Thứ Hai, 14 tháng 1, 2019

CUỘC CHIẾN THẦN THÁNH 44/3

-Xét được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! 
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Mục đích của mọi cuộc chiến tranh, của mọi phía xung đột đều là danh lợi. 
-Xét như thế mới hiểu được vì sao một dân tộc nhỏ bé, lạc hậu dám kiên quyết tiến hành chiến tranh với một siêu cường để giành lấy sự sống, thoát kiếp nô lệ.
-Và nhất là khi dân tộc đó giành được thắng lợi, thì thắng lợi đó như là của thần thánh.
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người phải thực sự phải biết tôn sùng cuộc sống, coi cuộc sống là thứ tối thượng, không được xâm phạm, hoặc không còn lòng tham và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai, hoặc triệt tiêu hận thù.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn, giết chóc lẫn nhau? 
-Và vô cớ tàn sát sinh linh, con người có phải là loài ác độc nhất trong muôn loài sinh vật!?
-Chiến tranh, dù có thần thánh đến mấy, thì cũng là hành động mang hơi hám của ác quỉ! 

-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Việt Nam Thiên Lịch Sử Truyền Hình Tập 3 

Những tội ác chiến tranh được các nhân chứng và nhà nghiên cứu độc lập ghi nhận

(An Ninh Quốc Phòng) - Xem lại các kỳ trước:
Chiến tranh tâm lý của chính phủ Mỹ thường đi kèm với các tội ác chiến tranh của quân đội Mỹ để khủng bố tâm lý đối thủ, và đe dọa, gieo rắc sợ hãi cho nhân dân bản xứ, để họ không còn dám tiếp tế, giúp đỡ, nuôi giấu lực lượng kháng chiến bản địa.
Để tạo điều kiện dễ dàng, thuận tiện, tự do nhất cho sự hoạt động quân sự của binh sĩ Mỹ, chính phủ Hoa Kỳ đã tự đặt ra luật Free-fire-zone (vùng bắn phá tự do) trên đất Việt Nam. Theo Dictionary of the Vietnam War (Tự điển thuật ngữ về Chiến tranh Việt Nam) do cựu quân nhân Chiến tranh Việt Nam, nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Hoa Kỳ James S. Olson biên soạn, Greenwood Press xuất bản năm 1988, và Crimes of War: What the Public Should Know (Tội ác chiến tranh: Những gì công chúng nên biết) của nhà nghiên cứu sử học Lewis M. Simmons, do nhóm Roy Gutman xuất bản năm 1999, thì Vùng bắn phá tự do là vùng được bắn vào mục tiêu (bao gồm khu vực, người và vật) mà không cần được cho phép trước.
Tài liệu hướng dẫn chiến trường (field manual) FM 6-20 định nghĩa như sau: “Một khu vực được xác định cụ thể mà tại đó, mọi hệ thống vũ khí đều có thể bắn mà không cần chỉ thị của các sở chỉ huy.
Sở chỉ huy MACV tại Việt Nam đã dựa vào giả định rằng tất cả các lực lượng bạn đã rời khỏi khu vực, và đã thiết lập một chính sách xác định các vùng bắn phá tự do là các khu vực mà:
  • Bất cứ ai xuất hiện quanh đó đều được coi là một binh sĩ đối phương.
  • Binh lính được phép bắn bất cứ ai di động sau giờ giới nghiêm mà không cần phải chắc chắn rằng người này có thái độ thù nghịch.
Chính sách này đã vi phạm hiệp định Genève 1954, hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế, cũng như những quy định liên quan đến tội ác chiến tranh và nhân quyền.
Đế quốc Mỹ đã huy động vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam một khối lượng bom đạn, vật chất kỹ thuật chưa từng có trên một địa bàn hẹp; sử dụng mọi loại vũ khí hiện đại và dã man nhất; đưa số quân Mỹ vào miền Nam lên đến gần 60 vạn quân. Chính quyền Mỹ đã thực hiện mọi chiến lược, chiến thuật về chính trị, quân sự, ngoại giao, dùng những thủ đoạn chiến tranh tàn bạo nhất; bao vây phong tỏa, khủng bố toàn diện, tàn phá kinh tế, triệt hạ làng xóm, nông thôn và đô thị, tiêu diệt con người, hủy diệt môi trường thiên nhiên…. Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đã đưa ra các chiến lược gia, các chuyên gia chính trị – quân sự – khoa học, các tướng lĩnh bậc nhất của họ để đấu trí với Việt Nam.
Số bom đạn quân đội Mỹ dùng để tàn phá Việt Nam là 7.822.547 tấn, gần gấp 3 lần bom Mỹ dùng trong Thế chiến II, hơn gấp 10 lần chiến tranh Triều Tiên, gấp 47 lần số bom Mỹ ném xuống Nhật Bản.
Trong cuộc chiến tranh xâm lược này, Mỹ đã sử dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật quân sự mới nhất. Các vũ khí và phương tiện chiến tranh tiên tiến nhất luôn được đem vào sử dụng trên chiến trường Việt Nam (trừ vũ khí hạt nhân), như máy bay B-52, máy bay F-111, các loại trinh sát cơ động cao hỏa lực mạnh, các loại phương tiện gây nhiễu và chống nhiễu, các loại bom chùm, bom bi, bom napan, chất độc hóa học….
Trong lịch sử chiến tranh thế giới, chưa bao giờ và chưa có nơi nào trên trái đất đã diễn ra một cuộc tàn sát, hủy diệt kéo dài với quy mô rộng lớn trên một diện tích nhỏ hẹp như cuộc chiến tranh Mỹ đã tiến hành ở Việt Nam. Với việc sử dụng không hạn chế bom đạn, chất độc hoá học và những vũ khí hủy diệt hàng loạt, Mỹ đã đánh vào đời sống vật chất, tinh thần, văn hóa của dân tộc Việt Nam, tiêu diệt môi trường sống của sinh vật trên đất nước Việt Nam.
Biếm họa của họa sĩ Carlos Latuff về Chiến tranh Việt Nam, tác phẩm được hoàn thành năm 2000. Dịch câu trên hình: "Chúng tôi ở đây để đem đến dân chủ, hãy đọc lại lời tôi: Dân chủ".
Biếm họa của họa sĩ Carlos Latuff về Chiến tranh Việt Nam, tác phẩm được hoàn thành năm 2000. Dịch câu trên hình: "Chúng tôi ở đây để đem đến dân chủ, hãy đọc lại lời tôi: Dân chủ".
Những hung thủ sát nhân trong vụ thảm sát làng Sơn Mỹ chấn động thế giới thời bấy giờ, sau này trả lời phỏng vấn đài phát thanh BBC 4 thì họ (trung úy William Calley, tướng William Peers v.v.) cũng phải thú nhận họ chỉ là những kẻ thừa hành, họ nhận lệnh cấp trên để gây ra những tội ác chiến tranh đó, và tuyên bố xin lỗi các nạn nhân và nhân dân Việt Nam.
Theo bài báo My Lai: A Question of Orders (Mỹ Lai: Một câu hỏi về những quân lệnh) trên tuần báo Time, đại tá Oran Henderson đã ra lệnh phải “xóa sạch chúng”. Trong tác phẩm nghiên cứu My Lai: An American Tragedy (Mỹ Lai: Bi kịch của người Mỹ) của cựu quân nhân Chiến tranh Việt Nam, giáo sư luật học tại Đại học Missouri-Kansas City, luật sư William George Eckhardt, xuất bản năm 2000, tóm tắt lại bản báo cáo của tướng William Peers, trong đó ghi rõ chi tiết Trung tá Frank A. Barker ra lệnh cho các chỉ huy của Tiểu đoàn 1 đốt trụi làng, giết sạch con người và gà, chó, đốt sạch các kho lương thực và đầu độc các giếng nước.
Một số binh sĩ của Đại đội Charlie sau này đã khai rằng Đại úy Ernest Medina ra lệnh cho họ giết tất cả những người dân “khả nghi”, bao gồm cả phụ nữ, trẻ em, người già v.v. họ đốt làng, phá hủy lương thực và đầu độc giếng nước.
Trả lời phỏng vấn BBC News Anh ngữ tháng 3 năm 2008, sĩ quan Celina Dunlop tự thú: “Đa phần lính trong đơn vị tôi không coi người Việt Nam là loài người.”. Trong Thư viện Tội ác chiến tranh ở Mỹ, có tài liệu “Into the Dark: The My Lai Massacre” (Vùi sâu vào trong bóng tối: Cuộc thảm sát Mỹ Lai), trong đó có nói về một phi công trực thăng bay trên khu vực làng Mỹ Lai (Sơn Mỹ) đã thốt: “Quang cảnh phía dưới trông như một biển máu! Cái quái gì đang xảy ra thế?”.
Lúc đầu, Mỹ che giấu thông tin và bịa đặt ra là mình chỉ giết cộng sản, giết lính, giết Việt Cộng, bịa ra những “cuộc đọ súng ác liệt”, “trận đánh đẫm máu”, nhưng sau đó một số người lính tham dự đã không kín miệng, sự việc rò rỉ, báo chí và phóng viên chiến trường khắp thế giới vào cuộc, dư luận quốc tế gây sức ép quyết liệt, nên quân đội Mỹ đành phải đưa 1 kẻ thủ ác “ra tòa”. Nhưng chỉ xử qua loa chiếu lệ.
Chỉ huy Lữ đoàn Henderson là Trung úy William Calley, ông ta là người duy nhất phải ra tòa án binh từ trước tới nay sau hàng trăm vụ thảm sát lớn nhỏ do quân đội Mỹ và các đồng minh, chư hầu gây ra ở Việt Nam, như các cuộc thảm sát Sơn Mỹ, Thạnh Phong, Bình Hòa, Định Tường, Kiến Hòa, Gò Công, Hà My, Thái Bình, Phong Nhi và Phong Nhất v.v..
Ban đầu Calley “ra tòa” không phải về tội giết dân thường, hay tội ra lệnh tàn sát thường dân, mà về tội “che giấu thông tin”, sau đó được tuyên bố trắng án. 10 tháng sau, do dư luận Việt Nam, Hoa Kỳ và quốc tế làm lớn, áp lực chính trị căng thẳng, Mỹ đành phải lôi Trung úy Calley ra tòa và bị tuyên án “chung thân” nhưng chỉ 2 ngày sau đó Tổng thống Nixon đã ra lệnh thả Calley. Cuối cùng Calley chỉ phải chịu án 4 tháng ngồi tù quân sự tại bang Kansas. Theo tài liệu “War Crimes: Brutality, Genocide, Terror, and the Struggle for Justice” (“Tội ác chiến tranh: Khủng khiếp, Diệt chủng, Khủng bố, và sự tranh đấu vì công lý”) của tác giả Neier, NXB Random House, trong thời gian này hắn vẫn được bạn gái thăm nuôi và quan hệ tình dục không hạn chế trong nhà giam, được cung cấp thực phẩm đặc sản, nước giải khát, và bao cao su. Dư luận Mỹ và thế giới thì chỉ xem hắn là con Tốt thí, là con dê tế thần, là kẻ giơ đầu chịu báng.
Theo ghi âm radio của nhà báo quân đội Mỹ Robert Hodierne, một cựu binh Chiến tranh Việt Nam, người dẫn chương trình đài phát thanh BBC 4 Anh ngữ khi phỏng vấn một loạt những cựu binh Mỹ từng tham gia vụ tàn sát, hãm hiếp, tắm máu ở Sơn Mỹ đã kết luận: “Những vụ thảm sát này không chỉ đơn thuần là những hành vi của nhóm lính bất trị gây ra. Nó là những cuộc bắn giết được lên kế hoạch cẩn thận từ trước, với mục tiêu giết càng nhiều càng tốt, hủy diệt càng nhiều càng tốt”.
Trong các tài liệu, hồ sơ của quân đội Mỹ, Lữ đoàn 173, có báo cáo chi tiết về 142 vụ bắt giữ và ngược đãi người dân, trong đó có 127 trường hợp liên quan đến Lữ đoàn này. Tuy nhiên các giới chức lãnh đạo của Hoa Kỳ đã cố gắng bưng bít thông tin. Tờ Los Angeles Times đã đăng bài viết tố cáo các chỉ huy quân đội Mỹ đã che giấu tội ác của cấp dưới trong chiến tranh ở Việt Nam và phần lớn các quân nhân phạm tội đã không bị trừng phạt, hoặc chỉ bị phạt rất nhẹ, trong khi người tố cáo lại bị trả thù, ngược đãi, trù dập.
Một số thông tin khác liên quan đến tội ác quân đội Hoa Kỳ khi giải mật hồ sơ những vụ thảm sát tại Việt Nam, theo báo Los Angeles Times, Baltimore Sun ở Mỹ, Cơ quan Lưu trữ Hồ sơ và Tài liệu Quốc gia (NARA) của Hoa Kỳ đã có hơn 9.000 trang tư liệu, hồ sơ cung cấp chi tiết về 320 cuộc thảm sát lớn nhỏ đã được cơ quan điều tra của quân đội Mỹ xác minh và có những bằng chứng cụ thể. Nhưng trong 320 cuộc thảm sát này lại không có Thảm sát làng Sơn Mỹ, cuộc thảm sát ghê rợn và chấn động quốc tế, cho thấy còn rất nhiều tội ác thảm sát, trong đó có những vụ thảm sát tương đương mức độ như thảm sát Sơn Mỹ của quân đội Mỹ tại VN mà chưa được ghi nhận đầy đủ, những hồ sơ còn nhiều thiếu sót, còn nhiều cuộc thảm sát không được đưa vào hồ sơ, hoặc bị che giấu bưng bít thành công.
Các vụ việc còn lưu giữ trong hồ sơ NARA có thể kể đến: Bảy vụ thảm sát lớn từ 1967 đến 1971, mỗi vụ có ít nhất 137 người dân bị giết, 78 vụ thảm sát khác vào những người dân thường, mỗi vụ có ít nhất 57 người bị giết và 56 người bị gây thương tật, 15 vụ hãm hiếp hàng loạt, hiếp trước giết sau, 141 vụ tra tấn vô nhân đạo vào thường dân hoặc tù binh chiến tranh.
Ngoài 320 trận thảm sát được xác minh, hồ sơ còn có những tài liệu có liên quan đến hơn 500 hành động tàn ác mà các điều tra viên chưa thể chứng minh hoặc không được quan tâm đến.
Nhiều người đã điều trần trước Quốc hội Mỹ nói lên các lý do vì sao phải kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Ông John Kerry là một trong những người đó.
Nhiều người đã điều trần trước Quốc hội Mỹ nói lên các lý do vì sao phải kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Ông John Kerry là một trong những người đó.
Trung úy John Kerry (từng là ứng cử viên Tổng thống, hiện là Bộ trưởng Ngoại giao) đã làm chứng trước Ủy Ban Ngoại Giao của Thượng Viện Mỹ năm 1971 như sau:
“Tôi muốn nói rằng vài tháng trước ở Detroit chúng tôi có một cuộc điều tra trong đó có 150 quân nhân đã được giải ngũ trong danh dự đã làm chứng cho những tội ác chiến tranh phạm ở Đông Nam Á. Họ nói những câu chuyện của thời đó là chính họ đã hãm hiếp, cắt tai, chặt đầu, kẹp giây điện từ những bộ máy truyền tin vào nhưng cơ quan sinh dục rồi quay điện, chặt chân tay, làm nổ tan xác, bắn chơi vào các thường dân, triệt hạ cả làng theo kiểu của Genghis Khan (Thành Cát Tư Hãn), bắn trâu bò, chó, làm trò chơi, đầu độc các kho lương thực và hầu như là tàn phá toàn diện miền quê Nam Việt Nam, ngoài sự tàn phá thông thường của chiến tranh và sự tàn phá thông thường và đặc biệt của những cuộc bỏ bom trên đất nước này”.
Một người lính Dù đốt nhà dân chỉ khoảng 20 cây số phía tây Sài Gòn (4/1/1966), trong một chiến dịch "tiêu thổ" mà Mỹ-ngụy hay áp dụng.
Một người lính Dù đốt nhà dân chỉ khoảng 20 cây số phía tây Sài Gòn (4/1/1966), trong một chiến dịch "tiêu thổ" mà Mỹ-ngụy hay áp dụng.
Những gì mà nhiều nhân chứng sống, trong đó có các nạn nhân của Mỹ, các phóng viên chiến trường ngoại quốc, những hung thủ lính Mỹ kể lại v.v. đều phù hợp với những gì Bác Hồ và cả những cựu chiến binh Nam Bộ nói về tội ác của giặc Mỹ ở nhiều khu vực dân cư miền Nam Việt Nam: “Chúng dùng chính sách 3 sạch: Giết sạch, phá sạch, đốt sạch.”
Sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về tội ác chiến tranh xâm lược” do Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh và Nhà xuất bản Trẻ ấn hành vào năm 2003, sưu tầm và ghi lại lời chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu mạnh mẽ với ký giả quốc tế như sau:
“Vì Mỹ đất nước chúng tôi bị chia cắt làm đôi, đồng bào miền Nam chúng tôi đang lâm vào tình cảnh đau thương, nước sôi lửa bỏng. Vì Mỹ mà miền Nam Việt Nam có những tòa án phát xít, những luật lệ bạo ngược, những máy chém lưu động giết người khắp thành thị và thôn quê, có những trại giam khổng lồ, giam cầm và tra tấn hàng chục vạn người, giết chết hàng vạn người yêu hòa bình và yêu Tổ quốc. Vì Mỹ mà có những sư đoàn, binh lính với máy bay, xe tăng và đại pháo Mỹ đi càn quét liên miên, giết hại thường dân, đốt phá làng mạc. Nói tóm lại vì Mỹ mà miền Nam Việt Nam biến thành địa ngục trần gian”.
Pháp trường giữa trung tâm Sài Gòn, nơi xảy ra những vụ hành quyết công khai trước sự chứng kiến của công chúng, nhằm mục đích đe dọa.
Pháp trường giữa trung tâm Sài Gòn, nơi xảy ra những vụ hành quyết công khai trước sự chứng kiến của công chúng, nhằm mục đích đe dọa.
Tháp Mười Tầng giữa trung tâm Đồng Tháp Mười, được Mỹ-Diệm sử dụng làm đài quan sát, giám sát người dân Đồng Tháp.
Tháp Mười Tầng giữa trung tâm Đồng Tháp Mười, được Mỹ-Diệm sử dụng làm đài quan sát, giám sát người dân Đồng Tháp.
Trước đây, năm 2005, nhà sử học, nhà báo Nick Turse đã hoàn thành quyển sách Kill Anything That Moves: U.S. War Crimes And Atrocities In Vietnam, 1965-1973 (Giết bất cứ thứ gì chuyển động: Tội ác chiến tranh tàn bạo của Mỹ ở Việt Nam, 1965-1973), Đại học Columbia xuất bản. Sách được đánh giá cao trên văn đàn một thời. Sách đã đoạt giải thưởng Ridenhour của National Press Club vào năm 2009
Lần này, sách Kill Anything That Moves: The Real American War in Vietnam (Giết bất cứ thứ gì chuyển động: Cuộc chiến thật sự của Mỹ ở Việt Nam) của cùng một tác giả, do Metropolitan Books mới xuất bản ngày 15 tháng 1, 2013, đã một lần nữa, đưa ra những hình ảnh chân thật đến trần trụi của quân đội Mỹ đối với người dân và đất nước Việt Nam. Tác phẩm này là một công trình phát triển từ quyển sách của tác giả năm 2005.
Trong tác phẩm mới, ông Nick Turse đã trích dẫn những hồ sơ của chính phủ Mỹ và Lầu Năm Góc cho thấy trong cuộc chiến ở Việt Nam, chính phủ Mỹ đã thi hành cuộc tàn phá hàng loạt vào con người và tài sản một cách có hệ thống trong suốt cuộc chiến.
Tiếp theo một số bài báo trước đây của Nick Turse, cuốn sách đưa ra những tư liệu cho thấy, những vụ hiếp dâm hàng loạt, tra tấn, xẻo thịt dân thường Việt Nam, trong đó có vụ thảm sát làng Mỹ Lai năm 1968 khiến hơn 500 dân thường bị giết, không phải là những hành động lầm lạc trong những giờ phút thiếu suy nghĩ, mà là chính sách cố sát và khủng bố có hệ thống trong cỗ máy chiến tranh của Mỹ. Các cuộc thảm sát tương tự vụ ở làng Mỹ Lai không phải sự cố bất thường, mà là một trong các “chiến dịch” thực hiện thường xuyên theo chính sách của Mỹ.
Theo tài liệu mà Turse có được, Mỹ Lai là một chiến dịch, không phải sự lầm lạc. Không chỉ nghiên cứu qua hồ sơ, tài liệu, Turse còn phỏng vấn rất nhiều tướng lĩnh và quan chức dân sự cao cấp, các nhà điều tra tội phạm, cựu chiến binh từng chứng kiến hoặc phạm tội ác. Turse cũng đã đến Việt Nam nhiều lần để phỏng vấn những người sống sót từ các cuộc thảm sát đó.
Quyển sách ngay từ chương 1 đã tường thuật từ thời kỳ quân đội Mỹ được huấn luyện ở các quân trường tại Mỹ (Fort Benning, Camp Lejeune, bang Georgia v.v.) thì tinh thần kỳ thị chủng tộc (như của tướng Douglas MacArthur) đã được nhồi nhét tối đa để giúp người tân binh Mỹ có thể giết kẻ thù – người Việt Nam – mà không hối tiếc hay ân hận. Cựu chiến binh Wayne Smith khi trả lời phỏng vấn của tác giả, đã kể lại rằng các huấn luyện viên quân đội không bao giờ gọi người Việt Nam là “Vietnamese”, thay vào đó là những chữ tiếng lóng hạ cấp như “dinks”, “gooks”, “slopes”, “slants”, những từ ngữ không còn mang ý nghĩa tượng trưng cho con người văn minh, hay thậm chí là những con người bình thường, mà là những ngôn từ miệt thị, lăng mạ, hàm ý khinh khi người Việt như một giống dân hạ đẳng, “man di mọi rợ”.
Trong vụ thảm sát Triệu Ái, khi trung úy Maynard quăng lựu đạn xuống hầm một căn nhà trong làng Triệu Ái, trung úy Bailey cho biết có con nít trong hầm ấy. Nhưng trung úy Maynard trả lời: “Kệ mẹ nó, rồi tụi đó lớn lên thì cũng trở thành Việt Cộng thôi.”
Tiếp theo một số tác phẩm trước đây của ông Nick Turse, cuốn Kill Anything That Moves: The Real American War in Vietnam đã đưa ra những hồ sơ, tư liệu, dữ liệu cho thấy những vụ hủy diệt hàng loạt, dâm sát, tra tấn, cắt xẻo bộ phận cơ thể đối với các đối tượng dân thường Việt Nam từ nam đến nữ, từ bé đến già, từ cộng sản đến không cộng sản v.v. nhiều vụ không phải hành động lầm lạc trong những giây phút thiếu suy nghĩ, mà là chính sách có hệ thống trong cỗ máy chiến tranh của Mỹ thời đó. Cuộc thảm sát làng Mỹ Lai và nhiều cuộc thảm sát khác không phải là sự cố bất thường, mà là chiến dịch quân sự thực hiện theo chính sách quân sự Mỹ, nhằm khủng bố tinh thần và xóa trắng các pinkville (làng hồng), là những làng xã mà họ nghi ngờ là có giúp đỡ, tiếp tế cho quân kháng chiến. Khủng bố để răn đe “làm gương”, gieo rắc sợ hãi để người dân và các làng bên lấy đó “làm gương”, không còn dám nuôi giấu những người chống Mỹ.
Sau bao nhiêu phỏng vấn và tìm hiểu, ông đã cho biết: “Hàng trăm báo cáo mà tôi tập hợp được cùng với hàng trăm nhân chứng tôi từng phỏng vấn ở Mỹ và Đông Nam Á cho thấy một điều rõ ràng rằng, việc giết hại dân thường – dù một cách máu lạnh như ở Mỹ Lai hay một cách bàng quan vô cảm như ở Bình Long – đều rất phổ biến, diễn ra thường xuyên, và xuất phát từ chính sách chỉ huy của Mỹ.
Đây là những lời bình tiêu biểu về quyển sách còn rất mới này của nhà báo kiêm sử gia Nick Turse, qua những lời bình của các nhà phê bình của Mỹ càng cho thấy rõ hơn các tội ác cố sát có hệ thống, theo chính sách của chính phủ Mỹ, gây ra bởi quân đội Mỹ ở Việt Nam.
Nhà báo Steve Weinberg bình luận trên báo Star Tribune:
Trong cuốn sách mới, “Giết mọi thứ di động” (Mới Xuất Bản Ngày 15-1-2013, Metropolitan Books), ký giả Nick Turse đã chứng minh, sau một thập niên khảo cứu về những điều khó chấp nhận, là không quân và lục quân Mỹ đã giết thường dân ở ngoài Bắc và ở trong Nam theo một chính sách lặp đi lặp lại, ngày này qua ngày khác, tuần này qua tuần khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác.
Sự tàn sát các dân thường ở Mỹ Lai bởi lính Mỹ đã được quần chúng biết đến nhiều, nhờ phần lớn vào sự điều tra của ký giả Seymour Hersh. Nhiều độc giả tìm biết về cuộc chiến tranh Việt Nam tưởng rằng Mỹ Lai là một việc xảy ra đơn độc, phần lớn phạm phải bởi một sĩ quan trẻ tên là William Caley. Không hẳn vậy, Nick Turse đã chứng minh rằng Mỹ Lai là vụ điển hình cho nhiều vụ tàn sát như vậy, trong một số vụ những người bị tàn sát là trẻ con, người già và phụ nữ. Trước khi giết, bao giờ cũng là hãm hiếp, tra tấn nhiều cách khác nhau, mà không có một quân nhân nào bị trừng phạt….
Học giả, nhà văn Jonathan Schell đã viết trong bài How did the Gates of Hell open in Vietnam? (Cửa địa ngục đã mở ở Việt Nam như thế nào?) trên báo Asia Times:
Tỉ mỉ gắn kết lại với nhau từ những thông tin mới được giải mật, những hồ sơ tòa án binh, những phúc trình của Lầu Năm Góc, và những cuộc phỏng vấn trực tiếp ở Việt Nam và ở Mỹ, cũng như những tài liệu trên báo chí cùng thời và tài liệu phụ, Turse phát hiện ra những tình tiết về sự tàn phá, cố sát, thảm sát, hiếp dâm, và tra tấn mà một thời được coi như là những tội ác lẻ tẻ thật ra là chuyện thường xuyên, cộng với một luồng tàn bạo liên tục, bộc lộ, năm này qua năm khác, trên khắp đất nước đó.
Nhà văn Tim O’Brien bình luận trên trang Amazon:
Không có cuốn sách nào mà tôi đọc trong vài thập niên làm tôi run rẩy như vậy với tư cách là một người Mỹ. Turse phanh phui ra thực chất một cuộc chiến quá ư tàn bạo hơn là những điều mà những người Mỹ ở trong nước được quyền biết. Turse vạch trần ra những chính sách chính thức khuyến khích binh sĩ Mỹ và không quân giáng sự khủng khiếp và đau khổ không thể hình dung được xuống người dân thường Việt Nam, theo đó là những sự bưng bít chính thức cũng kiên trì như Turse đã kiên trì trong nỗ lực điều tra trong cả một thập niên để chống lại những sự bưng bít này. Cuốn “Giết mọi thứ di động” là cuốn những người Mỹ phải đọc, vì những hàm ý trong đó về mức độ tàn bạo và dân thường chết chóc giáng lên họ và sự bưng bít trong những cuộc chiến gần đây của chúng ta chắc chắn sẽ xảy ra và làm chúng ta sửng sốt.
Nữ nhà báo Frances FitzGerald bình luận trên trang Amazon:
Nick Turse đã làm hơn nhiều người khác để chứng minh, với tài liệu, điều rất hiển nhiên: Những sự tội ác tàn bạo của Mỹ ở Việt Nam không phải là lẻ tẻ và tình cờ, mà là thường xuyên xảy ra khắp nơi và là kết quả không tránh được của chính sách quân sự của Hoa Kỳ.
Nữ giáo sư sử học Đại học New York Marilyn Young bình luận trên trang Amazon:
“Cuốn sách của Nick Turse là một tài liệu căn bản, một tường trình hùng hậu và đầy xúc động đến ngay vào vùng tim đen của cuộc chiến tranh ở Việt Nam: Sự tàn sát thường dân một cách có hệ thống, chứ không là một sơ xuất, là một thủ tục hành quân đúng tiêu chuẩn. Cho đến ngày nào bản tường trình lịch sử này được thừa nhận, chính sách này vẫn sẽ được tiếp tục dưới hình thức này hoặc hình thức khác trong những cuộc chiến mà nước Mỹ sẽ tiếp tục dính vào.”
Giáo sư sử học Đại học Massachusetts Christian Appy bình luận trên trang Amazon:
“Từ cuộc nghiên cứu trong hơn một thập niên trong những hồ sơ mật Lầu Năm Góc và những cuộc phỏng vấn sâu rộng các cựu quân nhân Mỹ và những người Việt sống sót, lần đầu tiên Turse vạch rõ là những chính sách của Mỹ đã đưa đến kết quả là hàng triệu người dân thường vô can đã bị giết và bị thương. Với những chi tiết gây sốc, Turse vạch rõ những hệ thống mặc định của cỗ máy quân sự Mỹ đã làm cho những tội ác trong những đơn vị chính của Mỹ không thể tránh được. Cuốn “Giết Mọi Thứ Di Động” đưa chúng ta đến từ văn khố ở Washington đầy những những hồ sơ về sự dẹp bỏ các cuộc điều tra những tội ác của lính Mỹ cho tới những thôn xã ở miền quê Việt Nam mà người dân gánh chịu trong cuộc chiến, từ những trại huấn luyện lính Mỹ trong đó những người lính trẻ được dạy để thù ghét mọi người Việt cho đến các chiến dịch khát máu như chiến dịch Speedy Express mà một vị tướng, ám ảnh bởi cách đếm xác chết đã dẫn binh lính phạm phải điều mà một quân nhân tham dự gọi là “mỗi tháng một Mỹ Lai”.

Một số ngộ nhận thường thấy về cuộc chiến

Phần này không nói tới những ngộ nhận ấu trĩ, cực đoan và có tính chất điên rồ như “nội chiến Nam Bắc tương tàn”, “Mỹ không xâm lược”, “vai trò Trung – Xô với Hoa Kỳ là như nhau, ngang nhau”, “Việt Cộng kéo quân đến đâu là người dân bỏ chạy đến đó”, “Tội ác cộng sản”, “Mỹ-ngụy không ác, tại sơ ý trong chiến tranh thôi”, “chất độc da cam là vô hại”, “miền Bắc cưỡng chiếm và xâm lăng miền Nam” v.v… tồn tại trong đầu óc của một bộ phận nhỏ mà nhiều người khác đã lên án. Phần này chỉ nói về những ngộ nhận thấy nhiều ở cả những người đàng hoàng tử tế.
Ngộ nhận: Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 căng thẳng, dữ dội cho quân đội Hoa Kỳ hơn Chiến tranh Việt Nam.
Thực tế: Đối với quân đội Mỹ, cuộc chiến tranh Việt Nam căng thẳng hơn Thế chiến II. Trung bình mỗi người lính bộ binh Mỹ trong chiến tranh Thái Bình Dương (thuộc Thế chiến II) tốn khoảng 40 ngày chiến đấu trong 4 năm. Nhưng trung bình mỗi người lính bộ binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam tốn khoảng 240 ngày chiến đấu trong 1 năm nhờ chiến thuật Trực thăng vận.
Ngộ nhận: Hiệp định Genève 1954 quy định chia cắt đất nước Việt Nam ra thành 2 quốc gia khác biệt. Câu cửa miệng thường nghe từ một số người thiếu thông tin là: “Hiệp định Geneve chia đôi đất nước” hay “Việt Nam bị chia cắt thành 2 miền theo hiệp định Geneve”.
Thực tế: Bản thân hiệp định Genève 1954 không có điều khoản nào quy định chia cắt Việt Nam thành hai quốc gia. Hiệp định Genève 1954 chỉ công nhận giới tuyến quân sự tạm thời trong 2 năm để chờ tổng tuyển cử thống nhất đất nước, tạm chia làm 2 vùng tập trung quân sự cho quân đội hai phía Việt – Pháp tập kết, chứ không có ý nghĩa chia cắt về chính trị hay lãnh thổ.
Đây không phải là hiệp định chia cắt đất nước như một số người thiếu thông tin đã nhầm lẫn, mà trái lại, là hiệp định lập lại hòa bình, độc lập và thống nhất của 3 nước Đông Dương, Pháp rút quân trong 2 năm và tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam năm 1956.
Hiệp định Genève về Đông Dương năm 1954 có hai phần: Phần “Thỏa hiệp” và phần “Tuyên bố Cuối cùng” (Final Declaration). Phần “Thỏa hiệp”, gồm 47 điều khoản, được ký kết giữa Henri Delteil, Quyền Tổng tư lệnh lực lượng Liên hiệp Pháp và Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng quốc phòng VNDCCH. Phần này có những điều khoản chính như sau:
  • Thiết lập một đường ranh giới quân sự tạm thời tại vĩ tuyến 17 (Provisional Military Demarcation Line) để quân đội hai bên rút quân về: Lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam ở trên vĩ tuyến 17, lực lượng quân đội Liên hiệp Pháp (French Union), bao gồm lính Pháp và lính bản xứ ở dưới vĩ tuyến 17.
  • Sẽ có một cuộc tổng tuyển cử tự do trên toàn cõi Việt Nam vào năm 1956. Quân đội Pháp phải rời khỏi Việt Nam trong 2 năm.
Bản “Tuyên bố cuối cùng” gồm 13 đoạn, nói đến cả sự thống nhất và độc lập của 3 nước Đông Dương, trong đó có một đoạn đáng để ý và cực kỳ quan trọng, đoạn (6) (Paragraph [6]) là như sau: “Hội Nghị nhận thức rằng mục đích chính yếu của Thỏa Hiệp về Việt Nam là dàn xếp những vấn đề quân sự trên quan điểm chấm dứt những đối nghịch quân sự và rằng ĐƯỜNG RANH GIỚI QUÂN SỰ LÀ TẠM THỜI VÀ KHÔNG THỂ DIỄN GIẢI BẤT CỨ BẰNG CÁCH NÀO ĐÓ LÀ MỘT BIÊN GIỚI PHÂN ĐỊNH VỀ CHÍNH TRỊ HAY ĐẤT ĐAI. Hội Nghị bày tỏ sự tin tưởng là thi hành những điều khoản trong bản Tuyên Ngôn này và trong Thỏa Hiệp ngưng chiến sẽ tạo nên căn bản cần thiết để trong tương lai gần đạt tới một sự dàn xếp chính trị ở Việt Nam”.
Và phần đầu của đoạn (7) nguyên văn như sau: “Hội Nghị tuyên cáo rằng, về Việt Nam, sự dàn xếp những vấn đề chính trị, thực hiện trên căn bản tôn trọng những nguyên tắc về nền độc lập, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, sẽ khiến cho người dân Việt Nam được hưởng những quyền tự do căn bản, bảo đảm bởi những định chế dân chủ được thành lập như là kết quả của một cuộc tổng tuyển cử bằng phiếu bầu kín.” Và cuộc tổng tuyển cử đó sẽ được tổ chức vào tháng 7 năm 1956.
Nói chung đây là các ý chính của hiệp ước Genève 1954:
  • Các nước tham gia hội nghị tôn trọng quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nam – Campuchia – Lào.
  • Ngừng bắn đồng thời ở Việt Nam và trên toàn chiến trường Đông Dương.
  • Sông Bến Hải, vĩ tuyến 17, được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập trung quân sự. Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (bao gồm cả người miền Nam) tập kết về miền Bắc; Chính quyền và quân đội Liên hiệp Pháp (bao gồm cả người miền Bắc) tập kết về miền Nam.
  • 300 ngày là thời gian để chính quyền và quân đội các bên hoàn thành việc tập trung. Dân chúng được tự do đi lại giữa hai miền.
  • 2 năm sau, tức ngày 20 tháng 7 năm 1956 sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả nước để thống nhất lại Việt Nam.
Người Mỹ vốn không ký vào hiệp định Genève 1954 để tránh bị ràng buộc pháp lý, bất lợi cho việc xâm lược và chia cắt Việt Nam trong chiến lược toàn cầu của họ. Nhưng chính họ cũng đã “nói hớ” và vô tình cho thấy rằng hiệp định Genève 1954 không hề là hiệp định chia đôi Việt Nam.
Nhà sử học, chính trị học George McTurnan Kahin và John W. Lewis trong sách The United States in Vietnam: An analysis in depth of the history of America’s involvement in Vietnam (Hoa Kỳ ở Việt Nam: Một phân tích chuyên sâu về lịch sử can thiệp của Hoa Kỳ vào Việt Nam), do Delta Books xuất bản năm 1967, đã cho biết: “Trong bản Tuyên ngôn đơn phương (Unilateral Declaration) của Hoa Kỳ về Hội nghị Genève không có chữ nào nói đến “Bắc Việt Nam” hay “Nam Việt Nam”. Tất cả những gì mà bên đại diện Mỹ nói đến là một Việt Nam”.
Những bằng chứng ở trên đã cho thấy hiệp định Genève 1954 không chia đôi đất nước, mà ngược lại chính là quy định việc thống nhất đất nước. Chính sự xâm lăng và phá hoại tổng tuyển cử thống nhất đất nước theo hiệp định Genève 1954 của Mỹ đã đưa tới sự chia đôi đất nước.
Ngộ nhận: Sau hiệp định Paris 1973 và với sự vắng bóng của đại quân Hoa Kỳ, chính Việt Nam đã vi phạm hiệp định tấn công và dứt điểm chính quyền Sài Gòn để kết liễu chiến tranh.
Thực tế: Ý trên thoạt nghe qua bên ngoài thì thấy có vẻ hữu lý, nhưng thực tế không phải vậy. Ý định của Việt Nam là ngưng bắn để có hòa bình, dùng đòn chính trị – ngoại giao đấu tranh đòi thực hiện tổng tuyển cử để thành lập chính phủ liên hiệp 3 thành phần, trong đó Việt Nam đã có sẵn 2 quân bài, vũ khí chính trị là Mặt Trận và Liên Minh, Thiệu hầu như chắc chắn phải chịu lép vế. Nên Việt Nam không/chưa cần ra đòn quân sự, trái lại đã truyền lệnh cho các đơn vị miền Nam phải ngưng bắn, án binh bất động.
Mỹ-Thiệu biết đây là giai đoạn khó khăn nên đã tận lực khai thác, lợi dụng sự án binh bất động này của quân Giải phóng mà “tiên hạ thủ vi cường” (đánh trước chiếm ưu thế), mong giành lấy thế thượng phong về quân sự trong giai đoạn mới.
Chữ ký của Mỹ-ngụy còn chưa khô mực vào hiệp định có những nội dung sau, thì họ đã mau chóng không giữ lời:
Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam như đã quy định trong hiệp định Genève 1954.
Những hành động phá hoại hiệp định nói trên đã không cho thấy điều đó.
Hoa Kỳ phải hoàn toàn chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu, “cố vấn” và chuyên viên quân sự, vũ khí và dụng cụ chiến tranh, hủy bỏ tất cả các căn cứ quân sự Mỹ, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
Mỹ tiếp tục can thiệp mạnh mẽ và nắm chính trị, quân sự, kinh tế ở miền Nam. Tiếp tục cung cấp vũ khí và tiền bạc cho Nguyễn Văn Thiệu. Duy trì chế độ thực dân mới. Rút đại quân nhưng để lại hàng vạn sĩ quan “cố vấn” và nhân viên quân sự mặc thường phục, khắp miền Nam vẫn đầy người Mỹ.
Sau năm 1973, lính Mỹ có quay lại Việt Nam trong các đợt rời rạc, đặc biệt là lính Thủy quân Lục chiến. Việc quân chính quy Mỹ rút đi và chấm dứt các chiến dịch quân sự trực tiếp do thực binh Mỹ tiến hành không có nghĩa sau năm 1973 không còn người Mỹ, sĩ quan Mỹ, quân nhân Mỹ nào ở Việt Nam. Mỹ cam kết trong hiệp định rằng sẽ phá đổ các căn cứ quân sự Mỹ, nhưng họ đã bội ước và chuyển giao lại cho quân đội Sài Gòn.
Các bên để cho nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do. Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền (chính quyền Cộng hòa miền Nam Việt Nam và chính quyền Sài Gòn), hai quân đội (Quân Giải phóng miền Nam và quân đội Sài Gòn), hai vùng kiểm soát (vùng giải phóng và vùng tạm chiếm) và ba lực lượng chính trị (Cộng hòa miền Nam Việt Nam, chính quyền Sài Gòn, lực lượng thứ ba).
Mỹ-Thiệu phá hoại tổng tuyển cử, và cuộc bầu cử đã không bao giờ diễn ra được. Họ không từ bỏ ý định duy trì chủ nghĩa thực dân mới đối với miền Nam Việt Nam, cố gắng bám víu, sử dụng nơi đây như một căn cứ quân sự khổng lồ của Mỹ và là một thuộc địa kiểu mới. Họ đã tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh thực dân mới trên quy mô lớn. Mỹ đã tăng cường cung cấp quân sự và chu cấp kinh tế cho chính quyền bù nhìn, vẫn duy trì bộ máy chỉ huy cuộc chiến, với hàng vạn “cố vấn” và nhân viên quân sự người Mỹ đội lốt dân sự.
Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.
Hàng vạn tù binh và dân thường Việt Nam đến ngày 30/4/1975 mới được tự do khi Côn Đảo và Phú Quốc được giải phóng. Trước ngày 30/4 các tù nhân, tù binh phía Việt Nam vẫn đầy ở Côn Đảo, Phú Quốc và nhiều nơi khác, không hề được trao trả theo hiệp định.
Ngộ nhận: Chính quyền Sài Gòn bị Mỹ bỏ rơi sau sự kiện ký kết hiệp định Paris 1973. Sau khi Hoa Kỳ rút đại binh về nước thì đã cúp hoặc giảm lớn viện trợ ngay cho chính quyền Sài Gòn. Trong khi đó, Liên Xô, Trung Quốc và khối xã hội chủ nghĩa tăng cường viện trợ hoặc vẫn duy trì viện trợ như cũ cho Hà Nội.
Thực tế: Nhà báo, nhà sử học người Mỹ Gabriel Kolko, tác giả cuốn sách Anatomy of a War: Vietnam, the United States, and the Modern Historical Experience (Giải phẫu một cuộc Chiến tranh: Việt Nam, Hoa Kỳ, và trải nghiệm lịch sử hiện đại) do NXB Pantheon Books New York, ấn hành năm 1985, cho biết sau khi hiệp định Paris 1973 được ký kết thì người Mỹ đã cho ông Thiệu mọi phương tiện để vi phạm hiệp định, họ cam kết tiếp tục trợ cấp đầy đủ về kinh tế và quân sự cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu; Mỹ công nhận chính quyền Nguyễn Văn Thiệu là “chính quyền hợp pháp duy nhất ở miền Nam Việt Nam”; không thừa nhận chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và thành phần chính trị thứ ba, như đã thỏa thuận trong hiệp định Paris.
Theo nguồn của NXB Thông Tấn, Hà Nội, viện trợ quân sự tài khóa 1973-1974 của Mỹ dành cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu là 1,26 tỷ USD theo giá thời đó, tương đương 6,74 tỷ USD ngày nay.
Theo thống kê của chuyên gia kinh tế học Douglas C. Dacy trong sách Foreign Aid, War, and Economic Development: South Vietnam, 1955-1975 (Viện trợ nước ngoài, Chiến tranh, và Phát triển kinh tế: Nam Việt Nam, 1955-1975), do Đại học Cambridge (Anh) xuất bản năm 1986 và 2005, ngay sau năm 1973 (sau khi hiệp định Paris 1973 được ký kết), đến năm 1974, bên cạnh duy trì viện trợ quân sự thì Hoa Kỳ đã tăng viện trợ kinh tế cho chính quyền Sài Gòn 23,8%.
Theo các tài liệu của Quân đội Nhân dân Việt Nam, sau năm 1973, sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa cho Việt Nam đã giảm đột biến, tổng số tấn vũ khí và thiết bị quân sự được viện trợ giảm từ 171.166 tấn/năm trong thời kỳ 1969-1972 giảm xuống còn 16.415 tấn/năm trong thời kỳ 1973-1975.
Theo văn kiện Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc 30 năm qua“, do Bộ ngoại giao CHXHCN Việt Nam giải mật và NXB Sự Thật xuất bản năm 1979, giai đoạn sau năm 1973 là lúc mà Trung Quốc ngày càng bộc lộ ý đồ phản bội, đi đêm với Mỹ sau lưng nhân dân Việt Nam, cũng như trước đó họ đã cố tình can thiệp vào hội nghị Paris về Việt Nam nhưng bị Việt Nam từ chối.
Ngoài ra, theo các tướng tá cũ của quân đội Sài Gòn như Dương Văn Minh, Nguyễn Hữu Hạnh, Nguyễn Chánh Thi, thì vào những ngày cuối tháng 4/1975, Trung Quốc đã thông qua tướng Francois Vanussème, tùy viên quốc phòng và an ninh của Tòa đại sứ Pháp ở Sài Gòn để chuyển đến “tổng thống” Dương Văn Minh ý định can thiệp của Trung Quốc để cứu chính quyền Sài Gòn đang trong cơn nguy kịch, giữ lại tình trạng chia cắt Việt Nam. Người Trung Quốc muốn thông qua người Pháp là vì ông Dương Văn Minh là một người thân Pháp, đã từng phục vụ trong quân đội Pháp.
Ngộ nhận: Nguyễn Văn Thiệu lấy cắp 16 tấn vàng và “báo chí Hà Nội có chủ trương khai thác đề tài này để rêu rao tuyên truyền bôi xấu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu”.
Thực tế: Theo cựu nhân viên tình báo CIA chi nhánh Sài Gòn Frank Snepp trong sách Decent Interval (Khoảng thời gian tao nhã), do Penguin Books xuất bản năm 1980, thì đêm 25 tháng 4, các nhân viên CIA đã đưa Trần Thiện Khiêm và Nguyễn Văn Thiệu ra đi với danh nghĩa là đặc sứ của “Việt Nam Cộng hòa” đến Đài Bắc (Đài Loan) để phúng điếu Tưởng Giới Thạch (qua đời ngày 5 tháng 4). Và khi đó Thiệu không còn quyền lực gì đối với 16 tấn vàng vẫn nằm nguyên vẹn trong hầm chứa của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Còn dư luận thì vẫn bán tín bán nghi về tin đồn ông Thiệu mang vàng đi, dù đã có tuyên bố cải chính của chính quyền Sài Gòn ngày 16/4/1975.
Trong Hồ sơ mật dinh Độc Lập, tác giả Nguyễn Tiến Hưng viết: Nguyễn Văn Hảo vào gặp “tổng thống” Trần Văn Hương và dọa rằng: “Nếu tổng thống cho phép chuyển số vàng ấy ra ngoại quốc thì trong trường hợp tướng Minh (tức ông Dương Văn Minh) lên thay, tổng thống sẽ bị lên án là phản quốc!”. Ông Hương đồng ý giữ vàng lại. Sáng ngày 24 tháng 4 (một ngày trước khi ông Thiệu rời Việt Nam), ông Hảo điện cho cố vấn kinh tế đại sứ quán Mỹ Denny Ellerman, nói rằng: “Tổng thống” Trần Văn Hương đã quyết định hoãn vô thời hạn việc chuyển vàng ra khỏi Việt Nam, cho đến khi một chính phủ mới được thành lập.
Đại sứ Graham Martin ngạc nhiên trước tin này, nhưng ông ta cũng không cho Trần Văn Hương hủy bỏ lệnh ấy mà quyết định tạm để vàng ở lại vì nó có thể nâng cao vị thế nào đó của chính quyền Sài Gòn khi thương lượng với phía kháng chiến. Ông lệnh cho chiếc máy bay tiếp tục đợi cho đến nửa đêm ngày 27 tháng 4. Sau này khi trả lời phỏng vấn Ts. Nguyễn Tiến Hưng ngày 27/3/1985, Martin kể: “Vào lúc chót, tôi có nghĩ đến việc liên lạc với người bạn cũ ở Thái Lan là tư lệnh không quân Dhawee Chulasapaya. Sau đó, kêu gọi thêm một số thủy quân lục chiến Thái Lan bay qua Sài Gòn để giải phóng số vàng, mang nó đi. Nhưng chỉ nghĩ thế thôi…. Vàng vẫn còn lại ở đó”.
Như vậy, Nguyễn Văn Thiệu không có và không cần lấy cắp 16 tấn vàng đem đi vì tài sản của ông ta, kể cả bên Mỹ, là đã dư dả cho ông ta và con cháu sống sung túc cả đời. Báo chí cách mạng Việt Nam cũng chưa bao giờ có chủ trương tuyên truyền về một tay sai Mỹ nên không có chủ trương khai thác vụ 16 tấn vàng để bôi nhọ Thiệu.
Từ đầu tháng 4 năm 1975, khi Nguyễn Văn Thiệu vẫn còn tại vị, một số tờ báo nước ngoài đã bắt đầu đăng tải tin về kế hoạch chuyển 16 tấn vàng ra nước ngoài với sự ám chỉ về một âm mưu chiếm đoạt của ông ta. Chính báo giới Sài Gòn là những cơ quan truyền thông đầu tiên đưa tin về sự kiện này. Tuy có báo đăng tuyên bố cải chính của chính quyền Sài Gòn, nhưng sau khi ông Thiệu đã ra đi, ngày 28 tháng 4, báo Độc Lập (một tờ báo của ngụy quyền) đã trích dẫn lại một bản tin của hãng thông tấn Reuters về chuyến ra đi của ông Nguyễn Văn Thiệu: “Tin Reuters ghi nhận liền sau khi đoàn người Nguyễn Văn Thiệu cùng tùy tùng xuống phi cơ và được đưa vào phòng khách danh dự, một số hàng hơn 10 tấn cũng đã được cất xuống theo”. Các báo chí khác, trong và ngoài nước, đã viết tường thuật nói ông Thiệu đã bỏ trốn với một số lượng vàng lớn lấy đi từ ngân khố của chính phủ Việt Nam Cộng hòa.
Trong buổi họp báo và trả lời phỏng vấn được thực hiện vào ngày 16/6/1990 tại Orange County, California, để “giải oan” cho mình, Nguyễn Văn Thiệu đã thừa nhận việc “cộng sản đăng báo khen ngợi những tên viên chức ngân hàng phản bội” và “những tên công chức ngân hàng đã dùng vàng tâng công với cộng sản rằng không có tấn vàng nào bị mất trên báo chí cộng sản” (trong đó có ông Huỳnh Bửu Sơn, người giữ chìa khóa kho vàng, từng làm việc trong ban lãnh đạo Nha Phát hành Ngân hàng Quốc gia). Như vậy, có thể thấy rằng không có chủ trương khai thác chuyện 16 tấn vàng để tuyên truyền chống ông Thiệu trên báo chí.
Ngay sau khi giải phóng các nhân vật coi giữ tài chính của ngụy quyền đã ra hợp tác ngay với chính quyền cách mạng. Báo chí cách mạng khi đó đã đăng tải các phỏng vấn đầy đủ rằng nhờ tài trí của quân dân và công lớn của những viên chức ngụy quyền giác ngộ cách mạng nên nhân dân đã không bị mất 1 xu.
Như thế rõ ràng là không có chính sách tuyên truyền nói xấu Thiệu hay tuyên truyền gì về 16 tấn vàng. Sở dĩ tin đồn thất thiệt này được vang xa có lẽ một phần do nhân dân vốn đã không ưa Thiệu, rồi cứ thế một đồn mười, mười đồn trăm, rồi sau đó nhiều nhà báo do không nắm vững nên cũng viết lại theo các lời đồn. Nhưng nhiều phần là do chính những quan chức tham nhũng trong bộ máy ngụy quyền vì tham lam nên đã ghen ăn tức ở mà nghi ngờ và tố nhau ăn cắp vàng. Thời điểm ấy quả thật nhiều kẻ muốn thừa cơ lấy cắp vàng đi trốn, song không ai ngờ quân Giải phóng lại đánh nhanh và giải quyết nhanh đến như vậy, họ chưa kịp làm thì cách mạng đã đánh tới. Bọn họ ghét nhau và rất ghen ghét Thiệu nên chính bọn họ đã đồn đại lên, cộng với sự oán ghét của quần chúng Sài Gòn dành cho Thiệu và ngụy quyền Sài Gòn, nên tiếng xấu càng đồn xa.
Sau đây là một số ngộ nhận thường nghe, thường thấy từ những người Mỹ và cả một bộ phận công chúng quốc tế:
Ngộ nhận: Những tội ác của quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam đúng là rất phổ biến, nhưng đó là do sơ ý, vô tình, vô ý thức, giết nhầm, các hung thủ bị ảnh hưởng từ tác động của ma túy, tâm thần, sự khốc liệt của chiến tranh. Họ công nhận các tội ác và họ lên án nó, nhưng đồng thời họ ngộ nhận nguyên nhân tội ác. Họ lầm tưởng những hành động cố sát là những hành động nông nỗi xuất phát từ một trạng thái tâm lý bất bình thường, mất cân bằng, sự khủng hoảng về tư tưởng, tâm lý, tinh thần trong lửa đạn.
Thực tế: Phần ngay ở trên: “Những tội ác chiến tranh được các nhân chứng và nhà nghiên cứu độc lập ghi nhận” đã cho biết thực tế chuyện gì đã xảy ra. Phần lớn những tội ác chiến tranh đó từ đâu mà có.
Ngộ nhận: Quân đội Hoa Kỳ tuy thua cuộc chiến, nhưng Lục quân Hoa Kỳ chưa từng thua Việt Cộng một trận đánh nào trên chiến trường miền Nam Việt Nam.
Thực tế: Giáo sư Đại học DeAnza (Mỹ) Michael Kelley trong bài tham luận tháng 7 năm 1998 “Myths & Misconceptions: Vietnam War Folklore” (Truyền thuyết & quan niệm sai lầm: Các “sự tích dân gian” về Chiến tranh Việt Nam), đã viết về ngộ nhận này như sau:
“Truyền thuyết này có nguồn gốc từ sự thiếu hiểu biết hơn là sự phân tích hợp lý. Nó hoàn toàn bỏ qua thực tế là kẻ thù của chúng ta đã tiến hành chiến tranh du kích phụ thuộc vào chiến thuật ‘bắn rồi chạy’ (hit-and-run) thiết kế để tránh ưu thế hỏa lực áp đảo của Mỹ. Những người ủng hộ thuyết này dựa trên những thước đo cổ điển của lý thuyết chiến tranh thông thường, nghĩa là, bất cứ ai nắm giữ mặt đất sau khi kết thúc trận đánh thì là người chiến thắng. Nhưng xem sự sáng suốt của các chiến thuật thực tế ở đó (Việt Nam), sẽ là công bằng để nói rằng người Mỹ đã thua nhiều trận đánh.
Trong khi sự thật là quân đội Mỹ đã chiếm được mặt đất tại thời điểm kết thúc trong hầu hết các trận đánh, kẻ thù thường chọn thời điểm buông tha vị trí đó sau khi đã hoàn thành các kế hoạch chiến lược quan trọng. Và sau đó vài giờ thì chiến trường thường xuyên vẫn bị người Mỹ bỏ rơi. Kẻ thù gần như luôn luôn buông ra lãnh thổ ngay sau khi nó đã gây cho quân đội Mỹ lúng túng và bực bội.
Tại Việt Nam, chiến thắng tốt nhất có thể được đo bằng cách xem một lực lượng đạt được mục tiêu của mình trong bất kỳ hoạt động nào. Trên cơ sở đó, quân Bắc Việt / Việt Cộng có thể đã thành công nhiều hơn so với người Mỹ, thực tế là khoảng 85% các hoạt động quân sự, tất cả các địa điểm đánh nhau đã được khởi xướng bởi kẻ thù. Thậm chí nếu tính theo kiểu Mỹ thông thường thì người Mỹ vẫn đã thua một số lượng đáng kể các trận đánh. Trong các cuộc đụng độ lớn đầu tiên của cuộc chiến tranh trong các thung lũng sông Ia Đrăng (Tây Nguyên), tháng 11 năm 1965, ở đó, cả một tiểu đoàn 1 Kỵ binh của Mỹ đã thật sự bị tiêu diệt khi nó vấp vào một trung đoàn Bắc Việt. Khoảng 155 người đã thiệt mạng và 121 người bị thương chỉ trong vài giờ giao tranh ngắn ngủi. “Chiến thắng” chắc chắn không phải là từ ngữ trên môi của bất kỳ người Mỹ nào đủ may mắn để tồn tại trong đám cháy đó.
Vào ngày 2/7/1967, trong quá trình hoạt động, hai tiểu đoàn 1 và 9 Thủy quân Lục chiến đã bị một trung đoàn Bắc Việt phục kích. Chỉ có một trung đội duy nhất còn sống sót để kể lại câu chuyện. Nó không nhiều trong số ít những người tự coi mình là kẻ chiến thắng. Các tổn thất đáng kể như vậy đều khá phổ biến trong suốt cuộc chiến. Trong những cuộc tấn công, quân Bắc Việt / Việt Cộng thường thành công hoàn toàn trong mục tiêu của họ.”
Ngộ nhận: Lính Mỹ chỉ gây tội ác với dân, còn đối với lính Sài Gòn thì xử tốt, nhân đạo, nhân văn. Lính Mỹ và lính Sài Gòn phối hợp tác chiến ăn ý.
Thực tế: CIA đã đứng sau giật dây đảo chính, lật đổ các “nhà lãnh đạo” trong ngụy quyền. Máy bay ném bom Mỹ thường xuyên “dội bom nhầm” lên trên quân lính, sĩ quan, tướng tá ngụy, thủ tiêu bằng nhiều hình thức khác nhau, gây ra nhiều cái chết mờ ám cho cả những quan chức cao cấp ngụy quyền, ví dụ các tướng Đỗ Cao Trí, Nguyễn Văn Hiếu. Trong khi chưa bao giờ có các trường hợp không quân ngụy “dội bom nhầm” lên quân Mỹ. Ngay cả trong ngụy quân, ngụy quyền, nhiều người cũng cho rằng đây là những động thái trừ khử những người/nhóm Mỹ không ưa, hoặc để răn đe làm gương cho những người khác. Chuẩn tướng quân đội Sài Gòn Nguyễn Hữu Hạnh, trả lời phóng viên của đài BBC Việt ngữ vào năm 2010, đã nói như sau: “Tôi nói thật, trong tất cả các đời tổng thống Việt Nam Cộng hòa, ai mà Mỹ không ưa thì người ấy bị hất đổ ngay.”
Giáo sư Micheal Kelley nói trên đã viết tiếp về ngộ nhận này như sau:
Tôi không có ý định xúc phạm các độc giả gốc Việt Nam, nhưng một số những gì sẽ được thảo luận ở đây có thể là rất khó chịu cho họ nghe. Những gì sẽ được nói là những khái quát dựa trên những quan sát thực tế của tôi về các thái độ và hành vi của lính Mỹ tại Việt Nam. Có thể có những trường hợp ngoại lệ, nhưng báo cáo này là một nỗ lực trung thực để định lượng những gì tôi đã thấy và trải nghiệm.
Trước khi phục vụ ở đó, hầu hết các nhân viên Mỹ rất ít hiểu biết về đất nước Việt Nam, hay có ít nhiều kiến ​​thức về các nền văn hóa và phong tục dân tộc của nó. Sự thiếu hiểu biết đó trở nên phức tạp bởi sự thất bại nghiêm trọng của quân đội để cung cấp nội dung đào tạo trong vấn đề đó. Người lính bộ binh trung bình có lẽ chỉ tốn 1 hoặc 2 giờ được đào tạo về nền văn hóa và lịch sử Việt Nam. Vẫn có những người khác không hề được đào tạo gì về đất nước họ sẽ sinh sống và chiến đấu trong ít nhất một năm. Kết quả là, các thái độ và hành động của người Mỹ đã bị biến dạng bởi những sự hiểu biết rất hạn chế về các dân tộc Việt Nam.
Đáng buồn thay, tôi đã có thể nói rằng hầu hết quân nhân Mỹ phát triển sự mất lòng tin cơ bản và sự căm ghét đối với Việt Nam nói chung, người Bắc hay Nam Việt Nam không quan trọng. Các thái độ thô lỗ, kiêu căng và cao ngạo của Mỹ tôi nghĩ rằng đó là công bằng để nói rằng người Việt Nam cũng phát triển một tâm lý ghét Mỹ ngược lại.
Các ý kiến ​​của quân đội Mỹ về quân lính VNCH hầu như đều là tiêu cực, nếu không nói là hoàn toàn khinh ghét. Các sĩ quan VNCH đã đạt được thứ hạng là nhờ sự giàu có và ảnh hưởng chính trị hơn là kỹ năng thực tài. Kết quả quân đội VNCH đã lười biếng và không đủ năng lực theo tiêu chuẩn quân đội Mỹ.
Trên thực tế, trong hầu hết các trận giao tranh, QLVNCH tránh tiếp xúc địch như một niềm tin tôn giáo và vô cùng nhút nhát trong việc giải quyết chiến trường với kẻ thù. Những chuyện này đã gây thất vọng và tức giận cho quân đội Hoa Kỳ. Nhiều binh sĩ Mỹ ngày nay vẫn giữ quân lực VNCH trong một tâm lý khinh bỉ lớn, bởi vì họ không muốn xuất hiện để đấu tranh cho sự tồn tại của họ.
Trong nhiều trường hợp, QLVNCH thậm chí không dám tiếp cận kẻ thù và dựa dẫm, lệ thuộc vào quân đội Mỹ bất cứ khi nào có thể. Quan chức chính phủ Việt Nam Cộng hòa thường xuyên bị xem thường bởi những người lính trung bình. Tham nhũng là phổ biến và được che đậy vụng về. Rõ ràng chúng tôi thấy có rất nhiều quan chức chính phủ quan tâm hơn vào việc tham lam bòn rút hơn việc đánh nhau và giành thắng trước Việt Cộng.
Trong nhiều trường hợp, nó có vẻ rõ ràng rằng các quan chức Việt Nam Cộng hòa đã chơi cả hai cách, vẫy cờ Việt Nam Cộng hòa trong một tay và lá cờ Giải phóng ở tay kia. Mặt khác, trong khi những người lính trung bình của Mỹ có thể không thích đối phương, song hầu hết đều có một sự tôn trọng khả năng chiến đấu, lòng can đảm và quyết tâm của họ. Nhiều người trong số chúng tôi đều kinh ngạc trước những khó khăn và chịu đựng của đối phương. Rõ ràng hầu hết bọn họ là những người đàn ông và phụ nữ cực kỳ dũng cảm, ngoan cường, tháo vát và thật sự tin tưởng vào sự nghiệp của họ. Trái lại, quân đội VNCH đã không sở hữu những thuộc tính đó và còn tương phản đáng ngạc nhiên, hiện thực đó đã đặt câu hỏi nghiêm trọng trong tâm trí của chúng tôi về sự tham gia của những người lính chúng tôi. Nhiều hơn một vài người trong chúng ta đã đem cảm giác khó chịu của Mỹ đi quá xa. Đáng buồn thay, nội dung cơ bản của tâm lý phân biệt chủng tộc đó đã chiếm ưu thế và thường điều chỉnh thái độ và hành động đối với người Việt Nam của chúng tôi. Đó là hoàn cảnh không may làm lem luốt quan hệ của chúng tôi với người Việt. Nó cũng dẫn đến nhiều hiểu lầm, những sai lầm ngu ngốc và trong một số trường hợp để lại hậu quả rất bi thảm.”
Xuất phát từ tâm lý thù địch với người Việt Nam, kể cả trong hàng ngũ lính ngụy, và tâm lý chán nản, bất lực trước một cuộc chiến khó khăn vô vọng tìm không ra cách thắng, theo Gs. Micheal Kelley, các hạ sĩ quan Mỹ thời đó hay nói đùa với nhau một câu cửa miệng như sau: “Để thắng cuộc chiến này, tất cả những gì chúng ta cần làm là đặt tất cả người Nam Việt Nam trên tàu thuyền ở biển Nam Trung Hoa và sau đó tấn công hạt nhân cho hai miền thành than. Sau đó, chúng ta cho tàu chìm.”

Ảnh kinh điển của AP: Chiến tranh Việt Nam 1962 - 1967 (2)


Máy bay Mỹ bốc cháy hay rải chất độc da cam... là những hình ảnh ám ảnh về Chiến tranh Việt Nam 1962 - 1967 của AP. Anh kinh dien cua AP: Chien tranh Viet Nam 1962 - 1967 (2)
Bốn máy bay vận tải quân sự C-123 của Mỹ phun hóa chất xuống các cánh rừng ở Việt Nam tháng 9/1965. Vụ việc này nằm trong Chiến dịch Ranch Hand - hoạt động phun hóa chất khai quang của không quân Mỹ xuống Việt Nam từ năm 1962 - 1971. Đây là một trong những hình ảnh ghi dấu tội ác của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam
mà vẫngây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống ngày nay của người dân dải đất hình chữ S. Anh kinh dien cua AP: Chien tranh Viet Nam 1962 - 1967 (2)
Lính Mỹ bắt người ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 1965.
Anh kinh dien cua AP: Chien tranh Viet Nam 1962 - 1967 (2)
Máy bay B-52 của Không quân Mỹ dội bom dữ dội trên bầu trời gần Tây Ninh ngày 2/11/1965.
Anh kinh dien cua AP: Chien tranh Viet Nam 1962 - 1967 (2)
Đại tướng William Westmoreland nói chuyện với binh sĩ ở tiểu đoàn 1, Trung đoàn 16, Lữ đoàn 2, Sư đoàn 1 của Mỹ tại khu vực gần Biên Hòa năm 1965.
Anh kinh dien cua AP: Chien tranh Viet Nam 1962 - 1967 (2)
Pháo sáng từ những máy bay trên bầu trời rọi chiếu những thi thể binh lính tử trận ở thung lũng Ia-Drang ngày 18/11/1965. Ảnh chụp tại thung lũng Ia-Drang vào tháng 11/1965.
Anh kinh dien cua AP: Chien tranh Viet Nam 1962 - 1967 (2)
Gương mặt lộ rõ vẻ căng thẳng của lính thủy quân lục chiến Mỹ trong những ngày đầu mới đến chiến trường Việt Nam ngày 29/4/1965.
Anh kinh dien cua AP: Chien tranh Viet Nam 1962 - 1967 (2)
Rất đông người biểu tình ở thành phố Berkeley-Oakland, California tụ tập phản đối Mỹ tiến hành chiến tranh ở Việt Nam tháng 12/1965.
Anh kinh dien cua AP: Chien tranh Viet Nam 1962 - 1967 (2)
Máy bay Douglas A-1E Skyraider của Không quân Mỹ ném bom phốt pho trắng vào vị trí được cho là của Quân đội Việt Nam năm 1966.
Anh kinh dien cua AP: Chien tranh Viet Nam 1962 - 1967 (2)
Trực thăng CH-46 Sea Knight của Mỹ bốc cháy và chuẩn bị lao xuống khu rừng sau khi bị Quân đội Giải phóng bắn hạ trong chiến dịch Hastings (hay còn gọi Chiến dịch Lam Sơn 289) ngày 15/7/1966.
Anh kinh dien cua AP: Chien tranh Viet Nam 1962 - 1967 (2)
Lính Mỹ sử dụng súng phun lửa tại một hang động tại thung lũng An Lão trong Chiến tranh Việt Nam ngày 14/4/1967 sau khi nhận được tin báo Quân đội Giải phóng xuất hiện tại đây.
VietBao.vn (Theo_Kiến Thức )

Nước mắt và sự rệu rã của lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

My Lan |

Nước mắt và sự rệu rã của lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

(Soha.vn) - Dáng đi thất thểu, ngủ gục ngay trên đống đổ nát, nét mặt mệt mỏi, đau đớn... là những hình ảnh thường gặp ở lính Mỹ sau những trận chiến tại chiến trường Việt Nam.

The strain of battle for Dong Xoai is shown on the face of U.S. Army Sgt. Philip Fink, an advisor to the 52nd Vietnamese Ranger battalion, shown June 12, 1965. The unit bore the brunt of recapturing the jungle outpost from the Viet Cong. (AP Photo/Steve Stibbens
Sự căng thẳng của trận chiến Đồng Xoài hiện rõ trên khuôn mặt của Trung sĩ Philip Fink, cố vấn của một tiểu đoàn Mỹ. Ảnh chụp ngày 12/6/1965.
Lance corporal James C. Farley breaking down in tears over the death of fellow soldiers after a confrontation with Viet Cong, Vietnam, March 31, 1965.
James C.Farrley gục xuống khóc trong một lán tiếp tế sau khi chứng kiến cái chết của một người đồng đội trong một cuộc đối đầu với quân đội Việt Nam. Ảnh chụp ngày 31/3/1965. 
04 Apr 1971, Lang Vei, South Vietnam --- Lost In Thought? Lang Vei, S. Vietnam: Cross hanging from his neck, GI of the 1/5th Mechanized Division, sits atop his armored personnel carrier with head resting in hands. Lang Vei is the western-most American position near the Laotian border. --- Image by © Bettmann/CORBIS
Một người lính Mỹ ôm đầu ngồi trên xe bọc thép. Ảnh chụp ngày 4/4/1971 tại Lang Vei. 
31 Jan 1971, Quang Tri, South Vietnam --- January 31, 1971 - Quang Tri, South Vietnam: Away from the war and the fears brought on by the new expedition, this American soldier and his little puppy share a moment of sleep at the staging base before being airlifted to Khe Sanh. --- Image by © Bettmann/CORBIS
Ôm nỗi sợ hãi vì những cuộc "chinh phạt mới", một người lính Mỹ và chú cún cưng của mình ngủ gục tại căn cứ trước khi lên máy bay tới Khe Sanh, Quảng Trị. Ảnh chụp ngày 31/1/1971. 
23 Jan 1970, Tan Am, South Vietnam --- GIs of the U.S. Ninth Infantry, 3rd Battalion, air-mobile unit carry out routine delta operation here January 23rd. The area is southwest of Saigon near the Cambodian border. Troops are picking their way through swamps, forming patrols, etc. --- Image by © Bettmann/CORBIS
Vẻ mặt mệt mỏi của một lính Mỹ khi đi tiền trạm, tạo lập tuyến tuần tra. Ảnh chụp tại khu vực phía tây nam Sài Gòn, gần biên giới với Campuchia ngày 23/1/1970. 
27 Sep 1969, Dong Ha, South Vietnam --- Dong Ha, South Vietnam: Dog Tired. Tired Marine doesnt even wait to take off his shoes as his buddies are doing, but just sacks out fast while waiting for transportation to Quang Tri. Leathernecks are members of the Third Marine Division, slated to depart Vietnam October 15. --- Image by © Bettmann/CORBIS
Lính Mỹ nằm chờ được đưa tới Quảng Trị, mệt mỏi tới mức không thể cởi nổi giày. Ảnh chụp ngày 27/9/1969 tại Đông Hà. 
09 Feb 1968, Hue, South Vietnam --- HUE, SOUTH VIETNAM-2/9/68-: With ammunition slung over his shoulder and a rifle in his hand, this American GI has a quiet moment for thought during a pause in the fighting at Hue. A week after the first enemy assault in this area, allied forces were making slow progress in clearing Hue of Viet Cong and North Vietnamese troops. --- Image by © Bettmann/CORBIS
Lính Mỹ ngủ gục trong thời gian nghỉ ngơi giữa một trận chiến tại Huế. Ảnh chụp ngày 9/2/1968. 
13 Mar 1968, Quang Tri --- Exhausted GIs Rest in Front of a Ruin --- Image by © Bettmann/CORBIS
Lính Mỹ kiệt sức, nằm ngủ gục ngay trước đống đổ nát. Ảnh chụp ngày 13/3/1968 tại Quảng Trị.
25 May 1967, Pleiku, Vietnam --- Pleiku, South Vietnam:An unidentified soldier breaks down under the stress of combat and is comforted by a comrade following recent battle 55 miles west of Pleiku. Troops of the US 4th Infantry Division engaged a force of North Vietnam regulars near the Cambodian border. 5/25/1967 --- Image by © Bettmann/CORBIS
Một lính Mỹ an ủi người đồng đội đang khóc vì quá căng thẳng. Ảnh chụp ngày 25/5/1967 tại Pleiku. 
March 1966, Quang Ngai, Vietnam --- U.S. Marines move onto a hill in Quang Ngai Province in March 1966, after it had been secured shortly before by lead elements of the battalion. Battalion radio men are at right. Marine at left shows sign of stress and fatigue. Troops would not have been this bunched up if area had not been secured. Each Marine carries at least two canisters of water.
Lính thuỷ quân lục chiến Mỹ di chuyển lên một ngọn đồi ở Quảng Ngãi, sự căng thẳng, mệt mỏi hiện rõ qua dáng đi. Ảnh chụp tháng 3/1966. 
Một lính bộ binh Mỹ, với khuôn mặt đã được vẽ để nguỵ trang, thẫn thờ ngồi chờ đợi mệnh lệnh của một đợt tấn công. Ảnh chụp tháng 8/1971.
Một lính bộ binh Mỹ, với khuôn mặt đã được vẽ để nguỵ trang, thẫn thờ ngồi chờ đợi mệnh lệnh của một đợt tấn công. Ảnh chụp tháng 8/1971.
Lính Mỹ nằm nghỉ dưới cơn mưa nặng hạt ở Việt Nam. Ảnh của phóng viên Toshio Sakai.
Vẻ mặt đau đớn của một lính dù Mỹ khi chờ được hỗ trợ y tế. Ảnh chụp gần thung lũng A Sầu, gần biên giới với Lào, ngày 19/5/1969.
Vẻ mặt đau đớn của một lính dù Mỹ khi chờ được hỗ trợ y tế. Ảnh chụp gần thung lũng A Sầu, gần biên giới với Lào, ngày 19/5/1969.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét