Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

BẠN BIẾT CHƯA ? 17

(ĐC sưu tầm trên NET)

Phí và lệ phí, cái gì cũng thu, dân chịu sao nổi?

Dân trí Đại biểu Quốc hội kiến nghị, dự thảo Luật cần tránh tình trạng mở rộng quá nhiều khoản phí, lệ phí, tránh thêm gánh nặng cho dân.

Thảo luận về dự thảo Luật phí và lệ phí trong phiên họp 29/5, các đại biểu cho rằng, phí và lệ phí là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, được dư luận quan tâm nên cần trao đổi kỹ.
Đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội) đề nghị, dự thảo luật phải quy định rõ việc thu phí quản lý ra sao, sử dụng thế nào để tránh thất thoát, lạm dụng; cần phân định rõ phí và lệ phí bởi hiện nay vẫn có sự nhầm lẫn giữa hai khoản này. Đồng thời, đại biểu cũng lưu ý vấn đề thụ hưởng dịch vụ công thế nào khi người dân đã đóng phí theo quy định.
“Người dân đã nộp phí rồi thì phải được hưởng một dịch vụ công tương xứng, vì vậy cần rà soát lại”, đại biểu đề xuất.
Đại biểu Bùi Đức Thụ (Lai Châu). Ảnh: Việt Hưng.
Đại biểu Bùi Đức Thụ (Lai Châu). Ảnh: Việt Hưng.
Đại biểu Bùi Đức Thụ (Lai Châu) lưu ý, dự thảo luật cần tránh tình trạng mở rộng quá nhiều khoản phí, lệ phí sẽ thêm gánh nặng cho dân. Bởi danh mục 51 khoản phí và 39 khoản lệ phí được quy định trong dự thảo luật thực tế mới chỉ là những quy định chung chung, theo lĩnh vực. Còn nếu tính cụ thể của luật này thì phải có đến hơn trăm khoản phí và vài trăm lệ phí…
Đại biểu Thụ đề nghị, về cơ chế sử dụng, phí thu được thì khấu trừ chi phí hoạt động, phần còn lại nộp ngân sách. Tuy nhiên, cần quy định rõ mức khấu trừ là bao nhiêu phần trăm. Còn lệ phí nên thu hết vào ngân sách, chi thế nào thì qua ngân sách nhà nước. Trong dự luật chưa quy định rõ phí và lệ phí, có cái gọi là phí cũng đúng mà nói lệ phí cũng đúng.
Còn theo đại biểu Lê Đình Khanh (Hải Dương), trong dự luật có nhiều loại phí đọc lên thấy rất buồn cười, thấy cái gì cũng thu được, thu chồng, thu chéo.
“Khi tàu thuyền chạy trên sông thì phải đóng phí luồng lạch. Vào cảng thì lại phải đóng thêm phí cập cảng, phí neo đậu, phí lưu trú. Nhiều phí quá, đã nộp phí cập cảng rồi thì nên thôi phí neo đâu. Vì người ta vào cảng thì phải neo đậu chứ”, ông Khanh nêu ví dụ.
Thậm chí, theo ông Khanh: “Lệ phí hoa hồng chữ ký là cái lệ phí gì? Tôi đọc mà không thể hiểu nổi. Đó có phải đó là hình thức “bo” chữ ký không, hay “hoa hồng” là “hoa hồng” cho chữ ký của “sếp”?”.
Về quy định thu phí phòng chống dịch bệnh, ông Khanh cho rằng, đã sinh ra Bảo hiểm y tế (BHYT) thì phải phòng chống tốt để người dân không bị bệnh, BHYT không mất tiền. Thế mà lại còn quy định bắt dân đóng “phí phòng chống dịch bệnh”. Như thế là “phí chồng phí” rồi còn gì nữa. Ông muốn đỡ tốn tiền BHYT thì ông phải phòng chống tốt, chứ sao lại bắt dân đóng.
Đại biểu Trần Du Lịch (TPHCM). Ảnh: Việt Hưng.
Đại biểu Trần Du Lịch (TPHCM). Ảnh: Việt Hưng.
Đại biểu Trần Du Lịch (TPHCM) lại nhấn mạnh tới việc thu phí môi trường hiện nay là không phù hợp. “Ngư dân chạy ngoài biển sao lại bắt họ phải đóng phí môi trường? Có quá nhiều điều vô lý nhưng chúng ta vẫn cứ làm”, ông Lịch nói.
Do đó, đại biểu Lịch yêu cầu tách riêng phí và lệ phí (lệ phí là do cơ quan hành chính công quyền đặt ra).
Đại biểu Đỗ Ngọc Niễn (Bình Thuận) cho rằng, dự thảo luật cần nghiên cứu với cơ chế giá để phù hợp với thị trường. Có những phí, lệ phí không phù hợp thì nên bỏ.
“Phí đối với những con đường theo BOT, dự thảo Luật quy định là doanh nghiệp quy định. Cần có cơ chế, rào cản nào để nhà nước can thiệp quản lý được giá mà doanh nghiệp đưa ra, đề nghị cơ quan soạn thảo tính toán, có giải trình thêm”, ông Niễn nói.
Ngoài ra, theo ông Niễn, “nhân dân kêu nhiều về phí đường bộ. Ô tô đã đóng phí hàng năm, đi qua đoạn đường lại đóng phí tiếp. Hay như việc giao cho Ủy ban nhân dân xã thu phí đường bộ, xã kêu gặp rất nhiều khó khăn, không thu được. Cần tính toán nên thế nào cho phù hợp”.
Nhiều đại biểu bày tỏ sự ủng hộ đối với việc chuyển nhiều loại phí sang cơ chế giá, nhưng đề nghị làm rõ lộ trình, cách thức, cũng như cơ chế quản lý đối với những loại phí ảnh hưởng nhiều đến dân sinh như học phí, viện phí.
Đề cập tới phí và lệ phí, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, dịch vụ công do Nhà nước cung cấp cũng phải tiến tới tính đúng, tính đủ. Nhà nước chỉ hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn, người có công... còn lại phải tính theo thị trường để đảm bảo có nền kinh tế thị trường, để có thể đề nghị các nước công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Theo Bộ trưởng Kim Tiến, một số loại phí và lệ phí được loại bỏ là phù hợp, bởi những quy định trong luật chuyên ngành hoặc đã không còn phù hợp. 
 Nguyễn Hiền

Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển: “Các trạm thu phí đặt quá dày đặc”

Dân trí “Tôi có đi qua khu vực Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM thì thấy vị trí trạm thu phí đặt quá dày đặc. Phải kiên quyết dẹp bỏ các trạm thu phí đã xây sai quy định, không thể bắt dân phải đóng phí”.

Chủ nhiệm Ủy ban tài chính ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã cho biết như vậy bên hành lang Quốc hội sáng nay 27/5.
Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển: “P
Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển: “Phải kiên quyết dẹp bỏ các trạm thu phí đã xây sai quy định” (ảnh: NH).
Thưa ông, theo phản ánh của dư luận, trên một số tuyến đường hiện nay, các trạm thu phí quá dày đặc. Là Chủ nhiệm Ủy ban tài chính ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển, ông đón nhận thông tin này thế nào?
Các dự án BOT cầu đường đúng là đã giải quyết được rất nhiều khó khăn khi thiếu vốn mà nhu cầu vận tải ngày một tăng lên. Tuy nhiên cử tri băn khoăn và báo chí nêu rất nhiều về việc quy định 70 km mới có một trạm thu phí nhưng hiện nay nhiều nơi không tuân thủ khoảng cách này. Tôi có đi qua khu vực Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM thì thấy vị trí trạm thu phí đặt quá dày đặc.
Có ý kiến nói do đặc thù nên các trạm xây gần nhau, tôi không đồng ý. Luật là là luật, chính chúng ta đặt ra luật nên chúng ta phải tuân thủ.
Nhưng cái này cũng có nguyên nhân là các trạm này đã xây dựng từ rất lâu rồi, trước khi có quy định trạm thu phí phải cách nhau 70 km. Vậy thì thực tiễn như vậy, quy định luật như thế kia, theo tôi phải quy hoạch lại.
Quy hoạch lại bằng cách nào, thưa ông?
Nếu như các trạm thu phí đó được xây trước khi có quy định thì nhà nước phải tính toán xử lý bằng cách mua lại các trạm thu phí bằng nguồn lực của ngân sách để đảm bảo được khoảng cách 70 km theo đúng quy định của pháp luật.
Đây phải xem là một nguyên tắc, bởi bản thân các trạm thu phí xây theo quy định cũ là không sai. Nhưng sau đó nhà nước đưa ra quy định khác thì phải chấp nhận điều tiết, quy hoạch lại thì mới giải tỏa được. Còn nếu cứ để vậy, dân thì kêu mà pháp trị không nghiêm được.
Nhưng muốn thế phải có nguồn lực tài chính. Mọi người dân sẽ cảm thấy thỏa mãn. Còn nguồn lực ở đâu thì chúng ta phải tính toán mà không chỉ tính toán ở khu vực TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương mà phải tính toán trên cả nước. Không ai khác nhà nước phải là trọng tài đứng ra làm việc này.
Vậy với các trạm xây sau này thì sao?
Tất nhiên là kiên quyết dẹp bỏ, đã xây sai quy định thì không thể bắt dân phải đóng phí. Tương tự là các trạm thu phí đang thu phí oan của người dân, không đi trên tuyến đường đó mà vẫn phải đóng thì cũng phải điều chỉnh ngay. Đây là việc phải làm ngay lập tức vì nó xảy ra ở không ít nơi.
Còn câu chuyện thu phí oan, thu sai thì phải điều chỉnh ngay. Nó xảy ra rất nhiều và nhà nước phải điều chỉnh ngày, làm ngay lập tức.
Nhân đây tôi cũng nói thêm là ở nhiều nước họ không cần quy định khoảng cách vì có đủ trang thiết bị để thu phí, đi bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu, rất công bằng.
Nhiều trạm đã thu phí oan nhiều năm của người dân, có buộc phải trả lại cho dân?
Nói thật đó là chuyện không tưởng, biết làm sao mà trả lại. Giờ chỉ lo chấm dứt ngay việc thu phí oan đó. Còn chuyện “hồi tố” để trả lại tiền tôi nghĩ chắc chỉ nói... cho vui.
Đề cập tới ý kiến phản ánh của nhân dân, cử tri về việc thu phí BOT trên các tuyến đường quá cao, trạm thu phí đặt dày đặc, đại biểu Võ Thị Hồng Thoại, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Bạc Liêu cho rằng: Đúng là thời gian qua có quá nhiều thông tin phản ánh liên quan đến tình trạng thu phí và bố trí các trạm thu phí đường bộ bất hợp lý, nhất là trên các tuyến đường bộ được đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).
Có đoạn đường chỉ 500km mà có đến 10 trạm thu, có địa phương chỉ với 150km đường mà có tới 3 trạm thu phí, như thế là hơi nhiều. Qua tiếp xúc cử tri, chúng tôi cũng nhận thấy vấn đề phí BOT tham gia giao thông hiện là một gánh nặng cho các doanh nghiệp vận tải cũng như người dân, nhiều cử tri mong muốn đại biểu Quốc hội có ý kiến trước Quốc hội về vấn đề này.
Việc Chính phủ yêu cầu báo cáo về vấn đề này cho thấy, Chính phủ đã lắng nghe ý kiến người dân, cử tri để có giải pháp điều chỉnh phù hợp. Tôi cho rằng, với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn, cơ quan cấp phép đầu tư các tuyến đường giao thông BOT phải cân nhắc tính toán làm sao để dự án thực hiện đầu tư sát với chi phí, suất đầu tư, tránh lạm dụng, nâng suất đầu tư cao rồi từ đó nâng mức phí quá sức chịu đựng với tổ chức, cá nhân chịu ảnh hưởng bởi phí này.
Cơ quan có thẩm quyền ngay từ khi kêu gọi các nhà đầu tư vào cuộc phải có điều khoản yêu cầu họ tuân thủ quy định này, phải tính toán hài hòa lợi ích của nhà đầu tư và người thụ hưởng. Cự ly để đặt trạm thu phí cũng phải được giám sát thực hiện theo đúng quy định của Chính phủ để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia giao thông.
Vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải đã đưa ra giải pháp là áp dụng kỹ thuật trạm thu phí không dừng, nhờ đó đã giảm được bức xúc của người tham gia giao thông về thời gian song về chi phí thì vẫn không giảm. Vấn đề này cần phải được cân nhắc một cách thấu đáo để đảm bảo việc thu phí phải phù hợp được với sức chịu đựng của người dân, tránh để người dân phải chịu quá nhiều gánh nặng với quá nhiều loại phí khác nhau.
 Nguyễn Hiền

Người Việt đóng thuế cao nhất khu vực

(Kienthuc.net.vn) - "Doanh nghiệp và người dân Việt Nam phải đóng thuế và phí thuộc loại cao nhất so với các nước trong khu vực. Tổng thu ngân sách từ thuế và phí của Việt Nam chiếm đến gần 30% GDP.

"Thu nhiều mà chi không hiệu quả thì nền kinh tế sẽ khó mà bền vững", PGS.TS Bùi Quang Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam chia sẻ với Kiến Thức.
“Sưu cao thuế nặng” thì không ai sản xuất

Thưa ông, trước tình hình kinh tế khó khăn, tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát ngôn trước báo giới rằng, sắp tới sẽ phải thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng, thắt chặt chi tiêu. Ông đánh giá về giải pháp này như thế nào?
Thắt chặt chi tiêu là điều bắt buộc phải làm trong bối cảnh thâm hụt ngân sách nhà nước triền miên, thu lại đang có xu hướng khó thu và giảm thu. Để những mất cân đối này xảy ra sẽ làm nền kinh tế bất ổn định và không tốt cho môi trường kinh doanh, đầu tư. Do vậy, thắt chặt chi tiêu là cần thiết.
Vậy sao ta không tính đến tăng thu? Giảm chi liệu có ảnh hưởng đến tăng trưởng?
Vấn đề ở Việt Nam là dư địa để tăng thu ngân sách là không còn nữa. Thu của Việt Nam đang quá lớn so với các nước trong khu vực, chiếm gần 30% GDP. Con số đó nếu mà so với các nước trong khu vực thì thuộc loại cao nhất. Các nước khác đa số đều vào khoảng hoặc dưới 20% GDP. Tình hình kinh tế của ta đang khó khăn, thu khó, đã thế, giờ lại tiếp tục tăng thu thì không ổn.
Tôi tưởng thu nhiều thì sẽ chi nhiều?
Vì thu đồng nghĩa với việc tăng thuế. Tăng thuế thì khu vực doanh nghiệp sẽ thu hẹp sản xuất. Sưu cao thuế nặng thì không ai muốn mở rộng sản xuất, tăng trưởng vì thế sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Còn giảm chi thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng.
Phải chăng một phần lý do khiến doanh nghiệp phá sản thời gian qua là do "sưu cao thuế nặng"?
Không hẳn thế. Nó có rất nhiều nguyên nhân, thuế chỉ là một trong những yếu tố.
Vậy sao thu thuế nhiều mà kinh tế vẫn khó khăn?
Bội chi của ta hiện khoảng 4,8 - 5% GDP. Mấy năm gần đây thì thu của ta khoảng 27 - 29% GDP nhưng chi khoảng 32 - 33% GDP. Như thế là chi của ta lớn quá. Mà chi thì thường là do sức ép phải chi như chi thường xuyên để nuôi bộ máy, chi cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội như y tế, giáo dục, an sinh xã hội, thể thao, khoa học...
PGS.TS Bùi Quang Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

Cắt của ông nào ông ấy kêu oai oái ngay!
Một trong những giải pháp đưa ra để thắt chặt chi là sẽ phải giảm bớt hội hè đình đám, mua sắm công. Ông đánh giá giải pháp này thế nào?
Thắt chặt chi tiêu, đó là làm sao để tăng tiết kiệm, cắt giảm chi đầu tư công của những dự án chưa cần vội hoặc không có hiệu quả. Tiết kiệm cụ thể là cái gì nữa thì phải rà soát từng danh mục để cắt. Cắt giảm chi là khó lắm vì chi có rất nhiều mảng. Ai cũng kêu mảng của mình quan trọng, cắt của ông nào là ông ấy kêu oai oái ngay!
Vậy phải làm thế nào?
Có thể cân nhắc cắt đồng bộ. Mỗi người chịu hy sinh một tí thì mới không tị nạnh nhau. Ví dụ như đồng loạt cắt giảm chi 5 - 10% ở tất cả các lĩnh vực thì sẽ đồng loạt thực hiện như thế. Chứ nếu cắt xong lại thấy thủng, thấy phồng rồi đi chữa lại thì cũng không được. Rồi rà soát để tiết kiệm, cái gì không cần thì cắt. Đi nước ngoài, hội họp, mua sắm xa xỉ không cần thiết... thì phải cắt giảm. Các công trình dự án không hiệu quả, chưa cần thiết cũng phải cắt giảm.
Vì sao thời gian qua chúng ta lại thu nhiều như vậy ạ?
Phải giảm chi để tạo sức ép cho giảm thu. Tư duy của chúng ta qua một giai đoạn dài là ta chi thoải mái được vì ta thu được. Ta thu dễ, tận thu nhiều, thu cao quen rồi. Thu ở các nước khác đến 20% GDP đã là cao rồi, mình cứ thu tới 28 - 30% như không ấy. Thu dễ thế thì tội gì mà không chi. Tư duy mà cứ chi đi, thế nào cũng thu được để bù đắp là không hợp lý, cần phải sửa.
Nhưng giảm thu thì có đồng nghĩa với việc cái bánh ngân sách cũng bé đi?
Giảm thu ngân sách hàm ý là phải giảm thuế. Có thể trước mắt điều đó sẽ làm cho cái bánh ngân sách bé đi. Tuy nhiên, về lâu dài, giảm thuế là tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển. Nếu thuế thật thấp thì các nhà đầu tư nhảy vào ngay. Doanh nghiệp có động cơ để mở rộng sản xuất. Mở rộng sản xuất thì đồng nghĩa với tăng trưởng, đồng thời cơ sở đánh thuế cũng rộng ra. Như thế thì thậm chí cái bánh còn to ra.

Dân muốn đóng ít, Nhà nước muốn thu nhiều
Liệu có phải người dân đóng thuế càng cao thì phúc lợi xã hội nhận được càng nhiều?
Thoạt nhìn thì đúng vì thu được càng nhiều thì có điều kiện chi càng nhiều, chi an sinh xã hội càng nhiều. Tuy nhiên, khi thuế suất tăng vượt qua một điểm tối ưu nào đó thì thu ngân sách bắt đầu giảm. Ví dụ, thuế suất gần 90 - 100% thì không ai sản xuất và như vậy Nhà nước chẳng thu được thuế của ai cả.
Nhưng người dân thì luôn muốn đóng thuế thấp và hưởng phúc lợi xã hội cao. Trong khi hiện nay thì thuế phải đóng cao mà phúc lợi xã hội lại chưa nhiều. Điều này có thể sẽ dẫn đến những bức xúc?
Tôi là doanh nghiệp thì tôi cũng chỉ muốn đóng thuế thấp thôi. Thuế ít thì giá thành sản phẩm thấp, năng lực cạnh tranh sản phẩm cao, doanh thu và lợi nhuận sẽ nhiều. Còn nếu tôi là người dân thì cũng chỉ muốn đóng thuế thu nhập thấp để có nhiều tiền hơn cho tiết kiệm hay chi tiêu của mình. Đấy là động cơ tự nhiên của con người. Nhưng như thế thì lấy đâu tiền cho việc cung cấp các dịch vụ xã hội và các chương trình an sinh và phúc lợi xã hội.
Bởi thế mà người điều hành chính sách lại muốn phải thu được nhiều thuế?
Đương nhiên, thu được nhiều bao giờ chả tốt. Nhưng phải xem tác động thế nào mới là quan trọng chứ. Mình thích thu từ thuế cao, nhưng phần mà mình nâng thuế lên liệu có đủ bủ đắp cho thiệt thòi sau này vì doanh nghiệp chết, rút ra khỏi thị trường không. Ta tăng thuế thì chỉ thu được một vài năm, sau đó doanh nghiệp rút ra khỏi thị trường thì thu của ai nữa? Chính phủ phải cân nhắc có tính dài hạn xem thế nào thì có lợi hơn chứ. Bởi vậy, ra chính sách và điều hành là một nghệ thuật chứ không thể một chiều và nhìn ngắn hạn được.
Vậy là ở góc độ điều hành, không nên "tham" bằng cách thu được thật nhiều?
Đúng thế! Tóm lại là không nên tăng thu qua thuế suất cao nữa mà nên chú ý tới hiệu quả của thu, đừng để thất thoát khi thu thuế, đừng để yếu tố cá nhân trục lợi tồn tại. Làm tốt cái này cũng có thể tăng thu.
Xin cảm ơn ông!
- Thu thì đã quá cao rồi, không thể tăng thu được nữa. Nhất là khi tình hình kinh tế đang khó khăn, thu ngân sách càng ngày càng khó, 5 tháng đầu năm nay, thu ngân sách mới đạt 36% kế hoạch năm, giảm nhiều hơn so với nhiều năm giai đoạn trước. Vậy chỉ còn cách giảm chi.
- Phải thay đổi mô hình tăng trưởng, tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế. Thực ra chúng ta đã có đề án tái cơ cấu tổng thể rồi trong đó đặc biệt có tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, nhưng chưa có kết quả gì nhiều. Vấn đề là làm thế nào thôi. Ta bây giờ có nhiều chính sách lắm. Ta đang "tồn kho" chính sách, "tồn kho" chiến lược khá nhiều. Vấn đề là chính sách có trúng và có thực hiện được chính sách hay không mà thôi. Còn đưa ra nhiều chính sách quá mà chính sách không đi vào cuộc sống thì cũng không giải quyết được vấn đề gì. 
 

Từ xã 500 cán bộ đến nỗi lo 'cường hào mới'

Tuần Việt Nam -  4 tin đăng lại

Gần 20 người dân è lưng ra nuôi một cán bộ. Mỗi gia đình phải gánh 19 loại phí. Không nghèo sao được! Lại nhớ cái thời "sưu cao thuế nặng"..

Báo động chuyện cơ sở
Đọc bài "Rùng mình xã có 500 cán bộ" trên báo Nông nghiệp Việt Nam, đúng là rùng mình thật! Xã Quảng Vinh (huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) có 15 thôn, 2.000 hộ, 9.500 dân. Như vậy gần 20 người dân è lưng ra nuôi một cán bộ. Mỗi gia đình phải gánh 19 loại phí. Không nghèo sao được! Lại nhớ cái thời "sưu cao thuế nặng".
Hệ thống hành chính được thiết kế 4 cấp, trung ương, tỉnh, huyện và xã. Xã là cấp cơ sở trong hệ thống hành chính, cấp cơ sở là cấp gần dân nhất,hiểu dân nhất,vì thế được phân câp giải quyết những việc bức xúc hàng ngày đối với đời sống của dân.
Trọng trách là vậy, tin cậy là vậy. Thế nhưng gầy đây qua phát hiện, phanh phui của báo chí về những chuyện bê bối của chính quyền cơ sở quả là đáng lo ngại nếu không muốn nói là đáng báo động!
Điển hình như việc ăn chặn tiền tết của Chính phủ trợ cấp cho người nghèo, tiền hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ, theo điều tra được ví von chua xót hột lúa củ khoai cõng gần bốn chục loại lệ phí. Nhiều lệ phí cự kỳ phi lý.
Ngay một xã nay thuộc thủ đô, dù không hề có kênh mương dẫn nước dân vẫn phải đóng thủy lợi phí; ai không đóng sẽ không được chứng giấy tờ.
Gần đây nhiều chính quyền cơ sở của nhiều địa phương lại "ưu ái" cấp sổ chứng nhận nghèo cho hộ giàu để họ được hưởng các chế độ trợ cấp giành cho người nghèo, trong khi đó người nghèo thực sự cho thoát nghèo để đủ cái gọi là chỉ tiêu!?...
Lâu nay, từ cán bộ công chức bình thường đến lãnh đạo các cấp hầu như đều nói, cơ sở rất quan trọng, nó quyết định sự thành bại của sự nghiệp chung. Thế nhưng trong hành động và việc điều hành ở mọi cấp không hiếm lối suy nghĩ và hành động chỉ lo tập trung phát triển phần ngọn.
Suy cho cùng cũng có cái lý của nó. Vì làm như vậy dễ thấy những kết quả tức thời, thỏa mãn ngay bệnh thành tích vì 1 hay 2 nhiệm kỳ rất ngắn và thật ra đỡ tốn công sức, đầu tư suy nghĩ...

Một người dân xã Quảng Vinh, Quảng Xương, Thanh Hóa, nơi một xã có tới ngót nghét 500 cán bộ. Ảnh NNVN
Lối suy nghĩ và hành động này thường được biện minh là xuất phát từ lợi ích chung, là vì bộ mặt Quốc gia... Tuy nhiên nếu xem xét thật công tâm, tính toán trên phương diện lâu dài, tính bền vững của sự phát triển, thì lối suy nghĩ và hành động trên không kém phần nguy hại. Những bài học về nguy cơ mất ổn định chính trị ở một số vùng quê những năm trước đây vẫn còn nhức nhối.
Công bằng mà nói, sau những sự kiện đáng tiếc đó thực hiện nghị quyết của Đảng, Chính phủ ban hành Quy chế dân chủ cơ sơ và sau đấy nâng lên thành Pháp lệnh như thổi một luồn sinh khí mới dân chủ XHCN vào nông thôn đang có nguy cơ vệ sự xuất hiện đâu đó vấn nạn "cương hào mới" như " giặc nội xâm". Tuy nhiên do sự thiếu kiên trì, thiếu kiểm tra, chưa thật thấm nhuần, kiên quyết và tổ chức triển khai mang tính phong trào, tình hình thực thi dân chủ cơ sở theo tinh thần của Pháp lệnh có phần "chùn xuống".
Ủy ban một nhà, chi bộ một họ
Đi tìm nguyên nhân những bất cập trong tổ chức và hoạt động của chính quyền cơ sở cấp xã có thể khái quát ở các điểm: Một là, HĐND cấp xã thực chất vẫn là cơ quan nặng về hình thức. Do trình độ học vấn nói chung ở nông thôn thấp, cho nên rất khó cho người có đủ năng lực làm đại biểu. Trong khi đó số người có năng lực khá hơn, có học vấn lo làm kinh tế, không thiết tha tham gia chính quyền. Mặc dù là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân nhưng HĐND trên thực tế vẫn không khẳng định được vị trí của mình trong thực tiễn hoạt động.
Thứ hai, tính hình thức của các nghị quyết do HĐND xã thông qua cũng không tạo được cơ sở thực tiến đối với việc chấp hành của UBND. Khả năng kiểm soát của HĐND xã đối với hoạt động của UBND rất hạn chế. Chưa có một cơ chế kiểm soát hữu hiệu, nhất là không có biện pháp thực hiện chế tài.
Ba là đội ngũ cán bộ cơ sở đông nhưng không mạnh, vừa thừa vừa thiếu. Hầu hết cán bộ ở cơ sở chỉ được đào tạo cơ bản về chính trị chung chung, ít được đào tạo về nghiệp vụ quản lý hành chính nhà nước. Cán bộ xã khá lúng túng trong triển khai hoạt động, thụ động , giải quyết công việc kém hiệu quả, nhiều khi không đúng luật pháp.
Ngoài ra, tình trạng vi phạm quyền làm chủ của nhân dân có thể nói là khá phổ biến đáng báo động. Mặt khác, vẫn còn tình trạng giải quyết công việc tùy tiện, tham nhũng nhất là trong lĩnh vực đất đai, tình trạng mất đoàn kết nhiều nơi còn kéo dài, có khi gay gắt không hiếm chuyện ủy ban một nhà, chi bộ một họ.
Cách nào?
Trước tình trạng như vậy, thiết nghĩ rất cần có những giải pháp căn cơ nâng cao năng lực của chính quyền cơ sở để cho nó đủ sức triển khai các chủ trương chính sách trên địa bàn nông thôn.
Thứ nhất, công khai minh bạch mọi hoạt động của chính quyền trước nhân dân, có cơ chế bảo đảm để cho nhân dân tham gia thảo luận, quyết định và giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ của địa phương.
Thứ hai, nâng cao năng lực giám sát của HĐND xã.có cơ chế giám sát thật hiệu quả,biện pháp chế tài nghiêm đủ sức răn đe.
Muốn vậy, đề nghị về cơ cấu đại biểu nên tính toán một tỷ lệ hợp lý theo hướng mở rộng đại biểu ngoài Đảng, đại biểu là dân, bớt đại biểu quản lý nhà nước để HĐND thực hiện tốt hơn chức năng kiểm tra giám sát.
Thứ ba, triệt để tuân thủ Pháp lệnh dân chủ cơ sở trong mỗi hoạt động của chính quyền cơ sở theo đúng quy định về "Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra"
Thứ tư, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng để thu hút được sinh viên được đào tạo bài bản tham gia chính quyền cơ sở.
Thứ năm, thi tuyển công khai, cạnh tranh vào làm công chức xã, tiến đến thực hiện nghiêm túc quy định bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt của xã.
Hội nghị Trung ương 5 khóa IX đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở. Nghị quyết về "đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010" cũng nhấn mạnh phải "đặc biệt quan tâm xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ đảng viên và củng cố các tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, coi đây là nhân tố quan trọng bảo đảm sự thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn".
Trong lĩnh vực xây dựng chính quyền, nếu chỉ quan tâm đến đội ngũ cán bộ công chức ở Trung ương, tỉnh, huyện mà không quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng, giáo dục đạo đức phẩm chất chính trị, chăm lo chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ cơ sở phường xã thì sẽ không có một chính quyền trong sạch vững mạnh.
Chăm lo chế độ chính sách thiết thực, minh bạch, không để tự tung tự tác, bổ chi phí vào đầu dân phải gánh chịu, như chuyện ở xã Quang Vinh thì chính quyền dù đông đến bao nhiêu cũng rất yếu, không ít những kẻ ăn bám, ăn theo. Chính quyền cấp trên dù có tài giỏi đến đâu cũng không thể làm thay và lấp chỗ trống hụt hẫng này.
  

Đã đến thời sưu cao thuế nặng chưa?

Hỏi chính phủ xem họ tài giỏi gì?


   1. Thuế đất ở đô thị: Tam Kỳ lên đô thị loại 3, thuế nâng cao hơn chút nữa. Sắp đến lên đô thị loại 2, chắc thuế lại tăng nữa, vậy đề nghị các bác khoan nâng cấp đô thị đã nhé. Nhà này là 5tr do nhiều đất hơn so với các nhà khác. Nhưng người ta chỉ ở thôi, vậy xu hướng này khuyến khích bán đất chia nhỏ ra sao.











2. Thuế xe máy: Còn đây là anh Đinh La Thăng tận thu xe máy, bao nhiêu % số tiền thu được này dùng để trả tiền máy bay cho những thằng nghị gật, hoặc thằng nghị ngu như Hoàng Hữu Phước, bao nhiêu sẽ trả cho Vinasshin, Vinaline, và boxit Tây Nguyên, bao nhiêu sẽ cho Dương Chí Dũng.
 

3. Thuế ôtô: Còn dưới đây là phí đường bộ cho xe ôtô, xe con 5 chỗ ngồi này mới mua, bị đánh thuế đến 5 triệu cho 18 tháng sử dụng. Xe mới và xe cũ khác gì nhau trong phí đường bộ??? Rồi qua Trạm Hòa Phước phải đóng 15 ngàn/lượt, qua trạm Tam Xuân đóng 10 ngàn/ lượt nữa.

4. Còn đây là một biểu thu Trường tư Tiểu học đầu năm học tại Hà Nội, Không liên quan đến mình nhưng nó cũng liên quan đến xã hội khi con cái không thể học trường công. https://www.facebook.com/photo.php?fbid=443790615767541&set=a.344351449044792.1073741842.100004098185109&type=1&theater

Người Việt ‘nặng gánh’ thuế phí
http://thanhhoa.gdt.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b0/04_Sj9CPykssy0xPLMnMz0vMAfGjzOINTCw9fSzCgv29XJzMDTxdg3wdzd0tjQx8zfQLsh0VATgWHxU!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/thanhhoa/site/news/cucthue/tin+bai+nam+2013/60f7c0e6-b0d8-4594-a2bd-3380b4dffd42

Ngày 19/09/2013
Báo cáo vừa được Ủy ban Kinh tế Quốc hội công bố cho thấy tỷ lệ thuế - phí trên GDP ở Việt Nam cao gấp 1,4 - 3 lần so với các nước trong khu vực.

Ủy ban Kinh tế Quốc hội ngày 4/9 công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 dài hơn 300 trang với tựa đề "Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu". Đây là lần đầu tiên, Ủy ban Kinh tế Quốc hội xuất bản một ấn phẩm quy mô như vậy nhằm cung cấp một bức tranh chi tiết về sức khỏe nền kinh tế Việt Nam.
Theo báo cáo, kinh tế đất nước đang trải qua những năm tháng khó khăn nhất kể từ khi bắt đầu đổi mới vào những năm đầu thập niên 1990. Tăng trưởng kinh tế liên tục suy giảm, từ mức trên 8,2% trong giai đoạn 2004-2007, xuống còn xấp xỉ 6% trong giai đoạn 2008-2011. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát liên tục ở mức cao, thâm hụt thương mại trầm trọng, đặc biệt thâm hụt ngân sách cao và nợ công tăng nhanh. Thâm hụt ngân sách trong những năm gần đây lên tới xấp xỉ 5-6% GDP, nợ công và nợ công nước ngoài lần lượt tăng nhanh lên mức 57% và 42% GDP vào cuối năm 2010.
Trong khi nhu cầu chi tiếp tục gia tăng thì nguồn thu ngân sách có nhiều dấu hiệu bất ổn, và quá lệ thuộc vào thuế, phí. Báo cáo của Ủy ban chỉ ra rằng, tỷ lệ thuế và phí ở Việt Nam vào hàng cao nhất khu vực vậy mà nguồn thu đang có dấu hiệu kém bền vững này lại được sử dụng chưa hợp lý.
Nước
Thuế phí / GDP
Ấn Độ
7,8%
Indonesia
12,1%
Malaysia
15,5%
Philippines
13%
Thái Lan
15,5%
Trung Quốc
17,3%
Việt Nam
21,6%
Dựa trên các số liệu từ Bộ Tài chính, nhóm nghiên cứu của Ủy ban Kinh tế nhận thấy
thu ngân sách của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011 khá ổn định, khoảng 29% GDP. Trong đó thu từ thuế - phí là 26,3%, trong đó thu từ dầu thô đang có xu hướng giảm. Nếu loại trừ nguồn này, tỷ lệ thuế - phí so với GDP là 21,6%.
“Mức này rất cao so các nước khác trong khu vực”, báo cáo nhận định. Cùng với những thiệt thòi do lạm phát, Ủy ban Kinh tế cho rằng người Việt đang phải gánh chịu tỷ lệ thuế phí cao từ 1,4 đến 3 lần so với những nước láng giềng.
chart-0-1349876685_480x0.jpg
Xét riêng về thuế thu nhập, các chuyên gia nhận thấy, Việt Nam có các thang bậc thuế suất khá tương đồng so với các nước trong khu vực, song khoảng thu nhập chịu các thang thuế suất tương ứng lại thấp, nên tính chung số thuế phải nộp là khá cao so với khu vực. Ví dụ mức thu nhập phải chịu thuế 10% tại Việt Nam khoảng 3.450 - 5.175 USD một năm, thì ở Thái Lan là 4.900 - 16.400 USD, Trung Quốc là 3.800 - 9.500 USD một năm. Tương tự với thuế thu nhập doanh nghiệp hiện được thu ở mức 25% đối với mọi doanh nghiệp, trong khi tại các nước, thuế suất dao động 2 - 30%. Đó là chưa kể đến các khoản thuế cao đánh vào tiêu dùng thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu) cũng như các khoản chi phí không chính thức khác.
Theo báo cáo, do thuế phí cao, khả năng tích lũy, đầu tư phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân đã bị hạn chế đáng kể. Nó cũng khuyến khích các hành vi gian lận về thuế như chuyển giá tại các doanh nghiệp FDI. Theo đó khu vực này chiếm khoảng 20% GDP nhưng chỉ đóng góp trên dưới 10% thu ngân sách.
Một hệ quả khác là nguồn thu ngân sách ngày càng trở nên kém bền vững. Việt Nam hiện có 3 nguồn thu chính vào ngân sách là thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp và thuế xuất nhập khẩu - tiêu thụ đặc biệt. Do kinh tế khó khăn, nguồn thu từ thu nhập doanh nghiệp đang có xu hướng giảm từ 36% (2006 - 2008) xuống còn 28% trong giai đoạn 2009 - 2011, làm gia tăng sự phụ thuộc vào 2 nguồn còn lại (tăng từ 10% năm 2006 lên 14,5% năm 2010). Điều này hoàn toàn không có lợi khi Việt Nam đang phải gỡ bỏ dần các hàng rào thuế quan nêu trên trong những năm tới theo cam kết WTO.
Một nguồn thu khác cũng được báo cáo đề cập là từ bán nhà thuộc sở hữu nhà nước và chuyển quyền sử dụng đất. “Tuy nhiên, về bản chất, việc làm này cũng giống như việc một cá nhân bán tài sản đi để chi tiêu. Khoản vay nợ của anh ta có thể giảm nhưng tài sản của anh ta cũng giảm tương ứng, tức là anh ta đã nghèo đi”, nhóm nghiên cứu so sánh.
Gánh nặng thuế phí của người Việt ngày một lớn. Ảnh: Zuma
                                         Gánh nặng thuế phí của người Việt ngày một lớn. 
Đứng trước thực tế này, báo cáo của Ủy ban Kinh tế cho rằng nguyên nhân chính gây áp lực lên ngân sách chính là do áp lực chi tiêu công quá lớn trong thời gian dài. Quy mô chi tiêu tối ưu được các chuyên gia khuyến cáo đối với các nền kinh tế đang phát triển nằm trong khoảng 15-20% GDP. Số liệu so sánh quốc tế của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Hong Kong, Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia, Singapore và Ấn Độ đều có mức chi tiêu trong khoảng 15-18% GDP. Trong khi đó, từ nhiều năm qua, chi tiêu của Việt Nam đang nằm ở phía trên rất xa ngưỡng tối ưu này, ở mức hơn 30% GDP. Con số này thậm chí còn cao hơn cả giai đoạn cuối thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa (22% vào năm 1990).
Lo ngại hơn, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, trong tổng chi tiêu hiện tại, chi thường xuyên chiếm tỷ trọng rất lớn, trong khi đầu tư phát triển lại có xu hướng giảm (từ 36,8% năm 2003 xuống còn 24,6% trong năm 2011). “Điều này phần nào cho thấy sự cồng kềnh và chi tiêu tốn kém của bộ máy công quyền”, báo cáo nhận định.
Về giải pháp, các chuyên gia của Ủy ban Kinh tế đề xuất đặt mục tiêu chính của cải cách tài khóa là điều chỉnh chi tiêu công, hệ thống thuế nhằm hướng tới một ngân sách cân bằng và ổn định. Để làm được điều này, trước tiên, hạch toán ngân sách phải được thực hiện minh bạch theo chuẩn quốc tế. Các khoản chi để ngoại bảng phải được tuyệt đối tránh, loại các khoản thu kém bền vững và thu từ bán tài sản khỏi thước đo thâm hụt. Ngoài ra, các gánh nặng ngân sách phát sinh trong tương lai, ví dụ như chi trả lương hưu hay bảo hiểm y tế, cũng cần được đưa vào các dự báo về thâm hụt nhằm có được bức tranh chính xác hơn về triển vọng tài khóa tương lai.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng khuyến cáo cơ quan quản lý sớm giảm được chi tiêu công và thu hẹp vai trò của Nhà nước. Việc cắt giảm phải dựa trên việc đánh giá sàng lọc, có thứ tự ưu tiên… Đối với doanh nghiệp Nhà nước - vốn tiêu tốn nhiều chi phí, cũng cần có sự tách bạch giữa mục đích công ích thuần túy với những đơn vị kinh doanh có lợi nhuận.
Cuối cùng, hệ thống thuế cần được cải cách đảm bảo các tiêu chí tạo nguồn thu bền vững, hiệu quả, công bằng và minh bạch. Gánh nặng thuế cần phải được điều chỉnh giảm một cách hợp lý. Tuy nhiên, mức độ hợp lý này phụ thuộc rất nhiều vào quá trình cắt giảm chi tiêu công. Gánh nặng thuế quá cao sẽ khiến cho hệ thống thuế kém hiệu quả do nó khuyến khích việc trốn thuế và bóp méo sự phân bổ nguồn lực. Hệ thống sắc thuế và phí cần được rà soát tránh sự chồng lấn lên nhau. Các sắc thuế cần được điều chỉnh nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người thu nhập thấp, khuyến khích tiết kiệm, và hạn chế tiêu dùng, đặc biệt là hàng tiêu dùng xa xỉ nhập khẩu.
 
-Tiền đề của cách mạng vô sản Việt Nam:

Phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ (1908)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ năm 1908 hay còn gọi là Trung Kỳ dân biến là một trong những sự kiện nổi bật của phong trào chống thực dân PhápViệt Nam trong những năm đầu thế kỷ 20.

    Nguyên nhân

    Theo nhà sử học Phạm Văn Sơn, thì sau năm 1897, thực dân Pháp bắt đầu công việc khai thác thuộc địa. Dân chúng từ thành thị đến thôn quê thảy đều nai lưng đóng thuế, đi phu vô cùng khốn đốn. Rồi vì dân chúng không chịu nổi sự bốc lột nữa, nên nhiều cuộc biểu tình kháng thuế đã nổ ra lung tung. Toàn quyền Lannessan trong báo Người Đông Dương đã thú nhận:
    Nguyên nhân chủ yếu (của các cuộc biểu tình) là vì thuế khóa quá nặng, và những cuộc biểu tình nổ trước tiên ở Trung Kỳ vì tại đây, người ta tăng thuế nhanh nhất nhưng lại kém sáng suốt nhất. Thuế đã nặng, cách thu lại phiền phức, ngoài ra ta còn đặt thêm các việc độc quyền muối, rượu,...
    Đơn cử như lúc bấy giờ theo lịnh nhà cầm quyền Pháp, người dân phải đào sông Cu Nhí để chở than từ Nông Sơn ra Đà Nẵng, đắp đường dẫn tới mỏ vàng Bồng Miêu, đắp đường từ Đà Nẵng đến đèo Ai Lao,...làm cho dân tình thán oán vì quá đỗi cực nhọc và bất công. Cái bi kịch xã hội này được diễn tả trong mấy câu ca sau:
    ...Từ ngày Tây lại cửa Hàn,
    Đào sông Cu Nhí, đắp đàng Bồng Miêu...
    ...Đời ông cho đến đời cha,
    Đời nào cực khổ như ta đời này.
    Ngoài đồng cắm cọc giăng dây,
    Vườn nhà đóng thuế vợ gầy con khô...
    ...Từ ngày Tây chiếm đế đô,
    Xâu cao thuế nặng biết chừng mô hỡi trời!
    Còn lo một nỗi khổ đời,
    Quan trên ỷ thế nhiều lời hiếp dân...
    Trong bối cảnh đó, phong trào Duy Tân (do Phan Châu Trinh đề xướng năm 1906) ngày càng phát triển mạnh, nhất là tư tưởng dân quyền mà phong trào này đề cao, đã gây tác động không nhỏ vào cuộc đời của giới dân nghèo, làm bùng lên cuộc đấu tranh "chống đi phu, đòi giảm sưu thuế" rất quyết liệt của họ tại nhiều tỉnh miền Trung.

    Diễn biến

    Buổi đầu (tháng 3 năm 1908), đoàn người biểu tình không mang theo vũ khí, không dùng bạo lực, chỉ kiên trì đòi hỏi mục đích là giảm sưu giảm thuế. Nhưng dần về sau, phong trào biến thành một cuộc đối đầu giữa dân nghèo và nhà cầm quyền. Cuộc đối đầu này kịch liệt đến nỗi những người đề xướng phong trào không thể kìm hãm được. Bởi vậy càng về sau, phong trào gần như trở thành một cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền. Do đó, đã xảy ra nhiều vụ đổ máu...

    Cuộc đấu tranh tại một số tỉnh

    Tại Quảng Nam

    Phong trào khởi phát bằng cuộc đấu tranh chống sưu thuế của nhân dân Quảng Nam vào đầu tháng 3 năm 1908.
    Năm 1908, thực dân Pháp lại bắt đầu cho sửa chữa và mở rộng mặt đường từ huyện Đại Lộc đi tỉnh lỵ. Bởi viên tri huyện ăn hối lộ nên phân bổ nhân công không đều làm cho đông đảo dân phu bất mãn.
    Vào ngày đầu tháng hai năm Mậu Thân (1908), tại một bữa giỗ tộc Trương (Phiếm Ái, Đại Lộc), các ông Trương Hoành, Lương Châu, Hứa Tạo, Trương Tổn, Trương Côn, Trương Đính,… đã "bàn nhau làm đơn lấy chữ ký các làng xã trong huyện, tới trình viên huyện chuyển đạt lên tỉnh cùng Tòa Sứ xin giảm nhẹ sưu cùng các món thuế, kẻo nặng quá dân không đóng nổi".
    Đêm ngày 9-3-1908, tráng dân ở các xã vùng thượng lưu sông Vu Gia thuộc tổng Đức Hòa Thượng đã tập trung về đình làng Hoằng Phước sát bến đò Ba Bến, nơi sông Con và sông Cái đổ vào sông Vu Gia. Lý trưởng làng Hà Tân là Lương Cảnh đã ủng hộ 6 ang gạo, đôn đốc dân làng thổi cơm ngay giữa sân đình để đoàn người đi "xin sưu" ăn. Sáng ngày 10-3-1908, đoàn "xin sưu" từ đình làng Hoằng Phước qua đò ngang sông Con. Trưa ngày 10-3-1908, đoàn biểu tình "xin sưu" của tổng Đức Hòa Thượng nhóm họp ngay trong huyện đường.
    Ngày 11 tháng 3 năm đó, họ kéo nhau lên tỉnh, vừa đi vừa hô vang khẩu hiệu đấu tranh đòi bỏ lệ đi xâu và đòi giảm thuế. Từ Đại Lộc lên tỉnh lỵ Hội An trên 40 km, dân chúng ở hai bên đường theo mỗi lúc một đông. Khi đến bến đò Vĩnh Điện gần tỉnh, thì số người biểu tình đã lên đến khoảng năm, sáu trăm .
    Đoàn người kéo đến Tòa sứ, công sứ Charles (phụ tá là Phó công sứ Besancon) chỉ cho ba người đại diện vào. Mặc dù được hứa là sẽ xin ý cấp trên về vấn đề sưu thuế và sẽ cho điều tra việc làm của viên tri huyện, nhưng dân chúng không chịu giải tán, một mực cứ đòi giải quyết ngay. Sau đó, ba người đại diện đều bị bắt giam (sau bị đày đi Lao Bảo thuộc Quảng Trị). Căm phẫn, nhân dân từ các nơi kéo đến đông hàng vạn. Viên công sứ liền ra lệnh cho lính xông vào đánh đập, bắn súng thị uy, nhưng dân chúng chỉ tản ra tạm thời rồi tụ lại... Mãi đến khi được hứa là sẽ cách chức viên tri huyện và sẽ không tăng sưu thuế nữa, người dân mới chịu giải tán dần. Tính ra đợt biểu tình này kéo dài hơn một tháng.
    Trong khoảng thời gian đó, người dân bị áp bức ở các phủ huyện khác kế tục nhau nổi dậy như: Ngày 21 tháng 3, một đoàn biểu tình kéo đến bao vây dinh tỉnh, đòi tổng đốc Hồ Đắc Trung phải đi đến Tòa sứ Hội An xin giảm xâu thuế cho dân. Hoảng sợ, vị quan này bỏ trốn...
    Ngày 22 tháng 3, một đoàn biểu tình kéo đến dinh phủ Điện Bàn, đòi tri phủ Trần Văn Thống phải cùng đi xin sưu thuế với dân. Viên quan này không chịu, liền bị người dân bắt bỏ lên xe kéo đi...Viên đề lại trốn được liền chạy đi báo. Lập tức, công sứ Charles sai lính khố xanh tới bủa vây đoàn người, rồi dùng roi gậy và báng súng xông vào đánh túi bụi. Vẫn không giải tán được, đội lính chĩa súng bắn vào đoàn biểu tình, làm cho một số bị thương và bị chết đuối vì nhảy xuống sông. Viên tri phủ được giải cứu, nhưng ngay tối hôm đó, người dân tụ tập trở lại.
    Tại phủ lỵ Thăng Bình, cũng xảy ra việc tương tự, tức là dân chúng bắt viên tri phủ cùng đi sưu. Lính đến vây, bắn bị thương và bắt đi một số...Tại làng Gia cốc thuộc phủ Duy Xuyên, dân chúng kéo đến bắt viên chánh tổng Trần Quất, đốt râu, buộc đá dìm chết (7 tháng 4), sau đó mới kéo đến phủ lỵ. Các phủ lỵ Tam Kỳ, Hòa Vang,...dân chúng thảy đều nổi dậy, làm cho công sứ Charles phải ban hành lệnh giới nghiêm, và tăng cường lính cho các phủ huyện.

    Tại Quảng Ngãi

    Quảng Ngãi, nghe dân chúng xôn xao bàn tán về việc đòi giảm sưu thuế của nhân dân tỉnh Quảng Nam, viên công sứ Dodey (phó sứ là Lemasson) bèn đi đến một số xã thôn để phủ dụ dân chúng. Mặc dù vậy, chiều ngày 28 tháng 3 phong trào bắt đầu bùng lên tại tỉnh này.
    Khởi đầu là đông đảo người dân huyện Bình Sơn cùng với 25 hào lý ở các xã kéo đến dinh công sứ để xin giảm sưu thuế, và làm đơn gửi toàn quyền Đông Dương, nêu 7 kiến nghị Ở một số phủ huyện khác, người dân còn bắt giam vợ con của các quan lại, và còn rải truyền đơn kể tội Nguyễn Thân, một cộng sự đắc lực của thực dân Pháp.
    Ngày 31 tháng 3, một ngàn rưỡi người biểu tình đến vây kín Tòa sứ tỉnh. Công sứ Dodey ra lệnh đàn áp và bắt giam một số người, trong đó có Lê KhiếtNguyễn Bá Loan, là hai người đứng đầu. Tuy nhiên, không vì thế mà nhân dân chùn bước. Từ các nơi, họ kéo đến ngày càng đông, khiến nhà cầm quyền Pháp phải điều động lính khố đỏ từ Bắc Kỳ  vào đàn áp, mãi đến cuối tháng tình hình mới tạm lắng dịu.

    Tại Bình Định

    Đoàn người biểu tình mang theo dao kéo, cắt "búi tóc" tất cả những người gặp trên đường. Họ gọi nhau là "đồng bào", khắc con dấu, phát truyền đơn, cáo thị...Ngoài ra, họ còn đi lùng bắt một số nhân viên thu thuế chợ, cường hào và hương lý mà bấy lâu nay đã sách nhiễu dân để trừng trị. Đến ngày 18 tháng 4, số người biểu tình đã lên đến hàng vạn. Họ lần lượt kéo đến bao vây tỉnh thành Bình Định, hết đợt này đến đợt khác. Chính quyền Pháp ở Bình Định, đứng đầu là Công sứ Pháp Sandré, phó sứ Fries; tổng đốc Tôn Thất Đàm, án sát Huỳnh Lưu, Bố chánh Cao Xuân Tiêu... đem quân ra đối phó. Nhiều cuộc xung đột đã diễn ra tại đây.

    Tại Thừa Thiên

    Đầu tháng 4, nhân dân Thừa Thiên biểu tình. Công sứ Pháp ở tỉnh Thừa Thiên là Gariod, Phó công sứ Boudineau liền điều lính tới nổ súng ngăn chặn. Bị cản trở, đoàn người bị áp bức liền xông lên đánh nhau với đội lính, rồi bắt trói viên phó lãnh binh và bắt viên Phủ doãn phải dẫn đầu đoàn biểu tình (11 tháng 4). Trên đường đến Kinh đô Huế, một số nơi đã bố trí sẵn để cắt tóc ngắn và khâu áo ngắn lại (tức theo xu hướng cải cách) cho những ai còn búi tóc và mặc áo dài.
    Để cổ vũ phong trào, học sinh trường Quốc học và trường Quốc Tử Giám ở Huế còn đến đọc thơ ca, hò vè mang nội dung yêu nước. Lo ngại, thực dân Pháp phải đưa vua Duy Tân (khi ấy mới 8 tuổi) ra phủ dụ nhưng không có tác dụng. Cuối cùng, họ phải điều lính đến đàn áp. Cuộc xô xát lớn đã diễn ra ở đầu cầu Trường Tiền, làm nhiều người bị bắt và bị trúng đạn. Đến khi ấy, mới giải tán được.

    Tại Phú Yên

    Khởi đầu là cuộc vận động "cắt tóc" diễn ra sôi nổi trong dân chúng khắp nơi trong tỉnh. Cuộc vận động này dần trở thành một phong trào làm cho chính quyền thực dân lo ngại. Hành động tiếp theo của người dân (chủ yếu là nông dân, trên tay không vũ khí) là tổng tiến hành các cuộc biểu tình đưa kiến nghị lên các quan phủ huyện đòi giảm sưu thuế.
    Đầu tiên là ở huyện Đồng Xuân. Ngày 5 tháng 5 năm 1908, nhờ một số nhân sĩ hướng dẫn, đông đảo người dân đã kéo đến huyện lỵ để xin giảm sưu thuế. Ngày 11 tháng 5 năm 1908, một đoàn biểu tình khác khoảng 200 người kéo đến phủ đường Tuy An, hô vang các khẩu hiệu đòi giảm sưu thuế. Một số người bị kích động xông vào đoạt súng của giám binh Pháp Fourré, nhưng liền bị đẩy lui.
    Ở phía nam Phú Yên, các cuộc biểu tình đòi giảm sưu thuế diễn ra mạnh mẽ, lôi cuốn nhân dân khắp các làng, tổng thuộc phủ Tuy Hòa tham gia. Trước áp lực đông đảo của hơn hai ngàn người, tri phủ Tuy Hòa là Nguyễn Hoàng vội đóng chặt nha phủ, điện báo cho công sứ ở tỉnh lỵ Sông Cầu là Lehé là dân "Tuy Hòa đang nổi loạn" rồi trốn biệt.
    Đến ngày 13 tháng 5 năm 1908, đoàn biểu tình kéo ra tỉnh lỵ Sông Cầu (chef lieu) để khiếu nại chính quyền của công sứ Lehé, phó sứ Hugnet; đại lý Pháp ở Cheo Reo là Cottez.... Nhưng khi đến Trạm Gành (thuộc huyện Tuy An), thì bị quân của lãnh binh Legot chặn lại. Một cuộc xô xát xảy ra, làm một số người chết và bị thương vì trúng đạn của đối phương. Mặc dù vậy, đoàn biểu tình vẫn không chịu dừng lại. Đến khi ấy, chính quyền thực dân đã phải bèn điều thêm một trung đội lính khố đỏ đang đóng tại tỉnh lỵ Sông Cầu đến tiếp tay. Ngày 14 tháng 5 năm 1908, đoàn biểu tình kéo ra đến cầu Tam Giang – cửa ngõ vào tỉnh lỵ Sông Cầu, thì lại vấp phải quân Pháp. Thêm hàng trăm người bị giết và hàng chục người bị bắt giam. Đến lúc này cuộc biểu tình chống sưu thuế ở Phú Yên mới hoàn toàn tan rã.

    Tại các nơi khác

    Tuy có chậm hơn, cuối tháng 5, ở Thanh Hóa (đứng đầu là Công sứ Pháp Rousseau, Phó sứ Ungerer), Nghệ An (đứng đầu là Công sứ Vinh Desteney, phó sứ d'Elloy), Hà Tĩnh (đứng đầu là Công sứ Doucet, phó sứ Tholance, giám binh Arnoux) cũng đã nổ ra nhiều cuộc biểu tình đòi giảm sưu thuế.

    Bị đàn áp mạnh, phong trào thất bại

    Cuộc nổi dậy của giới dân nghèo miền Trung Việt Nam trong thời gian dài đã làm tê liệt bộ máy chính quyền thực dân và phong kiến ở nhiều nơi. Để bình định gấp, nhà cầm quyền bèn sai lính đi lùng sục khắp nơi, bắt bớ và bắn giết (nếu chống cự lại) những người cắt tóc ngắn. Đến giữa tháng 4, nhiều đại đội lính khổ đỏ từ Bắc Kỳ vào đàn áp. Hai đại đội lính Âu cũng được đều vào Quy Nhơn (Bình Định) để thị uy. Ngoài việc ấy, họ còn ra lệnh giải tán các hội buôn, đóng cửa các trường học được hình thành từ cuộc vận động Duy Tân (hay còn gọi là phong trào Duy Tân).
    Cuối tháng 5 năm 1908, phong trào chống sưu thuế ở miền Trung bị đối phương dập tắt. Sau đó, nhiều người bị kết án tử hình, trong đó có: Trần Quý Cáp, Lê Khiết, Nguyễn Bá Loan, Ông Ích Đường, Trịnh Khắc Lập, Nguyễn Hàng Chi...Hàng trăm người bị đày ra Côn Đảo, trong đó có: Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Thúc Duyện, Trần Cao Vân, Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế,...Hàng trăm người khác bị đày đi Lao Bảo (Quảng Trị).

    Gửi cáo trạng

    Nhờ có sự can thiệp của Hội Nhân quyền Pháp, Phan Châu Trinh được trả tự do trước thời hạn và đưa về Mỹ Tho để chịu sự quản thúc (1911). Cũng trong năm này, theo yêu cầu của ông, ông được nhà cầm quyền thực dân cho đi Pháp cùng với con trai là Phan Châu Dật.
    Đến nơi, việc đầu tiên của ông là đưa cho Hội Nhân quyền Pháp bản điều trần về vụ trấn áp những người chống sưu thuế năm 1908 (thường gọi là Trung Kỳ dân biến thủy mạt ký, có nghĩa: Ghi chép đầu đuôi việc dân biến ở Trung Kỳ). Bởi theo ông Phan thì đấy chỉ là những người đói khổ cùng cực vì ách sưu thuế, cùng đường mới đến trước cửa công van xin. Như vậy, họ chẳng có tội tình gì...Ấy thế, mà các công sứ đã ra lệnh cho lính bắn chết hàng trăm, và bắt đày tức tốc hàng trăm người khác...Kết thúc bản điều trần, ông Phan đã buộc tội chính quyền Đông Dương đã nhân việc dân xin giảm sưu thuế, mà "tàn sát lương dân, khủng bố nhân sĩ, phá hủy trường học và hội buôn"...
    Tiếp theo, Phan Châu Trinh còn viết thêm một tập ký lấy tên là Trung Kỳ dân biến tụng oan thỉ mạt ký (Tập ký kêu oan kể đầu đuôi vụ dân biến ở Trung Kỳ), rồi gửi cho thượng thư bộ Thuộc địa và toàn quyền Đông Dương. Tập ký này nội dung giống như bản điều trần trên, nhưng dài hơn, nhiều chi tiết hơn và lời lẽ bình tĩnh hơn. Cả hai bản đều là cáo trạng chất chứa nhiều hờn căm của ông .

    Ý kiến liên quan

    Theo Phạm Văn Sơn, thì phong trào chống sưu thuế này không do Phan Châu Trinh và các bạn ông tổ chức. Ông cho biết và kèm theo lời bàn như sau:
    Cuộc vận động công khai sửa đổi chính trị của Phan Châu Trinh thất bại vì Pháp thuộc địa không nghe lời ông. Tuy vậy, họ vẫn lưu ý đến các hoạt động của ông...Năm 1908, do một số quan lại vốn thù ghét ông (lúc này ông đang ở Hà Nội tham gia Đông Kinh nghĩa thục) và các nhân sĩ bởi đã sỉ vả họ nhiều lần, chụp luôn cơ hội nhân dân đòi xin giảm sưu thuế, ton hót với nhà chức trách Pháp, khép Phan Châu Trinh và các bạn ông vào tội đề xướng "dân quyền và giao thiệp với tên phản quốc (ám chỉ Phan Bội Châu)...
    ...Sự căm hờn của dân chúng vì ách thực dân và phong kiến bấy lâu, nay lại được hun đúc bởi những bài ca ái quốc và cách mạng của các nhân sĩ tiến bộ. Kịp tới khi phong trào Duy Tân đưa ra những khẩu hiệu đúng với nguyện vọng dân, là đòi giảm thuế chống bắt xâu, hàng vạn quần chúng như đang chìm đắm trong dầu sôi lửa bỏng, tất nhiên phải vùng dậy. Cuộc khởi nghĩa nổ ra vô cùng dữ dội...Tuy những người biểu tình không hề mang vũ khí, nhưng vì lo sợ bộ máy chính quyền lung lay, nên thực dân chỉ còn nước là tận dụng hiệu lực của súng đạn để đàn áp.
    Về phía những người đứng đầu, họ không những không đủ sức lôi kéo phong trào lại, mà còn bị cuốn theo, và sau chót là cùng đi đến chỗ phiêu lưu. Như vậy, có thể nói rằng, phong trào đã thiếu sự lãnh đạo sáng suốt, thiếu một ban chỉ huy chung, và thiếu cả kinh nghiệm đấu tranh...Tuy nhiên, về hình thức các vị này đã có vài sáng kiến đáng khen, như biết dùng truyền đơn, thơ ca, biểu ngữ, diễn thuyết để kêu gọi đấu tranh; và biết tuần hành để thị uy với đối phương...Tuy phong trào bị dập tắt nhưng kể từ đó nhà cầm quyền phải giảm xâu, giảm thuế,...tức là thực dân đã có ý kiêng nể quần chúng...
    Tương tự với ý kiến trên, nhóm tác giả sách Đại cương lịch sử Việt Nam, viết:
    Phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ (1908) thực sự là một cuộc đấu tranh công khai, tự phát của người dân nghèo bị áp bức nhằm đòi hỏi chính quyền thực dân thực hiện những cải cách dân chủ...Nhưng vì thiếu sự lãnh đạo và tổ chức chặt chẽ, phong trào đã bị đàn áp và cuối cùng tan rã...Mặc dù vậy, từ đây chính quyền đã phải nới rộng tay trong nhiều lĩnh vực. Cụ thể là sau vụ này, họ phải giảm thuế thân từ 2,40 xuống 2,20 đồng, giảm 4 ngày sưu xuống 3 ngày, và không tăng 5 % thuế điền. Đồng thời, họ cũng cho một vài trường học theo xu hướng duy tân được mở lại...

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét