Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019

PHẢN DÂN HẠI NƯỚC 16 (Bè lũ tư sản đỏ)


-Cách mạng Việt Nam gồm hai cuộc cách mạng hợp thành: Cách mạng giải phóng dân tộc và Cách mạng vô sản
-Cách mạng giải phóng dân tộc đã hoàn thành một cách vẻ vang và đầy tự hào.


                                   

                                                           Vì Nhân dân quên mình
-Thực tế xã hội đã phơi bày: Cách mạng vô sản đã không những bên bờ thất bại không thể cứu vãn, mà còn có "thành tựu" làm hình thành tầng lớp "tư sản đỏ" từ những người cộng sản lứa hậu duệ do chính cách mạng đào tạo, không những không tạo ra được những nét ưu việt nổi bật của hình thái kinh tế xã hội mới (chủ nghĩa cộng sản),mà còn phải duy trì hình thái kinh tế xã hội cũ (chủ nghĩa tư bản) để mưu cầu tồn tại.
-Mục đích của định hướng XHCN là làm cho dân chúng có cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc. Nhưng giải tỏa qui hoạch Thủ Thiêm lại có hiệu ứng ngược lại. Như thế có phải là phản cách mạng và những kẻ chủ mưu (gồm các đảng viên cộng sản) có phải là bè lũ phản động?
-Tội lỗi lớn nhất của những kẻ cộng sản thoái hóa là bản thân chúng không những không tin, mà còn phá vỡ không thể phục hồi được lòng tin phải tốn biết bao xương máu mới bồi đắp nên được của quần chúng cần lao đối với Đảng cộng sản. 
-Điều đó gợi ý cho những người cộng sản chân chính phải xét lại nền tảng lý luận của triết học Mác - Lênin và tìm con đường khác để đến với chủ nghĩa cộng sản.
-Muốn thế, điều trước tiên là phải để trí não thoáng đãng, tâm hồn rộng mở, suy tư trên tinh thần tất cả là của dân, do dân và vì dân.
-Trong khi chưa tìm được con đường nào khác, vẫn đi trên con đường này để tiến lên CNXH, thì điều cấm kỵ không được làm số một là không được để sự uất ức, hận thù của họ dâng cao. Không được để xảy ra thêm những vụ tương tự Tiên lãng, Đồng Tâm, Thủ Thiêm...Phải tích cực, nỗ lực xây dựng lại lòng tin của quần chúng.
-Phải nghiêm trị những kẻ phản dân, hại nước, những kẻ đã thành "tư sản đỏ" làm suy đồi đạo đức xã hội, những kẻ gây tội ác trong thời bình. 
-Phải loại bỏ khỏi đội ngũ những kẻ mà lòng tham đã nhấn chìm hoàn toàn đức tính thiêng liêng nhất của một con người: lòng nhân ái, và lời thề số một của một đảng viên cộng sản: "Vì Nhân dân quên mình"! 


Tự Nguyện - Trọng Tấn

----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Dấu hiệu sai phạm của Trưởng Công an TP Thanh Hóa đã rõ

Dân trí Chiều 4/1, tại buổi họp báo Bộ Công an, trả lời câu hỏi về việc quá trình thanh tra đối với ông Nguyễn Chí Phương, Trưởng Công an TP Thanh Hoá, bị tố cáo nhận tiền chạy án, Thiếu tướng Lương Tam Quang, Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, theo kết luận thanh tra, dấu hiệu sai phạm đã rõ...



Thiếu tướng Lương Tam Quang, Chánh Văn phòng Bộ Công an.
Thiếu tướng Lương Tam Quang, Chánh Văn phòng Bộ Công an.
Tại buổi họp báo, liên quan đến vấn đề hoath động tín dụng đen gây nhức nhối trong dư luận thời gian qua, Thượng tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, hoạt động tín dụng đen không còn “đóng khung” trong lãnh thổ Việt Nam mà đã vượt ra cả bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Về vấn đề này Bộ Công an sẽ kiến quyết đấu tranh nhưng cũng thận trọng vì liên quan đến các nước khác.
Trả lời về việc quá trình thanh tra đối với ông Nguyễn Chí Phương, Trưởng Công an TP Thanh Hoá, bị tố cáo nhận tiền chạy án, Thiếu tướng Lương Tam Quang, Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, hiện Thanh tra đã có kết luận sai phạm. Dấu hiệu sai phạm thì đã rõ nên Thanh tra đã chuyển cơ quan CSĐT của Bộ Công an tiếp tục điều tra và sẽ xử lí nghiêm. Khi có kết quả điều tra, Bộ Công an sẽ công bố công khai.
Cũng tại buổi họp báo, Thiếu tướng Lương Tam Quang, Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, thông tin về việc khởi tố ông Nguyễn Bắc Son, cựu Bộ Trưởng Bộ Thông tin truyền thông trên mạng xã hội là chưa chính xác. 
Tuấn Hợp

TRUY TỐ NGUYÊN TỔNG GIÁM ĐỐC LIÊN DOANH VIỆT - NGA VIETSOPETRO

Truy tố nguyên Tổng Giám đốc Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng số 03/Ctr-VKSTC-V3 và phân công Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro (VSP).

Các bị can Từ Thành Nghĩa (phải) và Võ Quang Huy. Ảnh: dantri.com.vn

Hai bị can trong vụ án này gồm: Từ Thành Nghĩa (sinh năm 1962, nguyên Tổng Giám đốc VSP), Võ Quang Huy (sinh năm 1961, nguyên Chánh kế toán VSP) bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 355, khoản 4, điểm a – Bộ luật Hình sự năm 2015.

Theo cáo trạng, Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro (VSP) tiền thân là Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro, là một tổ chức kinh tế được thành lập ngày 19/6/1981 và hoạt động theo Hiệp định liên Chính phủ giữa Việt Nam và Liên Xô trước đây, nay là Cộng hòa Liên bang Nga. Tổ chức và hoạt động của VSP chịu điều chỉnh của điều ước quốc tế mà Chính phủ hai bên đã ký kết (gọi là các Hiệp định liên Chính phủ); ngoài ra, hoạt động của VSP còn tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác. Theo Hiệp định gần nhất giữa Việt Nam và Liên bang Nga ký kết ngày 27/10/2010, thời hạn hoạt động của VSP đến năm 2030; vốn điều lệ của VSP là 1,5 tỷ USD, trong đó Chính phủ Việt Nam góp 51% (tương đương 765 triệu USD) và Chính phủ Liên bang Nga góp 49% (tương đương 735 triệu USD). 

Từ cuối năm 2008, VSP bắt đầu sử dụng dịch vụ mở tài khoản thanh toán và một số hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank). Đến năm 2009, thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) về việc ưu tiên sử dụng dịch vụ tài chính của OceanBank là ngân hàng mà PVN góp 20% vốn điều lệ, VSP phát sinh nhiều hợp đồng gửi tiền có kỳ hạn, thường xuyên duy trì số dư lớn trên tài khoản thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn) tại OceanBank Chi nhánh Vũng Tàu.

Cụ thể, từ cuối năm 2008 đến năm 2014, VSP ký 54 hợp đồng tiền gửi VND, tổng số tiền 13.200 tỷ đồng; ký 70 hợp đồng tiền gửi USD, tổng số tiền 1 tỷ, 260 triệu USD. Đối với tiền gửi không kỳ hạn, VSP mở 4 tài khoản thanh toán (gồm 3 tài khoản VND và 1 tài khoản USD) tại OceanBank với số dư hàng tháng duy trì từ 200 tỷ đồng đến 900 tỷ đồng và từ 10 triệu USD đến 400 triệu USD, được OceanBank trả lãi hơn 49,7 tỷ đồng và 595.283,41 USD.

Theo chủ trương và chỉ đạo của Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank) về việc chi trả lãi ngoài tiền huy động vốn cho khách hàng gửi tiền trên toàn hệ thống OceanBank, trong thời gian từ năm 2013 – 2014, Nguyễn Minh Thu (nguyên Tổng Giám đốc OceanBank) đã 5 lần nhận tiền từ tài khoản của các cá nhân tại Chi nhánh Vũng Tàu và Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh do Hội Sở OceanBank chuyển vào để chi tiền ngoài hợp đồng cho Từ Thành Nghĩa, Võ Quang Huy.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao xác định, với vai trò là lãnh đạo của Liên doanh Việt – Nga Vietsovptro (VSP), trong năm 2013 – 2014, hai bị can Từ Thành Nghĩa và Võ Quang Huy đã quyết định việc gửi tiền của VSP vào Ngân hàng OceanBank, do đó đã được Nguyễn Minh Thu (nguyên Tổng Giám đốc OceanBank) chi tiền ngoài hợp đồng (còn gọi là tiền chi chăm sóc khách hàng). Cụ thể, Võ Quang Huy đã nhận và chiếm đoạt 6,7 tỷ đồng và 130. 000 USD; Từ Thành Nghĩa đã nhận và chiếm đoạt 1,5 tỷ đồng và 30.000 USD. Trên cơ sở đó, Viện Kiểm sát cho rằng có đủ cơ sở xác định hành vi của hai bị can phạm vào tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 280 – Bộ luật Hình sự năm 1999. Tuy nhiên căn cứ Nghị quyết 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Hình sự thì hành vi của các bị can bị khởi tố, truy tố theo Điều 355 – Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017.

Kim Anh (TTXVN)


Truy tố nguyên Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Đại Tín

SGGP
Ngô Trí Đức (45 tuổi, nguyên Phó Tổng Giám đốc, nguyên Thành viên Hội đồng đầu tư Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín (Ngân hàng Đại Tín), chi nhánh Sài Gòn bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Ngày 6-1, thông tin từ Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (VKSND) cho biết, cơ quan này vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Ngô Trí Đức (45 tuổi, nguyên Phó Tổng Giám đốc, nguyên Thành viên Hội đồng đầu tư Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín (Ngân hàng Đại Tín), chi nhánh Sài Gòn về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Cụ thể, cáo trạng xác định, từ tháng 5-2010 đến tháng 2-2012, Ngô Trí Đức là Giám đốc Chi nhánh Sài Gòn của Ngân hàng Đại Tín đã buông lỏng quản lý, không thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ, dẫn đến việc Vũ Thị Như Thảo, Phó Giám đốc; Ngô Thị Ngân, thủ quỹ và một số nhân viên phòng kế toán, phòng ngân quỹ của chi nhánh lập và hạch toán thu khống tiền mặt vào kho quỹ, sau đó chi khống tiền mặt theo các chứng từ giải ngân các khoản vay của Công ty Phương Trang, đẩy dư nợ cho công ty này nhằm che giấu việc lập và hạch toán thu khống tiền mặt trên. Sau đó Ngô Thị Ngân đã rút tiền mặt từ Ngân hàng Nhà nước nhưng không đem về nộp kho quỹ ngân hàng theo lệnh điều chuyển vốn mà đem số tiền đến phòng làm việc của Hứa Thị Phấn, giao cho khách hàng, gây thiệt hại cho Ngân hàng Đại Tín hơn 5.100 tỷ đồng.
Trước đó, trong phiên tòa xét xử Hứa Thị Phấn, nguyên cố vấn cao cấp Ngân hàng Đại Tín (người chiếm cổ phần chủ yếu của ngân hàng này), Tòa án nhân dân TPHCM đã tuyên phạt bị cáo Phấn 20 năm tù; các đồng phạm khác bị tuyên án từ 4 đến 10 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Hội đồng xét xử cũng kiến nghị Cơ quan điều tra Bộ Công an xem xét trách nhiệm của Ngô Trí Đức liên quan đến các hành vi phạm tội của Hứa Thị Phấn.
ĐỖ TRUNG

Ông Lê Tấn Hùng bị kỷ luật cảnh cáo

Tổng giám đốc Sagri bị nâng mức kỷ luật lên cảnh cáo, do các vi phạm trong điều hành, hạch toán và quyết toán.



Ủy ban kiểm tra Thành ủy TP HCM chiều 11/1 ban hành quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Lê Tấn Hùng - Bí thư Đảng ủy, thành viên không chuyên trách Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri).
Cùng mức kỷ luật còn có bà Nguyễn Thị Thúy, đảng ủy viên, Giám đốc Tài chính - kế toán, kế toán trưởng Sagri.
Ông Hùng và bà Thủy bị cho là vi phạm nghiêm trọng về kế toán trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hạch toán và quyết toán kinh phí hợp đồng tham quan, học tập cho cán bộ công nhân viên trong năm 2016-2017.
Trụ sở Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn. Ảnh: Sagri.
Trụ sở Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn. Ảnh: Sagri.
Ông Hùng là em của nguyên Bí thư Thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải. Ông Hùng và bà Thúy đã ký và chi khống hơn 13 tỷ đồng cho cán bộ, người lao động đi học tập nước ngoài. Khi xác minh tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an TP HCM, 40 trong 70 người tham gia chuyến đi nước ngoài không có trong danh sách, số còn lại không có thông tin trên hệ thống xuất nhập cảnh.
Kết luận của Thanh tra thành phố trước đó chỉ ra hai sai phạm về quản lý đất đai và điều hành Sagri. Trong đó, sai phạm liên quan đất đai đã xảy ra từ hai nhiệm kỳ trước, còn sai phạm trong quản lý điều hành thuộc về Tổng Giám đốc Lê Tấn Hùng.
Căn cứ mức độ sai phạm, Hội đồng kỷ luật lần đầu đưa ra hình thức kỷ luật khiển trách ông Hùng và bà Thúy. Tuy nhiên, UBND thành phố cho rằng mức kỷ luật này chưa chính xác nên chỉ đạo xem xét lại.
Liên quan các sai phạm tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn, mới đây Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra 3 vấn đề là: cho thuê đất, hợp tác đầu tư chưa có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, đầu tư kinh doanh trên đất ngoài ngành. Cụ thể, đơn vị này sử dụng sai 1.900 ha đất và đề nghị Chủ tịch UBND TP HCM xử lý.
Ngoài sai phạm trên, nhiều dự án hợp đồng, liên kết với các đơn vị ngoài của Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn bị cho là thực hiện không chặt chẽ, sai quy định... dẫn đến khả năng khó thu hồi hàng chục tỷ đồng vốn đã đầu tư, hợp tác.
Hữu Công

Đình chỉ chức Bí thư Đảng ủy của ông Hoàng Như Cương

SGGP
Đảng ủy khối Dân - Chính - Đảng TPHCM đã có quyết định đình chỉ chức vụ Bí thư Đảng ủy của ông Hoàng Như Cương, Phó Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị (MAUR). 
Trước đó, ông Hoàng Như Cương tự ý đi nước ngoài khi chưa được các cơ quan có thẩm quyền cho phép và đến nay, sau hơn một tháng vẫn chưa về.
Ngoài ra, trong tháng 12-2018, ông Cương cũng nhờ người gửi đơn xin nghỉ việc đột xuất đến các cấp quản lý. Trong đơn xin nghỉ việc đột xuất, ông Hoàng Như Cương có nêu lý do đi nước ngoài vì các con ông đang sinh sống và làm việc tại Mỹ đang có sự cố xảy ra. Ông Cương cũng đề nghị lãnh đạo MAUR báo cho UBND TPHCM việc ông đi mà chưa được sự cho phép.
Trước đó, ngày 4-1, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã trao quyết định miễn nhiệm chức vụ Trưởng ban MAUR đối với ông Lê Nguyễn Minh Quang; đồng thời trao quyết định điều động và bổ nhiệm ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TPHCM, giữ chức Trưởng ban MAUR.
KIỀU PHONG

Bắt cựu Phó Tổng giám đốc công ty VNPharma

RFA
2019-01-16
Công ty cồ phần VNPharma
Công ty cồ phần VNPharma
Courtesy of thanhniennews.vn
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an vừa bắt tạm giam Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần VN Pharma, Phan Xuân Thiện, và Hoàng Trúc Vy, nguyên là nhân viên Phòng nghiên cứu phát triển của công ty để điều tra tội “sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh”. Thông tấn xã Việt Nam đưa tin hôm 16/1/2019.
Theo báo trong nước, ông Phan Xuân Thiện là người giới thiệu cho bà Hoàng Trúc Vy thuê dược sĩ Phạm Văn Thông viết hồ sơ kỹ thuật thuốc. Dù ông Thiện biết rõ xuất xứ lô thuốc và con dấu của Công ty Helix Canada là giả nhưng vẫn để cho cựu tổng giám đốc công ty cổ phần VN Pharma, ông Nguyễn Minh Hùng, thực hiện hành vi hợp thức hóa để tiêu thụ.
Bị cáo Hùng và Cường bị bắt giam ngày 19/9/2014 và được tại ngoại ngày 17/3/2017.
Tại phiên sơ thẩm vào tháng 8/2017, TAND TP. HCM đã tuyên ông Nguyễn Minh Hùng và ông Võ Mạnh Cường mức án 12 năm tù về tội Buôn lậu. 7 bị cáo đồng phạm nhận từ 2 năm
tù treo tới 5 năm tù về tội Buôn lậu hoặc Làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức.
Sau đó khi xét xử phúc thẩm, ngày 30/10/2017, Tòa án nhân dân cấp cao tại TP HCM đã tuyên huỷ toàn bộ bản án, yêu cầu điều tra lại và kiến nghị điều tra hàng loạt cá nhân liên quan.
Đây là vụ án được nhiều người Việt Nam chú ý vào năm 2017 vì cơ quan chức năng thuộc ngành y tế của chính phủ Hà Nội để lọt việc nhập vào trong nước hơn 9.000 hộp thuốc đặc trị ung thư giả H Capita.

Chủ tịch và Phó chủ tịch tỉnh Đăk Nông bị kỷ luật

Hai lãnh đạo tỉnh Đăk Nông bị khiển trách, cảnh cáo vì trực tiếp ký quyết định cho thuê đất, giao rừng, bồi thường rừng không đúng quy định.



Chiều 17/1, Ủy ban Kiểm tra Trung ương ra thông báo kỳ họp thứ 33 (ngày 14-16/1) về việc khiển trách ông Nguyễn Bốn, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh Đăk Nông; cảnh cáo ông Trương Thanh Tùng, Phó chủ tịch tỉnh này.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đăk Nông xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự Đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021.
Ông Nguyễn Bốn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông. Ảnh: PV
Ông Nguyễn Bốn, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông. Ảnh: PV
Trước đó tại kỳ họp 32, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Đăk Nông nhiệm kỳ 2016-2021. Cơ quan kiểm tra xác định, Ban cán sự Đảng này đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, để UBND tỉnh có nhiều vi phạm trong công tác giao đất, giao rừng, cho thuê đất, cho thuê rừng, quản lý, bảo vệ rừng và bồi thường rừng.
Những việc nêu trên đã gây thiệt hại, thất thu ngân sách nhà nước, để mất rừng, rừng bị phá, lấn chiếm với diện tích lớn, phát sinh tranh chấp, khiếu kiện phức tạp, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định, ông Nguyễn Bốn - Phó bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch tỉnh chịu trách nhiệm chính về những vi phạm của Ban cán sự đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021. Ông Bốn cũng thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, để xảy ra nhiều vi phạm trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; trực tiếp ký quyết định cho thuê đất, giao rừng, bồi thường rừng không đúng quy định pháp luật.
Ngoài ra, ông Trương Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó chủ tịch tỉnh, cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021; trực tiếp ký một số quyết định giao đất, cho thuê đất, giao rừng, cho thuê rừng và chỉ đạo việc bồi thường rừng không đúng quy định.
"Những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng UBND tỉnh Đăk Nông nhiệm kỳ 2016-2021, ông Nguyễn Bốn và ông Trương Thanh Tùng là nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức Đảng và chính quyền địa phương, gây dư luận xấu trong xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật", Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu.
Khai trừ khỏi Đảng đại tá Đỗ Minh Tân
Tại kỳ họp, Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định, ông Đỗ Minh Tân trong thời gian giữ chức vụ Trưởng Công an huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tác động, tiếp tay cho hành vi lập hồ sơ khống xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vi phạm các quy định về đất đai, bảo vệ và phát triển rừng, dẫn đến rừng bị chặt phá với diện tích lớn, nhiều cán bộ, đảng viên bị kỷ luật và xử lý hình sự. Ông Tân cũng được cho là đã bao che, hướng dẫn cho đối tượng đối phó với cơ quan điều tra, gây khó khăn cho hoạt động điều tra.
Khẳng định vi phạm của ông Tân là rất nghiêm trọng, có biểu hiện vụ lợi cá nhân, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng và ngành công an nhưng mức kỷ luật của các tổ chức Đảng ở tỉnh Phú Yên chưa tương xứng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định khai trừ ông Tân ra khỏi Đảng.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng xác định, ông Hồ Văn Thế trong thời gian giữ chức Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, không chấp hành chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh trong việc xem xét, xử lý đối với công chức vi phạm; vi phạm quy định của Nhà nước trong thực hiện các dự án đầu tư xây dựng điểm định canh, định cư, ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của dự án.
Cơ quan kiểm tra Trung ương cho rằng vi phạm của ông Hồ Văn Thế là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng và cơ quan, nhưng mức kỷ luật của các tổ chức Đảng ở tỉnh Quảng Ngãi chưa tương xứng. Vì vậy, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định cảnh cáo đối với ông Thế.
Hoàng Thùy

Trưởng công an TP Thanh Hóa nhận tiền 'chạy án' bị tước quân tịch

Đại tá Nguyễn Chí Phương, Trưởng công an TP Thanh Hóa, bị Bộ trưởng Công an tước quân tịch. Ông Phương có dấu hiệu phạm tội nhận hối lộ.
Chiều 25/1, tại trụ sở Công an TP Thanh Hóa, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa công bố quyết định số 558 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc tước quân tịch đối với đại tá Nguyễn Chí Phương, Trưởng công an thành phố.
Ông Phương trước đó bị cấp dưới tố nhận 260 triệu đồng để “chạy án”. Thanh tra Bộ Công an kết luận hành vi nhận tiền này của đại tá Phương là có dấu hiệu phạm tội nhận hối lộ.
Truong cong an TP Thanh Hoa nhan tien 'chay an' bi tuoc quan tich hinh anh 1
Đại tá Nguyễn Chí Phương, Trưởng công an TP Thanh Hóa. Ảnh: Cổng thông tin điện tử TP Thanh Hóa.
Thanh tra kiến nghị Bộ Công an thi hành kỷ luật với hình thức tước danh hiệu Công an Nhân dân đối với đại tá Nguyễn Chí Phương, chuyển vụ việc cho cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.
Liên quan đến vụ việc, 5 cán bộ chiến sĩ khác của Công an TP Thanh Hóa cũng bị xem xét trách nhiệm vì có biểu hiện bao che tội phạm.
Trước đó, vào ngày 28/11, mạng xã hội lan truyền đoạn ghi âm dài hơn 20 phút, tố cáo đại tá Nguyễn Chí Phương, Trưởng công an TP Thanh Hóa, nhận 260 triệu để "chạy án" cho cấp dưới.
Trao đổi với Zing.vn, đại tá Phương thừa nhận giọng nói trong đoạn ghi âm được phát tán trên mạng xã hội là của ông và có cuộc trò chuyện đó. Theo ông, cuộc trao đổi diễn ra ngày 19 hoặc 20/7 và việc "đưa quà" là có thật nhưng phủ nhận việc nhận tiền.
Chiều một ngày sau, anh Đ.Đ.H. (29 tuổi, trú xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) xác nhận mình là người có đơn tố cáo kèm đoạn ghi âm gửi đến nhiều cơ quan chức năng sau khi không đòi lại được số tiền 260 triệu đồng đưa cho đại tá Nguyễn Chí Phương, Trưởng công an TP Thanh Hóa, để nhờ "chạy án".
Anh H. cho biết đã đưa lần lượt số tiền 50 triệu đồng, 200 triệu đồng và 10 triệu đồng cho đại tá Phương để nhờ giúp mình thoát tội trộm chiếc xe máy ở cơ quan.
Tuy nhiên, anh này vẫn bị tước quân tịch và bị khởi tố bị can về hành vi Trộm cắp tài sản. Sau đó, H. bị TAND TP tuyên phạt 9 tháng cải tạo không giam giữ. Sau đó, anh ta nhiều lần gặp đại tá Phương, đòi số tiền 260 triệu đồng nhưng không được.
Mãi đến ngày 19/11, anh được đại tá Phương gọi điện, mời đến cơ quan để thống nhất số tiền đã đưa để nhờ “chạy án”. Tại đây, đại tá Phương trả cho H. 150 triệu đồng. H. cho rằng anh không nhận đủ 260 triệu đồng nên bỏ về. Toàn bộ cuộc trò chuyện này, H. ghi âm lại.
Sau đó, H. đã gửi đơn tố cáo kèm đoạn ghi âm đến 30 cơ quan chức năng ở trung ương và địa phương.
Sau khi báo chí đưa tin, đại tá Phương bị tạm đình chỉ công tác 1 tháng, thời gian từ 3/12/2018, để Thanh tra Bộ Công an xác minh, làm rõ nội dung tố cáo ông này nhận tiền "chạy án".

Bà Dương Thị Bạch Diệp và nhiều cựu lãnh đạo TP HCM bị bắt

Nữ đại gia bất động sản bị cáo buộc lừa đảo liên quan Ngân hàng Agribank, hoán đổi tài sản công tại Sở Văn hóa.


Bà Dương Thị Bạch Diệp tại cơ quan điều tra. Ảnh: Bộ Công an.
Bà Dương Thị Bạch Diệp tại cơ quan điều tra. Ảnh: Bộ Công an.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) ngày 18/1 bắt giam bà Dương Thị Bạch Diệp (Giám đốc Công ty Diệp Bạch Dương) về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Liên quan vụ án, ông Nguyễn Thành Tài (nguyên Phó chủ tịch thường trực UBND TP HCM); Trần Nam Trang (Phó Giám đốc Sở Tài chính); Nguyễn Thành Rum (nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch), Vy Nhật Tảo (nguyên Giám đốc Trung tâm Ca nhạc nhẹ TP HCM) bị bắt giam về tội Vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo Điều 219 BLHS 2015.
Nhà chức trách xác định các bị can vi phạm quy định về quản lý, hoán đổi tài sản công tại Trung tâm ca nhạc nhẹ (thuộc Sở Văn hóa TP HCM) với Công ty Diệp Bạch Dương, Agribank chi nhánh TP HCM và các cơ quan liên quan. Việc này gây thất thoát và thiệt hại nghiêm trọng tài sản của Nhà nước.
Trước đó, ông Nguyễn Thành Tài đã bị tạm giam ngày 8/12/2018 để điều tra hành vi giao khu "đất vàng" 8-12 Lê Duẩn (quận 1) không qua đấu thầu, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.
Ông Nguyễn Thành Tài tại cơ quan điều tra. Ảnh: Bộ Công an.
Ông Nguyễn Thành Tài tại cơ quan điều tra. Ảnh: Bộ Công an.
Bà Dương Thị Bạch Diệp 71 tuổi, quê Bình Định, nổi danh do sở hữu quỹ đất lớn và đắc địa tại TP HCM. Nhưng sự kiện khiến tên tuổi bà nổi bật trong giới đại gia là việc mua chiếc Rolls-Royce biển số tứ quý 7, đắt tiền và sang nhất Việt Nam ở thời điểm đầu năm 2008. 
Những năm gần đây Công ty Dương Bạch Diệp bị vướng thông tin phá sản, trốn nợ khiến nữ đại gia phải đứng ra cải chính, khiếu nại.
Tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí:
Người nào được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước mà vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản, gây thất thoát, lãng phí từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng; hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù 1-5 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 3-12 năm: Vì vụ lợi; có tổ chức; dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; gây thiệt hại về tài sản từ 300 triệu đồng đến dưới một tỷ đồng.
Phạm tội gây thiệt hại về tài sản một tỷ đồng trở lên, thì bị phạt tù 10-20 năm.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Phạm Dự
                                      
Lật lại hồ sơ tội ác của ông giời con Trương Quý Dương - cựu giám đốc Bệnh Viện Tỉnh Hòa Bình

Khởi tố ông Trương Quý Dương - nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình


Ông Trương Quý Dương tại buổi họp báo ngay sau xảy ra sự cố chạy thận hồi tháng 5.2017. Ảnh: Thùy Linh.

Ông Trương Quý Dương tại buổi họp báo ngay sau xảy ra sự cố chạy thận hồi tháng 5.2017. Ảnh: Thùy Linh.
Liên quan đến sự cố chạy thận làm 9 người tử vong tháng 5.2017, ngày 24.8, đại tá Phạm Hồng Tuyến, Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình cho biết cơ quan điều tra đã khởi tố bị can đối với ông Trương Quý Dương - nguyên Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh, về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo kết luận của Công an tỉnh Hòa Bình, với tư cách là Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh, ông Dương đã giao cho Phòng vật tư phối hợp Khoa hành chính thực hiện hợp đồng thay thế, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện, Phòng vật tư và Khoa hồi sức tích cực đã không báo cáo tiến độ, cách thức thực hiện cho lãnh đạo bệnh viện.
Kết luận điều tra cũng khẳng định, việc ký hợp đồng giữa ông Dương và ông Đỗ Anh Tuấn (Giám đốc Công ty Thiên Sơn) đúng quy định pháp luật. CQĐT đã giám định các trang thiết bị, vật tư phục vụ chạy thận đều đảm bảo chất lượng.
Về trách nhiệm của người đứng đầu bệnh viện nơi xảy ra sự cố y khoa làm 9 bệnh nhân tử vong, Công an tỉnh Hòa Bình điều tra bổ sung, xác định ông Trương Quý Dương chưa sâu sát khi đảm đương vai trò giám đốc đơn vị này.
Kết luận điều tra bổ sung nêu rõ: Trong quá trình lãnh đạo, điều hành, ông Trương Quý Dương chưa sâu sát trong thực hiện chức trách người đứng đầu bệnh viện. Cụ thể, từ năm 2015 đến 2017, không có quyết định giao phụ trách đơn nguyên thận cho cá nhân cụ thể để điều hành hoạt động đơn nguyên. Không có quyết định giao hệ thống RO số 2 cho cá nhân trong khoa Hồi sức tích cực đảm nhiệm.
Từ khi có quyết định thành lập đơn nguyên thận, giám đốc không chỉ đạo ban hành văn bản quy định cụ thể về quy trình bảo quản, sửa chữa, bàn giao đưa vào hệ thống lọc nước RO số 2; qua đó để xảy tình trạng vận hành, sử dụng hệ thống RO tùy tiện trong thời gian dài.
Theo kết luận điều tra, với vai trò là người đứng đầu cơ quan “chịu trách nhiệm về toàn bộ về mọi mặt hoạt động của bệnh viện và pháp luật của nhà nước”, ông Trương Quý Dương phải chịu liên đới của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Do đó, 9.1.2018, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã có công văn số 95 thông báo và đề nghị Sở Y tế tỉnh Hòa Bình xử lý sai phạm về mặt hành chính theo quy định của ngành y tế.
Trước đó, ngày 7.5.2018, TAND TP Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án trên. Tuy nhiên, sau đó phiên tòa bị hoãn theo đề nghị của các luật sư.
Đến ngày 15.5.2018, TAND TP Hòa Bình mở lại phiên tòa. Sau 12 ngày xét xử (từ ngày 15.5 đến 30.5), đến chiều 5.6, TAND TP Hòa Bình đã tuyên trả hồ sơ để điều tra bổ sung do còn các tình tiết của vụ án cần phải làm rõ.
T.L

Vụ chạy thận làm 9 người tử vong: Vì sao khởi tố nguyên giám đốc BV Đa khoa tỉnh Hoà Bình


Thứ năm, 13/09/2018 | 14:31 GMT+7

Sự kiện:

Tai biến chạy thận tại BV Đa khoa Hòa Bình


Liên quan đến vụ chạy thận làm 9 người tử vong, Cơ quan công an đã quyết định khởi tố ông Trương Quý Dương- nguyên Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngày 11/9, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hoà Bình đã đưa ra bản kết luận điều tra bổ sung lần 2 về vụ án vô ý làm chết người và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra ngày 29/5/2017 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình.
Theo bản kết luận điều tra mới này ông Trương Quý Dương- nguyên giám đốc BV Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã có nhiều sai phạm.
Vụ chạy thận làm 9 người tử vong: Vì sao khởi tố nguyên giám đốc BV Đa khoa tỉnh Hoà Bình - Ảnh 1

Nguyên giám đốc BV Đa khoa tỉnh Hoà Bình Trương Quý Dương bị khởi tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: Infonet

Bản kết luận nêu, ông Trương Quý Dương được Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình điều động và bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Hoà Bình theo Quyết định số 62/QĐ-UB ngày 10/9/2002. Ngày 8/3/2010 ông Trương Quý Dương ký Quyết định số 175/QĐ-BVĐK thành lập Đơn nguyên lọc máu thuộc khoa Hồi sức tích cực, BV Đa khoa tỉnh Hoà Bình, là người đại diện BV Đa khoa tỉnh Hoà Bình ký hợp đồng số 315/BVĐKT-TS ngày 25/5/2017 với Công ty Cổ phần dược phẩm Thiên Sơn, ngày 9/8/2017 bị kỷ luật hình thức cách chức theo Quyết định số 1899/QĐSYT của Giám đốc Sở Y tế.
Với các tài liệu điều tra đã được thu thập, có đủ căn cứ kết luận ông Trương Quý Dương trong quá trình thực hành trách nhiệm có một số sai phạm.
Theo kết quả điều tra, xác minh từ năm 2013 hệ thống lọc nước RO số 2 được sửa chữa 4 lần.
Sau mỗi lần sửa chữa, bảo dưỡng Đơn nguyên lọc máu đều chạy lọc thận cho bệnh nhân trước khi có biên bản nghiệm thu bàn giao sửa chữa và chưa được kiểm tra an toàn hệ thống lọc nước RO sau sửa chữa. Lần sửa chữa, bảo dưỡng cuối cùng là vào ngày 28/5/2017 thì đến ngày 29/5/2017 Đơn nguyên lọc máu đã cho chạy lọc thận khi chưa xét nghiệm nước theo tiêu chuẩn AAMI, chưa có người đứng đầu biên bản bàn giao, nghiệm thu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Với trách nhiệm người đứng đầu BV nhưng do không sâu sát trong lãnh đạo, kiểm tra, giám sát nên ông Trương Quý Dương không nắm được. Vi phạm điều 4, mục I, chương 1, phần II (Quy chế nhiệm vụ, quyền hạn, chức trách cá nhân, quy chế bệnh viện) quy định Giám đốc có nhiệm vụ “Quản lý sử dụng có hiệu quả các thiết bị y tế và tài sản khác trong Bệnh viện”. Cụ thể: Không sát sao trong kiểm tra, chỉ đạo Phòng Vật tư thiết bị y tế xây dựng ban hành quy định vận hành, bảo quản và kỹ thuật an toàn sử dụng máy” mà cụ thể là quy định vận hành, bảo quản và kỹ thuật an toàn sử dụng hệ thống RO2. Dẫn đến việc vận hành và sử dụng tuỳ tiện trong Đơn nguyên lọc máu gây hậu quả nghiêm trọng.
Vi phạm điều 8, mục 1, chương II, phần II (Quy chế nhiệm vụ, quyền hạn, chức trách cá nhân – Quy chế bệnh viện) quy định Giám đốc có trách nhiệm “tổ chức bộ máy của bệnh viện cho phù hợp với nhiệm vụ được giao”. Cụ thể: Ông Dương với tư cách là Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Hoà Bình ký ban hành Quyết định số 175/QQĐ-BVĐKY ngày 8/3/2010 thành lập Đơn nguyên lọc máu thuộc khoa Hồi sức tích cực BV Đa khoa tỉnh Hoà Bình khi không có quy định và chưa đủ điều kiện theo quy định, bởi vì:
Tại thời điểm thành lập Đơn nguyên lọc máu thì BV Đa khoa tỉnh Hoà Bình chưa có Phương án thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế theo Nghị định số 432006/NĐ-CP ngày 25/4/2006.
Chỉ đến ngày 26/5/2010, BV Đa khoa tỉnh Hoà Bình mới xây dựng phương án số 378/PA/VBĐKT nếu trên gửi các sở có liên quan và UBND tỉnh nhưng chưa được phê duyệt. Ngày 5/6/2012, Sở Nội vụ có gửi công văn số 862/SNV-QLCC gửi BV Đa khoa tỉnh Hoà Bình nêu BV Đa khoa tỉnh Hoà Bình chưa đủ điều kiện để tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế”.
Vì vậy, tại thời điểm thành lập Đơn nguyên lọc máu thì BV Đa khoa tỉnh Hoà Bình chưa đủ điều kiện để thực hiện quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và biên chế theo Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT/BYT-BNV ngày 23/1/2008 hướng dẫn thực hiện nghị định 43/2006/NĐ-CP”. Nhưng trong Quyết định 175/QĐ-BVĐKT, Giám đốc BV đã căn cứ vào thông tư 02/2008 nêu trên để ra quyết định thành lập Đơn nguyên lọc máu.
Vụ chạy thận làm 9 người tử vong: Vì sao khởi tố nguyên giám đốc BV Đa khoa tỉnh Hoà Bình - Ảnh 2

Ông Trương Quý Dương có nhiều sai phạm trong vụ việc chạy thận làm 9 ngưởi tử vong. Ảnh: VietNamnet

Tiếp theo, cơ quan điều tra kết luận, theo Công văn số 2006/SNV-TCCB&TCPCP ngày 24/8/2018 của sở Nội vụ tỉnh Hoà Bình trả lời công văn của Cơ quan điều tra có nêu “việc ban hành Quyết định 175/QĐ-BVĐK ngày08/3/2010 của Giám đốc BV Đa khoa tỉnh là không có trong văn bản pháp luật nào quy định được phép thành lập tổ chức bên trong thuộc các khoa (phòng) của BV đa khoa và phân cấp, phân quyền cho Giám đốc Đơn vị sự nghiệp thành lập loại hình tổ chức này”.
Từ việc thành lập Đơn nguyên lọc máu khi chưa có quyết định của pháp luật và chưa đủ điều kiện tự chủ về bộ máy tổ chức nên Đơn nguyên lọc máu hoạt động không theo quy định nào của Pháp luật, không có cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động.
Cụ thể chưa bố trí đầy đủ nhân lực cần thiết cho hoạt động chạy lọc thận đảm bảo an toàn cho người bệnh tại Đơn nguyên lọc máu. Từ năm 2015 đến 2017 không có quyết định giao Đơn nguyên lọc máu cho cá nhân cụ thể dẫn tới việc buông lỏng hoạt động điều hành, không có Kỹ sư, Kỹ thuật viên hoặc giao cho ai thực hiện trách nhiệm “”kiểm tra chất lượng nước, chất lượng dịch lọc trước, trong và sau khi lọc máu” (Khoản C, điều 2, mục II, Chương 24 – Quy chế Khoa lọc máu quy định về trách nhiệm của kỹ sư, kỹ thuật viên).
Cũng tại công văn số 913/2018 ngày 6/8/2018 của BV Bạch Mai là đơn vị chuyển giao công nghệ và đạo tạo nhân lực trong lọc máu thận nhân tạo cho BV Đa khoa tỉnh Hoà Bình nêu “các thành phần nhân lực cần thiết và đầy đủ để thực hiện việc chạy thận nhân tạo đảm bảo an toàn cho bệnh nhân lọc máu được quy định tại Quy chế Công tác khoa lọc máu thuốc Quy chế Bệnh viện do Bộ Y tế ban hành năm 1997”.
Không có quy chế hoạt động rõ ràng (Tại điều 2 của Quyết định 175/QĐ-BVĐK-TC về việc thành lập Đơn nguyên lọc máu nêu “Đơn nguyên lọc máu hoạt động theo quy định tại Quy chế Bệnh viện do Bộ Y tế ban hành ngày 19/9/1997”nhưng trên thực tế Đơn nguyên lọc máu hoạt động không theo quy định nào của Quy chế bệnh viện bởi vì thiếu thành phần nhân lực, thiếu quy định vận hành, bảo quản và kỹ thuật an toàn sử dụng máy như nêu trên không ai có trách nhiệm nhận bàn giao hệ thống RO theo quy định và kiểm tra chất lượng nước. Để cho Đơn nguyên lọc máu tự ý sử dụng hệ thống lọc nước RO2 không đảm bảo an toàn sau sửa chữa chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân gây hậu quả nghiêm trọng.
Với các tài liệu điều tra đã thu thập được, xét thấy hành vi vi phạm của ông Trương Quý Dương đã đủ yếu tố cấu thành về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu qảu nghiêm trọng theo quy định tại điều 285 của Bộ luật hình sự năm 1999.
Do đó, ngày 23/8/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hoà Bình đã ra Quyết định khởi tố bị can đối với Trương Quý Dương – Nguyên giám đốc BV Đa khoa tỉnh Hoà Bình về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại điều 285 Bộ luật hình sự năm 1999 nay là điều 360 Bộ luật hình sự năm 2015.
Nguyễn Phượng (T/h)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét