Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

BẠN BIẾT CHƯA? 15

(ĐC sưu tầm trên NET)


Những người không nên ăn lạc

Hương Dung , Theo Foods4betterhealth.com


ANTĐ - Lạc là loại hạt rất giàu axit béo không bão hòa đơn, vitamin E, mangan, giàu chất chống oxy hóa và khoáng chất… Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra lạc rất giàu axit béo Omega 3, giúp tóc phát triển khỏe mạnh, giảm tình trạng thưa tóc ở phụ nữ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tận dụng lợi thế này của lạc. 
Người bị bệnh gout

Các chuyên gia y tế cho biết, nguyên nhân gây bệnh gout là do có sự rối loạn chuyển hóa axit uric, làm tăng lượng axit uric trong máu. Chế độ ăn uống nhiều chất béo sẽ làm giảm bài tiết axit uric khiến cho bệnh có xu hướng trầm trọng hơn. Trong khi đó, lạc là một trong những thực phẩm nhiều chất dầu béo và chất protein… vì thế, những người bị bệnh gout không nên ăn nhiều lạc.

Bệnh nhân tiểu đường

Người bị tiểu đường cần phải kiểm soát lượng năng lượng tiêu thụ hàng ngày. Chẳng hạn như việc sử dụng dầu ăn hàng ngày không được quá 3 muỗng cà phê (30g), trong khi đó 18 hạt lạc tương đương với một thìa dầu (10g) khoảng 90 kilocalories. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cũng nên tránh ăn nhiều lạc.

Người đang giảm cân 

Lạc có lượng calo và hàm lượng chất béo cao, đặc biệt là lạc chiên qua dầu ăn thì hàm lượng calo còn tăng gấp đôi. Vì vậy, đối với những người có ý định muốn giảm cân thì nên tránh xa lạc.

Người bị cao huyết áp 

Chế độ ăn của người bị cao huyết áp cần tránh những thực phẩm giàu chất béo. Trong khi lạc có chứa một lượng lớn chất béo, những người bị cao huyết áp ăn lạc sẽ làm cho lượng mỡ trung bình trong máu tăng lên, lượng mỡ trong máu tăng sẽ kèm với hiện tượng xơ cứng động mạch, cao huyết áp, rất có hại cho cơ thể.

Người hay bị nóng trong

Lạc vị ngọt, dễ gây nóng ruột, vì thế những người bị viêm khoang miệng, viêm lưỡi, miệng lưỡi lở loét, chảy máu cam... do chứng nội nhiệt bốc hỏa (nóng trong) sau khi ăn lạc sẽ tăng hỏa khí, làm bệnh tăng nặng và khó thở hơn.

Người vừa phẫu thuật túi mật 

Dịch mật có ý nghĩa rất quan trọng đối với hấp thụ và tiêu hóa chất béo. Sau khi ăn cơm, túi mật co bóp, dịch mật sẽ chảy vào đường ruột để tiêu hóa, hấp thụ thức ăn. Thực phẩm giàu chất béo và protein có kích thích mạnh nhất đối với túi mật, làm cho dịch mật bài tiết ra nhiều. Những người sau khi cắt bỏ túi mật thì không thể tích trữ dịch mật, gây ảnh hưởng đến tiêu hóa chất béo trong lạc và các đồ rán nướng chứa nhiều dầu mỡ khác.

Người bị bệnh phù thũng 

Trong lạc có một loại chất làm đông máu trong thời gian ngắn. Nếu cơ thể bị tổn thương, mạch máu bị phù, ăn lạc có thể sẽ làm cho máu ứ đọng lại, không lưu thông, làm cho bệnh phù thũng nặng thêm.

Phụ nữ mang thai 

Nhóm các nhà nghiên Canada thuộc Bệnh viện Sainte Justine cho biết, ăn lạc trong thời gian mang thai và cho con bú cũng không tốt cho sức khỏe của em bé. Anne Desroches, bác sĩ dị ứng, cùng các đồng sự đã tiến hành nghiên cứu trong vòng 7 năm nhằm tìm ra các yếu tố là nguyên nhân xuất hiện bệnh dị ứng. Kết quả cho thấy, việc ăn lạc trong quá trình mang thai làm sẽ làm nguy cơ mắc bệnh dị ứng của đứa trẻ sau này cao gấp 4 lần. Ngoài ra, việc sử dụng loại thực phẩm này khi cho con bú cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh cho trẻ.

Tuyệt đối không ăn lạc mốc bởi lạc mốc có chứa nhiều chất gây ung thư, gây ngộ độc nên khi sử dụng phải loại bỏ các hạt mốc, hỏng. Đặc biệt là lạc rang húng lìu, bởi khi rang cùng húng lìu, dù lạc bị mốc người ăn cũng rất khó xác định vì đã bị mùi lấn át, màu sắc pha lẫn. Trong nấm mốc thường chứa chất Aflatoxin B1, chất được xem là chất độc gây nên các bệnh ung thư gan, phổi cùng các biến chứng khác. Dù rang lạc nhiệt độ cao cũng không thể loại bỏ hết chất độc này. Vì thế, bạn cần loại bỏ các hạt lạc có các dấu hiệu bất thường như hạt bị đen phía trong, mùi hắc nồng...

Hiểm họa khôn lường vì ngồi nhiều

Thùy Linh, Theo Bubblews
 
ANTĐ -Chúng ta đều biết ngồi quá lâu là không tốt. Những hiểm họa gì sẽ diễn ra trong cơ thể khi ngồi suốt 8 tiếng/ ngày hoặc lâu hơn. 

Thói quen ngồi liên tục một chỗ trong thời gian dài gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể. Các chuyên gia trên tờ Washingtonpost đã mô tả một loạt vấn đề do ngồi liên tục nhiều giờ và một số lời khuyên giúp mọi người cải thiện sức khỏe.

Tổn thương cơ quan bên trong cơ thể

Bệnh tim

Khi ngồi lâu, các cơ ít đốt cháy mỡ và tốc độ lưu thông máu chậm hơn khiến các axit béo dễ làm tắc nghẽn tim. Tình trạng này kéo dài gây cao huyết áp, tăng nồng độ cholesterol trong máu.

Theo các chuyên gia, những người càng ít vận động với “thời gian tĩnh” càng nhiều có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn gấp 2 lần những người năng vận động.

Tụy hoạt động quá mức

Tụy có nhiệm vụ sản sinh insulin, hormone giúp tế bào lấy glucozo từ máu và sử dụng để sinh năng lượng. Tuy nhiên, tế bào trong các cơ ở trạng thái không vận động không phản ứng với insulin khiến tụy tiếp tục tiết ra nhiều hormone nữa. Đây là nguyên nhân gây tiểu đường và một số bệnh khác.

Điều nguy hiểm là sự suy giảm phản ứng với insulin xảy ra chỉ sau 1 ngày ngồi liên tục, theo kết quả một nghiên cứu năm 2011.

Ung thư ruột kết

Nhiều nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa ngồi lâu với sự gia tăng nguy cơ ung thư ruột, ung thư vú và nội mạc tử cung. Các nhà khoa học vẫn chưa lý giải đầy đủ cho vấn đề này, nhưng đã có nhiều giả thiết được đưa ra.

Giả thiết thứ nhất cho rằng insulin dư thừa kích thích sự phát triển của các tế bào có hại. Còn theo một lập luận khác, vận động thường xuyên sẽ đẩy mạnh hoạt động của các chất chống oxy hóa tự nhiên giúp ngăn ngừa quá trình phá hủy tế bào và các gốc tự do, tác nhân tiềm ẩn gây ung thư.

Thoái hóa cơ

Chùng cơ bụng

Khi đứng, di chuyển hay thậm chí ngồi ngay ngắn, cơ bụng căng ra và giữ cho dáng người thẳng. Ngồi sai tư thế không những làm căng cơ lưng mà còn khiến cơ bụng bị suy yếu gây cong vẹo cột sống.

Hông thiếu linh hoạt

Những người ngồi quá nhiều hiếm khi có cơ hội vận động để cơ hông phát triển. Do vậy, hông ngày càng kém linh hoạt. Đây là nguyên nhân hạn chế khả năng di chuyển và độ dài sải chân.

Nghiên cứu khoa học cũng chứng minh rằng suy giảm chức năng cơ hông là lý do khiến người cao tuổi dễ bị té ngã hơn.

Cơ mông suy yếu

Ngồi nhiều khiến vùng mông không phải thực hiện “nhiệm vụ” nào và dần quen với tình trạng này. Vòng ba dần to ra một cách không mong muốn nhưng cơ mông lại suy yếu, hạn chế khả năng vận động.

Các vấn đề về chân

Lưu thông máu kém ở chân

Thời gian ngồi nhiều khiến tuần hoàn máu ở chân giảm. Các vấn đề có thể phát sinh gồm sưng mắt cá chân, giãn tĩnh mạch cho tới hội chứng huyết khối trong tĩnh mạch (DVT) nguy hiểm.

Xương mỏng

Các hoạt động đi, chạy... kích thích hông và xương ở phần dưới cơ thể phát triển với mật độ dầy hơn, chắc chắn hơn. Ngồi lâu khiến xương mỏng dần đi. Tình trạng thiếu vận động như trên là lý do cho sự gia tăng chứng loãng xương trong thời gian gần đây, theo ý kiến của các nhà khoa học.

Kém tập trung

Vận động giúp bơm máu và oxy lên não tốt hơn, đồng thời kích thích sản sinh các hóa chất cải thiện tâm trạng và trí óc. Khi ngồi một chỗ trong thời gian dài, mọi quá trình trong cơ thể đều diễn ra chậm chạp, bao gồm cả hoạt động của não bộ khiến chúng ta khó tập trung.

Đau mỏi cổ

Phần lớn thời gian dân văn phòng “đóng đô” tại bàn làm việc với thói quen chúi đầu về phía bàn phím máy tính hoặc nghiêng nghiêng đầu một bên nghe điện thoại. Hậu quả là các đốt sống cổ bị kéo căng và có thể mất cân đối vĩnh viễn.

Đau vai và lưng

Tư thế ngồi cúi về phía trước còn ảnh hưởng tới cả vai và lưng, đặc biệt là cơ cầu vai, nối cổ và vai.

Thoái hóa cột sống

Ngồi trong thời gian dài với tư thế không đúng khiến đĩa đệm chêm giữa hai phần cứng xương đốt sống suy giảm chức năng giảm sốc cho cột sống, gây đau và phát sinh các vấn đề cột sống.

Thoát vị đĩa đệm

Càng ngồi nhiều mọi người càng đối mặt với nguy cơ thoát vị đĩa đệm cao hơn. Ở tư thế ngồi, trọng lượng phần trên cơ thể dồn vào đốt sống thắt lưng thay vì được phân phối đều dọc theo cột sống.

Gia tăng nguy cơ tử vong

Trong nghiên cứu kéo dài 8 năm rưỡi, những người có thời gian ngồi xem tivi nhiều nhất có khả năng tử vong cao hơn 61% so với những người xem tivi ít hơn 1 giờ mỗi ngày.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét