Thứ Hai, 14 tháng 3, 2022

THƠ NGÂM RƯỢU

 

 
SAY- Đan Nguyên & Quốc Khanh [MV 4K Official]

 ly-bach-tieu-tien

THƠ NGÂM RƯỢU

Đang buồn phỏng ruột, cháy gan
Tưởng ngồi giữa nắng nóng ran tình đời
Bỗng đâu Nàng về cười cười                                                             Như có làn gió thổi ngời tâm can
 
-Đi đâu lâu thế cô nàng?
Làm anh ngồi ngóng hoang mang tâm hồn!
Bài thơ không điệu thiếu vần 
Dang dang, dở dở đợi nàng về gieo
 
-Em đây lội suối trèo đèo
Đi tìm lá nhớ về thêu khăn tình
Thêu thêm một chữ yêu xinh
Tặng người quân tử đang điên cái đầu!
 
-Quân tử là quân tử nào?
Ở đây nhiều đứa ít nhiều đều...tưng?
Không té giếng cũng rớt sông
Cũng đều mơ tưởng bóng hồng Thi Ca!...
 
-Là người mới "mát" tuần qua
Có mang theo một nháp thơ tâm thần
Nháp thơ ngọng nghịu thiếu vần
Chờ em về chỉnh cho thành bài thơ!
 
-Ơ này cô nàng Thi Ca
Anh đây là kẻ đợi chờ, nhớ thương
Mơ toàn những chuyện hoang đường
Mơ trăng theo gió, mơ nàng tặng khăn!
 
-Thì ra anh!...Vẫn cù lần!
Nghe tin anh bệnh, em cần tìm anh
Tặng khăn mong anh mau lành
Thành người tỉnh táo, không còn... lơ mơ!
 
***
 
Nói rồi nàng của Thi Ca
Ra đi về chốn người ta...đón chào
Chàng thẫn thờ cố nhìn theo
Trái tim phỏng rát, nắng chiều chang chang 
 
Từ ngày vắng bặt bóng nàng
Không còn ai nữa giúp chàng làm thơ
Nên thơ tệ hơn ngày xưa
Phải ngâm thêm rượu mới lùa tình say!...
 

Trần Hạnh Thu 

 

 
Thất Tình Remix Trịnh Đình Quang

Hình ảnh của “Rượu” trong con mắt của nhà thơ được mệnh danh là “Tiên tửu”

“Rượu” là 1 hình ảnh đã được rất là nhiều các nhà văn, nhà thơ mượn sử dụng để thể hiện những ẩn ý khác nhau, những cảm xúc khác nhau. Vậy hình ảnh “rượu” này trong suy nghĩ cũng như cảm nhận của họ là như thế nào?

“Rượu” là 1 hình ảnh đã được rất là nhiều các nhà văn, nhà thơ mượn sử dụng để thể hiện những ẩn ý khác nhau, những cản xúc khác nhau. Vậy hình ảnh “rượu” này trong suy nghĩ cũng như cảm nhận của họ là như thế nào?

Trong các bài thơ của nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc, Lý Bạch, ông cũng đã rất hiều lần sử dụng hình ảnh của rượu. Không chỉ như vậy, ông còn nổi tiếng là ngôi sao “thơ và rượu”. Rượu giúp ông thể hiện bản sắc thơ, mà đời sau đánh giá là phiêu dạt và phóng khoáng, vươn tới cái cao xa. Lý Bạch là 1 nhà thơ yêu nước đang có hoài bảo lớn nhưng gặp phải cảnh đời đen tối, giai cấp thống trị, nên ông chán ghét và lấy rượu để mua vui, say để có thể giải sầu, từ đó ông làm nên những vần thơ vô cùng tuyệt diệu của đất trời, và ở đây rượu được xem như là 1 người bạn vô cùng thân thiết của thi nhân trong những lúc vui hay buồn.

ly-bach-tieu-tien

Lý Bạch – nhà thơ được mệnh danh là “Tửu tiên”

Có rất nhiều nhà thơ đã từng làm thơ với rượu, nhưng rượu trong thơ của Lý Bạch mới thật sự là vô địch, khó có 1 ai có thể làm thơ về rượu hay hơn ông. Có những bài ở đề tài khác, Lý Bạch thường hay nhắc đến rượu, mà rượu ở bài nào cũng mang một tâm trạng một hoàn cảnh rất khác nhau. Những bài thơ uống rượu của ông biểu thị cả tính cuồng phóng, thoải mái. “Tương tiến tửu” là một trong những bài thơ tiêu biểu cho những kiệt tác của Lý Bạch. Bài thơ này là trường thiên, thể hiện nỗi buồn đối với đời người ngắn ngủi, công danh khó thành, nỗi bất bình bực dọc, biểu đạt tinh thần ngạo mạn, coi khinh thế tục miệt thị phú quí. Bài thơ lấy cái thế cuồng phóng, dùng những câu dài làm kinh động lòng người, hát lên những lời cảm khái sâu xa.

Quân bất kiến Hoàng hà chỉ thủy thiên thượng lai

Bôn luu đáo hải bất phục hồi

Hựu bất kiến cao đường minh kính bi bạch phát

Triêu như thanh ti mộ như tuyết

Nhân sinh đắc ý tu tận hoan

Mạc sử kim tôn không đối nguyệt

Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng

Thiên kim tán tận hoàn phục lai

Phanh dương tể ngưu thả vi lạc

Hội tu nhất ẩm tam bách bôi…..

(Nào kèo rượu)

Đối với Lý Bạch lúc bấy giờ, rượu là thức uống đã phá tan bớt đi những muộn phiền, những lo âu trong tâm hồn hào phóng, lãng mạn của một “trích tiên”. Rượu đã làm cho thi nhân thêm say thêm sảng khoái, nhưng sầu lại càng sầu. Đó là cái sầu của thời đại.

ly-bach-uong-ruou-lam-tho

Lý Bạc uống rượu dưới trăng và làm thơ

Rượu cũng là một trong những đề tài mà Lý Bạch cũng như những nghệ sĩ mượn nó để giãi bày tâm sự, tình cảm của mình. Ta có thể dễ dàng bắt gặp cái ngạo nghễ, tư tưởng cao ngạo của Lý Bạch cùng với rượu giãi bày tâm sự của mình. Có thể nói thi và tửu như đôi chim liền cánh, như cây liền cành. Rượu không thơ thì rượu vô vị, nhạt nhẽo, thơ không rượu thì thơ vô tình, tẻ ngắt. Thi nhân gặp những điều phiền muộn đã muốn lẫn trốn vào rượu, từ đó men rượu đã tác động cho hồn thơ nảy sinh, bộc phát, cuồn cuộn tuôn trào và khơi nguồn cho người thơ giãi bày tâm sự u buồn, thầm kín, chất chứa trong lòng người đã lâu.

“Hoa gian nhất hồ tửu

Độc chước vô tương thân

Cử bôi yêu minh nguyệt

Đối ảnh thành tam nhân

Nguyệt ký bất giải ẩm

Ảnh đồ tùy ngã thân

Tạm bạn nguyệt tương ảnh

Hành lạc tu cập xuân

Ngã ca nguyệt bồi hồi

Ngã vũ nguyệt linh loạn

Tỉnh thời đồng giao hoan

Túy hậu các phân tán

Vĩnh kết vô tình du

Tương kỳ mạc Vân Hán.”

(Uống rượu dưới trăng)

Cùng hơi men nồng chuếnh choáng, với bản lĩnh ngông ấy, dưới trời cao thăm thẳm với vầng trăng làm bạn thì Lý Bạch chuốc lấy nỗi buồn lo quá đỗi, xem thường đời, xem nhẹ công danh phú quí, chỉ muốn say vào cái thú tiêu dao tự tại, cùng rượu làm bạn với tự nhiên trong cuộc vui vầy trăng sao, hoa cỏ.

ruou-la-nguon-cam-hung-cua-Ly-Bach

Rượu là nơi khơi nguồn cảm hứng trong thi ca của Lý Bạch

Thi cùng với tửu đã góp phần cho ta thấy rõ tư tưởng của Lý Bạch, đưa tới đặc điểm riêng biệt của ông. Trong những lúc say, ông đã cho ra đời những vần thơ tuyệt vời, bằng cảm hứng lãng mạn, tài năng của một thi sĩ đầy hoài bão, lý tưởng lớn lao. Đó là thi sĩ của thời đại. Chất men nồng của rượu thấm vào da thịt theo dòng máu lưu thông đi vào trí não, đã sinh ra luồng tư tưởng quyện vào hồn chữ ý thơ, tạo ra những dòng thơ vô cùng bay bổng và phóng khoáng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét