Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN 22

(ĐC sưu tầm trên NET)

Người vô gia cư Mỹ chật vật trong giá lạnh kỷ lục

Thời tiết khắc nghiệt với nền nhiệt ở nhiều nơi luôn dưới 0 độ C khiến nhiều người vô gia cư phải chật vật chống chọi với cái lạnh.

Lốc xoáy vùng cực lan xuống nước Mỹ đã gây ra mùa đông khắc nghiệt nhất trong vòng 20 năm qua cho quốc gia này. Nhiều khu vực, nhiệt độ hạ xuống mức -20 độ C đến -50 độ C khiến cuộc sống của con người gần như “đóng băng” hoàn toàn. Vậy mà, trong cái lạnh buốt giá ấy, hàng loạt người dân vô gia cư vẫn phải co ro ngoài đường vì không có nơi để trú rét. Hình ảnh lẻ loi, vất vả của họ khiến nhiều người không khỏi nhói lòng.

Người vô gia cư Mỹ chật vật trong giá lạnh kỷ lục 1
Nhiệt độ xuống thấp kỷ lục cũng đã ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người dân Mỹ, đặc biệt là những người vô gia cư.

Người vô gia cư Mỹ chật vật trong giá lạnh kỷ lục 2
Rất nhiều người vô gia cư đã tìm đến các trung tâm cứu trợ địa phương để xin được trú tạm khiến các địa điểm này bị quá tải. 

Người vô gia cư Mỹ chật vật trong giá lạnh kỷ lục 3
Khi cả khu phố vắng lặng vì người dân đều ở trong nhà tránh rét thì người đàn ông này lại không có chỗ để trú. Với tất cả quần áo và tấm chăn mỏng manh, ông cố gắng chống chọi với đợt lạnh kỷ lục trong vòng 20 năm qua.

Người vô gia cư Mỹ chật vật trong giá lạnh kỷ lục 4
Trong đợt lạnh kéo dài như này thì những nơi như nhà ga, đường hầm đi bộ... lại trở thành nơi tránh rét hiệu quả cho người vô gia cư.

Người vô gia cư Mỹ chật vật trong giá lạnh kỷ lục 5
Người đàn ông vô gia cư khoác chăn đi bộ gần Quảng trường McPherson, Washington. 

Người vô gia cư Mỹ chật vật trong giá lạnh kỷ lục 6
Những người đàn ông này đang tận dụng toàn bộ số quần áo, chăn màn của mình để chống rét. Những giấc ngủ về đêm dường như không ngon giấc vì lạnh.

Người vô gia cư Mỹ chật vật trong giá lạnh kỷ lục 7
Có vẻ, người đàn ông vô gia cư này đã khá ấm áp trong chiếc "tổ" của mình.

Người vô gia cư Mỹ chật vật trong giá lạnh kỷ lục 8
Một người vô gia cư trùm kín mít từ đầu đến chân để giữ ấm.

Người vô gia cư Mỹ chật vật trong giá lạnh kỷ lục 9
Một người vô gia cư vẫn phải trùm chăn để tìm kiếm thức ăn dù thời tiết vô cùng buốt giá.

Người vô gia cư Mỹ chật vật trong giá lạnh kỷ lục 10

Người vô gia cư Mỹ chật vật trong giá lạnh kỷ lục 11
Một nhóm người vô gia cư cùng nhau chia sẻ ngọn lửa ấm áp giữa trời Đông.

Người vô gia cư Mỹ chật vật trong giá lạnh kỷ lục 12
Cuộc sống đã chật vật nay càng thêm khó khăn.

Người vô gia cư Mỹ chật vật trong giá lạnh kỷ lục 13
Nhiều người vô gia cư tập trung để lấy chút hơi ấm từ chiếc lò sưởi ngoài trời.

Người vô gia cư Mỹ chật vật trong giá lạnh kỷ lục 14
Một chút hơi ấm khiến họ vượt qua mùa Đông khắc nghiệt.

Người vô gia cư Mỹ chật vật trong giá lạnh kỷ lục 15
Có lẽ, trong những ngày này, việc giữ ấm cho cơ thể luôn là điều quan trọng nhất cho những người dân không có nhà.

Người vô gia cư Mỹ chật vật trong giá lạnh kỷ lục 16
Một người vô gia cư cầm tấm biển mong chờ sự giúp đỡ từ người qua đường.
 
Theo
Trang Đỗ (Theo HuffingtonPost) / Pháp Luật Xã Hội

Câu chuyện của những con người tận cùng khốn khổ trên đất Mỹ

Giấc mơ Mỹ là một mục tiêu lớn lao của rất nhiều người trên toàn thế giới, nhưng đằng sau vẻ bận rộn của New York và hào nhoáng của California là rất nhiều những số phận tối tăm khốn khổ trên đường phố.

Nhiếp ảnh gia Brent Walker đã đi khắp nước Mỹ, đặc biệt là các thành phố ở phía nam, nơi giáp với biên giới Mexico, chỉ với mục đích duy nhất là chụp lại chân dung những người "vô hình" trong cộng đồng, nói theo 1 cách nào đó, thì họ sống dưới đáy của quốc gia giàu mạnh số 1 thế giới.

Bên cạnh những tấm ảnh đầy sức mạnh truyền thông, Brent cũng ghi lại những câu chuyện ngắn của nhân vật, phơi bày ra giấc mơ Mỹ vĩ đại và quá xa vời. Dự án mang tên "mặt trái của phương nam" do Brent thực hiện được cộng đồng đón nhận thầm lặng nhưng đầy cảm thông, sức lan tỏa không thua gì dự án "Human of New York" nổi tiếng.

Khoảng 160 nhân vật đã xuất hiện trong "mặt trái của phương nam", họ chụp ảnh tại các bối cảnh khác nhau, nhưng đều có 1 điểm chung là hoang tàn và đổ vỡ, như chính cuộc sống của họ vậy. 

Những con người tàn tật, nạn nhân của những vụ hiếp dâm, nạn nhân của tình trạng bạo lực đường phố, người vô gia cư, người nghiện heroin - Tất cả đều xuất hiện trong dự án gai góc và u tối của Brent, đôi lúc khiến cho người xem cảm thấy sợ hãi và thấy cuộc sống của mình thật quá may mắn và đầy đủ.

Một trong số đó là Jennifer.

Jennifer đang sống ở ngoại ô Atlanta, bang Georgia.

Lớn lên trong một trại trẻ mồ côi rách nát miền nam nước Mỹ, Jennifer phải chiến đấu từ khi đi chưa vững, trong buổi nói chuyện với Brent, Jenni chia sẻ "Tôi hay bị nhốt vào phòng cách ly vì tội đánh nhau, đó là một căn phòng bê tông kín bưng, trống rỗng, họ cho đĩa thức ăn qua 1 cái ô cửa nhỏ, tôi phải ăn bốc vì không được phép dùng thìa nĩa gì, họ sợ chúng tôi tự tử".

"Hãy để tôi kể lại câu chuyện của họ, những người sống bên lề xã hội" - Nhiếp ảnh gia Walker chia sẻ trên trang cá nhân của ông.

Một số hình ảnh trong dự án "mặt trái của phương nam" do nhiếp ảnh gia Brent Walker thực hiện:


Lexis, một cô gái chuyển giới sống tại thị trấn Macon, bang Georgia, cô đã sợ hãi khi gặp Brent vì tưởng anh là cảnh sát.





Vợ chồng ông Ken sống ở Newnan đã bị đuổi ra khỏi nhà từ lâu vì phá sản.



Ông Howard ở Đông Nashville, bang Tennessee sống trong chiếc xe van cũ kỹ 20 năm nay.



Mặc dù còn trẻ tuổi, nhưng Ela đã là một thủ lĩnh đường phố ở Atlanta.



Cô từng bị hiếp dâm, bị tấn công, bị đánh gần chết, rồi lại đứng dậy để chiến đấu, tất cả đều xảy ra trên đường phố.



"Tôi tên là Rambo, tôi sống ở Batcave" - Ông Rambo ở Newnan vui vẻ nói về cái gầm cầu đầy rác của mình.



Một thanh niên vô danh người Mexico cho Brent chụp chữ "Về nhà" anh xăm trên các ngón tay.



Ông TJ Thomas, người tự xưng là con trai bị bỏ rơi của ca sĩ nổi tiếng BJ Thomas.
 



Barbara "tất tay", một cư dân sống ở khu ổ chuột Atlanta cùng Ela.



Nicole từng bị hiếp dâm khi chưa đến tuổi vị thành niên, sau lưng cô là nước Mỹ giàu mạnh trong tâm tưởng nhiều người.



Cây cầu bỏ hoang ở Atlanta là nơi sinh nhai của nhiều người

Nguồn: Thehiddensouth 
 
Theo
Hoàng Ân / Trí Thức Trẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét