CẢM PHỤC EM

 
Cô Gái Sài Gòn Đi Tải Đạn - Nhạc Cách Mạng Chọn Lọc [MV HD]

Có thể là hình ảnh về 1 người

CẢM PHỤC EM
("Còn cái lai quần cũng đánh"- Út Tịch*)
 
Anh thương em, thương ĐL lắm đấy!
Suốt mấy năm ròng trơ trọi giữa sói lang
Cô độc, bền gan, đi đòi công lý
Hiên ngang, bất khuất, kiên cường!
 
Em chẳng có gì, ngoài tấm thân nhỏ bé
Sắc nước hương trời và tình yêu thương
Tỏa rực ánh dương sáng lòa chân lý
Dõng dạc, băng băng, ngạo nghễ, phi thường!
 
Anh phục em, hậu duệ Hai Ba Trưng*
Cứu nước, cứu nhà, vùng lên đánh giặc.
Không tấc sắt, chỉ bằng tài lý luận
Đập tan mọi mưu hèn, kế bẩn, suy đồi!
 
Em là tinh hoa phụ nữ Việt sáng ngời
Mang hồn Bà Triệu chém cá kình biển lớn**.
Là Bùi Thị Xuân cưỡi voi đánh trận
Ngọn đuốc bừng bừng liệt nữ muôn đời!***. 
 
Có phải em là truyền thống em ơi
Bình tĩnh, hồn nhiên, chải bươn nguy khó
Bảo vệ đất nước, giang sơn như hơi thở
Tình nguyện xả thân, không kể thân mình!
 
Đến bên em, anh là kẻ thấp hèn
Sợ quỉ ma, sợ vướng vòng tù tội
Lẽ phải rành rành mà không dám nói
Biến chất phơi bày mà giả dối làm ngơ!
 
Anh làm thơ mà không biết ý thơ
Thơ là gieo vần ngợi ca cái đẹp
Cái đẹp tuyệt vời phải mang hồn gang thép
Phụng sự nhân quần và ca ngợi yêu thương!
 
***
 
Sống quật cường như tổ tiên quật cường
ĐL ơi! Cố gắng lên em nhé!
Sống bình thản, sáng trong, cao quí
Xứng đáng là con, là cháu của quê hương!
 
Anh tin em là ngọn đuốc mở đường
Bắt đêm tối trong lòng người lùi bước
Thênh thang tự do, sáng ngời đất nước
Thực chất của dân, do dân, vì dân!
 
 
Trần Hạnh Thu
 
Cô Gái Mở Đường [Official Video]
 
CT: (Theo Wikipepia) 
*: Út Tịch (1920-1969) xung phong tham gia chiến đấu với câu nói nổi tiếng mà về sau được nhà văn Nguyễn Thi ghi lại "Nó đánh mình, mình đánh nó!" khi Pháp tái chiếm Nam bộ.
Sau Hiệp định Genève, 1954, vợ chồng bà được phân công ở lại miền Nam.
(...). Dù phải chăm lo chuyện gia đình và con cái, nhưng bà vẫn tích cực tham gia hoạt động binh vận, du kích, tham gia đánh nhiều trận, tuyên truyền vận động nhiều binh lính bỏ ngũ. Năm 1965, bà được cử đi dự Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua lực lượng vũ trang toàn miền Nam và được bầu là nữ anh hùng lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam, được Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Quân công Giải phóng hạng Nhì, với thành tích:
"Đã tham gia 23 trận lớn nhỏ (có 8 trận thời kháng chiến lần I)" góp phần quan trọng cùng đơn vị diệt và làm tan rã trên 200 giặc, thu 70 súng. Đồng chí là một chiến sĩ trinh sát dũng cảm và mưu trí, một chiến đấu viên ngoan cường, một chiến sĩ binh vận tài tình đã vận động phá vỡ nhiều binh sĩ địch, nhiều lần đưa bộ đội vào diệt bót lấy súng không tốn một viên đạn".
Sau năm 1965, bà được điều về Quân khu 9 công tác. Trong một trận rải thảm B52 của Không Lực Hoa Kỳ vào ngày 27 tháng 11 năm 1968 xuống vùng Tân Châu, Châu Đốc (nay thuộc tỉnh An Giang), bà và người con gái thứ 3 bị thương nặng và hy sinh sau đó.
**: Bộ sử cổ nhất của Việt Nam đề cập đến Hai Bà Trưng là Đại Việt sử lược. Theo sách này, thời Việt Nam còn là Giao Chỉ, Trưng Trắc là con gái Lạc tướng ở huyện Mê Linh, lấy chồng là Thi Sách ở huyện Chu Diên. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, chồng bà Thi Sách cũng là con Lạc tướng, con hai nhà tướng kết hôn với nhau. Khi lên ngôi, Hai Bà mới đổi sang họ Trưng.
Theo một số học giả như Đào Duy Anh, Trần Quốc Vượng..., do chính sách đồng hóa gắt gao và bóc lột hà khắc của nhà Đông Hán đối với người Việt tại Giao Chỉ đương thời, các Lạc tướng người Việt liên kết với nhau để chống lại nhà Hán. Trưng Trắc kết hôn với con trai Lạc tướng ở Chu Diên là Thi Sách, hai nhà cùng có chí hướng chống Hán. Khoảng năm 39-40, nhằm trấn áp người Việt chống lại, Thái thú Tô Định giết Thi Sách.
Trưng Trắc và các Lạc tướng càng căm thù, cùng Trưng Nhị mang quân bản bộ về giữ Hát Giang nay là xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Sau một thời gian chuẩn bị, tháng 2 năm 40, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị chính thức phát động khởi nghĩa chống lại nhà Đông Hán. Cuộc khởi nghĩa được sự hưởng ứng của nhiều đội quân và nhân dân các nơi thuộc Âu Lạc và Nam Việt cũ. Quân Hai Bà đánh hãm trị sở Luy Lâu. Tô Định phải chạy về Nam Hải (Trung Quốc). Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai Bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương, hay còn gọi là Trưng Vương.
Ngày 30 tháng 1 năm Tân Sửu (41), nhà Hán thấy Trưng Trắc xưng Vương dấy quân đánh lấy các thành ấp, nên hạ lệnh cho các quận Trường Sa, Hợp Phố và Giao Châu sắp sẵn xe thuyền, sửa sang cầu đường, thông các núi khe, chứa thóc lương, cho Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, Phù Lạc hầu Lưu Long làm phó tướng, chỉ huy đạo quân lớn khoảng 2 vạn người, chia làm 2 cánh thủy, bộ sang xâm lược. Quân Nam bấy giờ ô hợp, rất nhiều thủ lĩnh không phục hai vua là đàn bà, lớp tan rã, lớp tự ly khai hoặc đầu hàng quân Hán. Hai Bà thấy thế giặc mạnh lắm, không chống nổi, bèn lui quân về giữ Cấm Khê (sử chép là Kim Khê).
Năm Quý Mão (43), Hai Bà Trưng chống cự lại với quân nhà Hán ở Cấm Khê (nay thuộc huyện Thạch Thất, Hà Nội) thất thế, đều tử trận. Theo truyền thuyết Việt Nam, Hai Bà đã nhảy xuống sông Hát (tức sông Đáy, nay thuộc xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội) tự vẫn để bảo toàn khí tiết. Còn theo Hậu Hán thư, sách sử của Trung Quốc, Hai Bà đã bị quân Mã Viện bắt được và chặt đầu đem về Lạc Dương
Theo sử gia Nguyễn Nghiễm thời Lê trung hưng:
"Trưng Vương là dòng dõi bậc thần minh, nhân lòng dân oán hận, nổi giận, khích lệ người cùng chung mối thù (...). Bà quả là bậc anh hùng khí khái hơn người. Tuy rằng quân mới tập hợp, bị tan rã khi đã thành công, cũng làm hả được lòng căm phẫn của thần dân (...). Khi đất nước bị chìm đắm, thì hầu như lại được khôi phục do một nữ chúa ở Mê Linh. Lúc đó bậc con trai mày râu phải cúi đầu ngoan ngoãn tuân theo không dám làm gì, chẳng đáng thẹn lắm sao?"
***: Triệu Thị Trinh sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ (8 tháng 11 năm 226) tại miền núi Quan Yên (hay Quân Yên), quận Cửu Chân, nay thuộc làng Quan Yên (hay còn gọi là Yên Thôn), xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Từ nhỏ, bà sớm tỏ ra có chí khí hơn người. Khi cha bà hỏi về chí hướng mai sau, tuy còn ít tuổi, bà đã rắn rỏi thưa: "Lớn lên con sẽ đi đánh giặc như bà Trưng Trắc, Trưng Nhị". Cha mẹ đều mất sớm, Bà Triệu đến ở với anh là Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng ở Quan Yên.
Mùa xuân năm Mậu Thìn (248), thấy quan lại nhà Đông Ngô (Trung Quốc) tàn ác, dân khổ sở, Bà Triệu bèn bàn với anh việc khởi binh chống lại.
Từ hai căn cứ núi vùng Nưa và Yên Định, hai anh em bà dẫn quân đánh chiếm huyện trị Tư Phố nằm ở vị trí hữu ngạn sông Mã. Đây là căn cứ quân sự lớn của quan quân nhà Đông Ngô trên đất Cửu Chân. Thừa thắng, lực lượng nghĩa quân chuyển hướng xuống hoạt động ở vùng đồng bằng con sông này.
Đang lúc ấy, Triệu Quốc Đạt lâm bệnh qua đời. Các nghĩa binh thấy bà làm tướng có can đảm, bèn tôn lên làm chủ. Bà đã phối hợp với ba anh em họ Lý ở Bồ Điền đánh chiếm các vùng đất còn lại ở phía Bắc Thanh Hóa ngày nay. Đồng thời, bà xây dựng tuyến phòng thủ từ vùng căn cứ Bồ Điền đến cửa biển Thần Phù (Nga Sơn, Thanh Hoá) để ngăn chặn viện binh của giặc Ngô theo đường biển tấn công từ phía Bắc. Khi ra trận, Bà Triệu mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi trắng một ngà và được tôn là Nhụy Kiều tướng quân. Quân Bà đi đến đâu cũng được dân chúng hưởng ứng, khiến quân thù khiếp sợ. Theo truyền thuyết, để mua chuộc, giặc đã phong cho Bà Triệu đến chức Lệ Hải Bà Vương (nữ vương xinh đẹp của vùng ven biển), còn bí mật sai tay chân thân tín tới gặp và hứa sẽ cấp cho Bà thật nhiều tiền bạc, nhưng Bà cũng chẳng chút tơ hào.
Được tin cuộc khởi nghĩa lan nhanh, vua Ngô là Tôn Quyền liền phái tướng Lục Dận (cháu của Lục Tốn), sang làm Thứ sử Giao Châu, An Nam hiệu úy, đem theo 8.000 quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Đến nơi, tướng Lục Dận liền dùng của cải mua chuộc một số lãnh tụ địa phương để làm suy yếu và chia rẽ lực lượng nghĩa quân.
Những trận đánh ác liệt đã diễn ra tại căn cứ Bồ Điền. Song do chênh lệch về lực lượng và không có sự hỗ trợ của các phong trào đấu tranh khác nên căn cứ Bồ Điền bị bao vây cô lập, và chỉ đứng vững được trong hơn hai tháng.
Theo Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược, bà chống đỡ với quân Đông Ngô được năm, sáu tháng thì thua. Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vào năm Mậu Thìn (248), lúc mới 23 tuổi.
Chính sử Trung Quốc (Tam quốc chí) chép lại sự kiện này như sau:
"Năm Xích Ô thứ mười một, người rợ ở quận Giao Chỉ, Cửu Chân đánh diệt thành ấp, Giao Châu nhiễu động. Lấy Lục Dận làm Giao Châu Thứ sử, An nam Hiệu úy. Dận vào miền nam, dùng ân tín để dụ, ưa việc chiêu nạp, hơn ba nghìn người phe đảng của bọn cừ súy Hoàng Ngô ở huyện Cao Lương đều ra hàng. Dẫn quân xuống phía nam, tuyên bố rất thật, đem tiền của để trao tặng. Hơn trăm tướng giặc, năm vạn người dân ở nơi sâu xa khó quản, chẳng ai không cúi đầu, do đó Giao Châu yên bình".
Năm 19 tuổi, đáp lời người hỏi bà về việc chồng con, Bà Triệu nói:
"Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!".
****: Được tin đại quân Tây Sơn thua to ở Trấn Ninh, Tư đồ Vũ Văn Dũng và chồng Bùi Thị Xuân là Thái phó Trần Quang Diệu, dù biết không thể giữ được Quy Nhơn nhưng vẫn gắng gượng đến tháng 3 cùng năm trên mới rời bỏ thành, đem binh tượng đi đường thượng đạo qua Ai Lao ra Nghệ An, ý là để hội quân với vua Cảnh Thịnh cùng lo chống giữ.
Sử gia C. B. Mabon kể:
"Trần Quang Diệu cùng vợ và con gái, dẫn theo một số tàn quân chạy ra Bắc bằng đường thượng đạo Ai Lao. Đến châu Quy Hợp, Diệu xuống Hương Sơn thì biết tin Nghệ An đã mất. Quân sĩ của Diệu bỏ cả rồi, mấy hôm sau vợ chồng Quang Diệu đều bị bắt cả... Vua Cảnh Thịnh cùng hai em và vài tướng tá vượt qua sông Nhị Hà, tính trốn lên vùng Thượng du cũng bị dân chúng bắt và đóng cũi nộp cho quân Nguyễn".
mô tả lại cái chết của mẹ con bà Bùi Thị Xuân, sử gia Phạm Văn Sơn đã có lời giới thiệu như sau:
"Mẹ con bà Bùi Thị Xuân, người ta (ý nói đến vua Gia Long) cũng rất căm thù, nên cũng dùng hình phạt dã man nhất. Nguyên nhân là bà đã điều khiển binh sĩ đánh vào lũy Trấn Ninh hết sức kịch liệt, đã làm cho chúa Nguyễn và các tướng sĩ có phút phải thất thần, tưởng chừng nguy khốn đến nơi"
Trích tài liệu của giáo sĩ De La Bissachère:
"Đứa con gái trẻ của bà (Bùi Thị Xuân), một thớt voi từ từ tiến đến. Cô gái biến sắc rồi mặt trắng bệch như tờ giấy. Nàng ngoảnh nhìn mẹ, kêu thất thanh. Bà Xuân nghiêm mặt trách: Con phải chết anh dũng để xứng đáng là con của ta!... Đến lượt bà, nhờ lớp vải ở bên trong quấn kín thân thể, nên tránh khỏi sự lõa lồ. Và bà rất bình thản bước lại trước đầu voi hét một tiếng thật lớn khiến voi giật mình lùi lại. Bọn lính phải vội vàng bắn hỏa pháo, đâm cây nhọn sau mông con vật để nó trở nên hung tợn, chạy bổ tới, giơ vòi quấn lấy bà tung lên trời... Nhưng trái với lệ thường, nó không chà đạp phạm nhân như mọi bận mà bỏ chạy vòng quanh pháp trường, rống to lên những tiếng đầy sợ hãi khiến hàng vạn người xem hoảng hốt theo..."
Sau đó Nguyễn Ánh thấy không giết được Bùi Thị Xuân bèn cho lấy dây sắt quấn người bà vào cột rồi cho thiêu chết một cách dã man.
Ngoài thái độ hiên ngang khi bị hành hình, người ta còn truyền rằng khi nghe Bùi Thị Xuân bị bắt, Nguyễn Ánh bèn sai người áp giải đến trước mặt rồi hỏi với giọng đắc chí:
Ta và Nguyễn Huệ ai hơn?
Bà trả lời:
"Chúa công ta, tay kiếm tay cờ mà làm nên sự nghiệp. Trong khi nhà người đi cầu viện ngoại bang, hết Xiêm đến Tây làm tan nát cả sơn hà, cùng đều bị chúa công ta đánh cho không còn manh giáp. Đem so với chúa công ta, nhà ngươi chẳng qua là ao trời nước vũng. Còn nói về đức độ, thì Tiên đế ta lấy nhân nghĩa mà đối xử với kẻ trung thần thất thế, như đã đối với Nguyễn Huỳnh Đức, tôi nhà ngươi. Còn ngươi lại dùng tâm của kẻ tiểu nhân mà đối với bậc nghĩa liệt, đã hết lòng vì chúa, chẳng nghĩ rằng ai có chúa nấy, ái tích kẻ tôi trung của người là khuyến khích tôi mình trung với mình. Chỗ hơn kém rõ ràng như ban ngày và đêm tối. Nếu Tiên đế ta đừng thừa long quá sớm, thì dễ gì nhà ngươi trở lại đất nước này".
Nguyễn Ánh gằn giọng:
Người có tài sao không giữ nổi ngai vàng cho Cảnh Thịnh?
Bà đáp:
"Nếu có một nữ tướng như ta nữa thì cửa Nhật Lệ không để lạnh. Nhà ngươi khó mà đặt chân được tới đất Bắc Hà..."
 
 

“Phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc”: Đến đây để nhớ thương đồng đội”

VHO- “Nhìn lại những hình ảnh, hiện vật ở triển lãm này, tôi lại thấy nhớ thương đồng đội vô hạn. Họ đã dành tuổi thanh xuân nơi chiến trường, nhiều người đã hy sinh xương máu vì nền độc lập của dân tộc…”.

 Những nữ chiến sĩ Trường Sơn năm xưa đến triển lãm với nỗi nhớ thương đồng đội

Một nữ bộ đội Trường Sơn năm xưa bần thần ngắm nhìn những hình ảnh ở cuộc triển lãm “Phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc” được Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 89 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Gặp lại thanh xuân nơi chiến trận

Những xúc cảm cứ thế ùa về trong ký ức của những nữ bộ đội Trường Sơn năm xưa khi đến thăm cuộc triển lãm về những người phụ nữ Việt Nam kiên trung, bất khuất. Những phụ nữ ấy giờ tuổi đã cao, trải qua bao năm tháng vẫn không nguôi nỗi nhớ thương đồng đội. Một trong số họ là bà Trần Thị Bình (Ninh Bình), người nữ chiến sĩ Trường Sơn năm xưa đã không quản ngại hiểm nguy nơi chiến trường để làm công tác quân y, cứu chữa vết thương cho đồng đội.

Viết đơn tình nguyện ra chiến trường bằng máu, với bà hai chữ “độc lập” cho Tổ quốc đã trở thành động lực để không gì ngăn cản bước chân tưởng như yếu mềm của người phụ nữ. Nhìn vào những đồng đội cùng đến từ tỉnh Ninh Bình, bà nói: “Hôm nay chúng tôi đến với triển lãm này để được gặp lại thanh xuân, được gặp lại những người đồng đội thân yêu mà bao năm đã qua, nhiều lý do như chiến tranh, thời gian, cách biệt khiến chúng tôi không còn được gặp lại, cũng không biết hết ai còn, ai mất…”, bà xúc động nói. Nhiều nhân chứng lịch sử, những nữ chiến sĩ anh hùng đã xông pha trận mạc năm xưa cùng có mặt ở cuộc triển lãm này, rưng rưng khóe mắt nhớ về những tháng ngày đạn bom ác liệt.

Triển lãm trưng bày gần 300 hình ảnh, tư liệu, hiện vật. Bên cạnh những hình ảnh tiêu biểu về sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội với hoạt động của phụ nữ Việt Nam, triển lãm đã khắc họa hình tượng đẹp đẽ, anh hùng của người phụ nữ Việt Nam trong đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc qua các nội dung được trưng bày mạch lạc.

Ở nội dung Phụ nữ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1930 – 1954), người xem được tiếp cận những hình ảnh, hiện vật tiêu biểu về phụ nữ Việt Nam tích cực tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ở vùng hậu phương, phụ nữ là lực lượng chủ yếu trong lao động sản xuất, bảo đảm đời sống nhân dân và đáp ứng nhu cầu “hậu cần tại chỗ” phục vụ quân đội, góp phần chi viện tiền tuyến đánh thắng giặc Pháp. Trong vùng địch tạm chiếm, phụ nữ là lực lượng đấu tranh quan trọng, thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân tin tưởng vào đường lối kháng chiến của Đảng, tạo mọi điều kiện ủng hộ cuộc kháng chiến. Sự tham gia đông đảo của các tầng lớp phụ nữ trong sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu đã góp phần to lớn vào thắng lợi Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” năm 1954.

Đây cũng là phần triển lãm mang đến cảm xúc đặc biệt với hình ảnh những người phụ nữ kiên trung, dũng cảm, can trường, tiêu biểu như bà Nguyễn Thị Minh Khai, nữ đảng viên đầu tiên của Đảng; bà Hoàng Thị Ái ở Quảng Trị ba lần bị địch bắt giam tra tấn vẫn giữ vững khí tiết; bà Nguyễn Thị Thập trực tiếp lãnh đạo phong trào Nam Kỳ khởi nghĩa giành chính quyền tại Mỹ Tho năm 1940, người phụ nữ đầu tiên được tặng thưởng Huân chương Sao vàng; bà Hà Thị Quế phụ trách quân sự hai huyện Yên Thế, Việt Yên (Bắc Giang) khi mới 23 tuổi, quân địch kính nể gọi bà là “Tướng Việt Minh đàn bà”. Các nữ du kích tiêu biểu như Mạc Thị Bưởi ở Nam Sách, Hải Dương; Phạm Thị Vân (Hoàng Ngân) ở Nam Trực, Nam Định, tên của bà được đặt cho các đội nữ du kích Hoàng Ngân tỉnh Hưng Yên, là nỗi khiếp sợ của giặc Pháp; bà Nguyễn Thị Chiên là Trung đội phó nữ du kích xã Tán Thuật, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình chỉ huy đội du kích xã đánh 40 trận, diệt và bắt sống nhiều tên địch…

 Chủ tịch Hồ Chí Minh với cán bộ cơ quan TƯ Hội Liên hiệp Phụ nữ VN ở Việt Bắc

“Gặp lại” những phụ nữ “còn cái lai quần cũng đánh”

Phần trưng bày “Phụ nữ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975)” giới thiệu các hình ảnh, tư liệu, hiện vật thể hiện vai trò của phụ nữ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Ở miền Bắc , phụ nữ với phong trào “Ba đảm đang”, tay cày, tay súng, chiến đấu và phục vụ chiến đấu với hàng vạn phụ nữ tham gia các lực lượng dân quân tự vệ, bộ đội và thanh niên xung phong. Những cái tên không thể không nhắc đến như Anh hùng La Thị Tám, người con gái sông La kiên cường bám trụ, không quản ngại hy sinh đếm bom nổ chậm, chỉ dẫn cho xe qua trọng điểm an toàn. Sự hy sinh anh dũng của 10 nữ thanh niên xung phong tại ngã ba Đồng Lộc đã trở thành niềm tự hào của tuổi trẻ thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mỹ.

Trên chiến trường miền Nam, phụ nữ chiếm một lực lượng đông đảo, luôn đi đầu trong các cuộc đấu tranh ở nông thôn và thành thị, tích cực tham gia chiến đấu, cứu chữa thương bệnh binh, nuôi giấu bảo vệ cán bộ, làm giao thông liên lạc… Nhiều phụ nữ đã anh dũng hy sinh, hàng ngàn phụ nữ bị giam cầm, tra tấn dã man trong các nhà tù của địch nhưng vẫn một lòng kiên trung với cách mạng.

Chị Út Tịch, AHLLVTND, một mình với 6 con nhỏ vẫn tích cực tham gia kháng chiến với tinh thần “còn cái lai quần cũng đánh”. Nữ tướng Nguyễn Thị Định, thủ lĩnh của đội quân tóc dài trong phong trào Đồng Khởi Bến Tre năm 1960, nữ tướng huyền thoại của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Trưởng phái đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời tại Hội nghị Paris về Việt Nam (1969-1973) là người phụ nữ có tinh thần thép trong các cuộc đấu trí trên bàn đàm phán ở Hội nghị Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Triển lãm cũng dành một phần quan trọng khắc họa hình tượng phụ nữ Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những phẩm chất cao quý của người phụ nữ: “Anh hùng- Bất khuất- Trung hậu- Đảm đang” tiếp tục tỏa sáng. Nhiều tấm gương điển hình giỏi việc nước, đảm việc nhà được tôn vinh.

Triển lãm mở cửa từ nay đến hết ngày 20.11. 

 Hôm nay chúng tôi đến với triển lãm này để được gặp lại thanh xuân, được gặp lại những người đồng đội thân yêu mà bao năm đã qua, nhiều lý do như chiến tranh, thời gian, cách biệt khiến chúng tôi không còn được gặp lại, cũng không biết hết ai còn, ai mất…

(Bà TRẦN THỊ BÌNH)

 

 PHƯƠNG NGÂN

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH