Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015

CÂU CHUYÊN TÌNH BÁO 45

(ĐC sưu tầm tên NET)

Obama phát động cách mạng màu trên toàn thế giới

VietnamDefence - Mỹ đang ráo riết thúc đẩy các nỗ lực của các cơ quan liên bang và các tổ chức khác nhằm hỗ trợ phát triển và củng cố xã hội dân sự ở các nước khác, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố.
Sản phẩm của cách mạng cam 2.0 - Kiev 2013-2014

Thực tế, điều đó có nghĩa là sử dụng các công nghệ “sức mạnh mềm” để tiến hành các cuộc đảo chính ở các nước khác.

Phát biểu tại New York trong cuộc gặp thường niên về sáng kiến của cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton “động viên” các nhà lãnh đạo thế giới tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu quan trọng nhất, Obama đã nói rằng, nước Mỹ sẽ vẫn tiếp tục củng cố các quan hệ của mình với các nhóm dân sự và phần tử hoạt động dân sự trên toàn thế giới đang đấu tranh vì nhân quyền và tự do ngôn luận.

Ông Obama nói rằng, những người và tổ chức này đang đóng góp vai trò cực kỳ quan trong trong việc hình thành và phát triển dân chủ ở những đất nước của mình, vì thế họ có quyền trông cậy vào sự ủng hộ của Mỹ.

Obama đã nêu ra “những biện pháp mới” mà Mỹ dự định áp dụng để hỗ trợ phát triển xã hội dân sự ở các nước.

“Thứ nhất là, bảo vệ các nhóm xã hội dân sự và phát triển các quan hệ đối tác với họ từ nay là sứ mệnh của toàn bộ chính phủ Mỹ. Tức là, theo một chỉ thị tổng thống (Presidential Memorandum) mới mà tôi sẽ ban hành, các bộ ngành liên bang sẽ tham gia thường xuyên hơn vào các quan hệ đối tác  và tham vấn với các nhóm xã hội dân sự”, ông Obama nói.

Theo ông Obama, các nhóm này “đang chống lại các nỗ lực của các chính phủ nước ngoài xác định tính chất sự hỗ trợ của chúng ta cho xã hội dân sự”.

“Vì vậy, (hiện nay), đây là nhiệm vụ không chỉ của Bộ Ngoại giao hay Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), mà là của cả chính phủ. Đây là một phần (những nỗ lực hiện thực hóa) sự lãnh đạo của nước Mỹ”, Obama nhấn mạnh.

Hai là, Mỹ “sẽ thành lập các trung tâm sáng tạo mới để tăng cường ảnh hưởng của các nhóm dân sự trên toàn thế giới”, Obama nói.

“Kể từ năm tới, các nhóm xã hội dân sự sẽ có thể sử dụng các trung tâm này để thiết lập qua hệ và tiếp nhận những kiến, thức, công nghệ và tài trợ mà họ cần thiết để hiện thực hóa các ý tưởng của mình”, Obama khẳng định. 6 trung tâm đầu tiên đó sẽ được thành lập ở Mỹ Latinh, châu Phi, Cận Đông và châu Á.

“Bước thứ ba” mà Obama nêu ra là mở rộng sự ủng hộ và tài trợ của Mỹ đối với “Cộng đồng các nền dân chủ để điều phối tốt hơn dân chủ và gây áp lực” mà Mỹ sẽ sẵn sàng thực hiện.

“Điều đó có nghĩa là ủng hộ nhiều hơn cho những ai đang chiến đấu chống các luật hạn chế sự phát triển xã hội dân sự”, Obama giải thích.

“Chúng tôi dự định tăng cường sự giúp đỡ đặc biệt của chúng tôi cho những nổ chức phi chính phủ bị công kích. Chúng tôi sẽ có thêm các nỗ lực nhằm dành cho các nhóm này các nhà tài trợ và nguồn tài trợ mà họ đang cần”.

Sản phẩm của cách mạng cam 2.0 - Kiev 2013-2014

“Và trong những tháng tới, Bộ Tài chính Mỹ sẽ hoàn tất các quy định sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn nữa” quá trình nhận tài trợ của Mỹ của các nhóm xã hội nước ngoài.

“Thông qua các chương trình của chúng tôi nhằm lôi cuốn các nhà lãnh đạo trẻ trên toàn thế giới, chúng tôi đang giúp hình thành thế hệ mới các nhà lãnh đạo xã hội dân sự. Và thông điệp của chúng tôi cho các nhà lãnh đạo trẻ này rất đơn giản: “Nước Mỹ bên cạnh các bạn”, Obama kết luận.


Nguồn: geopolitika, Belvpo, 24.9.2014.

Vuốt râu hùm: Tình báo nước ngoài nghe lén Nhà Trắng?

VietnamDefence - Báo chí Mỹ loan tin, gần Nhà Trắng đã phát hiện các trạm chặn thu nghe lén viễn thông.
Các chuyên gia bán điện thoại di động bảo mật chống nghe lén cho rằng,c ác trạm này thuộc về các tổ chức nước ngoài, bởi vì tình báo Mỹ hiện có quyền tiếp cận các nhà mạng trong nước nên không cần làm thế.

Các trạm chặn thu viễn thông lạ bị phát hiện ở gần Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ. Theo The Washington Times, đã tìm ra và nhận dạng chúng là công ty ESD America chuyên về bán điện thoại di động chống nghe lén.

Giám đốc công ty này Les Goldsmith cho rằng, các trạm chặn thu này chắc chắn thuộc các tổ chức nước ngoài vì tình báo Mỹ, một là chẳng cần làm thế bởi họ hiện đã được tiếp cận các nhà mạng di động, hai là, họ sẽ chẳng dám bố trí các thiết bị đó ở gần các cơ quan chính quyền liên bang cao nhất.

Theo chuyên gia này, các trạm thu này tuy có kích thước nhỏ có khả năng không chỉ chặn thu các cuộc gọi trên điện thoại di động mà còn cài đặt từ xa các phần mềm gián điệp lên máy di động.

Ông Goldsmith đã báo cáo thông tin thu được và các đề xuất của mình cho Ủy ban Thông tin liên lạc liên bang Mỹ.


Nguồn: The Washington Times, Itar-tass, 19.9.2014.

Mèo chê thịt: CIA tạm dừng do thám châu Âu

VietnamDefence - Cục Tình báo trung ương Mỹ CIA đã quyết định tạm dừng theo dõi các đối tác của Washington ở một số nước Tây Âu, một nguồn tin trong CIA cho hay.
Chèn chú thích ảnh vào đây
Theo nguồn tin, biện pháp này được thông qua “để đánh giá việc theo dõi các chế độ đồng minh có hiệu quả và xác đáng đến mức nào.

Theo Associated Press, chỉ thị mật của lãnh đạo CIA quy định cấm hoàn toàn nhân viên CIA tiến hành các điệp vụ đơn phương như các cuộc gặp với các nguồn tin của mình trong các chính phủ Tây Âu và tuyển mộ các điệp viên mới.

Nguồn: VZ, 20.9.2014


Nga hạn chế sự chi phối báo chí từ nước ngoài

VietnamDefence - Đối phó nguy cơ chiến tranh thông tin và chống phá từ phương Tây, Nga thông qua luật giảm tỷ lệ tham gia của nước ngoài trong báo chí. Hiện nay, người nước ngoài đang sở hữu gần 50 cơ quan báo chí ở hơn 20 chủ thể liên bang.
Vadim Dengin (phải) (RIA Novosti)
Duma Quốc gia Nga hôm 26/9/2014 trong lần trình thứ hai và thứ ba (lần cuối) đã thông qua dự luận về việc hạn chế tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài trong các báo chí Nga ở mức 20%.

Dự luật cũng cấm người nước ngoài là người sáng lập cơ quan báo chí. Các biện pháp tương tự cũng được áp dụng đối với những người song tịch và người của các tổ chức quốc tế. Nếu vi phạm luật, báo chí sẽ bị đóng cửa theo quyết định của tòa án.

Những điều khoản bổ sung vào luật báo chí đã được các nghị sĩ Vadim Dengin (Đảng Dân chủ tự do Nga), Vladimir Parakhin (Nước Nga công bằng) và Denis Voronenkov (Đảng Cộng sản Nga). Các nghị sĩ cho rằng, biện pháp này là nhằm bảo đảm an ninh quốc gia.

Nếu sáng kiến sẽ được thông qua ở tất cả các cấp thì hạn chế sẽ có hiệu lực từ năm 2016. Trong trường hợp đó, những quy định mới có thể đụng chạm đến nhiều hãng xuất bản lớn, trong đó có Sanoma Independent Media (SIM), Conde Nast, Hearst Shkulev Media, Burda. Các công ty nước ngoài cũng sở hữu cổ phần của tạp chí Forbes, đài phát thanh Tiếng vọng Moskva (Ekho Moskvy), các tờ báo Vedomosti và Metro.

Ông Vadim Dengin nói rằng, “luật không nhằm chống lại ai cả, mà nhằm bảo đảm an ninh quốc gia. Hơn nữa, giới kinh doanh sẽ vẫn có cơ hội thu xếp công việc của mình cho phù hợp với luật vì nó sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2016, còn đến ngày 1/1/2017 sẽ quy định thời kỳ quá độ để thực hiện các yêu cầu được quy định”.

Theo ông Dengin, việc thông qua luật sẽ quá đúng lúc khi mà các công ty nước ngoài đang ráo riết mua gom các báo chí khu vực ở Nga. Hiện nay, người nước ngoài đang sở hữu gần 50 cơ quan báo chí ở hơn 20 chủ thể liên bang.

Nguồn: Lenta, 26.9.2014.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét