Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

BÍ ẨN THẾ GIỚI 3

(ĐC sưu tầm trên NET)

Máy bay, tàu ngầm có từ thời cổ đại?

Cập nhật lúc 07h39' ngày 02/05/2013
Những bức phù điêu với hình ảnh giống chiếc trực thăng và tàu ngầm được tìm thấy trong các đền thờ cổ đặt ra câu hỏi: Người Ai Cập cổ từng sở hữu những thiết bị này?
Năm 1848, một trong những cuộc thám hiểm khảo cổ lớn nhất tại Ai Cập đã phát hiện ra những ký hiệu kỳ lạ ở độ cao tầm 10 mét, phía bên trên lối vào của đền thờ Seti ở Abydos. Những ký hiệu lạ này đã khiến các nhà khoa học điên đầu, đặc biệt là những bức ảnh vẽ về những động cơ lạ mà chúng ta chưa gặp bao giờ.
Đến tận bây giờ chúng ta vẫn chưa biết đích xác người nghệ sỹ định vẽ gì trên tường. Những bức hình đó đã làm dấy lên những cuộc tranh luận và khẩu chiến nóng bỏng giữa các nhà Ai Cập học.
Hình ảnh được cho là vẽ lại trực thăng và tàu ngầm của người Ai Cập cổ.
Hình ảnh được cho là vẽ lại trực thăng và tàu ngầm của người Ai Cập cổ.
Sau đó, tờ báo Ả Rập Al-Sharq Al-Awsat đã tung vài bức ảnh chụp ở đền thờ Amon Ra, Karnak, Ai Cập. Tờ báo này đã hỏi độc giả của mình rằng liệu họ có tin rằng người Ai Cập đã biết đến những trận không chiến? Những bức ảnh được đưa ra là những bức phù điêu trông khá giống mô hình một chiếc máy bay, với một chiếc rotor và đuôi rất rõ nét.
Bên cạnh đó, người nghệ sỹ còn vẽ hình ảnh một vài chiếc máy bay, trông rất giống những máy bay chiến đấu siêu thanh và máy bay ném bom chiến thuật mà chúng ta dùng hiện này. Điều này đã được nhà Ai Cập học nổi tiếng Alan Alford khẳng định: “Người Ai Cập cổ đại đã vẽ ra những mẫu trực thăng trông như thật, như thể được khắc họa từ trong cuộc sống”.
Các nhà nghiên cứu cho rằng hình ảnh “giống máy bay” từ đền thờ Karnak và Abydos không phải giống nhau một cách tình cờ. Nhiều người cho rằng đây có thể là hình vẽ một con ong-tên của Pharaoh Seti I. Họ không tin rằng người Ai Cập đã biết đến trực thăng.
Richard Hogland, một người chuyên nghiên cứu về UFO thì lại tuyên bố những bức hình bí ẩn trên đã chứng minh cho học thuyết của ông. Học thuyết này cho rằng người Ai Cập là con cháu của người sao Hỏa, những người đã từng có mặt trên hành tinh này. Người sao Hỏa chọn Ai Cập làm điểm đến vì địa hình Ai Cập cổ đại khá giống với địa hình trên sao Hỏa.
Đây là hình ảnh một chiếc tàu ngầm?
Đây là hình ảnh một chiếc tàu ngầm?
Tuy vậy, giả thuyết này không thể lý giải được nguồn gốc của chiếc tàu ngầm, được khắc bên cạnh chiếc trực thăng trên tường của đền thờ Abydos. Bức hình này miêu tả khá chi tiết về chiếc tàu ngầm, một thứ đồ mà sao Hỏa sẽ chẳng bao giờ dùng tới, vì trên sao Hỏa không có biển.
Một nhà Ai Cập học nổi tiếng khác, Bruce Rowles thì cho rằng các thầy tu Ai Cập là những người có kiến thức uyên thâm. Họ biết rất nhiều những bí ẩn thiên nhiên. Điển hình là họ đã tạo ra pin và điện. Có thể những thầy tu này thậm chí còn có khả năng nhìn xuyên thấu vào tương lai, nơi họ thấy được những trận chiến, với sự tham gia của trực thăng, máy bay chiến đấu và tàu ngầm. Tuy vậy, giả thuyết này ít có cơ sở.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có thể người Ai Cập cổ đại biết được những bí ẩn động lực học và có thể đã bay được. Tuy nhiên sau đó, những bí kíp này đã bị thất truyền.
Nhà

Học thuyết mới về sự hình thành của Stonehenge

Cập nhật lúc 14h05' ngày 04/05/2013
Với những phát hiện khảo cổ mới ở khu vực xung quanh Stonehenge, các nhà khoa học đang tiến gần đến đáp án cho câu hỏi lớn về sự hình thành của công trình đá vĩ đại này...
Trong suốt hàng thập kỷ qua, người ta vẫn luôn thắc mắc về kiến trúc đá đồ sộ được xây dựng vào khoảng 5.000 năm trước, trên một cánh đồng hiền hòa ở miền quê Wiltshire nước Anh. Không một ai biết được tại sao người cổ đại lại cho xây dựng Stonehenge: một số người tin rằng đó là lịch mặt trời, hoặc là nơi để tôn thờ của ngày xưa. Những người khác thì nghĩ rằng Stonehenge là biểu tượng của sự đoàn kết thống nhất. Thậm chí có người còn cho rằng việc xây dựng Stonehenge được lấy cảm hứng từ một ảo giác về âm thanh.
Stonehenge
Công trình vĩ đại này gồm các khối cự thạch khổng lồ, cao hơn 9m và nặng lên đến 25 tấn, được cho là lấy từ một mỏ đá gần vùng Marlborough Downs, cách Stonehenge 32km; trong khi đó các tảng đá xanh nặng 4 tấn, có thể được chuyển từ Preseli Hills, xứ Wales, cách Stonehenge 250km.
David Jacques, dẫn đầu đội nghiên cứu của trường đại học mở Anh Quốc, đã xem xét kỹ các bức ảnh được lưu trữ về khu vực bao quanh Stonehenge và phát hiện một vùng được gọi là Vespasian's Camp thuộc thị trấn Amesbury, chỉ 1,6km cách Stonehenge. Sau đó, David bắt đầu cuộc điều tra ở khu vực này, và nhận thấy được rằng các loài động vật thường xuyên dừng lại để uống nước tại các dòng suối nhỏ nơi đây. Từ đó David mới nhận định rằng có lẽ người xưa cũng có thể đã định cư ở đâu gần đây.
Một mẫu xương bò rừng châu Âu được phát hiện
Một mẫu xương bò rừng châu Âu được phát hiện
Đội nghiên cứu của David đã phát hiện ra 350 mẫu xương động vật, trong đó có rất nhiều xương bò rừng châu Âu khổng lồ đã tuyệt chủng, 12.500 dụng cụ đánh lửa và các mảnh vỡ của nó cũng như rất nhiều bằng chứng cho thấy các vết cháy ở đây. Trong số các công cụ đá được tìm thấy có một số mang hình dáng và kiểu mẫu đặc trưng của nhiều vùng khác. (Ví dụ, công cụ được làm từ đá ở xứ Wales hoặc Cornwall nhưng lại có kiểu mẫu đặc trưng của vùng Sussex). Ngoài ra, một vài cột thông khổng lồ được dựng lên ở đây được cho là để bày tỏ lòng tôn kính đối với vùng đất săn bắn linh thiêng.
Tất cả các khám phá trên chứng minh được một điều rằng loài người, có thể là thợ săn, đã sống và định cư ở khu vực này từ năm 7500 đến năm 4700 trước Công nguyên, và phải đến 5.000 năm sau đó những tảng đá đầu tiên của Stonehenge mới xuất hiện, và nơi đây trở có lẽ đã từng là nơi để hội hè yến tiệc thời cổ, thu hút nhiều người từ các vùng văn hóa khác nhau đến khu vực này.
Dường như địa thế của Stonehenge đã có sức hút lớn từ rất lâu trước khi Stonehenge được dựng nên, và với những phát hiện mới này, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ sớm đi đến kết luận tại sao người cổ đại lại chọn khu vực này để xây dựng Stonehenge và nó được xây lên với mục đích gì..
sử học William Deutch cho rằng Pharaoh Tutankhamen chết cách đây 3.300 năm là do tai nạn đường không. Ông này tin rằng người Ai Cập cổ có thể bay lên không trung với những quả bóng được bơm đầy khí nóng và có bộ phận điều khiển. Những chuyến bay như thế chỉ dành cho các thành viên gia đình hoàng gia và những người nổi tiếng. Nhiều người trong các gia đình hoàng gia đã bị chết bởi chân gẫy và những vết thương chỉ có thể gây ra do tai nạn đường không. Ông tin chắc những hình vẽ trên là hình ảnh về những thiết bị bay đầu tiên trên thế giới.
Liệu những hình ảnh trên có phải đúng là trực thăng và tàu ngầm? Liệu người Ai Cập thực sự đã sở hữu những thiết bị tối tân trên? Câu hỏi này cần thêm nhiều thời gian nữa mới có đáp án.

Ma quấy phá người tại Pháp

Cập nhật lúc 11h58' ngày 04/05/2013

Một gia đình tại Pháp phải bỏ nhà sau khi họ bị thương bởi những hoạt động bí ẩn xung quanh ngôi nhà.
Hình minh họa một bóng người mờ ảo.
Hình minh họa một bóng người mờ ảo. (Ảnh: strangebeaver.com)
Báo Local dẫn lời một phụ nữ tại vùng Mentque-Nortbecourt của Pháp cho biết, một thành viên trong gia đình bà phải vào viện hồi tháng 4 vì sau khi bị một chiếc ghế bay vào mặt và khay đựng xà phòng bay vào lưng.
Trong buổi trả lời phỏng vấn kênh truyền hình France 3, người phụ nữ nói thêm rằng một người bạn của bà phải vào viện vài ngày trước do những hòn đá bay vào người. Không ai thấy kẻ đã ném những viên đá.
Mọi người trong gia đình cho rằng những bóng ma đang quấy phá họ nên đã quyết định rời bỏ ngôi nhà. Giới chức địa phương đã cung cấp chỗ ở tạm thời cho gia đình người phụ nữ, đồng thời tìm kiếm một ngôi nhà mới cho họ.
Người phụ nữ nói một thầy phù thủy từ giáo khu gần đó đã tới ngôi nhà để xua đuổi những "bóng ma".

Xuất hiện xoáy nước khổng lồ tại Mỹ

Cập nhật lúc 13h06' ngày 26/06/2015
Người ta ước tính rằng lực hút của xoáy nước này mạnh đến nỗi có thể nuốt chửng một con tàu.

Mỹ xuất hiện xoáy nước khổng lồ hung hãn

Các chuyên gia Mỹ mới đây đã phát hiện một xoáy nước tại hồ Texoma thuộc tiểu bang Texas, Mỹ. Đây là hồ chứa nước lớn nhất tại Mỹ, được ngăn lại bởi một con đập dài 4,8km có tên Denison.
Xuất hiện xoáy nước khổng lồ tại Mỹ
Theo quan sát và đánh giá của quân đội Mỹ, xoáy nước này có đường kính lên tới 2,4m. Dù xuất hiện một cách kỳ lạ nhưng nguyên nhân giải thích cho sự xuất hiện của xoáy nước lại vô cùng đơn giản.
Trợ lý của người quản lý hồ BJ Parkey cho biết, chính việc rút nước từ hồ đã tạo ra hiện tượng này. Hiểu đơn giản, nguyên lý của xoáy nước này cũng giống như xoáy nước nhỏ xuất hiện khi bạn rút cạn nước từ một bồn rửa mặt vậy.
Xuất hiện xoáy nước khổng lồ tại Mỹ
Sau những trận mưa lớn kéo dài, mực nước hồ dâng lên quá cao và chạm đến mức tối đa. Vào đầu tháng 6 này, mực nước của hồ Texoma đã đạt đến độ cao kỷ lục với 197m trên mực nước biển, do đó người ta đã cho mở cửa xả lũ ở đáy hồ để nước thoát ra sông.
Dòng nước khi trôi xuống phía dưới sẽ tạo thành hình dáng của một chiếc vòi rồng, với đường kính xoáy nước thu hẹp từ trên xuống dưới và có thể lớn hơn tùy theo lượng nước được xả.
Xuất hiện xoáy nước khổng lồ tại Mỹ
Hồ Texoma vốn còn là một địa điểm du lịch hấp dẫn, đón trung bình 6 triệu lượt khách hàng năm. Để đảm bảo an toàn cho người dân và du khách, tàu thuyền đã bị cấm qua lại trong đợt xả nước này. Có rất nhiều phao cứu đắm cùng các biển báo được đặt xung quanh hồ để cảnh báo về sự xuất hiện của các xoáy nước.
Theo Trí Thức Trẻ

Phát hiện các "lỗ đen" dữ tợn ở Đại Tây Dương

Cập nhật lúc 10h30' ngày 26/09/2013
Các nhà khoa học tin rằng, họ đã phát hiện ra sự tồn tại của những "lỗ đen" dữ tợn trên Trái đất, xuất hiện ở khu vực nam Đại Tây Dương.
Lỗ đen hay hố đen là một vùng trong không gian - thời gian hút mọi thứ tiến sát gần nó. Trường hấp dẫn của lỗ đen mạnh tới mức có thể ngăn cản mọi thứ đã bị nuốt chửng vào bên trong nó, kể cả ánh sáng, thoát ra ngoài.
Theo các nhà nghiên cứu đến từ Đại học ETH Zurich (Thụy Sỹ) và Đại học Miami (Mỹ), một số xoáy nước lớn nhất ở khu vực nam Đại Tây Dương có kích thước thực tế tương đương những lỗ đen bí ẩn trong không gian. Điều này đồng nghĩa với việc, chúng cũng hút và "bắt nhốt" nước giống như cách thức các lỗ đen nuốt chửng ánh sáng.
Phát hiện các "lỗ đen" dữ tợn ở Đại Tây Dương
Các nhà nghiên cứu phát hiện, một số xoáy nước lớn nhất ở khu vực nam Đại Tây Dương có kích thước thực tế tương đương những lỗ đen bí ẩn trong không gian. (Ảnh: Daily Mail)
Những xoáy nước đại dương khổng lồ này được các luồng nước cuốn tròn, bao quanh dày đặc đến mức không thứ gì từng bị hút vào bên trong, có thể thoát ra được. Thống kê cho thấy, các "lỗ đen" như vậy xuất hiện ngày càng nhiều ở vùng biển phía nam Đại Tây Dương, làm gia tăng việc luân chuyển nước mặn và ấm về hướng bắc.
Các nhà khoa học nhận định, những "lỗ đen đại dương" có thể tiết chế ảnh hưởng tiêu cực của việc băng tan trên biển do hiện tượng ấm nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên, cho tới mãi gần đây, họ vẫn không thể định lượng được tác động này, vì các ranh giới chính xác của những xoáy nước đại dương khổng lồ vẫn còn là một bí ẩn.
Nhóm nghiên cứu đến từ Thụy Sỹ và Mỹ hiện tin rằng, rốt cuộc họ đã giải mã được vấn đề hóc búa trên. Nhờ sử dụng các mô hình toán học, họ đã phân lập được các xoáy nước từ hàng loạt quan sát vệ tinh.
Nhóm nghiên cứu đã vô cùng kinh ngạc khi khám phá ra sự tương đồng giữa các lỗ đen trong không gian với những xoáy nước dữ tợn ở Đại Tây Dương.

Hình ảnh mô phỏng một "lỗ đen đại dương", có khả năng nuốt chửng mọi thứ tiến sát gần nó. (Ảnh: Daily Mail)
Chẳng hạn như, ở một khoảng cách tới hạn, một tia sáng không còn di chuyển theo đường xoắn ốc vào bên trong lỗ đen. Thay vào đó, tia sáng uốn cong đáng kể và trở lại vị trí ban đầu, tạo thành một quỹ đạo tròn. Bề mặt do các quỹ đạo ánh sáng khép kín tạo thành, được gọi là "mặt cầu photon" theo thuyết tương đối của Einstein.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện những hàng rào khép kín tương tự quanh các xoáy nước đại dương. Trong những hàng rào này, các hạt chất lỏng cũng dịch chuyển đây đó theo các vòng khép kín, giống như đường đi của ánh sáng trong một mặt cầu phton.
Nhóm nghiên cứu cũng đã nhận diện được 7 vòng Agulhas của kiểu xoáy nước "lỗ đen", chuyên chở nguyên khối lượng nước (không hề bị rò rỉ ra bên ngoài) từ nơi này tới nơi khác trong gần 1 năm. Kết quả nghiên cứu của họ dự kiến sẽ giúp giải đáp nhiều bí ẩn về đại dương, từ các câu hỏi liên quan đến khí hậu cho tới sự lan truyền của những dạng ô nhiễm môi trường.
Theo Vietnamnet, Daily Mail
Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 22

 (ĐC sưu tầm trên NET)

Chủ tịch nước: "Phải nói sự thật những suy nghĩ của dân"

30/06/2015 07:36 GMT+7
    TT - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh như vậy tại buổi tiếp xúc cử tri quận 1 và 3 (TP.HCM) ngày 29-6.
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trò chuyện với cử tri sáng 29-6- Ảnh: Quang Định
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trò chuyện với cử tri sáng 29-6- Ảnh: Quang Định
    Cử tri Nguyễn Hữu Vạn (P.Bến Thành, Q.1) cho rằng các cuộc tiếp xúc cử tri sẽ giúp đại biểu Quốc hội hiểu rõ hơn thực tiễn cuộc sống và thấy được những khúc mắc trong cuộc sống của người dân.
    Tuy nhiên, theo ông Vạn, muốn thật sự hiểu biết nguyện vọng của dân như thế nào, tâm tư của dân ra sao, thực tiễn đời sống của dân..., cử tri mong mỏi các đại biểu Quốc hội hãy đóng vai thường dân đến các quán cà phê, ra đường, ra chợ một cách vô tư để nghe ý kiến của dân.
    Đã là sự thật thì phải 
nói ra
    Trao đổi với cử tri quận 1, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết ông thường xuyên gặp gỡ, lắng nghe ý kiến, thăm hỏi nhiều người dân, trong đó có cộng đồng cư dân xung quanh nơi ông sinh sống.
    Theo Chủ tịch nước, ông biết rõ những người tham dự các cuộc tiếp xúc cử tri hầu hết là bí thư chi bộ, tổ trưởng tổ dân phố... nên ông đề nghị mỗi lần tham dự tiếp xúc cử tri nên nắm ý kiến của dân và mang đến các cuộc tiếp 
xúc với đại biểu.
    “Tại sao những tâm tư đúng của dân mà cô bác, anh chị cử tri không mang ra đây nói với chúng tôi? Điều đó có trách nhiệm của cô bác, anh chị” - Chủ tịch nước nói và cho biết ông hiểu rõ ai đến dự các cuộc tiếp xúc cử tri và phát biểu đều chọn lọc những nội dung, cũng đã lựa lời, uốn lưỡi trước khi nói.
    Tuy nhiên, ông nói đừng chọn lọc đến mức là sự thật mà không nói ra. Ông nói đã là sự thật thì phải nói ra, nếu những sự thật trong cuộc sống của người dân không được phản ảnh, không kịp thời giải quyết thì rất không ổn trong mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.
    Tâm tình thêm với cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói trong chiến tranh giành độc lập dân tộc, nhiều người không sợ chết, bị tra tấn liên tục trong tù nhưng vẫn giữ được khí tiết. Còn bây giờ đụng tới chuyện nội bộ, chuyện của dân thì không dám nói, thật không hiểu nổi.
    Nhiều câu hỏi được Chủ tịch nước nêu ra: Có lẽ sợ mất ghế? Sợ bị trù? Địch không sợ nhưng ta với ta lại sợ, vô lý. Hay chăng anh với anh đó có cùng lợi ích, nếu nói ra sự thật thì mình không được cho lợi ích?
    Theo ông, nói cho cùng những cái sợ mất đó là không cao cả gì. Chủ tịch nước khuyến khích cử tri đừng e ngại, việc lựa lời, chọn lọc nội dung khi nêu ý kiến là cần thiết nhưng phải nói sự thật những suy nghĩ của dân.
    Tự nguyện mà cưỡng bức thì đâu có được
    Nhiều cử tri TP.HCM bày tỏ bức xúc về quy định mua bảo hiểm y tế (BHYT) theo hộ gia đình chỉ cần một trong số những người trong sổ hộ khẩu không mua thì những người còn lại cũng không được mua dù rất muốn mua.
    Phản ảnh thêm, cử tri Phạm Thị Tiến (P.Cầu Kho, Q.1) cho biết có tình huống là trong những hộ gia đình khó khăn, các mạnh thường quân muốn hỗ trợ BHYT cho người già yếu, bệnh tật nhưng đành chịu vì không mua được thẻ BHYT do quy định nói trên.
    Các mạnh thường quân không thể mua BHYT cho cả nhà, trong đó có những người còn trẻ, khỏe, có thể tự lao động sinh sống...
    Theo đại biểu Trần Du Lịch - phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, bức xúc của cử tri về BHYT như vừa nêu đã được chuyển đến bộ trưởng Bộ Y tế.
    Ông giải thích BHYT toàn dân với nguyên tắc là người khỏe mua bảo hiểm để nuôi người bệnh, nếu chỉ những người già yếu hay khi đã có bệnh tật mới mua BHYT thì lấy tiền đâu mà nuôi (nguồn quỹ).
    Tuy nhiên, quy định bắt cả hộ gia đình phải mua mới bán thì cũng không hợp lý, tự nguyện mà cưỡng bức như thế thì đâu có được. Do vậy, cần bàn tính làm sao cho phù hợp nhưng đừng làm theo kiểu hành 
chính như hiện nay.
    Trả lời cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh BHYT là chuyện đại sự. Hiện nay không thể dùng ngân sách để bù đắp, đã chi thường xuyên đến 72% trong tổng thu ngân sách hằng năm, cực kỳ cao và quá sức chịu đựng rồi.
    “Tôi xin nói thật, hiện phải vay một khoản tiền để bổ sung chi thường xuyên, cần báo động để cử tri góp sức và kể cả phê phán chúng tôi cũng đành phải chịu” - Chủ tịch nước nói.
    Chủ tịch nước nhìn nhận vấn đề BHYT đúng là còn nhùng nhằng, cả gia đình chỉ vài người muốn mua, còn lại bị bắt ép, rõ ràng là không hợp lý, nghe rất kỳ cục. Nhưng thực tế có vấn đề như đại biểu Trần Du Lịch giải thích, vậy làm sao đây?
    Theo Chủ tịch nước, cần có thời gian nhất định để Chính phủ nghiên cứu và đề xuất với Quốc hội sửa quy định này (phải mua bảo hiểm cả nhà thì mới bán) như thế nào cho hợp lý.
    Ông khẳng định với cử tri sẽ đề nghị Chính phủ khẩn trương nghiên cứu, tìm kiếm các hướng giải quyết, ít nhất là giải pháp trung gian để xử lý tình thế này; còn nếu để tiến không được, thoái cũng không được là không ổn.
    Tại cuộc tiếp xúc chiều 29-6, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghi nhận và trao đổi với nhiều ý kiến của cử tri quận 3, trong đó có những bức xúc của cử tri trước việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam với mức độ quyết liệt, dồn dập, đe dọa rất nghiêm trọng đến an 
nguy của dân tộc.
    Đại biểu xin lỗi cử tri
    Trước phàn nàn của một cử tri quận 1 (TP.HCM) về sự chậm trễ hồi âm đơn thư được gửi đến đại biểu Quốc hội, tiếp thu và thể hiện sự cầu thị, ông Trần Du Lịch đã xin lỗi cử tri và mong cử tri thông cảm.
    Ông Lịch cho biết thêm ở Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM có hai đại biểu chuyên trách, số chuyên viên giúp việc rất hạn chế nhưng có năm nhận và giải quyết đến 2.400 vụ việc. “Lực bất tòng tâm” - ông Lịch nói.
    QUỐC THAN

    Vị Tổng bí thư đánh thẳng vào 'sự im lặng đáng sợ'

    (TNO) Trên cương vị là người đứng đầu của Đảng, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 - 27.4.1998) đã khởi xướng chống tiêu cực, công khai đánh thẳng vào “sự im lặng đáng sợ”, với mong muốn làm trong sạch các cơ quan Đảng, Nhà nước để xứng đáng với kỳ vọng của người dân.

    Vị Tổng bí thư đánh thẳng vào 'sự im lặng đáng sợ' - ảnh 1
    Chiều ngày 7.4.1975, tại Lộc ninh, đồng chí Lê Đức Thọ thay mặt Bộ Chính trị công bố quyết định của Trung ương Đảng thành lập  Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn trong cuộc Tổng tiến công nổi dây mùa xuân 1975. Đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phó Bí thư Trung ương Cụ miền Nam được giao nhiệm vụ phụ trách chỉ đạo công tác nổi dậy của quần chúng. Ảnh: Phạm Hữu chụp lại từ tư liệu
    Sau ngày thống nhất, đất nước trải qua những năm tháng đầy khó khăn vì phải đối phó với sự bao vây cấm vận, âm mưu cô lập và phá hoại của nhiều thế lực thù địch; phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và Tây Bắc. 


    Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh từng khẳng định báo chí không phải chỉ là “diễn đàn của Đảng và Chính phủ” mà còn là “diễn đàn của mọi tầng lớp nhân dân”, để mọi người “thể hiện được ý của dân”, hoặc “lên án những việc làm sai trái của cán bộ, đảng viên, nhân viên nhà nước”.

    Những khó khăn của giai đoạn đó, sau này được nhìn nhận còn xuất phát từ những nguyên nhân nội tại, chủ quan như cơ chế quản lý kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp, chậm thay đổi, những hiện tượng tiêu cực trong xã hội chưa được ngăn chặn triệt để…
    Đại hội Đảng lần thứ VI, từ ngày 15 - 18.12.1986 đặt dấu mốc quan trọng mở ra đường lối đổi mới. Nhiều ý kiến từng cho rằng thành công của kỳ đại hội này, trước hết là lựa chọn và trao trọng trách Tổng bí thư cho ông Nguyễn Văn Linh. 
    Không phụ sự tin tưởng và kỳ vọng đó, ông đã khởi xướng, kêu gọi đấu tranh chống lại cái cũ, chống bảo thủ trì trệ, chống giáo điều rập khuôn, chống chủ quan nóng vội, chống tha hóa biến chất, chống những thói quen lỗi thời gây ra nhiều hệ lụy còn tồn tại dai dẳng...
    Vị Tổng bí thư đánh thẳng vào 'sự im lặng đáng sợ' - ảnh 2
    Đoàn các đồng chí lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam do đồng chí Nguyễn Văn Linh – Phí Bí thư Trung ương Cục, làm trưởng đoàn (thứ tư từ trái sang) đang nghe báo cáo về đoạn đường mà Đoàn sẽ đi qua trên đường trượt Trường Sơn ra Hà Nội, tháng 3.1973 - Ảnh: Phạm Hữu chụp lại từ tư liệu
    Với những bài báo chỉ ra những việc cần làm ngay đăng trên Báo Nhân Dân, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh là người chiến sĩ xung kích trên trận địa chống tiêu cực, phê phán những hành vi quan liêu, tham nhũng, hống hách, cửa quyền, ức hiếp quần chúng... 
    Sau 29 năm, những cảnh báo của ông vẫn còn mang tính thời sự. 
    Đương thời, điều khiến Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh lo lắng là tệ nạn tiêu cực, lãng phí dẫn đến bất công, phân hóa giàu nghèo ngày càng cách biệt.
    Ông chỉ thẳng: “Nhiều cơ quan sẵn sàng tung ra bạc triệu để xây trụ sở, hội trường, nhập xe hơi sang cho cán bộ lãnh đạo. Nhiều cuộc liên hoan, hội họp phí tổn hàng chục vạn đồng. Những tập thể nắm trong tay ngành nghề lắm phúc lợi, có thu nhập vượt nhiều lần công sức lao động thực tế, mỗi tháng mỗi kỳ khen thưởng, chia chác cho nhau số tiền hơn cả năm làm việc của người thầy giáo”. 
    Chống tiêu cực, đánh thẳng vào “sự im lặng đáng sợ”, quan điểm của Đảng, Nhà nước dưới thời Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh là “nói thẳng, nói thật, ai làm tốt thì khen, ai làm không tốt thì phê bình để sửa chữa, trừng phạt nếu cầu (…). 
    Vị Tổng bí thư đánh thẳng vào 'sự im lặng đáng sợ' - ảnh 3
    Đồng chí Nguyễn Văn Linh làm việc tại Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, ngày mùng 5 Tết Ất Mão (1975) - Ảnh: Phạm Hữu chụp lại từ tư liệu
    Đối với các biểu hiện tiêu cực thì “đưa công khai trên báo, đài hoặc qua các sinh hoạt của tổ chức Đảng và đoàn thể quần chúng những vụ cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ cấp cao mắc sai lầm nghiêm trọng về phẩm chất”. 
    Đề cập đến chuyện giá cả thị trường tăng vọt, ông nói thẳng đến trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước tổ chức phân phối lòng vòng khiến “một món hàng chuyển qua nhiều cơ quan, nhiều tầng nấc, bị phết phẩy rất nhiều, trước khi đến tay người tiêu dùng phải chịu mua đắt”. 
    Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh luôn đánh giá cao vai trò của báo chí trong công cuộc chống tiêu cực. Ông từng khẳng định báo chí không phải chỉ là “diễn đàn của Đảng và Chính phủ” mà còn là “diễn đàn của mọi tầng lớp nhân dân”, để mọi người “thể hiện được ý của dân”, hoặc “lên án những việc làm sai trái của cán bộ, đảng viên, nhân viên nhà nước”. 
    Cũng thông qua những bài báo ký bút danh NVL, ông phê bình hiện tượng cán bộ vô cảm, vô trách nhiệm, xa dân, hành chính hóa…, đồng thời kêu gọi từ bỏ những đặc quyền đặc lợi, và “quần chúng phải có phong trào lên án ngay cả một số cán bộ, cơ quan làm bậy”. 
    Vị Tổng bí thư đánh thẳng vào 'sự im lặng đáng sợ' - ảnh 4
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp (thứ 7 từ trái sang) đón tiếp Đoàn các đồng chí lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam do đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phó Bí thư trung ương Cục dẫn đầu (thứ 6 từ trái sang), tại sân bay Gia lâm – Hà Nội, tháng 4.1973 - Ảnh: Phạm Hữu chụp lại từ tư liệu
    Tư tưởng của ông gửi gắm qua những bài báo đã tạo luồng gió mới trong xã hội. Đó là không khí dân chủ, công khai, nói thẳng, nói thật, lời nói đi đôi với việc làm, góp phần đấu tranh chống tiêu cực, làm trong sạch các cơ quan Đảng, nhà nước để xứng đáng với kỳ vọng của người dân. 
    Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị trong bài viết “Nhớ đồng chí Nguyễn Văn Linh” đăng trên Thanh Niên ngày 26.4.2010, kể lại:
    “Sau này, khi nói chuyện tại hội nghị các nhà văn, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã thổ lộ: ‘Nhiều người hoan nghênh, hưởng ứng nhưng không phải không có những người cho rằng: Sao lại bôi đen chế độ, không khéo đây là một kiểu phát động cách mạng văn hóa, v.v...’. Mặc dù có những ý kiến như vậy, đồng chí Tổng bí thư của Đảng vẫn kiên quyết tuyên chiến với cái xấu, cái tiêu cực trong Đảng và trong xã hội”.
    Vị Tổng bí thư đánh thẳng vào 'sự im lặng đáng sợ' - ảnh 5
    Đầu năm 1973, đồng chí Nguyễn Văn Linh (thứ 9 từ trái sang) giao trọng trách Bí thư Thành ủy Sài Gòn – Gia Định cho đồng chí Mai Chí Thọ để dẫn đầu đoàn cán bộ B2 lên đường ra Hà Nội. Trong ảnh, đồng chí Nguyễn Văn Linh tại một binh trạm trên đường Trường Sơn trong chuyến ra Hà Nội họp, tháng 3.1973 - Ảnh: Phạm Hữu chụp lại từ tư liệu
    Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cũng khẳng định tư tưởng “dân là gốc”. Do đó Đảng phải có dũng khí nhìn thẳng vào sự thật và tiến hành đổi mới nhiều mặt. Đảng phải thật sự gắn bó với nhân dân và vì nhân dân; “nên đối thoại cởi mở, trả lời những câu hỏi của nhân dân. Việc gì chưa trả lời được phải hẹn ngày trả lời và giữ đúng lời hứa”. 
    Cả cuộc đời hướng về nhân dân 
    Lý giải về “những dấu ấn không thể phai mờ” của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Tổng bí thư Lê Khả Phiêu nhận định: “Anh Linh sinh ra và trưởng thành từ phong trào của nhân dân, căm ghét áp bức, bóc lột, cái ác, cái xấu, yêu thương những người lầm than đói rách, yêu thương đồng bào cùng chung máu mủ; anh lại được nhân dân đùm bọc, cưu mang, cho nên cả cuộc đời anh hướng về nhân dân, đồng cảm với nhân dân và quần chúng lao khổ. Thấu hiểu nguyện vọng và sức mạnh của nhân dân, anh đã đúc kết thành phương châm dân chủ xã hội chủ nghĩa rất giản dị, rất dễ hiểu và cũng rất khoa học: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. 
    Tân Phú
     

    Tại sao giá sinh hoạt Hà Nội đắt đỏ nhất nước?

    Theo Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội, có nhiều nguyên dân khiến chỉ số giá sinh hoạt Hà Nội đắt đỏ nhất nước.

    Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho rằng, việc chỉ số giá sinh hoạt Hà Nội đắt đỏ, dẫn đầu cả nước có nhiều nguyên nhân và Hà Nội cần phải thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục chỉ số trên.
    Tai sao gia sinh hoat Ha Noi dat do nhat nuoc?
    Hà Nội có chỉ số giá sinh hoạt đắt đỏ nhất.  
    Theo ông Vũ Vinh Phú, việc vừa qua Tổng cục Thống kê công bố điều tra chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) giai đoạn 2012-2014, với việc Hà Nội có chỉ số cao nhất cả nước là có cơ sở. Nhưng công bằng mà nói giá sinh hoạt ở Hà Nội không phải cái gì cũng cao hơn thành phố Hồ Chí Minh.
    Chẳng hạn, thành phố Hồ Chí Minh có chỉ số giá giáo dục cao gấp 1,5 lần Hà Nội. Nhóm hàng hóa dịch vụ khác thành phố Hồ Chí Minh cũng cao hơn Hà Nội từ 4-7%. Tuy nhiên tất cả các nhóm hàng còn lại thành phố Hồ Chí Minh có chỉ số thấp hơn Hà Nội từ 6 - 22%.
    Đề cập về các nguyên nhân dẫn đến tình hình trên, theo ông Phú về khách quan hệ thống phân phối ở Hà Nội phát triển còn ở trình độ thấp cả về số lượng và chất lượng. Hiện Hà Nội có khoảng 80 siêu thị, 20 trung tâm thương mại, 400 chợ, 1.000 điểm bình ổn giá, 200 cửa hàng tiện lợi… Còn thành phố Hồ Chí Minh có 100 siêu thị, 100 trung tâm thương mại, 240 chợ, 700 cửa hàng tiện lợi và 7.500 điểm bình ổn giá.
    Ngoài ra thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống chợ đầu mối nông sản thực phẩm được thiết lập rất bài bản tạo ra nguồn cung hàng hóa dồi dào, có chất lượng cho khâu bán lẻ để phục vụ người tiêu dùng hàng ngày.
    Về nguồn hàng phục vụ cho tiêu dùng hàng ngày như gạo, thịt, cá, rau quả, thủy hải sản... chủ yếu là từ ở các thành phố phía Nam. Trong khi ở phía Bắc chỉ có khoảng 30%. Như vậy cho thấy muốn tổ chức hàng hóa ở phía Nam đưa ra phía Bắc với cự ly hàng nghìn kilômét, rõ ràng chi phí vận chuyển sẽ tốn kém hơn từ 5-10% và được cộng vào giá thành hàng hóa khi bán lẻ cho người dân Hà Nội.
    Theo ông Phú, Hà Nội còn nhiều điều phải khắc phục để chỉ số giá tiêu dùng hàng năm được cải thiện hơn. Cụ thể như việc triển khai quy hoạch hệ thống phân phối phải nâng cấp về cơ sở hạ tầng và việc bố trí mạng lưới hợp lý: “Chẳng hạn, tại phố Thái Thịnh chỉ hơn một km nhưng có tới ba siêu thị. Có lẽ chỉ có Hà Nội mới cho phép lập doanh nghiệp bán lẻ chồng chéo kém hiệu quả như vậy và hậu quả là một siêu thị của Hapro bị đóng cửa”, ông Phú phân tích.
    Vị chuyên gia này cũng cho rằng, việc cải tạo một loạt chợ truyền thống như Ô Chợ Dừa, Cửa Nam, Hàng Da…, thành trung tâm thương mại đã không mang lại hiệu quả. Phải dừng kế hoạch cải tạo các chợ cũ vì những lý do như thiết kế không phù hợp, đầu tư vào sạp chợ sau cải tạo cao, kiểm soát trong ngoài chợ không công bằng..., làm cho hệ thống phân phối kém hiệu quả hơn.
    Đặc biệt, theo ông Phú, Hà Nội đang tiếp tục thực hiện việc cấp hàng trăm tỷ đồng cho quỹ bình ổn giá nhưng hiệu quả còn thấp, thậm chí giá hàng bình ổn có lúc, có mặt hàng còn cao hơn thị trường bên ngoài, cao hơn cả giá của các siêu thị không được tham gia chương trình bình ổn. Đáng lẽ ra có quỹ này giá cả phải thấp đi, nhưng trái lại giá cả lại bị đắt đỏ hơn...
    “Hàng hóa vào khâu bán lẻ còn phải đi qua nhiều cấp như bán buôn cấp 1, cấp 2, tốn nhiều chi phí trong và ngoài sổ sách do vậy tất cả những cái đó sẽ ùa vào giá thành hàng hóa bán lẻ, đẩy chỉ số giá tiêu dùng của Hà Nội lên cao”, ông Phú phân tích.
    Theo ông Vũ Vinh Phú, Hà Nội cần phải triển khai nhiều giải pháp như tập trung vào việc tổ chức nguồn hàng theo chuỗi đi thẳng từ sản xuất đến bán lẻ, liên kết vùng, liên kết sản xuất phân phối, giảm ách tắc giao thông, giảm bớt những chi phí, nhất là chi phí tiêu cực ở các khâu vận chuyển hàng hóa và cung ứng hàng hóa vào khâu bán lẻ mà người tiêu dùng đang phải gánh chịu; Tăng cường công tác quản lý chất lượng hàng hóa phục vụ và quan trọng là quản lý từ gốc; tăng cường công tác kiểm tra giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết.
    Ngoài ra tăng cường khâu dự trữ những mặt hàng thiết yếu đề phòng những bất ổn xảy ra. Nên xóa bỏ chế độ “gần như bao cấp” trong bình ổn giá hiện nay, tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp bán lẻ. Có như vậy, chỉ số giá sinh hoạt của Hà Nội từ năm 2016 trở đi có thể được cải thiện từng bước góp phần đảm bảo đời sống tiêu dùng cho người dân và phát triển kinh tế xã hội một cách nhanh và bền vững cho Thủ đô.
    Theo ông Vũ Vinh Phú, Hà Nội cần phải triển khai nhiều giải pháp như tập trung vào việc tổ chức nguồn hàng theo chuỗi đi thẳng từ sản xuất đến bán lẻ, liên kết vùng, liên kết sản xuất phân phối, giảm ách tắc giao thông, giảm bớt những chi phí, nhất là chi phí tiêu cực ở các khâu vận chuyển hàng hóa và cung ứng hàng hóa vào khâu bán lẻ mà người tiêu dùng đang phải gánh chịu; Tăng cường công tác quản lý chất lượng hàng hóa phục vụ và quan trọng là quản lý từ gốc; tăng cường công tác kiểm tra giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Ngoài ra tăng cường khâu dự trữ những mặt hàng thiết yếu đề phòng những bất ổn xảy ra.
    Theo Tú Anh/Tiền Phong

    Tướng Trung Quốc: Mỹ tuần tra Biển Đông thì được, ngoại trừ Nhật Bản

    (TNO) Quân đội Mỹ tuần tra ở Biển Đông sẽ được chấp thuận, nhưng sự hiện diện quân sự của Nhật Bản ở Biển Đông là “không thể chấp nhận”, một tướng Trung Quốc mạnh miệng tuyên bố.

    Tướng Trung Quốc: Mỹ tuần tra Biển Đông thì được, ngoại trừ Nhật Bản - ảnh 1
    Mỹ điều động tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth tham gia tập trận với Philippines ngày 22.6 - Ảnh: Reuters
    “Mỹ đã từng có các căn cứ quân sự tại Đông Nam Á, như ở Philippines… và họ hợp tác quân sự với Singapore, vì thế sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông là có thể chấp nhận được đối với Trung Quốc”, đài NBC News (Mỹ) ngày 29.6 dẫn lời Thiếu tướng Zhu Chenghu, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc, cho biết.
    “Người dân và chính phủ Trung Quốc khó mà chấp nhận sự hiện diện quân sự của Nhật Bản ở Biển Đông”, ông Zhu nói thêm.
    Trung Quốc đang tăng cường hoạt động xây dựng đảo nhân tạo phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông, bất chấp sự phản đối của Mỹ, Nhật Bản và một số quốc gia láng giềng.
    Mỹ và Nhật Bản bày tỏ lo ngại trước hoạt động xây dựng đảo phi pháp của Trung Quốc ở Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, và đang cung cấp tàu tuần tra cho lực lượng tuần duyên Philippines. Washington đã tuyên bố sẽ tăng cường hoạt động tuần tra trên biển và trên không ở Biển Đông, và Tokyo đang cân nhắc việc cùng tham gia tuần tra.
    Hồi tuần rồi, Mỹ và Nhật Bản tiến hành hai cuộc tập trận chung với Philippines, gần khu vực Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông.
    Phúc Duy

    “Đế chế Hồi giáo” sau một năm thành lập

    (Kiến Thức) - Sau một năm thành lập, cái gọi là “Đế chế Hồi giáo” đang vươn vòi bạch tuộc ra khắp Trung Đông, Bắc Phi chứ không chỉ bó hẹp ở Syria và Iraq.

    Ngày 29/6/2014, thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi công bố thành lập Đế chế Hồi giáo trải rộng khắp miền đông Syria và miền bắc, miền tây Iraq”.
    “De che Hoi giao” sau mot nam thanh lap
    Ngày 29/6/2014, thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi công bố thành lập cái gọi là “Đế chế Hồi giáo".  
    Hiện thời, những nơi này nằm trong số là các khu vực có nhiều thương vong nhất thế giới và cũng là trọng tâm của nỗ lực quốc tế bài trừ các phần tử cực đoan.
    Tuyên bố của Abu Bakr al-Baghdadi kêu gọi các tín đồ Hồi giáo ủng hộ nỗ lực thành lập Đế chế Hồi giáo xướng lên nguyện vọng của các phần tử chủ chiến người Sunni, những kẻ chặt đầu con tin, tiến hành các vụ đánh bom tự sát, chiến đấu chống lại các binh sĩ Iraq và Syria, cũng như nhận trách nhiệm thực hiện các vụ tấn công khủng bố ở nước ngoài trong khi thu hút hàng ngàn chiến binh thánh chiến nước ngoài gia nhập đội ngũ.
    Nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) đã lợi dụng cuộc nội chiến ở Syria và hỗn loạn chính trị ở Iraq để chiếm giữ các thành phố lớn xuyên khắp khu vực, trong số này có thủ đô trên thực tế của IS ở Raqqa (Syria) cũng như Mosul, Ramadi và Fallujah ở Iraq.
    “De che Hoi giao” sau mot nam thanh lap-Hinh-2
    Tham vọng lãnh thổ của cái gọi là "Đế chế Hồi giáo". 
    Sự xuất hiện của IS ở Syria càng làm phức tạp thêm cuộc chiến kéo dài bốn năm qua giữa lực lượng chính phủ và một loạt các nhóm nổi dậy, mở ra các mặt trận mới mà các bên gồm quân đội, phiến quân, và phe nổi dậy đều chiến đấu dành cùng khu vực lãnh thổ giữa lúc số thương vong đã vượt quá 200 ngàn người, hàng triệu người khác đã bỏ nhà cửa chạy lánh nạn.
    Bạo động ở Iraq cũng leo thang với số tử vong trong lực lượng an ninh quốc gia tăng vọt 350% từ tháng 5 tới tháng 6 năm ngoái. Nhìn chung, cho đến nay, 2014 là năm chết chóc nhiều nhất ở Iraq kể từ khi Mỹ rút lực lượng tác chiến ra khỏi nước này. Và năm 2015 này đang trên đà dễ dàng vượt con số thương vong của năm 2014.
    Đáp lại, Mỹ đã cầm đầu một liên minh gồm nhiều nước thực hiện các cuộc không kích chống lại phiến quân IS, bắt đầu ở Iraq hồi tháng 8 và tại Syria một tháng sau đó. Theo thống kê của Lầu Năm Góc, trong 10 tháng qua, các máy bay chiến đấu đã thực hiện 4.800 phi vụ không kích mà giới hữu trách nói là đã hỗ trợ cho các binh sĩ Iraq và các chiến binh ở Syria lấy lại một số phần lãnh thổ từ tay Nhà nước Hồi giáo.
    Tuy nhiên, tiến bộ đạt được không như mong đợi giữa lúc quân đội Iraq vẫn chưa có khả năng dành được thắng lợi trên diện rộng trong quá trình lấy lại các thành phố lớn ở miền bắc và miền tây. Quân đội Iraq được hỗ trợ bởi các dân quân do Iran hậu thuẫn và các tay súng người Kurd trong các cuộc hành quân như trong nỗ lực tái chiếm tỉnh Anbar từ tay phiến quân IS.
    Tới nay, Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn khước từ những lời kêu gọi gửi bộ binh Mỹ sang hậu thuẫn Iraq. Thay vào đó, ông Obama đưa các cố vấn và chuyên gia huấn luyện quân sự giúp tăng cường khả năng chiến đấu cho binh sĩ Iraq.
    Tư tưởng tập trung của nhóm Nhà nước Hồi giáo là truy diệt phe Shi’ite, những người bị họ xem là các phần tử bội giáo và theo dị giáo. Đồng thời, IS cũng sát hại những người Cơ đốc giáo ở Ai Cập, người Druze ở Syria và người Yazidi ở Iraq.
    Các vụ tấn công khủng bố mà IS đã lên tiếng nhận trách nhiệm bao gồm các vụ xảy ra trong tuần rồi ở Tunisia và Ai Cập, cùng các vụ khác ở Yemen và Ả-rập Xê-út.
    Nhiều di tích cổ, đền đài và di sản văn hóa ở Iraq và Syria đã bị phiến quân IS tàn phá với “cái tội” báng bổ Hồi giáo. Đáng nói là những văn hóa này ra đời trước Đạo Hồi hàng nghìn năm.
    Minh Châu (TH)

    Mỹ - Trung cố làm hòa trong đối thoại chiến lược

    Được mong đợi sẽ có những màn tranh luận nảy lửa về các vấn đề đang làm căng thẳng quan hệ song phương, đối thoại chiến lược Mỹ - Trung lại khiến nhiều người thất vọng khi vấn đề Biển Đông và an ninh mạng hiện lên khá nhạt nhòa. 
      2015-06-23T151417Z-1619432577-GF10000136
      Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì (phải) lắng nghe phát biểu của Phó tổng thống Mỹ Joe Biden trong Đối thoại Kinh tế và Chiến lược thường niên Mỹ - Trung. Ảnh: Reuters
      Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ - Trung (S&ED) năm nay thu hút nhiều sự chú ý vì quan hệ hai nước đang có nhiều khúc mắc. Trước khi đối thoại chiến lược diễn ra, truyền thông đa phần dự đoán Mỹ - Trung sẽ có cuộc thảo luận gay gắt về vấn đề Biển Đông và an ninh mạng.
      "Chúng tôi không che giấu những khác biệt. Chúng tôi không nhắm mắt làm ngơ trước các vấn đề. Chúng tôi thảo luận chúng và tìm cách giải quyết trực tiếp", trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel tuyên bố trước thềm cuộc gặp được nhiều báo trích dẫn với dự đoán cuộc họp song phương sẽ dậy sóng.
      Trong bài phát biểu bế mạc hội nghị, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thể hiện sự lạc quan khi gọi cuộc đối thoại năm nay là "một trong những cuộc thảo luận có tính xây dựng và hiệu quả hơn những cuộc họp chúng ta từng có". Ông còn trực tiếp phản bác đánh giá của giới phân tích rằng quan hệ hai nước đang giảm sút. "Tôi không nghĩ rằng các bạn đã thấy 4 người ngồi đây đưa ra dấu hiệu nào cho thấy quan hệ đi xuống".
      Giữ chủ đề tích cực, đối thoại chiến lược  tập trung vào các vấn đề mà lợi ích của Mỹ và Trung Quốc có liên quan chặt chẽ nhất. Trong số 127 thỏa thuận được ký kết từ đối thoại thì có hơn 1/3 liên quan đến "hợp tác về biến đổi khí hậu và năng lượng" hay "hợp tác về bảo vệ môi trường".
      Về kinh tế, có nhiều đề cập đến Hiệp định Đầu tư Song phương (BIT) nhưng không có đột phá lớn. Theo tuyên bố của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew, hai nước thiết lập mục tiêu "trao đổi danh sách loại trừ mới vào đầu tháng 9". Điều này có nghĩa là điều lớn nhất có thể đạt được về BIT trước chuyến thăm Mỹ tháng 9 của Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ là một số tín hiệu tích cực về danh sách loại trừ mới, trong đó xác định những lĩnh vực sẽ bị hạn chế về đầu tư nước ngoài.
      Hầu hết bàn thảo trong hai ngày hội đàm cấp cao bị giới hạn trong một cuộc chơi chính trị khách sáo, Doug Tsuruoka, cây bút của Asia Times nhận định. Tiến bộ đạt được về tài chính và thị trường khá khiêm tốn.  Không bên nào bàn luận về các vấn đề song phương nghiêm trọng như an ninh mạng và Biển Đông trong một loạt các trao đổi "thẳng thắn".
      An ninh mạng
      Hồi đầu tháng này, hàng triệu nhân viên liên bang Mỹ đã bị đánh cắp thông tin cá nhân. CNN trích dẫn quan điểm của các chuyên gia mạng, cho rằng Trung Quốc có thể đứng đằng sau vụ tấn công. Một số nghi ngờ Bắc Kinh đang xây dựng một cơ sở dữ liệu lớn để có thể chuẩn bị cho các cuộc tấn công tương lai chống lại Mỹ.
      Trung Quốc nhiều lần bác bỏ cáo buộc cho rằng chính phủ đã tài trợ cho hoạt động tấn công hoặc gián điệp mạng. Nước này hướng ngược sự chú ý về chương trình tình báo của Mỹ, được tiết lộ trong tài liệu rò rỉ của Edward Snowden. Tuy nhiên, Kerry lại phủ nhận việc Trung Quốc có "đáp trả tiêu cực" trong bàn luận về vấn đề mạng. 
      Mỹ dường như đang dùng biện pháp "vừa đấm vừa xoa". Trong khi ngoại trưởng Kerry giữ giọng điệu khá mềm mỏng thì Phó tổng thống Biden dường như cứng rắn hơn khi mở đầu bài phát biểu của mình bằng cảnh báo: "Các quốc gia sử dụng công nghệ máy tính làm vũ khí kinh tế, hay kiếm lợi nhuận từ việc trộm cắp tài sản trí tuệ đang hy sinh lợi ích của ngày mai vì lợi ích ngắn hạn trong hôm nay".
      Biển Đông
      Vấn đề Biển Đông gần như vắng mặt trong văn kiện bế mạc chính thức của S& ED, đặc biệt là sự phản đối của Mỹ đối với hoạt động cải tạo và xây dựng của Trung Quốc. Kerry đã cẩn trọng khi không gọi đích danh Trung Quốc trong bài phát biểu bế mạc của mình. Thay vào đó, ông nói "các nước có tranh chấp chủ quyền nên kiềm chế, không đơn phương hành động và giải quyết khác biệt theo quy định của pháp luật quốc tế". Tuyên bố này khá tương phản với những lời phê bình gay gắt mà giới chức quân sự Mỹ đưa ra gần đây.
      Tuy nhiên, Phó tổng thống Biden lại một lần nữa thể hiện quan điểm cứng rắn hơn nhấn mạnh vai trò của Mỹ ở châu Á- Thái Bình Dương. "Chúng tôi là một quốc gia Thái Bình Dương và bất kỳ điều gì xảy ra ở Thái Bình Dương sẽ ảnh hưởng đến Mỹ tương đương hoặc nhiều hơn bất kỳ phần nào khác của thế giới. Chúng tôi hiện là cường quốc ở Thái Bình Dương, và sẽ tiếp tục duy trì vị thế đó".
      Với tuyên bố này, Washington tiếp tục khẳng định mình có quyền chính đáng khi quan tâm đến diễn biến trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ sẽ là thế lực thống trị đảm bảo ổn định trong khu vực. Trong khi đó, Trung Quốc nhiều lần  khẳng định rằng nhiều việc xảy ra tại châu Á nằm ngoài phạm vi quản lý của Mỹ, đặc biệt là liên quan đến Trung Quốc và các nước láng giềng.
      Ngoài ra, Mỹ có thể đã tìm cách giải quyết vấn đề gián tiếp, bằng cách tổ chức "cuộc họp về đại dương", trong khuôn khổ của S&ED. Phiên họp này bao gồm các chủ đề như bảo vệ môi trường biển, an ninh hàng hải và thực thi pháp luật. Trong khi Biển Đông không được nêu trong bản tóm tắt chính thức của cuộc họp, thì nhiều chủ đề được bàn luận như chống đánh bắt cá trái phép, tăng cường hợp tác giữa các lực lượng tuần duyên, tạo dựng và quản lý "khu bảo tồn biển" có thể được áp dụng hiệu quả ở Biển Đông và có khả năng giảm bớt căng thẳng.
      Bỏ quên?
      Shannon Tiezzi, cây bút của The Diplomat cho rằng Trung Quốc có thể đã né được vấn Biển Đông trong S&ED bằng tuyên bố hôm 16/6, thông báo dừng cải tạo ở Trường Sa. Trung Quốc đã xuống thang ngoại giao ngay trước thềm cuộc họp để xoa dịu Mỹ và các nước láng giềng.
      Jhinuk Chowdhury, một nhà báo tự do viết trên RT rằng, khi Mỹ và Trung Quốc ngày càng phụ thuộc nhau thì hai bên càng khó có thể thảo luận một cách rõ ràng về các vấn đề nghiêm trọng. Xuất khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc giúp tạo ra gần 1 triệu việc làm ở Mỹ, trong khi đầu tư chung giữa hai bên đạt mức 120 tỉ USD. "Với sự liên kết về lợi ích giữa hai quốc gia như vậy, thì cả hai bên đều không thể chịu nổi cái giá nếu không hợp tác hoặc thậm chí là đối đầu trực tiếp", Phó thủ tướng Trung Quốc Uông Dương nói.
      Robert Lawrence Kuhn, nhà chiến lược toàn cầu và cố vấn chính thức cho chính phủ Trung Quốc, cho rằng Mỹ - Trung thực chất có thể đã thỏa hiệp đằng sau hậu trường. "Bất kỳ tiến bộ nào đạt được về các vấn đề nhạy cảm như Biển Đông và tấn công mạng sẽ không được công khai, nhưng tôi chắc chắc rằng hai bên đã ngầm thống nhất không để các vấn đề phủ bóng quá lớn lên hội nghị và làm ảnh hưởng đến chuyến thăm của ông Tập đến Washington - một sự kiện cực kỳ quan trọng. Đồng thời, việc này còn nhằm không ảnh hưởng đến lợi ích cốt lõi hay làm mất mặt trước công chúng", Kuhn nhận định.
      Doug Tsuruoka, cây bút của Asia Times cho rằng không bên nào chiến thắng trong S&ED, và đây chỉ là một cuộc "tập dượt" cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng 9. Các vấn đề sẽ rõ ràng hơn trong chuyến thăm của ông Tập, sự kiện được dự đoán sẽ đưa ra những quyết định đột phá.
      Phương Vũ
       
       
      Xem tiếp...

      CÂU CHUYỆN VŨ TRỤ 23

      (ĐC sưu tầm trên NET)

      Xem tiếp...

      MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 21

      (ĐC sưu tầm trên NET) 

      Vĩnh biệt "Nhạc sĩ của tình yêu"
      Thứ ba, 30/06/2015 - 03:57 AM (GMT+7)
       
      Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.
      Giữa tháng 4-2015, tôi và nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu cùng nhau ngồi trong Hội đồng bình luận lớn tuổi của chương trình Giai điệu tự hào. Khi ông đến, tôi đã lấy suất ăn trưa để ông dùng. Ăn xong, ông nói vui với tôi: "Ăn được bữa nào ở đời là lãi bữa ấy". Ông đã rất lãi với bao bữa ăn thường khi thọ ở tuổi 91, sau lúc tạ thế vào hồi 10 giờ 15 phút ngày 29-6-2015. Tôi cũng mạnh dạn mạo muội tự hỏi nhạc sĩ, nếu khi ông "hai cái năm mươi", tôi sẽ lấy đầu đề như thế nào để tiễn ông về cõi xa xăm. Ông cười và thân mật bảo: "Hãy vĩnh biệt mình như nhạc sĩ của tình yêu". Vậy nên, khi hôm nay, ông đã từ trần, tôi xin được tiễn ông bằng một bài viết với đầu đề như ý nguyện của ông.
      Tôi cũng không hiểu hết vì sao nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã dành nhiều tình cảm yêu quý và thân thiết cho tôi. Có lẽ vì tôi đã từng dấn thân ở Khu Năm như ông nhiều năm trước. Có lẽ vì tôi đã hiểu ông từ khi ông viết Trầu cau thời tiền chiến. Có lẽ vì tôi hiểu khi ông đưa ý thức cách mạng dâng hiến và hy sinh như một người tự do vào hành khúc Đoàn giải phóng quân(sau đổi là Đoàn vệ quốc quân) cuối năm 1945. Hành khúc đã được ấn hành tại Huế và ông đã có một số tiền nhuận bút để mua được cây ghi-ta của Bảo Đại. Ông sinh năm 1924 tại Đà Nẵng, gốc Điện Bàn, Quảng Nam. Ông cứ thế hồn nhiên nhập vào cách mạng như chính tâm hồn ông cần thay đổi từ một người nô lệ dưới chế độ thuộc địa thực dân sang một người tự do. Vì thế, lúc trường kỳ kháng chiến ở Khu Năm, ông đã viết Mùa đông binh sĩ, Tuyên truyền xung phong. Sau hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, ông tập kết ra Hà Nội và trở thành Ủy viên Ban thường vụ, là một trong những người sáng lập ra Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Ông thật đáng yêu khi viết về một lưu thông bưu điện hồi ấy qua ca khúc Tình trong lá thiếp, rồi lại hồ hởi ủng hộ những tình yêu qua Thật là khó nói và cũng không quên quá khứ qua hợp xướng Liên khu Năm yêu dấu.
      Ở Hà Nội, Phan Huỳnh Điểu bắt đầu một thời kỳ sáng tác mới của mình qua những ca khúc trẻ thơ như Nhớ ơn Bác Hồ, Đội kèn tý hon, Những em bé ngoan...nhưng lại bước tới đỉnh cao nghệ thuật ca khúc Việt Nam với sáng tác Những ánh sao đêm. Sau những đóng góp đó, Phan Huỳnh Điểu tạo ra thời "tứ thập nhi bất hoặc" của mình bằng việc dấn thân bí mật vào Khu Năm trong dịp Giáng sinh năm 1964. Ở chiến trường với bí danh Huy Quang, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã có một hành khúc chiến trường chống Mỹ, cứu nước Ra tiền tuyến. Hành khúc đã giúp cho Khu Năm bừng tỉnh, "nắm thắt lưng địch mà đánh" như nhận định chiến lược của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
      Sau khi dấn thân vào chiến trường Khu Năm, Phan Huỳnh Điểu mang hơi thở hầm hập của chiến sự về với Hà Nội để rồi những ca khúc nổi tiếng phổ thơ của các tác giả lần lượt ra đời: Cuộc đời vẫn đẹp sao, Bóng cây Kơ-nia, Hành khúc ngày và đêm, Ở hai đầu nỗi nhớ.
      Thống nhất đất nước năm 1975, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu vào sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh. Lại thêm một thời kỳ sáng tạo những ca khúc trữ tình của ông. Nếu phải kể đến những đóng góp của ông thời kỳ này, không ai có thể quên những ca khúc được ông phổ từ các tác phẩm thơ ca được nhiều người yêu thích: Anh ở đầu sông em cuối sông, Sợi nhớ sợi thương, Đêm nay anh ở đâu,rồi đến: Thuyền và Biển, Thư tình cuối mùa thu.Phan Huỳnh Điểu là một nhạc sĩ sáng tạo đến tận cùng. Dù tuổi cao, ông vẫn bươn chải khi thì Điện Biên, lúc thì Hải Dương. Ông cũng chăm sóc thế hệ thơ trẻ qua việc phổ thơ của Trương Nam Chi.
      Một cơn sốt nhỏ. Một huyết áp thấp đã phải đưa nhạc sĩ 91 tuổi đến Bệnh viện Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh). Nơi đây, ông đã thanh thản giã từ thế giới như chim vàng bay về ngã núi. Người học trò nhỏ xin cảm ơn sự dạy dỗ của ông qua năm tháng và cầu mong ông mãi yên nghỉ ở cõi xa xăm.
      Sau hơn hai ngày nhập viện, sáng 29-6, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu rơi vào hôn mê sâu và trút hơi thở

      Trung Quốc tức giận vì phim tài liệu của Philippines

      Trung Quốc hôm nay cáo buộc Philippines truyền bá thông tin sai lệch về tranh chấp Biển Đông, sau khi Manila phát sóng một phim tài liệu
      Phần đầu tiên của loạt phim tài liệu mang tên "Quyền hàng hải", được phát sóng vào quốc khánh Philippines 12/6, theo Reuters.
      "Philippines đang cố gắng đánh lừa, tranh thủ cảm tình bằng cách giả dối, tạo ra ảo ảnh mình là 'nạn nhân'", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh nói trong một tuyên bố trên trang web của bộ. Bà cáo buộc Philippines muốn kích động người dân hai nước.
      Philippines nói rằng phim tài liệu  nhằm thông báo cho người dân và thu hút sự ủng hộ từ công chúng cho các chính sách và hành động của chính phủ.
      trung quoc tuc gian vi phim tai lieu cua philippines hinh 0
      Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh. Ảnh: PressTV
      Bà Hoa nói thêm rằng "Trung Quốc và Philippines là những người bạn lâu năm và láng giềng tốt. Chúng ta có thể xử lý đúng đắn và toàn diện các vấn đề Biển Đông thông qua biện pháp hữu nghị".
      Phát biểu sau đó tại cuộc họp báo hàng ngày, bà Hoa cũng bày tỏ ra tức giận với ý kiến ​​của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken. Ông gọi hoạt động cải tạo quy mô lớn của Trung Quốc ở Biển Đông là "mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định. "Mỹ cần ngừng đưa ra bình luận vô trách nhiệm, cố tình thổi bùng căng thẳng và đối đầu trong khu vực". bà Hoa nói.
      Trung Quốc ngày càng hung hăng trong tranh chấp Biển Đông với hoạt động xây đảo nhân tạo tại Trường Sa, động thái làm dấy lên lo lắng trong khu vực và ở Washington. Philippines và Trung Quốc vài tháng gần đây gia tăng đấu khẩu về tranh chấp. Tuần trước, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc cáo buộc Philippines cố gắng lôi kéo nước khác vào tranh chấp để khuấy động căng thẳng trong khu vực, sau khi Nhật Bản tham gia một cuộc tập trận với Philippines./.
      Theo Phương Vũ/VNExpress
      Nhạc sĩ NGUYỄN THỤY KHA 
       

      Trong hẻm băng ra bị xe buýt cán chết

      29/06/2015 22:26 GMT+7
      TTO - Tối 29-6, một thanh niên chạy xe máy từ trong hẻm băng ra va chạm với xe buýt và bị cán chết tại chỗ. Vụ tai nạn gây kẹt xe trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh đoạn qua P.24, Q.Bình Thạnh (TP.HCM).
      Hiện trường vụ tai nạn - Ảnh: Lê Phan
      Hiện trường vụ tai nạn - Ảnh: Lê Phan
      Thông tin ban đầu, khoảng 18g cùng ngày, xe buýt biển số 53N - 4339 lưu thông trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh hướng từ trung tâm đi quận Thủ Đức. Khi vừa lên dốc cầu Sơn (P.24, Q.Bình Thạnh) thì bất ngờ xảy ra va chạm với xe máy biển số 59C - 13.007 từ hẻm chạy ra.
      Nam thanh niên điều khiển xe máy văng xuống đường bị xe buýt cán chết tại chỗ.
      Vụ tai nạn xảy ra vào giờ cao điểm làm xe cộ kẹt cứng trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh.
      Nhận được tin báo, lực lượng chức năng quận Bình Thạnh đã có mặt để  xử lý hiện trường và phân luồn giao thông.
      Môtô 1000 phân khối không biển số tông gãy xe máy
      Tối 29-6, một vụ va chạm giữa xe môtô 1000 phân khối (không biển số) và xe máy làm hai người đi cấp cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy.
      Thông tin ban đầu, khoảng 19g cùng ngày, chiếc xe môtô hiệu Honda CB1000R 2015 không mang biển số do một thanh niên khoảng (25 tuổi) chạy trên đường Ngô Gia Tự hướng về đường Nguyễn Chí Thanh. Khi đến đoạn cách ngã 6 Nguyễn Tri Phương khoảng 30m (Q.10, TP.HCM) thì tông xe máy biển số 52M2- 1334 đi cùng chiều đang bật xi nhan trái xin chuyển làn.
      Cú tông mạnh làm chiếc xe máy văng xa khoảng 5m, gãy khung. Xe môtô bị gãy kính chiếu hậu, trầy xước. Hai người bị thương nặng được đưa vào bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu.
      Chiếc môtô tông gãy chiếc xe máy được đưa lên vỉa hè - Ảnh: Hải Hiếu
      Chiếc môtô tông gãy chiếc xe máy được đưa lên vỉa hè - Ảnh: Hải Hiếu
      LÊ PHAN - HẢI HIẾU

      ​Treo cổ tự tử ở trụ sở công an

      29/06/2015 22:03 GMT+7
        TTO - Khoảng 5g30 ngày 29-6, các cán bộ chiến sĩ làm việc ở Công an TP. Biên Hòa (Đồng Nai) đã phát hiện một người đàn ông chết trong tư thế treo cổ tự tử.
        Nạn nhân được xác định là ông Phạm Văn Được (58 tuổi, ngụ TP. Biên Hòa, từng công tác trong ngành công an).
        Sau khi vụ việc xảy ra, Viện KSND tỉnh Đồng Nai cùng cơ quan pháp y đã tiến hành khám nghiệm tử thi. Qua khám nghiệm, các lực lượng không phát hiện trên người nạn nhân có dấu vết bất thường nhưng đã thu giữ một lá thư tuyệt mệnh.
        Trao đổi với PV Tuổi Trẻ, thượng tá Trần Tiến Đạt - trưởng Công an TP. Biên Hòa - cho biết: “Đây không phải là một vụ án mạng. Ông Được từng công tác trong ngành, nghỉ việc. Sau đó ông xin làm nhân viên hợp đồng ở đội chính trị hậu cần phụ trách sửa chữa điện, nước”.
        Theo thượng tá Đạt, trong lá thư tuyệt mệnh ông Được nêu mình bị bệnh hiểm nghèo, hoàn cảnh khó khăn nên tìm đến cái chết.
        H.M
         

        Một chiến sĩ công an bị đâm chết gần BV Chợ Rẫy

        22:59 29/06/2015
        Đang đi trên đường Nguyễn Chí Thanh, một chiến sĩ công an đã bị đâm trọng thương và tử vong sau đó.
        Sáng 29-6, Cơ quan CSĐT Công an TP HCM xác nhận đang thụ lý vụ án giết người, xảy ra lúc 1 giờ cùng ngày, trên đường Nguyễn Chí Thanh (phường 7, quận 10).
        Đoạn đường nơi xảy ra vụ việc
        Nạn nhân là anh Phạm Văn Mạnh (SN 1980, ngụ huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước), đang công tác tại Phòng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an tỉnh Bình Phước.
        Theo nguồn tin riêng của Báo Người Lao Động, anh Mạnh đang làm nhiệm vụ canh giữ và bảo vệ phạm nhân đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Khuya 28-6, anh Mạnh ra ngoài ăn tối, sau đó đi công việc riêng.
        Đến 1 giờ ngày 29-6, người đi đường phát hiện anh Mạnh bê bết máu, gục trên lề đường nên đưa vào bệnh viện. Tuy nhiên, do bị xuất huyết nội với vết thương thấu bụng nên anh tử vong sau đó.
        Nguyên nhân ban đầu được xác định có thể do mâu thuẫn về tiền bạc. Hiện các cơ quan liên quan đã vào cuộc, khám nghiệm tử thi và truy các mối quan hệ của chiến sĩ này để làm rõ nguyên nhân chính dẫn đến vụ việc.
        Nguồn: Phạm Dũng/TNO
         

        Sẽ tăng cường sản lượng nông sản thêm 10.000 tỷ đồng

        Thời sự - thoisuvtv@vtv.vnCập nhật 21:27 ngày 29/06/2015

        VTV.vn - Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 diễn ra ngày 29/6, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT yêu cầu các địa phương phải tăng cường sản lượng nông sản thêm 10.000 tỷ đồng.

        Tại phiên họp Chính phủ, một trong những nội dung thu hút sự chú ý là tốc độ tăng trưởng của khu vực nông, lâm, thủy sản đang chậm lại. Tính chung 6 tháng đầu năm, GDP của khu vực này chỉ đạt mức 2,36%, thấp hơn tới 1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương với 10.000 tỷ đồng.
        Đây chính là thu nhập và cũng là công ăn việc làm của hàng chục triệu hộ nông dân trên cả nước. Chính vì vậy, để bắt kịp đà tăng trưởng, từ nay đến cuối năm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát có đề nghị các địa phương phải tăng cường sản xuất để có thêm 10.000 tỷ.
        Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: "6 tháng đầu năm, đối với thị trường nông sản, nhiều sản phẩm gặp khó khăn nhất là gạo, cao su, cà phê, cá tra và tôm... nhưng ngược lại cũng có những mặt hàng xuất khẩu gia tăng và giá cả thuận lợi bao gồm hồ tiêu, hạt điều, rau quả, các sản phẩm từ cây sắn.
        Vì vậy, trước diễn biến về thời tiết, thị trường hiện nay, trong 6 tháng cuối năm, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao hơn, các địa phương cần hướng dẫn và hỗ trợ nhân dân đẩy mạnh phát triển sản xuất những loại cây trồng, vật nuôi có thị trường, có thể tiêu thụ với giá cả thuận lợi. Đồng thời, có thể phát triển mạnh hơn các ngành chăn nuôi như bò thịt, bò sữa".
        Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho biết: "Sản xuất nông nghiệp đa dạng và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở từng khu vực cụ thể. Vì vậy, vai trò của địa phương có ý nghĩa quyết định. Các địa phương cần chủ động chỉ đạo chính quyền các cấp để rà soát và xuất phát từ tình hình cụ thể của mỗi địa phương để đưa ra những hướng dẫn cụ thể có lợi nhất cho người dân".
         
         
         
        Xem tiếp...

        CÂU CHUYỆN TÍNH BÁO 47

        (ĐC sưu tầm trên NET)

        Điệp viên thế kỷ XX: Những bí mật bị đem bán

        VietnamDefence - Trong quá trình chiến dịch Ill Wind, sĩ quan cao cấp Jack Sherman phụ trách hợp đồng mua sắm của quân chủng Thuỷ quân lục chiến Mỹ đã bị phát giác ăn hối lộ 43,5 ngàn đô la.
        Ông này đã cung cấp các tài liệu về các kế hoạch mua sắm thiết bị điện tử cho 4 “chuyên gia tư vấn” của các hãng nhận thầu. Một trong các “chuyên gia tư vấn” đã tố cáo J. Sherman với FBI. Cảnh J. Sherman nhận hối lộ đã bị quay phim bằng camera bí mật do các nhân viên FBI bố trí. Tháng 1 năm 1989, toà án ở Alexandria (thị trấn ngoại ô Washington) đã tuyên bố ông này có tội. J. Sherman đã đồng ý trả lại cho chính phủ Mỹ 43,5 ngàn đô la. Công tố viên yêu cầu mức án án nghiêm khắc 20 năm tù và khoản tiền phạt 500.000 đô la.

        J. Sherman và 4 sĩ quan khác đã bị bắt giữ vào tháng 6 năm 1988 khi người ta đã phát hiện các tài liệu mật của Lầu Năm góc trong quá trình khám nhà họ. Các nhân viên FBI đã lấy lời khai ở hệ thống kiểm soát của tập đoàn Whittaker  ở Los Angeles vì nghi ngờ tập đoàn này có liên hệ với J. Sherman.

        Cuộc điều tra sau đó đã cho thấy sự cấu kết của công ty Whittaker  hoạt động khi đó dưới tên Lee Telecommunication (LTC) với các “chuyên gia tư vấn” đã bắt đầu vào năm 1981 khi công ty gặp phải những khó khăn tài chính. Cựu chủ tịch LTC Harvey Lee, phó chủ tịch Scott Lamberth và Thomas Ingram đã đồng ý trả cho J. Sherman những khoản tiền lớn cho sự giúp đỡ để giành được hợp đồng sản xuất hệ thống kiểm soát điện tử với Lầu Năm góc. Tiền được trả cho J. Sherman thông qua một “chuyên gia tư vấn” độc lập Muldoon. Tiếp sau lần hồi lộ đầu tiên 43,5 ngàn đô la là các lần hối lộ khác. Vào năm 1986, J. Sherman đã giúp tăng giá trị các hợp đồng của Lầu Năm góc ký với LTC từ 600 ngàn đô la lên tới 2,4 triệu đô la, và sau đó là tới 6 triệu đô la.

        Toà án liên bang ở Alexandria tháng 9 năm 1989 đã tuyên bố hãng Whittaker  và “chuyên gia tư vấn” của hãng  phạm tội mua chuộc quan chức Lầu Năm góc và tuyên phạt công ty 3,5 triệu đô la (1,5 triệu vì tội hình sự; 1,5 triệu vì đơn kiện dân sự và 500 ngàn để bồi thường chi phí cho chính phủ).

        Toà án liên bang ở Alexandria, trong khi tiếp tục vụ án trong khuôn khổ chiến dịch Ill Wind vào tháng 4 năm 1989, đã kết tội 3 phó chủ tịch của công ty Newbary Park ở California vì có ý đồ phạm tội đưa hối lộ cho chuyên gia tư vấn William Parkin trị giá 160.000 đô la để đổi lấy thông tin “nội bộ” của Lầu Năm góc nhằm giành được hợp đồng trị giá 24 triệu đô la cho hãng Teledyne Inc. sản xuất các thiết bị nhận dạng địch-ta đối với máy bay quân sự. Chuyên gia tư vấn W. Parkin đã nhận được thông tin mật, cũng thông qua hối lộ, từ viên kỹ sư Stewart Berlin của Hải quân Mỹ. Các luật sư bào chữa của công ty Teledyne, theo như họ nói, đoan chắc là W. Parkin đã nhận thông tin bằng con đường hợp pháp từ các nguồn chính thức. S. Berlin đã đồng ý với đề nghị của W. Parkin giúp đỡ cho công ty Teledyne nhận được hợp đồng để đối lấy khoản tiền thưởng cho hoạt động “tư vấn”.

        Trong quá trình điều tra, đã xác định được nhân vật trung tâm trong vụ hối lộ liên quan đến công ty Teledyne là chuyên gia tư vấn thương mại Fred Lunker. Ông này đã bị kết án 27 tháng tù và bị phạt 25.000 đô la. Hai đồng phạm khác là chuyên gia tư vấn W. Parkin và nhân viên dân sự của Hải quân Mỹ S. Berlin thì bị kết án 26 tháng tù và phạt 25.000 đô la mỗi người.

        F. Lunker và W. Parkin đồng thời còn đóng vai trò “nhà tư vấn” cả cho công ty Hazeltine. Thông qua nhân viên của Hải quân Mỹ S. Berlin, họ đã nắm được giá mua của Lầu Năm góc và giá chào hàng của các hãng cạnh tranh. Các nhà tư vấn đã chuyển thông tin “nội bộ” này cho phó chủ tịch tập đoàn Hazeltine là Charles Furcinity và ông này đã sử dụng nó khi ký hợp đồng với Hải quân Mỹ sản xuất thiết bị thử nghiệm radar máy bay tổng trị giá 150.000 đô la. Tháng 1 năm 1989, C. Furcinity đã bị kết án 3 tháng tù và phạt 20.000 đô la vì tội tham nhũng.

        Toà án Alexandria vào tháng 8 năm 1990 đã tuyên bố cựu chuyên gia tư vấn về các vấn đề quốc phòng, thiếu tá không quân về hưu Bernie Zettl phạm tội chuyển giao báo cáo mật về ngân sách Hải quân Mỹ cho tập đoàn GTE và tuyên phạt 10.000 đô la. Những quan chức của các hãng Boeing, Grumman, Hughes Aircraft, General Motors, RAS Corp. và Raytheon có liên quan đến những áp phe của Zettl cũng bị trừng phạt. Họ đồng ý trả khoản bồi thường tổn hại 14,9 triệu đô la. Một vài bị can làm vẻ không biết tính chất phi pháp của việc buôn bán tài liệu chính phủ. Nhân viên của Cục Điều tra hình sự của Bộ Quốc phòng Mỹ M. Valenski đã bác bỏ những khẳng định này và chứng minh rằng, tất cả họ đều biết rất rõ những áp phe của B. Zettl và GTE, còn các công ty thì cố tình không nhìn nhận nghiêm túc các hiện tượng lừa đảo và giả điếc trước lời cảnh tỉnh của lý trí.

        Trong quá trình chiến dịch Ill Wind, đã phát giác không chỉ những vi phạm tài chính liên quan đến lạm dụng quyền hạn khi chuẩn bị và ký các hợp đồng với Lầu Năm góc, mà cả những gian lận chính trị. Toà án liên bang ở Alexandria vào tháng 1 năm 1989 đã kết tội vi phạm Luật về vận động bầu cử đối với cựu nhân viên tập đoàn Unisys là Robert Barrett và nhà tư vấn của hãng này là Josef Hill vì những khoản quyên góp bất hợp pháp trị giá ít nhất 27.000 đô la ủng hộ các nghị sĩ R. Dyson, W. Dickinson, R. Reja, J. Sasser và B. Chappell. R. Barrett và J. Hill có nguy cơ bị tù tới 5 năm và phạt đến 250.000 đô la. Tuy vậy, các nghị sĩ tuyên bố không biết về các khoản quyên góp này trong quá trình vận động trước bầu cử. Các đại diện Chính phủ Mỹ đưa ra ý kiến sẽ không có phiên toà chống các nghị sĩ đó.

        Các nhà bình luận quân sự và chính trị ở Mỹ đã gọi những kết quả của chiến dịch Ill Wind là một vụ Irangate mới hay Pentagate và so sánh tác động của nó đối với hoạt động mua sắm vũ khí của Lầu Năm góc với những hậu quả của vụ nổ tàu con thoi vũ trụ Challenger đối với chương trình nghiên cứu vũ trụ Mỹ.

        Trong quá trình tiến hành chiến dịch Ill Wind, đã thực hiện nghe lén nhiều ngàn cuộc nói chuyện điện thoại, gần 300 người bị tình nghi bị triệu tới toà, đã đưa ra trên 100 bản cáo trạng. Một trăm nhân viên của FBI và Cục điều tra Hải quân Mỹ đã tiến hành thanh tra hồ sơ tài chính của các nhà tư vấn và các công ty thầu khoán cung cấp hàng cho Lầu Năm góc. Đã phát hiện những vi phạm luật pháp từ phía các công ty sau:

        - McDonell-Douglas Corp. chuyên sản xuất máy bay quân sự, các hệ thống tên lửa và tiến hành các hoạt động nghiên cứu (các hợp đồng của hãng với Lầu Năm góc trị giá 7,7 tỷ đô la năm 1987);

        - United Technologies Corp. chuyên sản xuất động cơ máy bay; trực thăng và bảo dưỡng tàu vũ trụ (các hợp đồng của hãng với Lầu Năm góc năm 1987 trị giá 3,6 tỷ đô la);

        - Unisys Corp. chuyên sản xuất các hệ thống máy tính điện tử và đã ký hợp đồng với Lầu Năm góc trị năm 1987 giá 2,3 tỷ đô la);

        - Northrop Corp. sản xuất máy bay ném bom tàng hình B-2, máy bay chiến thuật, tên lửa, khí cụ bay không người lái (các hợp đồng của hãng với Lầu Năm góc năm 1987 trị giá 1,1 tỷ đô la);

        - Teledyne Inc. sản xuất động cơ máy bay, khí cụ bay không người lái, tàu vũ trụ (các hợp đồng của hãng với Lầu Năm góc năm 1987 trị giá 359 triệu đô la).

        Điệp viên thế kỷ XX: Liên lạc viên của Đại tá Abel

        VietnamDefence - Đại tá Cục Tình báo Đối ngoại Nga SVR Yuri Sergeyevich Sokolov là liên lạc viên của nhà tình báo huyền thoại Abel.
        Luôn luôn ở bên cạnh

        Đại tá Vilyam Genrikhovich Fisher (Rudolf Ivanovich Abel) trên một con tem Liên Xô
        Đại tá Cục Tình báo Đối ngoại Nga SVR Yuri Sergeyevich Sokolov là liên lạc viên của nhà tình báo huyền thoại Abel. Có lẽ ông là người cuối cùng trong số những người đã làm việc với con người là biểu tượng của tình báo Liên Xô không phải ở trong các phòng làm việc ở Yasenevo và Lubyanka, mà hoạt động trên địa bàn mạo hiểm của kẻ thù chủ yếu - Hoa Kỳ. Chỉ có rất ít đồng nghiệp là biết đến tên tuổi ông. Kể cả những phần thưởng cao quý cũng vòng quanh mà không tìm ra người nhận.

        Sokolov hầu như biến mất, tan biến trong màn bí mật gắt gao, nơi mà người ta biết đến họ chỉ theo bí số. Vào thời Abel, ông được gọi là Claude. Tôi cực kỳ lúng túng và sau mấy năm cố lần mò tìm hiểu về những điều lắt léo không thể tưởng tượng được của vụ gián điệp hạt nhân Xôviết, tôi cũng chỉ đem vào câu chuyện được che phủ bởi màn bí mật này một phần đóng góp nhỏ nhoi đáng xấu hổ của mình. Trong cuốn sách “Sự thật về đại tá Abel”, đại tá Sokolov - Claude đã chính thức bị “mai táng”. Các nhân viên Cục S (tình báo bất hợp pháp) đã ám chỉ như vậy với tôi.

        ***

        - Thưa Yuri Sergeyevich, ông đã làm việc tại Mỹ bao nhiêu năm?

        - Từ năm 1947 đến hết năm 1952. Tôi có hàm ngoại giao là bí thư thứ ba. Ban đầu ở lãnh sự quán, sau đó được chuyển tới cơ quan đại diện ở Liên Hiệp Quốc. Gần 6 năm trời và không có lấy một lần nghỉ phép.

        - Công việc có lẽ rất căng thẳng. Còn bây giờ, theo tôi, không phải như thế nên người ta vẫn cho phép nghỉ ngơi.

        - Phải, bây giờ chắc không như thế. Nhưng tôi đã được làm việc với lưới điệp viên rất giá trị do đó không thể có sự thay ca. Hướng tình báo khoa học kỹ thuật là hướng tôi đã làm suốt đời.

        - Ông đã có những ngồn tin quý giá?

        - Cực kỳ quý giá. Có khá nhiều người cung cấp tin cho tôi về bí mật nguyên tử. Còn khi chúng ta cho nổ quả bom nguyên tử của mình, sự quan tâm của chúng ta không vì thế mà chấm dứt: việc nghiên cứu tiến triển, các nhà khoa học đã tiến tới bom khinh khí, rồi xuất hiện vấn đề phương tiện mang phóng.

        - Thế ông lấy đâu ra các điệp viên? Ông tuyển mộ à? Họ làm gì? Bây giờ, họ ở đâu?

        - Tôi tiếp nhận họ từ những người đi trước. Còn họ làm gì và hiện ở đâu thì tôi sẽ không nói đâu. Những cộng tác viên của chúng tôi là những người ít có nhu cầu nhất để được nổi danh trên mặt báo.

        - Nhưng mà, Yuri Sergeyevich, đã từng ấy năm trôi qua rồi còn gì!

        - Thôi được. Ví dụ, ở Mỹ, tôi làm việc với Morris và Lona Cohen. Đó là những tên tuổi nổi danh trong thế giới của chúng tôi.

        - Không có gì là của bản thân ông ư? Dù sao, vợ chồng ông là một trong những cặp vợ chồng gián điệp lừng danh nhất.

        - Ông dùng từ “gián điệp” ở đây là thô thiển và không thích hợp.

        - Xin ông thứ lỗi. Morris và Lona lấy cắp cho Liên Xô các bản vẽ bom nguyên tử. Họ qua đời và được chôn tại Moskva. Vậy mà chỉ sau khi chết, họ mới được truy tặng danh hiệu Anh hùng nước Nga.

        - Tôi được cử sang Mỹ chính là để nối lại liên lạc với họ. Chúng tôi đã gặp gỡ, làm quen và kết thân với nhau. Chúng tôi vẫn là bạn cho đến tận cuối cùng.

        - Thế còn với Abel thì sao? Làm thế nào mà ông được làm việc cùng ông ấy? Ông dù sao cũng làm việc tại sứ quán cơ mà?

        - Tại Liên Hiệp Quốc.

        - Thì vẫn là làm việc công khai. Còn ông ấy thì là điệp báo bất hợp pháp. Tôi nghe nói rằng, người ta cấm việc liên lạc giữa người đang hoạt động dưới “vỏ bọc” công khai hợp pháp với các tình báo viên bất hợp pháp.

        - Người ta nói đúng đấy. Nhưng việc liên lạc với Abel cũng mới chỉ được thu xếp thôi. Người ta đòi hỏi thông tin phải được chuyển thật nhanh. Cần tăng cường hỗ trợ cho Abel.

        - Sự hỗ trợ nào?

        - Tất cả. Chờ các liên lạc viên tới ư? Mất thời gian lắm. Và người ta đi đến nhận định là cũng không thể thiếu được phương thức liên lạc thông qua sứ quán. Tôi tình cờ nghe được câu chuyện của hai xếp của mình. Một người trong số đó là Vladimir Barkovsky, người hoạt động trên hướng tình báo khoa học kỹ thuật, đã đề xuất với trưởng trạm điệp báo của chúng tôi sử dụng Glebov vào nhiệm vụ khó khăn này.

        - Glebov thì có liên quan gì ở đây?

        - Glebov, cũng như Claude, cũng là tôi mà thôi.

        - Khi đó ông bao nhiêu tuổi rồi?

        - 27. Tôi mới được phong quân hàm trung uý. Vậy là tôi nghe được câu chuyện và sau đó người ta giải thích cho trôi: thiết lập liên lạc với một điệp viên bất hợp pháp, giúp anh ta thực hiện các nhiệm vụ nghiệp vụ và thật khẩn trương, khẩn trương...

        - Thế ông có biết Abel thì làm gì không?

        - Tôi được thông tin chung chung về ông ấy. Nhưng lập tức tôi phải vượt qua một trở ngại lớn. Từ Trung ương, người ta liên lạc với ông ấy...

        - Từ Moskva?

        - Phải, từ Trung ương, người ta quy định điểm liên lạc cách không xa nhà tôi. Đó là ngẫu nhiên thôi, nhưng rất nguy hiểm. Tôi phải thay đổi xe buýt mấy lần. Tôi phải đi đường vòng. Kiểm tra - không có gì đáng nghi, mọi chuyện đều êm. Tôi, tất nhiên là người đầu tiên, xuống xe buýt và khi đang lại gần, tôi đã nhận ra ông ấy.

        - Ông có được cho xem ảnh ông ấy không?

        - Chẳng có ảnh nào hết. Đó là con người có gương mặt góc cạnh. Tôi vẫn đi thản nhiên, khi đi ngang qua ông ấy, tôi cúi xuống, sửa lại dây giày và nói bằng tiếng Nga: đồng chí Mark, sau 5 phút nữa, trong rạp chiếu phim - ở bên dưới, trong toalet.

        - Sao cơ?

        - Mark. Đó là tên hoạt động của ông ấy. Trước tiên, tôi phải đi lẹ tới rạp chiếu phim, ghé vào quầy bar, nhấm nháp cái gì đó. Lại kiểm tra một lần nữa - mọi sự bình thường. Tôi xuống lầu và ông ấy đã chờ sẵn ở đó. Ông ấy lại gần tôi và chúng tôi ôm nhau. Ông nói: cả năm trời tôi không gặp được người bên mình. Đầu tiên, tôi đọc mật khẩu cho ông ấy. Chúng tôi trao đổi với nhau và sau đó là những cuộc gặp mới.

        - Ông xưng hô “cậu tớ” ngay với ông ấy à?

        - Đâu có. Đó chỉ là bây giờ, những người dẫn chương trình truyền hình mới hay “cậu tớ” với tất cả thôi. Còn chúng tôi thì phải sau này khi đã làm việc hợp ý nhau một thời gian.

        - Các ông đã hoạt động thế nào?

        - Đã có những buổi liên lạc rất thú vị. Kể cả liên lạc trực tiếp lẫn liên lạc hộp thư mật.

        - Yuri Sergeyevich, những hộp thư mật được đặt ở đâu? Chúng được chuẩn bị ra sao? Những cái gì được bỏ vào đó?

        - Chúng tôi bố trí hộp thư mật ở những địa điểm khác nhau - trong rừng, trong công viên - nơi có nhiều cây, chỉ không ở New York thôi và không được ở chỗ trống trải. Một lần đã xảy ra một chuyện rất ngớ ngẩn với hộp thư mật của chúng tôi. Anh có muốn nghe kể không?

        - Tất nhiên là có.

        - Đó là ở ven thành phố New York , trong công viên, trên một quả núi. Cảnh quan thiên nhiên rất đẹp - phía dưới người ta chơi bóng đá, bóng chày. Và tôi phải bỏ những tài liệu mã hoá vào hộp thư mật ở đó cho anh ấy - tài liệu viết trên giấy cực mỏng. Thế mà trước khi đó, một đồng nghiệp đến chỗ tôi mang theo một cái xương gà. Nó không nhỏ và không đập vào mắt, tôi cạo, rửa sạch - và quả thực là tôi có được cả một kho chứa tài liệu ngon lành dày cả ngón tay ở bên trong cái xương gà. Tôi lau bằng dầu tây để chó hay mèo đều không thể tha đi được. Và tôi nhét vào đó mấy tờ giấy - trông vẫn bình thường. Trước đó, tôi nhận từ Abel thông qua các hộp thư mật những hộp chứa thư kiểu bulông và êcu: ông ấy khoan rỗng chúng và nhét tài liệu vào đó. Tôi lấy chất dẻo bịt kín cẩn thận cái xương gà của mình và ném vào hộp thư mật. Ngày hôm sau, tôi quay lại và thấy Abel để lại tín hiệu không tìm thấy hộp đựng thư.

        - Tín hiệu gì?

        - Tín hiệu quy ước của chúng tôi. Chúng tôi thông báo tất cả bằng tín hiệu. Nguy rồi! Nếu kẻ nào đó đã thấy được thì chúng chắc phải chộp được quả tang cả tôi rồi. Tôi muốn đi đến đó kiểm tra, có thể cái xương gà của tôi đang rơi đâu đó gần đấy và đang cười cợt tôi và Abel. Nhưng tôi không thể làm thế, tôi không được quyền. Tôi báo cáo tất cả với trưởng trung tâm. Ông ấy cũng dự đoán chắc chỉ là Abel không nhận ra hộp thư thôi. Chúng tôi hỏi về Trung ương.

        - Chả lẽ chỉ có thế mà đã hỏi ngay về Moskva ư?

        - Với chúng tôi, tất cả đều phải là bằng linh giác, và lý do ở đây thì thật nghiêm trọng. Chúng tôi nhận được ngay câu trả lời. Người ta không huy động thêm một cán bộ tình báo khác mà cho phép tôi kiểm tra hộp thư mật. Và chưa đến hộp thư tôi đã trông thấy cái xương gà đáng thương của tôi đang nằm trơ trên đám cỏ cao gần gờ đá và chả ai thèm để ý đến nó cả. Tôi kiểm tra ngay: hộp chứa thư không bị mở.

        - Tại sao ông lại tin chắc là như thế?

        - Chúng tôi thường để lại dấu hiệu bảo hiểm. Nhưng tôi khi đó quá hồi hộp. Tôi quả thực đã phạm sai lầm.

        - Thế lỗi là của ai? Chả lẽ không phải là lỗi của Abel? Rõ ràng là ông ấy có thể đoán biết rằng thư được để trong cái xương chứ.

        - Tôi đã không báo trước cho ông ấy về kiểu hộp chứa thư mới. Sau này, ông ấy kể với tôi: “Quả thực tôi cũng cầm cái xương gà và giữ nó trong tay. Nó chả giống gì với một hộp chứa thư cả và thế là tôi lẳng luôn vào bụi rậm”. Abel là con người rất khéo, ông ấy chỉ nói: “Đúng là anh chơi khăm tôi”. Ông ấy luôn thừa cẩn thận và kiên nhẫn. Chỉ có một lần ông ấy không giữ được như thế.

        - Khi nào cơ?

        - Một lần, tôi gặp Abel ở một thành phố khác chứ không phải ở New York. Tôi đã kiểm tra rất kỹ, chúng tôi gặp nhau, trò chuyện và tôi chuyển cho ông ấy mấy lá thư của vợ và con gái Evelina. Ông đọc thư và tôi thấy mặt ông đỏ bừng, mấy giọt lệ rơi trên má. Sau này, tôi không bao giờ nhìn thấy ông ấy để cho tình cảm lấn át lý trí. Lúc đó, tôi vô duyên lại đi hỏi thăm ông ấy là có gì không hay xảy ra không. Còn ông ấy đáp: “Anh sao thế! Hoàn toàn trái lại. Nhưng tôi rất buồn. Tôi luôn nhớ vợ con và Tổ quốc.” Lúc đó, Abel đề nghị tôi thăm dò xem liệu có thể nhận vợ anh ấy vào làm việc ở cơ quan đại diện tại Liên Hiệp Quốc không. Tôi nghĩ bụng, anh chàng đáng thương ban đầu thì đứng xa nhìn vợ, sau đó chúng tôi sẽ phải tổ chức cho anh ấy cuộc gặp tại nhà mật, và có thể chúng có thể tóm được chúng tôi ở đâu đó - thế là đột nhiên có những rắc rối thì sao? Chắc chắn Abel cũng đã nghĩ về điều đó. Và anh chỉ khẽ nói: “Giá như tôi có thể nhìn thấy cô ấy dù là chỉ từ xa xa...”. Anh đề nghị mua cho vợ mình một chiếc đàn viôlôngxen, chị ấy là nhạc công chuyên nghiệp mà.

        - Anh quá yêu chị ấy phải không?

        - Cả yêu thương lẫn buồn nhớ - tất cả cùng lúc. Tôi không chắc lắm nhưng khi Yulian Semyonovich miêu tả trong phim “17 khoảnh khắc mùa xuân” cuộc gặp của Stierlitzvới vợ trong một nhà hàng nhỏ, có lẽ ông ấy đã ám chỉ đến chính cuộc gặp không thành mà tôi đã viết.

        - Thế ông viết về điều này ở đâu? Trong cuốn sách nào chăng? Hay là trong hồi ký?

        - Tôi miêu tả việc này trong các báo cáo của mình. Tôi không viết tiểu thuyết, còn thơ... thì cũng có vài bài cho Abel, Morris và Lona Cohen.

        - Và dù chỉ là bài thư tứ tuyệt phải không?

        - Chúng tôi đã gặp nhau trên bờ vắng lặng, tịch mịch. Abel leo lên một tảng đá và đứng đó rất lâu mắt nhìn đăm đắm vào lòng đại dương. Im lặng. Sau đó, anh ấy đến gần: “Anh biết không, ở đằng kia, bên kia đại dương là nhà tôi”. Đó chính là cảm xúc sâu lắng nhất mà mỗi tình báo viên đều trải nghiệm. Cả tôi cũng vậy:

        Trước mắt ta là thay đổi triền miên
        Từ đốm sáng thành sắc màu rực rỡ
        Từ rì rầm thành ầm ào con sóng
        Rồi lại đến một phút giây tĩnh lặng
        Bỗng trào lên niềm ước ao da diết
        Mong sao ta được một mình
        Chỉ một phút không cần mang mặt nạ
        Cái mặt nạ xa lạ, khó rời xa, quen thuộc.

        Tôi rất không muốn những tình cảm của chúng tôi đối với anh lại là chuyện tầm thường giả tạo. Lo lắng, căng thẳng, xa nhà. Tình báo viên nào cũng luôn mạo hiểm gấp đôi - điều đó làm con người ta kiệt quệ, héo khô.

        - Yuri Sergeyevich, ông cho rằng, Abel bị bắt chỉ vì liên lạc viên Häyhänen phản bội - anh ta cũng là tình báo viên bất hợp pháp mà?

        - Vâng anh ấy rất mong liên lạc viên khác là Robert. Anh ta đáng lẽ phải tới nơi, còn tôi đã hàng mấy chục lần đi qua tuyến tàu điện ngầm trên mặt đất, mắt nhìn chăm chăm tưởng chừng như khoan thủng cả một cái bốt điện thoại tại một ga tàu điện ngầm. Chính trên bốt điện thoại đó, liên lạc viên phải đánh tín hiệu “đã đến”.

        - Tín hiệu gì vậy?

        - Hoặc là hình tam giác, hoặc là nét kẻ, giờ thì tôi không còn nhớ nữa. Hoặc tín hiệu phức tạp hơn: chúng ta gặp nhau vào ngày này và giờ này. Tôi đã đi tuyến đường này cả tháng trời mà vẫn vô vọng. Còn sau đó thì chiếc bốt điện thoại cũng biến mất. Người ta dỡ mất nó. Chúng tôi rất lo lắng và băn khoăn. Chẳng lẽ anh ấy bị sa bẫy, bị lộ rồi sao? Một thời gian sau, Trung ương thông báo rằng, Robert đã hy sinh trên đường đi.

        - Anh ấy bị giết ư?

        - Anh ấy hy sinh trên biển. Biển Baltic. Anh ấy phải đi qua vịnh và con tàu chở anh ấy đã bị đắm. Ngắn gọn mà nói thì đó là do những tình huống không may.

        - Thế ông có biết người đó không?

        - Tôi ư - không biết. Abel thì biết và rất đau xót.

        - Nếu như Robert tới được Mỹ thì có lẽ Vilyam Genrikhovich đã chẳng phải ngồi 6 năm khốn khổ trong nhà tù Mỹ.

        - Anh ấy có rất nhiều khả năng và những quan hệ rất rộng rãi. Con người quảng giao này có mối giao thiệp quen biết rộng.

        - Vậy thì thực ra ông ấy đã thu được những thông tin gì vậy? Phải chăng là chỉ về bom nguyên tử? Giá trị thông tin ra sao? Về vấn đề này có nhiều ý kiến không giống nhau, đôi khi hoàn toàn trái ngược.

        - Tôi chẳng bình luận làm gì. Chúng tôi có luật cư xử riêng của mình. Không được phép xía vô chuyện của người khác. Tôi sẽ không định và không thể nói chi tiết được. Thành phần lực lượng điệp viên chủ yếu mà chúng tôi đã thu hút hợp tác sẽ luôn là điều bí mật. Nhưng có thể nói rằng, có nhiều tin tức, rất nhiều, đã giúp đất nước ta rút ngắn 2-3 năm nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm bí mật và tiết kiệm được 18-20 triệu rúp theo thời giá bấy giờ.

        - Thế sau đó, ở Moskva, ông đã gặp gỡ Abel, hai người vẫn chơi với nhau chứ?

        - Phải, chúng tôi quan hệ tốt với nhau, ông ấy luôn vui khi gặp tôi. Nhưng kết bạn, qua lại gia đình nhau - cái đó thì không có. Ông ấy dù sao cũng lớn tuổi hơn tôi. Anh cũng phải hiểu cho là Abel làm việc ở cục điệp báo vốn hoạt động khá tách biệt. Có nhiều việc họ không được khuyến khích làm đâu.

        - Yuri Sergeyevich, theo tôi hiểu thì chuyến công tác sang Mỹ ấy chưa phải là chuyến cuối cùng.

        - Tôi làm việc cho tình báo khoa học kỹ thuật ở nước ngoài trong 25 năm. Sau Mỹ là Anh, Áo, Geneva...

        - Xin ông bỏ quá cho câu hỏi này của tôi. Nhưng mà không hỏi thì không được. Ông biết đấy về cái cảm giác phần thưởng cứ chẳng đến lượt ông ấy.

        - Biết giải thích cho anh thế nào bây giờ nhỉ... Với tôi, một đại tá đã có 50 năm phục vụ và một số huân chương. Không phải là ông tướng, cũng chẳng phải anh hùng - điều đó có sao đâu? Anh phải hiểu ai đã làm việc cho chúng tôi thì họ làm việc không phải vì quân hàm và tiền bạc. Tìm những người như thế có lẽ phải ở chỗ nào khác cơ. Chúng tôi đã làm những gì chúng tôi có bổn phận phải làm. Và niềm vui của chúng tôi là ở đó. Còn sau quãng đời hoạt động, số phận đưa đẩy tôi tới trường đại học (tình báo) của chúng ta, nay đã là học viện, ở đó tôi giảng dạy, hướng dẫn các bài thực hành cho các tình báo viên tương lai. Trong năm nay tôi mới nghỉ. Vậy là tôi đã trải qua cả nửa thế kỷ trong cái nghề này rồi...

        Điệp viên thế kỷ XX: “Những người chết sống lại”

        VietnamDefence - Trong tình báo bất hợp pháp có nhiều điều rất trần trụi, gần như tất cả được chấp nhận một cách căng thẳng, đau đớn, nếu như bản thân anh không khép mình vào những nguyên tắc khốc liệt của ngành này.
        Ngày 11 tháng 6 năm 1996, tại sân bay thủ đô Sheremetyevo-2, người ta đang bồn chồn chờ đợi chiếc máy bay từ Canada. Một đám đông những người đi đón - bạn bè, người thân, bạn làm ăn và các tài xế taxi vốn nhung nhúc khắp nơi nữa - đã vây kín phòng chờ.

        Không ai thèm để ý đến những người bình thường mặc thường phục đang tách một cặp vợ chồng trẻ khỏi đám đông hành khách. Người ta tống người đàn ông và người phụ nữ ấy vào trong một xe ôtô và chiếc xe phanh rít lên rồi vọt ngay đi.

        Đôi vợ chồng Ian và Lorie Lambert đưa mắt nhìn sân bay đang khuất dần với một nỗi buồn khó giấu. Họ thừa hiểu rằng, họ không bao giờ còn ra khỏi nước Nga được nữa...

        Tình báo bất hợp pháp luôn có một vị trí đặc biệt. Và điều đó là hoàn toàn dễ hiểu. “Các hiệp sĩ của áo choàng và dao găm” đang làm việc dưới vỏ bọc ngoại giao thì chả việc gì phải giấu nguồn gốc Nga của mình. Điều tồi tệ nhất chờ đợi họ một khi bại lộ chỉ là trục xuất về nước thôi. Người ta không thể bắt nhà ngoại giao được.

        Tình báo viên bất hợp pháp lại là người sống dưới tên của người khác. Không một ai, kể cả những người bạn thân thiết nhất cũng không được biết Peter (hay Michael) trên thực tế lại là Pyotr (hay Mikhail) và anh ta đã sinh ra không phải ở Quebec hay Monte Carlo mà là ở tỉnh lẻ nào đó ở nước Nga xa xôi.

        Bất kỳ một tình báo viên bất hợp pháp nào, loại người có thần kinh và tâm lý vững vàng như sắt thép, đều phải chấp hành nguyên tắc bí mật cực kỳ gắt gao và tính kỷ luật rất cao. Nhiều khi thậm chí cả trưởng trung tâm tình báo cũng không được biết về sự tồn tại của lưới tình báo bất hợp pháp trên địa bàn nước mình phụ trách.

        Còn gì có thể giật gân hơn vụ xì căng đan bung ra giống như một quả bom vào giữa năm 1996. Đôi vợ chồng Lambert bám rễ ở đất nước của lá phong (biểu tượng quốc kỳ của Canada - ND) từ 5 năm trước. Là con cái của những người lưu vong Canada, họ ở tuổi chưa biết gì đã bị đưa khỏi đất nước và lớn lên ở châu Âu. Khi chẳng còn người họ hàng nào còn sống thì vợ chồng nhà Lambert bất ngờ nhận được một khoản thừa kế khá lớn. “Chúng ta hãy trở về mảnh đất tổ tiên thôi!” - họ quyết định.

        Nhà Lambert định cư ở Toronto. Lối sống mà họ đã có không khác gì mấy lối sống chung ở đây. Đôi vợ chồng lui tới các nhà hát, nhà hàng. Họ còn mời khách khứa đến nhà. Họ mở mang kinh doanh của mình.

        “Vợ chồng nhà Lambert mới dễ chịu làm sao, - các bạn hữu mới của họ trầm trồ. - Họ thật là một đôi vợ chồng hạnh phúc!”

        Ôi thôi. Sự liên kết này hoá ra lại mỏng manh đến mức đáng kinh ngạc. Ba năm sau khi đã “xã hội hoá”, tổ ấm gia đình Lambert đã vỡ tan tành. Ian rời bỏ Lorie để đến với một người bạn đời khác, một phụ nữ Canada 100%.

        Người đàn bà bị ruồng bỏ nhưng còn khá ưa nhìn này biết làm gì bây giờ? Chị ta cũng cặp với một anh chàng khác. Người đàn ông mà cô chọn là tiến sĩ Peter Miller.

        Tuy nhiên, vợ chồng nhà Lambert không chính thức hoá việc ly dị của mình. Thật là kinh ngạc với bạn bè khi mà họ chọn cách tiếp tục sống trong khuôn khổ hôn nhân hợp pháp. Sau này mới biết họ đã phải làm điều đó một cách rất khó khăn.

        Cái bí mật đáng sợ của vợ chồng Lambert chỉ bị khám phá vào ngày 22 tháng 5 năm 1996 khi cơ quan phản gián Canada CSIS (Canadian Security Intelligence Service - Cục Tình báo An ninh Canada - ND) đã bắt giữ họ vì tội làm gián điệp cho Moskva.

        Những người bị bắt không chối cãi lâu. Sau khi ngồi trong nhà lao Toronto được chừng hơn tuần, họ đã thú nhận là họ có quan hệ với họ Lambert giống như Giáo hoàng La Mã với việc sản xuất xe đạp vậy. Không dừng ở đó, họ còn khai tên thật (?) của mình: Dmitri Vladimirovich Olshansky và Yelena Borisovna Olshanskaya.

        Sự bộc tuệch đến thế của họ đã gây ra sự phẫn nộ dễ hiểu của Moskva. Vấn đề là ở chỗ, theo nguyên tắc, tình báo viên bất hợp pháp phải hết sức tránh né đến cùng những lời khai thật. Chỉ cần nhớ rằng, nhà tình báo Xôviết huyền thoại Rudolf Abel, người đã từng bị FBI bắt, đã hoà nhập vào câu chuyện nguỵ trang đến mức thậm chí được chôn cất cũng dưới cái tên Abel, trong khi trên thực tế tên ông là William Genrykhovich Fisher.

        Hơn nữa, chúng tôi cũng không thể khẳng định 100% Olshansky không phải là bí danh. Thôi tốt hơn là chúng ta bỏ qua chuyện này.

        Không xin phép Trung ương về việc ly dị, “vợ chồng Lambert” thực tế đã đặt mình ra ngoài vòng pháp luật, vi phạm nguyên tắc thiêng liêng của tình báo bất hợp pháp là cần phải cư xử với cấp trên như với cha cố nhận xưng tội.

        - Trong tình báo bất hợp pháp có nhiều điều rất trần trụi, gần như tất cả được chấp nhận một cách căng thẳng, đau đớn, nếu như bản thân anh không khép mình vào những nguyên tắc khốc liệt của ngành này, - cựu chỉ huy tình báo bất hợp pháp của KGB, thiếu tướng Yuri Drozdov nhận xét. - Điều chính yếu nhất trong những nguyên tắc đó là sự công khai và trung thực tuyệt đối và báo cáo đầy đủ về tất cả những bước đi và hành động của anh ở nước ngoài cũng như trong nước.

        Vợ chồng Olshansky còn phạm một tội nặng không kém nữa - đó là họ thú nhận làm việc cho một cơ quan tình báo cụ thể, cho Cục Tình báo Đối ngoại SVR của Nga. Các đại diện chính thức của SVR từ chối bình luận vấn đề này. Theo thông tin mà phản gián Canada công bố, vợ chồng Olshansky là cán bộ chính thức của SVR. Họ được tung sang Canada vào năm 1991 bằng giấy tờ giả. Lai lịch giả của họ được xây dựng dựa vào yếu tố tình cảm. Quả thực, vợ chồng Lambert thật đã rời Canada và sau này đã chết lặng lẽ ở ngoài Canada. Moskva liền lợi dụng điều đó không chậm trễ.

        Theo giả thiết của CSIS, “những người chết sống lại” đã quan tâm đến chính nước Canada. Chỉ với tư cách một căn cứ để có thể từ đó tiến hành hoạt động chống các nước khác (nhân thể cũng phải nói rằng, các cơ quan tình báo Liên Xô/Nga đã thực hành thủ đoạn tương tự không phải là lần đầu tiên. Chẳng hạn như tình báo viên bất hợp pháp lừng danh của KGB Konon Molody bị bắt ở Anh dưới tên Gordon Longsdale, cũng có trong người hộ chiếu Canada).

        Người Canada thừa hiểu cái giá của mình. Không phải ngẫu nhiên mà Ottawa có thái độ mềm mỏng hơn đối với vấn đề gián điệp so với những người Mỹ láng giềng. Lần trục xuất cuối cùng các công dân Liên Xô diễn ra mãi năm 1988. Khi đó, đã có 8 nhà ngoại giao bị buộc tội hoạt động gián điệp bị lùa về nước.  Đáp lại, Moskva đã yêu cầu 2 nhà ngoại giao Canada cuốn xéo và cấm nhập cảnh 7 vị khác, trong đó có bà Ann Lichi, người mới đây được cử làm đại sứ Canada ở Liên bang Nga (?).

        Bộ mặt mới của tính nhà nước Nga đã bắt buộc người ta phải có một sự kính nể thái quá trong thái độ đối với các cường quốc khác. Ta biết là khi Yevgeny Maksimovich Primakov còn làm giám đốc SVR, để đáp lại yêu cầu của Ottawa, ông ấy đã hạ lệnh triệu hồi một số thuộc cấp của mình. Người Canada nói họ biết rõ nhiệm vụ thật sự của những người này. Điều đó đã xảy ra hình như vào năm 1994. Sau đó, người ta thậm chí đã bổ nhiệm một người gọi là “trưởng trung tâm tình báo bất hợp pháp” tại Canada với trách nhiệm thường xuyên liên hệ với các cơ quan tình báo nước sở tại.

        Vậy là nhân nào quả ấy. Vợ chồng Lambert - Olshansky vào tháng 6 đã phải ra đứng trước vành móng ngựa vì bị buộc tội... vi phạm luật di trú. Người ta không nói một câu về hoạt động gián điệp. Phiên toà kết thúc khá vui vẻ. Công tố viên trưởng Canada Herb Grey và bộ trưởng di trú Lucient Robiart chỉ ký kệnh trục xuất “các tình báo viên bất hợp pháp” này.

        Điều thú vị là Lorie - Yelena nhất quyết không muốn về nước. Sau cô ta, đến lượt Ian - Dmitri cũng muốn ở lại nước ngoài. Cả hai hiểu rõ Moskva sẽ không đón họ bằng bánh mì muối. Ngày xưa thì những phốt kiểu này sẽ khiến cho cặp vợ chồng tình báo viên này phải trả giá đắt. Ngày nay thì trong không khí tổng tha thứ thì họ chỉ bị tước quân hàm, phần thưởng, đồng thời bị thải hồi khỏi cơ quan. Nhưng hiển nhiên là Cheka sẽ cố tìm hiểu ai là kẻ đã bán đứng các chiến sĩ trên trận tuyến thầm lặng của mình cho kẻ thù. Đến lúc này thì đang có một số phỏng đoán về điều này.

        1. Lối sống mới ở phương Tây đã làm cho Olshansky mê muội. Tình yêu đối với người vợ hợp pháp đã lớn đến mức một lần anh ta đã quyết định dốc bầu tâm sự.

        “Em yêu, - Ian nói, - anh hoàn toàn không phải là người em nghĩ đâu. Anh là tình báo viên của Nga!!” Người phụ nữ trẻ sửng sốt sau đó đã hé lộ cái tin khủng khiếp ấy cho cha mình. Và ông này, theo đúng nghĩa vụ của một người yêu nước chân chính đã đi theo con đường bấp bênh “vì nước, diệt thân” để đi báo cho cảnh sát.

        Mấy ngày trước khi bị bắt, Ian Dmitri đã bảo người vợ Canada của mình là có công chuyện nên định bay sang một nước châu Âu (có lẽ là Thuỵ Sĩ). Phản gián Canada sợ rằng, anh chàng tình báo viên bất hợp pháp kia sẽ không quay trở lại nữa nên vội vã túm cổ anh ta. Hơn nữa, dù điều đó có không xảy ra thì việc rò rỉ thông tin đã vẫn cứ xảy ra. Bạn trai của Lorie - Yelena, chàng tiến sĩ Miller khi thăm cô ta trong buồng giam đã nói:

        - Lorie đã thú nhận với tôi rằng, cô ấy là gián điệp Nga. Trước đây, cô ấy là người theo chủ nghĩa xã hội và chân thành tin tưởng là cô ấy đang hành động chỉ vì lợi ích tổ quốc. Khi Ian ruồng bỏ cô ấy và chỉ quan hệ với cô ấy thuần tuý vì công việc, điều này đã làm cho Lorie bị kích động mạnh. Nếu thêm ít lâu nữa, có lẽ tự cô ấy đã đến tự thú với chính quyền Canada. Cô ấy đã nói thẳng điều đó với tôi.

        Vụ “Canada” cũng chẳng phải là trường hợp đầu tiên các gián điệp bị người thân thích của mình tố giác. Ví dụ như siêu điệp viên KGB Walker, cựu đại tá Cục An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency, NSA) bị chính người vợ đau khổ vì ly dị của ông ta tố giác.

        2. Nếu như “người đàn bà vô đạo đức trong sinh hoạt” dường như là lời giải thích hợp lý cho vụ xì căng đan thì chính quyền Canada, về phần mình, lại đề nghị người ta tin vào một giả thiết khác. Cơ quan phản gián Canada đã lần ra dấu vết của vợ chồng Lambert từ khá lâu mà không có sự giúp đỡ bên ngoài nào. Những người Canada tự xưng mới toanh này chẳng có ai thân thích ở đây đã lập tức gây ra sự nghi ngờ nào đó. Họ bắt đầu bị “theo” và cuối cùng người ta phát hiện ra họ là những tên gián điệp.

        Bất cứ cơ quan tình báo nào cũng luôn tìm cách lợi dụng mọi tình huống cho lợi ích của mình. Cùng với người Canada, những người đã khẳng định lần ra vợ chồng Lambert bằng cách theo dõi và tính toán, có nghĩa là họ có thể được xem là những kẻ có nghề cao thì các nhân viên Cheka cũng đưa ra tiếng nói của mình.

        Không lâu sau khi vợ chồng Olshansky bị trục xuất, trên một số phương tiện thông tin đại chúng của Nga rõ ràng là được các cơ quan tình báo “phím” cho, đã xuất hiện một số bài nói về “nạn săn tìm gián điệp với mục đích chống Nga của phương Tây”. Người ta khẳng định các tình báo viên bất hợp pháp đã bị bắt chỉ với mục đích - làm cân bằng danh tiếng chói sáng của FSB sau vụ bắt quả tang điệp viên của tình báo Anh, viên chức Bộ Ngoại giao Nga P.A. Obukhov. Lúc đó, đã có 4 nhân viên sứ quán Anh bị trục xuất khỏi Nga vì bị buộc tội hoạt động gián điệp.

        Theo ý kiến của các tác giả những bài báo này, cơ quan phản gián Canada CSIS đã hành động có sự phối hợp chặt chẽ của người Anh. Họ thậm chí đã lên kế hoạch đánh đổi vợ chồng Olshansky lấy một điệp viên bị bắt. Nhưng đại diện chính thức của CSIS đã kiên quyết bác bỏ tin này.

        Cuộc sống đã chứng minh rằng, ông ta đã không nói dối. Vợ chồng Olshansky - Lambert đã yên lành vượt đại dương bay về trong vòng tay “bạn bè” của các đồng nghiệp. Tên gián điệp Anh Obukhov (cũng giống như tên gián điệp Anh bị bắt hai năm trước là Vladimir Sintsov) cũng ngồi bóc lịch trong nhà tù Lefortovo, cái nhà tù mà như được biết, quyền quản lý nó đã được chuyển trở lại từ Bộ Nội vụ về cho FSB.


        Xem tiếp...