Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2019

ĐÂU LÀ SỰ THẬT? 8

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Cụ bà gần 100 tuổi bị 9 đứa con bỏ rơi đội nắng bán vé số nuôi cháu bại não
  
Cháu ngoại ruột lên tiếng "vạch trần" Sự thật về Cụ bà gần 100 tuổi bị 9 đứa con bỏ rơi bán vé số

"Tỷ phú ăn xin" Ấn Độ sở hữu nhiều bất động sản, cho vay nặng lãi

Chủ nhật, 22/05/2016 | 08:29 GMT+7
Sự kiện:

Đại Gia - Tỷ Phú

(ĐSPL) - Pappu Kumar, 33 tuổi, sau 8 năm lê la ăn xin trên các con phố của thành phố Patna, bang Bihar (Ấn Độ), đã sở hữu khối tài sản lên tới 207.500 USD (4,6 tỷ đồng).
báo VTC News dẫn nguồn tin theo Gulfnews, Pappu Kumar (33 tuổi) không có ý định trở thành một tay ăn mày chuyên nghiệp. Anh đã tốt nghiệp trung học và lên kế hoạch vào đại học nhưng một tai nạn bất ngờ ập tới khiến Pappu bị liệt nửa người.
Theo Oddity Central, không lâu sau vụ tai nạn của Pappu Kumar, bố anh qua đời, anh bị người nhà chối bỏ. Chàng trai khi đó không còn sự lựa chọn nào khác ngoài đi ăn xin kiếm sống.
"Tôi từng mơ được theo học ngành kỹ sư. Nhưng đúng lúc đang cố gắng đạt được điều đó, tôi gặp tai nạn và bị liệt. Bị gia đình bỏ rơi, tôi phải ra đường ăn xin", Kumar nói với truyền thông địa phương.
Kumar đặt một cái lán ở gần điểm giao nhau của đường ray xe lửa Patna và hành nghề ăn xin tại đây gần 7 năm, trước khi bị cảnh sát địa phương bắt phải rời đi vào năm ngoái. Lúc này câu chuyện về sự giàu có của anh cũng lộ ra.
Các nhà điều tra phát hiện ra nhiều tài khoản ngân hàng của Kumar và biết rằng anh này sở hữu 2 miếng đất (mỗi miếng gần 200m vuông). Kumar đã  cho nhiều chủ hộ kinh doanh khác nhau vay khoản tiền 15.000 USD ở khu vực Chợ Mới, với lãi suất cao.
Cảnh sát khuyên Kumar nên bỏ nghề ăn xin để bắt đầu cuộc sống bình thường bằng tiền tiết kiệm của mình, nhưng anh chàng 33 tuổi này không chịu.
Kumar cũng không muốn điều trị bệnh liệt của mình bởi "nếu tôi được chữa lành bệnh, ai còn cho tôi tiền chứ?".

Pappu Kumar trông không giống như người có tiền nhưng tài sản của anh ta còn nhiều hơn hầu hết người ở tầng lớp trung lưu nào khác của Ấn Độ. 

Ăn xin kiếm tiền tỷ ở Dubai
Theo báo Ngày nay, với cuộc sống giàu có ở Dubai, chỉ cần làm ăn xin cũng có thể kiếm được tiền tỷ mỗi ngày. Đáng chú ý hơn, ăn xin ở đây hầu như là… khách du lịch.
Dubai là một thành phố xa hoa bậc nhất thế giới trực thuộc Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Tại đây có thể kiếm được rất nhiều tiền từ các nghành nghề kinh doanh khác nhau, nổi lên hot nhất trong 2 năm trở lại đây lại chính là nghề ăn mày.
Trong quý 1 của năm nay, các cơ quan chức năng thành phố Dubai đã tiến hành bắt giữ 59 ăn mày. Qua điều tra, phát hiện thấy hầu hết trong những người bị bắt giữ không phải là công dân tại đây. Họ đều là người nước ngoài, đến Dubai theo con đường du lịch hoặc kinh doanh.
Trong thời gian 3 tháng hiệu lực của visa, các du khách muốn kiếm thêm bằng nghề “ăn mày” thường ăn mặc rách rưới cố gắng đi dọc các con phố,các trung tâm mua sắm để xin được càng nhiều tiền càng tốt trong thời gian còn lưu trú tại đây. Ban đêm họ lại trở lại cuộc sống bình thường với cuộc sống xa hoa trong các khách sạn 5 sao cao cấp.
Ngày mà những ăn mày có thể kiếm ăn được nhiều nhất là vào thứ Sáu tại cổng nhà thờ Hồi giáo, khi mà hầu hết người dân Dubai đều tập trung ở đây để làm lễ.
Theo thống kê từ các cơ quan chức năng, mức trung bình mà ăn mày có thể xin được tại Dubai rơi vào khoảng khoảng 55 triệu đồng mỗi ngày. Có những “siêu ăn xin” kiếm được số tiền khoảng 1,6 tỷ đồng một ngày. Trong năm 2015, cảnh sát Dubai cũng đã bắt giữ 70 người ăn mày là các du khách tới đây du lịch.
TUYẾT MAI (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin

Từ ăn mày thành tỉ phú: Vâng, tôi từng là ăn mày!

01/03/2016, 15:15 (GMT+7)
Sinh năm 1973, đói quá nên phải cùng cha đi ăn mày. Hơn 1.000 ngày lang thang trong nhục nhã, chứng kiến cảnh bố chết mà nếu không có người cho cỗ áo quan thì phải bó chiếu, cỗ cúng duy nhất chỉ là bát cơm và quả trứng, anh đã thề quyết chí làm giàu…
Từ ăn mày thành tỉ phú: Vâng, tôi từng là ăn mày
Anh Sông kể về quãng thời gian phải đi ăn mày
Củ chuối rồi đến ngay cả củ ráy, củ khoai ngứa cũng đều bị bòn cho bằng hết tống vào nồi nấu lên ăn mà những cái dạ dày vẫn chỉ được lấp một góc nhỏ. Đói vàng mắt, đói bủn rủn chân tay.

Ăn cả cỏ

Nhìn ngôi nhà mái bằng đường hoàng, vững chắc, vườn trước vườn sau rộng thênh thang lại thêm 3 mẫu đất sổ đỏ mới mua, khách lạ ước tính tài sản của anh theo thời giá ít nhất cũng phải dăm tỉ. Chắc gia cảnh anh bố mẹ không phú quý cũng phải có người “chống lưng”. Có ai ngờ, trần gian có một người khổ đến thế. Thời trẻ anh đã phải bỏ học giữa chừng, chân đất, đầu trần lang thang xin ăn khắp chốn.
Khi tôi nhắc đến chuyện cũ, anh thần người trong phút chốc rồi gật gật đầu, nhỏ nhẻ: “Vâng, tôi trước đây từng là ăn mày”. Ký ức của một thời chưa xa chợt ùa về, tươi mới và vẹn nguyên những đắng cay, tức tưởi.
Quê anh gốc ở làng An Định xã An Thanh (huyện Tứ Kỳ, Hải Dương) ven con sông Thái Bình phù sa màu mỡ nên bố mẹ đặt tên con là Sông, Phạm Văn Sông. Họ sinh hạ được tới 5 khúc ruột, gia cảnh có lẽ cũng không đến nỗi bi đát nếu không có đợt đi kinh tế mới ở Quảng Ninh, vấp chiến sự biên giới lại phải chạy dạt về nơi chôn rau, cắt rốn.
Trở về, không ruộng, không nhà, không xã viên, lúc đầu họ phải ở nhờ sân kho HTX. Về sau, thôn xóm thương tình cắt cho họ một mảnh đất hoang gần cơ đê, sát nghĩa địa, dựng túp lều rạ, vách đất vá víu mà rau cháo nuôi nhau.
Quãng đầu những năm 80 của thế kỷ trước nhiều người lâm cảnh đói. Người ta đói một còn nhà anh đói mười bởi không có bất kỳ quyền lợi công dân nào dù là nhỏ nhất. Đã thế, vết thương thời chống Pháp của bố anh thường xuyên tái phát, một mắt mù, thi thoảng còn bị điên, còn mẹ anh mắc chứng phong rút, chân tay sưng phồng, biến dạng như hai cái càng cua, chẳng thể lao động được nữa. Gánh nặng cơm áo dồn tất cho đàn con.
Mấy chị lớn lúc có việc thì đi làm thuê, lúc rảnh lại ra đồng móc cua, bắt cáy còn chị thứ ba và anh lúc ấy quá nhỏ chẳng theo nổi. Một cân cáy đổi được một bò khi thì gạo lúc lại mạch. Bữa ăn của cả nhà thường xuyên là một vốc gạo hay hạt mạch rang lên, ông bố lấy cái chén sứt mẻ đong ra đong rồi gạt ngang miệng mỗi người một lượt.
Có lần may mắn hai chị lớn kiếm được mấy đồng hí hửng mua ít sắn bột về nhào lên, nặn ra thành bánh rồi luộc cho cả nhà ăn một bữa. Ních xong bụng bánh sắn anh mò ra bờ đê định kiếm ít rau thài lài, đến khu Mộ Tù bỗng người gục xuống, nhũn ra, sùi bọt mép, bẹp nhũn.
14-59-54_dsc_1521 Phút thảnh thơi của tỉ phú Sông
Suốt từ trưa cho đến tối anh nằm đó. Khi những giọt sương khuya lạnh buốt nhỏ tong tong xuống mặt anh mới tỉnh dần rồi lê lết bò về nhà. Cả gia đình đều bị ngộ độc bánh sắn sùi nặng, ngoại trừ ông bố vì nhường vợ, nhường con nên ăn nhịn bụng, không dám ăn. Về sau mới hay đám gian thương đã trộn cả vôi sống vào bột sắn để gia tăng trọng lượng. Kể từ đó, hễ nhìn thấy sắn là anh hãi hùng.
Củ chuối rồi đến ngay cả củ ráy, củ khoai ngứa cũng đều bị bòn cho bằng hết tống vào nồi nấu lên ăn mà những cái dạ dày vẫn chỉ được lấp một góc nhỏ. Đói vàng mắt, đói bủn rủn chân tay nên chị ba rủ anh (lúc đó chừng tám, chín tuổi) đi hái một rổ sề thài lài - thứ rau chỉ để dành nuôi lợn luộc lên, chấm muối ăn ngon lành. Bụng căng phồng cỏ như một con bò mà vẫn đói vì thiếu chất. Nằm ổ rơm, mót những hạt thóc lép mà đầu óc quẩn quanh một suy nghĩ làm sao để có cái gì bỏ vào bụng cho khỏi chết.
Vốn sáng dạ, anh học rất giỏi, đặc biệt là môn toán nên được cô giáo quý mua tặng cả sách vở, đồ dùng học tập. Cả trường chọn ra được hai học trò đi thi học sinh giỏi, bạn thi văn còn anh thi toán. Hôm đi, cô giáo đèo anh bằng chiếc xe đạp cũ lên tận xã Cộng Lạc, trước khi vào phòng còn dúi vào tay trò một cái bánh chưng ăn lót dạ vì biết trong bụng anh chỉ toàn là cỏ thài lài.
Thương anh thỉnh thoảng cô lại rủ về nhà ăn cơm dù gia cảnh cô lúc bấy giờ cũng chỉ là kiếp giáo nghèo. Anh toàn từ chối dù thú nhận với tôi rằng lúc ấy chỉ cần nhìn thấy một hạt cơm trắng đã thèm đến mức nước miếng tứa hết cả mồm miệng lẫn chân răng. Giải thưởng anh mang về là 7 đồng, chỉ đủ đong một vài bò gạo. Đói vẫn hoàn đói. Ngồi học mà con chữ cứ bò lổm ngổm như cua, như cáy trên trang giấy trắng chứ nhất định không chịu vào đầu.
14-59-54_dsc_1534 Anh Sông chăm sóc chuối
Anh quyết định bỏ học, nhường lại sách vở cho em nhưng không may nó lại tối dạ chẳng chịu đi học. Tập sách để mấy năm bị giọt gianh làm cho mủn bằng hết. Chị ba cùng anh mò ra khu chợ Đấm bới trong đám rác khi thì ngọn rau úa lúc lại củ khoai hà về bỏ vào nồi chống đói. Hai chị em lại rủ nhau ra cửa hàng lương thực ở Cầu Xe. Tuần hai buổi thứ hai và thứ sáu cửa hàng cấp gạo cho cán bộ, họ chầu chực quét những hạt rơi, hạt vãi về. Đãi đi, đãi lại nhưng bát cháo khi đưa lên môi chốc chốc lại lốc cốc một hai hạt sạn, hạt sỏi.

Hành trình ăn mày

Chẳng nhẽ lại nằm ôm nhau mà chết? Bần cùng quá, bố mới rủ anh đi ăn xin. Sáng sáng mỗi người một ngả chia nhau đi khắp huyện, sang cả huyện Thanh Hà, sang cả nông trường Quý Cao bên Hải Phòng mà xin.
Hành trang của họ là cái túi vải rách vắt vai, đi cả ngày rã cẳng, chồn chân cũng chỉ lọc xọc một hai bò gạo xấu, vài đồng “tiền bồm”. Nhìn chúng bạn tung tăng đến trường lắm lúc phải ngoảnh mặt đi. Đã thế có bận ăn xin qua khu An Thổ anh còn bị một kẻ du côn xông ra chặn đường, trấn lột hết, tủi thân chỉ còn biết đứng giữa đường mà khóc.
Sau 3 năm ăn mày, 15 tuổi anh xin đi làm trong một cái lò vôi bên Hải Phòng để lại cha già, mẹ yếu và một đứa em còn thơ dại. Suy dinh dưỡng hạng nặng nên người nhỏ chỉ như một đứa trẻ lên mười, vai và tay anh lúc đầu trầy xước vì vác vôi. Máu đỏ thắm trên những cục vôi trắng, dần dần cũng biến thành chai sạn, có chỗ dày đến mức dao cứa vào mà vẫn không thấy đau.
Bố mất khi anh 17 tuổi, nếu không có HTX thương tình cho cái áo quan thì phải đành bó chiếu. Vét hết gạo trong nhà anh nấu được bát cơm trắng, đặt quả trứng gà luộc lên trên làm cỗ đám ma cho bố.
14-59-54_dsc_1529 Trên bờ là chuối, dưới là thả rươi
Ba năm sau mẹ anh cũng qua đời vì bạo bệnh. Các chị lớn đã đi lấy chồng hết, nhà chỉ còn hai anh em với một cái nồi được người họ hàng xa cho, một cái bát sành còn sót lại. Lúc em gái đi lấy chồng, anh gói ghém cái nồi và cái bát duy nhất ấy làm của hồi môn cho nó.
Tình cờ anh gặp chị ở một đám dạm ngõ, thấy thích nhưng vẫn còn ngại ngần bởi gia cảnh. Ai ngờ khi biết tin, người anh và nhất là bà mẹ chị lại đồng lòng vun vén. Anh trai thì thường rủ anh về nhà nhưng dẫn cửa trước, chị luồn cửa sau… trốn. Thấy vậy, mẹ chị khuyên: “Tao chỉ thương thằng Sông hiền lành, chăm chỉ!”. Bà còn giấu chị cho người lớn đến nhà anh nói chuyện, đặt chị vào sự đã rồi, đành phải lấy. Đó là năm 1998.
DƯƠNG ĐÌNH TƯỜNG

Tỷ phú cũng đi… “ăn mày”

Lâu nay nói tới “ăn mày”, ai cũng nghĩ đến những kẻ bần hàn “khố rách áo ôm”. Vậy mà ở vùng sông nước miền Tây lại xuất hiện những tỷ phú nhà cao cửa rộng nhưng tối ngày lo đi “ăn mày”. Họ tình nguyện đi “xin”, đi vận động tài trợ để giúp dân nghèo.

Đến thành phố Rạch Giá (Kiên Giang) hỏi vợ chồng tỷ phú “ăn mày” - ông Huỳnh Ngọc Bảo và bà Lê Mỹ Dung - ai cũng biết. Tư gia của vợ chồng ông Bảo nằm bệ vệ ở đường Lâm Quang Ky, gần khu lấn biển. Đây cũng là nhà hàng lớn có sức chứa lên đến cả ngàn khách.

Ông Bảo vóc người cao khỏe, vui tính. Gợi chuyện 2 chữ “ăn mày” mà nhiều người thường hay gọi, ông Bảo cười ngất: “Nói giàu có thì tôi không dám, nhưng thực tế cũng chẳng thiếu thốn gì đâu mà đi xin xỏ hay vay mượn người khác. Người ta bảo tôi ăn mày là vì cái tài của tôi chuyên vận động tài trợ của các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế… giúp đỡ người nghèo ở vùng sâu vùng xa đó mà…”.

Chuyện làm từ thiện của vợ chồng ông Bảo thật tình cờ. Bà Dung nhớ lại: Khoảng trước những năm 1999, đứa con bị bệnh phải đưa vào bệnh viện chữa trị, ra vào bệnh viện nhiều ngày bà chứng kiến những cảnh đời bất hạnh. Có người mắc các bệnh nan y mà không tiền lo thang thuốc, có người mới sinh con ra đã bị dị tật hoặc bị bệnh tim bẩm sinh… cho đến những trường hợp người thân sắp lên bàn mổ nhưng gia đình chẳng có đồng nào.

Gặp những cảnh đời như vậy, bà rơm rớm nước mắt chỉ biết nhét vào tay họ vài trăm ngàn gọi là chia sẻ. Sau nhiều đêm trằn trọc, bà Dung bàn với chồng phải làm việc gì đó để giúp đỡ người nghèo bất hạnh.

Ban đầu bà liên lạc với các bệnh viện hỗ trợ người nghèo mổ mắt. Từ 1 ca rồi lan ra hàng chục, hàng trăm ca… Người ở gần giới thiệu người ở xa, hễ nghe chỗ nào có người cần mổ mắt nhưng không tiền là bà tìm tới giúp đỡ.

Số người cần giúp đỡ ngày càng đông. Vợ chồng bà Dung phối hợp với ni cô Thích Nữ Phúc Liên ở chùa Đường Xuồng, huyện Giồng Riềng và một số người khác, thành lập nhóm từ thiện Ngọc Phúc. Thế là nhóm Ngọc Phúc quyết định mở rộng quy mô hoạt động.

Để có kinh phí giúp người nghèo, ngoài khả năng của nhóm thì phải vận động các mạnh thường quân trong và ngoài nước tiếp sức. Ông Bảo nói: “Chỉ xuống miệt U Minh thấy bà con khó khăn, là không chịu nổi. Tôi liền nghĩ ra cách liên lạc với các nhà mạnh thường quân, mời họ xuống Rạch Giá rồi thuê xe, thuê đò đưa vào tận nơi cho họ chứng kiến. Mọi chi phí đi lại, ăn uống… tôi bỏ tiền túi ra lo hết.

Những lần thực tế như vậy họ cảm động và hỗ trợ, thiếu bao nhiêu tụi tôi bù vào, tuyệt đối không cắt xén. Công trình nào thi công cũng nhờ chính quyền địa phương và người dân giám sát. Khi hoàn thành, mời mạnh thường quân xuống kiểm tra lại”.

Từ cách làm minh bạch trên, nhóm từ thiện Ngọc Phúc ngày càng được nhiều mạnh thường quân ủng hộ kinh phí giúp người nghèo. Đặc biệt, những tổ chức và cá nhân người nước ngoài hỗ trợ rất nhiều, bình quân mỗi năm trên 4 tỷ đồng.

Tính sơ bộ, đến nay nhóm đã thực hiện trên 2.000 ca mổ mắt (trị giá 500.000đ/ca); xây 100 phòng học (80 triệu đồng/phòng); 100 cây cầu (30 triệu đồng/cây); giúp dân nghèo vùng lũ 350 chiếc xuồng; 1.000 giếng nước; 1.700 cái lu đựng nước…

Ông Bảo tâm sự, “từ ngày đi làm từ thiện công việc buôn bán của nhà hàng bị ảnh hưởng, vì mất quá nhiều thời gian”. Nhưng vợ chồng vẫn vui vì góp công bé nhỏ giúp ích cho bà con nghèo vượt qua cái khó.

Ở xứ dừa Bến Tre còn có ông Lê Huỳnh, người làm từ thiện nổi tiếng. Ông đứng ra thành lập trường nuôi dạy trẻ khuyết tật, đồng thời vận động nhiều tổ chức, cá nhân đóng góp mỗi năm hàng tỷ đồng, giúp bà con nghèo mổ mắt, khám chữa bệnh… Tại các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang… ngày càng nhiều những tỷ phú tình nguyện đi “ăn mày” về giúp dân nghèo.

Những tỷ phú “ăn mày” ở miền Tây lấy làm vui khi chuyện “ăn mày” của mình giúp nhiều mảnh đời vượt qua khốn khó, góp phần đáng kể xây dựng cầu đường nông thôn thúc đẩy xã hội phát triển.

Theo Huỳnh Phước LợiSài Gòn Giải Phóng

Cặp vợ chồng tỷ phú Hà Nội bị nhầm là… ăn mày vì thói quen bất ngờ

Dĩ nông vi bản là đây, tuy là người Hà Nội nhưng họ vẫn không quên đi cái gốc của mình. Người Việt Nam chưa giàu, nhưng chúng ta lại quá lãng phí. Hãy nhìn 2 bác mà học tập.

https://i2.vitalk.vn/thread/src/2016/01/29/bi-nham-2_1_2m2dm8nldt6s4.jpg


Ngôi nhà năm tầng của gia đình ông Đinh Xuân Toàn (73 tuổi) và vợ Lê Thị Xuân (67 tuổi, phố Đào Tấn, phường Cống Vị, quận Ba Đình, TP Hà Nội) khang trang bề thế mặt bằng 80 m2, tổng diện tích đến 400 m2. Dù được chủ nhà giới thiệu trước, nhưng khi lên tới tầng bốn, phóng viên không khỏi bất ngờ vì căn phòng chẳng khác gì một sân phơi thóc của nhà nông đang vào vụ mùa.

[linkEmbed]/threads/chuyen-kho-tin-dua-con-roi-viet-nam-thua-ke-100-trieu-usd-tu-ty-phu-my.2171146[/linkEmbed][linkEmbed][/linkEmbed]
https://i2.vitalk.vn/thread/src/2016/01/29/20151016182922-con-roi-3_2lheioe45b8qj.jpg
[linkEmbed][/linkEmbed]


Kể về cơ duyên mà vợ chồng mình có nhiều thóc, bà chủ nhà cho biết: “Sau Tết Ất Mùi vừa rồi, vợ chồng tôi có nuôi năm con gà trên tầng năm để lấy thịt. Mỗi ngày chúng ăn cả kg thóc, chồng tôi phải đi khá xa mới mua được. Lúc này vợ chồng có dịp hàn huyên kể lại thời nhỏ đi mót lúa rất vui nên tôi rủ ông ấy đi cùng”.

Vào vụ chiêm của miền Bắc, vợ chồng ông bà chở nhau bằng chiếc xe máy Drean Thái lên tận Sơn Tây mót lúa. Bốn ngày, thành quả thu được 70 kg thóc, rồi hết mùa, nên phải tạm nghỉ.

Từ cuối tháng 9, đầu tháng 10/2015, nông dân lại bước vào mùa gặt nên ông bà tiếp tục niềm đam mê đi mót lúa. Càng mót càng ham, từ 4h sáng ông bà rủ nhau dậy chuẩn bị thức ăn, nước uống sẵn sàng lên đường. Vì không dùng liềm quen nên vợ chồng họ dùng kéo, mặc quần áo bịt kín cho đỡ nắng, đi từ sáng đến tối muộn mới về.

>> Xem phần 2 câu chuyện

Nơi nào gặt lúa là ông bà có mặt, có ngày đi tới cả trăm km. Ước tính vụ vừa rồi, ông bà đi mót thóc 40 ngày. Hôm nào ít thì được 10 kg, có ngày cao điểm lên tới 40 kg, nhưng bình quân khoảng 25 kg. Như vậy, ước tính ông bà mót được cả tấn thóc.

“Những vùng quê từ Sơn Tây, Đan Phượng, Hoài Đức… chúng tôi đều tìm tới cả. Thời xưa đói kém, nhiều người đi mót lắm, nhưng giờ ít hơn xưa. Người ta lại dùng máy gặt nên dễ sót lúa hơn vì nơi ngóc ngách máy không vớt tới gặt được.

Thế mà ít người đi mót lúa lắm, mình đi mót dễ kiếm được nhiều lúa hơn xưa. Một kg thóc bán ở thị trường hơn 10.000 đồng, một tấn cũng được 10 triệu. Bốn mươi ngày, hai vợ chồng già này làm được 10 triệu cũng là một số tiền lớn đó chứ, chỉ tốn tiền xăng và da đen hơn”, ông lão cười khà khà.

[linkEmbed]/threads/lau-dai-ga-vang-tri-gia-300-ty-cua-dai-gia-ha-noi-khien-ong-chu-facebook-cung-phai-khoc-thet.2220038[/linkEmbed][linkEmbed][/linkEmbed]
https://i2.vitalk.vn/thread/src/2016/01/29/lau-dai-300-ty-4_2lo83mlmf19p3.jpg
[linkEmbed][/linkEmbed]


Lần đến Phúc Thọ, có cụ ông 81 tuổi quan sát vợ chồng ông mót lúa. Hồi lâu, ông cụ móm mém gọi ông Toàn lên, đưa cho 10.000 đồng. Ông Toàn cười rồi giải thích vợ chồng mình đi mót lúa không phải vì mưu sinh. Cụ ông cảm động, mời bằng được bà Xuân ông Toàn về nhà chơi cả buổi.

http://vtc.vn/thoi-quen-khien-vo-chong-ty-phu-bi-nham-la-an-may.1.592924.htm
TỶ PHÚ, LÃO ĂN MÀY VÀ CÂU CHUYỆN TÔN TRỌNG KHÁCH HÀNG
27/03/2017
Nhân sự vất vả trăm bề, ngoài rèn luyện kỹ năng và một con mắt nhìn người nhanh nhạy để có thể tuyển chọn được những người phù hợp và tài năng cho các vị trí trong công ty thì những người nhân sự còn cần có khả năng đào tạo nhân sự thật thông minh và nhân văn. Qua câu chuyện tôn trọng khách hàng "Lão ăn mày và ông chủ tiệm bánh" dưới đây hy vọng sẽ mang đến cho các nhà đào tạo nhân sự một cái nhìn mới trong công tác đào tạo của mình.
Tôn trọng khách hàng, lợi nhuận ắt tự đến. Đối tác, khách hàng đóng vai trò  rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Khách hàng tìm đến bạn cũng bởi họ cần sự tư vấn và muốn tìm một đối tác thật sự; hoặc bởi sản phẩm, dịch vụ của bạn cần cho họ. Tức là khi bạn bán đi một giá trị (có thể là sản phẩm hoặc dịch vụ), bạn sẽ thu về một giá trị tương ứng, hợp lý, và 2 bên đều có lợi (win – win).
Ngày nọ, một ông lão ăn mày quần áo rách tả tơi, đầu tóc bù xù, trên người bốc ra một mùi hôi khó chịu đứng trước một cửa tiệm bánh ngọt náo nhiệt. Những vị khách mua hàng đứng bên cạnh đều bịt mũi, nhíu mày, tỏ rõ thái độ ghét bỏ và khó chịu với ông ta.
Nhân viên bán hàng quát to:
“Đi ngay! Đi ngay đi!”
Người ăn mày lập cập lấy ra mấy đồng tiền lẻ bẩn thỉu và nói:
“Tôi đến mua bánh ngọt! Loại nào là nhỏ nhất?”
Ông lão chủ tiệm bánh ngọt đi đến, niềm nở lấy ra một chiếc bánh ngọt nhỏ và đẹp đẽ từ trong tủ kính đưa cho người ăn mày, rồi cúi người thật sâu xuống, nói:
“Cảm ơn quý khách đã mua hàng! Hoan nghênh lần sau lại tới!”
Người ăn mày vẻ mặt thất kinh rời khỏi cửa tiệm, dường như anh ta chưa từng được đối xử tôn trọng đến như vậy lần nào trong đời…
 
đào tạo nhân sự - tôn trọng khách hàng
 
Cháu trai người chủ tiệm bánh thấy lạ liền hỏi:
“Ông nội! Sao ông lại niềm nở với người ăn mày bẩn thỉu đó như vậy ạ?”
Chủ tiệm bánh giải thích:
“Mặc dù đó là một người ăn mày nhưng cũng là khách hàng. Ông ấy để ăn được bánh ngọt của chúng ta đã không tiếc tiêu những đồng tiền mà phải mất một thời gian lâu lắm mới kiếm được. Thực sự là rất khó có được! Nếu ông không tự mình phục vụ ông ấy thì sao có thể xứng đáng với phần ưu ái của ông ấy giành cho chúng ta đây?”
Cháu trai lại hỏi:
“Đã vậy thì sao ông lại còn thu tiền của ông ấy ạ?”
Người chủ tiệm bánh nói:
“Oh, ông ấy hôm nay đến đây là khách chứ không phải là đến ăn xin đâu cháu ạ! Đương nhiên, chúng ta phải tôn trọng ông ấy chứ! Nếu như ông không thu tiền của ông ấy, thì chẳng phải ông đã vũ nhục ông ấy rồi sao? Nhất định phải nhớ kỹ, phải tôn trọng mỗi một khách hàng của chúng ta, cho dù đó là một người ăn mày. Bởi vì hết thảy những thứ chúng ta có đều là do khách hàng cấp cho.”
Cậu bé nghe xong có phần hiểu nên gật gật đầu.
Ông chủ tiệm bánh này chính là ông nội của nhà kinh doanh, tỷ phú Nhật Bản – Yoshiaki Tsutsumi. Tỷ phú Tsutsumi từng nói: “Năm đó, mỗi cử động của ông nội đối với người ăn mày đó đều khắc sâu vào trong tâm trí của tôi.” Về sau, Tsutsumi đã kể lại rất nhiều lần câu chuyện này cho nhân viên của mình nghe để họ học tập cách tôn trọng khách hàng.
Có thể nói, “tôn trọng” người khác cũng không phải là sự lễ phép xã giao mà nó đến từ sự hiểu, yêu mến, thông cảm và kính trọng người khác được ẩn sâu ở trong lòng mỗi người. Tôn trọng ấy không có hàm chứa bất cứ sắc thái lợi ích nào, cũng không bị ảnh hưởng bởi thân phận hay địa vị. Bởi vì như vậy, mới là thuần túy nhất, chất phác nhất và cũng là sự báo đáp đáng giá nhất.
Có câu nói: “Lòng rộng một thước, con đường sẽ rộng một trượng”, hãy mở rộng tấm lòng đối xử với người khác! Bất luận là người mà bạn yêu mến hay là người mà bạn chán ghét, bất luận là bạn bè hay là kẻ thù, đều phải tôn trọng họ. Đây chính là một loại dũng khí, càng là một loại trí tuệ.

Sưu Tầm : Team KingBee
Từng sống trong cảnh giàu sang với những biệt thự xa xỉ, siêu xe đắt giá, những cầu thủ này chớp mắt phá sản vì cùng một nguyên nhân: Ly dị vợ.
Emmanuel Eboue
Eboue từng sở hữu khối tài sản lên đến hàng chục triệu bảng Anh trong khoảng thời gian thi đấu cho Arsenal và Galatasaray. Thời điểm đó, cầu thủ người Bờ Biển Ngà có cuộc sống đáng ghen tị. Người ta thấy anh cùng vợ con thường xuyên đi nghỉ dưỡng, tham dự tiệc tùng, đi siêu xe, ở dinh thự…
Sao Arsenal từ ‘ông hoàng’ chục triệu USD thành ‘ăn xin’ ngủ nền nhà vì cô vợ quỷ quyệt
Tuy nhiên sau khi bị FIFA cấm thi đấu 1 năm, Eboue bị cô vợ Aurelie Bertrand lôi ra tòa ly dị. Lúc này, Eboue mới biết mình đã bị cô vợ quỷ quyệt lừa tráo tên sạch toàn bộ tài sản. Eboue đang phải sống trong cảnh vô gia cư, không một xu dính túi, thất nghiệp và ngủ nhờ sàn nhà một người bạn. Tương lai của cựu sao Arsenal khá mờ mịt khiến anh phải đăng đàn kêu cứu đội bóng cũ.
Mới đây, anh đã đăng đàn cầu cứu HLV Wenger và CLB Arsenal. Hy vọng nhận được sự giúp đỡ của đội bóng cũ. Khi mà phía Arsenal chưa có hành động thì Galatasaray đã quyết định dang tay cứu giúp cựu cầu thủ của mình.
Eboue được đội bóng cũ Galatasaray dang tay giúp đỡ.
HLV Fatish Terim (CLB GAlatasaray) cho biết: “Chúng tôi sẽ dành vị trí HLV đội U14 cho Eboue. Chúng tôi đã nghe kể về chuyện của Eboue và rất thương quý cậy ấy. Chúng tôi sẽ cố gắng giúp đỡ”.
Lee Hendrie
Lee Hendrie từng được coi là tiền vệ tài năng của bóng đá Anh cùng thời với Frank Lampard, Rio Ferdinand, Steven Gerrard.. Khi còn khoác áo Aston Villa, Hendrie nhận mức lương cao ngất ngưởng thời bấy giờ là 30.000 bảng/tuần. Lúc đó, biệt thự, siêu xe là những thứ rất bình thường với cầu thủ sinh năm 1977.
Tuy nhiên, bi kịch đến với Hendrie ngay trong ngày kết hôn. Cô vợ “thanh mai trúc mã” Becky phát hiện chồng mình đang dan díu với cô đào 19 tuổi Emma Cheal chỉ vài tiếng sau hôn lễ trị giá hàng chục nghìn bảng. Không chỉ lập tức hủy tuần trăng mật trị giá gần 20 nghìn bảng, đôi vợ chồng lập tức li dị và Hendrie phải bồi thường gần 2 triệu bảng cho vợ.
Lee Hendrie từng 2 lần tử tự nhưng không thành
Từ ngày đó, cầu thủ này làm ăn thất bại liên tục. Hendrie tuyên bố phả sản hồi đầu năm 2012 và bị tịch thu toàn bộ tài sản khoảng 10 triệu bảng, nhà cửa. Vì điều này mà Hendrie từng 2 lần tự tử nhưng bất thành.
David James
David James cựu thủ môn “Tam Sư” lừng danh. Bên cạnh đó, ông từng thi đấu cho các đội bóng lớn như Liverpool, Arsenal…Sau khi giải nghệ, James còn trở thành bình luận viên các trận đấu Premier League cho kênh BT Sport. Những thành công trong sự nghiệp giúp James từng có khối tài sản lên đến 20 triệu bảng.
James khuynh gia bại sản sau khi ly dị vợ
Tuy nhiên, James phải tuyên bố phá sản hồi năm 2014. Ông thậm chí phải bán hết các kỷ vật bóng đá có giá trị nhất của mình để cứu vãn tình cảnh. Vụ ly dị vô cùng tốn kém với cô vợ Tanya được cho là một trong những lý do chính đẩy James vào con đường “khuynh gia bại sản”. Được biết, James phải chi gần 10 triệu bảng để theo vụ ly dị và bồi thường cho vợ.
Kenny Sansom
Kenny Sansom từng là tài năng của bóng đá Anh với 86 lần khoác áo Tam Sư. Hậu vệ trái này lập kỷ lục chuyển nhượng tới Arsenal trước khi thi đấu ở hàng loạt đội bóng Ngoại hạng Anh như Newcastle, QPR, Everton, Watford…Kenny Sansom từng nhận lương 1.200 bảng mỗi tuần năm 1980 và sống trong căn biệt thự trị giá hàng triệu bảng.
Kenny Sansom
Tuy nhiên sau khi ly dị vợ, cựu danh thủ này đốt hết gia tài vào rượu và cờ bạc đến nổi phá sản, phải bán nhà. Có lần, người ta bắt gặp cựu danh thủ sinh năm 1958 sống vô gia cư trong công viên suốt nhiều ngày. Hiện, Sansom phải sống bằng tiền trợ cấp và tình thương của người chị gái.
Chàng trai từng ăn xin trở thành triệu phú tìm về báo đáp ân nhân
Bà chủ quán mỳ năm xưa giúp đỡ Rongfeng đã từ chối món quà trị giá 80.000 USD.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
25 năm trước, chàng trai 17 tuổi Rongfeng đã rời khỏi ngôi làng của mình cùng với hai người bạn và tìm đến thành phố Taizhou ở tỉnh Zheijang, Trung Quốc. Anh quyết tâm tìm một công việc tại đây để hỗ trợ gia đình đang gặp khó khăn của mình. Hai người bạn của Rongfeng cũng có chung ước mơ đó.
Tuy nhiên, giấc mơ của họ dường như chẳng dễ dàng thực hiện khi liên tục bị từ chối khi đi xin việc. Lúc hết tiền, cả ba người phải đi ăn xin trên phố. Họ không bao giờ tưởng tượng được rằng họ ở một nơi cách xa quê hương như vậy, họ lại làm công việc ngửa tay cầu xin sự thương hại của mọi người.
Một ngày, Rongfeng và  bạn của mình đến cửa hàng mỳ đông khách. Họ chỉ có thể đứng ngoài cửa nhìn mọi người ăn uống vì không có đủ tiền mua một bát mỳ. Họ không biết rằng chủ của cửa hàng đã quan sát họ một lúc lâu. Dai Xingfen, cô chủ quán mỳ, đã mời 3 chàng trai ăn miễn phí. Sau đó, cô biết được rằng Rongfeng và những người bạn của mình đã phải ăn xin trên phố vài ngày. Cô mời họ ở lại trong căn hộ mà vợ chồng cô đang sống.
Buổi tối hôm đó, Dai Xingfen đã cố gắng liên lạc với những người bạn của mình làm việc tại các nhà máy lân cận để tìm việc cho 3 chàng trai. Thật không may, thời điểm đó, không nơi nào cần tuyển nhân viên.
Nhìn các chàng trai tuyệt vọng khi cố gắng thay đổi cuộc sống, Dai Xingfen đã nói họ đi tìm việc tại thành phố Huangyan cạnh đó. Cô còn mua vé cho cả ba người. 
Không bao lâu sau, họ được nhận vào làm việc tại một nhà máy sản xuất đồ gỗ. Ở đó, Rongfeng làm việc chăm chỉ và rèn luyện kỹ năng tốt. Nhiều năm sau, anh mở cơ sở kinh doanh riêng tại thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh.
Nhờ sự kiên trì và cống hiến, hiện tại, Rongfeng đã là chủ tịch của tập đoàn Shenyang Jiu Jiu Li Feng và cũng là một lãnh đạo trong ngành công nghiệp đồ gỗ và sơn. Anh trở thành triệu phú nhờ lợi nhuận thu được từ lợi nhuận kinh doanh.
Đã nhiều năm trôi qua, Rongfeng vẫn không quên ân tình của Dai Xingfen dành cho anh, từ trước khi làm việc tại nhà máy đồ gỗ. "Sự giàu có không quan trọng bằng tính chính trực" là điều mà bà chủ quán mỳ đã nói anh phải giữ gìn nếu anh trở thành người thành công trong tương lai. Giờ đây, không chỉ giàu có, Rongfeng còn tự hào với lối sống ngay thẳng của mình.
Năm 2014, Rongfeng đã trở lại thành phố Taizhou để tìm Xingfen, người giúp anh cùng bạn bè khi "tay trắng". Người phụ nữ tốt bụng vẫn làm công việc của mình suốt 2 thập kỷ. Trong niềm vụ đoàn tụ, Rongfeng mong muốn tặng ân nhân một món quà trị giá 80.000 USD để sửa chữa ngôi nhà. Tuy nhiên, Xingfen đã từ chối lời đề nghị và nói rằng cô không giúp đỡ anh để chờ anh báo đáp. 25 năm trước, cô chân thành muốn giúp đỡ chàng trai trẻ Rongfeng vì lòng nhân ái. Khi nhìn thấy các chàng trai, cô đã rất cảm thông vì bản thân cô cũng phải vật lộn với cuộc sống khó khăn.
Rongfeng sau đó đã làm một tấm biển với nội dung: "Lòng biết ơn như núi" và đặt tại của hàng của Xingfen để bày tỏ tấm lòng của mình.

Những tỷ phú sẵn sàng cho đi tất cả

InfoMoneyNữ tỷ phú Marcelle Speller, người không những sẵn sàng tham gia tích cực vào các quỹ từ thiện, mà còn thúc giúc các doanh nhân giàu có khác có hành động tương tự từng nói, bà nhận ra việc trao tặng tài sản của mình vì các hoạt động thiện nguyện mang lại niềm vui hơn nhiều so với việc kiếm tiền.
Có lẽ, nhiều tỷ phú khác trên thế giới cũng cảm nhận được điều này, khi không ngừng đóng góp nhiều hơn cho các tổ chức từ thiện, quỹ phi lợi nhuận trên toàn cầu nhằm mục tiêu giúp đỡ những người yếu thế, vì một môi trường sống an toàn, lành mạnh hơn.
Sẵn sàng cho đi tất cả
Danh sách dưới đây gây sự chú ý, bởi việc xếp hạng các tỷ phú hào phóng nhất trên thế giới không dựa trên con số tuyệt đối các tài sản đã trao đi, mà dựa trên tỷ lệ giá trị trao tặng/tổng tài sản sở hữu.
Vị tỷ phú cho đi tới đồng cuối cùng
Nhắc tới giá trị tuyệt đối của các khoản từ thiện, thế giới thường ngợi ca những cái tên như tỷ phú đầu tư Warren Buffett, Bill và Melinda Gates, Michael Bloomberg hay George Soros. Tuy nhiên, thực tế, để so sánh mức độ hào phóng của những người giàu nhất hành tinh trong hoạt động từ thiện, điều cần làm là sử dụng chỉ số so sánh hào phóng (tổng mức quyên góp/tổng tài sản).
Khi đó, không ai có thể vượt qua được Charles Francis Feeney, người đàn ông được mệnh danh là “Jame Bond của những nhà thiện nguyện”. Charles Francis Feeney (1931) là người đồng sáng lập Duty Free Shoppers Group, doanh nghiệp tiên phong trong mô hình cửa hàng mua sắm miễn thuế; đồng thời là người sáng lập The Atlantic Philanthropies, một trong những quỹ tư nhân lớn nhất trên toàn cầu.
Dù có thu nhập hàng tỷ đô mỗi năm, Charles Francis Feeney vẫn không có mặt trong danh sách những tỷ phú của Forbes, bởi ông luôn không ngừng cho đi. Trên thực tế, ông được biết đến với tên gọi “vị tỷ phú luôn cố gắng khiến mình nghèo đi”.
Trong những năm qua, ông đã quyên góp hơn 7,5 tỷ USD, khiến khối tài sản của mình giảm xuống còn gần 1,5 tỷ USD, tương đương với tỷ lệ cho đi là 500%. Cho tới nay, ông cùng với vợ là bà Helga, đang sinh sống trong một căn hộ thuê tại San Francisco và chủ yếu di chuyển bằng các phương tiện công cộng.
Trong khi đó, dù Bill Gates đứng hàng đầu trong số những người hoạt động thiện nguyện với việc quyên góp 27 tỷ USD, khối tài sản của ông vẫn ở mức 84,2 tỷ USD, tương đương với tỷ lệ đóng góp là 32%. Thực tế, 2 người đàn ông giàu nhất hành tinh, Bill Gates và Warren Buffett, luôn nhắc tới Feeney như tấm gương truyền cảm hứng cho các hoạt động tình nguyện của mình.
Tỷ phú Charles Francis Feeney
Tỷ phú Charles Francis Feeney - “vị tỷ phú luôn cố gắng khiến mình nghèo đi”
Không riêng Feeney, Quỹ Atlantic Philanthropies của ông cũng đã đóng góp 6,2 tỷ USD cho các hoạt động giáo dục. Dẫu vậy, tên tuổi của ông chưa từng xuất hiện tại các bức thư, bảng hiệu hay tấm bằng nào tại hơn 1.000 tòa nhà tại 5 châu lục được xây dựng nhờ khoản tiền do ông trao tặng. Nguyên nhân bởi Quỹ Atlantic Philanthropies có quy tắc, những cá nhân/tổ chức nhận tiền quyên góp không được công khai danh tính người trao tặng.
Thế giới có thể sẽ không biết tới một Charles Francis Feeney nào khác đã nhiệt tình trao đi và giữ lại phần ít ỏi cho riêng mình. Chưa kể, tới đầu năm 2017, vị tỷ phú này đã chính thức “rỗng túi” khi trao tặng thêm 7 triệu USD cho Cornell University, nhằm hỗ trợ sinh viên thực hiện các dịch vụ cộng đồng.
Khối tài sản biến mất
JK Rowling là tác giả của bộ tiểu thuyết 7 tập đình đám Harry Potter, được xuất bản trong giai đoạn 1997-2007. Bộ truyện này đã bán được hơn 450 triệu bản trên toàn cầu, được dịch ra 78 ngôn ngữ và hiện diện ở hơn 200 vùng lãnh thổ.
Nhờ sự thành công của Harry Potter, cuộc đời của nữ nhà văn vốn nhiều khó khăn, trắc trở này đã có một “kết thúc có hậu”. Năm 2011, với thu nhập tới từ thành công của bộ truyện, JK Rowling sở hữu khối tài sản khoảng 1 tỷ USD, đưa tên bà vào danh sách những người giàu nhất trên thế giới của Forbes. Tuy nhiên, JK Rowling nhanh chóng đánh mất vị trí này bởi việc quyên góp quá nhiều tiền cho hoạt động thiện nguyện.
Theo đó, ngay trong năm 2011, bà đã trao tặng 16% khối tài sản của mình, tương đương 160 triệu USD để làm từ thiện. Từ đó tới nay, nữ nhà văn này vẫn không ngừng tham gia các công tác tình nguyện, tới làm việc tại Tổ chức Ân xá quốc tế, trở thành đại sứ của One Parent Families, hỗ trợ Multiple Sclerosis Society Scotland trong nhiều năm.
Bên cạnh đó, JK Rowling còn là người sáng lập Children’s High Level Group (CHLG), hiện được biết đến với tên gọi Lumos. Tổ chức này có mục tiêu “chấm dứt việc đưa trẻ em vào các cơ sở từ thiện khắp châu Âu, đồng thời giúp những đứa trẻ tìm được nơi an toàn hơn, được chăm sóc tốt hơn để sinh sống”.
Tư Thuần (Tinnhanhchungkhoan.vn)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét