Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

ĐỊA LINH NHÂN KIỆT 69

(ĐC sưu tầm trên NET)

Gốc tích dòng họ Vũ

GỐC TÍCH DÒNG HỌ VŨ (VÕ) VIỆT NAM
Dòng họ Vũ (Võ) (miền Bắc gọi là Vũ, miền nam gọi là Võ) là một trong những dòng họ lớn nhất Việt Nam và là một trong số ít dòng có chung một Thuỷ Tổ. Thuỷ Tổ Vũ Hồn vừa là Thần Tổ, Thành Hoàng làng, vừa là Hương Thủy Tổ thờ ở đình làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giàng, tỉnh Hải Dương (xưa có tên là Khê Mỗ, huyện Đường An). Vốn là danh nhân nhà đường sang Việt Nam dựng nghiệp từ năm Ất Hợi (năm 825).
Gia tộc thần phả ở làng Mộ Trạch còn được giữ nguyên vẹn đến ngày nay, kể rằng: vào đời Đường có ông quan tên là Vũ Công Huy khi đi du ngoạn đến ấp Mạn Nhuế, huyện Thanh Lâm , đất Hồng Châu  thấy một kiểu đất đẹp ở giữa cánh đồng mênh mông có 98 gò đất nhỏ bao quanh một gò cao và lớn tựa như 98 ngôi sao chầu về mặt trời “CỬU THẬP BÁT TÚ TRIỀU DƯƠNG” hay còn gọi là “BÁCH NHẠN HỘI SÀO”. Dân chúng trong vùng gọi là Đống Dờm. Ông quan về Trung Quốc đưa hài cốt thân phụ sang táng treo tại gò đất to, đẹp nhất rồi làm nhà tạm để trông nom ngôi mộ. Bia nhỏ khắc dòng chữ “VŨ THỊ TỔ MỘ” (mộ Tổ của họ Vũ). Ông lấy một thiếu nữ con nhà nề nếp ở Mạn Nhuế, tên là Nguyễn Thị Đức. Hai ông bà sống với nhau ở Phúc Kiến – Trung Quốc. Ngày mùng 8 tháng giêng năm Giáp Thân ( năm 804) sinh hạ được người con trai khôi ngô tuấn tú, tên là Vũ Hồn. Năm Canh Ngọ (năm 820) khi Vũ Hồn mới có 16 tuổi, đã thi đỗ kì thi Đình, được vua Đường rất khen ngợi là người có tài thứ nhất trong thiên hạ, xứng đáng là Trạng Nguyên. Ngoài văn hay chữ tốt, Vũ Hồn còn giỏi cả thiên văn, địa lý, phong thủy…Tuy còn trẻ lại có tài có đức nên vua Đường bổ nhiệm làm Lễ Bộ Tả thị Lang (đứng đầu hang quan văn). Đến năm 840, ông được phong chức Đô đài Ngự Sử (trong nom mọi việc trong triều nội). Năm Ất Hợi (năm 825) đời Đường Kính Tông, ông được cử sang An Nam làm Thể sử Giao Châu. Năm Tân Dậu (năm 841), ông được thăng chức An Nam Kinh Lược Sử. Năm Quý Hợi (năm 843) khi cụ 39 tuổi, cụ xin với vua Đường được nghỉ việc quan. Cụ Vũ Hồn đưa mẹ về quê ngoại Việt Nam. Đến vùng Lập Trạch thấy kiểu đất đẹp sẽ phát đại khoa đời nối đời rồi lập nên xóm nhỏ có tên là Khả Mỗ trang (ấp Đáng Mến) do cụ đặt tên, lâu dần chuyển thành Mộ Trạch. Cụ mất ngày mùng 3 tháng chạp năm Quý Dậu (năm 853) hưởng thọ 49 tuổi. Cụ Vũ Hồn có 3 người con:
v                 Đệ nhất lang thi trúng tiến sĩ Nam Quốc
v                Đệ nhị lang thi trúng tiến sĩ Bắc Quốc
v                Đệ tam lang văn võ kiêm toàn biệt phù Chiêm Quốc
(Tư liệu khắc trên bia đá nhà thờ cụ Vũ Uy một trong 18 vị khai quốc công thần triều Lê ở Nông Cống – Thanh Hoá)
Về sau xét công trạng của con cháu họ Vũ và tỏ lòng biết ơn công lao to lớn của cụ từ đời Lê Hoàn đến đời Tự Đức, các vương triều đã lần lượt sắc phong, ban thêm mĩ tự, chức tước cho ngài. Tất cả có 12 lần, 12 đạo sắc với nội dung tôn kính.
Hiện nay, đền thờ ngài ở làng Mộ Trạch được nhà nước Việt Nam xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia, kí ngày 15 tháng 01 năm 1991.
Kể từ khi ngài Vũ Hồn mất, gia phả họ Vũ bị gián đoạn không hiểu vì sao. Dòng họ Vũ như vết dầu loang thiên di đi khắp nơi từ Đường An rồi tời ba trấn Nam, Bắc, Đoài của toàn hạt Bắc Hà.,đến hiện nay, theo bản tổng hợp của các chi tộc lấy chữ đệm ở giữa họ và tên kể từ Vũ Anh, Vũ Bá, Vũ Đình…trên cả nước có tới hàng trăm chi họ.


Nghiêm Hoản

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghiêm Hoản (?-?), còn có tên là Nghiêm Viên, sau được vua Lê Thánh Tông đổi tên là Nghiêm Viện (chữ Hán: 嚴瑗), quê xã Phùng Ninh Giang, huyện Quế Dương, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (nay huyện Quế Võ, Bắc Ninh).

Sự nghiệp

Đỗ trạng nguyên khoa Bính Thìn niên hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496) , đời Lê Thánh Tông. Ông là Phò mã của vua Lê Thánh Tông nhưng mất ngay sau khi đỗ, chưa kịp nhận chức. Trong khoa thi này, thực tế Triệu Nghị Phù (趙誼符) (1462-?), quê xã Đức Lạp, huyện Lập Thạch (nay thuộc huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc) mới là người thi đỗ Trạng nguyên nhưng phạm lỗi nên bị truất xuống Đệ nhị giáp. Có sách ghi là Triệu Tuyên Phù. Sự nghiệp của ông này hiện chưa rõ, nhưng theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục thì sau khi thi đỗ ông lấy công chúa, nhưng khi trở về nhà thì bị vợ đánh thuốc độc chết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét