Bài đăng

KIẾP GIANG HỒ 33

Hình ảnh
(ĐC sưu tầm trên NET) Cuộc đấu súng, tiêu diệt băng cướp khét tiếng ở ngã ba 'tử thần' Thấy tài xế không chịu dừng xe theo lệnh, Thắng rút súng bắn vào xe làm hai người thiệt mạng, 5 hành khách bị thương. 24 năm đã trôi qua, chuyên án triệt phá nhóm cướp khét tiếng do Đỗ Cao Thắng cầm đầu vẫn lưu giữ trong trí nhớ của nhiều công an tỉnh Lạng Sơn. Theo Công an tỉnh Lạng Sơn, năm 1991 và 1992 ở ngã ba Đình Lập, còn gọi là ngã ba “tử thần”, thuộc huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn - nơi có thể sang Tiên Yên (Quảng Ninh) hay về Lục Ngạn (Bắc Giang) hoặc lên cửa khẩu Bắc Chắ, sang Trung Quốc, xảy ra hàng chục vụ cướp dùng vũ khí chặn đường xe khách “xin” tiền, tài sản. Một trong những băng cướp liều mạng và tàn bạo nhất bị tiêu diệt ngày đó là băng cướp do Đỗ Cao Thắng (50 tuổi) cầm đầu. Tên này đã nhiều lần bị bắt về các tội Trộm cắp, Cố ý gây thương tích nhưng đều trốn trại và ngày càng nguy hiểm hơn khi luôn có súng bên người. Chưa học hết lớp 6, Thắng đã bỏ...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 118

Hình ảnh
(ĐC sưu tầm trên NET) Bình thường và bất thường Phần trả lời của đại diện Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội với báo giới ngày 29-9 về chuyện “cả họ làm quan” ở huyện Mỹ Đức chưa thật sự thuyết phục. Theo ông Đào Đức Toàn - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội - sau khi báo chí phản ánh, Thành ủy Hà Nội đã lập đoàn công tác về làm việc với huyện Mỹ Đức và “qua kiểm tra thì thấy các quy trình bổ nhiệm đều chặt chẽ, đúng quy định; cán bộ đều đủ tiêu chuẩn (…), đối chiếu lại các quy định thì huyện Mỹ Đức không vi phạm”. Đặc biệt, ông Toàn cho rằng “ở huyện Mỹ Đức có gần 10 người quan hệ họ hàng (cùng tham gia bộ máy lãnh đạo - NV) có thể nói là rất ngẫu nhiên” (!). Vấn đề là “đúng quy trình” mà sao lại có dư luận không tốt? Ấy là bởi có dấu hiệu gia đình trị ở đó. Một khi đã chủ ý “cài cắm” thì làm đúng quy trình có gì khó! Phải nói rằng việc có khoảng 10 người cùng quan hệ họ hàng tham gia bộ máy lãnh đạo huyện là rất bất thường chứ không thể cho là “...

SÂU THẲM TÌNH QUÊ 3

Hình ảnh
(ĐC sưu tầm trên NET) Cho tôi về với quê hương Quê mẹ lúc nào cũng in dấu trong tôi với biết bao kỷ niệm thân thương. Dù tôi đã bị cuốn đi với cuộc sống tấp nập, đô hội nơi thị thành, nhưng quê hương luôn thường trực trong trái tim tôi như một tiềm thức mãnh liệt. Tôi - một người con đã rời xa quê hương 13 năm tròn. Trong suốt 13 năm ấy, cuộc sống đã xô tôi đi với học tập, làm việc để mưu sinh. Mọi năm, tôi chỉ được một lần về thăm quê vào dịp Tết. Quê tôi là một thôn nhỏ yên bình, nghèo đói, nơi người dân quanh năm chỉ biết “bán mặt cho đất - bán lưng cho trời”, cuộc sống gói gọn trong lũy tre làng, tuy nghèo khổ mà vẫn ấm áp tình người. Tôi vẫn thân thương gọi là quê mẹ. Đó là mảnh đất mà tôi đã sinh ra và lớn lên với biết bao kỷ niệm buồn vui. Là nơi tôi đã mấy lần chết hụt vì tập bơi dưới con sông có bến đò mang tên Ông Bổng - người đàn ông ngày ngày chở đò đưa khách qua sông. Con sông thân thương ấy đã mang nguồn phù sa tươi tốt, bồi đắp cho quê t...