Thứ Hai, 25 tháng 6, 2018

HƯƠNG VỊ QUÊ HƯƠNG 72

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
BỎ NHÀ ĐI BỤI - GẶP 4 BẠN NHỎ SIÊU HÀI HƯỚC
Trong chuyến phiêu lưu khám phá miền Tây nhóm của mình đã may mắn làm quen được 4 em nhỏ Cường, Đạt, Tâm, Hậu vô cùng hài hước và duyên dáng. Trong video này mời các bạn cùng hòa mình vào không gian đồng quê yên ả, cùng thưởng thức những món ăn dân dã như ếch đồng nướng cây chuối bên cạnh dòng kênh xanh mát thơ mộng. Với khả năng hài hước và lầy lội vốn có, 4 bạn nhỏ bảo đảm sẽ mang đến những tràng cười lăn lê cho người xem. 

Vì sao nên dành thời gian “đi lang thang”?

Dân trí Chúng ta liên tục tìm kiếm những thứ vật chất khiến chúng ta hạnh phúc. Nhưng một nghiên cứu mới đã chứng minh rằng có những thứ mang lại hạnh phúc đơn giản hơn nhiều so với việc khoe một chiếc xe, một bộ trang phục hay đồng hồ mới.
 >> Giải tỏa căng thẳng với những clip thiên nhiên kỳ thú

Theo các nhà khoa học ĐH bang Oregon, đi lang thang ở đồng quê không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp nụ cười luôn nở trên môi.
Các nhà khoa học trên khắp thế giới đã chỉ ra mối liên quan đáng kể giữa dành thời gian ngoài trời với cải thiện cảm xúc.
Đi lang thang ở những vùng đồng quê không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp bạn luôn vui vẻ
Đi lang thang ở những vùng đồng quê không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp bạn luôn vui vẻ
Nghiên cứu trên 4.500 người đã khẳng định niềm tin rằng tự nhiên luôn mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích.
Tất cả các tình nguyện viên đều sống ở vùng Puget Sound của bang Washington. Khu vực này gồm các thành phố Seattle, Bellevue và Tacoma và cũng là nơi có Vườn quốc gia Mount Rainier.
Các nhà khoa học muốn đánh giá mối liên quan giữa hưởng thụ trong cuộc sống với mức độ con người hòa mình với môi trường xung quanh.
13 yếu tố khác nhau đã được đánh giá, bao gồm việc tiếp cận các nguồn thiên nhiên hoang dã và những căng thẳng được giải tỏa khi ở ngoài trời.
Các nhà nghiên cứu đã giải thích 11 yếu tố trong đó có mối tương quan tích cực để cải thiện cảm xúc của ai đó.
Trong đó niềm tin vào môi trường mang đến những lợi ích gia tăng lớn nhất. Điều này rất quan trọng bởi đó là “nền tảng lý do tại sao mọi người có thể tương tác với thiên nhiên”, trưởng nhóm nghiên cứu, TS. Kelly Biedenweg nói.
Các nhà khoa học trên khắp thế giới đã báo cáo về mối liên quan rõ rệt giữa dành thời gian ngoài trời với cải thiện cảm xúc.
Các nhà khoa học trên khắp thế giới đã báo cáo về mối liên quan rõ rệt giữa dành thời gian ngoài trời với cải thiện cảm xúc.
Đăng tải trên tạp chí Environmental Psychology, bà Kelly nói: “Tất cả đều có lên quan đến sự hài lòng với cuộc sống. Và các phát hiện cho thấy gần gũi với thiên nhiên sẽ làm giảm nguy cơ béo phì hay trầm cảm”.
Sau khi xem xét hàng trăm nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện chính sách môi trường Châu Âu khẳng định tự nhiên có thể làm giảm nguy cơ tử vong 16%.
Trong khi các nghiên cứu khác vào tháng Ba đã khám phá ra cách ngắm nhìn hiên nhiên là cách tốt nhất để giải tỏa căng thẳng.
Các nhà khoa học ĐH California, Berkeley, cũng đã chỉ ra rằng xem những đoạn phim thiên nhiên sẽ giúp làm tăng cảm xúc về sự sợ hãi, niềm vui và giải tỏa tinh thần.
Khó ngủ? Hãy đi cắm trại
Những người khó ngủ vào ban đêm có lẽ nên xem xét việc đi cắm trại cuối tuần, một nghiên cứu tháng 2 chỉ rõ.
Các nhà khoa học đã phát hiện một số đêm trong lều trịa có thể chỉnh lại nhịp sinh học, giúp chúng ta ngủ sớm hơn.
Theo giải thích của các nhà nghiên cứu ĐH Colorado, chính sự trong lành của không khí đã điều chỉnh lại nhịp sinh học sáng và tối của cơ thể.
Cuộc sống hiện đại, với ánh sáng nhân tạo, truyền hình, máy tính và điện thoại thông minh từ lâu đã ảnh hưởng đến giấc ngủ của chúng ta.
Sự phân tâm của tinh thần với các thiết bị này, ánh sáng từ màn hình của chúng đến đèn điện đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ.

Nhân Hà
Theo DM

Nhậu, cà phê và quê hương

03/04/2009
cafecoc2
Nếu bạn hỏi điều gì làm tôi nhớ nhất về Việt Nam mỗi khi ra nước ngoài – tất nhiên là trừ gia đình và những người thân – tôi sẽ trả lời đó là… “nhậu”.
Tôi không phải là người nghiện rượu bia, chắc chắn là vậy, và cũng không phải tôi đến quán nhậu vì rượu bia, tôi đến là vì cái không gian bè bạn ngồi nói chuyện trên trời dưới đất ở quán nhậu.
Và vì ở quán nhậu, tôi được ngồi với những người bạn của mình. Tôi có nhiều mối quan hệ trong công việc, và vì công việc, tôi thường đi ăn trưa, ăn tối, tiệc tùng… Ở nơi đó cũng có thức ăn, có bia rượu… Nhưng ở đó không có những người bạn. Vì vậy tôi không gọi đó là đi “nhậu”, tôi phân biệt rõ tiệc tùng xã giao và… nhậu.
Về hình thức thì “nhậu” đối với tôi rất bình dân, tuy thỉnh thoảng cũng có vào  những quán đắt tiền, nhưng phần đông là ngồi lê la ở những địa điểm rất bình dân: khi thì làng nướng, khi thì bờ kè, bia Đức bia Tiệp, hôm nào hứng chí thì chạy xa hơn một chút về Bình Dương, Hốc Môn…
Và “nhậu” thường không sang trọng bằng “tiệc tùng”, ở “tiệc” thì ta thường nói về những vấn đề cao siêu, những chuyện ít nhiều xoay quanh công việc, tiền bạc, hoặc nếu có những vấn đề khác thì chỉ là xã giao. Nhưng khi “nhậu”, đôi khi ta nói… “nhảm”, một chuyện trên trời dưới đất cũng có thể là chủ đề, và ta cười sảng khoái vì điều đó.
Và tuy “tiệc” sang trọng hơn, nhưng “tiệc” có thể đi với bất kỳ ai, còn khi ta rủ ai đó đi “nhậu”, đó chắc chắn là bạn của ta. Tất nhiên sẽ có một số trường hợp ta mời những người ở nhóm tiệc đi “nhậu”, là vì khi đó họ đã là bạn của ta.
Thời gian tôi ở nước ngoài, hình ảnh làm tôi nhớ nhất về bạn bè đó chính là những hôm ngồi đến khuya ở bờ kè, kế bên là con kênh mà dẫu đã cải tạo rất nhiều, tôi cũng không dám gọi đó là thơ mộng, thế mà vẫn vui.
Còn ở nước ngoài, Singapore chẳn hạn, nhắc đến đi nhậu ở bên ấy mà phát chán, đừng mong tìm được một cái gì đó tương tự như bờ kè. Thường thì sau giờ làm, nếu không đến bar, pub thì đến một cái quán ăn nào đó, hoặc không thì đến bàn bida, rồi kêu vài chai bia, lúc nào cũng có một cảm giác sang trọng, xa cách. Cái gần nhất có thể tạo ra với hình ảnh nhậu ở Việt Nam, đó là tự mua vài chai bia, vài cái thức ăn nhanh, rồi cả bọn ra vịnh Marina mà ngồi. Nhưng nói chung là không thể có được cái không khí như ở Việt Nam.
Ngoài nhậu thì có cà phê, không phải cà phê máy lạnh có wifi và những người phục vụ mặc đồng phục trong những quán cà phê hiện nay ở Sài Gòn như Gloria Jean, Highland… Mà là “cà phê cóc” (cà phê lề đường). Dẫu không sang trọng, không tiện nghi… nhưng chẳng hiểu sao tôi vẫn cứ thích cái góc Nguyễn Trung Trực buổi sáng, hoặc là Hàn Thuyên. Sáng sớm ra ấy, xách tờ báo, ngồi uống ly cà phê cùng những người bạn, những người anh, thậm chí là những người không quen, nói chuyện trên trời dưới biển thế mà vui, mà đôi khi ngồi một mình nhìn người ta đi qua đilại cũng có cái vui riêng.
Một nhịp sống bình dị nhẹ nhàng, không phải là cái hối hả của Singapore hay Hồng Kông, không phải là những đội quân rầm rập bước trong trạm xe điện ngầm ở Tokyo. Những buổi sáng nhẹ nhàng như thế ở Sài Gòn mang mọi người đến gần nhau hơn. Đó là nhịp sống Sài Gòn, là nhịp sống quê hương tôi.
Có đi xa mới thấy thương thấy nhớ những hình ảnh quê hương đất nước. Dẫu rằng tôi chỉ xa quê hương không quá lâu, không phải là 10 năm, 20 năm như những người xa xứ khác, thậm chí đôi khi chỉ là đi công tác nửa tháng một tháng, thế mà mỗi khi nhìn trên màn hình thấy máy bay đang tiến về vùng trời của Việt Nam, tim tôi lại đập rộn lên. Rồi khi làm thủ tục nhập cảnh xong, bước ra cửa được những anh taxi chào đón, bằng chính thứ tiếng mẹ đẻ của mình, tôi không thấy khó chịu như thường lệ, và những lần như thế đoạn đường từ phi trường về nhà, ngồi trên taxi tôi thường hạ kính xuống, để được nghe cái ồn ào, cái khói bụi, nghe những câu nói tiếng Việt. Tự nhiên thấy thân thuộc, nhẹ nhàng. Dẫu quê hương không đẹp, không hiện đại bằng nhưng nơi tôi vừa đến, dẫu có nóng bức khói bụi, đó vẫn là nơi thân thương nhất của mỗi chúng ta mà chỉ có đi xa tôi mới cảm nhận hết được.
Tôi có may mắn từ ngày ra đời làm việc được đi khá nhiều nước, và đến giờ tôi rút ra một kết luận cho riêng mình: “Không đâu bằng được sống chính trên quê hương mình, được sống hòa vào những người cùng màu da, chung tiếng nói”. Dẫu cho ở Singapore, ở Phillipines, hay Hongkong người ta cũng tương tự như mình, cũng da vàng, cũng tóc đen. Dẫu ta đã quen từng con đường, góc phố xứ người, dẫu có thật nhiều bạn bè xứ người… Thì đó vẫn là xứ người, và không bao giờ có thể có cảm giác như đó là quê hương.
Tôi nhớ có một lần tôi đi siêu thị ở Singapore, bỗng nhiên tôi nghe “Mẹ ơi, lại đây xem cái này với con”, như một phản xạ tôi giật mình, và lật đật chạy đến, chỉ để nhìn 2 mẹ con ấy.
Có những điều tưởng như rất bình thường xung quanh ta, nhưng khi xa nó rồi ta mới thấy nhớ những điều bình dị mà thân thương ấy. Ngày xưa học phổ thông, tôi nhớ một câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên:
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất bỗng hoá tâm hồn!
Lúc ấy tôi chỉ đơn giản đọc câu thơ ấy theo cách học thuộc lòng, vì lúc ấy tôi vẫn đang ở, và quê hương khi ấy “chỉ là nơi đất ở”. Nhưng giờ lớn lên, đã từng ra nước ngoài, từng xa quê hương, bỗng tôi thấy thấm thía từng câu từng chữ ấy.
Quê hương dẫu còn nhiều điều chưa hoàn thiện, ra đường vẫn bị cảnh chen lấn, nói thách, nhếch nhác… nhưng nếu đã từng xa quê hương một lần, bạn sẽ thấy đó chỉ là những điều nhỏ nhặt, ta đến một xứ sở văn minh, ta được những tiện nghi, hoa lệ, nhưng ta sẽ mất đi những cái lớn hơn nhiều…

Câu hò, điệu lý quê hương

10/08/2014
Năm 1982 cha mẹ tôi có việc phải về Bạc Liêu, khi đó mẹ đang có thai tôi và nhờ cơ duyên đó nên mảnh đất chôn nhau cắt rốn của tôi là Bạc Liêu. Thật trùng hợp là nhà thương nơi tôi sinh ra cũng là nơi bà nội tôi mất mấy năm trước đó, tôi chưa từng được gặp nội, nội trong tôi chỉ qua những lời kể.
Khi tôi vẫn chưa nhận thức được thì cha mẹ tôi quay trở lại Sài Gòn, hình như năm đó tôi chỉ mới hai ba tuổi. Nghe kể lại rằng hồi đó nhà tôi nghèo lắm, ba phải làm đủ nghề để nuôi mẹ con tôi, tôi không thấy được những cảnh đó nhưng tôi luôn tưởng tượng ra những cảnh gian khó mà ba mẹ đã trải qua để nuôi anh em tôi lớn từng ngày. Lúc đó nhà tôi sống ở Thủ Thiêm, chỉ cách có một con sông Sài Gòn thôi mà cho tới bây giờ Thủ Thiêm vẫn còn chênh lệch nhiều lắm với Quận Nhứt (Q1) bên kia sông, còn thời gia đình tôi sống bên đó thì Thủ Thiêm nghèo lắm.
Rồi năm tôi 5 tuổi, nhà bắt đầu bớt khó khăn hơn, ba mẹ mua được một căn nhà bên Nhà Bè (là Quận 7 bây giờ). Trí nhớ trong tôi về Thủ Thiêm không nhiều, tôi chỉ nhớ được hình ảnh mơ hồ về một cánh đồng lớn đã gặt xong, những buổi chiều ba hoặc mẹ ẵm tôi ra đồng. Và lời ru của mẹ, của ba. Đó có lẽ là những nhận thức đầu tiên của tôi về cuộc đời.
Rồi nhà tôi sang Nhà Bè, đó chính là nơi toàn bộ tuổi thơ của tôi đã trải qua. Nhà Bè hồi xưa là một huyện nghèo của Sài Gòn – chắc cũng giống huyện Cần Giờ bây giờ – và nhờ vậy nên dù lớn lên ở Sài Gòn nhưng tôi vẫn được trải nghiệm đầy đủ một tuổi thơ đẹp nhất của những cậu bé vùng quê, có cánh diều, có con sông, có mò tôm bắt cá, có đủ các trò chơi tuổi thơ mà giờ mỗi khi có dịp ai đó nhắc lại, tôi đều tự hào mình đã trải qua hết.
Tôi luôn cám ơn cuộc đời đã cho tôi được sinh ra nơi miệt đất phương Nam này, được lớn lên với câu hát ru của mẹ, được sống trọn những năm tháng đẹp nhất của tuổi thơ bên cánh diều, con sông quê.
Rồi ai cũng phải lớn, cũng phải chia tay cái tuổi thơ đẹp đó. Nhưng có lẽ bạn cũng như tôi, thỉnh thoảng trong cuộc sống tấp nập lại bất chợt nghe đâu đó một câu hò, một điệu lý.
Tôi đã được sinh ra và lớn lên nơi miệt đất phương Nam này, trong vô vàn những ký ức đẹp về tuổi thơ, luôn có một chỗ sâu trong tim dành cho những làn điệu quê hương. Mỗi lúc như vậy có cảm giác như lòng mình chùng lại, nhắm mắt lại là hiện ra ngay trước mắt những buổi trưa hè bên con sông và cánh đồng trước mặt.
Giờ đã xa quê hương, những điều bất chợt đó gần như không còn xảy ra nữa. Tôi chợt nghĩ ra một ý tưởng sưu tầm lại những bài hát, những điệu lý quê hương, đăng lên trước là cho mình, sau là cho bạn bè gần xa, vì biết đâu bạn cũng như tôi, cũng có những lúc bất chợt thèm nhớ lại một bầu trời tuổi thơ. Mà âm nhạc có lẽ là thứ nhanh nhất đưa ta về với những ký ức đó.
Sydney, 10/8/2014

Sài Gòn niềm nhớ không tên

23/09/2015
Một trong những bài hát viết về Sài Gòn mà mình thích nhất! Và người hát bài này tình cảm nhất (đối với mình) có lẽ là ca sĩ Nguyên Khang (chính là bản thu này). Mời mọi người nghe:
Audio Player
00:00
00:00
Sài Gòn ơi!
Ta mất người như người đã mất tên
Như dòng sông nước quẩn quanh buồn
Như người đi cách mặt xa lòng
Ta hỏi thầm em có nhớ không?
Sài Gòn ơi!
Đâu những ngày ôi hè phố xôn xao
Trong niềm vui tiếng hỏi câu chào
Sáng đời tươi thắm vạn sắc màu
Nay còn gì đâu…
Ai ra đi nhớ hàng me già
Thu công viên hoa vàng tượng đá
Thôi hết rồi mộng ước xa xôi
Theo dòng đời trôi…
Sài Gòn ơi!
Ðâu những ngày mưa mùa khoác áo đi
Tay cầm tay nói nhỏ câu gì
Những quầy hoa quán nhạc đêm về
Đâu rộn ràng giọng hát Thái Thanh.
Sài Gòn ơi!
Thôi hết rồi những ngày hát nhớ nhau
Đâu Phạm Duy với tình ca sầu
Mắt lệ rơi khóc thuở ban đầu, còn gì đâu…
Ai ra đi nhớ hàng me già
Thu công viên hoa vàng tượng đá
Thôi hết rồi mộng ước xa xôi
Theo dòng đời trôi…
Sài Gòn ơi!
Ta mất người như người đã mất tên
Mất từng con phố đổi tên đường
Khi hẹn nhau ta lạc lối tìm
Ôi tình buồn như đã sống thêm
Sài Gòn ơi!
Ta mất người như người đã mất tên
Như mộ bia đá lạnh hương nguyền
Như trời sâu đã bỏ đất sầu, còn gì đâu…

Chén rượu… là đầu câu chuyện: Vì sao người Việt thích ‘nhậu’?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét