Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017

BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 120 (Lâm Bưu)

-Từ ngày cách mạng vô sản nổ ra và "thành công vang dội", bao nhiêu chiến sĩ cộng sản ưu tú lâm vào cái chết oan ức, bi kịch vì bị đồng chí mình thanh trừng, mấy ai được sống trọn vẹn một cuộc đời trong an lành, hạnh phúc?
-Hết nạn đày đọa thanh trừng thì đến nạn thoái hóa, biến chất! Ngày nay, còn bao nhiêu người cộng sản vẫn hoạt động quên mình vì chủ nghĩa cộng sản, vì nhân dân phục vụ?
-Danh lợi, khi hết thơm rồi thì thối quá chừng!
-Ôi, khai quốc công thần! Ôi, đấu tranh giai cấp! Ôi, chuyên chính vô sản! Ôi, "định hướng XHCN"!
-Im lặng trước tà ác, chính là ủng hộ cho nó. Có một câu danh ngôn của Napoleon: “Thế giới chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của kẻ xấu mà là vì sự im lặng của những người tốt”!
-Bắt chước Putin: "Ai mãi đi theo CNCS, người đó không có trí não, ai khước từ lòng tốt của nó, người đó không có trái tim!".


----------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)  

Bí ẩn xung quanh cuộc đào thoát và cái chết của nguyên soái, bộ trưởng quốc phòng Trung Hoa Lâm Bưu ngày 13/9/1971

BLA: Lâm Bưu (1907-1971) là nhân vật số 2, người sẽ thế vị Mao lãnh tụ lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc. Lâm Bưu là Phó chủ tịch đảng, mang hàm nguyên soái và là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho đến khi bị chết trong một vụ đào thoát bằng máy bay.

Theo các tài liệu chính thức do đảng cộng sản Trung Quốc công bố, thì do âm mưu tạo phản, ám sát lãnh tụ Mao Trạch Đông bị bại lộ, Lâm Bưu cùng đồng bọn đã phải cướp máy bay đào thoát ra nước ngoài. Chiếc máy bay của Lâm Bưu đã bị rơi trên bầu trời Mông Cổ vào sáng sớm ngày 13/9/1971. Như vậy, có thể khẳng định cái chết của Lâm Bưu liên quan đến việc đấu đá, thanh trừng lẫn nhau trong giới lãnh đạo chóp bu của đảng cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều bí ẩn xung quanh cái chết của Lâm Bưu.

Ảnh: Cái chết của ủy viên Bộ chính trị đảng cộng sản TQ, nguyên soái, Bộ trưởng quốc phòng Lâm Bưu vẫn còn nhiều điều cần phải giải mã

Tiểu sử Lâm Bưu 

Lâm Bưu sinh năm 1907, trong một gia đình địa chủ ở Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc. Năm 1925 Lâm Bưu tham gia Đảng Cộng sản Trung Quốc khi đang theo học Trường Quân sự Hoàng Phố. Trong cuộc Vạn Lý trường chinh Lâm Bưu giữ chức Sư trưởng Bát lộ quân. Năm 1945, Lâm Bưu giữ chức tư lệnh quân dã chiến Đông Bắc.

Năm 1954, Lâm Bưu được bầu là Phó Thủ tướng và giữ chức vụ này cho đến khi qua đời năm 1971.

Về đảng, năm 1955, Lâm Bưu vào Bộ chính trị đảng cộng sản Trung Quốc (cùng lúc với Đặng Tiểu Bình), được phong hàm nguyên soái và thường xuất hiện bên cạnh Mao Trạch Đông như nhân vật số hai trong quân đội Trung Quốc. Năm 1958, Lâm Bưu là 1 trong 5 Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc. (Thời gian này Mao Trạch Đông là Chủ tịch đảng, tương đương chức Tổng bí thư như ngày nay)

Năm 1959, Lâm Bưu giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng thay Bành Đức Hoài đang bị đình chỉ mọi chức vụ và quản chế tại nhà riêng. Lâm Bưu cũng được coi là kiến trúc sư của Cách mạng Văn hóa.

Năm 1966, Lâm Bưu nhảy từ vị trí thứ 6 lên vị trí thứ 2, khi trở thành Phó Chủ tịch Đảng duy nhất.

Năm 1969, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ IX Lâm Bưu được chọn là người sẽ kế vị Mao Trạch Đông, được mệnh danh là "Phó Thống soái".






Một tấm bích chương in hình Mao Trạch Đông và Lâm Bưu. Lâm Bưu từng được xem là nhân vật số 2, người sẽ kế thừa chức Chủ tịch đảng của Mao. 

Chấn động sự kiện Lâm Bưu chạy trốn ngày 13/9/1971 

Ngày 13/9/1971 đã xảy ra một sự kiện chấn động toàn Trung Quốc, Lâm Bưu được cho là đã tử nạn máy bay ở Mông Cổ khi đang trốn chạy sau vụ mưu sát Mao Trạch Đông không thành.  Kế hoạch của Lâm Bưu có tên là Ðề Án 5-7-1, nhằm âm mưu bắt và ngay cả ám sát Mao để chiếm lấy quyền lực. (Tuy nhiên có tài liệu cho rằng Lâm Bưu không phải chết vì máy bay bị rơi mà do bị Mao chỉ đạo hạ sát bằng hỏa tiễn sau khi đi ăn tiệc tại chỗ Mao về).

Năm 1973, dù được kết luận đã chết, Lâm Bưu bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đến năm 1981, Lâm Bưu bị Tòa án Tối cao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kết tội "phản cách mạng". 

Dưới đây là 3 bài báo viết về cuộc trốn chạy và "phản loạn" của Lâm Bưu

--------------------


Cuộc phản loạn của Lâm Bưu



Nguyên Tác Hoa Ngữ: Mao Trạch Ðông, Tư Nhân Bác Sĩ Hồi Ký Lục 

Bản tiếng Anh: The private life of Chairman Mao 

Tác Giả: Bác Sĩ Lý Chí Thỏa, bác sỹ chăm sóc Mao Trạch Đông 

Trần Trung Ðạo trích lược dịch theo bản tiếng Anh có đối chiếu với nguyên tác Hoa ngữ. 


Tháng 3/1969, nhiều cuộc đụng độ giữa quân đội Trung Quốc và Liên Xô xảy ra dọc biên giới, ở khu vực sông Hắc Long Giang. Vài tháng sau đó, cả nước bị động viên vào cuộc chiến, nhiều triệu dân chúng phải tản cư về nông thôn. Các thành phần bị cho là chống đảng bị đày đi cải tạo lao động tay chân tay tại một trại cải tạo được che đậy dưới hình thức của một trường đào tạo cán bộ gọi là Mùng Bảy Tháng Năm. Thật ra trường nầy được lập ra không phải để đào tạo nhưng là một nơi để đày đọa các thành phần bị nghi ngờ là chống đối.

Trong thời điểm cao độ của cuộc tranh chấp quân sự giữa Trung Quốc và Liên Xô, Mao hỏi tôi (bác sỹ Lý Chí Thỏa) "Hãy nghĩ đến điều nầy. Chúng ta có nhiều kẻ thù, phía bắc và phía tây là Liên Xô, phía Nam là Ấn Ðộ, phía đông là Nhật Bản. Nếu tất cả cùng tấn công chúng ta một lúc, theo Bác Sĩ chúng ta nên đối phó bằng cách nào ?." Tôi nghĩ suốt ngày không ra.

Sang hôm sau, Mao lại hỏi câu khác "Hãy nghĩ thêm điều nầy nữa. Phía sau Nhật Bản là Mỹ. Ông bà ta thường thỏa hiệp với kẻ thù ở xa và tấn công kẻ thù ở gần. Có đúng vậy không ?." Nghe Mao nói, tôi ngạc nhiên hỏi lại Mao "làm thế nào có thể đàm phán với Mỹ ?" Mao trả lời "Mỹ và Liên Xô không giống nhau. Tổng thống Mỹ hiện nay là Nixon, một tổng thống hữu khuynh và chống Cộng kịch liệt. Mỹ không quan tâm gì về chuyện đất đai của Trung Quốc. Tôi thích nói chuyện với một tổng thống hữu khuynh như ông ta.

Những người hữu khuynh thường nói ngay những gì họ nghĩ, không giống như những người thiên tả, nói một đường nghĩ một ngỏ." Cả tôi lẫn Uông Ðông Hưng đều không tin là Mao nói thật nhưng chính Mao lại rất trân trọng và nghiêm túc.

Trong lúc đó tại Hoa Kỳ, Tổng Thống Richard Nixon cũng đang theo đuổi một chính sách đối ngoại mới. Qua trung gian của Tổng Thống nước Paksitan và Chủ tịch Rumani Nicholai Ceausecau, Tổng Thống Nixon đã thăm dò ý định Trung Quốc. Tổng thống Nixon cũng bày tỏ ý định chống đối chính sách của Liên Xô về việc thiết lập một nền an ninh tập thể tại Á Châu. Mao tương tự cũng chống đối chính sách của Liên Xô. Mao đe dọa Liên Xô "bom nguyên tử và hỏa tiển của Trung Quốc dù không bắn tới Mỹ nhưng bắn vào lãnh thổ Liên Xô tới ngay."

Tháng 12/1969, Thủ Tướng Chu Ân Lai trình Mao một bức điện tín chuyển  từ toà đại sứ Trung Quốc tại Ba Lan, nơi Mỹ và Trung Quốc đang trong thời gian đàm phán từ lâu nhưng không có kết quả gì. Lần nầy phía Hoa Kỳ đề nghị một phiên họp mới. Mao rất quan tâm về nội dung bức điện, y nói với tôi "Hai bên đã ngồi lại suốt mười một năm nhưng chưa thực sự trao đổi chuyện gì. Bây giờ mới thật sự gọi là đàm phán. Nixon phải thành thật khi ông ta chuyển  lời muốn đàm phán với chúng ta."

Trong thời gian Mao tìm cách hoãn với Mỹ lại gia tăng mối bất hòa với Lâm Bưu. Lần đầu tôi nhận thấy điều nầy trong chuyến kinh lý miền nam vào Tháng Năm 1969, ngay sau khi Ðại Hội Ðảng Lần Thứ 9. Và tới tháng 8 năm 1971, sự bất đồng đã lên tới mức cao độ.

Sĩ Quang Di báo cáo với Mao rằng một tổ chức gián điệp bí mật đặt dưới quyền của Lâm Lập Quả, con trai Lâm Bưu, đã được thiết lập trong Bộ Tham Mưu Không Quân. Tổ chức gián điệp nầy bao gồm nhiều đơn vị, với mật danh là "Hạm đội liên hợp", "Nhóm nhỏ Thượng Hải" và "Tiểu đoàn hướng dẫn". Những nhóm hoạt động lén lút nầy nhằm mục đích cướp đoạt quyền hành từ tay Mao.

Ngày 14/8/1971, Mao quyết định đi một vòng kinh lý để đánh giá sự ủng hộ của quân đội đối với bản thân ông ta. Chúng tôi đáp xe lửa xuôi nam. Trạm dừng chân đầu tiên là Vũ Hán và sau đó lần lượt là Trân Sa, Nam Kinh, Hàn Châu và Thượng Hải. Ðến đâu Mao cũng tiếp xúc bí mật với các lãnh đạo đảng và quân đội tại mỗi địa phương. Nội dung lời chỉ thị của Mao tương tự là: tại đại hội đảng ở Lư Sơn, có kẻ đã vội vã âm mưu tiếm đoạt quyền lãnh đạo đảng, phân hóa đảng. Vấn đề đó cho đến nay vẫn chưa giải quyết xong.

Mao không đích danh tấn công Lâm Bưu nhưng mục tiêu của những lời tố cáo của y không thể nào lầm lẫn cho một người nào khác hơn là Lâm Bưu. Mao cũng nghi ngờ quyền hạn của Diệp Quần, vợ Lâm Bưu. Mao than phiền "Tôi chưa hề chấp thuận cho phép việc người vợ quản lý các công việc của chồng. Nhưng Diệp Quần đang quản lý các công việc của Lâm Bưu, các tướng Hoàng Vĩnh Thắng, Ngô Pháp Hiến, Lý Thuyết Phong, Lý Tác Bằng đều phải qua ngã Diệp Quần để được tiếp xúc với Lâm Bưu."

Sau hơn một tháng kinh lý miền nam, chúng tôi trở về Bắc Kinh vào ngày 12/9/1971. Trước khi trở về tư dinh ở Trung Nam Hải, Mao tiếp xúc với Bộ Tư Lịnh Quân Khu Bắc Kinh, và cũng như các nơi đã đi qua, Mao cho họ biết các quan tâm của ông ta về Thống Chế Lâm Bưu đang âm mưu phản loạn.

Trong khi chúng tôi chưa kịp lo thu dọn đồ đạc sau chuyến kinh lý mới về Uông Ðông Hưng nhận được cú điện thoại từ Bắc Ðái Hà. Lúc đó khoảng vài phút sau mười giờ. Ngươì gọi là Trương Hùng, phó tư lịnh Binh Ðoàn Bảo Vệ Trung Ương. Họ Trương thông báo khẩn cấp rằng con gái của Lâm Bưu là Lâm Ðậu Ðậu, cho y biết rằng Diệp Quần và Lâm Lập Quả đã bắt cóc Lâm Bưu và bắt buộc ông ta phải bỏ trốn.

Uông Ðông Hưng gọi điện thoại cho Chu Ân Lai. Tôi có mặt tại chỗ khi Chu Ân Lai đến lúc 11 giờ. Lúc đó Chu Ân Lai mới thông báo cho Mao biết sự tình. Mặt Mao sa sầm khi nghe họ Chu báo cáo là Lâm Bưu đã trốn thoát.

Chu đề nghị Mao di chuyển qua Nhân Dân Ðại Sảnh để an toàn hơn. Theo Chu Ân Lai đồng bọn của Lâm Bưu còn nhiều, nếu họ muốn đảo chánh chắc chắn họ sắp sửa tấn công. Uông Ðông Hưng sắp xếp xe cộ để đưa Mao qua Nhân Dân Ðại Sảnh và ra lịnh môt tiểu đoàn bảo vệ canh phòng nghiêm nhặt chung quanh. Toàn bộ Binh Ðoàn 8341 được đặt trong tình trạng cảnh giác. Mọi thông tin liên lạc với bên ngoài đều bị cắt đứt. Tại Nhân Dân Ðại Sảnh, Mao ngụ trong phòng 118 với vài nữ phục vụ. Bộ chỉ huy của Uông Ðông Hưng được thiết lập ngay trong một phòng bên cạnh.

Khoảng 12 giờ 50 phút sáng 13/9/1971, tướng Trương Hùng khẩn báo từ Bắc Ðái Hà rằng họ đã theo đuổi đoàn xe của Lâm Bưu đến phi trường, đã khai hỏa vào đòan xe nhưng không có kết quả vì xe của Lâm Bưu thuộc loại xe ngăn đạn. Ðoàn xe Lâm Bưu chạy quá nhanh đến nỗi khi xe của Trương Hùng ra đến phi trường máy bay của Lâm Bưu đang trên đường rời phi đạo.

Chu Ân Lai đề nghị dùng hỏa tiển để tấn công máy bay nhưng Mao từ chối. Y nói "mưa rơi từ trời cao, góa phụ sẽ tái giá. Chúng ta sẽ làm gì ? Lâm Bưu đã muốn đi để y đi."

Chúng tôi chỉ biết chờ.

Nhưng rồi cũng chẳng cần bắn. Chúng tôi biết sau đó rằng máy bay đã cất cánh quá vội vã và không mang theo nhiên liệu thích hợp. Khi cất cánh chiếc máy bay đã chạm phải thùng nhiên liệu làm cho một bánh phía bên phải bị hư hỏng. Máy bay cũng không có phi công phụ hay hoa tiêu tháp tùng theo.

Hệ thống Radar Trung Quốc theo dõi máy bay khi nó đang tiến dần lên hướng tây bắc tức  hướng về phía Liên Xô. Theo nguồn tin đầu tiên mà chúng tôi nhận được Lâm Bưu dự định bay về Quảng Châu để lập chính phủ riêng, nhưng điều nầy đến sáng ngày 13 chứng tỏ là không đúng.

Vào khoảng 2 giờ sáng chúng tôi được báo cáo là Lâm Bưu đang tiến vào không phận Mông Cổ. Máy bay lúc đó không còn xuất hiện trên màn ảnh radar của Trung Quốc nữa. Chu Ân Lai quay sang nói với Mao "thế là chúng ta lại có thêm một kẻ phản bội", Mao đáp "giống như Dương Quang Tạo và Vương Minh."

Tuy nhiên đến buổi chiều một tin quan trọng Chu Ân Lai nhận được từ Ðại Sứ Trung Quốc tại Cộng Hòa Ngoại Mông cho biết rằng một chiếc máy bay với chín người gồm tám nam và một nữ đã bị đã bị hỏng rớt trong khu vực Undur Khan thuộc lãnh thổ Ngoại Mông, tất cả hành khách trên tàu đều thiệt mạng. Ba ngày sau viên đại sứ thông báo cho Chu Ân Lai biết, sau khi so sánh với bản chụp phim của răng, một trong 8 nam hành khách kia là Lâm Bưu.

Những cuộc điều tra sau đó cho biết Lâm Bưu và đồng bọn đã thực hiện một đề án có tên là Ðề Án 5-7-1, nhằm âm mưu bắt và ngay cả ám sát Mao để chiếm lấy quyền lực. Mao không hề biết điều nầy mặc dù đã nghi ngờ Lâm Bưu từ lâu.

Việc Mao đi kinh lý các khu vực chính trị và quân sự là một phần trong chiến lược quân sự của y và để xác định sự ủng hộ từ các địa phương. Tuy nhiên việc Mao tiếp xúc với các tư lịnh quân sự địa phương cho Lâm Bưu biết rằng y không còn nhiều thời gian để thực hiện ý âm mưu. Nội dung các buổi họp của Mao với các tư lịnh quân sự theo nguyên tắc bí mật nhưng tư lịnh Quân Khu Vũ Hán lại học lại nội dung cho Chính Ủy Hải Quân là tướng Lý Tác Bàng biết. Viên tướng họ Lý lại cảnh giác tướng Hoàng Vĩnh Thắng, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Ðội và là một tay chân thân cận của Lâm Bưu. Hoàng Vĩnh Thắng, đến phiên mình, đã báo cáo lên Lâm Bưu trong lúc họ Lâm đang nghĩ hè ở Bắc Ðái Hà. Họ tức khắc phát họa âm mưu ám sát Mao.

Lâm Bưu và đồng bọn có hàng loạt kế hoạch. Không Ðoàn 5 có khả năng thả bom đoàn xe lửa của Mao. Binh Ðoàn Không Quân 4 cũng có thể bắn hạ Mao. Cuối cùng là kế hoạch đặt bom trên đường xe lửa nơi chiếc xe lửa đặt biệt của Mao đi qua được chấp nhận.

Tôi thật sự không biết là những báo cáo về âm mưu của Lâm Bưu có chính xác hay không. Tôi cũng biết là việc ám sát Mao không phải là dễ dàng. Uông Ðông Hưng và các cán bộ bảo vệ dưới quyền y đều hoạt động vô cùng bí mật. Mọi sự duy chuyển của Mao đều rất kín đáo và thay đổi vô cùng nhanh chóng đến nỗi ngay cả những nhân viên thân cận nhất cũng không được biết trước. Khi Mao trở lại Bắc Kinh an toàn, Lâm Bưu biết rằng y đã thua trận và con đường duy nhất là bỏ trốn. Lý Ðậu Ðậu báo cáo rằng Lâm Bưu bị bắt cóc là sai. Lý Ðậu Ðậu có hiếu với cha đến nỗi không thấy cha cô ta sai chỗ nào cả. Cuối năm 1971, khi biến cố Lâm Bưu được thông báo cho quần chúng biết, ai ai cũng đều ngạc nhiên. Sau biến cố đó, sức khỏe của Mao ngày càng sa sút. Ngày 20 tháng 11 năm 1971, khi Mao tiếp Thủ Tướng Cộng Sản Việt Nam Phạm Văn Ðồng tại Nhân Dân Ðại Sảnh, màn ảnh truyền hình cho thấy Mao với những bước chân run rẩy. Mao lúc nầy đang nghĩ đến một chiến lược mới, không phải tấn công đối thủ nhưng là lúc để hòa hoãn . Thể hiện đầu tiên qua việc Mao đích thân tham dự tang lễ của Thống Chế Trần Di, nguyên bộ trưởng ngoại giao, đã bị cách chức vì chống lại Mao. Tình trạng sức khỏe của Mao tiếp tục suy giảm, và cả đội y sĩ chúng tôi cố gắng phục hồi sức khoẻ cho y trước ngày Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon viếng thăm Trung Quốc vào 21 tháng 2 năm 1972.

-------------------------------


Thủ tướng Chu Ân Lai với sự kiện Lâm Bưu chạy trốn

Khi Lâm Bưu và đồng bọn lên máy bay chạy trốn, Chu Ân Lai đã thay mặt Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hạ lệnh cấm bay trên toàn quốc. Hậu quả là Lâm Bưu và đồng bọn bị chết.

Dư luận trong và ngoài Trung Quốc đặt câu hỏi: Thứ nhất: lệnh cấm bay phát ra lúc nào, khi đó máy bay chở Lâm Bưu đang ở đâu? Thứ hai, thái độ của Trung ương ĐCSTQ muốn Lâm Bưu quay trở lại hay muốn ông ta ra đi? Thứ ba, có phải đúng là Lâm Bưu muốn xin hạ cánh máy bay? 

Có phải Chu Ân Lai không cho máy bay chở Lâm Bưu hạ cánh?

Trong Đại cách mạng Văn hóa, bọn Lâm Bưu, Diệp Quần (vợ Lâm Bưu), Lâm Lập Quả (con trai Lâm Bưu) sau khi âm mưu làm chính biến vũ trang bị bại lộ, sáng sớm ngày 13/9/1971 đã hốt hoảng leo lên chiếc máy bay Trident số hiệu 256 bỏ chạy và chết tan xác cùng máy bay rơi tại đồng cỏ gần Ondorchaan, nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ.

Đó là “sự kiện 13/9” gây chấn động dư luận Trung Quốc và thế giới.

Trong cuốn "Lịch sử nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa", xuất bản tại London (Anh) năm 2005, dẫn ra quan điểm cho rằng, chiếc máy bay Trident chở Lâm Bưu và đồng bọn thoạt tiên bay xuống phía nam trong thời gian 10 phút, sau đó vòng lại bay về Sơn Hải Quan, nhưng phát hiện sân bay này đã đóng cửa theo chỉ thị của Thủ tướng Chu Ân Lai.

Bài viết ngầm biểu thị rằng, chính Chu Ân Lai không cho máy bay Lâm Bưu  tiếp đất, để buộc ông ta phải bay đi Liên Xô. Như vậy ông ta sẽ đứng về phía đối lập với nhân dân, trở thành kẻ phản bội đất nước.

Tương tự, trong một cuốn sách xuất bản trong nước cũng viết: “Sau khi máy bay cất cánh chừng hơn 20 phút, những nhân viên lưu lại “Văn phòng Lâm Bưu” tại tòa lầu số 96 bỗng nghe thấy tiếng động cơ máy bay vòng lại. Mọi người trong tòa nhà 96 đều tập trung trên sân thượng, nhìn về phía sân bay nơi xa, và nghe thấy tiếng máy bay ầm ì lượn vòng trên không trung nên đều cho rằng máy bay đã quay về, nhất định là đang muốn hạ cánh.

Khi đó, người của Văn phòng Lâm Bưu không một ai ngờ được rằng sau khi máy bay chở Lâm Bưu cất cánh, Trung ương ĐCSTQ liền hạ lệnh phong tỏa sân bay, đèn hoa tiêu dưới mặt đất đều tắt hết, nên máy bay vô phương hạ cánh.

Máy bay bay về Liên Hoa Phong, lượn vòng trên không phận tòa nhà 96, rồi bay thẳng về phương Bắc, không thấy quay trở lại nữa.”

Dụng ý của hai đoạn văn trên muốn nói Lâm Bưu khi ở trên máy bay vẫn không muốn chạy sang Liên Xô, nên lệnh cho phi công đưa máy bay quay về sân bay Sơn Hải Quan, nhưng do Chu Ân Lai hạ lệnh đóng cửa sân bay khiến máy bay không hạ cánh được, nên không thể không bay về phương Bắc.

Thực ra, chỉ cần có chút kiến thức, mọi người đều hiểu ra rằng, máy bay Trident có tốc độ bay 900km/giờ thì làm thế nào có thể lượn vòng phía trên nóc tòa nhà số 96 ở Bắc Đới Hà như một chiếc máy bay cỡ nhỏ được?

Sân bay Sơn Hải Quan, nơi chiếc Trident chở Lâm Bưu cất cánh cách Bắc Đới Hà xa cả trăm dặm, bằng mắt thường không thể nhìn thấy được, vậy làm thế nào mà có thể “nhìn về phía sân bay nơi xa, và còn có thể nghe thấy “tiếng động cơ máy bay quay lại” được? Đây quả thật là chuyện của những người rất giàu "tưởng tượng".

Sự thật về việc hạ lệnh cấm bay

Sau khi máy bay chở Lâm Bưu cất cánh, Chu Ân Lai thay mặt Bộ Chính trị Trung ương ra lệnh cấm bay. Đây là sự thật không cần tranh cãi.

Trong cuốn “Chuyện Chu Ân Lai” có ghi như sau: “Khi Lâm Bưu đột ngột lên máy bay chạy trốn, Chu Ân Lai lệnh cho Lý Đức Sinh trực chỉ huy tại Bộ Tư lệnh không quân, theo dõi sát sao hướng di chuyển của máy bay. Cử Dương Đức Trung cùng Ngô Pháp Hiến tới sân bay Tân Giao, cử Kỷ Đăng Khuê tới Bộ Tư lệnh Không quân Bắc Kinh để tiện nắm tình hình các mặt. Đồng thời ông ra lệnh cấm bay trong toàn quốc, đóng cửa tất cả các sân bay, ngừng cất cánh mọi  loại máy bay, khởi động tất cả các dàn radar để giám sát bầu trời.

Chu Ân Lai còn lệnh cho các điều độ viên dùng vô tuyến điện liên lạc với chiếc Trident chở Lâm Bưu và đồng bọn, yêu cầu họ quay trở về, báo cho họ biết bất kể là máy bay hạ cánh xuống sân bay nào trong nước, Chu Ân Lai cũng đến tận sân bay đón tiếp. Nhưng trên máy bay tịnh không hồi âm".

Giáo sư Vu Nam - một chuyên gia nghiên cứu kỹ về sự kiện Lâm Bưu cũng đã viết trong bài “Về việc khảo sát một số vấn đề lịch sử của sự kiện Lâm Bưu”: “Chu Ân Lai sau đó từ Đại lễ đường nhân dân tới nơi ở của Mao Trạch Đông trong Trung Nam Hải. Uông Đông Hưng, Trương Diệu Từ dường như lúc đó cùng tới.

Chu Ân Lai ra lệnh tất cả các trạm radar vùng Hoa Bắc bật máy giám sát chặt chiếc máy bay chạy trốn, và tìm cách liên lạc với những người trên máy bay, báo cho họ biết rằng máy bay có thể xin hạ cánh tại bất kỳ sân bay nào, nhưng chiếc máy bay số hiệu 256 không trả lời.

Trạm radar mặt đất không ngừng thông báo hướng bay làm động tác giả của máy bay chở Lâm Bưu, thoạt đầu bay chếch hướng 2900 tức thẳng hướng Bắc Kinh, Đại Đồng, nhưng hơn 10 phút sau, lúc 0h40’ liền chuyển hướng bay là 3100, hướng miền Tây Mông Cổ theo đường bay Ulanbato – Irkutsk”.

Những điều này đã nói rõ, sau khi máy bay chở Lâm Bưu cất cánh, thái độ của Trung ương ĐCSTQ là muốn ông ta quay lại, bởi vậy mới từ mặt đất liên tục phát tín hiệu liên lạc với chiếc máy bay này. Hơn thế nữa, Chu Ân Lai ngỏ ý sẵn sàng tới sân bay đón Lâm Bưu, đây có thể coi là hành động rất vị tha và nhân đạo.

Ghi chép của người trong cuộc

Vấn đề mấu chốt là “lệnh cấm bay” của Chu Ân Lai phát ra lúc nào? Rất may ghi chép của người đã nhận lệnh của Chu Ân Lai đêm 13/9/1971 và trực tiếp gọi điện thoại truyền lệnh cấm bay đi toàn quốc đã ghi lại toàn bộ sự việc một cách chính xác. Đây là chứng cứ đầy sức thuyết phục để trả lời câu hỏi này. Người đó là Chu Bỉnh Tú - sĩ quan tham mưu tác chiến trực ban Sở Chỉ huy Không quân Trung Quốc lúc ấy.

Bản ghi chép như sau: “Chu Ân Lai chỉ thị, Sở Chỉ huy dùng đài đối không liên lạc thẳng với Phan Cảnh Diễn (phi công điều khiển chiếc máy bay của Lâm Bưu), bảo anh ta lái máy bay quay trở lại. Sân bay Tây Giao và sân bay thủ đô đều có thể hạ cánh được.

Lúc này, tại Sở Chỉ huy sân bay Tây Giao, Ngô Pháp Hiến cũng thân chinh cầm ống nói liên tục kêu gọi Phan Cảnh Diễn điều khiển máy bay quay về, và hứa sẽ không để xảy ra chuyện gì. Nhưng trước sau cũng không nhận được câu trả lời của anh ta.

Theo dõi màn hình radar thấy mục tiêu đã tiến sát tới vạch giới tuyến quốc gia, lúc 1h50’, máy bay thoát ra khỏi biên giới, bay vào không phận của nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ, và đang hạ dần độ cao, cho tới khi tín hiệu mục tiêu trên màn hình radar trước mặt tôi bị xóa hoàn toàn tại tọa độ phía nam Ondorchaan trên đất Mông Cổ.

Lý Đức Sinh lập tức báo cáo với Chu Ân Lai về vị trí cuối cùng khi tín hiệu bị mất trên màn hình radar. Đồng thời ông ra hiệu cho tôi nhanh chóng cầm bút ghi chép lại, rồi đọc từng câu mệnh lệnh của Bộ Chính trị do Chu Ân Lai truyền đạt trong điện thoại: “Bắt đầu từ giờ phút này, mọi mệnh lệnh không có chữ ký liên danh của Mao Chủ tịch, Phó chủ tịch Lâm Bưu, Thủ tướng Chu Ân Lai, Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Vĩnh Thắng, Tư lệnh trưởng Không quân Ngô Pháp Hiến, thì không một chiếc máy bay nào được phép cất cánh!”.

Ghi xong tôi đọc lại cho Lý Đức Sinh nghe một lượt. Ông nói: "Được rồi", chuyện Lâm Bưu chạy trốn khi đó là phải tuyệt đối giữ bí mật, số người được biết sau khi mệnh lệnh được truyền đạt xuống là khá đông, do đó trong mệnh lệnh không thể không ghi: “Phó chủ tịch Lâm Bưu. Việc truyền đạt “lệnh cấm bay” này bắt đầu từ 1h56’ đến tận 2h20’ mới hoàn tất”.

Chu Ân Lai trực tiếp gọi điện tới Ban Chỉ huy sân bay quân sự Sơn Hải Quan truyền đạt mệnh lệnh này là vào hồi 1h50’, sau khi máy bay chở Lâm Bưu cất cánh lúc 0h32’, hơn 1 giờ đồng hồ, vậy nên tin đồn cho rằng Lâm Bưu muốn quay về, nhưng bị Chu Ân Lai lệnh đóng cửa sân bay, cấm hạ cánh nên đành phải “một đi không trở lại” là bịa đặt hoang đường


  (Tư liệu của Đảng CSTQ, đăng trên báo Chuyện Văn học – TQ



-----------------------------



Những cái chết lấp lửng trong vụ Lâm Bưu

Tai nạn thảm khốc trên chiếc chuyên cơ Trident 256 chở Lâm Bưu chạy trốn vào ngày 13/9/1971 từng là cú sốc chính trị lớn đối với đất nước Trung Quốc. Chiếc chuyên cơ Trident 256 chở Lâm Bưu chạy trốn gồm cả thảy chín người. Trong đó, gia đình Lâm Bưu gồm Lâm Bưu cùng vợ và con trai. Cùng đi với họ có hai thủ hạ đắc lực. Tổ lái gồm bốn nhân viên: cơ trưởng Phan Cảnh Diễn và ba thợ máy Lý Bình, Đài Khởi Lương và Trương Diên Khuê.

Tang tóc đổ xuống

Chín người trên chuyến bay này đều chết không sót một mống. Sự kiện ngày 13/9 khiến dư luận thắc mắc liệu các nhân viên tổ lái có phải là “đồng đảng” phản loạn đào tẩu cùng Lâm Bưu, hay chỉ là nạn nhân bị ép buộc phạm tội?




Một trong chín nạn nhân cháy biến dạng trên chiếc chuyên cơ Trident 256.

Lâm Bưu là bộ trưởng Quốc phòng, phó chủ tịch Đảng, “phó thống soái” kế vị hợp hiến chức vụ của Mao Trạch Đông. Tháng 10/1971, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ra Văn kiện số 57 tuyên bố Lâm Bưu là kẻ phản đảng, phản quốc.

Tiếp đó, cả nước dấy lên làn sóng phê phán Lâm Bưu. Người ta đua nhau đấu tố, vạch trần, làm rõ tội trạng, hành vi phản dân hại nước của “Tập đoàn phản đảng Lâm Bưu”. Vậy mà mới ngày nào, họ còn gân cổ chúc Phó thống soái Lâm Bưu “vĩnh viễn kiện khang”, tức mãi mãi mạnh khỏe.

Cơ trưởng Phan Cảnh Diễn có cô con gái đầu tuổi mới lên 10, bị chứng bại liệt từ nhỏ. Đôi chân cô bé teo tóp, liệt hẳn nên không thể tự chăm sóc trong sinh hoạt. Năm 1970, Phan Cảnh Diễn được giới thiệu đưa con tới thành phố Trường Xuân tìm bác sĩ giỏi để điều trị.

Thượng tuần tháng 9/1971, tiện có chuyến bay thẳng công vụ, anh đã đưa con gái từ Trường Xuân về Bắc Kinh. Sự trùng hợp sít sao về thời gian này khiến người ta suy diễn, cho rằng anh đã cố ý sắp đặt trước khi tham gia vào âm mưu phản loạn đào tẩu.

Sau sự kiện 13/9, theo lệnh phê chuẩn của lãnh đạo thành phố Bắc Kinh, nhân viên an ninh đã xộc tới đơn vị làm việc của vợ Phan Cảnh Diễn và đọc lệnh bắt chị đi “cách ly thẩm tra”. Chị ngơ ngác không hiểu vì sao mình bị bắt. Bởi cho tới lúc đó, chị vẫn chưa hề biết đã xảy ra sự kiện 13/9, trong đó chồng chị là nạn nhân.
Tấm biển “Gia đình quân nhân vẻ vang” treo trước cửa nhà thợ máy Lý Bình bị Hồng vệ binh hùng hổ giật xuống đập nát. Ít lâu sau, phía binh chủng không quân cho người đem mọi di vật của Lý Bình tới trao trả cho gia đình. Vợ Lý Bình vật vã khóc lóc, ngất lên ngất xuống. Hai đứa con nhỏ dại ngơ ngác chẳng hiểu chuyện gì đã xảy ra. Trả lời cật vấn của vợ Lý Bình, người ta cứ ậm ừ, vòng vo cho qua chuyện. Họ cố né tránh, không chịu nói rõ tính chất của vụ tai nạn máy bay khiến chồng chị chết.

Hoàn cảnh gia đình thợ máy Đài Khởi Lương còn đáng ngại hơn. Chị vợ ốm yếu quanh năm. Hung tin tới như sét đánh ngang tai. Bị "sốc" ghê gớm, chị suy sụp hoàn toàn cả về thể chất lẫn tinh thần.
Thợ máy tân binh Trương Diên Khuê còn quá trẻ, mới hơn 20 tuổi và vừa cưới vợ được hơn nửa năm thì gặp nạn. Cô vợ đang mang bầu. Lại một đứa trẻ chào đời và lớn lên mà không biết mặt cha.

Những cái chết lập lờ

Sự kiện 13/9 dù bất ngờ hay không thì vẫn gây cú sốc chính trị đặc biệt lớn cho đất nước Trung Hoa. Thời kỳ đó, đất nước này đang bước vào thời kỳ “vĩ thanh” của 10 năm động loạn “đại cách mạng văn hóa” do Mao Trạch Đông thân chinh phát động.

So sánh địa vị xã hội, Lâm Bưu thuộc đẳng cấp cao, còn nhóm Phan Cảnh Diễn chỉ thuộc hàng chót bẹt. Dù cùng ngồi trên một chiếc máy bay và cùng chết khi máy bay rơi trên đất khách quê người, nhưng tên tuổi của họ được ghi nhận khác nhau trong văn kiện Đảng và nhà nước.

Không một dòng chữ nào nhắc tới tên tuổi của bất cứ ai trong nhân viên tổ bay. Thế là họ hoàn toàn bị quên lãng. Người ta mặc sức quy chụp họ, bảo họ bị Lâm Bưu lừa gạt, hãm hại cũng đúng, mà lên án họ “phản đảng, chống ông Mao” thì cũng không sai.

Ngoài bốn người trong tổ lái đã chết theo máy bay rơi, tổ bay của chiếc chuyên cơ Trident 256 còn có năm người khác. Những người này chưa kịp lên cùng máy bay nên may mắn sống sót. Khốn nỗi, họ liền bị quy là liên đới trực tiếp với sự kiện 13/9 và đều bị “cách ly điều tra” vô thời hạn vì là nghi can số một.

Năm người bị lôi đi hỏi cung liên miên. Họ phải viết các bản trần tình chứng minh rằng bốn chiến hữu xấu số của họ không hề biểu hiện dấu vết nào chứng tỏ có sự dính dáng tới âm mưu phản loạn và ý đồ chạy trốn của Lâm Bưu, trong lời nói lẫn việc làm lúc sinh thời. Thói đời người có thân phận thấp hèn, tiếng nói nhẹ bỗng ai thèm lắng nghe. Lời làm chứng của họ trước công lý chẳng qua chỉ như gió thoảng!

Máy bay chở Lâm Bưu rơi tan xác, không một ai sống sót. Đến nay, kết quả giải mã hộp đen âm thanh tìm thấy trong đống xác máy bay cũng chẳng được nói tới. Người ta có thu được tài liệu nào khả dĩ chứng minh giữa Lâm Bưu và các nhân viên tổ bay có bàn bạc trao đổi ngầm, hoặc có đấu tranh, giằng co vật lộn giữa chạy trốn và chống chạy trốn trên không trung hay không?

Giải oan cho người đã khuất

Các nhân viên tổ lái là “đồng đảng” phản loạn đào tẩu cùng Lâm Bưu hay chỉ là nạn nhân bị ép buộc phạm tội? Câu hỏi này phải được làm rõ vì danh dự của người đã khuất, cũng là vì cuộc sống người thân của họ còn đang ở trên cõi đời này.

Ngày 11/9/1980, tức chín năm sau sự kiện 13/9, ông Đặng Tiểu Bình đã trả lời thẳng thắn về nguyên nhân dẫn tới tai họa đối với chiếc máy bay Trident 256. Tiếp El Fer, Tổng biên tập tờ Tạp chí Châm ngôn khoa học Cơ đốc giáo của Mỹ, Đặng Tiểu Bình nói: "Theo phán đoán của riêng tôi thì phi công (điều khiển chiếc chuyên cơ Trident 256) là một người tử tế, một đảng viên cộng sản tốt”.

Ông Đặng Tiểu Bình kể: Trước kia đã từng xảy ra một vụ việc tương tự. Một máy bay cùng loại chở theo lượng lớn tài liệu cơ mật của Đảng và nhà nước Trung Quốc trên đường bay nội địa bị buộc bay sang một quốc gia thù địch. Khi phát hiện ý đồ đen tối của kẻ sai khiến, viên phi công đã chống lại quyết liệt. Máy bay phải hạ cánh khẩn cấp. Nhưng ngay sau đó, viên phi công đã bị bọn phản loạn bắn chết.

Lời khai cung của năm thợ máy còn sống đều nhấn mạnh: Trước khi xảy ra sự kiện 13/9, mối quan hệ giữa phi hành đoàn và tập đoàn Lâm Bưu chỉ thuần túy là hành vi thực thi nhiệm vụ chuyên môn theo quy định của quân chủng. Họ chỉ có nghĩa vụ duy tu, bảo dưỡng và vận hành tốt chuyên cơ.

Mà sự thật là vậy. Nhưng thật trớ trêu, suốt chín năm trời sau sự kiện 13/9, không có bất kỳ một cá nhân hay một lãnh đạo nào dám công khai bày tỏ quan điểm thừa nhận và chỉ ra bản chất về sự hy sinh của bốn nhân viên tổ lái. Báo chí hay tài liệu lưu hành nội bộ cũng không hề có lấy một dòng một chữ nào liên quan đến sự kiện. Họ né tránh “vấn đề nhạy cảm” trong cái thời đại bị chụp mũ phản cách mạng đồng nghĩa với lãnh án tử hình. Cũng có thể do họ vô cảm.

Cho tới khi ông Đặng Tiểu Bình dũng cảm nói lên sự thật, họ mới thở phào và bắt đầu “ăn theo nói leo”, đại loại: “Biết ngay mà, nhân báo như thần bảo”.

Cái “chết bệnh” nhẹ tênh

Dường như không ai còn công khai coi viên phi công cơ trưởng và ba thợ máy gặp nạn kia là những kẻ phản bội nữa. Nhưng sinh mạng chính trị của họ vẫn mập mờ, chẳng rõ ràng. Bởi cái chết của họ vẫn không được coi là chết trong khi thực thi công vụ.

Vợ của cơ trưởng Phan Cảnh Diễn trải qua hơn một năm trời bôn ba trên đường gập ghềnh tìm công lý, minh oan cho chồng. Đầu năm 1982, chị cùng gia đình nhận được “Giấy chứng nhận chết bệnh của quân nhân cách mạng” do Tổng cục Chính trị Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc ký. Giấy này ghi rằng: “Đồng chí Phan Cảnh Diễn đã không may chết cùng máy bay rơi tại Ondorchaan Mông Cổ ngày 13/9/1971. Xin gửi lời chia buồn chân thành và thống thiết nhất của chúng tôi tới gia quyến. Mong mọi người hãy biến đau thương thành sức mạnh, gắng sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.

Nhờ lời khẳng định của Đặng Tiểu Bình, nỗi oan của bốn nhân viên tổ lái đã được giải sau hơn 10 năm tử nạn oan khuất, mất xác cùng máy bay rơi. Cả bốn người đều bị gán cho cái chết nhẹ tênh là “chết bệnh”.

Tiếp đó, năm người thợ máy sau hơn 10 năm bị tạm giam và đang làm việc khổ sai tại một trại cải tạo vùng biên viễn phía Bắc cũng được trả tự do. Họ không hề biết lý do được phóng thích. Cứ như 10 năm trước, họ cũng từng ngơ ngác tự hỏi: “Tại sao mình lại bị bắt nhỉ?”.

Mấy chục năm đã trôi qua. Tất cả đã lui về dĩ vãng. Sự việc về cơ bản đã được làm sáng tỏ. Nhưng mỗi lần nhắc tới sự kiện 13/9 thì mọi người - nhất là những người đã ở dốc bên kia cuộc đời không ai là không nhớ.


(Theo Nguyệt san Pháp luật TP.HCM)

Kỳ 14: Lâm Bưu lập "trung ương riêng" ở Quảng Châu


In bài viết
  Lâm Bưu tuyên bố với thuộc hạ: Ai giết Mao Trạch Đông và hoàn thành nhiệm vụ của mình được giao theo “kế hoạch 571” đều là khai quốc nguyên huân (người có công đầu) của nền “đệ nhị Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” do Lâm khai sáng !
Được Phó thống soái hứa hẹn, kích động, những sĩ quan có trách nhiệm theo dõi chuyến tuần du của Mao Trạch Đông đã không rời mắt khỏi đường tàu cũng như những nơi Mao Trạch Đông dừng nghỉ. Họ thu thập tin tức mới nhất gởi về “bộ tư lệnh tối cao” của Lâm Bưu đang đặt tại một biệt thự ở Bắc Đới Hà. Qua đó, Lâm Bưu và phu nhân Diệp Quần, cùng con trai Lâm Lập Quả và các tham mưu lọc ra những điều cần thiết giúp họ đi đến các quyết định cơ mật của cuộc đảo chánh và mưu sát Mao, nhất là nội dung các cuộc đàm thoại giữa Mao Trạch Đông với Hoa Quốc Phong (Bí thư thứ nhất Tỉnh ủy Hồ Nam), Lưu Kiên Huân (Bí thư thứ nhất Tỉnh ủy Hà Nam), Đinh Thịnh (Tư lệnh Đại quân khu Quảng Châu), Lưu Hưng Nguyên (Chính ủy Đại quân khu Quảng Châu), Hàn Tiên Sở (Tư lệnh Đại quân khu Phúc Châu); Trình Thế Thanh (Chủ nhiệm Ủy ban cách mạng Giang Tây)… Trong các cuộc tiếp xúc trên, Mao lên tiếng phê phán Lâm Bưu đang tập hợp lực lượng ngấm ngầm chống lại Mao, không chỉ bằng thái độ nhất thời, mà có cả “cương lĩnh và tổ chức” lâu dài. Nhằm giải quyết “vấn đề Lâm Bưu”, Mao Trạch Đông thông báo: - Sắp tới tôi định sẽ về Bắc Kinh ngày 23.9 và sẽ triệu tập Hội nghị trung ương từ ngày 25.9 đến 29.9, nêu rõ những sai lầm của Lâm Bưu.
Mao còn nói tại Hội nghị ấy sẽ cử người khác thay Lâm Bưu làm Phó chủ tịch đảng. Nội dung một bản mật báo dày 16 trang do Cố Đồng Chu, Tham mưu trưởng Không quân Quảng Châu, cung cấp đến Chu Vũ Trì, Phó chủ nhiệm Văn phòng Không quân ở Bắc Kinh ghi rõ những đàm thoại trên. Chu Vũ Trì lập tức đáp máy bay đến biệt thự ở Bắc Đới Hà trao tận tay Lâm Lập Quả.
Cùng thời điểm, bản mật báo khác từ “nguồn”  của Lưu Phong (Chính ủy Đại quân khu Vũ Hán), gởi đến Hoàng Vĩnh Thắng (Tổng tham mưu trưởng Quân đội - người của Lâm Bưu) có cùng nội dung như Cố Đồng Chu đã gởi.
Phân tích hai bản báo cáo (của Cố Đồng Chu và Lưu Phong), Lâm Bưu rút ra hai điểm “nóng” nhất: 1. Mao Trạch Đông sắp ra tay hạ gục Lâm Bưu trong Hội nghị Trung ương đảng sắp  mở vào cuối tháng 9.1971. 2. Mao sẽ về Bắc Kinh “ngày 23.9”.
Điểm thứ nhất làm Lâm Bưu giận run người - vì cho biết Mao Trạch Đông muốn kết thúc số phận của nhà họ Lâm chỉ trong vòng hơn nửa tháng tới, nên buộc Lâm phải ra tay trước. Điểm thứ hai giúp Lâm Bưu nắm được ngày về Bắc Kinh của Mao Trạch Đông (23.9) để theo đó ấn định giờ đặt mìn giật sập cầu Thạc Phóng (nằm giữa Tô Châu và Vô Tích) hất chuyên xa chở Mao Trạch Đông xuống dòng nước xiết. Lúc bấy giờ (10.9.1971), việc thám sát địa điểm thích hợp để đặt mìn công phá đã xong, song vì hay tin “ngày 23.9” Mao mới về Bắc Kinh nên Lâm Bưu và Lâm Lập Quả chưa vội triển khai phương án đó. Không ngờ, Mao Trạch Đông quyết định thay đổi lịch trình, về sớm hơn dự định (xem Kỳ 13), nên chuyên xa chở ông đã vượt qua cầu Thạc Phóng an toàn.
Vậy là Mao Trạch Đông thoát khỏi “thần chết 571” ba lần: 1. Vương Duy Quốc không có cơ hội nổ súng ám sát. 2. Không thể tiếp cận để đánh bom kho xăng gần chuyên xa của Mao Trạch Đông ở sát sân bay Hồng Kiều (Thượng Hải) được. 3. Phương án gài mìn phá cầu Thạc Phóng phá sản trước giờ G.
Nhận tin Mao Trạch Đông thoát vòng vây, đang tiến về gần Bắc Kinh, Lâm Bưu và Diệp Quần sửng sốt, Lâm Lập Quả ôm mặt khóc.
Phần Mao Trạch Đông, lúc chuyên xa về đến ga Phong Đài trưa 12.9.1971, dầu chỉ cần chạy khoảng 20 phút là đến Bắc Kinh, nhưng ông ra lệnh dừng lại, không vào Bắc Kinh vội. Đây là động thái rất thận trọng của Mao Trạch Đông, vì ông biết Lâm Bưu đang nắm cơ mật của đảng và nhà nước, thông thuộc địa hình Trung Nam Hải, biết rất rõ vị trí các phòng ban của Trung ương đảng tại đó, nên ông phải hết sức cảnh giác, đề phòng Lâm Bưu có thể mở cuộc tập kích bất ngờ vào nơi ở của ông. Ông lệnh Lý Đức Sinh - Tư lệnh Quân khu Bắc Kinh và Ngô Đức - Bí thư thị ủy Bắc Kinh kiêm Ủy viên chính trị đơn vị đồn trú bảo vệ Bắc Kinh biết và chờ sẵn trong phòng trực ban của ga Phong Đài, bảo họ điều ngay tức khắc một sư đoàn của Quân đoàn 38 đến trấn ải cửa Nam của thủ đô, tạo vòng đai sắt an toàn cho Trung Nam Hải.
Lúc đó, Lâm Bưu biết kế hoạch ám sát Mao Trạch Đông đã bị vỡ, nên đã huy động 8 máy bay, trong đó có 2 chiếc Trident, 2 chiếc Il-18, 1 chiếc lên thẳng Skylark, để chở “bộ tư lệnh” của mình với các ủy viên Bộ chính trị “ăn cánh” đến Quảng Châu. Đồng thời phía Quảng Châu cũng sẵn sàng tiếp nhận máy bay hạ cánh để đón “trung ương đảng” của Lâm Bưu đến đó phát động cuộc nội chiến chống lại Mao Trạch Đông. Nếu trót lọt, hẳn nhiên sẽ không tránh được cảnh máu đổ ở “thành phố hoa mộc miên” Quảng Châu. Vào giờ phút cam go ấy, thủ tướng Chu Ân Lai đã xuất hiện…   
Giao Hưởng

Lâm Bưu không phản mà mắc bẫy Mao?




Image caption
 
Sách mới ra đặt lại vấn đề vụ án Lâm Bưu, nhân vật số hai thời Mao nhưng sau bị cho là "tên phản cách mạng số một"

Một cuốn sách mới về Lâm Bưu đặt ra các câu hỏi khó cho lãnh đạo tối cao Trung Quốc, ông Tập Cận Bình về cách ông chỉ đạo viết sách lịch sử khi còn lãnh đạo ngành tư tưởng của Đảng.
Cuốn ‘Sự thực lịch sử về sự kiện Lâm Bưu 913’ (Cửu Nhất Tam hồi vọng - Lâm Bưu sự kiện sử thật dữ biện tích) được xuất bản ở Hong Kong bác bỏ quan điểm chính thống tại Trung Quốc từ trước tới nay rằng Nguyên soái Lâm Bưu “âm mưu tạo phản” chống lại Mao Trạch Đông.
Căn cứ vào một số tài liệu lần đầu công bố như thư của con gái ông Lâm Bưu, bà Lâm Đậu Đậu gửi Mao Trạch Đông và các ý kiến chuyên gia, cuốn sách nêu giả thuyết chính ông Mao đã lập mưu hại Lâm Bưu và gia đình.
Việc đánh giá vụ án Lâm Bưu cũng phản ánh quan điểm của ban lãnh đạo Trung Quốc hiện nay và cách họ xử lý di sản nặng nề thời Mao Trạch Đông.

Soạn sử Đảng

Thách thức với ông Tập Cận Bình đến từ chỗ khi còn lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, ông là người chủ trì nhóm soạn cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc bản mới, viết lại giai đoạn quan trọng từ 1949 đến 1978.
Các báo tiếng Anh và tiếng Trung ở ngoài Trung Quốc cũng nêu ra vấn đề cuốn Lịch sử Đảng mới này đã tô vẽ “xóa tội” cho chính bố ông Tập Cận Bình là Tập Trọng Huân, một vị công thần của chế độ cộng sản nhưng có thời gian bị thất sủng.
Riêng về ông Lâm Bưu (1907 -1971) cuốn sách mới ra có tựa đề tiếng Anh: “A Retrospect of the Lin Biao Incident: Facts and Corrections” đã trích dẫn cả các tác giả Trung Quốc và nước ngoài tỏ ra không đồng ý với giả thuyết ông Lâm Bưu muốn lật đổ Mao Trạch Đông.
Báo Anh, tờ Sunday Times hôm 5/5/2013 cho rằng các dữ liệu mới này “hạ thấp uy tín của ông Tập”, và sử sách chỉ được viết làm sao cho phù hợp với đường lối của Đảng Cộng sản.




Tờ báo trích lời ông Bào Phác, con trai ông Bào Đồng, một nhân vật cao cấp, cựu thư ký cho Tổng bí thư Triệu Tử Dương rằng “Ông Tập Cận Bình là một người Maoist”.
Phát biểu từ Hong Kong, ông Bào Phác cho rằng ông Tập đóng vai trò chính yếu cho “phần về tuyên truyền” của Đảng Cộng sản.
Nhà nghiên cứu chuyên về Trung Quốc từ Đại học Harvard, Roderick MacFarquhar, người giới thiệu cuốn sách cho rằng chính Lâm đã mắc bẫy của Mao chứ không phải là người lập mưu “giết Mao” như sử chính thống ở Trung Quốc nói.
“Tên tuổi ông Lâm đã được ghi hẳn trong điều lệ Đảng là người kế thừa sự nghiệp của Mao, và ông còn trẻ hơn Mao tới 14 tuổi thì vì sao ông ta lại phải có biện pháp cực đoan như vậy?”
Năm 1971, Phó Chủ tịch nước, Nguyên soái Quân Giải phóng Lâm Bưu cùng vợ và Diệp Quần chết khi phi cơ của họ “gặp nạn và rơi xuống vùng Nội Mông”, vào ngày 13 tháng 9, theo mô tả của chính quyền Trung Quốc.

Ai lập mưu chống ai?

Sử chính thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc nói vợ chồng ông Lâm đã “phản bội cách mạng, tìm cách lập đổ Mao Chủ tịch và chạy trốn sang Liên Xô nhưng không thoát”.
Con trai họ, Lâm Lập Quả (1945-1971), một sỹ quan cao cấp trong Không quân Quân Giải phóng cũng thiệt mạng trong vụ rơi máy bay.
Sử sách Trung Quốc cho đến nay cho rằng Lâm Lập Quả lập ra âm mưu mang tên ‘Dự án 571” nhằm giết ông Mao.
Cuốn Lịch sử Đảng vốn được ông Tập Cận Bình biên tập một phần nói gia đình họ Lâm có âm mưu “lập ra một chính phủ riêng ở miền Nam Trung Quốc”.




Image caption
Hiện có các ý kiến đặt câu hỏi về giả thuyết ông Lâm Bưu "tìm cách lật đổ" Mao Trạch Đông
Quê ở Hồ Bắc, ông Lâm Bưu tốt nghiệp trường quân sự Hoàng Phố và trong thời gian diễn ra chiến dịch Bắc Phạt, ông bỏ Quốc Dân Đảng về theo phe cộng sản.
Năm 1927 đã mang hàm đại tá, Lâm Bưu là một lãnh đạo quân sự tại khu Xô Viết Giang Tây và chỉ huy Quân đoàn 1 của Hồng quân Công nông, trong khi Bành Đức Hoài chỉ huy Quân đoàn 3.
Là một trong 10 nguyên soái của Quân Giải phóng thời Chiến tranh Lạnh, ông Lâm có tiếng là trung thành với Mao Trạch Đông.
Nhưng một trong số lời giải thích vì sao Mao muốn giết Lâm nói rằng Mao Trạch Đông lo sợ uy tín lớn của Lâm trong quân đội trong sau giai đoạn biến động Cách mạng Văn hóa.
Lịch sử chính thống Trung Quốc từng coi Nguyên soái Lâm Bưu và bà Giang Thanh là hai kẻ "phản cách mạng lớn nhất".
Từ nhân vật số hai thời Mao, ông Lâm bị cho là "tên phản cách mạng số một".
Sau khi Mao Trạch Đông qua đời năm 1976 và "bè lũ bốn tên" bị hạ bệ, vợ cũ của ông Mao, bà Giang Thanh, được đặt vào vị trí "tên phản cách mạng lớn thứ nhì".

Hồ sơ mật: Những cái chết... lấp lửng!

(PL)- Lịch sử Đông Tây kim cổ có nhiều vụ án chính trị hết sức rối rắm kiểu “sớm đúng, chiều sai, sáng mai lại đúng”. Tai nạn thảm khốc trên chiếc thuyền cơ Trident 256 vào ngày 13-9-1971 từng là cú sốc chính trị lớn đối với đất nước Trung Hoa.



Ngày 13-9-1971, chiếc chuyên cơ Trident 256 chở Lâm Bưu chạy trốn gồm cả thảy chín người. Trong đó, gia đình Lâm Bưu gồm Lâm Bưu cùng vợ và con trai. Cùng đi với họ có hai thủ hạ đắc lực. Tổ lái gồm bốn nhân viên: cơ trưởng Phan Cảnh Diễn và ba thợ máy Lý Bình, Đài Khởi Lương và Trương Diên Khuê.
Tang tóc đổ xuống
Chín người trên chuyến bay này đều chết không sót một mống. Sự kiện ngày 13-9 khiến dư luận thắc mắc liệu các nhân viên tổ lái có phải là “đồng đảng” phản loạn đào tẩu cùng Lâm Bưu, hay chỉ là nạn nhân bị ép buộc phạm tội?
 
Một trong chín nạn nhân cháy biến dạng trên chiếc chuyên cơ Trident 256

Lâm Bưu là bộ trưởng Quốc phòng, phó chủ tịch Đảng, “phó thống soái” kế vị hợp hiến chức vụ của Mao Trạch Đông. Tháng 10-1971, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ra Văn kiện số 57 tuyên bố Lâm Bưu là kẻ phản đảng, phản quốc.

Tiếp đó, cả nước dấy lên làn sóng phê phán Lâm Bưu. Người ta đua nhau đấu tố, vạch trần, làm rõ tội trạng, hành vi phản dân hại nước của “Tập đoàn phản đảng Lâm Bưu”. Vậy mà mới ngày nào, họ còn gân cổ chúc Phó thống soái Lâm Bưu “vĩnh viễn kiện khang”, tức mãi mãi mạnh khỏe.

Cơ trưởng Phan Cảnh Diễn có cô con gái đầu tuổi mới lên 10, bị chứng bại liệt từ nhỏ. Đôi chân cô bé teo tóp, liệt hẳn nên không thể tự chăm sóc trong sinh hoạt. Năm 1970, Phan Cảnh Diễn được giới thiệu đưa con tới thành phố Trường Xuân tìm bác sĩ giỏi để điều trị.

Thượng tuần tháng 9-1971, tiện có chuyến bay thẳng công vụ, anh đã đưa con gái từ Trường Xuân về Bắc Kinh. Sự trùng hợp sít sao về thời gian này khiến người ta suy diễn, cho rằng anh đã cố ý sắp đặt trước khi tham gia vào âm mưu phản loạn đào tẩu.

Sau sự kiện 13-9, theo lệnh phê chuẩn của lãnh đạo thành phố Bắc Kinh, nhân viên an ninh đã xộc tới đơn vị làm việc của vợ Phan Cảnh Diễn và đọc lệnh bắt chị đi “cách ly thẩm tra”. Chị ngơ ngác không hiểu vì sao mình bị bắt. Bởi cho tới lúc đó, chị vẫn chưa hề biết đã xảy ra sự kiện 13-9, trong đó chồng chị là nạn nhân.

Tấm biển “Gia đình quân nhân vẻ vang” treo trước cửa nhà thợ máy Lý Bình bị Hồng vệ binh hùng hổ giật xuống đập nát. Ít lâu sau, phía binh chủng không quân cho người đem mọi di vật của Lý Bình tới trao trả cho gia đình. Vợ Lý Bình vật vã khóc lóc, ngất lên ngất xuống. Hai đứa con nhỏ dại ngơ ngác chẳng hiểu chuyện gì đã xảy ra. Trả lời cật vấn của vợ Lý Bình, người ta cứ ậm ừ, vòng vo cho qua chuyện. Họ cố né tránh, không chịu nói rõ tính chất của vụ tai nạn máy bay khiến chồng chị chết.

Hoàn cảnh gia đình thợ máy Đài Khởi Lương còn đáng ngại hơn. Chị vợ ốm yếu quanh năm. Hung tin tới như sét đánh ngang tai. Bị "sốc" ghê gớm, chị suy sụp hoàn toàn cả về thể chất lẫn tinh thần.

Thợ máy tân binh Trương Diên Khuê còn quá trẻ, mới hơn 20 tuổi và vừa cưới vợ được hơn nửa năm thì gặp nạn. Cô vợ đang mang bầu. Lại một đứa trẻ chào đời và lớn lên mà không biết mặt cha.

Những cái chết lập lờ

Sự kiện 13-9 dù bất ngờ hay không thì vẫn gây cú sốc chính trị đặc biệt lớn cho đất nước Trung Hoa. Thời kỳ đó, đất nước này đang bước vào thời kỳ “vĩ thanh” của 10 năm động loạn “đại cách mạng văn hóa” do Mao Trạch Đông thân chinh phát động.

So sánh địa vị xã hội, Lâm Bưu thuộc đẳng cấp cao, còn nhóm Phan Cảnh Diễn chỉ thuộc hàng chót bẹt. Dù cùng ngồi trên một chiếc máy bay và cùng chết khi máy bay rơi trên đất khách quê người, nhưng tên tuổi của họ được ghi nhận khác nhau trong văn kiện Đảng và nhà nước.

Không một dòng chữ nào nhắc tới tên tuổi của bất cứ ai trong nhân viên tổ bay. Thế là họ hoàn toàn bị quên lãng. Người ta mặc sức quy chụp họ, bảo họ bị Lâm Bưu lừa gạt, hãm hại cũng đúng, mà lên án họ “phản đảng, chống ông Mao” thì cũng không sai.

Ngoài bốn người trong tổ lái đã chết theo máy bay rơi, tổ bay của chiếc chuyên cơ Trident 256 còn có năm người khác. Những người này chưa kịp lên cùng máy bay nên may mắn sống sót. Khốn nỗi, họ liền bị quy là liên đới trực tiếp với sự kiện 13-9 và đều bị “cách ly điều tra” vô thời hạn vì là nghi can số một.

Năm người bị lôi đi hỏi cung liên miên. Họ phải viết các bản trần tình chứng minh rằng bốn chiến hữu xấu số của họ không hề biểu hiện dấu vết nào chứng tỏ có sự dính dáng tới âm mưu phản loạn và ý đồ chạy trốn của Lâm Bưu, trong lời nói lẫn việc làm lúc sinh thời. Thói đời người có thân phận thấp hèn, tiếng nói nhẹ bỗng ai thèm lắng nghe. Lời làm chứng của họ trước công lý chẳng qua chỉ như gió thoảng!

Máy bay chở Lâm Bưu rơi tan xác, không một ai sống sót. Đến nay, kết quả giải mã hộp đen âm thanh tìm thấy trong đống xác máy bay cũng chẳng được nói tới. Người ta có thu được tài liệu nào khả dĩ chứng minh giữa Lâm Bưu và các nhân viên tổ bay có bàn bạc trao đổi ngầm, hoặc có đấu tranh, giằng co vật lộn giữa chạy trốn và chống chạy trốn trên không trung hay không?

Giải oan cho người đã khuất

Các nhân viên tổ lái là “đồng đảng” phản loạn đào tẩu cùng Lâm Bưu hay chỉ là nạn nhân bị ép buộc phạm tội? Câu hỏi này phải được làm rõ vì danh dự của người đã khuất, cũng là vì cuộc sống người thân của họ còn đang ở trên cõi đời này.

Ngày 11-9-1980, tức chín năm sau sự kiện 13-9, ông Đặng Tiểu Bình đã trả lời thẳng thắn về nguyên nhân dẫn tới tai họa đối với chiếc máy bay Trident 256. Tiếp El Fer, Tổng biên tập tờ Tạp chí Châm ngôn khoa học Cơ đốc giáo của Mỹ, Đặng Tiểu Bình nói: "Theo phán đoán của riêng tôi thì phi công (điều khiển chiếc chuyên cơ Trident 256) là một người tử tế, một đảng viên cộng sản tốt”.

 
Ông Lâm Bưu (ngồi giữa) cùng Ngô Pháp Hiến, Hoàng Vĩnh Thắng, Lý Tác Bằng và Khưu Hội Tác

Ông Đặng Tiểu Bình kể: Trước kia đã từng xảy ra một vụ việc tương tự. Một máy bay cùng loại chở theo lượng lớn tài liệu cơ mật của Đảng và nhà nước Trung Quốc trên đường bay nội địa bị buộc bay sang một quốc gia thù địch. Khi phát hiện ý đồ đen tối của kẻ sai khiến, viên phi công đã chống lại quyết liệt. Máy bay phải hạ cánh khẩn cấp. Nhưng ngay sau đó, viên phi công đã bị bọn phản loạn bắn chết.

Lời khai cung của năm thợ máy còn sống đều nhấn mạnh: Trước khi xảy ra sự kiện 13-9, mối quan hệ giữa phi hành đoàn và tập đoàn Lâm Bưu chỉ thuần túy là hành vi thực thi nhiệm vụ chuyên môn theo quy định của quân chủng. Họ chỉ có nghĩa vụ duy tu, bảo dưỡng và vận hành tốt chuyên cơ.

Mà sự thật là vậy. Nhưng thật trớ trêu, suốt chín năm trời sau sự kiện 13-9, không có bất kỳ một cá nhân hay một lãnh đạo nào dám công khai bày tỏ quan điểm thừa nhận và chỉ ra bản chất về sự hy sinh của bốn nhân viên tổ lái. Báo chí hay tài liệu lưu hành nội bộ cũng không hề có lấy một dòng một chữ nào liên quan đến sự kiện. Họ né tránh “vấn đề nhạy cảm” trong cái thời đại bị chụp mũ phản cách mạng đồng nghĩa với lãnh án tử hình. Cũng có thể do họ vô cảm.

Cho tới khi ông Đặng Tiểu Bình dũng cảm nói nên sự thật, họ mới thở phào và bắt đầu “ăn theo nói leo”, đại loại: “Biết ngay mà, nhân báo như thần bảo”.

Cái “chết bệnh” nhẹ tênh

Dường như không ai còn công khai coi viên phi công cơ trưởng và ba thợ máy gặp nạn kia là những kẻ phản bội nữa. Nhưng sinh mạng chính trị của họ vẫn mập mờ, chẳng rõ ràng. Bởi cái chết của họ vẫn không được coi là chết trong khi thực thi công vụ.

Vợ của cơ trưởng Phan Cảnh Diễn trải qua hơn một năm trời bôn ba trên đường gập ghềnh tìm công lý, minh oan cho chồng. Đầu năm 1982, chị cùng gia đình nhận được “Giấy chứng nhận chết bệnh của quân nhân cách mạng” do Tổng cục Chính trị Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc ký. Giấy này ghi rằng: “Đồng chí Phan Cảnh Diễn đã không may chết cùng máy bay rơi tại Ondorchaan Mông Cổ ngày 13-9-1971. Xin gửi lời chia buồn chân thành và thống thiết nhất của chúng tôi tới gia quyến. Mong mọi người hãy biến đau thương thành sức mạnh, gắng sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.

Nhờ lời khẳng định của Đặng Tiểu Bình, nỗi oan của bốn nhân viên tổ lái đã được giải sau hơn 10 năm tử nạn oan khuất, mất xác cùng máy bay rơi. Cả bốn người đều bị gán cho cái chết nhẹ tênh là “chết bệnh”.

Tiếp đó, năm người thợ máy sau hơn 10 năm bị tạm giam và đang làm việc khổ sai tại một trại cải tạo vùng biên viễn phía Bắc cũng được trả tự do. Họ không hề biết lý do được phóng thích. Cứ như 10 năm trước, họ cũng từng ngơ ngác tự hỏi: “Tại sao mình lại bị bắt nhỉ?”.

Mấy chục năm đã trôi qua. Tất cả đã lui về dĩ vãng. Sự việc về cơ bản đã được làm sáng tỏ. Nhưng mỗi lần nhắc tới sự kiện 13-9 thì mọi người - nhất là những người đã ở dốc bên kia cuộc đời không ai là không nhớ.

BÙI HỮU CƯỜNG
(Nguyệt san Pháp Luật TP.HCM)

Tướng quân bách chiến thân danh liệt

Sau thất bại ở Lư Sơn, Lâm Bưu muốn sử dụng vũ lực. Tháng 10-1970, Hạm đội liên hợp chính thức thành lập do Lâm Lập Quả làm Tư lệnh, Chu Vũ Trì làm Chính uỷ. Các thành viên nòng cốt của Hạm đội được bí mật lựa chọn kỹ từ Bộ Tư lệnh Không quân, các Quân đoàn không quân ở Thượng Hải, Vũ Hán, Quảng Châu, Nam Kinh, Hàng Châu.
Untitled

Ngày 24-1-1971, Mao đột ngột quyết định cải tổ Đại quân khu Bắc Kinh. Diệp Quần sợ quá, giục Lâm Bưu sớm có quyết định. Nội bộ tập đoàn Lâm Bưu có hai mảng. Một là loại tướng tá lão thành, đứng đầu là Hoàng Vĩnh Thắng, Ngô Pháp Hiến, Lý Tác Bằng, Khưu Hội Tác. Họ đều là thân tín của Lâm Bưu, từng cùng Lâm nam chinh bắc chiến, vào sinh ra tử, nhưng khi phải lựa chọn giữa Mao và Lâm, họ lại do dự, không dám phiêu lưu. Quyền điều động quân đội tập trung trong tay Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Mao Trạch Đông, điều động một trung đội cũng phải được Mao phê chuẩn, Lâm Bưu là Phó Chủ tịch Quân uỷ kiêm Bộ trưởng Quốc phòng không được quyền điều động một trung đội. Tổng tham mưu trưởng Hoàng Vĩnh Thắng trở xuống càng không có quyền ấy. Vì vậy, tuy Lâm có ý làm phản, nhưng không hề nói với Hoàng, Ngô, Lý, Khưu. Hai là các thành viên Hạm đội liên hợp do Lâm Lập Quả đứng đầu là những kẻ có dã tâm, dám phiêu lưu, sẵn sàng liều mạng để đạt mục đích. Trong tình hình bị Mao dồn ép từng bước, ý kiến của Hạm đội liên hợp chiếm tư thế. Tư tưởng chủ đạo của vợ chồng Lâm Bưu hồi đó là “nổi lên chống lại còn hơn ngồi chờ chét”. Lâm từng nói với Diệp:
- Bí quyết đảo chính là hai chữ QUYỀN và NHANH. Các cuộc đảo chính hiện đại có thể đoạt quyền trong một buổi sớm. Làm đảo chính, cái giá đoạt quyền phải nhỏ nhất, nhỏ nhất, nhỏ nhất, thu hoạch phải lớn nhất, lớn nhất, lớn nhất, thời gian phải nhanh nhất, nhanh nhất, nhanh nhất, nhưng tìm được một thích khách như Chuyên Chư cũng khó nhất, khó nhất, khó nhất.
Chỉ cần tìm được một thích khách như Chuyên Chư, giết phăng Mao Trạch Đông, là có thể nắm chính quyền trong tay. Trong giai đoạn đầu đảo chính, Lâm Bưu dựa vào Hạm đội của Lâm con, mà không sử dụng Hoàng, Ngô, Lý, Khưu, việc này có lý do của nó. Từ 21 đến 24-3-1971, tại căn hầm toà nhà số 889 đường Cự Lộ Thượng Hải, theo lệnh Lâm bố, Lâm con cùng Chu Vũ Trì, Vu Tân Dã, Lý Vĩ Tín, nghiên cứu thảo luận “kế hoạch khởi nghĩa vũ trang”. Cuộc đảo chính vũ trang có tâm mưu tính đã bước vào giai đoạn thực thi.
Lâm Lập Quả nêu 3 khả năng Lâm Bưu tiếp quản quyền lực: một là quá độ hoà bình, đợi 5,6 năm vẫn chưa được tiếp quản, trong thời gian trên có thể thay đổi lớn, chưa chắc Lâm giữ được vị trí hiện nay; hai là Lâm bị người khác thay thế; ba là tiếp quản quyền lực sớm, biện pháp là trừ phăng B-52 (Mao), thực hiện khởi nghĩa vũ trang. Lập Quả thay mặt Lâm Bưu trao cho Vu Tân Dã nhiệm vụ vạch kế hoạch hành động, mang mật danh “Kỷ yếu công trình 571” (571 đồng âm với cụm từ “khởi nghĩa vũ trang”).
Cốt lõi của kế hoạch hành động này là giết Mao, nói Mao không phải người Mác xít chân chính, mà là hôn quân phong kiến lớn nhất trong hách sử, thực hiện đạo Khổng Mạnh, khoác áo Mác-Lenin, cai trị kiểu Tần Thuỷ Hoàng; cuộc đấu tranh với Mao là cuộc đấu tranh “một mất một còn”, “hoặc chúng ta xơi gọn hắn, hoặc hắn nuốt chửng chúng ta”. Có hai thời cơ chiến lược: “một là khi chuẩn bị tốt rồi, có thể xơi gọn đối phương, hai là khi phát hiện kẻ thù há rộng miệng định nuốt chửng chúng ta, khi ấy dù chuẩn bị tốt hay chưa, cũng phải một trận sống mái”. Sách lược do kế hoạch trên đưa ra là: “Giương ngọn cờ B-52 đánh vào lực lượng của B-52”, “lợi dụng cuộc họp cấp cao quãng mẻ lưới bất gọn, hoặc “trước tiên chặt hết móng vuốt, tạo ra sự thật đã rồi, buộc B-52 nghe lời”, hoặc “dùng các phương tiện đặc chủng như hơi độc, vũ khí vi trùng, máy bay ném bom, tên lửa, tai nạn ôtô, ám sát, bắt cóc, phân đội du kích ở thành thị… để giết Mao Trạch Đông”.
Sau đó, Lâm Lặp Quả cho thành lập đội huấn luyện quân sự cho cán bộ cơ sở, thực chất là các phân đội cơ động có sức chiến đấu mạnh ở Thượng Hải.
Hình như nhận ra dấu vết tập đoàn tâm Bưu sắp nổi loạn, ngày 15-8-1971, Mao Trạch Đông rời Bắc Kinh tuần du phương Nam, nhằm nhắc nhở lãnh đạo các địa phương cần vạch rõ ranh giới với Lâm Bưu. Từ 16 đến 27-8 tại Vũ Xương, Mao lần lượt gặp Chính uỷ Đại quân khu Vũ Hán Lưu Phong, Bí thư thứ nhất Tỉnh uỷ Hà Nam Lưu Kiên Huân, Tư lệnh Quân khu tỉnh Vương Tân, Bí thư thứ nhất Tỉnh uỷ Hồ Nam Hoa Quốc Phong, điểm tên phê phán Lâm Bưu và đồng đảng tổ chức tập kích bất ngờ tại Hội nghị Lư Sơn.
“Tôi không tin Hoàng Vĩnh Thắng chỉ huy nổi Quân Giải phóng làm phản! Bên dưới còn có các sư đoàn, trung đoàn, còn có các cơ quan chính trị, hậu cần, anh điều động quân đội làm phản, ai nghe theo?”
Ngày 28-8. Mao đến Trường Sa, lần lượt gặp lãnh đạo các tỉnh Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây. Mao nói với Tư lệnh Đại quân khu Quảng Châu Đinh Thịnh, Chính uỷ Lưu Hưng Nguyên:
- Các ông quan hệ với Hoàng Vĩnh Thắng mật thiết như vậy, Hoàng đổ, các ông thế nào?
Câu nói đáng chú ý nhất của Mao tại đây là:
- Tôi dự định 23-9 về Bắc Kinh, 25 đến 29-9 họp Hội nghị Trung ương 3 khoá 9. Hội nghị sẽ nêu ra sai lầm của Lâm Bưu, cử thêm Trương Xuân Kiều, Lý Đức Sinh vào Thường vụ Bộ chính trị, Trương Xuân Kiều làm Phó Chủ tịch Đảng.
Ngày 31-8, Mao đến Nam Xương, gặp Tư lệnh Đại quân khu Nam Kinh Hứa Thế Hữu, Tư lệnh Đại quân khu Phúc Châu Hàn Tiên Sở, Chủ nhiệm Uỷ ban cách mạng Giang Tây Trình Thế Thanh. Mao phê phán Lâm Bưu và phe cánh tổ chức tập kích bất ngờ, hoạt động bí mật, có kế hoạch, có tổ chức, có cương lĩnh… Mao nói:
- Hội nghị Lư Sơn mới giải quyết vấn đề Trần Bá Đạt, chưa đụng đến Lâm Bưu. Đương nhiên Lâm phải chịu một số trách nhiệm. Đối với Lâm vẫn phải theo phương châm ngăn trước ngừa sau, trị bệnh cứu người, song với những vụ mắc sai lầm về nguyên tắc lớn, sai lầm về đường lối, phương hướng, thi người đứng đầu cũng khó sửa lắm.
Trình Thế Thanh xin gặp riêng Mao, tố cáo ba việc:
1. Trong thời gian Hội nghị Lư Sơn, Diệp Quần bảo Trình phải kiên trì yêu cầu đặt chức danh Chủ tịch nước;
2. Thượng tuần tháng 7, Chu Vũ Trì đến Nam Xương, dùng máy bay chở đi số xe lội nước mà họ nhờ Nhà máy Giang Nam chế tạo.
3. Lâm Lập Hằng (con gái Lâm Bưu) có lần đến Nam Xương ở tại nhà Trình, đã nghiêm túc nói với bà vợ ông ta: “Sau này bớt đi lại với nhà họ Lâm, làm không tốt mất đầu đấy”. Thông tin trên khiến Mao thêm cảnh giác.
0 giờ ngày 3-9, Mao từ Nam Xương tới Hàng Châu, cho gọi lãnh đạo tỉnh Chiết Giang, và Chính uỷ Quân đoàn 5 Không quân Trần Lệ Vân đến gặp trên chuyên xa. Lệ Vân là thành viên Hạm đội liên hợp, được Lâm Lập Quả cử đứng đầu lực lượng này ở Hàng Châu. Lệ Vân vừa đến, Mao nghiêm mặt chất vấn:
- Quan hệ của anh với Ngô Pháp Hiến thế nào? Tại Lư Sơn, Ngô Pháp Hiến đã tìm gặp mấy người, trong đó có anh. Vương Duy Quốc ở Thượng Hải và một người nữa ở Phúc Kiến. Tám uỷ viên Trung ương trong Không quân các anh đã làm những gì rồi?
Trần Lệ Vân cúi gằm mặt. Mao nói tiếp:
- Các anh bị lừa dối. Đối với những người mắc sai lầm vẫn là trị bệnh cứu người. Phải theo chủ nghĩa Mác-Lenin, không theo chủ nghĩa xét lại, phải đoàn kết, chớ chia rẽ, phải quang minh chính đại, chớ giở mưu ma chước quỷ. Tôi cũng không hiệu mấy viên đại tướng hiện nay (chỉ Hoàng, Ngô, Lý, Khưu), cũng không rõ tình hình tư tưởng Hoàng Vĩnh Thắng hiện nay ra sao. Tôi không tin quân đội muốn tạo phản. Quân đội phải thống nhất, phải chỉnh đốn…
Nghe Mao nói, Trần Lệ Vân thấy như sét đánh ngang tai, đâu dám thực hiện nhiệm vụ của Hạm đội liên hợp nữa.
Lúc đó, từ biệt thự ven biển Bắc Đới Hà, Lâm Bưu và Diệp Quần tim mọi cách thăm dò lịch trình của Mao trong chuyến đi này, cũng như việc Mao gặp những ai, nói những gì đề lựa chọn thời cơ ra tay. Đêm 5-9, Tham mưu trưởng Không quân Quảng Châu Cố Đồng Chu mật báo Chu Vũ Trì nội dung cuộc đàm thoại giữa Mao với Hoa Quốc Phong, Đinh Thịnh, Lưu Hưng Nguyên. Chiều 6-9-1971, Chu Vũ Trì đáp máy bay lên thẳng tới Bắc Đới Hà trao cho Lâm Lập Quả. Đọc xong bản ghi qua điện thoại dài tới 16 trang, Lâm Bưu và Diệp Quần lòng như lửa đốt. Đến đoạn “Ngày 23-9 Mao về Bắc Kinh, 25 đến 29 họp Hội nghị Trung ương 3 khoá 9. Hội nghị sẽ nêu ra sai lầm của Lâm Bưu, cử thêm Trương Xuân Kiều và Lý Đức Sinh vào Thường vụ Bộ chính trị, Trương Xuân Kiều làm Phó Chủ tịch Đảng”, Lâm Bưu tức điên lên, quyết một trận sống mái.
6 giờ sáng 6-9, nhân dịp cùng Tham mưu trưởng quân đội Triều Tiên tới Vũ Hán, Lý Bằng đã bí mật gặp Chính uỷ Đại quân khu Vũ Hán Lưu Phong. Trở về Bắc Kinh trong ngày, Lý Bằng đã báo cáo Hoàng Vĩnh Thắng nội dung phát biểu của Mao tại Vũ Hán do Lưu Phong vừa mật báo. Hoàng thông báo ngay cho Diệp Quần qua đường điện thoại bảo mật.
Ngày 7-9, Chu Vũ Trì quay lại Bắc Kinh, trao cho Giang Đàng Giao nhiệm vụ chỉ huy giết Mao Trạch Đông, khi đoàn tàu chở Mao qua Thượng Hải trên đường trở về Bắc Kinh dự Quốc khánh.
Mao nghỉ tại biệt thự Uông Trang một tuần. Uông Đông Hưng kể lại, tối 8-9, một “đồng chí tốt” cho người đến ngầm nói với Mao: “ở Hàng Châu có người chuẩn bị máy bay, có người chỉ trích chuyên xa của Chủ tịch cản trở họ đi lại”. Uông nửa đêm gọi điện cho Trần Lệ Vân bàn việc di chuyển chuyên xa, Trần thoái thác “bận việc”, cho thư ký đến gặp. Tình hình đó thôi thúc Mao quyết đoán di chuyển sớm. 13 giờ 40 phút ngày 10, Mao rời Thiệu Hưng. 15 giờ 35 phút rời ga Hàng Châu, 18 giờ 10 phút tới Thượng Hải.
9 giờ tối 8-9, Lâm Lập Quả lên máy bay Trident số 256 về Bắc Kinh, mang theo lệnh viết tay:
“Làm theo mệnh lệnh do các đồng chí Lập Quả, Vũ Trì truyền đạt.
Ngày 8-9
Lâm Bưu”
11 giờ 30 tối 8-9, tại cứ điểm bí mật trong sân bay Tây Giao (Bắc Kinh), Lâm Lập Quả nói:
- Tình hình rất khẩn cấp, chúng ta đã quyết định ra tay tại Thượng Hải. Chúng ta nghiên cứu ba biện pháp. Một là dùng súng phun lửa, B.40 tấn công chuyên xa của Mao, lai là dùng pháo cao xạ 100 ly bắn thẳng vào chuyên xa. Ba là Vương Duy Quốc mang theo súng ngắn, nhân lúc gặp Mao, ra tay trên xe lửa.
Lập Quả quay sang Giang Đằng Giao:
- Ông xuống Thượng Hải thống nhất chỉ huy, chỉ có ông đảm đương nổi việc này. Sau khi Thượng Hải khởi sự, Vương Phi chỉ huy tiểu đoàn cảnh vệ trực thuộc Bộ Tư lệnh Không quân đánh vào Điếu Ngư Đài. Thủ trưởng (Lâm Bưu) nói rồi, ai hoàn thành nhiệm vụ, người đó là khai quốc nguyên huân.
Giang Đằng Giao nêu ý kiến:
- Nếu chuyên xa dừng tại sân bay Hồng Kiều Thượng Hải, thì cho nổ kho dầu gần đó, lợi dụng tình trạng nhốn nháo khi cứu hoả, xông lên thịt luôn B-52. Thêm một phương án nữa là đánh sập cầu Thạc Phóng, khi chuyên xa di chuyển giữa Thượng Hải và Tô Châu.
Đến Thượng Hải, Mao ở luôn trên chuyên xa. Uông Đông Hưng lệnh cho lực lượng cảnh vệ địa phương rút hết ra ngoại vi. Uông trực tiếp chỉ huy cảnh vệ thiện chiến thuộc Trung đoàn cảnh vệ trung ương, bố trí bảo vệ nghiêm ngặt, đặt cả trạm gác tại kho dầu sân bay cách chuyên xa 150 mét. Mao cho gọi Tư lệnh Đại quân khu Nam Kinh Hứa Thế Hữu đến ngay Thượng Hải. Sáng 11, Hứa vừa xuống máy bay, liền cùng Vương Hồng Văn (Phó Chủ nhiệm Uỷ ban cách mạng Thượng Hải) được đưa ngay lên chuyên xa gặp Mao. Vương Duy Quốc nhận nhiệm vụ mưu sát Mao, y giấu súng ngắn trên xe hình như bị phát giác; nên không được tiếp cận chuyên xa. Mao bảo Vương Hồng Văn mời Hứa Thế Hữu và mọi người ăn trưa, Hồng Văn cố tình kéo cả Duy Quốc cùng đi. Bữa trưa kéo dài hai giờ, Vương Duy Quốc không sao rời nổi bàn ăn.
13 giờ 12 phút ngày 11-9, Mao hạ lệnh đoàn tàu lập tức chuyển bánh, không cho một ai biết. Nghĩa là vào lúc Vương Duy Quốc và đồng đảng còn đang do dự, đùn đẩy nhau về các phương án mưu sát Mao, thì đoàn chuyên xa của Mao đã rời Thượng Hải, chạy như bay trên tuyến đường sắt Phố Khẩu-Thiên Tân. Trạm đầu tiên là Tô Châu. Cầu Thạc Phóng nằm giữa Tô Châu và Vô Tích, Hạm đội liên hợp đã xem xét địa hình, thiết kế vị trí đặt thuốc nổ, nhưng họ vẫn theo phương án ngày 23-9 Mao về Bắc Kinh, nên mọi việc chưa triển khai. Đoàn chuyên xa của Mao an toàn qua cầu, 18 giờ 35 phút đến Nam Kinh, dừng lại 15 phút, Hứa Thế Hữu đứng trên sân ga chỉ huy bảo vệ đoàn tàu. Qua Nam Kinh là thoát khỏi vùng nguy hiểm. 13 giờ 10 phút ngày 12-9-1971, đoàn tàu về đến ga Phong Đài. Do Uông Đông Hưng thông báo trước, Tư lệnh Đại quân khu Bắc Kinh Lý Đức Sinh, Chính uỷ thứ hai Kỷ Đăng Khuê, Chủ nhiệm Uỷ ban cách mạng Bắc Kinh Ngô Đức, Tư lệnh khu cảnh vệ Bắc Kinh Ngô Trung đã có mặt. Mao hỏi han tình hình Bắc Kinh, rồi lệnh cho Lý Đức Sinh điều một sư đoàn thuộc Quân đoàn 38 đến cửa Nam Bắc Kinh chờ lệnh. 16 giờ 5 phút ngày 12, đoàn tàu về đến ga Bắc Kinh, trong sự bảo vệ nghiêm ngặt.
Mao lên ôtô về Trung Nam Hải.
Đêm 11-9, Vương Duy Quốc gọi điện thoại cho Chu Vũ Trì, hối hả nói, quên cả mật danh và ám ngữ: “Chuyên xa của Mao Chủ tịch đã rời Thượng Hải trưa nay”.
Lâm Lập Quả nghe tin bật khóc. Tại biệt thự số 86 trên núi Liên Phong, Bắc Đới Hà, Lâm Bưu nghe tin mặt tái xanh, đôi mắt trân trân như tượng gỗ. Kế hoạch mưu sát Mao Trạch Đông hoàn toàn phá sản, Lâm Bưu quyết định thực hiện phương án 2, đem theo 5 uỷ viên Bộ chính trị Hoàng, Ngô, Diệp, Lý, Khưu xuống Quảng Châu, lập Trung ương riêng, đối kháng Mao. Tám máy bay, trong đó có 2 chiếc Trident, 2 chiếc Il-18, 1 chiếc lên thẳng Skylark được chuẩn bị để thực thi phương án này, phía Quảng Châu đã được lệnh sẵn sàng tiếp nhận máy bay hạ cánh, và bố trí phòng ở trên núi Bạch Vân.
15 giờ 12-9, Diệp Quần tổ chức lễ đính hôn cho con gái là Lâm Lập Hằng và Trương Thanh Lâm. Buổi tối tổ chức chiếu phim Hồng Công, số cảnh vệ và nhân viên phục vụ không trực ban đều bị hút cả nào đó. 20 giờ 10 phút, Lâm Lập Quả từ Bắc Kinh trở về, lưng giắt súng ngắn, tặng chị một bó hoa tươi chúc mừng, rồi vội vã vào phòng Lâm Bưu.
Lập Hằng lặng lẽ theo dõi, thấy tình hình khác thường, liền thông qua Đại đội trưởng cảnh vệ Phương Tác Thọ, báo cáo Trung ương. Mao Trạch Đông ra lệnh Trung Nam Hải và Điếu Ngư Đài vào báo động chiến đấu cấp 1.
22 giờ 30 phút, Uông Đông Hưng báo cáo Chu Ân Lai, lúc ấy đang họp tại Nhà Quốc hội. Một lát sau, Uông lại nhận được báo cáo thứ 2 của Lâm Lập Hằng: “Có một máy bay Trident đậu trên sân bay Sơn Hải Quan”.
Chu cho ngừng ngay cuộc họp, trở về phòng lâm việc, gọi điện bảo Ngô Pháp Hiến làm rõ việc này. Pháp Hiến báo cáo:
- Đúng là có một máy bay đến Sơn Hải Quan, Hồ Bình nói đây là máy bay bay thử, sau khi sửa chữa. Tôi yêu cầu cho máy bay quay lại, Hồ Bình nói máy bay có chút trục trặc, tạm thời chưa thể bay trở lại.
Sân bay Sơn Hải Quan thuộc Hải quân, Chu gọi điện cho Lý Tác Bằng nêu rõ:
- Phải có 4 người Chu Ân Lai, Hoàng Vĩnh Thắng, Ngô Pháp Hiến, Lý Tác Bằng cùng ra lệnh, chiếc máy bay ở Sơn Hải Quan mới được cất cánh. Sự nhạy bén, lão luyện của Chu khiến người ta khâm phục, một cú điện thoại trên đã phá tan âm mưu của Lâm Bưu chạy xuống Quảng Châu lập Trung ương riêng.
23 giờ 30 phút, Lâm Lập Quả nhận được điện thoại của Chu Vũ Trì:
- Hỏng rồi, Thủ tướng đã điều tra chiếc máy bay 256. Thủ tướng đòi đưa máy bay trở lại Bắc Kinh.
Đang lúc nhà họ Lâm bàn đối sách, chuông điện thoại lại reo lên.
Diệp Quần nhấc ống nghe, tiếng Chu Ân Lai quen thuộc:
- Đồng chí Diệp Quần, Lâm Phó Chủ tịch khỏe không?
- Đồng chí Lâm Bưu rất khỏe.
- Bắc Đới Hà có một chiếc máy bay, đồng chí có biết không?
- Có biết, con tôi bay đến đấy. Bố cháu nói nếu ngày mai thời tiết tốt, sẽ bay dạo trên trời.
- Phải chăng rời đi nơi khác?
- Vốn định đi Đại Liên, ở đây thời tiết lạnh rồi.
- Bay đêm không an toàn đâu.
- Chúng tôi không bay đêm, đợi sáng mai hoặc trưa mai thời tiết tốt mới bay.
- Đừng bay nữa, không an toàn: Nhất định phải nắm chắc tình hình thời tiết.
Chu Ân Lai chủ yếu nhắc nhở họ thời tiết chính trị không tốt hành động phiêu lưu không an toàn, rồi nói tiếp:
- Tôi muốn xuống Bắc Đới Hà thăm đồng chí Lâm Bưu.
Diệp Quần cuống lên:
- Thủ tướng đừng đến, đòng chí đến thì Lâm Bưu sẽ căng thắng, Thủ tướng dứt khoát đừng đến.
Lâm và Diệp cho rằng kế hoạch của họ bị lộ rồi. Chu Ân Lai đến thì chỉ còn nước ngồi chờ làm tù binh. Lâm bảo Diệp:
- Tôi cũng không nghỉ ngơi nữa, đằng nào thì đêm nay cũng không ngủ nổi. Mọi người nhanh chóng lấy đồ đạc. Chúng ta đi ngay.
Khu biệt thự yên tĩnh bỗng trở nên rối loạn. 23 giờ 40 phút, chiếc xe Hồng Kỳ chống đạn cỡ lớn của Lâm Bưu lao ra với tốc độ trên 100 km/giờ. Đại đội trưởng Không Tác Thọ đứng giữa đường ra hiệu cho xe dừng lại. Diệp Quần ra lệnh:
- Bộ đội 8341 không trung thành với Thủ trưởng, lao qua!
Nếu Tác Thọ không đề phòng từ trước, chắc đã bị cán chết. Tham mưu cảnh vệ Lý Văn Phổ ngồi bên lái xe vẫn tưởng chuyến này đi Đại Liên, khi nghe Lâm Bưu hỏi Lập Quả “Đến Irkutsk còn bao xa?”, liền lớn tiếng hét dừng xe, lái xe phanh lại theo thói quen. Lý nhảy xuống xe, hỏi: “Các người đưa thủ trưởng đi đâu?” Lâm Lập Quả rút súng bắn luôn. Chiếc xe lại lao vút lên như điên, đến sân bay Sơn Hải Quan lúc 0 giờ 18 phút ngày 19-9-1971.
14 phút sau, chiếc Trident số 256 chở đoàn Lâm Bưu do Phan Cảnh Diễn điều khiển cất cánh bay về hướng Irkutsk, trong tình trạng không có lái phụ, hoa tiêu và nhân viên báo vụ. Sân bay điện báo cáo Lý Tác Bằng, ý thoái thác “có thể trực tiếp báo cáo Thủ tướng”. Chu Ân Lai được tin, lệnh cho Sở chỉ huy Không quân dùng đài đối không liên lạc với Phan Cảnh Diễn, yêu cầu bay trở lại, có thể hạ cánh tại sân bay Thủ đô hoặc Tây Giao. Ngô Pháp Hiến trực tiếp cầm máy liên tục gọi Phan, nhưng không thấy trả lời. Ngô gọi điện cho Uông:
- Máy bay của Lâm Bưu sẽ từ hướng Trương Gia Khẩu bay khỏi Hà Bắc, đi vào Nội Mông, có cho máy bay tiêm kích chặn lại không?
Uông báo cáo Mao, Mao nói:
- Lâm Bưu vẫn là Phó Chủ tịch Đảng ta. Trời phải mưa, con gái phải lấy chồng, cứ để ông ta bay đi.
1 giờ 50 sáng 13-9-1971, chiếc máy bay 256 vượt biên giới, bay vào vùng trời Mông Cổ. Chu Ân Lai cho ban bố lệnh cấm không: không một máy bay nào được cất cánh, nếu không có lệnh do Chủ tịch Mao Trạch Đông, Phó Chủ tịch Lâm Bưu, Thủ tướng Chu Ân Lai, Tổng tham mưu trưởng Hoàng Vĩnh Thắng và Tư lệnh Không quân Ngô Pháp Hiến liên danh ký tên.
Hơn 3 giờ sáng 13-9, Bộ Tư lệnh Không quân báo cáo: chiếc máy bay lên thẳng số 3685 bay khỏi sân bay Sa Hà, trên máy bay có Chu Vũ Trì, Vu Tân Dã, Lý Vĩ Tin, lái chính Trần Vân Tu, lái phụ Trần Sĩ Ấn. Trần Vân Tu không làm theo lệnh của các thành viên Hạm đội liên hợp, cho máy bay vòng lại, hạ cánh xuống một hẻm núi ở ngoại thành Bắc Kinh. Chu Vũ Trì nổ súng bắn chết Trần Vân Tu, Trần Sĩ Ấn nằm im vờ chết. Ba thành viên Hạm đội liên hợp hẹn nhau cùng tự sát. Chu Vũ Trì và Vu Tân Dã chết ngay. Lý Vĩ Tín bắn chỉ thiên, bị bắt.
B-256-2

Chiều 14-9, Thủ tướng Chu nhận được báo cáo của Đại sứ Trung Quốc tại Mông Cổ: 3 giờ sáng 13-9; chiếc máybay Trident số hiệu 256 của Hàng không dân dụng Trung Quốc bị rơi tại tỉnh Chentij gần Underkhan Mông Cổ, cả 9 người trên máy bay đều chết. Sau qua giám định, được biết 9 người trên gồm Lâm Bưu, Diệp Quần, Lâm Lập Quả, Lưu Bái Phong, cùng phi công, lái xe, và 3 kỹ sư cơ khí.

Sự thật về vụ máy bay chở Lâm Bưu rơi trên đất Mông Cổ

Thứ Hai 30, Tháng Giêng 2012
Sáng sớm ngày 14/9/1971, Đại sứ quán Trung Quốc tại Ulan Bator nhận được điện thoại của Bộ Ngoại giao Mông Cổ nói Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mông Cổ có việc khẩn cấp cần gặp Đại sứ Trung Quốc.

Xác máy bay chở Lâm Bưu
Tám giờ rưỡi sáng, Đại sứ Hứa Văn Ích đến Bộ Ngoại giao Mông Cổ.
Tại đây Đại sứ được Thứ trưởng Ordolpikov tiếp. Thứ trưởng nói:
Hôm nay, được chính phủ Mông Cổ ủy quyền, tôi xin thông báo một việc như sau: Khoảng 2 giờ 30 sáng ngày 13, tại tỉnh Ken có xảy ra một vụ máy bay rơi; chúng tôi đã cho người đến nơi tìm hiểu tình hình. Được biết đây là máy bay của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc; 9 người trên máy bay đều tử nạn, trong đó có một phụ nữ. Vụ việc xảy ra vào ban đêm, chúng tôi phải cử người đi tìm hiểu, cho nên bây giờ mới thông báo quý Sứ quán được... Máy bay quân sự Trung Quốc bay vào sâu lãnh thổ nước chúng tôi; tôi thay mặt chính phủ Mông Cổ đưa ra kháng nghị miệng. Mong chính phủ Trung Quốc có giải thích chính thức về nguyên nhân vụ việc này. Phía Mông Cổ bảo lưu quyền đề xuất giao thiệp.”
Đại sứ Hứa Văn Ích đáp:
“Xin cảm ơn Ngài Thứ trưởng báo cho biết việc này. Trong lúc quan hệ hai nước chúng ta bắt đầu bình thường hoá, việc máy bay Trung Quốc vì nguyên nhân nào đó bị rơi trên đất Mông Cổ dĩ nhiên là việc rất đáng tiếc... Đề nghị phía Mông Cổ giúp đỡ chúng tôi tìm hiểu xem tại sao máy bay Trung Quốc lại bay nhầm vào Mông Cổ? Trước khi nắm rõ tình hình thực sự vụ việc này, tôi không thể tiếp thu lời kháng nghị miệng của Ngài Thứ trưởng. Tuy vậy, tôi có thể báo cáo việc này cho chính phủ chúng tôi.”
Về tới Sứ quán, Đại sứ Hứa Văn Ích họp ngay ban lãnh đạo Sứ quán, yêu cầu giữ bí mật tin này và khẩn cấp báo cáo Bắc Kinh biết. Do đường dây điện báo của Mông Cổ hỏng nên ông quyết định dùng đường dây điện thoại quốc tế của Mông Cổ gọi về Bộ Ngoại giao Trung Quốc, xin phép sử dụng “đường dây nóng” bị niêm phong nhiều năm nay. Vì thủ tục này khá lâu nên đến giữa trưa, Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai ở Bắc Kinh mới nhận được tin máy bay Trung Quốc rơi trên đất Mông Cổ.
Sáu giờ chiều, Đại sứ Hứa Văn Ích nhận được chỉ thị từ Bắc Kinh là phải đến hiện trường máy bay rơi tìm hiểu tình hình. Lúc này, dù đã hết giờ làm việc, ông vẫn phá lệ đến gặp Thứ trưởng Ordolpikov thông báo:
“Chính phủ Trung Quốc tỏ ý lấy làm tiếc về vụ máy bay Trung Quốc có thể vì mất phương hướng mà bay vào đất Mông Cổ rồi bị rơi. Đề nghị phía Mông Cổ giúp tôi dẫn cán bộ liên quan đến hiện trường xem xét, và giúp hoả táng những người tử nạn.”
Thứ trưởng Ordolpikov đồng ý ngày mai sẽ cho máy bay chở mọi người đến hiện trường, nhưng ông nói Mông Cổ không có tập quán hoả táng.
Đại sứ Hứa Văn Ích lập tức báo cáo về nước và nhận được chỉ thị: Cố gắng tranh thủ hoả táng các nạn nhân và đưa tro hài cốt về nước; nếu không được thì chụp ảnh các thi hài rồi mai táng tại chỗ, sau này chở về Trung Quốc.
Chiều ngày 15/9, Đại sứ Hứa Văn Ích và ba cán bộ Sứ quán Trung Quốc cùng Vụ trưởng Vụ Lãnh sự Bộ Ngoại giao Mông Cổ đáp máy bay đến sân bay dã chiến ở thị trấn Ondukhan thuộc tỉnh Ken. Cùng đi còn có một nhóm cán bộ ngoại giao và đoàn quay phim chụp ảnh của phía Mông Cổ.
Chỗ máy bay rơi cách thị trấn khoảng 70 km. Trước khi bốc cháy, chiếc máy bay lết khoảng 30 m trên đồng cỏ, để lại một vệt đen. Xác máy bay tan vụn từng mảnh tung toé hai phía khắp chiều dài chừng 200 m. Trên một mẩu cánh máy bay còn thấy rõ hai chữ “Trung Quốc”, một mẩu khác thấy rõ hai chữ “Dân Hàng” [Hàng không dân dụng]. Đuôi máy bay [xem ảnh] và chiếc động cơ nằm lăn lóc trên đồng cỏ. Trên đuôi máy bay thấy hình quốc kỳ Trung Quốc và con số 256. Rõ ràng đây là chiếc máy bay dân dụng Trung Quốc số hiệu 256.
Phía bắc đầu xác máy bay thấy có 9 xác người, bên cạnh là các di vật đã được thu gom xếp đống lại. Xác nào cũng ngửa mặt lên trời, chân tay dang ra, đầu cháy xém, mặt mũi nhìn không rõ. Đại sứ Trung Quốc cho xếp 9 cái xác thành một hàng từ Bắc xuống Nam, đánh số thứ tự từ 1 đến 9, cho người chụp ảnh từng xác chết từ nhiều góc độ.

Xác Lâm Bưu
Mãi sau này mới biết, xác số 5 là Lâm Bưu, người gày, trán hói, đầu nứt vỡ lộ cả xương trắng hếu, hai mắt chỉ còn hai hố đen, mũi cháy, răng rụng hết ra ngoài [xem ảnh].
Xác số 8 là Diệp Quần [vợ Lâm Bưu], cháy nhẹ hơn, tóc gần như còn nguyên vẹn.
Xác số 2 là Lâm Lập Quả [con trai Lâm Bưu], người cao lớn, mặt cháy đen tỏ vẻ đau khổ, kèm theo di vật là tấm Thẻ Ra vào Bộ Tư lệnh Không quân, số 002.
Xác số 1 là người lái xe của Lâm Bưu. Xác số 3 là Lưu Bội Phong, cấp dưới của Lâm Bưu. Xác số 4 là kỹ sư cơ khí máy bay, mặc áo da, là người duy nhất quần áo chưa cháy hết. Xác số 6, 7 và 9 là là hai kỹ sư cơ khí khác và người lái máy bay.
Đặc điểm của 9 xác chết này là thân hình còn gần nguyên vẹn, chỉ bị cháy mặt, gãy xương, vỡ đầu. Đáng chú ý là không thấy xác nào còn lại đồng hồ đeo tay và giầy; có lẽ là trước khi hạ cánh khẩn cấp, họ đều đã có chuẩn bị đề phòng tai nạn.
Sau khi khảo sát, chụp ảnh xong, theo đề nghị của phía Mông Cổ, 9 nạn nhân sẽ được chôn trên một gò cao cách chỗ xảy tai nạn hơn 1 km. Lúc này đã là 8 giờ tối, trời lạnh 2 độ C, gió thảo nguyên thổi mạnh. Dưới ánh sáng đèn pha ô tô, một tiểu đội lính Mông Cổ khẩn trương đào hố chuẩn bị cho lễ mai táng vào ngày mai.
Sau khi về Ondukhan, hai bên Trung Quốc-Mông Cổ hội đàm đến 3 giờ sáng về biên bản chính thức, sau đó trở lại hiện trường.
Phía Mông Cổ đưa đến 9 cỗ quan tài. Sau khi chụp ảnh lần cuối, binh sĩ Mông Cổ xếp các xác chết vào áo quan theo thứ tự số hiệu. Riêng xác số 9, người to cao mà hai tay lại giơ lên đầu nên không thể xếp lọt vào áo quan. Đại sứ Trung Quốc đau xót đành phải đồng ý chặt hai tay cho ngắn.
Huyệt mộ dài 10 m, rộng 3 m, sâu 1,5 m. Trong khi lính Mông Cổ lấp và đắp mộ, hai bên hội đàm trên xe ô tô về nội dung “Biên bản Mai táng”, do phía Mông Cổ dự thảo.
Tối hôm ấy, sau khi về đến Ondukhan, hai bên tiếp tục thảo luận suốt đêm về “Biên bản Điều tra hiện trường”, cũng do phía Mông Cổ dự thảo.
Tuy không còn khăng khăng gọi vụ này là “xâm phạm” lãnh thổ Mông Cổ nữa, nhưng phía Mông Cổ vẫn kiên trì nhấn mạnh máy bay này là “máy bay quân dụng”, có “quân nhân đi trên máy bay”, thậm chí nói là “phục vụ mục đích quân sự”; rõ ràng họ có ý đồ muốn đưa Trung Quốc vào thế bất lợi về chính trị.
Đại sứ Trung Quốc kiên trì nói đây là máy bay dân dụng Trung Quốc bay nhầm vào đất Mông Cổ.
Hai bên tranh cãi rất găng. Khi trời sáng, phía Mông Cổ đề nghị hoãn họp rồi bỏ về không quay lại.
Đại sứ Trung Quốc mở máy thu thanh, nghe đài nước ngoài đưa tin chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh đóng cửa tất cả các sân bay, cấm máy bay cất cánh trong cả nước.
Đoán rằng việc ấy có liên quan tới chiếc máy bay rơi ở Mông Cổ, như vậy vụ này rất nghiêm trọng và phức tạp, nhất thiết phải thỉnh thị ý kiến trong nước, Đại sứ Hứa Văn Ích yêu cầu phía Mông Cổ cho đoàn về ngay Ulan Bator với lý do để chuẩn bị tổ chức hoạt động mừng ngày quốc khánh Trung Quốc [1 tháng 10], cuộc hội đàm sẽ tiếp tục tại Ulan Bator.
Phía Mông Cổ không đồng ý, đòi tiếp tục hội đàm suốt chiều và tối hôm ấy, nhưng hai bên không thoả thuận được với nhau.
Cuối cùng, mặc cho phía Trung Quốc phản đối, phía Mông Cổ đơn phương ký “Biên bản Điều tra hiện trường” và “Biên bản mai táng”. Cuộc hội đàm kết thúc trong không khí căng thẳng.
Lúc ấy Sứ quán Trung Quốc gọi điện từ Ulan Bator đến, đề nghị Đại sứ Hứa Văn Ích về ngay Sứ quán có việc khẩn cấp. Sáu giờ chiếu ngày 17/9, hai đoàn mặt nặng như chì cùng lên máy bay trở về Ulan Bator.
Sau này Đại sứ Hứa Văn Ích nhớ lại phía Mông Cổ nhấn mạnh hai chữ “quân dụng” trong Biên bản là có lý do của họ. Lâm Bưu là Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Lâm Lập Quả là Trưởng ban Tác chiến Bộ Tư lệnh Không quân Trung Quốc. Trong thời gian cách mạng văn hoá, ngành Hàng không dân dụng Trung Quốc do Không quân quản lý. Có điều lúc ấy trong nước không cho Đại sứ biết tính chất của máy bay mà chỉ nói là máy bay mất phương hướng bay lạc vào Mông Cổ mà thôi.
Phía Trung Quốc cũng không nêu yêu cầu cho xin lại chiếc Hộp đen trên máy bay. Đây là việc đáng tiếc nhất, vì thời bấy giờ cán bộ Sứ quán không biết gì về chuyện Hộp đen, trong nước cũng không nêu yêu cầu này.
Về sau các chuyên gia hàng không cho biết, trên chiếc máy bay nhãn hiệu Trident do Lâm Bưu sử dụng này [máy bay Trident mua của Anh Quốc, là loại máy bay hiện đại nhất Trung Quốc hồi ấy] đã có trang bị Hộp đen, trong đó chứa nhiều thông tin quý giá về vụ máy bay rơi, rất cần cho công tác điều tra.
Thực ra, trước khi Đại sứ Trung Quốc đến chỗ chiếc máy bay Trident rơi, cái Hộp đen ấy cùng một động cơ máy bay đã bị người Liên Xô lấy mang đi mất.
Ngay sau khi đoàn Trung Quốc rời hiện trường, Ủy ban An ninh quốc gia Liên Xô (KGB) lại cho người đến chỗ đó. Họ đào huyệt, cắt đầu Lâm Bưu và Diệp Quần, cho vào nồi nước luộc cho bong hết da, sau đó mang về Moskva nghiên cứu đối chiếu với hồ sơ bệnh án của Lâm Bưu mà KGB lưu trữ được trong thời gian Lâm Bưu chữa bệnh ở Liên Xô năm 1938-1941 để xác minh xem có đúng là Lâm Bưu [như chính phủ Trung Quốc mãi sau này mới ra tuyên bố] hay không.
Sau khi về đến Ulan Bator, Đại sứ Hứa Văn Ích lập tức báo cáo về nước và nhận được chỉ thị phải tiếp tục giao thiệp ngay với phía Mông Cổ, xin lại xác các nạn nhân và di vật của họ. Thái độ bức xúc của phía Trung Quốc khiến phía Mông Cổ nghi hoặc. Họ yêu cầu phía Trung Quốc cung cấp danh sách và chức vụ của các nạn nhân. Thấy thế, phía Trung Quốc bèn đình chỉ giao thiệp vì sợ phía Mông Cổ ép phải trả giá cao.
Nguyên Hải lược dịch theo tài liệu Trung Quốc
Xem tiếp...