Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2020

LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN, YÊNG HÙNG NGỤY TẶC 4

-Chế độ Việt nam cộng hòa là chế độ "lộng giả thành chân" thứ thiệt.
-Quân tướng VNCH mạo danh là quân tử nhưng thực ra chính danh là ngụy quân tử 
-Việt Cộng sinh ra nhằm giải phóng đất nước, thống nhất giang sơn. VNCH do ngoại bang nhào nặn ra nhằm vì danh lợi mà làm tay sai cho chúng, yêu Tổ Quốc bằng cách cam tâm và cả mù quáng "cõng rắn cắn gà nhà", âm mưu chia cắt giang sơn của giống nòi mình, gieo rắc hận thù Dân Tộc cho chính giống nòi mình.

           Không nỗi đau nào bằng nỗi đau "nồi da xáo thịt"
           Không nỗi buồn nào bằng nỗi buồn chia cắt giang sơn
           Yêu Tổ Quốc là phải biết thương tận lòng Tổ Quốc
           Thật bụng khen chê, thà ngây như kẻ thất phu.
---------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

"LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN"

Thành ngữ Việt Nam có câu "lộng giả thành chân” có nghĩa là “bỡn quá hóa thật”. Trước khi tìm hiểu định nghĩa này, tôi và nhiều người thường hiểu câu thành ngữ này nôm na là, biến cái giá thành cái thật, hay lời nói dối được nói đi nói lại nhiều lần lâu ngày ngưòi ta sẽ tin là thật.(...)
 
Tướng V.N.C.H Trình Minh Thế - Hé Lộ Tình Tiết Tìm Ra Kẻ Đưa Tướng Thế Về Trời Trong Dinh Độc Lập

CÁC CUỘC TRANH QUYỀN TẠI SÀI GÒNCIA VÀ CHÍNH PHỦ NGÔ ĐÌNH DIỆMThomas L. Ahern, Jr.Đỗ Kim Thêm dịch

Vietnam DeclassifiedLời người dịch: Ngày 26 tháng 10 năm 2018 là kỷ niệm 62 năm ngày Quốc Khánh 26 tháng 10 năm 1956, Quốc Hội Lập Hiến công bố Hiến Pháp thành lập Chế độ Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà. Trong khi phe thắng cuộc đến nay vẫn còn tuyên truyền chế độ miền Nam là tay sai cho đế quốc Mỹ, ông Ngô Đình Diệm được Mỹ trọng dụng và cho phép Mỹ xâm lăng, thì tài liệu mới giải mật của CIA chứng minh ngược lại: Tổng thống Diệm không được Tổng thống Eisenhower tín nhiệm trong vai trò lãnh đạo đất nước.
Lúc đầu, Hoàng đế Bảo Đại, chính phủ Pháp và Mỹ thoả thuận uỷ nhiệm cho ông Diệm nhận chức vụ Thủ tướng để thành lập chế độ Cộng Hoà tại miền Nam Vit Nam. Trong khi dân chúng chưa có ý thức ủng hộ cho ông Diệm về vic xây dựng một quốc gia dân chủ, thì giới ngoại giao Mỹ tại Paris và Sài Gòn không tin là ông Diệm có thực tài lãnh đạo mà là một Đấng Cứu thế không có mang tin mừng cho dân tộc Viêt, ngoài việc chỉ biết xin vin trợ Mỹ. Khi phản đối của chính giới Mỹ tại Washington còn ngấm ngầm và dân chúng miền Nam còn xa lạ, nên ông Diệm không có thực quyền cai trị và chưa thu phục nhân tâm.
Khi về đến Sài gòn vào ngày 24 tháng 6 năm 1954, ông Diệm đương đầu với một tình trạng cực kỳ khó khăn: các giáo phái có vũ trang phân hoá lãnh thổ Miền Nam, Cao Đài chiếm miền Đông, Hoà Hảo chiếm miền Tây, lãnh chúa Bảy Viễn hùng cứ tại Sài gòn và Chợ Lớn trong các hoạt động sòng bạc, mãi dâm và bạch phiến.
Thoạt đầu, Edward Lansdale, Trưởng Cơ quan CIA tại Việt Nam, triệt để ủng hộ cho ông Diệm trong công việc mua chuộc các các giáo phái về quy thuận chính phủ quốc gia và sát nhập lực lượng vũ trang vào quân đội Việt Nam hoặc đồng thuận giải ngũ. Lansdale dùng khoảng 12 triệu Đô la tiền viện trợ Mỹ và trực tiếp điều động mọi thương thuyết.
Đến tháng 11 năm 1954, Tướng J. Lawton Collins, Đặc Sứ của Tồng Thống Eisenhower, không còn tín nhiệm ông Diệm. Cuối tháng 4 năm 1955, Collins về Washington để thuyết phục Eisenhower trong việc nhờ Pháp tìm nguời thay thế ông Diệm. Eisenhower ủy nhiệm Ngoại Trưởng Dulles tìm một thoà hiệp là ông Diệm giao quyền lãnh đạo cho Quân đội và nhận một chức vụ hữu danh vô thực tạm thời trong khi Collins trọn quyền tìm người thay thế.
Nhưng CIA và Landsale xác quyết là ông Diệm có khả năng nội trị trong thời kỳ dầu sôi lửa bỏng này, nên vào giờ chót Eisenhower thu hồi quyết định ủy nhiệm Ngoại Trưởng Dulles và tiếp tục ủng hộ ông Diệm. Trong khi Bảy Viển còn chống đối, ông Diệm quyêt định tấn công Bảy Viễn bằng quân s tại Sài Gòn, Chợ Lơn và cuối cùng truy kích tại Rừng Sát.
Nhờ các thành quả vãn hồi an ninh nội chính mà ông Diệm gây thanh thế  với Mỹ và dư luận trong và ngoài nước. Ngày 23 tháng 10 năm 1955, ông Diệm t chức Trưng cầu Dân ý đ truất phế Bảo Đại và xây dựng chính th Đệ Nht Cng Hoà. Lập Khu Dinh điền, Trù mật cho gần 1 triệu đồng bào miền Bắc di cư là quốc sách có kết quả ban đầu. Đến năm 1960, tình hình kinh tế miền Nam phát triển, thặng dư ngân sách, xã hội dần ổn định. Đó là thí dụ điển hình cho một chính quyền còn non trẻ nhưng đã có khả năng xây dựng đất nước.
Khi Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam thành hình (1960) và quốc sách Ấp Chiến lược (1962) có sai lầm, đó là hai chuyển biến gây bất ổn tại nông thôn miền Nam, trong khi các biện pháp đàn áp các đoàn thể bất đồng chính kiếntriệu chứng gia đình trị bất đầu thể hiện.
Thomas L. Ahnen Jr. là cựu nhân viên của Cơ quan CIA, đã từng phục vụ tại Đông Á, Đông Dương, Châu Phi, Iran và Châu Âu. Hiện nay, ông làm Tư vấn cho CIA. Sách đã xuất bản: Vietnam Declassified: The CIA and Counterinsurgency, University Ptress of Kentucky, 2010.
 Nguyên tác của bản dịch: Power struggles in Saigon-The CIA and the Government of Ngo Dinh Diem, một tài liệu của CIA được giải mật vào ngày 10 tháng 8 năm 2014 theo mã số C06122619 EO 13526 1.4 (c)<25yrs .="" i="">
https://www.cia.gov/library/center-for-the-study-of-intelligence/csi-publications/books-and-monographs/Anthology-CIA-and-the-Wars-in-S
Dịch giả cám ơn Cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải đã cung cấp nhiều tư liệu mới giải mật của CIA về chính biến 1 tháng 11 năm 1963.

***
Khi Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất kết thúc với Hiệp định Geneva vào ngày 20 tháng 7 năm 1954, chính quyền Eisenhower quyết định đảm nhận gánh nặng của Pháp trong việc ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng Sản ở Đông Nam Á. Trong thực tế, điều này có nghĩa là cố gắng xây dựng một quốc gia ở phía Nam vĩ tuyến 17 có thể tự bảo vệ chống lại Hồ Chí Minh và miền Bắc. Vấn đề về sự lãnh đạo của người Việt đã được quyết định: trong chủ mưu của Mỹ và cạnh tranh của Pháp, Ngô Đình Diệm đã trở thành Thủ Tướng vào đầu tháng 7 và nhiệm vụ của Mỹ là giúp ông Diệm củng cố kiểm soát trong một tình huống mà dường như là có lợi cho Hà Nội chiến thắng sau cùng.
Khi Hiệp định Geneva có hiệu lực, CIA đã thành lập xong cho mình một cơ quan mới. Hai trạm độc lập đại diện cho CIA ở Sài Gòn: Trạm Quân sự Sài Gòn (Saigon Military Station) do Đại tá Edward Lansdale lãnh đạo và Trạm Thường trú (Rugular Station). Lansdale đã tự giới thiệu với ông Diệm, và Paul Harwood, Trưởng Ban Mât vụ của Trạm Thường trú là người đã quen biết ông Ngô Đình Nhu, bào đệ của ông Diệm, trong một vài tháng trước, Toà Đại Sứ, chủ yếu theo hướng của Pháp, đã đối xử dè dặt với hai anh em nhà họ Ngô, và Lansdale và Harwood đã nhanh chóng trở thành các kênh quan trọng về thông tin chính trị và ảnh hưởng giữa hai chính phủ.
Những đối thủ ban đầu của ông Diệm không phải là những người Cộng Sản còn im lìm mà là các giáo phái và nhóm băng đảng dị biệt, họ được xuí giục bởi một vị tư lệnh thân Pháp trong quân đội của ông Diệm. Bởi tính ngang bướng của ông Diệm mà Paris được tách rời nhanh chóng; về phía Mỹ, Tướng J. Lawton Collins, Đặc sứ của Eisenhower, sớm tuyệt vọng về khả năng cai trị của ông Diệm. Trong hoàn cảnh bất lợi này, hai Trạm thuộc CIA đã cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ từ trung ương bằng cách giúp cho ông Diệm chống lại các đối thủ của mình.
Trong những tháng đầu khi ông Diệm nhậm chức, những nỗ lực này có ảnh hưởng quan trọng, có lẽ là quyết định, nhưng đến tháng 3 năm 1955, cuộc nổi dậy vũ trang có vẻ sắp xảy ra, Đại sứ Collins đã ủng hộ Hoa Kỳ tìm người thay thế ông Diệm. Bài viết sau đây được trích ra từ tác phẩm CIA and the Government Ngo Dinh Diem, CIA History Staff sẽ xuất bản, nó mô tả những gì đã xảy ra từ đó cho đến đầu tháng 5 năm 1955.
***
Lansdale đã có dính liếu với một số nhà lãnh đạo giáo phái vào tháng 9 năm 1954. Những cuộc tiếp xúc này thực hiện theo yêu cầu của ông Diệm, bao gồm các nhà lãnh đạo Cao Đài, Trịnh Minh Thế, Tướng Nguyễn Thanh Phương, Chỉ huy Lực lượng Chính quy Cao Đài; và hai vị  tướng của Giáo phái Hoà Hảo. Ngoại trừ việc trả tiền trước đây cho ông Thế, ông Diệm yêu cầu Lansdale không hỗ trợ vật chất, ông nói rằng trong trường hợp này, ông chỉ muốn Lansdale "dạy cho tường Hòa Hảo Nguyễn Giác Ngộ biết cách thu phục người dân." 1 Dù mối quan tâm của ông Diệm về thanh danh cho vị tướng này là gì đi nửa, ông cũng có ý định lựa chọn Lansdale là người làm trung gian để chứng minh cho các giáo phái thấy là mệnh lệnh của ông là có Mỹ hỗ trợ.
Vận độnghòa giải
Ngoại trừ ông Thế, các nhà lãnh đạo giáo phái đã hoàn toàn nhận thức được vị thế yếu kém của ông Diệm và không có cam kết nào đối với chính phủ mới. Nhưng đến cuối năm 1954, họ trở nên lo lắng về việc chấm dứt các khoản trợ cấp của Pháp cho các lực lượng vũ trang. Nếu những đơn vị này không được sát nhập vào Quân đội Việt Nam và cũng không được trợ cấp khi giải ngũ, quyền lực của các nhà lãnh đạo sẽ bị ảnh hưởng. Pháp vẫn còn kiểm soát việc trả lương cho quân đội và ngân khố quốc gia. Khi các khoản thanh toán cho các giáo phái chấm dứt vào tháng 2 năm 1955, ông Diệm không có ngân qũy để tiếp tục chi trả cho họ. Một trung đoàn trong lực lượng của ông Thế đã được sát nhập vào ngày 13 tháng 2, nhưng tương lai của tất cả các lực lượng giáo phái khác và lòng trung thành chính trị của các nhà lãnh đạo này vẫn chưa được giải quyết.2
Trong những tuần trước ngày 13 tháng 2, khi Lansdale làm trung gian  giữa ông Diệm và ông Thế, dường như ông không biết về những cuộc đàm phán trực tiếp đồng thời giữa ông Nhu và Đạo Cao Đài, dù ông Nhu có liên tục báo tin cho Harwood. Harwood đã không biết vai trò của Lansdale và không ai thấy có bất kỳ nhu cầu nào để báo cho người khác biết.3 Do đó, Lansdale xem vai trò của mình là điều động được nhiều hơn trong thực tế. Tuy nhiên, cũng như đã làm với Tướng Ngộ của Hòa Hảo, ông làm việc với ông Thế là để đem lại một sự bảo đảm của Mỹ về thiện ý của ông Diệm. Đồng thời, Lansdale tiếp tục hòa giải với các nhà lãnh đạo giáo phái khác, tất cả đều ít có cảm nhận về quyền lực của chính quyền, trừ tướng Thế, một cộng sự viên lâu năm của ông Nhu.
Sự hỗ trợ của Pháp cho các quân đội giáo phái sắp kết thúc, Tướng John C. (Iron Mike) O'Daniel, Trưởng Nhóm Cố vấn Hỗ trợ Quân sự (Military Assistance Advisory Group, MAAG) và Cao Ủy Pháp Paul Ely đã ủy nhiệm cho Lansdale lãnh đạo một Toán Liên Quân Mỹ-Pháp để tìm cách sắp xếp giải ngũ hoặc sát nhập vào quân đội chính quy. Lo sợ dai dẳng về các giáo phái nổi loạn nhiều hơn là với những người Mỹ khác trên chính trường, Lansdale đã thuyết phục O'Daniel và Ely để trấn an các nhà lãnh đạo giáo phái với một loạt các cuộc thuyết trình giữa tháng ba về các kế hoạch Pháp-Mỹ.4 Tuy chưa thuyết phục được là quyền lợi cho các lãnh đạo giáo phái sẽ được bảo vệ, tất cả các lãnh đạo giáo phái, kể cả tướng Thế, đã thành lập Mặt trận Quốc gia Thống Nhất Các Giáo Phái, và đưa ra một Bản Tuyên Ngôn vào ngày 21 tháng 3, họ cho ông Diệm thời hạn năm ngày, như Lansdale nói, để "thanh lọc toàn bộ chính phủ; nếu không, họ sẽ đi theo người dân." 5
Khi cuộc khủng hoảng khẩn trương hơn vào tối ngày 20 tháng 3, Lansdale bắt đầu có một phiên họp trong bốn giờ với Thủ tướng Chính phủ. Ông Diệm than phiền về các giáo phái và về sự suy đoán của Bộ trưởng Quốc phòng của ông muốn là có thẩm quyền để giải nhiệm các sĩ quan quân đội mà ông ta "không yêu chuộng".Trong hai ngày tiếp theo, Lansdale cuống cuồng đi lại giữa ông Diệm và Cao Đài, bảo đảm cho ông Diệm là ít nhất tuớng Thế vẫn còn trung thành với chính phủ, mặc dù đã ký trong Bản Tuyên Ngôn.
Đại sứ Collins, người đã được Lansdale báo tin, muốn được giúp đở và nghĩ rằng ông ta có thể trấn an các Tướng Phương và Tướng Thế của Cao Đài. Nhưng tại cuộc họp tiếp theo, vào ngày 22 tháng 3, Collins chỉ trích Bản Tuyên Ngôn và đặt câu hỏi về lòng yêu nước của các tác giả Bản Tuyên Ngôn. Chuyện tệ đến nỗi Lansdale cảm thấy buộc lòng yêu cầu Collins vào cuối phiên họp, giải thích cho các vị khách của ông rằng ba người Mỹ dự họp có ghi chép là các giới chức của Toà Đại Sứ, không phải là các nhà báo. 6
Lansdale gặp ông Diệm vào tối ngày 22 tháng Ba. Ông Diệm vẫn lo lắng về việc quân đội kiểm soát và việc Collins đã nói với ông rằng Bộ trưởng Quốc phòng Minh chịu trách nhiệm cho Quân đội. Lansdale giải thích rằng Collins đã thực sự xác định đường giây điều hành mệnh lệnh, và nó bị ông Diệm cắt bỏ khi ra lệnh chuyển quân mà không thông báo cho ông Minh. Ông Diệm có yêu cầu Mỹ cho một bảng "mô tả công việc" về trách nhiệm của Thủ tướng và Lansdale phác hoạ trách nhiệm của Tổng thống Hoa Kỳ.7
Khi cuộc khủng hoảng trầm trọng hơn, Lansdale nhận thấy ông Diệm phản ứng thụ động kỳ lạ:
Ông Diệm có rất ít kế hoạch xây dựng trong những thời điểm căng thẳng như vậy; hoặc ít nhất ông không nói cho tôi về kế hoạch của ông. Ông ít chú ý đến kế hoạch như vậy, ông có vẻ nôn nóng tiếp tục báo cáo các biến cố trong ngày, điều mà Đại sứ Collins gọi là "gào thét trên vai tôi".
Lansdale đã cố gắng lấp đầy khoảng trống, ông đề nghị nhiều hoạt động quan hệ chính trị và công chúng mà ông Diệm có thể sử dụng để lấy lại sáng kiến chính trị chống lại các giáo phái. Ông cũng cố gắng hòa giải tranh chấp lâu dài giữa ông Diệm và Tướng Phương qua việc trả lương và  sinh hoạt của quân đội Cao Đài. Trong cách giải quyết các bất hoà về số tiền đã trả, sau đó Lansdale nói rằng: "Như thường lệ, tôi đã kiểm tra vấn đề với cả hai bên, nói với họ rằng tôi thích giải quyết những vấn đề đó một cách công khai hơn là làm sau lưng." 9
Phương sách bạo lực
Vào ngày 29 tháng 3, sau một tuần vận động nhưng không có kết qủa, Tướng Phương và Thế đến gặp Lansdale và tuyên bố rằng một cuộc bạo động của Hòa Hảo-Bình Xuyên sắp xảy ra. Họ lên tiếng cho Lansdale biết về việc đưa quân đội của Tướng Phương sát nhập vào quân đội quốc gia khi bị phản kháng của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, người chống ông Diệm; Lansdale đã thảo luận vấn đề  này với Collins.
Cùng lúc đó, ông Diệm đã nói với Pháp rằng ông sắp sử dụng Quân đội để tiếp quản Bộ Tư Lệnh Cảnh sát Quốc gia. Tướng Ely ép ông phải hoãn lại cuộc tấn công, nhưng Bình Xuyên đã đánh phủ đầu trong đêm đó, khai hỏa tại các đồn của quân đội ở Sài Gòn. Đạn súng cối rơi ngay trong sân Dinh Độc Lập, Lansdale muốn đến gặp ông Diệm để báo cáo trực tiếp về  các chuyển biến. Tướng O'Daniel, dường như quan tâm đến sự an toàn cho Lansdale nên không để cho Landsdale đi. 10
Như thường lệ, không có sự phối hợp giữa hai Trạm CIA, Lansdale không biết là Harwood đang ở trong Dinh Độc Lập trong khi đạn súng cối rót, nhìn lực lượng pháo binh của ông Diệm đang san bằng nền đất trong Dinh, nơi có các vụ bắn phá. Trong cuộc khủng hoảng, Harwood đã có mặt tại Dinh hầu như hàng ngày, ông đã thuyết trình cho ông Nhu và nhân danh Collins, ông thúc giục ông Diệm không nên điều quân để chống lại Bình Xuyên. Vào ngày 29 tháng 3, Harwood ở trong Dinh để kiểm tra một báo cáo của Pháp về một cuộc tấn công của quân đội trong lãnh điạ của Bình Xuyên ở Chợ Lớn. Ông Diệm đã đảm bảo rằng đã không làm động thái như vậy và không có ý định làm như vậy.11
Sáng hôm sau, Lansdale kinh hoàng khi thấy Ely đã đe dọa can thiệp vũ trang của Pháp để áp đặt một lệnh ngừng bắn, và Collins đã ủng hộ Ely. Lansdale phản đối: "Thực ra, Quân đội Pháp đã đảm nhiệm một vai trò bảo hộ cho Sài Gòn." Collins không đồng ý khi nhấn mạnh vai trò của Pháp chỉ là làm người trung gian hòa giải. Ông Diệm thấy vấn đề này như Lansdale đã làm, và ông Diệm phàn nàn Ely đã tự xưng là "Tổng Tư lệnh Quân đội". Nhưng Ely và Collins thắng thế, ít nhất là vào lúc này. Chuyển biến này làm hài lòng Lansdale, ông Diệm và Tướng Phương đã đồng ý ngày hôm đó, ngày 30 tháng 3, để sát nhập thêm 8.000 quân Cao Đài vào quân đội quốc gia; vì thế mà phủ nhận họ là có bất đồng chính kiến với Mặt trận Thống Nhất Các Giáo Phái. 12
Các thương thuyết của ông Nhu
Trong khi đó, ông Nhu liên tục báo cho Harwood biết về những nỗ lực của riêng mình để xoa dịu khủng hoảng. Trong khi ông Diệm lại sử dụng Lansdale làm sứ giả cho Tướng Trịnh Minh Thế, ông Nhu tiếp tục đàm phán riêng tư với hai tướng Thế và Phương. Một báo cáo của Trạm vào ngày 29 tháng 3 mô tả một cuộc họp, có lẽ là do ông Nhu mà tướng Thế đã đồng ý rút khỏi Mặt Trận Thống Nhất Của Giáo Phái và tướng Phương đã rời khỏi nội các. Hai vị tướng Cao Đài đã thực hiện như đã hứa, và ông Nhu làm cả hai vai trò vừa là nhà đàm phán và được nâng cao là nguồn cung cấp báo cáo. 13 Trong khi Toà Đại sứ báo cáo rằng các thành phần còn lại trong nội các sắp ra đi, Harwood nói với Washington là chuyện sẽ không xảy ra. Ông Nhu đã nói, không ai trong các thành viên của nội các có dũng cảm đối đầu với ông Diệm bằng cách từ chức. Không ai làm như vậy, và tất cả đều ở lại, ít nhất là trong thời gian này. 14
Tránh cảnh suy sụp
Vào ngày 31 tháng 3, có lẽ do sự xúi giục của Pháp, từ Cannes nơi ông lui ẩn, Bảo Đại đã gửi cho ông Diệm một bức điện tín khiển trách, ông than phiền về tình trạng đổ máu, đã có một trăm hoặc nhiều hơn về các thương vong, ông đề nghị một cách bóng gió rằng ông Diệm nên từ chức. (Bảo Đại đã gửi điện hai lần, một lần ông làm rõ để chắc chắn làm cho kẻ thù của ông Diệm được báo tin.)
Ely và Collins duy trì áp lực đối với ông Diệm là không nên hành động chống lại Bình Xuyên, khi Thủ tướng giảm đòi hỏi Landsdale, liệu điều này có nghĩa là Pháp và Mỹ đang có kế hoạch để lật đổ không. Lansdale đã đảm bảo với ông điều ngược lại, nhưng có thể không giúp đỡ gì khi ông Diệm phàn nàn về ảnh hưởng đang bị soi mòn trong việc hành sử quyền lực bị bế tác. Nhưng ít nhất, Lansdale có thể đảm bảo rằng nhận thức của Việt Nam về các biến cố đã được chuyển tới Washington. Một ngày sau khi người Pháp ngăn chặn cảnh suy sụp với Bình Xuyên, Landsdale đã thuyết trình những người được ông Diệm phái đến gặp ông qua ba tiếng rưỡi đồng hồ trong phòng ngủ của ông Diệm.
Bộ trưởng Quốc phòng từ nhiệm
Trong giai đoạn khủng hoảng này, Bộ trưởng Quốc phòng Hồ Thông Minh đã từ chức khi ông Diệm từ chối việc tham khảo trước với nội các trước khi khởi động chống Bình Xuyên. Collins nghĩ đây là một ví dụ về sự bất lực của ông Diệm trong việc điều hành những người có quan điểm độc lập, và ông phản ứng bằng cách đe dọa rút lại hỗ trợ của Hoa Kỳ cho ông Diệm, nếu ông Minh không được giữ lại. Dù cách nào đi nửa, ông Minh rời nội các, và vào ngày 31 tháng 3, Collins kín đáo cho Washington biết tin là ông thua cuộc. Ông nói là ông Diệm đã có một "cơ hội công bằng" để thiết lập một chính phủ làm việc hữu hiệu, nhưng đã có "kết quả quả ít cho bất cứ điều gì có tính cách xây dựng". 16 Trong khi đó, Lansdale phàn nàn với Bộ Tổng Hành Dinh rằng ông nghĩ trong việc chỉ trích ông Diệm vì tính thụ động, Collins đã gây tác hại trong khi ngăn cản ông Diệm kiềm chế Bình Xuyên, mối đe dọa trực tiếp duy nhất cho quyền uy của chính phủ. 17
Lansdale chống đối Collins
Những điểm bất đồng chính yếu của Lansdale với Collins là tinh thần của quân đội và sự trung thành của các tướng Cao Đài là Phương và Thế, hai người đồng thời còn trung thành với ông Diệm và có liên hệ ngầm với giới lãnh đạo chống ông Diệm thuộc Mặt Trận Thống Nhất Các Giáo Phái. Lansdale và Trạm Thường trú, được hỗ trợ bởi MAAG và các tùy viên quân sự, nghĩ rằng quân đội có thể đánh bại Bình Xuyên, và Lansdale đã tin chắc về lòng thành tín của người đối thoại Cao Đài. Collins nghi ngờ cả hai chuyện. Mặc dù không được Bộ Ngoại Giao khuyến khích tìm kiếm các lựa chọn khác để thay thế cho ông Diệm, ông viết cho John Foster Dulles vào ngày 7 tháng Tư rằng "phán đoán của tôi là ông Diệm là không có năng lực ... để ngăn chặn đất nước này rơi vào vòng kiểm soát của Cộng sản".
(Một đoạn bị xoá trong nguyên tác, ND)
Lo sợ rằng Collin chống đối đề nghị, Lansdale yêu cầu Bộ Tổng Hành Dinh chấp thuận việc này mà không có sự phối hợp của Toà Đại sứ. Washington thông cảm với tình trạng khó xử của ông ta nhưng khăng khăng rằng Collins cân được tham khảo ý kiến. Khi vỡ lẽ ra, Collins thuận lòng chấp nhận ý tưởng này. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, John Foster Dulles đã ủng hộ đề xuất của Frank Wisner, Phó Giám đốc Kế hoạch CIA, để trì hoãn việc chung quyết cho Trạm cho đến khi Washington có thể trực tiếp thảo luận kế hoạch với ông Đại Sứ, người được triệu hồi để tham vấn về tương lai chính trị của ông Diệm. Trong khi đó, Lansdale để tạm thời hoà hoản nếu ông Diệm thúc ép ông về vấn đề này.20
Lo lắng về đường lối mà Collins sẽ liên hệ ở Washington, Lansdale đã điện cho DCI để xin phép đồng hành với ông Đại Sứ đến Washington. Wisner trả lời từ chối, nhưng thúc giục Lansdale nên cố gắng ngăn chặn ông Diệm không nên từ chối trước các khuyến cáo mới nhất của Collins về việc bổ nhiệm cho chính phủ, có gây hại. Lansdale đã dành hai ngày để đi lại giữa Dinh Độc Lập và Toà Đại Sứ trước ngày khởi hành của Collins là 20 tháng 4, nhưng ông không thể ngăn cản những gì ông thấy là có một sự hiểu lầm cơ bản giữa ông Diệm và Collins.
Kết quả là Collins đi Washington để thuyết phục rằng ông Diệm chỉ đưa những người tâng bốc nịnh bợ vào nội các, trong khi Lansdale nghĩ ông Diệm đã kiên quyết cho rằng họ là "những người dũng cảm trung thực chống thực dân." 21 Lansdale dường như đã tin theo lời của ông Diệm, trong khi Collins, người chưa bao giờ nghi ngờ về sự chân thành của ông Diệm, đánh giá tốt hơn về phương thức này có ý nghĩa gì trong thực tế.
Khó khăn với ông Nhu
Harwood đã trải nghiệm cùng một vấn đề với ông Nhu cũng như Lansdale khi đã đối mặt với ông Diệm. Vào ngày 21 tháng 4 năm 1955, ngay sau khi Collins khởi hành, Harwood đã báo trước cho Bộ Tổng Hành Dinh là tại một cuộc tranh luận sắp xảy ra về vấn đề cảnh sát, ông Nhu sẽ hỏi tại sao ông Diệm bị ngăn cản quyền kiểm soát chính phủ của ông. Harwood đã nhận được lá thư của ông Nhu phản đối nỗ lực mới nhất của Collins khi mở rộng nội các. Cũng nên lưu ý rằng Collins đã thừa nhận tư vấn cho các người Việt khác về chính phủ sẽ được tổ chức lại, ông Nhu nhấn mạnh rằng sự tuân thủ của ông Diệm có nghĩa là "phủ nhận toàn bộ lý tưởng cách mạng ... và thực hiện một chế độ giống như Tưởng Giới Thạch, kết thúc trong sự chiến thắng của Việt Minh, một mình họ có khả năng quét sạch tất cả sự thối nát này." 22.
Các mối quan hệ đối nghịch
Viễn cảnh đổ nát của các kết qủa về một liên minh không Cộng Sản minh chứng cho một khoảng cách biệt thuộc về nhận thức trong việc xác định cho một uy quyền chính danh của miền Nam Việt Nam, nó đã làm tách rời anh em nhà họ Ngô ra khỏi các nhà bảo trợ Mỹ. Ông Diệm đã từng viết rằng "một sự tôn kính thiêng liêng là do người có quyền tối thượng....Ông là người trung gian giữa dân chúng và Thượng Đế khi ông làm lễ tôn thờ dân tộc." 23. Giữa cuộc đấu tranh với các giáo phái, dường như ông Diệm và ông Nhu đã thấy nhiệm vụ của họ cả về hai khía cạnh thần bíđộc quyền. Mặt khác, người Mỹ có thể bị phân chia về các chiến thuật, nhưng họ đều thấy nhiệm vụ của họ là một trong những cố gắng hòa giải với những lợi ích cũa những người chống Cộng Sản khác nhau, trong khi rời bỏ các tổ chức Việt Minh và bắt đầu xây dựng một chính phủ dựa trên dân chúng.
Sự dị biệt về ý kiến của Mỹ ở mức độ chiến thuật, mà nó kéo dài cho đến trước khi có cuộc đảo chính vào năm 1963, dẫn đến kết qủa trong mối quan hệ với ông Diệm đã gây đối nghịch ở hai mức độ. Mức độ thứ nhất là sự phản đối của các giới chức Mỹ, những người nghĩ rằng ông Diệm không thể thành công và muốn thay thế ông. Mức độ thứ hai phát sinh từ sự căng thẳng giữa ông Diệm và những người Mỹ đã coi ông là ứng viên duy nhất cho giới lãnh đạo miền Nam Việt Nam chống Cộng, nhưng muốn ông Diệm chấp nhận quan điểm của họ về mặt hình thức của thể chế cần phải làm.
Cả hai Trạm thuộc CIA đều thấy những điểm yếu trong cách lãnh đạo của ông Diệm và đặc biệt là Harwood, người đã có kinh nghiệm về một cuộc đối đầu. Nhưng cả ông Harwood và Lansdale đều không thấy bất kỳ giải pháp thay thế nào. Khi Đại sứ Collins đi Washington, cả hai vẫn cam kết giúp đỡ ông Diệm tồn tại.
Bối rối về giao tế
Chuyến đi Washington của Collins vào ngày 20 tháng 4 đã gây ra một chuyện định mệnh nhất trong mối quan hệ của CIA với chính quyền ông Diệm. Nó cũng minh chứng cho các mối quan hệ rối loạn của Collins với CIA và khả năng của Cơ quan tại thời điểm đó trong khi khai thác các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ để hỗ trợ cho hành động chính trị. Ở Hồng Kông, trong khi còn trên đường đi, ông Đại Sứ đã chọn một ấn bản của tạp chí Life với một hình bìa về một cuộc tiếp tân vinh quang của ông Diệm ở miền Trung Việt Nam. Bức ảnh và bài tường thuật kèm theo là kết quả của một sáng kiến của Lansdale mà Wisner đã dành cho tạp chí Life/Time, ấn bản tháng Giêng. Ông đã đưa cho các biên tập viên một bài gốc và họ đã tiến hành công bố các đặc điểm về tầm vóc chính trị ngày càng tăng của ông Diệm tại Việt Nam Tự do. 24
Collins đến Washington giận dữ vì việc công bố này, mà ông coi là mất chính nghĩa. Ông nói trong một cuộc họp liên bộ rằng ông Diệm không có quần chúng ủng hộ. Ông nhấn mạnh là bức ảnh là giả mạo, có lẽ bởi Harwood và CIA đã "có thiên kiến trong các phúc trình ", Wisner đáp rằng ông đã hiểu ông Diệm đã tạo được các thành công trong mối quan hệ với công chúng thực sự, và Collins "gọi ông đích  thực là một kẻ nói dối."
Wisner nhanh chóng hỏi lại Trạm về mặt trái của chuyện này. Điểm chinh trong thư trả lời là tiền không thể mua được nhân tâm, chuyện hiển nhiên trong bức ảnh (trên thực tế, Trạm đã trao cho ông Nhu 1.700 Đô la để giúp chuẩn bị cho lễ tiếp tân của ông Diệm). Sau này, Wisner nói với Harwood rằng ông đã đọc một bức điện tín cho một phiên họp tiếp theo của Ủy ban Liên Bộ, với một số hậu quả tai hại dẫn đến sự tín nhiệm của Collins ở Washington. Collins dường như đã quên sự chấp thuận của chính mình cho dự án của Tạp chí Time/Life, được trao cho Wisner ở Washington vào đầu tháng Hai và được xác nhận ở Honolulu trên đường về Sài Gòn.2 Harwood nghĩ rằng sự quên lãng rõ ràng của Collins có thể cho thấy sự thiếu quan tâm chính yếu về lợi ích trong chương trình hành động bí mật. Trong suốt nhiệm kỳ tại Sài Gòn, ông Đại Sứ không bao giờ yêu cầu một cuộc thuyết trình về vấn đề này. 27
Các mối quan tâm của Ông Đại Sứ
Dù có hoặc không một cuộc thuyết trình chính thức, Collins đã quyết định rằng các nhân viên CIA ở Sài Gòn được hưởng quá nhiều tự do trong hành động. Hồ sơ của Bộ Ngoại Giao có một Giác Thư của Randolph Kidder, Phó Giám đồc Phái Bộ, lưu ý rằng Đại sứ đã "chỉ đạo cho (CIA) sẽ không thực hiện ... các chương trình mới tại Việt Nam mà không tham khảo ý kiến trước" với Đại Sứ và Kidder và cố vấn chính trị. "Hơn nữa, (CIA) sẽ định kỳ xem xét" hoạt động hiện tại với các giới chức này. Theo Kidder, Allen Dulles đã gửi George Aurell đến Sài Gòn vào tháng 2 năm 1955 để "thảo luận về quyết định trên với Đại sứ Collins. Không có thay đổi nào trong chỉ thị của Đại sứ được đưa ra." 28
Collins đã không chia sẻ với CIA ở Sài Gòn về các đề nghị của ông ta vào ngày 7 tháng 4 năm 1955 cho Bộ Ngoại Giao rằng ông Diệm được thay thế. Bộ Tổng Hành Dinh của CIA cũng im lặng, có lẽ họ nhận thức được việc này ít nhất là sau cuộc họp giữa tháng 4 đã thảo luận về việc triệu hồi Collins,. Khi Collins chuẩn bị đi, Lansdale muốn biết nên phản ứng như thế nào trước cuộc thăm dò của ông Diệm về những ý định của Mỹ. Collins nói với Lansdale là sẽ đảm bảo với Thủ tướng về việc tiếp tục ủng hộ của Hoa Kỳ. Sự bất đồng đã rõ nét của Đại Sứ với ông Diệm khiến việc bảo đảm này trở thành có phần nào nghi ngờ, và Lansdale không thoải mái. Nhưng trong tuần lễ đầu tiên khi Collins vắng mặt, Lansdale không có lựa chọn nào khác ngoài việc giả vờ lạc quan trong các giao dịch với ông Diệm. 29
Căng thẳng tiếp tục
Trong tuần cuối cùng của tháng 4, căng thẳng với nhóm Binh Xuyên tăng lên. Trong một sự tái hiện gần giống như các biến cố vào cuối tháng 3, ông Diệm nói với Lansdale về ý định của ông ta để thay thế Lai Văn Sang, Tư Lệnh Cảnh sát Quốc gia; thông tin tương tự như cũng xuất phát từ ông Nhu thông qua Harwood. Lần này, Collins không tỏ ra tích cực phản đối và ông Diệm đã hành động vào ngày 26 tháng 4, mà không thông báo cho  Pháp. Ông bổ nhiệm một giám đốc an ninh mới và thiết lập một trụ sở cho vị tân cử này ở bên ngoài khu vực do quân đội Pháp kiểm soát. Tin đồn tiếp tục dự đoán về sự bỏ rơi của Pháp và Mỹ mà ông Diệm là nguyên nhân, và Lansdale yêu cầu Bộ Tổng Hành Dinh cho họ có thẩm quyền để đảm bảo cho ông Diệm và các giới chức Việt Nam khác trong việc tiếp tục cam kết của Washington
Điều này gợi lên một câu trả lời từ DCI Allen Dulles thúc giục kiềm chế đối với ông Diệm và chỉ ra rằng bất kỳ sự đảm bảo nào mà Lansdale mong muốn sẽ được gửi qua Randolph Kidder, Ủy viên Công cán. Dulles nói là trong bất kỳ trường hợp nào, không có sự bảo đảm cho đến khi có các cuộc thảo luận theo sau đó được tiến hành kết thúc ở mức cao nhất" và "Lansdale nên chuẩn bị (cho khả năng) này, nó có thể liên quan đến một số thay đổi trong quan hệ với ông Diệm.'' 30
Lời lẽ cảnh báo này phản ánh sự hiện diện bất thường của Tướng Collins tại Washington. Sự việc không may xảy ra do bài báo làm chủ đề chính cho Tạp chí Life có thể đã làm mờ đi sự tín nhiệm của Collins, nhưng ông Đại sứ có hai lợi thế trong cuộc tranh luận về những việc cần làm liên quan đến ông Diệm. Một việc là sự xác quyết mạnh bạo của ông về việc ông Diệm thiếu năng lực. Việc khác còn lại là tư thế của ông như là người đại diện cá nhân của Tổng thống. Chức danh này đáp ứng sự công nhận đặc thù của ông đối với cả chính phủ ông Diệm và Pháp, nhưng nó phản ánh một cách chính xác mối quan hệ của ông với Tổng thống Eisenhower.
Trong vòng vài ngày sau khi đến Washington, Collins đã gây ưu thế với Tổng thống và Ngoại trưởng còn do dự để bắt đầu làm việc với Pháp và Hoàng đế Bảo Đai nhằm tìm cách thay thế ông Diệm. Vào ngày 27 tháng 4, vào cuối ngày làm việc, ba điện tín đã đi đến Toà Đại sứ ở Paris với các chỉ thị về cách bắt đầu đề cập chủ đề với người Pháp. 31
Ủng hộ ông Diệm
Khi Bộ Ngoại Giao nói với Paris về cách bắt đầu chuẩn bị cho việc thay thế ông Diệm, Lansdale đã không được báo tin, nhưng ông có nghi ngờ, ông tìm cách ngăn chặn một động thái như vậy. Vào ngày 27 tháng 4, ông đã thăm dò được các thành viên trong toán công tác Việt Namxác nhận rằng tất cả, kể cả Kidder, Ủy viên Công cán, nghĩ rằng ông Diệm có thể đánh bại Bình Xuyên.32 Sáng sớm ngày 28 (là lúc vào cuối giờ làm việc của ngày 27 ở Washington), ông đã yêu cầu Kidder ủy quyền cho các thành viên trong nhóm báo cho Bộ Tổng Hành Dinh biết về các quan điểm của họ, nhưng Kidder từ chối và nói rằng Collins đã biết họ nghĩ gì.
Lansdale sau đó quay sang liên hệ với Trạm Thường trú thường, và bằng số 0900 họ có gởi một điện tín chung, nói với Bộ Tổng Hành Dinh đó là "ý kiến được xem xét" của CIA ở Sài Gòn là ông Diệm có cơ hội tốt để thành công hơn bất kỳ sự thay thế nào trong tương lai; không ủng hộ ông Diệm sẽ gây ra sụp đổ cho bất kỳ một chính phủ kế nhiệm nào và chỉ làm cho Việt Minh hưởng lợi. Bức điện nói thêm rằng thông tin vừa nhận được có thông qua cho Kidder để cho toán công tác đánh giá và đề nghị DCI yêu cầu Bộ Ngoại Giao hỏi Sài Gòn về đề nghị. 33
Những gì mà sau này Bộ Ngoại Giao gọi là "một hàng loạt tường trình và khuyến nghị, một phần của nó là đến từ Lansdale, điện tín này đến Bộ Tổng Hành Dinh vào tối ngày 27 tháng 4, giờ địa phương. Cùng với các báo cáo khác, bức điện này đã nêu ra:
“một loạt các cú điện thoại từ ... (George) Aurell tới (Archibald) Roosevelt (xử lý thay cho Wisner), cho Allen Dulles, tới (Thứ trưởng) Hoover. Bộ trưởng, Ken Young (Giám đốc các vấn đề của Philippine và Đông Nam Á)  Kết quả là một lệnh đình chỉ cho Paris, không "bắt tay vào chương trình hành động đã được đồng ý vào chiều tối ngày hôm qua." 34
Cuộc tấn công khác
Trong khi Bộ Ngoại Giao đang chuẩn bị thay thế ông Diệm, Bộ Tổng Hành Dinh đã yêu cầu Sài Gòn cho biết thêm các chi tiết về các biến cố ở đó. Vào lúc lời yêu cầu đến nơi, thư trả lời về cuộc khủng hoảng cuối tháng 3 đã tóm lược. Ngay sau buổi trưa ngày 28, những viên đạn súng cối nổ tung lần nữa trong sân Dinh Độc Lập.
Ông Diệm gọi cho Tướng Ely để phản đối việc pháo kích, dường như hoả lực là do phe Bình Xuyên trong một khu vực được Pháp bảo vệ, trong khi thư ký của ông Diệm đang ở trên một đường giây điện thoại khác báo cho Lansdale về việc nổ súng đang diễn ra và về lập luận với Ely. Khi một loạt các tiếng nổ khác tới gần đó, ông Diệm nói với Ely rằng ông đã ra lệnh cho Quân đội phản công và cúp máy. Thư ký của ông Diệm đã nói với Lansdale như vậy và rồi cúp máy. 35
Một số người tỉm hiểu về việc can dự của Mỹ, trong lúc đầu đã tin rằng Lansdale, vì lo lắng ngăn chặn bất kỳ động thái nào ở Washington nhằm bỏ rơi ông Diệm, khuyến khích ông Diệm chống đối Bình Xuyên, và đúng là Quân đội đã khai hoả trước. Lansdale có thể đã không cố gắng thuyết phục ông Diệm tránh một cuộc đụng độ, nhưng theo như Joe Redick, thông dịch viên của ông, sau này kể lại, ông cũng không nói gì để kích động bất cứ ai. 36 Do đó, nguồn gốc của các đợt khai hoả đầu tiên vẫn là không chắc chắn.
Toán công tác của Lansdale và Trạm Thường trú đã dành hai ngày tiếp theo để cập nhật cho Washington theo dõi sự tiến triển của ông Diệm chống lại cuộc bạo loạn. Lansdale quan tâm tới ông Diệm, những tiếp xúc khác tại Dinh và với Trịnh Minh Thế. Trong khi đó, Harwood đã phỏng vấn ông Nhu và nhận được ông Nhu những bản sao các báo cáo của do Giám đốc Cơ quan Tình báo Quân đội được chuẩn bị trình cho ông Diệm. Từ khi có giao tranh vào cuối tháng Ba, Trạm Thường trú đã được tiếp xúc gần như hàng đêm với nhân viên của Bình Xuyên; cơ quan có khả năng cung cấp thông tin chiến thuật khả tín. Harwood đã đưa phần lớn tin tức này cho ông Nhu để quân đội sử dụng. 37
Vào ngày 29 tháng 4, Bộ Ngoại Giao đã yêu cầu CIA Sài Gòn đề ra các ước lượng cho Toán công tác, và câu trả lời của Kidder là xác nhận hai Trạm của CIA trước đó đã gởi việc đánh giá lạc quan về cơ hội của ông Diệm 38. Trong khi đó, được quân đội Cao Đài hỗ trợ, quân đội Việt Nam đã nắm lấy sáng kiến. Hòa Hảo lui vào thế thủ, xem đồng minh Bình Xuyên của họ đã đi vào thế thủ. 39 Lansdale và Toán công tác lên tiếng tin tưởngi ông Diệm và Quân đội dường như được chứng minh.
Chiếu chỉ của Bảo Đại.
Tại thời điểm này, ông Diệm cho Lansdale xem một bức điện thứ hai của Bảo Đại. Không còn hài lòng với mối đe dọa bị che giấu vào cuối tháng 3, Bảo Đại đã ra lệnh cho ông Diệm và Vị Tư lệnh Quân đội tới Paris. Ông Diệm đã trao quyền Quân đội cho Tướng Nguyễn văn Vỹ, một công dân Pháp và là người ủng hộ Tướng Hinh, cựu Tổng Tham Mưu và muốn thành phản loạn. Ông Diệm nói với Lansdale là Quân đội và Cao Đài trung thành, không chấp nhận quyền lực của tướng Vỹ và họ muốn là ông Diệm ủng hộ  cho ý định của họ về việc phế đế. 40 Ông Diệm muốn biết là liệu Mỹ có chấp nhận việc này không.
Mô tả của Lansdale về các biến động không đề cập đến bất kỳ sự tham khảo nào với Bộ Tổng Hành Dinh hoặc Ủy Viện Công cán. ông trả lời rằng Washington "sẽ chấp nhận một hành động hợp pháp, nhưng đó là 'truất ngôi bằng cách bỏ phiếu . . .  ông Diệm mô tả chuyện này hầu như là một thủ tục pháp lý quá khó." 41 Cùng lúc ấy, như được kể lại về sau này trong cuốn sách của ông, Lansdale đã khuyến khích ông Diệm chống lại chiếu chỉ của hoàng đế là phải báo cáo tại Pháp. Ông hình dung ông Diệm trong một nỗi đau khổ khi phân vân do dự về cuộc xung đột giữa uy quyền của hoàng đếquyền lợi của quốc gia, một xung đột mà Lansdale ngụ ý là ông đã giúp cho ông Diệm để giải quyết vấn đề. "Từ tốn và đau đớn", họ đi đến kết luận rằng nếu ông Diệm ra đi, "sẽ không có nền tảng đạo đức nào mà chính phủ có thể cai trị được ... Tự do sẽ là người sáng lập."
Thực ra, ông Nhu đã nói với Harwood rằng ông Diệm sẽ bất tuân chiếu chỉ, và ông Diệm đã làm như vậy, mặc dù ông cũng chống lại áp lực của giáo phái một cách công khai để phế đế. Ủy viện Công cán Kidder, người cũng mô tả tình thế tiến thoái lưỡng nan của ông Diệm, chấp nhận một  lập trường trung dung hơn, ông nói rằng Thủ tướng sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với bất kỳ sự bất chấp mệnh lệnh nào của hoàng đế 42.
Chiến thắng cho ông Diệm
Quyết định của ông Diệm giử tướng Vỹ, người bị nhanh chóng tước đi mọi quyền lực, ngoại trừ Lực lượng Vệ binh Hoàng gia mà họ vẫn trung thành với Bảo Đại. Những lực lượng khiêm tốn này đủ để kích động sự hỗn loạn, ngay cả khi Quân đội chiến đấu chống lại Bình Xuyên để kiểm soát thành phố. Trong khi Cao Đài thân ông Diệm cố gắng bắt giữ Tướng Vỹ, Vệ binh Hoàng gia của Tướng Vỹ  bắt những người trung thành với ông Diệm, sau đó thả họ ra, trong đó có Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội. Theo lời kể của Lansdale, Đại tá Trần Văn Đôn sau đó bằng cách nào đó đã thuyết phục Tướng Vỹ lừa người Pháp trong việc cung cấp xe thiết giáp mà họ đã giữ lại của phía người Việt Nam. Tướng Vỹ chuyển số xe này cho Quân đội, đã nhanh chóng dùng để chống lại Bình Xuyên. 43
Cho dù sự đóng góp của những chiếc xe thiết giáp của Tướng Vỹ là gì đi nửa, Quân đội của ông Diệm đã nhanh chóng kết thúc nhóm Bình Xuyên. Đến trưa ngày 30 tháng 4, các phiến quân đã được đẩy lui ra khỏi Sài Gòn  trừ một số cứ điểm biệt lập trong khu Chợ Lớn 44. Bình Xuyên và Hòa Hảo còn gây thêm một số phiền toái cho năm sau, nhưng không có sự hỗ trợ nghiêm túc của Pháp. họ không còn là một mối đe dọa thật sự.
Washington phản ứng
Một viên chức của Cơ quan CIA tại Washington về sau đã nhắc lại rằng vào một buổi chiều cuối tuần, có lẽ là ngày thứ Bảy 30 Tháng 4, hoặc Chủ Nhật 1 tháng 5,  Allen Dulles và Frank Wisner đã đưa ra báo cáo mới nhất về trận chiến tại Sài Gòn tại nhà của John Foster Dulles. Ông Diệm kiên quyết chống lại Bình Xuyên, tin cho biết và dân chúng đang ủng hộ ông Diệm.
DCI và Wisner lập luận rằng đây là thời điểm sai lầm để thực hiện cam kết của Tổng thống Eisenhower với Collins khi tìm cách thay thế ông Diệm. Với những vị khách còn hiện diện, Ngoại Trưởng đã đồng ý điện thoại cho Tổng thống. Ông đã tóm tắt báo cáo của Cơ quan CIA và đề xuất trì hoãn việc thu hồi sự hỗ trợ của Hoa Kỳ theo như dự định. Trong lúc Collins vắng mặt - ông đã trên đường trở về Saigon- Eisenhower đã đồng tình.
Khi cuộc họp kết thúc, một phụ tá đã thông báo là Couve de Murville, Đại sứ Pháp, đã đến, và Ngoại Trưởng đã đảm bảo với các vị khách từ biệt của ông rằng "ông ấy sẽ lo chuyện của người Pháp." Chiều ngày 1 tháng 5, khi Collins vẫn còn trên đường đến Sài Gòn, một bức điện của Bộ Ngoại Giao cho Đại sứ quán tái khẳng định cam kết của Mỹ với Ngô Đình Diệm. 45
Các vấn đề về ảnh hưởng
Thông tin từ các nguồn của Lansdale là một phần nhỏ, mặc dù chắc chắn là quan trọng, trong một phần của báo cáo đã thuyết phục Tổng thống Eisenhower đảo ngược quyết định việc bỏ rơi ông Ngô Đình Diệm. Hầu hết các tin tức này đã được các giới chức của Trạm Thường trú thu thập. Tuy nhiên, Allen Dulles xem tất cả các tin túc này như là xuất phát từ Lansdale, người mà ông đã đích thân lựa chọn bổ nhiệm cho công việc tại Sài Gòn, và người mà ông coi có thẩm quyền tối cao của Cơ quan về vấn đề Việt Nam. Dù có chủ tâm hay không, Lansdale sử dụng thẩm quyền đó để làm báo cáo của Trạm thường trú, và trong khi làm như vậy, ông trở thànhảnh hưởng lớn và duy nhất đối với các cuộc thảo luận ở Washington tại thời điểm quan trọng nhất của việc giử ông Diệm lại nắm quyền trước năm 1963. 46
Nói chung, thời điểm này phản ảnh một trong những đặc điểm nổi bật của mối quan hệ của Cơ quan CIA với Ngô Đình Diệm, mà cụ thể là CIA đã gây ảnh hưởng có nhiều hiệu quả khi nhân danh ông Diệm hơn là chính bản thân ông Diệm. Ông Diệm dường như chưa bao giờ hành động theo tinh thần có qua có lại, nhưng mà đúng hơn là một người có được tư thế đáp ứng nhu cầu của ông vì chính nghĩa và bởi sự quan tâm của Mỹ khi nhìn thấy ông  thành công.
Chắc chắn một điều là ông Diệm không bao giờ biết được các chi tiết về vai trò điều hành của Cơ quan CIA trong việc sắp xếp việc đình chỉ các chỉ thị của Mỹ cho Paris, và sau đó thuyết phục Ngoại Trưởng và Tổng thống hủy bỏ cam kết của họ với Collins để từ bỏ ông Diệm. Nhưng chắc chắn là ông sẽ coi các dàn xếp này không phải là quá mức.
Hỗ trợ quyết định
Không có gì là chắc chắn rằng nếu không có CIA ủng hộ, ông Diệm sẽ bị buộc phải rời chức vụ. Ông Diệm vẫn có những người cam kết ủng hộ ở Quốc Hội. Thượng Nghị sĩ Mike Mansfield đã đe dọa sẽ cắt viện trợ cho Việt Nam nếu ông Diệm bị thay thế, và Nử Nghị sĩ Edna Kelly của New York đại diện cho nhiều người trong Ủy ban Đối ngoại Hạ viện chống lại sự không ủng hộ của Mỹ đối với ông. Và hai giới chức có ảnh hưởng thuộc Bộ Ngoại Giao - Walter Robertson, Phụ tá Bộ trưởng phụ trách Viễn Đông Sự vụ, và Kenneth Young, Giám đốc Văn phòng chuyên trách về các vấn đề Philippine và Đông Nam Á, đã không tán thành các lập luận của Collins; họ không thấy sự thay thế khả thi nào đối với ông Diệm. John Foster Dulles ít cam kết đối với ông Diệm hơn bất kỳ người nào khác trong số nhóm người này, luôn đặt câu hỏi liệu có tìm thấy ai tốt hơn được hay không. Sự thành công của ông Diệm chống lại Bình Xuyên sẽ củng cố thêm những bàn tay của những người ủng hộ của ông ngay cả khi không có sự giúp đỡ của CIA. 47
Nhưng các cuộc đàm phán với Paris, một khi đã được tiến hành, có thể đã có được động lực riêng biệt. Khi bước chân vào cuộc, người Pháp sẽ phải tranh đấu hết sức để đưa ông Diệm xuống, và Đại sứ Collins có lẽ sẽ ủng hộ họ, ngay cả sau khi đánh bại Bình Xuyên. Điều chắc chắn là CIA, nhờ sự ủng hộ của Lansdale ở Sài Gòn và thông qua việc khai thác của Allen Dulles tại DCI các thâm nhập cho đến Ngoại Trưởng, đảm bảo rằng vấn đề sẽ không được tham gia. Có những nghi ngờ về ông Diệm vẫn tồn đọng, nhưng quyết định đã làm kết thúc sự việc.
Sự kết hợp giống nhau trong hành động trong cùng mục tiêu và tính khách quan trí thức mà các giới chức của CIA đã mang lại trong mối quan hệ với ông Diệm và ông Nhu cũng đã tạo ra công việc tiên phong về các khái niệm điều hành và kỹ thuật phối hợp liên ngành mà sau đó đã xác định nỗ lực của Mỹ trong cuộc chiến chống du kích tại Việt Nam. Khi tất cả điều này được đưa ra để xét đoán về vai trò của Cơ quan CIA trong việc củng cố vị thế của ông Diệm trong chính quyền miền Nam Việt Nam, đó vẫn là một thành quảhiệu quả nhất của Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai.

***
 
Bà Quả Phụ TRỊNH MINH THẾ Tiết Lộ Bí Mật Của VNCH Trong Bài Trả Lời Báo Chí Sau Năm 75

THẦN TƯỚNG TRÌNH MINH THẾ


Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần 
Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.
Trình Minh Thế (1922 - 3 tháng 5 năm 1955) (một số tài liệu viết là Trịnh Minh Thế) là một người theo chủ nghĩa dân tộc và là một thủ lĩnh quân sự trong thời gian cuối của cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, đầu cuộc Chiến tranh Việt Nam.
Gia thế

Trình Minh Thế sinh ở tỉnh Tây Ninh trong một gia đình theo đạo Cao Đài. Theo Phòng Nhì Pháp thì cha ông tên là Trình Trung Vinh, tuy nhiên nguồn khác lại cho biết cha ông là Trình Thành Quới, một chức sắc Cao Đài, đồng thời là một thương gia phát đạt.

Gia đình họ Trịnh chuyển từ Bình Định vào miền Nam từ đầu thế kỷ 19 và đổi họ từ Trịnh sang Trình, theo gia đình ông là để tránh sự trả đũa của nhà Nguyễn với những người theo Tây Sơn.

Do sinh trưởng trong một gia đình có thế lực, Trình Minh Thế được hưởng sự giáo dục tốt hơn rất nhiều người Việt đương thời nói chung. Ông tốt nghiệp tiểu học (Certificate of Primary Education), nhưng sau bị đuổi học vì tội ngang ngạnh, bướng bỉnh.

Hoạt động

Thời kỳ 1940-1954

Khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, Nhật tiến vào Đông Dương. Phản ứng trước tình hình phong trào chống Pháp càng ngày càng gia tăng, toàn quyền Đông Dương là Đô đốc Decoux hành động quyết liệt. Ông ta cho đóng cửa một số nơi thờ tự của Cao Đài, rồi tới ngày 26 tháng 8 năm 1940 cho đóng cửa Tòa Thánh Tây Ninh. Tới ngày 27 tháng 7 năm 1941, nhiều lãnh đạo của Cao Đài, kể cả Hộ Pháp Phạm Công Tắc bị bắt giữ.

Để giành được sự ủng hộ của các tổ chức Việt Nam theo chủ nghĩa quốc gia, phát xít Nhật tiến hành bắt liên lạc và hỗ trợ cho họ, trong đó có Cao Đài. Tới tháng 2 năm 1943, Nhật giúp vị Phối Sư Cao Đài là Thượng Vinh Thanh (thế danh Trần Quang Vinh) mở lại Thánh thất Cao Đài tại Sài Gòn. Để đáp lại, Cao Đài hợp tác tích cực với Nhật, Phối Sư Thượng Vinh Thanh (Trần Quang Vinh) kêu gọi giáo dân Cao Đài xung phong đăng lính cho quân Nhật, 10.000 giáo dân Cao Đài làm việc cho Nhật, đáng kể nhất là tại xưởng đóng tàu Nitian. Số người này sau giờ làm việc được huấn luyện quân sự. Nhờ vậy mà Trình Minh Thế được huấn luyện quân sự trong trường sỹ quan của Hiến binh Nhật (Kempetai), khi Nhật bắt đầu sử dụng lực lượng vũ trang Cao Đài. Tới năm1945, ông trở thành một sỹ quan của lực lượng quân sự Cao Đài.

Được sự bảo trợ của Nhật, Phối Sư Thượng Vinh Thanh (Trần Quang Vinh) tổ chức lực lượng vũ trang gồm 3.000 người, tiếng là theo chỉ thị của Hoàng thân Cường Để. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, lực lượng Cao Đài mặc đồng phục trắng, đội mũ bê-rê, vũ trang bằng gậy tre vọt nhọn tham gia hỗ trợ Nhật đảo chính Pháp. Thủ lĩnh quân sự của Cao Đài là tướng Trần Văn Thành tuyên bố Hoàng thân Cường Để chỉ thị thành lập lực lượng vũ trang Cao Đài liên minh với Nhật Bản để chống Pháp. Không có tài liệu cho biết cụ thể hoạt động của Trình Minh Thế trong thời gian này, nhưng có thể cho rằng thời kỳ này Trình Minh Thế đã gia nhập lực lượng vũ trang Cao Đài và tích cực hợp tác với Nhật.

Khoảng tháng 11 năm 1946, cùng với lực lượng Cao Đài, Trình Minh Thế bắt tay hòa hoãn với Pháp và nhanh chóng thăng tiến. Trong khoảng thời gian từ năm 1946-1948, Trình Minh Thế từ trưởng phòng tác chiến khu vực Bến Cầu trở thành tổng chỉ huy khu miền Đông. Trong vòng 5 năm Trình Minh Thế đã trở thành Tham mưu trưởng quân đội Cao Đài. Tuy nhiên, tính cách "đồng bóng" của Trình Minh Thế cũng khiến cho ông có nhiều kẻ thù trong quân đội Cao Đài, và dính dáng nhiều đến các âm mưu, tranh giành tại Tòa Thánh Tây Ninh.

Tháng 1 năm 1948, Trình Minh Thế ly khai lần thứ nhất, nhưng quay lại chỉ sau 48 giờ. Ông thành lập đội quân xung kích Hắc Y, mặc quần áo bà ba đen, sau trở thành đồng phục cho tất cả dân quân Liên Minh. Bộ quần áo bà ba đen sau này trở thành biểu trưng cho lực lượng Việt Cộng khi quân Liên Minh tan rã. Đầu năm 1949, Trình Minh Thế đưa lực lượng của mình từ các tỉnh miền Đông về Tây Ninh để ủng hộ Phạm Công Tắc, rồi sau đó được phong hàm Thiếu tá.

Trên thực tế, hoạt động chống Việt Minh của Trình Minh Thế có hiệu quả đáng ngờ. Chẳng hạn ngày 17 tháng 2 năm 1950, Trình Minh Thế cung cấp cho lực lượng Việt Minh tại Trảng Bàng vũ khí để tấn công một đoàn xe của Pháp, ông cũng gửi đại diện đến các cuộc họp của Việt Minh tại Long Thành ngày 30 tháng 4 và Đồng Tháp Mười ngày 14 tháng 6 năm 1950, ngoài ra, Trình Minh Thế còn lớn tiếng công kích Pháp. Các vụ đụng độ giữa quân Liên Minh và Việt Minh chỉ gây ra những tổn thất nhỏ, phần nhiều giới hạn trong việc giành giật lương thực, ngũ cốc của hai phe. Một lý do được nêu ra, có thể là do lực lượng của Trình Minh Thế chỉ có giới hạn, chừng 2 tới 3 ngàn người, không phải là đối thủ của Việt Minh. Dù sao, hoạt động của Trình Minh Thế cũng giúp cho Tòa Thánh Tây Ninh tránh được các cuộc tấn công của lực lượng Việt Minh.

Tháng 6 năm 1951, Trình Minh Thế chính thức rời khỏi hàng ngũ Giáo phẩm Cao Đài với chừng 2.000 người của mình và thành lập lực lượng riêng, lấy tên là Liên Minh, chủ trương chống cảViệt Minh và Pháp. Cha và anh của ông cũng thành lập lực lượng vũ trang trong Liên Minh, về sau hai người bị giết khi đụng độ với lực lượng Việt Minh. Tuy nhiên, cũng có tin cho rằng ông Trình Thành Quới chết vì trúng mìn do chính lực lượng Liên Minh đặt phòng vệ quanh doanh trại.

Lực lượng của Trình Minh Thế được cho là đã thực hiện một loạt các vụ đánh bom khủng bố tại Sài Gòn từ năm 1951 tới năm 1953, thời kỳ đó bị đổ cho Việt Minh, và có lẽ cũng phải chịu trách nhiệm cho vụ ám sát tướng Chanson tại Sa Đéc năm 1951.

Tháng 8 năm 1953, quân Pháp mở cuộc tấn công vào căn cứ của Trình Minh Thế, sử dụng một tiểu đoàn sơn cước Nùng tinh nhuệ. Quân Liên Minh phải tránh vào các hang động ở núi Bà Đen. Về sau Trình Minh Thế phải dời sở chỉ huy về núi Heo. Tới năm 1954, Liên Minh đã mở rộng địa bàn hoạt động về phía tây-nam, tới tận sông Cửu Long. Lực lượng của họ được chia làm nhiều tiểu đoàn, quân số có lẽ vào khoảng 2.500 người.

Thời kỳ 1954-1955

Thời kỳ đầu năm 1954, khi nội bộ Cao Đài còn đang ngấm ngầm tranh giành ảnh hưởng, thế lực với nhau, thì Pháp thua trận Điện Biên Phủ. Chính phủ Mỹ không muốn Việt Nam thống nhất dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nên quyết định can thiệp, hỗ trợ lực lượng thứ ba. Cố vấn quân sự Mỹ là Edward Lansdale, người chịu trách nhiệm dựng lên chế độ của Ngô Đình Diệm, đàm phán với Trình Minh Thế về việc sử dụng lực lượng vũ trang của ông ta để hỗ trợ cho Thủ tướng Diệm và Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Chính phủ Ngô Đình Diệm dành ra 5 triệu quan (piastre) cho Liên Minh, tiếng là để thu xếp dịnh cư cho 10.000 người tị nạn ở khu vực Tây Ninh, nhưng thực tế một phần số tiền này được sử dụng để chi tiêu cho Liên Minh như một món tiền mua chuộc.

Thông qua Lansdale, Mỹ tiếp tục tài trợ cho Trình Minh Thế và các nhóm Cao Đài khác. Tuy nhiên, do chính phủ Đệ nhất Cộng hòa còn yếu ớt, nên nhiều chỉ huy các phe nhóm vũ trang tuyên bố chống lại chính phủ Ngô Đình Diệm và tổ chức đảo chính. Thời gian này, khó xác định được Thế trung thành với ai, và cũng khó xác định được liệu chính phủ Mỹ có ủng hộ Diệm chống lại phe nổi loạn. Một số người cho rằng Thế có thể là một lựa chọn khả dĩ để thay thế Diệm. Tuy nhiên khi lực lượng Liên Minh tiến vào Sài Gòn, thì có lẽ đó là để đáp lại lời kêu gọi vào phút cuối cùng của Lansdale ủng hộ Diệm.

Tháng 9 năm 1954, Lansdale phát hiện ra tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn, đang tiến hành âm mưu lật đổ Diệm. Cùng lúc, quân Pháp phong tỏa các lực lượng Cao Đài định tiến vào Sài Gòn giải nguy cho Ngô Đình Diệm. Cuộc đảo chính bị thất bại khi Lansdale mua chuộc được các sỹ quan cấp dưới của tướng Hinh đi nghỉ mát, thiếu những thuộc hạ cốt cán này, cuộc đảo chính không thể tiến hành được.

Đầu năm 1955, Đại sứ quán Mỹ dành ra một ngân khoản bí mật, ước tính khoảng 2 triệu dollar để thuyết phục Trình Minh Thế gia nhập chính phủ. Ngay cả các khoản chi chính thức cho Trình Minh Thế cũng rất đáng kể, như ngân sách dành cho lực lượng vũ trang bỏ ra 108.000 dollar để chi cho Trình Minh Thế[7]. Số tiền Lansdale bỏ ra để mua chuộc các chỉ huy giáo phái lên đến 8,6 triệu dollar, còn nếu tính cả số tiền Ngô Đình Diệm bỏ ra thì tổng cộng có đến 12 triệu dollar đã được chi cho 246 chỉ huy giáo phái.

Ngày 13 tháng hai năm 1955, quân lính của Trình Minh Thế chính thức sát nhập vào quân đội Việt Nam Cộng hòa, còn Trình Minh Thế nhận hàm thiếu tướng, dẫn quân Liên Minh diễu hành vàoSài Gòn. Trình Minh Thế điều động 15.000 quân Cao Đài về Tòa Thánh Tây Ninh như lực lượng dự bị, còn mình dẫn phần lớn lực lượng của mình gồm 2.500 người về gia nhập quân đội Việt Nam Cộng hòa như thỏa thuận với Ngô Đình Diệm.

Cái chết

Mộ Trình Minh Thế tại núi Bà Đen

Trong khoảng thời gian từ tháng 3 tới tháng 5 năm 1955, tình hình tại Sài Gòn trở nên rất căng thẳng. Mâu thuẫn gay gắt về cả quyền lực chính trị lẫn kinh tế khiến đụng độ vũ trang giữa phe chính phủ và liên minh lực lượng vũ trang giáo phái cùng Bình Xuyên  là khó tránh khỏi. Tổng Thống Ngô Đình Diệm kiên quyết tiêu diệt lực lượng vũ trang đối lập, còn lực lượng giáo phái nhờ vào sự hậu thuẫn của Pháp cũng quyết không chịu nhượng bộ. Thủ tướng Ngô Đình Diệm đưa vào Sài Gòn các đơn vị trung thành gồm 3 tiểu đoàn Nùng, rồi 2 tiểu đoàn dù dưới quyền đại tá Đỗ Cao Trí. Các đơn vị này cộng vào số binh sĩ của tướng Trình Minh Thế (Cao Đài), đại tá Nguyễn Văn Huê (Hòa Hảo) và thiếu tá Nguyễn Văn Đày (Hòa Hảo) làm cho cán quân lực lượng nghiêng về phía quân chính phủ, so độ 4.000-5.000 quân Bình Xuyên tại vùng Sài Gòn Chợ Lớn.

Ngày 8 tháng 3 năm 1955, 7 tiểu đoàn quân Chính phủ bắt đầu hành quân tiêu diệt lực lượng đối lập là đảng Đại Việt tại Quảng Trị, và tới ngày 25 tháng 3, quân dù mở cuộc tấn công vào phe đối lập tại Sài Gòn, nhưng Cao ủy Pháp là tướng Paul Ely cùng tướng Lawton Collins (Mỹ) gây sức ép buộc quân chính phủ phải ngưng chiến. Tuy nhiên, thế lực của quân chính phủ được củng cố lên nhiều khi ngày 29 tháng 3, tướng Nguyễn Thành Phương, tư lệnh các lực lượng Cao Đài tuyên bố ủng hộ chính phủ. Tình hình căng thẳng giữa hai bên kéo dài, các thỏa hiệp do Pháp và Mỹ làm trung gian đưa ra đều bị hai bên bác bỏ, tới ngày 26 tháng 4, xung đột quân sự bùng nổ trở lại. Quân đội chính phủ nhanh chóng đánh tan sức kháng cự của quân Bình Xuyên, tới cuối tháng 4, quânBình Xuyên hoàn toàn bị đánh bại, bị đẩy khỏi thành phố, bị quân chính phủ truy kích.

Ngày 3 tháng 5 năm 1955, khi đang ngồi trên xe Jeep chỉ huy tiến quân qua cầu Tân Thuận, tướng Trình Minh Thế bị một viên đạn carbin bắn tỉa bắn vào sau gáy. Vụ giết người này không bao giờ được làm sáng tỏ, một số người đổ lỗi cho phía Pháp (vì họ đã thề giết cho bằng được Trình Minh Thế trong suốt nhiều năm [cần dẫn nguồn]), trong khi một số người khác đổ lỗi cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Hoàn cảnh cái chết của ông cũng gây nhiều tranh cãi, khi có nhiều thông tin khác nhau, thậm chí đối lập nhau về thời gian, địa điểm, vết thương gây nên cái chết của ông... Sau khi chết, tên ông được đặt cho con đường dọc suốt Quận 4 Sài Gòn cho tới năm 1976, nay là đường Nguyễn Tất Thành.

Con trai Trình Minh Thế là ông Trình Minh Sơn cư ngụ ở Canada cho rằng cha mình bị bị giết bởi một khẩu súng lục chĩa vào gáy. Ông ta cũng cho biết Trình Minh Thế đã bị bắn hai phát, chứ không phải một như thông tin chính thức mà giới truyền thông Việt Nam Cộng hòa đưa ra lúc bấy giờ. Ông cho rằng Trình Minh Thế đã bị ám sát bởi chính quyền Ngô Đình Diệm để ngăn chặn khả năng ông ta trở thành phe đối lập với chính quyền.

1/ Thần Tướng Trình Minh Thế (1922 - 1955)
lịch sử việt nam, tướng trình minh thế
Thần tướng Trình Minh Thế
Ông sinh năm 1922 làng Trà Cau, quận Gò Dầu tỉnh Tây Ninh; có dính líu ít  nhiều đến cuộc khởi nghĩa của quân Tây-Sơn vì tổ phụ 4 đời họ Trịnh gốc  Bình Ðịnh. Ông là tín đồ của Cao-Ðài. Ðã từng là Tham Mưu Trưởng Quân Ðội Cao Ðài, Chỉ Huy Trưởng Quân Ðội Quốc Gia Liên Minh.
Trở về quy phục chính phủ quốc gia ngày 13/2/1955. Ðược đích thân cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm gắn cấp bậc Thiếu tướng.

Tướng Thế là một dũng tướng nhưng có tính e lệ với phụ nữ. Biết co giãn tùy thới thích hợp với việc quân (khi nghiêm khắc bàn quân sự, lúc dễ dãi cười đùa trong nghĩ ngơi). Cách phục sức bình dân không diêm dúa, nói năng khiêm tốn lễ độ nhường nhịn lời ăn tiếng nói với mọi người. Khi đã có bụng khi ai, Tướng Thế không nói ra, chỉ im lặng nghe phút biểu rồi nồng hậu tiễn về. Là một vị tướng đức độ (thương xót giúp đỡ kẻ dưới nhường nhịn người trên) thông minh tuyệt vời có một không hai dù ít học.
Một vị dũng tướng hiếm có như thế không may bị mất sớm lúc 19 giờ chiều ngày 3 tháng 5 năm 1955. Có giả thuyết cho rằng thực dân Pháp ám sát lại có chỗ nói rằng chính Bình Xuyên đã làm. Thủ tướng Ngô Đình Diệm liền truy phong chức Trung Tướng cho người quá cố. Tang lễ của cố Trung tướng Trình Minh Thế được cử hành theo nghi thức Quốc-táng dưới sự chủ tọa của cố Tổng thống Ngô Ðình Diệm cùng cố vấn Ngô Ðình Nhu.
Ông Nhị Lang, cố vấn chính trị của Phong trào kháng chiến Trình Minh Thế cũng đã xác nhận : "Vậy mà khi tôi đem tất cả lòng thành thật diễn tả trường hợp tử vong của người đồng chí họ Trình, sau bao đắn đo cân nhắc mọi giả thuyết, để đi đến kết luận là Tướng Thế “bị ám sát tại chiến trường Tân Thuận” buổi chiều ngày 3/5/55, bởi bọn tôi tớ Pháp, v.v..., thì dư luận lại bất chấp mọi lẽ, cứ một mực đổ diệt cho anh em ông Diệm.Gần đây hơn, tôi có công bố trên mặt báo chí một tài liệu bằng tiếng Pháp, với lời xác nhận của viên Thiếu tá tình báo Pháp tên là Savani rằng chính ông ta đã tổ chức giết Trình Minh Thế, để trả thù cho thượng cấp là Tướng Chanson"
mộ của tướng   thế
Mộ của Trung tướng Trình Minh Thế nơi nghĩa trang Liên Minh núi Bà Đen

Cố Trung Tướng Trình Minh Thế chủ trương Chống Cộng, Ðả Thực, Bài Phong. (tác giả Trúc Lâm Lê An Bình)
Đọc thêm: Phong Trào Kháng Chiến Trình Minh Thế tác giả Nhị Lang biên soạn. Nhà Lion Press xuất bản năm 1985. Liên lạc bà Kim Anh 655 south 43rd Street Boulder, Colorado 80303.
I. 12.2002 con trai Tướng Trịnh Minh Thế : Trịnh Minh Nhật định cư tại Canada tuyên bố : Thân phụ Ông ta chết là do TT Diệm muốn loại bỏ Tướng Thế . Tôi có đọc tài liệu này . Nhưng lập luận này không đứng vững vì các lí do sau đây, và tại sao có lập luận này.
1, Thời điểm 5.1955 TT Diệm chỉ có 2 tướng trung thành : Trịnh Minh Thế, và Lê Văn Tỵ. Các Tướng khác: Lê văn Vỹ, Nguyễn văn Hinh, Bảy viễn là theo Pháp, Cấp tá Chỉ có Trung tá Đỗ Cao Trí tư lệnh Liên Đoàn Dù, và Trung tá Nguyễn Khánh tư lệnh Không quân là phò trợ hết minh còn lại Đại tá Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê văn Kim, Mai Hữu Xuân là chờ thời, không Biết Ông Diệm có thắng hay Không?
Vai trò Tướng Thế rất quan trọng, Trong lúc Tướng Bảy Viễn chống lại tại Sải Gòn. Tướng Trần Văn Soái (Năm Lửa) lập chiến Khu tại Cai Lậy, Tướng Ba Cụt Lập Chiến Khu tại Miền Tây Thốt Nốt. Pháp tích cực yểm trợ. Đại tá Nguyện Bôn (Đại Việt) lập chiến khu Ba Lòng (Quảng Trị). Quốc trưởng Bảo Đại ủng hộ, Trung tướng Hinh ủng hộ họ.

Ở vị thế TT Diệm treo mành sợi tóc, giả sử TT thủ đoạn cũng phài chờ quét sạch các tướng cát cứ, hay ít nhất một nửa mới ra tay. Nên biết rằng 3,500 quân Hắc y Liên Minh Tướng Thế đang đóng tại Sải Gòn. Phàm phép dùng binh dù TT tàn ác, thủ đoạn không bao giờ vụng tính, nhất 15,000 quân Cao Đài dự bị đang ở Tây Ninh, Tướng Thế rất được tín đồ Cao Đài trọng nễ, Nghe tin Ông về với TT Diệm, cấp chỉ huy của Ông Trung tướng Nguyễn Thành Phương (Bảo Dại phong chức) tuyên bố ủng hộ TT.
2, Tướng Trịnh Minh Thế được Đại tá Edward Lansdale. Trưởng phái bộ Mỹ ủng hộ hết mình, đã liên lạc ngay khi Thủ tướng Diệm mới về nuớc 6.1954. kêu gọi Tướng Thế ủng hộ Thủ tướng, vì vận mệnh miền Nam. Nhậm chức một tuần Ông Ngô Đình Nhu đã vào chiến khu núi Bà Đen găp Tướng Thế.
3, Tướng Thế có khả năng đảm nhận chức Tổng tham mưu Trưởng QLVNCH, là sĩ quan tốt nghiệp võ bị Kempetain do Nhật huấn luyện, thành tích chống pháp, CS. TT Diệm cũng có ý đó.
Thiếu Tướng Tỵ là người Đạo Đức, Phật giáo thuẩn thành, nhưng khả năng cầm quân xông pha trận mạc không bằng Tướng Thế.
4. Pháp đả thú nhận họ hạ sát Tướng Thế để trả thù cho Thiếu tướng Chanson bị Hắc y ám sát 1951 tai Sa Dec.
Vậy lí do nào Ông Trịnh Minh Nhật phán đoán là thân phụ bị hạ sát tại dinh Độc lập, rồi chở ra cầu Tân thuận?
1. Các sĩ quan Quân đội Quốc gia như Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Mai hữu Xuân… , không bao giờ muốn Tướng Thế nắm chức Tổng tham mưu trưởng QLVNCH, Vì họ lí luận Tướng Thế Không tốt nghiệp Võ bị cùa Pháp, hay Đà lạt như họ… có những lần họ theo Pháp tấn công vào Lực luợng Liên Minh của Tướng Thế (nếu Tướng Thế nắm quân đội tương lại họ tăm tối). Lúc này họ Ở Bộ TTM, tin tức Tướng Thế sẽ đi qua cầu Tân Thuận đã bị xì ra chp Pháp. Chính Họ muốn mượn tay Pháp khử Tướng Thế. Trên xe Jeep chỉ huy còn một Sĩ quan Bộ TTM đi theo. Có tài liệu cho rằng chính viên sĩ quan này bắn bồi phát thứ hai kết liễu mạng sống Tướng Thế. Khi Phát đầu tiên từ Giang thuyền bắn lên.
2, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đã lưu vong qua Kampuchea, từ trước, vì vậy có một số tín đồ Cao Đài bất mãn Ông Diệm, và Tướng Thế, Nay cộng cái chết của Ông ta, và Một số sĩ quan thân Pháp, đổ tất cả tội lỗi lên TT Diệm. Thậm chí một Ông tướng mới lên 3 sao sau 1.11.1963 tuyên bố Tướng Thế bị bắn tại dinh Độc lập, rồi khiên ra cầu Tân Thuận.
Lập luận sai ở chỗ 1955 TT Diệm ở dinh Gia Long (góc Nguyễn Du, Gia Long) Dinh độc lập mới xây sau này 1961. có lẻ Ông Trình Minh Nhật sống trong nền Đệ nhị Cộng Hoà, nên tin lập luận này, nhà văn CS nằm vùng Vũ Hạnh, và Học giả (tư tưởng thân cộng trước 1975) Nguyễn Hiến Lê lập luận như thế.
Tôi có thể thưa Ông Trịnh Minh Nhật 3 điều :
1, Thủ tướng Diệm, Cố vấn Ngô đình Nhu dự định cử Tướng Trịnh Minh Thế Tổng tham mưu trưởng QLVNCH. (thăng trung tướng, rồi Đại tướng) Đại tá Lansdale ủng hộ (sau này là Trung tướng Lục quân Hoa Kỳ. nếu điều này xảy ra là điều may cho dân tộc VN
2, Tướng Thế là người yêu nước nồng nàn, có tư cách, Pháp mua chuộc bao nhiêu lần không được. Một người như thế về bảo vệ TT Diệm từ buổi đầu tiên, khi thế Ông Diệm chênh vênh, Lý do nào TT giết một người Trung thành, nhất trong giai đoạn còn hiểm nguy.
3, Ông Diệm đã bật khóc, nước mắt giàn dụa khi nghe tin Tướng Thế chết, Ông đóng kịch sao? nên nhớ đây là dinh Gia Long.
Các tài liệu Mỹ chưa bao giờ nói điều này, họ che dấu làm gì. Pháp đả thú nhận.
Tôi sẽ trả lời vụ Phật Giáo 1963, Tôi suy nghĩ có nên nói ra hay không? vì Tôi là Cựu Huynh trưởng GĐPT. Nếu bạn muốn biết thật sự vụ “đàn áp phật giáo tại đài phát thanh Huế 1963″ vụ “Lực lượng đặc biệt tấn công chùa xá lợi 8.1963″ có rất nhiều tài liệu đã bạch hoá. Trung tướng Tôn Thất Đính (Phật giáo) chỉ huy tấn công chùa Xá lợi là hiểu rõ.
Hy vọng Tướng Đính hãy vì sự thật lich sử mà lên tiếng công đạo, im lặng không phải là thượng sách.
Nguyen Hung Kiet
-----
Xin trích đoạn tài liệu CSVN vế cái chết Tương Trịnh Minh Thế :”Ngày 3 tháng 5 năm 1955, khi đang ngồi trên xe Jeep chỉ huy tiến quân qua cầu Tân Thuận, Tướng Trình Minh Thế bị một viên đạn carbin bắn tỉa vào sau gáy từ một giang thuyền trên Sông Sài Gòn. Vụ giết người này không bao giờ được làm sáng tỏ, một số người đổ lỗi cho phía Pháp (vì họ đã thề giết cho bằng được Trình Minh Thế trong suốt nhiều năm, Pháp đã thú nhận sau náy), trong khi một số người khác đổ lỗi cho chính quyền Nam Việt Nam, lí luận trong giai đoạn (1965-1975). Hoàn cảnh cái chết của ông cũng gây nhiều tranh cãi, khi có nhiều thông tin khác nhau, thậm chí đối lập nhau về thời gian, địa điểm, vết thương gây nên cái chết của ông… Sau khi chết, tên ông được đặt cho con đường dọc suốt Quận 4 Sài Gòn cho tới năm 1976, nay là đường Nguyễn Tất Thành”
“12.2002 Con trai Tướng Trịnh Minh Thế là Trịnh Minh Nhật tại Canada tuyên bố là cha mình bị đã bị bắn hai phát, chứ không phải một như thông tin chính thức mà giới truyền thông đưa ra. Từ đó Ông cho rằng có lẽ Trình Minh Thế đã bị ám sát bởi chính quyền Nam Việt Nam để ngăn chặn khả năng ông ta trở thành phe đối lập với chính quyền”
Vụ giết người này vẫn chưa được làm sáng tỏ, vì hiện tại vẫn có một số người tại hải ngoại thù hận Ngô Đình Diệm, tin vào luận điễm cùa các Tướng Đảo chánh 1963″.
Tôi cũng thấy không cần thiết tranh Luận về vấn đề này, Lịch sử sẽ làm sáng tỏ tất cả.
Băm xác Ba Cụt: Dương văn Minh thú nhận sĩ quan cận vệ của mình Trung uý Nguyễn Văn Nhung là người thực hiện nhằm trả thù người bạn bị lính Ba cụt bắn tử thuơng 1956. Nguyễn văn Nhung Là con người hung ác, hành động theo cảm tính không thể đổ lỗi cho TT Diệm
Sáng 2.11.1963 Đại uý Nhung là người rút súng Colt 45 bắn bồi, dùng dao găm đâm vào 2 xác chết của anh em TT để lập công với tướng Minh, lên thiếu tá. Hung thủ thật sự là một Thiếu tá dùng tiểu liên M.2 xả hàng loạt đạn vào TT, và Cố Vấn. Trong tác Phẫm A Death in November cua Ellen. J. Hammer đã nói rõ, và tác phẫm này cũng đã nói sự thiếu lương thiện của Tướng Nguyễn Chánh Thi trong tác phẩm “Một trời tâm sự” đã che dấu sự thật, xin lỗi hương hồn Tướng Thi, nhất trong đoạn nói cái chết của TT Diệm 2.11.1963. Chính Tướng Thi đả đích thân lấy lời khai tân Thiếu tá Nhung theo lệnh Tướng Khánh 30.1.1964, sau đó hạ sát thiếu tá Nhung bị đầu mối. Tờ khai này không bao giờ đến Tướng Khánh. sau khi Lưu vong tại Mỹ 1968, tác giả đã được ướng Thi cho xem lời khai này. Trong Hồi ký Tướng Thi đục bỏ, nguỵ tạo chứng cứ, dẫn Tướng Thu là người ra lệnh. Trong Quân lực VNCH, không có tướng nào trên Thu.
Vụ Phật Đản 1963 tại Huế:
Đạo Phật là Đạo: Đại Hùng – Đại Lực – Đại Bi, Đức Phật tổ đã thuyết Pháp từ buổi bình minh Lịch sử đạo Phật. Châm Ngôn Gia đình phật tử: Bi – Trí – Dũng.
Vì vậy là Phật tử phải tôn trọng sự thật, bảo vệ sự thật, mới nói đến Tôn trọng sự sống, bảo vệ sự sống. 3 ngôi báu Đạo Phật: Phật – Pháp – Tăng. Người Phật tữ chắp tay trước người Tu sĩ Phật giáo là kính trọng chiếc áo Vàng Khoác trên người. Còn Tư cách Người Tu si đó cần xét đoán. Linh Mục, hay Mục sư cũng thế.
Nay trở lại Người Xách động Phật Đản 1963 là Thượng toạ Trí Quang. Trí Quang đã vào Mật Khu dư lễ thành lập Mặt trận Giải phóng Miền Nam (Việt Cộng: National Liberation Front NFL) 12.1960. Trúng Mỹ nhân kế của CS. Tất cả cảnh hành lạc bị chụp hình để CS khống chế. Những tấm ảnh này Tình báo đệ nhất cộng hoà, và CIA đều có do một điệp viên cao cấp đệ nhất Cộng hoà cài vào trung ương cục Miền (cục R).
Sau đảo chánh 1963 Thiếu tá Đặng Sĩ phó tỉnh trưởng Nội An Huế 1963, bị đem ra toà án quân sự kết tội thảm sát phật tử biểu tình trước đài phát thanh trong mùa Phật đản 1963. Ông trắng án, chỉ giải ngũ. Vì Ông chứng minh được vụ nổ gây ra la do bàn tay thứ ba xen vào. Những người bị Thảm sát do chất nổ của Mìn, chứ không phải là do đạn Carbin, hay Đại liên, hoặc Pháo 105 ly. “như Phật giáo, Tướng Đảo chánh kết luận là do binh lính thiếu tá Đặng Sĩ nổ súng tàn sát. vụ án chấm dứt, các Tướng Đảo chánh không dám khui ra.
bản phúc trình CIA gởi TT Lyndon Johnson 1965: “Trí Quang là kẻ nguy hiễm, vì hoang tưởng mưu cầu quyền lực, sẵn sáng đi đêm Việt cộng từ 1960, Henry Cabot Lodge biết, nhưng vẫn sử dụng đễ lật đổ Diệm”. Đây là lí do TT Johnson bật đèn xanh cho Nguyễn Cao Kỳ tiêu diệt cái gọi là biến động phật giáo miền Trung.
sau 1975 CS giam lỏng Trí Quang, vì họ coi Ông ta là người nguy hiễm.
Nền Đệ nhất Cộng hoà cũng có rất nhiều sai lầm, nhưng hơn hẳn Đệ nhị cọng hoà nhiều lần, dĩ nhiên tốt hơn CS hàng trăm lần.
Công, hay tội nền đệ nhất Cộng hoà Lịch sử sẽ bạch hoá, Lịch sử phải công bình đạo lý, Sự thật phải tôn trọng.
---------
  1. Xin Bổ sung :về sự nguỵ biện, nguỵ tạo lịch sử của tác phẩm ” Việt Nam một trời Tâm sự” Của Tướng Nguyễn Chánh Thi. Xin lỗl hương hồn Trung tướng, sự thật lịch sử phải trả lại cho sự thật. Mọi sự thật không thể che dấu dưới bầu trởi này. Tác phẩm này đổ tất cả tội lỗi lên đầu Thiếu tá Nguyễn văn Nhung cận vệ Tuong Dương văn Minh , và Tướng giả mạo tên “Thu”. không có thật. chính Tướng Thi tuyên bố Thiếu tá Nhung dùng giây giày tự tử tại bộ tư lệnh Dù, trong lúc đó Thiếu tá Nhung bị đâm chết để bịt đầu mối. Tướng Khánh không kiểm tra , hung thủ vẫn thoát, thăng trung tá , sau này ngồi ghế chánh án tử hình Ngô đình Cẩn , dù mọi chứng cớ buộc tội là Không có thật : Hầm chôn người tại chín hầm Thừa thiên, đến tàng trử vũ khí trong nhà. Toà án quân sự đã vi phạm luật pháp một cách trắng trợn. Đơn xin ân xá bị Quốc Trưởng Dương văn Minh bác bõ không thương tiếc. Tướng Khánh không can thiệp được, thời gian này Tướng Khánh chỉ còn Thủ tướng, do âm mưu bẩn thỉu của các thế lực : Trí Quang – Thiện Khiêm , dùng Quần chúng ép Tướng Khánh nhường chức Quốc Truởng cho Minh de thuc hien muu do. Ngày mai Cố vấn Ngô đình Cẩn ra pháp trường Tướng Khánh không ngủ được , mắt đỏ kẻ . biết mình trúng kế., không the cứu được mãng sống Ông Cẩn .
    Nhưng tướng Thi quyên một điều người sĩ quan cấp tá hung thủ mà Tướng Thi bao che vì sợ Đụng chạm đến Ông Tướng linh hồn Đảo chánh ,sau 1975 vị sĩ quan cao cap này rơi vào trại tù CS. đã hợp tác CS . Quân sử CS đã viết rất rõ cuộc đảo chánh 1.11.1963, không thua gì các tác giả Mỹ: xác nhận Thiếu tá Nhung vào hầm thiết giáp M.113 Anh em TT đả chết , Ông ta chỉ bắn vào xác chết. Điều này chứng tỏ Ông ta thật thà khai báo. với CS.
    Việt Nam một tròi tâm sư chỉ lừa bịp , che dấu các bạn đồng ngũ của Trung tướng, và một số người Việt Hải ngoại trong giai đoạn ngắn . Ông Tướng 3 sao quyên điều này. Đại tá Phạm Bá Hoa cũng quyên điều này , trong thởi đại bùng nổ thông tin , không có gì có thể che dấu .
    Trước Khi chết Đại tá Nguyễn Hữu Duệ (Phật giáo) đã dũng cảm viết lên sự thật trong ngày 1.11.1963 khi ông ta Thiếu tá Tư lệnh phó , kiêm quyền tư lệnh Lữ đoàn Phòng vệ phủ TT.Dinh Gia Long .(Trung tá Nguyễn Ngọc Khôi tư lệnh Lữ đoàn, Đại tá Lê Quang Tung Tư lệnh LLĐB , Trung tá Thiện tư lệnh Thiết Giáp trúng kế Tướng Khiêm về TTM họp, bị bắt giam SÁNG 1.11.1963). Đại tá Duệ cũng vạch rõ ai là hung thủ. Ông là tín đồ Phật giáo thuần thành , nhưng trung thành TT Diệm đến trọn cuộc đòi. Ông cũng chứng minh cho mọi người Thấy TT Diệm không hề ký thị Phật giáo . cũng như Đại uý không quân Tuỳ Viên TT :Đỗ Thọ , là Phật giáo, (dù cháu Đại tá Đỗ Mậu Cánh tay mặt Tướng Khiêm)nhưng trung thành tuyệt đối TT Diệm,kết quả cũng nhận cái chết thảm khốc, vì các Loạn Tướng không muốn Đại uý Thọ chuyển lời trăn trối của Ngô Đình Nhu đến Tướng Nguyễn Khánh.
----
Thật ra tôi cũng hiểu nền Đệ Nhất Cộng Hoà cũng có sai lầm, Tôi đã đọc hàng chục cuốn sách lên án Đệ nhất cộng hoà, không phải là không có căn cứ, từ các học giả ngoại quốc , đến Việt Nam , Tự Do, và CS, nhưng nếu cứ dùng lập luận : tay sai, của Pháp , Mỹ , đàn áp các Tôn giáo; Phật đản 1963 tại Huế, tấn công Chùa Xá lợi 8.1963. Đền tự thiệu của thầyThích Quảng Đức. Cái chết của Tướng Trịnh Minh Thế, vụ Đại tá Lê Quang Vinh( Ba cụt), thì không ổn. Vì có rất nhiều luận cứ ngược lại , có nhiều bí ẩn Lịch sử sẽ bạch hoá sẻ phản tác dụng . Trước 1975 Tôi chỉ là đứa bé tiểu học đến trướng Thầy cô giáo dạy rằng :
” 1954 sau hiệp định Gieneve 1954 Ngô đình Diệm thực hiện chế độ độc tài Gia đình trị tàn ác, ngày 1.11.1963 Hội đồng Quân nhân cách Mạng dưới sự lãnh đạo của Trung tướng Dương Văn Minh lật đổ chế độ độc tài gia đình trị . Toàn dân , toàn quân tin tưởng vào tương lai sáng lạng tiền đồ của dân tộc”.

Vế sau lịch sử chứng minh đã là sai :Tiền đồ dân tộc là chế độ tham nhũng không thể chửa trị , dẫn đến ngày oan nghiệt 30.4.1975, để ngày hôm nay Há Nội bán nước làm tay sai của Bắc Kinh .
Ngạn ngữ có câu “nửa khúc bánh mỳ , là bánh mỳ , nhưng một nữa sự thật là gian dối ”

Làm sau Tôi có thể tin những Sách vở viết về Đệ nhất Cộng Hoà (1955-1963), dưới thời đệ nhị Cộng hoà (1965-1975)được ? Đầu óc tuổi thơ còn bị đầu độc như thế , đố có Ông nhà văn, Giáo sư nào dám bênh vực TT Diệm mà không bị thăm hỏi sức khoẻ ?. Vì vậy khi nghe Ông Tài yêu cầu đọc tác phẩm của Giáo sư Sử Địa : Chu Văn Trình , thì tôi thấy không ổn , chắc chắn Ông Giáo sư này chỉ lên án dữ dội TT Diệm, vì đây là tạo chính thống cho Đệ nhị Cộng Hoà .Có như vậy tác phẫm mới xuất bản được

Thật ra nhiều người Không thích Căm ghét Đệ nhất Cộng hoà là các lí do sau đây :
1. Nếu lấy quan điễm tự do dân chủ của Phương tây làm mô hình , thì Đệ nhất Cộng Hoà có vẻ độc tài. Vì TT Diệm quan niệm trong bối cánh đất nước chia đôi , thoát thai từ Phong Kiến , Thực dân, muốn chiến thắng Cỗng sản thì không thể tự do như Pháp – Mỹ được . Trình độ dân trí chưa cao chỉ làm lợi cho Cộng sản.
Để bảo vệ VNCH , phải hình thành chủ thuyết để chiến thắng Chủ nghỉa CS. Từ đó Đảng Cần Lao ra đời . Học thuyết Nhân Vị hình thành Đảng Cần Lao lãnh đạo . Nền Đệ nhất Cộng hoà là chế độ có tự do Giới hạn, từ đó vấp phải chống đối cùa các Đàng phái Khác . Nhưng thử họi tự do như Đệ nhị Cộng hoà : Sinh viên biểu tình , Linh Mục đối lập Chân Tín , Trẫn Hữu Thanh chỉ dọn đường cho CS. Các đảng phái khac có ai xứng đáng là TT để bảo vệ VNCH?
Báo chí Mỹ không thích TT Diệm vì họ dùng quan điểm tự do của người Mỹ, xét đoán , là không đúng hoàn cảnh VN.
Ngay cả Tướng Khánh khi có uy quyền Ồng ban hành Hiến chương Vũng Tàu , để kiểm soát báo chí trong thời chiến , ngăn chặn Trí Quang xách động Sinh Viên , Phật tữ biểu tình. bỊ kết án độc tài. Nhưng đến biến Động Miền Trung 1966 Ông Kỳ sử dụng quân đội tân công Trí Quang thẳng tay , sao Mỹ không lên án đàn áp phật giáo như 1963 . Trong lúc mức độ tàn bạo hơn nhiều.

2, Đệ nhất Cộng hoà :1955-1963 :Uy quyền của Giám Mục Ngô Đình Thục quá lớn tạo dị ứng Phật Giáo, ,Cao Đài ,Hoà Hảo. Một số Sĩ quan ,Công chức cải đạo qua Công giáo để thăng quan tiến chức. Nhưng đây không phải lỗi của TT Diệm, không thể kết án được. Giám Mục Thục, là giám mục địa phận Vĩnh Long .
Vụ cấm treo cờ Phật giáo trong mùa Phật đản tại Huế là có thật. Do cấp chính quyền muốn lấy lòng Giám Mục Thục khi Ông đến Huế. Nhưng khi Ông Ngô Đình Cẩn báo về Sài Gòn : TT Diệm nổi giận, ra lệnh cấp chính quyền Thừa Thiên Huế huỷ bõ lệnh ngu xuẩn đó . Công Điện từ Dinh Gia Long đã đến Tỉnh trưởng Thừa Thiên , và Ông Cố vấn miền Trung NĐ Cẩn, lập tức thông báo cho chùa Từ Đàm tại Huế . Thượng toạ Trí Quang được Thông báo .
Thích Trí Quang vẫn huy động Phật tử , sinh viên biểu tình trước Đài Phát Thanh, thái độ hung hăng . Thiếu tá Đặng Sĩ phó tỉnh trưởng Nội an phải huy động binh sĩ tới bảo vệ Đài Phát Thanh.
Thì một trái mìn định giờ Phát nổ, bao nhiều mạng người chết thê thảm. Trí Quang hùng hổ tuyên bố :”Lính của Thiếu tá Đặng Sĩ xả súng , và lựu đạn , kể cả đại liên thảm sát phật tử? . Phật giáo phẫn nộ xuống đường chống đối khắp nước dẫn đến Thầy Thích Quảng Đức tự thiêu. Cả thế giới lên án Đệ nhất Cộng Hoà. Liên hợp Quốc cử phái đoàn đến VN điều tra.

Bản điều tra kết thúc xác định rõ Đệ nhất Công Hoà không đàn áp Phật giáo , nhưng đã quá muộn . Đảo chánh đả nổ ra . Chính Tướng Minh, Tướng Khiêm tống xuất phái đoàn Liên hợp Quốc ra khỏi VN. khi được báo cáo về bản phúc trình . Các Tướng Đảo chánh còn đê hèn tung tin: phái đoàn Liên Hiệp quốc trúng Mỹ nhân kế cua Đệ nhất Cộng Hoà. Đại sứ Henry Cabot Logde phải can thiệp để phái bộ LHQ không làm rùm beng , đễ bảo vệ uy tín cho Minh- Khiêm .

Đây là những điều tôi nói thật lòng với các bạn, dù tôi là Huynh Trưởng cấp tập GĐPT.

Nguyen Hung Kiet

TRUNG TƯỚNG TRÌNH MINH THẾ

Sinh năm 1922 làng Trà Cau, quận Gò Dầu tỉnh Tây Ninh; có dính líu ít  nhiều đến cuộc khởi nghĩa của quân Tây-Sơn vì tổ phụ 4 đời họ Trịnh gốc  Bình Ðịnh. Ông là tín đồ của Cao-Ðài. Ðã từng là Tham Mưu Trưởng Quân Ðội Cao Ðài, Chỉ Huy Trưởng Quân Ðội Quốc Gia Liên Minh.

Trở về quy phục chính phủ quốc gia ngày13/2/1955. Ðược đích thân cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm gắn cấp bậc Thiếu tướng.

Tướng Thế là một dũng tướng nhưng có tính e lệ với phụ nữ. Biết co giãn tùy thới thích hợp với việc quân (khi nghiêm khắc bàn quân sự, lúc dễ dãi cười đùa trong nghĩ ngơi). Cách phục sức bình dân không diêm dúa, nói năng khiêm tốn lễ độ nhường nhịn lời ăn tiếng nói với mọi người. Khi đã có bụng khi ai, Tướng Thế không nói ra, chỉ im lặng nghe phút biểu rồi nồng hậu tiễn về. Là một vị tướng đức độ (thương xót giúp đỡ kẻ dưới nhường nhịn người trên) thông minh tuyệt vời có một không hai dù ít học.

Một vị dũng tướng hiếm có như thế không may bị mất sớm lúc 19 giờ chiều ngày 3 tháng 5 năm 1955. Có giả thuyết cho rằng thực dân Pháp ám sát lại có chỗ nói rằng chính Bình Xuyên đã làm. Thủ tướng Ngô Đình Diệm liền truy phong chức Trung Tướng cho người quá cố. Tang lễ của cố Trung tướng Trình Minh Thế được cử hành theo nghi thức Quốc-táng dưới sự chủ tọa của cố Tổng thống Ngô Ðình Diệm cùng cố vấn Ngô Ðình Nhu.

Ông Nhị Lang, cố vấn chính trị của Phong trào kháng chiến Trình Minh Thế cũng đã xác nhận : "Vậy mà khi tôi đem tất cả lòng thành thật diễn tả trường hợp tử vong của người đồng chí họ Trình, sau bao đắn đo cân nhắc mọi giả thuyết, để đi đến kết luận là Tướng Thế “bị ám sát tại chiến trường Tân Thuận” buổi chiều ngày 3/5/55, bởi bọn tôi tớ Pháp, v.v..., thì dư luận lại bất chấp mọi lẽ, cứ một mực đổ diệt cho anh em ông Diệm. Gần đây hơn, tôi có công bố trên mặt báo chí một tài liệu bằng tiếng Pháp, với lời xác nhận của viên Thiếu tá tình báo Pháp tên là Savani rằng chính ông ta đã tổ chức giết Trình Minh Thế, để trả thù cho thượng cấp là Tướng Chanson"

Cố Trung Tướng Trình Minh Thế chủ trương Chống Cộng, Ðả Thực, Bài Phong.


Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG I/683

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Bản tin 113 Online cập nhật hôm nay | Tin tức 24h mới nhất ngày 29/02/2020 | ANTV
 
Thoi Su Quoc Te Ngay 01 thang 03 nam 2020
 
TRỰC TIẾP THỜI SỰ BIỂN ĐÔNG NGÀY 29/02:TIN KHẨN CÂP BÁO ĐỘNG CẤP ĐỘ CAO TQ THẢM BẠI KHI VN LÀM
 
Radar "mắt thần" PM-18 hiện đại nhất Việt Nam canh giữ biển đảo | Tin Quân Sự
 
Xe tăng T-90S của Việt Nam phóng được tên lửa nào qua nòng pháo? | Tin Quân Sự
 
Tin tức | Chào buổi sáng | Tin tức Việt Nam mới nhất hôm nay 01/03/2020 | Tin tổng hợp | TT24h
 
Gửi Em Ở Cuối Sông Hồng - Anh Thơ ft Việt Hoàn




Ngoài giáo phái Tân Thiên Địa, Hàn Quốc còn mắc sai lầm gì khi kiểm soát virus corona?

Cafef.vn



Hàn Quốc xác nhận một người Việt nhiễm COVID-19 ở Daegu


Cách ly hàng nghìn khách từ sân bay, dừng miễn visa cho người Hàn Quốc

Dân Trí































































































































Từ chàng trai bán hàng online trở thành ông chủ với “cơ ngơi” hàng triệu USD

Tin tức 24h









































Xem tiếp...