Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018

SỰ NGU XUẨN CỦA CUỘC SỐNG 27

-Xét được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! 
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn? 

-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
IWO JIMA

Trận Iwo Jima và vị tướng đặc biệt của Nhật Bản

Việc sử dụng vị tướng do chính người Mỹ "đào tạo", đã giúp quân Nhật biến Iwo Jima thành mồ chôn hàng ngàn Thủy quân Lục chiến Mỹ.
Một trong hai vị tướng Nhật Bản chỉ huy Trận Iwo Jima là Tadamichi Kuribayashi, ông sinh ngày 7/7/1891. Tướng Tadamichi là một trong những vị tướng nổi danh nhất của Quân đội Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, tên tuổi ông luôn đi kèm với trận Iwo Jima, chiến trường duy nhất ở Mặt trận Thái Bình Dương mà thương vong của quân Mỹ cao hơn cả của Nhật. Nguồn ảnh: Wiki.
Tốt nghiệp trường Sĩ quan Lục quân tại Nagano vào năm 1914 với chuyên ngành Kỵ binh, Tadamichi là một trong những học viên ưu tú nhất được nhận thanh gươm tốt nghiệp từ chính tay Thiên hoàng Đại Chính của Nhật Bản. Từ năm 1928, ông trở thành tùy viên quân sự của Nhật tại Washington, Mỹ và hiểu rõ văn hóa Mỹ trong thời gian ba năm sinh sống tại đây trước khi được chuyển tới Canada và trở thành tùy viên quân sự đầu tiên của Nhật tại nước này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong trận Iwo Jima, ông được giao chỉ huy một lực lượng gồm 21.000 quân nhưng không có không quân và hải quân yểm trợ. Biết chắc sẽ nắm phần thua trong tay nhưng Tadamichi vẫn hi vọng rằng nếu gây ra thương vong thật lớn cho Mỹ thì Quân đội Mỹ sẽ "chùn chân", không dám tấn công vào lãnh thổ Nhật Bản. Nguồn ảnh: Quora.
Cũng trong trận này, Tadamichi đã tổ chức một chiến thuật phòng thủ mới, chưa từng có tiền lệ trên Mặt trận Thái Bình Dương đó là phòng thủ chiều sâu để hạn chế hiệu quả của hải pháo cũng như phi pháo của quân đội Mỹ. Ngoài ra, trận Iwo Jima cũng là trận chiến quân Nhật chơi "quân tử" khi Tadamichi cấm lính của mình chiến đấu theo kiểu tự sát, tránh làm hao quân vô ích. Nguồn ảnh: Taku.
Sát cánh bên cạnh Tadamichi là Nishi Takeichi. Đây cũng là một sĩ quan chỉ huy cực kỳ tài giỏi của Nhật dù chỉ mang quân hàm Đại tá khi trận Iwo Jima diễn ra. Giống với Tadamichi, Nishi cũng là người hiểu rõ văn hóa Mỹ với một thời gian dài tham gia học tập và thi đấu môn Cưỡi ngựa ở Thế vận hội Los Angeles năm 1932. Nguồn ảnh: Wiki.
Mặc dù không có thành tích xuất sắc cho lắm khi theo học tại trường Sĩ quan Lục quân Đế quốc Nhật Bản vào năm 1920, chỉ xếp thứ 13 trên tổng số 19 học viên cùng lớp nhưng những gì Nishi Takeichi thể hiện trên chiến trường thực chiến lại rất ấn tượng khiến ông được thăng cấp vù vù. Nguồn ảnh: Wiki.
Thời gian học tập và thi đấu tại Mỹ giúp Nishi Takeichi hiểu ra một điều đó là người Mỹ luôn sợ những thứ gì đó kéo dài, đặc biệt là một trận đánh lâu la mất thì giờ với thương vong tăng cao. Giống với Tadamichi, Nishi Takeichi hiểu Iwo Jima sẽ là trận đánh cuối cùng của đời mình vì với tương quan lực lượng quá chênh lệch, Nhật Bản không thể thắng được Mỹ tại Iwo Jima. Nguồn ảnh: Wiki.
Tuy nhiên, ông vẫn hy vọng sẽ cầm chân được
Thủy quân Lục chiến Mỹ tại Iwo Jimacàng lâu càng tốt, và phải gây thương vong cho quân Mỹ ở mức tối đa nhằm vực lại tinh thần chiến đấu của binh lính Nhật, dập tắt nhuệ khí của lính Mỹ và làm các tướng Mỹ phải run sợ khi muốn tấn công vào nội địa Nhật Bản. Nguồn ảnh: Pinterest.
Là người mang tư tưởng nhân văn, Nishi Takeichi cũng cấm tuyệt đối các binh sỹ của mình được tổ chức các cuộc tấn công cảm tử vô ích, quan điểm của ông khá giống với tướng lĩnh Mỹ ở chỗ thay vì chết một cái chết vinh quang, hãy tìm cách sống sót và tiếp tục cống hiến cho tổ quốc. Nguồn ảnh: Nippon.
Dưới sự chỉ huy tài tình của hai vị tướng mang tư tưởng phương Tây, Iwo Jima dù chỉ là một hòn đảo núi lửa khô cằn sỏi đá đã biển thành một pháo đài phòng thủ chiều sâu với lớp phòng thủ đầu tiên được đặt ở trung tâm hòn đảo này và lớp phòng thủ thứ hai được đặt dọc dãy núi Motoyama và các lô cốt được khoét xâu vào trong núi đá, khiến pháo binh Mỹ hoàn toàn vô dụng. Nguồn ảnh: Wiki.
Từ trên ngọn núi Motoyama (phía xa của bức hình) pháo binh Nhật Bản hoàn toàn có thể nã những phát bắn chí tử xuống phía lính Mỹ đang chật vật tìm cách chọc thủng tuyến phòng thủ đầu tiên ở trung tâm hòn đảo này. Nguồn ảnh: Youtube.
Tổng cộng, phía Mỹ đã huy động tới 110.000 lính và hơn 500 tàu chiến các loại vào trận chiến này trong khi đó phía Nhật chỉ có khoảng 21.000 quân. Nguồn ảnh: Ibili.
Thế nhưng kết quả cực kỳ bất ngờ đó là phía Nhật với lực lượng ít hơn đã gây tổn thất tới 25.000 quân chi Mỹ bao gồm cả bị thương lẫn thiệt mạng. Trong khi đó phía Nhật chỉ chịu thương vong có 18.000 người. Đây rõ ràng là một thành tích đáng nể mà ngoài Tadamichi và Takeichi ra, không có một vị tướng nào của Nhật Bản có thể làm được điều tương tự trên Mặt trận Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Legend.
Nhiều sử gia Mỹ cho rằng, chính việc thương vong quá lớn của Mỹ tại Iwo Jima trở nên cao bất thường so với những trận đánh khác giữa Mỹ và Nhật tại Thái Bình Dương đã khiến nước Mỹ cân nhắc việc sử dụng bom nguyên tử để giảm thiểu cả về thương vong cũng như thời gian cho Quân đội Mỹ trong việc buộc Nhật Bản phải đầu hàng. Tới nay, tư tưởng quân sự vượt thời đại của Tướng Tadamichi và Đại úy Takeichi vẫn được người Nhật ghi nhận và sử dụng như một ví dụ trong quá trình đào tạo tướng lĩnh của mình. Nguồn ảnh: Flickr.
Tuấn Anh

Ảnh cực hiếm trận đánh đẫm máu Iwo Jima, Nhật Bản

Trận chiến Iwo Jima được xếp vào hàng những trận đánh đẫm máu nhất chiến tranh thế giới thứ hai trên mặt trận Thái Bình Dương.
Iwo Jima là một hòn đảo có vị trí chiến lược nằm phía đông nam Nhật Bản, từ các sân bay trên đảo này phát xít Nhật có thể cho phép máy bay tiêm kích cất cánh đánh chặn các máy bay ném bom tầm xa của Mỹ và cũng từ vị trí này người Mỹ có thể xây sử dụng như một bàn đạp để cất cánh các máy bay ném bom vào đất Nhật. Nguồn ảnh: CNN.
Với tầm quan trọng mang tính chiến lược đó, người Mỹ đã đổ vào đây 110.000 quân mở ra trận Iwo Jima từ ngày 19/2 đến ngày 26/3 thì hoàn toàn chiếm được hòn đảo này. Tuy nhiên, thương vong của cả hai bên là rất lớn. Nguồn ảnh: Nationswiki.
Iwo Jima là một hòn đảo núi lửa có rất ít cây cối che chắn, phía nam hòn đảo có một ngọn núi mang tên Suribachi cao khoảng 160 mét với dày đặc các công sự của Nhật nã đạn thẳng xuống bãi biển nơi lính Mỹ đổ quân vào đảo. Nguồn ảnh: Akabo.
Thương vong trong những ngày đầu tiên của phía Mỹ trong trận đánh đẫm máu nhất mặt trận Thái Bình Dương này là rất lớn, các tuyến phòng thủ dọc bãi biển của Nhật dù được bố trí sơ sài nhưng đã hiệu quả ngoài sự mong đợi và cầm chân được người Mỹ trên bãi biển một thời gian dài hơn dự kiến. Nguồn ảnh: Ibib.
Trong lúc đó, các trọng pháo cỡ lớn kèm theo các súng máy, các súng bắn tỉa được bố trí trên đỉnh Suribachi liên tục nã đạn xuống khu vực này. Lính Mỹ phải tận dụng từng hố bom làm hố cá nhân để trú ẩn và vừa giao tranh vừa tranh thủ đào... hố cá nhân để tránh bom từ trên đỉnh núi dội xuống. Nguồn ảnh: Times.
Mỗi boong-ke của quân Nhật đều được nối với nhau bằng hệ thống hầm ngầm, mỗi khi phía Mỹ quét sạch một boong ke này thì ngay lập tức các lực lượng hỗ trợ của Nhật sẽ di chuyển qua các hầm ngầm để tiếp tục tác chiến lại tại chính boong ke đó khiến lính Mỹ hoàn toàn bị bất ngờ. Nguồn ảnh: Marinecorps.
Ngay trong ngày đầu tiên, lực lượng Mỹ đã chiếm được toàn bộ bãi biển nhưng cũng hứng chịu tổn thất nặng nề với hơn 500 lính thiệt mạng và gấp 3 lần số đó đã bị thương. Đêm đến lính Mỹ co cụm lại với nhau để chờ các cuộc tấn công đêm của Nhật, nhưng phía Nhật lại không tấn công ồ ạt vào ban đêm như thường thấy mà lại cử trinh sát pháo binh bò xuống bãi biển và chỉ điểm cho các trọng pháo và cối từ trên núi nã xuống gây tổn thất cực kỳ nặng nề cho người Mỹ. Nguồn ảnh: Iwojima.
Ngay sau khi chiếm được bãi biển với thương vong nặng nề, người Mỹ lập tức đánh chiếm
núi Suribachiđể dập tắt toàn bộ hỏa lực của địch đang ngày đêm nã xuống bãi biển. Nguồn ảnh: Historylink.
Với 2.000 lính cùng hệ thống hầm ngầm 7 tầng được gia cố chắc chắn, lực lượng Nhật đã tham chiến theo kiểu du kích thoắt ẩn thoắt hiện, thậm chí có những lúc còn buộc lính Mỹ phải chiến đấu theo kiểu giáp lá cà đầy đẫm máu. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Đến tận ngày 23/2 phía Mỹ mới cắm được ngọn cờ lên đỉnh núi Suribachi báo hiệu họ đã chiếm được đỉnh núi này. Thực tế thì đúng là người Mỹ đã chiếm được đỉnh núi Suribachi nhưng xung quanh sườn núi quân Nhật vẫn ào ra từ các hầm ngầm tấn công dữ dội khiến lính Mỹ phải chật vật chống trả. Nguồn ảnh: ABC.
Chính thức, phía Mỹ chỉ cần khoảng 1 tuần để đánh bại những cụm phòng thủ chính của Nhật trên toàn bộ đảo, tuy nhiên từ những boong ke lẻ tẻ phía Nhật vẫn ào ra tấn công với những nhóm nhỏ theo lối đánh du kích khiến người Mỹ phải tốn thêm cả tháng trời nữa mới hoàn toàn làm chủ được hòn đảo này. Nguồn ảnh: Oldmagazine.
Tổng kết lại, phía Nhật mất 20.000 trong tổng số 22.000 quân của họ đồn trú tại đây, trong đó có tới 12.000 lính mất tích. Phía Mỹ mất hơn 6.000 quân và khoảng 20.000 người bị thương. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chiếm được đảo Iwo Jima, người Mỹ ngay lập tức xây dựng một sân bay dã chiến và sử dụng các pháo đài bay B-29 oanh tạc trực tiếp vào Tokyo. Nguồn ảnh: CNN.

  
Battle of Nagashino 1575

Trận Nagashino 

Trận Nagashino (長篠の戦い Nagashino no Tatakai) diễn ra vào năm 1575 gần lâu đài Nagashino (長篠城) trên đồng bằng Shitaragahara (設楽原) ở tỉnh Mikawa (三河), Nhật Bản. Quân của Takeda Katsuyori (武田勝頼) đã bao vây lâu đài từ ngày 17 tháng 6; Okudaira Sadamasa (奥平貞昌), một thuộc tướng của Tokugawa, chỉ huy quân phòng thủ. Quân Takeda tấn công lâu đài vì nó đe dọa đường tiếp viện cho quân của ông.

Diễn biến

Năm 1575, tại vùng Mikawa, quân của Takeda Katsuyori bất ngờ tấn công thành Nagashino vào ngày 17 thánh 6. Okudaira Sadamasa,một chư hầu của Tokugawa đã chỉ huy phòng thủ trong suốt thời gian thành bị quân Takeda liên tục công kích một cách dữ dội.
Liên minh 2 nhà Oda-Tokugawa đã nhanh chóng phái quân chi viện tới Nagashino. Cuối cùng, chiến thắng cũng thuộc về đội quân phía tây của Oda Nobunaga khi ông đã sử dụng súng hỏa mai để tiêu diệt đội kị binh của dòng họ Takeda và đó cũng là bước ngoặt quan trọng trong chiến tranh của Nhật sau này. Quân Takeda Katsuyori sử dụng chiến thuật kị binh từ thời của cha ông là Takeda Shingen để lại. Còn Oda đã sử dụng những tay súng hỏa mai xếp hàng sau những hàng cọc nhọn bằng gỗ rồi luân phiên từng tốp bắn, từng tốp nạp đạn. Chiến thuật này đã đập tan đội kị binh thiện chiến của Takeda để giành lấy thắng lợi.
Quân liên minh Oda-Tokugawa tổng cộng là 38000 quân tham chiến. Ban đầu quân Takeda là 15000 quân bao vây thành, trong khi quân Oda-Tokugawa chỉ có 12000 quân. Quân Oda -Tokugawa đặt nằm ở phía sau Rengogawa,1 con sông nhỏ với hai bên bờ trơn và dốc đứng.
Để bảo vệ cho những tay súng, Nobunaga đã cho xây lên những hàng cọc gỗ đan xen liên tiếp nhau nhằm gây khó khăn cho quân kị binh của Takeda khi nó đánh ập vào, với dự kiến cứ 3 tay súng có thể tiêu diệt 4 kị binh. Quân Oda Nobunaga gồm 1000-1500 tay súng đượoc tuyển chọn kĩ lưỡng trong đội quân chính quy. Đồng thời Oda đã gửi vào hàng ngũ quân Takeda một ít quân của mình nhằm phá vỡ kế hoạch nghi binh của Katsuyori, khiến cho Katsuyori không còn lựa chọn nào khác ngoài việc mau chóng đánh tan quân Oda.
Quân Takeda bắt đầu rời khỏi rừng khi còn cách quân của Oda-Tokugawa 200-400 mét. Cự ly hợp lý cùng sức mạnh và tốc độ của kị binh đã khiến cho Takeda Katsuyori tin tưởng vào một chiến thắng như trong trận Makitagahara. Khi đội kị binh còn cách lòng sông 50m, lúc này quân Oda-Tokugawa đồng loạt nổ súng. Kế hoạch thành công mĩ mãn, đạn đã bắn xuyên qua lớp áo giáp của kị binh. Phần lớn quân kị binh bị tiêu diệt trước khi kịp chạm tới quân Oda-Tokugawa. Lính ashigaru cầm giáo và kiếm đều bất lực trước hỏa lực quá mạnh của súng hỏa mai.
Tới chiều tối, quân Takeda mười phần chết bảy,số còn lại bỏ chạy. 8 trong số 24 gia tướng của dòng họ Takeda đều tử trận trong đó có Baba Nobuhara, Yamagata MasakageNaito Masatoyo

Kết quả

Trận Nagashino đã thay đổi quan niệm chiến tranh của Nhật. Sau trận Nagashino,các nhà cầm quân đã chú ý tới loại vũ khí mới: súng hỏa mai. Với sự thất bại nặng nề của đội kị binh thiện chiến Takeda, các vị tướng sau này đã áp dụng chiến thuật vào lối đánh thay cho kiểu đánh cá nhân như trước đây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét