Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

ĐỊA LINH NHÂN KIỆT 76

(ĐC sưu tầm trên NET)

Nguyễn Xuân Chính

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Xuân Chính (chữ Hán: 阮春正, 1587 - 1693) người làng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, Kinh Bắc (nay là xã Phù Chẩn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Đỗ trạng nguyên khoa Đinh Sửu, niên hiệu Dương Hòa thứ 3 (1637), đời Lê Thần Tông khi đó ông đã 86 tuổi, là trạng nguyên già nhất trong lịch sử. Làm quan đến Tả thị lang Lại bộ, Nhập thị Kinh diên, tước Đạo Ngạn bá. Sau khi mất, ông được tặng chức Thượng thư, tước hầu. Có tài liệu ghi ông là Nguyễn Xuân Sinh.
Giai thoại về Trạng nguyên Nguyễn Quốc Trinh

Ý kiến của bạn Ý kiến của bạn |  Gửi tin qua E-mail Gửi tin qua E-mail |  Bản để in Bản để in
Làng Nguyệt Áng (nay thuộc huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội) có gia đình họ Nguyễn, gia cảnh nghèo túng. Người con trai là Quốc Trinh đã quyết chí ăn học, cậu tìm đến một thầy đồ làng bên để học. Hằng tháng, bà chị gái tằn tiện, mang tiền gạo đến chu cấp cho em.
Một hôm chị đến thăm, chẳng thấy cậu Trinh học hành gì cả, mà đang chơi diều giấy ở ngoài đồng. Chị lôi cậu em vào trình với thầy học. Thầy nhìn cậu, nghiêm nghị:

- Tội anh đáng đòn. Nhân tiện có chị anh sang đây, ta cũng muốn để gia đình biết được sức học của anh. Nay thầy ra một vế đối, nếu đối được thì tha, đối không được ta sẽ đuổi về luôn.

Nói rồi thầy đọc:

Mê chơi, chẳng học, quên lời chị

Nguyễn Quốc Trinh không cần nghĩ ngợi, đối ngay:

Thi đỗ cao khoa, nức tiếng thầy.

Câu đối đó làm cả thầy, cả chị đều vui vẻ. Sau này Nguyễn Quốc Trinh thực hiện đúng lời đối của mình. Ông đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Hợi (1659) triều Lê Thần Tông, sau làm quan đến Thượng thư.

Về cuộc đời làm quan của Trạng nguyên Nguyễn Quốc Trinh có nhiều mẩu chuyện đặc sắc, nhưng người ta nhớ nhất câu chuyện xung quanh lời phát biểu của ông đã trở thành danh ngôn hồi đó. Nhà Lê vào thế kỷ XVII trở đi chỉ là hư vị, mọi việc đều do họ Trịnh chấp chính. Nhưng nhiều ông chúa Trịnh vẫn còn nuôi ý định cướp ngôi Lê. Chúa Dương Vương là Trịnh Tạc, muốn thử xem lòng người có phục không, đã sai quân lính đắp một cái đài ở Thăng Long đặt tên là đài Thu Thiên. Đài đã được dựng cột đào móng, hình thành nên cái khung của vẻ quy mô bề thế. Chúa đến tận nơi xem xét, đem cả Nguyễn Quốc Trinh đi theo. Nhìn quang cảnh đầy triển vọng nguy nga, chúa hỏi:

- Thế nào, ý ông ra sao?

Nguyễn Quốc Trinh trả lời:

- Khải chúa thượng, xây đắp thế nào chẳng được, nhưng lòng thiên hạ không vui đâu.

Chúa tái mặt hỏi lại:

- Thiên hạ trăm nghìn người, một mình ông làm sao biết được trăm nghìn bụng.

Nguyễn Quốc Trinh ung dung đáp:

- Thiên hạ là tôi đây, lòng tôi không vui thì biết lòng thiên hạ.

Chúa nín lặng, không nói gì lên kiệu về cung. Tối hôm ấy, một cơn bão nổi lên, sét đánh gãy mấy cây cột dài. Trịnh Tạc đành bỏ, không cho dựng nữa.
 (Sưu tầm)


Phát ngôn “khó đỡ” của Trạng nguyên Nguyễn Quốc Trinh

"Thiên hạ là tôi đây" là câu nói nổi tiếng của Trạng nguyên Nguyễn Quốc Trinh

- "Thiên hạ là tôi đây" là câu nói nổi tiếng của Trạng nguyên Nguyễn Quốc Trinh.
Nguyễn Quốc Trinh (1624 - 1674) đỗ trạng nguyên khoa thi năm Kỷ Hợi, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 2, đời vua Lê Thần Tông.
Thi đỗ cao khoa, nức tiếng thầy

Nguyễn Quốc Trinh người làng Nguyệt Áng (nay thuộc huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội). Ông làm quan đến chức Hình bộ Hữu thị lang, Lễ bộ tả thị lang, Hộ bộ hữu thị lang, Lại bộ hữu thị lang. Khi ông mất năm 1674 được Tây Định vương Trịnh Tạc truy tặng chức Binh bộ Thượng thư, tước Trì quận công, ban thuỵ hiệu là Cương Trung.

Thuở nhỏ, gia đình họ Nguyễn, gia cảnh nghèo túng, nhưng quyết chí cho hai con trai là Nguyễn Quốc Trinh và Nguyễn Đình Trụ được ăn học đến nơi đến chốn. Cả hai tìm đến một thầy đồ làng bên để học. Hằng tháng, bà chị gái tằn tiện, mang tiền gạo đến chu cấp cho hai em.

Một hôm chị đến thăm, chẳng thấy cậu Trinh học hành gì cả, mà đang chơi diều giấy ở ngoài đồng. Chị lôi cậu em vào trình với thầy học. Thầy nhìn cậu, nghiêm nghị:

- Tội anh đáng đòn. Nhân tiện có chị anh sang đây, ta cũng muốn để gia đình biết được sức học của anh. Nay thầy ra một vế đối, nếu đối được thì tha, đối không được ta sẽ đuổi về luôn.

Nói rồi thầy đọc:

Mê chơi chẳng học, quên lời chị

Nguyễn Quốc Trinh không cần nghĩ ngợi, đối ngay:

Thi đỗ cao khoa, nức tiếng thầy.

Câu đối đó làm cả thầy, cả chị đều vui vẻ. Sau vụ này, thầy còn nuôi cho hai anh em Nguyễn Quốc Trinh ăn học. Sau này Nguyễn Quốc Trinh thực hiện đúng lời đối của mình. Ông đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Hợi (1659) triều Lê Thần Tông. Em ông là Nguyễn Đình Trụ đỗ tiến sĩ.

Quê hương trạng nguyên Nguyễn Quốc Trinh thôn Nguyệt Áng, Thanh Trì, Hà Nội.
Quê hương trạng nguyên Nguyễn Quốc Trinh thôn Nguyệt Áng, Thanh Trì, Hà Nội.

Lòng tôi không vui thì biết lòng thiên hạ

Về cuộc đời làm quan của Trạng nguyên Nguyễn Quốc Trinh có nhiều mẩu chuyện đặc sắc, nhưng người ta nhớ nhất câu chuyện xung quanh lời phát biểu của ông đã trở thành danh ngôn hồi đó. Nhà Lê vào thế kỷ XVII trở đi chỉ là hư vị, mọi việc đều do họ Trịnh chấp chính. Nhưng nhiều ông chúa Trịnh vẫn còn nuôi ý định cướp ngôi Lê.

Chúa Trịnh Tạc, muốn thử xem lòng người có phục không, đã sai quân lính đắp một cái đài ở Thăng Long đặt tên là đài Thu Thiên. Đài đã được dựng cột đào móng, hình thành nên cái khung của vẻ quy mô bề thế. Chúa đến tận nơi xem xét, đem cả Nguyễn Quốc Trinh đi theo. Nguyễn Quốc Trinh là người rất có công với chúa Trịnh Tạc. Nhìn quang cảnh đầy triển vọng nguy nga, chúa hỏi:

- Thế nào, ý ông ra sao?

Nguyễn Quốc Trinh trả lời:

- Khải chúa thượng, xây đắp thế nào chẳng được, nhưng lòng thiên hạ không vui đâu.

Chúa tái mặt hỏi lại:

- Thiên hạ trăm nghìn người, một mình ông làm sao biết được trăm nghìn bụng.

Nguyễn Quốc Trinh ung dung đáp:

- Thiên hạ là tôi đây, lòng tôi không vui thì biết lòng thiên hạ. Chúa nín lặng, không nói gì lên kiệu về cung. Tối hôm ấy, một cơn bão nổi lên, sét đánh gãy mấy cây cột dài. Trịnh Tạc đành bỏ, không cho dựng nữa.

Trần Hồng Đức

NHỮNG VỊ TAM NGUYÊN VÀ SONG NGUYÊN TRONG LỊCH SỬ KHOA CỬ CỦA NƯỚC TA

In PDF.


Nhất Vợ Nhì Trời

Nghĩ chuyện trần gian cũng nực cười
Trời   khôn   hơn  vợ, vợ  hơn  trời
Khôn  đến mẹ  mầy là có một
Khéo như con tạo  cũng là  hai
Trời dẫu yêu vì  nhưng có phận
Vợ  mà  vụng dại đếch ăn ai
Cớ sao vợ lại hơn trời nhỉ ?
Vợ chỉ hơn trời có cái trai!


Thưa quí độc giả, xin quí vị thử đoán xem bài thơ “thất ngôn bát cú” trên đây ai là tác giả?
Bài thơ nầy có văn phong hơi lạ cho nên cũng hơi khó đoán tác giả. Nếu qúi vị chưa đoán ra được thì xin đọc tiếp hai câu đối sau:


“Tích tai bạch đầu ông! Bán hạ đan thanh thành vẫn thảo.
Cảm hỉ xa tiền tử! Trầm hương mộc dược tế linh tiên”
(Tiếc thay ông già đầu bạc, nửa hạ cỏ xanh thành cỏ cháy;
Thương thay người con trai cả  «đi trước xe tang>, không có thuốc quí để cứu cha)


Đây là câu đối viếng một vị thầy thuốc bắc vừa mãn phần, (có giai thoại lại cho rằng viếng thầy lang Hai ở Tứ Thanh, xã An Nội, huyện Bình Lục, Hà Nam). Trong câu đối nầy có rất nhiều vị thuốc bắc như Bạch đầu ông, bán hạ, đan (bì), thanh (bì), vẫn thảo; Xa tiền tử (rau má), trầm hương, mộc dược, linh tiên:

“Tứ thời bát tiết canh chung thủy. Ngạn liễu đôi bồ dục điểm trang”
(Bốn mùa, tám tiết luôn chung thủy; Bờ liễu, hàng bồ muốn điểm trang)

Đây là câu đối viết cho anh hàng thịt về dán tết. Trong câu có “bát tiết canh”, đôi bồ dục”.


Bây giờ thì quí vị đã biết rõ tác giả là cụ Nguyễn Khuyến, tức  là cụ Tam Nguyên Yên Đổ, một vị đại khoa không những rất  hay chữ mà còn văn tài đa dạng, phóng khoáng và nhiều tính trào lộng. Thơ của cụ đã nhiều mà lại lắm phong cách, như bài thơ nêu trên không mấy ai đoán là của một bậc đại danh nho nghiêm cẩn như cụ. Cụ cũng rất mẫn tiệp về câu đối; phần lớn đều rất thần tình, khi dọc qua thì thấy chữ nghĩa đối nhau chan chác, thế nhưng khi đọc kỷ lại mới nghiệm ra được cái ngụ ý sâu xa và có phần trào phúng ẩn chứa trong đó. 


Có lẽ cụ Tam Nguyên Yên Đổ được nổi tiếng và được nhiều người biết đến như một vị đại khoa có thành tích thi cử sáng chói nhất  của nước ta thời trước; thứ nhất là do sự uyên bác, sự mẫn tiệp và văn tài xuất chúng của cụ qua nhiều sang tác còn để lại cho hậu thế, thứ đến có lẽ do cụ sống gần với thời đại chúng ta hơn nên các tác phẩm của cụ dễ được truyền tụng trong nhân gian hơn. Thực ra thì trong lịch sử khoa cử theo thể thức ngày xưa, ngoài cụ Tam Nguyên Yên Đổ, còn có một số vị khác cũng đỗ đầu cả ba khoa thi Hương, Hội và Đình, đạt được danh hiệu Tam Nguyên như cụ Nguyễn Khuyến, tuy nhiên chỉ một số vị đã để lại một số trước tác, thơ văn đáng kể, còn đa số những vị khác hoặc các tác phẩm thơ văn bị thất lạc, hoặc chỉ để lại một số ít tác phẩm thơ văn mà hầu hết bằng chũ hán, nên ít được người đời nay biết đến. Ngoài ra, tuy cùng đạt danh hiệu Tam Nguyên, nhưng có vị Đình Nguyên là một trong Tam Khôi (Trạng Nguyên, Bảng Nhản, Thám Hoa), có vị đứng đầu đệ nhị giáp, lại có vị đứng đầu đệ tam giáp tùy theo mỗi khoa thi.

Ngoài những vị đạt danh hiệu Tam nguyên như nói trên,  còn một số vị khác đỗ đầu cả hai khoa thi Hội và Đình được phong tặng danh hiệu “Song Nguyên”. Nhưng danh xưng nầy ít được nhằc nhở đến nên hậu thế hầu như không mấy người biết về những vị ấy. Trong bài nầy tôi cũng xin giới thiệu một số vị Song Nguyên đến quí vị độc giả.


I.- Sơ lược việc thi cử ngày xưa:
  
Nhưng trước khi giới thiệu các vị Tam Nguyên và Song Nguyên, tôi thiết nghĩ cũng nên trình bày sơ lược qua cách thức thi cử của ngày xưa để chúng ta có một khái niệm về việc học hành, thi cử thời đó hầu có thể đánh giá được công lao và tài năng của các vị đỗ đạt thời xưa.

Năm 939 Ngô Quyền thắng quân Nam Hán đem lại nền độc lập tự chủ cho dân tộc ta, nhưng thời gian nầy nền độc lập đang trong tình trạng phôi thai, việc chính trị chưa được ổn định, triều đình còn nhiều việc quan trọng cần giải quyết nên viêc học hành thi cử chưa được quan tâm.  Mãi đến triều đại nhà Lý, sau khi Lý Thái Tổ ( Lý Công Uẩn) dời đô về Thăng Long (1010) nước nhà được thái bình thịnh vượng, việc cai trị đã có qui củ, triều đình bắt đầu quan tâm đến việc học hành thi cử để chọn nhân tài ra giúp nước. Năm 1075 dưới triều Lý Nhân Tông niên hiệu Thái Ninh thứ 4, nhà vua cho mở khoa thi đầu tiên gọi là thi “Nho học Tam trường” để chọn nhân tài. Lê Văn Thịnh (người xã Đông Cứu, huyện  Gia Định, tỉnh Bắc Ninh) đỗ đầu khoa nầy nhưng chưa được gọi là Trạng Nguyên (vì thời đó chưa có học vị nầy). Bước sang nhà Trần, dưới triều Trần Thái Tông, niên hiệu Chính Bình thứ 15 (1246) nhà vua cho mở khoa thi Đại tỷ, lấy đỗ 44 người, Nguyễn Quan Quang (người xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh) đỗ đầu, là người đầu tiên được mang học vị Trạng Nguyên.

Trạng Nguyên là học vị cao nhất, giành cho người đỗ đầu khoa thi đình. Thời xưa, một sĩ tử  đỗ đại khoa phải qua ba kỳ thi lớn là thi Hương, thi Hội và thi Đình.

Cảnh thi Hương ngày xưa
Thi Hương: Được tổ chức tại các trấn hay tỉnh, dành cho những thí sinh ở các trấn hay tỉnh lân cận trong khu vực được qui định gọi là trường. Trường đây là một khu đất trống tương đối bằng phẳng, chung quanh được che chắn bằng một dãy phên nứa có lính tuần sát ngày đêm. Ngay chính giữa trường có nhà Thập đạo dành cho các quan giám trường đề điệu coi sóc việc  thi. Trường được chia làm 4 khu là Giáp, Ất, Tả, Hữu gọi là vi; mỗi vi có một cửa dẫn vào, do một vị quan trong ban giám khảo trông coi, có một đám lính thể sát dưới tay lo việc lục soát kỹ càng tất cả vật dụng như lều, chỏng tráp đựng giấy bút, gói cơm, bầu nước … kể cả thân thể của các thí sinh được gọi tên, trước khi nhập trường, để tránh tình trạng gian lận đem theo tài liệu vào trường thi.  (Theo lệ thường: Quan chánh chủ khảo coi cửa vi Giáp, quan phó chủ khảo coi cửa vi Ất, các vị quan phân khảo coi các cửa vi Tả và Hữu). Sau hi các thí sinh vào hết trong trường thì cửa vi được khóa lại. Thí sinh sau khi được nhập trường vội vàng lo tìm chỗ dựng lều, kê chỏng để chuẩn bị làm bài thi. Các quan chủ khảo, giám khảo, các người phục vụ được cung cấp đầy đủ thức ăn thức uống và các nhu dụng…những người nầy suốt trong kỳ thi đều cấm ra ngoài, không được liên lạc với ai cả.

 Các sĩ tử đang trên đường đến trường thi
Dưới triều Nguyễn thi Hương có các trường thi Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên, Bình Định, Gia Định, An Giang. Thi Hương gồm có 4 kỳ, phải đỗ kỳ trước mới được vào thi kỳ kế tiếp. Mỗi kỳ còn được gọi là một “trường”. Nhất trường, nhị trường, tam trường, tứ trường (hay đệ nhất, đệ nhi, đệ tam, đệ tứ). Các bài thi trong lần thi Hương theo thứ tự các kỳ: Kỳ đệ nhất bài Kinh Nghĩa; Kỳ đệ nhị thi Chiếu, chế, biểu; Kỳ đệ tam thi Thơ phú; Kỳ đệ tứ thi Văn sách. Đỗ được cả bốn “trường” là Cử nhân (xưa gọi là Hương cống), người đỗ đầu là Giải Nguyên (hay Thủ Khoa).  Đỗ ba “trường” là Tú tài (Sinh đồ). Mỗi khoa thi Hương chỉ lấy 32 người đỗ Cử nhân ( Hương cống), số còn lại là Tú tài. Có người thi nhiều lần nhưng lần nào cũng chỉ đỗ được tam “trường”; Đỗ lần thứ nhất gọi là ông Tú, lần thứ hai vẫn đỗ Tú tài gọi là ông Kép, lần thứ ba vẫn đỗ tam “trường” gọi là ông Mền.

Đỗ Cử nhân được triều đình bổ dụng ra làm quan, nhưng đỗ Tú tài thì không được bổ dụng, chỉ có thể về mở trường dạy học,  làm “ông Đồ”.

Cảnh kỳ thi hương năm Giáp Ngọ (1894) tại trường thi Nam Định
Thi Hội:   Thi Hội là kỳ thi ở cấp quốc gia, luôn luôn  được tổ chức tại kinh đô (Thăng Long từ Lê Chiêu Thống (1787) trở về trước, Huế từ thời nhà Nguyễn). Tất cả những người đã đỗ cử nhận đều được quyền dự thi, kể cả những người đã ra làm quan. Số thí sinh  dự thi Hội vì thế rất đông. Cũng gồm 4 kỳ và bài thi cũng như thi Hội:
Kỳ 1: Kinh nghĩa;
Kỳ 2: Chiếu, chế, biểu;
Kỳ 3: Thơ phú;
Kỳ 4: Văn sách.


Trúng tuyển cả 4 kỳ gọi là “trúng cách thi Hội”, nhưng  phải vào sân điện nhà vua dự thêm một kỳ thi nữa gọi là thi Đình, sau đó mới được cấp học vị Tiến sĩ hay những học vị khác.  Người đỗ đầu kỳ thi Hội có danh hiệu là Hội Nguyên.

Thi Đình
Thi Đình:  Là thi ở sân đình nhà vua. Nơi thi là một cái nghè lớn, do đó những vị đỗ kỳ thi nầy được gọi là ông Nghè. Thể loại thi là một bài Đối sách do nhà vua trực tiếp ra đầu đề. Sau khi hội đồng giám khảo chấm bài, cho điểm xong lập danh sách tổng kết trình lên nhà vua, chính nhà vua tự tay phê lấy đỗ. Có 3 loại học vị do kết quả của kỳ thi Đình, được xếp vào ba bảng gọi là Giáp:

Đệ Nhất Giáp: Những vị điểm cao nhất được ghi vào bảng nầy goi là các vị Tiến sĩ cập đệ . Bảng nầy chỉ có 3 người gọi là Tam Khôi: Đệ nhất giáp đệ nhất danh: TRẠNG NGUYÊN; Đệ nhất giáp đệ nhị danh: BẢNG NHÃN; Đệ nhất giáp đệ tam danh: THÁM HOA. Từ đó có tên gọi tắc là ông Trạng, ông Bảng, ông Thám. Có nhiều khoa thi không có Trạng Nguyên;  không có cả Trạng Nguyên và Bảng Nhãn, hoặc không có cả Tam Khôi.

Đệ nhị giáp: Gọi là Tiến Sĩ xuất thân, còn đựoc gọi là Hoàng Giáp. Như vậy những người đỗ Tiến Sĩ đệ nhị giáp được gọi là đỗ Tiến Sĩ xuất thân hay đỗ Hoàng Giáp.

 Khoa thi Hội năm 1919 là khoa thi cuối cùng của lịch sử khoa bảng nước nhà
Đệ tam giáp: Ngoài những vị đỗ đệ nhất giáp, đệ nhị giáp, số còn lại được ghi vào bảng nầy gọi là đồng Tiến Sĩ xuất thân hay đồng Tiến Sĩ, có khi còn gọi là đỗ Tam giáp.

Phó Bảng:
Đặc biệt vào thời nhà Nguyễn, những vị có học lực xứng đáng được đỗ Tiến Sĩ, nhưng vì có một thiếu sót nào đó nên không được ghi tên vào bảng chính, mà tên được ghi vào một bảng phụ gọi là Phó bảng. (Vua Tự Đức gọi những vị nầy là Tiến Sĩ bất cập đệ). Những vị nầy cũng là những người đã đỗ đại khoa, cũng vào hàng ngũ các ông Nghè, và dân gian cũng thường gọi quí vị nầy ông Bảng. (Trường hợp nầy khó phân biệt giữa một người có học vị Bảng Nhãn và một người có học vị Phó bảng).

Vị đỗ đầu kỳ thi Đình có danh hiệu là Đình Nguyên. Như vậy vị Đình Nguyên có thể là: Đình Nguyên Trạng Nguyên, Đình Nguyên Bảng Nhãn, Đình Nguyên Thám Hoa, Đình Nguyên Hoàng Giáp (nếu khoa thi đó không lấy Tam Khôi), Đình Nguyên đồng Tiến sĩ (nếu không có đệ nhất và đệ nhị giáp).
                       
II.- Những vị Tam Nguyên:
Sĩ tử tại trường thi xưa
Việc giới thiệu những vị Tam Nguyên qua quá trình thi cử của nước ta thời xưa rất khó khăn và chắc chắn còn nhiều thiếu sót vì không có đủ tài liệu để truy cứu. Mặc dù vào năm  Thái Ninh thứ 4 dưới triều Lý Nhân Tông (1075) đã mở khoa thi “Nho học tam trường” đầu tiên để tuyển chọn nhân tài, nhưng có lẻ vào thời đó việc thi cử mới phôi thai nên chưa có một chế độ chặc chẻ. Ngay cả vị đỗ đầu khoa thi nầy là ông Lê Văn Thịnh cũng chỉ được ghi nhận là người đỗ đầu chớ không có một học vị nào (giả sử như về sau khi việc thi cử đã có qui củ thì ông xứng đáng được phong học vị Trạng Nguyên). Những triều đại về sau, việc thi cử có nhiều cải tổ những vẫn chưa đi vào qui củ. Tình trạng nầy kéo dài mãi đến năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 15, triều Trần Thái Tông (1246) mới có ông Nguyễn Quan Quang là người được chính thức phong học vị Trạng Nguyên đầu tiến của nước ta.  Mãi đến năm Long Khánh thứ 2, triều Trần Duệ Tông (1374) mới có vị Tam Nguyên đầu tiên. Từ năm 1374 đến năm 1892 (Thành Thái thứ 4) chúng ta chỉ ghi nhận được 8 vị Tam Nguyên. Sau đây là phần giới thiệu sơ lược về những vị Tam Nguyên trong thời gian nói trên.

Tam Nguyên Trạng Nguyên ĐÀO SƯ TÍCH
1.- Tam Nguyên Trạng Nguyên ĐÀO SƯ TÍCH: Năm Long Khánh thứ 2 triều Trần Duệ Tông  (1374) Giáp Dần,  tháng 2, thượng hoàng về ở cung Trùng Hoa, phủ Thiên Trường, cho mở khoa thi Đình tại đó, lấy cập đệ  và xuất thân 50 người. Đào Sư Tích người xã Cỗ Lễ, huyện Tây Chân, phủ Thiên Trường, tỉnh Nam Định (nay là huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Hà)  đỗ Hội Nguyên Đình Nguyên Trạng Nguyên. Ông đỗ đầu cả ba kỷ thi Hương, Hội và Đình (*) nên có danh hiệu là Tam Nguyên. Đào Sư Tích là vị Tam Nguyên đầu tiên của nước ta. Đào Sư Tích  làm quan đến Nhập Nội hành khiển Hữu ti Lang trung. Ông làm quan trãi 3 đời vua Trần Duệ Tông, Trần Phế Đế và Trần Thuận Tông, nhưng sau vì không hợp ý Hồ Quí Ly nên bị gáng xuống làm Trung thư thị lang đồng tri thẩm hình viện sự.

(* Wikipedia: Ở khoa thi Hương, Đào Sư Tích đỗ danh sách thứ nhất (Hương nguyên). Vào thi Hội, thi Đình ông đều đỗ thứ nhất: Đình Nguyên, Trạng nguyên khoa Giáp Dần niên hiệu Long Khánh đời vua Trần Duệ Tông (1374).

Nhà thờ Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ
(Hình violet.vn)
2.- Tam Nguyên Trạng Nguyên PHẠM ĐÔN LỄ: Phạm Đôn Lễ tự là Lư Khanh, người xã Hải Triều, huyện Ngự Thiên (sau đổi là Ứng Thiên), tỉnh Thái Bình (nay  là huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), ngụ tại làng Thanh Nhàn, huyện Kim Hoa (sau đổi là Kim Anh, nay thuộc huyện Sóc sơn, Hà Nội). Đỗ Giải Nguyên, sau đó là Hội nguyên, Đình nguyên Trạng nguyên khoa thi năm Tân Sửu, Hồng Đức thứ 12, triều Lê Thánh Tông (1481) khi ông mới 27 tuổi. Ông là người nổi tiếng hay chữ từ thời còn trẻ và chiếm luôn hai giải khôi nguyên trong các kỳ thi Hội và thi Đình khoa thi cùng năm đó càng chúng tỏ học vấn uyên bác và văn tài lỗi lạc của ông trong số 40 vị đỗ Tiến Sĩ khoa nầy. Phạm Đôn Lễ là vị Tam Nguyên  thứ nhì trong lịch sử khoa cử nước ta, tục gọi là Tam Nguyên Đôn Lễ. Ông làm quan đến chức Thượng Thư, có đi sứ sang Tàu. Tương truyền rằng trong khi đi sứ, tới Ngọc Hồ thuộc châu Quế Lâm (Quảng Tây ngày nay) thấy dân vùng nầy có nghề trồng cói, dệt chiếu ông bèn khảo sát kỹ càng. Khi về nước ông đem nghề này dạy cho dân chúng miền duyên hải Nam Định, sau đó nghề làm chiếu được truyền bá rộng rãi tại miền duyên hải các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình đem lại một nguồn lợi lớn cho dân chúng, vì thế ông  còn được gọi là Trạng Chiếu. Dân làng có lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn Tam Nguyên Phạm Đôn Lễ. 

3.- Tam Nguyên Trạng Nguyên VŨ DƯƠNG:
  Năm Hồng Đức thứ 24 (1493) tháng 3 Quí Sửu vua Lê Thánh Tông mở khoa thi Hội các cử nhân trong nước, lấy đỗ 48 Tiến Sĩ. Vũ Dương còn gọi là Vũ Tính, người xã Mạn Nhuế, huyện Thanh Lâm, tỉnh Hải Dương (nay là huyện Nam Thanh, Hải Hưng), đỗ đầu 3 kỳ thi Hương, Hội và Đình. Ông làm quan đến Thượng thư bộ Công. Tháng 11 năm Ất Mão, Hồng Đức thứ 26 (1495) Hàn lâm viện Thị thư Vũ Dương được cử đi sứ tuế cống nhà Minh. Vũ Dương là vị Tam Nguyên thứ ba trong lịch sử thi cử nước ta.

4.- Tam Nguyên Hoàng Giáp  NGUYỄN ĐĂNG (1576 – 1657):
Nguyễn Đăng người xã Đại Toán, huyện Quế Dương (nay là xã Chi Lăng, huyện Quế Võ), tỉnh Bắc Ninh. Là một học sinh nghèo nhưng hiếu học, được cụ Nghè Nguyễn Đình Tuân (làng Vó, xã Quảng Bố, huyện Lang Tài) thu nhận làm học trò. Về sau đỗ Giải nguyên, Hội nguyên Đình nguyên Hoàng Giáp khoa Nhâm Dần năm Hoằng Định thứ 3, triều Lê Kính Tông (1602). Ông cũng đỗ Thủ khoa kỳ thi đặc cách (thi ứng chế) nên được tặng danh hiệu “Tứ Nguyên”, có lẽ là một danh hiệu độc nhất trong lịch sử thi cử nước ta. Nguyễn Đăng là vị Tam Nguyên thứ tư trong lịch sử thi cử nước ta. “Tứ nguyên” Nguyễn Đăng là một quan văn mẫn tiệp dưới triều Lê. Năm Quí Sữu, Hoằng Định thứ 14 (1613), Nguyễn Đăng cùng Lưu Đình Chất được cử làm chánh sứ đi sứ Trung Hoa. Năm Bính Thìn, Hoằng Định thứ 17 (1616) nhà vua xét công đi sứ truyền thăng thưởng cho 3 vị trong sứ đoàn, Phúc Nham  bá Nguyễn Đăng được thăng làm Hộ bộ Hữu thị lang, gia tước hầu.

Bảng Nhãn LÊ QUÍ ĐÔN
5.- Tam Nguyên Bảng Nhãn LÊ QUÍ ĐÔN (1726 -1784):  Là một nhà bác học vào thời Lê mạt. Ông trứ thuật nhiều tác phẩm về văn hóa, lịch sử và địa lý nước ta. Lê Quí Đôn sinh năm 1726, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường, người xã Duyên Hà, huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Bình. Con trưởng của Trung hiếu Công Lê Phú Thứ (Tiền sĩ năm 1734, làm đến Hình bộ Thượng thư đời Lê Dụ Tông). Ông nỗi tiếng thông minh và có trí nhớ khác thường ngay từ thuở nhỏ nên có rất nhiều giai thoại về ông thời đó. Năm 18 tuổi đỗ Giải nguyên kỳ thi Hương, năm Cảnh Hưng thứ 13 (1752) đời Lê Hiển Tông ông lại đỗ đầu hai kỳ thi Hội và Đình khoa Nhâm Thân với học vị Bảng Nhãn lúc mới 27 tuổi, là vị Tam Nguyên Bảng Nhãn rất trẻ. Ông còn được gọi là Tam nguyên Duyên Hà. Lê Quí Đôn là vị Tam Nguyên thứ năm trong lịch sử thi cử của nước ta. Ông làm quan đền Công bộ Thượng thư. Năm Cảnh Hưng thứ 21 (1760)  được cử đi sứ sang Tàu. Ông mất ngày 14 thnág 4  năm Giáp Thìn (1784)   tại làng Nguyên Xá (nay thuộc Phủ Lý) lúc 59 tuổi,  được tặng tước Dĩnh Thành Công. Lê Quí Đôn là một người có kiến văn quảng bác, ông trứ tác nhiều sách về nhiều lãnh vực khác nhau. Tác phẩm của ông khoảng 80 quyển, hầu hết bằng Hán văn. Quốc âm chỉ được truyền lại một số câu đối (từ các giai thoại về thuở thiếu thời), 4 bài thơ thất ngôn bác cú (Rắn đầu biếng học, Trương Lương, Gia cát Lượng, Từ Thức động), một bài kinh nghĩa (Khuyên con lúc về nhà chồng) một bài văn sách (Lấy chồng cho đáng tấm chồng, bõ công trang điểm má hồng răng đen) và bài tản văn (Mẹ ơi con muốn lấy chồng).

 Về Hán văn: “Dịch kinh phu thuyết” (lời bàn nông nổi về kinh Dịch): 6 quyển; “Thư Kinh diễn nghĩa” (giảng nghĩa về Kinh Thư): 3 quyển; “Quần thư khảo biện” (Xét bàn các sách): 1 quyển; “Thánh mô hiền phạm lục” (Chép về mẫu mực cá bậc Thánh Hiền): 12 quyển; “Vân Đài loại ngữ” (Chia loại các lời nói ở nơi đọc sách): 4 quyển; “Toàn Việt Thi lục” (Sưu tập các thi gia nước ta từ đời Lý đến đời Hậu Lê): 15 quyển; “Hoàng Việt văn hải”(Sưu tập các bài văn hay): 1 quyển; “Lê triều thông sử/Đại Việt thông sử”: 1 quyển; “Phủ biên tạp lục”(Chép lẫn lộn về chính trị cõi biên thùy): 6 quyển; “Bắc sứ thông lục”(Chép các việc đi sứ Tàu): 4 quyển; “Kiến văn tiểu lục”(Chép vặt những điều nghe thấy): 12 quyển; “Quế Đường thi tập”: 1 quyển; “Liên châu thi tập” (với 400 bài thơ của ông và các bài thơ xướng họa của các nhà thơ Trung hoa và Triều Tiên khi ông đi sứ Tàu): 4 quyển; “ Quế Đường văn tập”: 4 quyển.

6.- Tam Nguyên - (1840 – 1878): Trần Bích San sinh năm 1838, người làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định; Là con trưởng của cụ Phó Bảng Trần Doãn Đạt (Đốc học 2 tỉnh Sơn Tây và Nam Định, sau làm Án sát Hưng Hóa). Từ thuở nhỏ ông đã nổi tiếng thông minh dĩnh ngộ lại rất chăm học. Nguyên tên là Trần Tằng Tiễu, khi theo học Hoàng Giáp Tam Đăng Phạm Đăng Nghị thấy ông văn hay, tính tốt nên thầy đổi tên cho là Trần Bích San. Ông là bạn đồng môn với Nguyễn Khuyến, cả hai đều văn thơ lỗi lạc  nhưng mỗi người một vẻ: Trần Bích San thì hàm súc nghiêm mật, Nguyễn Khuyền thì tài hoa phóng túng.

Năm 1864 (Tự Đức thứ 17) ông đỗ Thủ khoa kỳ thi Hương trường Nam Định, mùa xuân năm sau Ất Sửu 1865 vào kinh thi lại đỗ Hội nguyên, Đình nguyên Hoàng Giáp, chiếm danh hiệu Tam Nguyên. Ông được vua Tự Đức ban cho danh hiệu là Hy Tăng để so sánh với Vương Tăng đời nhà Tống cũng đỗ đầu liên tiếp ba kỳ thi Hương, Hội và Đình như ông. Vì ông sinh trưởng ở làng Vị Xuyên nên còn được gọi là Tam Nguyên Vị Xuyên. Trần Bích San là vị Tam Nguyên đầu tiên của triều Nguyễn, và là vị Tam Nguyên thứ sáu trong lịch sử thi cử nước ta.

Ông được sơ bổ làm Tri phủ Thăng Bình (Quảng Nam) năm Tự Đức thứ 20 (1867), tiếp đó làm Tri phủ Điện Bàn cũng thuộc tỉnh Quảng Nam, thời gian sau được thăng Án sát  tỉnh Bình Định. Vì là người cương trực nên bị bọn xấu dèm pha, năm 1868 ông bị triệu về kinh và bị giáng chức xuống Tri phủ. Sau vua Tự Đức biết ông bị hàm oan nên cử ông làm phó chủ khảo, năm sau 1869 được lãnh chức quyền Hộ bộ sự vụ rồi quyền Lễ bộ sự vụ. Năm 1870 ông được cử đi sứ Trung Hoa. Năm 1872 cha ông mất nên cáo quan về quê chịu tang cha. Hết tang, ông trở vào kinh lãnh chức Đại lý tự, rồi Nội các Sự vụ, ít lâu sau được bổ làm Tuần vũ Hà Nội; Trong chức vụ nầy có lần ông đã gây xích mích với phó Thủy sư Đô Đốc Dupré. Năm Đinh Sửu 1877 (Tự Đức thứ 30) nhân có cuộc đấu xảo ở Ba Lê,  vua Tự Đức muốn cử một phái đoàn ngoại giao sang Pháp để cải thiện mối gaio hảo, Dupré đồng ý nhưng đề nghị nên cử Trần Bích San làm chánh sứ. Ông được vua Tự Đức triệu về kinh, và được cử sung chức Chánh sứ phái bộ đi Tây. Khi biết phái đoàn phải nhờ dường thủy của Dupré để sang Pháp, ông sợ Dupré sẽ tìm cách trả thù làm nhục lây đến quốc thể nhưng không dám trái lệnh vua nên ông đành tự vẫn, hưởng dương 38 tuổi. Vua Tự Đức biết tin lấy làm mến tiếc lắm, liền truy tặng cho Trần Bích San chức Tham Tri. Thi hài của ông được đưa về mai táng tại quê nhà tức làng Vị Xuyên.

Trần Bích San có tài thơ văn, nhưng hầu hết sáng tác bằng chữ Hán (như khi sang công cán tại Trung Hoa ông có xướng họa với các thi nhân Trung Hoa), nay còn truyền lại một tập “Mai Nham thi thảo” bằng chữ Hán.

Khi được bổ nhậm tại 2 tỉnh Quảng Nam và Bình Định ông có dịp qua lại đèo Hải Vân. Tức cảnh sinh tình, ông có sáng tác bài thơ “Quá Hải Vân Quan” như sau:


QUÁ HẢI VÂN QUAN QUA ĐÈO HẢI VÂN
 
 Tam niên tam thướng Hải Vân đài
(Ba năm vượt ải đã là ba)                      
 Nhất điểu thân khinh độc vãng hồi                         
(Một cánh chim côi nhẹ cánh qua)
 Thảo thụ bán không đê nhật nguyệt                        
(Cây cỏ vươn đầu trời cũng thấ)
Càn khôn chích nhãn tiếu trần ai!                          
(Càn khôn hé mắt đất nào xa)
 Văn phi sơn thủy vô kỳ khí                                      
(Văn không non nước tình không chuốt)
 Nhân bất phong sương vị lão tài                            
(Tài chẳng phong sương luyện chẳng già)
Mạc đạo Tần quan chinh lộ hiếm                             
(Đừng bảo Tần quan đường lối hiểm)
Mã đầu hoa tận đới yên khai!                                  
(Khói vương đầu ngựa  nở rừng hoa) 
(Khuyết danh)


NGUYỄN KHUYẾN
7.- Tam Nguyên Hoàng Giáp NGUYỄN KHUYẾN (1835 – 1910): Nguyễn Khuyến vốn tên là Nguyễn Thắng, hiệu Quế Sơn, tự Miễn Chi, sinh ngày rằm tháng giêng năm Ất Mùi (nhằn ngày 12/2/1835) tại làng Yên Đổ (tục gọi là làng Và), huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam; Con ông Nguyễn Tông Khởi, thường gọi là Mền Khởi, đỗ 3 khoa thi Tú tài, làm nghề dạy học. Lúc nhỏ đã nổi tiếng thông minh và chăm học. Năm 15 tuổi đỗ đầu kỳ thi tỉnh, không may là sau đó không bao lâu cha ông chết cửa nhà sa sút, lại thi hương mấy khoa không đỗ. Sau đó được cụ Hoàng Giáp Phạm Văn Nghị giúp đỡ cho ăn học. Là bạn học với Tam Nguyên Vị Xuyên Trần Bích San.  Khoa Giáp Tý năm 1864 (Tự Đức thứ 17) ông đỗ Giải Nguyên trường Hà Nội, nhưng năm sau thi Hội bị hỏng, ông bèn đổi tên là Nguyễn Khuyến để tự khuyên răn mình phải cố gắng rồi vào kinh đô Huế học trường Quốc Tử Giám, đến khoa thi năm 1871 (Tự Đức thứ 24) ông đổ luôn Hội Nguyên và Đình Nguyên Hoàng Giáp nên được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. Nguyễn Khuyến là vị Tam Nguyên thứ hai dưới triều Nguyễn và là vị Tam Nguyên thứ bảy trong lịch sử khoa cử nước ta.

Ông được sơ bổ làm Nội Các Thừa Chỉ rồi Đốc Học Thanh Hóa, Bố Chánh Quảng Ngải…Khi làm Sơn Hưng Tuyên Tổng Đốc thì thời thế loạn lạc, tình hình nước nhà suy sụp vì bị Pháp lấn áp nên ông tỏ ra có thái độ bất hợp tác với Pháp. Nhân bị bệnh đau mắt, năm 1885 ông cáo quan xin về quê dạy học, lúc đó ông mới 50 tuổi. Về sau Pháp cố ý khuyến dụ ông nên sai Hoàng Cao Khải rồi Vũ Văn Báo nhiều lần mời ông ra làm quan lại nhưng ông đều từ chối. Ông mất ngày 05 tháng 2 năm 1910, hưởng thọ 75 tuổi.

Tam Nguyên Yên Đổ là một người có văn tài lỗi lạc, ông dùng các thể thi, ca, từ, phú để tả cảnh sinh hoạt dân gian hay diễn tả tình cảm của mình. Ông cũng là một nhà thơ trào phúng rất xuất sắc thời cận đại (như bài “Nhất Vợ Nhì Trời” ở đầu bài nầy).

Ngoài ra ông còn có biệt tài về câu đối, ông là người làm nhiều câu đối nhất và câu đối nào cũng rất tài tình vì thường có một dụng ý sâu xa ẩn tàng trong những câu chữ bình thường. Ví dụ như khi ông bị Hoàng Cao Khải ép ông về dạy học trong dinh của y, Nguyễn Khuyến đã làm hai câu đối dán trong nhà học:

Hàng ngày mổ bụng con nhét chữ;
Cuối năm bổ đầu bố lấy tiền

Có chỗ ghi như sau:

Việc học chẳng lẽ chơi, hằng ngày mổ bụng con nhét chữ;
Nuôi thầy không phải bởn, cuối năm bổ đầu bố lấy tiền.

Hay: Đạo làm thầy phải cho nghiêm, nào kinh nghĩa, nào thơ phú, nào sách văn, thức khuya dậy sớm, mổ bụng con nhét chữ;
Nghĩa làm chủ đừng có lận, nầy Đoan ngọ, nầy Thường tân, nầy Nguyên đán, năm hết tết đến, bổ đầu bố lấy tiền).

Hoặc câu đối viết cho Hàn Soạn ăn khao nhà thờ. Hàn Soạn ( quê làng Nải Văn, Vụ Bản, Bình Lục, hà Nam) vốn xuất thân từ một gia đình nối đời làm nghề thợ xẻ, sau lên Hà Nội kiếm ăn, gặp thời làm thầu khoán trở nên giàu có, mua được chức Hàn lâm, về quê xây nhà thờ tổ thật lớn lại ăn khao linh đình, Ông cho 2 câu đối như sau:

Nhất mạch quáng thông, vãng giả quá, lai giả tục;
Tam thần cúng bái, ấu tại hậu, trưởng tại tiền.
(Thông suốt một mạch, người trước qua, người sau nối tiếp;
Lễ bái ba vị thần, già đứng trước, trẻ đúng sau)

Nhưng lại có một ý ẩn tàng:
Một mạch cưa thông suốt, kẻ kéo qua, người kéo lại; Như lễ bái các vị thần, già lạy trước, trẻ lạy sau. Để mô tả động tác của ông cha, con cháu dòng họ thợ xẻ làm việc.

Các tác phẩm của Tam Nguyên Yên Đổ gồm có:
Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập. Cẩm Ngữ và rất nhiều bài ca trù, hát ả đào, câu đối, văn tế. Quế Sơn thi tập là tác phẩm quan trọng nhất gồm khoảng 200 bài thơ chữ Hán và 100 bài thơ chữ nôm với nhiều thể loại khác nhau; Có bài ông viết bằng chữ Hán rồi dịch lại bằng chữ Nôm hay ngược lại mà bài nào cũng rất thần tình.  Ví dụ như bài “Vũ Phu Đôi” (珷 玞 堆: Đống đá cuội) được chính cụ dịch ra chữ Nôm cũng cùng tên là “Vũ Phu Đôi” như sau, xin ghi ra đây để mời quí vị thưởng lãm cái nét hóm hỉnh của cụ Tam Nguyên Yên Đổ:
                       
Vũ Phu Đôi

Có miếu ông Cuội cao vòi vọi
Đàn bà đến đó vén quần lên
Chỗ tời đến háng, chỗ đến gối
Ông Cuội ngồi trông mỉm miệng cười
 “Cái gì trông trắng giống con cúi?
Vội vàng khép nép đứng liền  thưa:

“Trót dại hở hang xin xá tội!”
Ông rằng :”mầy cũng chẳng tội gì!…”
Chỉ tội làm ông cứng con buội
Muốn tốt mày về bảo làng mày: 
“Ra đây  ông cho giống ông Cuội”
Cho nên làng ấy sinh  ra người
Sinh ra rặt những thằng nói dối! ”.

Thám Hoa VŨ PHẠM HÀM
8.-  Tam Nguyên Thám Hoa VŨ PHẠM HÀM (1864 -1910): Vũ Phạm Hàm tự là Mộng Hải và Mộng Hồ, hiệu Thư Trì, sinh năm Giáp Tý (1864) tại làng Đôn Thư, huyện Thanh Oai, Tỉnh Hà Đông, vốn dòng dõi nho gia, thuở nhỏ thông minh tột bực, lại có trí nhớ khó ai sánh kịp. Ông là con cả của cụ Phạm Vũ Dự, cháu nội của cụ Phủ Thiên Vũ Đăng Dương. Khi đi thi phải khai ba đời, do đó ông phải lấy họ Vũ của ông nội.

Theo gia phả của họ Vũ Phạm thì tổ tiên của ông nguyên là họ Phạm, sang đến đời tổ thứ hai thì được một người họ Vũ nhận làm con nuôi, từ đó mới đổi ra họ Vũ và thường lấy cả họ Phạm ghép vào nên có họ Vũ Phạm. Nhưng muốn con cháu không quên cái gốc nên trong gia phả ghi  là Phạm Vũ thị phả. (theo “Mộng Hồ gia tập”).

Năm 13 tuổi Vũ Phạm Hàm được quan Đốc Học Vũ Nhự rất yêu mến nhận làm con nuôi và đích thân dạy dỗ. Khi cụ Vũ Nhự được thăng hàm Tham Tri, đi vào kinh đô Huế để nhận việc, ông sang học với cụ Nam Ngư Phạm Huy Lượng. Năm Giáp Thân (1884) đời vua Kiến Phúc ông đỗ Giải Nguyên, lúc đó mới 21 tuổi.  Năm sau vào thi Hội bị hỏng, ông ở lại kinh để chờ khoa sau và nhận làm gia sư để day học trong phủ quan Hộ Bộ Thượng thư Phạm Nhật Duật. Thời gian tiếp đó kinh thành có biến động, vua Hàm Nghi xuất bôn, nên việc thi cử bị đình hoảng. Mãi đến năm Nhân Thìn (1992) đời vua Thành Thái, lúc đó vừa 29 tuổi, ông tái ứng thí và đỗ Hội Nguyên rồi Đình Nguyên Thám Hoa được phong hàm Quan Lộc Tự Thiếu Khanh kiêm sung Quán Đồng Văn. Do đó ông được gọi là Tam Nguyên Thám Hoa Đôn Thư Vũ Phạm Hàm.

Sau khi đỗ ít lâu ông được bổ Đốc Học Hà Nội sung Đồng Văn Quán ( báo chữ Hán đầu tiên ở Bắc kỳ), sau làm Hiến Sát sứ tỉnh Hưng Hóa, Đốc học Ninh Bình, Đốc học tỉnh Phù Lỗ (Phúc Yên), Đốc học tỉnh Cầu Đơ (Hà Đông), Hàn Lâm viện Trực học sĩ. Ông bị bệnh mất năm 1910 mới 43 tuổi, được truy tặng hàm Tham tri.

Thám Hàm nổi tiếng có tư tưởng thâm sâu, rất được người đương thời kính nể. Những tác phẩm chính của ông gồm có: Kinh sử thi tập; Hưng Hóa tỉnh phú; Tuyên Quang tỉnh phú; Hương Sơn phong cảnh phú; Thám hoa văn tập; Thư Trì thi tập; Tập Đường thuật hoài; Mộng Hồ gia tập; Mộng Hồ thi tuyển; Cầu Đơ tỉnh nhân đinh phong tục tổng sách ( viết về địa lý tỉnh Hà Đông).

Thuở nhỏ Vũ Phạm Hàm có bài thơ “vịnh Con cua” nói lên chí khí của mình:

Linh đài nhất điểm tự phân minh,
Thủy bá vô tràng mạn phẩm binh.  
Thảo dã thử thân nguyên hữu dụng,
Giang sơn đáo xứ tẫn hoành hành.
Huyền hoàng mãn phúc, văn tâm nhuận,
Qua giáp đương đầu: Võ lược tinh.
Thiên hạ chính đương: Cơ khát vọng,
Quân như bất xuất (1)Thục điền canh(2)?   
                   
( Nghĩa: Một điểm ở linh đài (tâm) rất rõ ràng. Vậy mà người ta cứ bảo là cua không có ruột. Tuy ở chốn thảo dã nhưng thân hữu dụng. Giang sơn đến đâu cũng hoành hành (đi ngang). Trong bụng có sắc đen và sắc vàng là sẵn có văn chương. Đầu có gươm, mình có giáp là giỏi võ lược. Thiên hạ đương mong mỏi ví như đói mong ăn, khát mong uống. Nếu cứ ở yên mà không chịu ra, lấy gì giúp việc nấu canh?)

----------------------- 
(1) “Quân như bất xuất”:  Lấy điển Tạ An đời Tấn, lấy trong câu “Bất xuất như thương sinh hà (Nếu không ra thì dân biết trông cậy vào ai?).

(2) “Thục điều canh”: Lấy điển Phó Duyệt “ Điều canh dụng nhữ tác diêm mai” ý nói vua tôi hợp nhau như người nấu canh  vừa mắm muối.

Bản dịch của Nhân Phủ Lê Thế Vinh:


Khuôn thiêng sẵn có đủ phân minh,
“Không ruột?” Đời sao dám phẩm bình!
Cỏ nội, thân nầy còn hữu dụng,
Giang sơn đâu cũng vẫn hoành hành.
Gấm hoa đầy bụng: Văn tâm đẹp,
Qua giáp đương đầu: Võ nghệ tinh.
Thiên hạ chính đang khao khát đấy,
Vắng người ai kẻ đứng điều canh?


Tam Nguyên Hoàng Giáp Vũ Phạm Hàm (còn gọi là Tam Nguyên Đôn Thư hay Thám Hàm) là vị Tam Nguyên thứ  tám trong lịch sử thi cử nước ta thời trước. Dưới triều Nguyễn chỉ có ông là người đỗ Tam Nguyên nhất giáp; Trong lịch sử thi cử nước ta ông là người thứ năm cũng là người cuối cùng đỗ Tam Nguyên nhất giáp, các vị trước ông là Tam Nguyên Trạng Nguyên ĐÀO SƯ TÍCH, Tam Nguyên Trạng Nguyên PHẠM ĐÔN LỄ, Tam Nguyên Trạng Nguyên VŨ DƯƠNG và Tam Nguyên Bảng Nhãn LÊ QÚI ĐÔN.

III.-  Những vị Song Nguyên:  Song Nguyên là những vị chiếm được vị trí khôi nguyên trong cả hai kỳ thi Hội và thi Đình. Cũng như các vị Tam Nguyên, những vị Song Nguyên có thể có học vị là Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa, Hoàng Giáp (nếu khoa đó không có lấy đệ nhất giáp) hay Đồng Tiến sĩ (nếu không có đệ nhất và đệ nhị giáp). Dù là học vị nào, những vị đỗ Đình Nguyên khoa đó cũng xứng đáng là người có văn tài xuất chúng, học vấn uyên thâm nhất trong số các Tiến sĩ cùng khoa. Sau đây là những vị có được cái vinh dự to lớn đó:

1.- Song Nguyên Trạng Nguyên LÊ NẠI: Sinh quán làng Mộ Trạch, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương. Đỗ Hội Nguyên, Đình Nguyên Trạng Nguyên khoa Ất Sửu (1505) dưới triều Lê Uy Mục, năm Đoan Khánh thứ nhất. Khoa nầy lấy đỗ Tiền sĩ 55 người gồm 3 vị tam khôi và 52 vị từ Hoàng giáp trở xuống. Trạng Nguyên Lê Nại làm quan đến chức  Hữu Thị Lang bộ Hộ. Ông là rể của Thượng Thư Vũ Quỳnh.

2.- Song Nguyên Trạng Nguyên NGUYỄN THIẾN: Nguyễn Thiến là con của ông Nguyễn Doãn Toại, cháu nội ông Nguyễn Doãn Địch, (Thám Hoa khoa Tân Sửu, niên hiệu Hồng Đức 12, năm1481), cháu gọi ông Nguyễn Đức Lượng, (Trạng Nguyên khoa Giáp Tuất, 1514), bằng cậu. Nguyễn Thiến gốc người làng Tảo Dương, sau dời về xã Cam Hoạch, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà
Tây, đỗ Hội Nguyên, Đình Nguyên Trạng Nguyên khoa Nhâm Thìn (1532), năm Đại Chính thứ 3, triều Mạc Đăng Doanh. Khoa nầy lấy Tiến sĩ  27 người gồm có 3 vị tam khôi.  Trạng Nguyên Nguyễn Thiến làm quan đến chức Hộ bộ Thượng Thư triều Mạc, sau về giúp nhà Lê cùng với Lê Bá Ly.

3.- Song Nguyên Trạng Nguyên NGUYỄN BỈNH KHIÊM: Khoa Ất Mùi, năm Đại Chính thứ 6, đời Mạc Đăng Doanh lấy đỗ Tiến sĩ 32 người. Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ Hội Nguyên, Đình Nguyên Trạng Nguyên, ông người xã Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương. Ông làm quan đến Lại bộ Tả thị lang, tước Trình Tuyền Hầu nên thường được gọi là Trạng Trình. Ông nổi tiếng là có tài tiên tri nên được các phe phái chống đối nhau như Lê, Trịnh, Nguyễn đều tôn phục ông và thường vấn kế ông khi gặp những vấn đề quan trọng, khó giải quyết.

4.- Song Nguyên Thám Hoa ĐẶNG THÌ THỐ:  Đặng Thì Thố người xã An Lạc, huyện Thanh Lâm, tỉnh Hải Dương, đỗ Hội Nguyên, Đình Nguyên Thám Hoa khoa Ất Mùi (1559) năm Chính Trị thứ 2 đời Lê Anh Tông (Mạc Phúc Nguyên năm Quang Bảo thứ 6). Khoa nầy lấy Tiến sĩ 20 người, đệ nhất giáp không có Trạng Nguyên và Bảng Nhãn, chỉ có Thám Hoa Đặng Thì Thố,
Nguyễn Đạt Thiệu dẫn đầu trong số 4 người đỗ Tiến sĩ xuất thân (đệ nhị giáp) và Nguyễn Thầm đỗ đầu trong số 14 người đồng Tiến sĩ (đệ tam giáp).

5.- Song Nguyên Hoàng Giáp NGUYỄN VĂN GIAI:
Nguyễn Văn Giai  người xã Phù Lưu, huyện Thiên Lộc, tỉnh Thanh Hóa đỗ Hội Nguyên, Đình Nguyên Hoàng Giáp khoa Canh Thìn, năm Quang Hưng thứ 3, đời Lê Thế Tông (1580). Khoa nầy lấy 6 người, Nguyễn Văn Giai và 3 người đỗ đệ nhị giáp Tiến sĩ (Tiến sĩ xuất thân) và  Lê Quang Hoa cùng một người nữa đỗ đệ tam giáp Tiến sĩ (đồng Tiến sĩ xuất thân). Nguyễn Văn Giai làm quan đến Lại bộ Thượng thư, kiêm Chưởng lục bộ sự, kiêm Ngự sử đài Đô ngự sử, Thái phó, tước Lễ quận công, mất năm 1628.

6.- Song Nguyên Thám Hoa NGUYỄN GIÁO PHƯƠNG:  Năm Quang Hưng thứ 9 đời Lê Thế Tông; nhà Mạc, năm Đoan Thái thứ nhất, Mạc Mậu Hợp mở khoa thi Hội (Bính Tuất, 1586)  Nguyễn Giáo Phương người xã Vinh Kiều, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh đỗ Hội Nguyên, Đình Nguyên Thám Hoa, Phạm Minh Nghĩa dẫn đầu 3 người đỗ Tiến sĩ xuất thân và Nguyễn Văn Tảo đứng đầu 17 người đồng Tiến sĩ xuất thân.

7.- Song Nguyên Thám Hoa GIANG VĂN MINH ( 1573 - 1638): Giang Văn Minh tự Quốc Hoa, hiệu Văn Chung, người xã Mộng Phụ, huyện Phúc Lộc, tỉnh Sơn Tây đỗ Hội Nguyên, Đình Nguyên Thám Hoa khoa Mậu Thìn, năm Vĩnh Tộ Thứ 10 đời Lê Thần Tông (1628). Khoa nầy có Dương Cảo cùng 2 người đỗ Tiến sĩ xuất thân ; Đặng Phi Hiển cùng 14 người đỗ đồng Tiến sĩ xuất thân, tổng cộng 18 Tiến sĩ. Giang Văn Minh làm quan đến Binh khoa Đô cấp sự trung, năm 1637 ông được cử làm phó sứ sang Tàu. Ông được mệnh danh là vị sứ thần “Bất nhục quân mệnh” (Không để nhục mệnh vua) vì đã đối đáp thẳng thắn trước Hoàng Đế Sùng Trinh Minh Tư Tông (tên húy là Chu Do Kiểm). Thấy ông có thái độ hiên ngang, Minh Tư Tông bèn ra câu đối để trấn áp ông:

“Đồng trụ chí  kim đài dĩ lục”
Ông liền khẳng khái đối lại:
 Đằng giang tự cổ huyết do hồng”.

Ý nghĩa câu đối nầy chứng tỏ Giang văn Minh không hề nể nang Hoàng đế Sùng Trinh trước mặt bà quan văn võ,  do đó Minh Tư Tông nổi giận sai lấy đường nấu sôi tram vào mắt và miệng ông rồi sai người mổ bụng ông để xem “bọn sứ thần An Nam to gan lớn mật đến đâu” bất chấp luật lệ ngoại giao là phải tôn trọng sứ thần. Ông bị vua Minh hành quyết ngay 2 tháng 6 năm Kỷ Mão 1639. Xong sai lấy bột thủy ngân ướp xác ông rồi cho đưa thi hài ông trả về nước.  Khi thi hài ông về đến kinh thành Thăng Long, vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng bái kiến linh cửu ông và truy phong chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công, ban tặng câu: “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng”. Ông được an tang tại Đồng Dưa, thuộc xứ Gò Đông, thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm,  thọ 65 tuổi.

8.- Song Nguyên Thám Hoa NGUYỄN MINH TRIẾT: Nguyễn Minh Triết (văn bia chép là Nguyễn Thọ Xuân) người xã Lạc Sơn, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ông học rộng, văn hay nhưng ngoài 50 tuổi mới đỗ Hội Nguyên, Đình Nguyên Thám Hoa khoa Tân Mùi, đời Lê Thần Tông, niên hiệu Đức Long 3 (1631). Ngoài ra ông còn đỗ đầu bài Ứng chế. Khoa nầy ngoài Nguyễn Minh Triết đỗ Tiến sĩ cập đệ đệ tam danh (Thám Hoa), còn Lê Biện và một người nữa  đỗ Tiến sĩ xuất thân, Nguyễn Danh Thọ cùng 2 người đỗ đồng Tiến sĩ xuất thân. Nguyễn Minh Triết/Nguyễn Thọ Xuân làm quan đến Công bộ Thương thư, tước Dĩnh Xuyên Hầu triều Lê Chân Tông. Ngoài 80 tuổi ông về trí sĩ được phong tước Cẩn Quận công. Khi  mất được truy thăng Hộ bộ Thượng thư, và mang tên thụy là Văn Đẩu. Ông hưởng thọ được 96 tuổi.

9.- Song Nguyên Trạng Nguyên NGUYỄN XUÂN CHÍNH (1587 – 1693): Năm Đường Hòa thứ 3 đời Lê Thần Tông ( Đinh Sửu, 1637) vua mở khoa thị Hội lấy đỗ Tiến sĩ 20 người. Nguyễn Xuân Chính người xã Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh đỗ Tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng Nguyên), Nguyễn Nghi đỗ Bảng Nhãn, Nguyễn Thế Khanh đỗ Thám Hoa;  Nguyễn Hữu Thường và một người nữa đỗ Tiến sĩ xuất thân, nhóm Nguyễn Cổn 15 người đỗ đồng Tiến sĩ xuất thân. Nguyễn Xuân Chính cũng đỗ đầu bài ứng chế.  Ông làm quan đến Tả thị lang Lại bộ, Nhập thị Kinh diên, tước Đạo Ngạn bá. Sau khi mất, ông được tặng chức Thượng thư, tước hầu.

10.- Song Nguyên Hoàng Giáp PHÍ VĂN THUẬT: Phí Văn Thuật người xã Thường Trưng, huyện Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Phúc, đỗ Hội Nguyên, Đình Nguyên Hoàng Giáp khoa Canh Thìn, năm Dương Hòa thứ 6 (1640). Khoa nầy lấy đỗ Tiến sĩ 22 người, Phí Văn Thuật và một người nữa đỗ Tiến sĩ xuất thân, Hoàng Vinh cùng 19 người đỗ đồng Tiến sĩ xuất thân.

11.-  Song Nguyên Thám Hoa NGUYỄN ĐĂNG HẠO: Năm Bính Tuất niên hiệu Phúc Thái thứ 4 đời Lê Chân Tông (1646), vua mở khoa thi Hội lấy đỗ Tiến sĩ 17 người. Nguyễn Đăng Hạo (tức Nguyễn Đăng Cảo) người xã Hoài Bảo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đỗ Hội Nguyên, Đình Nguyên Thám Hoa; Nguyễn Viết Cử đỗ Tiến sĩ xuất thân và nhóm Phạm Văn Đạt 15 người đỗ đồng Tiến sĩ xuất thân.

12.- Song Nguyên Thám Hoa KHƯƠNG THẾ HIỀN: Tháng 10 năm Canh Dần Khánh Đức thứ 2 đời Lê Thần Tông (1650) mở khoa thi Hội lấy đỗ 8 người, Khương Thế Hiền đỗ Hội Nguyên. Đến tháng 12 thi Điện (Đình) cho Khương Thế Hiền đỗ Tiến sĩ cập đệ đệ tam danh; Nguyễn Văn Lễ đỗ Tiến sĩ xuất thân, Trịnh Cao Đệ và 5 người đỗ đồng Tiến sĩ xuất thân. Hội Nguyên, Đình Nguyên Khương Thế Hiền người xã Bình Lăng, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. (Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư tập III, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 1998, trang 241).

13.- Song Nguyên Đồng Tiến Sĩ NGUYỄN ĐÌNH TRỤ:  Nguyễn Đình Trụ người xã Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, đỗ Hội Nguyên, Đình Nguyên Đồng Tiến Sĩ khoa Bính Thân (1656) năm Thịnh Đức thứ 4, đời Lê Thần Tông. Khoa nầy lấy đỗ 6 đồng Tiến sĩ xuất thân.

14.- Song Nguyên Đồng Tiến Sĩ NGÔ CÔNG TRẠC: Ngô Công Trạc người xã Lý Trai, huyện Đông Thành, tỉnh Nghệ An,  đỗ Hội Nguyên, Đình Nguyên Đồng Tiến Sĩ khoa Giáp Tuất 1694, năm Chính Hòa thứ 15, đời Lê hy Tông. Khoa nầy chỉ lấy 5 người dồng Tiến Sĩ xuất thân.

15.- Song Nguyên Thám Hoa VŨ CÔNG TỂ: Năm Vĩnh Thịnh 14 (Mậu Tuất,1718)  vua Lê Dụ Tông mở khoa thi Hội, thi Đình lấy đỗ Tiến sĩ 7 người; Vũ Công Tể người xã Hải Bối, huyện Yên lãng, tỉnh Kiến An đỗ Hội Nguyên, Đình Nguyên Thám Hoa.

16.- Song Nguyên Hoàng Giáp NGÔ THÌ SĨ (1726 -1780):
Tự Thế Lộc, hiệu Ngộ Phong và Nhị Thanh cư sĩ; người xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông. Con nhà nghèo có tiếng học giỏi và chăm học. Đỗ Hội nguyên, Đình nguyên Hoàng Giáp khoa Bính Tuất năm Cảnh Hưng thứ 27 (1766) lúc 41 tuổi. Từ thi tam trường đến thi Đình đều đỗ đầu. Ông làm quan đến chức Đốc trấn Lạng Sơn, tước Khánh Duyên Hầu.   Ngô Thì Sĩ là một nhà văn nổi tiếng thời Cảnh Hưng, tác phẩm gồm có: “Anh Ngôn thi tập”; “Ngộ Phong văn tập”; “Nhị Thanh động tập”; “Việt sử tiêu án”; “Hải Dương chí lược/Hải Đông chí lược”. Ông mất khi còn tại chức năm Canh Tí (1780).

17.- Song Nguyên Hoàng Giáp HỒ SĨ ĐỐNG (1739 – 1785):
Hồ sĩ Đống người xã Hoàn Hậu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An; Tự Long Cát, hiệu Long Phủ, cháu của Tiến sĩ Hồ Sĩ Dương. Ông đỗ Hội Nguyên, Đình Nguyên Hoàng Giáp khoa Nhâm thìn (1772) năm Cảnh Hưng thứ 33, đời Lê Hiển Tông lúc ông 34 tuổi.  Khóa nầy lấy đỗ Tiến sĩ 13 người. Hồ Sĩ Đống làm quan đến Thượng thư, tước Dao Đình Hầu; năm 1777 ông có đi sứ Tàu. Ông để lại tác phẩm “Dao Đình sứ tập” (hay “Hoa trình khiển hứng”) trứ tác khi đi sứ sang Tàu.

18.- Song Nguyên Hoàng Giáp BÙI DƯƠNG LỊCH: Bùi Dương Lịch người xã Yên Đồng, huyện La Sơn, tỉnh Hà Tỉnh. Ông đỗ Hội Nguyên, Đình Nguyên Hoàng Giáp đời Chiêu Thống Đế năm thứ nhất (1787) khoa Đinh Mùi;  khoa nầy lấy đỗ Tiến sĩ 14 người.

19.- Song Nguyên Hoàng Giáp NGUYỄN NGỌC (1812 - 1847):  Nguyễn Ngọc hiệu là Bảo Trai, tự là Kiên Kim, thụy là Văn Ý; là người làng Cổ Bái xã Đông Hải huyện Chân Phúc tỉnh Nghệ An. Năm 23 tuổi đậu thứ 3 khoa thi hương giải khoa Giáp Ngọ triều Minh Mạng. Năm 30 tuổi đậu tiến sỹ đệ nhị giáp khoa Tân Sửu (1841) triều Thiệu Trị. Thi hội lẫn thi đình đều đậu đầu, gọi là song nguyên hoàng giáp. Làm quan đến chức Tu Soạn bị phạm lỗi trong khi coi thi (tự ý sữa chữa bài thi) nên bị cách chức. Sau được phục chức, đưa về làm Hàn lâm viện điển bạ, khâm tu Thiệu Trị văn quy. Năm Nhâm Dần (1842) được phái lên ải Nam Quan tiếp sứ thần phương bắc Sách Phong. Mùa đông năm Đinh Mùi (1847) bị bệnh, cáo hưu về quê trên đường về đến phủ Triệu Phong tỉnh Quảng Trị thì mất, thọ 36 tuổi.  

20.- Song Nguyên Hoàng Giáp NGUYỄN KHẮC CẦN (1817 - 1876): 
Nguyễn Khắc Cần người xã Trung Hà, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, đỗ Hội Nguyên, Đình Nguyên Hoàng Giáp khoa Mậu Thân, Tự Đức nguyên niên (1848). Làm quan đến thự Tuần phủ Hà Nội. 

21.- Song Nguyên Hoàng Giáp NGUYỄN ĐỨC QUÝ (1849 – 1887):  Nguyễn Đức Quý người xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, đỗ Hội Nguyên, Đình Nguyên Hoàng Giáp khoa Giáp Thân 1884, triều vua Kiến Phúc.(Khoa nầy đỗ đồng Tiến sĩ xuất thân là Dương Đức Hạp và Nguyễn Thích,  đỗ Phó bảng có Nguyễn Phụ, Nguyễn Âu Chuyên, Phan Xuân Quán, Trần Khánh Hội).


IV.- PHỤ LỤC

A.- Những niên đại đặc biệt và các “kỷ lục” của các vị đỗ đại khoa:
             
* Khoa thi đầu tiên để chọn người tài gọi là thi Nho Học Tam trường  được tổ chức năm Ất Mão (1075) dưới thời Lý Nhân Tông, niên hiệu Thái Ninh thứ 4. Khoa nầy lấy 10 người. Lê Văn Thịnh người làng Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Định, tỉnh Bắc Ninh đỗ thủ khoa, làm quan đến chức Thái Sư, nhưng sau đó bị đày ở trại Thao Giang vì tội phản nghịch       
* Khoa thi đầu tiên có học vị Trạng Nguyện là khoa thi “Đại Tỷ” năm Bính Ngọ (1246), niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình thứ 15 đời Trần Thái Tông. Khoa thi nầy lấy đỗ 44 người; Nguyễn Quan Quang đỗ Trạng Nguyên.
* Khoa thi lấy Tam khôi (Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa) đầu tiên là khoa “Đại Tỷ” được tổ chức năm Đinh Mùi (1247), niên hiệu  Thiên Ứng Chính Bình thứ 16, lấy đỗ 48 người. Trạng Nguyên: Nguyễn Hiền; Bảng Nhãn: Lê Văn Hưu; Thám Hoa: Đặng Ma La.
* Khoa thi lấy Tam khôi cuối cùng được tổ chức năm Nhâm Thìn (1892) đời vua Thành
* Thái. Khoa nầy lấy đỗ 14 người. Đệ nhất giáp: Thám Hoa Vũ Phạm Hàm (vì nhà Nguyễn không lấy Trạng Nguyên, khoa nầy lại không có người đỗ Bảng Nhãn). Đệ nhị giáp: Hoàng giáp Nguyễn Thượng Hiền. Đệ tam giáp: Đồng Tiến sĩ xuất thân 7 người, Phó bảng 5 người.
* Vào thời nhà Nguyễn những thí sinh không đủ điểm để đỗ Tiến sĩ được cứu xét và cho học vị Phó Bảng.
* Khoa thi Hương, Hội đầu tiên năm Giáp Dần (1374)  đời Trần Duệ Tông, khoa thi Hương, Hội cuối cùng tổ chức năm 1918 đời vua Khải Định.
* Năm Bính Tý (1396), vua Trần Thuận Tông ban chiếu quy định cách thức thi Hương, thi Hội bằng thể văn 4 kỳ, và định rõ: "Cứ năm trước thi Hương thì năm sau thi Hội, người đỗ thi Hội (gọi là “trúng cách thi Hội”) thì vua ra một bài văn sách để xếp thứ  bậc (tức thi Đình)..
* Tháng 3 năm Nhâm Tuất (1442) đời Lê Thái Tông, niên hiệu Đại Bảo thứ 3, vua cho  mở khoa thi Hội lầy đỗ 33 người. Và sai soạn văn bia, dựng bia ghi tên các Tiến sĩ: “Lại sai soạn văn bia, dựng bia ghi tên các Tiến sĩ. Bia Tiến sĩ bắt đầu có từ đó”(*). Nhưng lệnh nầy chưa thực hiện được vì những biến cố chính trị, mãi đến năm Giáp Thìn (1484) niên hiệu Hồng Đức thứ 15 đời Lê Thánh Tông mới thực hiện việc khắc tên và dựng bia Tiến sĩ tại sân Quốc Tử Giám.“… Sai Lễ bộ Thượng thư Quách Đình Bảo biên rõ họ tên, thứ bậc các Tiến sĩ  từ khoa Nhâm Tuất năm Đại Bảo thứ 3…… đến khoa Giáp Thìn năm nay khắc vào bia”(**).
(*) ĐVSKTT, tập II, trang 351. (**) ĐVSKTT, tập II, trang 491-493.
* Lệ xướng danh những vị đỗ đại khoa để vinh danh những người học giỏi được thực hiện lần đầu năm Bính Tuất (1466) đời vua Lê Thánh Tông.
* Khoa thi có Tam khôi trẻ nhất là khoa 1247 đời Trần Thái Tông: Trạng nguyên Nguyễn Hiền 13 tuổi, Bảng nhãn Lê Văn Hưu 18 tuổi, Thám hoa Đặng Ma La 14 tuổi.
* Khoa thi có Tam khôi già nhất là khoa 1637 đời Lê Thần Tông: Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính 50 tuổi, Bảng nhãn Nguyễn Nghi 61 tuổi, Thám hoa Nguyễn Thế Khanh 37 tuổi.  
* Trạng nguyên đầu tiên là Nguyễn Quan Quang người xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh, đỗ năm Bính Ngọ (1246) đời Trần Thái Tông, làm quan đến chức Bộc Xạ. Trạng nguyên cuối cùng là Trịnh Tuệ (hay Trịnh Huệ) đỗ năm 1736 đời Lê Ý Tông tại khoa thi Đình, làm đến Thượng thư bộ Hình, Thừa chỉ, Tế tửu Quốc tử giám.
* Trạng nguyên trẻ nhất là Nguyễn Hiền, đỗ khoa 1247 đời Trần Thái Tông khi 13 tuổi. Có 3 Trạng nguyên già nhất cùng đỗ lúc 50 tuổi là  Vũ Tuấn Chiêu đỗ năm 1475 đời Lê Thánh Tông, Nguyễn Đức Lượng đỗ năm 1514 đời Lê Tương Dực, Nguyễn Xuân Chính đỗ khoa 1637 đời Lê Thần Tông.
* Bảng nhãn đầu tiên là Phạm Văn Tuấn đỗ khoa thi 1246 đời Trần Thái Tông. Bảng nhãn cuối cùng là Vũ Duy Thanh đỗ khoa 1851 đời Tự Đức.
* Bảng nhãn trẻ nhất là Lê Văn Hưu đỗ khoa 1247 đời Trần Thái Tông  khi 27 tuổi, bảng nhãn già nhất là Nguyễn Nghi đỗ khoa 1637 đời Lê Thần Tông khi 61 tuổi.
* Thám hoa đầu tiên là Vương Hữu Phùng đỗ khoa 1246 đời Trần Thái Tông. Thám hoa cuối cùng là Vũ Phạm Hàm, đỗ khoa năm 1892 đời vua Thành Thái.
* Thám hoa trẻ nhất là Đặng Ma La đỗ khoa 1247 đời Trần Thái Tông khi 14 tuổi; thám hoa già nhất là Giang Văn Minh đỗ khoa 1628 đời Lê Thần Tông khi 56 tuổi.
* Tiến sĩ trẻ nhất là Nguyễn Trung Ngạn, đỗ năm 1304 đời Trần Anh Tông khi mới 16 tuổi. Tiến sĩ già nhất là Quách Đồng Dần, đỗ năm 1634 đời Lê Thần Tông khi 68 tuổi.
* Sĩ tử cao tuổi nhất là Vũ Đình Thự dự khoa thi năm 1900 đời Thành Thái khi đã 84 tuổi.
* Khoa thi Đại tỷ đầu tiên được tổ chức năm Giáp Thìn (1304) đời Trần Anh Tông, niên hiệu Hưng Long  thứ 12 ; đỗ đầu là Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi. Khoa thi Đại tỷ cuối cùng năm Giáp Dần (1374) đời vua Trần Duệ Tông, niên hiệu Long Khánh thứ 2 ; đỗ đầu là Trạng Nguyên Đào Sư Tích.


B.- Giai Thoại về Trạng Nguyên: 

1.- Giai Thoại “Lưỡng quốc Trạng Nguyên”: Khi nhắc đến nhóm chữ “Lưỡng Quốc Trạng Nguyên” chúng ta nghĩ ngay đến Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi vì ông là người nổi tiếng thông minh, học sâu hiểu rộng, văn chương trác tuyệt lại có tài ứng đối nhanh nhẹn và tài tình. Ông đã từng đi sứ Trung hoa và đã dùng văn tài của mình để áp đảo quần thần Thanh triều, lưu lại nhiều giai thoại rất hấp dẫn. Nhưng khi tìm hiểu về các vị Trạng Nguyên của nước ta, thì biết được rằng ngoài Mạc Đĩnh Chi còn 2 vị Trạng Nguyên nữa cũng vinh dự được tặng danh vị “Lưỡng Quốc Trạng Nguyên” đó là Trạng Nguyên Nguyễn Trực dưới triều Lê Thái Tông và Trạng Nguyên Nguyễn Đăng Đạo đưới triều Lê Hi Tông.

MẠC ĐĨNH CHI (1280 – 1350): Mạc Đĩnh Chi tự Tiết Phu, quê làng Kế Sách, xã Lũng Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ông đỗ Trạng Nguyên khoa thi Đại tỷ năm Giáp Thìn (1304) đời vua Trần Anh Tông lúc ông mới 24 tuổi. Ông người thấp bé, xấu xí nhưng có tư chất hết sức thông minh và có tài ứng đối trác tuyệt. Vì thấy ngoại dạng của ông xấu xí nên vua Trần Anh Tông có ý không muốn dùng, ông về nhà làm bài phú “Ngọc Tỉnh Liên” (hoa sen trong giếng ngọc) để tự ví mình như bông hoa sen quí mọc trong giếng ngọc dâng lên vua. Sau khi đọc bài phú, vua Anh Tông phải công nhận ông là bậc thiên tài và có tiết tháo bèn vời ông vào triều cử gữi việc coi sóc thư khố của nhà vua, sau ông làm quan đến  chức Tả Bộc xạ (Thượng thư). Năm Mậu Thân (1308) vua Anh Tông sai ông đi sứ nhà Nguyên. Khi đến Yên kinh ông đã dùng tài văn chương trác tuyệt và trí thông minh xuất chúng để đối đáp với quần thần  Nguyên triều và xướng họa với vua Nguyên Vũ Tông rất tương đắc. Những giai thoại về Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đối đáp với triều thần Mông cổ rất nhiều, chỉ xin ghi lại vài trường hợp tiêu biểu nói lên được sự học uyên thâm, văn tài trác tuyệt, khả năng đối đáp nhạy bén và thần tình cũng như tính tình cương trực của Trạng Mạc Đĩnh Chi.

Tương truyền rằng trong thời gian ông lưu lại Yên kinh, có một bà công chúa Tàu từ trần, quan Tàu muốn thử tài ông nên đưa cho ông một tờ giấy có viết 4 chữ “nhất” nhờ ông soạn và đọc một bài văn tế. Tuy biết đây là một đòn thử tài hóc búa, nhưng tự tin với khả năng văn chương trác tuyệt và tài trí hơn người của mình, ông ung dung tiếp nhận thách thức đó. Ông liền “soạn” sẵn một bài văn tế trong đầu, Đợi đến lúc hành lễ ông ứng khẩu đọc:

“Thiên thượng nhất đóa vân,
Hồng lô nhất điểm tuyết,
Thượng uyển nhất chi hoa,
Dao trì nhất phiến nguyệt.
Y! Vân tán, tuyết tan, hoa tàn nguyệt khuyết”

Vua quan Nguyên triều thấy bài văn tế tuy ngắn gọn nhưng súc tích, lời lẽ văn hoa, ý nghĩa sâu sắc lại rất hợp cảnh hợp tình nên lấy làm phục tài ông lắm!

Một lần khác triều thần nhà Nguyên thấy ông tướng mạo nhỏ bé, xấu xí bèn ra một câu đối vừa để thử tài vừa để chế nhạo ông:

 “Lỵ , mỵ, võng, lượng tứ tiểu quỉ”

Có nghĩa là: Lỵ, mỵ, võng, lượng là 4 con quỉ nhỏ ( Trong chữ Hán, 4 chữ lỵ, mỵ, võng, lượng mỗi chữ đều có một bộ “quỉ”).
Biết ý bọn quan Tàu chơi xỏ lá gọi ông là “tiểu quỉ”, ông liền đối lại:

 “Cầm, Sắt, Tỳ, Bà bát đại vương”.
Nghĩa là Cầm, Sắt, Tỳ, Bà tám vua lớn (cầm, sắt, tỳ, bà là 4 loại đàn, trong mỗi chữ có 2 chữ “vương”.

Khi tiếp sứ đoàn của ta, vua Nguyên vừa muốn thử tài ứng đối của ông, vừa chứng tỏ Trung hoa là một nước lớn ví như mặt trời, Đại việt là một nước nhỏ ví như mặt trăng, bèn ra câu đối:

 “Nhật hỏa vân yên, bạch đản thiêu tàn ngọc thố”
(mặt trời là lửa, mây là khói, ban ngày đốt cháy vầng trăng)

 Mạc Đỉnh Chi không nhân nhượng thẳng thừng đối lại:

“Nguyệt cung tinh đạn, hoàng hôn xạ lạc kim ô”
(trăng là cung, sao là đạn, chiều tối bắn rơi mặt trời)

 Chẳng những câu đối chỉnh mà ý nghĩa còn có vẻ trịch thượng lấn áp cả sự tự kiêu trong câu xuất của vua nhà Nguyên khiến vua Nguyên phục tài và sự can đảm của ông.

Một lần khác khi vào chầu gặp lúc nước ngoài dâng quạt, vua Nguyên sai làm bài minh, Mạc Đĩnh Chi viết ngay một bài minh:

 “Lưu kim thiết thạch, thiên địa vi lô, nhĩ ư tư thì hề, Y, Chu cự nho,
 “Bắc phong kỳ lương, vũ tuýêt tái đồ, nhĩ ư tư thì hề, Di, Tề ngã phu,
 “ Y! Dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng, duy ngã dữ nhĩ, hữu như thị phù”

(Chảy vàng tan đá, trời đất như lò, ngươi bấy giờ là Y, Chu đại nho; Gió bấc căm căm, mưa tuyết mịt mù, ngươi bấy giờ là Di, Tề đói xo; Ôi! Dùng được thì dùng, bỏ thì nằm co, chỉ ta cùng ngươi là như thế ru!)

Vua quan nhà Nguyên lại thán phục tài và sự cương trực của ông.  

Tương truyền rằng sau lần nầy vua Nguyên Vũ Tông phong tặng Mạc Đĩnh Chi là “Lưỡng Quốc Trạng Nguyên”. 

NGUYỄN TRỰC (1417 – 1474): Nguyễn Trực hiệu là Vu Liêu, tự Công Dĩnh, người xã Bối Khê, huyện Ứng Thiên, tỉnh Hà Đông. Ông sinh ngày 16 tháng 5 năm Đinh Dậu 1417 trong một gia đình nho học, là con của Tiến sĩ Nguyễn Thời Trung , cháu nội của Tiến sĩ Nguyễn Bính (giữ chức Nho học huấn đạo giáo quan Quốc Tử Giám đời Trần Hiến Tông). Đỗ Trạng Nguyên khoa Nhâm Tuất 1442 thời Lê Thái Tông, sơ bổ Hàn lâm trực học sĩ, sau thăng An phủ sứ lộ Nam Sách Thượng rồi thăng Thị Giảng, đến đời Hồng Đức thứ 4 (1473) được bổ Hàn Lâm Thừa chỉ kiêm Quốc tử giám Tế tửu. Năm 1457 ông được  cử thù tiếp sứ Tàu, hai bên cùng xướng họa rất tương đắc, sau đó Nguyễn Trực phụng mệnh  vua Lê đi sứ Tàu Tương truyền rằng khi dến Trung Hoa gặp kỳ thi Hội, vua nhà Minh cho các bồi thần các nước được dự thi, ông đỗ Tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh nên được gọi là “Lưỡng Quốc Trạng Nguyên”. Ông mất năm 1474 khi đang tại chức, vua Lê sai lập từ đường  tại Ninh Sơn thuộc làng Ngô Sài để phụng thờ. Tác phẩm của ông có  “Ngu Nhàn tập” và  “Kinh Nghĩa biện biên tập” gọi chung là “Vu Liêu tập”.

Về hành trạng của Trạng Nguyên Nguyễn Trực, Thân Nhân Trung có lời bình : “ Khai quốc Trạng Nguyên, văn chương vẻ vang trong nước, nổi tiếng một đời. Triều vua nào cũng được yêu chuộng, giữ việc văn hành, ở ngôi quán các, mà là người khiêm tốn, trước sau vẹn toàn”. Trong “Việt sử Tổng vịnh”  của vua Tự Đức có bài thơ khen Nguyễn Trực: 

Đồng linh tao dĩ hữu văn thanh,
Khiêm thoái vưu năng dưỡng lão thành.
Lưỡng quốc Trạng Nguyên hưu phiếm luận,
Lê triều cự phách thục tranh hoành.

(Thuở nhỏ văn chương đã có tài, Lão thành khiêm tốn lại hơn ai. Trạng nguyên hai nước bàn chi nữa, Tay giỏi nhà Lê dễ mấy người. (Bữu Cầm dịch).

* NGUYỄN ĐĂNG ĐẠO (1651 – 1719) : Nguyễn Đăng Đạo người xã Hoài Bảo, huỵênTiên Du, tỉnh Bắc Ninh ; Là con của Tiến sĩ Nguyễn Đăng Minh cháu gọi Thám Hoa Nguyễn Đăng Cảo bằng bác. Ông đỗ Trạng Nguyên lúc 33 tuổi, khoa Quí Hợi (1683) đời vua Lê Hi Tông, niên hiêu Chính Hòa thứ 4. Ông được bổ làm Đô đài Ngự sử, sau thăng đến chức Tham Tụng, tước Quận Công ; cuối đời giữ chức Tể Tướng thời hậu Lê. Năm Đinh Sửu (1697) ông cầm đầu sứ bộ đi sứ nước Tàu. Tương truyền rằng trong thời gian đi sứ Trung Hoa, ông có xướng họa với các triều thần nhà Thanh và sứ thần Cao Ly. Nhờ văn tài xuất chúng, Nguyễn Đăng Đạo được sứ giả các nước và Thanh triều thán phục. Để tỏ lòng biết quí trọng nhân tài, vua Thanh đã phong cho Nguyễn Đăng Đạo là Trạng Nguyên của Bắc triều và ban áo mão, võnglọng và cho ông vinh qui về nước.  Sau khi mất được vua Lê ban cho 2 câu đối treo tại nhà thờ :

“Tiến sĩ, Thượng thư thiên hạ hữu
Trạng nguyên, Tể tướng thế gian vô”.
Ông còn để lại tác phẩm “Nguyễn trạng nguyên phụng sứ tập”   ghi lại những bài thơ và các sự việc trong cuộc đi sứ.

2.-  Giai thoại về “Trạng cha, trạng con, trạng ông, trạng cháu”:

HỒ TÔN THỐC : Hồ Tôn Thốc là một danh sĩ đời Trần, chính ông là người khai sinh ra “thế gia khoa bảng” cho họ Hồ đất Quỳnh Lưu, Nghệ An.   Ông nguyên quán xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Tương truyền rằng  ông đỗ Trạng Nguyên khoa Nhâm Thìn (1372) đời Trần Nghệ Tông, niên hiệu Thiệu Khánh thứ 2(*). Đến năm Xương Phù thứ 10  làm đến chức Hàn lâm Học sĩ Phụng chỉ, kiêm Thẩm hình Viện sứ. Khi Hồ Quí Ly dứt nhà Trần ông bỏ quan về ở ẩn. Ông rất giỏi về thơ phú lại có tài chép sử.

Về tài làm thơ nhanh của Hồ Tôn Thốc có một giai thoại được nhiều sử sách nhắc đến như sau:  “Có một vị quan lớn rất sính thơ văn. Một hôm cho đốt đèn, trải chiếu mời học giả bốn phương đến nhà mình để bình văn. Nghe tiếng văn nhân bốn phương đều kéo đến rất đông, những người có tiếng làm thơ hay đuề có mạt. Lúc đó Hồ Tôn Thốc mới là một thư sinh nhỏ tưổi nhưng cũng đến dự. Đề tài vừa ra, ông làm luôn một mạch hàng trăm bài thơ, trong lúc đó có người chưa làm được câu nào. Khi bình cả trăm bài thơ của Hồ Tôn Thốc đều hay, khiến từ đó tiếng tăm ông vang động khắp nơi.

Về thơ, có 2 bài thơ của ông được hậu thế truyềntụng nhiều nhất, xin ghi ra đây để qúi vị cùng thưởng lãm:


Viếng Đền Thờ Hạng Vũ

Bách nhị sơn hà khởi chiến phong,
Huề tương tử để nhập Quang trung,
Yên tiêu Hàm Cốc châu cung lạnh,
Tuyết tang Hồng Môn ngọc dấu không.
Nhất bại hữu thiên vong Trạch tả,
Trùng lai vô địa đáo Giang Đông,
Kinh ding ngũ tại thành Hà Sự,
Tiêu khắc khu khu tang Lỗ Công.


Dịch:

Non nước tram hai nổi bụi hồng,
Đem đoàn tử đệ đến Quang trung,
Khói tan Hàm Cốc cung châu lạnh,
Tuyết rã Hồng Môn dấu ngọc không
Thua chạy trời xui đường trạch Tả,
Quay về đất lấp nẻo Giang Đông
Năm năm lặng lội hoài công cốc
Còn được vùi trong mã Lỗ Công

Và bài:

Du Động Đình, học Nhị Khê

Tài thức như quân, thượng thiếu niên,
Văn chương ta ngã lão vô duyên,
Dĩ tương đắc tang di hình ngoại,
Bất phục công danh đáo châm biên
Biến báo chỉ kham nhàn ẩn vụ,
Tiện ngư hà tất khổ lâm uyên,
Hạnh năng nhật nhật tần lai phỏng,
Hưu quái Động Đình tự khánh huyên.


Dịch:

Tài giỏi như ông tuổi vẫn xanh,
Ôi! Văn chương thế, lão không thành
Biết nuôi lẽ phải ngoài hình vóc,
Chẳn để công danh vững gối khăn,
Da báo mù che, nhà ẩn thế
Bên dòng khen cá, nhọc chi thân,
Mong ông lui tới ngày thăm hỏi
Chớ ngại chuông treo, cảnh Động Đình


Tác phẩm của ông gồm có: “Thảo nhàn hiệu tần tập”, “Phú học chỉ nam”, “Việt Sử cương mục”, “ Việt Nam Thế chí”.
Cũng tương truyền rằng: “Con của ông là Hồ Thành cũng đỗ Trạng Nguyên, cháu nội của ông là Hồ Đốn (có sách ghi là Hồ Lại) tiếp tục đỗ Trạng Nguyên(*). Vì thế có người đương thời làm thơ tặng gia đình ông trong đó có câu :

“Lũy thế phương danh chiêu nhạn tháp,
Nhất gia thịnh sự ích long môn”

Và:                   
“Phụ Trạng nguyên, tử diệc Trạng nguyên”.

Hậu duệ của Hồ Tôn Thốc có nhiều người đỗ đạt cao và làm quan lớn trong các triều đại vua Lê như Hồ Sĩ Dương đỗ Tiến Sĩ đời vua Lê Thần Tông (1652), làm quan trãi qua 4 đời vua Thần Tông, Huyền Tông, Gia Tông và Hy Tông, Dưới triều Lê Hy Tông ông làm qua đến chức Tham tụng, Công bộ Thương thư,  đặc tiến Kim tử Vinh Lộc đại phu kiêm Đông các Đại học sĩ, Quốc sử quán tổng tài; tước Duệ Quận công, Thượng trụ quốc. Hồ Sĩ Đống (cháu của Hồ Sĩ Dương), đỗ Tiến sĩ năm 34 tuổi, khoa Nhâm Thìn 1772, đời Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng thư 33, làm quan đến Thượng thư, tước Dao Đình Hầu.

(*) Về việc Hồ Tôn Thốc đỗ Trạng Nguyên không được các sách sử chính thống ghi nhận, mà chỉ ghi rằng Hồ Tôn Thốc đỗ đạt cao. Hồ Thành và Hồ Đốn thì không thấy tên trong danh sách các Trạng nguyên. Đây là vấn đề cần phải tìm hiểu lại.


• Cậu Trạng nguyên, cháu Trạng nguyên: NGUYỄN ĐỨC LƯỢNG người xã Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông; là con của Tiến sĩ  Nguyễn Bá Ký, cha của Tiến sĩ Nguyễn Khuông Lễ. Ông đỗ Trạng Nguyên khoa Tân Mùi, đời Lê Tương Dực, niên hiệu Hồng Thuận thứ 3 (1514), làm quan đến chức Tả Thị lang bộ Lễ; Sau khi chết được tặng Thượng Thư. Cháu gọi ông bằng cậu là Nguyễn Thiến, hiệu Cảo Xuyên,  đỗ Trạng Nguyên khoa Nhâm Thìn (1532) đời Mạc Đăng Doanh, niên hiệu Đại chính thứ 3. Làm quan dưới triều nhà Mạc đến chức Lại bộ Thượng thư, Ngự sử đài đô ngự sử, Đông các Đại học sĩ, Nhập thị kinh diên, tước Thư quận công.


Về Trạng nguyên Nguyễn Thiến, giai thoại kể rằng: “Ông Nguyễn Đức Lượng có một người em gái là nguyễn Thị Hiền, vừa giỏi thi thơ, lại vừa xinh đẹp nết na, đài các. Thuở chưa thành đạt ông Lượng có một ước vọng là sẽ tìm một cuộc đất tốt để đặt mộ tổ phụ. Ông nhờ một thầy Tàu giỏi đia lý tìm được một địa cuộc rất tốt nhưng dặn phải đợi 3 năm sau mới được đặt mộ. Không may cho ông vì khi sắp đến ngày đặt mộ thì có công tử Nguyễn Doãn Toại con ông Thám Hoa Nguyễn Doãn Địch ở làng Tảo Dương đang bị bệnh phong, bỏ làng ra làm chòi ngay trên cuộc đất “Hỏa tinh” mà thầy Tàu đã tìm được cho gia đình ông Lượng đặt mộ.
Ông Lượng tìm mọi cách thuyết phục công tử Toại chuyển chỗ ở, nhưng cậu ta không nghe. Cho gần đến ngày được chọn, gia đình ông Lượng buộc lòng phải thú thực việc đại sự của gia đình mình cho công tử Toại nghe và mong công tử thông cảm cho. Nghe xong, công tử Toại xin ông Lượng cho cô em gái xinh đẹp Nguyễn Thị Hiền ra trò chuyện với cậu một đêm, cậu sẽ chuyển chỗ.

Ông Lượng thấy điều kiện quá khắc nghiệt không thể nào thỏa mản được, về nhà buồn rầu than thở, ai dè cô em gái biết chuyện bèn xin tình nguyện ra ở với công tử Toại. Đêm đó 2 người đang ân ái mặn nồng thì công tử Toại đột tử trên bụng cô Hiền, cô vội về cấp báo với gia đình. Nghe tin dữ, ông Lượng vội cho người đến báo tin với ông Thám Hoa Nguyễn Doãn Địch để cùng lo liệu việc an táng cho công tử, đồng thời dự định sang hôm sau sẽ mang mộ tổ phụ đặt vào huyệt đạo đó. Không ngờ sáng hôm sau khi hai gia đình đến nơi thì thi thể của công tử Toại đã bị mối đùn thành đống ngay vị trí huyệt đạo như một nấm mộ. Không còn cách nào khác, ông Lượng chỉ còn biết đem mộ tổ phụ táng bên cạnh mộ công tử Toại, gọi là huyệt bàng.

Sau biến cố đó cô Hiền mang thai, ông Lượng buồn phiền đành làm một căn nhà nhỏ ở rìa làng cho cô em ở. Cô Hiền sinh được một cậu con trai rất kháu khỉnh, đặt tên là Nguyễn Thiến. Thiến rất thông minh, học đâu nhớ đấy, mới lên sáu đã đòi mẹ cho đến học với cậu Nguyễn Đức Lượng.

Về sau Nguyễn Đức Lượng thi đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Tuất 1514 ra làm quan, thì Nguyễn Thiến theo nghiệp cậu, ở nhà đèn sách và mở trường dạy học đợi thời.  Khi nhà Mạc ổn định tình hình, năm Đại Chính thứ 3 đời Mạc Đăng Doanh cho mở khoa Nhâm Thìn (1532), Nguyễn Thiến ứng thí và đỗ Trạng Nguyên như cậu trước đó.

Do sự kiện nầy và qua kết quả đỗ đạt của giòng họ, nên trong nhà thờ của Trạng nguyên Nguyễn Đức Lượng có đôi câu đối:


 “Cựu Trạng nguyên, sinh Trạng nguyên nhất giáp khoa danh quang sử bút,
Phụ Tiến sĩ, tử Tiến sĩ bát truyền chung đỉnh dụ gia khương.

(Cậu Trạng nguyên, cháu Trạng nguyên, khoa bảng đỗ đầu, sáng ngời sử sách, Cha tiến sĩ, con tiến sĩ, tám đời hưởng lộc vua ban, phúc lớn gia truyền) để tôn vinh sự hiển đạt của tôn tộc họ Nguyễn tại làng Canh Hoạch, Thanh Oai, Hà Đông.

Theo những nghiên cứu gần đây cho biết Tiến sĩ Nguyễn Bá Ký vốn dòng dõi Nguyễn Trãi. Dòng họ nầy nguyên gốc ở làng Chi Ngãi, Chí Linh, Hải Dương, sau dời sang làng Nhị Khê (tên cũ là Ngọc Ổi), Trung Tín, Hà Đông. Lúc đó có một người em đi lập nghiệp tại làng Canh Hoạch (tên cũ là Cổ Hạc), Thanh Oai, Hà Đông, nên còn câu khẩu truyền là “Anh ở  Ngọc Ổi, em về Cổ Hạc”. Khi vụ án Lệ Chi viện xảy ra,  họ Nguyễn tại Canh Hoạch phải đổi sang họ Phạm, do đó Tiền sĩ Nguyễn Bá Ký (Tiến sĩ khoa Quí Mùi, niên hiệu QuangTthuận thứ tư, 1463) vẫn còn ghi tên là Phạm Bá Ký, về sau ông mới lấy lại họ gốc, đổi lại tên là Nguyễn Bá Ký.

Cũng từ tài liệu nói trên cho biết rằng Trạng Nguyên Nguyễn Thiến là cha của Nguyễn Quyện, một danh tướng lỗi lạc thời nhà Mạc, tước Phù Hưng hầu. Người con thứ 3 của Nguyễn Miễn là Nguyễn Nhiệm (Nhậm), tước Nam Dương hầu. Năm 1601 tụ quân chống nhà Lê ở vùng Hoàng Giang, Ninh Bình, thất bại phải vào ẩn cư tại Tiên Điền, Nghệ An. Là cụ tổ của họ Nguyễn Tiên Điền sau nầy sinh ra đại Thi hào Nguyễn Du.


Thưa quí độc giả. Đây là một bài sưu khảo về những vị chiếm vị trí khôi nguyên trong 3 khoa thi Hương, Hội, Đình hay chỉ chiếm vị trí đầu bảng của 2 khoa thi Hội và Đình trong lịch sử thi cử của nước ta thời trước. Vì là một bài sưu khảo nên khó tránh khỏi sự khô khan. Vã lại vì tình trạng tài liệu quá thiếu thốn, nên phần tra cứu chắc chắn còn nhiều thiếu sót, thậm chí có thể bị lầm lẫn, nhưng với tâm niệm của người viết là Gợi-Lại-Một-Chút-Hương-Xưa hơn là thực hiện một tài liệu lịch sử, cho nên nếu có gì thiếu sót hay sai lạc, người viết chân thành mong được quí vị thức giả châm chước và chỉ giáo cho.

Charlotte đầu Xuân Tân Mão 2011


NT1 Trần Kim Khôi



Tài liệu tham khảo:

- Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, tập I, II&III, nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998
- Khâm Định Việt Sử Khâm Giám Cương Mục, tập 2, NXB Giáo Dục, 1998
- Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim, NXB Miền Nam
- Việt Nam Danh Nhân Từ Điển, Nguyễn Huyền Anh, Cơ sở xuất bản ZIELEKS, 1990
- Văn Đàn Bảo Giám, Trần Trung Viên, Hư Chu, Xuân Thu xuất bản, 1968
- Kể Chuyện Câu Đối Việt Nam, Vũ Xâun Đào, NXB Thanh Hóa, 2001
- Kho Tàng Về Các Ông Trạng Việt Nam, Vũ Ngọc Khánh, NXB Thông Tin Văn Hóa, 2002
- Lều Chỏng của Ngô Tất Tố  (on line)
- Bách Khoa Toàn Thu mở Wikipedia
- Văn hoc: Năm vị Tam nguyên  trong lịch sử khoa cử lịch triều Việt nam, Trần Bích San. Nguyệt san Carolina Việt báo số 70, tháng 10/2010.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét