Thứ Tư, 16 tháng 1, 2019

CUỘC CHIẾN THẦN THÁNH 44/5

-Xét được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! 
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Mục đích của mọi cuộc chiến tranh, của mọi phía xung đột đều là danh lợi. 
-Xét như thế mới hiểu được vì sao một dân tộc nhỏ bé, lạc hậu dám kiên quyết tiến hành chiến tranh với một siêu cường để giành lấy sự sống, thoát kiếp nô lệ.
-Và nhất là khi dân tộc đó giành được thắng lợi, thì thắng lợi đó như là của thần thánh.
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người phải thực sự phải biết tôn sùng cuộc sống, coi cuộc sống là thứ tối thượng, không được xâm phạm, hoặc không còn lòng tham và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai, hoặc triệt tiêu hận thù.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn, giết chóc lẫn nhau? 
-Và vô cớ tàn sát sinh linh, con người có phải là loài ác độc nhất trong muôn loài sinh vật!?
-Chiến tranh, dù có thần thánh đến mấy, thì cũng là hành động mang hơi hám của ác quỉ! 

-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
5 Việt Nam Thiên Lịch Sử Truyền Hình, Tập 5,

Lý do gì khiến Mỹ đem 500.000 quân đến Việt Nam?

Trong giai đoạn đỉnh quân số của Quân đội Mỹ triển khai ở chiến trường miền Nam Việt Nam lên đến 541.933 quân, nhằm phục vụ cho chiến lược Chiến tranh Cục bộ mà Lầu Năm Góc kỳ vọng sẽ giúp họ chiến thắng.
Về cơ bản, chiến lược Chiến tranh Cục bộ của Mỹ là chiến lược tận dụng hỏa lực mạnh, công nghệ cao, quân số áp đảo cùng lợi thế "sân nhà" để ngăn chặn sự phát triển của Quân giải phóng trên miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: CNN.
Được tiến hành trong giai đoạn 1965 tới năm 1967, chiến lược Chiến tranh Cục bộ của Mỹ được vạch ra nhằm thiết lập ảnh hưởng lâu dài của quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam, khiến chính quyền và quân đội Sài Gòn buộc phải dựa vào Mỹ thay vì tự phát triển. Nguồn ảnh: CNN.
Đây là một dạng "Chiến tranh hạn chế" trong chiến lược toàn cầu "phản ứng linh hoạt". Do có lợi thế quân số đông, hỏa lực mạnh và hậu cần vô tận, chiến lược này của Mỹ đã đẩy cuộc
Chiến tranh Việt Namlên một quy mô mới. Nguồn ảnh: CNN.
Về mặt lý thuyết, chiến lược này của mỹ bao gồm 2 phần. Phần thứ nhất bao gồm việc sử dụng lực lượng quân đội Mỹ để tác chiến ở miền Nam Việt Nam, đánh bật quân giải phóng ra các khu vực quan trọng ở miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: CNN.
Phần thứ hai và là phần mấu chốt, đó là ném bom không kích miền Bắc, Lào và Campuchia để ngăn chặn tuyến đường tiếp tế từ Bắc vào Nam, buộc lực lượng quân giải phóng ở Miền Nam Việt Nam vì thiếu hậu cần mà không thể chiến đấu được. Nguồn ảnh: CNN.
Thực tế, mục tiêu lớn đằng sau chiến lược này của Mỹ đó là khiến cho miền Bắc thấy được sức mạnh quân sự của quân đội xứ Cờ Hoa, đồng thời tiêu diệt hoàn toàn lực lượng chủ lực của Quân Giải phóng ở miền Nam Việt Nam, tiến tới việc đàm phán hòa bình với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên thế thắng. Nguồn ảnh: CNN.
Tướng Westmoreland đệ trình lên Nhà Trắng kế hoạch chiến lược ba giai đoạn, bao gồm các nội dung một là Tảo thanh, hai là đảm bảo an ninh và ba là kế hoạch nổi tiếng - Tìm và Diệt. Nguồn ảnh: CNN.
Theo đó, nội dung đầu tiên là Tảo thanh, có nghĩa là "xử lý" mọi đe dọa với chính quyền bù nhìn mà Mỹ dựng lên ở Sài Gòn, bao gồm cả các đe dọa tới từ bên trong và bên ngoài, ảnh hưởng tới sự an nguy của chính quyền này. Nguồn ảnh: CNN.
Thứ hai là đảm bảo an ninh cho các khu vực đông dân cư, các thành phố lớn. Các thực hiện rất đơn giản, đó là tăng quân số và tăng mật độ các doanh trại đóng quân của Mỹ ở đây. Nguồn ảnh: CNN.
Và cuối cùng, sử dụng lực lượng đóng quân với quân số ngày càng tăng của Mỹ ở Việt Nam để tham gia vào việc Tìm - Diệt lực lượng quân giải phóng ở miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: CNN.
Tổng cộng, quân số của Mỹ và đồng minh đưa vào miền Nam Việt Nam áp hoàn toàn quân giải phóng với khoảng 1,3 triệu quân, bao gồm khoảng 550.000 lính Mỹ, 700.000 lính Sài Gòn, 6000 lính Thái Lan, 50.000 lính Hàn Quốc, 2000 lính Philippines, 7500 lính Australia và nhiều quốc gia khác. Nguồn ảnh: CNN.
Tuy nhiên, giao tranh qua các năm 1966 và 1967 đã cho thấy tinh thần chiến đấu của Mỹ ở miền Nam Việt Nam là không cao, khả năng tác chiến bộ binh kém, ưu thế hỏa lực không quân và pháo binh có thể bị ta khắc chế khá dễ dàng trên chiến trường. Nguồn ảnh: CNN.
Dấu chấm hết của Chiến tranh Cục bộ chính là cuộc Tổng tiến công và Nổi dậy Mậu Thân 1968. Mỹ buộc phải từ bỏ tham vọng chiến thắng bằng vũ lực ở Việt Nam và tìm một chiến lược thay thế mới để rút bớt quân số ra khỏi chiến trường này. Nguồn ảnh: CNN.
Chiến lược mới được Mỹ lựa chọn chính là Việt Nam hóa Chiến tranh - một sách lược đã đẩy dân tộc ta vào cảnh "nồi da xáo thịt" chỉ để Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam trong danh dự. Nguồn ảnh: CNN.
</ifarme>
Mời độc giả xem Video: Lính Mỹ tham chiến ở Cao nguyên Trung phần, miền Nam Việt Nam năm 1967.
Tuấn Anh

Địa đạo Củ Chi - Vùng đất thép anh hùng

Củ Chi được mệnh danh là vùng đất thép anh hùng. Nơi đây có hệ thống địa đạo có một không hai trong lòng đất dài gần 250km. Địa đạo này là trận đồ biến hóa và sáng tạo của quân dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, đã ghi dấu mốc anh hùng trong cuộc kháng chiến cứu nước của quân dân Củ Chi nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung.
Địa đạo Củ Chi nằm trên địa bàn huyện Củ Chi, cách trung tâm TP Hồ Chí Minh khoảng 70 km về hướng Tây Bắc. Đây là một kỳ quan đánh giặc độc đáo có một không hai trong lòng đất. Các công trình bên trong địa đạo như: Chiến hào, kho cất giấu lương thực, hầm ăn, giếng nước, phòng ở, nhà bếp, phòng làm việc bệnh xá… liên hoàn như mạng nhện đã biến Củ Chi thành vùng đất thép trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Với tầm vóc chiến công của mình, địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20 và trở thành một địa danh nổi tiếng trên thế giới.
Địa đạo Củ Chi là tên gọi chung của toàn hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện Củ Chi.
Địa đạo có chiều sâu 3 tầng, cách mặt đất khoảng 3m. Người dân Củ Chi đã thiết lập
một cuộc sống: ăn ở, sinh hoạt, sản xuất, chiến đấu ngay trong lòng đất.
Hệ thống địa đạo được đào hoàn toàn bằng sức người, có các nhánh chính
và nhiều nhánh nhỏ kết nối với nhau. Đây là các lỗ thông hơi lấy không khí
cho địa đạo được đắp hình tổ mối ngụy trang đánh lạc hướng quân địch.
Xung quanh địa đạo là các hầm chông được đặt bẫy không theo quy luật nào.
Chính những hầm chông đã bảo vệ vững chắc cho địa đạo và khiến quân địch khiếp sợ.
Trên mặt đất và trong địa đạo còn có rất nhiều ụ chiến đấu, bãi mìn, hố đinh, hầm chông,
bẫy chông được bố trí thành các cụm liên hoàn tạo ra trận địa vững chắc trong thế trận chiến tranh du kích.
Lối xuống tham quan địa đạo.
Đây là nắp hầm bí mật để lên xuống địa đạo. Các cửa xuống hầm này chỉ đủ
một người chui lọt, được ngụy trang kín đáo.
Cửa hầm địa đạo được thiết kế nhỏ và hẹp chỉ phù hợp với người Việt Nam, khi lính Mỹ xuống gặp rất nhiều khó khăn. Trong ảnh: Một cửa hầm bí mật dẫn vào địa đạo Củ Chi được em bé nước ngoài thích thú xuống thử.
Du khách tham quan, khám phá đường hầm ở địa đạo Củ Chi
Đường hầm dưới địa đạo khi xưa vừa đủ cho một người đi lom khom, chỉ có tiến về phía trước
chứ không quay đầu lại được như hiện tại.
Bên trong địa đạo còn có một không gian rộng lớn để nghỉ ngơi, dự trữ vũ khí, lương thực,
có giếng nước, có bếp, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu...
Đây là xưởng quân khí chuyên sản xuất vũ khí chiến đấu.
Người lính công binh tháo dỡ bom mìn xịt để lấy thuốc nổ..
...và chế tác ra các loại vũ khí khác nhau chống lại kẻ địch.
Năm 2015, địa đạo Củ Chi được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt
và trở thành địa danh lịch sử thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tới tham quan.
Có dịp đặt chân tới đây, du khách sẽ hiểu hơn về cuộc chiến đấu trường kỳ,
gian khổ nhưng đầy vẻ vang của quân dân Củ Chi nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung.
Phạm Cường

Miền Nam chiến đấu chống “chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965 - 1968)

Thứ bảy - 25/11/2017 10:58

Nhân dân hai miền Nam Bắc trực tiếp đương đầu với đế quốc Mĩ xâm lược (1965 - 1973). Miền Nam chiến đấu chống “chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965 - 1968).

1. Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam

- Đầu 1965, trước sự phá sản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, Mĩ đã chuyển sang thực hiện “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

- Chiến lược “chiến tranh cục bộ” là hình thức chiến tranh thực dân mới được tiến hành bằng quân viễn chinh Mĩ, quân chư hầu và quân ngụy tay sai. Trong đó quân Mĩ giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng, trang bị chiến tranh nhằm chống lại cách mạng miền Nam.

- Để tiến hành “chiến tranh cục bộ”, từ tháng 3/1965 Mĩ đã ào ạt đưa quân viễn chinh vào miền Nam lúc đầu là 20 vạn rồi sau tăng lên 40 vạn, lúc cao nhất lên 58 vạn cùng với hàng chục vạn chư hầu (Nam Triều Tiên, Thái Lan, úc, Tân Tây Lan, Philippin). Chúng thực hiện âm mưu quốc tế hóa cuộc chiến tranh. Vừa vào miền Nam, chúng đã ra sức xây dựng các căn cứ quân sự lớn như: Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Vũng Tàu, Tân Sơn Nhất.

Mĩ đã tiến hành nhiều cuộc hành quân “tìm diệt”. Mở đầu là cuộc hành quân “Ánh sáng sao” đánh vào vùng căn cứ giải phóng ở Vạn Tường thuộc (Bình Sơn - Quảng Ngãi) và nhiều cuộc hành quân trong hai cuộc phản công chiến lược mùa khô năm 1965-1966; 1966-1967 nhằm “tìm diệt” “bình định”.

2. Miền Nam chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ

Trước âm mưu mới của địch, Đảng ta đã phân tích tình hình, so sánh lực lượng, phân tích chỗ mạnh, chỗ yếu của ta và địch, từ đó hạ quyết tâm đánh thắng chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ. Quân dân miền Nam với ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc Mĩ xâm lược, được sự chi viện, phối hợp chiến đấu của quân dân miền Bắc, đã anh dũng chiến đấu liên tiếp giành thắng lợi.

- Mở đầu vào 5/1965 một đại đội quân giải phóng đã đánh bại một đại đội quân Mĩ tại Núi Thành (Quảng Nam). Chiến thắng Núi Thành đã chứng tỏ khả năng ta có thể đánh thắng Mĩ.

- Đặc biệt 18/8/1965, tại Vạn Tường (Quảng Ngãi) bộ đội chủ lực của ta đã đụng đầu với chủ lực của Mĩ. Với lực lượng 9.000 tên lính thủy đánh bộ, có hàng trăm máy bay, xe tăng xe bọc thép và nhiều tàu chiến của hạm đối 7 Mĩ yểm trợ, càn quét Vạn Tường. Mặt khác số lượng và trang bị ít hơn địch nhiều lần, các lực lượng vũ trang giải phóng đã chiến đấu vô cùng dũng cảm, mưu trí, linh hoạt.

Kết quả: Ta đã diệt 919 tên địch, bấn rơi và phá hủy 23 máy bay, 22 xe tăng và xe bọc thép. Đập tan hoàn toàn cuộc càn quét qui mô lớn của địch.

Với chiến thắng Vạn Tường chứng tỏ lực lượng vũ trang miền Nam hoàn toàn đủ sức mạnh đương đầu và đánh bại đội quân viễn chinh Mĩ. Chứng tỏ rằng cách
mạng miền Nam hoàn toàn có đủ khả năng đánh thắng đế quốc Mĩ về quân sự trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” vốn là chiến lược của Mĩ hy vọng giành thắng lợi bằng sức mạnh quân sự. Từ đó, khắp miền Nam dấy lên phong trào “tìm Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”.

- Tiếp đó quân dân miền Nam đập tan hai cuộc phản công mùa khô của Mĩ:

+ Mùa khô 1965-1966: Mĩ đã tiến hành 450 cuộc hành quân lớn nhỏ vào hai hướng chính đó là đồng bằng Khu V và miền Đông Nam bộ nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não kháng chiến của ta, giành lại thế chủ động trên chiến trường.

Quân dân ta đã đánh bại quân địch trên mọi hướng tấn công, kết quả ta đã loại khỏi vùng chiến đấu 104.000 tên địch trong đó có 42.000 lính Mĩ và 3.500 lính chư hầu.

+ Mùa khô năm 1966 - 1967: Mĩ tiến hành 895 cuộc hành quân lớn nhỏ mà tiêu biểu là cuộc hành quân Gianxan Xiti đánh vào miền Đông Nam bộ nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não kháng chiến của ta. Quân dân ta đã đồng loạt mở cuộc phản công đánh tan các cuộc hành quân “tìm diệt” “bình định” của địch. Đã loại khỏi vòng chiến đấu 151.000 tên địch, trong đó có 68.200 lính Mĩ và 5.540 lính chư hầu.

- Phong trào đấu tranh chính trị bằng sự nổi dậy của quần chúng ở thành thị và nông thôn, chống kìm kẹp, trừng trị bọn ác ôn, phá ấp chiến lược, đòi Mĩ cút về nước, đòi tự do dân chủ càng diễn ra sôi nổi, vùng giải phóng ngày càng được mở rộng, uy tín của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ngày càng lên cao.

3. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân 1968
a. Hoàn cảnh

- 1968 là năm bầu cử tổng thống Mĩ, các phe phái trong nội bộ Mĩ nẩy sinh mâu thuẫn mà chúng ta có thể lợi dụng được.

- So sánh tương quan lực lượng sau hai cuộc phản công chiến lược mùa khô có lợi cho ta. Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của Mĩ gặp nhiều khó khăn, tinh thần binh lính Mĩ giảm sút.

Lợi dụng tình hình trên ta chủ động mở cuộc tổng công kích tổng khởi nghĩa trên toàn miền Nam, chủ yếu đánh vào các đô thị.

b. Mục tiêu của cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa là tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân viễn chinh Mĩ, đánh sập ngụy quân ngụy quyền, giành thắng lợi quyết định, buộc Mĩ đàm phán và rút quân về nước.

c. Diễn biến: Đêm 30/1/1968 (Tết Mậu Thân) quân dân miền Nam đồng loạt nổi dậy và tấn công vào hệ thống phòng ngự của địch khắp miền Nam. Đánh vào 64 vị trí, căn cứ quân sự, các khu hậu cần, sân bay, bến cảng. Trong đó có những thành phố lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng ta làm chủ được nhiều ngày. Đồng thời đánh vào các sào huyệt cơ quan đầu não của địch Toà đại sứ Mĩ, Dinh độc lập, Bộ tổng tham mưu ngụy, các bộ tư lệnh quân chủng, quân đoàn, chi khu quân sự...

d. Kết quả: Trong vòng hơn một tuần lễ, quân ta đã giành được những thắng lợi to lớn:

+ Loại khỏi vòng chiến đấu 147.000 tên địch, 43.000 tên Mĩ, tiêu diệt gọn 29 tiểu đoàn (có 9 tiểu đoàn Mĩ) phá 1 .500 máy bay 4000 xe quân sự, hàng loạt kho bom đạn, xăng dầu, bức rút và bức hàng trên 700 đồn bót.

+ Đã huy động được hàng triệu quần chúng xuống đường tham gia chiến đấu giành quyền làm chủ, giải phóng hơn 1000 thôn ấp và 12 triệu dân.

e. Ý nghĩa: Tuy có những hạn chế nhưng đó là thắng lợi lớn của ta:

- Giáng một đòn quyết định vào chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ làm lung lay ý chí quyết tâm xâm lược của Mĩ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh, tuyên bố phi Mĩ hóa chiến tranh, chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Nam, chấp nhận ngồi vào đàm phán Pari để giải quyết vấn đề chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

- Thắng lợi của tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968 đã mở ra một bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đây là thắng lợi thứ ba và bước nhảy vọt thứ hai của cách mạng miền Nam. Nói lên sự phát triển nhanh chóng, vững vàng của cách mạng miền Nam.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về chỉ đạo tiến hành tiến công và nổi đậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét