Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2018

CÁC BẬC NHÂN TÀI KHOA HỌC 28

(ĐC sưu tầm trên NET)
-82: Leon Lederman
Leon_Lederman_1453.jpg
1922-
Mỹ
Vật Lý

Leon Lederman giải thích sự bí ẩn và nét đẹp của boson Higgs

Leon Lederman – nhà vật lí đoạt giải Nobel – mô tả một hạt giả thuyết một ngày nào đó có thể giúp giải thích cấu trúc của vũ trụ.
Việc xác nhận boson Higgs giả thuyết – thường gọi là Hạt Thần thánh – chắc chắn giành giải Nobel vật lí. Các nhà vật lí tại CERN – Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu – công bố trong tháng 12 năm 2011 rằng giải thường này có lẽ đã gần nằm trong tay rồi. Họ cho biết dữ liệu từ boson Higgs có thể giúp các nhà vật lí hi vọng một ngày nào đó giải thích cấu trúc của vật chất trong vũ trụ của chúng ta. Nhưng boson Higgs, hay Hạt Thần thánh là gì?
Boson Higgs, đôi khi gọi là Hạt Thần thánh, là gì?
Có thể chẳng có cái gì như vậy. Nhưng luận cứ đó có một nét đẹp khoa học nhất định, nếu bạn thích, và quan tâm.
Nếu hạt Higgs thật sự tồn tại, nó có thể góp phần vào kiến thức khoa học lí giải tất cả những hạt đã biết – những thứ như các nguyên tử - tồn tại với khối lượng nào đó, gọi là vật chất bình thường.
Máy dò hạt ATLAS tại CERN
 
Máy dò hạt ATLAS tại CERN
Nói cách khác, mọi thứ chúng ta muốn tìm hiểu về thế giới đòi hỏi mô hình của những hạt cơ bản, và các định luật vật lí mà theo đó những hạt này thực thi công việc của chúng. Nhiều thứ về thế giới chúng ta đã biết, và hạt Higgs sẽ lắp vừa vào thế giới đó. Đó là nguyên do vì sao có khả năng hạt Higgs sẽ được tìm thấy. Nhưng đó không phải là một khả năng chắc chắn.
Tại sao việc tìm kiếm boson Higgs lại quan trọng như vậy đối với các nhà vật lí?
Nhiệm vụ của chúng ta là tìm hiểu thế giới hoạt động ra sao ở dạng thức cơ bản nhất của nó. Khi chúng ta có giả thuyết rằng mọi thứ cấu tạo từ những nguyên tử, và nguyên tử cấu tạo từ các quark và lepton, thì đó là cấu trúc cơ bản từ đó chúng ta sẽ có được kiến thức của mình về vũ trụ: nguồn gốc của nó, nó đã phát triển như thế nào, và nhất là nó sẽ già đi như thế nào.
Một lí thuyết đẹp của vũ trụ sẽ tiên đoán vũ trụ sẽ phát triển ra sao. Chính sự phát triển của vũ trụ được kêu gọi mang vào câu hỏi bức tranh lực hấp dẫn của chúng ta. Có cái gọi là lí thuyết tương đối, lí thuyết giải thích lực hấp dẫn hút đẩy lên những phần khác nhau của vũ trụ như thế nào và sinh ra, chẳng hạn, hệ mặt trời của chúng ta như thế nào.
Nói cách khác, mọi thứ chúng ta muốn tìm hiểu về thế giới là phải làm với một mô hình của những hạt cơ bản và những định luật vật lí theo đó những hạt này thực thi công việc của chúng. Quan điểm hạt Higgs, nếu được thí nghiệm chứng minh là đúng, sẽ đơn giản hóa bức tranh của chúng ta về sự hoạt động của thế giới.
Công việc của chúng ta, đưa ra một bức tranh của vũ trụ thật đơn giản, có thể viết trên một cái áo sơmi cỡ trung bình.
Ông có thể nói nhiều hơn và lí thuyết trên, và về những cái đã biết?
Chúng ta biết rằng toàn bộ vật chất – mọi thứ có xung quanh chúng ta, bàn ghế, cây cối, bầu trời, mặt trăng, các hành tinh – toàn bộ vật chất ở mọi nơi này chìm tỏng một trường giả định. Hãy gọi nó là trường Higgs. Trong sự có mặt của trường Higgs, vật chất chúng ta nói tới có thể luôn luôn bị phá vỡ thành những phân tử cấu tạo từ những nguyên tử.
Các nguyên tử được cấu tạo từ hạt nhân và bao xung quanh là những electron trong những trường orbital, cái tạo nên nguyên tử. Chúng ta có thể nói sâu hơn về hạt nhân, chúng ta đã khảo sát cấu trúc của nó, và cấu trúc của nó gồm những thứ gọi là quark.
Toàn bộ bức tranh mà chúng ta có này rất phức tạp. Khi chúng ta cố gắng đưa ra một kế hoạch xem thế giới đã được tạo ra như thế nào và chúng ta bắt đầu từ dưới lên, chúng ta bắt đầu liệt kê ra sáu loại quark khác nhau. Còn có một tập hợp gồm những hạt khác gọi là lepton. Chúng ta đang đi tới quan điểm rằng mọi thứ trong thế giới được cấu tạo từ những hạt cơ bản này.
Sự có mặt của trường Higgs giúp những hạt này lắp vừa với nhau giống như những mảnh của trò chơi ghép hình, và giải thích tại sao chúng đã phân chia ra, với những khối lượng khác nhau.
Theo EarthSky.Org
Vui lòng ghi rõ "Nguồn Thuvienvatly.com" khi đăng lại bài từ CTV của chúng tôi.

Chủ nhân giải Nobel bán huy chương

Huy chương Nobel của nhà vật lý học Leon Lederman, người từng viết về Hạt của Chúa, được bán với giá gần 800.000 USD.

150527-lederman-4c0b84baccacbc-9876-8687
Nhà vật lý Leon Lederman. Ảnh: NBC News
Tại phiên đấu giá hôm qua, huy chương Nobel được bán với giá 765.002 USD, gấp đôi mức khởi điểm là 325.000 USD. Theo NBC News, đại diện nhà đấu giá Nate D. Sanders từ chối cung cấp thông tin về người mua.
Lederman, 92 tuổi, giành giải Nobel trong lĩnh vực Vật lý năm 1988 với việc phát hiện muon neutrino. Ông còn được biết đến qua cuốn sách về hạt Higgs có tựa đề Hạt của Chúa. Trước khi buổi đấu giá diễn ra, AP trích lời Lederman nói rằng giải Nobel của ông đã không được để ý đến 20 năm qua, và việc bán nó đi là một điều hợp lý.
Lederman từng sử dụng số tiền thưởng từ giải Nobel năm 1988 để mua một cabin ở Idaho, nhưng ông không chia sẻ dự định dùng số tiền bán huy chương Nobel này. Ông cùng vợ hy vọng hoạt động này sẽ góp phần nâng cao nhận thức về nghiên cứu vật lý tại Mỹ cũng như trên toàn thế giới.
Đây là giải thưởng Nobel thứ hai được chính người nhận bán khi người đó còn sống. Năm ngoái, James Watson, người từng nhận giải Nobel năm 1962 với phát hiện cấu trúc ADN, cũng đưa ra quyết định tương tự.
Anh Hoàng

-83:Jerome I. Friedman
Jerome_I._Friedman_1463.jpg 
1930-
Mỹ
Vật Lý
 

Nhà Nobel vật lý Jerome Friedman: Phải dám mạo hiểm...

26/07/2015 09:37 GMT+7

TT - GS Jerome Friedman là một người bạn lớn của nhân dân ta. Ông từng lên tiếng phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.

GS Jerome Friedman trò chuyện cùng GS Trần Thanh Vân - Ảnh: Hàm Châu
GS Jerome Friedman trò chuyện cùng GS Trần Thanh Vân - Ảnh: Hàm Châu
GS Jerome Friedman đã nhiều lần đến Việt Nam. Lần này ông đến Bình Định (từ hôm nay 26-7) và sẽ có nhiều buổi trò chuyện cùng sinh viên.
Tôi rút ra bài học: phải dám mạo hiểm. Dám làm những việc mà mình không chắc thành công. Dám chớp lấy thời cơ để vươn tới 
GS J. FRIEDMAN
Cậu bé gốc Nga thất thểu nơi hẻm cụt ngoại ô Chicago
Tôi đã nhiều lần được “tháp tùng” GS Jerome Friedman và nghe ông kể lại:
“Tôi sinh ra ở Chicago trong một gia đình người Nga di cư. Cha tôi sang Mỹ năm 1913. Một năm sau mẹ tôi sang. Bà đi trên con tàu Lusitania, trong chuyến gần như cuối cùng, bởi vì sau đó Thế chiến thứ I bùng nổ, con tàu khách này bị tàu ngầm Đức phóng ngư lôi đánh đắm ngoài khơi Ireland ngày 7-5-1915 khiến 1.198 khách trên tàu thiệt mạng! Đó là thảm họa tàu dân sự lớn thứ nhì, chỉ sau sự kiện chìm tàu Titanic. Năm ấy ở Nga chưa nổ ra Cách mạng Tháng Mười. Cha mẹ tôi di cư chỉ vì lý do kinh tế”.
Jerome lớn lên trong khu ngoại ô tây Chicago, chơi thân với đám trẻ hè phố. Cậu theo học tiểu học, trung học tại các trường do tiểu bang mở, không phải đóng học phí nhưng chất lượng tồi. Đó là những năm kinh tế Mỹ rơi vào đại suy thoái. Người bản địa còn lao đao, huống chi dân di cư...
Jerome thích vẽ. Thời trung học, cậu theo một lớp vẽ, ngày nào cũng vẽ vời thoải mái mấy tiếng đồng hồ. Cậu mơ trở thành họa sĩ. Cho đến một hôm cậu vớ được một cuốn sách mỏng của Albert Einstein.
Trước đó, Jerome cũng đã đọc vài bài báo giới thiệu thuyết tương đối, nhưng không hiểu! Tại sao cây gậy co ngắn lại, hay thời gian co ngắn lại khi vận tốc tăng tới mức xấp xỉ vận tốc ánh sáng?
Cậu đọc đi đọc lại cuốn sách của A. Einstein, hi vọng sẽ hiểu rõ những điều kỳ lạ đó. Nhưng rồi vẫn chẳng hiểu gì cả! Bởi lẽ, cậu chưa nắm được các khái niệm nền tảng của thuyết tương đối.
“Chẳng hiểu gì cả! - GS Friedman kể - Thế nhưng điều đó không hề làm tôi nhụt chí. Trái lại, càng kích thích tôi thêm tò mò, thêm quyết tâm đi theo ngành vật lý.
Chỉ có vậy, tôi mới mong hiểu cặn kẽ thuyết tương đối. Tốt nghiệp trung học, tôi được cấp một suất học bổng để theo học khoa bảo tàng Học viện Nghệ thuật Chicago. Ông thầy dạy vẽ tha thiết khuyên tôi nên nhận ngay suất học bổng hậu hĩnh ấy. Nhưng tôi từ chối! Bởi vì tôi đã dứt khoát chọn khoa vật lý Đại học Chicago. Ở đó có Enrico Fermi giảng dạy.
Ông là một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất thế kỷ 20, đoạt giải thưởng Nobel năm 1938 khi mới 37 tuổi. Là người Ý, ông di cư sang Mỹ để thoát khỏi thảm họa phát xít ở châu Âu”.
Mặc cho ai bàn lùi, quyết không nửa đường bỏ cuộc
Đúng như Jerome mong đợi, khoa vật lý sôi động quá! Jerome được học hành tuyệt diệu tuy... quá khó! Khi bắt tay viết luận án tiến sĩ, Jerome mong được GS Enrico Fermi hướng dẫn anh. Anh không lạc quan đến mức tin chắc rằng một nhà vật lý tầm cỡ E. Fermi lại dễ dàng nhận anh làm học trò.
Nhưng cứ thử xem sao? Nào có mất gì! Bạo dạn bước tới trước ông, anh đưa ra đề nghị. Không ngờ ông nhận lời. Lòng anh bỗng ngập tràn một niềm vui sáng láng...
“Từ sự việc đó tôi rút ra bài học - GS Friedman nói - phải dám mạo hiểm. Dám làm những việc mà mình không chắc thành công. Dám chớp lấy thời cơ để vươn tới”.
Năm 1960, J. Friedman chuyển về Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Năm 1963, ông và Henri Kendall bắt đầu cộng tác với Richard Taylor và một số nhà vật lý khác tại Trung tâm máy gia tốc thẳng của Đại học Stanford ở bang California (SLAC).
Từ năm 1967 - 1975, MIT và SLAC tiến hành hàng loạt thí nghiệm nhằm kiểm chứng mô hình quark, tức mô hình cho rằng các “hạt cơ bản” như proton, neutron đều được cấu thành bởi các cấu phần còn “cơ bản” hơn nữa, đó là các quark.
Mô hình quark do Murray Gell-Mann độc lập với George Zweig (nhà vật lý Mỹ gốc Do Thái đoạt giải thưởng Nobel năm 1965) đưa ra, dựa trên suy đoán toán học theo lý thuyết nhóm, thoạt nhìn, rất đông các nhà vật lý cho là phi lý! Bởi vì, các quark có spin phân số (s =1/2) và, lạ lùng hơn, mang điện tích phân số: quark trên (up quark) mang điện tích +2/3 và quark dưới (down quark) mang điện tích -1/3.
Từ quark do Gell-Mann, nhà bác học Mỹ gốc Do Thái đoạt giải thưởng Nobel năm 1969, đặt ra khi ông chợt lóe lên trong đầu ý tưởng về một loại hạt cơ bản mới và bỗng nghe tiếng kêu “quác, quác, quác” của bầy vịt gần nhà.
Lúc đầu ông viết là kwork, về sau sửa lại là quark, do đọc được mấy câu thơ bằng tiếng Anh cổ, rất khó hiểu của James Joyce trong cuốn Finnegans Wake:
Three quarks for Muster Mark!
Sure he has not got much of a bark
And sure any he has it's all beside the mark.

Gell-Mann đặc biệt thích thú cụm từ “three quarks” (ba quark) bởi vì ông cho rằng proton và neutron đều cấu tạo từ ba hạt quark... Thật là một sự liên tưởng diệu huyền giữa sáng tạo khoa học và sáng tạo nghệ thuật. Từ quark trong câu thơ trên là để chỉ tiếng kêu của loài chim mòng biển.
Thiết kế và tiến hành các thí nghiệm kiểm tra tính đúng đắn của mô hình quark là một việc làm cực kỳ tinh tế. Hơn nữa, chưa chắc thành công. Do vậy, nhiều người nửa chừng bỏ cuộc.
Lễ trao tặng giải thưởng Nobel diễn ra tại Vương quốc Thụy Điển, đất nước Bắc Âu thanh bình. GS J. Friedman kể lại: “Đó là một tuần lễ tuyệt vời ở Stockholm với bao đại yến, tiểu yến!
Tuy nhiên, sự kiện nổi bật nhất vẫn là đại lễ quốc vương Thụy Điển trao tận tay giải thưởng Nobel cho những ai đoạt giải. Buổi lễ diễn ra trong sảnh lớn mái vòm Nhạc viện quốc gia, trang hoàng đầy hoa tươi.
Đến dự có hơn 2.000 quý ông, lễ phục đuôi tôm đen trang trọng, cùng quý bà váy chùng dạ hội thêu kim tuyến, trên tay, trên cổ lấp lánh những vòng, những nhẫn vàng, kim cương, hồng ngọc, bích ngọc, lục bảo ngọc...
Tiếng piano, violin vang lên tha thiết từng đợt, từng đợt dài. Vợ con tôi và tôi chưa bao giờ được nếm trải những phút giây cực kỳ lộng lẫy, hào hoa đến thế! Không hiểu sao, tôi bỗng nhớ lại tuổi ấu thơ nghèo túng của một cậu bé di cư gốc Nga cao lêu nghêu, thất thểu trong một hẻm cụt ngoại ô Chicago.
Rồi những tháng năm làm việc âm thầm, nhất quyết không chịu bỏ cuộc khi bao nhà vật lý đầy uy tín ra sức khuyên bảo tôi chớ nên lao vào cái công việc “phí công vô ích” ấy!
Nhớ lại bao bạn bè nửa đường rẽ ngang đi tìm những việc làm khác “sinh lợi” nhiều hơn là nghiên cứu... quark! Và rồi chẳng hiểu sao nước mắt cứ trào ra...”.
Ba buổi gặp gỡ tại Việt Nam
Chiều nay 26-7, GS Jerome Friedman, giải thưởng Nobel vật lý năm 1990, đến Quy Nhơn dự Gặp gỡ Việt Nam lần thứ XI về vật lý hạt cơ bản. Ông sẽ có buổi nói chuyện với những người yêu khoa học tại hội trường Quang Trung, Quy Nhơn lúc 15g ngày 28-7.
14g ngày 31-7, tại giảng đường 1 Trường đại học Khoa học tự nhiên ĐHQG TP.HCM, ông sẽ nói về hạt quark và con đường tiến lên của khoa học.
HÀM CHÂU

Giáo sư J. I. Friedman, người đoạt giải Nobel Vật lý 1990: Không bao giờ phí phạm khi đầu tư cho KH-CN

Vừa trở về từ Huế và Quảng Bình cùng vợ chồng Giáo sư Trần Thanh Vân, chiều 24-7, Giáo sư Jerome I. Friedman đã có một cuộc trao đổi rất cởi mở cùng các phóng viên về cuộc thi Olympic Vật lý quốc tế (IPhO) năm 2008 đang diễn ra ở Hà Nội, cơ hội để Việt Nam có 1 giải Nobel và cả những vấn đề có tính riêng tư…

* PV:
Là khách mời đặc biệt của IPhO, GS có nhận xét như thế nào về đề thi Vật lý năm nay và công tác tổ chức của nước chủ nhà Việt Nam?

* Giáo sư Jerome I. Friedman: Rất tiếc là tôi không tham gia làm đề thi và cũng không trực tiếp tham gia vào quá trình thi nên khó đánh giá được đề thi. Tuy nhiên, tôi rất ấn tượng với việc tổ chức IPhO của nước chủ nhà. Có thể nói các bạn đã tổ chức rất tốt kỳ thi này; đồng thời các thí sinh Việt Nam cũng như các nước đã tham gia cuộc thi đầy hứng thú và nỗ lực hết mình. Cũng xin nói thêm là trong mấy ngày qua, tôi đã đi Huế và Quảng Bình. Tiếp xúc với các bạn sinh viên – học sinh ở những nơi này, tôi thấy các sinh viên Việt Nam đều có nhiều khả năng và rất thông minh.
Giáo sư Jerome I. Friedman và Giáo sư Trần Thanh Vân trò chuyện cùng báo chí chiều 24-7.
Trong các buổi nói chuyện, tôi đã cố gắng thu hút mối quan tâm của các sinh viên đối với khoa học cũng như nhiều lĩnh vực khác, để các em xem khoa học như là một sự nghiệp. Việt Nam ngày nay cần có KH-CN để phát triển, vươn ra tầm thế giới. Vì thế, việc học sinh- sinh viên Việt Nam coi KH-CN là sự nghiệp của đời mình là một việc rất quan trọng.

* Thưa GS, Việt Nam có cơ sở để nhận giải Nobel khoa học trong tương lai không và con đường đến giải thưởng này sẽ như thế nào?
* Rất khó để tôi có thể đoán được nhưng tôi tin là những học sinh – sinh viên Việt Nam có khả năng đoạt được giải Nobel trong tương lai. Cách tốt nhất là khuyến khích học sinh giỏi trên con đường nghiên cứu khoa học trong mọi điều kiện, cho các em những cơ hội để có thể thực hiện được các nghiên cứu khoa học bởi chỉ có thể đoạt được giải Nobel với những công trình đặc biệt và rất quan trọng. Tôi tin là sẽ có giải Nobel nếu đất nước cho các em cơ hội. Tôi muốn lấy bản thân mình làm ví dụ: sinh trưởng trong một gia cảnh khó khăn, bản thân tôi cũng không có nhiều kiến thức cơ bản trong nhà trường. Tuy nhiên, cho dù khó khăn đến bao nhiêu thì tôi cũng cố giành được một học bổng toàn phần vào trường đại học. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã tiếp tục con đường nghiên cứu với sự giúp đỡ của Chính phủ và nếu không có sự giúp đỡ đó tôi không thể nào đoạt được giải Nobel.

* Có một nghịch lý là học sinh Việt Nam thường đoạt giải cao trong các kỳ Olympic quốc tế nhưng các công trình nghiên cứu khoa học được quốc tế biết đến rất hiếm hoi. GS có thể chia sẻ một vài ý kiến xung quanh thực tế này?

* Tôi thấy rằng vấn đề có lẽ nằm ở cách đầu tư cho khoa học. Tôi có thể lấy một ví dụ là Singapore, trước đây là một quốc gia nghèo nàn, không có tài nguyên thiên nhiên, đến cả nước sạch cũng không có. Tuy nhiên, đất nước này đã đầu tư mạnh mẽ vào khoa học kỹ thuật, nguồn nhân lực và bây giờ chúng ta thấy, Singapore đã trở thành nền kinh tế mạnh trên thế giới. Do đó, tôi muốn nói rằng, chúng ta không bao giờ phí phạm khi đầu tư vào KH-CN.

* Từng đến Việt Nam năm 2000, GS có sự so sánh nào về 2 thời điểm cách đây 8 năm?
* Đến thăm Việt Nam là một hạnh phúc lớn lao đối với tôi. So với 8 năm trước, vẫn những kiến trúc tương tự nhưng Việt Nam nhiều xe cộ hơn chứng tỏ nền kinh tế đang phát triển rất tốt. Tôi thấy rằng, các nhà Vật lý Việt Nam hiện nay đã biết hợp tác với các nhà Vật lý quốc tế trong các công trình nghiên cứu của họ và tôi thấy, đây là một điều rất tốt vì càng hợp tác nhiều với các nhà khoa học quốc tế thì khả năng nghiên cứu thành công càng cao.

* Được biết, trong ngày 23-7, trên đường từ Huế ra Quảng Bình, GS đã đề nghị dừng xe và đi bộ 2 lượt trên cầu Hiền Lương lịch sử. GS đã suy nghĩ gì khi đi trên chiếc cầu đó?
* Khi đi bộ trên chiếc cầu lịch sử đó, cảm giác của tôi là rất hạnh phúc. Tôi hạnh phúc vì bây giờ giữa Mỹ và Việt Nam đã có một nền hòa bình tồn tại một cách bền vững, giờ đây chúng ta có thể cùng nhau chung tay xây dựng những điều tốt đẹp nhất cho đất nước mình mà không còn lo sợ chiến tranh. Mặt khác, tôi đã đi bộ 2 lượt trên cầu Hiền Lương vì lúc đó, trong tôi có một cảm giác rất thoải mái. Ở Hà Nội cũng có cầu, và tôi đã từng đi bộ qua những chiếc cầu ở Hà Nội, nhưng không đâu có được cảm giác thanh bình như khi đi trên cầu Hiền Lương.

* Vào những năm 60 của thế kỷ trước, khi GS cùng các đồng nghiệp bắt đầu nghiên cứu công trình mà sau này đoạt giải Nobel Vật lý, là thời điểm mà cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam bắt đầu đi vào hồi quyết liệt. Lúc đó, GS đã quan tâm đến cuộc chiến này như thế nào?
* Vào thời gian ấy, tôi là một trong những người chống cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Vì kêu gọi phản chiến nên tôi đã bị bắt và bị giam một đêm. Đêm ở trong nhà tù đó, tôi đã ở cùng buồng giam và làm quen với một người rất nổi tiếng sau này. Đó là ông J. Kerry, người sau này trở thành Thượng nghị sỹ và là ứng cử viên Tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ cách đây 4 năm. Ông ấy cũng vì phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam nên đã bị bắt giam giống như tôi. Chúng tôi đã có một đêm rất thú vị ở trong nhà tù… 
Đ.LAN – T.LƯU (thực hiện)
 

Đoạt giải Nobel nhờ… làm trái lời nhà khoa học lỗi lạc

GS Friedman . Ảnh: Lê Anh Dũng
Từ một cậu HS mê vẽ tranh đến SV khoa Vật lý phải chật vật mới đuổi kịp bạn học cùng lớp, nhờ “đi ngược lại lời khuyên của các nhà khoa học lỗi lạc”, Jerome Issac Friedman đã đoạt giải Nobel Vật lý năm 1990 với phát kiến làm chấn động giới khoa học. GS. Friedman đã chia sẻ bí quyết thành công và con đường để Việt Nam giành giải Nobel trong tương lai. 
“Chưa từng thất bại, không thể có thành công!”
“Bất cứ nhà khoa học nào chưa từng thất bại thì cũng không thể đạt được thành công lớn.” – GS. Jerome I. Friedman đã nói như vậy về những thành công và thất bại trong cuộc đời mình. 
Ông cho rằng cần có những ý tưởng cách mạng trong khoa học nếu không nền khoa học sẽ chẳng bao giờ phát triển. Vấn đề ở chỗ bạn phải chấp nhận mạo hiểm để bước tới, bạn phải thử nghiệm những ý tưởng mới và phải sẵn sàng đối mặt với thất bại. 
Vào năm 1954, có nhiều lời nhận xét gây hoang mang về sự phân rã của một loại hạt vừa được khám phá và dẫn đến những cuộc tranh luận và suy đoán trong giới vật lý hạt nhân. 2 nhà vật lý trẻ T.D.Lee và C.N.Yang cho rằng nghịch lý này xuất phát từ sự không đảm bảo tính chẵn lẻ trong lực tương tác yếu và họ đề nghị cần có một vài thí nghiệm cho giả thuyết này. 
Lúc đó, khi phần lớn giới vật lý cho rằng định luật này là một nguyên tắc bất khả xâm phạm, GS. Friedman đã tham gia thực hiện các phép đo để thử nghiệm các giả thuyết táo bạo của Lee và Yang. 
Hầu hết các thành viên trong phòng thí nghiệm đều nghĩ rằng công việc này là phí thời gian. Thậm chí, sau cuộc tọa đàm về các phép đo mà nhóm ông đang thực hiện, một nhà khoa học lỗi lạc đã nói rằng bài nói chuyện của Friedman rất hay, nhưng công việc này sẽ chẳng đi đến đâu hết.  
Kết quả, nhóm của ông là một trong 3 nhóm đầu tiên đã chứng minh được sự không bảo toàn của tính chẵn lẻ trong lực tương tác yếu, và nhờ vào những thí nghiệm này, một lý thuyết mới về tính tương tác yếu đã được phát triển. 
GS. Friedman chia sẻ: “Các tư tưởng không dễ dàng bị thay đổi. Chúng ta chỉ có thể thay đổi chúng bằng những ý tưởng mới đầy sáng tạo nên bạn cần có đủ lòng dũng cảm và niềm tin". 
Khi chúng tôi tiến hành nghiên cứu công trình đoạt giải Nobel, mọi người đều cho rằng đây là ý tưởng điên rồ và lãng phí thời gian nhưng chúng tôi vẫn kiên trì theo đuổi. Kết quả phát hiện ra hạt Quark không chỉ làm sửng sốt giới khoa học mà ngay cả nhóm nghiên cứu chúng tôi cũng bất ngờ. 
“Nếu không đi ngược lại những lời khuyên đáng kính của các nhà khoa học lỗi lạc, tôi đã không thể chạm tay vào giải Nobel.” – GS. Friedman nói đùa. 
GS Friedman đam mê nghệ thuật, đặc biệt là vẽ tranh. Khi còn nhỏ, mặc dù gia đình rất nghèo nhưng bố mẹ ông vẫn không tiếc tiền đầu tư cho con theo đuổi niềm đam mê. 
Khi lên năm thứ 4 trung học, cậu HS Friedman lúc đó đã đọc cuốn sách nhỏ mang tên “Thuyết tương đối” nhưng chứa đựng cả bầu trời khoa học lớn của nhà bác học vĩ đại Albert Einstein và ông gần như bị mê hoặc bởi những kiến thức mới lạ trong đó. Sau đó ông dành cả mùa hè để nghiên cứu cuốn sách nhưng vẫn có những điều tôi chưa hiểu rõ. 
Vào ĐH, ông đã bỏ học bổng ngành nghệ thuật để theo học ngành Vật lý. Do không có đủ kiến thức nền về toán học và vật lý ở phổ thông nên cậu SV Friedman đã phải chật vật để bắt kịp với bạn bè cùng lớp. Đã có lúc ông tự hỏi liệu mình có chọn nhầm không nhưng vật lý với ông luôn là điều kỳ diệu, càng phức tạp càng thú vị. 
Việt Nam hoàn toàn có thể đoạt giải Nobel 
21h ngày 25/7, GS Jerome I. Friedman sẽ có buổi trò chuyện với các thí sinh dự thi Olympic Vật lý Quốc tế lần thứ 39 và tất cả công chúng đam mê khoa học tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Khán giả quan tâm có thể tới tham dự.
Để đoạt giải Nobel trong tương lai chính, Việt Nam phải biết động viên các SV nghiên cứu khoa học, hỗ trợ các em nhiều nhất, cho các em được làm những công việc tốt nhất sau khi tốt nghiệp. 
Đó là cách tốt nhất và cũng là duy nhất để đoạt giải Nobel bởi vì giải Nobel chỉ dành cho những công trình thực sự xuất sắc và nổi bật. GS Friedman đã đưa ra lời khuyên như vậy cho Việt Nam trên con đường tìm kiếm giải Nobel. 
Bản thân GS Friedman sinh ra trong một gia đình nhập cư nghèo ở thành phố Chicago. Bố mẹ ông là người gốc Nga, chuyển tới Mỹ đầu thế kỷ 20 và không được hưởng một nền giáo dục chính thống. 
Nếu ông không nhận được học bổng toàn phần rồi sau đó nghiên cứu nhờ sự hỗ trợ tài chính của chính phủ thì sẽ không bao giờ có giải Nobel cho phát kiến ra hạt Quark vào năm 1990. 
“Tôi đã gặp HS, SV ở Huế, Quảng Bình và rất ấn tượng với sự quan tâm tới khoa học của các em. Những câu hỏi các em đặt ra rất thú vị về lĩnh vực chuyên sâu mà các em yêu thích. Tôi tin rằng Việt Nam có rất nhiều HS tài năng.” 
Ở Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) nơi GS Friedman đang làm việc có những SV Việt Nam “rất thông minh và cực kỳ chăm chỉ”. Ông nói đùa: “Bạn còn mong đợi gì hơn ở các SV nữa?” 
Một trong những mục đích của cuộc đời GS Friedman là được thấy các công trình khoa học được thực hiện bởi những người trẻ tuổi nên ông đã đi rất nhiều nước trên thế giới để trò chuyện và động viên lớp trẻ yêu khoa học. 
Trong các bài nói chuyện của mình ở Việt Nam, GS Friedman luôn truyền cảm hứng cho SV để họ theo đuổi khoa học công nghệ như là sự nghiệp của đời mình bởi theo ông, với tốc độ phát triển kinh tế hiện nay, Việt Nam rất cần đầu tư vào lĩnh vực này. 
“Nhiều HS hỏi tôi làm sao một nước nghèo như Việt Nam có thể phát triển khoa học công nghệ. Tôi khẳng định rằng đầu tư vào khoa học sẽ nhận lại những lợi ích kinh tế lớn trong tương lai. Với nỗ lực của bản thân, sự quan tâm của nhà nước và các tổ chức, các em hoàn toàn có thể đạt được thành công. Đây là sự đầu tư tốt nhất mà một quốc gia có thể làm.” – GS. Friedman nhấn mạnh.
GS Friedman thường lấy Singapore là hình mẫu một quốc gia thịnh vượng nhờ đầu tư cho giáo dục và con người. Đảo quốc sư tử này có diện tích nhỏ, dân cư ít, không hề có tài nguyên thiên nhiên, thậm chí nước ngọt cũng phải mua nhưng đã vươn lên trở thành một nền kinh tế mạnh. 
GS Friedman nhấn mạnh: “Việt Nam có lợi thế là có nền giáo dục tốt, những con người thông minh. Điều các bạn cần là đầu tư đúng đắn cho khoa học.” 
Trở lại Việt Nam lần này sau 8 năm, GS Friedman nhận thấy các nhà vật lý Việt Nam đã biết bắt tay phối hợp với các nhà khoa học nước ngoài trong những dự án mang tầm cỡ quốc tế. Theo ông, đây là một nhân tố quan trọng vì nó mở ra nhiều cơ hội thành công hơn khi các nhà khoa học Việt Nam càng hội nhập sâu hơn vào giới khoa học toàn cầu.
  • Lan Hương
(Theo VietNamNet.vn)

Hỏi chuyện GS Jerome Friedman, khách mời danh dự của IPhO 2008
"Nghiên cứu khoa học là niềm vui bất tận"

Cập nhật: Thứ sáu, 25/7/2008 | 12:00:00 Sáng
GS Friedman chụp ảnh với SV Việt Nam sau khai mạc IPhO 2008. GS Friedman chụp ảnh với SV Việt Nam sau khai mạc IPhO 2008.
GS Jerome Friedman là khách mời danh dự của Olympic Vật lý quốc tế (International Physics Olympiad, viết tắt là IPhO) được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 20 đến 29-7. Nhà vật lý đoạt Giải Nobel ấy nói chuyện tại Huế chiều 22-7 về Con đường dẫn tới Giải Nobel và tại Hà Nội tối 25-7 về Những chân trời trong vật lý hạt.

 
Là người quen biết GS Jerome Friedman đã tám năm, tôi muốn kể lại đôi điều về cuộc đời không "xuôi chèo mát mái" của ông, qua đó, các bạn trẻ nước ta có thể rút ra nhiều điều bổ ích...

Thời niên thiếu nơi phố hẻm

Hạ tuần tháng 7, GS Jerome Friedman, Giám đốc Viện Vật lý thuộc Viện Công nghệ Massachusetts, đến Việt Nam lần thứ hai, với tư cách khách mời danh dự của IPhO.

Ðúng tám năm về trước, hạ tuần tháng 7-2000, ông có mặt tại Hà Nội, dự Gặp gỡ Việt Nam lần thứ tư về vật lý hạt và vật lý thiên văn. Vào dịp ấy, theo lời gợi ý của GS Trần Thanh Vân, tôi "tháp tùng" vợ chồng GS Friedman đi thăm vịnh Hạ Long. Suốt chặng đường dài mấy trăm cây số đi  về, cũng như trong những giờ lênh đênh trên mặt vịnh biếc xanh, ngắm những hòn đảo đá vôi hình thù kỳ lạ, rồi ghé lên thăm động Thiên Cung, hang Ðầu Gỗ, tôi luôn tranh thủ cơ may hiếm có đó để hỏi chuyện ông bà. Năm 2001, tôi lại gặp ông tại Paris trong một Hội nghị quốc tế về vật lý năng lượng cao...

- Tôi sinh ra ở Chicago - ông kể - trong một gia đình người Nga di cư. Cha tôi sang Mỹ năm 1913. Một năm sau, mẹ tôi sang. Bà đi trên con tàu Lu-si-ta-ni-a, một trong những chuyến cuối cùng, bởi vì, sau đó là Chiến tranh thế giới thứ nhất, con tàu này bị đắm! Lúc bấy giờ, chưa nổ ra Cách mạng Tháng Mười. Cha mẹ tôi di cư khỏi nước Nga chỉ vì lý do kinh tế. Ông bà là những người Nga không được học hành đến nơi đến chốn, tuy nhiên, sau khi đặt chân lên đất Mỹ, thì rất cố gắng học tiếng Anh và tự mình đọc sách để mở mang hiểu biết...

Jerome lớn lên trong khu ngoại ô phía tây Chicago, chơi rông với đám trẻ hè phố. Cậu theo học tiểu học, trung học tại các trường do tiểu bang mở, tuy không phải đóng tiền học phí, nhưng chất lượng quá thấp. Ðó là những năm đại suy thoái kinh tế ở Mỹ. Ngay người dân bản địa cũng gặp khó khăn. Huống chi dân di cư...

- Ðiều tôi có thể chia sẻ với các bạn trẻ Việt Nam là - GS Friedman tâm sự - dù các bạn có phải trải qua thời thơ ấu và niên thiếu vất vả, đau buồn chăng nữa, thì cũng chẳng bao giờ vì thế mà nản lòng, thoái chí...

Tự chọn hướng đời

Jerome ham thích vẽ. Thời trung học, cậu theo một lớp vẽ, ngày nào cũng vẽ vời thoải mái mấy tiếng đồng hồ. Cậu mơ thành họa sĩ. Cho đến một hôm cậu "vớ" được cuốn sách mỏng của Albert Einstein!

Trước đó, Jerome cũng đã đọc vài bài báo giới thiệu lý thuyết tương đối. Nhưng không hiểu nổi! Tại sao cây gậy co ngắn lại, hay cây kim đồng hồ quay chậm lại, khi vận tốc tăng tới mức xấp xỉ vận tốc ánh sáng? Cậu đọc đi đọc lại cuốn sách của A. Einstein, hy vọng sẽ hiểu rõ những điều kỳ lạ kia. Nhưng rồi vẫn chẳng hiểu gì! Bởi lẽ, cậu chưa nắm được các khái niệm cơ sở của thuyết tương đối.

- Chẳng hiểu gì cả! - GS Friedman nói. - Thế nhưng điều đó không hề làm tôi nản chí! Trái lại, càng kích thích tôi thêm tò mò, thêm quyết tâm đi vào ngành vật lý. Chỉ có vậy, tôi mới mong hiểu cặn kẽ thuyết tương đối. Tốt nghiệp trung học, tôi nhận được một suất học bổng của Khoa Bảo tàng Học viện Nghệ thuật Chicago. Ông thầy dạy vẽ tha thiết khuyên tôi nên nhận ngay suất học bổng ấy! Nhưng tôi từ chối, vì đã dứt khoát chọn Khoa Vật lý Ðại học Chicago. Ở đó có GS Enrico Fermi giảng dạy. Ông là một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất thế kỷ 20, đoạt Giải Nobel năm 1938, khi mới 37 tuổi. Là người Italia, ông di cư sang Mỹ để thoát khỏi thảm họa phát-xít ở châu Âu.

Chủ động tìm thầy giỏi

Khoa Vật lý - đúng như Jerome mong đợi - là một khoa sôi động. Bước vào khoa năm 1950, Jerome được học hành với chất lượng tuyệt diệu tuy... quá khó! Thời trung học, anh đã không được trang bị đủ kiến thức toán, lý. Cũng có lúc anh băn khoăn tự hỏi: Phải chăng mình chọn nhầm ngành? Nhưng rồi anh gạt bỏ ngay cái ý nghĩ "bàn lùi" đó. Anh thật sự mê môn vật lý cơ mà? Thế thì, chỉ còn cách phải học hết mình! Vậy là anh vượt qua tất cả các kỳ thi.

Khi bắt tay viết luận án tiến sĩ, Jerome muốn đề nghị GS Fermi hướng dẫn anh! Anh không lạc quan đến mức tin chắc rằng, một nhà vật lý lỗi lạc như Fermi lại dễ dàng nhận anh làm học trò. Nhưng cứ thử xem sao? Nào có mất gì! Bạo dạn bước tới trước ông, anh đưa ra đề nghị. Không ngờ ông nhận lời! Lòng anh bỗng ngập tràn một niềm vui huyền diệu...

- Từ sự việc đó - GS Friedman nói -  tôi tự rút ra bài học cho mình và, giờ đây, cũng có thể chia sẻ với các bạn trẻ Việt Nam, là: Phải dám mạo hiểm! Dám làm những việc mà mình không chắc thành công! Dám chớp lấy thời cơ để vươn tới, dù thời cơ ấy rất mong manh! Ðược Fermi hướng dẫn, nhãn quan vật lý của tôi thay đổi nhiều. Bảo vệ xong luận án, tôi tiếp tục làm việc tại Phòng thí nghiệm mang tên Fermi. Nhưng, thật đau lòng, năm 1954, Fermi đột ngột qua đời, khi ông mới 53 tuổi!...

Lý thuyết "già nua" ắt phải nhường đường cho tư tưởng mới

Sau khi Fermi mất, TS Friedman làm việc bên cạnh GS Val Talegdi, một nhà vật lý trẻ đầy tài năng. Lúc bấy giờ, hai nhà vật lý người Mỹ gốc Hoa là Lý Chính Ðạo (TSung-Dao Lee) và Dương Chấn Ninh (Chen Ning Yang) vừa công bố một khám phá hết sức táo bạo. Hai ông nêu lên ý tưởng - dường như là nghịch lý - về sự không bảo toàn tính chẵn lẻ trong tương tác yếu! Ðồng thời, gợi ý cách làm thí nghiệm kiểm tra. Giới vật lý thời ấy hầu hết đều cho rằng các hiện tượng vật lý đối xứng qua gương là một "nguyên lý thiêng liêng bất khả xâm phạm"! Thế nhưng, Lý và Dương lại không nghĩ thế, ít nhất là trong trường hợp tương tác yếu!

GS Talegdi thử hỏi xem TS Friedman có vui lòng cùng ông tiến hành các phép đo kiểm tra tiên đoán lý thuyết của Lý và Dương (vốn cũng là sinh viên Ðại học Chicago). Cả phòng thí nghiệm hầu như ai ai cũng coi đó là một việc làm... "phí thì giờ"! Sau khi nghe Friedman trình bày tại xê-mi-na về ý đồ làm thí nghiệm, một vị giáo sư đáng kính liền đến "bảo nhỏ" anh: "Rồi cậu sẽ chẳng tìm thấy điều gì thú vị đâu!".

- Chúng tôi là một trong ba ê-kíp thực nghiệm sớm xác nhận tiên đoán của Lý và Dương.

Từ đó, lý thuyết mới về tương tác yếu - một trong bốn tương tác, hay còn gọi là bốn lực, trong tự nhiên - phát triển rất nhanh. Năm 1957, Lý và Dương đoạt Giải Nobel. Qua việc ấy, tôi tự rút ra bài học cho mình và, giờ đây, cũng có thể chia sẻ với các nhà vật lý trẻ Việt Nam, là: Những người làm thực nghiệm cần phải dũng cảm lao vào kiểm tra những tiên đoán mới về lý thuyết, cho dù những tiên đoán "lạ lùng" đó có bị số đông bác bỏ! Tiến bộ trong khoa học chỉ có thể đạt được khi những lý thuyết cũ kỹ "già nua" nhường đường cho những tư tưởng mới mẻ "trẻ trung"...

Chớ nửa đường bỏ cuộc

Năm 1960, G.Friedman chuyển về Viện Công nghệ Massachusetts (viết tắt là MIT). Năm 1963, ông và Henri Kedall bắt đầu cộng tác với Richard Taylor và một số nhà vật lý khác tại Trung tâm Máy gia tốc thẳng trong khuôn viên Ðại học Stanford ở bang California (viết tắt là SLAC).

Từ 1967 đến 1975, MIT cùng SLAC tiến hành hàng loạt thí nghiệm chung, nhằm kiểm tra mô hình quark, tức mô hình cho rằng các hạt cơ bản như proton, norton đều được cấu thành bởi các cấu phần còn "cơ bản" hơn nữa, đó là các hạt quark. Mô hình quark do Gell-Mann đưa ra, dựa trên suy đoán toán học.

Thoạt nhìn, nhiều nhà vật lý cho là phi lý! Bởi vì, theo tiên đoán đó, các quark có spin phân số và, lạ lùng hơn, mang điện tích phân số!  Thiết kế và tiến hành các thí nghiệm kiểm tra tính đúng đắn của mô hình quark là một việc làm cực kỳ tinh tế. Hơn nữa, chưa chắc sẽ thành công! Do vậy, nhiều người nửa chừng bỏ cuộc! Ðể dễ hình dung mức độ bé nhỏ của hạt quark, ta hãy tưởng tượng: Nếu một nguyên tử các-bon được phóng đại lên bằng Trái đất, thì lúc ấy, hạt quark mới có đường kính tối đa là... 5 mi-li-mét!

Năm 1990, G. Friedman, H. Kedall và R. Taylor đoạt Giải Nobel về vật lý, bởi vì họ là những người đầu tiên "sờ mó" được quark, bằng cách dùng những chùm hạt electron và neutrino, với vận tốc xấp xỉ vận tốc ánh sáng, để bắn phá vào norton và proton! Tất nhiên, đìều ấy chỉ có thể thực hiện được trong các máy gia tốc hiện đại nhất. - Ðó là một tuần lễ tuyệt vời ở Stockholm! - Gs Friedman kể lại. - Những cuộc nói chuyện, họp báo, tiếp khách, những ga-la, đại yến trong cung điện hoàng gia.

Tuy nhiên, sự kiện nổi bật nhất vẫn là buổi đại lễ Quốc vương Thụy Ðiển trao tận tay Giải Nobel cho những ai đoạt giải. Buổi lễ diễn ra trong sảnh lớn nhạc viện, trang hoàng đầy hoa tươi. Ðến dự có hơn hai nghìn quý ông lễ phục đuôi tôm đen, trang trọng, cùng quý bà váy chùng dạ hội, cực kỳ hào hoa. Tiếng piano, violon vang lên từng đợt, từng đợt. Tôi và gia đình tôi chưa bao giờ trải qua những phút giây huy hoàng đến thế! Và, không hiểu sao, tôi bỗng nhớ lại tuổi thơ nghèo túng của mình ở ngoại ô Chicago. Rồi những tháng năm cực nhọc, khi bao nhà vật lý đầy uy tín ra sức khuyên bảo tôi chớ nên lao vào làm cái việc "phí thì giờ" kia! Nhớ lại bao bạn bè nửa đường bỏ cuộc để đi tìm những việc làm khác "sinh lợi" nhiều hơn nghiên cứu quark!...

Ðôi điều nhắn gửi

Cuối cùng, qua Internet, tác giả bài báo này đề nghị GS Friedman nhắn gửi đôi điều đến tuổi trẻ Việt Nam. Và, sau đây là lời ông. - Việt Nam - ông nói - là một trong những nước kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Nhưng, để cho bước tiến ấy được vững bền, cần phải tiếp tục mở mang khoa học và công nghệ.

Là giáo sư đại học, trước hết, tôi muốn nhắn gửi đôi lời đến các bạn sinh viên. Các bạn cần trau dồi năng lực chuyên môn để sau này làm giàu cho đất nước các bạn và, đồng thời, có thể làm giàu cho hiểu biết của cả loài người. Ðiều tôi muốn nhắn gửi đến các bạn là: Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các bạn phải học thật giỏi. Khi đã ra đời, thì phải tận tụy với nghề. Rồi sẽ đến lúc, các bạn làm được cả những điều mà chính mình chưa từng mơ ước! Tương lai thuộc về các bạn! Trước hết, các bạn phải có ước mơ. Nhưng, chính lòng đam mê và sức lao động chăm chỉ, bền bỉ mới biến ước mơ thành hiện thực. Nghiên cứu khoa học là nguồn vui bất tận! Khi các bạn trở thành nhà phát minh, thành người đầu tiên trên thế giới khám phá ra một điều nào đó bí ẩn của tự nhiên, thì niềm vui quả là không sao tả xiết. Mong sao nhiều bạn trẻ Việt Nam, rồi đây, sẽ được trải qua niềm vui sướng diệu huyền cao quý ấy!... 
                                                                           Theo ND



-84:Claude Bernard
Claude_Bernard_1791.jpg 
1813-1878
Pháp
 

Claude Bernard (12 tháng 7 năm 1813 - 10 tháng 2 năm 1878) là một nhà sinh lý học người Pháp. Ông được nhà sử học I. Bernard Cohen của Đại học Harvard gọi là "một trong những người đàn ông vĩ đại nhất của khoa học". Một trong những thành tựu của ông là lần đầu tiên đề nghị việc ứng dụng các thử nghiệm mù (blind experiment) để đảm bảo tính khách quan của việc nghiên cứu khoa học. Ông là người đầu tiên định nghĩa thuật ngữ milieu interieur; (giới khoa học hiện nay gọi là cân bằng nội môi (homeostasis), do Walter B. Cannon đưa ra).
Ông là người đầu tiên khám phá ra glycogen và miêu tả về chức năng của nó trong gan tại một bài báo đề ngày 21 tháng 3 năm 1857.
Theo wikipedia.

Claude Bernard

Tiêu đề
Giáo sư danh dự
Văn phòng :
367 Compton
Hộp thư :
Phòng Vật lý, CB 1105
Đại học Washington
Một Brookings Drive
St. Louis, MO 63130-4899, Hoa Kỳ
Điện thoại :
(314) 935-6280
Số fax :
(314) 935-6219

Sở thích nghiên cứu

Nghiên cứu của Giáo sư Bernard tập trung chủ yếu vào những tác động không hiệu quả của những tương tác mạnh mẽ. Phần lớn công việc này là số, sử dụng các kỹ thuật của lý thuyết đo lưới. Trong những năm gần đây, ông đã cộng tác trong các tính toán số với các thành viên của sự hợp tác MILC, trong đó bao gồm các giáo sư và các nhà nghiên cứu cao cấp tại một số trường đại học khác của Mỹ. Một mối quan tâm đặc biệt là tính toán các tác động của các tương tác mạnh mẽ trên các quá trình tương tác yếu liên quan đến các quark. Những tính toán như vậy là rất quan trọng cho việc giải thích các thí nghiệm tương tác yếu và cuối cùng có thể chỉ ra vật lý mới ngoài Mô hình Chuẩn của vật lý hạt. Các lợi ích nghiên cứu khác bao gồm nghiên cứu về những người mắc bệnh chiral (trích xuất thông tin vật lý về các tương tác mạnh mẽ từ các nguyên tắc đối xứng) và các tính toán nhiễu loạn cần thiết để liên kết các kết quả mạng với các câu trả lời liên tục.

Ấn phẩm

Ấn phẩm của Claude Bernard

Giáo dục

1976 Tiến sĩ, Đại học Harvard, Cambridge, Massachusetts (Cố vấn luận văn: Steven Weinberg)
1972 AB, Đại học Harvard, Cambridge, Massachusetts (Summa Cum Laude, Phi Beta Kappa, 1971)

Lịch sử chuyên nghiệp

1990-nay Giáo sư, Đại học Washington
1988-1990 Phó Viện trưởng Viện Vật lý lý thuyết, Santa Barbara
1986-1990 Giáo sư, UCLA
1983-1986 Phó giáo sư, UCLA
1978-1983 Trợ lý giáo sư, UCLA
1976-1978 Hiệp hội nghiên cứu, Đại học Columbia
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét