Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2019

CUỘC CHIẾN THẦN THÁNH 44/2

-Xét được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! 
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Mục đích của mọi cuộc chiến tranh, của mọi phía xung đột đều là danh lợi. 
-Xét như thế mới hiểu được vì sao một dân tộc nhỏ bé, lạc hậu dám kiên quyết tiến hành chiến tranh với một siêu cường để giành lấy sự sống, thoát kiếp nô lệ.
-Và nhất là khi dân tộc đó giành được thắng lợi, thì thắng lợi đó như là của thần thánh.
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người phải thực sự phải biết tôn sùng cuộc sống, coi cuộc sống là thứ tối thượng, không được xâm phạm, hoặc không còn lòng tham và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai, hoặc triệt tiêu hận thù.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn, giết chóc lẫn nhau? 
-Và vô cớ tàn sát sinh linh, con người có phải là loài ác độc nhất trong muôn loài sinh vật!?
-Chiến tranh, dù có thần thánh đến mấy, thì cũng là hành động mang hơi hám của ác quỉ! 

-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
                                          
Việt Nam Thiên Lịch Sử Truyền Hình, tập 2

30/4/1975, ngày toàn thắng của dân tộc Việt Nam

(An Ninh Quốc Phòng) - Xem lại: 
Tháng 4 vốn là một tháng đầy ý nghĩa với nhiều ngày lễ lớn như lễ Phật Đản và lễ Phục Sinh, gắn liền với hai tín ngưỡng lớn trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; ngày giỗ tổ Hùng Vương, gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam; ngày sinh của nhà cách mạng Vladimir Lenin, gắn bó với lịch sử cách mạng Việt Nam; ngày thế giới phòng chống bom, mìn (4/4); ngày tưởng niệm các nạn nhân chiến tranh hóa học (29/4), ngày lễ quốc tế được công nhận bởi Liên Hiệp Quốc.

Trên đường về tiếp quản thủ đô sau đại thắng Điện Biên Phủ, chủ tịch Hồ Chí Minh tới thăm và dâng hương ở Đền Hùng, tại đây Người ngồi kể chuyện về Hùng Vương và căn dặn các chiến sĩ thuộc Đại đoàn 308: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước!
Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước!
Lịch sử đôi khi thật kỳ diệu. Ngày 30/4 của đúng 30 năm trước ngày 30/4/1975 kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam, năm 1945, phát xít Đức sụp đổ, mở đường cho việc kết thúc Thế chiến II, mối đe dọa của chủ nghĩa phát xít được xóa bỏ. Ngày 30/4 năm 1492, Tây Ban Nha ủy nhiệm nhiệm vụ thám hiểm cho Christopher Columbus, mở đầu cuộc bành trướng không giới hạn khắp châu Mỹ và thế giới, tạo tiền đề thành lập liên bang Hoa Kỳ và mở rộng hệ thống thuộc địa toàn cầu.
Ngày 30/4 năm 1975 kết thúc cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam càng ý nghĩa hơn khi chúng ta nhìn lại những ngày 30/4 trước đó trong lịch sử Hoa Kỳ:
  • Ngày 30/4/1789 – Tại hội trường Liên bang ở Phố Wall, New York, tướng George Washington tuyên thệ chức vụ tổng thống và trở thành tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ.
  • Ngày 30/4/1803 – Thực dân Pháp thất thế, đành phải bán rẻ lãnh thổ Louisiana cho đế quốc Mỹ với giá 15 triệu USD, tăng gấp đôi diện tích Hoa Kỳ.
  • Ngày 30/4/1812 – Lãnh thổ Orleans trở thành tiểu bang thứ 18 của Hoa Kỳ với tên Louisiana.
  • Ngày 30/4/1900 – Đúng 75 năm trước ngày 30/4/1975, đảo quốc Hawaii chính thức trở thành tiểu bang thuộc lãnh thổ Hoa Kỳ, với thống đốc là Sanford B. Dole.
Lili'uokalani, nữ hoàng cuối cùng của vương quốc Hawaii
Lili'uokalani, nữ hoàng cuối cùng của vương quốc Hawaii
Chữ viết của một người dân Sài Gòn vào tờ lịch ngày 30/4/1975 lịch sử
Chữ viết của một người dân Sài Gòn vào tờ lịch ngày 30/4/1975 lịch sử

Chiến dịch Mùa Xuân – Chiến dịch Hồ Chí Minh

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 diễn ra trong 55 ngày đêm bắt đầu từ ngày 5/3/1975 cho đến ngày 30/4/1975 khi những quân nhân Mỹ cuối cùng rời khỏi lãnh thổ Việt Nam và “tổng thống” Dương Văn Minh lên đài phát thanh tuyên bố đầu hàng và hạ lệnh buông súng, giải giáp.
Nhóm chiến dịch này bao gồm ba chiến dịch nối tiếp nhau: Chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch giải phóng Huế – Đà Nẵng và cuối cùng là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Ngoài ra, còn có những chiến dịch nhỏ hơn nhưng diễn ra trên những địa bàn chiến lược như Long Khánh – Xuân Lộc, Trường Sa và các đảo trên Biển Đông, các trận đánh trên các tuyến phòng thủ từ xa của giặc như Tây Ninh – An Lộc – Dầu Tiếng, Phan Rang – Ninh Thuận.
Nữ biệt động Sài Gòn dẫn đường cho đoàn xe bộ đội tiến vào nội đô
Nữ biệt động Sài Gòn dẫn đường cho đoàn xe bộ đội tiến vào nội đô
Chiến dịch Mùa Xuân chủ yếu do quân dân miền Trung và miền Nam tiến hành, các lực lượng từ miền Bắc chỉ có Binh đoàn Quyết Thắng vào Nam tham gia trong những ngày cuối (chiến dịch Hồ Chí Minh), bao gồm: Các sư đoàn bộ binh 312, 320B, sư đoàn phòng không 367, lữ đoàn xe tăng 202, trung đoàn pháo binh 45, Lữ đoàn công binh 299, trung đoàn thông tin.
Sư đoàn 308 thuộc Binh đoàn Quyết Thắng cùng với 5 sư đoàn và 9 trung đoàn đều ở lại bảo vệ miền Bắc, đề phòng Trung Quốc manh động và Hoa Kỳ đột kích. Qua nhiều lời kể từ các nhân chứng sau này (Dương Văn Minh, Nguyễn Hữu Hạnh v.v.) đã cho thấy nguy cơ đối với miền Bắc những ngày này thật ra không phải là Hoa Kỳ, mà lại chính là Trung Quốc. Cho thấy sự sáng suốt của quyết định giữ quân ở lại bảo vệ miền Bắc, đề phòng mọi thế lực.
Ngụy quân "di tản chiến thuật" từ Thuận An đến Đà Nẵng (tháng 3/1975).
Ngụy quân "di tản chiến thuật" từ Thuận An đến Đà Nẵng (tháng 3/1975).
Chỉ trong khoảng 32 giờ, quân dân Việt Nam đã tiêu diệt thành công hệ thống phòng ngự chiến lược mới của giặc ở miền Trung. Quân khu I của ngụy bị xóa sổ. Sau trận thua to ở Đà Nẵng, quân ngụy hoàn toàn tuyệt vọng. Mỹ-Thiệu bàng hoàng. Tướng Fredrick C. Weyand được tổng thống Gerald Ford cử sang miền Nam chỉ huy, đốc thúc xây dựng hệ thống phòng thủ mới từ Phan Rang đến Cần Thơ nhằm bảo vệ đầu não Sài Gòn – thành trì cuối cùng của họ.
Ngày 3/4/1975, sau những cơn giận mất bình tĩnh của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James R. Schlesinger và ngoại trưởng Henry Kissinger ở Washington vì sự chần chờ quá lâu của Đại sứ Graham Martin ở Sài Gòn (vì chính phủ Mỹ muốn tạo ra vẻ “người Mỹ đàng hoàng ra đi”), Tổng thống Gerald Ford ra lệnh dứt khoát tìm cách hoàn thành, kết thúc cuộc di tản nội trong tháng 4/1975. Sau đó, Nhà Trắng lại ra lệnh cho cầu hàng không ngưng mọi hoạt động sau khi Martin đã rời đi.
Tổng thống Mỹ Gerald Ford (phải) nghe cố vấn Henry Kissinger (trái) và phó tổng thống Nelson A. Rockefeller (giữa) báo cáo tình hình chiến sự và kế hoạch di tản người Mỹ cùng các nhân viên người Việt khỏi Sài Gòn (28/4/1975).
Tổng thống Mỹ Gerald Ford (phải) nghe cố vấn Henry Kissinger (trái) và phó tổng thống Nelson A. Rockefeller (giữa) báo cáo tình hình chiến sự và kế hoạch di tản người Mỹ cùng các nhân viên người Việt khỏi Sài Gòn (28/4/1975).
Từ ngày 10/4/1975 Bộ chỉ huy quân Giải phóng đã tuyên bố với người Mỹ: “Quân giải phóng lúc nào cũng sẵn sàng tạo điều kiện cho ‘cố vấn’ Hoa Kỳ rút về nước bình an vô sự”, nhưng hàng ngàn người Mỹ vẫn tranh nhau bỏ chạy, lính ngụy nhiều trường hợp phải bám càng trực thăng Mỹ để chạy theo trong cơn hoảng loạn.
Trên tuyến phòng thủ Phan Rang – Xuân Lộc, tướng Fredrick Weyand cho lấy Phan Rang làm tuyến phòng thủ từ xa và muốn dùng nơi này làm bàn đạp để phản kích, chiếm lại những vùng đã mất. Lúc đó bản phúc trình từ Chính phủ đưa lên Quốc hội Hoa Kỳ về một khoản viện trợ quân sự khẩn cấp 722 triệu USD đang được bàn thảo. Theo Weyand, quân đội ngụy ít nhất cũng phải 1 lần chiến đấu, nếu thắng được 1 trận thì càng tốt; nếu tiếp tục rút lui nữa, sẽ làm mất phiếu ủng hộ của Quốc hội Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, đến ngày 16/4/1975, tuyến phòng thủ Phan Rang bị quân đội Việt Nam phá vỡ chỉ trong vòng 24 giờ. Thế tiến của quân Giải phóng như chẻ tre, từ ngày 17 tháng 3 đến ngày 3 tháng 4, các tiền đồn của Mỹ-ngụy tại Tây Ninh, An Lộc, Dầu Tiếng, Chơn Thành, Định Quán lần lượt thất thủ nhanh chóng, quân Giải phóng tiến quân đến đâu là quân ngụy đầu hàng hoặc bỏ chạy đến đó. Quân ngụy tại mặt trận Xuân Lộc rơi vào thế hở cả ba sườn phía Bắc, phía Tây và Tây Nam, rồi sau đó cũng thất thủ.
Ngày 18/4/1975, tổng thống Gerald Ford ra lệnh di tản người Mỹ khỏi Việt Nam. Ngày 20/4/1975, chính phủ Mỹ buộc Nguyễn Văn Thiệu từ chức, hy vọng có thể thuyết phục được Quốc hội thông qua gói viện trợ khẩn cấp để cứu nguy chính quyền Sài Gòn, vì Thiệu lâu nay tuy được lòng chính phủ Mỹ, nhưng không được lòng nhiều người trong Quốc hội Mỹ.
Ngày 23/4/1975, dù Thiệu đã từ chức nhưng vẫn không có sự đổi ý từ Quốc hội, Chính phủ Mỹ đành tuyên bố chiến tranh kết thúc. Tuy nhiên, đến ngày 24/4/1975 Mỹ vẫn cố vớt vát, đề nghị xin ngưng bắn…. Các diễn biến dồn dập đó đều diễn ra cùng lúc với 5 cánh quân bao gồm khoảng 27 vạn bộ đội chủ lực và 18 vạn dân quân – tự vệ – du kích đang chiếm lĩnh các vị trí xuất phát tiến công thẳng vào thành trì cuối cùng của giặc xâm lược.
Ngày 26/4/1975, cuộc tổng công kích bắt đầu, các mục tiêu tấn công chìm trong bão lửa. Người Mỹ vội vàng di tản. Các sư đoàn ngụy quân bị đánh tan tành, người bị bắt sống, người đầu hàng, người cởi quân phục lẩn trốn vào các nhóm tàn quân đang bỏ chạy. Mỹ tìm kế hoãn binh, ngụy xin được thương lượng…. Nhưng tất cả đã không thể ngăn cản được sức tiến công của các lực lượng vũ trang nhân dân trong trận đánh cuối cùng để kết thúc cuộc chiến tranh ròng rã 30 năm (1945-1975).
Các binh lính Thủy quân lục chiến Mỹ cố thủ để người Mỹ và các nhân viên người Việt trong Cơ quan Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ (DAO) ở Sài Gòn di tản
Các binh lính Thủy quân lục chiến Mỹ cố thủ để người Mỹ và các nhân viên người Việt trong Cơ quan Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ (DAO) ở Sài Gòn di tản
Chính phủ Mỹ trước đó đã đưa một ông lão có tiếng trong sạch không tham nhũng là Trần Văn Hương lên thay Nguyễn Văn Thiệu để cố gắng thuyết phục Quốc hội Hoa Kỳ vốn đã quá chán nản với tình trạng tham nhũng của ngụy quyền Sài Gòn, nhưng rốt cuộc vẫn không thuyết phục được họ thông qua gói viện trợ quân sự khẩn cấp để giữ lại ngụy quyền.
Sau đó, theo các dàn xếp của các lực lượng thứ ba thực chất do cách mạng lãnh đạo, với danh nghĩa “lật đổ chính quyền của Thiệu mà không có Thiệu” (ý nói đây vẫn là chính quyền Nguyễn Văn Thiệu với đầy đủ bản chất và nhân sự của nó, chỉ khác mỗi người đứng đầu), và theo sự vận động của đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam Dương Thanh Nhựt, em trai ruột của ông Dương Văn Minh, ông Dương Văn Minh đã lên làm “tổng thống” trên danh nghĩa từ ngày 28 tháng 4 để lo việc đầu hàng.
Quân nhân Mỹ đang chờ đợi trực thăng đến cứu thoát (29/4/1975)
Quân nhân Mỹ đang chờ đợi trực thăng đến cứu thoát (29/4/1975)
Trực thăng Mỹ trên Tòa Đại Sứ
Trực thăng Mỹ trên Tòa Đại Sứ
Những người Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam từ sáng ngày 30/4/1975. Theo hồ sơ SSN/0802 USMC, bản báo cáo After Action Report (Báo cáo Hậu hành động) của thiếu tá lục quân James H. Kean, báo cáo các hành động của Lục quân Hoa Kỳ trong thời gian 17/4/1975 – 7/5/1975 và tác giả George R. Dunham trong tác phẩm US Marines in Vietnam: The Bitter End, 1973-1975 (Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ ở Việt Nam: Sự kết thúc cay đắng, 1973-1975), nằm trong loạt sách về lịch sử Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ ở Việt Nam, do Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ xuất bản năm 1990, tường thuật các hành động của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ trong giai đoạn 1973-1975, thì diễn biến như sau:
Ngày 30/4, Graham Martin rời Việt Nam từ 4:58 sáng. 7 giờ sáng những người lính cuối cùng của Mỹ bắt đầu rời khỏi Việt Nam. 7:53 sáng chiếc trực thăng chiến đấu cuối cùng của Mỹ chở 10 người lính Thủy quân Lục chiến Mỹ bay khỏi Việt Nam và đáp xuống căn cứ quân sự USS Okinawa ở Nhật.
Sau khi 10 người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam, thì đến 11:30 trưa, ngụy quyền sụp đổ và ngụy quân tan rã, ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, nhưng đã đến tình thế này thì dù ông Minh có tuyên bố đầu hàng hay không thì cũng không thay đổi kết quả cuộc chiến. Hai tướng Mỹ cuối cùng bỏ chạy khỏi Việt Nam là Fredrick C. Weyand và John Murray, ngay từ trước chiến dịch Hồ Chí Minh.
Giám đốc CIA Tom Polgar, cùng ngồi với Đại sứ Graham Martin trên chiếc CH-53 trong cuộc tháo chạy, đã ghi lại nhận xét của mình ngày hôm đó: “Đó là một cuộc chiến tranh lâu dài và khó khăn mà chúng ta đã thua. Thất bại độc nhất của lịch sử Hoa Kỳ chắc không báo trước sức mạnh cường quốc toàn cầu của nước Mỹ đã chấm dứt. Nhưng ai không học được gì ở lịch sử, bắt buộc sẽ phải gặp lại lịch sử”.
Tổng thống Gerald Ford, ngày 15/6/2000, khi trả lời thư của Colin Broussard, cựu binh Thủy quân Lục chiến Mỹ tại Việt Nam, đã tâm sự về một thực tế thất bại của Chiến tranh Việt Nam: “Tháng 4/1975 chắc chắn là một thời điểm khắc nghiệt, mãi mãi không làm phôi pha nỗi đau buồn nhất trong cuộc đời hoạt động chính trị của tôi. Tôi cầu xin để những tổng thống Mỹ sau này không bao giờ phải đứng trước những quyết định tàn nhẫn như tôi đã từng. 25 năm qua, tôi vẫn còn ray rứt và mãi mãi khóc thương cho 2.500 lính Mỹ tới bây giờ vẫn còn mất tích. Mỗi nước đều có hồn dân tộc được tôi luyện qua gian khổ. Họ có thể bị quân đội nước ngoài đô hộ, nhưng linh hồn của một dân tộc vĩ đại như Việt Nam thì mãi mãi sáng ngời.”
Thắm tình quân - dân
Thắm tình quân - dân
Thắm tình quân - dân
Thắm tình quân - dân
Trong dinh tổng thống ngụy, một số chiến sĩ cách mạng được chuẩn tướng Sài Gòn Nguyễn Hữu Hạnh dẫn đường tiến thẳng vào phòng khánh tiết gặp Dương Văn Minh và nội các Vũ Văn Mẫu. Khi thấy người của cách mạng đến, ông Dương Văn Minh đứng dậy nói: “Chúng tôi đang đợi các ông để bàn giao”. Đại úy Phạm Xuân Thệ tuyên bố: “Các ông đã bị bắt làm tù binh, các ông phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Các ông không còn gì để bàn giao”.
Ông Dương Văn Minh chấp nhận thực tế này, trao khẩu súng lục cho đại úy Phạm Xuân Thệ và đến đài phát thanh đọc bản tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Trung tá Bùi Văn Tùng đọc lời chấp nhận đầu hàng của ông Minh.
Vệ binh ngụy có nhiệm vụ bảo vệ dinh tổng thống
Vệ binh ngụy có nhiệm vụ bảo vệ dinh tổng thống
Binh lính ngụy ở nông thôn quy hàng
Binh lính ngụy ở nông thôn quy hàng
Từ sáng ngày 30/4 cho đến lúc này tại trung tâm Sài Gòn đã có 34 điểm nổi dậy của dân chúng và lực lượng tại chỗ. Sau 11 giờ 30 phút ở 41 điểm lực lượng chủ lực chưa tới, song lực lượng tại chỗ tiếp tục nổi dậy.
Tại quận 3, tại phường cư xá Đô Thành, lúc 12 giờ ngày 30/4 khi lực lượng võ trang miền Nam tiến vào quận 3, ông Tư và ông Công, người địa phương, cùng một cán bộ biệt động của Z15 (lữ đoàn 316) dùng loa kêu gọi nhân dân nổi dậy, kêu gọi lính ngụy đầu hàng.
Cán bộ Mặt Trận làm công tác tư tưởng với tù binh ngụy
Cán bộ Mặt Trận làm công tác tư tưởng với tù binh ngụy
Chiến sĩ chăm sóc cho tù binh bị thương
Chiến sĩ chăm sóc cho tù binh bị thương
Ngay chiều 30 tháng 4 hàng trăm đồng bào tình nguyện xin nhận công tác theo yêu cầu của cách mạng, hàng trăm người khác tự động ra đường thu gom cờ quạt, vũ khí, quân trang, quân dụng của lính ngụy ném bỏ đầy đường. Đồng bào treo đầy cờ Giải phóng trước nhà riêng, công sở và tự nguyện góp lương thực cho bộ đội.
Tại phường Bàn cờ quận 3, các cơ sở mật của cách mạng phát động quần chúng nổi dậy chiếm giữ các kho tàng của ngụy quyền, giữ gìn trật tự, an ninh, làm vệ sinh đường phố. Đồng bào thu gom được khoảng 3 ngàn khẩu súng các loại đem nộp cho cách mạng.
16 giờ ngày 30/4, phường Bàn Cờ tổ chức mít tinh, hàng chục ngàn người dân Sài Gòn dự lễ mừng chiến thắng và giới thiệu những người tốt vào chính quyền mới. Đến 17 giờ, thành lập xong các bạn phụ trách phường, khóm và tổ chức cho những người trong hàng ngũ ngụy quân, ngụy quyền ra trình diện.
Giây phút vui mừng của những người lính chế độ cũ được giải phóng - 30/04/1975
Giây phút vui mừng của những người lính chế độ cũ được giải phóng - 30/04/1975
Trưa 30/4, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cùng các sinh viên, giáo viên, trí thức Sài Gòn, theo lời kêu gọi của Mặt Trận, đi tới Đài phát thanh và phát biểu trực tiếp trên sóng, nhạc sĩ xúc động phát biểu và kêu gọi:
Tôi, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, rất vui mừng và cảm động gặp và nói chuyện với tất cả các anh em nghệ sĩ ở miền Nam Việt Nam này. Hôm nay là cái ngày mà mơ ước của tất cả chúng ta đó là ngày mà chúng ta giải phóng hoàn toàn tất cả đất nước Việt Nam này cũng như những điều mơ ước (của) các bạn bấy lâu là độc lập, tự do, và thống nhất (thì) hôm nay chúng ta đã đạt được những kết quả đó. Tôi yêu cầu các văn nghệ sĩ cách mạng miền Nam Việt Nam này hãy… và hợp tác chặt chẽ với chánh phủ lâm thời miền Nam Việt Nam.
Những kẻ đã ra đi chúng ta xem như là đã phản bội đất nước. Chúng ta là người Việt Nam. Đất nước này là đất nước Việt Nam. Chúng ta ở trên đất nước của chúng ta.
Chính phủ Cách mạng lâm thời sẽ đến đây… những cái thái độ hòa giải tốt đẹp. Các bạn không có lý do gì sợ hãi để mà ra đi cả. Đây là cơ hội đẹp đẽ và duy nhất để đất nước Việt Nam thống nhất và độc lập.
Thống nhất và độc lập là những điều chúng ta mơ ước từ mấy chục năm nay. Tôi xin tất cả các bạn thân hữu cũng như những người chưa quen với tôi ở lại và chúng ta kết hợp chặt chẽ với Ủy ban cách mạng lâm thời để góp tiếng nói xây dựng Miền Nam Việt Nam này…gặp tất cả các anh em ở trong Ủy ban Cách mạng Lâm thời.
Hiện tại chúng tôi đang ở đài phát thanh Sài Gòn. Và tôi mong các bạn chuẩn bị sẵn sàng để đến đây góp tiếng nói, để lên tiếng để tất cả mọi người đều yên tâm và tôi xin tất cả các anh em sinh viên, học sinh của Miền Nam Việt Nam này hãy yên ổn kết hợp lại với nhau; khóm phường đều kết hợp chặt chẽ để đón chờ Ủy ban Cách mạng Lâm thời đến. Xin chấm dứt.
Tôi xin hát một bài. Hiện tại ở trên đài thì không có đàn guitar, tôi xin hát lại cái bài Nối vòng tay lớn. Hôm nay, thật sự cái vòng tay lớn đã được nối kết:
Rừng núi dang tay nối lại biển xa
Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà
Mặt đất bao la
Anh em ta về
Gặp nhau mừng như bão cát
Quay cuồng trời rộng
Bàn tay ta nắm
Nối tròn một vòng Việt Nam….
Hân hoan trong niềm vui chiến thắng nên dù quá vội không mang theo đàn, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẫn cất vang lời bài “Nối vòng tay lớn”, một bài hát ý nghĩa và thích hợp để hát trong thời điểm đó. Và đây cũng chính là bài hát đầu tiên được phát lên sóng của Đài Phát thanh Sài Gòn ngày 30/4/1975.
Người dân Sài Gòn xuống phố chào đón quân Giải phóng (30/4/1975).
Người dân Sài Gòn xuống phố chào đón quân Giải phóng (30/4/1975).
Dân Sài Gòn xuống đường chào mừng quân Giải phóng
Dân Sài Gòn xuống đường chào mừng quân Giải phóng
Buổi chiều 30/4, ông Nguyễn Hữu Thái, một nhân chứng lúc đó, đã kể lại với phóng viên: “Chiều 30/4/1975, phần lớn người dân Sài Gòn đều túa ra đường để được tận hưởng bầu không khí hân hoan, phấn khởi của ngày thành phố được giải phóng. Những người nghe tin tức qua Đài Phát thanh Sài Gòn cảm thấy xúc động dâng trào khi nghe Trịnh Công Sơn hát ‘Nối vòng tay lớn’ trong giờ phút lịch sử của dân tộc”.
Bà má miền Nam cùng các cháu vui ngày đất nước giành lại được độc lập hoàn toàn
Bà má miền Nam cùng các cháu vui ngày đất nước giành lại được độc lập hoàn toàn
Bà má Sóc Trăng nghe tin chiến thắng
Bà má Sóc Trăng nghe tin chiến thắng
oOo
Chỉ trong vòng 55 ngày, chiến dịch Mùa Xuân đã đuổi những người lính Mỹ cuối cùng ra khỏi Việt Nam và đánh sập ngụy quyền Sài Gòn, đây là một trong những chiến dịch thần tốc nhất trong chiến sử thế giới, một trong những sự sụp đổ nhanh nhất trong lịch sử thế giới, và sự tháo chạy hỗn loạn, vô trật tự, vô nguyên tắc, vô tổ chức và vô kỷ luật nhất trong quân sử thế giới.
Binh lính ngụy chuẩn bị ném bỏ quân phục và bỏ chạy.
Binh lính ngụy chuẩn bị ném bỏ quân phục và bỏ chạy.
Cuộc tháo chạy tán loạn
Cuộc tháo chạy tán loạn
Binh lính ngụy ném bỏ quân phục trên nhiều đường phố và làm những hành động mà cựu nhân viên tình báo CIA chi nhánh Sài Gòn Frank Snepp gọi là “cuộc tháo chạy tán loạn”.
Nguyên nhân của hiện tượng đó chủ yếu là vì Hoa Kỳ đã giảm bớt viện trợ quân sự xuống còn hơn 700 triệu USD (tương đương với khoảng 4,6 tỷ USD ngày nay). Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Tiến Hưng, cựu Tổng trưởng Kế hoạch và Phát triển của chế độ Sài Gòn, giáo sư đại học Harvard tại Mỹ trong sách Từ tòa Bạch Ốc đến dinh Độc Lập đã đưa ra nhiều thông tin gián tiếp cho thấy khả năng tồn vong của ngụy quyền Sài Gòn hoàn toàn nằm trong bàn tay người Mỹ và phụ thuộc hoàn toàn vào sự cưu mang của chính phủ Hoa Kỳ, cụ thể bản báo cáo mà Nguyễn Văn Thiệu đã đọc:
“Nếu mức viện trợ quân sự là 1,4 tỷ USD (giá thời đó) thì có thể giữ được các vùng đông dân cư tại bốn vùng chiến thuật.
Nếu mức viện trợ quân sự xuống 1,1 tỷ USD thì có thể không giữ được Quân khu I.
Nếu mức viện trợ quân sự còn 900 triệu USD thì khó giữ được Quân khu I, Quân khu II.
Nếu viện trợ quân sự chỉ còn 750 triệu USD thì chỉ có thể phòng thủ một vài khu vực.
Nếu viện trợ quân sự chỉ còn 600 triệu USD thì chỉ còn có thể giữ được Sài Gòn và vùng châu thổ sông Cửu Long.”
Nhưng rốt cuộc Hoa Kỳ đã viện trợ 700 triệu USD mà không một khu vực nào cầm cự nổi, kể cả Sài Gòn và vùng châu thổ sông Cửu Long. Và đó chỉ là viện trợ quân sự, chưa tính viện trợ kinh tế. Cũng theo tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, có lúc Nguyễn Văn Thiệu đã nói cay đắng với một dân biểu Mỹ rằng: “Mới vài ngày trước đây là một tỷ, bây giờ còn 700 triệu, tôi làm gì được với số tiền này? Như là chuyện cho tôi 12 đô la và bắt tôi mua vé máy bay hạng nhất từ Sài Gòn đi Tokyo.” Sau đó, Thiệu nhờ tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng đi xin thêm tiền và sau này thuật lại trong quyển sách trên, ông Nguyễn Tiến Hưng đã ví việc này với “cái nhục của kẻ đi cầu xin”.
Gia đình đoàn tụ. Bà má ôm người con tham gia kháng chiến thành công, nay trở về gặp lại.
Gia đình đoàn tụ. Bà má ôm người con tham gia kháng chiến thành công, nay trở về gặp lại.
Bắc Nam sum vầy. Bà mẹ miền Bắc (trái) và bà má miền Nam (phải) ôm nhau trong ngày toàn thắng.
Bắc Nam sum vầy. Bà mẹ miền Bắc (trái) và bà má miền Nam (phải) ôm nhau trong ngày toàn thắng.
(Hết kỳ 3)

Kỳ 4: Tổng kết cuộc chiến tranh Mỹ – Việt 1954-1975

(An Ninh Quốc Phòng) - Trước khi bùng nổ cuộc chiến lịch sử với Việt Nam, Hoa Kỳ đã trải qua khoảng 150 cuộc chiến với hàng ngàn chiến dịch, hàng vạn trận đánh từ năm 1776 đến 1953, trong suốt quãng thời gian dài đó, quân đội Hoa Kỳ chưa thua 1 cuộc chiến nào.

Tại Việt Nam năm 1954, Pháp chưa đi – Mỹ đã đến. Say men bách chiến bách thắng, nhà cầm quyền Mỹ đã chọn sai đối tượng ngay từ đầu khi họ chọn Việt Nam làm đối tượng tiến hành chiến tranh xâm lược. Họ vào một quốc gia có truyền thống chống ngoại xâm lâu đời, và tồn tại, độc lập, tự chủ sau bao nhiêu nghiệt ngã của thời cuộc. Sau 1000 năm Bắc thuộc và 100 năm Pháp thuộc, dân tộc Việt Nam đã phải gồng mình đứng lên chống quân xâm lược mới.
Trải qua 177 chiến dịch, bao gồm 130 chiến dịch trên bộ, 34 chiến dịch trên không, và 13 chiến dịch trên biển, Chiến tranh Việt Nam (cách gọi theo góc nhìn Mỹ), trở thành cuộc chiến đầu tiên và đang là duy nhất trong lịch sử Hoa Kỳ mà người Mỹ đã thua.
Thường trong các cuộc chiến tranh, phe tấn công xâm lược hầu như không bao giờ thừa nhận chiến bại (đặc biệt là Trung Quốc mấy ngàn năm nay). Và kết quả thắng bại trong các cuộc chiến cũng thường có những tranh luận, quan điểm khác nhau trong giới nghiên cứu quốc tế. Nhưng đối với cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam thì gần như tất cả nhà sử học, nhà quân sự, nhà lãnh đạo, chính trị gia Hoa Kỳ và quốc tế, bao gồm 5 đời tổng thống Mỹ, Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara, ngoại trưởng Henry Kissinger v.v… đều nhìn nhận là Mỹ đã thua cuộc chiến này.
Chỉ có 1 người luôn khăng khăng không dám chấp nhận sự thật rằng Mỹ đã chiến bại, đó là đại tướng William Westmoreland, tổng tư lệnh liên quân ở Việt Nam. Những thất bại của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam, đỉnh cao là chiến dịch Mậu Thân, đã làm cho Westmoreland bị cách chức, đây là một vết nhơ và nỗi nhục trong binh nghiệp của ông ta, và là một tỳ vết cho gia đình có truyền thống quân ngũ của ông ta. Ông ta bị thân bại danh liệt, danh dự cá nhân và gia đình tiêu tan, sự nghiệp quân sự và cả chính trị đã tiêu tan trong Chiến tranh Việt Nam.
Trong Chiến tranh Việt Nam, sau nhiều thất bại và chịu nhiều áp lực nóng hổi từ chính phủ, Westmoreland đã “không vui”, sau khi bị cách chức ngay sau đợt 1 của cuộc tổng tấn công chiến lược năm Mậu Thân 1968, ông ta càng cay đắng. Và tâm lý cay đắng không cam lòng đó đã đi theo và ám ảnh Westmoreland suốt quãng đời sau này. Khi trả lời phỏng vấn phim tài liệu nổi tiếng Hearts and Minds (Trái tim và khối óc) năm 1974, khi được hỏi về các tội ác, thương vong do người Mỹ gây ra ở Việt Nam, để giảm nhẹ tội ác, Westmoreland nói: “Người Á Đông không đặt cao giá trị sinh mạng họ như người phương Tây. Chúng ta đánh giá cao sinh mạng và giá trị con người. Họ không quan tâm đến sinh mạng và giá trị con người”.
Trong lần trả lời phỏng vấn tạp chí George năm 1998, khi được hỏi về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người được đông đảo giới quân sự quốc tế đánh giá là một thiên tài quân sự, Westmoreland đã lúng túng trả lời một cách vụng về: “Ừ thì dĩ nhiên ông ta là một đối thủ xứng tầm. Để tôi nói thêm là Giáp đều luyện quân theo đơn vị thấp với chiến thuật du kích, nhưng ông ta cứ quyết phải xua quân tiến hành chiến tranh đơn vị cao, làm cho quân của ông ta bị tổn thất kinh khiếp. Với trách nhiệm của ông ta, đến năm 1969, tôi nghĩ, ông ta đã mất, cái gì, hình như khoảng nửa triệu lính? Ông ta đã công bố điều này? Sự không quan tâm đến sinh mạng con người đó có thể làm nên một đối thủ tạm được, chứ nó không làm nên một thiên tài quân sự. Một tư lệnh Mỹ mà mất nhiêu đấy lính khó có thể tồn tại trong quân ngũ hơn vài tuần.”
Theo danh sách đang cập nhật, bổ sung của Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ, và Tạp chí Lịch sử Quân sự Việt Nam, tài liệu của Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương thì tổng thương vong của quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam là 365.157 quân.
Trong số hơn 36 vạn quân Mỹ thương vong, có 58.168 lính chết trong lúc giao tranh (kill in action). Bản danh sách đầu tiên năm 1982 là gồm 57.939 người, và 1.875 người vẫn còn mất tích (tính đến năm 2004).
Trong số 58.168 người Mỹ tử trận, có 7.878 sĩ quan. Trong số sĩ quan chết trận, có 426 tư lệnh và sĩ quan chỉ huy. Trong số đó có 37 người cấp tướng. Sự tổn thất to lớn của Mỹ ở Việt Nam đã vượt chiến tranh Triều Tiên và Thế chiến I.
Có hơn 6 triệu người Mỹ sinh hoạt, hoạt động ở Việt Nam. Trong số những người Mỹ đó có 2.709.918 người mặc đồng phục (in uniform) hoặc/và phục vụ khu vực giao tranh. Trong số những người đó có khoảng 55-60 vạn binh lính phục vụ cho chính phủ Mỹ ở Việt Nam. Tổng số cựu quân nhân chiến tranh Việt Nam chiếm 9,7% cả thế hệ của họ….
Đối với quân đội Mỹ, cuộc chiến tranh Việt Nam căng thẳng hơn cả Thế chiến II. Trung bình mỗi người lính bộ binh Mỹ trong chiến tranh Thái Bình Dương (thuộc Thế chiến II) tốn khoảng 40 ngày chiến đấu trong 4 năm. Nhưng trung bình mỗi người lính bộ binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam tốn khoảng 240 ngày chiến đấu trong 1 năm nhờ chiến thuật Trực thăng vận.
Đi kèm theo sự tổn thất to lớn về sinh lực, nhân mạng là sự phá sản của 3 chiến lược chiến tranh (Đặc biệt, Cục bộ, Việt Nam hóa), 2 chiến lược tác chiến (Tìm và Diệt – Search and Destroy [S&D], Quét và Giữ – Clear and Hold), chiến lược Quét và Giữ (Clear and Hold) được tướng Creighton Abrams áp dụng tại Việt Nam, thay cho chiến lược Tìm và Diệt của Westmoreland, sau khi ông thay thế Westmoreland làm tổng tư lệnh liên quân sau thất bại chiến lược của Hoa Kỳ trong chiến dịch Mậu Thân 1968. Quét và Giữ về cơ bản là một chiến lược chống nổi dậy và chống chiến tranh du kích, bao gồm 3 yếu tố: Các chiến dịch quân sự – dân sự phối hợp, chiến dịch quân sự tác chiến, và chiến tranh thông tin.
Ngoài ra, 3 loại hình chiến tranh công nghệ cao là chiến tranh điện tử (electronical warfare), chiến tranh hóa học (chemical warfare), và chiến tranh khí tượng (weather warfare), cùng với 2 chiến thuật quân sự Trực thăng vận và Thiết xa vận đều bị phá sản hoàn toàn ở Việt Nam. Đặc biệt chiến thuật Trực thăng vận sau này không còn được Mỹ sử dụng nữa, mà chuyển hẳn sang chuyển quân bằng máy bay phản lực hoặc xe tăng. Chiến trường Việt Nam đã đưa đến cái chết hoàn toàn cho chiến thuật Trực thăng vận thịnh hành một thời, đặc biệt sau chiến dịch Đường 9 – Nam Lào.
Cuộc chiến tranh lịch sử này đã in sâu vào lòng công chúng Mỹ từ thế hệ này sang thế hệ khác và đã đi vào văn hóa đại chúng như là một “hội chứng Việt Nam”. Tại Mỹ có hơn 30 ngàn sách, tiểu thuyết, truyện tranh viết về Chiến tranh Việt Nam; có 135 nhạc phẩm về Chiến tranh Việt Nam, gồm có 96 ca khúc phản chiến được lưu hành không chính thức, trong đó có 2 bài hát về cuộc thảm sát Đại học Tiểu bang Kent, khi cảnh sát Mỹ xả súng vào các sinh viên biểu tình ôn hòa phản đối chiến tranh (bài “Ohio” sáng tác năm 1970 và “Student Demonstration Time” năm 1971).
Tổng cộng có 64 phim điện ảnh Hollywood về Chiến tranh Việt Nam (bao gồm 6 phim trong cuộc chiến và 58 phim sau cuộc chiến). Có 8 phim tài liệu về Chiến tranh Việt Nam (gồm 4 phim trong cuộc chiến và 4 phim sau cuộc chiến). Đó là không tính các phim ảnh tâm lý chiến quá lộ liễu chiếm phần lớn nội dung như phim “Chúng tôi muốn sống”.
Có 54 trò chơi thương mại về Chiến tranh Việt Nam, trong đó có 47 trò chơi điện tử, bao gồm 37 trò chơi cho các máy Nintendo, Sega, Playstation và 10 trò chơi máy tính.
Hầu hết các sản phẩm văn hóa của người dân Mỹ đều nói lên rõ nét những yếu tố chính trong cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, như bản chất cuộc chiến, phong trào phản chiến, và tội ác chiến tranh.
Trong bộ truyện tranh Watchmen, một trong những thương hiệu truyện tranh lớn nhất ở Mỹ, có câu chuyện về việc trong khi Mỹ đang thua thì tổng thống Richard Nixon đã mời được tiến sĩ siêu nhân Manhattan can thiệp vào chiến tranh Việt Nam và giúp quân đội Mỹ thành công bình định miền Nam, sau đó xâm lược nốt miền Bắc. Kết quả Việt Nam trở thành tiểu bang thứ 51 của Mỹ.
Trong bộ phim danh tiếng Forrest Gump, nhân vật chính là một người thiểu năng trí tuệ. Tuy vậy, khi sang Việt Nam chiến đấu anh lại trở thành anh hùng khi cứu được trung đội trưởng thoát chết sau một trận đánh. Khi trở về, anh lại tham gia phong trào phản đối Chiến tranh Việt Nam cùng người yêu.
Trong bộ phim X-Men Origins: Wolverine, người sói Wolverine, một trong những nhân vật chính trong đội siêu anh hùng X-Men, đã từng chiến đấu và gây các tội ác chiến tranh, hãm hiếp trẻ em ở Việt Nam.
Đại tướng Creighton W. Abrams, kiến trúc sư của chiến lược Quét và Giữ ở chiến trường Việt Nam
Đại tướng Creighton W. Abrams, kiến trúc sư của chiến lược Quét và Giữ ở chiến trường Việt Nam

Hậu quả chiến tranh

Theo các hồ sơ, tài liệu của Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội, sau đây là các loại bom mà không quân Hoa Kỳ sử dụng ở Việt Nam:
  • Bom phá MK-81, MK-82, MK-83, MK-84, M117A1, T55-E6 sử dụng để diệt mục tiêu bằng sóng xung kích và mảnh của vỏ bom.
  • Bom mảnh sử dụng các mảnh thân bom để tiêu diệt mục tiêu lộ thiên hoặc thiết giáp hạng nhẹ khi nổ.
  • Bom xuyên sử dụng để diệt các mục tiêu bọc thép, phá hủy những công trình kiên cố, đường hầm, địa đạo, công trình bê tông cốt thép bằng cách xuyên vào mục tiêu và nổ.
  • Bom cháy sử dụng để diệt mục tiêu, sát thương sinh lực, đốt cháy nhà cửa, cây cối.
  • Bom hóa học sử dụng để diệt sinh lực hoặc gây nhiễm độc địa hình và các phương tiện kỹ thuật bằng chất độc quân sự. Các loại bom hóa học Mỹ ném xuống Việt Nam thường chứa chất độc kích thích CS, chất độc tâm thần BZ, LSD, Mescalin pxyloxin….
  • Bom phát quang thường dùng để phát quang nhanh khu vực rừng rậm, mặt đất để dọn bãi cho trực thăng đổ bộ và bố trí trận địa pháo.
  • Bom chống tăng dùng hiệu ứng nổ lõm để diệt xe tăng, mục tiêu bọc thép khác và kho chứa….
  • Bom chùm thường sử dụng để sát thương diện rộng, có kết cấu bom mẹ chứa bom con.
Miền Bắc điêu tàn dưới bom Mỹ
Miền Bắc điêu tàn dưới bom Mỹ
Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội Bùi Hồng Lĩnh cho biết kết quả điều tra trên cả nước có khoảng 66.000 km2 còn tồn đọng vật liệu bom, mìn. Ước tính còn khoảng hơn 600.000 tấn bom mìn đang tồn tại dưới đất. Hiện mới chỉ có khoảng 20% lượng bom, mìn được tháo gỡ. Bình quân mỗi năm có khoảng 20.000 ha đất được rà phá. Với tiến độ này, khoảng 300 năm nữa mới có thể loại bỏ được hết các loại bom mìn chưa nổ.
Bom mìn còn sót lại sau cuộc chiến này đã gây tổn thất nặng nề về sinh mạng, tài sản, đời sống của người dân, ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển kinh tế – xã hội. Bom mìn đã cướp đi mạng sống của 10.529 người, làm 12.231 người bị thương, trong đó 25% các thương tích này là ở trẻ em lứa tuổi từ 14 tuổi trở xuống. Bom mìn do quân đội Hoa Kỳ mang đến Việt Nam tàn phá còn sót lại khoảng hàng trăm ngàn tấn, rải rác trên khắp cả nước, đặc biệt các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi….
Lính Mỹ mệt mỏi chán nản nhìn xác đồng đội. Trận chiến ban ngày kết thúc, họ chờ đợi trực thăng đến di tản đồng đội của họ khỏi các ngọn đồi có rừng nhiệt đới bao phủ tại tỉnh Long Khánh.
Lính Mỹ mệt mỏi chán nản nhìn xác đồng đội. Trận chiến ban ngày kết thúc, họ chờ đợi trực thăng đến di tản đồng đội của họ khỏi các ngọn đồi có rừng nhiệt đới bao phủ tại tỉnh Long Khánh.
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, chính phủ Hoa Kỳ đã huy động hàng triệu người Mỹ, trong đó có 4.649.000 người dưới 20 tuổi, khoảng 40% các nhà khoa học vật lý, 260 trường đại học, khoảng 22.000 xí nghiệp lớn với khoảng 5,5 triệu công nhân phục vụ cuộc chiến. Hơn 6 triệu người Mỹ sinh sống và sinh hoạt trong những vùng tạm chiếm ở miền Nam Việt Nam, hậu quả là gần nửa triệu con lai Mỹ ra đời, nhiều người trong đó không biết rõ cha mình là ai, nhiều người phải sống trong các cô nhi viện cả trong và sau cuộc chiến.
Riêng năm 1968, mỗi ngày Mỹ chi phí cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lên đến khoảng 100 triệu USD, gấp 10 lần chi phí cho cuộc chiến chống nghèo đói ở Mỹ trong thời gian đó. Riêng những hậu quả về con người: Tính từ giữa năm 1961 đến năm 1974, đã có tổng số 57.259 người Mỹ đã tử trận ở Việt Nam. Nếu tính theo toàn bộ thời gian cuộc chiến, từ năm 1954 đến 1975 thì có tổng số 58.168 người Mỹ đã chết ở Việt Nam. Tháng 11 năm 1982, chính phủ Hoa Kỳ đã khánh thành Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam để tưởng niệm những công dân Mỹ đã chết ở Việt Nam, bản danh sách ban đầu gồm 57.939 người, trong đó có 37 cấp tướng.
Tuy bị tổn thương nặng nề, Việt Nam vẫn giáng trả vào quân xâm lược những thiệt hại, thương vong tột cùng, gieo rắc vào đầu họ những hội chứng, ám ảnh không thể nào quên, trở thành những vết thương không bao giờ lành. Số lượng quân nhân Mỹ bị mắc bệnh tâm thần trong và sau thời gian chiến đấu ở Việt Nam là nhiều nhất trong tất cả các cuộc chiến mà quân đội nước này tham gia trong lịch sử.
Một người Mỹ đau khổ trước Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ.
Một người Mỹ đau khổ trước Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ.
Lần đầu tiên, vào năm 1988, chính phủ Mỹ buộc phải thừa nhận có khoảng 15% trong số lính Mỹ chiến đấu tại Việt Nam trở về bị rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Cựu binh Jim Doyle và David Curry chỉ là 2 trong số gần 60 vạn quân Mỹ bị chính phủ họ đẩy vào vũng lầy Việt Nam. Jim Doyle đã bị đẩy tới chiến trường Việt Nam khi mới 18 tuổi, mặc dù may mắn sống sót trở về, nhưng đến giờ người cựu binh này vẫn không thoát khỏi nỗi ám ảnh: “Chiến tranh là địa ngục. Nó tác động ghê gớm đến con người như một vết thương không thể hàn gắn.”“Cuối cùng, tôi nhận ra rằng, chiến tranh không chỉ lấy cắp thời thanh niên của tôi mà còn đeo đuổi, ám ảnh suốt cuộc đời tôi”. Các nhà xã hội học Mỹ cũng xác nhận: Kể từ sau năm 1975 đến nay, năm nào cũng có những cựu binh Mỹ đã từng chiến đấu ở Việt Nam bị tinh thần bất ổn, trầm cảm rồi tự sát.

Chiến tranh tâm lý của Mỹ ở Việt Nam

Hoa Kỳ luôn tận dụng mọi khía cạnh, mọi vấn đề để giành phần thắng, và trong các loại hình chiến tranh mà Mỹ tiến hành luôn luôn được hỗ trợ bằng chiến tranh tâm lý (psychological warfare – viết tắt: PSYWAR). Các tác chiến tâm lý bao gồm cả những hành động mua chuộc, chiêu dụ, lôi kéo những kẻ địch bản xứ đứng về phía Mỹ hoặc hiệu quả hơn đó là gia nhập hẳn vào hàng ngũ của Mỹ, như chiến dịch Moolah mà Mỹ đã sử dụng hạn chế ở Trung Quốc và sử dụng rộng rãi ở Triều Tiên, với đối tượng chiêu dụ chủ yếu là lực lượng không quân của đối phương. Chiến dịch Moolah khi đến Việt Nam đã được nâng cấp thành chương trình Chiêu Hồi (Open Arms), tấn công tâm lý vào mọi đối tượng của đối phương.
Thiếu tá Alan Byrne (trái) và trung tá Robert Laabs (phải), tham mưu trưởng Trung tâm Phát triển Chiến tranh tâm lý (PSYOP Development Center), Đoàn hành động Chiến tranh tâm lý 4 (4th PSYOP Group) ở Việt Nam năm 1968
Thiếu tá Alan Byrne (trái) và trung tá Robert Laabs (phải), tham mưu trưởng Trung tâm Phát triển Chiến tranh tâm lý (PSYOP Development Center), Đoàn hành động Chiến tranh tâm lý 4 (4th PSYOP Group) ở Việt Nam năm 1968
Hình bìa sách giáo khoa hướng dẫn chiến tranh tâm lý do chính phủ Mỹ xuất bản năm 1968 trong Chiến tranh Việt Nam
Hình bìa sách giáo khoa hướng dẫn chiến tranh tâm lý do chính phủ Mỹ xuất bản năm 1968 trong Chiến tranh Việt Nam
Hình bìa sách giáo khoa hướng dẫn chiến tranh tâm lý do chính phủ Mỹ xuất bản năm 1968 trong Chiến tranh Việt Nam, có tên là MACV PSYOP Guide (Kim chỉ nam Chiến dịch Chiến tranh tâm lý – PSYOP). Lưu ý trong hình có hai người Việt trong nhà hàng đang đọc truyền đơn Chiêu Hồi.
Một trang trong kim chỉ nam chiến tranh tâm lý Chieu Hoi - The Winning Ticket
Một trang trong kim chỉ nam chiến tranh tâm lý Chieu Hoi - The Winning Ticket
Một trang trong kim chỉ nam chiến tranh tâm lý Chieu Hoi – The Winning Ticket (Chiêu Hồi – Tấm Vé Giành Chiến Thắng) do chính phủ Mỹ ấn hành năm 1970. Dịch: Một người bắt đầu nghĩ nếu được cho một cơ hội, anh ta có thể từ bỏ tranh đấu. Nhiều người quả thật từ bỏ tranh đấu, nếu họ có cơ hội.
Truyền đơn hù dọa của Mỹ.
Truyền đơn hù dọa của Mỹ.
Truyền đơn hù dọa của Mỹ. Dòng chữ ghi: Không có nơi nào để chạy…. không có nơi nào để trốn! Tăng và thiết giáp của lữ đoàn 1 Thiết Kỵ sẽ “tìm và diệt” các người! Đã quá muộn để chống cự. Việt Cộng hãy coi chừng, nơi nào cũng có chúng tôi! Bây giờ hãy quy thuận chương trình Chiêu Hồi; đó là con đường sống duy nhất của các người.
Hệ thống chiến tranh tâm lý của Hoa Kỳ được chia làm 3 phần: Chiến lược tâm lý, chiến dịch thông tin, và chiến thuật tâm lý. Mỗi sản phẩm thông điệp của chiến tranh tâm lý Hoa Kỳ đều được “chế tạo” thành và phổ biến rộng rãi ra một cách chuyên nghiệp.
Có 3 loại hình tuyên truyền mà Mỹ dùng để tạo nên các sản phẩm thông điệp, bao gồm tuyên truyền “Trắng” là một hình thức tuyên truyền công khai, chính thống, chính thức, tuyên truyền “Đen” và tuyên truyền “Xám” là hình thái tuyên truyền ngụy trang, che đậy, mờ ám, tiêu cực. Trắng, xám, đen không phải là sự phân loại về nội dung tuyên truyền, mà là sự phân loại về biện pháp, phương thức được sử dụng để thực hiện chiến dịch chuyển tải, phát tán những sản phẩm thông tin đó.
Chiến tranh tâm lý “Trắng” là loại hình tuyên truyền bằng những công bố, tuyên bố, hoặc động thái chính thức của chính phủ Mỹ, hoặc từ những thông tin được cung cấp bởi những nguồn có liên quan đến chính phủ Mỹ, cũng như những báo chí, truyền thông chính thống (mainstream media) tại Mỹ. Nó công khai cho thấy nó là thông tin từ phía Mỹ, từ chính quyền Mỹ.
Những cơ quan phụ trách tuyên truyền “Trắng” nhắm vào đối tượng độc giả, khán thính giả nước ngoài bao gồm: Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Sở Thông tin Hoa Kỳ (United States Information Agency – USIA), Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (United States Agency for International Development – USAID), Bộ quốc phòng Hoa Kỳ, và nhiều sở, bộ khác của chính phủ Hoa Kỳ.
Chiến tranh tâm lý “Xám”, là loại hình tuyên truyền bằng những nguồn tin mờ mịt, mơ hồ, không rõ ràng. Nguồn gốc thật (chính phủ Mỹ) không được tiết lộ tới những đối tượng độc giả, khán thính giả. Những nguồn tin được ngụy tạo như là một nguồn tin phi chính thống không phải từ chính phủ Mỹ, hoặc “trung lập” giả tạo, hoặc ngụy tạo là những nguồn từ phía thứ ba không thù địch với đối tượng mà chính phủ Mỹ muốn bôi nhọ.
Chiến tranh tâm lý Xám cũng có thể là những nguồn tin tuyên truyền cho góc nhìn, quan điểm của Hoa Kỳ, phục vụ cho lợi ích của chính sách ngoại giao Hoa Kỳ, có hại cho đối tượng mà Hoa Kỳ muốn bôi nhọ, mà không trực tiếp từ Hoa Kỳ, có thể từ những quốc gia “vệ tinh” của Mỹ, những quốc gia lệ thuộc Mỹ, những đồng minh lâu năm của Mỹ v.v. mà có bàn tay của Mỹ của trong đó. Có nhiều trường hợp những tác động, tham gia của phía Mỹ cũng không được tiết lộ.
Chiến tranh tâm lý “Đen”, là loại hình tuyên truyền từ những nguồn (quốc gia, chính phủ, đảng phái, phe nhóm, tổ chức, cá nhân v.v.) có thái độ thù địch với cộng đồng quốc tế nói chung. Lợi dụng hoặc là ngụy tạo những nguồn đó. Lợi ích của chính phủ Mỹ được khéo giấu đi và chính phủ Mỹ nếu cần sẽ bác bỏ trách nhiệm. Loại hình tâm lý chiến này thích hợp cho những kế hoạch chiến lược cao.
Để đạt được hiệu quả cao nhất 2 loại hình chiến thuật chiến tranh tâm lý overt (công khai) và covert (giấu kín) đều phải được chia cách ra làm 2 tổ riêng rẽ, biệt lập với nhau. Nhân viên tham gia chiến thuật overt không thể tham gia chiến thuật covert, và ngược lại. Họ không biết được nhiệm vụ của nhau.
Tấm hình của lính Mỹ Paul Sgroi chụp chuyên viên tâm lý chiến John C. Stermer đang rải truyền đơn từ trực thăng UH-1H (Huey) vào năm 1969.
Tấm hình của lính Mỹ Paul Sgroi chụp chuyên viên tâm lý chiến John C. Stermer đang rải truyền đơn từ trực thăng UH-1H (Huey) vào năm 1969.
Truyền đơn được rải xuống từ máy bay U-10
Truyền đơn được rải xuống từ máy bay U-10
Đội phát loa chiến tranh tâm lý Mỹ-ngụy trên chiến trường Việt Nam
Đội phát loa chiến tranh tâm lý Mỹ-ngụy trên chiến trường Việt Nam
Ngay từ đầu thập niên 1950, khi Mỹ chỉ mới đứng sau và viện trợ cho Pháp xâm lược Đông Dương, chứ họ chưa tiến hành chiến tranh với Việt Nam, thì chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiên liệu trước, đề phòng trước, và đã cẩn thận cảnh báo về chiến tranh tâm lý của Mỹ và kêu gọi quân dân Việt Nam phải đề cao cảnh giác trước tâm lý chiến của Hoa Kỳ.
Trong thời gian đó Bác Hồ đã viết nhiều bài báo, phân tích, bình luận về các thủ đoạn và hình thức tẩy não, nhồi sọ, tuyên truyền dối trá của Mỹ, trong đó có 2 bài viết ấn tượng đó là bài “Tuyên truyền” do Bác Hồ viết ngày 25-5-1954 trên báo Nhân dân số 188 và bài “Chiến tranh nhồi sọ” do Bác viết ngày 25-7-1952 trên báo Cứu quốc số 2128.
Trong bài “Tuyên truyền”, Bác viết: “Nói tóm lại, chúng dùng đủ mọi cách, mọi dịp để tuyên truyền, để hòng phá hoại tâm lý và tinh thần của nhân dân ta; cũng như chúng dùng bom đạn để phá hoại mùa màng và giao thông của ta.” Cuối bài Người nhấn mạnh ý chính: “Chúng ta phải đánh thắng địch về mặt tuyên truyền, cũng như bộ đội ta đã đánh thắng địch về mặt quân sự!”
Trong bài “Chiến tranh nhồi sọ”, Người viết: “Ở các nước, có hơn 400 cơ quan làm việc tuyên truyền cho Mỹ… Mỹ còn lập nhà thương, trường học, hội từ thiện, vân vân, ở các nước, để làm cơ quan tuyên truyền và ổ mật thám. Hiện nay, tại những vùng tạm bị (Pháp) chiếm ở nước ta, Mỹ đang ra sức xâm lược vǎn hoá để hủ hoá và gieo rắc bệnh phục Mỹ, thân Mỹ, sợ Mỹ vào nhân dân, nhất là vào thanh niên ở những vùng ấy. Đó là một điều mà cán bộ giáo dục và tuyên truyền ta phải đặc biệt chú ý và phải ra sức chống lại.”
Hình bìa truyện tranh "Is this tomorrow, America under communism" (Phải chăng đây là ngày mai, Hoa Kỳ dưới chủ nghĩa cộng sản).
Hình bìa truyện tranh "Is this tomorrow, America under communism" (Phải chăng đây là ngày mai, Hoa Kỳ dưới chủ nghĩa cộng sản).
Rất nhiều sách, truyện tâm lý chiến đã được xuất bản ở miền Nam Việt Nam.
Rất nhiều sách, truyện tâm lý chiến đã được xuất bản ở miền Nam Việt Nam.
Rất nhiều sách, truyện tâm lý chiến đã được xuất bản ở miền Nam Việt Nam. Tháng 7 năm 1967, 20 trang sách in màu, mật mã 2078, dưới tựa đề “Qua Cơn Ác Mộng” (The Chieu Hoi Story) được phát hành, truyện trình bày theo phong cách truyện tranh, hư cấu “nỗi niềm” của một “hồi chánh viên”, những “trải nghiệm ác mộng” dưới chế độ cộng sản ở vùng giải phóng và và lý do vì sao anh ta phải thoát ly cách mạng.
Nhật ký của người Hồi Chánh
Nhật ký của người Hồi Chánh
Tháng 10/1967, 20 trang sách với 12 hình chụp với tựa đề “Nhật ký của người Hồi Chánh” (Diary of a Returnee), mật mã 2169, được phát hành, truyện hư cấu theo hướng nội dung kể trên. Sách này còn liệt kê danh sách những chế độ đãi ngộ, tiền thưởng để chiêu dụ.
Năm 1955, Mỹ đài thọ cho chính quyền Ngô Đình Diệm thành lập Nha Chiến tranh Tâm lý, người Mỹ chịu mọi chi phí. Năm 1965, cơ quan này đổi tên thành Cục Tâm lý chiến và sát nhập vào Tổng cục chiến tranh chính trị.
Hoạt động của Nha Chiến tranh Tâm lý trong những vùng tạm chiếm ở miền Nam chủ yếu là tẩy não, nhồi sọ, tuyên truyền chống cộng, bôi nhọ những người chống Mỹ, vu khống các nhà lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, bịa đặt hoặc xuyên tạc tình hình ngoài Bắc, “chụp nón cối” những nhóm đối lập với Mỹ-ngụy, nhất là trong giới tôn giáo, Phật giáo….
Các hoạt động này chủ yếu được thực hiện bằng những buổi truyền thanh (ví dụ: chương trình Dạ Lan, Nhạc Thời Chinh Chiến, Tiếng Ca Gửi Người Tiền Tuyến), truyền hình (ví dụ: chương trình Thép Súng), xuất bản (ví dụ: báo Chánh Đạo, báo Tiền Tuyến), chiếu phim (ví dụ: phim Chúng Tôi Muốn Sống do người Mỹ dàn dựng và sản xuất), văn nghệ (ví dụ: Biệt đoàn văn nghệ trung ương) …. Hai công cụ chính là Đài Phát thanh Quân đội và báo Chánh Đạo.
Áo tâm lý chiến. Trên áo là logo của chương trình Chiêu Hồi.
Áo tâm lý chiến. Trên áo là logo của chương trình Chiêu Hồi.
Những du kích phản bội nhận tiền thưởng sau khi dẫn binh lính Mỹ-ngụy tới kho vũ khí bí mật.
Những du kích phản bội nhận tiền thưởng sau khi dẫn binh lính Mỹ-ngụy tới kho vũ khí bí mật.
Những du kích phản bội nhận tiền thưởng sau khi dẫn binh lính Mỹ-ngụy tới kho vũ khí bí mật.
Những du kích phản bội nhận tiền thưởng sau khi dẫn binh lính Mỹ-ngụy tới kho vũ khí bí mật.
Hoạt động của nó trong những vùng giải phóng ở miền Nam và miền Bắc chủ yếu là kích động bất ổn, xúi giục, tung tin thất thiệt, tuyên truyền chống CNXH và CNCS, bôi nhọ chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước, chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, vu khống các nhà lãnh đạo của VNDCCH, bịa đặt hoặc bóp méo tình hình trong Nam, kêu gọi lật đổ chế độ, ca ngợi Mỹ-ngụy, tuyên truyền không trung thực về tình hình xã hội miền Nam, ca ngợi giả dối về hình ảnh một “Hòn ngọc Viễn Đông” “giàu mạnh”, “phồn vinh”, “thịnh vượng”, tuyên truyền về các khái niệm “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền” theo định nghĩa và định hướng của Hoa Kỳ….
Các hoạt động này của nó chủ yếu bằng đài phát thanh “Tiếng nói Tự do”, “Mẹ Việt Nam”, “Gươm thiêng Ái quốc” (1965), “Tiếng nói Nam Bộ”, “Tiếng nói Khmer” và “Mặt trận Dân tộc Đông Dương”. Riêng 2 đài sau hoạt động chủ yếu nhằm gây chia rẽ mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia.
Hình tuyên truyền cho kế hoạch Ấp tân sinh (Ấp đời mới), sau khi kế hoạch Ấp chiến lược bị thất bại và phá sản.
Hình tuyên truyền cho kế hoạch Ấp tân sinh (Ấp đời mới), sau khi kế hoạch Ấp chiến lược bị thất bại và phá sản.
Các cơ quan chiến tranh tâm lý của Mỹ-ngụy hoạt động theo phong cách phát xít chống cộng kiểu Đức Quốc Xã, như Joseph Goebbels, Bộ trưởng Tuyên truyền của Hitler đã tuyên bố đại ý: Sự thật là những gì không đúng sự thật được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, lúc đầu dân không nghe, còn bán tín bán nghi, nhưng lặp đi lặp lại mãi thì dân sẽ tin đó là sự thật.
Tuy nhiên kết quả cuộc chiến Việt – Mỹ và kết quả hạn chế của các hành động chống Nhà nước Việt Nam, lặp đi lặp lại những lời lẽ vu khống của các thế lực phản động từ sau cuộc chiến đến nay đã cho thấy rằng lý thuyết, quan điểm, cách làm này của Đức Quốc Xã và Mỹ-ngụy là không có nhiều hiệu quả.
Bích chương tuyên truyền chống cộng của phát xít Đức
Bích chương tuyên truyền chống cộng của phát xít Đức
Bích chương tuyên truyền của Đức Quốc Xã năm 1918
Bích chương tuyên truyền của Đức Quốc Xã năm 1918
Bích chương tuyên truyền của Đức Quốc Xã năm 1918, vẽ hình một người thuộc giai cấp vô sản đang chuẩn bị ném quả bom vào một thiên thần da trắng tóc vàng, được cho là ám chỉ chủng tộc “thượng đẳng” Aryan. Dòng chữ ghi: Bolshevik mang đến chiến tranh, thất nghiệp và đói khổ.
Các cơ quan liên quan đến ngành tâm lý chiến bao gồm:
Cục chính huấn, công tác chính của nó là tẩy não và nhồi sọ những thanh niên bị bắt lính. Cơ quan này đã sáng tác nhiều bài hát quân đội (ví dụ: “Hàng ngàn cánh tay đưa lên”, “Giặc từ miền Bắc vô đây”), bắt chước thể loại nhạc hùng ca của Việt Minh, để “lên dây cót” tâm lý, kích động tinh thần quân lính và đưa họ ra chiến trường chiến đấu cho chính phủ Mỹ, đánh thay và đỡ đạn cho quân đội viễn chinh Mỹ.
Cục xã hội và Cục quân tiếp vụ, các chuyên viên và các nha tuyên úy lo việc “ru ngủ” các tầng lớp xã hội, bao gồm cả tôn giáo. Cung cấp đô la hoặc hàng hóa như thuốc lá, bơ, sữa cho binh lính và gia đình ở giá thấp hơn giá thị trường. Mở các hoạt động ngụy tạo từ thiện, bố thí tiền bạc và vật chất để quảng cáo, tiếp thị, quảng bá hình ảnh Diệm-Thiệu và “người bạn lớn Hoa Kỳ”.
Trường Đại học Chiến tranh Chính trị: Đào tạo các kỹ năng tẩy não, nhồi sọ của chiến tranh tâm lý kiểu Mỹ. Tổ chức hội luận, nghiên cứu kỹ thuật tẩy não, nhồi sọ các thanh niên miền Nam bị bắt lính, và chương trình tẩy não, nhồi sọ trong các quân trường. Thành lập từ năm 1956 dưới tên Trường Quân báo Tâm lý chiến Cây Mai. Năm 1964 đổi tên thành Trường Chiến tranh Chính trị. Năm 1966 đổi tên thành Trường Đại học Chiến tranh Chính trị và dời lên Đà Lạt. Trường đào tạo được 6 khóa sĩ quan rồi bị giải tán sau ngày 30/4/1975.
Truyền đơn ngày 4/20/1968
Truyền đơn ngày 4/20/1968
Truyền đơn SP-782
Truyền đơn SP-782
Truyền đơn 2310
Truyền đơn 2310

1. Tố Cộng

Trong chiến dịch Tố Cộng, ngoài những đàn áp bạo lực, bỏ tù, lưu đày, ám sát, chặt đầu để tiêu diệt người cộng sản, Mỹ-Diệm cũng thực hiện chiến dịch chiến tranh tâm lý quy mô lớn để mị dân trong một số khu vực. Tuy nhiên, chính những đồng bào không nằm trong hàng ngũ kháng chiến đã góp công rất lớn vào cuộc đấu tranh chống chiến tranh tâm lý.
Tại Quảng Trị, ngụy quyền chuẩn bị một bản danh sách “tội ác cộng sản” rồi bắt ông Lê Chí Khiêm trong ban trị sự hội Phật học lên đọc. Trước khi đọc ông nói: “Bản này không phải tự tay tôi viết ra, mà nói đây la tộc ác của cộng sản thì chính tôi chưa bao giờ nghe và chưa bao giờ thấy, nhưng người ta viết ra bảo tôi đọc thì tôi xin đọc để bà con nghe”.
Hình tượng hơn là chuyện ở Phan Rí (Bình Thuận). Khi một quận trưởng muốn mị dân, cho tổ chức một cuộc tranh luận giữa ông ta với người dân địa phương về những cái tốt và cái xấu giữa phía kháng chiến và phía Mỹ-Diệm, ông Bộ Gạch người dân tộc Chăm đã đứng lên nói một điều không nằm trong các giáo trình tâm lý chiến mà người quận trưởng đã chuẩn bị từ trước: “Các ông có chín cái tốt và một cái xấu, còn cộng sản có chín cái xấu và một cái tốt. Các ông cái gì cũng tốt nhưng ở với dân xấu quá. Cộng sản cái gì cũng xấu nhưng ở với dân quá tốt. Các ông có làm gì đi nữa, lòng dân vẫn theo cộng sản và cuối cùng cộng sản vẫn thắng.”
Trong một đêm Tố Cộng ở Chợ Lớn, một ông cụ đã nói: “Việt Cộng có nhiều cái xấu: Súng xấu, đạn xấu, quần áo xấu, chỉ có cái tốt là trong kháng chiến hồi đánh Tây đã sống chết để bảo vệ dân. Các ông thì có nhiều cái tốt: Súng tốt, xe cộ tốt, quần áo tốt, chỉ có cái xấu là giật của dân thôi”.
Người dân còn đặt nhiều câu hỏi làm cho những kẻ chỉ đạo các cuộc Tố Cộng ấp úng khó trả lời như: “Các ông nói cộng sản độc tài, nhưng chúng tôi không thấy cộng sản độc tài vì trong kháng chiến cộng sản kêu gọi đánh Tây giành độc lập mới có hòa bình, dân đói họ kêu gọi sản xuất để được no ấm.”, “Các ông nói cộng sản ‘cướp công kháng chiến’, nhưng lúc đánh Tây, các ông ở đâu, sao toàn thấy cộng sản?”, “Nói quốc gia kháng chiến sao lại đi làm cho Tây?”.
Những câu hỏi đúng sự thật như vậy làm cho ban tổ chức thường xuyên bị bí không trả lời được. Nhiều lần họ phải giải tán lớp học. Một người chủ tịch Hội đồng chỉ đạo tố cộng cấp trung ương ngụy quyền đã phải nói: “Đây là một thất bại lớn vì phong trào chất vấn rộng rãi, hướng dẫn viên của chúng ta không trả lời được”.
Hình truyền đơn SP-1352A - mặt trước
Hình truyền đơn SP-1352A - mặt trước
Truyền đơn ATF-088-71 - mặt trước
Truyền đơn ATF-088-71 - mặt trước
Truyền đơn ATF-088-71 - mặt sau
Truyền đơn ATF-088-71 - mặt sau

2. “Thảm sát ở Huế”

Ngoài chiến dịch chiến tranh tâm lý rộng lớn kể trên của Mỹ-Diệm, sau này Mỹ-Thiệu cũng thực hiện một chiến dịch chiến tranh tâm lý quy mô lớn sau trận đánh 25 ngày ở Huế trong sự kiện xuân Mậu Thân 1968.
Sau trận chiến 25 ngày, Mỹ-ngụy trong một sự kiện ở Huế mà nhà Huế học Nguyễn Đắc Xuân và nhiều cư dân Huế gọi là sự kiện “Hậu Mậu Thân” đã lùng sục trả thù, giết hại. Người dân Huế nào có thiện cảm, có giúp đỡ Mặt Trận dù chỉ là vài lon gạo, vài đồng tiền dành dụm, hay cả nhà có 1 người nào đó theo cách mạng, đều bị đem ra trả thù, hành quyết. Họ đã tẩy trắng Huế bằng bom đạn trong nỗ lực chiếm lại thành phố. Và sau khi đã chiếm lại thì họ ngăn chặn phóng viên vào tác nghiệp, đồng thời mở cuộc tổng trả thù quy mô lớn.
Một nhân chứng ở Huế, chị Nguyễn Thị Hoa khi trả lời phỏng vấn trong phần 7 của loạt phim tài liệu 13 phần Vietnam: A Television History (Việt Nam: Thiên lịch sử truyền hình), do đài PBS (Mỹ), WGBH Boston (Mỹ), CIT (Anh), Antenne-2 (Pháp) và LRE Production (Pháp) sản xuất và phát hành, đã cho biết: “Bắt đầu là chúng nó (Mỹ) dùng phi pháo. Chúng dội pháo vào khu vực chúng tôi sinh sống, san bằng nhà cửa, cây cối. Chúng bắn pháo vào nhà những khu vực quanh đó. Những nhà này bán xăng dầu nên khi pháo bắn thì cháy trụi. Tất cả người già, trẻ nhỏ, phụ nữ lánh nạn ở đây đều bị thiêu sống.”
Sau đó, Mỹ-ngụy gom lại xác những nạn nhân chiến tranh lại, trong đó phần lớn là những người dân bị chết bởi bom đạn Mỹ, những người dân bị chính họ tàn sát trả thù, những thi thể chiến binh Giải phóng và lính ngụy, cũng như những cộng sự của Mỹ, gom lại hết, rồi quay phim và chụp hình tuyên truyền giả dối đó là “nạn nhân thảm sát của Việt Cộng”, thậm chí sau đó một số kẻ viết thuê ở Sài Gòn còn nâng lên thành “hành quyết”, “chôn sống”, con số thì có những bài báo phóng đại lên đến “hàng triệu”.
Sau khi chiếm Huế, Mỹ-ngụy phong tỏa khu vực, ngăn cấm tất cả phóng viên nào muốn vào Huế kiểm chứng các “hố chôn tập thể”. Sau khi đã dàn dựng xong, họ mới cho các phóng viên báo chí ngụy quyền, hoặc chống cộng, hữu khuynh vào đưa tin, làm phóng sự về “tội ác Việt Cộng”, rồi sau đó mới hoàn toàn cho phép các phóng viên quốc tế, trung lập vào tác nghiệp.
Nhà văn Trần Thị Thu Vân (Nhã Ca) sau đó được chỉ đạo viết tiểu thuyết “Dải khăn sô cho Huế” theo phong cách tự truyện, một dạng “hồi ký ma” được hư cấu từ trí tưởng tượng phong phú của một nhà văn tâm lý chiến chuyên nghiệp lĩnh lương Mỹ để tuyên truyền bôi nhọ lực lượng kháng chiến.
Chiến dịch chiến tranh tâm lý này tuy đã thành công lừa gạt được một bộ nhận nhỏ, nhưng không lừa dối được nhiều người Việt Nam và người dân thế giới, bởi vì:
  • Chỉ nói suông, không bằng chứng, không có hình chụp, thước phim nào có những người lính Giải phóng trong đó. Trong tất cả các hình ảnh về tội ác chiến tranh ở Việt Nam thì những bức ảnh lính Mỹ-ngụy gây tội ác nào mà có lính Mỹ-ngụy trong đó thì được công nhận là tội ác Mỹ-ngụy. Còn những bức ảnh không có lính Mỹ-ngụy trong đó thì bị các cơ quan tâm lý chiến tuyên truyền thành “tội ác cộng sản”. Tất cả các bức ảnh được giới tâm lý chiến Sài Gòn và các thế lực chống cộng tuyên truyền xưa nay đều không có bất kỳ 1 hình nào có người lính Giải phóng trong đó, chỉ thấy nạn nhân cùng những lời bình chụp mũ, gán tội vô căn cứ, không bằng không chứng và giấu đi ai là kẻ thủ ác thật sự.
  • Không hợp thường lý và không có tiền lệ. Quân Giải phóng sống trong dân, sống nhờ vào dân, được dân nuôi giấu, che chở, thảm sát dân chính là tự sát, là tự tuyệt đường sống của quân mình.
  • Trái ngược với luật pháp Việt Nam, các nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng cũng như chính sách của Nhà nước, hay các tuyên thệ, quân luật, cách làm, các hành động lâu nay của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Chiến lược của Việt Nam là chiến tranh nhân dân, với phương châm “quân với dân như cá với nước”. Mỹ-ngụy đã phải xây các trại tập trung như Ấp chiến lược để gom dân, dồn dân vào đó để tách dân ra khỏi quân, “tát nước bắt cá”. Các chỉ thị từ trên xuống quân đội thường xuyên nhấn mạnh “phải dựa vào dân”. Vì vậy những hành động gây tai tiếng, làm xấu hình ảnh trước nhân dân và dư luận quốc tế là không hợp lý. Thực tế trước và sau chiến dịch Mậu Thân thì sự ủng hộ của người dân đối với cách mạng vẫn vậy không lay chuyển.
  • Không phù hợp với các bằng chứng hay những lời kể từ các nhân chứng ở hiện trường, cũng như không được nhiều người trên thế giới tin tưởng, đề tài này không được các học giả xem là một đề tài nghiêm túc để đưa vào các tác phẩm, công trình nghiên cứu của họ. Nói chung thông tin này không phù hợp với các nguồn tin, sách báo, tài liệu quốc tế.
  • Xưa nay có nhiều phóng viên chiến trường như David Duncan, Robert Shaplen, nhà báo, nhà nhiếp ảnh người Pháp Marc Riboud, nhân viên Bộ quốc phòng Hoa Kỳ Townsend Hoopes và các nhà nghiên cứu độc lập như tiến sĩ Noam Chomsky, nhà kinh tế học Edward Herman, giáo sư tiến sĩ Gerath Porter, tiến sĩ Alje Vennema, sử gia Stanley Karnow, cựu phóng viên Bưu báo Washington (Washington Post) Don Lux, giáo sư sử học Larry Berman v.v. đều đã góp phần vạch trần chiến dịch thông tin bôi nhọ này của Mỹ-ngụy.
Cựu chiến binh người Huế Hoàng Phủ Ngọc Tường, là nhân chứng trong mặt trận Huế năm Mậu Thân 1968, trả lời phỏng vấn về “cuộc thảm sát” này.
Truyền đơn dùng tiền bạc và lợi ích vật chất để chiêu dụ quân Giải phóng.
Truyền đơn dùng tiền bạc và lợi ích vật chất để chiêu dụ quân Giải phóng.
Truyền đơn 2990 - mặt sau. Chức vụ càng lớn, tiền thưởng càng nhiều.
Truyền đơn 2990 - mặt sau. Chức vụ càng lớn, tiền thưởng càng nhiều.
Truyền đơn 2992
Truyền đơn 2992
Truyền đơn 2993
Truyền đơn 2993
Truyền đơn 7-377-68
Truyền đơn 7-377-68
Truyền đơn 7-617-68
Truyền đơn 7-617-68
Truyền đơn JUSPAO số 2500
Truyền đơn JUSPAO số 2500
Lưu ý các số tiền in trên truyền đơn là theo vật giá thời đó, nếu tính theo giá ngày nay thì đó là những số tiền lớn hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét