Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

BÍ ẨN LỊCH SỬ 78

(ĐC sưu tầm trên NET)



Cuộc sống khổ sở của những thiên tài vĩ đại mắc chứng bệnh nguy hiểm

Ít ai biết, đằng sau những đóng góp vĩ đại mà những thiên tài thế giới như Einstein, Newton, Beethoven, Goya... để lại cho hậu thế là cuộc sống khổ sở trong bệnh tật mà họ phải chịu đựng thời thơ ấu hay lúc cuối đời.

Cha đẻ Thuyết Tương đối Albert Einstein – Chứng khó đọc

Thời thơ bé, nhà bác học người Đức Albert Einstein (1879 – 1955) nổi tiếng không phải vì trí thông minh mà là sự khờ khạo, ngốc nghếch, nhút nhát cộng với chứng khó đọc là căn cứ khiến người ta nghi ngờ cho cậu mắc chứng tự kỷ hoặc tâm thần phân liệt. Einstein bị chế giễu là một đứa trẻ thiểu năng. Ở trường học, cậu thường khiến các giáo viên tức giận vì câm như hến hoặc trả lời rất chậm chạp câu hỏi của họ.

Einstein thời thơ ấu bên bố, ông Hermann Einstein 

và mẹ, bà Pauline Einstein

Một số người kết luận có thể Einstein đã mắc chứng tự kỷ thể nhẹ hay rối loạn phát triển gọi là hội chứng Asperger. Biểu hiện của hội chứng này là cố gắng tách biệt với xã hội, tương tác quan hệ với mọi người, thiếu đi sự đồng cảm, vụng về, khó khăn khi giao tiếp khác ngôn ngữ, nói lắp, rập khuôn…

Einstein thường thực hiện những cuộc trốn chạy 

và thưởng thức nỗi cô đơn một mình

Về sau, Einstein trở thành nhà bác học đại tài, cuốn hút phụ nữ và có nhiều bạn bè, nhưng ông vẫn là một ‘con sói đơn độc’. Einstein từng nói “Âm nhạc có lẽ là cánh cổng duy nhất đi vào tâm hồn sâu kín và cảm xúc của tôi, nơi ẩn tránh những va đập tầm thường của xã hội loài người”.

Danh họa Michelangelo – Chứng tự kỷ


Ít ai biết danh họa Michelangelo là người 

mắc chứng tự kỷ thủa thiếu niên

Michelangelo di Lodovico Buonarroti Simoni (1475 – 1564) là họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà thơ nổi tiếng của Ý thời kỳ đỉnh cao Phục hưng. Ông là danh họa sáng ngang Leonardo da Vinci với tuyệt phẩm tranh tường trên mái vòm nhà nguyện Sistine, bức tượng vua David, Cuộc sáng tạo Adam...

Tuyệt phẩm “Lời phán xét cuối cùng” (1534-1541) của Michelangelo

Ít ai biết, thiên tài với những tác phẩm để đời cho thế hệ sau lại mắc chứng tự kỷ. Thủa niên thiếu, Michelangelo gặp khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ xung quanh ông. Trong suốt quãng đời trai trẻ, Michelangelo chỉ có vài người bạn. Theo các nhà nghiên cứu, nhiều thành viên nam trong gia đình ông cũng mắc chứng bênh tương tự.

Nhà soạn nhạc vĩ đại Beethoven – Chứng rối loạn lưỡng cực

Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức Beethoven qua đời vào năm 1827 khi mới 56 tuổi. Trước đó ông gặp nhiều vấn đề về sức khỏe - chủ yếu là do rượu. Đó quả là một điều đáng tiếc bởi những chứng bệnh ông mắc phải đều có thể chữa được bằng y học hiện đại, trong đó có cả chứng rối loạn lưỡng cực (căn bệnh với sự tái diễn luân phiên hưng cảm - trầm cảm).

Nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven mắc chứng rối loạn lưỡng cực

Trong giai đoạn hưng cảm, Beethoven đã làm nên nhiều tác phẩm bất hủ nổi tiếng. Tuy nhiên, ý định tự sát đã được đề cập trong những bức thư gửi những người anh em suốt cuộc đời ông. Vào đầu năm 1813, Beethoven chuyển sang giai đoạn trầm cảm nặng. Kể từ đó, ông không sáng tác thêm bất kì tác phẩm nào cho tới khi mất.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc cha của Beethoven thường xuyên uống rượu và đánh đập con là một trong những nguyên nhân khiến ‘thần đồng’ âm nhạc bị mắc chứng bệnh trên.

Cha đẻ của Thuyết Tiến hóa Charles Darwin - Chứng sợ khoảng rộng


Ngoài chứng sợ khoảng rộng, Charles Darwin còn 

mắc chứng sợ người lạ

Charles Darwin (1809 – 1882) là nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh. Theo các học giả, chính chuyến hành trình trên tàu MHS Beagle, chuyến thám hiểm và lập bản đồ bờ biển Nam Mỹ trong 5 năm, đã ‘tố cáo’ chứng sợ khoảng rộng của Darwin. Những triệu chứng thể chất như run rẩy, hình ảnh ảo giác, buồn nôn, chứng cuồng loạn, chủ yếu do chứng sợ khoảng rộng - Agoraphobia gây ra.
Bên cạnh đó, một số ghi chép của ông cho thấy ông có nỗi sợ với người lạ, thậm chí không thể nói chuyện với người thân của mình. Những triệu chứng trên cho thấy có khả năng ông mắc chứng “rối loạn ám ảnh cưỡng chế” - OCD, hoặc một chứng bệnh thần kinh, trong đó có chứng sợ khoảng rộng.

Cha đẻ định luật vạn vật hấp dẫn Isaac Newton – Mắc tất cả các bệnh


Isaac Newton là nhà bác học mắc nhiều chứng bệnh nhất 

trong danh sách vĩ nhân của nhân loại

Nhà vật lý, thiên văn học, triết học thiên tài người Anh Isaac Newton (1643 – 1727) được coi là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong mọi thời đại cũng là người khó chẩn đoán nhất. Tâm trạng Newton có thể thay đổi rất nhanh, từ hưng cảm đến trầm cảm, nên ông có thể mắc chứng rối loạn lưỡng cực, có thể kèm theo chứng loạn thần. Các bức thư chứa đựng những ảo tưởng điên loạn cho thấy chứng tâm thần phân liệt.
Nhưng cho dù mắc bao nhiều bệnh đi nữa cũng không thể ngăn Isaac Newton tạo nên những thành tựu khoa học vĩ đại cho nhân loại. 

Cha đẻ của hội họa hiện đại Francisco de Goya – Chứng hoang tưởng


Danh họa Francisco de Goya

Danh họa người Tây Ban Nha Francisco de Goya (1746 – 1828) là niềm tự hào của hội họa nước nhà. Những tác phẩm của ông sau này đã gây ảnh hưởng đối với những danh họa nổi tiếng khác như Bacon, Picasso hay Manet…

Họa phẩm “Khoảnh sân của những người điên” (1794) của Goya

Trong các tác phẩm của Goya, người ta tìm thấy sự cô đơn, nỗi sợ hãi. Sinh thời, Goya có một thể chất và tinh thần yếu đuối, ông dễ đau ốm và cũng dễ suy sụp. Goya thường nghe thấy những giọng nói vang lên từ trong không trung, thường bị mất thăng bằng, đôi khi bị mất thính giác… Người ta cho rằng có thể Goya đã mắc bệnh hoang tưởng, tâm thần phân liệt.

Nhà toán học lớn nhất thế kỷ 20 Kurt Gödel - Ảo giác ngược đãi

Kurt Gödel (1906 – 1978), nhà toán học, logic học vĩ đại người Áo, là ‘cha đẻ’ của định lý nổi tiếng toán học “Định lý bất toàn” (sánh ngang với Thuyết Tương đối của người bạn thân Albert Einstein).

Gödel (trái) và bạn thân Einstein (1950)

Mặc dù vẻ ngoài không có gì là mắc bệnh tâm thần nhưng nhà toán học đại tài lại có ảo giác ngược đãi - ảo giác bị người khác ngược đãi.
Chứng ảo giác nặng dần khi về già, đến nỗi, ông chỉ có thể ăn thức ăn do vợ nấu và phải để bà nếm trước. Khi vợ ông nhập viện, ông sợ không dám ăn thức ăn do người khác nấu và đã chết vì đói năm 1978.

Danh họa ‘một tai’ Vincent Van Gogh – Động kinh


Bức tự họa của Van Gogh sau khi cắt tai

Trong giới hội họa, nếu muốn tìm một họa sĩ có cuộc đời luôn vật vã trong những cơn bất ổn tâm lý nhưng những thành tựu mà họa sĩ đó đạt được mang tầm vóc thế giới, đó chỉ có thể là danh họa Vincent van Gogh (1853-1890).
Danh họa người Hà Lan là cha đẻ của những tác phẩm hội họa sống động, tinh tế, ngập tràn cảm xúc, có ảnh hưởng tới nhiều thế hệ họa sĩ sau này, ông là một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất mọi thời đại.

Họa phẩm 'Đêm đầy sao' của Van Gogh

Suốt cả cuộc đời, Van Gogh là một con người khốn khổ, luôn chìm sâu trong những bất ổn tâm lý. Ông phải chịu đựng trạng thái suy sụp, trầm cảm nặng nề, đôi khi cả những cơn động kinh. 


Bí mật cuộc đời đầy bi kịch của thiên tài hội họa Van Gogh

Sống còm cõi trong nỗi cô quạnh và cảnh bần hàn, danh họa người Hà Lan Vincent van Gogh từng trải qua chuỗi ngày tháng đau khổ, cay đắng trong 37 năm cuộc đời ngắn ngủi.

125 năm sau khi qua đời, công chúng và giới nghệ thuật thế giới mới thực sự công nhận và ngưỡng mộ tài năng của Van Gogh. Ông được vinh danh là thiên tài hội họa. 

Van Gogh được hậu thế vinh danh là 'thiên tài hội họa'

Chân dung Vincent van Gogh năm 1886

Nhiều tác phẩm của Van Gogh cũng được ngợi ca là kiệt tác đắt giá nhất của nghệ thuật đương đại, xuất hiện ở vô số các bộ sưu tập của các phòng trưng bày nghệ thuật và viện bảo tàng nổi tiếng nhất trên thế giới.
Vincent Willem van Gogh 
Sinh ngày 30/3/1853, mất ngày 29/7/1890, thường được biết đến với tên Vincent van Gogh là một danh hoạ Hà Lan thuộc trường phái hậu ấn tượng.

Van Gogh là nghệ sĩ tiên phong của trường phái biểu hiện và có ảnh hưởng rất lớn tới mỹ thuật hiện đại, đặc biệt là tới trường phái dã thú (Fauvism) và trường phái biểu hiện tại Đức.
Thể nhưng, ẩn sâu trong những họa phẩm đầy thán phục, ngưỡng mộ của ông là những nỗi thống khổ mà chỉ với nghệ thuật Van Gogh mới có thể trải lòng.

Ông từng vào viện tâm thần

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho tác giả của họa phẩm nổi tiếng “Chân dung bác sĩ Gachet” gặp rắc rối trong vấn đề thần kinh dẫn đến việc tự cắt tai năm 1890 và cái chết 19 tháng sau đó.
Lo sợ về sự an toàn của mình và mọi người xung quanh cũng như cho rằng việc rời xa chốn thị thành sẽ khơi gợi cảm hứng nghệ thuật trong ông nên Van Gogh đã tự cô lập và sống đơn độc tại viện tâm thần St. Remy ở Provence, miền đông nam nước Pháp.

Bức 'Starlight Night' được vẽ trong một nhà thương điên ở Saint-Remy-de-Provence

Trong 12 tháng lưu ngụ, Van Gogh vẫn tiếp tục cầm cọ và sáng tác. Tuy nhiên, không lâu sau đó vì nghĩ rằng cách đạt tới nghệ thuật hội họa của mình mang nhiều tính cá nhân nên ông đã tập hợp một số họa sĩ tài danh khác để lập ra nhóm các họa sĩ ấn tượng miền nam, sống và sáng tác tại căn nhà màu vàng huyền thoại. Đêm đầy sao (A Starry Night) là một trong những họa phẩm nổi tiếng của ông thời gian này.

Van Gogh chưa từng rao bán họa phẩm nào

Người em trai của Vincent van Gogh là Theo van Gogh vốn luôn là chỗ dựa cả về tài chính lẫn tình cảm của ông đến tận những năm tháng cuối đời. Mặc dù rất yêu quý em trai nhưng danh họa luôn cảm thấy mình là gánh nặng cho Theo khi hàng tháng vẫn nhận được trợ cấp đều đặn của người em.
Van Gogh quyết định gửi những bức họa của mình cho em mỗi khi nhận tiền hàng tháng với hi vọng Theo sẽ bán chúng để bớt khó khăn. Nhưng Theo đã giữ lại hết số tranh người anh gửi, chỉ duy có bức 'Cánh đồng nho đỏ ở Arles' được bán với giá 1.200 USD.
'Red Vineyard at Arles'
Nhưng nhiều họa sĩ cùng thời khẳng định Theo và Vincent van Gogh chưa từng bán một họa phẩm nào.

Vinh quang đến quá muộn màng sau khi Van Gogh đã qua đời

Mãi cho đến sau cái chết của Van Gogh, các tác phẩm hội họa của ông mới bắt đầu nổi tiếng và có giá. Và nhờ đó, Theo có thể có được khoản tiền lớn với những bức tranh Van Gogh đã gửi, nhưng ông đã chết vì bệnh giang mai 6 tháng sau cái chết của người anh trai.

Loạt tranh chân dung tự họa của Van Gogh

Điềm báo cái chết trong họa phẩm cuối cùng

Nhiều người tin vẫn tin rằng họa phẩm 'Cánh đồng lúa mì và bầy quạ' là bản di chúc hội họa cuối cùng của Van Gogh. Và khi nhìn vào tác phẩm này, không ít người đoán biết được tâm tư tình cảm của ông trước khi qua đời. Ở đó thể hiện đầy đủ nét nghệ thuật bậc tài cũng như lột tả được hết tâm trạng và mối linh cảm về tấn bi kịch cuộc đời của Van Gogh.

Họa phẩm 'Cánh đồng lúa mì và bầy quạ' là bản di chúc hội họa cuối cùng của Van Gogh

Những nét cọ vẽ cánh đồng lúa chín và đàn quạ đen xiên, thô và ngắn dưới bầu trời mây đen vần vũ, khỏa lấp áng mây xanh, trắng thể hiện nỗi buồn quạnh vắng và sự cô đơn đến cùng cực. Trong bức thư cuối cùng gửi cho em trai, họa sĩ có nhắc đến 2 tác phẩm vẽ cùng năm 1890 là Khu vườn của Daubigny và Nhà miền quê với mái rạ.
Dựa theo sắc màu tươi tắn của hai bức họa này và sắc mây đen của Cánh đồng lúa mì và bầy quạ, ta hiểu được đôi chút tâm tư từ phấn chấn, vui vẻ đến u buồn, cô quạnh của danh họa trước những giờ phút cuối cùng của cuộc đời.

Bức tự họa với chiếc tai bị cắt của Van Gogh

Trước khi lìa đời, Van Gogh chỉ thốt ra một câu duy nhất “La tristesse durera toujours" - "Nỗi buồn sẽ kéo dài mãi mãi". Em trai của danh họa đã thu thập tất cả các tác phẩm của anh trai, vợ của ông cũng công bố bức tranh cuối cùng của Van Gogh - Wheat Field (Đồng lúa mì).

Mộ của Vincent và Theo van Gogh tại nghĩa trang Auvers-sur-Oise, Pháp


‘Tiếng lòng’ của danh họa qua những họa phẩm


Starlight night – Kiệt tác giữa những cơn điên

Starlight night (Đêm đầy sao) được Van Gogh vẽ trong thời gian điều trị bệnh tại một nhà thương điên ở Saint-Remy-de-Provence (Pháp). Bức tranh được vẽ vào ban ngày, giữa những cơn bệnh qua sự tưởng tượng về khung cảnh bên ngoài cửa sổ phòng bệnh của ông. 

Starry Night (Đêm đầy sao)

Trong bức tranh vẽ bầu trời cuộn xoáy, Van Gogh đã thay đổi vị trí của chòm sao Đại Hùng từ phía Bắc sang phía Nam. Đây cũng là tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn đối với các họa sĩ trường phái ấn tượng thế hệ sau này.

The Potato Eaters – Bức tranh đánh dấu mối duyên với hội họa

Một trong những bức tranh đầu tay và nổi tiếng của Van Gogh là The Potato Eaters (Những người ăn khoai – 1885), khi ông đã 32 tuổi. Điều bất ngờ hơn cả là Van Gogh chỉ bắt đầu vẽ khi đã 27 tuổi. Trước đó, danh họa từng kinh qua nhiều công việc khác nhau, thậm chí nuôi dưỡng ý chí trở thành một nhà truyền giáo. 

'The Potato Eaters' mô tả cuộc sống mê muội tối tăm khổ ải của những người nông dân

Tuy nhiên, cuối cùng, Van Gogh đã chọn vẽ tranh với chủ đề đầu tiên là mô tả cuộc sống mê muội, tối tăm, khổ ải của những người nông dân. Khi Van Gogh chuyển tới Paris vào năm 1886, ông đã gặp các họa sĩ trường phái ấn tượng nổi tiếng, và đó cũng là khởi nguồn thực sự cho sự nghiệp lừng lẫy của ông.

Van Gogh’s Bedroom – Căn phòng ngủ lập dị

Không chỉ Van Gogh mà em trai ông – Theo Van Gogh, cũng là một người vô cùng kỳ lạ. Mỗi ngày, em trai ông dành dụm 15 francs cho tới khi có đủ 300 francs để sắm sửa đồ nội thất cho một căn phòng ở Arles, miền Nam nước Pháp vào năm 1888. Đây chính là nơi Van Gogh trú ngụ, tránh xa những phê bình mà ông hết sức dị ứng. 

'Phòng ngủ của Van Gogh'

Ngay sau đó, Van Gogh đã quyết định sơn lại toàn bộ các vật dụng trong căn phòng này để trở nên phong cách hơn, và ông cũng vẽ một bức tranh kỷ niệm mang tên Van Gogh’s Bedroom (Phòng ngủ của Van Gogh) để ăn mừng sự kiện này.

Các tác phẩm hội họa khác của Van Gogh:

Chân dung bác sĩ Gachet (1890)

Chùm tranh Hoa hướng dương (1890)

Quán café về đêm (1888)

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét