Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2019

CUỘC CHIẾN THẦN THÁNH 44 /1

-Xét được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! 
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Mục đích của mọi cuộc chiến tranh, của mọi phía xung đột đều là danh lợi. 
-Xét như thế mới hiểu được vì sao một dân tộc nhỏ bé, lạc hậu dám kiên quyết tiến hành chiến tranh với một siêu cường để giành lấy sự sống, thoát kiếp nô lệ.
-Và nhất là khi dân tộc đó giành được thắng lợi, thì thắng lợi đó như là của thần thánh.
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người phải thực sự phải biết tôn sùng cuộc sống, coi cuộc sống là thứ tối thượng, không được xâm phạm, hoặc không còn lòng tham và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai, hoặc triệt tiêu hận thù.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn, giết chóc lẫn nhau? 
-Và vô cớ tàn sát sinh linh, con người có phải là loài ác độc nhất trong muôn loài sinh vật!?
-Chiến tranh, dù có thần thánh đến mấy, thì cũng là hành động mang hơi hám của ác quỉ! 

-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
                                            
Việt Nam Thiên Lịch Sử Truyền Hình Tập 1 
(Xã hội) - BBT trân trọng gửi đến bạn đọc bài viết của Blogger Thiếu Long Texas: Toàn cảnh cuộc đối đầu lịch sử Việt – Mỹ 1954-1975 nhân kỷ niệm 38 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Kỳ 1: Bản chất một cuộc xâm lược không thể biện minh

Thấm thoát đã 38 năm trôi qua, trên đất Việt ngày nay đã không còn khói lửa chiến chinh. Nhưng trong tâm khảm của nhiều người Việt Nam, nhất là những người được sống, được chứng kiến, được hòa mình vào cuộc chiến bi hùng của dân tộc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vẫn vang vọng bản hùng ca đầy cảm khái.
Cách đây 38 năm, người Việt Nam đã hoàn thành một trong những kỳ tích chiến công hiển hách nhất trong lịch sử Việt Nam và thế giới, khiến cho dư âm cuộc chiến này vẫn vang vọng khắp năm châu trong thế giới ngày nay.
Vào những ngày cuối tháng tư 38 năm về trước, những người Mỹ cuối cùng trên đất Việt buộc phải chấm dứt hoàn toàn mọi hình thức xâm lược và rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. Sự thương vong và thiệt hại nặng nề của Mỹ đã không giúp cho ý đồ nào của họ đạt được. Họ đến xứ Việt xa xôi cách nước Mỹ nửa vòng trái đất, với gần 60 vạn binh hùng tướng mạnh, nhưng họ đã phải ra đi với hai bàn tay trắng và bỏ lại sau lưng gần 6 vạn xác binh tướng viễn chinh, trong đó có 37 người cấp tướng. Chưa có một cuộc chiến nào trong quân sử Hoa Kỳ mà số binh lính và các tướng chết trận nhiều như vậy. Đến nỗi sau này chính phủ Mỹ đã cho xây Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở thủ đô Washington DC, để tưởng niệm những quân nhân Mỹ đã tử trận ở Việt Nam.
Hình ảnh cựu binh Mỹ bên đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam được treo ở sân bay Washington DC
Hình ảnh cựu binh Mỹ bên đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam được treo ở sân bay Washington DC
Ba chiến lược chiến tranh (chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh), 2 chiến lược tác chiến (Tìm và Diệt của tướng William Westmoreland và Quét và Giữ của tướng Creighton Abrams), chiến thuật Trực thăng vận, Thiết xa vận của Mỹ đều bị phá sản trên chiến trường Việt Nam.
Trong quá trình xâm lược Việt Nam, với ý chí quyết thắng bằng mọi giá, Mỹ đã sáng tạo, nghiên cứu nhiều công nghệ mới, đặc chế nhiều vũ khí, công cụ chiến tranh mới. Họ đã nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng 3 loại hình chiến tranh công nghệ cao: Chiến tranh điện tử (electronical warfare), chiến tranh hóa học (chemical warfare) và chiến tranh khí tượng (weather warfare). Trong đó, chiến tranh điện tử và chiến tranh khí tượng là lần đầu tiên quân đội Mỹ áp dụng trong chiến sử Hoa Kỳ. Song tất cả nỗ lực đó đều thất bại trên chiến trường Việt Nam.

Bản chất cuộc chiến Mỹ – Việt 1954-1975

Đó là cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ và là cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Mỹ để bảo vệ đất nước của dân tộc Việt Nam. Việt Nam đã giành được độc lập từ năm 1945, nên cuộc chiến tranh này (cũng như cuộc chiến chống Pháp từ năm 1945 đến 1954) không phải là cuộc chiến giành độc lập mà là cuộc chiến giữ gìn độc lập và bảo vệ Tổ quốc, chống sự xâm lược và chiếm đóng của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, giành lại hoàn toàn độc lập chủ quyền dân tộc, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Không phải chỉ có người Việt Nam mới có nhận định này, mà đây cũng là nhận xét chung của đông đảo trí thức, học giả, sử gia, nhà nghiên cứu, chính trị gia, nhà quân sự trên thế giới, bao gồm cả người Mỹ, trong đó có cả những cựu quân nhân chiến tranh Việt Nam của Mỹ và cựu quân nhân quân đội Sài Gòn.
Nguyên nhân có cuộc chiến từ năm 1954 đến 1975 là do Mỹ đã xâm lược và chiếm đóng nửa nước Việt Nam. Bản chất cuộc chiến này là một cuộc chiến tranh tự vệ, đánh đuổi giặc xâm lược từ bên ngoài, giữa quân dân Việt Nam ở cả ba miền Bắc-Trung-Nam và gần 60 vạn quân viễn chinh từ Hoa Kỳ cùng các chư hầu, ngụy quân của họ.
Ngụy quyền và ngụy quân Sài Gòn đầu tiên do giặc xâm lược thực dân Pháp lập ra trong cuộc chiến cướp lại thuộc địa của họ, sau đó được Mỹ nắm lấy. Ngụy quyền Sài Gòn không có thực quyền, là những bù nhìn, con rối của chính phủ Pháp – Mỹ. Các ngụy quyền cờ ba sọc ở miền Nam dưới bàn tay 2 mẫu quốc chưa bao giờ hội đủ các nhân tố, đặc tính, thực lực, thực quyền, giá trị, căn cước của một quốc gia đúng nghĩa, của một đất nước có đầy đủ chủ quyền, có đủ sự độc lập về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa.
Cả bộ máy ngụy quyền được giặc xâm lược tạo dựng một cách bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng luật pháp Việt Nam (theo Hiến pháp 1946 và 1959), và vi phạm tất cả các hiệp định pháp lý mà các bên liên quan đã ký (theo hiệp định Genève 1954 và hiệp định Paris 1973). Pháp – Mỹ đã dựng và nuôi những “quốc gia” lên trên quốc gia Việt Nam đã tồn tại mấy ngàn năm và đã phục hưng nền độc lập tự chủ từ năm 1945. Họ đã dựng và nuôi những “nhà nước” lên trên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thành lập từ 1945. Họ tạo ra những “Quốc hội” lên trên Quốc hội đã tổ chức bầu cử toàn dân toàn quốc vào năm 1946.
Bản chất của cuộc chiến tranh này cũng như bản chất của các bên không liên quan đến kết quả thắng thua. Trong lịch sử Việt Nam và thế giới có nhiều kẻ thắng không thành chính nghĩa, người thua nhưng không ai coi là giặc, trái lại được coi là anh hùng. Như người ta hay nói: “Không thể lấy thành – bại luận anh hùng”. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ngay trong lúc cuộc chiến đang diễn ra, chưa có kết quả thắng – bại, thì nhân dân cả nước, trước hết là người dân miền Nam đã xem các chính quyền bù nhìn của giặc là những ngụy quyền, và gọi họ là “bọn ngụy”.
Nhiều trí thức, học giả, nhà nghiên cứu trên thế giới, kể cả nhiều người nằm trong chính phủ Mỹ và ngụy quyền của Mỹ, những người thua trận, những người khách quan trung lập bên ngoài không liên quan đến cuộc chiến, những người không ở trong chính phủ Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam, không thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban tuyên giáo, hay thuộc các nhóm tác giả biên soạn sách giáo khoa Việt Nam, hay thuộc các nhóm sử gia trong ngành sử học Việt Nam, cũng có quan điểm tương đồng với quan điểm chính thức của nhà nước Việt Nam và quan điểm chính thống của đại khối dân tộc Việt Nam.

I. Tính bất hợp pháp của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam

Đã là chiến tranh xâm lược, nước này gây hấn trước, đem quân tấn công, tiến đánh nước kia vì các mục đích và lợi ích của họ thì ít nhiều gì nó đã có tính chất bất hợp pháp. Nhưng tính chất bất hợp pháp của cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam thì lại ấn tượng và dễ thấy hơn nhiều so với các cuộc chiến phức tạp khác.
Cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam đã vi phạm luật pháp Việt Nam, luật pháp Hoa Kỳ, và luật pháp quốc tế. Mỹ trực tiếp đổ quân vào Việt Nam và tấn công những vùng giải phóng của miền Nam, xâm phạm không phận, hải phận và dội bom phá hoại miền Bắc. Đến năm 1969, số lượng thực binh Mỹ ở Việt Nam đã lên đến hơn 55 vạn quân. Và sự đổ quân xâm nhập, trực tiếp tiến hành chiến tranh này là một hành động tự tiện mà không theo bất kỳ một hiệp định ký kết, một văn kiện chính thức, một điều luật quốc tế, hay bất kỳ cơ sở pháp lý chính danh nào.

II. Luật pháp Việt Nam

Nói đến tính chính danh và hợp pháp ở Việt Nam thiết nghĩ cần nhìn lại lịch sử Việt Nam. Lực lượng cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc và những người cộng sản Việt Nam đã đấu tranh giành độc lập trong thời Pháp thuộc, đấu tranh ở cả trong và ngoài nước. Năm 1930, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã thống nhất các đảng phái cộng sản ở Việt Nam lại thành 1 Đảng tiền phong. Sau đó lãnh tụ Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập các Mặt Trận đoàn kết khác nhau để chống Pháp – Nhật giành độc lập, trong đó nổi tiếng nhất là Mặt trận Việt Minh.
Năm 1944, Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh tụ Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thống nhất các tổ chức vũ trang cách mạng như Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (lực lượng nòng cốt, đấu tranh chính trị có vũ trang), quân du kích Nam Kỳ, Đội du kích Bắc Sơn, Đội du kích Ba Tơ, Cứu quốc quân v.v. lại thành một quân đội chính thức của quốc gia, là tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam sau này.
Trong thời kỳ này, lực lượng cách mạng Việt Nam đã đi đầu và lãnh đạo nhân dân Việt Nam chống Pháp – Nhật trong cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), phong trào dân chủ Đông Dương (1936-1939), khởi nghĩa lớn ở Nam Kỳ (1940), khởi nghĩa Bắc Sơn (1940), cao trào kháng Nhật cứu nước (1945 – phá kho thóc cứu dân, mở Hội nghị quân sự Bắc Kỳ, mở rộng đấu tranh ở nông thôn, thành thị và các khu công nghiệp), khởi nghĩa Ba Tơ chống Nhật (1945).
Năm 1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã hợp nhất Đông Dương Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (trước đó tên là Tân Việt Cách mạng Đảng), và An Nam Cộng sản Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam, sau đó đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, cuộc kháng chiến ở Việt Nam với hạt nhân là lực lượng công nhân và nông dân đã chuyển biến mạnh mẽ. Đến tháng 9 năm 1930, đã có hàng loạt cuộc đấu tranh quy mô lớn. Nông dân Nghệ-Tĩnh đã vũ trang tấn công vào bộ máy cai trị của chế độ thuộc địa, tiêu biểu như: Biểu tình của hơn 3.000 nông dân huyện Nam Đàn (30/8/1930), của gần 20.000 nông dân huyện Thanh Chương (1/9/1930), của hơn 3.000 nông dân huyện Can Lộc (7/9/1930)…., đỉnh cao là cuộc biểu tình đẫm máu ngày 12/9/1930 của khoảng 8.000 nông dân phủ Hưng Nguyên kéo đến phủ lỵ với những khẩu hiệu: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến! Bỏ sưu thuế, chia ruộng đất”. Thực dân Pháp dùng máy bay ném bom giết chết 217 người.
Cuộc nổi dậy Xô viết Nghệ Tĩnh kéo dài tới năm 1931, dẫn tới sự tan rã bộ máy ngụy quyền địa phương của thực dân và hình thành các chính quyền nhân dân. Tại Nghệ An, tổ chức Nông hội đã nắm chính quyền ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên và Diễn Châu. Tại Hà Tĩnh, các huyện Can Lộc, Thạch Hà và Đức Thọ có 172 xã thành lập chính quyền cách mạng.
Khí thế của Xô viết Nghệ Tĩnh nhanh chóng lan rộng trong cả nước. Chỉ trong tháng 9 và tháng 10 năm 1930, cả nước có 362 cuộc đấu tranh. Cuối cùng, do vũ khí thô sơ, thiếu kinh nghiệm tổ chức, thực dân Pháp xua quân tấn công, lực lượng nghĩa quân bị đàn áp và phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh tan rã.
Năm 1940, Xứ ủy Nam Kỳ chủ trương và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ trong hoàn cảnh nước Pháp bị bại trận trong Thế chiến II, phát xít Nhật xâm chiếm Đông Dương. Ngày 23 tháng 11, khởi nghĩa đã diễn ra ở Mỹ Tho, Gia Định, Chợ Lớn, Tân An, Sóc Trăng, Cần Thơ, Vĩnh Long, Long Xuyên, Bạc Liêu…. đã gây nhiều tổn thất nặng cho giặc ngoại xâm và gây tiếng vang lớn. Nhưng sau đó Pháp – Nhật thẳng tay đàn áp cuộc khởi nghĩa, hàng ngàn người bị giết và bị bắt, nhiều làng bị đốt phá, nhiều cán bộ đảng viên cao cấp như Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai…. bị xử tử. Lực lượng khởi nghĩa một số rút được về U Minh, Đồng Tháp.
Biểu tượng của Nam Kỳ khởi nghĩa
Biểu tượng của Nam Kỳ khởi nghĩa
Đầu năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về Việt Nam và trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc chống Pháp – Nhật. Sau một thời gian nắm tình hình trong nước và chuẩn bị, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị lần VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 5 năm 1941 trong rừng Khuổi Nậm, thuộc Pác Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc, vào ngày 19 tháng 5 năm 1941, Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh (Việt Minh). Đây là một mặt trận đoàn kết dân tộc do Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập và lãnh đạo để thực hiện nhiệm vụ trước mắt, đó là chống Pháp – Nhật giành độc lập và thống nhất đất nước.
Tối 9/3/1945, Nhật chính thức đảo chính Pháp (chính quyền chống phát xít của Pháp do Charles de Gaulle lãnh đạo) trên toàn bán đảo Đông Dương. Sau khi độc chiếm Đông Dương, chính phủ Nhật liền thi hành chính sách mua chuộc, hứa hẹn mị dân, quảng bá thuyết Đại Đông Á, kết hợp với chính sách đàn áp bằng võ lực.
Về chính trị, Nhật tuyên bố trao trả “độc lập” cho Việt Nam, dựng lên “Đế quốc Việt Nam”, đưa lên cựu hoàng Bảo Đại và nhà nho Trần Trọng Kim, giữ nguyên bộ máy cai trị thuộc địa của Pháp và thay người Nhật vào vị trí người Pháp. Nhật cho quân đội tấn công vào các chiến khu và cơ sở cách mạng của Việt Minh.
Về kinh tế, Nhật chiếm các cơ sở kinh tế của chế độ cũ, in giấy bạc mới tung ra thị trường, cướp lấy tài nguyên, hàng hóa, lương thực và cướp đoạt tài sản dân chúng; làm cho nền kinh tế Đông Dương bị kiệt quệ, cuộc sống người dân điêu đứng. Giá gạo ở Bắc Kỳ vào tháng 10/1944 còn là 1.150 đồng/tạ, thì đến tháng 2/1945 đã là 1.000 đồng/tạ. Tình trạng đó đã dẫn đến nạn đói Ất Dậu, làm gần 2 triệu người bị chết đói.
Ngày 12 tháng 3 năm 1945, Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương phát động cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ và chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa (Cách mạng tháng tám).
Phong trào đã diễn ra mạnh mẽ và tấn công Nhật toàn diện trên các mặt chính trị, kinh tế, quân sự trên khắp các thành thị, nông thôn và miền núi. Phong trào đã chiếm giữ được nhiều vùng rộng lớn, hình thành nhiều căn cứ Việt Minh.
Quân đội Nhật đã mở các cuộc càn quét, bình định, tấn công mạnh vào những vùng giải phóng. Lực lượng Việt Minh, các đội dân quân – tự vệ, du kích đã chống trả quyết liệt, tiêu biểu là các trận đánh bảo vệ chiến khu Vần, chiến khu Hiền Lương và chiến khu Trần Hưng Đạo. Tại các đô thị, các phong trào đấu tranh của công nhân, học sinh, viên chức dâng cao. Nhiều tổ chức công nhân cứu quốc được xây dựng ở nhiều xí nghiệp. Cao trào kháng Nhật hoạt động sôi nổi khắp ba miền.
Việt Minh thực hiện khởi nghĩa chống Nhật từng phần, mở rộng căn cứ địa, làm tiền đề tiến lên tổng khởi nghĩa (Cách mạng tháng tám). Phong trào đã giải phóng được nhiều vùng rộng lớn từ tay Nhật, hình thành nhiều vùng giải phóng, trong đó có Khu Giải phóng Việt Bắc – bao gồm Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, và một số vùng ở Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Yên Bái.
Để đẩy mạnh hơn nữa công cuộc chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay Nhật, Đảng Cộng sản Đông Dương đã triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ. Hội nghị họp từ ngày 15 đến 20/4/1945 tại huyện Hưng Hóa (Bắc Giang), do ông Trường Chinh chủ trì. Tham dự Hội nghị có đại diện từ nhiều chiến khu khác nhau, do xứ ủy Bắc Kỳ lãnh đạo, như chiến khu Quỳnh Lưu (Khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu).
Hội nghị này quyết định phát triển lực lượng vũ trang và bán vũ trang, thống nhất các tổ chức vũ trang thành Việt Nam Giải phóng quân, xây dựng 7 chiến khu chống Nhật trong cả nước: Chiến khu Lê Lợi, Quang Trung, Hoàng Hoa Thám, Trần Hưng Đạo, Trưng Trắc, Phan Đình Phùng (miền Trung) và Nguyễn Tri Phương (miền Nam).
Hội nghị cử ra Ủy ban quân sự cách mạng gồm Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Lê Thanh Nghị, Trần Đăng Ninh, Chu Văn Tấn. Ủy ban này chỉ huy các chiến khu ở miền Bắc Việt Nam, đồng thời có nhiệm vụ lãnh đạo và hỗ trợ toàn quốc về quân sự. Đến tháng 5/1945, lãnh tụ Hồ Chí Minh quyết định về chiến khu Hoàng Hoa Thám và chọn Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) làm đại bản doanh chỉ đạo phong trào chống Nhật trên cả nước.
Ngoài các chiến khu do Tổng bộ Việt Minh ở trung ương và Xứ ủy ở địa phương chủ trương thành lập, nhiều tỉnh, huyện cũng xây dựng những khu căn cứ riêng của địa phương để chống quân đội Nhật, như Yên Thế (Bắc Giang), Lập Trạch (Vĩnh Yên), Bãi Sậy (Hưng Yên), Trầm Lộng (Hà Đông), Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), Tam Kỳ, Quốc Sơn, Tiên Phước (Quảng Nam), Đá Trắng, Sông Quao (Ninh Thuận).
Khi phát xít Nhật đầu hàng phe Đồng Minh giữa năm 1945, trên bán đảo Đông Dương có một khoảng trống quyền lực (chính quyền bù nhìn của Nhật chỉ có cái tên, không có quyền lực), Việt Nam có cơ hội lớn giành lại độc lập. Cơ hội này đã được lãnh tụ Hồ Chí Minh và Việt Minh tận dụng.
Noi gương, rút kinh nghiệm và tiếp nối những thành quả của cao trào kháng Nhật và khởi nghĩa Ba Tơ, cũng như tất cả cuộc chiến đấu chống Pháp – Nhật trước đó, ngày 19 tháng 8 năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam và Mặt trận Việt Minh tổ chức cuộc Cách mạng tháng Tám, vận động nhân dân xuống đường giành chính quyền từ tay phát xít Nhật, bắt đầu từ Tổng khởi nghĩa Hà Nội rồi dần lan rộng ra khắp miền Bắc, miền Trung, miền Nam và cả nước.
Sáng ngày 26 tháng 8 năm 1945, tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội, lãnh tụ Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong số các quyết định của cuộc họp này, Thường vụ nhất trí chuẩn bị Tuyên ngôn độc lập và tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để ra mắt người dân và chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể dân chủ cộng hòa.
Ngày 30 tháng 8 năm 1945, Bác Hồ mời một số người đến góp ý cho bản Tuyên ngôn độc lập do Người soạn thảo. Ngày 31 tháng 8 năm 1945, Bác Hồ bổ sung thêm cho dự thảo Tuyên ngôn độc lập.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, lãnh tụ Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước nhân dân, chính thức khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Việt Nam chính thức phục hồi nền độc lập sau gần 100 năm ngoại thuộc.
Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo việc tập trung tổ chức cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 14 ngày 8 tháng 9 năm 1945 và sắc lệnh số 51 ngày 17 tháng 10 năm 1945 về tổ chức Tổng tuyển cử.
Quốc hội khóa I được bầu ngày 6 tháng 1 năm 1946 trên cả nước, với tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu là 89%. Đây cũng là cuộc bầu cử thể hiện rõ nhất lòng dân. Tại những vùng tạm chiếm ở miền Nam (do Pháp theo chân Anh vào giải giáp Nhật rồi ở lại không đi), nơi chiến sự vẫn còn xảy ra ác liệt, lá phiếu bỏ hòm có khi phải đổi bằng máu. Có 42 cán bộ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bị chết trong công tác vận động bầu cử, trong đó có cả lãnh đạo khu Sài Gòn – Chợ Lớn là Nguyễn Văn Tư. Quân Pháp ở những vùng tạm chiếm (Sài Gòn, Chợ Lớn, Tân An) tấn công người đi bầu cử. Máy bay Pháp ném bom khu vực bầu cử ở Mỹ Tho, Khánh Hòa.
Theo sắc lệnh số 34-SL ngày 20 tháng 9 năm 1945, Ủy ban dự thảo Hiến pháp được thành lập. Bản dự án Hiến pháp đã được soạn thảo và công bố vào tháng 11 năm 1946. Ban dự thảo Hiến pháp (Tiểu ban Hiến pháp) được Quốc hội bầu ra ngày 2 tháng 3 năm 1946. Ban này tiếp tục nghiên cứu dự thảo hiến pháp.
Trong phiên họp ngày 29 tháng 10 năm 1946, Tiểu ban Hiến pháp được mở rộng thêm 10 đại biểu đại diện cho các nhóm, các vùng và đồng bào thiểu số để tu chỉnh dự thảo hiến pháp và trình ra Quốc hội ngày 2 tháng 11 năm 1946 để Quốc hội thảo luận, sửa chữa và thông qua.
Bản hiến pháp được Quốc hội Việt Nam khóa I thông qua vào ngày 9 tháng 11 năm 1946, tại kỳ họp thứ 2, với 240 phiếu tán thành trên tổng số 242 phiếu. Từ đó, Quốc hội Việt Nam đã hoạt động liên tục một cách hợp hiến, hợp pháp cho đến ngày nay.
Các văn bản, văn kiện có giá trị pháp lý sau đó như: Sắc lệnh 229/SL của chủ tịch Hồ Chí Minh quy định các cơ quan quân sự trên toàn cõi Việt Nam (bao gồm miền Nam Việt Nam) đều trực thuộc Bộ Quốc Phòng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào tháng 11/1946, tuyên cáo 12 khu hành chính của VNDCCH (trên cả nước) cũng vào tháng 11/1946. Tất cả những văn kiện pháp lý đó đều minh định một nguyên tắc cơ bản: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, theo luật pháp Việt Nam, là một nước độc lập và thống nhất từ Bắc chí Nam.
Đoạn trên phải trình bày khá dài và đầy đủ như vậy là để cho thấy tính chính danh và hợp pháp rõ ràng và không thể tranh cãi của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời kỳ trước kháng chiến chống Pháp, và còn để cho bạn đọc thấy rõ sự ấu trĩ của luận.điệu “Hồ Chí Minh và CSVN cướp quyền từ tay chính quyền Trần Trọng Kim” mà chúng ta đôi khi thấy ở những người cực đoan hoặc thiếu thông tin.
Hiến pháp 1959 cũng nhắc lại những nguyên tắc trên. Như vậy, bất kỳ thế lực bên ngoài nào xâm nhập lãnh thổ Việt Nam và tạo ra những “quốc gia” lên trên một quốc gia đã tồn tại hàng ngàn năm, dựng lên những “nhà nước” lên trên một Nhà nước đã thành lập từ năm 1945, lập ra những “quốc hội” lên trên Quốc hội khóa I đã tổ chức bầu cử toàn quốc từ năm 1946 thì đều là vi phạm luật pháp Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Tóm lại, sau khi Nhật đảo chính Pháp thì Việt Minh và quân đội Việt Nam đã tiến hành chống quân phiệt Nhật, kết quả cuối cùng là cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng tám giành chính quyền, giành thực quyền từ tay người Nhật về tay người Việt Nam, quân đội Việt Nam tước vũ khí, giải giáp một bộ phận quân đội Nhật.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập, khôi phục nền độc lập của Việt Nam sau gần 100 năm Pháp thuộc và bị phát xít Nhật xâm lược, thành lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước khi các quân đội nước ngoài tiến vào với danh nghĩa giải giáp Nhật.
Việt Nam thành lập Nhà nước, tổ chức bầu cử Quốc hội trên cả nước, hoàn thành Hiến pháp, thành lập Chính phủ, tuyên bố chủ quyền độc lập và thống nhất toàn quốc trong thời gian 1945-1946, trong lúc ngụy quyền “Quốc gia Việt Nam” và “Việt Nam Cộng hòa” của Pháp – Mỹ không tồn tại, và đến năm 1949 mới được thực dân Pháp dựng lên.
Như vậy, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Hồ Chí Minh có cơ sở lịch sử và các chứng cứ, văn kiện pháp lý cho thấy tính hợp pháp, danh chính ngôn thuận của mình. Và hành động của Mỹ xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở miền Nam, phá hoại việc thực thi hiệp định Genève 1954 để thống nhất Việt Nam, thu nhận và sử dụng ngụy quyền mà Pháp đã sử dụng và để lại, thực hiện chia cắt Việt Nam, rồi lần lượt đưa hơn 60 vạn quân Mỹ và chư hầu vào mở rộng chiến tranh xâm lược, xua quân tấn công những vùng giải phóng, dội bom phá hoại, gây các tội ác v.v. đều là những hành động vi phạm luật pháp Việt Nam.
Những bằng chứng lịch sử đó đã tồn tại trong lúc trên đất Việt không tồn tại bất kỳ 1 quốc gia, nhà nước, chính thể nào khác, và cả sau này cũng không có một “quốc gia” nào khác được bầu ra theo một thể thức như vậy, mà mang tính toàn quốc, và đậm ý chí toàn dân đến như vậy.

III. Luật pháp Hoa Kỳ

Có lẽ Hoa Kỳ coi các chính quyền bù nhìn ở miền Nam Việt Nam như là một loại tay sai rẻ tiền nên đã không ký bất kỳ văn kiện nào về việc thiết lập căn cứ quân sự, đóng quân ở nước sở tại, ví dụ hiệp định Phòng thủ chung, hay thỏa ước về Trạng thái đóng quân (SOFA – Status of forces agreement), hay hợp đồng cho thuê lãnh thổ, mà Mỹ đã ký với các nước khác nơi họ đóng quân, theo thông lệ quốc tế.
Tất cả danh nghĩa pháp lý mà Mỹ biện minh cho các hành động quân sự ở Việt Nam là Nghị quyết Đông Nam Á, Luật 88-408 (tên thông dụng là Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ), một nghị quyết được Lưỡng viện Mỹ thông qua ngày 7/8/1964 vì bị lừa dối bởi các báo cáo bịa đặt của tổng thống và chính phủ, sau khi chính phủ Mỹ công bố cái gọi là “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” 3 ngày trước đó.
Ngày 2/8/1964, hải quân và không quân Mỹ xâm phạm vịnh Bắc Bộ và tấn công bắn hư 3 tàu chiến của Việt Nam, gây thương vong cho 10 chiến sĩ hải quân Việt Nam. Ngày 4/8/1964, người Mỹ tưởng tượng ra một cuộc tấn công trả đũa của Hải quân Nhân dân Việt Nam, rồi công bố nó như là một dữ kiện có thật. Sau đó tổng thống Lyndon Johnson và chính phủ Mỹ đã gọi “trận hải chiến” hư cấu này là “Gulf of Tonkin incident” (Sự kiện Vịnh Bắc Bộ).
“Sự kiện” này sau đó đã trở thành danh nghĩa chiến tranh của đế quốc Mỹ, trở thành lời biện hộ cho cuộc chiến của giới diều hâu Mỹ, và thuyết phục được Quốc hội Mỹ thông qua Nghị quyết Đông Nam Á, tạo cơ sở pháp lý theo luật pháp Hoa Kỳ để leo thang chiến tranh xâm lược, đổ quân vào Việt Nam cứu nguy hệ thống thuộc địa kiểu mới đang rạn nứt, lung lay và trên đà sụp đổ.
Đây là cơ sở để tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson tiến hành chiến tranh phá hoại tại miền Bắc Việt Nam và leo thang chiến tranh, bắt đầu chuyển đổi chiến lược từ chiến tranh đặc biệt sang chiến tranh cục bộ ở miền Nam Việt Nam.
Vụ lừa dối về “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” được chính người Mỹ lần lượt làm rõ theo các mốc thời gian sau đây:
Năm 1981, nhà báo Robert Scheer kiểm tra, đối chiếu lại nhật ký hàng hải của thuyền trưởng Herrick trên tàu chiến USS Maddox DD-731 với báo cáo ngày 4 tháng 8 của ông về một vụ “đột kích rõ ràng” của hải quân Việt Nam, thì phát hiện ra trong nhật ký hàng hải của con tàu vốn không có ghi lại sự kiện đó.
Tàu chiến USS Maddox DD-731 của hải quân Hoa Kỳ.
Tàu chiến USS Maddox DD-731 của hải quân Hoa Kỳ.
Năm 2001, chính phủ Mỹ đã bạch hóa một cuốn băng ghi âm, trong đó tổng thống Lyndon B. Johnson khi nói chuyện riêng với các cộng sự vào năm 1965 đã gián tiếp thừa nhận không có tàu chiến Việt Nam nào xuất hiện gần hải quân Mỹ trong ngày 4/8/1964. Johnson nói đùa: “Theo tất cả những gì tôi biết, hải quân của chúng ta đã bắn vào cá voi ở đó.”
Trong phim tài liệu Mỹ The Fog of War (Khói lửa chiến tranh) năm 2003, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara thừa nhận “cuộc tấn công của Bắc Việt” trong ngày 4 tháng 8 năm 1964 là chưa bao giờ xảy ra.
Các giải mật khác sau này, trong đó có một báo cáo năm 2005 của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ/Cục An ninh Trung ương (National Security Agency/Central Security Service – NSA/CSS) khẳng định cuộc tấn công đêm 4/8/1964 là không có thật.
Tháng 10 cùng năm, Thời báo New York (New York Times) đã cho biết ông Robert J. Hanyok, chuyên viên sử học của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA), đã kết luận rằng cơ quan này đã từng cố tình bóp méo các báo cáo tình báo với ngành lập pháp (quốc hội) về sự kiện Vịnh Bắc Bộ.
Tháng 1 năm 2008, Hiệp hội các Nhà khoa học Hoa Kỳ (FAS) cho biết NSA đã giải mật bản báo cáo Spartans in Darkness (Người Xpác-tơ trong Bóng tối), trong đó khẳng định Hải quân Nhân dân Việt Nam không hề tấn công tàu chiến Hoa Kỳ trong đêm 4 tháng 8 năm 1964.
Ngày 14/7/2010, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ và Thượng nghị sĩ John Kerry (từng là ứng cử viên Tổng thống, hiện là Bộ trưởng ngoại giao), chủ tịch Ủy ban, đã công bố 1.165 trang hồ sơ được giải mật về cuộc chiến Mỹ – Việt. Tài liệu cho thấy, một số thượng nghị sĩ Hoa Kỳ thời đó đã phản đối hoặc thắc mắc về việc họ bị vô hiệu hóa, bị thông tin sai lệch từ chính phủ về sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Hồ sơ được giải mật là bản ghi các cuộc điều trần và các cuộc họp trong hai năm 1967-1968, do chuyên gia sử học của Thượng viện Hoa Kỳ là D. Ritchie ghi lại.
Trong một phiên họp khác, thượng nghị sĩ Al Gore (cựu phó Tổng thống, ứng cử viên Tổng thống) cảnh báo: “Nếu đất nước này bị lừa dối, nếu Ủy ban này, Quốc hội này cùng bị lừa dối vì bị người ta dựng lên một sự kiện không có thật để tiến hành một cuộc chiến tranh làm hàng ngàn thanh niên bị chết vô nghĩa, và còn nhiều ngàn người nữa bị tàn tật suốt đời, thì đất nước đó đã mất đi uy tín, đạo đức, vị thế trên thế giới, và hậu quả sẽ rất nặng nề”.
Tất cả các bằng chứng, các hồ sơ được giải mật đó đã cho thấy rằng về luật pháp Hoa Kỳ, thì cuộc chiến vốn đã xuất phát từ một cơ sở dối trá, ngay từ trước khi Mỹ đổ đại quân vào Việt Nam. Sự dối trá này cộng với nhiều báo cáo dối trá khác đã bộc lộ sau chiến dịch Mậu Thân đã làm cho giáo sư tiến sĩ sử học Mỹ Larry Berman phải nói: Toàn bộ cuộc chiến này dựa trên cơ sở của một lời dối trá.
Như vậy, các hoạt động quân sự của Mỹ ở Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn 1965-1973, là vi phạm luật pháp Hoa Kỳ, lừa dối Quốc hội, và sử dụng quân đội Mỹ ở Việt Nam một cách bất hợp pháp theo luật pháp của chính Hoa Kỳ. Có lẽ vì vậy mà cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam mới bị nhân dân Mỹ chống đối với mức độ cao như thế, nhất là trong giới trí thức, luật gia.
Phong trào chống Chiến tranh Việt Nam tại Mỹ có tầm vóc quy mô và có sức lan tỏa hơn hẳn so với các cuộc chiến khác của Mỹ. Nhiều người Mỹ mơ hồ nhận ra đây là một cuộc chiến có gì đó mờ ám, bất hợp pháp, không minh bạch ngay từ đầu, dù lúc đó các hồ sơ về sự kiện Vịnh Bắc Bộ chưa được đưa ra ánh sáng. Nếu không có sự nghi ngờ và áp lực từ một bộ phận đại biểu trong Quốc hội Mỹ thì có lẽ “cuộc tấn công” tưởng tượng ngày 4/8/1964 đã không bị phát hiện và vạch trần.

IV. Luật pháp quốc tế

Sau kháng chiến chống Pháp, hiệp định Genève về Đông Dương cũng chỉ công nhận giới tuyến quân sự tạm thời trong 2 năm để chờ tổng tuyển cử thống nhất đất nước, tạm chia làm 2 vùng tập trung quân sự cho quân đội hai phía Việt – Pháp tập kết chứ không nói gì đến vấn đề thay đổi lãnh thổ.
Theo hiệp định này, vĩ tuyến 17 không phải là làn ranh có ý nghĩa về lãnh thổ hay chính trị. Hiệp nghị này không có ý nghĩa chia đôi đất nước về lãnh thổ và chính trị. Bản thân hiệp định Genève 1954 không hề chia cắt đất nước thành hai quốc gia. Đây không phải là hiệp định chia cắt đất nước như một số người thiếu thông tin đã nhầm lẫn, mà là hiệp định lập lại hòa bình, độc lập và thống nhất của 3 nước Đông Dương, Pháp rút quân trong 2 năm và tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam năm 1956.
Hiệp định Genève về Đông Dương năm 1954 có hai phần: Phần “Thỏa hiệp” và phần “Tuyên bố Cuối cùng” (Final Declaration).
Phần “Thỏa hiệp”, gồm 47 điều khoản, được ký kết giữa Henri Delteil, Quyền Tổng tư lệnh lực lượng Liên hiệp Pháp và Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng quốc phòng VNDCCH. Phần này có những điều khoản chính như sau:
  • Thiết lập một đường ranh giới quân sự tạm thời tại vĩ tuyến 17 (Provisional Military Demarcation Line) để quân đội hai bên rút quân về: Lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam ở trên vĩ tuyến 17, lực lượng quân đội Liên hiệp Pháp (French Union), bao gồm lính Pháp và lính bản xứ ở dưới vĩ tuyến 17.
  • Sẽ có một cuộc tổng tuyển cử tự do trên toàn cõi Việt Nam vào năm 1956. Quân đội Pháp phải rời khỏi Việt Nam trong 2 năm.
Bản “Tuyên bố cuối cùng” gồm 13 đoạn, nói đến cả sự thống nhất và độc lập của 3 nước Đông Dương, trong đó có một đoạn đáng để ý và cực kỳ quan trọng:
Đoạn (6) (Paragraph (6)) nguyên văn như sau:
“Hội Nghị nhận thức rằng mục đích chính yếu của Thỏa Hiệp về Việt Nam là dàn xếp những vấn đề quân sự trên quan điểm chấm dứt những đối nghịch quân sự và rằng ĐƯỜNG RANH GIỚI QUÂN SỰ LÀ TẠM THỜI VÀ KHÔNG THỂ DIỄN GIẢI BẤT CỨ BẰNG CÁCH NÀO ĐÓ LÀ MỘT BIÊN GIỚI PHÂN ĐỊNH VỀ CHÍNH TRỊ HAY ĐẤT ĐAI. Hội Nghị bày tỏ sự tin tưởng là thi hành những điều khoản trong bản Tuyên Ngôn này và trong Thỏa Hiệp ngưng chiến sẽ tạo nên căn bản cần thiết để trong tương lai gần đạt tới một sự dàn xếp chính trị ở Việt Nam”.
Và phần đầu của đoạn (7) nguyên văn như sau:
“Hội Nghị tuyên cáo rằng, về Việt Nam, sự dàn xếp những vấn đề chính trị, thực hiện trên căn bản tôn trọng những nguyên tắc về nền độc lập, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, sẽ khiến cho người dân Việt Nam được hưởng những quyền tự do căn bản, bảo đảm bởi những định chế dân chủ được thành lập như là kết quả của một cuộc tổng tuyển cử bằng phiếu bầu kín.” (sẽ tổ chức bầu cử vào tháng 7, 1956).
Tổng kết nội dung cơ bản của Hiệp ước Genève về Đông Dương:
  • Các nước tham gia hội nghị tôn trọng quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nam – Campuchia – Lào.
  • Ngừng bắn đồng thời ở Việt Nam và trên toàn chiến trường Đông Dương.
  • Sông Bến Hải, vĩ tuyến 17, được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập kết quân sự. Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (bao gồm cả người miền Nam) tập kết về miền Bắc; Chính quyền và quân đội Liên hiệp Pháp (bao gồm cả người miền Bắc) tập kết về miền Nam.
  • 300 ngày là thời gian để chính quyền và quân đội các bên hoàn thành việc tập trung. Dân chúng được tự do đi lại giữa hai miền.
  • 2 năm sau, tức ngày 20 tháng 7 năm 1956 sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả nước để thống nhất lại Việt Nam.
Nhưng không có cuộc tổng tuyển cử nào diễn ra được, Mỹ đã từ hậu trường nhảy ra sân khấu, xuyên tạc nội dung hiệp định và phá hoại việc thi hành hiệp định. Ém nhẹm, xuyên tạc những nội dung chính của hiệp định với người dân, phá hoại các điều khoản chính trong hiệp định, và nghiêm trọng nhất là điều khoản: “Đường ranh giới quân sự là tạm thời và không thể diễn giải bất cứ bằng cách nào đó là một biên giới phân định về chính trị hay đất đai”.
Người Mỹ vốn không ký vào hiệp định Genève 1954 để tránh bị ràng buộc pháp lý, bất lợi cho việc xâm lược và chia cắt Việt Nam trong chiến lược toàn cầu của họ. Nhưng chính họ cũng đã “nói hớ” và vô tình cho thấy rằng hiệp định Genève 1954 không hề là hiệp định chia đôi Việt Nam.
Nhà sử học, chính trị học George McTurnan Kahin và John W. Lewis trong sách The United States in Vietnam: An analysis in depth of the history of America’s involvement in Vietnam (Hoa Kỳ ở Việt Nam: Một phân tích chuyên sâu về lịch sử can thiệp của Hoa Kỳ vào Việt Nam), do Delta Books xuất bản năm 1967, đã cho biết: “Trong bản Tuyên ngôn đơn phương (Unilateral Declaration) của Hoa Kỳ về Hội nghị Genève không có chữ nào nói đến “Bắc Việt Nam” hay “Nam Việt Nam”. Tất cả những gì mà bên đại diện Mỹ nói đến là một Việt Nam“.
Những bằng chứng ở trên đã cho thấy hiệp định Genève 1954 không chia đôi đất nước, mà ngược lại chính là quy định việc thống nhất đất nước. Chính sự can thiệp và xâm lược miền Nam Việt Nam của Mỹ đã đưa đến sự chia đôi đất nước. Việc không có tổng tuyển cử và chia cắt Việt Nam là một sản phẩm của Mỹ. Còn danh từ “Nam Việt Nam” chỉ là một danh từ mang tính chất tuyên truyền giả dối mà người Mỹ dùng để gọi những chính quyền con đẻ của họ ở miền Nam Việt Nam.
Trong thời kỳ này, 1 Ủy ban quốc tế và hơn 20 Ủy ban quốc gia điều tra tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam đã được thành lập. Họ đã cử nhiều đoàn sang Việt Nam điều tra tội ác chiến tranh xâm lược và mở nhiều tòa án quốc tế xét xử những tội ác chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, nhóm họp nhiều lần ở Thụy Điển, Đan Mạch, Pháp….
Ngày 15/11/1966, theo đề xuất của nhà sử học, toán học, logic học, xã hội học nổi tiếng người Anh, triết gia, Huân tước Bertrand Russell (lúc này đã 94 tuổi), toà án quốc tế xét xử tội ác của Mỹ ở Đông Dương đã được thành lập tại London, Anh.
Bertrand Russell là một nhà hoạt động vì hòa bình thế giới, có uy tín cao trên trường quốc tế. Tháng 7 năm 1964, ông dẫn đầu một đoàn đại biểu các tầng lớp nhân dân Anh và quốc tế đến sứ quán của Mỹ tại London phản đối chính sách xâm lược của Mỹ đối với Việt Nam. Uy tín của ông đã thu hút được nhiều nhân vật tên tuổi khác trên thế giới tham gia.
Ngay sau khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại, ném bom miền Bắc, Bertrand Russell đã gởi điện đến chủ tịch Hồ Chí Minh lên án hành động chiến tranh của Mỹ. Ngày 10/8/1964, Bác đã gởi điện cảm ơn, trong đó nêu rõ: “Chúng tôi luôn thiết tha với hòa bình và chủ trương giải quyết vấn đề Việt Nam bằng phương pháp hoà bình. Tôi cảm ơn cụ đã quan tâm đến tình hình nghiêm trọng do Mỹ gây ra trên đất nước chúng tôi và xin gởi cụ lời chào kính trọng”.
Sau đó một Tòa án quốc tế mang tên ông được thành lập để xét xử tội ác chiến tranh của Mỹ và đã tiến hành hai phiên xét xử, lần thứ nhất từ 2 đến 13/5/1967 tại Stockholm (thủ đô của Thụy Điển) và lần thứ hai từ 20/11 đến 1/12/1967 tại Copenhaguen (thủ đô của Đan Mạch) đã gây tiếng vang, thu hút đông đảo giới trí thức, luật sư.
Sau phiên xét xử đầu tiên, Bác Hồ gởi điện tới Huân tước Bertrand Russell khẳng định: “Sự nghiệp cao cả mà cụ đã đề xướng ra nay bước đầu được thực hiện… Đó là một sự kiện quốc tế rất quan trọng… Nhân dân Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hoà bình và công lý trên thế giới đều mong đợi sự thành công của Toà án quốc tế”.
Cũng nhân dịp này, Bác còn gởi điện tới triết gia nổi tiếng người Pháp Jean Paul Satre là đồng chủ tịch Tòa án Quốc tế này và bày tỏ niềm tin tưởng: “Chắc chắn các dân tộc và tất cả những người yêu chuộng hòa bình và công lý sẽ sát cánh với các vị, nhiệt tình ủng hộ các vị”.
Tòa án Quốc tế Bertrand Russell đã cử 4 đoàn, với nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau, từ các quốc gia khác nhau, đến Việt Nam điều tra trực tiếp, thu thập tài liệu, dữ liệu, hồ sơ, bằng chứng, hỏi chuyện các nhân chứng, sau đó đã họp 2 phiên để xét xử tội ác chiến tranh của Mỹ.
Phiên họp thứ nhất tại thủ đô Stockholm, Thụy Điển, từ ngày 2 đến 15/5/1967. Tòa kết luận: Chính phủ Mỹ đã phạm tội ác xâm lược chống nước Việt Nam, các chính phủ Australia, New Zealand, Hàn Quốc là đồng lõa.
Phiên họp thứ hai tại thủ đô Copenhaguen, Đan Mạch, từ ngày 20/11 đến 1/12/1967. Tòa kết luận: Mỹ đã dùng các loại vũ khí tàn bạo nhất để tàn sát trẻ em, phụ nữ và dân thường Việt Nam. Đồng thời, Mỹ đã tiến hành xâm phạm Lào và có dã tâm xâm lược Campuchia. Đây là lần đầu tiên cuộc chiến tranh xâm lược cũng như tội ác mà người Mỹ gây ra ở Việt Nam đã bị tòa án quốc tế bao gồm một tập thể đông đảo các luật gia, sử gia, các nhà bác học, nhà báo danh tiếng đến từ nhiều quốc gia, kể cả nước Mỹ lên án một cách toàn diện và có hệ thống, gây ảnh hưởng lớn đối với dư luận toàn thế giới. Sau này Bác Hồ đã nhận xét: “Sự lên án đó có tầm quan trọng quốc tế về mặt bảo vệ công lý và quyền tự quyết của các dân tộc”.
Triết gia Bertrand Russell thời trai trẻ (1916)
Triết gia Bertrand Russell thời trai trẻ (1916)
Nói chung, sự tiến hành cuộc chiến này của Mỹ không phù hợp với các thông lệ quốc tế, và đi ngược lại các quy định của hiến chương Liên Hiệp Quốc về quyền dân tộc tự quyết, về sự tôn trọng độc lập chủ quyền và thống nhất của các nước. Các hoạt động quân sự của Mỹ ở Việt Nam không được sự ủng hộ, đồng ý của Liên Hiệp Quốc và thậm chí không được sự đồng tình của các đồng minh lâu năm, trong đó có các đồng minh cùng phe trong khối NATO và SEATO.
Tại phiên họp thứ 20 của Liên Hiệp Quốc (1965), đại diện của nhiều nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh đã yêu cầu Mỹ chấm dứt cuộc chiến của họ tại Việt Nam. Trong phiên họp thứ 22 của Liên Hiệp Quốc (1967), trong số 110 quốc gia thì chỉ có các đại diện của 7 quốc gia ủng hộ chính sách của Washington tại Việt Nam. Đại diện của 44 quốc gia, trong đó có 5 đại biểu các đồng minh của Mỹ trong khối NATO, kêu gọi Hoa Kỳ tìm cách chấm dứt chiến tranh và dừng ngay chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam.
Richard A. Falk, một giáo sư danh tiếng về môn Luật pháp Quốc tế của Đại học Princeton (Mỹ), người đã có hơn 40 tác phẩm hàn lâm về môn học này, đã phải thừa nhận: “Nếu chính phủ Hoa Kỳ tuân thủ luật pháp quốc tế, thì trải nghiệm khủng khiếp từ cuộc Chiến tranh Việt Nam đã không xảy ra.”
Chính vì những lẽ nêu trên mà phong trào ủng hộ Việt Nam trên thế giới diễn ra sôi nổi và rộng lớn chưa từng thấy trong lịch sử phong trào quần chúng tự phát trên thế giới.

Kỳ 2: Con đường gian nan đến ngày toàn thắng

(An Ninh Quốc Phòng) - Trong lịch sử hàng ngàn năm chống ngoại xâm, trước khi có cuộc đụng độ lịch sử với Hoa Kỳ, dân tộc Việt Nam đã từng đứng trước 3 kẻ khổng lồ có sức mạnh vô địch, áp đảo và vô cùng tàn bạo, tưởng chừng không thể chống đỡ nổi: 10 năm chống quân đội Tần Thủy Hoàng (218 TCN-208 TCN), ba lần chống quân Mông Cổ (1257-1258, 1284-1285, 1287-1288), 96 năm chống thực dân Pháp (1858-1954).

Quân Tần cực kỳ tinh nhuệ, được xem là đội quân vô địch trong thời điểm đó. Họ gồm thâu 6 nước, thống nhất Trung Hoa, sau đó đem quân Nam tiến, lần lượt chinh phạt thành công các tộc Bách Việt, sau đó tiến đến lãnh thổ Âu Việt. Người Âu Việt dưới sự lãnh đạo của Thục Phán và Dịch Hu Tống, lui vào rừng núi tiến hành chiến tranh du kích và chống trả kiên cường. Sau 10 năm chinh chiến, tình trạng quân Tần lúc này theo sách cổ Sử Ký của Tư Mã Thiên mô tả là: “Đóng binh ở đất vô dụng. Tiến không được, thoái không xong. Đàn ông mặc áo giáp, đàn bà phải chuyên chở, khổ không sống nổi. Người ta phải thắt cổ trên cây dọc đường. Người chết trông nhau.” Quân Tần bị tổn thất nặng nề, sách cổ Hoài Nam Tử của Lưu An mô tả: “Thây phơi máu chảy hàng chục vạn người”. Tại Trung Nguyên, Tần Thủy Hoàng qua đời, Tần Nhị Thế kế vị và ra lệnh bãi binh vào năm 208 TCN.
Vó ngựa Mông Cổ lướt tới đâu, cỏ ở đó không mọc nổi
Vó ngựa Mông Cổ lướt tới đâu, cỏ ở đó không mọc nổi
Thành Cát Tư Hãn từng gọi đội binh mã thiện chiến của mình là: “Vó ngựa Mông Cổ lướt tới đâu, cỏ ở đó không mọc nổi.” Đây là đội quân xâm lược bành trướng thế giới tàn bạo nhất trong thế kỷ 13. Quân đội này đã diệt các nước lớn như Hạ, Kim, Tống, thôn tính Trung Hoa, khuất phục Triều Tiên. Kéo quân gieo rắc ác mộng khắp thế giới, kể cả Trung Đông, châu Âu và Nga, khiến cho những nước phương Tây phải kinh hoàng. Đội quân kỵ xạ và kỹ thuật cưỡi ngựa bắn tên của kỵ binh Mông Cổ là vô địch và hầu như bất khả chiến bại. Tuy nhiên, khi hơn 70 vạn quân Mông Cổ (Lần thứ nhất: 3 vạn quân. Lần thứ hai: 20 vạn quân. Lần thứ ba: 50 vạn quân) kéo vào Đại Việt dưới sự chỉ huy của thái tử Thoát Hoan (Toghan) và các danh tướng từng gieo rắc sợ hãi cho 1/3 thế giới như Ô Mã Nhi (Omar) và Toa Đô (Suodu)…. thì họ đã bị thua to dưới tay thiên tài quân sự Trần Hưng Đạo và quân dân Đại Việt.
Chiến thắng Điện Biên Phủ
Chiến thắng Điện Biên Phủ
Năm 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha chính thức xâm lược Đại Nam. Với khoảng cách quá xa về trình độ dân trí, phương thức sản xuất và tiềm lực kinh tế quân sự, quân Pháp hầu như dễ dàng đánh đâu thắng đó. Năm 1886, sau khi hoàn toàn đánh bại quân chủ chiến triều Nguyễn, quân nhà Thanh và quân Cờ Đen, Pháp chính thức thiết lập ách thống trị thực dân kiểu cổ điển trên toàn cõi Việt Nam. Bắc Kỳ và Trung Kỳ được xem là xứ “bảo hộ” với triều đình Huế bù nhìn. Nam Kỳ bị xem là xứ thuộc địa chính thức thuộc chủ quyền của Pháp. Năm 1945, quân đội Nhật đảo chính Pháp. Năm 1946, Pháp quay lại tái chiếm Đông Dương. Cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra và kết thúc sau chiến dịch Điện Biên Phủ và sự ký kết của Hiệp định Genève 1954, gần 20 vạn quân Pháp và gần 30 vạn quân ngụy đã bị thất bại trước chủ tịch Hồ Chí Minh, đại tướng Võ Nguyên Giáp, và quân dân Việt Nam, Pháp chính thức công nhận sự độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương. Chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân suốt 96 năm của Việt Nam. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, một thuộc địa phương Đông thắng cuộc trước một đế quốc phương Tây. Sau sự kiện này, các thuộc địa khác trên thế giới, nhất là ở Á – Phi cũng noi gương đồng loạt nổi dậy.
oOo
Thế kỷ 20 nổi lên một thế lực hùng mạnh bậc nhất: Hoa Kỳ, với một thế lực chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa có ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Theo tư tưởng Vận mệnh hiển nhiên, Hoa Kỳ đã bắt đầu cuộc bành trướng lãnh thổ mạnh mẽ trên khắp Bắc Mỹ trong thế kỷ 19, bao gồm các hành động xâm lược, diệt chủng, thiết lập chế độ thuộc địa trên các đất đai mới, đến khi thuộc địa đó hội đủ điều kiện thì nhập vào liên bang Hoa Kỳ (như Hawaii, Alaska).
Đến cuối thế kỷ 19, biên giới Hoa Kỳ đã kéo dài đến Thái Bình Dương, và trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ và Thế chiến I đã xác định vị thế cường quốc quân sự toàn cầu của Mỹ. Thế chiến II đã xác định vị thế siêu cường toàn cầu của Hoa Kỳ, là quốc gia đầu tiên phát triển vũ khí hạt nhân, và là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Từ thời lập quốc đến năm 1924, quân đội Mỹ đã trải qua hơn 100 cuộc chiến tranh xâm lược, bình định, và hàng vạn trận chiến lớn nhỏ trong quá trình chinh phục, xâm chiếm, diệt tộc, cướp đất đai của các lực lượng bản địa. Các chủng tộc, dân tộc bản xứ trước đó có hàng chục triệu người, sau hơn 100 cuộc chiến chỉ còn lại chừng mấy trăm ngàn người.
Từ năm 1776 đến năm 1973, quân đội Mỹ đã bình định và dẹp tan khoảng 30 cuộc khởi nghĩa chống chế độ nô lệ, sưu cao thuế nặng và bất công giai cấp.
Từ năm 1835 đến năm 1932, quân đội Mỹ đã tham chiến trong gần 10 cuộc chiến tranh xâm lấn, cướp đất, xung đột quân sự biên giới.
Từ năm 1798 đến 1953, quân đội Mỹ đã chiến đấu trong hơn 10 cuộc chiến tranh ở hải ngoại, đánh đến châu Âu, châu Mỹ Latinh, châu Phi, châu Á và các quần đảo ngoài biển. Bao gồm hai cuộc Chiến tranh Thế giới.
Trong số khoảng 150 cuộc chiến lớn nhỏ đó, quân đội Hoa Kỳ chưa 1 lần thua cuộc.
Cuộc đọ sức lịch sử giữa một trong những dân tộc đánh bại nhiều kẻ thù xâm lược nhất với một quân đội đánh bại nhiều đối thủ nhất, bắt đầu.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong bài tham luận “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thắng lợi vĩ đại, bài học lịch sử” trong hội thảo khoa học “Đại thắng mùa Xuân 1975 – Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam” do Bộ Quốc phòng, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương tổ chức trong hai ngày 14 và 15 tháng 4 năm 2005 đã gợi nhớ và nhấn mạnh lại thời khắc dầu sôi lửa bỏng này: “Dân tộc Việt Nam đứng trước một khó khăn, thử thách chưa từng thấy trong lịch sử”…. và…. “Cuộc kháng chiến chống Mỹ là thử thách lớn nhất, ác liệt nhất đối với dân tộc ta. Chúng ta đã phải đương đầu với đế quốc hùng mạnh nhất, giàu có nhất, tàn bạo, nham hiểm và hiếu chiến nhất. Cuộc chiến tranh kéo dài qua năm đời tổng thống Mỹ với một tương quan lực lượng chênh lệch nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân ta về phương thức sản xuất và tiềm lực kinh tế quân sự.

Tóm lược quan hệ Việt – Mỹ trước khi cuộc chiến giữa hai nước xảy ra

Năm 1787, hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh, sau này là thái tử của vua Gia Long, theo Giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine) sang Pháp và đã gặp tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ là Thomas Jefferson, khi ông đang là Công sứ Toàn quyền Hoa Kỳ tại nước Pháp. Cuộc gặp gỡ này được một số nhà nghiên cứu sử học xem là cuộc tiếp xúc “chính thức” giữa triều Nguyễn và liên bang Hoa Kỳ.
Công sứ Jefferson là một người đa tài, đam mê nghiên cứu về nông nghiệp đã chủ động đến gặp hoàng tử Cảnh với mong muốn tìm được giống lúa thích hợp cho vùng Carolina trên đất Mỹ. Tuy nhiên, mong muốn của Jefferson đã không thành hiện thực khi vị hoàng tử nhỏ tuổi hồi hương.
Trong chuyến hành trình đến vùng biển châu Á năm 1845, chiến thuyền Constitution (thường gọi là Old Ironsides) của Hoa Kỳ đã cập bến Đà Nẵng. Thuyền trưởng là John Percival liên lạc với các quan địa phương xin được tiếp xúc với triều Nguyễn để đặt mối giao hảo. Được tin, vua Thiệu Trị tại Huế cử viên ngoại lang Nguyễn Long đi hỏa tốc vào Đà Nẵng hiệp cùng Kinh lịch thuộc viên ở tỉnh là Nguyễn Dụng Giai đến thăm hỏi, làm việc với Percival.
Nhưng thay vì gây thêm cảm tình, Percival khi nhận được thư cầu cứu của giám mục Dominique Lefebvre đang bị giam cầm, thì lập tức chiếm đoạt lấy 3 chiến thuyền và một số người làm con tin, đòi nhà chức trách phải thả Lefebvre. Sự việc không giải quyết được, Percival sai nổ súng bắn lên bờ rồi nhổ neo ra khơi ngày 16 tháng 5, khiến tình hình thêm rắc rối.
Năm 1873, Bùi Viện được vua Tự Đức cử sang Mỹ như một “đại sứ đặc mệnh toàn quyền” để cầu viện chống Pháp. Bùi Viện sau đó đã đi qua Yokohama (Nhật) để đáp tàu sang Mỹ. Tổng thống Ulysses Grant (nhiệm kỳ 1868-1876) lúc này chưa có nhu cầu chống Pháp, thấy không có lợi lộc gì và có lẽ sợ ảnh hưởng quan hệ với Pháp, nên không muốn tiếp kiến. Bùi Viện tiếc công đi xa nên lưu lại Mỹ 1 năm kiên nhẫn chờ gặp. Đến khi Pháp và Mỹ đụng độ trong trận chiến ở Mexico thì Grant mới hỏi đến Bùi Viện. Nhưng sau đó Mỹ – Pháp xuống thang xung đột ở Mexico, Grant viện lý do Bùi Viện không mang theo quốc thư rồi từ chối giúp đỡ. Vì vậy, ông lại quay về Việt Nam trở lại kinh thành Huế.
Có được thư ủy nhiệm của vua Tự Đức, Bùi Viện lại xuất dương một lần nữa. Sau những chuyến hải hành khổ sở với các tàu thủy lạc hậu thời đó, năm 1875, Bùi Viện lại có mặt tại Hoa Kỳ. Có trong tay quốc thư nhưng lại gặp lúc Mỹ và Pháp đã giảng hòa nên Ulysses Grant lại “đuổi khéo” sứ giả.
Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đại diện hội Những người An Nam yêu nước gởi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Hòa bình Versailles cho tổng thống Mỹ Woodrow Wilson nhưng không được trả lời.
Đầu những năm 1940, cơ quan OSS (tiền thân của CIA) của Mỹ đã giúp đỡ Việt Minh thuốc men và một số vũ khí để chống Nhật, đối tượng lúc ấy là kẻ địch của cả Mỹ và Việt Nam. Việt Minh giúp đỡ lực lượng Mỹ về tin tức tình báo và giúp cứu các lính Mỹ rồi chuyển giao cho người Mỹ.
Quân Pháp đi lại trên kinh rạch ở Cà Mau
Quân Pháp đi lại trên kinh rạch ở Cà Mau
Trong chiến tranh Pháp – Việt (1945-1954), Mỹ đã đứng sau ủng hộ Pháp chiếm lại thuộc địa. Năm 1950, Mỹ bắt đầu nhúng tay can thiệp sâu vào Việt Nam, họ viện trợ tiền bạc và vũ khí cho Pháp.
Cũng trong năm này, người dân Sài Gòn dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh đã biểu tình chống hai tàu chiến Mỹ là Anderson và Stickon cập bến Sài Gòn để giúp chuyên chở lính Pháp. Một đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam đã nã súng cối vào các tàu đang nêu đậu trên sông. Hai tàu chiến Mỹ rút neo rời khỏi Sài Gòn. Đây là cuộc biểu tình chống Mỹ đầu tiên của người dân Việt Nam.
Tàu chiến Mỹ cập cảng Sài Gòn
Tàu chiến Mỹ cập cảng Sài Gòn
Quần chúng Sài Gòn xuống đường biểu tình chống Pháp - Mỹ (1950)
Quần chúng Sài Gòn xuống đường biểu tình chống Pháp - Mỹ (1950)
Đến cuối chiến tranh, Mỹ đã cáng đáng 78% chi phí chiến tranh, lên đến trên 1,5 tỷ USD. Đa phần các vũ khí mà quân đội Việt Nam tịch thu được cho đến thời điểm này chính là vũ khí của Mỹ. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Mỹ đã trực tiếp chở khoảng 16 ngàn quân Pháp vào Điện Biên Phủ và hỗ trợ không quân cho Pháp.
Nhưng cuối cùng, công thức viện trợ Mỹ – viễn chinh Pháp – quân bản xứ đã phá sản trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp. Pháp đành phải ngồi vào bàn đàm phán tại hội nghị Paris về Đông Dương, công nhận nền độc lập của 3 xứ Đông Dương, rút quân trong 2 năm, ấn định tổ chức tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam vào năm 1956.
Tướng Pháp Charles Chanson mở tiệc "gắn lon" cho các sĩ quan ngụy ở một con tàu trên sông Hậu.
Tướng Pháp Charles Chanson mở tiệc "gắn lon" cho các sĩ quan ngụy ở một con tàu trên sông Hậu.
(Hết kỳ 2)
(Blogger Thiếu Long)

Vì sao Mỹ thua trận trong chiến tranh Việt Nam?

© REUTERS / Jonathan Ernst
Việt Nam
URL rút ngắn
18305
Lịch sử không có “giá như” nhưng lịch sử là bài học cho sự phát triển hướng đến tương lai tốt đẹp.
Chiến tranh Việt Nam khi có Mỹ trực tiếp tham gia từ 1954-1975 là một trong 11 cuộc chiến tranh lớn nhất của thế giới hiện đại mà sự kết thúc của nó để lại rất nhiều dấu ấn thời đại.
Những cái "nhất" của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam
Một, đây là một cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất trong lịch sử 200 năm nước Mỹ.
Về thời gian. Thời gian Mỹ tham gia thế chiến 1, thế chiến 2 và chiến tranh Triều Tiên cộng lại cũng chưa được một nửa thời gian Mỹ sa vào cuộc chiến tranh Việt Nam.
Về huy động lực lượng. Cuộc chiến này Mỹ huy động sức người, sức của cao nhất của nước Mỹ:
Năm đời Tổng thống với những bộ óc trí tuệ như Macnamara, Henry Kissinger, Brzezinski thực hiện đủ 3 chiến lược chiến tranh: "Chiến tranh đặc biệt" "Chiến tranh cục bộ" và "Việt Nam hóa chiến tranh".
Có đến 77% lục quân, 66% thủy quân lục chiến và không quân, 40% hải quân, 6,5 triệu lượt binh sĩ, 22.000 xí nghiệp của nước Mỹ đã được huy động để phục vụ chiến tranh đưa tổng số lính tham chiến lên 550.000 quân cùng với 70.000 quân chư hầu (Úc, Nam Hàn và Philipin, Thailand).
Theo thống kê chưa đầy đủ, Mỹ đã chi 920 tỷ USD (thời giá lúc đó) cho chiến tranh Việt Nam so với 341 tỷ trong thế chiến 2 và 54 tỷ trong chiến tranh với Triều Tiên. Nếu tính theo thời giá hiện nay thì đây là một khoản chi phí khổng lồ.
Về bom đạn. Mỹ dội xuống Việt Nam hơn 7,8 triệu tấn bom đạn nhiều hơn mỹ đã dùng trong thế chiến 2. Tại miền Bắc Việt Nam cứ 1 km vuông chịu 6 tấn và 1 người chịu 45,5kg bom (trong thế chiến 2 Đức tương ứng là 5,4 tân và 27 kg). Đây là một con số khủng khiếp chưa từng có trên thế giới.
Từ 1961-1971, Mỹ đã trút xuống miền Nam Việt Nam 20 triệu gallon=75,6 triệu lít chất độc da cam, thuốc diệt cỏ chứa dioxin. (Hậu quả khủng khiếp còn đến tận bây giờ và các thế hệ tiếp).
Hai, đây là một thất bại lớn nhất trong lịch sử chiến tranh 200 năm của nước Mỹ. Hơn 58.000 quân Mỹ thiệt mạng, khoảng 304.000 người lính khác vĩnh viễn bị thương tật, tàn phế. Nhưng Mỹ vẫn không không ngăn nổi Việt Nam thống nhất Tổ quốc, thu giang sơn về một mối.
Tại sao Mỹ sai và thua trận?
Rất nhiều sách vở, phát biểu, đánh giá, các công trình nghiên cứu…nói về nguyên nhân thắng trận của Việt Nam…nhưng ở góc nhìn của Mỹ thì điều gì khiến Mỹ thua trận sẽ khiến chúng ta quan tâm nhiều hơn.
Trước hết Mỹ thua là do nhận thức sai về tính chất chiến tranh Việt Nam. Đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân…
Mỹ cho rằng Việt Nam chống Mỹ là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm bởi Trung Quốc và Liên Xô nhưng thật ra không phải như vậy.
Mỹ đã quên mất chuyện Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Tổng thống Mỹ vào năm 1945 như thế nào nên đã xác định sai lầm tính chất cuộc chiến. Mỹ nên hiểu, Việt Nam coi quyền lợi dân tộc, quốc gia là trên hết. Việt Nam muốn độc lập, giang sơn thu về một mối và sẽ chiến đấu với bất kỳ kẻ thù nào vì mục tiêu đó.
Sai lầm tệ hại nhất của Mỹ là Mỹ đã "bất chấp" hay "vô tình" đối đầu với một dân tộc có truyền thống chống giặc ngoại xâm quật cường, anh dũng "thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc" "thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ".
Mỹ nhảy vào Việt Nam là để ngăn chặn CNCS…nhưng nhân dân Việt Nam chỉ biết rằng, Mỹ là kẻ xâm lược và chiến đấu với Mỹ như bao kẻ xâm lược khác.Người Việt Nam đánh Mỹ để bảo vệ quê hương, ruộng đồng, để không phải làm kiếp nô lệ như thời thuộc Pháp, đánh Mỹ để thống nhất Bắc-Nam thu giang sơn về một mối, cho nên, bất kỳ đàn ông hay đàn bà, người già hay người trẻ, hễ là người Việt Nam thì họ đều đứng lên chống giặc ngoại xâm…Chính tư tưởng, tinh thần đó là nguồn gốc khiến một dân tộc yêu hòa bình, yêu tự do độc lập trở nên anh hùng và tất yếu sẽ tạo ra một quân đội anh hùng.
Cuối cùng là Mỹ chẳng hiểu biết gì về lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam trong 4000 năm qua. Đó chính là nghệ thuật quân sự, chiến tranh nhân dân được tôi luyện trong 4000 năm qua đã trở nên "bất khả chiến bại". Lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh là sở trường giành chiến thắng của một dân tộc Việt có đất không rộng, người không đông.
Chiến thắng trong cuộc chiến tranh chống xâm lược Mỹ, một cường quốc quân sự kinh tế hùng mạnh bậc nhất thế giới lúc bấy giờ là bài học quý giá cho hiện tại. Việt Nam ngày nay đã lớn mạnh, đã hội nhập thế giới và để bảo vệ tổ quốc thì sẵn có truyền thống chống giặc ngoại xâm quật cường, anh dũng "thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc" "thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ".
Nguồn: Báo Đất Việt

Đâu là nguyên nhân đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam?

Sau chiến tranh thế giới thứ II, khi mà phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của Thế giới thứ ba diễn ra mạnh mẽ, ảnh hưởng “Cộng sản” và “nguy cơ bành trướng” của Liên Xô, thì Mỹ cần phải xây dựng được cho mình những “viên cảnh sát” khu vực đủ “mạnh” để đối phó. Ở châu Á, theo giới lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc có điều kiện về dân số, diện tích và vị trí địa lý thuận lợi đủ khả năng xây dựng được một nền chính trị, quân sự mạnh – đảm nhiệm được vai trò “cảnh sát”.
Nhưng trước sự lớn mạnh và thắng thế của Đảng Cộng sản, trước Quốc dân đảng, Mỹ lại tính đến giải pháp về một chính quyền liên hiệp. Hi vọng không thành, khi sau đó, Quốc Dân đảng tiếp tục bị tấn công, phải bỏ chạy ra Đài Loan. Và ngày 1 tháng 10 năm 1949 nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
Từ thực tế trên, buộc các nhà chiến lược Mỹ phải tìm “ứng viên” thay thế. Và Nhật Bản được chọn, mặc dầu trước đó nó bị lãng quên do “đặc tính không đáng tin cậy hoặc không dễ dàng điều khiển được.” [1]
Để tái thiết công nghiệp cho Nhật, cần phải có thị trường giàu lợi nhuận và nơi cung cấp nguồn nguyên liệu thô, rẻ. Ở vùng vành đai châu Á: Triều Tiên, khu vực Mãn Châu – Trung Quốc… đáp ứng được yêu cầu này.
Vùng vành đai theo sự hoạch định của Mỹ, ngoài vai trò là thị trường tiêu thụ, cung cấp nguồn nguyên liệu còn tham gia vào “…việc sản xuất hàng hóa cơ bản như lương thực và nguyên liệu thô, những mặt hàng mà nó lợi thế so sánh và Nhật Bản đang thiếu. Nhật sẽ chuyên môn hóa vào các ngành sản xuất công nghiệp, tài chính đóng tàu và bảo hiểm. Nó sẽ trở thành công xưởng của châu Á…”
Thế nhưng, chiến tranh Triều Tiên (1950 –1953) đã làm mất đi phần nào những toan tính đó.
Cuộc chiến Triều Tiên nổ ra từ ngày 25 tháng 06 năm 1950, khi binh lính bắc Triều Tiên vượt qua vĩ tuyến 38, đánh chiếm Seoul.
Mỹ lập tức can thiệp, tướng Mỹ Douglas MacArthur được bổ nhiệm làm tổng chỉ huy lực lượng Liên Hiệp Quốc của 16 nước, ở Triều Tiên. Sau đó, liên kết Nam Triều Tiên mở cuộc phản công, chiếm lại những vị trí đã mất. Đồng thời còn vượt qua vĩ tuyến 38, tiến đến biên giới vùng Mãn Châu, bắt được một số tù binh Trung Quốc [2]. Chiến lược này, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh Trung Quốc, thế là Trung Quốc tăng cường quân đội, phối hợp với Bắc Triều Tiên, phản công chiến lược.
Ngày 27 tháng 7 năm 1953, tại Bàn Môn Điếm (P’anmunjŏm – Triều Tiên), Hội nghị đình chiến quân sự giữa hai miền Nam – Bắc Triều Tiên được ký kết và vĩ tuyến 38 vẫn là ranh giới chia cắt hai miền.
Kết quả cuộc chiến cho thấy, Mỹ vẫn không mở rộng được phạm vi chiếm đóng. Kế hoạch xây dựng vùng ngoại vi Triều Tiên – Mãn Châu xem như thất bại.
Trong lúc này, “Dường như mục tiêu dễ đạt tới hơn là Đông Nam Á, đặc biệt là hai quần đảo lớn là Philippin và Inđônêxia, trong đó Inđônêxia có dân số hơn 100 triệu người và rất giàu nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, cao su, v.v…”
Liệu, có ai “chấp nhận một sự thịnh vượng chung mới của toàn Châu Á một lần nữa, phải cam kết hỗ trợ cho sự hồi phục của kẻ thù và kẻ xâm lược họ trước đây.”
Phía Philippin phản ứng, theo tờ Times của Manila::"Tại sao Cộng hòa Philippin lại phải nhất trí với một thỏa thuận theo đó người Nhật sẽ được lợi và thịnh vượng, trong khi người Philippin vẫn phải dựa trên cơ sở thực dân cũ là cung cấp các nguyên liệu thô cơ bản cho kẻ thù cũ để đổi lấy những thứ không đáng giá như chuỗi hạt thủy tinh, nhẫn đồng và gương soi cầm tay? Đặc biệt là khi người Philippin có thể tự làm ra chúng."
Inđônêxia, lại càng không có cơ sở để đồng ý.
Vừa giành được độc lập từ tay phát xít Nhật (17-8-1945), Inđônêxia phải đấu tranh chống sự trở lại của thực dân Hà Lan. Mặc dầu, đến tháng 11 năm 1949, Hội nghị La Hay, Hà Lan đã công nhận và trao trả chủ quyền nhưng về nhiều mặt vẫn còn bị hạn chế.
Inđônêxia buộc gia nhập Liên minh Hà Lan – Inđônêxia, do nữ hoàng Hà Lan đứng đầu và lệ thuộc hoàn toàn vào Hà Lan về thương mại, ngoại giao, đảm bảo tôn trọng mọi quyền lợi, tài sản của người Hà Lan trên đất nước Inđônêxia, và buộc phải trao trả các đồn điền xí nghiệp… cho tư bản nước ngoài.
Chính vì thế, Inđônêxia vẫn phải tiếp tục đấu tranh để giành độc lập hoàn toàn. Và trong nhận thức của Inđônêxia thì Hà Lan hay Mỹ, Nhật không khác nhau về bản chất.
Những quốc gia “phi Cộng sản” mà lại không mấy thân thiện với Mỹ, nếu “bị ảnh hưởng của Cộng sản” thì sẽ ra sao...
Trong khi đó, một quốc gia Đông Nam Á khác là Việt Nam, ở đó một chính quyền “Cộng sản” vừa mới được thành lập (8 năm 1945). Và tháng 1 năm 1950, Liên Xô, Trung Hoa đã công nhận nền độc lập đó, bắt đầu giúp đỡ.
Theo thuyết Domino [3] của chính giới Mỹ: “Cộng sản” đã từ Liên Xô, Trung Quốc đang tràn xuống Việt Nam nếu không ngăn chặn kịp thời, rồi sẽ từ Việt Nam lan ra khắp Đông Nam Á…
Trở lại vấn đề Nhật Bản… do về lâu dài, Nhật phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài nguyên của Đông Nam Á, cho nên có một sự thắng lợi nào của “Cộng sản” sẽ dẫn đến tình trạng “Thân cộng” hoặc thậm chí ngã về “Phe cộng sản” của Nhật, thì vai trò là một “viên cảnh sát” khu vực châu Á sẽ mất đi, lực lượng “Cộng sản” sẽ lớn mạnh hơn...
Việc đó, sẽ đưa đến nhiều nguy cơ cho Mỹ. Trong báo cáo bí mật của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ vào tháng 6 năm 1952 viết:
Sự lớn mạnh của Cộng sản trên toàn cõi Đông Nam Á sẽ làm cho vị thế của Hoa Kỳ tại các căn cứ quân sự dọc theo bờ biển Trung Quốc, Philippine, Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên và ngoài khơi Thái Bình Dương trở nên không ổn định và đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích an ninh của Hoa Kỳ tại vùng Viễn Đông.
Tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Mỹ về chiến tranh xâm lược Việt Nam, viết thêm:"Ách thống trị của Cộng sản, dù với biện pháp gì… trước mắt sẽ gây nguy hại nghiêm trọng và về lâu về dài nguy hại một cách nguy kịch đến lợi ích an ninh quốc gia Mỹ. "
Nói theo cách khác, “Tiền đề căn bản của chủ nghĩa quốc tế Mỹ là chủ nghĩa tư bản Mỹ chỉ có thể thịnh vượng nếu như những đối tác thương mại chủ yếu của nó, Nhật Bản và các quốc gia nòng cốt khác, cũng thịnh vượng.” . Chính vì thế, nên chính quyền Nhà Trắng sẽ thực hiện mọi biện pháp, dưới nhiều hình thức để có thể hội nhập vùng ngoại vi vào nền kinh tế trung tâm (Nhật Bản) một cách hiệu quả hơn.
Tình hình cụ thể ở Việt Nam, chứng minh rõ hơn cho vấn đề này … Trước giai đoạn năm 1945 – 1950 [4], Mỹ đã có âm mưu “đặt ảnh hưởng” ở Việt Nam. Tổng thống F.Rudơven tuyên bố: “Hơn một năm qua, tôi đã bày tỏ ý kiến rằng, Đông Dương không thể trả lại cho Pháp mà cần được thác quản quốc tế…”. Do vậy, nên Mỹ đã không “ủng hộ” việc trở lại của Pháp, ngày 3-11-1944, tổng thống F.Rudơven ra chỉ thị:
1 (…)
2. Các nhân viên quân sự và dân sự Mỹ không được thảo luận và đồng ý về bất cứ điều gì với Pháp liên quan tới Đông Dương.
3. Từ chối giúp Pháp về tất cả các trang thiết bị, vũ khí và phương tiện chuyển quân sang Viễn Đông... Tháng 1 năm 1945, F.Rudơven đã có công hàm chính thức từ chối yêu cầu khẩn thiết của Pháp về việc cung cấp tàu chở quân Pháp sang Viễn Đông…
Sự kiện khác, ngày 22 – 8 Tổng thống Pháp De Gaulle bay sang Oasinhtơn hội đàm với Tổng thống Mỹ Truman. De Gaulle tuyên bố sẽ thiết lập một chế độ mới ở Đông Dương, chính phủ gồm người bản xứ và kiều dân Pháp do đại diện chính phủ Pháp đứng đầu và quân Pháp sẽ vào Đông Dương tước vũ khí quân Nhật.
Kế hoạch này, không được Nhà Trắng chấp thuận. Vì Mỹ chỉ muốn quân Tưởng làm nhiệm vụ này (giải giáp quân Nhật), muốn “nắm” Việt Nam thông qua chính quyền Tưởng Giới Thạch…
Nhưng sau đó, do có sự tranh chấp giữa Mỹ và Anh, Mỹ buộc phải đi đến thỏa hiệp, lấy vĩ tuyến 16, phân chia vùng ảnh hưởng ở Việt Nam. Bắc vĩ tuyến 16 do lực lượng thân Mỹ là quân Tưởng chiếm đóng; nam vĩ tuyến 16 do lực lượng thân Anh [5] là Pháp tiếp quản.
Một biến cố mới…
Vì lúc này, Tưởng phải tập trung lực lượng đối phó với Đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng thời Tưởng cũng được “nhiều lợi” từ Pháp [6] nên ngày 28 tháng 2 năm 1946, với Hiệp ước Hoa – Pháp, Tưởng đã nhượng bắc vĩ tuyến 16 cho Pháp.
Thế nhưng, Mỹ vẫn chưa bỏ ý định về Việt Nam…
Từ ngày 1 tháng 5 năm 1950, lợi dụng sự suy yếu của Pháp trước “sức mạnh của Cộng sản” Việt Nam, tổng thống Truman tuyên bố viện trợ cho Pháp. Mục đích, để từng bước “nắm” lại Việt Nam từ tay Pháp.
Chủ trương của Mỹ là vừa đe dọa để mở rộng chiến tranh vừa tăng cường nắm và củng cố ngụy quân ngụy quyền chuẩn bị điều kiện để Mỹ sớm thay Pháp ở Đông Dương. Mỹ muốn kéo dài cuộc chiến tranh để Pháp và Việt Nam cùng suy yếu, thuận lợi cho việc Mỹ vào Đông Dương.
Sau thắng lợi quyết chiến chiến lược ở Điện Biên Phủ của Việt Nam dẫn đến việc Pháp phải ký Hiệp định đình chiến ở Genève...
Cộng thêm, từ sau hành động can thiệp quân sự, kéo dài chiến tranh ở Triều Tiên, Mỹ “đã giành được thắng lợi từ thế bế tắc… cơ sở cần thiết để thúc đẩy việc quân sự hóa chính sách đối ngoại của Mỹ” . Quốc hội Mỹ đã tăng khoản chi cho các vấn đề quân sự nhiều hơn trước.
Đồng thời, các nước đồng minh trong hiệp ước: Mỹ - Nhật, ANZUS, NATO… sẽ “ủng hộ” mọi hành động về Việt Nam của Mỹ, nhằm đảm bảo những cam kết “an ninh” của Mỹ còn nguyên giá trị ban đầu.
Ở thời điểm lúc đó, mọi vấn đề hình như rất thuận lợi cho việc Mỹ thay Pháp… Vì thế, Mỹ thúc giục Pháp sớm ký hiệp kết Hiệp định đình chiến với Việt Nam và Mỹ thực hiện ngay ý đồ thay Pháp ở Việt Nam và cả Đông Dương.
Trong lúc nền kinh tế Pháp kiệt quệ, chính trị rối ren, nội bộ chia rẽ, lại phải đối phó với cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân Angiêri, Pháp đành phải nhượng bộ Mỹ, rút khỏi Việt Nam.
Vậy là, từ chỗ chỉ là một kẻ can thiệp thông qua viện trợ quân sự cho Pháp, sau năm 1954, Mỹ chuyển sang, đóng vai trò là kẻ xâm lược Việt Nam.
Được bắt đầu một cách thận trọng, thậm chí có phần nào ngờ vực, tới năm 1955, Hoa Kỳ đã dần dần tăng cường nỗ lực của mình nhằm tạo ra một quốc gia nam Việt Nam từ con số không. [17, tr. 261] …sử dụng họ như tấm gương cho phần còn lại của khu vực ngoại vi thấy rằng, trên thực tế, việc chơi theo luật chơi của chủ nghĩa quốc tế Mỹ sẽ được thưởng công.
Nhìn lại toàn cảnh về chính sách của Mỹ, ta thấy chính quyền Nhà Trắng đã lợi dụng chiêu bài chống “Cộng sản” để “lôi kéo” người dân, Quốc hội “ủng hộ” trong việc “chi tiền” và đồng thời làm nguyên cớ lãnh đạo các nước “đồng minh” cho vấn đề mở rộng ảnh hưởng toàn cầu…
Nên, dù có hay không, một nhà nước “Cộng sản”, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời năm 1945; một sự thiết lập ngoại giao của các nước xã hội chủ nghĩa từ năm 1950 thì Mỹ vẫn xâm lược Việt Nam.
Sẽ không có gì khác, nếu có khác chỉ là về hình thức mà thôi: có thể ràng buộc về kinh tế hoặc can thiệp quân sự…
Do vậy, chúng ta hiểu cuộc chiến tranh Đông Dương lần 2, Mỹ tiến hành mục đích để chống sự bành trướng của “Cộng sản” và cốt yếu là thực hiện giấc mơ bá quyền, cái đích mà giới cầm quyền Nhà Trắng hướng tới.
Chú thích
[1] Vì với bản chất quân phiệt hiếu chiến, cộng thêm tư tưởng đế quốc, tư tưởng bành trướng… nên nếu được tái công nghiệp, phát triển trở lại, không có đối trọng ở châu Á. Nhật có nguy cơ mở rộng chiến tranh xâm lược, giành lại thị trường. Nhiệm vụ của Mỹ, ở thời điểm hiện tại là phải loại bỏ được các tư tưởng này.
[2] Quân tình nguyện Trung Quốc đến Triều Tiên từ trung tuần tháng 10 năm 1953, theo tinh thần “Kháng Mỹ Viện Triều”.
[3] Do tổng thống Mỹ Truman đề xuất năm 1946, là thuyết về phản ứng dây chuyền của hệ thống các nước. Nếu một nước trong hệ thống đó bị sụp đổ, thì các nước còn lại trong hệ thống cũng sụp đổ theo.
[4] Cái móc thời gian mà Mỹ cho là “Cộng sản” từ Liên Xô đã tràn sang Trung Quốc, rồi đến Việt Nam.
[5] Việc Anh giúp Pháp trở lại xâm lược Đông Dương, không phải vì “tình nghĩa” đồng minh. Mà xuất phát từ quyền lợi: Pháp nhượng bộ Anh ở Xiri, nơi tranh chấp Pháp – Anh từ trước, đổi lại Anh ủng hộ Pháp tái chiếm Đông Dương.
[6] Pháp nhượng cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế, chính trị: tự do thu thuế ở cảng Hải Phòng, trả lại đoạn dường sắt Hồ Kiều – Côn Minh…
Dương Văn Triêm (Hội sử học Đồng Tháp)

Về lí do Mỹ can thiệp, xâm lược VN
Trong cuộc họp báo ngày 7-4-1954, tức ba tuần sau khi trận Điện Biên Phủ nổ ra và đang diễn biến theo chiều hướng bất lợi cho quân Pháp, tổng thống Mỹ Eisenhowerđã phát biểu về học thuyết này (trích đoạn):

...- Hỏi (phóng viên Robert Richards của Copley Press): Thưa tổng thống, xin ngài bình luận về tầm quan trọng chiến lược của Đông Dương đối với thế giới tự do? Tôi nghĩ rằng trong nước (Hoa Kỳ) đã có một sự thiếu hiểu biết nào đó về ý nghĩa của Đông Dương đối với chúng ta.

- Tổng thống: Đề cập đến những vấn đề này chính là đề cập đến cái riêng và cái chung. Đầu tiên, đó là đặc điểm của khu vực đó trong góc độ sản xuất những nguyên vật liệu mà thế giới có nhu cầu. Kế đến là khả năng nhiều người sẽ phải tách ra khỏi thế giới tự do. Cuối cùng là khái niệm “những con cờ đôminô đổ”. Chúng ta có một dãy con cờ đôminô được xếp đứng, nếu gạt đổ con cờ đầu tiên, chắc chắn cả dãy sẽ đổ theo thật nhanh. Đó sẽ là khởi đầu cho một sự tan rã có tác động sâu xa. 


Nền tảng lý thuyết mà Eisenhower viện dẫn chính là thuyết “đôminô”. Thật ra khái niệm này do trung tướng không quân Mỹ Claire Chennault đề ra. Chennault đã là người đầu tiên đưa ra hình ảnh cỗ “đôminô” sụp đổ từ kinh nghiệm tham gia Thế chiến thứ nhì, chống Nhật Bản tại Trung Quốc (lúc đó do Quốc Dân đảng nắm chính quyền) và tại Miến Điện.

Từ kinh nghiệm xương máu với Nhật Bản - sau chiến thắng bất ngờ Trân Châu cảng, Nhật thắng như chẻ tre trên con đường “Đại Đông Á” của mình - Chennault đã liên tưởng đến một chiến thắng tương tự của Trung Quốc (lúc này đã là CHND Trung Hoa). Từ ý tưởng của Chennault, năm 1950 bộ tham mưu liên quân Mỹ mới chính thức đúc kết thành một văn kiện mang tên Lượng giá tầm quan trọng của Đông Nam Á, nhìn từ góc nhìn quân sự với một số ý chính như sau:

a/ Đông Nam Á là một đoạn then chốt của phòng tuyến ngăn chặn cộng sản tràn lan từ miền Nhật Bản xuống phía nam và đến quanh bán đảo Ấn Độ. An ninh của ba khu vực cơ bản của châu Á là Nhật Bản, Ấn Độ và Úc phần lớn tùy thuộc nơi việc Đông Nam Á từ khước chủ nghĩa cộng sản. Nếu mất Đông Nam Á, ba khu vực cơ bản trên sẽ bị cô lập với nhau.

b/ Mất Đông Nam Á sẽ không hồ nghi gì nữa dẫn đến mất các quốc gia Đông Nam Á trên đất liền khác.

c/ Mất Đông Nam Á sẽ dẫn đến hậu quả là Hoa Kỳ hầu như mất vùng duyên hải Thái Bình Dương. ...
...
g/ Đe dọa các hòn đảo ngoài khơi của Hoa Kỳ.
(Nguồn: The Pentagon Papers)

... Nhắc đến Đông Dương, chúng ta không thể nhắc tới các nguồn tài gnuyeen thiên nhiên béo bở mà chính vì chúng, Pháp đã phải cố hết sức tàn lực kiệt để tái chiếm Đông Dương dù vừa trải qua WWII và vẫn đang ngửa tay nhận tiền của Mỹ.

Chưa hết, theo My, một khi mất Đông Dương, hậu quả sẽ là mất Miến Điện (từ 1990 mới gọi là Myanmar), Thái Lan, cả bán đảo, kế đến là Nam Dương (Indonesia). Nói đến mất mát các khu vực này vừa là nói đến những mất mát tài nguyên, vừa nói đến mất mát con người.

Cuối cùng, vị trí địa lý của khu vực này cũng tạo ra nhiều vấn đề. Cả dãy hòn đảo Nhật Bản, Đài Loan, Phi Luật Tân (Philippines) sẽ rơi vào thế phòng thủ, rồi xuống phía nam, Úc, New Zealand sẽ bị đe dọa.

Điều đó có nghĩa là, về mặt kinh tế, Nhật Bản sẽ hoặc mất đi một vùng đất để buôn bán hoặc sẽ hướng đến phía cộng sản để có thể sống còn. Từ đó sẽ không thể tính nổi các hậu quả cho thế giới tự do.
(Nguồn: Public Papers of the Presidents, 1954, tr. 382)

Giữa “nguy cơ cộng sản” và nguy cơ mất mát các tài nguyên, lãnh thổ..., đặc biệt là duyên hải Thái Bình Dương, đâu là nguy cơ chính?

Phải nói thêm tại sao lại xuất hiện Nhật Bản trong câu chuyện này. Năm 1954, 9 năm sau khi bại trận, nền kinh tế và kỹ nghệ Nhật đã có sự phục hồi đáng kinh ngạc nhất là từ khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra vào năm 1950, Mỹ  muốn Nhật Bản giúp sản xuất vũ khí cung cấp cho lực lượng ủng hộ Nam Triều Tiên. Nhờ đó sản lượng công nghiệp, thép và đóng tàu tăng nhanh chóng. Nhờ sự hỗ trợ tài chính  của Mỹ và quyết tâm khôi phục đất nước Nhật Bản, đến khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào năm 1953, nhiều nhà máy mới đã được xây dựng.

Ngoài các kỹ năng về lao động về quản lý, Nhật Bản còn có những lợi thế khác. Nước này có nhiều nhà máy mới, cho năng suất cao, đem lại lợi nhuận và nằm ở những vị trí vô cùng thuận lợi. Các nhà máy quy mô lớn ở miền duyên hải có thể nhập khẩu nguyên liệu với số lượng lớn từ vùng nào có giá nguyên liệu rẻ nhất. Sản lượng và doanh thu từ thép tăng vọt. Đóng tàu và các ngành công nghiệp khác cùng điện tử, đồ điện và sản xuất xe cộ bắt đầu phát triển. Chỉ sau 9 năm, từ 1 nước kiệt quệ, Nhật đã trở thành 1 quốc gia có khả năng xuất khẩu hàng hóa sang các nước châu Âu với những ưu thế nhất định so với Mỹ.

Khi tổng thống Eisenhower thản nhiên nói rằng cần chống cộng để cho Nhật Bản còn có được Đông Nam Á để mà buôn bán, thì đó chính là biểu thị của tính thực dụng tối đa: Nhật Bản phải có một thị trường để buôn bán hầu đừng gây chiến nữa. Đổi lại, Nhật, trong một thời gian dài, sẽ để yên cho Mỹ làm chủ thị trường châu Âu - lục địa có nền kinh tế cao nhất thế giới sau Mỹ vào lúc đó. Thị trường Đông Nam Á nhường cho Nhật Bản, một Đông Nam Á còn chưa độc lập hết tất cả, còn nghèo, chẳng là gì cả đối với Mỹ vào thời điểm đó.

Các lý do mà tổng thống Eisenhower đưa ra vừa mang tính ý thức hệ, vừa mang tính quân sự, vừa mang tính thực dụng của đất nước được xem là thực dụng nhất thế giới. Thực dụng với những kê khai về các nhu cầu tài nguyên. Quân sự với những chỉ dẫn về một vành đai bị đe dọa. Ý thức hệ với sự phân cực “thế giới tự do/ cộng sản”.

“Thuyết đôminô” ra đời và ngày càng được triển khai là vì lý do đó, nhất là từ sau khi CHND Trung Hoa ra đời vào năm 1949. “Ngăn chặn cộng sản”, “bảo vệ thế giới tự do”, xem ra đã xuất phát từ thực tế chiến tranh Triều Tiên (tháng 6-1950), chỉ là một cái cớ về mặt lý luận để “trang điểm” cho nhu cầu phòng thủ từ xa và kinh tế của Mỹ.






(Nguồn: Tổng hợp)








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét