Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

BÍ ẨN KHOA HỌC 46

(ĐC sưu tầm trên NET)

Những đứa trẻ biết được những thứ chúng chưa từng học – tại sao?
Monday, May 11, 2015 23:54
Khi lên 7, thần đồng nhỏ tuổi Randy đã đột nhiên có một lời tuyên bố như sau:
“Chân lý là lời của Chúa. Những người được Chúa hỏi phải trả lời. Những người không trả lời câu hỏi của Chúa sẽ sợ hãi trước cái chết của họ. Những người trả lời Chúa sẽ tự mở ra cho mình một cuộc sống mới. Chân lý là lời của Chúa”.
Khi được mẹ hỏi liệu có phải cậu có nhớ đoạn văn từ quyển sách nào đó cậu đã từng đọc hay không, Randy trả lời không, rằng cậu chưa từng đọc nó ở bất cứ đâu. Bối rối và ngạc nhiên, mẹ cậu đã chép lại từng từ một trong đoạn trên. Nhà nghiên cứu David Henry Feldman thuộc trường Đại học Tufts đã kể lại trường hợp này trong nghiên cứu mở rộng về 6 đứa trẻ thiên tài có tựa đề “Nature’s Gambit” (Tạm dịch: Nước cờ của tự nhiên).

Một bài diễn thuyết “từ trên trời rơi xuống” khác đã được trình bày trước mặt nhà tâm lý học Joseph Chilton Pearce từ miệng đứa con trai 5 tuổi của ông. Ông Pearce hồi đó giảng dạy bộ môn nhân văn tại trường đại học, ông rất ham mê thần học và trường phái tâm lý học của Carl Jung. Một buổi sáng tại nhà, khi ông đang chuẩn bị cho một lớp học buổi sớm, thì đứa con trai của ông bước vào phòng, ngồi trên gờ giường, và tuôn ra một bài diễn giảng về bản chất của Chúa và nhân loại trong vòng 20 phút. Pearce nhớ lại, con trai ông “đã nói những câu hoàn hảo, chỉnh chu, với một chất giọng đều đều, mà không hề ngắt quãng hay hấp tấp”.
Con trai ông, Pearce nhớ lại, “…đã nói những câu hoàn hảo, chỉnh chu, với một chất giọng đều đều, mà không hề ngắt quãng hay hấp tấp”.
“Cháu sử dụng những thuật ngữ thần học phức tạp và dường như đã bảo với tôi mọi thứ cần biết. Khi nghe cháu nói, tôi đã chấn động và dựng tóc gáy; tôi nổi da gà, và cuối cùng, nước mắt chảy dài xuống gương mặt tôi. Tôi đang ở giữa một hiện tượng kỳ quái không thể giải thích. Chuyến xe buýt đến trường tiểu học của cháu đã đến, còi bắt đầu kêu, và cháu đứng dậy rồi rời đi. Tôi đã mất bình tĩnh và vì thế đến lớp muộn. Điều tôi vừa trải nghiệm thật đáng kinh ngạc, nhưng quá rộng lớn và vượt qua bất kỳ khái niệm nào tôi từng biết cho đến thời điểm đó. Sự chênh lệch (trong kiến thức) lớn đến nỗi tôi hầu như không thể nhớ lại bất kỳ chi tiết nào, gần như chỉ chút ít về nội dung khái quát mà cháu trình bày… Cháu không lấy tài liệu từ tôi. Tôi chưa từng biết về bất cứ thứ gì như cháu mô tả, mà ít ra cũng phải đến giữa độ tuổi ngũ tuần tối mới có thể biết được những kiến thức như thế”.
Cuối ngày hôm đó, khi từ trường về nhà, cháu không nhớ lại được gì về sự kiện trên.
Bé Moriah, 2 tuổi rưỡi, đang ở trường thì đột nhiên chạy đến chỗ các giáo viên, và “khóc thương cho những đứa con của cháu và khẩn thiết cầu xin chúng tôi tìm ra chúng”, theo lời kể của mẹ cháu. Đây là một ghi chép của tiến sĩ Joy Navan, giáo sư danh dự của trường Đại học Murray State, người đã nghiên cứu về những đứa trẻ thiên tài.
Mẹ của Moriah nói tiếp:
“Điều này vẫn tiếp diễn trong khoảng một vài tuần … Trong mỗi lần cháu sẽ cố gắng bảo chúng tôi thêm những điều cần phải biết để tìm ra những đứa trẻ. Cháu nói ra tên của ngôi làng ở Pháp nơi cháu đã sống và miêu tả kho thóc hình tròn nơi cháu nuôi dưỡng ‘những chú ngựa lửa’. Chúng tôi cảm thấy cháu thật sự tin rằng nếu cháu miêu tả vị trí của chúng thì chúng tôi sẽ có thể tìm ra chúng… cháu đã gọi tên 5 đứa trẻ – hai trai và ba gái… Nếu Moriah không tỏ ra quẫn trí và đau buồn rõ ràng như vậy, chúng tôi sẽ không để ý về việc cháu nói đã từng có những đứa con. Nhưng, do nỗi buồn và cảm xúc rất chân thực của cháu, chúng tôi biết phải có điều gì đó ở đây. Trong khoảng thời gian đó Moriah cũng miêu tả về việc qua đời của mình. Tôi nghĩ cháu không biết gì nhiều về điều cuối cùng vì nó khá mờ nhạt; cháu nói cháu đang đi đường trên một cỗ xe thì đâm vào một tảng đá và bị hất ra khỏi con đường”.
Adam, một đứa trẻ sớm phát triển 18 tháng tuổi, đang tắm bồn sau bữa tối. Đột nhiên cậu ngồi bật dậy trong bồn và hét lên “Những kẻ đó! Họ đang đến!” Mắt cậu bé cố định vào một vật thể xa xăm và dường như không nhận thức được bản thân và hoàn cảnh xung quanh. Khi mẹ cậu hỏi “họ” là ai, cậu trả lời với sự kích động đỉnh điểm rằng những người đàn ông mặc đồng phục mang súng đang đến để bắt cậu. Mẹ cậu đã cố gắng an ủi Adam rằng cậu đang an toàn trong ngôi nhà của cậu và bồn tắm ấm áp. Sau đó, một cách đột ngột, cơn kích động của Adam kết thúc, và cậu dường như không nhận thức được điều bất thường vừa xảy ra, Feldman báo cáo.
Trong những trường hợp như vậy, dường như những đứa trẻ nhỏ tuổi này thốt ra những sự việc rõ ràng có ấn tượng mạnh mẽ với chúng, nhưng vượt quá những gì chúng đã đọc hay trải nghiệm. Đối với những người mắc hội chứng bác học, bất kể là bẩm sinh hay qua học tập, những đứa trẻ này “biết những thứ chúng chưa từng học”.
Câu nói trên là của chuyên gia về hội chứng bác học Darold Treffert thuộc trường Đại học Wisconsin, và ông giải thích rằng những người mắc hội chứng bác học—cùng với các thiên tài, cũng như tất cả chúng ta—đều sở hữu trí nhớ gen, cái mà ông gọi là “phần mềm cài đặt trước tại nhà máy”.
Các thiên tài, cũng như tất cả chúng ta—đều sở hữu trí nhớ gen, cái mà ông gọi là “phần mềm cài đặt trước tại nhà máy”.
Ông cho rằng trí tuệ vô thức và khả năng tiềm tàng để thực hiện mọi thứ, là nằm bên trong chúng ta dựa trên các kiến thức và kĩ năng của thành viên trong gia đình. Theo giả thuyết của ông, chúng ta không có ngân hàng ký ức giống nhau; kiến thức và tài năng riêng biệt được phân bổ dọc theo một đường cong chuông (Bell curve) tương tự như với các khả năng thông thường của con người.
Nhưng khi một kỹ năng bác học đột ngột xuất hiện, hay một câu nói về triết lý hay tín ngưỡng phức tạp được đưa ra, hoặc khi một đứa trẻ hồi tưởng lại cái được cho là kiếp trước của chúng, thì lức đó đứa trẻ này đang phát ra một mảng ký ức của tổ tiên nằm ngoài khả năng nhận thức thông thường. Đại khái nó giống như bản năng bay theo hình chữ “V” của loài ngỗng. Chúng không nghĩ về nó, chúng chỉ thực hiện nó.

Nó đại khái giống như bản năng bay theo hình chữ “V” của loài ngỗng. Chúng không nghĩ về nó, chúng chỉ thực hiện nó. (Ảnh: netdna-cdn.com)
Ý tưởng của Treffert đã làm dấy lên nhiều tranh luận. Nó có thể dễ dàng bị đánh giá là phi khoa học, vì các mã gen protein rốt cuộc có chức năng lưu trữ một đặc điểm sinh học (VD: màu mắt)—là rất khác biệt so với việc mã hóa các loại kiến thức đặc biệt.
Tương tự, lý thuyết của ông cũng có thể bị cho là vô nghĩa. Ngay cả nếu các loại kiến thức cụ thể đó giúp tăng năng lực sinh tồn, và do đó được truyền cho các thế hệ sau, thì những khả năng thiên tài giúp ích gì cho việc sinh tồn? Chơi một bản nhạc phức tạp, phác họa chi tiết đến siêu thực các con động vật, viết lại những chữ số thập phân hàng nghìn của con số vô tỉ π (3,14159…)… biết những điều này thì giúp ích gì cho khả năng sinh tồn?
Một cách lý giải khác
Tôi sẽ đưa ra một cách lý giải khác. Những cá nhân đặc biệt mà tôi đã nghiên cứu—những người có cảm giác kèm, Rối loạn Phổ Tự kỷ, những nhà bác học tự học, và những đứa trẻ thiên tài—thường có những điểm chung khác ngoài sự nhạy cảm với môi trường. Đó là khả năng nhạy cảm với tâm linh.
Những cá nhân đặc biệt mà tôi đã nghiên cứu—những người có cảm giác kèm, Rối loạn Phổ Tự kỷ, những nhà bác học tự học, và những đứa trẻ thiên tài—thường có những điểm chung khác ngoài sự nhạy cảm với môi trường. Đó là khả năng nhạy cảm với tâm linh.
Và, mặc dù những đứa trẻ xuất hiện nhận thức bất thường có thể đã dẫn rất nhiều người đi sai đường, nhưng khoa học là một hành trình không ngừng nghỉ mà chúng ta phải nhận thức khiêm tốn rằng còn nhiều thứ mà chúng ta không biết và chưa bao giờ nghĩ tới. Theo cách nói của nhà khoa học thần kinh V.S. Ramachandran thuộc trường Đại học California-San Diego, những hiện tượng bất thường “cho thấy mức độ thiếu hiểu biết trầm trọng của chúng ta”.
Nếu suy xét cẩn thận, khi nghiên cứu những trải nghiệm “ngoài lề” này, chúng ta có thể hiểu biết đầy đủ hơn về cách thức siêu thường mà một số người đặc biệt nhận biết sự việc, thực hiện sự việc, hay nhận thức sự việc.
Michael-Jawer
Michael Jawer đã nghiên cứu nền tảng thân-tâm của tính cách và sức khỏe trong 15 năm qua. Quyển sách mới nhất của ông, viết chung với Thạc sĩ, Tiến sĩ Marc Micozzi, là “Your Emotional Type” (Trạng thái Cảm xúc của bạn). Quyển sách trước đó của ông là “The Spiritual Anatomy of Emotion (Giải phẫu Tâm linh của Cảm xúc).”
Có thể liên hệ với Jawyer qua địa chỉ email saumjawer@emotiongateway.com.
Bản gốc đăng trên tờ Psychology Today (Tâm lý học ngày nay).
2015-05-11 22:52:09
Nguồn: http://tientri.net/khoa-hoc-va-vu-tru/nhung-dua-tre-biet-duoc-nhung-thu-chung-chua-tung-hoc-%e2%80%93-tai-sao/

Mưa đá sỏi: Hiện tượng bí ẩn chưa có lời giải
Tuesday, March 24, 2015 23:03
Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Các cơn gió lớn hay lốc xoáy có thể lý giải tại sao một số vật thể (như cá hoặc ếch) bị cuốn lên và rơi như mưa xuống mặt đất, nhưng khó có thể giải thích cho hiện tượng những cơn mưa trút các tảng đá lớn trong nhiều ngày. (Phông nền từ Shutterstock)
Xuyên suốt lịch sử, đã có vô số sự kiện được ghi nhận về những vật thể kỳ quái rơi xuống từ trên trời, như cá, ếch, kẹo, sứa, đậu, lạc, hạt giống, cùng với tất cả các loại vật thể quái đản và không tưởng khác.
Một giả thuyết thường được đưa ra đã tuyên bố rằng, chính các cơn gió lớn đã cuốn các vật thể lên khỏi mặt đất hay dưới nước và ném chúng xuống những thị trấn xa cách đó cả dặm đường. Nhưng liệu giả thuyết này có thể giải thích cho những cơn mưa đá sỏi đã gây thiệt hại cho nhà cửa và thậm chí làm thiệt mạng cho người và gia súc hay không?
Lịch sử lâu dài các cơn mưa vật thể
Một trong những trường hợp được ghi chép đầu tiên về cơn mưa vật thể đến từ các bản thảo của nhà triết học và tự nhiên học Pliny the Elder. Ông đã ghi nhận được các cơn mưa ếch và cá trong thế kỷ thứ I SCN, ở khu vực hiện nay là Italy.
Sau đó đến thế kỷ thứ III, nhà ngôn ngữ học người Hy Lạp là Athenaeus đã ghi trong tác phẩm mang tên The Deipnosophists (Quyển VIII) như sau: “Tại Paeonia và Dardania, ban đầu có hàng tá ếch từ trên trời rơi xuống; lúc đầu, trong một vài ngày đầu tiên, người dân đã cố gắng giết chúng, đồng thời đóng cửa nhà, kiên cường chống chọi với dịch ếch; nhưng khi họ thấy không mấy tác dụng, khi ếch tràn ngập trên các con tàu, thì họ bắt ếch đem đi nướng và luộc trong mọi món ăn; nhưng ngoài ra, họ cũng không còn chỗ để lấy nước sạch, họ cũng không có chỗ để đặt chân khi mặt đất đầy rẫy ếch nhái, đồng thời mùi hôi thối từ xác những con ếch chết bốc lên nồng nặc khiến người dân phải bỏ xứ mà đi”.
1555 engraving of raining fish. (Wikimedia Commons)
Tranh khắc năm 1555, miêu tả cơn mưa cá. ( Wikimedia Commons)

Một cơn mưa cá nhỏ và nòng nọc, Nhật Bản, 2009. (io9.com)
Mưa hạt thạch từ bầu trời tại Bournemouth, Vương Quốc Anh, 2013. (io9.com)
Kể từ đó, vô số các trường hợp quái dị khác đều đã được ghi chép lạị, bao gồm một cơn bão ở Italy vào năm 1840 thảy xuống đất hàng nghìn hạt giống đã nảy mầm của cây Judas có nguồn gốc tận Trung Phi; mưa các hạt tinh thể đường ở Lake County, California, Mỹ năm 1857, mưa hạt dẻ ở Dublin, Ireland năm 1867; mưa chem chép nước ngọt còn sống ở Paderborn, Đức năm 1892, mưa sứa biển ở Bath, Anh quốc năm 1894.
Và có lẽ trong số đó, “cơn mưa” thú vị nhất từng xảy ra là mưa tiền xu có niên đại từ thế kỷ 16 đã rơi xuống từ bầu trời tại ngôi làng Meschera ở Nga vào ngày 16/6/1940. Các nhà khảo cổ đưa ra giả thuyết cho rằng một cơn lốc mạnh đã cuốn cả kho tiền chôn dưới đất vốn đã bị lộ ra do lớp đất xói mòn để rồi quăng chúng xuống đây.
Một trong những nhà khoa học đầu tiên cố gắng giải thích hiện tượng lạ thường này là nhà ngư học EW Gudger tại bảo tàng lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ. Trong những năm đầu thế kỷ 20, ông đã xuất bản một bài báo trên tạp chí Lịch sử Tự nhiên, có tiêu đề “Rains of Fishes” (Các cơn mưa cá). Trong đó, ông đề ra bốn giả thuyết nhằm giải thích cho các hiện tượng tôm cá dội từ trên trời xuống.
Và có lẽ trong số đó, “cơn mưa” thú vị nhất từng xảy ra là mưa tiền xu có niên đại từ thế kỷ 16 rơi xuống từ bầu trời tại ngôi làng Meschera ở Nga vào ngày 16/6/1940.
Ông đưa ra 4 khả năng sau:
  1. Chúng đang trên đường di cư.
  2. Các loài này bị mắc cạn sau khi nước tràn ra từ sông, suối.
  3. Các loài cá ngủ hè bị đánh thức bởi trận mưa lớn và trồi lên mặt đất.
  4. Tôm cá bị vòi rồng bốc lên khỏi ao hồ rồi được thả xuống mặt đất cách đó nhiều cây số.
Waterspouts have been mentioned as one of the explanations for raining objects (Shutterstock)
Vòi rồng là một cách giải thích cho các cơn mưa vật thể (Shutterstock)
Giả thuyết cuối nhận được nhiều sự đồng tình nhất. Jerry Dennis đã viết trong cuốn sách của ông với tựa đề “Mưa cá và ếch: Bốn mùa của hiện tượng tự nhiên và sự quái đản của bầu trời”, rằng các tính toán trên lý thuyết cho thấy “trận mua đá cỡ quả bóng gôn sẽ cần phải có một lực nâng với vật tốc lớn hơn 150 km/h, và vận tốc như vậy là đủ mạnh để cuốn cá nhỏ lên mây giông.”
Tuy nhiên, một số sự kiện mưa vật thể không thể được giải thích dễ dàng bằng cách này. Lấy ví dụ, hiện tượng mưa đá sỏi, vốn có thể kéo dài trong vài ngày hay thậm chí nhiều tuần, gió không thể cuốn những tảng đá lớn qua quãng đường dài như vậy được.
Mưa đá sỏi
Giống như hiện tượng mưa động vật, mưa sỏi đá cũng đã được được ghi nhận trong suốt lịch sử. Một trong những trường hợp đầu tiên xảy ra vào năm 1557, được Conrad Lycosthenes ghi chép trong cuốn Chronicles of Prodigies (Tạm dịch: Thần kỳ biên niên sử), trong đó miêu tả một trận mưa sỏi đá giáng xuống làm chết nhiều người và vật nuôi.
Vào thời Trung Cổ, những trận mưa loại này đều được quy cho các sinh mệnh siêu nhiên hoặc hoặc thậm chí do ma quỷ. Năm 1690, nhà nghiên cứu văn học dân gian Robert Kirk đã viết trong cuốn “Khu vực thịnh vượng chung bí mật”, rằng hiện tượng đá rơi là do những cư dân dưới lòng đất, được gọi là “kẻ vô hình”, tương tự với yêu tinh gây nên. Chúng làm phép gây mưa đá sỏi, nhưng không cố ý làm hại ai. Năm 1698, nhiều viên sỏi đá rơi xuống từ bầu trời bang New Hampshire, Mỹ. Sự kiện này đã được ghi chép lại trong một cuốn sách nhỏ với tựa đề Lithobolia, or the Stone-Throwing Devil (tạm dịch: Lithobolia, hay loài quỷ ném đá).
An illustration of a rain of stones from
Hình minh họa một trận mưa đá sỏi trong tiểu thuyết “Đôn Ki-hô-tê”. ( Public Domain)
Một trong những sự kiện mưa đá sỏi nổi tiếng nhất xảy ra vào tháng 10/1901 ở khu Harrisonville, bang Ohio. The Buffalo Express, một tờ báo nhỏ địa phương, đưa tin rằng vào ngày 13/10, “một tảng đá đã lao xuống làm vỡ cửa sổ nhà Zach Dye”. Không phát hiện thấy ai trong khu vực lân cận khi sự việc xảy ra. Nhưng đó mới chỉ là màn dạo đầu. Trong vòng vài ngày kế tiếp, toàn bộ thị trấn bị tấn công bởi những cơn mưa sỏi đá từ trên trời. Người dân hoang mang trước nguồn gốc của chúng, tự hỏi không biết những thứ này đến từ đâu, nên họ triệu tập đàn ông và thanh niên lại để loại trừ khả năng hiện tượng này là do một nhóm phá quấy nào đó đã làm (họ cho rằng phụ nữ không có khả năng làm những chuyện này). Những viên đá tiếp tục rơi vài ngày sau đó, rồi chấm dứt cũng đột ngột như lúc xuất hiện.
Kể từ đó, có rất nhiều hiện tượng mưa đá sỏi tương tự đã được ghi chép lại, bao gồm ở Sumatra (1903), Bỉ (1913), Pháp (1921), Australia (nhiều lần giữa giai đoạn 1946 và 1962), New Zealand (1963), New York (1973), và Arizona (1983).

Thiên thạch Ensisheim (1492). (io9.com)

Thiên thạch Nakhla, năm 1911, ở Ai Cập. (io9.com)

Thiên thạch Fukang, năm 2000, tại sa mạc Gobi, Trung Quốc.(io9.com)
Các lý giải cho hiện tượng mưa đá sỏi
Các nhà khoa học thừa nhận rằng họ thực sự chưa có một câu trả lời rõ ràng cho hiện tượng mưa đá sỏi kỳ lạ này. Trong nhiều năm qua, rất nhiều các giả thuyết đã được đề xuất, từ ma quỷ cho đến các sinh vật siêu nhiên, các băng nhóm ném đá, các vụ phun trào núi lửa, thiên thạch rơi, lốc xoáy, và ngay cả sự trừng phạt của Thần thánh, như được đề cập đến trong Thánh kinh (Joshua 10:11): “Khi chúng chạy trốn trước mặt Israel và xuống dốc Beth Horon để đến Azekah, thì Ðức Giê-hô-va khiến đá lớn từ trời rớt xuống, và chúng nó đều bị chết. Số những người bị chết vì mưa đá nhiều hơn số những người bị dân Israel giết bằng gươm.”
Lấy ví dụ, hiện tượng mưa đá sỏi, vốn có thể kéo dài trong vài ngày hay thậm chí nhiều tuần, đã cuốn theo gió những tảng đá lớn qua quãng đường dài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét