Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018

CÁC BẬC NHÂN TÀI KHOA HỌC 29

(ĐC sưu tầm trên NET)
-85:Alexander von Humboldt
Alexander_von_Humboldt_1794.jpg
1769-1859
Đức
địa Lý

Nhà khoa học lỗi lạc nhất mà bạn có thể chưa từng nghe đến

Bức chân dung tự họa của Alexander von Humboldt
Nhìn kỹ bức chân dung tự họa năm 1814 của Alexander von Humboldt, bạn nhìn vào đôi mắt của một người đàn ông mong muốn nhìn thấy và thấu hiểu tất cả sự vật.
Vào thời điểm này, ở tuổi 45, Humboldt đã tự học tất cả các lĩnh vực khoa học, ông đã dành hơn 5 năm nghiên cứu con đường 6000 dặm xuyên qua vùng đất Nam Mỹ. Ông đi tiên phong trong các phương pháp mới về hiển thị thông tin bằng biểu họa, đồng thời thiết lập kỷ lục thế giới về leo núi mà không ai phá được trong suốt 30 năm khiến ông trở thành một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất thế giới, người đã giúp đặt định nền tảng cho nhiều ngành khoa học tự nhiên ngày nay.
Humboldt sinh ra ở Berlin, và đôi khi được gọi là người đàn ông cuối cùng thời Phục Hưng – ông hiện thân cho tất cả tri thức được biết đến trên thế giới vào thời điểm đó. Ông đã dành ba thập kỷ cuối đời để viết cuốn luận thuyết Kosmos, một nỗ lực nhằm mang đến sự diễn giải khoa học về tất cả các phương diện của tự nhiên. Mặc dù chưa hoàn tất bộ sách khi ông qua đời vào năm 1859, bốn tuyển tập đã hoàn thiện là một trong những công trình khoa học tham vọng nhất từng được xuất bản, truyền tải một kiến thức hiểu biết rộng lớn phi thường.
Tấm bản đồ năm 1823 sử dụng ý tưởng về các đường đẳng nhiệt của Humboldt, là đường nối các các điểm có cùng mức nhiệt độ.
Trong suốt cuộc đời của mình, Humboldt luôn tìm kiếm các liên kết đan xen của thế giới. Tri thức ngày nay dường như rời rạc đến vô vọng. Khoa học và nhân văn sử dụng các ngôn ngữ khác nhau, các nguyên lý khoa học dường như không có chuẩn chung để đo lường, và ngay cả chính bản thân một trường đại học thường cũng cảm thấy giống như trường đại học đa khoa. Trong bối cảnh này, Humboldt đại diện cho khát vọng về một trật tự bao quát; chỉ khi chúng ta nhìn đủ sâu, chúng ta mới có thể thấy sự hài hòa tinh vi tiềm ẩn.
Phản ánh khát vọng này trong cuốn Kosmos, Humboldt viết:
Động lực chủ yếu dẫn dắt tôi là nỗ lực nghiêm túc muốn thấu hiểu mối liên hệ giữa các hiện tượng vật lý, và diễn tả bản chất tự nhiên như một thể thống nhất, dịch chuyển và vận hành bởi nội lực bên trong.
Tuy nhiên, để hiểu được toàn bộ bản chất của tự nhiên, Humboldt đã phải lấn chân sang “các lĩnh vực đặc biệt,” nếu không thì “tất cả các nỗ lực nhằm đưa ra một cái nhìn bao quát chung về vũ trụ sẽ chỉ là một ảo tưởng vô vọng.”
Một bản thảo năm 1817 của Humboldt phác họa sự phân bổ địa lý của thực vật. (Bảo tàng APS)
Niềm tin của Humboldt về sự thống nhất vũ trụ cũng có những ngụ ý sâu rộng trong việc thấu hiểu nhân loại. Ông bác bỏ sự chia rẽ thế giới thành Cũ và Mới – điều ông xem là cổ hủ và nguy hại. Thông qua các bản đồ địa chất, khí tượng và thực vật học ông đã chứng minh rằng các vùng đất cách xa nhau trên địa cầu có thể lại có nhiều nét tương đồng hơn so với những vùng đất giáp ranh. Không lạ gì, khi Humboldt khảo sát về nhân loại, ông cảm thấy có nhiều sự giống nhau hơn là khác biệt. Trên thực tế, ông là một người đấu tranh quyết liệt cho quyền tự do của tất cả mọi người.
Khi Humboldt được chính quyền Tây Ban Nha cấp phép cho các cuộc thám hiểm của ông, ông đã làm vậy vì những lý do rất khác so với những người Châu Âu đầu tiên ghé thăm các vùng lãnh thổ chưa được khám phá này. Khác với họ, ông không quan tâm đến việc khai phá vùng đất và lợi dụng những người dân bản địa cho lợi ích cá nhân. Ông không coi Nam Mỹ là một chiến lợi phẩm để mang về Châu Âu, mà là một cánh cửa dẫn đến các khám phá chưa biết tới. Thông qua nó, ông sẽ có thể tìm ra những mối liên hệ chưa biết giữa các vùng đất xa xôi và các loài sinh vật cư trú ở đó.
Humboldt và người đồng nghiệp Aimé Bonpland đang đứng trước ngọn núi lửa Chimborazo ở Ecuador.
Một di sản khác của Humboldt là niềm khao khát được khám phá và thám hiểm. Trong quan điểm của Humboldt, các học giả trên thế giới cần phải tiếp xúc, trực tiếp nhìn tận mắt các cảnh tượng đa dạng của thiên nhiên. Trong thực tiễn, Humboldt khuyến khích các nhà khoa học coi bản thân thế giới như một phòng thí nghiệm, và sử dụng tất cả các giác quan và công cụ nghiên cứu khoa học để quan sát, đo đạc và thống kê thế giới.
Humboldt đã truyền tải cảm nhận phiêu lưu mạo hiểm này trong các bài viết của ông. Các nhà khoa học ngày nay viết một cách thụ động, như thể là không quan tâm hay thậm chí tách rời khỏi hiện thực là người làm công tác khoa học. Tuy nhiên, Humboldt nhắc nhở chúng ta rằng người nghiên cứu là một trong các nhân tố quan trọng nhất của khoa học. Sự tò mò vừa là tia lửa khơi nguồn sự tìm tòi vừa là nguồn cảm hứng duy trì nó. Hơn thế nữa, việc loại bỏ người nghiên cứu có thể dẫn đến tình trạng vô trách nhiệm và vô nhân tính mà Humboldt lên án.
Chân dung Humboldt vài năm trước khi ông mất.
Ngoài hỗ trợ tài chính của cá nhân và công việc hướng dẫn các nhà khoa học khác, bao gồm nhà địa chất Louis Agassiz và cha đẻ của ngành hóa học hữu cơ Justus von Liebig, món quà lớn nhất của Humboldt có lẽ là khả năng truyền cảm hứng bất tận. Simon Bolivar, nhà cách mạng nổi tiếng người Venezuela, người lãnh đạo các phong trào giành độc lập ở Nam Mỹ đầu thế kỷ 19, đã viết như sau, “Người thật sự phát kiến ra Nam Mỹ là Humboldt, vì công trình của ông có ích với chúng ta hơn di sản của tất cả những kẻ chinh phạt.” Và Charles Darwin, người đã miêu tả Humboldt như là “nhà thám hiểm khoa học vĩ đại nhất từng tồn tại,” nói rằng những tư liệu của ông “đã làm dấy lên trong tôi một ngọn lửa nhiệt huyết để cống hiến thêm những đóng góp dù khiêm tốn nhất cho nền tảng vĩ đại của ngành khoa học tự nhiên.”
Về tầm ảnh hưởng của Humboldt ở Châu Mỹ, Emerson đã viết, “Ông là một trong những nhân tài kiệt xuất trên thế giới mà một thời gian dài mới xuất hiện, như thể là để cho chúng ta thấy tiềm năng của tư tưởng con người.” Humboldt thậm chí còn có sức ảnh hưởng đến thơ ca của Walt Whitman, người đã để một bản sao chép cuốn sách Kosmos trên mặt bàn để lấy cảm hứng khi ông viết tập thơ nổi tiếng Lá cỏ (Leaves of Grass). Những ví dụ như vậy đã minh chứng cho sức mạnh tâm hồn của Humboldt, mà cho tới ngày nay đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ các nhà thám hiểm mạo hiểm bước chân vào thế giới ngoài kia nhằm khám phá những mối liên hệ còn ẩn sâu.
Bởi Richard Gunderman, MD, PhD, Đại học Indiana

-86:Andreas Vesalius
Andreas_Vesalius_1798.jpg 
1514-1564
Bỉ
Y Học,
 

Andreas Vesalius: Người đàn ông làm thay đổi nhận thức của chúng ta về cơ thể người

Vẽ trực tiếp từ thi thể . (Public Domain Review/Flickr, CC BY-SA)
31/12/2014 đánh dấu 500 năm ngày sinh của một trong những nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử ngành y. Ông là tác giả của một trong những cuốn sách có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất trong lịch sử khoa học. Các nghiên cứu của ông đã làm thay đổi nhận thức của chúng ta về bên trong cơ thể người cũng như các phương pháp mà bác sĩ dùng để nghiên cứu và giảng dạy về nó, nổi tiếng vang khắp trong ngành y học cho đến tận ngày nay.
Tên của ông là Andreas Vesalius. Ông sinh trưởng trong một gia đình hành nghề y tại nơi mà nay là nước Bỉ. Khi còn là một cậu bé, ông đã thể hiện một niềm đam mê với việc mổ xẻ các loài động vật, một sở thích khiến các bạn cùng lứa tránh xa. Dù vậy ông đã chịu đựng, tiếp tục học nghề y ở Paris (Pháp) và Padua (Ý), khi đó là hai trung tâm lớn về nghiên cứu giải phẫu. Ngay sau khi tốt nghiệp, ông đã được đề xuất một vị trí giảng dạy. Khác với những giáo viên đã dạy ông, ông nhấn mạnh vào việc trực tiếp tiến hành giải phẫu và khuyến khích học sinh của mình làm điều tương tự.
Vesalius nhấn mạnh các giáo viên và học sinh cần học giải phẫu một cách trực tiếp. Ảnh não bộ từ cuốn “Về cấu trúc cơ thể người.” (Wikimedia Commons)
Vesalius nhấn mạnh các giáo viên và học sinh cần học giải phẫu một cách trực tiếp. Ảnh não bộ từ cuốn “Về cấu trúc cơ thể người.” (Wikimedia Commons)
Sau khi so sánh những kết quả ghi nhận được trong quá trình giải phẫu với những gì ông đọc trong sách giáo khoa vào thời bấy giờ, Vesalius đã khẳng định rằng chính cơ thể người là một chỉ dẫn đáng tin cậy hơn so với lý thuyết. Ông đã phủ nhận hơn 200 bài giảng của nhân vật có lẽ là nổi bật nhất trong lịch sử ngành giải phẫu, bác sĩ và nhà giải phẫu người La Mã Galen trong thế kỷ thứ 2. Lấy ví dụ, Vesalius đã chỉ ra rằng Galen đã sai lầm khi khẳng định rằng quai hàm của con người gồm có hai xương.
Làm sao một người với những bài giảng đã trải qua 1.300 năm lại có thể phạm phải một lỗi cơ bản như vậy? Một vài trong số những người có thẩm quyền vào thời Vesalius đã đứng ra biện hộ cho Galen khi cho rằng việc giải phẫu thân thể người chắc hẳn đã thay đổi qua các thế hệ từ lâu. Nhưng Vesalius biết câu trả lời thực sự: Phong tục thời La Mã cổ đại nghiêm cấm hành vi mổ xẻ thân thể người, từ đó buộc Galen phải tiến hành trên những loài sinh vật khác, như lợn, vượn và chó. Và nếu đó là quai hàm của chó, thì khẳng định của Galen là đúng.
Bức họa Andreas Vesalius (1514-1564) cùng với cánh tay của một thi thể mà ông đang giải phẫu. Ông là tác giả của cuốn “De Corporis Humani Fabrica” (“Về cấu trúc cơ thể người”) vào năm 1543. Được chạm trổ bằng màu nước hiện đại. (Everett Historical/Shutterstock*)
Bức họa Andreas Vesalius (1514-1564) cùng với cánh tay của một thi thể mà ông đang giải phẫu. Ông là tác giả của cuốn “De Corporis Humani Fabrica” (“Về cấu trúc cơ thể người”) vào năm 1543. Được chạm trổ bằng màu nước hiện đại. (Everett Historical/Shutterstock*)
Tất nhiên, tự Vesalius hiểu rằng Galen hiếm khi mắc sai lầm, và ông thường kinh ngạc trước bề sâu kiến thức của những bậc tiền bối thời cổ đại. Lấy ví dụ, Galen đã thí nghiệm trên tủy sống của lợn, để chứng tỏ rằng khi ông cắt tủy gần chỗ cuối đuôi, con vật sẽ mất đi khả năng điều khiển hai chi sau. Khi một vết cắt khác được tạo ra ở gần đầu, hai chi trước sẽ ngừng chuyển động. Và khi ông cắt ở cao hơn nữa, con vật sẽ ngừng thở. Đây quả là một mối liên hệ thử nghiệm đáng kinh ngạc giữa cấu trúc và chức năng thần kinh.
Với việc nhấn mạnh vào việc các giáo viên và học sinh cần phải học giải phẫu một cách trực tiếp thay vì chỉ ghi nhớ điều họ học được trong sách giáo khoa, theo một cách nào đó Vesalius đã làm sống lại ngọn lửa đam mê được tự mình giải phẫu trực tiếp của Galen. Nhưng ông cũng đã nâng chúng lên một tầm cao mới mà không ai bắt kịp trong hơn một thiên niên kỷ sau đó. Trong quá trình này, ông đã tạo ra những mẫu vật giải phẫu thật sự đáng chú ý. Cuộc giải phẫu công khai thi thể một tên tội phạm nổi tiếng của ông vào năm 1543 đã tạo ra bộ xương giải phẫu hoàn chỉnh lâu đời nhất còn tồn tại trên thế giới. Bộ xương này hiện vẫn đang được trưng bày tại Basel, Thụy sĩ.
Trang minh họa đầu cuốn sách “Về cấu trúc cơ thể người”. (anatomisches museum basel)
Trang minh họa đầu cuốn sách “Về cấu trúc cơ thể người”. (anatomisches museum basel)
Có lẽ thành quả đáng ngưỡng mộ nhất của Vesalius là việc xuất bản cuốn sách “Về cấu trúc cơ thể người” của ông. Cuốn sách này bao gồm 7 quyển, trong đó mô tả chi tiết các xương, cơ, mạch máu, dây thần kinh, hệ tiêu hóa, tim, và não. Bộ công trình này có hơn 200 hình minh họa, và rất nhiều trong số chúng được nhìn nhận ngày nay là một trong số những hình giải phẫu chi tiết nhất. Các bức vẽ được khắc trên mộc bản để sao chép lại, và chúng thể hiện sự vượt trội so với những gì có trước đó về chi tiết và độ tinh vi của hình giải phẫu.
Kiệt tác này của Vesalius nằm trong danh sách những cuốn sách vĩ đại nhất từng được xuất bản. Nó đơn giản là rất đẹp, phản ánh một trình độ không gì sánh được về cả tính uyên bác trong khoa học và tính nhạy cảm trong thẩm mỹ. Nó phác họa cơ thể không phải dưới dạng một thân xác bất động mà là một thực thể sống động và đang hoạt động, nhấn mạnh vào mối liên hệ giữa hình dạng và chức năng. Nó cũng thiết lập các tiêu chuẩn cao hơn rất nhiều trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy bộ môn giải phẫu, đồng thời sắp đặt ngành sinh học và y học theo những hướng khám phá mới. Sau cùng, nó là một trong những tác phẩm hội tụ cả khoa học, nghệ thuật và nhân văn.
Tranh khắc gỗ từ cuốn sách “Về cấu trúc cơ thể người.” (Wikimedia Commons)
Tranh khắc gỗ từ cuốn sách “Về cấu trúc cơ thể người.” (Wikimedia Commons)
Một thực tế ấn tượng không kém khác là việc Vesalius xuất bản kiệt tác này khi mới chỉ ở độ tuổi 28, trong một thời kỳ mà hầu hết những người có tiếng nói trong giới y học đều lớn hơn ông một hoặc hai thế hệ. Nhưng ông không có ngờ nghệch. Khi đưa tầm nhìn mới về giải phẫu của ông ra thế giới, ông đã không bài xích các nhân vật khác khi nhấn mạnh vào tính ưu việt của hình dạng thân thể người như một nguồn tư liệu quan trọng nhất của ngành y. Ông cho rằng những ai muốn biết về hình dạng thân thể người phải dành thời gian để tự nghiên cứu nó, hơn là phó thác nhiệm vụ cho những người khác.
Hiểu biết của chúng ta về giải phẫu thân thể người đã tiến khá xa so với thời của Vesalius. Sự xuất hiện của kính hiển vi đã mở ra thế giới của tế bào mà Vesalius sẽ khó có thể tưởng tượng được, và việc phát minh ra máy quét CT và MRI đã cho phép kiểm tra nội bộ thân thể con người khi còn sống mà không cần tới dao mổ. Dẫu vậy những phát minh như vậy vẫn mang trong nó cái tinh thần của Vesalius, người đã nhấn mạnh rằng những ai muốn hiểu thân thể người phải tự mình nhìn tận mắt.
Richard Gunderman là Giáo sư ngành X-quang, nhi khoa, giáo dục y tế, triết học, giáo dục đại cương, từ thiện, và nhân văn y học và nghiên cứu sức khỏe tại trường Đại học Indiana. Bài viết này được đăng bản gốc trên trang The Conversation. Đọc bản gốc ở đây.
Bởi Richard Gunderman, MD, PhD, Indiana University
Biên dịch: Phastacook

-87:Confucius
Confucius_1803.jpg
-551-479
Trung Quốc
Triết Lý

Khổng Tử - Ông là ai?

  • 14 tháng 4 2009
Image caption
 
  Tư tưởng của Khổng Tử đang được Trung Quốc cổ vũ
Khổng Tử (tên chữ là Trung Ni) sinh ở Ấp Trâu, nước Lỗ vào năm 551 trước Công Nguyên, thời Xuân Thu và mất năm 479 cũng tại nước Lỗ, thọ 73 tuổi. Khổng Tử mồ côi cha từ năm 2 tuổi.
Hồi nhỏ ông rất chăm học và thích chơi trò tế lễ (!), ông là người đầu tiên ở Trung Hoa đã mở trường dạy tư và năm 30 tuổi đã có hàng trăm học trò, tiếng tăm của ông lừng lẫy khắp các nước chư hầu thời đó.
Chu du thiên hạ
Năm ông 51 tuổi, vua nước Lỗ là Định Công đã vời ông ra làm quan và phong cho chức Trung-Đô-Tể tức chức quan nắm quyền cai trị "Thủ đô" nước Lỗ, một năm sau ông được thăng lên chức Tư Không (Công chánh) rồi kiêm luôn chức Đại-Tư-Khấu (như bộ trưởng tư pháp). Trong thời gian này, Khổng Tử có phò vua Lỗ đi "Hội nghị" để bàn về giao hảo giữa vua Lỗ và vua Tề ở Hiệp Cốc và vua Tề đã thất bại trong âm mưu định hại vua Lỗ (đánh úp) nhờ có sự tài ba sáng suất của Khổng Tử.
Khổng Tử sau đó lên đến chức Tướng Quốc (tức Thủ Tướng) nước Lỗ. Ông sửa sang chính trị và làm cho nước Lỗ trở nên cường thịnh trong 72 nước chư hầu thời đó. Để hại nước Lỗ vua Tề là Tề Cảnh Công đã đem "tặng" vua Lỗ một đoàn nữ nhạc với 80 vũ nữ đẹp như tiên nữ chốn Bông Lai. Từ đó vua Lỗ mải mê với các người đẹp mà bỏ bê chính sự. Khổng tử can ngăn vua không được ông đã bỏ Lỗ cùng học trò đi chu du thiên hạ, lúc đó ông đã 56 tuổi, 13 năm đi thuyết giáo qua hàng chục nước chư hầu, nhưng không được vua nào trọng dụng, có lúc lâm vào cảnh đói rét nên cuồi cùng Khổng Tử trở lại về nước Lỗ, lúc đó ông đã 68 tuổi(!).
Trong truyện Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu nước ta có đoạn viết: "Thương là thương Đức Thánh nhân, Khi nơi Tống Vệ, lúc Trần lúc Khuông..."
Chính là nói về đoạn đời long đong ấy của Khổng Tử. Thánh nhân ở đây chính là Khổng Tử. Ngay từ thời đó cũng như các thế hệ sau này đều phong Khổng Tử là bậc thánh nhân vì đức độ và tài năng học thức uyên bác của ông.
Năm năm cuối đời, Khổng Tử dành để san định (biên soạn) trước thuật 6 bộ sách nổi tiếng sau này đó là: Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Nhạc, Kinh Lễ, Kinh Dịch và Kinh Xuân Thu: Ông nói ta chỉ thuật lại mà thôi, chớ ta có tác tạo gì được. Ta tin tưởng và hâm mộ đạo đức của người xưa ... (theo sách Truyện Đức Khổng Tử của Đoàn Trung Còn. NXB VHTT 1996).
Tư tưởng
Không biết bao nhiêu bút mực đã đổ ra 25 thế kỷ qua để nghiên cứu về Khổng giáo, về tư tưởng của Khổng Tử. Cũng có học giả như học giả Pháp Etiemble, trong cuốn Confucius 1966 thì cho rằng nghiên cứu Khổng Tử chỉ nên dựa vào sách Luận - ngữ là bộ sách ghi lại những lời đối đáp của Khổng Tử với học trò, các sách khác không đáng tin cậy. Nhưng gì thì gì, loài người tiến bộ vẫn phải ghi nhận Khổng Tử là nhà giáo dục lớn nhất của mọi thời đại ngay thời bấy giờ ông có tới 3000 học trò và rất nhiều người trong số đó đã thành đạt. Về chính trị Khổng Tử chủ trương Đức trị.
Image caption
 
Việt Nam nói sẽ cho mở Học viện Khổng Tử
Ông là người đầu tiên nói nhiều nhất đến tư cách của người cai trị (tức người quân tử), ông chủ trương vua sáng tôi hiền, vua ra vua, tôi ra tôi. Nhưng Khổng Từ là người không thích cách mạng, ông không tán thành bạo lực cách mạng để thay đổi thời thế, cho dù thời thế của bọn hôn quân bạo chúa! Đó là tính chất bảo thủ trong tư tưởng chính trị của Khổng Tử."Khổng Tử bỏ qua vấn đề pháp luật và thiết chế, từ chối mọi cải cách" (Nguyễn Khắc Viện). Chính vì vậy mà từ đời Hán sau này trở đi Khổng Tử được các triều vua tôn lên hàng Đại Thánh, là ông Thánh của các ông Thánh là "vạn thế sư biểu" (ông thầy tiêu biểu của muôn đời) để lợi dụng học thuyết của ông, duy trì chế độ phong kiến bảo thủ trì trệ ở Trung Hoa cho mãi đến đầu thế kỷ 20!
Có thể nói trong lịch sử nhân loại, chưa có triết gia nào mà triết thuyết của người ấy lại được thiên hạ lợi dụng tâng bốc đến mây xanh hoặc phê phán đến không tiếc lời như học thuyết của Khổng Tử(!) Những kẻ muốn duy trì trật tự hiện tại thì tôn vinh Khổng Tử những kẻ muốn thay đổi trật tự hiện tại thì phê phán Khổng Tử. Đến nay có rất nhiều trường đại học ở Phương Tây mở khoa Khổng học để tiếp tục nghiên cứu về Khổng Tử. Đạo đức cao cả và lối sống chừng mực của Khổng Tử vẫn cần cho thế giới Phương Tây đang sống xa hoa và hủy hoại môi trường!
Hiện nay mộ Khổng Tử vẫn còn ở huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông Trung Quốc. Khổng Tử miếu hiện có khuôn viên đến 133.000m2, chủ thể của Khổng Tử miếu là Đại Thánh điện, nơi các vị Hoàng đế Trung Hoa đến thờ cúng Khổng Tử. Khổng tử miếu được xây từ đời nhà Tống đến thời Ung Chính thì được trùng tu lớn.
Ông còn một người cháu 77 đời là Khổng Đức thành sanh năm 1919 ở Bắc Kinh(?) Khổng Đức Thành đã từng qua Mĩ du học và năm 1946, đã lấy vợ. Có lẽ đến nay ông đã có con cháu để nối dòng thánh tộc!

10 lời răn dạy quý hơn vàng của Đức Khổng Tử sẽ thay đổi cuộc đời bạn, điều số 4 khiến ai nấy đều gật gù

Bôm Bốp NF, Theo Helino 13:04 09/03/2018

Ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm và làm theo những lời răn dạy dưới đây của Đức Khổng Tử, chắc chắn bạn sẽ thành công hơn trong cuộc sống.

Khổng Tử là nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục và chính trị nổi tiếng của Trung Hoa. Triết học của ông nhấn mạnh trên sự tu dưỡng đức hạnh cá nhân và cai trị bằng đạo đức: "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Chính vì thế mà các bài giảng và lời dạy của ông có ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống và tư tưởng của các dân tộc Đông Á.
Những chân lý giản dị của Khổng Tử đi vào lòng người một cách tự nhiên như xuất phát từ chính tiếng gọi bên trong tâm tưởng mỗi người. Dù thời gian trôi qua bao nhiêu năm, thế giới có biến chuyển thế nào, thì những giá trị tinh túy nhất của Khổng Tử vẫn luôn tồn tại theo năm tháng.
Dưới đây là 10 lời răn dạy từ Đức Khổng Tử, có những điều quả thực rất giản đơn thôi nhưng vô cùng thấm thía. Có thể sau khi đọc những điều răn này, bạn sẽ tìm được hướng đi đúng cho cuộc đời mình:

1. Dù đi bất cứ đâu, hãy đi bằng tất cả trái tim.

10 lời răn dạy quý hơn vàng của Đức Khổng Tử sẽ thay đổi cuộc đời bạn, điều số 4 khiến ai nấy đều gật gù - Ảnh 1.
Chỉ khi bạn mang theo hành trang là một trái tim tràn đầy nhiệt huyết, tình yêu thương và sự chân thành, bạn mới có thể chinh phục được tất cả những nơi mà bạn đi qua. Đừng để mỗi chuyến đi chỉ đơn giản là một lần xê dịch, hãy coi đó là cả một cuộc hành trình.

2. Nếu ghét một người, tức là bạn đang thất bại trước người đó.

10 lời răn dạy quý hơn vàng của Đức Khổng Tử sẽ thay đổi cuộc đời bạn, điều số 4 khiến ai nấy đều gật gù - Ảnh 2.
Hãy yêu thương họ, để những con người tội nghiệp ấy nhận ra rằng bạn chẳng dễ dàng bị đánh bại. Đã đến lúc mà bạn nhận ra, trên đời này, tình yêu thương cũng chính là một loại chiến lược, và chỉ có những người thông minh mới biết áp dụng chiến lược này mà thôi.

3. Không quan trọng chậm như thế nào, miễn là đừng bao giờ bỏ cuộc.

10 lời răn dạy quý hơn vàng của Đức Khổng Tử sẽ thay đổi cuộc đời bạn, điều số 4 khiến ai nấy đều gật gù - Ảnh 3.
Đừng quá nóng ruột và tự tạo áp lực cho chính mình. Hãy cứ đi con đường bạn muốn, chạm tới cái đích mà bạn mơ. Không cần để ý tới người khác, không cần phải so sánh với bất cứ ai. Miễn là bạn đừng bỏ cuộc.

4. Nếu ai đó nói xấu sau lưng bạn, điều đó có nghĩa là bạn đang đi trước mặt họ.

10 lời răn dạy quý hơn vàng của Đức Khổng Tử sẽ thay đổi cuộc đời bạn, điều số 4 khiến ai nấy đều gật gù - Ảnh 4.
Nhiều người trong chúng ta vẫn bực tức khi biết ai đó cố tình nói xấu sau lưng mình, hoặc bịa chuyện không đúng. Tuy nhiên, khi ai đó đã tình nguyện ở phía sau lưng bạn thì bạn cũng chẳng cần phải bận tâm. Cứ hồn nhiên và an yên mà đi về phía trước, mặc cho phía sau ồn ào!

5. Người tài đức nhìn bản thân, kẻ tiểu nhân nhìn người khác.

10 lời răn dạy quý hơn vàng của Đức Khổng Tử sẽ thay đổi cuộc đời bạn, điều số 4 khiến ai nấy đều gật gù - Ảnh 5.
Những người ở đẳng cấp khác nhau thường có những cách hành động chẳng giống nhau. Hay nói cách khác, việc họ làm gì nói lên họ sẽ là ai trong cuộc đời này. Người có tài thường nhìn vào bản thân để tu dưỡng và phát triển, còn kẻ tiểu nhân chỉ chăm chú săm soi người khác để đố kỵ, ghen tuông. Nào, thử nói xem, bạn sẽ là ai?

6. Tôi nghe và tôi quên. Tôi thấy và tôi nhớ. Tôi làm và tôi hiểu.

10 lời răn dạy quý hơn vàng của Đức Khổng Tử sẽ thay đổi cuộc đời bạn, điều số 4 khiến ai nấy đều gật gù - Ảnh 6.
Đừng vội tin vào những gì bạn được nghe, bởi những gì bạn được nghe chỉ để quên đi thôi. Những gì bạn nhìn thấy mới là những điều nên ghi nhớ. Và những gì bạn làm được, nhất định tâm bạn phải hiểu rõ!

7. Chọn công việc mình yêu thích, bạn sẽ không phải làm việc một ngày nào trong đời.

10 lời răn dạy quý hơn vàng của Đức Khổng Tử sẽ thay đổi cuộc đời bạn, điều số 4 khiến ai nấy đều gật gù - Ảnh 7.
Khi bạn được làm những điều mình thực sự yêu thích, bạn sẽ sẵn sàng cống hiến đam mê cho công việc đó. Công việc trở thành hơi thở của bạn, bạn tiếp tục làm việc giống như bạn đang tận hưởng cuộc sống này.

8. Hiểu những gì mình cảm giác thấy và cả không cảm giác thấy, đó là tri thức thật sự.

10 lời răn dạy quý hơn vàng của Đức Khổng Tử sẽ thay đổi cuộc đời bạn, điều số 4 khiến ai nấy đều gật gù - Ảnh 8.
Hãy học hỏi từ những người xung quanh, từ cuộc sống xung quanh. Hãy mở rộng tri thức của mình bằng những cảm nhận của bản thân và cả của người khác nữa. Điều đó sẽ giúp ích cho bạn hơn là ngồi trong cái giếng ngó lên vùng trời bình yên của mình.

9. Mất niềm tin vào bạn bè còn xấu hổ hơn bị chính họ lừa dối.

10 lời răn dạy quý hơn vàng của Đức Khổng Tử sẽ thay đổi cuộc đời bạn, điều số 4 khiến ai nấy đều gật gù - Ảnh 9.
Đừng bao giờ đánh mất đi niềm tin vào bạn bè thân thiết. Niềm tin đó chỉ nên được đánh mất đi khi mà bạn bị lừa đối thực sự. Không ai có thể chơi bền với ai nếu trong lòng tồn tại những hoài nghi và đố kỵ lẫn nhau.

10. Người tài đức làm rồi mới nói và nói theo những việc đã làm.

10 lời răn dạy quý hơn vàng của Đức Khổng Tử sẽ thay đổi cuộc đời bạn, điều số 4 khiến ai nấy đều gật gù - Ảnh 10.
Khoa trương bản thân chưa bao giờ là một điều tốt và đúng đắn. Thay vì nói nhiều làm ít, hãy nói ít nhưng làm nhiều. Và sau khi có thành tựu mới bắt đầu nói về những thành tựu mình đã đạt được. Lúc bấy giờ, người khác không muốn tin tưởng và công nhận bạn thì cũng vẫn phải tin.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét