Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

BÍ ẨN KHẢO CỔ 28

(ĐC sưu tầm trên NET)

Bộ xương hóa thạch lâu đời tự mọc hàng nghìn "chiếc răng"


Được biết đến với cái tên Người đàn ông Altamura, bộ xương hóa thạch bám đầy các mảng canxi lâu nay đã trở thành một câu hỏi hóc búa làm đau đầu các nhà khảo cổ học trong suốt một thời gian dài.

    Phát hiện bộ xương hóa thạch lâu đời tự mọc hàng nghìn "chiếc răng"

    Mới đây, giới khoa học đã quyết định lấy mẫu ADN từ bộ xương hóa thạch lâu đời này để tiến hành xét nghiệm với mong muốn tìm ra thêm thông tin mới về quá trình tiến hóa của loài người.
    Bộ xương hóa thạch lâu đời tự mọc hàng nghìn "chiếc răng"
    Bộ xương hóa thạch Người đàn ông Altamura với hàng nghìn "chiếc răng" mọc kín hộp sọ.
    Tháng 10/1993, một nhóm các nhà khoa học đã tìm thấy bộ xương hóa thạch Người đàn ông Altamura trong hang đá vôi Grotta di Lamalunga, gần thành phố Altamura, Ý. Bộ xương được tìm thấy trong tình trạng phủ kín các mảng bám canxi có hình dáng giống như hàng nghìn chiếc răng.
    Trong một nghiên cứu khoa học trước đó, dựa vào cấu trúc hộp sọ và xương vai, các nhà khoa học đã nghĩ tới giả thiết bộ xương hóa thạch này thuộc chủng tộc người Neanderthal, một loài trong chi Người đã tuyệt chủng. Người Neanderthal nguyên thủy sống ở châu Âu sớm nhất cách đây là khoảng 350.000–600.000 năm.
    Dựa vào mẫu vật canxi bám trên hộp sọ, các nhà khoa học ước tính niên đại của bộ xương hóa thạch vào khoảng 128.000 cho tới 187.000 năm. Người này có thể đã chết đói và khát sau khi bị rơi xuống giếng rồi mắc kẹt ở đó.
    Theo VnExpress

    Người Ai Cập có thể sản xuất bia từ 5.000 năm trước

    Các nhà khảo cổ Israel phát hiện các mảnh bình gốm nhỏ, từng được người Ai Cập cổ đại sử dụng trong sản xuất bia từ cách đây khoảng 5.000 năm.

    Phát hiện người Ai Cập sản xuất bia từ 5000 năm trước

    Nhóm nghiên cứu phát hiện các mảnh vỡ ở một công trường xây dựng ở Tel Aviv, Israel. Đây là dấu vết của một nhá máy bia có từ cách đây khoảng 5.000 năm, thuộc về một khu định cư của người Ai Cập cổ đại.
    Người Ai Cập có thể sản xuất bia từ 5.000 năm trước
    Một mảnh vỡ từ bình đựng được khai quật ở Tel Aviv. (Ảnh: AFP)
    "Chúng tôi tìm thấy 17 hốc nhỏ tại khu vực khai quật. Chúng được dùng để lưu trữ các sản phẩm nông nghiệp trong thời kỳ đồ đồng sớm (3500-3000 trước Công nguyên). Trong số hàng trăm mảnh gốm mang đặc trưng của văn hóa địa phương, một số mảnh vỡ từ chậu gốm lớn được làm theo phương thức truyền thống của Ai Cập và dùng để chuẩn bị bia", Telegraph hôm qua dẫn lời Diego Barkan, giám đốc hoạt động khai quật khảo cổ của Bộ Cổ vật Israel (IAA), nói.
    Phát hiện này đồng thời cung cấp bằng chứng đầu tiên cho thấy người Ai Cập từng hiện diện ở vùng đất thuộc Tel Aviv ngày nay. Trước đây, giới chuyên gia chỉ biết rằng họ có mặt ở vùng Negev hoặc đồng bằng ven biển phía nam.
    Theo các nhà khoa học, bia là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn của Ai Cập. Các công nhân xây dựng kim tự tháp cũng từng nhận bia trong khẩu phần ăn hàng ngày và bình đựng bia được chôn theo người chết.
    Năm 1990, một nhóm khảo cổ từng khám phá nơi sản xuất bia của hoàng gia Ai Cập. Tại đây, họ nhận thấy dấu vết của 10 khoang sản xuất và bã bia.
    Theo VnExpress

    "Săn lùng" bí mật y học của người Ai Cập cổ

    Một nhóm các nhà khoa học Anh và Ai Cập đang cố gắng giải mã bí mật về các loại thuốc được người Ai Cập cổ cách đây 5.000 năm sử dụng.
    Nhóm các nhà nghiên cứu Trường ĐH Manchester đang lên đường đến Sinai, Ai Cập nhằm làm rõ hơn cách thức người Ai Cập hình thành các ý tưởng y học của mình. Họ sẽ so sánh các loại cây cỏ hiện đại ở khu vực này với những cây cỏ được các bộ lạc, như Bedouin, sử dụng. Dấu vết những loại cây cỏ này được tìm thấy trong các hầm mộ cổ.
    Các nhà khoa học sẽ kiểm tra chiết xuất từ thực vật được tìm thấy trong những ngôi mộ cổ để làm sáng tỏ bí mật y học của người Ai Cập (Ảnh: BBC)
    Dự án do Trung tâm nghiên cứu y-sinh Ai Cập KNH thực hiện. Tiến sĩ Ryan Metcalf tham gia nhóm nghiên cứu nói: “Chúng tôi chú ý đến y học Ai Cập cổ bởi sự tiến bộ của nó theo thời gian. Rất nhiều loại thuốc mà người Ai Cập cổ sử dụng vẫn được chúng ta dùng hiện nay. Họ chắc chắn có một số thảo dược khá hiệu quả và có lẽ đã biết cây gai dầu có tác dụng giảm đau”.
    Ông cũng cho rằng người Ai Cập cổ đã dùng những phương thuốc có trong tự nhiên, như nhai vỏ cây liễu - có chứa thành phần tương tự aspirin - và dùng mật ong bôi lên vết thương mở để sát khuẩn. 
    Trọng tâm của dự án này là tìm hiểu xem những ý tưởng chữa trị như thế bắt nguồn từ đâu.
    “Bằng cách so sánh các đơn thuốc trong những tài liệu y học cổ với những cây trồng dùng làm thuốc được người Bedouin bản địa sử dụng, chúng tôi hy vọng sẽ khám phá ra nguồn gốc của nền y học thời các Pharaon”, Metcalf nói.
    T.VY
    Theo BBC, Tuổi trẻ

    Phát hiện miệng hố thiên thạch lớn nhất trên Trái Đất

    Cập nhật lúc 20h21' ngày 24/03/2015

    Các nhà khoa học cho rằng những vết nứt ngầm ở Australia là dấu vết của một miệng hố lớn nhất từng được tạo ra khi thiên thạch lao xuống Trái Đất.

    Phát hiện miệng hố do thiên thạch tạo ra cách đây 300 triệu năm

    Phát hiện miệng hố thiên thạch lớn nhất trên Trái Đất
    Mô phỏng một thiên thạch lao về Trái Đất. (Ảnh: NASA)
    Các chuyên gia phát hiện dấu vết của vùng va chạm có đường kính hơn 400 km ở độ sâu 1,9 m, tại vùng Warburton Basin, gần biên giới các bang Nam Australia, Queensland và vùng lãnh thổ bắc Australia. Vụ va chạm được cho là xảy ra cách đây hơn 300 triệu năm.
    Nhà nghiên cứu Andrew Glikson của Đại học Quốc gia Australia cho rằng các cấu trúc này có thể là từ một thiên thạch lớn bị nứt đôi. Mỗi thiên thể tách đôi có bề ngang hơn 10 km.
    Miệng hố va chạm đã biến mất từ lâu, tuy nhiên dấu vết của hai vết nứt được tìm thấy dưới mặt đất trong quá trình khoan sâu thăm dò địa nhiệt. "Các tác động lớn như thế này có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa của Trái Đất". Telegraph hôm qua dẫn lời Glikson nói.
    Nhóm nghiên cứu hiện không thể xác định một dấu mốc tuyệt chủng nào đó liên quan đến những vụ va chạm này. Glikson nhận định đây là một bí ẩn. Chicxulub là miệng hố do thiên thạch tạo ra bị chôn vùi bên dưới bán đảo Yucatán của Mexico, liên quan đến sự tuyệt chủng của loài khủng long 66 triệu năm trước.
    Theo VnExpress

    Thám hiểm nghĩa địa dưới nước ở Madagascar


    Một nhóm chuyên gia quốc tế mới trở về từ chuyến thám hiểm đầu tiên ở ba hang động ngập nước trong Công viên quốc gia Tsimanampetsotsa, mang theo lượng hóa thạch lớn nhằm tìm ra lời giải cho bí ẩn ở Madagascar.

    Thám hiểm nghĩa địa lớn nhất dưới nước ở Madagascar

    Thám hiểm nghĩa địa dưới nước ở Madagascar
    Hóa thạch vẫn nguyên vẹn sau hàng nghìn năm trong hang ngập nước. (Ảnh: Pietro Donaggio)
    Sự biến mất của những sinh vật từng thống trị đảo Madagascar như loài vượn cáo có kích cỡ của gorilla, hay loài chim voi nặng tới nửa tấn với những quả trứng to gấp 180 lần trứng vịt là một trong những câu hỏi lớn nhất đối với các nhà cổ sinh vật học thế giới.
    Trưởng đoàn nghiên cứu, nhà cổ sinh học Học viện Brooklyn, Alfred Rosenberger, cho biết mọi hiện vật tìm được dưới hang đều gần như nguyên vẹn. Thu hoạch lớn nhất lần này là bộ xương của một số loài vượn cáo khổng lồ đã tuyệt chủng từ hàng trăm tới hàng nghìn năm trước như Megaladapis hay Archaeoindris. Ngoài ra, tại đây, bộ xương của các cá thể không bị xáo trộn, có thể dễ dàng ráp chúng lại.
    Tại hang Mitoho, họ tìm thấy hóa thạch của hai con fossa – một loài động vật ăn thịt đặc chủng ở Madagascar, nằm trên nhau giữa một đống xương của các loài động vật nhỏ hơn. Giả thiết được đưa ra hai con fossa đang nghỉ ngơi trong cái ổ thì thiên tai, có thể là lũ lụt ập đến và cướp đi sinh mạng của chúng cùng lúc.
    Theo nghiên cứu ban đầu, những loài động vật được phát hiện trong những hang động này chỉ mới tuyệt chủng gần đây do có nhiều bằng chứng cho thấy chúng từng cùng tồn tại với loài người, khi họ di cư đến đây, khoảng 500 năm trước công nguyên. Các nhà khoa học nhận định tác động của loài người có vai trò lớn trong sự tuyệt chủng của các loài động vật đặc chủng ở đây, tuy nhiên, nguyên nhân chính xác vẫn chưa thể đưa ra. Laurie Godfrey, nhà cổ sinh vật học của Đại học Massachusetts, cho biết việc nghiên cứu những hóa thạch và mẫu vật trục vớt được sẽ giúp các nhà khoa học tìm được câu trả lời.
    Với lượng hóa thạch khổng lồ vẫn chưa thể khám phá hết, ba hang động Malaza Manga, Aven và Mitoho được cho là nghĩa địa dưới nước lớn nhất của Madagascar. Theo các nhà khoa học, môi trường nước sâu, có khi tới 39 m như ở hang Aven, biến các hang động này thành nơi bảo tồn hoàn hảo các hóa thạch. Ryan Dart, một thợ lặn đã tình cờ tìm thấy kho báu này khi đang đi tìm một điểm lặn mới.
    Theo VnExpress


    Nghĩa địa tàu chiến lớn nhất Thái Bình Dương

    70 năm sau trận hải chiến loại lớn nhất thế chiến II, vịnh Truuk trên Thái bình dương được mở cửa để những người lặn biển chiêm ngưỡng xác những con tàu, và cả di cốt của nhiều binh lính đang yên nghỉ sâu dưới lòng nước.
    Nghĩa địa tàu chiến lớn nhất Thái bình dương
    Truuk Lagoon, thuộc Micronesia, nằm ở phía bắc Australia từng là căn cứ hải quân rất lớn của quân đội Nhật. Một cuộc tấn công do quân đồng minh thực hiện vào nơi này khiến 70 tàu chiến, tàu ngầm và máy bay của Nhật bị đánh chìm. Ngày nay nó trở thành một bảo tàng dưới nước thực sự, được luật pháp bảo vệ. Du khách lặn biển có thể ngắm nhìn và chiêm nghiệm quá khứ. Một người lặn biển khám phá xác những con tàu ở vịnh Truuk. (Ảnh: Alamy)
    Nghĩa địa tàu chiến lớn nhất Thái bình dương
    Xương sọ của một binh sĩ trong tàu Aikoku Maru, bị đánh đắm trong thế chiến II. (Ảnh: Getty)
    Nghĩa địa tàu chiến lớn nhất Thái bình dương
    Những gì còn lại của một máy bay ném bom dưới lòng biển vịnh Truuk. (Ảnh chụp năm 2008 của Alamy)
    Nghĩa địa tàu chiến lớn nhất Thái bình dương
    Thủy lôi của quân đội Mỹ nhằm vào tàu chở nhiên liệu của Nhật trong trận chiến năm 1944. (Ảnh: Time&Life)
    Nghĩa địa tàu chiến lớn nhất Thái bình dương
    Scuba Người lặn biển bên cạnh những quả ngư lôi trên xác con tàu chiến Heian Maru ở vịnh Truuk, thuộc quốc gia Thái bình dương Micronesia. (Ảnh: Getty)
    Nghĩa địa tàu chiến lớn nhất Thái bình dương
    Những thùng chứa xăng dầu bên trong xác tàu Yamigiri Maru. 9Ảnh: Getty)
    Nghĩa địa tàu chiến lớn nhất Thái bình dương
    Và đây là bề ngoài vỏ tàu sau 70 năm nằm dưới đáy biển. (Ảnh: Getty)
    Nghĩa địa tàu chiến lớn nhất Thái bình dương
    Các lính Mỹ được tàu ngầm cứu khỏi vịnh Truuk trong trận chiến ngày 29 và 30/4/1944. (Ảnh: AP)
    Nghĩa địa tàu chiến lớn nhất Thái bình dương
    Cảnh tượng khu vịnh nhìn từ trên cao, có thể thấy rõ mây tầng thấp, các tàu của Nhật và phi cơ của đối phương trong một thời khắc chuẩn bị cho cuộc chiến cuối tháng 4/1944. (Ảnh: AP)
    Theo VNE

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét