Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

KÝ ỨC CHÓI LỌI 107/5 (Rồng thiêng bất diệt)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ - Tập 9
  
Chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ - Tập 10

Lời tiên tri của Bác và sự chuẩn bị chiến lược

Thắng lợi của Việt Nam trong đánh trả cuộc tập kích đường không chiến lược của không quân Mỹ bằng B-52 cuối tháng 12-1972 vừa là bất ngờ, vừa là câu hỏi lớn đối với bạn bè thế giới. Bởi, với lực lượng và khả năng có hạn, làm sao Việt Nam thắng được cuộc tập kích chiến lược với sức mạnh ghê gớm như vậy?

Đại tướng Võ Nguyên Giáp duyệt phương án đánh máy bay B-52 của Bộ Tư lệnh Quân chủng PK-KQ, năm 1972. Ảnh tư liệu.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp duyệt phương án đánh máy bay B-52 của Bộ Tư lệnh Quân chủng PK-KQ, năm 1972. Ảnh tư liệu.

Lời tiên tri của Bác và sự chuẩn bị chiến lược
Cuối năm 1972, lực lượng PK- KQ miền Bắc có ba nhiệm vụ rất nặng nề, vừa trực tiếp tham gia trong đội hình tác chiến quân binh chủng hợp thành ở mặt trận Quảng Trị, vừa phải ra sức bảo vệ giao thông trên mặt trận Khu 4, đồng thời sẵn sàng đánh trả một cuộc tập kích đường không quy mô lớn vào Hà Nội, Hải Phòng. Lực lượng phòng không phải phân tán nhiều nơi để đáp ứng các yêu cầu chiến lược.
Bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng chỉ có 5 trung đoàn tên lửa, 6 trung đoàn pháo cao xạ, 4 trung đoàn không quân, trong đó chỉ có 2 trung đoàn Mig-21, ra đa chỉ có 4 trung đoàn rải khắp miền Bắc. Ngoài ra, lực lượng phòng không của dân quân tự vệ 9 tỉnh có 1.316 khẩu pháo cao xạ các loại. Nếu đem vũ khí chọi vũ khí, đem kinh tế chọi kinh tế thì rõ ràng đây là một sự chênh lệch không thể tưởng tượng nổi và phần thắng chắc chắn thuộc về Mỹ, nhưng thực tế phần thắng đã thuộc về ta. Một trong những nguyên nhân quan trọng, đó là ta đã có sự chuẩn bị chu đáo cả về mặt chiến lược và chiến dịch.

Tại buổi hội thảo nhân kỷ niệm 45 năm Chiến thắng Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không vừa được tổ chức vừa qua, Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu, khi đó là Phó chính ủy Quân chủng PK-KQ nhớ lại: Ngay từ năm 1962, Bác Hồ đã gặp đồng chí Phùng Thế Tài lúc đó vừa nhận chức Tư lệnh Phòng không và Bác hỏi: “Chú đã biết gì về máy bay B-52 chưa”? Bác lại nói tiếp: “Có biết lúc này cũng chưa làm gì được, nhưng phải chuẩn bị từ bây giờ để sẵn sàng đối phó với nó…”
Đến ngày 18/6/1965, lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh, đế quốc Mỹ đã sử dụng máy bay chiến lược B-52 ném bom rải thảm khu vực Bến Cát (Tây Bắc Sài Gòn). Ngay sau đó một tháng, ngày 19/7/1965, Hồ Chủ Tịch đến thăm Đoàn pháo Cao xạ “xung kích” và Đại đội 1 Đoàn Pháo cao xạ “Tam Đảo”. Tại đây, Bác đã nói: “Dù đế quốc Mỹ có lắm súng nhiều tiền, dù chúng có B-57, B-52 hay bê gì đi nữa ta cũng đánh, từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ chứ nhiều hơn nữa ta cũng đánh, mà đánh là nhất định thắng”.
Ngày 12/4/1966, B-52 ném bom khu vực Đèo Mụ Giạ, Quảng Bình. Bác Hồ đã chỉ thị cho đồng chí Đặng Tính, Chính ủy Quân chủng PK-KQ: “B-52 đã ném bom miền Bắc, phải tìm cách đánh cho được B-52. Trách nhiệm này Bác giao cho các chú PK-KQ”. Tiếp đó, ngày 29/12/1967, trong buổi làm việc với đồng chí Phùng Thế Tài, Tư lệnh PK-KQ, Bác đã nói lời tiên tri: “Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B-52 ra đánh Hà Nội rồi có thua nó mới chịu thua. Phải dự kiến trước tình huống này càng sớm càng tốt, để có thời gian mà suy nghĩ chuẩn bị… ở Việt Nam, Mỹ sẽ nhất định thua, nhưng nó chỉ thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”.
Ngày 5/4/1972, khi tình hình chiến sự ở miền Nam đang diễn ra sôi sục, Quân uỷ Trung ương đã chỉ thị cho Quân chủng PK-KQ và các Quân khu: “Phải sẵn sàng đối phó với khả năng Mỹ cho không quân, kể cả không quân chiến lược đánh phá trở lại miền Bắc”. Và đến cuối tháng 11/1972 Quân uỷ Trung ương lại nhấn mạnh “Đế quốc Mỹ có thể liều lĩnh dùng B-52 ném bom Hà Nội, Hải Phòng”.
Ngày 24/11/1972, Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng cùng các Tham mưu phó: Trần Quý Hai, Vương Thừa Vũ, Cao Văn Khánh, Phùng Thế Tài đã thông qua và phê chuẩn kế hoạch đánh B-52 bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng của Quân chủng PK-KQ. Đây là một kế hoạch mang tầm vóc chiến dịch, một chiến dịch phòng không được tiến hành chủ yếu bằng lực lượng phòng không ba thứ quân trên miền Bắc, lấy Quân chủng PK-KQ làm nòng cốt. Sau khi ký duyệt, Tổng Tham mưu trưởng trực tiếp ra lệnh “Phải hoàn thành nhiệm vụ công tác chuẩn bị trước ngày 3/12/1972” và dặn thêm: “Trước ngày Nixon nhậm chức, Mỹ có thể mở đợt tập kích bằng không quân chiến lược ra Hà Nội, Hải Phòng các đồng chí phải nắm địch thật chắc. Tuyệt đối không để bị bất ngờ… phải tập trung mọi khả năng nhằm đúng đối tượng B-52 mà tiêu diệt”.
Đầu tháng 12/1972, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã xuống Sở chỉ huy Quân chủng PK-KQ, trực tiếp nghe Tư lệnh Lê Văn Tri trình bày về kế hoạch đánh B-52 của Quân chủng. Đồng chí đã nhấn mạnh: “Để gây sức ép với ta, trước sau Mỹ cũng sẽ đưa B-52 ném bom Hà Nội; quân dân ta, mà nòng cốt là Quân chủng PK-KQ phải kiên quyết làm thất bại âm mưu này của chúng”. Như vậy có thể nói về mặt chiến lược, chúng ta không hề bị bất ngờ trước mưu thâm, kế độc của Mỹ.
Nghiên cứu cách đánh B-52 từ những trận "mưa bom"
Để có cơ sở xây dựng quyết tâm và kế hoạch đánh B-52, ngay từ tháng 5/1966, Quân chủng PK-KQ đã tổ chức cho Trung đoàn tên lửa 238 (Sư đoàn 363) cơ động chiến đấu, trực tiếp nghiên cứu cách đánh tại chiến trường Vĩnh Linh. Trải qua gần một năm vừa hành quân vừa chiến đấu, hai phân đội 81 và 83 thực hiện nhiệm vụ phục kích đánh B-52. Trung đoàn đã tổ chức nghiên cứu tìm hiểu B-52 từ những trận mưa bom để quan sát trực tiếp từ những vệt khói, từ các bài bom nổ để phân tích đội hình bay và chiến thuật hoạt động của B-52.
Lời tiên tri của Bác và sự chuẩn bị chiến lược - ảnh 1 Trung đoàn không quân 921 chuyển cấp sẵn sàng chiến đấu bảo vệ bầu trời Hà Nội, tháng 12-1972. Ảnh tư liệu. 
Ngày 15/3/1967, B-52 xuất hiện, Trung đoàn đã tổ chức trận đánh tập trung nhưng không thành. Phát hiện có tên lửa ở Vĩnh Linh, không quân Mỹ đã lồng lộn săn lùng để tiêu diệt mục tiêu. Đến tháng 1/1972, Quân chủng PK-KQ tiếp tục đưa thêm 4 trung đoàn tên lửa vào Khu 4 cùng một số máy bay Mig-21 để chi viện cho Chiến dịch Trị Thiên. Đến giữa năm 1972 Quân chủng PK-KQ đã đưa 04 đợt tên lửa, ra đa và nhiều chiếc máy bay Mig-21 vào chiến trường, trực tiếp nghiên cứu cách đánh B-52. Tuy đã bắn rơi được B-52, nhưng chưa có lần nào B-52 rơi tại chỗ và bắt sống giặc lái. Nhưng từ những nghiên cứu thực tế thu được đã có cơ sở để tháng 9/1972, Quân chủng PK-KQ đã xây dựng được “Phương án đánh máy bay B-52”.l
Như vậy, về mặt chiến dịch đã được ta chuẩn bị chu đáo và thực tế là đêm 18/12/1972, khi Mỹ tiến hành chiến dịch tập kích đường không vào Hà Nội, chúng ta đã hoàn toàn chủ động đối phó, không bị bất ngờ. Bằng đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn, chúng ta đã xây dựng được một thế trận phòng không nhân dân rộng khắp tạo thành một sức mạnh to lớn để đánh thắng. Trong thế trận đó phải kể đến vai trò của các lực lượng, như Bộ đội Ra đa, Bộ đội Không quân tiêm kích, Bộ đội Tên lửa Phòng không, Bộ đội Pháo phòng không, Lực lượng phòng không của Bộ đội địa phương và dân quân tự vệ.
Theo Quân đội nhân dân

Đợt tập kích đường không chiến lược với quy mô chưa từng gặp

Nói về chiến dịch Linebacker II, trong một cuộc hội thảo gần đây về chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không”, Trung tướng, Anh hùng LLVT nhân dân, phi công Nguyễn Đức Soát cho rằng: “Mặc dù đã có kinh nghiệm trong chỉ huy đánh trả các đợt tập kích của Không quân và Hải quân Mỹ, song với chiến dịch Linebacker II thì đây là lần đầu tiên Quân chủng PK-KQ phải đánh trả một đợt tập kích chiến lược với quy mô chưa từng gặp”.

 Máy bay ném bom chiến lược B-52 có khả năng mang theo khối lượng vũ khí "khổng lồ".
Máy bay ném bom chiến lược B-52 có khả năng mang theo khối lượng vũ khí "khổng lồ".

Sức mạnh của “pháo đài bay” B-52
Một trong những vũ khí được Mỹ tự hào, coi là “bất khả xâm phạm” trong chiến dịch này, đó chính là “pháo đài bay” B-52. Vậy sức mạnh của B-52 được sử dụng cho chiến dịch Linebacker II như thế nào?
B-52 là loại máy bay ném bom phản lực hạng nặng do hãng Boeing sản xuất theo đơn đặt hàng của Lầu Năm góc để làm nhiệm vụ ném bom hạt nhân trong chiến tranh toàn cầu. Qua 8 lần cải tiến, Mỹ đã sản xuất tổng cộng 744 chiếc B-52 và hiện nay B-52 vẫn nằm trong trang bị của lực lượng máy bay ném bom chiến lược.
B-52 được vận hành bởi tổ bay 6 người. Nó có sải cánh 56,39m, chiều dài 49,05m, chiều cao 12,4m. Tốc độ tối đa của B-52 là 960km/h, tốc độ trung bình là 820km/h, trần bay tối đa 16,765km, trần bay thông thường từ 10km – 13km. Tầm bay đạt 12km với B-52G và 16km với B-52H.
Khả năng mang theo vũ khí của B-52 cũng là điều đáng nói, bởi nó có thể mang 18-30 tấn bom, 12-20 quả tên lửa hành trình ALEM hoặc 8 tên lửa hành trình (tàng hình) ACM, 4 pháo 20mm hoặc 1 pháo 20mm 6 nòng.
Ngoài ra, B-52 được trang bị nhiều thiết bị tác chiến điện tử như: Máy gây nhiễu tích cực, thiết bị phóng nhiễu tiêu cực, thiết bị gây nhiễu hồng ngoại... B-52 có thể bay liên tục 9 giờ không cần tiếp dầu, nếu được tiếp dầu còn có thể bay xa hơn.
Khi mới ra đời, B-52 được quảng cáo rùm beng, như: Siêu pháo đài bay, pháo đài bay thượng đẳng, thần tượng của Không lực Hoa Kỳ, sản phẩm hội tụ những thành tựu kỳ diệu nhất của nền công nghiệp hàng đầu thế giới, thứ vũ khí linh hoạt nhất trong bộ ba vũ khí chiến lược của Mỹ… Rồi nào là: “B-52 trút bom như mưa. Tiếng bom rơi xé không khí, gầm rít ghê rợn như giông bão. Một phi vụ B-52 có thể hủy diệt cả một khu vực rộng lớn. Một tốp 3 chiếc B-52 sẽ biến một diện tích hơn 2km2 thành bình địa… không một sinh vật nào có thể tồn tại nổi dưới sức công phá ghê gớm của bom B-52. Đối phương sẽ bị hủy diệt về quân sự, khiếp đảm về tinh thần, bởi vì họ cảm thấy hoàn toàn bất lực trước sức mạnh tàn phá ghê gớm của B-52 mà họ không có cách gì chống đỡ nổi”.
Ngoài ra, B-52 luôn được một hàng rào máy bay tiêm kích vây quanh bảo vệ. Mỗi khi đi ném bom, B-52 thường bay theo đội hình lớn, tối thiểu là mỗi tốp 3 chiếc, trung bình là 6 tốp với 18 - 21 chiếc, cao nhất có thể lên tới 31 - 33 tốp với 93 đến 105 chiếc. Đi kèm theo B-52 là một lực lượng rất đông máy bay F-4 hộ tống, trước, sau và hai bên sườn, cách B-52 từ 18 đến 20km, tạo thành “hàng rào không thể chọc thủng”, chặn đứng mọi sự tấn công của máy bay khác, để bảo vệ cho đội hình B-52.
Thêm nữa, khi vào đánh phá miền Bắc nước ta, B-52 hoàn toàn bay đêm để loại trừ mọi khả năng quan sát bằng những ống kính nhìn xa từ các đài quan sát ở mặt đất của các trận địa pháo tầm cao và khả năng phát hiện trực tiếp của phi công ta.
Huy động tổng lực sức mạnh quân sự
Trong chiến dịch Linebacker II, Mỹ đã huy động 1.192 máy bay các loại và nhiều vũ khí trang bị khác. Cụ thể, máy bay B-52 gồm 193 chiếc, trong tổng số 400 chiếc. Như vậy, số B-52 được huy động cho chiến dịch xấp xỉ 50% tổng số máy bay B-52 của toàn nước Mỹ. Không quân chiến thuật gồm 999 chiếc/3.043 chiếc, bằng 32,8% tổng số máy bay chiến thuật của Mỹ. Tàu sân bay 6 chiếc.
Ngoài ra, Mỹ còn sử dụng hơn 50 máy bay tiếp dầu trên không và nhiều loại máy bay phục vụ khác như: Máy bay gây nhiễu từ xa; máy bay trinh sát chiến lược, chiến thuật; máy bay chỉ huy, liên lạc dẫn đường, cấp cứu, cùng 60 tàu chiến các loại của Hạm đội 7. Cường độ tấn công và số lượng bom đạn được sử dụng cho cuộc tập kích đường không chiến lược trong 12 ngày đêm cuối tháng 12-1972 lớn nhất so với các cuộc tiến công đường không trước đó.
Cũng theo Trung tướng, phi công Nguyễn Đức Soát, Mỹ đã rất tự tin khi cho rằng, với hệ thống nhiễu dày đặc hoàn toàn, B-52 có thể vô hiệu hóa được hệ thống tên lửa phòng không của Việt Nam. Lực lượng có thể uy hiếp trực tiếp máy bay chiến lược B-52 chỉ còn là các máy bay Mig.
Bởi thế, để khống chế ngay từ đầu hoạt động của không quân ta, những chiếc máy bay "cánh cụp, cánh xòe" F-111 được giao nhiệm vụ đến trước B-52, bay thật thấp để tránh ra-đa phát hiện rồi bất ngờ lao vào ném bom các sân bay. Trong quá trình chiến dịch, cả ngày lẫn đêm, nhiều tốp máy bay chiến thuật F-111, F-105, F-4, A-6 được sử dụng để chế áp các trận địa ra-đa, cao xạ, tên lửa bằng bom và bằng hỏa tiễn không đối đất, nhằm tiêu diệt lực lượng phòng không của ta; đồng thời, tiếp tục đánh phá các sân bay, nhất là các đường băng cất hạ cánh.
Sức mạnh chính của không quân chiến lược Mỹ trong đợt tập kích này không chỉ ở tính chất ồ ạt của lực lượng lớn máy bay B-52 và các loại máy bay khác, mà còn là hệ thống gây nhiễu cực mạnh, trong cùng một lúc tác động lên mọi dải tần số của ra-đa, khiến cho ra-đa của ta hoàn toàn mất mục tiêu. Nhiễu điện tử đã trở thành thủ đoạn chủ yếu nhất của không quân Mỹ trong chiến dịch 12 ngày đêm.
Ngoài ra, chúng còn gây nhiễu giả B-52, với cách thức những chiếc F-4 hoặc F-111 bay thành từng tốp, cùng bay thăng bằng, tốc độ ổn định ở độ cao xấp xỉ 10km giống như B-52. Đặc biệt là 4 chiếc trong từng tốp bay sát gần nhau cùng phát nhiễu, tạo thành một dải nhiễu to trên màn hiện sóng khiến cho các trắc thủ của ta tưởng lầm đó là nhiễu B-52.
Nguy hiểm không kém là những chiếc máy bay F-4, F-105 chuyên làm nhiệm vụ chế áp trận địa phòng không còn được trang bị những quả đạn tên lửa không đối đất mang tên “Sơ-rai” hoặc “Xten-đa” vô cùng lợi hại. Loại tên lửa này hoạt động theo nguyên tắc “tự động điều khiển theo bức xạ sóng điện từ”, khi bắt được cánh sóng của ra đa sẽ theo trục cánh sóng lao thẳng xuống đài ra-đa của ta. Thực tế chiến đấu trong 12 ngày đêm cuối tháng 12-1972 đã cho thấy, nhiễu điện tử, tên lửa "sơ rai" đã gây rất nhiều khó khăn cho Bộ đội PK-KQ.
Khi đó, Lầu Năm góc tuyên bố: “Bằng kỹ thuật điện tử, không lực Hoa Kỳ có thể bịt mắt toàn bộ hệ thống ra-đa của Bắc Việt; có thể vô hiệu hóa toàn bộ hệ thống phòng không của đối phương”,… “giờ đây không quân Mỹ có thể ném bom vào bất cứ mục tiêu nào trên lãnh thổ Bắc Việt Nam như đi dạo chơi vào chỗ trống”, “B-52 là bất khả xâm phạm”, “B-52 chỉ có thể bị rơi do thời tiết, hoặc do trục trặc kỹ thuật, chứ quyết không thể bị bắn rơi vì hỏa lực của Bộ đội PK-KQ Bắc Việt”…
Theo Quân đội nhân dân

Cuộc đấu cân não và tiêm kích MiG-21 lần đầu tìm diệt B-52

TPO - Đánh trả cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay ném bom B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số mục tiêu trọng điểm khác trên miền Bắc thực sự là một cuộc đấu trí, đấu lực cân não không chỉ của lãnh đạo cấp chiến lược mà quan trọng hơn ở cấp chiến dịch và chiến thuật, nơi điều hành và thực thi nhiệm vụ đánh trả.



Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghe Bộ Tư lệnh Quân chủng PK-KQ báo cáo phương án tác chiến đánh B-52, năm 1972
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghe Bộ Tư lệnh Quân chủng PK-KQ báo cáo phương án tác chiến đánh B-52, năm 1972

Đó là khẳng định của Trung tướng, phi công Nguyễn Đức Soát, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, khi bàn về nghệ thuật sử dụng lực lượng và tổ chức hiệp đồng giữa các lực lượng tác chiến của Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ).

Theo Trung tướng Nguyễn Đức Soát, thắng lợi của chiến dịch phòng không tháng 12/1972 là kết quả của cả quá trình xây dựng lực lượng, tích lũy kinh nghiệm trong quá trình chỉ huy và điều hành đánh trả hai cuộc chiến tranh chống chiến tranh phá hoại của Không quân và Hải quân Mỹ ra miền Bắc của Bộ Tư lệnh Quân chủng PK-KQ, của chỉ huy cấp chiến thuật (các sư đoàn và trung đoàn) cùng Bộ đội Phòng không và Bộ đội Không quân, lực lượng trực tiếp chiến đấu. Ý nghĩa của chiến thắng trên không chỉ là chiến thắng của một chiến dịch. Nó thực sự là một chiến thắng mang tầm vóc chiến lược, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris (27/1/1973) và chấm dứt xâm lược Việt Nam.
Mặc dù đã có kinh nghiệm trong chỉ huy đánh trả các đợt tập kích của Không quân và Hải quân Mỹ, song lần đầu tiên Quân chủng PK-KQ phải đánh trả một đợt tập kích chiến lược với quy mô chưa từng gặp. Mỹ đã huy động một lực lượng khổng lồ, gồm 193 máy bay ném bom chiến lược B-52 (chiếm gần 50% lực lượng không quân chiến lược), 48 máy bay F-111A, 999 máy bay chiến thuật các loại đánh phá ồ ạt và trực tiếp vào Hà Nội, Hải Phòng và một số mục tiêu trọng điểm khác.
Kỳ 1: Cuộc đấu cân não và tiêm kích MiG-21 lần đầu tìm diệt B-52 - ảnh 1 Tiểu đoàn 77, Trung đoàn 257 cơ động chiến đấu bảo vệ Hà Nội
Mỹ đã sử dụng đồng bộ các trang bị tác chiến điện tử trên các máy bay gây nhiễu chuyên dụng như: EB-66, EC-121 và trên các máy bay B-52 với cường độ cực lớn gây khó khăn cho hệ thống rađa cảnh giới, rađa dẫn đường của không quân và rađa điều khiển hỏa lực của tên lửa phòng không.

Trung tướng Nguyễn Đức Soát cho rằng, trước khi tiến hành Chiến dịch Linebacker II, phía Mỹ đã đánh giá không đúng về khả năng của Bộ đội Tên lửa của Quân chủng, họ cho rằng với hệ thống nhiễu dày đặc hoàn toàn có thể vô hiệu hóa được hệ thống tên lửa phòng không của Việt Nam. Lực lượng có thể uy hiếp trực tiếp máy bay chiến lược B-52 chỉ còn là các máy bay MiG. Vì vậy, các máy bay B-52 chỉ tấn công mục tiêu vào ban đêm và để loại trừ triệt để khả năng bị MiG tấn công cả ban đêm.

Trước khi các máy bay ném bom chiến lược B-52 bay đến mục tiêu khoảng 2 giờ, vào khoảng 18 giờ 30 phút đến 19 giờ 30 phút đêm 18/12, toàn bộ các sân bay chủ yếu của không quân như: Đa Phúc, Thọ Xuân, Kiến An, Kép, Yên Bái và cả sân bay Gia Lâm (sân bay chưa bao giờ không quân Mỹ đánh phá) đều bị các máy bay F-111A của không quân và A-6 của hải quân đánh phá ác liệt.

MiG-21 bất ngờ đánh đêm

Xác định đây là một nhiệm vụ mang ý nghĩa chiến lược, là cuộc đọ sức mang tính sống, còn liên quan đến kết cục của chiến tranh nên Bộ Tư lệnh Quân chủng PK-KQ đã sử dụng toàn bộ lực lượng hiện có và tổ chức tốt công tác hiệp đồng tác chiến giữa Bộ đội Không quân và Bộ đội Phòng không.

Ngay từ đêm đầu tiên của chiến dịch (18/12/1972), mặc dù các sân bay đã bị đánh phá từ chập tối, song các máy bay MiG-21 từ sây bay Hòa Lạc, Đa Phúc vẫn xuất kích tìm diệt B-52. Phương pháp hiệp đồng giữa không quân và phòng không là không quân đánh bên ngoài hỏa lực phòng không. Hỏa lực tên lửa phòng không và pháo cao xạ tầm cao tập trung đánh trả các máy bay B-52 bảo vệ Hà Nội và Hải Phòng. 
Kỳ 1: Cuộc đấu cân não và tiêm kích MiG-21 lần đầu tìm diệt B-52 - ảnh 2 Phân đội 12 ly 7 tự vệ Nhà máy dệt kim Đông Xuân huấn luyện sẵn sàng đánh máy bay Mỹ 
Nhằm khắc phục cường độ nhiễu rất đậm đối với các trận địa rađa dẫn đường quanh khu vực Hà Nội, Bộ đội Không quân đã triển khai các đài dẫn đường bổ trợ ở vòng ngoài như từ Cẩm Thủy (Thanh Hóa), Mộc Châu (Sơn La) nơi có cường độ nhiễu thấp hơn, tạo thuận lợi cho việc phát hiện mục tiêu và dẫn máy bay MiG-21 tiếp cận máy bay địch.

Mặt khác, để bảo đảm có thể xuất kích liên tục từ nhiều hướng, các sân bay Đa Phúc, Yên Bái được sửa chữa gấp. Mặc dù chỉ còn 500m đầu đường băng phía Tây sân bay Đa Phúc được sửa, Không quân đã san gạt thêm 800m đường đất phía trước đường băng, dùng hệ thống đèn đêm dã chiến để các máy bay MiG-21 có thể cất cánh và hạ cánh. Các sân bay dã chiến và sân bay mới sửa xong cũng được sử dụng. Việc đưa MiG-21 cất cánh ban đêm từ sân bay Yên Bái (đêm 27/12/1972), sân bay dã chiến Cẩm Thủy (đêm 28/12/1972) và sử dụng các đài rađa dẫn đường bổ trợ từ vòng ngoài đã gây bất ngờ cho phía Mỹ và đạt hiệu quả chiến đấu tốt.

Chính các phương pháp hiệp đồng tác chiến theo khu vực đã tạo được thế trận liên hoàn, có khả năng đánh địch từ xa và không cản trở hỏa lực tên lửa khi địch bay vào khu vực sát thương của tên lửa phòng không. Có thể nói, đây là một quyết định táo bạo, đầy sáng tạo của Bộ Tư lệnh Quân chủng khi phải đối phó với một đợt tập kích dồn dập và phương tiện thông tin liên lạc giữa các sở chỉ huy còn rất thiếu thốn. Vì vậy, để tránh phức tạp, các máy bay MiG-21 sau khi cất cánh đã bay thấp qua vùng hỏa lực phòng không. Sau khi thực hiện xong nhiệm vụ lại giảm độ cao từ xa và về sân bay hạ cánh từ độ cao cực thấp.

Không chiến ban ngày

Do phải bố trí một trung đoàn tên lửa bảo vệ tuyến giao thông trên chiến trường Khu IV, nên lực lượng tên lửa còn lại ở phía Bắc tương đối mỏng. Bộ Tư lệnh Quân chủng PK-KQ đã quyết định Bộ đội Tên lửa chỉ thực hành đánh B-52 ban đêm. Ban ngày các phân đội tên lửa làm nhiệm vụ chuẩn bị chiến đấu, ngụy trang, nghi binh tránh bị địch đánh phá.

Xuất phát từ đặc điểm trên, trong mọi điều kiện thời tiết, từ các sân bay dã chiến, đường lăn sân bay Đa Phúc, các máy bay MiG-21 được lệnh xuất kích với lực lượng lớn nhất có thể, với nhiệm vụ trọng tâm là tấn công vào các tốp máy bay chiến thuật của Không quân và Hải quân Mỹ, không để chúng có điều kiện trinh sát và đánh phá các trận địa tên lửa.
 
Kỳ 1: Cuộc đấu cân não và tiêm kích MiG-21 lần đầu tìm diệt B-52 - ảnh 3
Đặc điểm hoạt động của Không quân chiến thuật Mỹ thời gian này cũng khác với hoạt động trong Chiến dịch Linebacker I. Giai đoạn này, địch không chỉ hoạt động một đợt trong ngày mà đánh phá suốt ngày. Các trận đánh diễn ra từ sáng sớm đến chiều muộn, với mục đích tìm diệt lực lượng tên lửa phòng không của ta. Nhờ ngụy trang tốt và được các lực lượng không quân và cao xạ bảo vệ nên trong suốt 12 ngày đêm trinh sát và tìm kiếm, Không quân Mỹ đã không đánh trúng bất kỳ một trận địa tên lửa nào của ta. Thành công trong việc bảo vệ các trận địa tên lửa đã tạo điều kiện để Bộ đội Tên lửa làm nên chiến thắng thần kỳ, bắn rơi 29 chiếc máy bay B-52, bẻ gãy ý đồ làm tê liệt ý chí và quyết tâm giải phóng miền Nam của quân và dân ta.

Do tên lửa phòng không không đánh ban ngày, nên Bộ đội Không quân được phép đánh địch cả ở bên ngoài và trong vùng hỏa lực. Nhiều trận không chiến đã diễn ra ngay sát thủ đô Hà Nội như các trận ngày 23/12; 25/12; 27/12 và 28/12, đã bắn rơi cả máy bay trinh sát RA-5C, máy bay F-4 của địch rất gần Hà Nội. 
Kỳ 1: Cuộc đấu cân não và tiêm kích MiG-21 lần đầu tìm diệt B-52 - ảnh 4
Khi không quân hoạt động trong khu vực hỏa lực, các đơn vị cao xạ vẫn tác chiến bình thường bởi thời tiết ban ngày mây nhiều và thấp, các trận không chiến diễn ra ở độ cao thấp và cực thấp với tốc độ cao nên không ảnh hưởng đến hoạt động của bộ đội cao xạ.

Phương pháp hiệp đồng để Bộ đội Không quân đánh trong khu vực hỏa lực phòng không là một quyết định táo bạo và chính xác của Bộ Tư lệnh Quân chủng PK-KQ, phát huy triệt để khả năng bảo vệ các trận địa tên lửa. Việc các máy bay MiG-21 xuất hiện và tấn công các máy bay chiến thuật của địch ở ngay trên khu vực trận địa tên lửa đã làm cho cả máy bay trinh sát và máy bay cường kích địch không có điều kiện trinh sát và tấn công được các trận địa tên lửa.
"45 năm đã qua, những bài học kinh nghiệm về sử dụng lực lượng và tổ chức hiệp đồng chiến đấu giữa các lực lượng của Quân chủng PK-KQ vẫn còn nguyên giá trị, một lần nữa khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình của Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh, của những cán bộ chỉ huy tài ba của Quân chủng PK-KQ, lòng dũng cảm, trí thông minh và sáng tạo của các cấp chỉ huy và bộ đội của Quân chủng thuở ấy. Trách nhiệm của các thế hệ mai này cần nghiên cứu, học tập và phát huy để xây dựng Quân chủng PK-KQ ngày càng lớn mạnh, hiện đại và tinh nhuệ đủ sức bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển của Tổ quốc Việt Nam thân yêu".
Trung tướng Nguyễn Đức Soát

Tài trí quân báo trinh sát Phòng không - Không quân

TPO - Góp phần lập nên kỳ tích của quân dân miền Bắc nói chung, Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) nói riêng trong Chiến dịch phòng không 12 ngày đêm lịch sử là những đóng góp thầm lặng của các lực lượng quân báo trinh sát Quân chủng PK-KQ.


Kỳ 2: Tài trí quân báo trinh sát Phòng không - Không quân

Nói về hoạt động trinh sát nắm địch trong Chiến dịch phòng không Hà Nội - Hải Phòng tháng 12/1972, Đại tá Nguyễn Văn Lượng, Trưởng phòng Quân báo, Quân chủng PK-KQ cho biết, ngay từ những ngày đầu của năm 1972, khi đế quốc Mỹ leo thang trở lại đánh phá miền Bắc, cơ quan Quân báo Quân chủng đã chủ động đề xuất thành lập tổ công tác xuống các đơn vị chiến đấu để trực tiếp nghiên cứu tính chất, quy luật hoạt động, các đường bay vào đánh phá mục tiêu của máy bay Mỹ, tham gia thẩm vấn, hỏi cung các phi công Mỹ bị ta bắt trong những lần tập kích ra miền Bắc trước đó.

Qua đó, ta đã có được những thông số kỹ thuật, chiến thuật cơ bản về siêu pháo đài bay B-52, cũng như ý đồ sử dụng B-52 tập kích chiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng để đưa ra những nhận định tương đối chính xác về thời điểm, căn cứ xuất phát, mục tiêu đánh phá của các máy bay ném bom chiến lược của địch.

Từ những nguồn thông tin do trên cung cấp, kết hợp với triệu chứng, dấu hiệu hoạt động của địch, trong chiều ngày 18/12/1972, lực lượng Quân báo Quân chủng đã báo cáo với Trực chỉ huy Quân chủng về khả năng và dự kiến thời gian Mỹ tập kích B-52 vào Hà Nội. Đến khoảng 18 giờ thì tin tức tình báo đó đã được khẳng định khi các thông tin báo cáo với Thủ trưởng Bộ tư lệnh trùng khớp với thực tế trinh sát phát hiện mục tiêu của các đại đội rađa đang mở máy trực ban. Lệnh chuyển cấp báo động phòng không được phát đi. Tất cả các lực lượng của Quân chủng, lực lượng phòng không nhân dân Hà Nội, Hải Phòng được lệnh chuyển cấp bắt đầu bước vào chiến dịch 12 ngày đêm lịch sử, đánh trả cuộc tập kích chiến lược bằng siêu pháo đài bay B-52 của đế quốc Mỹ.

Trinh sát kỹ thuật vô tuyến điện

Theo Đại tá Nguyễn Văn Lượng, những năm tháng đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc Việt Nam, không quân Mỹ rất coi trọng và đề cao chiến tranh điện tử; trong đó, trinh sát điện tử và gây nhiễu là biện pháp kỹ thuật, chiến thuật hàng đầu của chúng. Địch đã sử dụng hệ thống gây nhiễu mạnh cả trong và ngoài đội hình, trên nhiều dải tần số khác nhau làm cho tất cả các loại rađa cảnh giới, cao xạ, đài điều khiển hỏa lực tên lửa của ta đều bị nhiễu nặng, gây rất nhiều khó khăn trong phát hiện máy bay địch. 
Kỳ 2: Tài trí quân báo trinh sát Phòng không - Không quân - ảnh 1
Trước yêu cầu của cuộc chiến đấu, ngày 2/5/1967, Tư lệnh Quân chủng PK-KQ Phùng Thế Tài ký quyết định thành lập “Đội Trinh sát nhiễu” trực thuộc Bộ Tham mưu Quân chủng - tiền thân của lực lượng Trinh sát Kỹ thuật vô tuyến điện của Quân chủng hiện nay.
Bằng phương pháp thống kê tỉ mỉ, khoa học, lực lượng trinh sát nhiễu đã xử lý rất công phu để rút ra những dấu hiệu cho thấy có máy bay B-52 vào đánh và khả năng đánh vào hướng nào. Qua nhiều lần nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm và kiểm chứng qua thực tế ta đã có thể biết trước được khoảng 10 đến 15 phút thời điểm máy bay B-52 vào ném bom.

Từ những kết quả nghiên cứu phân tích giải mã nhiễu của máy bay địch do Đội Nhiễu thu thập tổng hợp, Quân ủy Trung ương và Bộ Tư lệnh Quân chủng đã chỉ đạo, tổ chức tập huấn rút kinh về cách xác định B-52 trong nhiễu và cách đánh B-52 từ tháng 8/1972. Bộ tư lệnh Quân chủng PK-KQ đã đưa ra các biện pháp chống nhiễu về mặt chiến thuật, xạ kích, thao tác và cải tiến kỹ thuật để chống nhiễu như: Cải tiến kỹ thuật nâng cao tính năng cho bộ khí tài tên lửa; cải tiến kỹ thuật dùng rađa K8-60 phục vụ cho tên lửa xác định toạ độ mục tiêu để chống nhiễu và chống tên lửa Shrike (tên lửa chống rađa)…

Trong chiến dịch 12 ngày đêm từ 18 - 29/12/1972, Không quân Mỹ đã sử dụng tối đa chiến tranh điện tử để phục vụ cho B-52 đánh vào các mục tiêu của ta tại Hà Nội, Hải Phòng. Âm mưu của địch nhằm tạo thành một hệ thống nhiễu tổng hợp để che lấp mục tiêu B-52 trên nền hiện sóng của rađa tên lửa, làm cho tên lửa không bắt được mục tiêu B-52.

Rađa cảnh giới, dẫn đường phát huy hiệu quả


Trong những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ra miền Bắc, với sự giúp đỡ chí tình của các cơ quan, đơn vị bạn và nhân dân, đặc biệt là sự cố gắng vượt bậc của cán bộ, chiến sĩ; lực lượng trinh sát rađa không ngừng phát triển và trưởng thành về mọi mặt, thường xuyên hoàn thành và hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ được giao.

Căn cứ vào đặc điểm địa hình của miền Bắc, trong quá trình bố trí, sử dụng mạng trinh sát rađa, ta đã thực hiện tập trung lực lượng và phương tiện có trọng điểm, kết hợp giữa tuyến và cụm trên hướng chủ yếu, khu vực yếu địa thực hiện tuyến ngoài, tuyến giữa vững chắc, tuyến trong chặt chẽ, tạo thành trường rađa có chính diện rộng, tung thâm sâu, độ tin cậy ngày càng cao, bảo đảm rađa cho nhiệm vụ tác chiến phòng không bảo vệ các yếu địa chiến lược của đất nước, trọng tâm là Hà Nội, Hải Phòng. 
Kỳ 2: Tài trí quân báo trinh sát Phòng không - Không quân - ảnh 2
Các đại đội rađa làm nhiệm vụ cảnh giới, dẫn đường kiêm cảnh giới được bố trí tạo thành mạng rađa ở tuyến trong có lực lượng mạnh, được bố trí thành cụm tạo thành trường rađa khép kín vùng trời khu vực Hà Nội, Hải Phòng từ độ cao giới hạn dưới là 500m, độ cao giới hạn trên là 20km, có độ trùng lặp cánh sóng lớn và độ tin cậy cao, kết hợp chặt chẽ với hệ thống vọng quan sát mắt quanh Hà Nội, Hải Phòng đã tích cực bảo đảm rađa cho tác chiến phòng không đánh bại các đợt đánh lớn của không quân Mỹ ra miền Bắc.

Với những kinh nghiệm trận mạc dày dặn trên các chiến trường, Đài trưởng Nghiêm Đình Tích cùng kíp trắc thủ của Đại đội Rađa 45 trong phiên trực ban của mình đã phát hiện và khẳng định chắc chắn tín hiệu máy bay B-52 đang hướng vào Hà Nội, cùng với tình báo rađa của Đại đội 16, tình báo về B-52 nhanh chóng được truyền lên sở chỉ huy cấp trên, giúp cho chỉ huy Quân chủng có nhận định, đánh giá chính xác và quyết định cho các lực lượng tên lửa phòng không chuyển cấp kịp thời, bắn rơi tại chỗ máy bay B-52 Mỹ, mở màn chiến dịch đánh trả cuộc tập kích chiến lược bằng pháo đài bay B-52 của Không quân Mỹ, làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” lịch sử.

Trinh sát mắt, trinh sát quang học

Đại tá Nguyễn Văn Lượng khẳng định: Quán triệt sâu sắc quan điểm “Kết hợp giữa hiện đại với thô sơ, con người với kỹ thuật, giữa máy và mắt”, trong quá trình xây dựng và phát triển của Bộ đội PK-KQ nói chung, lực lượng Quân báo - Trinh sát thường xuyên chú trọng xây dựng hệ thống quan sát mắt. Vì đây là lực lượng hết sức quan trọng để bổ sung tình báo cho các khu mù của trường rađa và ở tuyến ngoài, trên các đường bay cơ bản, cả ngày lẫn đêm, nhất là tình báo máy bay bay thấp về phần tử số lượng, kiểu loại và độ cao của mục tiêu.

Hệ thống quan sát mắt trong những năm Mỹ đánh phá miền Bắc (1967-1972) được bố trí thành 5 cụm (trạm chuyển tiếp) với 25 vọng quan sát mắt. Ngoài ra, hệ thống quan sát mắt trên mỗi đại đội rađa đều có vọng quan sát mắt để bổ sung tình báo cho khu mù đỉnh đầu đài rađa của đơn vị.

Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 (1972) và đỉnh cao là chiến dịch phòng không 12 ngày đêm, do tăng cường lực lượng ra tuyến trước, lực lượng vọng quan sát mắt bên ngoài vĩ tuyến 20 thu gọn lại, chủ yếu bố trí thành tuyến ở ven biển, một số điểm cao ở Tây Bắc để án ngữ các đường bay địch từ Thái Lan sang và xung quanh Hà Nội, Hải Phòng. Các vọng quan sát này vẫn phát huy được tác dụng, nhất là bổ trợ tình báo về hoạt động của B-52, F-111A, góp phần bảo đảm cho chiến dịch phòng không giành thắng lợi.
"Tuy kỹ thuật chiến tranh điện tử của ta còn hạn chế, song bằng sự thông minh sáng tạo, cùng với việc chủ động bố trí đội hình chiến đấu, điều chỉnh thế trận linh hoạt cho các lực lượng phòng không bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng nên ta đã hóa giải được mặt mạnh của kỹ thuật nhiễu điện tử tổng hợp của địch. Như vậy, thủ đoạn chiến thuật kết hợp với kỹ thuật gây nhiễu tổng hợp bảo vệ B-52 của địch không còn nữa. Cường độ nhiễu đã bị phân tán. Hầu hết các đơn vị tên lửa đã bắt được mục tiêu trên nền nhiễu tạp ở cự ly 40km, phổ biến là từ 24 ÷ 26km. Các đơn vị tên lửa bố trí đội hình chiến đấu đánh bọc lót cho nhau, góp phần quan trọng đánh tan âm mưu của địch, lập nên kỳ tích “Điện Biên Phủ trên không”.

Bản lĩnh, trí tuệ, sức mạnh và nghệ thuật quân sự Việt Nam

Cách đây 45 năm, vào cuối tháng 12/1972, quân và dân miền Bắc, mà nòng cốt là Bộ đội Phòng không- Không quân (PK-KQ) đã có cuộc đụng đầu lịch sử với Không quân Mỹ trong Chiến dịch tập kích đường không chiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng và các vùng phụ cận.
Khi đó, Tổng thống Mỹ Nixon từng tin tưởng chắc chắn rằng “Hà Nội sẽ là một khu vực chết”. Vậy nhưng, bằng ý chí, sức mạnh và nghệ thuật quân sự Việt Nam, quân và dân miền Bắc đã làm nên một trận Điện Biên Phủ trên không chói lọi ngay trên bầu trời Hà Nội...
Bài 1: Hy vọng về “con bài” mặc cả tại bàn đàm phán Paris
Năm 1972, trước thắng lợi to lớn của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam, đặc biệt ở Quảng Trị, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ đã làm cho chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ có nguy cơ bị phá sản hoàn toàn.
Để cứu vãn tình thế, Mỹ đã vội vã thực hiện chủ trương “Mỹ hóa trở lại” cuộc chiến tranh, bằng cách đưa lực lượng không quân và hải quân tăng cường đánh phá miền Bắc và chi viện cho quân Ngụy trên chiến trường miền Nam, tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân lần thứ 2 đối với miền Bắc.
Bản lĩnh, trí tuệ, sức mạnh và nghệ thuật quân sự Việt Nam - ảnh 1 Bộ đội tên lửa Việt Nam huấn luyện, sẵn sàng đánh trả tập kích đường không của Không quân Mỹ.  Ảnh tư liệu. 
Cuộc chiến tranh lần thứ 2 này được Mỹ thực hiện từ tháng 4/1972 với quy mô lớn hơn, tính chất ác liệt hơn, tàn bạo hơn, sử dụng nhiều loại máy bay, tàu chiến và các phương tiện hiện đại hơn, đặc biệt lần này chúng đã đưa máy bay B-52 vào đánh phá các trọng điểm. Ngay từ những ngày đầu tháng 4/1972, Mỹ đã sử dụng máy bay B-52 đánh phá các tỉnh Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hoá, Hải Phòng. Mặt khác, nhằm xoa dịu dư luận phản đối chiến tranh của của nhân dân Mỹ; tranh thủ sự ủng hộ của cử tri Mỹ trước cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11-1972. Tại phiên họp thứ 19, từ ngày 8 đến ngày 10/10, Mỹ chấp nhận bản dự thảo Hiệp định “Về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”. Theo lộ trình: Ngày 22/10/1972 sẽ ký tắt bản Hiệp định tại Hà Nội, ngày 31/10/1972 sẽ ký chính thức tại Paris. Đến cuối tháng 3/1973 Mỹ sẽ phải rút hết quân về nước. Với kết quả dự kiến đó Tổng thống Richard Nixon và Ngoại trưởng Henry Kissinger đã lừa bịp nhân dân Mỹ bằng tuyên bố “Hòa bình đã ở trong trong tầm tay”, “Con em Mỹ sắp được trở về”, “Hãy bỏ phiếu cho Nixon”.
Với thái độ tráo trở và lật lọng, sau khi trúng cử Tổng thống, Nixon đã dây dưa không thực hiện kế hoạch đã định, đòi sửa đổi nhiều điều trong Hiệp định, đồng thời cùng Lầu năm góc bí mật, khẩn trương chuẩn bị một kế hoạch tập kích đường không chiến lược quy mô lớn bằng máy bay B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương khác. Ngày 14/12, Nixon họp với Kissinger và một số nhân vật khác để nghiên cứu phương hướng hành động; ra lệnh phong tỏa cảng Hải Phòng, tiến hành trinh sát toàn miền Bắc nước ta và phê chuẩn kế hoạch Linebacker II (Người tiền vệ cứu bóng trước khung thành) dùng B-52 đánh phá Hà Nội, Hải Phòng bắt đầu từ 18/12/1972 (giờ Hà Nội).
Hồi ký Nixon viết: “Thứ năm 14/12 (tức 15/12 của Hà Nội), tôi ra lệnh hải quân tiếp tục rải mìn bịt kín các cảng Bắc Việt và lệnh cho không quân bắt đầu cuộc tiến công bằng B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng, 3 ngày sau, lệnh này có hiệu lực”.
Ngày 17/12, Mỹ dùng máy bay thả thủy lôi ở biển Hải Phòng và bắn phá khiêu khích. Đến 14 giờ ngày 18/12, ta nhận được công hàm của Mỹ, thực tế là một tối hậu thư đòi ta phải họp lại Hội nghị Paris bất cứ lúc nào kể từ sau ngày 26/12. Hành động này nhằm đánh lừa ta, đồng thời chúng tính toán chỉ sau vài ngày dùng B-52 hủy diệt Hà Nội thì chắc chắn ta sẽ không chịu nổi và sẽ phải chấp nhận với bất cứ điều kiện nào mà Mỹ nêu ra. 19 giờ 40 phút ngày 18/12, đợt B-52 đầu tiên ném bom đánh phá Thủ đô Hà Nội. Cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ chủ yếu bằng máy bay B-52 mang mật danh Linebecker II bắt đầu.
Vậy, âm mưu của Mỹ trong cuộc tập kích đường không chiến lược tháng 12/1972 là gì?
Trước hết, Linebacker II được tiến hành nhằm gây sức ép buộc ta phải nối lại cuộc đàm phán ở Paris, chấp nhận theo sửa đổi của Mỹ. Trước đó, trong cuộc họp kín 08/10/1972 ở biệt thự Lê-Giê (Đảng cộng sản Pháp cho phái đoàn ta mượn làm nơi họp riêng với Mỹ), ta và Mỹ đã thỏa thuận cơ bản về nội dung của Hiệp định “Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” do ta dự thảo với 01 lịch trình cho việc ký kết.
Những thỏa thuận đó là: Ngày 18/10/1972, Mỹ chấm dứt ném bom trên bộ và ngừng rải mìn phong tỏa các cảng biển của miền Bắc Việt Nam. Ngày 20/10, Lễ ký tắt giữa Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Kissinger được tiến hành tại Hà Nội. Ngày 26/10, Lễ ký chính thức giữa 4 bên tham chiến tại Paris (4 bên gồm: Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam, Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam Cộng hòa). Ngày 27-10, ngừng bắn trên toàn Việt Nam, hòa bình ở Việt Nam được vãn hồi.
Nhưng rồi Mỹ lại yêu cầu ta cho lùi thời gian biểu (21/10 ngừng ném bom thả mìn phong tỏa, 30/10 ký chính thức, 31/10 chấm dứt chiến tranh). Vì thiện chí, phái đoàn ta chấp nhận đề nghị đó của Mỹ.
Một tuần lễ sau, vào ngày 20/10, Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận được thư của Tống thống Nixon khẳng định: “Hiệp định coi như đã hoàn tất, hãy tin vào chúng tôi là có thể ký kết được Hiệp định như thời gian biểu đã thoả thuận”.
Sau khi cuộc bầu cử Tổng thống tháng 11/1972 thắng lợi, Nixon trúng cử, Kissinger đã quay ngoắt 180 độ, gây rắc rối cho Hội nghị: Đòi ta phải sửa 69 điều trong những điều hai bên đã thoả thuận; đòi miền Bắc cùng rút quân; đòi miền Nam là một quốc gia riêng. Phía ta không nghe thì đổ tội ta thiếu thiện chí.
Trong cuộc họp ngày 24/11, Kissinger hăm dọa: “Nếu các ông không tỏ ra biết điều, Tổng thống chúng tôi buộc sẽ ra lệnh ngừng đàm phán và tiếp tục các hành động quân sự mà hậu quả sẽ khó lường”. Đến ngày 06/12, Kissinger lại dọa dẫm: “Nếu cuộc thương lượng bị tan vỡ thì chiến tranh sẽ tiếp diễn với cường độ mạnh hơn. Đến lúc đó cuộc chiến tranh sẽ thay đổi tính chất, cuộc thương lượng này sẽ thay đổi tích chất. Mỹ sẽ không bàn bạc về Hiệp định này nữa”. Ngày 07-12, Nixon điện cho Kissinger “Chúng ta sẽ ném bom dữ dội Bắc Việt, nhưng sẽ không thông báo cho công chúng biết trước”. Hiệp định Paris bị phá vỡ.
Thứ hai, Linebacker II được Mỹ tiến hành nhằm mục đích phá huỷ diệt tiềm lực kinh tế, quốc phòng của miền Bắc, hạn chế sự chi viện cho cách mạng miền Nam, làm giảm thế và lực của ta so với ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn. Nixon đã tuyên bố: “Đưa B-52 ném bom Hà Nội, Hải Phòng, dùng sức mạnh huỷ diệt của B-52 làm áp lực để buộc Hà Nội phải quỳ gối.
Thứ ba, Mỹ tiến hành chiến dịch Linebacker II nhằm đe dọa phong trào chiến tranh của nhân dân thế giới và trấn an, tạo thế cho quân ngụy Sài Gòn tiếp tục thực hiện âm mưu lấn chiếm. Có một thực tế là khi Mỹ tuyên bố sẽ dùng B-52 tiến hành cuộc tập kích chiến lược đường không đối với nước ta thì đã có nhiều bạn bè, nhiều nước trên thế giới đã khuyên ta nên chấp nhận những điều kiện mà Mỹ nêu ra.
Theo Quân đội nhân dân


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét