Thứ Tư, 27 tháng 6, 2018

SỰ NGU XUẨN CỦA CUỘC SỐNG 26

-Xét được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! 
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn? 

-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Nội chiến Hoa Kỳ (1861 - 1865)

CHIẾN TRANH NAM BẮC MỸ (1861-1865): CÂU CHUYỆN TẠI LÀNG APPOMATTOX

Trong tháng qua, các trang blog bị chặn liên tục, trong đó có TSYG. Mời bà con tiếp tục vào đọc TSYG qua địa chỉ:
http://www.webwarper.net/ww/~av/ygiao.blogspot.com/ .
TSYG xin chân thành cảm ơn bà con.
Nhân ngày 4/7, mình xin hầu bà con câu chuyện xảy ra tại làng Appomattox – tiểu bang Virginia, là địa danh lịch sử, nơi chứng nhận cho sự kết thúc cuộc chiến Nam Bắc (1861-1865), cuộc chiến được coi là tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ khiến 750.000 người chết và khoảng 2 triệu người bị thương sau bốn năm khói lửa.
Sở dĩ gọi là chiến tranh Nam Bắc là vì cuộc chiến diễn ra giữa hai phe: phe miền Bắc (còn gọi là phe liên bang) đứng đầu là Tổng thống Lincoln chủ trương xóa bỏ buôn bán nô lệ người da đen và phe miền Nam chống lại chủ trương này.
Cuộc chiến Nam Bắc của Mỹ thường được nhắc tới qua những trận đánh đẫm máu giữa quân đội của hai phe: quân miền Bắc do tướng Ulysses Simpson Grant chỉ huy và quân miền Nam do tướng Robert Edward Lee cầm đầu. Tuy tướng Lee đã nhiều lần tấn công và gây tổn thất khá nặng cho đội quân của tướng Grant nhưng quân miền Bắc được sự hỗ trợ to lớn từ ngân sách liên bang và chiêu mộ được thêm nhiều quân số từ những người nô lệ da đen vừa được giải phóng nên cuối cùng quân miền Nam của tướng Lee phải chấp nhận thua trận.
Đã có những lời khuyên tướng Lee nên chia nhỏ quân của mình ra và tiến hành đánh du kích nhưng tướng Lee đã nói: nếu cứ tiếp tục chiến tranh gây bao chết chóc thì tội của tôi đáng chết gấp ngàn lần. Ông đã nhắn cho tướng Grant là ông chuẩn bị đầu hàng. Tướng Grant nhắn lại, đề nghị tướng Lee chọn địa điểm bàn thảo việc qui hàng. Và  căn nhà của một người buôn bán tên là Wilmer Mc. Lean tại làng Appomattox đã được chọn. Ngày nay ngôi nhà này trở thành di tích lịch sử quốc gia, và được gọi là Appomattox Court House.

Di tích lịch sử quốc gia: Appomattox Court House
Đến ngày hẹn, tướng Lee bận một bộ lễ phục mới tinh và đeo kiếm, còn tướng Grant xuất hiện muộn hơn trong bộ đồ tác chiến thường ngày còn dính bùn đất hành quân. Hai người ngồi trong phòng khách của ông Mc. Lean và hàn huyên thân mật về những kỷ niệm quân ngũ trong cuộc chiến tranh Mexico. Câu chuyện lâu đến nỗi tướng Lee sốt ruột, chủ động đề cập đến “mục đích buổi gặp gỡ của chúng ta ngày hôm nay là bàn về việc đầu hàng”. Tướng Grant bèn lấy cây bút chì và tờ giấy viết vội những điều khoản và trao cho tướng Lee, trong đó có những nội dung nói về binh lính miền Nam:
1-    Không bị coi là phản quốc và không phải ở tù.
2-    Chính phủ coi binh lính miền Nam là những công dân bình thường nếu họ chấp hành tốt luật lệ.
3-    Được mang ngựa và lừa về nhà để giúp gia đình cày cấy vào mùa xuân.
Sau khi xem qua những điều tướng Grant vừa viết, tướng Lee nói: “Những điều này sẽ có tác động tốt đến quân sĩ của tôi. Chúng sẽ góp phần quan trọng trong việc hòa giải dân tộc chúng ta”. Tướng Lee cho biết ông sẽ trao trả những tù binh miền Bắc vì ông không có đủ lương thực cho họ. Tướng Grant đáp lại rằng ông sẽ gửi ngay cho binh lính miền Nam 25.000 phần lương thực khô. Ông cũng ra lệnh cho in 28.231 giấy phóng thích cho binh lính miền Nam.
Tranh vẽ lại theo bức ảnh chụp thời đó:
 Tướng Grant (áo sậm) bắt tay tướng Lee (áo xanh nhạt)

Khi tin phe miền Nam đầu hàng bay đến doanh trại, quân miền Bắc định bắn đại pháo chào mừng. Tướng Grant ra lệnh ngưng ngay lập tức các hoạt động ăn mừng. Ông nói với các sĩ quan dưới quyền: “Chiến tranh đã kết thúc. Giờ đây họ đã là đồng bào của chúng ta” .
Binh lính miền Bắc đang chờ đội quân miền Nam đến để qui hàng

Ngày 12 tháng 4 năm 1865, quân đội của tướng Lee tiến vào ngôi làng Appomattox để giao nộp vũ khí. Tướng Joshua L.Chamberlain của miền Bắc được chỉ định tiếp nhận binh sĩ qui hàng. Trước hàng quân miền Bắc nghiêm chỉnh, ông nhìn những binh sĩ miền Nam bại trận đi vào làng với cảm xúc dâng trào. Sau này ông viết lại: “Giây phút đó làm tôi thực sự xúc động. Tôi quyết định đánh dấu sự kiện này bằng một hành động, không gì khác hơn là giơ tay chào kiểu nhà binh. Tôi biết có người sẽ chỉ trích tôi về cử chỉ này. Tôi đã không xin phép và cũng không yêu cầu sự tha thứ về hành động này. Đối diện với chúng tôi là những chiến binh, bại trận nhưng can trường, là biểu tượng cho tinh thần trượng phu, không rã rời, không đau khổ, bất chấp hy sinh và không có gì khuất phục được họ. Giờ đây, họ là những người ốm yếu và đói khát, nhưng họ hiên ngang nhìn thẳng vào chúng tôi, làm sống dậy những ràng buộc thiêng liêng cao cả hơn bao giờ hết. Không có lý do gì để những đấng nam nhi ấy không được hội nhập vào Hợp Chủng Quốc vững vàng của chúng ta”.
Sau đó tất cả hàng ngũ quân miền Bắc thắng trận từ đơn vị này đến đơn vị khác đều nghiêm chỉnh giơ tay chào kiểu nhà binh. Vị tướng dẫn đầu đoàn quân miền Nam đầu cúi xuống trong buồn bã, chợt nhận ra và ngồi thẳng lại trên lưng ngựa, giơ tay chào đáp lễ. Ông ra lệnh cho các đơn vị theo sau tuân theo nghi lễ quân sự khi đi ngang qua đoàn quân miền Bắc. Không có kèn thắng trận, không có tiếng trống, tiếng hô, tiếng reo hò mừng chiến thắng, không một lời nói hay tiếng xì xầm… Một sự im lặng đến nghẹt thở.
Từ sáng sớm đến chiều tối, những người lính miền Nam đều giơ tay chào khi đi ngang qua hàng quân miền Bắc cũng đang giơ tay chào. Họ giao nộp vũ khí, những lá cờ trận rách tơi tả của miền Nam và trở về quê. Gần 100.000 quân miền Nam đã qui hàng ở làng Apppmattox. Vài ngày sau tất cả rời khỏi nơi này, ngôi làng trở lại cuộc sống bình thường.
Hàng năm, có khoảng 110 du khách đến thăm ngôi làng này. Các du khách đến đây để tìm nguồn cảm hứng, và câu chuyện các du khách muốn nghe không phải là trận đánh cuối cùng mà là sự hòa hợp của quốc gia và những điều khoản rộng rãi do tướng Grant đưa ra.
Ông Ron Wilson, sử gia của Appomattox Court House nói: “Tướng Grant và tướng Lee có một tầm nhìn rất xa. Hai ông nhận thức rằng những nỗ lực hai bên cùng dồn vào cho cuộc chiến đã gây ra sự phân hóa khắc nghiệt trong bao năm qua, giờ đây cần phải được dùng để tái thiết quốc gia. Không cần phải có hận thù”.
Tướng Ulysses Simpson Grant
Tướng Robert Edward Lee
Tướng Lee và tướng Grant đã đi vào lịch sử như những huyền thoại. Nhưng đằng sau câu chuyện ở làng Appomattox là bàn tay đạo diễn của Tổng thống Abraham Lincoln, lẽ đương nhiên cũng là một nhân vật huyền thoại . Ông thường nói rằng ông mong muốn cuộc chiến kết thúc trong sự khoan dung. Ông Ron Wilson nói rằng Tổng thống Lincoln và tướng Grant đã gặp nhau hai tuần trước đó trên chiến hạm River Queen ở sông James. Họ đã thảo luận rất lâu về hình thức kết thúc chiến tranh và những xáo trộn có thể xảy ra trong thời kỳ hậu chiến. Tổng thống Lincoln đã nói với tướng Grant: “Hãy để họ buông súng một cách thoải mái”.
(Sau chiến tranh, ngày 14/4/1865 tổng thống Lincoln bị ám sát, tướng Lee trở thành Viện trưởng của Đại học Washington, tướng Grant được bầu làm Tổng thống Mỹ hai nhiệm kỳ 1869-1877).
Phỏng theo Mercy at Appomattox (William Zinsser) – Reader’s Digest 9/1994.

  
 Nội chiến Nga. ( Hồng Quân và Bạch Vệ )
 
Chiến đấu vì nước Nga

Hình ảnh tàn khốc về cuộc chiến mùa đông Liên Xô- Phần Lan

Chiến tranh Mùa đông giữa Liên Xô và Phần Lan 1939-1940 diễn ra trong thời gian ngắn nhưng rất khốc liệt. Ngày 13/3/1940, cuộc chiến chính thức chấm dứt.
Xem Trận đánh Suomussalmi năm 1940:

Cuộc chiến xoay quanh tranh chấp lãnh thổ tại vùng bán đảo Karelia - vùng đất thuộc chủ quyền của Nga theo Hiệp ước Nystad ký với Thụy Điển năm 1721 nhưng bị Phần Lan chiếm trong thời kỳ Nội chiến Nga năm 1921. Sau khi đã ổn định tình hình đất nước, Liên Xô muốn khôi phục lại chủ quyền của họ trên vùng đất này.
Hình ảnh tàn khốc về cuộc chiến mùa đông Liên Xô- Phần Lan
Tổ súng máy của Phần Lan
Quân Phần Lan đã chiến đấu tốt khiến Hồng quân hứng chịu một số thất bại nặng nề. Tuy nhiên, sau 100 ngày quyết chiến, Phần Lan thất trận và phải nhượng lại một phần lãnh thổ Karelia cho Liên Xô.
Ban đầu, Liên Xô tấn công chủ yếu vào công trình phòng thủ ở biên giới Phần Lan, nhưng xe tăng của họ thường vấp phải mìn nên chịu thiệt hại nặng còn quân lính bị vướng vào rào kẽm gai nên hứng đạn súng máy từ trong rừng.
Hình ảnh tàn khốc về cuộc chiến mùa đông Liên Xô- Phần Lan
Con đường chết Raate, xe tăng và binh sĩ Liên Xô bị quân Phần Lan phục kích và tiêu diệt.
Quân đội Phần Lan với số lượng ít hơn, khoảng hơn 250.000 người, dựa vào địa hình quen thuộc và các công sự vững chắc đã chống trả quyết liệt. Họ chủ động rút lui nhử các binh đoàn Xô Viết với vũ khí hạng nặng vào sâu trong lãnh thổ rồi phản công. Bị chặn lại tại các phòng tuyến Phần Lan trong rừng, ngày đêm bị tấn công dữ dội vào sườn, đường giao thông phía sau bị gián đoạn, các binh đoàn Liên Xô phải rút lui về điểm xuất kích với tổn thất lớn.
Hình ảnh tàn khốc về cuộc chiến mùa đông Liên Xô- Phần Lan
Lính trượt tuyết Phần Lan tại mặt trận phía bắc ngày 12-1-1940
Mùa đông năm 1939, nhiệt độ tụt xuống âm 40-50 độ C. Không quần áo ấm, nhiên liệu, thuốc men dự trữ và vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của quân Phần Lan nên lính Liên Xô phải chiến đấu trong "địa ngục băng giá". Hậu cần quá kém đến nỗi số người chết rét cao gấp nhiều lần số bị đối phương giết. Mặc dù chiến đấu với đội quân gấp 2 lần số bộ binh, 50 lần số xe tăng, 15 lần số máy bay, tinh thần quân Phần Lan vẫn rất cao.
Hình ảnh tàn khốc về cuộc chiến mùa đông Liên Xô- Phần Lan
Xe tăng T-26 của Hồng quân Liên Xô ở mặt trận Karelia tháng 12/1939
Tháng 12, gần 12 sư đoàn Liên Xô đồng loạt tấn công trên toàn phòng tuyến Mannerheim thuộc eo biển Karel nhưng đều thất bại. Từ ngày 7/12/1939 đến ngày 8/1/1940, khoảng 45.000-50.000 quân Liên Xô có xe tăng yểm trợ tấn công 11.000 quân Phần Lan ở Suomussalmi. Kết quả là khoảng 13.000 lính Hồng quân chịu thương vong và 2.100 người bị bắt làm tù binh. Phía Phần Lan chịu 2.000 lính thương vong.
Riêng trong khoảng từ 4/1 đến 7/1/1940, 6.000 quân Phần Lan phục kích một lực lượng  25.000 quân Liên Xô trong một trận lớn trên đường Raate. Kết quả là Phần Lan mất 402 lính còn Liên Xô mất 7.000-9.000 quân, chết hoặc mất tích, cùng 1.300 tù binh. Hai sư đoàn 163 và 44 thuộc Bộ binh Liên Xô bị kẹt trong đầm lầy, chết rét dần dần.

Hình ảnh tàn khốc về cuộc chiến mùa đông Liên Xô- Phần Lan
Thi thể các binh sĩ Hồng quân
Trong số 44.000 quân thì hơn 30.000 người tử trận, chết cóng, bị thương hoặc bị ốm.
Theo thống kê, trong các trận đánh, Phần Lan thu được tổng cộng 288 xe tăng và hàng chục xe cơ giới các loại của Liên Xô.
Phía quân đội Liên Xô lộ nhiều điểm yếu như quân phục màu sẫm khiến họ bị lộ trên tuyết, những bất lợi trong liên lạc và di chuyển, lương thực, nhiên liệu và sưởi ấm cho một đội quân gần nửa triệu người giữa địa hình hiểm trở và thời tiết băng giá.
Hình ảnh tàn khốc về cuộc chiến mùa đông Liên Xô- Phần Lan
Xe tăng T-26 của Liên Xô bị tịch thu trên đường Raate
Thế nhưng, Phần Lan dù đạt được nhiều thắng lợi ấn tượng vẫn không thể sánh được với ưu thế của Liên Xô về cả nhân lực và vật lực. Liên Xô tuy thiệt hại nặng nhưng có thể bù đắp vì tổng lực lượng của quân đội nước này là 4 triệu người, đông bằng dân số Phần Lan.
Đến tháng 2, Hồng quân thay đổi chiến thuật, tập trung gom quân mở cuộc tấn công lớn vào khu vực eo biển, kết hợp với không kích vào các nhà ga và đầu mối đường sắt phía sau chiến tuyến nhằm cắt đứt nguồn tiếp viện. Sau nửa tháng chiến đấu, phòng tuyến của Phần Lan bị phá vỡ. Ngày 26/2, sau khi hết sạch đạn dược, nhiên liệu và lương thực, quân Phần Lan buộc phải rút lui khỏi Koivisto.
Ngày 12/3/1940, Chính phủ Phần Lan buộc phải tuyên bố chấp thuận các điều kiện ban đầu của Liên Xô. Hai bên chấp nhận ngừng bắn. Ngày 13/3, toàn bộ lực lượng chiến đấu hai bên chính thức ngừng bắn.
Thanh Hảo

Ngày này năm xưa: Trận chiến kinh hồn trên biển Bismarck, đòn đau cho phát-xít Nhật

Trận chiến trên biển Bismarck diễn ra ở khu vực tây nam Thái Bình Dương từ 2-4/3/1943, trong Thế chiến II. Trong trận chiến, máy bay của Mỹ và Australia đã tấn công, hủy diệt một đội tàu của Nhật đang đưa quân tới Lae, New Guinea.
 
Ngày 1/3/1943, các máy bay trinh sát của Mỹ phát hiện 16 tàu Nhật đang tiến tới Lae và Salamaua ở New Guinea. Quân Nhật thời điểm đó cố để không bị mất hòn đảo này và các đơn vị đồn trú của nước này đóng tại đây bằng cách phái thêm 7.000 quân cùng nhiên liệu máy bay và đồ tiếp tếTuy nhiên, chiến dịch oanh kích của Mỹ, bắt đầu từ 2/3 và kéo dài tới 4/3, với 137 máy bay ném bom Mỹ được chiến đấu cơ của nước này và Australia yểm trợ, đã tiêu diệt 8 tàu vận chuyển quân và 4 tàu khu trục của Nhật. Trong số gần 7.000 quân được phái tới Lae, chỉ có 1.200 người tới đích. Hơn 3.000 lính Nhật và các thủy thủ khác chết và hàng tiếp tế chìm cùng thuyền.
Khoảng 150 máy bay chiến đấu của Nhật cố chống lại máy bay ném bom Mỹ đã bị tiêu diệt gần hết - 102 chiếc bị bắn hạ.
Đây là một thảm họa khủng khiếp với Nhật. Trong trận chiến này, đội không quân số 5 của Mỹ và không quân hoàng gia Australia đã thả tổng cộng 213 tấn bom vào đội tàu của Nhật.
Ngày này năm xưa: Trận chiến kinh hồn trên biển Bismarck, đòn đau cho phát-xít Nhật
Không quân Mỹ và Australia ném bom tiêu diệt đội tàu của Nhật trên biển Bismarck
Ngày này năm xưa: Trận chiến kinh hồn trên biển Bismarck, đòn đau cho phát-xít Nhật
Chiến đấu cơ Beautyfighter của không quân Australia tham gia tấn công và bắn rơi máy bay Nhật
Ngày này năm xưa: Trận chiến kinh hồn trên biển Bismarck, đòn đau cho phát-xít Nhật
Phi công Australia và Mỹ đã bắn hạ 102 máy bay Nhật
Ngày này năm xưa: Trận chiến kinh hồn trên biển Bismarck, đòn đau cho phát-xít Nhật
Máy bay Australia và Mỹ tấn công tàu Nhật ở cự ly gần
Ngày này năm xưa: Trận chiến kinh hồn trên biển Bismarck, đòn đau cho phát-xít Nhật
Tàu chuyển quân của Nhật bị tiêu diệt dưới mưa bom của Mỹ và Australia

Hoài Linh
Sarmat, tên lửa đạn đạo liên lục địa mới nhất của Nga, nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh, đã được thử nghiệm thành công, Tổng thống Nga Putin tuyên bố hôm 1/3.

Chùm ảnh tố cáo tội ác của quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

Chiến tranh đã qua đi nhưng những đau thương của nhân dân Việt Nam vẫn luôn làm ta xúc động khi xem chùm ảnh về tội ác của quân đội Mỹ dưới đây


Dù quá khứ đã khép lại, tương lai đang mở ra những khi xem những hình ảnh về sự mất mát và hy sinh của thế hệ cha anh do tội ác của quân đội Mỹ gây ra trong chiến tranh Việt Nam khiến bất cứ ai cũng phải xúc động.

tội ác, quân đội mỹ, chùm ảnh, nhân dân Việt Nam, chiến tranh
Phụ nữ và trẻ em là một trong những đối tượng của cuộc hành quân càn quét của lĩnh Mỹ thuộc sư đoàn Americal (tỉnh Quảng Ngãi năm 1967)

tội ác, quân đội mỹ, chùm ảnh, nhân dân Việt Nam, chiến tranh
Lính Mỹ sư đoàn 1 Kỵ binh tra tấn người nông dân (huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định)


tội ác, quân đội mỹ, chùm ảnh, nhân dân Việt Nam, chiến tranhLính Mỹ cột người sau xe tăng và kéo lê cho đến chết

tội ác, quân đội mỹ, chùm ảnh, nhân dân Việt Nam, chiến tranh
Đây là ống cống của gia đình ông Bùi Văn Vát đã sử dụng năm 1969. Đêm ngày 25/2/1969 toán biệt kích hải quân Mỹ SEAL do trung úy Bob Kerrey chỉ huy ập vào ấp 5, xã Thạch Phong, huyện Thạch Phú, tỉnh Bến Tre. Ba đứa bé là cháu nội ông Vát đã ẩn nấp trong ống cống này những vẫn bị lính biệt kích Mỹ bắt ra đâm chết hai cháu gái (Bùi Thị Ánh 10 tuổi và Bùi Thị Nguyệt 8 tuổi) và mổ bụng cháu trai (Bùi Văn Dân 6 tuổi)
tội ác, quân đội mỹ, chùm ảnh, nhân dân, chiến tranh Việt Nam
Lính Mỹ thuộc Sư đoàn bộ binh số 25 xách mảnh xác một chiến sĩ giải phóng vừa bị trúng đạn súng phóng lựu

tội ác, quân đội mỹ, chùm ảnh, nhân dân Việt Nam, chiến tranh
Phần đông họ là đàn bà và trẻ nhỏ. Tưởng chừng họ đang cố gắng vùng dậy chạy đi nơi khác.

tội ác, quân đội mỹ, chùm ảnh, nhân dân Việt Nam, chiến tranh
Một người lính Mỹ đang ném cái nong phơi ngũ cốc vào lửa

tội ác, quân đội mỹ, chùm ảnh, nhân dân Việt Nam, chiến tranh
“Lĩnh Mỹ chuẩn bị bắn những người này”, phóng viên Ron Haeberte nhớ lại. Tôi kêu lên “khoan đã” và bấm máy. Sau khi quay đi tôi nghe tiếng súng M16. Từ khóe mắt tôi thấy những người thân ngã xuống, nhưng tôi không quay lại nhìn

tội ác, quân đội mỹ, chùm ảnh, nhân dân Việt Nam, chiến tranh
Nguyễn Hồng Tâm, 2 tuổi bị bỏng bởi bom napanl ngày 15/10/ 1965

tội ác, quân đội mỹ, chùm ảnh, nhân dân Việt Nam, chiến tranh
Năm đứa con của ông Lê Văn Chứ ở ấp Tân Quảng, xã Tân Hưng Tây tỉnh Cà Mau bị bom Mỹ giết hại năm 1965

tội ác, quân đội mỹ, chùm ảnh, nhân dân Việt Nam, chiến tranh
Máy bay Mỹ ném bom napanl thiêu cháy ông Sáu Châu ở xã Mỹ Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long ngày 17/8/1966

tội ác, quân đội mỹ, chùm ảnh, nhân dân Việt Nam, chiến tranh
Hai mẹ con bà Nguyễn Thị Út nạn nhân bom lân tính.

tội ác, quân đội mỹ, chùm ảnh, nhân dân Việt Nam, chiến tranh
Nguyễn Thị Tú Oanh, 21 tuổi bị bom napanl vào tháng 1/1970 tại Quảng Bình




tội ác, quân đội mỹ, chùm ảnh, nhân dân Việt Nam, chiến tranh
Phố Khâm Thiên, một khu phố có mật đô dân số đông nhất thành phố Hà Nội đã bị máy bay B52 ném bom rải thảm trên chiều dài hàng km. 2265 ngôi nhà bị phá sập, 287 người chết và 290 người bị thương

tội ác, quân đội mỹ, chùm ảnh, nhân dân Việt Nam, chiến tranh
Gia đình chị Hòa ở Khâm Thiên – Hà Nội bị máy bay B52 sát hại ngày 26/12/1972

tội ác, quân đội mỹ, chùm ảnh, nhân dân Việt Nam, chiến tranh
Khu Tập thể Trương Định (Hà Nội) sau khi bị máy bay ném bom ngày 26/7/1972

tội ác, quân đội mỹ, chùm ảnh, nhân dân Việt Nam, chiến tranh
Hồ Văn Đang (Bản khe Sòng, xã Hướng Hiệp, huyện Đa Krông, tỉnh Quảng Trị) nạn nhân bòm mìn chưa nổ của Mỹ ngày 6/11/2003

tội ác, quân đội mỹ, chùm ảnh, nhân dân Việt Nam, chiến tranh
tội ác, quân đội mỹ, chùm ảnh, nhân dân Việt Nam, chiến tranh
tội ác, quân đội mỹ, chùm ảnh, nhân dân Việt Nam, chiến tranh
Trần Giảng - Ohay TV

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét