Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

ĐỊA LINH NHÂN KIỆT 75

(ĐC sưu tầm trên NET)

Trạng nguyên Nguyễn Lượng Thái 20/05/2013 3:21:35 CH

(BNP) - Nguyễn Lượng Thái sinh năm Ất Dậu (1525), người xã Bình Ngô, huyện Gia Định (nay là làng Bình Ngô, xã An Bình, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), nhưng lại thường trú ở xã Trạm Lộ.

Nguyễn Lượng Thái xuất thân từ chân nho sinh. Khoa thi Quý Sửu, niên hiệu Cảnh lịch thứ 6 (1533) đời Mạc, ông được lấy đậu đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Đình nguyên trạng nguyên). Thi Đông các ông lại trúng. Khoa này lấy đỗ 21 người, trong đó có 3 tiến sĩ xuất thân (có một người tên là Nguyễn Thế Ninh bị truất không được vào thi đình).
Nguyễn Lượng Thái làm quan đến chức Tả thị lang bộ hộ kiêm Đông các đại học sĩ, tước Đinh nhâm hầu (sách Lịch triều đăng khoa chép là Tả thị lang bộ lễ). Ông là cháu họ của tiến sĩ Nguyễn Trung Quang.


Tổng hợp: S.T

Phạm Trấn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phạm Trấn (chữ Hán: 范鎮, ? - ?), người xã Lâm Kiều, huyện Gia Phúc, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay là thôn Lâm Cầu, xã Phạm Trấn, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương). Ông đỗ đệ nhất giáp đồng tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (trạng nguyên), khoa Bính Thìn niên hiệu Quang Bảo thứ 3 (1556) đời Mạc Tuyên Tông (Mạc Phúc Nguyên). Ông làm quan cho nhà Mạc, đến khi nhà Mạc mất cự tuyệt không ra làm quan cho nhà Lê nên bị ám hạị.

Giai thoại

Giai thoại kể rằng Phạm Trấn và Đỗ Uông nhà ở gần nhau, sức học của Đỗ Uông hơn nhưng khi đi thi chỉ đỗ bảng nhãn nên ông này tỏ ra không phục. Đến khi vinh quy bái tổ, trên đường về giữa hai người diễn ra một cuộc thi thơ. Kết quả cuối cùng Đỗ Uông chịu phục là Phạm Trấn hơn mình.
Chuyện ít biết về Trạng Trấn

 
Trạng nguyên Phạm Trấn là một trong những danh sĩ xứ Đông nổi tiếng ở thế kỷ 16 nhưng đến nay nhiều người Hải Dương vẫn chưa biết về cuộc đời và công đức của ông.


Đền thờ  Trạng Trấn  được xây dựng năm 2002 ở trung tâm xã

Tài năng, chí khí hơn người

Trạng nguyên Phạm Trấn sinh năm Quý Mùi -1523 tại xã Lam Kiều, huyện Gia Phúc, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay là thôn Nam Cầu, xã Phạm Trấn, Gia Lộc) trong một gia đình tiểu nông. Thuở thiếu thời, nhà nghèo, cha lại mất sớm nên ông phải đi ở đợ, chăn trâu, cắt cỏ. Đến khi đi học, thầy đồ thấy Phạm Trấn thông tuệ hơn người nên đã nhận vào học  không lấy tiền. Nhà nghèo không đủ tiền mua giấy viết, ông đi lấy tấm ván thôi rửa sạch mang về làm bảng viết chữ luyện văn. Với tư chất thông minh, lại cần mẫn nên ông học giỏi nổi tiếng trong vùng. Chuyện kể rằng ông và Đỗ Uông, người làng Đoàn Lâm (nay thuộc xã Thanh Tùng, Thanh Miện) là bạn đồng môn, sức học một chín một mười. Đến năm Bính Thìn, niên hiệu Quang Bảo 2 (năm 1556) đời Mạc Phúc Nguyên, hai người cùng đi thi, Phạm Trấn đỗ Trạng nguyên, còn Đỗ Uông đỗ Bảng nhãn. Đến ngày vinh quy, triều đình thết đãi linh đình rồi cấp cho mỗi người một con ngựa, cùng quan quân tùy tùng trống giong cờ mở dẫn hai quan tân khoa cùng về vinh quy bái tổ. Trên đường về, Đỗ Uông cho ngựa của mình đi ngang ngựa Phạm Trấn, tỏ ý không phục. Khi về tới cầu Cốc ở làng Đoàn Lâm, nhân thấy có cô hàng rượu tên Loan xinh đẹp, hai người liền so tài làm thơ, ra đầu đề, hẹn mỗi câu phải dùng tên hai giống chim, khi qua cầu ai làm xong thì được nhường đi trước. Quan Trạng lên cầu lập tức ứng khẩu thành thơ. Đỗ Uông thấy vậy rất phục liền nhường cho quan Trạng đi trước. Về sau khi đã làm quan trong triều, có lần hai người ngồi uống rượu với nhau, cùng làm thơ bình về rượu, Đỗ Uông đọc:

Hữu hoàng dụng hoàng, vô hoàng dụng hỏa
Sử dụng hàm nghi, vô thi bất khả


Nghĩa là “Có rượu Hoàng lưu dùng rượu Hoàng lưu, không rượu Hoàng lưu dùng rượu hỏa tửu, dùng thứ gì cũng xong, thơ thì phải có”.
Phạm Trấn đọc:

Hữu hoàng tắc ẩm, hỏa tửu tắc nguyệt
Hữu vi thử ngôn, thiên địa nhật nguyệt


Nghĩa là: “Có Hoàng lưu thì uống, rượu hỏa tửu thì thôi, nếu trái lời ấy, có trời đất, nhật nguyệt soi xét”. Qua đó thấy sự lập chí của hai người khác nhau, thơ thể hiện tính cách của con người. Quả nhiên, sau khi nhà Lê giành lại triều nghiệp từ nhà Mạc, trong lúc nhiễu nhương, Đỗ Uông chấp thuận ra làm quan với nhà Lê. Phạm Trấn làm quan tới chức Thừa chính sử, một lòng với nhà Mạc, sau đó ông cáo quan về ở ẩn, tuân theo lễ nghĩa thánh hiền, người quân tử không thờ hai vua.

Giúp dân an cư lạc nghiệp


“Trong buổi giao thời nhiễu nhương, Trạng Trấn đã dùng tài trí của mình lập nên công đức to lớn, được nhân dân tưởng nhớ muôn đời”.
Sau khi cáo quan về ở ẩn, Phạm Trấn cùng bạn đồng môn đến ở và mở trường dạy học ở làng Ngọc Nhị, xã Cẩm Đái, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây, nay thuộc xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội). Truyền thuyết kể rằng do đi lại nhiều trong vùng, ông thấy dân phường Vạn Chài sống trên sông nước gặp nhiều khó khăn. Thương cảm hoàn cảnh vất vả của họ, ông có ý định lập làng mới trên cạn để họ ổn định cuộc sống, an cư, lập nghiệp. Trước tiên, ông mua một mảnh đất hoang ở phía nam làng Khê Thượng, dựng trang trại. Sau đó ông khuyên dân phường Vạn Chài lên cạn lập làng, làm nhà ở và đổi sang nghề trồng trọt. Nghe theo lời khuyên bảo của ông, nhiều bà con Vạn Chài cùng một số bà con các làng lân cận như Vô Khuy, Ngọc Nhị… cũng đến ở bên trang trại của ông để khai hoang, cấy lúa, trồng màu. Dần dần làng trở nên đông vui, ấm cúng và được ông đặt tên là làng Đan Thê. Trong quá trình dân Vạn Chài lập làng, ông còn vận động các làng lân cận như Ngọc Nhị, Tăng Mi giúp đỡ bằng cách đánh tre cả bụi, đánh chuối có buồng đem đến trồng, dỡ nhà bếp có bồ hóng đem đến dựng… để xóa dấu vết một làng mới. Lập làng xong, dân Đan Thê bị kiện chiếm đất, lấn ruộng của dân bản cư. Ông đã thỉnh cầu các bạn đồng môn cũ đang làm quan trong triều, nhất là Đỗ Uông, bảo vệ việc làm chính đáng, khai hoang lập làng của dân Đan Thê. Do vậy, dân Đan Thê thắng kiện, làng được bảo tồn và trở nên đông đúc hơn. Ông hướng dẫn nhân dân canh tác, làm vườn, mang giống dưa chuột và vải của quê hương lên cho nhân dân trồng. Nhờ đó làng Đan Thê có một trại vải chạy suốt dọc làng, từ xóm Cống Khê đến làng Bảng Chung (Thuần Mỹ) với hàng trăm cây. Đến nay giống dưa chuột vẫn được gìn giữ, phát triển và trở thành đặc sản của địa phương. Với công đức ấy, ông được dân làng biết ơn và tôn vinh là thành hoàng, lập miếu thờ. Đến nay, vì thời gian và chiến tranh tàn phá, miếu không còn nữa.

Trải qua gần 500 năm lịch sử, tại xã Phạm Trấn, quê hương ông hiện vẫn còn hai di tích là đường Quan Trạng và ngôi mộ của thân phụ ông. Theo truyền thuyết, để đón Trạng Trấn vinh quy bái tổ, dân làng đã làm xong con đường chỉ trong vòng một đêm. Năm 2013, đường Quan Trạng đã được đổ bê-tông, dài 1.426 m, rộng 4,5 m nối từ thôn Nam Cầu đến đường 393. Ở ngoài cánh đồng thôn Quỳnh Côi Hạ (nay là thôn Côi Hạ), ngôi mộ của thân phụ ông được chính quyền xã xây chắc chắn từ hơn chục năm trước, luôn được nhân dân quanh vùng chăm lo hương khói. Để ghi nhớ công đức của danh nhân quê mình, năm 1956, Đảng bộ và nhân dân xã Minh Đức đã đề nghị Nhà nước đổi tên xã thành Phạm Trấn. Năm 2003, đại diện UBND xã Phạm Trấn đã lên thăm làng Đan Thê, quê hương thứ hai của ông. Năm 2002, đền thờ quan Trạng được xây dựng ở trung tâm xã, hằng năm vào ngày giỗ của cụ (1-12 âm lịch), nhân dân địa phương và khách thập phương đều tổ chức lễ dâng hương để tưởng nhớ một vị quan tài đức phò vua, giúp nước.

Trong buổi giao thời nhiễu nhương, Trạng Trấn đã dùng tài trí của mình lập nên công đức to lớn, được nhân dân tưởng nhớ muôn đời. Ông là tấm gương sáng về đức, về tài của nhân sĩ xứ Đông.

VIỆT QUỲNH

Tài văn của Trạng nguyên Phạm Trấn 
Trạng nguyên Phạm Trấn  sinh năm 1523, không rõ năm mất, người làng Lam Kiều, huyện Gia Phúc, tỉnh Hải Dương (nay thuộc thôn Lam Cầu, xã Phạm Trấn, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương ).
Phạm Trấn là con cụ Phạm Trạch, mồ côi cha khi còn trong bụng mẹ. Vì nhà nghèo, cha lại mất sớm nên Phạm Trấn phải đi ở đợ, chăn trâu, cắt cỏ. Hàng ngày thả trâu ngoài bãi, Phạm Trấn thường đến bên lớp học của ông đồ Trần Lục Thao để học lỏm. Có lần, nhìn thấy thầy đồ giảng bài, ông đứng ngoài cửa sổ nhìn vào nói "sai" thầy đồ quay lại hỏi "sai chỗ nào?" ông chỉ đúng chữ thầy giảng sai, thầy đồ ngây người chịu đứ. Một thời gian sau mẹ Phạm Trấn đưa ông tìm thầy đồ Trần Lục Thao xin học, ông thầy thấy Phạm Trấn có vẻ thông minh trí tuệ hơn người nên đã cảm thông nhận vào học và không lấy tiền. Phạm Trấn học ngày càng giỏi, vượt xa các học trò khác rất nhiều. Vì nhà nghèo không có tiền mua giấy để viết, ông thường đi lấy tấm ván thôi rửa sạch mang về làm bảng viết chữ luyện văn.
Khi còn đi học, ông là người có vóc dáng nhỏ bé, da đen, hình hài xấu xí nên môn sinh nhìn ông với con mắt xem thường. Nhân một buổi vịnh thơ với đề là vịnh cái trống, trong khi đám học trò vẫn đang cắn bút, ông đã xướng ra bài thơ vịnh của mình. Kể từ đó, đám bạn đồng môn không dám coi thường Phạm Trấn nữa (thật đáng tiếc, bài thơ đã bị thất truyền, nay chỉ còn lại trong trí nhớ của các bậc cao niên ở thôn Lam Cầu, xã Phạm Trấn một số câu sau).
                                    Lưng thắt đai hồng các bác trông
                                     ...
                                    Ngoài da mỏng manh vuông tròn vẹn
                                    Trong dạ nào ai có biết không
                                    Buổi mai gặp hội rồng mây trúc
                                    Nổi tiếng tang bồng dậy núi sông
Phạm Trấn học với Đỗ Uông người ở làng Đoàn Lâm (Thanh Miện). Phạm Trấn là người trầm tĩnh, ngược lại Đỗ Uông rất hiếu thắng. Hai người ganh đua ra sức học hành và học rất giỏi. Đến năm Bính Thìn (1556) đời Mạc Phúc Nguyên, hai người cùng đi thi, Phạm Trấn đỗ Trạng Nguyên, là một trong 45 Trạng nguyên được lưu danh tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, còn Đỗ Uông đỗ Bảng Nhãn. Phạm Trấn bảo với người ta rằng: "Ngày nay ta mới áp đảo được Đỗ Uông". Uông giận lắm.
Đến ngày vinh quy, triều đình thiết đãi linh đình rồi cấp cho mỗi người một con ngựa, cùng quan quân tùy tùng cờ rong trống mở dẫn hai quan tân khoa về vinh qui bái tổ. Trên đường về, Đỗ Uông cứ cho ngựa của mình đi ngang với ngựa của Phạm Trấn, nhất định không nhường (tỏ ý không phục). Đường đi qua làng Minh Lâm, bấy giờ có người làm nhà mới, ra đón đường xin cho đôi câu đối. Phạm Trấn ứng khẩu đọc: "Năm năm thêm sang giàu, ngày ngày hưởng vinh hoa", Uông ngẫm nghĩ: "Lời tán tụng bằng ấy câu đã đủ, nhưng là lời cổ có sẵn, khi nào ta chịu nhường!".
Khi về tới Cầu Cốc bắc qua khe làng Đoàn Lâm, hai người nhân cảnh có cô hàng nem rượu tên Loan xinh đẹp liền ra đầu đề, hẹn mỗi câu phải dùng tên hai giống chim, khi qua cầu ai làm xong thì được nhường đi trước. Phạm Trấn ngồi trên ngựa, ứng khẩu và đọc ngay:
                                    Cá nhảy, diều bay gặp hội Rồng
                                    Cô Loan Cầu Cốc bán hàng đông
                                    Mâm bằng chồng chất dâng lòng vịt
                                    Mắt phượng long lanh rộn chả mòng
                                    Chèo bẻo nỉ non Xuân mặt khách
                                    Bông lông náo nức rộn chân hồng
                                    Chào hoa lá phải lòng oanh én
                                    Mấy độ vinh qui lưỡng Quốc công.
Khi quan Trạng đọc xong thì quan Bảng mới làm được 4 câu:
                                                            Quanh vạc đôi bên cánh phượng phong
                                    Dở dang bán tráo tựa đồ công
                                    Song le mở khép xem hồng mới
                                    Bạc ác phô phang rượu vịt nồng...
Đỗ Uông thấy Phạm Trấn làm xong trước mà câu nào cũng có không những hai mà còn nhiều loài chim mới phục và nhường đường cho quan Trạng đi trước.
Phạm Trấn là người trầm tĩnh, không tranh giành, nhưng kiên định, còn Đỗ Uông hiếu thắng, nhưng sau cùng phải khuất phục. Có lần hai người ngồi uống rượu với nhau, cũng bỡn làm bài tán về rượu. Uông đọc:
« Hữu hoàng dụng hoàng, vô hoàng dụng hỏa
                                    Sử dụng Hàm nghi, vô Thi bất khả.
Nghĩa là: "Có rượu Hoàng lưu dùng rượu Hoàng lưu, không rượu Hoàng lưu dùng rượu Hỏa tửu. Dùng thứ gì cũng xong, làm việc gì cũng được."
Phạm Trấn đọc: "Hữu hoàng tắc ẩm, hỏa tửu tắc nguyệt
                                    Hữu vi thử ngôn, thiên địa nhật nguyệt."
Nghĩa là: "Có hoàng lưu thì uống, rượu hỏa tửu thì thôi.
                                    Nếu trái lời ấy, có trời có đất, nhật nguyệt xét soi"
Người thức giả xem đấy biết sự lập chí của hai người khác nhau bởi thơ biểu hiện tính cách con người. Quả nhiên, sau khi nhà Lê giành lại triều Mạc, khôi phục nhà Lê. Trong lúc nhiễu nhương "hỗn quân, hỗn quan", Đỗ Uông chấp thuận ra làm quan với nhà Lê, còn Phạm Trấn thì cáo quan về ở ẩn (người quân tử không thờ hai vua), nhưng ông không trở về quê cũ, mà tìm về vùng núi Bất Bạt đất Tây Sơn (nay là huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây) mai danh ẩn tích và qua đời tại đây.
Biết thêm về tài văn của Trạng nguyên Phạm Trấn, lớp trẻ tỉnh Đông nay càng cố gắng tu dưỡng học hành, sao cho xứng đáng là hậu duệ của các bậc tiền nhân anh tú xưa kia.
Ths Nguyễn Thu Hà

Phạm Trấn - Ðỗ Uông




Khoảng đời nhà Mạc, ở miền Hải Dương có hai người bạn ở gần làng nhau: Phạm Trấn ở làng Lâm Kiều và Ðỗ Uông ở làng Ðoàn Lâm.      Vào năm Quang Bảo đời Mạc Phúc Nguyên (1554- 1561), hai người cùng trạc ba mươi tuổi và cùng đỗ khoa thi hội. Ðến kỳ thi đình, Phạm Trấn đỗ Trạng nguyên, còn Ðỗ Uông thì đỗ Bảng nhãn. Trấn, sức học vốn kém Uông, nên hí hửng lắm, bảo: "Gìờ ta mới đè được thằng Uông đây!"
     Uông nghe nói tức lắm. Lúc vinh quy, Trạng Bảng cùng về một đường. Bảng không chịu nhường Trạng đi trước, cứ dóng ngựa đi ngang hàng.
     Ðến làng Hoạch Trạch, dân chúng kéo nhau ra xem và xin thơ để đề vào chiếc cầu ở đầu làng. Ðó là chiếc cầu ngói hơn mười gian. Bảng, Trạng liền thách nhau qua bảy gian phải vịnh xong bài thơ; ai xong trước đi trước, không được tranh nhau.
     Lần ấy Trấn thắng, ai cũng chịu tài, chỉ Uông không phục, cho là thơ đã làm sẵn từ bao giờ. Rồi, lại dóng ngựa đi ngang hàng. Ðến làng Minh Luận, có người mới làm xong nhà, ra đón đường xin một bài thơ mừng nhà mới. Trấn đọc luôn:
Năm năm thêm phú quý
Ngày ngày hưởng vinh hoa
Xưa có câu như thế
Nay mừng mới làm nhà.
     Lần này, Uông đã có vẻ hơi chịu tài nhanh nhẹn của Trấn. Ðến cầu làng Ðoàn Lâm, tục gọi là Cầu Cốc, trong cầu có cô bán hàng là cô Loan; hai người lại thách nhau làm bài thơ Nôm lấy đề là "Cô Loan bán hàng cầu Cốc". Hạn mỗi câu phải có hai giống chim, qua cầu phải xong, ai xong trước đi trước, nhất thiết không được tranh nhau nữa. Trấn ngồi trên lưng  ngựa, đọc ngay rằng:
Quai vạc đôi bên cánh phượng phong
Dở
giang bán chác lựa đồ công
Xanh
le mở khép nem hồng mới
Bạc
ác phô phang rượu vịt nồng...
     Bảng bấy giờ mới thực sự chịu phục Trạng là nhanh trí và nhường cho Trạng đi trước, không tranh dành gì nữa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét