Bài đăng

BẠN BIẾT CHƯA? 14

Hình ảnh
(ĐC sưutầmtrên NET) Mùa đông nên ăn thực phẩm có màu đen Thứ ba 18/11/2014 12:00:00 (GMT +7) Tác giả: Khánh Hiền Nguồn: http://suckhoedoisong.vn/ ThS. Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm khoa Đông y - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, màu đen là một trong năm loại màu cơ bản của Ngũ hành. Màu đen thuộc hành Thuỷ, đi vào thận tạng, ứng vớimùa đông. Thận là gốc rễ của nhân thể, chứa chân âm và chân dương, chỉ thích hợp với tích trữ mà không phát tiết. Thực phẩm màu đen vào thận, có tác dụng bồi bổ thận âm và thận dương. Thực phẩm màu đen rất phong phú, như gạo tẻ đen, gạo nếp đen, đậu đen, vừng đen, ngô đen, cao lương đen, mộc nhĩ đen, gà đen... Các chế phẩm làm từ các nguyên liệu này cũng hết sức đa dạng đa dạng như trân châu đen (chế từ đậu đen), cháo ngô đen, rượu cao lương đen, miến gạo đen, nước giải khát gạo đen, cơm bát bảo gạo đen... Gạo đen: Là một trong những lương thực quý, có chứa tới 17 axit amin và rất nhiều các khoán...

ĐIA LINH NHÂN KIỆT 58

Hình ảnh
(ĐC sưu thầm trên NET) Lê Lai (? - 1418) VietnamDefence - “Lê Lai là người có dung mạo khác thường, tính cương trực, chí khí cao cả lẫm liệt. Ông lo việc hầu cận cho vua Lê Thái Tổ thật chu đáo, công trạng thật rõ ràng” - Đại Việt thông sử (Chư Thần truyện) Lê Lai là con trai của Lê Kiều, người làng Dựng Tú, sách Đức Giang, huyện Lương Giang (nay là xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lạc, tỉnh Thanh Hóa). Hiện vẫn chưa rõ ông sinh vào năm nào.  Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai ở quê nhà làng Tép, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa Lê Lai là người đã có mặt bên cạnh Lê Lợi ngay trong những ngày đầu tiên của quá trình chuẩn bị gian nan cho cuộc khởi nghĩa này. Lê Lai là một trong số 19 người tham dự Hội thề Lũng Nhai tổ chức vào mùa xuân năm 1416. Ở hội thề này, tên của Lê Lai xếp ngay sau tên của Lê Lợi (Danh sách 19 người này, theo gia phả mộ...

BÍ ẨN KHẢO CỔ 23

Hình ảnh
(ĐC sưu tầm trên NET) Bí ẩn bát trận đồ của Gia Cát Lượng Người xưa thường gọi phương pháp bày binh bố trận là “bát trận”. Đây là một loại trận pháp cổ, chỉ việc bố trí binh lực và xác định phương pháp tác chiến dựa trên địa hình và địch tình. Thi hào Đỗ Phủ đời Đường đã tán tụng Khổng Minh Gia Cát Lượng rằng: “Công lớn trùm non nước; Thành danh Bát trận đồ. Sông tuôn, đá chẳng chuyển; Di hận chửa bình Ngô”. Ngày nay, ở thị trấn Di Mâu, huyện Tân Đô và dưới thành Bạch Đế, huyện Phụng Tiết thuộc tỉnh Tứ Xuyên; Định Quân Sơn ở Miện Dương tỉnh Thiểm Tây; Tây Ap tỉnh Vân Nam đều còn lưu lại di tích Bát trận đồ của Khổng Minh. Thần bí thạch trận Theo “Tam Quốc diễn nghĩa” hồi thứ 84, do sai lầm của Thục Chúa Lưu Bị nóng lòng trả thù cho Quan Công, đại tướng Đông Ngô là Lục Tốn đã phá tan quân Thục, đốt cháy doanh trại liên tiếp 700 dặm và dẫn quân truy kích về hướng tây. Khi gần đến bến Ngư Phúc, Lục Tốn thấy phía trước có một luồng sát khí xông thẳng lên trời...