Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

BÍ ẨN KHOA HỌC 75/19

(ĐC sưu tầm trên NET)
                         Hồ sơ chưa giải mã - Tập 20 (Những thành phố chìm dưới đáy biển)

Bí ẩn thành phố mất tích Atlantis - Kỳ 1: Truyền thuyết từ ngàn năm

Thứ Sáu, 21/07/2017 08:08  | Đức Thiện - Thái Dương
|
(CAO) Từ câu chuyện nửa hư nửa thực của nhà triết học Hy Lạp cổ đại Plato cách đây hơn 2300 năm, Atlantis cho đến nay vẫn là đề tài gây tranh cãi trong giới khoa học và khám phá. Sự tồn tại của hòn đảo bị biến mất vẫn là một dấu hỏi. Song chính điều đó đã thôi thúc nhiều người đi tìm câu trả lời.
Biến mất chỉ trong một đêm
Nguồn gốc câu chuyện về Atlantis, như đã nêu trên, bắt nguồn từ nhà triết học Hy Lạp Plato (khoảng 424 đến 328 TCN). Theo National Geographic, câu chuyện về Atlantis xuất hiện vào khoảng năm 360 TCN. Chính xác hơn, Atlantis được Plato nhắc đến trong hai tác phẩm Đối thoại Timaeus và Critias. Trong hai tác phẩm, Plato đã tạo ra các cuộc đối thoại của Timaeus và Critias với Socrates vĩ đại. Và Atlantis là chủ đề quan trọng trong các cuộc trò chuyện này.
Thành phố Atlantis theo mô tả của Plato là một hòn đảo lớn đã tồn tại từ trước thời đại của ông đến khoảng 9.000 năm. Theo History.com, ông nội của Critias sau khi được nhà hiền triết Solon thuật lại câu chuyện về Atlantis đã kể cho ông nghe. Trước đó, Solon biết đến câu chuyện này từ các tu sĩ Ai Cập.
Atlantis nhận được sự che chở bởi vị thần biển cả trong thần thoại Hy Lạp là Poseidon. Mô tả của Plato trong Critias cho thấy hòn đảo này rộng hơn cả Lybia và Tiểu Á (tức Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) cộng lại và nằm trên Đại Tây Dương, bên ngoài “Cột trụ của Héc-quyn”, tức eo biển Gibralta ngày nay.
Nơi đây có đầy đủ điều kiện thuận lợi về cả thời tiết và địa hình. Nhờ vậy, Atlantis có nền văn minh vượt bậc với sự phát triển đạt mức khó tin. Quân đội của thành đô này cực kỳ hùng mạnh, đặc biệt về khả năng chiến đấu trên biển. Họ đã đi và chiếm đóng được nhiều khu vực rộng lớn. Ở châu Phi, quân đội Atlantis đánh vượt đến cả Ai Cập. Còn ở châu Âu, họ đã chiếm được vùng đất rộng lớn kéo dài đến Tyrrhenia (trung Ý ngày nay).
Dù có diện tích rộng lớn và nền văn minh phát triển mạnh, song cái kết của Atlantis lại hết sức trớ trêu và diễn ra một cách nhanh chóng. Chỉ trong một đêm, vào năm 9600 trước CN, một trận lụt lớn kèm theo động đất kinh hoàng đã khiến toàn bộ hòn đảo bị nhấn chìm xuống đại dương sâu thẩm và biến mất vĩnh viễn.
Và sự biến mất không một dấu vết của một thành trì rộng lớn kèm theo nền văn minh của nó đã đặt ra không ít câu hỏi cho con người. Chính điều đó đã thúc giục các nhà thám hiểm lên đường để tìm ra sự thật.
Thảm họa bởi…người ngoài hành tinh?
Câu chuyện về hòn đảo to lớn với một đế chế hùng mạnh bỗng dưng sụp đổ và biến mất dường như là điều hoang tưởng. Nhiều người cho rằng lời kể của Plato không có thực và hòn đảo chỉ nằm trong trí tưởng tượng của ông.
Bản thân việc Plato miêu tả cái kết của hòn đảo cũng đầy tính hoang đường. Ông khẳng định các vị thần vì tức giận nên đã nhấn chìm hòn đảo và toàn bộ con người sống nơi đây.
Có giả thuyết cho rằng triết gia Hy Lạp muốn tạo ra Atlantis làm hình mẫu cho một nền văn minh lý tưởng, theo History.com. Có vẻ như ông muốn răn đe con người về tội lỗi và sự báng bổ thần linh. Nếu họ làm vậy, họ sẽ bị các vị thần trừng phạt.
 
Cho đến nay, không có một ghi chép chính thức còn tồn tại nào khẳng định sự có mặt của Atlantis ngoài tài liệu của Plato. Tuy nhiên, con người trải qua hàng ngàn năm vẫn luôn tò mò và bị hấp dẫn bởi câu chuyện nửa hư nửa thực này.
Một số ý kiến cho rằng, Atlantis không phải là một nền văn minh, mà là một phương tiện truyền bá tư tưởng của Plato vì bản thân ông này là một triết gia, không phải là nhà sử học. Plato hư cấu Atlantis như một đối thủ không thể vượt qua về sự giàu có vật chất, sức mạnh công nghệ và lực lượng quân sự. Theo lời kể của Critias khi người Atlantis tràn qua Bắc Phi, tiến về Ai Cập đã bị chặn đứng và thất bại tại Athens và sau đó hoàn toàn biến mất, phải chăng Plato muốn thể hiện quan điểm cá nhân là thành tựu trí tuệ của một xã hội có vai trò quan trọng hơn và luôn luôn vượt trên của cải hay sức mạnh vật chất?
Khi mà câu trả lời về Atlantis vẫn chưa được sáng tỏ thì đã xuất hiện nhiều giả thuyết từ hợp lý cho đến quái gở, hoang đường.
Một trong những giả thuyết có vẻ thuyết phục nhất về sự tồn tại của Atlantis nằm ở hòn đảo Thera (nay là đảo Santorini) của Hy Lạp. Cách đây khoảng 4.000 năm, nơi đây chứng kiến sự tồn tại của một nền văn minh phồn vinh được đặt tên là Minoan.
Người Minoan có nhiều nét tương đồng với cư dân tại Atlantis. Họ phát triển vượt bậc và tồn tại gần như cùng thời với Atlantis theo miêu tả của Plato. Tuy nhiên, một vụ phun trào núi lửa đã quét sạch nền văn minh này. Ngày nay, đảo Santorini là một trong những điểm du lịch thu hút nhiều khách du lịch tại Hy Lạp. Nhưng liệu nó có phải là Atlantis xưa kia hay không vẫn là một không ai có thể khẳng định.
Không phải ai cũng có cách giải thích mang tính khoa học giống như giả thuyết về nền văn minh Minoan. Song song với lý thuyết logic, thì không ít người lại tin vào những điều gần như không có cơ sở. Một trong số đó là việc hòn đảo Atlantis từng là nơi mà con người hợp tác để sinh sống với…người ngoài hành tinh.
Năm 2009, nhà vật lý thiên văn người Nga, tiến sĩ Anatoly Rebunis đã khẳng định điều này. Weekly World News dẫn lời chuyên gia này cho biết chính người ngoài hành tinh đã lựa chọn Atlantis làm tiền đồn trên Trái Đất và huấn luyện con người ở đây sử dụng khoa học tối tân và nghệ thuật tiên tiến. Điều đó khiến Atlantis trở thành một đế chế hùng mạnh và thịnh vượng.
Tuy nhiên sau đó, những người ngoài hành tinh quyết định tàn phá nó đi bằng vũ khí hạt nhân cực mạnh. Vụ tấn công của người ngoài hành tinh đẩy lùi mọi công nghệ của con người khi đó, khiến chúng ta mất đến hàng thế kỷ để gầy dựng lại.
Dĩ nhiên giả thuyết của Rubenis là khó có thật. Trước đó từ thập niên 1970, cũng từng xuất hiện một giả thuyết kỳ quặc khác. Nhà ngôn ngữ học nổi tiếng người Mỹ Charles Berlitz, nổi tiếng với những cuốn sách về hiện tượng huyền bí đã giả định rằng Atlantis bị “Tam giác quỷ” Bermuda nuốt chửng.
Tam giác Bermuda cũng nằm trên Đại Tây Dương và là khu vực nổi tiếng với các sự kiện tàu biển và máy bay mất tích khi tiến vào đây. Ông cho rằng tam giác Bermuda đã nuốt chửng các phương tiện đó, và Atlantis cũng chịu số phận tương tự. Tuy nhiên, Bermunda thực tế lại nằm rất xa eo biển Gibralta, nơi mà Plato khẳng định về vị trí của Atlantis. Vì thế các nhà khoa học đã gạt bỏ ý tưởng này của Berlitz. Dù vậy theo Daily Star, những người theo thuyết âm mưu vẫn đặt niềm tin vào điều này.
Không rõ Plato có ý định gì khi viết viết về thành phố Atlantis; có lẽ chính ông cũng không thể chắc chắn về sự có thật của nó hoặc nó đúng là câu chuyện được Plato dựng lên để đưa ra các quan điểm triết học của mình.
Bí ẩn về Atlantis có thể sẽ không bao giờ có được câu trả lời, nhưng đây vẫn là chủ đề bàn luận trong hơn 2.500 năm qua của các nhà triết học, sử học và khảo cổ học và các nhà thám hiểm sẽ không ngưng tìm kiếm nó.

Bí ẩn thành phố mất tích Atlantis - Kỳ 2: Atlantis đang ở đâu?

Chủ Nhật, 23/07/2017 08:06  | Đức Thiện - Thái Dương
|
(CAO) Mặc dù không có nhiều ghi chép về các chuyến hải trình hay thám hiểm về Atlantis, song các giả thuyết vẫn được sáng tạo và mặc định một cách chắc chắn. Plato từ các cuộc đối thoại tưởng tượng đã để lại cho nhân loại một bài toán quá hóc búa với câu hỏi: Atlantis đang ở đâu?
Bí ẩn thành phố mất tích Atlantis - Kỳ 1: Truyền thuyết từ ngàn năm
Đế chế sụp đổ hay Tân Thế Giới?
Bản thân hai tác phẩm Đối thoại Timeus và Đối thoại Critias của Plato cũng chỉ là sản phẩm của sự tưởng tượng. Điều đó nảy sinh ra tranh cãi giữa việc liệu Atlantis có thật sự tồn tại hay không? Và nếu có thì nó ở đâu, mà quan trọng hơn là nó có thật sự đã chìm dưới đại dương, hay vẫn còn tồn tại trên một lục địa vốn đã quá quen thuộc mà chúng ta không nghĩ đến?
Khái niệm Tân Thế Giới chính thức ra đời vào thế kỷ 15, từ khi Christopher Columbus khám phá ra châu Mỹ. Kể từ đó, các cuộc hải trình của châu Âu được triển khai rầm rộ, góp phần hoàn thiện sự hiểu biết của con người về các lục địa.
Và cũng từ đó mà các giả thuyết mới về các vùng đất trong quá khứ bắt đầu xuất hiện, trong đó có Atlantis. Người đầu tiên khẳng định châu Mỹ chính là Atlantis là nhà sử học Tây Ban Nha Francisco Lopez de Gomara (1511-1566). Trong ghi chép có tên Historia General de las Indias (tạm dịch: Lịch sử tổng quan của châu Mỹ) viết vào năm 1552, Gomara đã dành chương thứ 220 để chứng minh kết luận của mình.
Gomara đã dẫn chứng rằng thổ dân tại Mexico quen gọi một vùng đất là Atl. Ông cho rằng đây là cách gọi tắt của Atlantis, nghĩa là thành phố bí ẩn của Plato từng tồn tại đâu đó trên châu Mỹ.
Một trong những lý lẽ khiến giả thuyết của Gomara có vẻ thuyết phục là vào thời bấy giờ, người châu Âu đang ráo riết đi tìm những vùng đất nửa hư nửa thực từng được nhắc đến trong một số công trình nghệ thuật. Những nhà thám hiểm trước đó đã khẳng định châu Mỹ không phải là Hesperides, Ophir, hay Tarshish (các hòn đảo xuất hiện trong thần thoại và kinh thánh). Vì vậy Gomara gần như chắc chắn rằng nhân loại đã tìm ra được Atlantis ngay tại châu Mỹ.
Dĩ nhiên giả thuyết của Gomara cũng gây không ít tranh cãi. Nhưng dường như vẫn có người muốn ủng hộ ông. Một trong số đó là giáo sĩ người Đức Athanasius Kircher (1601-1680). Một trong những sản phẩm nổi tiếng nhất của Kircher chính là tấm bản đồ phác họa Atlantis do chính tay ông vẽ.
Trong bức vẽ này, Kircher đã vẽ ra Atlantis là một hòn đảo rộng lớn trên Đại Tây Dương. Diện tích của nó lớn đến mức có thể nối cả châu Mỹ và châu Âu lại với nhau và có thể xem Atlantis như một lục địa riêng biệt. Điều đặc biệt ở tấm bản đồ này là Kircher đã vẽ ngược, theo đó ông để hướng bắc nằm dưới tấm bản đồ trong khi hướng nam hướng lên trên.
Tác phẩm của Kircher thì có nét tương đồng nào với giả thuyết của Gomara? Big Think đưa ra phân tích rằng nếu lật ngược tấm bản đồ của Kircher, ta sẽ thấy nó rất giống bức phác họa về Nam Mỹ của chuyên gia vẽ bản đồ Abraham Ortelius.
Vì tấm bản đồ của Ortelius ra đời trước, nên các nhà phân tích không loại trừ khả năng Kircher cũng muốn ám chỉ rằng vùng đất Nam Mỹ chính là Atlantis. Nghi vấn khiến nhiều người thắc mắc, là vì sao Kircher lại để Atlantis nằm chênh vênh giữa Đại Tây Dương trong khi lại vẽ nó ra giống như Nam Mỹ?
Không thể khẳng định rằng châu Mỹ chắc chắn là Atlantis. Tuy nhiên nếu đúng như thế thì rõ ràng Tân Thế Giới thực chất chỉ là một vùng đất cũ từng tồn tại một nền văn minh phồn thịnh.
Nền văn minh Minoan
Càng về sau này, giả thuyết của Gomara dần bị lãng quên. Nhưng cuộc tìm kiếm Atlantis thì không. Và khả năng kinh ngạc của loài người trong việc khám phá ra các vùng đất và nền văn minh cổ tiếp tục nuôi dưỡng trí tưởng tượng phong phú của loài người.
Trong thời hiện đại ngày nay, các nhà khoa học bắt đầu tin vào một giả thuyết khác về Atlantis mà có vẻ như rất đáng tin cậy. Vào khoảng đầu những năm 1900, nhà khảo cổ học người Anh Sir Arthur Evans đã tìm thấy được dấu vết về nền văn minh Minoan.
Trước đó, Minoan chỉ được xem là truyền thuyết và nó cũng biến mất một cách bí ẩn. Cho đến khi Evans khai quật được một khu vực rộng lớn trông như lâu đài và dựa vào các ghi chép, ông khẳng định đây là kinh đô Krossos (trên đảo Crete, Hy Lạp) được trị vì bởi đức vua Minos trong truyền thuyết. Từ đó, ông đặt tên cho nền văn minh này là Minoan theo tên vị vua này.
Nền văn minh Minoan tồn tại từ cách đây khoảng 5.000 năm và được khẳng định là nền văn minh con người lớn đầu tiên xuất hiện tại châu Âu. Các miêu tả cho thấy người Minoan đã phát triển mạnh mẽ về thương mại và nghệ thuật, cũng như quân sự và hàng hải. Không chỉ ở Crete, nền văn minh Minoan còn phát triển ra đến đảo Thera ở gần đó.
Tuy nhiên đến thế kỷ thứ 16 TCN, một trận động đất dữ dội bất ngờ làm rung chuyển Thera. Trận động đất khiến cho núi lửa bắt đầu phun trào. Theo History.com, núi lửa đã đẩy tổng cộng 10 triệu tấn đất đá, khói bụi và khí gas vào bầu khí quyển và tạo ra các cơn sóng thần khổng lồ. Các thảm họa liên tiếp đã vùi dập nền văn minh Minoan ở cả Thera lẫn Crete, khiến nó biến mất vĩnh viễn.
Ngày nay, Thera nằm trên quần đảo Santorini là một điểm đến thu hút nhiều khách du lịch. Nhưng đó không phải là điều lớn nhất khiến các nhà khoa học phải quan tâm. Điều họ chú ý đến là những nét tương đồng giữa nền văn minh Minoan với Atlantis.
Cả hai đều từng là những khu vực rộng lớn và phát triển vượt bậc. Và cả hai cũng đều bị tàn phá bởi các vụ thiên tai. Thêm nữa, Thera lại nằm trên Địa Trung Hải, gần giống với địa điểm mà Plato miêu tả về Atlantis.
Dĩ nhiên, không có cơ sở nào chắc chắn để khẳng định Thera chính là Atlantis. Những người không ủng hộ đã đưa ra nhiều lý lẽ phản biện. Trong đó, họ cho rằng Thera nằm khá xa với “Cột trụ của Héc-quyn”, trong khi Plato miêu tả rằng Atlantis nằm ngay trước cột trụ. Thêm vào đó, Thera chưa hề bị nhấn chìm xuống đại dương sâu thẫm. Dẫu vậy theo Daily Mail cùng nhiều nguồn khác, giả thuyết về việc Atlantis chính là Thera vẫn đáng tin nhất với giới khoa học ngày nay.
Câu trả lời chính thức thì vẫn chưa có, nhưng dù là Nam Mỹ, là Thera hay bất kỳ nơi nào trên thế giới, con người vẫn không ngừng tìm kiếm về Atlantis. Truyền thuyết về một thành đô biến mất bí ẩn vẫn đang thôi thúc loài người đi tìm câu trả lời đến tận ngày nay, dù nó ra đời cách đây đã hơn 2.000 năm.

Thành phố 'mất tích' Atlantis ẩn chứa bí mật kinh thiên gì?

Thành phố 'mất tích' Atlantis nổi tiếng thế giới với nhiều điều thú vị mà không phải ai cũng biết.
Theo Plato, thành phố “mất tích” Atlantis có kích thước khổng lồ, nằm trên hòn đảo lớn hơn Libya và châu Á cộng lại.
Một truyền thuyết kể rằng, thành phố Atlantis do thần biển Poseidon tạo ra khi trót đem lòng yêu một cô gái phàm trần Cleito. Vị thần biển này đã đi khắp thế giới để tìm hòn đảo lớn nhất.
Khi tới nơi, thần Poseidon nhìn thấy những người xinh đẹp và thông minh hơn bất cứ ai trên thế giới. Đó là nơi ông gặp Cleito và đem lòng yêu người phụ nữ phàm trần. Theo đó, thành phố khổng lồ Atlantis là kết quả từ tình yêu của một vị thần.
Thành phố huyền thoại Atlantis được miêu tả là một kỳ quan kiến trúc, với những công trình to lớn được xây dựng quanh đồi Cleito. Đây là nơi người vợ của thần Poseidon sinh sống.
Bà sinh được 5 cặp sinh đôi, trong đó có Atlas - người trở thành vua của Atlantis. Thành phố nằm trong tay Atlas và 9 người anh em của ông.
Theo truyền thuyết, 10 người con của thần Poisedon xây dựng vô số đền thờ, trong đó có đền thờ chính nằm trên đồi Cleito với bức tượng vị thần biển này cưỡi ngựa 6 cánh làm hoàn toàn bằng vàng. Ngôi đền có nóc cao tới mức xuyên qua những đám mây.
Thành phố Atlantis vô cùng giàu có, không cần phải giao thương. Họ tự trồng lương thực, nuôi gia súc gia cầm và sở hữu nhiều kim loại hiếm có thể dùng để tạo ra hợp kim như đồng.
Theo một số giả thiết, những người sống ở Atlantis ban đầu có thể là người ngoài hành tinh. Họ cao hơn và có da sáng màu hơn người thường.
Tương truyền, người ngoài hành tinh tới sống trên đảo khoảng từ 50.000 năm trước từ hệ sao Lyran.
Tuổi thọ của người Atlantis vào khoảng 800 năm. Họ rất khỏe mạnh, có thể điều khiển thời tiết, can thiệp vào thảm họa tự nhiên và thậm chí thay đổi không gian - thời gian.
Tâm Anh (theo Marineinsight)

Không chỉ Atlantis, 4 thành phố mất tích này cũng là những bí ẩn chưa có lời giải của nhân loại

Giang Spiderum, Theo Helino 20:24 31/03/2018

Có rất nhiều huyền thoại cổ xưa về những thành phố và thị trấn mất tích, bị bỏ rơi hay bị xóa sổ mãi mãi một cách đầy bí ẩn. Nổi tiếng nhất trong những nền văn minh này là Atlantis huyền bí, được cho là đã bị chìm xuống dưới đáy đại dương chỉ trong một ngày và biến mất mãi mãi.

    Nhưng Atlantis không phải là thành phố duy nhất biến mất một cách bí ẩn. Có nhiều thành phố thần bí khác được lưu truyền ngàn đời trong kho tàng văn hóa thế giới, mà sự hiện diện của những thành phố ấy cho đến nay vẫn là câu hỏi của cả nhân loại.
    1. Thành phố Iram of the Pillars (Thành phố của nghìn trụ cột)
    Iram of Pillars là thành phố bị quên lãng được nhắc đến trong Kinh Koran, và cũng khiến cho con người phải nỗ lực hết mình để khám phá ra nền văn minh bí ẩn này. Iram of Pillars được coi như một đối thủ thực thụ của Atlantis.
    Ít được biết đến bên ngoài thế giới Hồi giáo, cái tên Iram được tác giả T.E. Lawrence gọi là "Atlantis trong biển cát" và có tên khác là "Thành phố lều cọc" – ám chỉ những cột trụ bên trong hay xung quanh thành phố. Thành phố vẫn đang được các nhà thám hiểm nỗ lực tìm kiếm. Các học giả cho rằng những những cột đá này có thể là đặc điểm tự nhiên, là đặc điểm của một thành phố có thật nhưng cũng có thể chỉ là là lều cọc của một bộ lạc cổ xưa - bộ lạc Ad. Một số người cho rằng Iram có thể là Alexandria, Damascus hoặc thành phố cổ Ubar.
    Không chỉ Atlantis, 4 thành phố mất tích này cũng là những bí ẩn chưa có lời giải của nhân loại - Ảnh 1.
    Theo Kinh Koran, bộ lạc Ad đã bỏ qua những lời răn dạy của Allah và phải sống trong tội lỗi. Allah đã cử nhà tiên tri Hud đến để mang bộ tộc Ad trở lại với lời răn dạy của Ngài nhưng bộ tộc Ad đã từ chối anh ta và không chịu lắng nghe. Allah đã trừng phạt bộ tộc Ad bằng cách gửi đến một cơn bão cát tai họa trong vòng 7 ngày 7 đêm, nhấn chìm Iram và người dân của họ trong biển cát.
    Nhà khảo cổ học và nhà làm phim Nicholas Clapp tin rằng thành phố cổ Ubar nằm giữa vị trí của thành phố Iram of the Pillar. Sử dụng các vệ tinh NASA, radar và ảnh chụp từ tàu con thoi, nhóm của Clapp đã có thể xác định được các tuyến đường giao dịch cũ dẫn đến một ốc đảo ở vùng Shir, tỉnh Dhofar. Cuộc khai quật được bắt đầu vào những năm 1990 dẫn đến việc khám phá ra một cấu trúc tháp được tiếp nối bởi một chuỗi những bức tường cao.
    Thật đáng tiếc, công việc khai quật này có thể đã làm suy yếu nền móng cổ. Một phần cấu trúc này đã bị phá hủy khi tiến trình khai quật diễn ra.
    2. Thành phố Thinis
    Sử gia Ai Cập cổ đại Manetho đã viết rằng vào những năm 3100-3000 TCN, Thượng Ai Cập đang tiến tới thống nhất về mặt chính trị. Lần đầu tiên, người Ai Cập cổ đại ghi lại lịch sử bằng chữ tượng hình và ba thành phố nhỏ độc lập bên bờ sông Nile là Thinis, Nekhen và Naqada đang tranh giành sự quyền thống trị khu vực.
    Những đội quân của Thinis chiếm được Naqada và tiếp tục công cuộc chinh phạt những vùng đất ở phía dưới thung lũng sông Nile. Manetho tin rằng Nekhen có thể đã tự nguyện sát nhập với Thinis và lần đầu tiên Ai Cập được thống nhất với dưới một triều đại. Theo Manetho, vị hoàng đế cuối cùng của triều đại này, Narmer, hay còn được biết tới với cái tên Menes, là vị Pharaoh đầu tiên điều hành vương quốc dưới quyền giám sát của thần thánh.
    Không chỉ Atlantis, 4 thành phố mất tích này cũng là những bí ẩn chưa có lời giải của nhân loại - Ảnh 2.
    Khi mà quyền hành nhà nước được chuyển sang cho Memphis, Thinis dần dần mất đi tầm quan trọng.
    Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy các dấu hiệu của Narmer trong chữ tượng hình và các bản chữ viết cổ xưa như là bảng đá Narmer, được các nhà khảo học và các tác giả người Anh là James Edward Quibell và Frederick Wastie Green khám phá lần đầu trong đền thờ thần Horus ở Nekhen vào năm 1897. Những tấm bảng biểu dương vinh danh những thành công về quân sự của Narmer ở Hạ Ai Cập và sự chấp thuận của các vị thần Ai Cập.
    Thật không may, không có bằng chứng nào về thành phố Thinis được tìm thấy nữa. Hy vọng rằng phần còn lại của một trong những thành phố quan trọng nhất dưới thời Ai Cập cổ đại sẽ lộ diện một ngày nào đó cùng với những bí mật và kho báu của nó.
    3. Thành phố Babylon
    Nằm trong danh sách Bảy kì quan của Thế giới cổ đại, Vườn treo Babylon thuộc thành phố chưa bao giờ được chứng minh là đã thật sự tồn tại.
    Theo linh mục Babylon là Berossus, thành phố cổ Babylon, đã tồn tại gần tỉnh Babil ở Iraq dưới thời Vua Nebuchadnezzar II trong khoảng từ năm 605 đến năm 562 TCN. Chính ông là người đã tạo ra một khu vườn tầng treo ngược khoảng năm 600 TCN làm qua cho vợ mình, nàng Amytis.
    Không chỉ Atlantis, 4 thành phố mất tích này cũng là những bí ẩn chưa có lời giải của nhân loại - Ảnh 3.
    Thực vật không thật sự được treo lên, nhưng các nhà khoa học cho rằng ảo ảnh về sự treo lên được tạo ra bởi sự rậm rạp tươi tốt của tầng cây phía dưới.
    Không ai có thể chắc chắn khu vườn này đã tồn tại cũng như không có tài liệu nào trong lịch sử ngoài Berossus và một sử gia Hy Lạp tên là Diodorus Siculus. Mặc dù các nhà xây dựng thời đó chắc chắn có khả năng tạo ra một khu vườn rộng nhiều tầng, nhưng các cuộc khai quật khảo cổ dọc theo sông Euphrates không mang lại được kết quả gì.
    Những bằng chứng về khu vườn có thể đã bị phá hủy trong một trận động đất xảy ra ở khu vực này vào khoảng thế kỷ thứ hai. Cũng có thể nó đã bị vùi lấp đi bởi những cơn bão cát gần khu vực sông Euphrates. Vườn treo Babylon đến nay vẫn là một huyền thoại bí ẩn.
    4. Thành phố Paititi
    Nằm cao trên đỉnh núi Andes ở Peru, các nhà khảo cổ và những nhà thám hiểm đã có một chuyến thám hiểm để khám phá thành phố huyền thoại của Incas, thành phố Paititi.
    Nhà khảo cổ học người Ý Mario Polia đã phát hiện ra những ghi chép của nhà truyền giáo Andres Lopez vào năm 1600. Lopez ghi lại rằng có một thành phố lớn đầy vàng và ngọc quý đã được người dân địa phương mô tả nằm gần đây, nhưng ông chưa bao giờ thật sự viếng thăm, các bài viết của Lopez chỉ là một sự phỏng đoán.
    Không chỉ Atlantis, 4 thành phố mất tích này cũng là những bí ẩn chưa có lời giải của nhân loại - Ảnh 4.
    Hàng chục nhà thám hiểm lên đường tìm kiếm thành phố vàng bị mất kể từ những năm 1600 và các tài liệu được cung cấp bởi các nhà thám hiểm cho biết thành phố Paititi nằm ở ngã ba giao giữa Beni và sông Madre de Dios. Một số khác lại tin rằng Paititi thực ra nằm ở Bolivia. Tiến sĩ Ari Siiriäinen và Tiến sĩ Martti Pärssinen đã từ Helsinki đến khám phá Las Piedras gần thị trấn Riberalta ở miền đông Bolivia vào năm 2001. Tuy nhiên họ đã không tìm thấy ra bất cứ điều gì. Nhà nhân chủng học Vera Tyuleneva cũng đã thực hiện một số cuộc thám hiểm ở Bolivia mà chưa đưa ra bất cứ kết luận nào.
    Năm 2007, người dân địa phương gần khu vực Kimbiri, Peru báo cáo tìm thấy các công trình kiến ​​trúc bằng đá lớn giống như một pháo đài nhưng Viện Văn hoá Quốc gia của chính phủ Peru đã phủ nhận những khám phá này, tuyên bố dó chỉ là những viên đá sa thạch tự nhiên.
    Rừng Amazon bao quanh vị trí được cho là thành phố Paititi rất dày đặc và cực kỳ nguy hiểm. Nếu không có người dân địa phương làm hướng dẫn viên thì rất khó cho các nhà thám hiểm có thể băng rừng rậm thành công. Một số nhà thám hiểm, bao gồm cả nhà báo Robert Nichols, người vào rừng vào năm 1970 để tìm Paititi, và Lars Hafskjold, chủ nhân cuộc thám hiểm năm 1997 để tìm kiếm thành phố gần khu vực Bolivia, đã đi mà không bao giờ quay trở lại.
    Không ai biết số phận của Hafskjold ra sao, nhưng theo báo cáo của một sinh viên Luật người Nhật - Yoshiharu Sekino - người đã đi tìm Nichols, đã hay tin từ người bản địa rằng Nichols và nhóm của ông đã bị các bộ lạc cổ giết chết sau khi một trong những cộng sự trẻ của Nichols xúc phạm tới một phụ nữ địa phương Machiguenga.
    Cuộc thám hiểm tìm thấy thành phố Inca bị mất vẫn đang được tiến hành và với sự tiến bộ của công nghệ mới, rất có thể một ngày nào đó người ta sẽ khám phá ra thành phố Patiti nếu nó thực sự tồn tại.

    Bí ẩn thành phố mất tích Atlantis - Kỳ cuối: Những phát hiện đột phá

    Thứ Hai, 24/07/2017 10:19  | Đức Thiện - Thái Dương
    |
    (CAO) Cho đến nay, những phát hiện liên quan đến Atlantis vẫn không thể đưa ra kết luận về sự tồn tại của thành phố này. Dù sao, ít nhiều thì nó cũng đã đóng góp vào kho tàng tri thức của nhân loại những kiến thức mới và thôi thúc trí tò mò, khả năng khám phá của con người.
    Bí ẩn thành phố mất tích Atlantis - Kỳ 2: Atlantis đang ở đâu?
    Chiếc neo của đạo diễn…Titanic
    James Cameron không phải là cái tên quá xa lạ. Ông chính là đạo diễn của bộ phim nổi tiếng năm 1997 Titanic. Bộ phim của ông tạo ra súc hút lớn cho đến tận ngày nay và giành được nhiều giải Oscar.
    Không chỉ là một nhà làm phim, Cameron còn có sở thích thám hiểm. Bản thân ông thậm chí đã có nhiều lần đến thăm xác tàu thật của con tàu Titanic trước và cả sau khi bộ phim được công chiếu.
    Giờ đây, sau những thành công vang dội trong làng điện ảnh, James Cameron tiếp tục dành thời gian cho những chuyến thám hiểm. Và một trong những việc làm của ông, là tham gia đoàn làm phim tư liệu về thành phố mất tích Atlantis.
    Hồi tháng 1 năm nay, bộ phim tư liệu Atlantis Rising (Tạm dịch: Atlantis trỗi dậy) do National Geographic sản xuất đã bắt đầu công chiếu trên truyền hình tại Mỹ. Bộ phim là hành trình đi tìm lời giải cho thành phố Atlantis của hai nhà làm phim nổi tiếng James Cameron và Simcha Jacobovici cùng các chuyên gia là các nhà khảo cổ, lịch sử học,…
    Cuộc tìm kiếm của đoàn thám hiểm được tiến hành ở vùng biển Địa Trung Hải, ngay khu vực được gọi là Cột trụ của Héc-quyn – tức eo biển Gibralta, ngay dưới Tây Ban Nha ngày nay. Đây chính là nơi mà ghi chép của Plato khẳng định về vị trí tồn tại của Atlantis. Đoàn thám hiểm đã sử dụng nhiều những tư liệu của Plato và công nghệ tiên tiến để khảo sát đáy biển.
    Một trong những phát hiện thú vị mà đoàn thám hiểm tìm thấy, đó là 6 mỏ neo cổ. Các chuyên gia cho rằng những mỏ neo này có từ thời kỳ đồ đồng. Rất có thể, đây là những dấu tích còn xót lại của Atlantis sau khi nó bị nhấn chìm xuống đáy biển.
    Khám phá này của đoàn thám hiểm Atlantis Rising có thể mang tính đột phá, nhưng để khẳng định nó thật sự thuộc về thành phố Atlantis cổ vẫn cần thêm thời gian. Ngay cả James Cameron cũng không dám chắc về những gì mình đã tìm thấy.
    “Những chiếc mỏ neo là thứ mà chưa ai từng thấy”, Cameron trả lời phỏng vấn với People. “Có phải nó là bằng chứng về Atlantis? Dĩ nhiên là không. Nhưng nó gây ra sự tò mò vì đây là bằng chứng vật chất cho những giả thuyết vốn đã tồn tại rất nhiều năm”.
    Tuy không dám đưa ra kết luận cuối cùng, song hai nhà làm phim Cameron và Jacobovici đều hy vọng nó giúp mang đến nhiều khám phá mới cho nhân loại, dù cho nó không phải là Atlantis mà họ đang tìm kiếm. Còn với những người mê phim ảnh, đang có những đồn đoán rằng vị đạo diễn Titanic sẽ lấy cảm hứng từ chuyến đi để chuẩn bị bấm máy một siêu phẩm điện ảnh mới.
    Thành phố dưới nước của Trung Quốc
    Không phải là Atlantis, nhưng tại Trung Quốc có tồn tại một thành phố cũng từng bị nhấn chìm dưới đại dương tương tự như huyền thoại của Plato. Điều đáng nói là thành phố bị nhấn chìm ngay trong thời hiện đại, và do bởi hoạt động của con người. Thế mà nó lại bị lãng quên trong suốt hơn 50 năm.
    Sư Thành (Shi Cheng) – còn được gọi là thành phố Sư Tử, tọa lạc dưới đáy hồ nhân tạo Thiên Đảo (tỉnh Chiết Giang). Nó được mang tên này do nằm ngay dưới chân núi Ngũ Sư (5 con sư tử). Ngày nay, nó được gọi bằng cái tên “Atlantis của phương Đông”.
    Thành phố này vốn đã tồn tại từ thời phong kiến ở Trung Quốc. Có thông tin cho rằng nó xuất hiện cách đây khoảng 1.300 năm. Còn theo BBC, các đồ chạm khắc bằng đá có niên đại từ thời nhà Mình kéo dài đến nhà Thanh (từ năm 1368 đến năm 1912).
    Daily Mail khẳng định Sư Thành là trung tâm về chính trị và kinh tế của tỉnh Chiết Giang khi xưa. Tuy nhiên đến năm 1959, chính quyền Trung Quốc lúc bấy giờ quyết định nhấn chìm thành phố xuống đáy hồ Thiên Đảo nhằm xây đập thủy điện. Khoảng 300.000 người khi đó đã phải tái định cư ở nơi khác. Trong số đó có nhiều gia đình đã sống ở Sư Thành trong nhiều thế kỷ.
    Sau khi yên bề dưới mặt biển, Sư Thành dần bị quên lãng trong ký ức của nhiều người. Cho đến tận năm 2001, chính phủ Trung Quốc mới cho tái khám phá lại Sư Thành bằng cách tổ chức một chuyến thám hiểm tìm kiếm di tích của thành phố cổ.
    10 năm sau đó, vào cuối năm 2011, tạp chí Nation Geography Trung Quốc cho công bố những bức ảnh đầu tiên từng được thấy về Sư Thành. Ước tính từ các chuyến thám hiểm cho thấy Sư Thành có diện tich khoảng nửa cây số vuông. Các bức ảnh cho thấy thành cổ có 5 cổng. Các bức chạm khắc bằng đá hình các con sư tử, rồng, phượng hoàng và các ghi chú cổ.
    Điều đáng nói ở đây là dù đã ở lâu năm dưới đáy hồ, song các tác phẩm chạm khắc vẫn còn rất nguyên vẹn. Các chuyên gia cho rằng việc nằm dưới đại dương đã giúp bảo vệ các công trình tranh khỏi tác động từ thiên nhiên như mưa, gió, ánh sáng mặt trời cũng như sự phun trào núi lửa.
    Cho đến nay, toàn bộ công trình tìm kiếm Sư Thành vẫn còn dang dở. Vì vậy mà các chuyến thám hiểm đáy hồ vẫn được xúc tiến. Theo Our World, Sư Thành hiện nay được khai thác làm điểm đến du lịch tại Trung Quốc. Các tàu ngầm có khả năng lặn tối đa 3,8 mét được sử dụng để đưa các du khách xuống tham quan thành cổ.
    Sư Thành chắc chắn không phải là Atlantis. Nhưng phát hiện lý thú về nó lại trở thành tiền đề cho nhiều nhà thám hiểm tin vào sự tồn tại của nó. Truyền thuyết của Plato chắc chắn sẽ còn khiến nhiều người phải đau đầu trong một thời gian dài. Thế nhưng với sự tò mò và bản năng khám phá, chắc chắn chúng ta sẽ không từ bỏ trong việc đưa ra câu trả lời về Atlantis.
    Bí ẩn thành phố mất tích Atlantis - Kỳ 1: Truyền thuyết từ ngàn năm

    Khám phá lục địa thứ 8 bí ẩn chìm dưới Thái Bình Dương

    Tác giả: Vương Võ
    Đăng lúc: 21/5/18
    Zealandia được xem là lục địa thứ 8 ẩn dưới Thái Bình Dương và cũng là lục địa nhỏ nhất của Trái Đất với diện tích khoảng 4,9 triệu km2. Lục địa này từng nối Australia và New Zealand cách đây 75 triệu năm và được ví như vương quốc mất tích Atlantic.


    khoa học

    Lục địa Zealandia nằm ở phía Đông Australia và chỉ có 7% diện tích nằm trên mực nước biển, trong đó 2 phần lớn nhất là New Zealand và New Caledonia. (Ảnh: Azaniapost.)

    khoa học

    Balls Pyramid thuộc công viên hải dương đảo Lord Howe, Úc là tàn tích của một núi lửa hình thành 6,4 triệu năm trước. Ngọn núi này là một điểm nằm trên mực nước biển của Zealandia. Với chiều cao 551m, đây là ngọn núi đá ngoài biển cao nhất thế giới. (Ảnh: Reddit.)

    khoa học

    32 nhà khoa học từ 12 quốc gia đã thực hiện chuyến thám hiểm dài 2 tháng trong năm 2017 để tìm hiểu về khu vực này trên con tàu JOIDES Resolution. (Ảnh: Kevin Kurtz.)

    khoa học

    Các nhà khoa học đã thu thập được hàng trăm loài hóa thạch, từ các loài sống ở trên cạn cho tới các loài sống vùng nước nông. Điều này chứng tỏ, cách đây 70 triệu năm lục địa bị chôn vùi này rất khác. (Ảnh: Te Papa.)

    khoa học

    Zealandia được các nhà khoa học biết đến từ năm 1919 với tên gọi là Tổ hợp Tasmantis. Đến năm 1995, nơi này được đổi thành Zealandia. Năm 2014, các nhà địa chất gồm Nick Mortimer và Hamish Campbell đã chứng minh Zealandia đạt đủ 4 tiêu chí để được coi là một lục địa: có độ cao, độ đặc lớn hơn so với lớp vỏ đại dương, có diện tích đủ lớn, và có sự hiện diện của 3 loại đá (đá biến chất, đá núi lửa và trầm tích). (Ảnh: Chronicle Day.)

    khoa học

    Việc công nhận lục địa mới có ý nghĩa rất quan trọng bởi có nhiều tài nguyên, khoáng sản, nhiên liệu hóa thạch và khí gas tự nhiên ở phần chìm dưới nước của Zealandia . (Ảnh: Travel&Leisure.)

    khoa học

    Hiện tại chưa có tổ chức khoa học nào đưa ra quyết định chính thức về việc công nhận Zealandia là một lục địa. (Ảnh: Inverse.)
     

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét