Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

CON NGHÊ TRONG HIỆN THỰC LÀ CON GÌ?

(ĐC sưu tầm trên NET)

-HÌNH ẢNH CON NGHÊ :
Kết quả hình ảnh cho CON NGHÊKết quả hình ảnh cho CON NGHÊKết quả hình ảnh cho CON NGHÊKết quả hình ảnh cho CON NGHÊKết quả hình ảnh cho CON NGHÊKết quả hình ảnh cho CON NGHÊKết quả hình ảnh cho CON NGHÊKết quả hình ảnh cho CON NGHÊKết quả hình ảnh cho CON NGHÊKết quả hình ảnh cho CON NGHÊKết quả hình ảnh cho CON NGHÊKết quả hình ảnh cho CON NGHÊKết quả hình ảnh cho CON NGHÊKết quả hình ảnh cho CON NGHÊKết quả hình ảnh cho CON NGHÊ

Con Nghê một biểu tượng tạo hình thuần Việt

Con nghê - đồ án trang trí đặc sắc bắt đầu có ở nước ta từ bao giờ trong các chốn uy nghiêm như lăng tẩm, cung điện, đền, khán thờ, tấm chạm, cột, đầu đao đình làng và gắn liền trên các đồ vật như: hoành phi câu đối, đỉnh hương, chân đèn, dấu, ấn, triện, nắp chóe, vật bày thờ, nóc bình vôi hay thậm chí cả trên cái chặn giấy...? phải chăng các nghệ nhân muốn tạo nên con Nghê như một biểu tượng thuần việt?.
Con Nghê Con Nghê Con nghê
Ngê đồng, thế kỷ I-III Đỉnh gốm men rạn có nắp thời Lê, tháng 4 niên hiệu Vịnh Hựu 2 (1736) Tượng nghê gỗ chạm, triều Nguyễn thế kỷ XIX
Nghê - con vật biểu trưng mang yếu tố huyền thoại, dũng mãnh, thiên biến vạn hóa,  tượng trưng cho trí tuệ, là biến thể từ sư tử và chó dữ, có sức mạnh như chúa tể muôn loài. (Khi nghê hóa rồng biểu tượng cao cho quyền lực chính trực; khi nghê có mình chó thể hiện lòng trung thành; khi nghê có đuôi vút cao liên tưởng đến ngọc như ý; khi nghê đội giá sớ hay bài vị, thường toát ra vẻ cam chịu; khi nghê ngậm ngọc biểu tượng độc đáo của sự khôn ngoan (suy nghĩ, uốn lưỡi và lựa lời trước khi  nói); khi nghê đứng chầu hai bên khán thờ vẻ uy nghiêm; khi nghê đeo lục lạc hay rỡn hí cầu… thể hiện sự tinh nghịch,vui tươi; khi nghê có lông hình xoắn ốc  như trên đầu tượng phật mà người ta gọi là Phật ốc, Bụt ốc thể hiện sức mạnh toàn năng, phi phàm). Bằng  nghệ thuật tạo dáng và kỹ thuật chạm khắc tinh tế, người nghệ nhân đã thể hiện những cảm thức sáng tạo và khiếu thẩm mỹ đặc sắc, nhất là khi nền văn hóa thuần Việt phục hồi sau hàng ngàn năm Bắc thuộc.
Ngay từ thế kỷ (TK) I đến TK III, ở ta đã có tượng nghê đồng (hình 1). Đời Lý đã có tượng nghê ở hai nậm rượu. Từ TK XIII - XIV tới thời Chu Đậu (TK XVI - XVII) Nghê có trong bát hương và các bình trầm hương (Hình 2). Với nhiều  loại chất liệu khác nhau, nghê được tạo từ đồng, gỗ chạm đến gốm tráng men các màu (hình 3). Ngoài ra còn có nghê đá đứng chầu hai bên cùng hai cây hương tại đền lăng của đại quan Vũ Vĩnh Tiến thời hậu Lê, xây năm 1660, tại Phù Mỹ - Đô Lương - Ân Thi (Hải Hưng). Các triều đại phong kiến Việt Nam trải qua bao biến động thăng trầm từ nhà Lý (TK XI) cho đến cuối đời Tây Sơn (TK XVIII), mà sự phát triển của kiến trúc đình, chùa, sự giàu có của giới quý tộc, trưởng giả càng đòi hỏi ngày một nhiều những phẩm vật tế tự, sinh hoạt và trưng bày, gắn với  thời thịnh đạt nhất của con nghê. Thời Pháp thuộc, nhiều học giả Pháp đã chú ý đến con nghê qua những hình vẽ bằng bút sắt khá thú vị (Hình 4).
Con Nghê Con Nghê Con Nghê
Hình Lân chạm đá chùa Linh Quang, Hải Phòng, 1794 Tượng sư tử, đồng, triều Nguyễn, TK XIX Nghê men nhiều màu, triều Mạc - Lê Trung Hưng, TK XVI-XII
Nhiều người dễ bị nhầm lẫn giữa con nghê với con lân – một trong “Tứ linh”. Nếu không để ý kỹ cũng khó phân biệt giữa nghê - con vật được biến tấu từ sư tử và cả chó cộng thêm sự sáng tạo của nghệ nhân. So sánh lân (Hình 5) với nghê, có thể suy luận nghê là linh vật đặc biệt của văn hóa Việt Nam, còn lân thuộc văn hoá Trung Hoa. Lân giống sư tử nhiều hơn, có sừng, thân hình tròn mập, đuôi ngắn, miệng ngậm ngọc hay ngồi chống chân lên quả cầu (Hình 6). Con nghê có kỳ mà không có sừng, dáng thanh, mình thon nhỏ, trông giống như dáng chó đuôi dài.Việc phân biệt này đôi khi cũng gây ra tranh cãi. Một số bình hương, chân đèn gốm Việt Nam thời Chu Đậu, cũng có hình lân, nhìn vào thấy rõ lân chứ không phải nghê. Tuy nhiên ngay cả “Vietnamese ceramics a separate tradition” của John Guy và Jonh Stevensen cũng đôi khi mắc lỗi ghi chú nhầm con nghê vào một số hình con lân bên nhiều bình hương trầm cần minh họa.
Người Việt nuôi trâu cày, nuôi chó giữ nhà và coi chúng thật gần gũi. Trong đời sống tinh thần, tổ tiên ta cần có linh vật để xua đuổi tà ma, ác quỷ và canh giữ cho gia chủ. Vì thế mà chó đá được dựng lên trước mỗi cổng làng, cổng đình, cổng nhà, ngoài đầu hồi… tại nhiều làng quê miền Bắc nước ta. Để bày trước điện thờ của các nhà giàu có, hay các đền thờ, đình, miếu… chó đá hóa linh, được khắc đẽo với những chi tiết oai vệ (Hình  7), mà dần thành con nghê?
Mô típ trang trí được đồng bào dân tộc Dao Tiền phía Bắc nước ta rất ưa sử dụng là hình hai con chó “Tua chồ” chụm đầu lại. Người Dao Tiền xem như bùa hộ mệnh, vật linh thiêng bảo vệ cho chủ sở hữu tránh được thú dữ, thiên tai. Vậy chó “Tua chồ”  được dệt trên vải thổ cẩm ở đuôi thắt lưng người Dao Tiền, với lối tạo hình cách điệu, phải chăng chính là hình tượng con Nghê?
Nghê có mặt trong nhà, từ dân dã đến trưởng giả, hay cung điện, đình, đền, chùa, lăng, miếu. Suốt nhiều thế kỷ, trên các bình hương, nậm rượu, không thể thiếu nghê ở những nơi tế tự. Sau khi thống nhất sơn hà, nhà Nguyễn - có lẽ do mặc cảm và thù ghét các dấu vết văn hóa thời Trịnh và Tây Sơn, nên đã ưa chuộng văn hóa Trung Quốc  hơn. Có lẽ thế mà cùng với việc con rồng Việt uyển chuyển thời Lý, Trần, Lê được thay bằng con rồng Trung Hoa thân mập, vảy to, mặt ngắn; đồ gốm Tàu thay thế sản phẩm của những làng nghề truyền thống và dĩ nhiên con nghê ít được dùng, bị lai dần theo cách tạo hình con lân của Trung Hoa (Hình 8).
Nhà sưu tập Nguyễn Thị Tú Anh ở Tp. Hồ Chí Minh hiện sở hữu bộ sưu tập nghê gỗ hơn năm mươi con, có niên đại từ thời Lê tới  đầu Nguyễn. Xin chọn 3 con nghê của bà để giới thiệu và so sánh:
Con Nghê Con Nghê Con Nghê
Nghê, gỗ, thời Nguyễn, đầu thế kỷ XIX Nghê, gỗ, thời Lê, TK XIV-XVII Nghê, gỗ chạm, sơn thếp vàng của người Hoa vùng Nam Bộ, TK XVIII
1. Tượng nghê, (gỗ chạm  thời Lê - Bắc Bộ), ngồi trên bệ chống hai chân trước, dáng thu mình vươn cao, tư thế ngẩng đầu, cổ vươn, mặt hướng lên phía trên, mắt lồi, mũi nở, miệng rộng ngậm, tai có hình như tai voi nhỏ, có năm vòng râu xoăn nổi, bờm tóc kết thành bốn sóng to, đăng đối hai bên, ức nở, đầu, thân và đùi có chạm nổi vảy rồng, lưng khum có hình mây lửa, đao, mác, nhìn nghiêng chân và đùi là những tua hình mác uốn cong như sóng lượn, bàn chân có móng vuốt, đuôi vắt từ trái sang phải.
2. Tượng nghê, gỗ chạm thời Nguyễn, quỳ hai chân trước trên bệ, dáng vừa  như rình mồi với tư thế như chuẩn bị phóng vút đi. Lông mày xoáy trôn ốc. Mắt lồi, mở to có lòng trắng và con ngươi, miệng ngậm nhưng vẫn chìa hai nanh dữ tợn, ria mép xoắn ốc, hai râu xoáy ốc dưới cằm như sư tử, mũi nở nhưng tẹt, hai tai vểnh. Đùi nổi rõ khối bắp thịt cuồn cuộn, cơ lưng gồng lên. Mông nở to, bờm và đuôi xoè hình lửa có xoắn ốc nổi rõ như xoắn ốc trên đầu tượng phật. Hai ngọn mây lửa ở cẳng chân sau. Bốn bàn chân xòe rộng, mỗi chân đều có bốn có móng vuốt như móng sư tử. Lớp sơn son thếp vàng được tô ở bên ngoài không đơn thuần chỉ là sơn để phủ mà còn góp phần tăng hiệu quả tả thực, phù hợp với mục đích thờ cúng. Ngoài việc tiếp thu những mô típ hình lửa, đao, mác như thời Lê, trong nghệ thuật tạc gỗ kết hợp với chạm khắc, nghệ nhân thời Nguyễn  còn  đi sâu vờn tròn các khối tượng cũng như các chi tiết trang trí, tả thực cơ bắp đùi, mông, lưng, móng vuốt, lông mày của con nghê.
3. Tượng nghê, gỗ, chạm của Người Hoa ở Nam Bộ, chạm khắc đơn giản, sơn đen phủ tượng, sau đó phủ ra ngoài lớp thếp vàng óng ánh. Nghê ngồi trên bệ, hai chân sau thu lại, đứng thẳng hai chân trước vòng cuốn cổ đeo ba lục lạc, cổ vươn cao, ngẩng đầu có ba sừng, miệng ngậm ngọc, bờm và lông trên sống lưng dựng đứng như một hàng kỳ có nhiều tua tia lửa chạy suốt từ đỉnh đầu đến sống đuôi. Ngoài ra còn có dải chấm tròn nổi khối (đăng đối hai bên dưới mép hàng kỳ tiếp xúc với gáy nghê nổi khối trên lưng nghê). Ở nách có ba tia đao mác, giữa cẳng chân có ba u tròn và ba tia đao mác chạm nổi đăng đối hai bên. Bàn chân trước có ba ngón không chạm rõ vuốt, phía sau chân trước có ba u tròn nổi rõ. Cùng chất liệu gỗ, chạm, cùng miêu tả nghê, nhưng với 3 thời kỳ khác nhau, ta có ba con Nghê với những giá trị lịch sử, văn hóa, mỹ thuật  khác nhau.
Con nghê thời Lê, niên đại sớm hơn (khoảng TK XVI - XVII) với cách tạo dáng vững chãi, nửa như đứng chầu, nửa như muốn bay lên trong khoảnh khắc muốn hóa rồng. Những mảng khối âm, dương hoà quyện khá tinh tế tạo nên một dáng vẻ tự tin. Nghệ thuật tạo hình phối hợp yếu tố chạm khắc trang trí vừa đơn giản, vừa cách điệu đã tạo nên những chi tiết vừa khỏe khoắn, khúc chiết, vừa mềm mại, thanh thoát, mang tính trang trí cao. Mây hình ngọn lửa, đã trở  thành như một dấu hiệu, như một chữ ký của những tác phẩm trang trí  thời Lê. Những vẩy rồng trên đầu và thân tạo cho nghê thêm linh thiêng.
Con nghê thời Nguyễn, niên đại muộn hơn (khoảng đầu TK XIX), kích thước nhỏ hơn, hình khối căng tròn đầy và có xu hướng tả thực ở lưng, chân, đùi. Những râu, ria, bờm, tóc và đuôi được diễn tả bằng những đường nét trang trí khá trau chuốt, tỉ mỉ thậm chí đến mức cầu kỳ. Dáng nghê nhìn từ đằng sau có phần thô và nặng nề, với cái đuôi xòe tròn, xoắn ốc, hai chân thô và ngắn có đôi tai vểnh như tai miêu… hao hao như  những hình mẫu kiểu con lân của Trung Quốc.
Con nghê do người Hoa ở Nam bộ làm (khoảng TK XVIII) các chi tiết chạm không rườm rà, ngược lại được diễn tả mượt mà, đơn giản, có nhiều khối hình như được chuốt tới mức nhẵn phồng, căng bóng. Đặc điểm và nét dáng con nghê này gần giống với chó có đầu hơi to trong đời sống thực. Nơi sông nước, kênh rạch, trong suốt quá trình khẩn hoang, con chó luôn gần gũi, gắn bó với con người Nam Bộ nói chung và người Hoa nói riêng. Dần theo năm tháng, được biến thể thành con nghê. Nhờ sự gắn bó lâu đời nên thẩm mỹ  tạo hình của người Hoa ở Nam Bộ cũng “Việt hóa”, đơn giản, chân phương, phóng khoáng, không cầu kỳ làm điệu. Do đó, con nghê có vẻ đẹp riêng, mà không bị  ảnh hưởng, sao chép những công thức tạo hình bóng bảy, cầu kỳ như tổ tiên họ ở Trung Quốc  vẫn hay làm.
Đ.L.H.T

Cách phân biệt giữa con nghê và con lân

Con Nghê đá là linh vật đặc biệt của văn hóa Việt Nam, con Lân thuộc văn hóa Trung Hoa. Về hình dạng, con Lân trông giống sư tử, mà có sừng, chân như chân trâu, thân hình tròn mập, có vẩy như vẩy rồng, miệng ngậm quả cầu, hay ngồi chống chân lên quả cầu.

Con Nghê đá có kỳ mà không có sừng, mình thon nhỏ, chân như chân chó, dáng thanh, trông rõ ràng dáng chó chứ không tròn mập như dáng như sư tử, đuôi Nghê dài, vắt ngược lên lưng, đuôi Lân ngắn, xòe như cánh chim hay cuộn tròn như đuôi thỏ.
Một số người lại còn tưởng lầm con Nghê là con sư tử. Bởi vì chữ “Nghê” (hay “toan nghê”) trong chữ Hán vốn có nghĩa là con sư tử.

                                                  nghê đá,con nghê,con nghê đá
Tuy nhiên phải để ý rằng có nhiều chữ Hán-Việt mà nếu ta tra tự điển Tầu, thì lại có nghĩa khác hẳn, bởi vì ông cha ta rất nhiều khi mượn chữ Hán nhưng lại đổi nghĩa đi mà dùng (người Pháp khi nghiên cứu về Việt Nam thì lại thường học chữ Hán của người Tầu, tra cứu sách Tầu viết về Việt Nam - chứ không tìm hiểu thẳng vào văn hóa Việt - nên nhiều khi sai nghĩa, sai sự việc rất xa. Người Pháp cũng vì học theo Tầu nên đã sai theo, cũng như từng theo sách Tầu mà gọi sai nước ta là An Nam, trong khi các văn thư cổ của triều đình Huế thì chỉ dùng chữ Việt Nam hay Ðại Nam. Trong quyển Chơi chữ, Lãng Nhân đã từng đưa ra vài ví dụ như: “tử tế” có nghĩa là “tinh mật, kỹ lưỡng” ta lại quen dùng theo nghĩa hiền hậu; “lịch sự” có nghĩa là “trải đời” ta dùng là “sang trọng”, “trân trọng” nghĩa là “quý trọng” lại bị đổi là “nghiêm cung, kính trọng”… Trong cách thức đó, ông cha ta đã không cần để ý đến chữ “Nghê” có nghĩa là con gì trong chữ Hán, mà cứ lấy đó để đặt tên cho “chó đá hóa linh”. Nếu ai đã từng nhìn thấy tượng con Nghê thì cũng đều nhận thấy rằng đó là con chó đang ngồi chứ không phải là con lân hay con sư tử. Vài nhà nghiên cứu đã không có cơ hội này nên chỉ biết theo sách của người Pháp, tự điển của người Tầu mà lầm con nghê Việt Nam ra con sư tử hay con lân của Tầu. Chúng tôi chủ trương rằng nghiên cứu đồ cổ thì phải nhìn thấy tận mắt, tốt hơn nữa là được cầm trong tay, và được nghe từ tiếng nói dân gian trong thôn làng xưa rồi suy nghẫm, tra cứu, đối chiếu. Vì thế, ngoài những hình chạm khắc trên cốn, tượng con nghê trên đầu đao, trên cổng các ngôi đình làng cổ ở miền Bắc, lời chỉ dẫn của các cụ già, chúng tôi còn dựa sự quan sát của mình trên các tượng con nghê, các nậm rượu trong bộ sưu tập đồ cổ của riêng mình.
Con nghê - vật linh thuần Việt

Hai linh vật đặc thù của văn hóa Việt Nam là chim Hạc và con Nghê, thế nhưng trong khoảng hai trăm năm gần đây, ta thường thấy rồng và lân được dùng trang trí trong các đền chùa, dinh thự lớn. Như tượng hai con lân trắng ở ngay trước sân chùa Vĩnh Nghiêm, Sài gòn chẳng hạn. Những ngôi nhà lớn của người Việt ở hải ngoại hay ở trong nước cũng trang trí bằng tượng con lân. Chim hạc là linh vật từ thời các vua Hùng dựng nên nước Văn Lang ta, còn con Nghê xuất hiện từ bao giờ? (Phải chăng từ đời Lý, khi nền văn hóa thuần Việt được phục hồi và phát triển sau một ngàn năm Bắc thuộc?). Dù là biểu tượng thuần túy Việt Nam nhưng con Nghê lại được ít người biết đến.

Con Nghê là gì?

Trong đời sống của người dân Việt, hai con thú được coi như những người bạn thân thiết, gần gũi và quan trọng nhất là con trâu và con chó. Trâu để cầy ruộng, giúp sản xuất lúa gạo, chó để giữ nhà, phòng kẻ gian, phòng thú dữ. Đời sống thực tế có chó giữ nhà, còn đời sống tinh thần thì sao? Ông cha ta cũng cần một linh vật để chống lại các tà ma ác quỷ nữa chứ. Chó đá được dựng lên vì thế. Ở làng quê miền Bắc Việt Nam, trước cổng làng bao giờ cũng có một con chó đá để bảo vệ cả làng, trước cổng đình bao giờ cũng có chó đá, và trước cổng nhà hay ở ngoài đầu hồi, ngoài cửa nhà cũng thường có chó đá ngồi trước canh giữ cho gia chủ. Những con chó đá này hình dạng thay đổi, cao khoảng từ nửa thước tới một thước, thường là những tảng đá được khắc đẽo rõ ràng oai vệ, nhưng có khi chỉ là một khối đá đặt nghiêng theo dáng một con chó đang ở thế ngồi canh giữ. (Truyện cổ cũng thường nhắc đến chó đá, như chuyện “Cậu học trò và con chó đá”, chuyện “Hai anh em và con chó đá” - Xin đọc: Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc,Truyện cổ nước Nam)

Rồi để bầy trước điện thờ, hay bàn thờ của những nhà giàu có, ở các đình chùa, đền miếu, chó đá hoá linh. Chó đá được khắc đẽo với những chi tiết oai vệ, đầu chó, mặt chó đầy những nét oai nghiêm. Vì linh thiêng như thế, nên được gọi là con Nghê.

Con Nghê còn được dùng để trang trí trong các ngôi đình cổ ở Việt Nam. Nghê được chạm trên cốn (xà ngang từ cột ra để đỡ xà dọc ở mái ngoài), hay được đạt trên đầu đao (sống mái chạy từ đỉnh nóc nhà xuống, cong lên như hình cây đại đao (mã tấu) nên gọi là đầu đao), như trên cốn đình làng An Hoà (Hà Nam), Phất Lộc (Thái Bình), cột đình làng Hội Thống (Hà Tĩnh) đầu đao đình làng Phù Lão (Bắc Giang), làng Trung Cần (Nghệ An), làng Tây Đằng (Sơn Tây)... chẳng hạn. Thuở nhỏ, vào khoảng đầu thập niên 1950 ở Thái Bình, còn thấy ở nhà cụ Hà Ngọc Huyền, ông ngoại chúng tôi có chưng tượng con Nghê cao gần một thước ngay lối vào phòng khách cùng với những bình, những chóe đời Khang Hy nhà Thanh, đời Minh... Con Nghê này không biết nay đã lưu lạc về đâu?
Vậy con Nghê là một linh vật thuần Việt, được sáng tạo để bảo vệ đời sống tâm linh của người Việt. Con Nghê thường được thấy qua các món đồ gốm, mà có thể được giới thiệu tiêu biểu dưới đây.

Vài hình tượng con Nghê tiêu biểu

Tượng con Nghê: dựa trên nước men, màu men, chất đất ta có thể định rằng đây là một tác phẩm đời Lý (thế kỷ XI - XII). Con Nghê này cao độ 36cm, bàng đất nung, phủ men nâu, nét tô đắp cực kỳ tinh xảo, con Nghê trông sống động, oai vệ, tưởng chừng như có thể phóng lên xua đuổi tà ma ngay tức khắc. Mặt Nghê ngắn. Mình Nghê thon dài, rất thanh tú. Cổ Nghê đeo dây lục lạc có tua, cổ ngửng thẳng. Lông trên sống lưng dựng đứng như một hàng kỳ, chạy suốt từ đỉnh đầu xuống đến đuôi. Chân Nghê thanh nhưng thẳng và mạnh, chân sau ở thế ngồi bắp thịt đùi trông rắn chắc mạnh mẽ, hai chân trước chống cao, chỗ đầu gối có lông xoắn cong. Mắt to, miệng lớn, mũi lớn, miệng Nghê hơi hé mở để lộ những răng nanh nhọn hoắt, như sẵn sàng xua đuổi tà ma. Tai Nghê lớn. Lông Nghê mượt sát vào mình với những đường khắc, uốn từ sống lưng xuống phía bụng, trông như vằn chó.

Tượng con Nghê đời Lý (Bộ sưu tập Bùi Ngọc Tuấn) Nậm rượu hình con Nghê: chúng tôi xin đưa ra hình hai nậm rượu hình con Nghê, một mầu nâu, một mầu đen. Nghê với hình dáng và thế ngồi cũng như mô tả ở trên, tuy rằng các chi tiết không sắc sảo bằng. Nghê ngồi trên một bầu rượu có dáng trên tròn dưới ống. Mình Nghê rỗng, trên lưng Nghê có vòi loe để chuyên rượu vào (nắp đậy chỗ này không còn, nên ta không biết nắp cũng làm bằng đất sét nung hay bằng gỗ hoặc lá cuộn). Rượu được rót ra từ vòi dài đi từ thân nậm, tựa như cọc với dây xích buộc Nghê.

Hai nậm rượu hình con Nghê đời Lý (Bộ sưu tập Bùi Ngọc Tuấn) Bình trầm hương hình Nghê: màu men, nước men, chất đất, độ nung của các bình hương này cho thấy đây là các tác phẩm làm thời Chu Đậu (thế kỷ XVI - XVIII) chứ không phải đồ đời Lý hay đời Trần. Bình hương gồm hai phần, phần dưới là một hộp nhỏ hình chữ nhật, đây là chỗ bỏ trầm vào đốt. Phần trên là nắp. Nắp là con Nghê ngồi trên một mặt phẳng đậy vừa kín phần dưới. Mình Nghê rỗng nên khi đốt trầm khói từ phần hộp phía dưới, luồn trong mình Nghê rồi bay ra từ miệng Nghê đang hơi khẽ mở, trông rất oai nghiêm. Vì trầm được đốt trong hộp kín phía dưới mà chỉ có thể thoát khói ra khỏi miệng Nghê nên cháy rất chậm, vừa toả đủ khói hương để mang đầy vẻ linh thiêng mà vẫn cháy lâu cả buổi.

Bình trầm hương con Nghê (thời Chu Ðậu, thế Kỷ 16 - 17) Hình trích từ Vietnam ceramics, A separate tradition, John Guy và John Stevensen, Avery Press 1997 Cũng có một số bát hương làm vào khoảng thế kỷ XIII, XIV với hình chó thay vì hình nghê. Đây là các bát hương có dạng nửa tô, nửa đĩa, với tượng chó ngồi ở chính giữa bát hương. Thẻ hương được đặt ngang thành bát, gác lên đầu chó.

Bát hương con Nghê Hình trích từ Vietnam ceramics, A separate tradition, John Guy và John Stevensen, Avery Press 1997 Loại khác gồm hai phần, phần dưới chắc cũng dùng để đốt trầm, khói bay luồn trong tượng chó ngồi ở giữa rồi tuôn ra miệng chó. Khi không đốt trầm, cây hương cũng được đặt gác lên đầu chó.

Phân biệt con Nghê và con Lân

Con Nghê là linh vật đặc biệt của văn hóa Việt Nam, con Lân thuộc văn hóa Trung Hoa. Về hình dạng, con Lân trông giống sư tử, mà có sừng, chân như chân trâu, thân hình tròn mập, có vẩy như vẩy rồng, miệng ngậm quả cầu, hay ngồi chống chân lên quả cầu. Con Nghê có kỳ mà không có sừng, mình thon nhỏ, chân như chân chó, dáng thanh, trông rõ ràng dáng chó chứ không tròn mập như dáng như sư tử, đuôi Nghê dài, vắt ngược lên lưng, đuôi Lân ngắn, xòe như cánh chim hay cuộn tròn như đuôi thỏ.
 








                 Kỳ lân                                                                                            Con Nghê

Bát hương con Nghê Hình trích từ Vietnam ceramics, A separate tradition, John Guy và John Stevensen, Avery Press 1997 Một số người lại còn tưởng lầm con Nghê là con sư tử. Bởi vì chữ “Nghê” (hay “toan nghê”) trong chữ Hán vốn có nghĩa là con sư tử. Tuy nhiên phải để ý rằng có nhiều chữ Hán-Việt mà nếu ta tra tự điển Tầu, thì lại có nghĩa khác hẳn, bởi vì ông cha ta rất nhiều khi mượn chữ Hán nhưng lại đổi nghĩa đi mà dùng (người Pháp khi nghiên cứu về Việt Nam thì lại thường học chữ Hán của người Tầu, tra cứu sách Tầu viết về Việt Nam - chứ không tìm hiểu thẳng vào văn hóa Việt - nên nhiều khi sai nghĩa, sai sự việc rất xa. Người Pháp cũng vì học theo Tầu nên đã sai theo, cũng như từng theo sách Tầu mà gọi sai nước ta là An Nam, trong khi các văn thư cổ của triều đình Huế thì chỉ dùng chữ Việt Nam hay Ðại Nam. Trong quyển Chơi chữ, Lãng Nhân đã từng đưa ra vài ví dụ như: “tử tế” có nghĩa là “tinh mật, kỹ lưỡng” ta lại quen dùng theo nghĩa hiền hậu; “lịch sự” có nghĩa là “trải đời” ta dùng là “sang trọng”, “trân trọng” nghĩa là “quý trọng” lại bị đổi là “nghiêm cung, kính trọng”... Trong cách thức đó, ông cha ta đã không cần để ý đến chữ “Nghê” có nghĩa là con gì trong chữ Hán, mà cứ lấy đó để đặt tên cho “chó đá hóa linh”. Nếu ai đã từng nhìn thấy tượng con Nghê thì cũng đều nhận thấy rằng đó là con chó đang ngồi chứ không phải là con lân hay con sư tử. Vài nhà nghiên cứu đã không có cơ hội này nên chỉ biết theo sách của người Pháp, tự điển của người Tầu mà lầm con nghê Việt Nam ra con sư tử hay con lân của Tầu. Chúng tôi chủ trương rằng nghiên cứu đồ cổ thì phải nhìn thấy tận mắt, tốt hơn nữa là được cầm trong tay, và được nghe từ tiếng nói dân gian trong thôn làng xưa rồi suy nghẫm, tra cứu, đối chiếu. Vì thế, ngoài những hình chạm khắc trên cốn, tượng con nghê trên đầu đao, trên cổng các ngôi đình làng cổ ở miền Bắc, lời chỉ dẫn của các cụ già, chúng tôi còn dựa sự quan sát của mình trên các tượng con nghê, các nậm rượu trong bộ sưu tập đồ cổ của riêng mình.


Thời thịnh đạt của con Nghê

  
Trong những thế kỷ Bắc thuộc, khi người Trung Hoa làm đủ mọi cách để hủy diệt văn hoá Việt Nam, như tịch thu, hủy diệt và cấm làm trống đồng, bắt người Việt đổi theo họ Tầu (vì thế những họ cổ Việt Nam như họ Thi (Thi Sách), họ Trưng (Trưng Trắc)... không còn nữa....), thì không biết ông cha ta có làm hình tượng chó đá và con Nghê không? Quan sát cách sinh hoạt của người thượng trên các miền cao nguyên, ta thấy rằng con chó vẫn là con vật rất quan trọng của đời sống thôn dã. Vậy thì ai có thể quả quyết rằng, chó đá, con Nghê không được phát sinh từ thời xa xưa? Tuy nhiên chúng tôi cũng chưa có dịp may mắn được thấy các hình ảnh hay vật tích hình con Nghê của thời đại cổ xưa này. Ước rằng có người với những phương tiện đầy đủ sẽ làm các việc khai quật nghiên cứu và tìm ra di tích con Nghê từ thời xa xưa.

Sau khi Ngô Quyền khởi lại thời tự chủ, sau khi Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn tổ chức lại trật tự trên đất nước ta, nhà Lý, nhà Trần, rồi nhà Lê nối ngôi dựng lại nền văn hóa thuần Việt rực rỡ, phong phú. Bắt đầu từ Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư về Thăng Long, người Việt bừng lên khí thế dân tộc. Giống như thời Hùng Vương thuở trước, từ đây cùng văn học, xã hội, chính trị, nghệ thuật tạo hình của người Việt phát triển rực rỡ, phối hợp bản chất dân tộc với ảnh hưởng Trung Hoa và Ấn Độ, tạo nên một nền văn hóa thuần Việt, song song và biệt lập với văn hóa Trung Hoa.

Trong bối cảnh văn hoá rực rỡ ấy, với sự nẩy nở của những nghệ phẩm, tác phẩm Việt Nam, sự phát triển của kiến trúc đình chùa, sự phát triển của giới quý tộc, trưởng giả càng đòi hỏi nhiều hơn nữa những phẩm vật tế tự, sinh hoạt và trưng bày. Khung cảnh và nhu cầu này đưa đến biết bao phát triển của nghệ thuật tạo hình. Nhu cầu tinh thần, nhu cầu vật chất được đáp ứng bởi bàn tay, khối óc của các nghệ nhân Việt lúc nào cũng xông xáo sáng tạo. Biết bao kiến trúc, cung điện, đình chùa mới mái cong thuần túy Việt được dựng lên. Đồ gốm Việt Nam bừng lên tổng hợp kỹ thuật và sắc men Trung Hoa với dạng thức, nét vẽ, và phong cách hoàn toàn Việt Nam. Từ đây những bình, ấm, tô, chén đĩa... những món đồ Lý Trắng, Lý Nâu, Lý Lục, Lý Đen, những món đồ men ngọc, chuyển qua những món men trắng hoa chàm của đời Trần, đời Lê tuyệt vời, được sản xuất mạnh mẽ; Rồi tiếp theo đó, sang thế kỷ XIV, XV, XVI là thời của gốm Chu Đậu, thời tuyệt đỉnh của đồ gốm Việt Nam, với biết bao phẩm vật xuất cảng sang vùng Ba Tư, Nam Dương, Phi Luật Tân, Nhật Bản...

Bình trầm hương thòi Chu Ðậu, thế kỷ 16, 17 Hình trích từ Vietnam ceramics, A separate tradition, John Guy và John Stevensen, Avery Press 1997 Dựa trên số lượng và phẩm tính của những con Nghê trong các viện bảo tàng và bộ sưu tập của các tư nhân, ta thấy rằng thời thịnh đạt nhất của con Nghê là từ đời Lý cho đến cuối đời Tây Sơn (thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII). Suốt từ đời Lý, con Nghê được trọng dụng ở khắp mọi nơi, từ những ngôi nhà dân dã, từ cung đình, cho đến lâu đài, đình chùa, lăng miếu... Đến cuối đời Lê, loạn Trịnh - Nguyễn phân tranh, đất nước đi vào 300 năm khói lửa, nhưng không vì thế mà văn hoá Việt điêu tàn, mà trái lại càng phát triển mạnh thêm về mọi mặt (thơ văn, kiến trúc, khắc gỗ, gốm sứ...). Trong suốt 8 thế kỷ này, các bình hương trầm, các nậm rượu, và các tượng hình con Nghê là những món không thể thiếu ở nơi tế tự, ở các nhà trưởng giả cho đến nhà bình dân.
(Theo B.N.T)
Nguồn: Du Lịch Á Châu

Lần đầu tiên trưng bày sư tử và nghê thuần Việt

Gần 60 hiện vật nghê, sư tử bằng chất liệu đá, gốm, sành, gỗ, đồng, từ thời Lý - Trần - Hậu Lê đến Nguyễn, lần đầu tiên ra mắt công chúng nhằm giới thiệu, tuyên truyền và quảng bá giá trị độc đáo trong kho tàng di sản nghệ thuật dân tộc.
1-nghe-4b-3441-1415350247.jpg
Sáng 7/11, triển lãm chuyên đề "Hình tượng sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam" đã diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chương trình giới thiệu gần 60 hiện vật, từ thời Lý - Trần - Hậu Lê đến Nguyễn, được tạo tác bằng các chất liệu đá, gốm, sành, gỗ, đồng và một số tư liệu video, hình ảnh... 
2-6409-1415350248.jpg
Giám đốc Bảo tàng mỹ thuật Phan Văn Tiến cho biết, bộ sưu tập này hết sức đặc sắc, phong phú, có giá trị về mặt thẩm mỹ cũng như ý nghĩa văn hóa, tâm linh. "Đây là những linh vật đi suốt cả chiều dài lịch sử dân tộc, mang theo những giá trị văn hóa mà ông cha ta từ trăm năm trước để lại. Triển lãm lần này nhằm giúp nhân dân cũng như các nghệ nhân chế tác linh vật được tận mục sở thị và tìm hiểu cách tạo hình, ý nghĩa văn hóa lịch sử và ban đầu nhận biết được các linh vật thuần Việt với linh vật ngoại lai", ông Tiến nói. 
2a-1184-1415350248.jpg
Nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Đỗ Bảo cho biết, hai con thú được coi như người bạn thân thiết của người Việt là trâu và chó. Do cần một linh vật để chống lại tà ma ác quỷ, ông cha ta đã dựng chó đá có những chi tiết oai vệ ở nhiều nơi. Vì linh thiêng nên chó đá được gọi là con nghê. 
3-nghe-den-Dong-Lu-Nam-Dinh-3708-1415350
Đôi nghê gỗ thế kỷ 17-18, tại đền Đồng Lư, tỉnh Nam Định.
4-chau-hoa-hinh-nghe2a-9209-1415350248.j
Theo bà Đoàn Thị Thu Hương, Cục phó Cục Mỹ thuật nhiếp ảnh và triển lãm, con nghê rất gắn bó với đời sống văn hóa của người Việt xưa. Hình tượng nghê xuất hiện ở nhiều nơi, trên nhiều vật dụng như chậu hoa hình nghê...
5-cay-den-hinh-nghe-5120-1415350248.jpg
...cây đèn hình nghê (thế kỷ 15-16)...
7-lu-huong-hinh-nghe-thoi-nguy-6164-7427
Lư hương hình nghê, thời Nguyễn. Nghê trong thời kỳ này vẫn là linh vật gắn bó với hương khói, là con vật được tôn sùng. Ở chiếc lư hương này, không chỉ có đôi nghê đá đằng trước đang chồm ra mà ở lớp sau cũng có đôi nghê ngồi chầu yên lặng.
8-ho-phap-chua-Nhan-Trai-Hai-P-6000-5304
Hộ pháp chùa Nhân Trai (Hải Phòng, cuối thế kỷ 16) cưỡi lên nghê đá.
9-ghe-gom-the-ki-17-chua-co-ch-6536-4880
Nghê thời Lý thế kỷ 17 làm bằng gốm ở chùa Cổ Chất, tỉnh Nam Định.
6-nghe-da-the-ki-17-7319-1415350248.jpg
Nghê được chế tác bằng đá ở thế kỷ 17. 
10-su-tu-5365-1415350248.jpg
Sư tử ở chùa Bà Tấm, Hà Nội.
su-tu-chau-ngoc-chua-phat-tich-4436-1392
Sư tử chầu ngọc được làm từ chất liệu đá (thế kỷ 11) tại chùa Phật Tích (Bắc Ninh). Trong Phật giáo Việt Nam còn có hình tượng sư tử cõng tòa sen như bệ tượng chùa Hương Lăng, thời Lý. "Qua các thời kỳ, hình tượng nghê, sư tử được các nghệ nhân sáng tạo, có tạo hình khác nhau nhưng điểm chung là mang nét hiền hòa, vui vẻ, đường nét uyển chuyển, không khoe cơ bắp hay sự dữ dằn như tạo hình của sư tử Trung Quốc", nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Đỗ Bảo nói. 
Quỳnh Trang

-HÌNH ẢNH CON RÁI CÁ
Kết quả hình ảnh cho con rái cáKết quả hình ảnh cho con rái cáKết quả hình ảnh cho con rái cáKết quả hình ảnh cho con rái cáKết quả hình ảnh cho con rái cáKết quả hình ảnh cho con rái cáKết quả hình ảnh cho con rái cáKết quả hình ảnh cho con rái cáKết quả hình ảnh cho con rái cá

Rái cá ăn thịt cá sấu

Con rái cá dồn cá sấu vào gần gốc cây, ghì xuống tấn công khiến con mồi không thể chống cự rồi bắt đầu ăn thịt.
Untitled-2-7967-1394079849.jpg
Màn tấn công bất ngờ của một con rái cá và cá sấu được ghi lại ở Công viên Quốc gia Lake Woodruff, bang Florida, Mỹ. 
Untitled-3-1312-1394079849.jpg
Để tấn công sát thủ đầm lầy, con rái cá đã kéo cá sấu lại gần một gốc cây dưới đầm lầy, ghì xuống và bắt đầu cắn lên lưng.
Untitled-4-4159-1394079849.jpg
Trong trận chiến này, rái cá và cá sấu có kích thước cơ thể gần như tương đương. Tuy nhiên, vì cá sấu không thể tấn công lại nên sau màn tấn công, rái cá dễ dàng ăn thịt con mồi. 
Untitled-5-3419-1394079849.jpg
Rái cá là loài động vật ăn thịt thường sống ở các vùng nước ngọt. Một con rái cá có trọng lượng cơ thể khoảng từ 10-20 kg. Thức ăn chủ yếu của chúng là các loài cá di chuyển chậm và động vật giáp xác.
Untitled-1-8302-1394079849.jpg
Trong một số trường hợp, rái cá cũng ăn một số loài động vật lưỡng cư và bò sát, hay như trong trường hợp này là cả sát thủ đầm lầy.
Linh Anh (Ảnh: US Fish and Wildlife Service)
 

Rái cá đánh nhau túi bụi

Hai con rái cá lao vào nhau, con thì dùng tay đánh vào mặt, con dùng chân đẩy đối thủ ra xa. Kẻ chiến thắng sẽ có thức ăn và lãnh thổ.
raica1-1373878810_500x0.jpg
Hai con rái cá đánh nhau trong sở thú Gembira Loka, Indonesia.
raica2-1373878812_500x0.jpg
Nhiếp ảnh gia Monica Anantyowati ghi lại cảnh tượng này trong lần tới chăm sở thú.
raica3-1373878812_500x0.jpg
Monica Anantyowati, 40 tuổi, cho biết thời điểm nhìn thấy hai con rái cá đánh nhau là lúc cô cảm rất thú vị.
raica4-1373878812_500x0.jpg
Rái cá thắng cuộc được nhận phần thưởng là con cá - món ăn ưa thích nhất của loài này.
raica5-1373878812_500x0.jpg
Con rái cá giành chiến thằng còn được mở rộng lãnh thổ của nó.
raica6-1373878813_500x0.jpg
Hình ảnh cho thấy rái cá giành thằng cuộc rất tự mãn.
raica7-1373878813_500x0.jpg
Trong khi đó, rái cá thua cuộc đã lấy vật màu đen che mặt vì nó cảm thấy xấu hổ.
raica8-1373878813_500x0.jpg
Rái cá là nhóm động vật có vú ăn thịt sống dưới nước hay đại dương. Tất cả các loài rái cá có thân dài, mỏng và thuôn linh động uyển chuyển; chân ngắn và có màng chân. Phần lớn rái cá lấy cá làm thức ăn hàng đầu trong thực đơn của chúng, ngoài ra chúng còn ăn bổ sung ếch nhái, tôm và cua; một số còn chuyên ăn sò còn loại khác thì lại ăn động vật có vú nhỏ hoặc chim.
Tân Trung (Ảnh: Hotspot Media)

Hình ảnh xúc động: Con rái cá chắp tay "cầu nguyện" trước bữa ăn

Hồng Yến (Vietnam+) Bản in

Hành động giống như đang cầu nguyện của con rái cá. (Nguồn: Caters News Agency)

Nhiếp ảnh gia người Thụy Sĩ Emmanuel Keller đã ghi lại được hình ảnh vô cùng thú vị về một con rái cá khi đi thăm công viên động vật Bois du Petit Château, bởi trong tấm ảnh thì dường như chú rái cá đang chắp tay lim dim cầu nguyện.
"Tôi đã chụp bức ảnh này khi con rái cá đang chờ thức ăn. Chúng rất vui mừng khi thấy thức ăn và tôi nhận thấy một con rái cá có hành động như đang thì thầm cầu nguyện" - Keller cho biết.

"Tôi đã cười rất nhiều khi nhìn lại hình ảnh đó. Đầu của nó cúi xuống, hai tay chắp vào nhau. Rái cá là loài động vật dễ thương, thông minh."

Tuy nhiên, hoàn toàn có thể chỉ vì con rái cá trên đã quá đói và nó đang mong các nhân viên của công viên đẩy nhanh quá trình cho ăn./.

Chú rái cá thông minh. (Nguồn: Caters News Agency)

Dấu Ấn Văn Hóa Của Nghề Cá Ở Đồng Tháp Mười

1. Cúng việc lề
Sống trong “vương quốc” của cá đồng nên nghề cá là một trong những nghề lâu đời nhất và gần gũi nhất của người dân Đồng Tháp Mười. Ngay từ những ngày đầu mới định cư, họ đã sớm nhận ra rằng “Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá”, hiểu là thứ nhất khai thác rừng, thứ hai khai thác cá tôm. Con cá gắn bó với người dân đi khai hoang đến mức đã trải qua mấy trăm năm nhưng hôm nay lễ vật cúng việc lề17 của phần lớn các tộc họ ở Đồng Tháp Mười vẫn là cháo ám (cháo cá), cá lóc nướng trui, gỏi cá, mắm (cá) sống, mắm nêm,v.v., tức là đều có yếu tố cá. Nguyễn Hữu Hiếu còn ghi lại được bài thơ “Cổ lệ việc lề” của họ Nguyễn Công ở Cao Lãnh như sau:
…Gỏi ghém đầy đủ canh cơm,
Mắm chưng, rau luộc nhớ đơm mâm này.
Cá lóc một cặp sẵn đầy,
Đánh vẩy cho sạch, vi kì để nguyên.
Khứa tư ra tám khúc liền,
Phân dọn thứ tự nối liền dài ra.
Một con chia cúng trong nhà,
Con nữa nhớ dọn ghế dài ngoài sân…
mùa cá ra
2. Thờ Đại Càn
Nghề cá gắn bó thiết thân với người dân Đồng Tháp Mười đến nỗi hầu hết các đình làng ở Đồng Tháp Mười ngoài việc thờ Thành hoàng Bổn cảnh còn kết hợp thờ Đại Càn Quốc gia Nam Hải tứ vị tôn thần vốn là Phúc Thần của nghề đi biển và được đồng hóa với Ngư Thần bảo hộ nghề đánh cá. Theo sách Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên biên soạn thời Trần: Năm 1279, quân Mông Cổ đuổi nhà Nam Tống đến tận Nhai Sơn (Quảng Đông). Bốn vị công nương bị sóng gió lật úp thuyền chết đuối, xác trôi dạt vào cửa Cờn ở Nghệ An. Khi dân ta gặp được thì thấy có hai con rái cá chầu hai bên xác của bốn vị này. Dân làng bèn chôn cất tử tế và lập miếu thờ, rất linh ứng. Hai con rái cá cũng được thờ chung với tứ vị thánh nương này. Từ đó tứ vị thánh nương trở thành phúc thần của nghề đi biển và mở rộng ảnh hưởng đến tận Đồng Tháp Mười với tư cách Ngư Thần. Ở Đồng Tháp Mười, Lang lại (hay Lang thát) Nhị đại tướng quân (chính là hai con rái cá) được thờ chung với Đại Càn Quốc gia Nam Hải tứ vị tôn thần.
Đến khoảng giữa năm 1846, khu vực các huyện Chợ Gạo, thành phố Mỹ Tho, Châu Thành, Cai Lậy, Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) và Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) hiện nay, mỗi làng được vua Thiệu Trị ưu tiên cấp 2 đạo sắc Bổn cảnh Thành hoàng và 2 đạo sắc Phúc Thần (chính là thần Đại Càn). Điều này thật dễ hiểu bởi vì đây chính là vùng trọng điểm khai thác cá của Đồng Tháp Mười. Thần Đại Càn thường được thờ trong đình, nhưng cá biệt có nơi thờ ở miễu, dân gian quen gọi là miễu Ngư Thần, chẳng hạn ở thôn Mỹ Xương (Cao Lãnh) hay Xóm Đệm (xã Phú Mỹ, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang).
3. Lễ cầu ngư
Đây là dạng tín ngưỡng truyền thống của dân Đồng Tháp Mười. Lễ cầu ngư thường được tổ chức váo lúc cao điểm của mùa khai thác cá, tức vào cuối năm, khi nước rút. Một số nơi ở tỉnh Đồng Tháp ngày nay vẫn còn lệ cúng cầu ngư như ở thôn An Phong (huyện Thanh Bình), Phú Thành (huyện Tam Nông), Mỹ Xương (huyện Cao Lãnh). Lễ cầu ngư thường được tổ chức tại đình (có bài ngư – miếu thờ Ngư Thần) do các hộ chuyên làm nghề cá đóng góp. Lễ này thường được tổ chức trọng thể, có kèm theo múa bóng rổi, thể hiẹn ước vọng mùa cá bội thu. Lễ cầu ngư ngày nay ít được tổ chức vì nghề khai thác cá đã từng bước đi vào thoái trào, trong khi nghề nuôi cá lại áp dụng kiến thức khoa học hiện đại khiến cho niềm tin vào các thế lực siêu nhiên ngày càng không còn chỗ đứng.
4.Qua ngôn ngữ dân gian và các món ăn dân dã
Nghề cá thấm đẫm trong từng câu ca dao, tục ngữ ở Đồng Tháp Mười. Đi đâu cũng gặp cá:
Ai về dưới miệt Tháp Mười,
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.
Hay:
Má ơi con vịt nó chết chìm,
Con thò tay vớt nó, con cá lìm kìm nó cắn con.
Đi đâu cũng gặp dụng cụ bắt cá, đến nỗi người ta có câu chơi chữ để giới thiệu từng món:
Hỡi chú Đăng, chú đi đâu đó,
Con mắt chú lờ chú đạp lọp của tui.
Và đây là cảnh cả nhà cùng làm nghề cá:
Cha chài, mẹ lưới, con câu,
Chàng rể đóng đáy, con dâu ngồi nò.
Chính vì thế mà con cá như có tình với con người, như giao cảm được vối con người:
Anh ngồi bực lở anh câu,
Khen ai kheo mách, cá sầu chẳng ăn.
Và con người cũng như giao cảm được với tâm tư của con cá:
Cá không ăn câu là cá dại,
Cá ăn rồi nghĩ lại cá ngu.
Hay:
Thân em như cá trong lờ,
Hết phương vùng vẫy, không biết nhờ nơi đâu.
Rồi những nỗi nhớ nhung sầu muộn cũng gắn liền với nghề cá:
Anh đi ghe cá trảng son,
Để em đươn đệm cho mòn ngón tay.
Cá ở Đồng Tháp Mười được chế biến thành rất nhiều món, nhưng món có thể để dành lâu nhất (và do đó cũng phổ biến nhất) chính là mắm. “Đất Gia Định nhiều sông hồ, đầm bãi, cứ 10 người thì có đến 9 người thạo chở thuyền, biết bơi lội, thích ăn mặn. Có người ăn vã hai thùng mắm đến hơn 20 cân20, chỉ ăn một bữa là hết, để làm trò đánh đố”.Ở Đồng Tháp Mười có rất nhiều loại mắm như: mắm nêm, mắm phệt, mắm ruốc, mắm ruột… Trong các loại này thì mắm nêm là thứ gia vị bắt buộc trong bữa ăn thời xưa, vì nó đóng vai trò như bột ngọt ngày nay, được dùng nêm vào thức ăn để tạo vị ngọt và mùi thơm ngát.
Cách ăn mắm cũng rất phong phú: ăn sống (mắm sống), hấp cách thủy (mắm chưng), kho (mắm kho) hoặc pha trộn thập cẩm (mắm Thái)… Do đó, có thể nói ở Đồng Tháp Mười đã hình thành văn hóa mắm. Dân nghèo lấy mắm làm thực phẩm chính trong bữa ăn, gọi là “ăn mắm mút giồi”. Mắm thường rất mặn nên người ăn phải biết độ lượng gắp vừa phải, bởi nếu ăn nhiều thì sau đó sẽ rất khát nước, thế là họ rút ra bài học sống: “Liệu cơm gắp mắm”. Và từ bài học trong việc ăn uống, nó trở thành bài học quý báu trong cuộc sống thường ngày. Mắm là loại thức ăn xoàng xĩnh của người bình dân nên người ăn mắm được xem là kém sang trọng, hạ lưu; cho nên một khi ai đó nói những điều xúi quẩy thì thường bị mắng: “Đồ cái miệng ăn mắm ăn muối!”.
Ngoài ra, ở Đồng Tháp Mười còn có món cá nướng trui rất đơn giản mà độc đáo. Cá nướng trui thường là các loại cá có vảy như cá lóc hoặc cá rô. Người ta xỏ một cành cây nhỏ từ miệng cá xuyên thẳng về phía sau, cắm thẳng đứng xuống đất rồi dùng rơm rắc lên một lớp vừa phải và đốt. Chẳng mấy chốc đã có được con cá nướng thơm nức, thịt ngọt, da giòn và có vị hơi mặn của lớp da cháy sém. Cá nướng trui từ lâu đời đã trở thành món ăn thường ngày của những người đi khai phá Đồng Tháp Mười . Chính vì vậy mà nó trở thành thứ lễ vật không thể thiếu trong nhiều lễ cúng việc lề của các dòng họ lớn ở vùng này.
Nghề cá đã đi sâu vào đời sống của người dân Đồng Tháp Mười từ bao đời nay, trở thành một bộ phận hữu cơ trong sinh hoạt hằng ngày của họ. Chính nghề cá đã góp phần tạo động lực trực tiếp cho công cuộc khai khẩn Đồng Tháp Mười. “Ăn cơm mắm, thấm về lâu” (Tục ngữ). Cá, mắm, khô là nguồn lương thực dồi dào làm no lòng những người đi khai hoang buổi đầu và cũng làm nên cá tính hào phóng của họ. “Chim trời cá nước” bao la tạo cho con người Đồng Tháp Mười bản tính rộng rãi, hiếu khách và thích sống hòa mình cùng thiên nhiên.
Tài liệu trích dẫn:
1/ Hồ Chín chủ biên, Đồng Tháp Mười – Tập bản đồ điêu kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
2/ Huỳnh Ngọc Trảng, Trương Ngọc Tường, Đình Nam Bộ xưa và nay, Nxb Đồng Nai, 1999.
3/ Huỳnh Ngọc Trảng, Vè Nam Bộ, Nxb Đồng Nai, 1998.
4/ Nguyễn Hiến Lê, Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, Trí Đăng xb, Sài Gòn.
5/ Nguyễn Hữu Hiếu, Tìm hiểu văn hóa tâm linh Nam Bộ, Nxb Trẻ, 2004.
6/ Nguyễn Liên Phong, Nam Kì phong tục nhơn vật diễn ca, Phát Toán, Sài Gòn, 1909.
7/ Nguyễn Văn Hầu, Nửa tháng trong miền Thất Sơn, Nxb Trẻ, 2000.
8/ Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Nxb Khoa học Xã hội, 1978, tập XVIII,
9/ Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí. Lục tỉnh Nam Việt, Nha Văn hoá, Bộ Quốc gia Giáo dục xb, Sài Gòn, 1959.
10/ Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, Bản dịch của Viện Sử học, Nxb Giáo Dục,1998.
Lê Công Lý
namkyluctinh.org
Giá trị tâm linh, văn hóa và lịch sử của Nước đối với dân tộc Việt Nam

          Con người luôn gắn bó với nước, vì nước là thành phần chính duy trì sự sống của con người. Từ lúc mới sinh ra, con người đã gắn bó với nước. Suốt cuộc đời, con người luôn gắn bó với nước. Không có nước, không thể có sự sống...


           Việt Nam, một nước thuộc khu vực Đông Nam Á, là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước. Là nước có chiều dài tiếp giáp với biển lớn, chiều dài ven biển của Việt Nam khoảng 3260 Km. Việt Nam có mạng lưới sông, suối dày đặc. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc ta có nhiều truyền thuyết, có những chiến công hiển hách gắn liền với sông nước. Vì vậy, nước có một giá trị đặc biệt về tâm linh, văn hóa và lịch sử của nước đối với dân tộc Việt Nam.
          1. Giá trị tâm linh của Nước đối với người dân Việt Nam
         · Việt Nam, là một nước thuộc khu vực Đông Nam Á, là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước. Nền văn minh lúa nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của những nền văn hóa như Văn hóa Hemudu, Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Hòa Bình ...
          · Nước, sông nước chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong tâm linh, văn hóa và lịch sử của người dân đất Việt. Nước đóng một vai trò hết sức thiêng liêng. Chính vì lẽ đó: nước, trong tiếng Việt được xem là: quốc gia, lãnh thổ, tổ quốc.
          · Nước vừa là đối tượng để thờ cúng và cũng vừa là phương tiện để thờ cúng. Trên bàn thờ của người Việt, rượu có thể thiếu, nhưng ly nước lã thì nhất định không bao giờ thiếu. Nhất định phải có, vì lúc nào nước cũng có sẵn, nhất định phải có, vì nước có ý nghĩa triết lý là thứ quý nhất, không thể thiếu đối với người đã khuất cũng như đối với người đang sống.
         Khi mất, thì “thế giới bên kia” của người Việt được kỳ vọng là đầy ắp nước: Về nơi chín suối. Cư dân Việt Nam tôn thờ nước như một trong những lực lượng tự nhiên quan trọng nhất như là Bà Thủy, Bà Chúa Sông, Bà Chúa Lạch ...
        · Trong số 101 trống Đông Sơn có hoa văn trang trí trong cuốn sách Dongson drums in Vietnam của Phạm Huy Thông – 1990 thì tất cả đều có hoa văn hình chim, nước, có 27 trống có tượng cóc, 18 trống có hoa văn hình thuyền, 6 trống có hoa văn hình rồng – cá sấu, có liên quan đến sông nước.

 

                           

 Trống đồng Đông Sơn
           Số tượng cóc trên trống đồng Việt Nam gắn liền với truyện thần thoại “Cóc kiện trời”. Trong suy nghĩ của người xưa: Với vai trò là “cậu ông Trời”, cóc sẽ sai bảo, nhắc nhở Ngọc Hoàng cung cấp nước cho muôn dân.
               Những hình thuyền chạm khắc trên các trống đồng Đông Sơn là minh chứng cụ thể cho việc phát triển giao thông thủy ở Việt Nam.
            · Một trong những truyền thuyết phản ảnh truyền thống trị thủy của dân tộc ta là truyền thuyết Sơn Tinh và Thủy tinh. Thủy Tinh có tài hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão đùng đùng rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông cuồn cuộn. Nước lụt làm ngập lúa, ngập đồng, ngập nhà, ngập cửa. Thủy Tinh tuy có nhiều phép lạ nhưng cuối cùng phải thất bại trước những phép màu và tính kiên cường của vị thần Sơn Tinh – vị thần trị thủy nước Việt.
         ·  Trong tứ linh “Long, lân, quy, phụng” thì rồng và rùa là hai con vật có liên quan đến nước, gần gũi, đóng một vai trò quan trọng trong tâm linh người dân nước Việt.
          · Theo truyền thuyết, Vua Lý Công Uẩn đã nằm mơ thấy rồng bay lên từ thành Đại La. Khi dời kinh đô ra thành Đại La, Ông đã đổi tên là thành Thăng Long (rồng bay lên). 
 
                                             
    Lễ hội Rồng - Đại lễ 1.000 năm Thăng Long
         · Trong truyền thuyết, Thần Kim Quy là biểu tượng thần Hộ quốc của dân tộc Việt. Thần Kim Quy đã giúp An Dương Vương diệt con gà trắng ở núi Thất Diệu để xây thành Cổ Loa. Thần Kim Quy cho móng rùa để chế nỏ Liên Châu, một phát bắn ngàn mũi tên diệt giặc.
        · Tương truyền, Vua Lê Lợi được trời ban cho gươm báu Thuận Thiên để hành đạo, trừ giặc ngoại xâm. Khi đất nước độc lập, thanh bình, Vua hoàn trả báu kiếm cho thần Kim Quy trên Hồ Hoàn Kiếm.


 

   Hồ Hoàn Kiếm – nơi Vua Lê Lợi hoàn trả báu kiếm cho thần Kim Quy
          · Thuyền ghe của Việt Nam có rất nhiều loại, chúng được xem có linh hồn như con người. Dân Việt có tục vẽ mắt thuyền, người ta tin rằng con mắt ấy sẽ giúp cho thuyền tránh bị thủy quái làm hại, giúp cho ngư phủ tìm được nhiều tôm, cá.
         · Trong các lễ cầu an của các Vua nước Việt xưa không thể thiếu câu: Cầu cho Quốc thái, dân an. Cầu cho mưa thuận, gió hòa …Đã nói lên vị trí quan trọng của nước đối với dân tộc ta.
        · Các lễ hội và nghi thức tâm linh gắn liền với sông nước diễn ra khắp các nơi trên đất Việt, là những truyền thống tinh hoa được chắt lọc từ thế hệ này qua thế hệ khác của một cộng đồng cư dân sinh sống, làm ăn dựa vào sông nước.

 
Cúng bến nước: Một tập tục của người H’Roi, Quảng Ngãi.
            2. Giá trị văn hóa của nước đối với người dân Việt Nam
             · Nước, sông nước hết sức gần gũi, đi vào mọi ngõ ngách của đời sống sinh hoạt, văn hóa của người dân Việt Nam. Những làn điệu chèo, nghệ thuật múa rối nước, những câu ca dao, thành ngữ, thơ ca, lễ hội gắn liền với sông nước là những truyền thống tinh hoa của dân tộc, phản ánh một cộng đồng gắn liền với sông nước.
          · Sách Lĩnh Nam chích quái chép rằng: Người Việt “giỏi dùng thuyền”. Vô số những hình thuyền các loại chạm khắc trên các trống đồng Đông Sơn là chứng tích cho điều này. Ở Việt Nam sông nước, thuyền rồng là biểu tượng của quyền uy của vua chúa, trong khi ở Trung Hoa sự sang trọng của vua chúa thể hiện ở các cỗ xe tam mã, tứ mã.
          · Trong số 30.415 đơn vị thành ngữ, tục ngữ, ca dao đã được khảo sát, có đến 4.872 đơn vị chứa các từ ngữ sông nước, chiếm tỷ lệ tới 16,02%. Nếu so sánh giữa từ đất và từ nước thì nước thu hút sự quan tâm của người Việt một cách áp đảo. Trong 1.560 thành ngữ so sánh được khảo sát thì có 57 thành ngữ chứa từ nước, trong khi chỉ có 17 thành ngữ chứa từ đất và núi. Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du có 68 từ nước, trong khi chỉ có 25 từ đất và núi.
        · Dòng sông, con suối luôn chiếm vị trí rất quan trọng, khắc sâu trong tâm linh người Việt. Dân nước Việt không ai là không biết câu: Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Nước trong nguồn được ví như tình mẫu tử thiêng liêng. Để nói về lòng biết ơn đối với tiền nhân, người xưa có câu: Uống nước nhớ nguồn. Khi cần tiếp thêm nghị lực: Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo. Để đối nhân, xử thế cho nhâu hậu người ta nói: Sống với nhau như bát nước đầy. Bàn về tư cách con người, lại có câu: Chết trong hơn sống đục. Cuộc đời con người vốn dĩ không bao giờ bằng phẳng, gặp lúc khó khăn, người ta thường động viên nhau: Sông có khúc, người có lúc. Với những kẻ chuyên sống cơ hội thì được sánh: Bắt cá hai tay, đục nước béo cò. Sự hòa thuận của vợ chồng là điều kiện cơ bản dẫn đến thành công của gia đình: Thuận vợ thuận chồng, tát cạn biển Đông. Với người không biết lo xa, thường được cảnh báo: Nước đến chân mới nhảy. Khi làm, mà kết quả công việc có tính chất viễn vông thì được sánh với việc: Mò kim đáy biển, công Dã Tràng (Dã tràng xe cát biển đông. Nhọc lòng nhưng chẳng nên công cán gì). Làm ăn manh mún, nhỏ lẻ được gọi là: Làm ăn cò con. Khi nói về một nơi có quá nhiều người, người ta gọi là biển người.
          · Giao thông vận tải thủy vừa tiện lợi, rẻ tiền, lại khá an toàn. Thời xưa, trong phạm vi một quốc gia, giao thông đường thủy bao giờ cũng được ưu tiên, nếu không có đường thủy, mới phải dùng đường bộ. Vì vậy mà ở Việt Nam xưa, giao thông đường thủy rất phát triển. Hầu hết các thành phố, làng mạc đều ở bên bờ sông, việc thông thương bằng đường thủy rất thuận tiện. Phương tiện giao thông vận tải thủy ở Việt Nam hết sức phong phú, gồm có các loại: thuyền, đò, ghe, xuồng, bè, mảng, phà, tầu…
       Các lĩnh vực của đời sống cũng thường được mượn hình tượng có liên quan đến sông nước rất nhiều. Dẫu là đi bộ, người dân Việt cũng mượn hình tượng: Lặn lội thăm nhau. Đi nhờ xe một đoạn gọi là quá giang (qua sông). Người miền nam, thường gọi xe khách bằng cái tên là xe đò.
        Trên nuớc Việt Nam có rất nhiều địa danh chứa những yếu tố mang ý nghĩa sông nước như: bến (Bến Tre, Bến Nghé…), cửa (Cửa Ông, Cửa Lò…), Hà (Hà Nội, Hà Tiên…), Hải (Hải Hậu, Hải Hưng ,Đông Hải… ), Rạch (Rạch Miễu, Rạch Gầm ) ...
           · Nước là yếu tố tiên quyết của nhà nông (nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống). Để giữ nước cho ruộng, người Việt Nam đắp bờ chia ruộng thành từng khoảnh nhỏ. Miền núi đất dốc giữ nước bằng hệ thống ruộng bậc thang. Để dự trữ nước, người Việt Nam đã đào các hồ, ao, bàu, đìa. Để dẫn nước, bên cạnh các sông, rạch, xẻo, người Việt Nam đào kênh, mương, rãnh. Để điều chỉnh nước, người Việt Nam làm các cống, kè. Từ xa xưa, cha ông ta đã sáng tạo ra các công cụ tát nước như gàu dai, gàu sòng.
         · Gắn liền với sông nước nên đã có biết bao bài hát, điệu hò có liên quan đến sông nước như: hò rời bến, hò cập bến, hò mắc cạn, hò chống sào, hò kéo lưới, hò mái nhì, hò mái đẩy, hò chèo thuyền, hát đò đưa…
         · Sông, nước đã thấm vào sâu trong tâm thức, nên dù dòng sông đã bị lấp từ lâu, chỉ nghe tiếng ếch kêu - Tú Xương - đã bồi hồi, luyến tiếc tiếng gọi đò năm xưa:
  Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
  Giật mình, còn tưởng tiếng ai gọi đò.
             Tình yêu chung thủy của đôi nam nữ được thể hiện qua hình tượng thuyền và bến nước:  
 Thuyền ơi có nhớ bến chăng
  Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
            · Với nhà thơ Tế Hanh thì con sông ngân vang nhiều âm thanh và sống động:
  Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
  Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy.
             Nước thân thiện và thân thiết như người nhà:
 Tôi giơ tay ôm nước vào lòng,
  Sông mở nước ôm tôi vào dạ.
            Khi xa quê hương chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, nỗi nhớ quê hương dâng lên da diết, nhưng hình ảnh nhớ nhất đến trong Ông chính là hình ảnh con sông quê mát rượi:
                                                                   Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây
                                                                   Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy
                                                                   Hình ảnh con sông quê mát rượi

                                                                   Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới.
                                                                                                             ( Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh)

           · Trong 4 đại họa của cuộc sống là "Thủy, hỏa, đạo, tặc” có tính chất tàn phá mạnh mẽ, đáng ngại và cũng khó phòng tránh thì thủy được xếp hàng đầu. Thủy là nước, ở đây ám chỉ nước lũ, nước lụt, sóng thần …có sức lan tỏa nhanh, có sức tàn phá ghê gớm nhất. Để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai do mưa, lũ gây ra, người dân đất Việt đã chọn những nơi cao ráo cất nhà để ở. Khi chọn kinh đô, phải chọn những nơi cao ráo, dân cư không thống khổ vì bị ngập lụt.
        Trong chiếu dời đô từ Hoa Lư ra Ðại La (Thăng Long) có đoạn viết: "Thành Ðại La (Thăng Long) ở giữa khu vực trời đất, có thế rồng cuộn, hổ ngồi; ở giữa nam, bắc, đông, tây; tiện hình thế núi sông sau trước. Đất rộng mà bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật rất thịnh mà phồn vinh, xem khắp nước Việt chỗ ấy là hơn cả. Thực là chỗ hội họp của bốn phương, là nơi thượng đô của kinh sư muôn đời”.

 

 
  Múa đội nước của Người Chăm, Ninh Thuận
            3. Giá trị lịch sử của nước đối với dân tộc Việt Nam
             Trong 10 trận đánh nổi tiếng của lịch sử Việt Nam, có tính chất quyết định qua các thời đại, thì các trận đánh diễn ra bằng đường thủy đã chiếm đến 4 trận. Chiếm tỷ lệ 40 %. Các trận đánh chiến thắng oanh liệt bằng đường thủy, lưu danh muôn thuở; đó là các trận đánh:
           - Trên sông Bạch Đằng, chống quân Nam Hán vào năm 938;
          - Trên đoạn sông Như Nguyệt (sông Cầu), chống quân Tống vào năm 1077;
           - Trên sông Bạch Đằng, chống quân Nguyên – Mông vào năm 1288;
          - Trên sông Tiền, đoạn Rạch Gầm - Xoài Mút, chống quân Xiêm năm 1785.
         ·  Trận đánh trên sông Bạch Đằng chống quân Nam Hán vào năm 938
         Sông Bạch Đằng là một nhánh sông dài hơn 20 Km, từ Do Nghi đến Phả Lễ giữa Yên Hưng -  tỉnh Quảng Ninh và Thủy Nguyên - tỉnh Hải Phòng. Nơi đây đã ghi dấu chiến công hiển hách của Ngô Quyền chống giặc Nam Hán, Lê Hoàn chống giặc Tống, chiến công của Trần Hưng Đạo chống giặc Nguyên - Mông.
   

Mô hình mô tả  trận đánh Bạch Đằng vào năm 938
           Vào năm 938, Ngô Quyền đã chọn sông Bạch Đằng là nơi quyết chiến chống quân xâm lược Nam Hán. Sau khi đã điều nghiên kỹ lưỡng chế độ thủy triều của sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã cho quân đóng cọc gỗ có bịt sắt nhọn xuống lòng sông Bạch Đằng. Khi thủy triều lên, bãi cọc bị chìm trong nước, không bị giặc phát hiện. Ngô Quyền cho thuyền nhỏ nhử quân địch vào trong khu vực này khi thủy triều lên và đợi khi nước thủy triều rút xuống mới cho giao chiến tại nơi bãi cọc. Thuyền chiến lớn của quân Nam Hán bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đâm thủng gần hết. Ngô Quyền tung các thuyền nhỏ ra tấn công dữ dội. Toàn bộ đạo quân thủy xâm lược của quân Nam Hán đã vĩnh viễn bị nhấn chìm xuống dòng sông Bạch Đằng lịch sử.
         Đây là một trận đánh rất quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Trận đánh này đã đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam (179 TCN - 938).
          Địa danh Bạch Đằng đã đi vào lịch sử. Trong tâm thức nghìn nǎm của người Việt Nam, Bạch Đằng đã trở thành điểm hội tụ của sức sống dân tộc, như lời ngợi ca của Phạm Sư Mạnh:
                                                      Vũ trụ kỳ quan Dương Cốc nhật,
                                               Giang san vương khí Bạch Đằng thâu.

                    Tạm dịch:  (Kỳ quan của Vũ trụ là Mặt trời lên tại hang Dương Cốc,
                                              Khí thiêng của núi sông đọng lại ở chốn Bạch Đằng).

        · Trận đánh trên đoạn sông Như Nguyệt (Sông Cầu) chống quân Tống (1077)
         Trận Như Nguyệt là một trận đánh lớn diễn ra ở khúc sông Như Nguyệt (sông Cầu) vào năm 1077, là trận đánh có tính quyết định của cuộc Chiến tranh Tống - Việt (1075-1077), và cũng là trận đánh cuối cùng triều Tống của Trung Quốc trên đất Đại Việt.
       Trận chiến đã kết thúc bằng chiến thắng của quân Đại Việt và thiệt hại nhân mạng lớn của quân Tống, đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược Đại Việt của họ, buộc họ phải thừa nhận Đại Việt là một quốc gia.
        Đây là chiến thắng lớn nhất và là trận chiến ác liệt nhất kể từ sau trận Bạch Đằng năm 938 của dân tộc Việt trong việc chống quân phương Bắc xâm lược. Chiến thắng này đã đánh dấu sự thành công nhiều chiến thuật chiến tranh phòng thủ và chủ động tấn công của danh tướng Lý Thường Kiệt trước một nước lớn hơn nhiều lần. Trong cuộc chiến này, quân Tống mất tổng cộng 8 vạn quân và 8 vạn phu. Toàn bộ chi phí chiến tranh ngốn mất 5.190.000 lạng vàng. Thất bại này đã làm cho nhà Tống từ bỏ hẳn ý chí xâm lược Đại Việt.
  
 

            

 Trận đánh Như Nguyệt (1077): Diệt quân Tống xâm lược trên phòng tuyến sông Cầu.
         · Trận đánh trên sông Bạch Đằng chống quân Nguyên – Mông (1288)
            Trận đánh lịch sử diễn ra ngày 9/4/1288, trên sông Bạch Đằng.
         Vào ngày 9/4/1288, Trần Hưng Đạo đã quyết định đánh một trận lớn chống quân Mông Cổ xâm lược trên sông Bạch Đằng. Trần Hưng Ðạo chỉ huy quân dân Đại Việt chuẩn bị một trận địa mai phục lớn trên sông Bạch Ðằng, là nơi đoàn thuyền của quân Nguyên sẽ phải đi qua trên đường rút chạy. Các loại gỗ lim, gỗ táu được đẽo nhọn cắm xuống lòng sông ở các cửa dẫn ra biển như sông Rút, sông Chanh, sông Kênh làm thành những bãi chông ngầm lớn, kín đáo dưới mặt nước.
         Trận đánh này, quân nhà Trần đại thắng. Đã bắt được hơn 400 chiến thuyền. Tướng Đỗ Hành bắt được tướng giặc là Tích Lệ Cơ và Ô Mã Nhi dâng lên Thượng hoàng Trần Thánh Tông, tướng Nguyên là Phàn Tiếp cũng bị bắt sống. Cánh thủy quân của quân Nguyên hoàn toàn bị tiêu diệt.
 
 




  Trận đánh trên sông Bạch Đằng (1288): Đánh tan quân  Nguyên – Mông trên Bạch Đằng Giang
         Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đã thể hiện tập trung nghệ thuật quân sự của quân dân Đại Việt vào thế kỷ 13 và tài thao lược của Hưng Đạo vương, vị anh hùng kiệt xuất, nhà chiến lược lỗi lạc của dân tộc. Hòa trong chiến công hiển hách 3 lần đánh bại quân Nguyên – Mông của dân tộc ta.
       Đại thắng Bạch Đằng Giang lịch sử vào ngày 9/4/1288 đã chấm dứt sự tung hoành ngang dọc của đế chế Mông - Nguyên trên đại lục Á, Âu.
        Mô tả về trận đánh Bạch Đằng năm 1288, Trương Hán Siêu có bài phú Bạch Đằng Giang:
                                  …Bấy giờ
                                              Muôn dặm thuyền bè, tình kỳ phấp phới
                                             Sáu quân oai hùng, gươm đao sáng chói
                                             Sống mái chưa phân, Bắc Nam lũy đối
                                             Trời đất rung rinh chừ sắp tan
                                             Nhật nguyệt u ám chừ mới tối…

         · Trận đánh trên sông Tiền, đoạn Rạch Gầm – Xoài Mút vào năm 1785
          Trận Rạch Gầm - Xoài Mút là một trận chiến lớn trên sông diễn ra vào đêm 19 tháng 1 năm 1785 giữa liên quân Xiêm - Nguyễn và quân Tây Sơn, do vua Nguyễn Huệ chỉ huy, tại đoạn sông Rạch Gầm-Xoài Mút, sông Tiền, thuộc tỉnh Tiền Giang.
        Đầu canh năm, ngày 19 tháng 1 năm 1785, đoàn thuyền chiến của địch lọt vào trận địa mai phục của quân Tây Sơn ở đoạn sông Rạch Gầm - Xoài Mút. Từ hai bờ sông Tiền (đoạn Rạch Gầm - Xoài Mút) và dọc bờ cù lao Thới Sơn, bãi Tôn, cồn Bà Kiểu, Rừng Dừa,...các đại bác cùng pháo hỏa hổ của bộ binh Tây Sơn bắn ra uy hiếp dữ dội.
        Đồng loạt, đoàn thuyền Tây Sơn từ rạch Xoài Mút, Rạch Gầm, từ trong những nhánh rạch nhỏ chảy quanh các cồn bãi, nhanh chóng kéo ra chặn đánh đầu. Một đoàn thuyền Tây Sơn khác ẩn náu sau cù lao Thới Sơn, xông ra đánh chặn đường lui, dồn đoàn thuyền của đối phương vào thế: Tiến thoái lưỡng nan. Cùng lúc ấy, quân Tây Sơn, cho những thuyền nhẹ chở đầy những vật liệu dễ cháy đâm thẳng vào những chiến thuyền đang rối loạn làm cho các thuyền giặc số bị chìm, số bị cháy.
       Trời vừa rạng sáng, chiến cuộc cũng vừa chấm dứt. Kết quả là 300 chiến thuyền và 2 vạn thủy binh của quân Xiêm cùng một số quân của chúa Nguyễn đã bị quân Tây Sơn phá tan. Trận đánh này đã đập tan hoàn toàn ý đồ xâm lược của quân Xiêm.
                             

Mô hình Tàu chiến của quân Tây Sơn đánh trận Rạch Gầm – Xoài Mút
          Lời kết
         · Xuyên suốt chiều dài lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc: Nước luôn gắn bó với người dân đất Việt. Việt Nam là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước. Văn hóa ứng xử của người Việt đối với nước là nền văn hóa nước. Vì vậy, nước chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong tâm linh, văn hóa và lịch sử của người dân đất Việt. Nước có một vai trò hết sức thiêng liêng. Đồng thời, nước cũng hết sức gần gũi, cần thiết, đi vào mọi ngõ ngách của đời sống sinh hoạt, văn hóa, tâm linh của người dân Việt.
       · Về tâm linh, trong truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc ta, có nhiều truyền thuyết, huyền thoại gắn liền với sông, nước. Trên khắp đất nước có nhiều đền thờ, lễ hội, lễ cúng tế gắn liền với dòng sông, con suối.
       · Về văn hóa, nước cũng hết sức gần gũi, cần thiết, đi vào mọi ngõ ngách của đời sống sinh hoạt, văn hóa của người dân Việt Nam. Vô số những làn điệu dân ca, bài hát, ca dao, thành ngữ, tục ngữ, thơ ca, lễ hội …gắn liền với sông, nước của người dân Việt.
      · Về lịch sử, có nhiều chiến công hiển hách gắn liền với sông, nước. Lịch sử hào hùng của dân tộc ta có nhiều trận đánh chiến lược, quyết định đến cuộc chiến có liên quan đến sông, nước. Trong 10 trận đánh nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam, có tính chất quyết định của cuộc chiến, đánh bại kẻ thù qua các thời đại thì các trận đánh bằng đường thủy đã chiếm đến 4 trận. Chiếm tỷ lệ 40%.
       · Nhiệm vụ của chúng ta hiện nay là phải: Bảo vệ nguồn nước để nguồn nước dồi dào, có chất lượng tốt, không bị ô nhiễm; Bảo vệ nguồn nước, bảo vệ những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam đối với nước; Bảo vệ lãnh thổ, dòng sông, con suối trên đất liền và trên biển, đảo là nghĩa vụ và trách nhiệm thiêng liêng của tất cả mọi công dân Việt Nam.

                                Bài viết đăng tại hội thảo: "Kỷ niệm Ngày nước thế giới năm 2011"

          Tài liệu tham khảo:
        - Phạm Huy Thông 1990: Dongson drums in Vietnam. - H., Social Science Publishing House;  
          - Tái hiện 10 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam – Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam;
        - Trần Ngọc Thêm: Nước, Văn hóa và hội nhập;  
          - Và một số thông tin khác trên Internet 
.


Nguyễn Hạnh
 -KẾT LUẬN:  


PHẢI CHĂNG "NGHÊ" CHÍNH LÀ HÌNH TƯỢNG LINH HÓA TỪ  "RÁI CÁ"!?
Do go thu khoa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét