teo đó ra, liếm sạch, vừa liếm vừa
nhìn nhau cười, vì không ai bảo ai mà ứng xử giống nhau thế!
Đúng như một trong những câu ghi trên tường cuộc triển lãm này
đã xác định, trong suốt cái thời gian khó đó, có những lúc cái sự ăn
trở thành tất cả đối với con người. Từ sáng đến tối chỉ nghĩ
chuyện ăn. Ăn là thiêng liêng. Ăn là dấu hiệu chứng tỏ mình đang
được sống. Thay cho câu “ tôi tư duy vậy tôi tồn tại “, điều tâm
niệm của con người lúc này là “tôi còn được ăn, vậy tôi tồn tại”.
Ngoài sự ăn, trong may mặc, đi lại, và cả trong vui chơi giải trí
nữa, con người lúc ấy cũng ở vào tình trạng tương tự. Những câu
nhại Kiều “Bắt ở trần phải ở trần --- cho may ô mới được phần may ô” lan ra như cỏ dại, câu này chết đi, câu khác lại được truyền tụng.
Nói rằng thiếu thốn còn quá đơn giản, phải nói sự thiếu thốn lúc
ấy đã lên đến mức vượt ra ngoài sự tưởng tượng. Hơn nữa, sự thiếu
thốn triền miên ấy đã in dấu vào tâm lý mọi người và trở nên một
cách nghĩ thường trực, nhìn bên ngoài có chút gì kỳ quái, thế mới
đáng sợ.
Lại nhớ Ngô Tất Tố có bài tiểu phẩm kể Làm no hay là cái ăn trong những ngày nước ngập. Trong số những người phát biểu cảm tưởng sau khi xem trưng bày Cuộc sống Hà Nội thời bao cấp,
cũng có người có cái ý nghĩ tương tự như nhân vật Ngô Tất Tố, tức
là nói đến khả năng vượt lên trên sự đói, với một chút tự hào. Tuy
nhiên, nếu có muốn cười thì thật ra nhiều người chúng ta thường đã
phải giấu đi những giọt nước mắt.
Vâng, làm sao khỏi ứa nước mắt, khi nghĩ tới những sáng kiến hồi
đó. Nuôi lợn ngay trong các căn hộ 20 mét của các chung cư. Lộn cổ
áo sơ mi và “ tích kê “ những chỗ ống quần dễ rách. Nhặt mảnh phim
về kết thành làn. Thu góp từng cái ruột bút bi viết hết để mang về
bơm lại. Lộn trái phong bì để sử dụng thêm lần nữa … Nhiều chuyện
lắm và có những chuyện bây giờ phải diễn giải ngọn ngành mới hiểu
nổi.
Bảo rằng đó là tiềm năng sáng tạo được bộc lộ thì cũng đúng. Nhưng
tôi cứ thấy tủi cho chữ sáng tạo thế nào. Sáng tạo liều, sáng tạo
quẩn, sáng tạo lấy được …, chắc còn có thể mệnh danh cho sự sáng tạo
ấy bằng nhiều chữ nghĩa xót xa khác.
Những thay đổi đã đến với con người
Nói như ngôn ngữ thời nay,cái giá để duy trì sự nhất trí và do đó sự ổn định như vậy “ không rẻ “.Về mặt sản xuất,đã thấy chế độ bao cấp mang lại nhiều tai hại. Nó tước đi của xã hội sự năng động và khả năng điều chỉnh tự nhiên. Nó kìm hãm sức làm việc khiến cho toàn bộ sản xuất ngưng trệ thậm chí thụt lùi. Nhưng không chỉ có thế. Tác động sâu xa mà nó để lại trong đời sống tâm lý và toàn bộ cách sống của con người cũng là điều đáng để day dứt.
Tchekhov là một nhà văn Nga vốn rất nhạy cảm với chủ đề nỗi khổ làm
hại tới phẩm chất con người. Qua miệng một nhân vật, ông từng khái
quát “những kẻ đang chịu đau khổ thường ích kỷ, ác độc, thiếu tỉnh
táo nghiệt ngã, và ít khả năng hiểu người khác hơn cả những người
đần độn”.
Ông từng dựng lại một nhân vật suốt đời lo kiếm sống và khi về già
lấy việc được ngồi ngắm những trái cây thu hoạch trong vườn mình
làm điều mãn nguyện (Quả phúc bồn tử). Bởi đã có lúc quá thiếu thốn, nên khi no đủ con người vẫn hiện ra bệ rạc đáng thương.
Sự tha hóa con người ở mọi thời đại không ra ngoài hai hướng mà Tchekhov đã khái quát ở trên.
Sau đây là một trường hợp gần với chúng ta hơn, một cách ứng xử
bề ngoài có vẻ như không có gì quá đáng mà chỉ thoáng một chút kỳ
dị, nhưng không vì thế mà bớt đi vẻ bi thảm. Trong Chơi vơi trời chiều (5),
nhà văn Trung quốc Thiết Ngưng từng đưa ra một nhân vật rất lạ: do
có thời gian bị đày xuống nông thôn và chịu cảnh rét buốt thấu
xương, bà dạy mẫu giáo ở một huyện nọ nảy sinh một thói quen là lúc
nào cũng lo rét sợ rét, và không đủ phương tiện chống rét ; thế là
đi đâu, tới cửa hàng bách hóa nào, bà cũng lùng sục để mua chăn
bông, rồi về “ xếp cao từ nền nhà lên tận trần”.
Những ngày thiếu thốn cũng đã để lại trong tâm lý con người Việt
Nam nhiều loại di lụy tương tự. Cái hèn mà ta vốn khinh ghét, cái
hèn đó ngấm ngầm ăn vào máu ta. Hèn theo nhiều nghĩa. Lúc nào cũng
lo lắng, sợ sệt. Và chỉ có những niềm vui tầm thường. Mua được cân
gạo không bị mốc, vui. Cưới cho con trai cô vợ làm ở cửa hàng lương
thực nên cả họ mua bán dễ dàng, quá vui. Đi bộ mấy cây để đến nghe
nhờ đài ở một nhà bạn, cũng đã vui lắm. Vui đấy rồi thấy mình sự
khốn khổ của mình ngay đấy, và ngày mai, lại vẫn tiếp tục cái tầm
thường dễ thương đó.
Cũng theo những cách thức rất từ tốn, sự xót xa đã đến, mà chỉ
những lúc thật tĩnh trí người ta mới nhận ra, nhưng nó cứ bám vào
đầu óc ta mãi. Được giải thích kỹ lưỡng, ai cũng hiểu hy sinh là
cần. Nhưng vì sự hy sinh này đã kéo quá dài nên người dân không khỏi
sinh ra mệt mỏi. Nhiều sự uể oải diễn ra ngoài ý muốn. Và nguy hiểm
nhất, sự ngại ngùng khi nhìn về phía trước. Con người cảm thấy không
bao giờ mình có thể vươn tới những cái cao đẹp. Mình đã bị đánh mất.
Nhắm mắt buông xuôi, tự cho phép làm bất cứ điều gì khi thấy cần,
miễn là tồn tại. Lòng tự trọng kiểu nhân vật lão Hạc của Nam Cao
không còn. Mà đến một chút phẫn uất của Chí Phèo cũng không còn nốt.
Theo chỗ tôi biết, trong thời gian gọi là ngưỡng cửa của công cuộc
đổi mới (khoảng 1985-86), nhà mác - xít Trường Chinh vốn người kiên
định bỗng có một sự chuyển biến. Trước đây, ông nghĩ rằng sự chịu
đựng của nhân dân là không giới hạn. Tới lúc này thì không phải thế
nữa. Sự chịu đựng có thể xói mòn lương tâm và làm thoái hóa con
người. Bởi hiểu thế, ông nghiêng hẳn về cải cách.
Những mối quan hệ bị biến dạng
Đồng thời với việc tác động vào tâm tính con người, những
ngày bao cấp cũng mang lại cho mối quan hệ giữa người với người
những biến dạng. Sự biến dạng này mỗi ngày một ít, đến mức người
trong cuộc khó nhận ra, nhưng rồi cuối cùng vẫn hằn lên thành những
quy tắc rõ ràng, dù là quy tắc không ghi thành văn bản.

Song có một sự thực là đến đầu những năm bảy mươi, mọi chuyện đã
khác và từ sau 1975 thì càng khác. Dễ thấy nhất là chuyện những
chiếc xe đạp; ngoài khóa chính lại còn phải khóa thêm cái yên.Tô
Hoài kể trong Cát bụi chân ai: Ở một cửa hàng ăn rất sang
hồi ấy, những chiếc đĩa đựng bánh ngọt phải bắt vít xuống mặt bàn.
Một sự thực nhiều người tuổi tôi còn nhớ: các quán mậu dịch giải
khát (kể cả cà phê) loại tầm tầm cũng “thống nhất” đục một lỗ thủng
các thìa nhôm để đánh dấu. Vì sao ư, đơn giản lắm, vì sợ ăn cắp. Chính sách em học đã thông -- Chỉ vì túng thiếu xin ông ít nhiều: Quả
thật, càng ngày nạn ăn cắp càng phổ biến, dù chỉ là ăn cắp vặt. Ăn
cắp bởi không có cách nào khác để sống. Và bởi nhiều ăn cắp quá nên
không bị coi là việc xấu nữa.
Tương tự như thế là sự dối trá. Hồi ấy báo chí ít lắm, mà từng tờ cũng it trang ít chữ, vậy mà có lần trên báo Nhân dân
(tôi nhớ đâu như 1974) có cuộc thảo luận về làm ăn thật thà, điều
đó chứng tỏ là lúc đó sự dối trá trong làm ăn đã lan ra rất rộng.
Không thật thà trong việc làm ra của cải. Nhất là không thật thà
trong chuyện phân phối.
Nếu thời gian đầu, giữa người với người có sự chia ngọt sẻ bùi thì càng về sau (xin nhấn mạnh một lần nữa: đặc biệt nhất từ 1975 trở đi),
một xu thế ngược lại ngày càng nổi lên và đóng vai trò chi phối:
trong cảnh nghèo rỗi rãi, người ta rất hay soi mói để ý đồng nghiệp
và hàng xóm. Nghi ngờ xen lẫn ghen tị. Nghi ngờ: “đói ăn vụng túng
làm càn”, ai cũng một lần da đến ruột, ai cũng sẵn sàng làm bậy như
mình thôi. Và ghen tỵ, ghen tị một cách tự nhiên, thậm chí không
biết rằng đang làm một hành động độc ác. Cùng cảnh khổ với nhau,
không lẽ gì có người hơn kẻ kém. Vậy không ai được phép hơn mình.
Không cho ai ngóc đầu lên cả. Cách gì cũng có thể làm, miễn là kéo
được nhau xuống.
Trên
nét lớn, nhiều người biện hộ: con người phải thay đổi như vậy để
thích ứng với hoàn cảnh. Tôi thấy cũng có lý, chỉ nói thêm, quá
trình thích ứng này không nên chỉ được xem như một cái gì đáng khen,
đáng mừng mà thực ra là một quá trình kép, tích cực có mà tiêu cực
cũng có, tiêu cực rất nhiều nữa.
Trong một tài liệu mang tên Xã hội học cá nhân,
nhà tâm lý học người Nga I.X.Kon từng nêu mấy nhận xét có tính chất
lý luận. Kẻ lo thích nghi là kẻ trí tuệ kém phát triển hơn người
độc lập. Họ ít khả năng làm chủ bản thân trong những điều kiện căng
thẳng. Họ thường nghe ngóng dao động và rất dễ quay trở về với tình
trạng vốn có, nói nôm na là họ rất bảo thủ. Bởi họ không đủ lòng tự
tin. So với những nhân cách độc lập, và được phát triển trong điều
kiện chính thường, thì quan niệm của họ về bản thân phiến diện hơn
hời hợt hơn. Đứng trước thực tế khách quan, năng lực phán đoán của
họ rất thấp. Với người chung quanh họ vừa thiếu tin tưởng vừa dễ bị
lừa. Nói chung là họ rất thụ động, hay đạo đức hóa các mối quan hệ
và sợ xa rời tiêu chuẩn.
Không cần gò ép chút nào, cũng có thể thấy những đăc điểm đó của con người thích ứng
cũng là đặc điểm của chính chúng ta thời bao cấp, với cách biểu
hiện khi tinh tế hơn khi trắng trợn hơn, song loại nào cũng có.
Những quan niệm thô thiển về con người và những thang bậc chặt chẽ
Từ những hoạt động lặp đi lặp lại, lẽ tự nhiên có sự hình thành
những quan niệm.Trở lên, tôi đã nói những tác động của quá trình
đoàn ngũ hóa, hợp tác hóa cũng như sự bao cấp nói chung tới quan
niệm sống của mọi người dân thường, mọi công dân. Thế còn ảnh hưởng
của nó tới ngay người quản lý xã hội? Đây là cả một câu hỏi lớn,
dưới đây chúng tôi chỉ nói tới hai điểm nhỏ.
Thử đọc một cái lệnh về quản lý lạc được ghi lại trong cuốn Kinh tế Việt Nam 1945-2000:
Không có thị trường tự do về buôn bán cũng như về trao đổi các mặt
hàng kể trên, cụ thể như lạc chỉ để lại vừa đủ làm giống cho vụ sau
tính toán cho sát. Người sản xuất không tiêu dùng là tốt, người
trồng lạc không ăn lạc không dùng lạc để làm kẹo hay luộc để bán …
Đối với nông sản dùng để chế biến thực phẩm cho nhân dân thì nhà
nước phải quản lý chặt chẽ trên thị trường, không để ai buôn bán
kiếm lời.
Đằng sau những lời lẽ cứng nhắc là một quan niệm khá thô
thiển: người ta nghĩ rằng mỗi thành viên xã hội không là gì cả, mỗi
công dân không thuộc về chính mình mà trước tiên là của cộng đồng.
Cái gì cũng có thể và cần phải quản lý -- xã hội và con người chỉ
còn là một thứ đất sét, muốn nhào nặn thế nào cũng được. Đây chính
là cái tư tưởng làm nền cho sự quản lý.
Để biện hộ cho mình, một thời gian dài, chúng ta khăng khăng cho
rằng những biện pháp như trên là duy nhất đúng và giá kể tiếp tục
như thế mãi mãi thì làm gì cũng được. Đáng lẽ phải hiểu rằng lối
quản lý đó gây ra rất nhiều tai hại trong nếp sống cũng như tư tưởng
con người thì người ta lại lầm tưởng nó là cái mẫu lý tưởng nên
theo, và sau này chỉ bần cùng bất đắc dĩ mới từ bỏ.
Tư tưởng đó cố nhiên chỉ có thể nảy sinh ở những người ít kinh
nghiệm nhưng lại quá tự tin không chịu rút kinh nghiệm. Không tính
hết hậu quả các chính sách xã hội của mình. Dễ cứng nhắc, thô bạo.
Còn một vấn đề nhức nhối nữa thường ngự trị trong đầu óc mỗi người
mỗi khi nhớ lại thời bao cấp (mà đến nay cũng chưa chấm dứt được
là), đó là cảm tưởng về một xã hội có sự phân chia theo những thang
bậc chặt chẽ.
Mọi chuyện cũng bắt đầu từ kinh tế. Sự cung cấp được chia ra theo ngạch bậc. Cán bộ cao ăn cung cấp – cán bộ thấp ăn chợ đen—Cán bộ quen ăn cổng hậu.
Phải nói ngay là cũng như toàn bộ chế độ bao cấp nói chung, việc
phân chia theo ngạch bậc là hoàn toàn tự nhiên, không thể làm khác.
Thế nhưng không phải vì thế mà làm thế nào cũng được!
Đây là một số số liệu ghi trong cuốn sách Kinh tế Việt nam 1945-2000: Trong
khi người dân thường mỗi tháng chỉ được 150 gram thịt, thì cán bộ
cao cấp trên được 6kg, tức là bốn chục lần lớn hơn. Và tính ra chênh
lệch là 100 đồng. Ngoài ra còn thuốc lá chè đường sữa len dạ, cũng
tạo ra khoản chênh lệch khoảng 100 đồng nữa.
Theo cách nhìn hiện đại thì cái sự hơn kém giữa trên với dưới trên
kia mô tả, kể cả những khoản giấu diếm – cũng chả là bao. Nhưng đặt
trong mặt bằng chung của thời chiến, đó đã là một sự chênh lệch
lớn. Bởi vậy những lời biện hộ cho rằng so với lương tối thiểu là 26
đồng thì lương bộ trưởng chỉ gấp tám lần (khoảng từ 200 đến 220
đồng) – lối biện hộ ấy không thuyết phục được ai.
Vốn cũng từ dân nghèo mà ra, người quản lý biết ngay rằng mình
hưởng có phần quá. Lại do chỗ muốn an lòng người dân, một khuynh
hướng tìm cách che giấu hình thành. Ban đầu là tự nhiên. Về sau là
cố ý.
Từ đây nẩy sinh một ấn tượng, thường in đậm trong đầu óc mọi người
mỗi khi nhớ tới cái khoảng thời gian gọi là thời bao cấp. Đó là hình
ảnh một xã hội mang tính thang bậc chặt chẽ. Cái này thì người dân
thường Hà Nội trước sau 1975 cảm thấy rất rõ. Bởi hồi ấy, xe ô-tô ở
Hà Nội rất hiếm, nên chỉ cần nhìn một chiếc xe con đi qua, chúng tôi
biết ngay là đã có một vị cỡ nào vi hành. Xe Pobeda và sau này là
Vonga đen ư? Cố nhiên là bộ trưởng trở lên rồi. Các thứ trưởng và
cấp tương đương đi những chiếc nhỏ hơn và ít oai vệ hơn, tức là loại
Moskovits. Một nhà văn hay ghi những chuyện vặt là Tô Hoài còn kể
ngay cách trang trí sau xe cũng có phân biệt. Như thế đấy, một nếp
sống đặc sệt chất quan liêu nảy sinh ngay trong thời buổi khó khăn
và con người tưởng là bình đẳng nhất.
Xưa nay nối tiếp
Các nhà kinh tế gần đây hay nói tới cơ chế xin cho,
nó là yếu tố cản trở tính năng động của xã hội. Nhưng ngồi thử vân
vi thì biết: Tác phong quan liêu cửa quyền. Thói quen luồn lách,
chỉ chực phá luật kiếm lợi riêng. Nhịp sống uể oải đến đâu hay đến
đấy. Lối suy nghĩ rập khuôn. Những đam mê đen tối. Niềm khao khát
thường xuyên muốn được tận hưởng những gì chỉ mới nghe mới thấy từ
những xứ sở xa lạ …Bấy nhiêu thói xấu mà hôm nay chúng ta khó chịu
(cũng như bao thói khác chưa kể ở đây), chẳng phải đều bắt nguồn từ
cái quá khứ mà chúng ta muốn không bao giờ lặp lại đó?!
Theo Từ điển Hoàng Phê, bao cấp là “cấp phát phân phối, trả công
bằng hiện vật và tiền mà không tính toán hoặc không đòi hỏi hiệu quả
kinh tế tương ứng”. Cuộc trưng bày Cuộc sống Hà Nội thời bao cấp là
một minh họa đích đáng cho cái định nghĩa phổ thông đó và mở ra cho
chúng ta một dịp để nghĩ lại mọi chuyện. Với việc không dùng tiền
tệ để thanh toán, và đẩy hoạt động sản xuất về tình trạng tự cấp tự
túc, cách phân phối ấy là một bước lùi trong tư duy kinh tế. Còn
nhìn rộng ra các mặt khác thì xã hội lúc ấy là xa lạ với khái niệm
xã hội dân sự. Bởi về đại thể, đó là một xã hội không bình thường,
nên những cố gắng bình thường hóa nó trở lại của chúng ta hai chục
năm gần đây mới khó khăn đến thế !
-------
(1) Cuộc trưng bày này nằm trong chương trình tổng kết 20 năm đổi
mới do UNDP và các quỹ khác như quỹ Ford, quỹ Sida tài trợ. Mở cửa
từ tháng sáu tới hết năm 2006.
(2) Điều
thú vị là đoạn này của Tô Hoài lại được sử dụng như là tài liệu
minh họa tốt trong một cuốn sách giáo khoa về kinh tế, cuốn Kinh tế Việt Nam 1945-2000,
tập II 1955-1975 – Đặng Phong chủ biên Nhà xuất bản Khoa học xã hội
–2005. Đây là một công trình nghiên cứu có giá trị khoa học thực
sự. Một số trích dẫn dưới đây có ghi chú số trang là lấy từ bản in
này
(3) Nhại một câu thơ của Đoàn Phú Tứ Màu thời gian tím ngát, bài Hương thời gian
(4) Dẫn lại từ Phạm Thị Quý chủ biên, Giáo trình lịch sử kinh tế Việt nam, NXB Đại học kinh tế quốc dân,2006, tr 399.
(5) Bản dịch đã in ở NXB Hội nhà văn 2006
(Chép từ http://vuongtrinhan.blogspot.com)(5) Bản dịch đã in ở NXB Hội nhà văn 2006
Phùng Gia Lộc
Thời niên thiếu & tuổi trẻ
Nhà văn, nhà báo Phùng Gia Lộc sinh năm 1939 tại làng Láng, xã Phú Yên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ông lúc còn trẻ hiếu học, ham đọc sách, lúc học trường sư phạm thường làm bạn với đèn đường để đọc sách, sau này có lúc cầm sách đi lang thang, mọi người cho là mất trí. Những chuyện về ông như nửa đêm trèo lên cây phượng đầu ghềnh thổi sáo, hay ở quê vợ kéo vĩ cầm trong những buổi tối quê tịch mịch vẫn còn được kể, có thể phác họa tính cách ngông mà nghệ sĩ của ông từ hồi trẻ.Phùng Gia Lộc có lúc làm thầy giáo tiểu học, giảng về Truyện Kiều có thể mê hoặc anh nông dân quê quên cả buổi cày. Vốn được nhiều người hâm mộ nên có khi ông cũng bị tai tiếng với những chuyện tình cảm phong lưu đến phải chuyển công tác.
Thời làm văn nghệ ở phòng văn hóa huyện Thọ Xuân, ông sáng tác rất nhiều: viết văn, làm thơ, viết kịch, cải lương, chèo, trong đó có rất nhiều vở do ông viết và dàn dựng cho các đội văn nghệ cấp xã gây được tiếng vang ở các cuộc thi trong tỉnh. Thời gian này ông là hội viên Hội văn nghệ Thanh Hóa.
Đêm tối và vinh quang
Năm 1983, Phùng Gia Lộc về nghỉ hưu trước tuổi, cùng vợ con vui thú ruộng vườn, vẫn tham gia hội văn nghệ của tỉnh và giúp vực dậy phong trào văn nghệ ở địa phương, tuy chẳng được lâu vì ông vốn ghét thói cửa quyền và cũng vì tính không cam chịu của ông nữa.Đó là thời gian trước đổi mới 1986, ở Thanh Hóa quê ông và sau này được biết là khắp nông thôn miền Bắc, nạn "cường hào mới" nổi lên khắp nơi. Một số cán bộ vốn là "đầy tớ của nhân dân", thời chiến tranh được nhân dân nuôi nấng, che chở, bây giờ thành "người có công" lên nắm quyền hành, lợi dụng quyền thế ức hiếp dân lành gây nhiều bức xúc. Chính sách thuế khóa từ trên áp đặt xuống, các địa phương phải tận thu để đủ chỉ tiêu cùng với nhiều chính sách đường lối thời bao cấp khác làm cho người dân ngày càng nghèo mạt, người nông dân trực tiếp làm ra lúa gạo vẫn phải đói thiếu. Việc người anh họ của ông, Phùng Gia Phan bị giết hại, được cho là có liên quan tới truyện ngắn trước đó của ông "Được vật báu" đăng trên báo Văn nghệ. Sự kiện này tác động mạnh tới Phùng Gia Lộc, cũng là tột cùng của đêm tối trong đời ông. Phùng Gia Lộc chạy ra Hà Nội, để tìm câu trả lời cho sự công bằng cho ông và những người xung quanh mình. May cho ông và may cho nền văn học nước nhà, lúc đó sự kiện cởi trói văn nghệ bắt đầu. Phùng Gia Lộc viết lại những trải nghiệm của ông về thực trạng nông thôn và những người nông dân quê ông trong bài bút ký Cái đêm hôm ấy... đêm gì, sau này gắn liền với tên tuổi của ông, gây nên một cơn địa chấn trong làng báo và dư luận nước nhà.
Cái đêm hôm ấy...đêm gì
Kể từ khi đánh máy ở tòa soạn báo Văn nghệ cho đến khi bài báo được in ra, bao nhiêu cảm xúc chấn động trong lòng người đọc, suốt nhiều tháng sau đó thư bạn đọc gửi về tới tấp, có nhiều người không thể tin nổi dưới chế độ mới đời sống người nông dân cơ cực như thế, có ý kiến so sánh với câu chuyện trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Báo Văn nghệ lúc bấy giờ cho đăng ý kiến của một người đọc phê phán kịch liệt tác giả Cái đêm hôm ấy... đêm gì, gây nên một cuộc bút chiến sôi nổi suốt nhiều số báo. Bạn đọc bảo vệ ông, ủng hộ ông, muốn giúp đỡ gia đình ông, tôn vinh và gọi ông là Người anh hùng nông dân nổi dậy. Thời gian này chính là buổi hoàng kim của tuần báo Văn Nghệ, cũng gắn liền với tên tuổi nhà văn Nguyên Ngọc - tổng biên tập lúc bấy giờ. Bạn đọc cả nước xếp hàng, háo hức chờ đợi báo mới mỗi tuần, bàn luận sôi nổi về những bài viết trên báo.Như nhà thơ Bế Kiến Quốc từng viết: "Người ta không thể “bất ngờ” viết ra được Cái đêm hôm ấy...đêm gì? nếu không gắn bó, từng trải tất cả những buồn vui sướng khổ của người nông dân đích thực như Lôc"3. Giá trị của bài bút ký chính là sự thật của câu chuyện làm thức tỉnh nhận thức cả xã hội trong đêm dài tăm tối trước đổi mới (Xem thêm sách và loạt bài Đêm trước đổi mới). Một gía trị khác chính là nhân cách, lương tri của người viết, một người cầm bút dũng cảm trước thời cuộc, trước đồng bào của mình. Đây là yếu tố làm nên tên tuổi Phùng Gia Lộc và sẽ khiến người ta còn nhắc tới ông, cũng là "thiên chức của người cầm bút" như ông thường nói, dám nói thẳng nói thật, nói đúng lúc cần thiết để xã hội tiến bộ.
Tư tưởng
Các sáng tác của ông thể hiện sự không khoan nhượng với những thói tiêu cực trong đời sống nơi thôn quê: tham nhũng, cửa quyền (Các truyện ngắn Chỗ rỉ, Con bò thải, bút ký Nam Giang vực xoáy...). Bài ký Chìm thuyền trên cạn là tâm đắc của ông với tư tưởng an dân qua câu thơ của Nguyễn Trãi: Lật thuyền mới biết dân như nước, rằng làm quan, làm cán bộ phải cẩn trọng lắm, như thuyền nổi trên nước, cẩn thận đừng để nước dậy sóng, nên thấy được sức mạnh, uy quyền của nước trước khi để bị lật thuyền.Sinh thời, ông thường ngâm ngợi và gửi gắm triết lý về một bậc vương giả trong nhân gian qua những câu ca dao như: Núi cao bởi có đất bồi, núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu? hay triết lý nhân sinh qua những câu như: Con ong làm mật yêu hoa, con cá bơi yêu nước con chim ca yêu trời...
Bài thơ Vô đề ông viết lúc cuối đời là những trăn trở, nỗi niềm đau đáu của ông trước những phận đời thấp bé luôn muốn vươn lên, đằng sau đó là mong muốn cứu khốn phò nguy âm ỉ trong ông chưa bao giờ tắt.
-
-
-
- Thương con thú ở thảo cầm viên
-
-
-
-
-
- Cũng trời cũng đất cũng thiên nhiên
-
-
-
-
-
- Ăn ở thoáng nhìn êm ả thật
-
-
-
-
-
- Tháng ngày lồng lưới dám sai quên.
-
-
-
-
-
- Thương cho cây cỏ mọc hang sâu
-
-
-
-
-
- Leo lét xanh xao vẫn dãi dầu
-
-
-
-
-
- Vẫn cố vươn tìm ra phía sáng
-
-
-
-
-
- Mặt trời soi chiếu những nơi đâu.
-
-
- Con gái ông giám đốc - Tập truyện và ký, 116 trang, NXB Thanh Hóa, 1987.
- Bút ký Cái đêm hôm ấy...đêm gì, báo Văn nghệ, 1987
- Bút ký Chìm thuyền trên cạn, 1989
Cái đêm hôm ấy... đêm gì?
Cuối năm 1983, tôi được ở nhà chờ quyết định về nghỉ chế độ. Chiều chủ nhật, thằng Học con tôi rủ rỉ nói:
- Con bắt được bác Quang ăn bánh cuốn ở hàng anh Minh.
Bác đi thồ sắn ở chợ Phúc Địa về. Bác cho mấy bó nhưng con không lấy.
Bác dặn con về đừng nói với bố mẹ là đã gặp bác. Nói, hôm nào sang bác
đánh chết.
- Hừ! Lại thế nữa...
Tôi buột miệng bảo với con thế, rồi thừ ra. Bạn bè anh em cùng một phòng với nhau mà đi qua không vào. Có điều gì nhỉ?
Sáng thứ hai tôi sang cơ quan ứng mấy cân gạo và định
bụng sẽ gặp, trút sấm sét lên đầu anh ấy. Nghe tôi trách, Lê Trung
Quang, trưởng phòng tổ chức Ủy ban huyện Thọ Xuân, cười hà hà làm lành
thật đôn hậu, dễ yêu:
- Giá có một mình thì tôi vào. Đằng này những bốn binh, khao được, anh cũng liệt. Vả lại, bốn cái xe nặng è, sợ tối.
Là trưởng phòng tổ chức ủy ban huyện, anh cũng để gia
đình vợ con đói thiếu. Ra anh còn kém cỏi hơn cả tôi, một kẻ chân chim
trần trụi, một tay sắp trở thành "phó thường dân". "Nhà mình cũng bí.
Nộp sản đi rồi, lúa đã cạn. Khó mà ăn thấu tết được". Quang lắc đầu bảo
thế.
Anh gạn tôi:
- Ông ở đây với tôi đêm nay cho vui. Tôi buồn quá.
Tôi chỉ vào mấy cân gạo đã bó buộc sau xe, bảo anh Quang:
- Phải mang "hàng chiến lược" này về chứ.
Nếu nghe lời Lê Quang Trung nằm lại với anh một đêm, thì tôi đã không thể nào hình dung nổi ở Phú Yên xã tôi Cái đêm hôm ấy là đêm gì...
Có cái "các" quá giang của Lê Trung Quang cho mượn, tôi
không phải mất ba đồng tiền đò. Qua sông Chu gió vù vù bên tai, tôi
phải kéo vành mũ len, trùm thấp cho đỡ run. Tôi về đến nhà, trời đã sẩm
tối, con mực xông ra í a í ẳng vờn chân lên hông. Vợ tôi bế thằng Văn
ngủ khì trong lòng, ngồi bên bếp than vỏ cao su um khói. Bên cạnh, thằng
cu Thức bốn tuổi đang liến láu. Còn Học - thằng con nhớn đang học bài ở
nhà trên.
Thấy tôi về thằng Thức reo lên:
- A bố! Bố về là bố về! Có chi không bố?
- Có cái rét cóng đây này!
Tôi nói rồi dắt xe vào nhà, mở túi gạo, vác xuống bếp khoe:
- Ứng được năm cân gạo.
Bà cụ thân sinh ra tôi mệt đã lâu, thấy tôi về, cũng gượng chống gậy xuống bếp sưởi. Cụ bảo:
- Mẹ Học đi nấu cơm cho bố va ăn!
Tôi hỏi:
- Nhà ăn rồi hả mẹ?
Cái thằng Thức đến là hở miệng, cấm có giấu nó được tí gì. Nó nói:
- Chỉ nấu cơm cho bà với em thôi! Mẹ với anh Học, với con ăn cháo rau má rồi. Bữa nay mẹ luộc rõ nhiều rau cải.
Tôi thấy cay sè trong mắt.
- Thế thì nấu thêm vào. Hết thì tao đi bới đất, nhặt
cỏ, van ông vái bà. Làm con người mà miếng cơm chín vào bụng vẫn không
đủ thì sống thế nào?
Vợ tôi định cãi câu gì đó, nhưng lại thôi, vội trao thằng Văn cho bà rồi lại mở túi gạo đi vo. Bà cụ nói:
- Rau cải ế nhăn! Đói, chả mấy người mua. Hôm nay mẹ va không đong được gạo. May lấy được đấy, không thì mai gác con lên...
Ngoài cửa gió ào ào, tiếng chó sủa ổng oảng ở đầu ngõ.
Có tiếng ai hỏi mua rau cải nhà tôi. Cô Hoa vợ chú Được. Hoa cũng người
họ Phùng, gọi tôi bằng bác. Chồng cô ấy là đội trưởng đội sản xuất cũ,
nay vừa được rút lên làm trưởng ban định mức, rồi phó chủ nhiệm. Cô vào
bếp vừa nói, vừa run:
- Sao năm nay rét sớm thế này? Bác bán cho cháu mấy bó rau cải xào.
Vợ tôi bắc nồi cơm lên bếp, mấy bà cháu phải dồn chỗ
cho hai người đàn bà tê cóng này ngồi cạnh bếp hơ tay, ngó chẳng khác
những viên đạn bị nén trong cái băng lò xo tròn. Tuy gần bằng tuổi vợ
tôi, nhưng là hàng cháu họ, nên Hoa vẫn bác bác, cháu cháu ngon ơ.
- Bác có ngan, gà gì để cho cháu vài cân. Giá mấy cũng được, cháu không quản.
- Còn có vài ba con, phải để hôm sau bà...
Tôi lừ mắt chặn lại câu nói hớ, khiến vợ tôi im bặt.
Chả là vì mẹ đẻ ra tôi yếu lắm rồi. Cụ đã bảy mươi lăm tuổi, lại phù nề
mặt mũi vàng ủng như quả thị rụng. Ai cũng bảo khó qua cái đầu mùa Đông
này. Vì vậy gia đình tôi đã lo chuẩn bị ngầm, phòng sau khi cụ về cõi.
Cái gì vợ tôi cũng bảo dành để hôm sau bà... thành quen miệng. Cau cũng
phơi kỹ bỏ be để hôm sau, thậm chí bọt bẹt được đồng rau nào cũng dồn
mua ván đóng sẵn áo quan để hôm sau... Ấy nhưng nói đến cái chết, cụ lại
giận và làm nau: Bay trông tao chết à? Tao phải sống để nhìn con cháu
được đến lúc sung sướng chứ. Khổ mãi rồi.
Tôi hỏi Hoa để lấp láp câu hớ rồi cho bà cụ khỏi giận:
- Mua đồ nhậu làm gì tối thế này?
- À... mua cho mấy thằng về đội ta thu sản, khuya các hắn đớp. Đội và quản trị thuê khoán cháu nấu.
Vì có chồng ở ban quản trị, cô ấy cũng là loại biết
nhiều chuyện "bí mật nội bộ". Hoa thì thò cho vợ tôi biết đêm nay là đêm
"đồng khởi" thu sản, tổng vét cả xã. Họ sẽ đổi chéo, công an và dân
quân đội này về đội kia, vét bằng hết. Vì đội 12 này là nặng gánh nhất,
nên họ sẽ điều về đây những tay cứng cựa. Hoa khuyên:
- Bác có thiếu sản, thì liệu mà xoay đi
- Thế thì tao đét bán rau cho mi nữa.
Vợ tôi toan từ chối, nhưng Hoa nài mãi và có tôi nói
vào nên chị chàng mới chịu nghe. Hoa cầm đèn ra vườn soi cho vợ tôi hái.
Cô ấy cầm rau, rồi còn đi các nhà bên cạnh hỏi mua gà. Cơm cạn, tôi vần
cạnh bếp. Vì không phải ghế độn khoai độn sắn gì nên chín rất mau. Thấy
chỉ nấu mình cơm tôi, lòng tôi lại buồn nổi gai. Vợ tôi bế thằng út vào
lót cho nó ngủ trong buồng, rồi lấy cho tôi cái bát, đôi đũa. Cuộc chào
mời đùn đẩy, nhường nhịn nhau rõ bực.
Tôi lùa hai bát cơm với nước dưa chua, rồi bỏ đấy. Bà
cụ nài, rồi tôi dỗ thằng Thức cũng lắc đầu không dám ăn chỗ cơm còn lại.
Hắn sợ mẹ. Nhà này, mẹ chúng nó có quyền uy tối thượng. Biết vậy, nhưng
tôi cũng sắp trở thành kẻ sống nhờ...
Ngồi ở bếp, tôi hỏi vợ:
- Nhà mình còn thiếu của hợp tác xã bao nhiêu thóc nữa em?
Cô ấy không trả lời tôi mà nói rất vô lễ:
- Có biết thế này, đái tòe tòe vào, chứ tội gì lôi về.
Cha đời! Bữa trước thì tuyên bố vớt được nấy ăn nấy, người ta mới hụp
lặn xuống nước lụt mà khở (gở) từng bông lúa. Nay lại giở trò giảm tỷ
lệ!
Tôi vỗ về:
- Thôi! Lụt thì lụt cả làng, em ạ! Em nói xem, so với tổng sản phải nộp, nhà ta thiếu bao nhiêu?
- Một tạ mười hai cân, em đã trình bày với anh Nhà đội
trưởng rồi. Thực tế mò được hạt nào đã ăn hết hạt nấy. Mấy lâu nay bán
được đồng rau nào mua ăn, không bán được thì nhịn. Đã nói khất rồi.
Không cho khất, thì nhà đấy có dỡ được, đến mà dỡ.
- Phải mềm mỏng, em ạ! Khéo bán khéo mua thua người khéo nói! Gia đình mình, con cái mình còn ăn đời ở kiếp nơi đây.
Vợ tôi rền rĩ như sắp khóc:
- Chả nhẽ kiếm liều thuốc chuột, cho vào nồi cháo, ăn hết cả nhà cho sướng cái đời...
Ngồi sưởi ở bếp rất lâu, vỏ cao su cháy tàn, đã vạc hai
ba đống than, mà chẳng ai muốn nói với ai câu nào nữa. Bà cụ ngồi lâu,
mỏi và chán chuyện bỏ đi nằm. Thằng Học làm toán xong, lấy cho bà nồi
than, rồi cũng rúc xuống bếp. Hắn đi bốc rơm lót ổ ngay cạnh bếp, lấy
ván chắn rồi trải chiếu, ôm chăn ra nằm.
- Ngủ đây mà ấm, bố ạ!
Trong giường thằng Út Văn khóc í óe. Hắn lại đái lạnh
đít rồi. Mẹ nó vào quả không sai. Nó được ôm ra bếp sưởi, nằm gọn trong
lòng mẹ. Gần một tuổi mà nó còn bắt nhá cơm bón và bú thì hơn con bê
non. Lại nhai tòm tọp thế đó! Tôi đùa với con để nó cười sằng sặc cho
dịu cơn lo buồn.
Gần mười hai giờ khuya, cả nhà đi nằm. Tôi ngủ với hai thằng oắt trong ổ rơm dưới bếp.
Có điều gì đó bồn chồn và nơm nớp...
Bỗng tiếng kẻng gõ giục giã liên hồi. Kẻng khắp xã: từ
đội 1 đến đội 15, như một sự bùng nổ dây chuyền. Tiếng loa phóng thanh
mở hết cỡ đọc bản tin, kế hoạch huy động lương thực của tỉnh và chỉ thị
của tỉnh ủy về công tác lương thực.
Hoàng Văn Nhân, đội trưởng đội 12, đọc trên loa danh
sách những nhà thiếu thóc chưa giao nộp cho hợp tác xã. Đèn đóm soi rừng
rực ở các ngã đường. Chó sủa ơi là chó sủa. Cũng cái loa phóng thanh
ấy, có tiếng ông chủ tịch xã gọi cán bộ về đội 12 hội ý.
Ông trưởng công an xã Nguyễn Đình Định gào rát cổ trên
loa, giọng giật giội gọi lực lượng dân quân, công an tăng cường về chi
viện cho đội 12, tạo đà cho đội hoàn thành chỉ tiêu huy động. Tôi rùng
mình nghĩ đội tôi là đội trọng điểm, nên cán bộ xã, hợp tác xã, vón cục
cả về đây. Họ sẽ gõ cho ra chục tấn thóc còn tồn sổ.
Gần một giờ sáng, công an, dân quân đã ập đến các nhà
nợ thóc. Tiếng chó sủa vang, tiếng lợn kêu èng ẹch như bị chọc tiết ở
các nhà gần quanh, làm thằng Út Văn khóc thét lên, ôm riết lấy mẹ. Thằng
Thức cũng im thin thít, nằm co trong lòng tôi không dám cựa. Bên nhà
ông Ái, láng giềng cách vườn nhà tôi một hàng rào, công an và dân quân
đang lùng sục. Tiếng ông bà Ái kêu xin và tiếng quát lác, tôi nghe rõ
mồn một.
- Cứ bắt lấy cái xe đạp! Phích, xô, bắt ráo!
Ở cổng nhà tôi đã có bước chân rình rịch, con chó mực đang có chửa bị quất, kêu ử ử.
Cạch cạch cạch.
- Chị cò Lộc, mở cửa ra!
Tiếng thằng bé trong buồng khóc thét. Thằng Thức đang
ôm tôi, nghe em khóc cũng òa khóc toáng lên. Thằng Học mười hai tuổi đã
học lớp tám rồi, mà cũng níu lưng tôi run bắn. Nghe tiếng quát lần thứ
hai, từ nhà bếp, tôi chạy lên. Một luồng đèn pin soi giữa mặt làm tôi
lóa mắt, phải lấy tay che.
- Có chuyện gì đấy, các bạn trẻ ơi?
- Thu thóc, thu thóc chứ còn gì, ông đừng hỏi vờ.
Vợ tôi đã mở toang cửa, tay ôm thằng bé ngất lịm. Một
anh, hai anh... bốn anh bạn trẻ ùa vào nhà. Anh đi đầu cao to, tóc cắt
tăng gô, mặc áo bông thùng thình, soi đèn pin rồi đánh diêm châm cái đèn
hoa kỳ ở bàn thờ. Có lẽ Tâm "hộ pháp" là người này. Phải, tôi đã thấy
anh ta đứng chân hộ vệ giữa, trong một cuộc đá bóng với xã khác. Tay anh
cầm cái choòng sắt cỡ ngón tay cái. Vợ tôi mời họ ngồi ghế. Bà cụ đang
ốm ở giường bên cũng cố ngóc dậy, run rẩy chào.
Theo danh sách đội báo, chị còn thiếu hơn tạ thóc. Yêu cầu chị đem nộp ngay!
Bà cụ tôi đáp thay con dâu:
- Các bác các anh ơi! Có còn cái gì mà nộp. Các anh và
các bác không thấy đàn con hắn đói xanh đói trong đi à? Các bác không
thấy tôi cũng phát phù phát nề, vàng cây úa lá đây à?
- Chúng tôi không hỏi mụ nghe chưa?
Cả bốn người cùng soi đèn pin khắp nhà trong, nhà
ngoài, dưới bếp, bên chái. Hai người tuông soi cả trong vườn rau. Vợ tôi
mếu máo:
- Làm gì có lúa để ngoài ấy. Các anh xéo nát cả rau.
Tôi chạy ra trụ sở đội, định tìm cán bộ trình bày. Chủ
tịch Phê, bạn dạy học với tôi ngày trước, đi bộ đội về giải nghệ, vào
cấp ủy, đang đứng đấy. Thấy thế tôi mừng quýnh. Lại thấy cả Phùng Gia
Miện anh họ tôi, làm bí thư đảng ủy cũng có mặt, tôi càng yên trí. Nhưng
thấy tôi họ quay đi lảng tránh.
Anh Miện bảo nhỏ tôi:
- Chú về động viên gia đình thanh toán bằng đủ, nhà
mình là cán bộ. Không có thóc thì nộp bằng tiền. Lãnh đạo đã nhất trí
cho nộp cả bằng tiền rồi đó.
Tôi đang định nói: "Đã không có thóc thì làm cóc gì có tiền", nhưng anh họ tôi đã dịu giọng:
- Ở đội trên, hắn bắt cả anh Thiện, anh ruột tôi, mà
tôi cũng phải điếc đi... "Mất mùa màng, lợi ích thứ ba của người lao
động phải hy sinh cho lợi ích của nhà nước". Đồng chí bí thư tỉnh ủy đã
chỉ thị thế, chú biết rồi đó.
Lúc ấy ở trụ sở, công an, dân quân đã khuân về nào xe
đạp, bàn ghế, tủ, chum vại, thùng tôn, lợn gà... để ngổn ngang ra tận
ngõ. Tên chủ nhà thiếu thóc đề chữ bằng phấn trắng vào các đồ vật: Ông
Ất, ông Do Khả, ông Hưng, ông Hồng, ông Khính (mẹ đẻ cô Hoa, mẹ vợ chú
Được phó chủ nhiệm)... Mấy con bò bị bắt cột gần đó sợ đèn, sợ đám đông
cứ lồng lên, chực bút mũi. Chúng xoay vòng quanh, mgửa lên mặt kêu "hấp
bồ", "hấp bồ"...
Tôi loạng choạng đi về nhà, thấy người ta đang còn soi đèn tìm rất kỹ. Tôi nói:
- Các người anh em soi tìm gì cho mất công. Nhà tôi xin khất đến mai, tìm cái bán chác, nộp tiền bằng đủ.
Anh đầu tốp nháy nháy mắt ra hiệu.
- Đêm nay là đêm nay! Mai chúng tôi mất thưởng ai chịu cho?
- Bắt cái xe đạp ni, bay!
Hai ba anh chạy lại. Tôi từ tốn ngăn họ:
- Các đàn anh ơi! Tôi không làm ruộng sản mà. Đây là xe
đạp nhà nước cấp cho tôi để tôi đi công tác. Các vị bắt cái này không
được đâu.
- Nếu chúng tôi cứ bắt thì sao?
Tôi loáng nghĩ được một mẹo. Rút cái "thẻ hội viên Hội văn nghệ tỉnh" ra, tôi nói:
- Tôi phản đối! Tôi là "nhà báo"! Tôi sẽ kiện lên tận ông Đồng.
Nước cờ của tôi không ngờ lại có hiệu quả. Họ im lặng. Hẳn họ đã biết tên tôi dưới những bài đăng nào chăng.
Chợt vị "hộ pháp" nhìn chằm chằm vào cỗ quan tài để dưới gầm bàn thờ, rồi đi lại, vừa gõ vừa hỏi:
- Cái gì trong này, chị Lộc?
Im lặng...
- Cái gì trong này, chị nói mau?
Vợ tôi ấp úng. Tôi muốn tắc thở.
- Có cái gì đâu...
Mấy vị hăm hở lại, đạp lật nghiêng một cái. Nắp văn
thiên bung ra, lúa chảy rào rào. Cả toán reo lên như một hiệp đào vàng
trúng vỉa:
- A! Lúa! A lúa! Lúa! Anh em ơi. Ghê thật! Thế mà giả nghèo giả khổ.
Mẹ tôi chống gậy vái dài:
- Van các anh! Cắn rơm cắn cỏ tôi lạy các anh! Lúa của
tôi. Đó là tạ lúa hai đứa con gái hắn mua góp lại cho, để hôm sau tôi
chết, bà con thương mà chạy đến để ăn lưng cơm sốt.
Thực ra là của hai bà chị trong đó mỗi người có mười
cân thôi. Ba mươi chín cân tiêu chuẩn hai tháng vừa qua tôi lấy về, còn
lại là hơn bốn mươi cân, vợ tôi đong để dành "hôm sau" cho bà.
Bà cụ nói như rên rẩm:
- Đã bảo xay phứa đi cho con nó ăn không nghe. Cứ bóp mồm bóp miệng, để dành làm chi. Sống chả thấy đâu nữa là!
Một tay râu tóc lồm xồm hỏi:
- Chị có gánh đi hay không thì bảo?
Một tay khác tôi hơi quen mặt, đến trước vợ tôi lạy lia lịa:
- Thôi em xin bà chị. Em đi làm ở đây thế này, nhưng
lại có bọn khác đến chỗ em làm ác y hệt. Nhà em cũng thiếu mà. Chị không
gánh, để cánh này bê cả hòm ra, chị phải chịu hai chục công là ít, chưa
nói phạt tiền.
Họ xúm vào khiêng bàn thờ ra, để lôi hòm lúa. Bất đồ
hai thằng Học và Thức từ bếp tuôn lên, ôm lấy tay chân chư vị, van rối
rít.
- Cháu van các chú! Các chú đừng lấy lúa này đi. Lâu nay các cháu phải nhịn để dành bữa sau cúng cỗ bà, làm ma bà!
- Buông ra đi! Ô hay, đồ con nít!
Bà cụ loạng choạng đi lại, giơ gậy cản:
- Các ông không thương trẻ, thì các ông thương lấy thân già, để lấy phúc đức cho con cháu.
Vì họ đá vấp gậy, lại yếu như con căng cắc lột, bà cụ ngã chỏng queo như chiếc ghế đổ.
- Ối Đảng ôi là Đảng ôi! Chính phủ ôi... Trông xuống mà coi...
Tôi xốc mẹ lên giường, bịt mồm cụ lại:
- Mẹ! Mẹ không được la như thế! Đây không phải Đảng! Đảng ta không làm thế. Đảng không chủ trương thế này!
Tôi nói vậy và ngoặp hai hàm răng vào cổ tay mình để
kìm giữ cái gì cứ chực tung ra. Hai vợ chồng xúc hết lúa ra thúng bì.
Dặn thằng Học trông em, ngó bà, tôi cùng vợ hì hục gánh thóc ra trụ sở
nộp...
Đoạn cuối này tôi dành cho anh Quang.
Lê Trung Quang ơi! Anh có thể giấu cái bi kịch của gia
đình anh, nhưng tôi không còn có thể che giấu nỗi đau của nhân dân bất
hạnh. Dù sự tiết lộ này có làm mất cái chức huyện ủy viên của anh, thì
tôi cũng thấy cứ phải nói ra.
Chuyện thật của nhà anh đây: lúa vay ăn còn nợ bảy tạ,
con Lâm, thằng Sơn phải đi mò hến từng bữa, chị ấy nấu bánh đúc đi các
làng đổi lúa. Anh mà nói ra, người ta cho là anh bêu riếu. Việc thật ở
nhà tôi đêm 26 tháng 11 năm 1983, người ngoài cuộc hẳn cho là mình bịa.
Cho đến nay, mỗi khi nghĩ đến, tôi cứ thảng thốt hỏi mình: "Cái đêm hôm
ấy... đêm gì?".
PHÙNG GIA LỘC - Cuối năm 1987
Theo Báo Văn Nghệ
Nhận xét
Đăng nhận xét