Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2013

HÒN PHỤ- TỬ Ở KIÊN GIANG

Hình ảnh
Nghe tin sét đánh buốt ê đầu Hòn tình Phụ- Tử chẳng còn đâu Một cuộc sóng dồn làm Phụ đổ Trơ trọi từ nay, Tử dãi sầu!... Xưa kia ở đó có thuồng luồng Phụ quyên thân Phụ cứu ngư dân Tử ôm Nghĩa Phụ, thành Hiếu Tử Tạc vào trời đất khối kỳ gương. Một lời thành kính, tỏ phân ưu Thương cho danh thắng, tiếc ngày sau Trong chốn luân hồi, thôi đành vậy Đời người kiếp đá khác gì nhau?!                                Trần Hạnh Thu                                          

MÓN QUÀ TẦM THƯỜNG

  Trong một buổi đãi tiệc, một bà quí tộc giàu có nói với Hainơ (Heinrich Heine, 1791-1856, nhà thơ nổi tiếng người Đức):   - Thưa nhà thơ trữ tình của thời đại, tôi xin quì dưới chân ngài và xin hiến dâng ngài tất cả suy nghĩ, tấm lòng và trái tim tôi...    Nhà thơ đáp lại:   - Vâng, tôi xin đón nhận! Ai lại nỡ từ chối một món quà tầm thường như vậy.                                                                                                       ...

TU...HÚ

Đến ngày, ra tiệm cơm chay Kêu tô phở béo, thêm hai đùi gà* Nhai nam mô, thỏa bụng xà** Nhâm nhi phật pháp, say mờ rượu tây Thèm rượu thịt, đừng ăn chay! Chịu lạt nhớ mặn: đọa đày cái tôi Rồi lừa phỉnh mắt, mũi, môi Uốn lưỡi ba tấc dấu đời hai mang... Trước nay nguyện thiện, khai tâm Dễ gì cai miệng mà thành lòng tu?!                                 Trần Hạnh Thu Chú thích: *Những món ăn "đố tục, giảng thanh" !                  ** "Miệng nam mô, bụng bồ dao găm" (thành ngữ}

NÓI NHẢM

Anh về vui kiếp đói nghèo Em đi buồn phận nhà giàu chiều nuông Anh cười nước mắt rưng rưng Khóc lên khóc xuống em...mừng xa anh! Gần bùn sen có hôi tanh? Xa bùn sen có thơm thành...hoa sen?                                Trần Hanh Thu

Cùng độc giả

(ĐC sưu tầm trên NET) Nghĩ về quan niệm "Trong thơ nên có thép" của Bác Hồ Đăng lúc: Thứ ba - 27/12/2011 14:44 Trong tập thơ Nhật ký trong tù của Bác Hồ, bài Khán “Thiên gia thi” hữu cảm (dịch là Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi” nằm ở gần cuối. Đây là một bài thơ đặc biệt. Nó đặc biệt ở chỗ, chỉ với bốn dòng tứ tuyệt, Bác không nói chuyện trong tù như nhiều bài khác mà lại nêu rất rõ quan niệm của Bác về thơ ca. Nguyên văn:    KHÁN “THIÊN GIA THI” HỮU CẢM    Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ    Sơn, thủy, yên, hoa, tuyết, nguyệt, phong    Hiện đại thi trung ưng hữu thiết    Thi gia dã yếu hội xung phong. Dịch:    CẢM TƯỞNG ÐỌC “THIÊN GIA THI”    Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp    Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông    Nay ở trong thơ nên có thép    Nhà thơ cũng phải biết xung phong.            ...

TỰ DO

"Hiểu biết thật sự là hiểu biết có thể đưa ta tới tự do"                                                Châm ngôn Ấn Độ "Hãy sống và hãy để cho người khác sống với!"                                                S. Radhakrishnan Anh và em Hai đời tuổi trẻ Tự do yêu nhau Ràng buộc vào hôn lễ Mơ hạnh phúc ngày sau... Cau trầu thắm quyện chưa lâu Bức bối nảy sinh, nhức đau bó buộc Đành đến ly hôn, cởi bỏ duyên tơ lệ thuộc Lại trả nhau về hai nẻo tự do! Ôi con sông nào không có hai bờ Nhịp cầu, con đò nối liền thân p...

"VƯỢT LÊN CHÍNH MÌNH"

(Một trong vài chương trình "thương" nhất trên TV Việt Nam) "Vượt lên chính mình" thật là hay! Cuộc vui từ thiện khéo lắm thay Kẻ trao người nhận đều xứng cả Ân tình ngào ngạt, gió tung bay Khá khen ai đó giỏi đãi bày Đẩy đưa khốn khổ gặp vận may Cho lệ ứa chan hòa nhân ái Lã chã gieo ươm khắp đất này!                                         Trần Hạnh Thu

ĐÔNG LA: BÊN THẮNG CUỘC: “THÂM CUNG BÍ SỬ” HAY CÁI NHÌN TĂM TỐI CỦA HUY ĐỨC?

ĐÔNG LA: BÊN THẮNG CUỘC: “THÂM CUNG BÍ SỬ” HAY CÁI NHÌN TĂM TỐI CỦA HUY ĐỨC?

XIN LUÂN HỒI

Đã từng nghe đâu đó cõi Niết Bàn Nơi thường trú những linh hồn siêu thoát Thản nhưng không, vô tư cười tịnh mặc Lặng như tờ, tỉnh thức với vĩnh hằng Lỡ sa đà, duyên se đã lỡ làng Quen mơ rồi, sợ xích xiềng uyên bác Mùi khổ hạnh đã ghiền trong thân xác Nên loay hoay, tha thiết bước đường trần Trót đã si tình ôm gió hôn trăng Thương nhớ lắm nếu tôi không trở lại. Xin luân hồi để buồn-vui mãi mãi Cực Lạc sao đành phụ bạc Thú Đau Thương?!                                                  Trần Hạnh Thu

THƠ VỀ ĐĨ ĐIẾM

Hình ảnh
  1- MẠT HẠNG              Con ơi nhớ lấy câu này            Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.                                                       Ca dao Mãi lộ hầu nịnh các quan Tiệc xong nổi hứng trong quần thèm sương Gặp cô gái điếm đứng đường Hỏi dò giá cả, phòng, giường ra sao Ỡm ờ hét giá làm cao Bĩu môi chê ỏng chê eo hoa tàn Rớt tòm bèo bọt giá sàn Vẫn đòi dìm xuống giá còn như không... Lạ thay, mạt hạng cũng khùng: "Mi là cục cứt chứ ông, ngài gì! Điếm đàng thơm vạn lần mi. Cút đi!" 2-  LỜI ĐĨ Em là đĩ rạc anh ơi Nhào vô, bỏ chút tiền chơi thả giàn Cho dù l...

MỘNG DU

Hình ảnh
  Khuya, dò ra bến sông Ngân Ngắm cầu Ô Thước, nghe đàn chàng Ngưu Mùa này đã độ mưa Ngâu Ơi nàng Chức Nữ ở đâu chưa về?! Cho nhân gian nhớ hội thề Hỏi nhau ngờ ngợ ngóng về phù vân. Thanh sâu tĩnh mịch hồng trần Trăng sao ăm ắp, mông mênh ơ thờ...                                              Trần Hạnh Thu

TÔI KHÓC THƯƠNG ÔNG

                        (Kinh tặng hương hồn ông Yasser Arafat) Tôi khóc thương ông Ôi, ông già bất khuất! Đã dần dần lịm tắt Vầng hào quang của lịch sử Trung Đông Bộ quân phục xanh, chiếc khăn choàng đầu Vĩnh viễn từ nay bước vào huyền thoại! Tôi khóc thương ông Ôi, ông già Yasser Arafat Giữa đại bác, xe tăng, bầy đàn chiếm đóng Khát vọng sục sôi, nhẫn nại hành quân Và dân tộc Palestin Đã theo ông về đến Ramallah, Mảnh đất Niềm Tin                      của cuộc trường chinh                                        đi đòi Tổ Quốc!         ...

THỰC TẠI ẢO

                                       (Tặng mạng Internet) Ôi! Con đường của những gã đam mê Đã dẫn dụ ta lạc vào huyền ảo Chốn mông lung, ngút ngàn thêu dệt Muôn phương chiều giăng mắc cửi đi về Con đường nhẹ tênh, vô lối vô lề Thỏa sức lang thang ngọn nguồn lịch sử Đây đó Không Gian hiển hiện ngay trước mặt Dằng dặc Thời Gian chớp nháy lọt bàn tay Lẻ bóng giữa bầu hừng hực đắm say Tưng bừng lạ quen rủ reng hội họp Ngôn luận xô bồ ngược xuôi tấp nập Dân chủ búa xua, nườm nượp ý đồ Ôi! Con đường của những gã đam mê Đã ru hồn ta mộng du trong thực tại Vui thú biết bao gặp đại đồng nhân ái Quên béng nỗi đời khốn đốn ở Trần Gian!...           ...

NHỚ BẠN

Mấy chiều nay thui thủi rượu một mình Ngồi một bề lặng thinh nhìn ra ngõ Cứ thắc thỏm bồn chồn khi chó sủa Hoang tưởng bạn xưa trở lại thăm ta! Tại vì đâu, ai gây nỗi bất hòa? Sao bạn nghi ngờ ta là vô sỉ? Thân trượng phu đâu hèn như bạn nghĩ Ôi mắt ai nhìn chưa vượt tầm lòa! Không một lời chào, bằng hữu bỏ đi xa Chẳng được phân trần, thôi thì đành ly biệt Bạn quên nhé, vương chi cho khổ giận Ta biết mình lận đận kiếp bê tha! Từ nay ta bạn với ta Rượu là tri kỷ, ly là thủy chung Hồn linh trò chuyện xác phàm Buồn vui cũng phỉ trăm năm giang hồ!                                                   Trần Hạnh Thu

VÔ ĐỀ

Chỉ Một thôi, có lẽ chỉ Một thôi Một hướng soi đến cội nguồn chân lý Chẳng hữu, chẳng vô, chẳng vi, chẳng vĩ Chỉ Một thôi! Một tỏ bóng Không nên Một là Mười Mười Mươi tỏa hương nên là Muôn Một Muôn Một quyện thành Trái Ngọt Nên lại là Một thôi? Bao triết thuyết ru mê những kiếp đời Bao nẻo đời cuồng si theo triết thuyết Con đường nào hỡi Tột Cùng Minh Triết Giữa hoang mang mờ mịt khói Vô Minh?! Một là điểm Trường Sinh Tóe bừng muôn Tinh Tú Xoay vần thành Vũ Trụ Một Thường Hằng Khả Tri?! Nếu thế, Một là...chi? Và có nghĩa là...gì?                                                         Trần Hạnh Thu

ÁM ẢNH

Đừng mơ về thành phố đó em ơi Ồn ào lắm, nhịp đời quay nhanh lắm Đường xá bon chen, đỏ đen dễ lạc Cơn khát thèm làm đanh đá hồng nhan! Đó là nơi lộn ngược thau, vàng Quảng cáo tươi cười, rủ rê, dụ gọi Cho em thấy toàn tưng bừng lễ hội Đêm giăng giăng sặc sỡ vạn sắc màu Những lầu son, gác tía vút thành cao Châu báu, lụa là, người xe hào nhoáng Em đâu thấy những mưu mô gớm ghiếc Triệt hạ nhau cố giành giật giàu sang Trả giá kỳ kèo cả nhân phẩm, linh hồn Tham vô độ, chẳng còn lòng trắc ẩn Thay mộng ước bằng thèm thuồng, tham muốn Hát tình ca bằng nhảy nhót thét gào! Đừng mơ về thành phố đó em ơi! Chỉ lòe loẹt giả mạo màu tươi thắm Ngột ngạt lắm nên đời ngắn lắm Hầm hập ngày đêm bầu không khí phô trương Thú tiêu dùng ngấu nghiến hết yêu thương Sống vật vã, suốt cả đời gấp gáp Chạy làm, chạy ăn, chạy tiền, chạy tiệc Cắm cổ cắm đầu đến kiệt sức ganh đua Trong vòng xoay của danh lợi hơn thua Chẳng còn chỗ cho tâm hồn thanh th...

NỖI CHIỀU

Ta như mặt ruộng nhớ cày Trời mưa nước lụt ngập lầy lệ đau Chứa chan đành với cỏ lau Loang loang váng đục một màu điêu linh Tuổi thơ ngơ ngác khóc tình Về già lạc lõng khóc mình cô đơn Nói khôn, người bảo mất hồn Lặng thinh uống rượu, thành ông bợm già Hừng hực mà chê thây ma Tưng bừng nhân ái lại ra cù lần! Ước gì hóa cảnh non hòn Bon sai mấy nhánh, vài hồn tiều phu Một làn nước lách khe rêu Róc ra róc rách nỗi chiều buồn tênh...                                          Trần Hạnh Thu

THƠ NÔM NGUYỄN KHUYẾN

(THT sưu tầm và lựa chọn) 1- VỀ HAY Ở Văng vẳng tai nghe tiếng chích chòe Lặng đi kẻo động khách lòng quê Nước non có tớ càng vui vẻ Hoa nguyệt nào ai đã đắm mê? Quyên đã gọi hè quang quác quác Gà rừng gáy sáng tẻ tè te Lại còn giục giã về hay ở? Đôi gót phong trần vẫn khỏe khoe 2-  TỰ TRÀO Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang Chẳng gầy, chẳng béo chỉ làng nhàng Cờ đương dở cuộc không còn nước Bạc chửa thâu canh đã chạy làng Mở miệng nói ra gàn bát sách Mềm môi chén mãi tít cung thang Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng 3- TỰ THUẬT Tháng ngày thấm thoát tựa chim bay Ông ngẫm mình ông, nghĩ cũng hay Tóc bạc bao giờ không biết nhỉ? Răng long ngày trước hãy còn đây Câu thơ được chửa, thưa rằng được Chén rượu say rồi, nói chửa say Kẻ ở trên đời lo lắng cả Nghĩ ra ông sợ cái ông này 4- VỊNH TIẾN SĨ GIẤY*                    ...

THƠ HỒ CHÍ MINH

                                    Trần Hạnh Thu    Lúc chào đời, Hồ Chí Minh được đặt tên là Nguyễn Sinh Cung, lớn lên, thời đi học ở Huế, mang tên Nguyễn Tất Thành. Theo nhà văn Sơn Tùng, vào độ năm tuổi thì Cung theo gia đình (gồm cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan, anh là Nguyễn Sinh Khiêm) vào Huế- kinh đô của Việt Nam thời đó. Trong khi qua Đèo Ngang, Cung có đọc cho cha và anh nghe hai bài thơ sau: 1. Núi cõng con đường mòn     Cha thì cõng theo con     Núi nằm ỳ một chỗ     Cha đi cúi lom khom     Đường bám lỳ lưng núi     Con tập chạy lon ton     Cha siêng hơn hòn núi     Con đường lười hơn con. 2. Biển là ao lớn     Thuyền là con bò...