Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

SIÊU QUẬY 18

 (ĐC sưu tầm trên NET)
Những tên trộm khét tiếng "Bá Đạo" trong Lịch Sử
1. Claude Du Val
Claude Du Val (1643 - 1670) là tên cướp đã trở thành huyền thoại trong lịch sử nước Pháp thế kỷ XVII. Y được sinh ra tại Normandy trong một gia đình quý tộc bị tước danh hiệu và đất đai. Tuổi thơ của y gắn liền với thân phận như một người đầy tớ của các nhà quý tộc. Sau đó, y trở thành một tên cướp. Du Val nổi tiếng là người không tuân thủ theo bất kỳ một quy tắc cướp đường có vũ khí nào và cũng không cần đến bạo lực khi hành động. Y ăn mặc rất thời trang, khác hẳn với hình ảnh một tên cướp bẩn thỉu, vụng về. Vũ khí mà y sử dụng cũng vô cùng đặc biệt - đó chính là sự hấp dẫn. Claude Du Val được miêu tả là một người "đẹp trai, năng nổ và hài hước". Có rất nhiều câu chuyện thú vị về Du Val. Trong đó có điều đặc biệt nổi tiếng là y đồng ý chỉ lấy đi một nửa tiền bạc của một lữ khách nếu vợ của nạn nhân đồng ý khiêu vũ với y. Sau gần 10 năm trốn chạy pháp luật, cuối cùng Du Val cũng bị bắt và bị treo cổ. Từ khắp nơi, phụ nữ ùn ùn kéo theo y, tranh nhau chỉ để được chạm vào tên cướp hào hoa này lần cuối.
2. Jonathan Wild
Jonathan Wild (1683 - 1725) được coi là tên tội phạm khét tiếng nhất của nước Anh trong thế kỷ XVIII. Wild bắt đầu sự nghiệp của mình như một thợ làm khóa. Sau đó, y chuyển đến London và bị tống giam vì những khoản nợ chồng chất của mình. Trong suốt khoảng thời gian bị giam này, Wild không chỉ học được rất nhiều từ những tên tội phạm khác mà còn bắt được đường dây liên lạc với "thế giới ngầm". Rời nhà giam, Wild bắt đầu hành nghề trộm cướp. Khi có đủ tiền, y thiết lập một mạng lưới giao dịch với các tội phạm khác, mua lại hàng hóa bị đánh cắp hoặc lên kế hoạch thực hiện những phi vụ trộm cướp theo ý của mình. Đây là khởi đầu của cuộc sống hai mặt của y. Sau đó, Wild mở một văn phòng trong ngõ Newtoner và liên lạc với những nạn nhân có tài sản bị đánh cắp và hứa sẽ giúp họ tìm lại chúng để hưởng một khoản hoa hồng. Mạng lưới tội phạm của Wild ngày càng được mở rộng. Nếu những "tay sai" của Wild không nghe lời, họ ngay lập tức bị bán đứng cho chính quyền và nhận án tử hình mà không có khả năng làm chứng chống lại Wild. Cùng đó, y liên tục "ra mắt" công chúng và tuyên bố sẽ làm cho đường phố an toàn hơn. Điều này đã chiếm được lòng tin và sự yêu mến của công chúng. Tới năm 1724, đế chế của Wild dần sụp đổ. Sự thật về trò gian lận của y bị phơi bày. Wild bị bắt, bị kết tội và lãnh án tử hình.
3. Richard Turpin
Richard Turpin (1705 - 1739) hay Dick Turpin, là một trong những tay cướp khét tiếng nước Anh. Khi còn ở tuổi niên thiếu, y theo học nghề hàng thịt rồi sau đó mở tiệm bán ở ngoại ô London. Thế nhưng, thay vì mua súc vật từ những nguồn cung cấp hợp pháp thì y trộm cừu và bò từ những trang trại quanh vùng. Chẳng bao lâu sau thì y bị bắt quả tang khi đang trộm 2 con bò mộng. Dick Turpin bỏ trốn về khu Essex và gia nhập vào băng đảng Gregory. Như phần lớn những tên cướp khác, Turpin là một người cộc cằn, hung dữ, xấu xa và không hề có tý lòng nhân từ nào. Từ đây, y chuyên chặn đường cướp xe, giết người, cũng như khủng bố phụ nữ sống ở thôn quê tách biệt, bắt họ nộp hết tài sản quý giá. Đến cuối năm 1737, Dick Turpin đã khét tiếng là tên đạo tặc nguy hiểm. Cuối cùng, Turpin bị bắt vì tội ăn cắp ngựa. Tháng 4/1739, khi bước lên dàn treo thòng lọng, Turpin thao thao bất tuyệt nói một bài diễn văn gần 30 phút để... mua vui cho quần chúng. Sau đó, y chộp lấy thòng lọng, tròng vào cổ mình và nhảy xuống thang. 5 phút sau, Turpin tắt thở.
4. Arthur Barry
Arthur Barry (1896 - 1981) có lẽ chính là tên trộm thượng lưu số 1 trong lịch sử hình sự nước Mỹ. Y là một tên trộm hết sức đặc biệt, chỉ chuyên ăn trộm nữ trang của những kẻ lắm tiền và nổi tiếng trong giới thượng lưu. Barry không chỉ ăn trộm giỏi mà còn là một tay sành sỏi về nghệ thuật. Những kế hoạch của y luôn được thiết kế hết sức tinh vi, vẹn toàn và không gây tổn thương cho bất kỳ ai. Chính những điều này đã khiến y nổi tiếng quốc tế là tên trộm nữ trang siêu đẳng của mọi thời đại. Một đêm, Barry bị bắt quả tang sau khi lọt ổ phục kích. Lúc bị 3 viên đạn ghim vào người và những mảnh kính đâm vào mắt, y đau đớn, tuyệt vọng la lên: "Tôi sẽ không bao giờ ăn trộm nữa". Thế rồi sau đó, y đã thoát đi như có phép lạ và 3 năm sau vẫn ung dung ngoài vòng pháp luật. Cuối cùng, vì ghen tuông, một phụ nữ đã tố giác y. Barry phải lãnh án 18 năm tù giam. Khi được phóng thích, y đã giữ đúng lời hứa, không bao giờ ăn trộm nữa. Barry đến New England và sống một cuộc đời gương mẫu. Arthur Barry được bầu làm hội trưởng hội cựu chiến binh và trở thành một thành viên đáng kính của cộng đồng Worcester.
5. Salvatore Giuliano
Được mệnh danh là Robin Hood đảo Sicily, Salvatore Giuliano (1922 - 1950) trở thành tên cướp nổi tiếng nhất trong lịch sử Italy bởi sự bảnh bao, hào phóng và lịch thiệp. Từ một công dân ở đảo Sicily, Giuliano được biết đến như một hiệp sĩ chuyên cướp của nhà giàu chia cho người nghèo ở địa phương. Đội quân 600 người trung thành với Giuliano đã giết tổng cộng hơn 100 sĩ quan cảnh sát và 40 dân thường, thu hơn 1 triệu USD (khoảng 20,8 tỷ VND theo tỉ giá hiện tại) từ 30 vụ bắt cóc. Giuliano từng viết thư thách thức các quan chức chính quyền và tuyên chiến trên đất Italy. Năm 1949, một lực lượng đặc nhiệm gồm hơn 2.000 quân được tung ra nhằm truy lùng Giuliano trên đảo Sicily và cuối cùng đã bắn chết tên cướp khét tiếng này năm 1950. Trong suốt 7 năm tung hoành của mình, Giuliano được coi là "Vua của những tên cướp trên vùng đất mà mọi tên cướp đều tự coi mình là vua".

Những vụ trộm cướp lớn nhất thế giới

Số đồ trang sức trị giá 136 triệu USD bị cướp đi ở Pháp là một trong những mẻ cá lớn nhất thế giới mà mà lũ trộm cướp thực hiện trong những thập niên gần đây.
In 1978 gangster Jimmy "The Gent" Burke stole $8 million in cash and jewels from John F. Kennedy International Airport, which was considered the largest robbery in U.S. history at the time. Burke died in 1996 while serving a 20-years-to-life sentence in a New York prison when he fell ill with cancer.
Năm 1978, tên trộm Jimmy "The Gent" Burke đã cuỗm 8 triệu USD tiền mặt và nhiều món đồ trang sức tại sân bay Quốc tế John F. Kennedy. Đây được xem là vụ trộm lớn nhất trong lịch sử Mỹ tại thời điểm đó. Burke chết năm 1996 khi đang thụ án 20 năm tù ở New York do bệnh ung thư.
In 1983, six thieves broke into the Brink's-MAT warehouse at Heathrow Airport in London, thinking they would grab £3 million ($4.6 million) in cash. However, they found £28 million ($43 million) worth of gold ingots, diamonds and cash. The thieves tied up the three guards, doused them in gas and said they would light the guards on fire if they didn't give the pass codes to the vault. Just three out of 15 men involved in planning and executing the robbery were ever convicted.
Năm 1983, 6 tên cướp đã xông vào nhà kho Brink's-MAT tại sân bay Heathrow ở London với dự định ăn cắp 3 triệu bảng Anh (4,6 triệu USD) tiền mặt. Tuy nhiên khi đến nơi chúng phát hiện thấy rất nhiều vàng thỏi, kim cương và tiền mặt với tổng giá trị lên tới 43 triệu USD. Chúng trói 3 nhân viên bảo vệ, tưới xăng lên người và dọa sẽ châm lửa đốt nếu họ không cung cấp cho chúng mật mã. Chỉ 3 trong số 15 người đàn ông có liên quan đến việc lên kế hoạch và tiến hành vụ cướp bị kết án sau đó.
In 1990, robbers posing as Boston police officers entered the Isabella Stewart Gardner Museum's security door, then handcuffed the guards on duty to pipes in the basement. The 13 pieces of stolen artwork, including works by Rembrandt and Vermeer, were valued at $500 million. The FBI said in March 2013 it believes it knows who stole the artwork but hadn't recovered the works. A security guard stands outside the museum's Dutch Room where the works were stolen.
Năm 1990, những tên trộm ăn mặc như sĩ quan cảnh sát Boston và đi vào cửa an ninh của khu bảo tàng Isabella Stewart Gardner, sau đó còng tay các nhân viên an ninh vào đường ống nước và nhốt họ xuống tầng hầm để tiếp tục hành động. 13 tác phẩm nghệ thuật, bao gồm các sáng tạo của danh họa Rembrandt và Vermeer, trị giá lên tới 500 triệu USD đã bị đánh cắp. Tháng 4/2013, cục điều tra Liên bang Mỹ nói rằng cơ quan này đã biết được những kẻ ăn trộm nhưng vẫn chưa tìm thấy các tác phẩm trên.
A gang of robbers posing as a landscape company dug a tunnel underneath Banco Central in Fortaleza, Brazil. On a Saturday in August 2005, they broke through concrete and steel into a vault and stole $69.8 million (164,755,150 Brazilian reais). A few involved have been caught, but it remains an open case.
Tháng 8/2005, một nhóm trộm cắp đóng giả nhân viên của một công ty xây dựng cảnh quan, đào hầm để đột nhập vào ngân hàng Banco Central ở Fortaleza, Brazil, và cuỗm đi 69,8 triệu USD. Một số kẻ đã bị bắt, nhưng vụ án đến nay chưa kết thúc.
Wearing suits and in professional disguise makeup, two men stole 43 items worth $65 million (40 million euros) in the middle of the day from Graff Jewelry Store in London in 2009. They threatened employees with handguns while collecting the merchandise, then drove off in a BMW. The two men were later arrested and jailed. Among the stolen items was this platinum diamond pendant hat.
Năm 2009, hai người đàn ông ăn mặc lịch sự đi thẳng vào cửa hàng bán đồ trang sức Graff ở thủ đô London và cướp 43 món đồ với tổng trị giá 65 triệu USD. Chúng dùng súng đe dọa 3 nhân viên trong cửa hàng, llấy đồ, sau đó lái chiếc BMW bỏ đi. Cả hai tên này sau đó đã bị bắt và tống giam. Sợi dây chuyền bằng kim cương này là một trong những món đồ bị cướp.
Cyber criminals from New York stole $45 million from banks globally by breaking into the banks' systems to drastically increase the amount available on the cards, and then used the information about the cards to withdraw money at banks around the world. Seven were charged and the group leader, Alberto Yusi Lajud-Peña, was killed in April 2013. Suspects Elvis Rafael Rodriguez, left, and Emir Yasser Yeje, pose with bundles of cash.
Những tên tội phạm hacker sống ở New York đã xâm nhập vào hệ thống dữ liệu thẻ tín dụng rồi rút tiền ở các máy ATM trên toàn thế giới, tổng cộng số tiền lên đến 45 triệu USD. Bảy người có liên quan đã bị bắt giữ, còn tên cầm đầu Alberto Yusi Lajud-Peña bị giết vào hồi tháng 4/2013. Trong ảnh, hai nghi phạm Elvis Rafael Rodriguez (trái) và Emir Yasser Yeje chụp ảnh cùng xấp tiền đánh cắp được từ ATM.
An armed robber held up a jewelry exhibition in the French resort city of Cannes, stealing jewels worth an estimated $136 million (102 million euros). It took place a little before noon on July 28, 2013, at the Carlton Hotel.
Ngày 28/7/2013, một tên cướp có vũ khí đã lấy đi nhiều món đồ trang sức với trị giá lên tới 136 triệu USD tại khách sạn Carlton ở thành phố Cannes, miền nam nước Pháp.
Phan Tâm (theo CNN)
 
Những vụ siêu trộm cướp ‘hoàn hảo’ nhất trong lịch sử
Sau khi bình tĩnh cướp máy bay và "cuỗm" 200.000 USD năm 1971, tên cướp Dan Cooper nhảy dù xuống vùi đồi núi Portland và "lặn mất tăm" từ đó đến nay.

Thoát tội hoàn hảo

[​IMG]

Ngày 25/2/2009, 3 tên cướp bịt mặt đột nhập khu mua sắm Kaufhaus Des Westens lớn thứ 2 ở châu Âu. Dùng một thang dây, chúng trèo vào tầng chính tòa nhà và trộm đi số trang sức trị giá 5 triệu Euro mà không làm báo động.

Tuy nhiên, chúng lại phạm sai lầm nghiêm trọng là để quên găng tay ở hiện trường. Xét nghiệm DNA sau đó cho thấy, kết quả trùng với 2 anh em sinh đôi Hassan và Abbas O. Theo luật của Đức, mỗi bị cáo bị buộc tội riêng rẽ nhưng do cảnh sát không xác định được DNA, qua đó xác định ai phạm tội gì nên họ buộc phải thả cả 2 anh em. Trong khi đó, tung tích của tên thứ 3 chưa được tìm thấy.


Kẻ chạy trốn nổi tiếng nhất thế giới

[​IMG]
Nhận dạng khuôn mặt tên cướp Dan Cooper.
Này 24/11/1971 và là đêm trước Lễ Tạ ơn, một hành khách tên Dan Cooper đáp máy bay đi Portland, Mỹ. Mặc áo khoác, đeo kính đen và xách một vali, hắn ngồi lặng lẽ cuối máy bay. Sau khi châm thuốc, Cooper đề nghị chiêu đãi viên 1 ly whiskey và đưa tờ nhắn. Tờ giấy viết: “Tôi có bom trong vali. Tôi sẽ dùng nó khi cần thiết. Cô hãy ngồi cạnh tôi. Máy bay đang bị cướp”.

Sau đó, tên cướp đòi 200.000 USD và gửi cho hắn 4 chiếc dù ở Seattle. Khi máy bay hạ cánh, hắn thả hết hành khách, chỉ giữ lại phi công, phi công phụ và chiêu đãi viên. Khi tiền được đưa đến, Cooper lệnh cho phi công cất cánh và hướng máy bay về phía Mexico. Bay đến độ cao 3km, tên cướp liền nhảy dù xuống vùng núi phía Tây Bắc Portland.

Kể từ đó, không ai nghe tin về hắn. Năm 1980, khoảng 6.000 USD được tìm thấy trong một chiếc bọc trên bãi biển nhưng không có dấu vết về tên cướp.


Vụ cướp như phim

[​IMG]
Bên trong bảo tàng Isabella Stewart Gardner.
Ngày 18/3/1990, một nhóm cảnh sát xuất hiện trước cửa Bảo tàng Isabella Stewart Gardner ở Boston và đòi khám xét khu nhà. Không chút hoài nghi, bảo vệ cho họ vào mà không biết đó là những tên tội phạm trá hình. Một “cảnh sát” nói rằng, họ có lệnh bắt giữ một bảo vệ và yêu cầu hắn ta rời vị trí đứng gác. Họ nhanh chóng còng tay người này và một đồng nghiệp khác.

Nhóm cướp sau đó cuỗm đi 13 bức tranh, trong đó có các kiệt tác của Rembrandt, Vermeer và Degas trị giá 300 triệu USD. Đến nay, cảnh sát chưa bắt được ai liên quan đến vụ việc, trong khi các bức tranh vẫn chưa được tìm thấy.


Vụ cướp trên đường phố Nhật

[​IMG]
Chân dung tên cướp thông minh.
Ngày 10/12/1968 tại Tokyo, Nhật Bản, một xe chở tiền của ngân hàng Nihon Shintaku Ginko chuyển 300 triệu Yen (khoảng 817.000 USD) bất ngờ bị một cảnh sát đi xe mô tô chặn lại. Người này báo nhân viên an ninh trên xe rằng, có một quả bom cài phía dưới xe. Vì từng có đe dọa đánh bom với ngân hàng, 4 bảo vệ sợ hãi xuống xe, trong khi “viên cảnh sát” kiểm tra xe.

Ngay sau đó, khói và lửa bất ngờ bốc lên dưới xe, khiến 4 bảo vệ chạy tìm chỗ nấp. Thực chất đó là vụ nổ giả để che mắt và thừa dịp đó, tên cướp đội lốt cảnh sát nhảy lên xe và phóng đi. Mặc dù giới chức sau đó thu thập 120 bằng chứng, xét hỏi 110.00 nghi can và huy động 170.000 nhân viên điều tra nhưng tên cướp vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Năm 1975 là thời hạn vụ án kết thúc và năm 1988, mọi trách nhiệm dân sự liên quan đến vụ việc bị bãi bỏ, nhưng danh tính về tên cướp siêu việt vẫn không bị truy ra.


Vụ trộm kim cương lớn nhất trong lịch sử

[​IMG]
Thiết kế kho bạc bị bọn trộm "ghé thăm".
Đây được xem là vụ trộm kim cương lớn nhất lịch sử tại tại kho bạc “không thể xuyên thủng” ở Antwerp, Bỉ. Nằm sâu 2 tầng dưới mặt đất, căn hầm đươc bảo vệ nghiêm ngặt bởi hệ thống radar, cảm biến nhiệt và chuyển động, từ trường và một lực lượng an ninh hùng hậu. Tháng 2/2003, sử dụng những biện pháp tinh vi, nhóm trộm âm thầm đột nhập vào hầm, mở két và cuỗm đi đống kim cương trị giá 100 triệu USD. Cảnh sát sau đó bắt giữ kẻ cầm đầu là Leonardo Notarbartolo và hắn ta bị tuyên án 10 năm tù. Notarbartolo sau đó khai rằng, giá trị món hàng thực sự là 20 triệu USD và vụ cướp là một phần của âm mưu gian lận tiền bảo hiểm lớn hơn. Dù vậy, số kim cương đến nay chưa chưa được tìm thấy.


Vụ cướp như ảo thuật

[​IMG]

Vụ án bí hiểm này như một trò ảo thuật của David Copperfield. Vào ngày cuối tuần 7/10/1977, một nhân viên ngân hàng đếm đủ số tiền 4 triệu USD tiền mặt và giữ nó trong két sắt, tại tầng hầm của ngân hàng Quốc gia Chicago First. Tuy nhiên, thứ 3 tuần sau, khi đếm lại số tiền, tổng cổng 1 triệu USD gồm các tờ bạc 50 và 100 USD bỗng chốc bốc hơi. Năm 1981, cảnh sát phát hiện số tiền trị giá 2.300 USD cùng serie trong một vụ bắt giữ đường dây ma túy. Tuy nhiên, thủ phạm và số tiền còn lại đều chưa được tìm thấy.


Vụ cướp 108 triệu USD

[​IMG]
Một cửa hàng trang sức ở Paris.
Ngày 4/12/2008, 4 tên cướp, trong đó 3 tên cải trang thành phụ nữ với mái tóc giả màu vàng, xông vào một cửa hàng trang sức nổi tiếng ở Paris, Pháp ngay trước giờ đóng cửa. Khi vào bên trong, chúng lấy súng và một quả lựu đạn để uy hiếp nhân viên cửa hàng. Chưa đầy 15 phút sau, chúng trốn thoát cùng một đống kim cương, ngọc ruby, ngọc lục bảo với giá trị khoảng 108 triệu USD. Các nhà điều tra tin rằng, vụ cướp do băng tội phạm người Serbia có tên Những con báo hồng (Pink Panthers) thực hiện. Chúng từng gây ra các vụ cướp với tổng tài sản lên đến 132 triệu USD nhưng chưa tên nào bị bắt.


Thánh giá vô giá

[​IMG]
Cây thánh giá Tucker.
Thánh giá Tucker được đặt theo tên người thợ lặn Teddy Tucker sau khi ông ta tìm thấy nó năm 1955 ở một con tàu đắm (năm 1594) ngoài bờ biển San Pedro, Mỹ. Cây thánh giá nặng 22 carat vàng và gắn ngọc lục bảo được xem là món đồ vô giá. Tucker sau đó bán nó cho chính phủ Bermuda với số tiền không được tiết lộ. Năm 1975, thánh giá được chuyển tới Bảo tàng Nghệ thuật Bermuda để triển lãm khi Nữ hoàng Elizabeth II ghé thăm. Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển, không ai biết khi nào và làm cách nào mà một tên trộm thay nó bằng đồ giả làm từ nhựa. Có người cho rằng, cây thánh giá bị tháo hết ngọc và bán vào thị trường chợ đen.


...Theo Infonet...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét