Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2024

THÁC ĐỔ

 

 
ĐÊM THẤY TA LÀ THÁC ĐỔ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL


THÁC ĐỔ  
 
Ngày xưa nơi đây núi cao rừng thẳm
Tiếng thác ầm ầm vang vọng ngày đêm!
Trời đất chung tình khơi nguồn sâu thẳm
Hiển hiện đầu non thác đổ thâm trầm!
 
Một dòng buồn vui ào ào xối xả 
Rừng núi tưng bừng bọt trào trắng xóa
Người kiểm lâm ca hát vang lừng
Đàn voi về tắm suối tình thương!
 
Một ngày kia cây bị đốn ngổn ngang
Lâm tặc xúm lôi về xuôi xềnh xệch
Rừng cổ thụ thành hoang tàn, khánh kiệt
Muông thú bơ vơ, phiêu dạt hết rồi!
 
Đàn voi lang thang, lưu lạc khắp nơi
Bầy khỉ tha phương hú hét long trời  
Còn đâu rền vang linh thiêng tiếng thác
Suối cũng cạn khô, sỏi đá lấp vùi
 
Núi non đã chết, đại ngàn tả tơi 
Thác cũng chết theo oán hận con người
Từ nay không còn bóng hình thác đổ
Chỉ còn mưa dồn lũ quét mà thôi! 
 
Trần Hạnh Thu 


 
DU MỤC (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL

Rừng suy giảm, báo động lối sống của con người với thiên nhiên

Thứ tư, 13/09/2023 15:57
(ĐCSVN)- Năm 2021, cả nước trồng được 277.830ha rừng, tỷ lệ che phủ rừng đạt 42,02%, tăng 0,01%, tương ứng tăng khoảng 3.300ha, so với năm 2020. Tuy nhiên bên cạnh đó là các hoạt động phá rừng, canh tác, xây dựng, du lịch, đã khiến các quần thể động vật hoang dã giảm mạnh, đẩy thiên nhiên vào tình trạng ‘rơi tự do’, rất khó để cân bằng lại.
Hậu quả của nạn chặt phá rừng ngày càng nghiêm trong.
Diện tích rừng ngày càng giảm 
  
Theo kế hoạch đề ra, từ năm 2022-2025, cả nước trồng bình quân 204,5 triệu cây/năm. Ngoài ra, cả nước thu được 3.115 tỷ đồng từ dịch vụ môi trường rừng, đạt 111% kế hoạch thu năm và tăng 20% so với năm 2020.

Những năm gần đây, diện tích rừng tự nhiên ở Việt Nam ngày càng giảm nhanh, chất lượng rừng suy thoái nặng nề. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, diện tích rừng bị thiệt hại ước hơn 22.800ha, trong đó, rừng bị cháy khoảng 13.700ha, còn lại do bị chặt phá trái phép. Bình quân mỗi năm nước ta suy giảm khoảng 2.500ha rừng

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2021, cả nước phát hiện 2.653 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ rừng, giảm 13% so với năm 2020. Diện tích rừng bị thiệt hại là 1.229ha, tăng 527ha. Qua đây cho thấy, diện tích rừng bị thiệt hại đã có giảm so với những năm trước đây nhưng mỗi năm vẫn có hàng nghìn hecta biến mất.

Khu vực Tây Nguyên vẫn là trọng điểm phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển, chế biến lâm sản trái pháp luật.

Theo kết quả công bố hiện trạng rừng năm 2019, tổng diện tích có rừng của khu vực này là gần 2,6 triệu hecta, chiếm 17,5% diện tích có rừng cả nước. Tỷ lệ che phủ rừng đạt hơn 45,9%. Trong năm 2019 và 5 tháng đầu năm 2020, các tỉnh Tây Nguyên đã phát hiện 4.863 vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, tịch thu 9.898m3 gỗ các loại.

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu cũng đang tác động, làm mất một diện tích rừng rất lớn do bị cháy, sạt lở rừng ven biển. Chỉ riêng ở Cà Mau 10 năm qua đã mất gần 5.000ha rừng phòng hộ ven biển. Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Cà Mau, giai đoạn 2011-2020, tỉnh này mất khoảng 4.950ha rừng ven biển. 

Việt Nam hiện có khoảng 200.000ha rừng ngập mặn, đứng tốp đầu trong các quốc gia có diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế giới. Tuy nhiên, diện tích rừng ngập mặn trong nước đang có nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng do thu hẹp về diện tích vì tình trạng khai thác, chặt phá rừng vẫn còn diễn ra. Ngoài ra, những cơn gió, bão, sóng biển cũng là nguyên nhân làm thu hẹp diện tích rừng ngập mặn. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến rừng ngập mặn.

Theo kế hoạch đề ra, từ năm 2022-2025, cả nước trồng bình quân 204,5 triệu cây/năm, trong đó, cây xanh phân tán 142,5 triệu cây, tăng 1,8 lần so với năm 2020. Quyết định số 524/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 1/4/2021 đã chỉ rõ, đến hết năm 2025, cả nước trồng 1 tỷ cây xanh, nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển bền vững của đất nước.

Trên cơ sở huy động tối đa các nguồn lực xã hội; ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại. Nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học và năng lực phòng hộ của rừng; tỷ lệ che phủ rừng được duy trì ổn định ở mức 42%. Ngành lâm nghiệp định hướng đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó chủ động và hiệu quả với biến đổi khí hậu, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, cung cấp đa dạng các dịch vụ hệ sinh thái rừng.

Đây là tiền đề để ngành lâm nghiệp góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân nông thôn miền núi, dân tộc thiểu số, giữ vững quốc phòng, an ninh và thực hiện thành công các mục tiêu quốc gia về phát triển bền vững.

Sự suy giảm đa dạng sinh vật ở Việt Nam

Có thể thấy các hoạt động phá rừng, canh tác, xây dựng, du lịch, đã khiến các quần thể động vật hoang dã giảm mạnh, đẩy thiên nhiên vào tình trạng ‘rơi tự do’, rất khó để cân bằng lại. Mà trực tiếp là kéo theo sự mất mát và sự suy giảm đa dạng sinh vật ở Việt Nam. Và qua thực tế có thể thấy 4 nhóm nguyên nhân cơ bản sau: 

- Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh cư. Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh cư có thể do các hoạt động của con người như sự chặt phá rừng (kể cả rừng ngập mặn), đốt rừng làm rẫy, chuyển đổi đất sử dụng, khai thác huỷ diệt thuỷ sản..., các yếu tố tự nhiên như động đất, cháy rừng tự nhiên, bão, lốc, dịch bệnh, sâu bệnh. 

- Sự khai thác quá mức. Do áp lực tăng dân số, sự nghèo khổ đã thúc đẩy sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật và làm giảm ĐDSH. Đáng kể là tài nguyên thuỷ sản ven bờ bị suy kiệt nhanh chóng. Mặt khác, một số phương thức khai thác có tính huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản như nổ mìn, hoá chất đang được sử dụng, đặc biệt các vùng ven biển. 

- Ô nhiễm môi trường. Một số HST ĐNN bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp, chất thải từ khai khoáng, phân bón trong nông nghiệp, thậm chí chất thải đô thị. Trong đó đáng lưu ý là tình trạng ô nhiễm dầu đang diễn ra tại các vùng nước cửa sông ven bờ, nơi có hoạt động tầu thuyền lớn. 

- Ô nhiễm sinh học. Sự nhập các loài ngoại lai không kiểm soát được, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp qua sự cạnh tranh, sự ăn mồi hoặc gián tiếp qua ký sinh trùng, xói mòn nguồn gen bản địa và thay đổi nơi sinh cư với các loài bản địa. 

*Nguyên nhân trực tiếp 

- Khai thác gỗ: Trong giai đoạn từ 1986-1991, các lâm trường quốc doanh đã khai thác trung bình 3,5 triệu mét khối gỗ mỗi năm. Thêm vào đó, khoảng 1-2 triệu m3 gỗ được khai thác ngoài kế hoạch. Số gỗ này nếu qui ra diện tích thì mỗi năm bị mất đi khoảng 80.000 ha rừng. Ngoài ra,, nạn chặt gỗ trái phép thường xảy ra ở khắp nơi, kể cả ở trong các khu rừng bảo vệ. Hậu quả là rừng có chất lượng bị cạn kiệt nhanh chóng. 

- Khai thác củi: Theo thống kê, trong phạm vi toàn quốc, hàng năm một lượng củi khoảng 21 triệu tấn được khai thác từ rừng phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong gia đình. Lượng củi này nhiều gấp 6 lần lượng gỗ xuất khẩu hàng năm (Phạm Bình Quyền và nnk, 1999). 

Như vậy, có thể thấy sự khai thác gỗ, củi mà không có kế hoạch trồng mới bù đắp cả về số lượng diện tích cũng như chất lượng rừng với tính chất rừng nhiệt đới nhiều tầng thì diện tích rừng bị suy giảm không chỉ về diện tích mà còn bị suy thoái về chất lượng. Đây là nguyên nhân cơ bản tác động tới ĐDSH, đặc biệt với quần xã động vật có xương sống hoang dã ở các sinh cảnh rừng. 

* Nguyên nhân chính của hiện tượng suy giảm động vật là do sự tăng trưởng dân số và nhu cầu ngày càng tăng của con người. Sự gia tăng dân số, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu cũng là những nguyên nhân gián tiếp khiến cho động vật hoang dã bị suy giảm. Sự suy giảm số lượng cá thể ở các loài động vật hoang dã có tác động không nhỏ của việc xâm lấn môi trường sống, tận thu đất nông nghiệp, nạn đánh bắt cá, hoạt động khai thác mỏ và nhiều tác động khác của con người.

Mặt khác, quần thể động vật cũng chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, ô nhiễm và khai thác tài nguyên quá mức. Do hoạt động khai thác quá mức của con người và do biến đổi khí hậu. Hoạt động của con người đã phá hoại nghiêm trọng các đại dương. Con người đánh bắt cá mà không kịp cho chúng sinh sản cũng như phá hủy nơi sinh sản của chúng. Nhiều động vật đã bị suy giảm, mất mát về số lượng do nơi sinh sống bị phá hủy mà nguyên nhân chủ yếu do các hoạt động của con người như: phá rừng, xây dựng các công trình thủy điện, đốt rừng lấy đất canh tác.

Động vật bị khai thác quá mức, như săn bắn thú phục vụ cho con người. Không chỉ tàn phá về môi trường sống mà nạn săn bắt trộm cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng động vật hoang dã. Sự thay đổi trong thành phần hệ sinh thái như khi có một loài bị suy giảm hoặc tuyệt chủng sẽ dẫn đến sự suy giảm của những loài dùng loài đó làm thức ăn. Sự xâm hại của các loài ngoại lai có thể phá vỡ cân bằng sinh thái và làm suy giảm quần thể động vật bản địa.

Nếu những hành vi xâm phạm nghiêm trọng vào giới tự nhiên không được kiềm hãm hoặc chấm dứt thì không chỉ mất đi những loài sinh vật hoang dã mà chính con người cũng sẽ đối mặt tới nguy cơ diệt vong vì đa dạng sinh học trên thế giới không còn trong vòng "giới hạn an toàn" nên có khả năng đe dọa đến sự tồn tại của con người. Các loài động thực vật đang giảm nhanh đến nỗi mất đa dạng sinh học trên thế giới không còn trong vòng "giới hạn an toàn". Giới hạn an toàn được cho là sự giảm 10% độ phong phú các loài so với số lượng ban đầu trước khi con người chiếm cứ mặt đất. Tuy nhiên một số tin rằng tỉ lệ giảm 70% vẫn nằm ở vùng an toàn, dù như vậy, sự phong phú của loài giảm xuống đến 88% một khi có loài mới trong hệ.

Theo Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), nếu như năm 1996 mới chỉ có 25 loài động vật của Việt Nam ở mức nguy cấp (EN) thì đến 2021, có khoảng 513 loài động vật và 290 loài thực vật của Việt Nam ghi trong Danh lục Đỏ IUCN (2021). Trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007, tổng số các loài động-thực vật hoang dã trong thiên nhiên đang bị de dọa là 882 loài (418 loài động vật và 464 loài thực vật), trong đó có tới 8 loài động vật được xem đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên tại Việt Nam, cụ thể là: tê giác hai sừng, bò xám, heo vòi, cầy rái cá, cá chép gốc, cá lợ thân thấp, hươu sao, cá sấu hoa cà. Đặc biệt, năm 2011, phân loài tê giác Việt Nam (Rhinoceros sondaicus annamiticus) đã chính thức bị tuyệt chủng ở Việt Nam. Trong hệ thực vật, loài lan hài Việt Nam đã tuyệt chủng ngoài thiên nhiên. Nhiều loài thực vật trước đây chỉ ở mức sắp nguy cấp thì nay bị xếp ở mức rất nguy cấp như hoàng đàn, bách vàng, sâm vũ diệp, tam thất hoang...

Mất rừng, sinh cảnh bị suy thoái và nạn săn bẫy do nhu cầu tiêu thụ và buôn bán bất hợp pháp các loài hoang dã đã khiến nhiều loài linh trưởng của khu vực Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng đang trên bờ tuyệt chủng. Một phần tư các loài này nằm trong danh sách các loài Cực kỳ Nguy cấp trong Sách Đỏ Thế giới IUCN và một nửa trong số chúng thuộc danh sách các loài Nguy cấp. Việt Nam có tới 5 loài linh trưởng đặc hữu, thế nhưng chúng đều nằm trong danh sách 25 loài linh trưởng Cực kỳ Nguy cấp trên toàn cầu. Theo Danh lục Đỏ IUCN 2019, nguy cơ tuyệt chủng đã gia tăng đối với một phần tư loài, so với đánh giá năm 2008. Nguy cơ tuyệt chủng của những loài còn lại cũng không giảm đi.

5 hành động chính mà con người đang làm khiến suy giảm đa dạng sinh học:

- Biến rừng, đồng cỏ và các khu vực khác thành nông trại, thành phố và các dự án phát triển khác. Môi trường sống mất đi khiến thực vật và động vật gặp nguy hiểm. Khoảng 3/4 diện tích đất, 2/3 đại dương và 85% vùng đất ngập nước quan trọng của Trái đất đã bị biến đổi hoặc suy giảm nghiêm trọng, khiến các loài sinh vật khó tồn tại hơn.

- Đánh bắt quá mức trên các đại dương thế giới. 1/3 trữ lượng cá trên thế giới bị đánh bắt quá mức.

- Gia tăng biến đổi khí hậu từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch làm cho gần một nửa số loài động vật có vú trên cạn trên thế giới - không bao gồm dơi - và gần 1/4 số loài chim bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự nóng lên toàn cầu.

- Ô nhiễm đất và nước. Hàng năm, 300 đến 400 triệu tấn kim loại nặng, dung môi và bùn thải độc hại được đổ xuống các vùng biển trên thế giới.

- Gia tăng các loài xâm lấn lấn át thực vật và động vật bản địa. Số lượng các loài ngoại lai xâm hại trên mỗi quốc gia đã tăng 70% kể từ năm 1970.

---------------------

Tài liệu tham khảo:

VM (TH)
Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/166

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 online cập nhật ngày 16/5: Bắt đối tượng mua bán trái phép 12 nghìn viên ma tuý tổng hợp
 
Tin quốc tế 16/5: Nga san phẳng Vovchansk, Ukraine lệnh sơ tán sớm phút nào tốt phút đấy
 
Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 16-5-2024
 
Rừng Xưa Đã Khép (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly

Bà Bùi Thị Minh Hoài được bầu vào Bộ Chính trị

 

 

Xem tiếp...

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2024

KHUYÊN MÌNH

KHUYÊN MÌNH

Sống là cố gắng vươn lên
Nhưng mà phải nhớ kiếp mình trăm năm
Để canh chừng mực tham lam
Biết đâu là đủ, vừa lòng tổ tiên

Sống là bỏ dữ tìm hiền
Né người chưa tỉnh, trách mình còn mê
Theo thời, hợp thế, giữ lề
Hòa vui chúng bạn, trọn bề trước sau
 
Sống là biết ngẩng cao đầu
Bình tâm trước những dãi dầu, nắng mưa
Trường đời có thắng,có thua
Bỏ công, gắng sức chỉ lo sống còn
Gìn giữ thanh sạch tâm hồn
Nêu cao nhân ái, dốc lòng vị nhân

Trần Hạnh Thu

Heartbreaker - Bee Gees (Piano Cover by Emily Linge)


Lời Việt

Cô gái, em chẳng thể hiểu thấu cảm xúc nơi tôi
Kể từ khi em cất bước ra đi
Liệu rằng em sẽ nhấc máy
Nếu hôm nay em có được bản thân mình
Em nói em chẳng hề muốn chuyện trò nhưng cũng được thôi
Cả ngày dài tâm trí tôi cứ quanh quẩn mãi bóng hình em
Mong rằng em sẽ bắt máy
Và tôi biết rằng mình không muốn
Tình yêu em vượt khỏi tầm tay mình em hỡi, em hỡi
Ôi tôi đã tìm được một chốn bí mật dành cho đôi ta
Bởi tôi thực sự muốn ở một mình
Và em yêu hỡi, thế gian này sẽ chẳng bao giờ biết điều đó
Hãy bí mật gặp tôi ở nơi đó

Đừng nói rằng tôi chỉ là kẻ đa tình phong lưu
Bởi vì em à, trái tim tôi đang vụn vỡ
Đừng nói rằng tôi chỉ là kẻ lãng tử đào hoa
Vì giờ đây trái tim tôi đang tan nát

Em à
Em thấy bóng dáng tôi nơi đây, tại nơi đây, chôn chân dưới màn mưa xối xả
Em hỡi, liệu em có thể ở lại đây
Và không bao giờ rời đi
Em nói em chẳng hề muốn chuyện trò nhưng cũng được thôi
Bởi vì cả ngày dài tâm trí tôi cứ quanh quẩn mãi bóng hình em
Hy vọng sẽ được nghe tiếng em trong điện thoại
Và tôi không muốn đánh mất tình yêu đáng quý của em
Em à, tôi đã tìm được một nơi bí mật dành riêng cho đôi ta
Một nơi mà chỉ có riêng đôi ta mà thôi
Bởi tôi thực sự muốn ở một mình
Và em à sẽ chẳng ai biết được
Hãy bí mật gặp tôi ở nơi đó

Đừng nói rằng tôi chỉ là kẻ đa tình phong lưu
Bởi vì em à, trái tim tôi đang vụn vỡ
Đừng nói rằng tôi chỉ là kẻ lãng tử đào hoa
Vì giờ đây trái tim tôi đang tan nát

Những lời tôi nói đây, hy vọng sẽ làm em hiểu
Dẫu tôi chẳng thể hoàn hảo tôi vẫn khát khao trở thành người đàn ông của đời em
Tôi biết chẳng dễ dàng gì để chúng ta trò chuyện khi mọi người vẫn còn xung quanh,
Bài hát này là món quà riêng,cho tôi và em
Và tôi muốn cho em biết rằng tôi vẫn yêu em
Và tôi biết mùa có thể thay đổi
Tình yêu cũng có khi từ đẫm mưa buồn đến nhuộm nắng ấm áp
Nhưng tôi đang đứng dưới chiếc ô và gọi tên em
Và em biết rằng tôi không muốn mất em
Tôi vẫn tin rằng
Mãi đặt niềm tin vào tình yêu
Giữ vững niềm tin vào đôi ta
Mong rằng em có được niềm tin vào chuyện tình mình
Giống như niềm tin của tôi
Điều em chưa thấy là điều em không thể thấy thôi
Tôi không muốn chợp mắt, tôi muốn trò chuyện với em
Và nếu tôi có cả thế giới trong tay, tôi sẽ trao trọn cho em
Tôi muốn biết rằng, em có cảm giác giống tôi không
Tôi muốn biết phải chăng tâm hồn em cũng xao xuyến như tôi
Em dặn tôi hãy trân trọng với trái tim mong manh của em
Em bảo tôi hãy dịu dàng với trái tim em
Ân cần với trái tim em

 

Xem tiếp...

ĐẮNG HƠN

 

 
Thói đời

CapCut_4 ảnh giọt cà phê đắng

ĐẮNG HƠN    Cà phê đắng muốn đắng hơn Cho thêm mấy quả bồ hòn quấy lên! Quấy rồi em uống thử xem Đắng hơn cái đắng của hồn cô liêu! 

Tối, cô đơn giữa quán Chiều  Kêu một ly đắng cho nhiều đắng hơn  Có thêm mấy quả bồ hòn Quậy lên nhấm nháp đắng lên tâm hồn?

Thì ra, trên đỉnh nỗi buồn  Mới hay vị đắng, muôn phần đắng hơn Ly đắng với mấy bồ hòn Xem ra vẫn ngọt so cơn thất tình

Tối nay ra quán lặng thinh Kêu ly thật đắng thấy mình ngọt ngay! Tìm đâu cho đủ đắng đây? Phá tan sầu muộn tháng ngày em buông!

Trần Hạnh Thu 

 
 
Cà Phê Đắng Và Mưa

Hình ảnh ly cafe phê đẹp buổi sáng làm avatar ảnh bìa

  • Đối với nhiều người thì 1 ly cafe buổi sáng hoặc uống coffee trong khi làm việc là 1 điều không thể thiếu giúp tinh thần sảng khoái và tập trung làm việc được hiệu quả hơn.

Nếu bạn là 1 fan của cà phê thì có thể dùng những hình ảnh ly cafe dưới đây để làm avatar facebook, yahoo, skype, ảnh bìa facebook để tạo phong cách riêng cho mình.

Ly cafe với hình mèo kitty

cafe-kitty.jpg

Ly cafe đắng

ly-ca-phe-dang-1.jpg

Ly cafe đen

ly-ca-phe-dang-2.jpg

Cafe hình trái tim tình yêu

ly-ca-phe-dang-3.jpg




ly-ca-phe-tinh-yeu-1.jpg

Ly ca phê hình trái tim

ly-ca-phe-tinh-yeu-2.jpg




ly-ca-phe-tinh-yeu-3.jpg

Tạo hình ngộ nghĩnh

ly-ca-phe-tinh-yeu-4.jpg

Cặp ly cafe

ly-ca-phe-tinh-yeu-5.jpg




ly-ca-phe-tinh-yeu-6.jpg

Khói ly cafe hình trái tim

ly-ca-phe-tinh-yeu-7.jpg

I love you xếp hình

ly-ca-phe-tinh-yeu-8.jpg




ly-ca-phe-tinh-yeu-10.jpg

Trái tim đôi được tạo hình từ ly cafe

ly-ca-phe-tinh-yeu-11.jpg

Dải ngân hà

ly-cafe-1.jpg

Ly cafe buổi sáng

 

Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/165

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 online cập nhật ngày15/5 Bí thư Đảng ủy xã Cửa Dương đầu thú, khai nhận hối lộ 2 tỷ đồng
 
🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 15/5 | Kharkiv ác liệt từng giờ; Ukraine cắt điện khẩn cấp cả nước
 
Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin trưa ngày 15-5-2024
 
GIA TÀI CỦA MẸ (Sáng tác Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY

Video khoảnh khắc Thủ tướng Slovakia Robert Fico bị trúng đạn

Ông Lawrence Wong tuyên thệ nhậm chức thủ tướng Singapore

Chiến sự Nga-Ukraine 15-5: Kharkiv ác liệt từng giờ; Ukraine cắt điện khẩn cấp nhiều giờ cả nước

Ukraine thúc giục Mỹ bỏ lệnh cấm sử dụng vũ khí để tấn công lãnh thổ Nga

 

Xem tiếp...

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2024

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/164

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 online cập nhật ngày 14/5:Tăng cường thanh tra sau vụ sập hầm lò làm 3 công nhân tử vong
 
🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 15/5 | Mất Ocheretine, phòng tuyến Ukraine sụp đổ liên hoàn
 
Tin tức Thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng 14-5-2024
 
Trung Quốc gặp Hamas. Trung Đông sẽ Không Bao Giờ Hồi Phục được Như Xưa| Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
 
RU ĐỜI ĐI NHÉ (Sáng tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY | OFFICIAL

Chiến sự Nga-Ukraine 14-5: Nga siết vòng vây Kharkiv; Ukraine thương vong lớn ở Donetsk

Lời khai bất ngờ của cô giáo hành hung bé gái 8 tuổi giữa đường

Hà Nội đề xuất không sắp xếp lại quận Hoàn Kiếm do yếu tố đặc thù

Thủ tướng kỷ luật Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội

Hé lộ lý do trung tướng quân đội Nga bị bắt

Khởi tố đối tượng chém lìa tay người đàn ông ở Hưng Yên

Điện Kremlin phản ứng về việc Mỹ cấm nhập khẩu urani của Nga

Tai nạn sập lò, 3 người tử vong: Công nhân kể thời khắc thoát nạn dưới hầm sâu

Vụ 11 học sinh ăn 2 gói mì tôm chan cơm: Hiệu trưởng bị khai trừ ra khỏi Đảng

Ông Lê Thanh Hải: Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật, tiếp theo là gì?

Thủ đoạn khó ngờ để chiếm đoạt tài sản của 700 người làm từ thiện

Bắc Ninh: Tìm thấy thi thể 2 nữ sinh lớp 9 nhảy cầu Kinh Dương Vương

Vụ sập tường khiến 3 cháu bé tử vong ở Hà Nội: Nghẹn ngào ký ức cuối về con gái

Khởi tố 5 cầu thủ CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh tổ chức sử dụng ma túy

Từ vụ Tổng giám đốc nghi trầm cảm giết vợ con: Bi kịch của đàn ông trầm cảm cố giữ mác thành đạt, mạnh mẽ

Vụ nữ bác sĩ bị tấm kính rơi vào người: Người cha chỉ mong phép màu đến với con gái

 

Xem tiếp...